Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ở Xí
nghiệp điện tử truyền hình
A - Triển vọng phát triển và các chính sách của nhà nước
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay đặc biệt với doanh nghiệp
nhà nước để đứng vững và phát triển Xí nghiệp phải tìm cho mình một hướng
đi đúng đắn phù hợp trong từng giai đoạn, trên cơ sở thực tế về nhân lực, vốn,
dây chuyền công nghệ của Xí nghiệp cũng như của các đối thủ cạnh tranh. Với
những chiến lược đúng đắn bản thân các doanh nghiệp phải xây dựng cho
mình những mục tiêu, kế hoạch và biện pháp cụ thể mang tính khả thi đảm bảo
mang lại hiệu quả kinh doanh cao và đạt được những thắng lợi trong cạnh
tranh.
1. Biện pháp phát triển điện tử truyền hình Việt Nam
Những năm gần đây chúng ta đã đạt được mức tăng trưởng GDP khá
cao, ổn định được nền kinh tế, chính trị xã hội.
Chính sách mở cửa nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài ngày càng
được mở rộng, quan hệ kinh tế với các nước ngày càng phát triển góp phần
nâng cao vị trí của nước ta trên trường quốc tế. Hiện nay nước ta có quan hệ
kinh tế với trên 100 nước trên thế giới. Chính điều này tạo điều kiện cho
ngành phát thanh truyền hình nói chung có cơ hội chưa từng có để phát triển.
Hơn nữa khi đời sống của nhân dân ngày một nâng cao thì nhu cầu về thông
tin, giải trí không ngừng tăng lên do đó nhu cầu về các sản phẩm phát thanh,
truyền hình cũng không ngừng được tăng lên.
Trước mắt có những điều kiện hết sức thuận lợi cho ngành phát thanh
truyền hình. Chính phủ có những sự quan tâm tới các xã vùng sâu vùng xa
nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều do đó chính phủ luôn có những
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp khai thác thị trường tiềm năng này
bằng cách trợ giá cho các Xí nghiệp, doanh nghiệp khi cung ứng sản phẩm tới
các vùng....
Càng thuận lợi hơn khi ngành Phát thanh Truyền hình được sự chỉ đạo
trực tiếp của Đài truyền hình Việt nam. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các địa
phương để Xí nghiệp hoàn thành nhiệm vụ và củng cố, phát triển hoạt động
sản xuất kinh doanh. Đồng thời đội ngũ cán bộ lãnh đạo Xí nghiệp ĐTTH và
của toàn ngành được đào tạo sâu, có sự gắn bó với ngành, không ngừng học
hỏi những kinh nghiệm lẫn nhau và kinh nghiệm của các nước phát triển, công
nhân viên chức ngành Phát thanh Truyền hình luôn có tinh thần tự chủ, sáng
tạo.
Như vậy phát thanh - truyền hình ở Việt Nam trong tương lai sẽ rất phát
triển vì những lợi thế riêng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.
Khi ngành PT - TH phát triển thì Xí nghiệp ĐTTH cũng có điều kiện để tự khẳng
định mình trên thị trường.
2. Những chính sách của nhà nước đối với ngành Phát thanh - Truyền
hình
a. Chính sách giải quyết tổ chức lao động
Nhà nước cho phép Xí nghiệp đầu tư phát triển công nghệ truyền hình
Việt Nam thành lập các đơn vị thành viên, có con dấu riêng, có tài khoản mở
tại Ngân hàng cũng như các xưởng bảo dưỡng, sửa chữa, đồng thời các đơn vị
đó được Xí nghiệp uỷ quyền quản lý một số lĩnh vực nhất định để tăng thêm
tính năng động trong sản xuất, tự chịu trách nhiệm về tài chính, có trách
nhiệm đảm bảo quyền lợi cho người lao động và nghĩa vụ với Xí nghiệp.
Giảm bộmáy lao động giám tiếp giải quyết nghỉ việc cho những cán bộ
không đủ trình độ năng lực hoặc không có nhu cầu sử dụng. Tạo dựng bộ máy
quản lý thống nhất theo chế độ " Một thủ trưởng".
b. Chuyển hướng sản xuất kinh doanh theo phương châm đa dạng hoá
sản phẩm .
Để nâng cao chủ động sáng tạo, các doanh nghiệp nhà nước phải được
phép chuyển hướng kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm chứ không đơn thuần
như trước, Xí nghiệp chuyển hướng kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm căn cứ
vào thế mạnh nội lực của mình.
c. Hãng cấp dây chuyền công nghệ .
Xí nghiệp đã và đang tiến hành nâng cấp từng bộ phận dây chuyền công
nghệ của mình dựa trên cơ sở phân loại từng bộ phận. Tập trung vốn để thay
thế những bộ phận không hiệu quả.
Đầu tư mua mới những máy móc dụng cụ để kiểm tra, thử nghiệm...
Những việc này được sự hỗ trợ nhất định của nhà nước mà trực tiếp là đài
truyền hình Việt Nam.
d. Chính sách huy động vốn và cấp vốn
Hiện nay Xí nghiệp ĐTTH cũng như những Xí nghiệp điện tử khác của
nhà nước đang cố gắng huy động nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân
viên trong Xí nghiệp.
