Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Hiệu quả truyền thông về hát Xoan qua báo in và báo mạng điện tử (Báo Phú Thọ, Văn hoá và tuoitre.vn, vietnamnet.vn, 2010-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 166 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐỖ THỊ THU HÀ






HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỀ HÁT XOAN QUA
BÁO IN VÀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
(BÁO PHÖ THỌ, VĂN HÓA VÀ TUOITRE.VN,
VIETNAMNET.VN, 2010-2012)





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học















Hà Nội-2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐỖ THỊ THU HÀ



HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỀ HÁT XOAN QUA
BÁO IN VÀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
(BÁO PHÖ THỌ, VĂN HÓA VÀ TUOITRE.VN,
VIETNAMNET.VN, 2010-2012)


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Hƣờng







Hà Nội - 2013
LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Đỗ Thị Thu Hà
Là học viên cao học lớp báo chí khóa 2010 của trƣờng Đại học khoa
học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên



Đỗ Thị Thu Hà











LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn đối với PGS.TS Đinh Văn
Hƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu; khoa Báo chí và
truyền thông trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội;
Ban giám đốc Sở văn hóa thể thao và du lịch Phú Thọ; Ban giám đốc Sở
thông tin truyền thông Phú Thọ; Ban lãnh đạo báo Phú Thọ đã tạo điều kiện
để tôi tiếp xúc và thu thập những tƣ liệu cần thiết cho luận văn này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các giảng viên đã tham gia giảng dạy
khóa học vì đã cung cấp, chia sẻ những kiến thức quý báu về truyền thông.
Cảm ơn các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tôi trong quá
trình nghiên cứu luận văn này.
Vì luận văn đƣợc hoàn thành trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi
những hạn chế, sai sót. Kính mong quý thầy cô, các nhà chuyên môn, các bạn
học viên và những ngƣời quan tâm đóng góp ý kiến để tôi có thể làm tốt hơn
trong những nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời gian tới.

Học viên



Đỗ Thị Thu Hà



1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7
7. Kết cấu của đề tài 8
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ HÁT XOAN VÀ
VAI TRÕ CỦA TRUYỀN THÔNG VỀ HÁT XOAN 9
1.1. Khái quát về di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận và di sản văn hóa phi vật
thể hát Xoan 9
1.2. Khái quát chung về hát Xoan 10
1.3. Vai trò của truyền thông về hát Xoan 20
Tiểu kết chƣơng 1 26
CHƢƠNG 2: HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
HÁT XOAN TRÊN BÁO IN VÀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 28
2.1. Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan trên báo chí 28
2.2. Nội dung, hình thức truyền thông hát Xoan trên báo in và báo mạng điện tử 30
2.3. Tác động, hiệu quả của truyền thông về hát Xoan 50
Tiểu kết chƣơng 2 66
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỀ DI SẢN
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ HÁT XOAN TRÊN BÁO IN VÀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 69
3.1. Vấn đề đặt ra với hát Xoan hiện nay 69
3.2. Một số kết quả bƣớc đầu về hiệu quả truyền thông hát Xoan qua điều tra bảng hỏi 71
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan trên
báo in và báo mạng điện tử 74
Tiểu kết chƣơng 3 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 90


2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
NỘI DUNG

DSVHPVTCNL
Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
CLB
Câu lạc bộ
PTTTĐC
Phƣơng tiện truyền thông đại chúng
PT-TH
Phát thanh và truyền hình
TTĐC
Truyền thông đại chúng
VHDG
Văn hóa dân gian
VHPVT
Văn hóa phi vật thể













3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hát Xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục đƣợc trình diễn ở cửa
đình trong hội làng mùa xuân, hình thành từ thời kỳ Hùng Vƣơng dựng nƣớc,
đƣợc phát triển theo tiến trình lịch sử, đến thời nhà Lê (thế kỷ XV - XVI) các
bài bản Xoan đƣợc các nhà nho biên soạn, bổ sung và lƣu truyền cho đến nay.
Hát Xoan là loại hình dân ca với hình thức nghệ thuật diễn xƣớng nguyên hợp
đa yếu tố có sự kết hợp hài hòa của trống, hát và múa. Hát Xoan thƣờng đƣợc
biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến nhất ở vùng đất tổ Phú Thọ. Hát Xoan
thể hiện đời sống tinh thần của con ngƣời và thể hiện sự gắn kết cộng đồng tại
các vùng Xoan.
Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về
Bảo tồn DSVHPVT của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ hát
Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã đƣợc công nhận là DSVHPVTCNL. Đặc
trƣng của loại hình VHPVT là nó thể hiện đời sống tinh thần, tƣ tƣởng, tình
cảm của con ngƣời và cộng đồng ngƣời. Nó đƣợc lƣu truyền từ thế hiện này
qua thế hệ khác chủ yếu dƣới dạng truyền miệng. Độ bền vững của loại hình
VHPVT khá lâu dài bởi nó ăn sâu vào tiềm thức của con ngƣời. Tuy nhiên,
hát Xoan Phú Thọ cũng đang chịu tác động của xã hội hiện đại. Trƣớc nền
kinh tế thị trƣờng, có sự giao lƣu hội nhập văn hóa mạnh mẽ thì hát Xoan
đang đứng trƣớc nguy cơ mai một nghiêm trọng. Vì vậy, việc đề ra những giải
pháp cụ thể để hát Xoan thoát khỏi nguy cơ thất truyền và đáp ứng đòi hỏi của
cuộc sống đƣơng đại, của con ngƣời hôm nay là cấp thiết.
Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải mọi thông
tin đa chiều và sâu sắc về loại hình VHPVT này đến với đông đảo công chúng.
Thông qua các PTTTĐC, công chúng sẽ biết, hiểu và yêu thích về di sản hát Xoan

Phú Thọ.

4
Trƣớc, trong và sau khi đƣợc UNESCO công nhận là DSVHPVTCNL,
báo chí đã tập trung phản ánh về loại hình văn hóa này trên tất cả các loại
hình TTĐC. Đặc biệt trên hai loại hình báo in và báo mạng điện tử đã tập
trung có nhiều bài báo phản ánh về di sản hát Xoan. Tuy nhiên vấn đề truyền
thông về hát Xoan trên báo chí để hát Xoan thực sự trở thành loại hình văn
hóa đƣợc quần chúng nhân dân yêu thích sau khi đƣợc UNESCO công nhận
là di sản vẫn chƣa đƣợc nhìn nhận một cách thấu đáo. Do vậy hiện nay công
chúng vẫn chƣa thực sự hiểu nhiều về hát Xoan, chƣa tỏ ra gắn bó hay có tình
cảm yêu thích đối với loại hình này.
Vì vậy, cần có sự nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả truyền thông về
hát Xoan sau khi đƣợc UNESCO công nhận là VHPVTCNL. Từ đó, đƣa ra
một số phƣơng hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông hát Xoan để hát
Xoan xứng tầm với loại hình VHPVT đƣợc công chúng tự hào và yêu thích.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số đề tài luận văn đã nghiên cứu về vấn đề bảo tồn và phát
triển văn hóa nhƣ: Báo chí với vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, luận
văn thạc sỹ báo chí, Đỗ Mai Trang; Báo văn hóa với vấn đề bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay (khảo sát báo văn hóa
2004-2006) của Trịnh Thị Liên Hà do PGS.TS Trần Thế Phiệt hƣớng dẫn;
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay của Đàm
Văn Thụ; Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam
trên báo chí (khảo sát những di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc công nhận và
đang đƣợc đề cử công nhận của UNESCO tại Việt Nam) của tác giả Lê Vũ
Điệp; Vấn đề truyền thông bốn di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được
UNESCO công nhận: nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên, quan họ, ca trù trên báo in và báo điện tử. Ở những đề


5
tài trên, các tác giả đã nghiên cứu về vấn đề bảo tồn VHPVT nói chung hoặc
một số loại hình VHPVT cụ thể (không có hát Xoan) trên báo chí.
Tháng 7/2013, Sở Văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã công
bố Đề án bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp của
nhân loại - hát Xoan Phú Thọ giai đoạn (2013 - 2015) định hƣớng đến 2020.
Đề án tập trung vào 5 dự án bao gồm: Dự án “Sƣu tầm, nghiên cứu, kiểm kê,
tƣ liệu hóa, số hóa các bài bản, tƣ liệu về hát Xoan”; dự án “Phục hồi, truyền
dạy các bài Xoan cổ trong cộng đồng và Giáo dục, phổ biến dạy hát Xoan
trong các trƣờng học tỉnh Phú Thọ”; dự án “Quy hoạch, hỗ trợ tu bổ, tôn tạo
và khôi phục hệ thống di tích liên quan đến hát Xoan Phú Thọ và xây dựng
không gian văn hóa hát Xoan phục vụ phát triển du lịch, nâng cao đời sống
cộng đồng”; dự án “Nâng cao năng lực quản lý cho các phƣờng, câu lạc bộ
Xoan; xây dựng chế độ, chính sách liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị
của di sản hát Xoan”; dự án “Tuyên truyền, quảng bá DSVHPVT cần bảo vệ
khẩn cấp hát Xoan Phú Thọ”.
Trong công tác tuyên truyền, quảng bá về hát Xoan thời gian qua chủ
yếu tập trung vào việc: Tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan dân ca Xoan;
Tổ chức giới thiệu hát Xoan qua giao lƣu văn hóa quốc tế; Thu thanh, thu
hình, xuất bản các CD, DVD.
Công tác đăng tải tác phẩm hát Xoan trên các PTTTĐC cũng đƣợc nhắc
đến. Song chƣa đề cập tới vấn đề hiệu quả truyền thông về hát Xoan.
Đề tài luận văn mà tác giả nghiên cứu đã có luận văn thạc sỹ “Báo chí
với việc bảo tồn và phát triển dân ca xoan, ghẹo” của Nguyễn Thị Thu Hà,
khoa báo chí, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội năm 2005. Luận
văn đó đã khảo sát hát Xoan, hát Ghẹo trên loại hình báo in từ năm 1990 -
2005. Tuy nhiên luận văn này sẽ có điểm mới ở việc tập trung nghiên cứu vấn
đề nâng cao hiệu quả truyền thông về hát Xoan sau khi hát Xoan đƣợc


6
UNESCO công nhận là DSVHPVTCNL (từ 24/11/2011) trên báo in và báo
mạng điện tử. Sau khi hát Xoan đƣợc công nhận là DSVHPVTCNL thì cần có
kế hoạch truyền thông mới và hiệu quả. Bên cạnh đó, điểm mới của luận văn
là sẽ cố gắng nhìn nhận trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn về hiệu quả
truyền thông của hát Xoan. Từ đó, đƣa ra các giải pháp, phƣơng hƣớng nhằm
phát huy tối đa hiệu quả của TTĐC đối với việc phản ánh hát Xoan để hát
Xoan xứng tầm với đúng danh vị đƣợc UNESCO công nhận là
DSVHPVTCNL, đƣa hát Xoan trở thành loại hình VHPVT đƣợc đông đảo
công chúng biết tới và yêu thích nó.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài này vừa kế thừa vừa tham khảo và vận dụng
một số kết quả của các tác giả và công trình trƣớc đó, vừa có những điểm
mới, mở ra hƣớng nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả truyền thông về hát
xoan trên báo in và báo mạng điện tử ở nƣớc ta.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ khảo sát, nghiên cứu, đánh giá các
báo in và báo mạng điện tử: báo Phú Thọ, báo Văn hóa, Vietnamnet, Tuổi trẻ
thành phố Hồ Chí Minh từ 2011 - 2013. Ngoài ra, tác giả cũng so sánh, đối
chiếu với một số loại hình báo chí khác để làm nổi bật đặc trƣng của báo in và
báo mạng điện tử về hoạt động này.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Luận văn bƣớc đầu khảo sát, phân tích, đánh
giá thực trạng truyền thông trên báo in và báo mạng điện tử về di sản hát
Xoan (những ƣu điểm, hạn chế ); đánh giá hiệu quả truyền thông về hát
Xoan; từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông
về hát Xoan để xứng tầm là DSVHPVTCNL.


7
* Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết 3 nhiệm
vụ sau đây:
- Khái quát về hát Xoan và vai trò của báo in, báo mạng điện tử truyền
thông về hát Xoan
- Đánh giá về hiệu quả của truyền thông về hát Xoan trên báo in và báo
mạng điện tử
- Đề xuất các giải pháp, phƣơng hƣớng để nâng cao hiệu quả truyền
thông về hát Xoan

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu là:
- Phƣơng pháp sƣu tầm: sƣu tầm tài liệu, sách, báo…
- Phƣơng pháp điền dã: tìm hiểu tại địa phƣơng có hát Xoan, tìm hiểu qua
các nghệ nhân hát Xoan (phỏng vấn sâu, hỏi ý kiến chuyên gia, nghệ nhân)
- Phƣơng pháp phỏng vấn: trao đổi với các nhà nghiên cứu dân gian về
hát Xoan và các nhà truyền thông
- Phƣơng pháp so sánh: so sánh cách truyền thông giữa ba thời điểm:
trƣớc, trong và sau khi hát Xoan đƣợc công nhận là DSVHPVTCNL
- Phƣơng pháp tổng hợp thống kê: các số liệu liên quan
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: lôgic lịch
sử, quy nạp và diễn dịch.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn sẽ góp phần bổ sung và làm phong phú hơn lý luận truyền
thông về DSVHPVTCNL trên báo in và báo mạng điện tử hiện nay.
Qua đề tài nghiên cứu này, ngƣời viết mong muốn các kết quả nghiên
cứu của luận văn sẽ giúp cho những ngƣời làm truyền thông về hát Xoan nắm

8

rõ hơn các cách thức truyền thông về hát Xoan. Đồng thời, những ngƣời làm
truyền thông sẽ có cơ sở để thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả trong việc truyền thông về hát Xoan để hát Xoan có vị trí xứng đáng là
DSVHPVTCNL đƣợc UNESCO công nhận. Bên cạnh đó, đề tài cũng muốn
thông qua truyền thông về hát Xoan, công chúng đã biết, hiểu và cảm thấy
trân trọng, yêu thích hơn với loại hình văn hóa phi vật thể độc đáo này.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
có 3 chƣơng nhƣ sau:
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ HÁT XOAN
VÀ VAI TRÕ CỦA TRUYỀN THÔNG VỀ HÁT XOAN
CHƢƠNG 2: HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT
THỂ HÁT XOAN TRÊN BÁO IN VÀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỀ DI SẢN
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ HÁT XOAN TRÊN BÁO IN VÀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ





















9
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN PHI VẬT THỂ HÁT
XOAN VÀ VAI TRÕ CỦA TRUYỀN THÔNG VỀ HÁT XOAN

1.1. Khái quát về di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận và
di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan
1.1.1. Định nghĩa về di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa đƣợc hiểu là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di sản
văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Theo công ƣớc về bảo vệ DSVHPVT của UNESCO thì “DSVHPVT
được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng
và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn
hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người mà trong một số trường
hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được
chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, DSVHPVT được các cộng đồng
và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối
quan hệ qua lại giữa các cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời
hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ sự tôn
trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người.” [6, tr.90]
Còn định nghĩa về DSVHPVT theo luật di sản văn hóa đƣợc thể hiện nhƣ
sau: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao

gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công
truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang
phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.” [5, tr.90]

10
Nhƣ vậy, theo quan điểm của ngƣời viết có thể hiểu DSVHPVT là sản
phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu giữ bằng trí
nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và
các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác. Đƣợc chuyển giao từ thế hệ này sang
thế hệ khác, DSVHPVT đƣợc các cộng đồng và các nhóm ngƣời không
ngừng tái tạo để thích nghi với môi trƣờng và mối quan hệ qua lại giữa các
cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ.

1.1.2. Các DSVHPVT được UNESCO công nhận ở Việt Nam
Hiện nay Việt Nam đã có 8 DSVHPVT đƣợc UNESCO công nhận. Đó
là Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây
Nguyên (2005), Dân ca Quan họ Bắc Ninh (2009), Ca trù (2009), Hội Gióng
ở đền Phù Đồng và Sóc Sơn (2010), Hát Xoan Phú Thọ (2011), Tín ngƣỡng
thờ cúng Hùng Vƣơng (2012), Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013).
Vào ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ
về Bảo tồn DSVHPVT của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia đã công
nhận hồ sơ Hát Xoan Phú Thọ là DSVHPVT.
Trong số các DSVHPVT đƣợc UNESCO công nhận trên thì có Ca trù,
Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và hát Xoan đƣợc xếp vào loại các
DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp.

1.2. Khái quát chung về hát Xoan
Hát Xoan là tên gọi khác (nói chệch) của hai từ Hát Xuân hay Ca Xuân;
là lối hát dùng trong nghi lễ, phong tục, lễ hội diễn ra vào mùa xuân. Hát

Xoan thƣờng đƣợc diễn ra ở cửa đình nên còn đƣợc gọi là khúc đình môn. Có
4 phƣờng Xoan đƣợc gọi theo tên làng là các phƣờng Xoan: An Thái, Phù
Đức, Kim Đới và Thét thuộc thành phố Việt Trì.


11
1.2.1. Nguồn gốc của hát Xoan
Hát Xoan có nguồn gốc từ những tập quán và phong tục dân gian, là
một loại hình nghệ thuật dân gian cổ truyền phát triển theo phƣơng thức
truyền khẩu, truyền ngôn, truyền nghề có lịch sử lâu đời, có vị trí quan trọng
trong đời sống văn hoá, phong tục cộng đồng. Nguồn gốc hát Xoan đƣợc gắn
với những câu chuyện truyền thuyết nhằm giải thích sự ra đời của nó.
Ở các địa phƣơng khác nhau, sự ra đời của hát Xoan lại có những
truyền thuyết khác nhau.
Trong chuyến đi điền dã về làng Kim Đới, truyền thuyết về hát Xoan
đƣợc ngƣời dân kể lại rằng: Hoàng hậu của Vua Hùng trong cơn khó đẻ nghe
dân chúng múa hát mà dễ bề sinh nở. Vua khen điệu hát múa, sai các Mỵ
Nƣơng học để lƣu truyền. Vì vậy, không ít ngƣời cho rằng hát Xoan có từ thời
Hùng Vƣơng.
Ở làng Phù Đức, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì còn lƣu truyền
thuyết: Vào trƣa ngày 13 tháng Chạp, ba anh em Vua Hùng đi qua thôn Phù
Đức và An Thái dừng chân nghỉ ngơi. Lúc đó có đám trẻ chăn trâu vừa chơi
đánh vật, kéo co lại vừa hát những khúc ca rất hay. Ngƣời anh cả nhà họ
Hùng liền bảo hai em dạy các trẻ mục đồng hát một số điệu mà họ mang theo.
Về sau, đến ngày mùng 2 và mùng 3 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, dân
làng Phù Đức mở hội cầu để cầu Đức Thánh Cả (anh Cả Vua Hùng) phù hộ
cho “Dân khang, vật thịnh, mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt”. Trong
hội cầu, họ diễn lại cảnh hát xƣớng để nhớ lại sự tích các Vua Hùng dạy
dân múa hát.
Ở làng Cao Mại, thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao kể lại: Vợ Vua

Hùng mang thai tới ngày sinh nở, cứ đau bụng mãi mà không đẻ đƣợc. Ngƣời
hầu nữ tâu rằng: Có nàng Quế Hoa hát hay, múa giỏi, nên đón về múa hát để
dễ sinh đẻ. Vua Hùng cho mời nàng Quế Hoa đến hát múa bên cạnh vợ Vua

12
Hùng. Quế Hoa trổ tài hát hay, múa dẻo, ngƣời mềm nhƣ tơ, tay dẻo nhƣ bún.
Vợ Vua Hùng mải xem nàng Quế Hoa múa hát nên quên đau đã sinh hạ đƣợc
ba ngƣời con trai khôi ngô. Vua Hùng thấy thế truyền cho các mỵ nƣơng học
các điệu múa hát ấy để hát trong lễ hội mùa xuân nên đƣợc gọi là hát Xuân,
sau này kiêng tên húy của con gái Vua Hùng tên là Xuân Nƣơng nên gọi
chệch là hát Xoan.
Ở làng Hƣơng Nộn, xã Hƣơng Nộn, huyện Tam Nông kể lại rằng: Vào
khởi nghĩa đánh giặc Hán những năm đầu Công nguyên, nữ tƣớng Xuân
Nƣơng có lần hành quân qua làng, đƣợc nghe hát Xuân, rất thích thú. Sau
ngày khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trƣng lên ngôi vua, Nữ tƣớng Xuân Nƣơng
đƣợc phong làm Đông Cung công chúa. Bà sƣu tầm các bài ca Xuân truyền
dạy trong quân. Ngày nay khi tế Xuân Nƣơng, dân làng Hƣơng Nộn tổ chức
hát Xuân nghi lễ. Để kiêng kỵ tên húy của bà, nên khúc ca Xuân đƣợc gọi
chệch đi là khúc ca Xoan.
Các truyền thuyết về hát Xoan mang tính huyền thoại và hƣ cấu
huyền bí. Song qua đó chúng ta có thể thấy một số thông tin mang tính
khoa học có thể xác định đƣợc nguồn gốc về sự hình thành và quá trình tồn
tại của hát Xoan.
Qua truyền thuyết, chúng ta thấy rằng, hát Xoan đƣợc ra đời từ rất sớm,
có thể từ thời Hùng Vƣơng dựng nƣớc với hình thức ban đầu sơ khai và đƣợc
dùng làm nghi thức tín ngƣỡng trong lễ hội của làng để cầu Trời đất ban cho
mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt, cuộc sống ấm no cho muôn dân.
Hát Xoan là sản phẩm tinh thần của nhân dân lao động. Nó bắt nguồn
từ cuộc sống lao động của ngƣời nông dân và gắn liền với phong tục, tập quán
của cƣ dân trồng lúa nƣớc. Hát Xoan thể hiện ƣớc nguyện của ngƣời nông dân

đối với các bậc thánh, thần ban phát sự may mắn, phong lƣu dân chúng. Hát

13
Xoan thể hiện đạo lý Vua - Tôi, nghĩa vợ chồng, đạo làm cha, đạo làm con.
Hát Xoan còn thể hiện tình cảm, là cầu nối cho sự đoàn kết trong cộng đồng.
Hát Xoan là một nghệ thuật đƣợc sinh ra từ tín ngƣỡng nông nghiệp
trồng lúa nƣớc, nó ra đời trên miền đất cội nguồn của dân tộc, do đó nó mang
đầy đủ tính chất của nền văn hóa cội nguồn và cổ xƣa nhất. Mặt khác, hát
Xoan mang đậm yếu tố tín ngƣỡng, tâm linh đƣợc hát tại đình làng là nơi thờ
Thành Hoàng để thể hiện ƣớc nguyện linh thiêng.

1.2.2. Đặc điểm của hát Xoan
Hát Xoan có những đặc điểm độc đáo nhƣ: tổ chức phƣờng Xoan khá
chặt chẽ, vai trò của trùm phƣờng Xoan, tục giữ cửa đình, tục kết nghĩa giữa
phƣờng Xoan và làng sở tại, không gian diễn xƣớng ở cửa đình và thời gian
diễn xƣớng vào mùa xuân, cách ăn mặc của đào, kép trong lúc biểu diễn hát
Xoan… Điều này tạo nên nét vừa thiêng liêng vừa gần gũi, vừa nhẹ nhàng
vừa sâu lắng của hát Xoan. Nó cũng khiến cho hát Xoan khác biệt với các loại
hình dân ca khác.

1.2.2.1. Tục giữ cửa đình và tục kết nghĩa
Hát Xoan còn đƣợc gọi là “Khúc đình môn” nghĩa là hát ở cửa đình.
Mỗi họ Xoan đều có một số cửa đình mà họ giữ lấy cửa: “đình nào họ
đấy”, các họ khác không đƣợc tự do đến hát nhằm tránh sự tranh chấp
giữa các phƣờng Xoan. Lệ giữ cửa đình quy ƣớc mỗi phƣờng Xoan chỉ có
một số cửa đình chính để hàng năm đến hát thờ. Ví dụ phƣờng Kim Đới
giữ cửa đình Hữu Bổ, Nha Môn… phƣờng Phù Đức giữ các đình Phù
Ninh, Đức Bác …
Lệ giữ cửa đình dẫn tới “tục kết chạ” (kết nghĩa) anh em. Phƣờng Xoan
là em, làng sở tại là anh. Kết nghĩa của Xoan là kết nghĩa giữa họ với làng,


14
khác với hát Ghẹo là kết nghĩa giữa hai hay nhiều làng với nhau, cũng khác
với Quan họ là kết nghĩa giữa hai Quan họ.
Tục kết nghĩa quy định đào, kép phƣờng Xoan không đƣợc kết hôn với
trai gái của làng kết nghĩa, phản ánh tình cảm trong sáng, lành mạnh giữa đào
kép phƣờng Xoan với trai gái làng kết nghĩa.
Ở Phú Thọ có 21 làng có tục hát Xoan song chỉ có 4 làng có ngƣời đi
hát: Kim Đới (Kẻ Đơi), Phù Đức, Thét, An Thái thuộc thành phố Việt Trì. Cả
4 phƣờng Xoan này đều khai xuân bằng các bài múa hát ở đình làng mình từ
ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 tết (âm lịch). Còn từ ngày mùng 5 tết trở đi
các phƣờng Xoan phải chia nhau đến hát ở các cửa đình làng bạn. Cuộc lƣu
diễn của phƣờng Xoan tới cửa đình làng bạn diễn ra trong gần 3 tháng.

1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức và thành viên trong sinh hoạt hát Xoan
Những ngƣời tham gia hát Xoan đƣợc tổ chức lại thành phƣờng Xoan
(hoặc họ Xoan). Phƣờng Xoan có từ 15 đến 20 ngƣời, tuổi mƣời tám đôi
mƣơi, trong đó 4 đến 5 ngƣời là nam, còn lại là nữ. Nam gọi là kép. Nữ gọi là
đào. Kép có thể đã có vợ nhƣng trong phƣờng ít nhất phải có một kép trẻ, tuổi
từ 10-15. Đào đều là các cô gái xinh đẹp hát hay, tuổi từ 15-20. Số lƣợng đào
thƣờng đông hơn kép để đáp ứng các tiết mục hát múa giao duyên với trai
làng sở tại.
Đứng đầu phƣờng Xoan là ngƣời đã đi hát nhiều năm, thuộc nhiều bài
hát Xoan, biết chữ Nôm, có uy tín đƣợc dân làng bầu làm trùm. Trùm tổ chức
hƣớng dẫn cho các đào kép hát, múa; đồng thời quản lý phƣờng Xoan. Trùm
phƣờng cũng là ngƣời đứng ra giao dịch với các làng mà có mời phƣờng
Xoan đến hát. Trùm phƣờng Xoan còn chỉ đạo nghệ thuật diễn xƣớng và là
một kép thành thạo. Trùm là ngƣời đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
của phƣờng Xoan.


15
Các thành viên trong phƣờng Xoan có vai trò khác nhau trong diễn
xƣớng. Kép phƣờng Xoan vừa hát vừa giữ trống phách. Kép trẻ nhất đảm
nhiệm các tiết mục nghi thức mở đầu (Giáo Trống, Giáo Pháo). Các kép khác
giữ nhịp trống, phách, có thể hát dẫn trong một số bài Xoan. Còn đào phƣờng
Xoan vừa hát vừa múa một số tiết mục và đối đáp giao duyên với trai làng sở tại.

1.2.2.3. Giao tiếp ứng xử và địa điểm diễn xướng
Quan hệ giữa phƣờng Xoan với các làng mà phƣờng Xoan đến ca hát là
quan hệ anh em. Tuy nhiên trong giao tiếp ứng xử hai bên phƣờng Xoan và
làng sở tại đều trân trọng, bình đẳng lẫn nhau.
Ngoài 4 làng Xoan gốc, ở Phú Thọ còn có 17 làng hát Xoan là: Ở
huyện Phù Ninh có làng Tử Đà (xã Tử Đà), làng Phù Ninh (xã Phù Ninh),
làng An Đạo (xã An Đạo), làng Tiên Du (xã Tiên Du); huyện Lâm Thao có
làng Cao Mại (xã Cao Mại), làng Hữu Bổ (xã Kinh Kệ), làng Thanh Mai
(xã Thanh Đình); huyện Lâm Thao có làng Cổ Tích (xã Hy Cƣơng); huyện
Đoan Hùng có làng Tây Cốc (xã Tây Cốc); huyện Tam Nông có làng
Hƣơng Nộn (xã Hƣơng Nộn); thành phố Việt Trì có khu Cẩm Đội (phƣờng
Thụy Vân), phƣờng Nông Trang, phƣờng Dữu Lâu.
Địa điểm diễn xƣớng ở cửa đình, còn hát ở trong đình. Đào phƣờng
Xoan thƣờng hát Trống Quân với trai làng Đức Bác ở bến Song, tiến tới đầu
làng rồi mới vào hát ở cửa đình. Một số làng sau khi nghe hát Xoan ở cửa
đình thì mời phƣờng Xoan về hát ở nhà, chủ yếu hát ngâm ngợi những bài thơ
áng văn.

1.2.2.4. Trang phục, đạo cụ, nhạc cụ khi hát
Phƣờng Xoan có cơ cấu tổ chức, phƣơng thức hoạt động khá chặt chẽ.
Hàng năm phƣờng Xoan thƣờng trích một khoản thu nhập từ đi hát để mua
sắm đạo cụ và nhạc cụ.


16
Khi đi hát đào thƣờng mặc váy sồi hay quần láng đen, áo tứ thân, năm
thân, (hoặc là bao xanh bao hồng), đầu vấn khăn nhung đen, hay khăn mỏ
quạ. Kép và những chàng trai làng tham gia hát Xoan mặc quần ống sớ màu
trắng, áo the thâm dài tới đầu gối, cổ quàng dải nhiễu điều, đầu đội khăn hay
khăn xếp đen. Trang phục khi đi hát đẹp, trang trọng không những biểu lòng
tôn kính với thần linh mà còn biểu lộ sự tôn trọng của mình đối với dân các
làng kết nghĩa. Đây cũng là biểu hiện văn hoá ứng xử của phƣờng Xoan.
Đạo cụ hành nghề của phƣờng Xoan chỉ có quạt giấy với một quyển
sách chép đầy đủ 14 Quả Cách chép bằng chữ Nôm. Nhạc cụ của phƣờng
Xoan gồm một trống nhỏ bằng gỗ (thƣờng gỗ mít già) hoặc cặp trống bịt bằng
da trâu hoặc da bò và một cặp phách.
Tóm lại, hát Xoan có nhiều đặc điểm độc đáo tạo nên khác biệt của
hát Xoan so với các loại hình dân ca khác. Không gian diễn xƣớng ở cửa
đình tạo sự linh thiêng cho các bài hát Xoan thỉnh mời thánh thần. Lệ giữ
cửa đình quy định mỗi phƣờng Xoan có một số cửa đình chính để hàng
năm đến hát thờ. Tục kết nghĩa anh em giữa các phƣờng Xoan với làng sở
tại làm cho hát Xoan có tính đoàn kết cộng đồng cao. Ở mỗi phƣờng Xoan
có cơ cấu tổ chức chặt chẽ với kép, đào và đứng đầu là trùm. Trùm phƣờng
Xoan giữ vai trò quan trọng trong tổ chức hoạt động của phƣờng Xoan. Đạo
cụ trong hát Xoan khá đơn giản gồm quạt giấy và sách ghi 14 Quả Cách.
Nhạc cụ có trống và phách. Các đặc điểm này làm cho hát Xoan vừa thiêng
liêng vừa bình dị, vừa lễ nghi vừa gần gũi. Hát Xoan cũng làm nên tình đoàn
kết cao giữa phƣờng Xoan và làng sở tại có mời phƣờng Xoan đến hát.

1.2.3. Quá trình diễn xướng
1.2.3.1. Chặng nghi lễ
Hát nghi lễ là hát những nghi thức thờ vua và thờ thần tại các không
gian thiêng. Nội dung chủ yếu của những bài hát ở phần nghi thức là thỉnh


17
mời, cầu xin các vị thần linh về dự lễ tế, che chở cho dân làng đƣợc an khang,
mùa màng tƣơi tốt, thiên hạ thái bình.
Phƣờng Xoan khi đi hát ở các làng kết nghĩa, trùm phƣờng cùng chủ
tế làng sở tại phải đứng trƣớc hƣơng án của làng, chắp tay kinh cẩn vái lạy
các thần linh. Sau đó trùm phƣờng hát thỉnh mời Giáo Trống. Lúc đó kép
trẻ nhất phƣờng với chiếc trống nhỏ đeo trƣớc bụng vừa múa vừa nhảy dẫn,
bốn cô đào ra trƣớc hƣơng án, tay nâng quạt làm điệu bộ dâng hƣơng, bƣớc
lên bƣớc xuống, hát bài Thơ Nhang, Đóng Đám… Đào và kép hát xen kẽ,
lúc phụ họa lúc đuổi nhau. Múa hát rộn ràng, khỏe mạnh gây đƣợc không
khí tƣng bừng cho ngày hội.

1.2.3.2. Chặng Quả Cách
Hát Cách hay trình bày các Quả Cách là lối hát các bài bản khá dài nhƣ
bài văn hay bài diễn ca. Nội dung Quả Cách miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên với
bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông hay mô tả cuộc sống của bốn lớp ngƣời trong xã
hội lúc bấy giờ: sĩ, nông, công, thƣơng, hoặc kể lại những chuyện xƣa.
Hát cách gồm 14 bài bản đƣợc gọi là Quả Cách đƣợc sắp xếp trình diễn
nhƣ sau: Kiều Giang Cách; Nhàn Ngâm Cách; Tràng Mai Cách; Ngƣ Tiều
Canh Mục Cách; Đối Dẫy Cách; Xuân Thời Cách; Hồi Liên Cách; Hạ Thời
Cách; Thu Đông Cách; Đông Thời Cách; Tứ Mùa Cách; Thuyền Chèo Cách;
Tứ Dân Cách; Chơi Dâu Cách. Trong một thời gian dài, các phƣờng Xoan
thƣờng hát 13 Quả Cách, còn Quả thứ 14 bị thất lạc nay mới tìm lại và đƣợc
các phƣờng Xoan khôi phục lại.
Cấu trúc mỗi Quả Cách gồm có ba phần: giáo cách, đƣa cách, kết cách.
Về diễn xƣớng, mỗi Quả Cách có nhiều vẻ nhƣng cơ bản là hát ngâm và hát
nói. Trùm phƣờng Xoan hay một kép ngồi ở giữa khoang đình vừa đánh trống
phách vừa hát dẫn. Các cô đào đứng sau hát phụ hoạ bằng cách hát lại nguyên
một câu hay một đoạn vừa hát, có khi chỉ là những câu đƣa hơi.


18
Các Quả Cách là những áng văn chữ Nôm đƣợc cấy ghép vào hát Xoan
do một số các nhà Nho viết ra, mang những yếu tố của văn chƣơng bác học.
Ngày nay các đình làng nhƣ Cao Mại, Hữu Bổ, Hƣơng Nộn… tổ chức mời
các phƣờng Xoan đến hát thi các Quả Cách có trao giải dựa trên văn tự chữ Nôm.

1.2.3.3. Chặng hát hội
Hát hội là chặng sôi nổi nhất để kết thúc một cuộc Hát Xoan. Hát hội
gồm nhiều bài đƣợc kết nối với nhau theo hình thức tổ khúc hay liên khúc vừa
hát, múa, vừa diễn trò.
Điệu Bỏ Bộ gồm tập hợp các bài trống quân, hát ru, hát ví đƣợc xây
dựng thành những làn điệu độc lập. Đào múa làm điệu bộ theo nội dung lời
hát. Ở điệu Bỏ Bộ diễn tả mọi sinh hoạt trong đời sống.
Điệu Bợm Gái đƣợc sắp xếp theo đội hình 4 đào vừa múa vừa hát theo
nhịp trống. Bợm Gái hát theo lối tự do nhƣng lời nặng về hát chúc tụng. Đi theo một
chủ đề âm nhạc nhƣng mỗi đoạn trong bài lại tƣơng đối độc lập với nhau.
Điệu Xin Hoa - Đố Chữ mang tính chất trữ tình giao duyên nam nữ.
Nội dung điệu hát vừa mang tính chất đố những điều gần gũi trong cuộc
sống. Lúc đầu nội dung điệu này chỉ có Xin Hoa, sau đƣợc phát triển thêm
phần Đố Chữ.
Điệu Cài Huê đƣợc sắp xếp theo hình cánh hoa với 12 đào Xoan và 4
trai làng (hoặc kép của phƣờng) đan kết với nhau thành 4 cánh hoa, gái ở
ngoài, trai ở trong. Với đội hình 9 đào và 4 trai làng thì tạo thành 3 cánh hoa.
Trai gái vừa múa uốn lƣợn vừa hát giao duyên tình tứ.
Điệu Dã Cá là tiết mục độc đáo đƣợc trình diễn nhƣ một hoạt cảnh.
Cách biểu diễn có sự linh hoạt cao, các cô đào hoặc trai làng sở tại đƣợc đóng
vai cá bị vây bắt dâng lên bàn thờ tế thần. Tiết mục Dã Cá rất sôi nổi là màn
kết thúc cuộc hát Xoan trong không khí tƣng bừng của lễ hội.

19

Qua quá trình diễn xƣớng dễ nhìn thấy điểm độc đáo của hát Xoan so
với Quan họ. Âm nhạc trong hát Xoan không phức tạp, có số lƣợng âm ít, âm
vực hẹp, giai điệu đơn giản, sử dụng ít nốt luyến láy, dễ hát. Ở chặng nghi
thức của hát Xoan, hầu hết các bài bản đều là thang 3, 4 âm, đây có thể coi là
dạng những bài bản âm nhạc cổ nhất khác với Quan họ có đầy đủ 5 âm. Các
quãng trong giai điệu hát nói của hát Xoan không vƣợt quá quãng 8, thƣờng là
từ quãng 2 đến quãng 5. Nếu nhƣ giai điệu Quan họ đƣợc xen kẽ rất nhiều nốt
xung quanh một nốt chính, thì hát Xoan tiếng nào ra tiếng ấy. Từng từ, từng
chữ trong lời ca thƣờng chỉ ứng với một đến hai, ba nốt nhạc. Khi hát thì kép
hát một quãng và đào hát một quãng cách nhau một khoảng cách. Đồng thời
hát Xoan là hát múa nên đòi hỏi phải có nhịp điệu và tiết tấu rõ ràng.

1.1.4. Các biến thể của hát Xoan hiện nay
Sau khi đƣợc UNESCO công nhận là DSVHPVTCNL, bên cạnh biểu diễn
Xoan gốc thì đã có biến thể “Xoan mới” với lời hát và điệu bộ đƣợc cải biên.
Lối trình diễn “Xoan mới” đƣợc các diễn viên nhà hát chèo của tỉnh
Phú Thọ biểu diễn trong một chƣơng trình truyền hình quảng bá về hát Xoan.
“Xoan mới” có phần ghép nhạc hiện đại, trang phục năm thân kín đáo của
Xoan đƣợc thay bằng áo tứ thân kiểu chèo, có cầm quạt để biểu diễn, tay múa
theo kiểu chèo ngửa lên rất khác với Xoan cổ, cái liếc mắt cũng theo phong
cách biểu diễn chèo, lời lẽ pha giữa xoan, hát trống quân, chèo Nó chỉ khác
chèo ở một điểm là lời Xoan cổ bị bóp méo nhiều, kéo giãn ra và ghép nhạc
mới vào. “Xoan mới” có vẻ rộn ràng hơn, nhƣng sai lệch đi so với Xoan cổ.
Sự biểu diễn loại hình Xoan mới này vấp phải ý kiến phản đối rất nhiều
của các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu VHDG, nghệ nhân hát Xoan và
công chúng yêu hát Xoan. Bởi loại hình “Xoan mới” này đã làm mất đi tính
cổ xƣa và bị pha tạp với các loại hình nghệ thuật khác.

20
Việc quảng bá “Xoan mới” chứ không phải là Xoan cổ trên PTTTĐC

gây ra hệ quả là công chúng sẽ không biết tới loại hình dân ca Xoan cổ đã
đƣợc UNESCO công nhận là DSVHPVTCNL. Vì vậy, vấn đề quảng bá di sản
hát Xoan thế nào cho đúng và đạt đƣợc hiệu quả truyền thông cao đang đƣợc
đặt ra bức thiết.

1.3. Vai trò của truyền thông về hát Xoan
Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy di
sản văn hóa. Trong suốt thời gian hát Xoan đƣợc khôi phục và lập hồ sơ, trình
UNESCO cho đến lúc chính thức đƣợc UNESCO công nhận là
DSVHPVTCNL, báo chí đã luôn đồng hành tuyên truyền cổ vũ để nhân dân
cả nƣớc và toàn thế giới biết đến các giá trị của hát Xoan. Báo chí đã đăng tải
về hát Xoan với mật độ dầy đặc và sôi động khiến cho khán thính giả và
ngƣời dân phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Báo chí góp phần tác động
có hiệu quả vào số lượng lớn công chúng khiến họ dần có cảm tình và tham
gia vào quá trình bảo tồn, phát huy di sản hát Xoan. “Điều cốt yếu nhất trong
việc truyền dạy cũng như giáo dục, phổ biến Hát Xoan cho thế hệ trẻ là phải tạo
nên một tình yêu tự nguyện dành cho di sản. Chỉ có tình yêu một cách tự nguyện,
tự nhiên của thế hệ trẻ mới giúp cho di sản có sức sống bền vững.” [5, tr. 89]
Thông tin được đăng tải trên các PTTTĐC có tính mới mẻ, nhanh
chóng, chính xác và hấp dẫn với công chúng. Thông tin được đăng tải trên
TTĐC có độ xác thực cao. Do đó, đây là kênh thông tin chính thống để đăng
tải các thông tin đúng đắn về di sản đến với công chúng. Qua đó, công chúng
có niềm tin vào sự đúng đắn của thông tin và dẫn tới có sự thay đổi thái độ,
hành vi, hành động trong việc chung tay bảo tồn di sản.
Bằng những thế mạnh của mình, mỗi loại hình báo chí có những đóng
góp trên những khía cạnh, bình diện khác nhau. Báo điện tử thông tin nhanh
nhậy các tin tức. Báo in đăng tải nhiều bài viết sâu sắc, ý kiến đánh giá của

21
các chuyên gia, miêu tả bằng những câu chuyện thú vị, hấp dẫn; những lời

bình luận sắc xảo góp phần làm cho ngƣời ta hiểu và yêu quý hát Xoan. Cùng
là loại hình báo in nhƣng các báo có những góc độ tiếp cận và hình thức thể
hiện khác nhau đem đến cho độc giả cái nhìn phong phú.
Vai trò của TTĐC trong việc bảo tồn văn hóa đã được khẳng định:
“báo chí có nhiệm vụ và vai trò to lớn trong việc nâng cao nhận thức, thẩm
mỹ, giáo dục và giải trí đối với nhân dân; một mặt tiếp thu những tinh hoa
văn hóa nhân loại, mặt khác giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn
hóa tốt đẹp của dân tộc… định hướng công chúng đến với CHÂN – THIỆN –
MỸ”. [27, tr. 87]

1.3.1. Vai trò của truyền thông cấp Trung ương
Các phƣơng tiện báo chí truyền thông ở Trung ƣơng đã góp phần to lớn
trong việc quảng bá về hát Xoan. Nhiều cơ quan báo chí nhƣ: TTXVN, Đài
truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, báo Văn hóa… đã phản ánh
góc nhìn đa dạng, có chiều sâu về hát Xoan. Đây là các kênh thông tin có chất
lƣợng, độ tin cậy cao, diện phủ sóng lớn, số lƣợng công chúng đông đảo.
Các báo chủ yếu đăng các tin, bài liên quan đến việc hát Xoan đƣợc
UNESCO công nhận là DSVHPVTCNL, một số bài báo giới thiệu chung về
di sản, chân dung nghệ nhân, vấn đề bảo tồn hát Xoan… Hầu hết các bài báo
phản ánh về hát Xoan mang tinh thần cổ vũ và xây dựng, tạo ra sự đồng thuận
cao trong việc tuyên truyền, quảng bá về nét đẹp của di sản và kêu gọi mọi
ngƣời cùng chung tay bảo tồn hát Xoan.
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí ở Trung ƣơng còn đề cập đến biến
thể của hát Xoan, nguy cơ mai một, thất truyền, thực trạng trong vấn đề bảo
tồn của địa phƣơng… Qua đó, công chúng có cái nhìn toàn diện, đa dạng và

×