Bên cạnh đó còn có các nguồn vốn vay với lãi xuất thấp từ ngân hàng để
đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ.
B. Mục tiêu và định hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời
gian tới.
Xí nghiệp ĐTTH là một đơn vị sản xuất kinh doanh do đó Xí nghiệp hoạt
động phải luôn hướng tới tính hiệu quả kinh tế. Muốn vậy, Xí nghiệp phải xác
định được các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng tới doanh thu, lợi
nhuận. Để mục tiêu của Xí nghiệp đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ
thuật, vốn lao động của mình cần phải xác định phương hướng và biện pháp
đầu tư, biện pháp để sử dụng điều kiện sẵn có làm sao có hiệu quả nhất.
1. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
Trong quá trình hoạt động Xí nghiệp đã xây dựng cho mình những mục
tiêu chiến lược cụ thể:
- Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng mức sản lượng hàng hoá vận
chuyển, tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng nộp ngân sách cho nhà nước và nâng
cao mức sống cho người lao động.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, đảm bảo
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chú trọng hơn trong khâu Marketing để tạo nguồn vốn vận chuyển ổn
định và tăng trong những năm tới.
Nâng cao sức cạnh tranh của Xí nghiệp, tận dụng quy mô, uy tín của Xí
nghiệp để thu hút và giữ khách hàng.
b. Mục tiêu cụ thể
Năm 2002 là những năm tiếp theo Xí nghiệp tiếp tục đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh. Quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.
- Doanh thu tăng 13,8% so với năm 2001
- Lợi nhuận tăng 80% so với năm 2001
- Nộp ngân sáh tăng 12% so với năm 2001
- Quỹ lương tăng 10% so với năm 2001
- Thu nhập bình quân tăng 5÷ 10%
- Tiền lương bình quân 1,6 triệu/tháng
2. Định hướng khách hàng
Trong những năm tới ngoài khách hàng truyền thống Xí nghiệp có kế
hoạch mở rộng danh mục khách hàng nhằm nâng cao sản lượng hàng hoá,
tăng doanh thu, lợi nhuận, giảm thiểu chi phí thiệt hại. Khách hàng của Xí
nghiệp tập trung vào các tỉnh phía Nam và một số thị trường lớn như Hà Nội,
Huế, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh....
Dự kiến đến năm 2002 xe chở hàng của Xí nghiệp sẽ chở hàng hai chiều
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
3. Kế hoạch sản xuất năm 2001
- Căn cứ vào định hướng phát triển của Xí nghiệp từ 2001 đến 2006
- Căn cứ vào dây chuyền công nghệ, lao động hiện có và dự kiến đầu tư
nâng cấp máy móc trang thiết bị trong năm.
- Căn cứ vào nhu cầu sản phẩm trên thị trường và dự kiến khả năng khai
thác của Xí nghiệp.
- Trên tinh thần củng cố phát huy nội lực và phát triển của doanh nghiệp
Xí nghiệp ĐTTH dự kiến xây dựng một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh
năm 2002 như sau:
a. Lao động
Số lao động 75
Trong đó
Đại học
- Cao đẳng và trung học
- Tốt nghiệp công nhân kỹ thuật
- Số lao động trực tiếp
- Số lao động gián tiếp
18
15
32
85%
15%
Tăng giảm trong năm 0
Số lao động cuối năm 75
b. Máy móc thiết bị
- Dự kiến nâng cấp dây chuyền công nghệ
+ Dây chuyền sản xuất, lắp ráp máy thu hình từ 100 - 150 chiếc Ti Vi
màu 20''/ ngày lên 120 ÷ 18000 chiếc radiô/ ngày lên 160 ÷ 20000 chiếc/ngày.
c. Hàng hoá: Tiếp tục sản xuất radiô, Ti vi theo kế hoạch của các tỉnh
đồng thời sản xuất thêm 1/3 trong tổng số để cung cấp ra thị trường cụ thể là
Chỉ tiêu Số lượng (chiếc)
- Radio 72.500
- Tivi màu 1600
- Ti vi đen trắng 0300
d. Kế hoạch đầu tư:
Xí nghiệp dự định đầu tư mua mới một số trang thiết bị trong dây
chuyền công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ
đồng.
Từ những căn cứ và dự kiến trên, Xí nghiệp xác định kế hoạch sản xuất
kinh doanh năm 2002 như sau
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Doanh thu
+ Radio Chiếc 72516 170,000 12.3288.000
+ Ti vi đen
trắng
Chiếc 8289 750,000 6.164.250
+ Ti vi màu Chiếc 5284 3500,000 18.492.750
Tổng 36985.000
4. Phương hướng thực hiện kế hoạch năm 2002
- Về sản phẩm: Xí nghiệp tập trung hoàn thiện cơ chế khoán, mở rộng và
chuyển hướng thị trường.
- Về tổ chức hành chính: Cải tổ mạnh mẽ cơ chế hành chính và giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động.
C. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của Xí nghiệp ĐTTH trong thời gian tới.
Những nhận xét đề xuất được căn cứ vào kết qủa phân tích đánh giá
thực trạng hoạt động của Xí nghiệp trong thời gian qua, những ưu điểm, tồn
tại vướng mắc, các thuận lợi và những bài học kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn
được dựa vào triển vọng phát triển của ngành PT - TH và mục tiêu định hướng
của Xí nghiệp đến năm 2006.
Biện pháp 1: Về quản trị nhân sự trong Xí nghiệp
- Tuyển mộ: trong Xí nghiệp hiện nay số lao động gián tiếp chiếm 20%
tổng số lao động như vậy là quá nhiều vì thường thì các doanh nghiệp không
định tuyển thêm lao động như vậy là quá nhiều vì thường thì doanh nghiệp số
lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ 8 ÷ 12% tổng số lao động vì vậy Xí nghiệp không
định tuyển thêm lao động nữa. Quan điểm này có nguy cơ dẫn Xí nghiệp đến
phín chịn nguy hiểm, cản trở sự đổi mới vươn lên. Bởi vì quan niệm như vậy
còn quá chung chung: cần cụ thể hơn là thừa ở đâu và thiếu vị trí nào, so với
thiêu chuẩn gì.
Trước hết nếu so với phương pháp làm việc quen thuộc hiện tại thì dư
thừa lao động khi có tình trạng là một công việc đang được chia sẻ cho quá
nhiều người mà làm thì lợi ích tăng thêm không đủ để bù đắp chi phí số người
tăng thêm đó. Ngược lại tình trạng thiếu lao động xảy ra khi khối lượng công
việc quá số nhân lực hiện có làm cho công việc không hoàn thành đúng về thời
gian và chất lượng. Về mặt này Xí nghiệp khẳng định thừa lao động gián tiếp
là hoàn toàn đúng.
Nhưng nếu so với yêu cầu cần phải có bộ phận Marketing trong cơ cấu
tổ chức, so với phương pháp lập kế hoạch mới phương pháp quản trị nhân lực
mới thì thực tế Xí nghiệp đang thiếu những nhân lực được trang bị hệ thống
kiến thức hiện đại, năng nổ, sáng tạo ở phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao
động, thậm chí cần có một người khởi xướng sự đổi mới sâu rộng trong đội
ngũ cán bộ khung của Xí nghiệp.
Như vậy sự thừa và thiếu cùng song song tồn tại, do vậy nếu chỉ căn cứ
vào sự dư thừa dễ nhận thấy mà vội vã đi đến quyết định không tuyển thêm
người thì rõ ràng đã rơi vào sự phiến diện một chiều là giảm biên chế. Trong
khi không biết hoặc không muốn biết việc thiếu nhân lực có kiến thức, đạo đức
nghề nghiệp đáp ứng được những yêu cầu của đổi mới cập nhật phương pháp
quản trị và sau đó là không có bảng phân tích công việc.
Để giải quyết vấn đề vừa thừa vừa thiếu lao động Xí nghiệp cần thực
hiện.
+ Xây dựng bảng phân tích công việc của từng phòng ban
+ Giảm biên chế theo định biên có xem xét đến việc giữ lại và đào tạo một
số lao động có năng lực.
+ Trước hết lực chọn người có kiến thức có sức khoẻ, trẻ ở các phòng
ban đi bồi dưỡng, đào tạo lại. Sau đó căn cứ vào bảng phân tích công việc, cơ
cấu tổ chức mới để xem xét từng vị trí làm việc cụ thể để quyết định vị trí nào
đòi hỏi nhân tố mới hoàn toàn, thêm về kiến thức và sự năng động sáng tạo (ví
dụ Marketing).
Chủ đề quan trọng cần đề cấp đến trong tuyển mộ là xây dựng tiêu
chuẩn tuyển mộ của từng ứng viên dựa vào bảng phân tích công việc. Do Xí
nghiệp chưa xây dựng bảng phân tích công việc nên đặt ra các tiêu chuẩn
nhiều khi không có căn cứ. Trong phiếu điểm tuyển của Xí nghiệp có những
điểm sau:
Phiếu điểm
Môn thi Hệ số Điểm Nhận xét
- Vô tuyến điện
- Chế tạo máy
- Quản lý chất lượng
- Kế toán - tài chính
- Vi tính
- Ngoại ngữ
- Dự thảo hợp đồng kinh tế
- Chuyên môn khác
Tiêu chuẩn đầu tiên và cao nhất là vô tuyến điện chế tạo máy hầu như
chỉ có sinh viên Bách Khoa, kinh tế và đáp ứng được. Xã hội ngày nay có sự
chuyên môn hoá mạnh, những vị trí nào sẽ đòi hỏi con người có đầy đủ kiến
thức và có khả năng tương ứng. Trong kinh doanh lao động quản trị được chia
thành 3 cấp: Cơ sở (đốc công đội trưởng) trung gian (Trưởng phòng ban), cao
cấp (giám đốc, phó giám đốc). Nếu như ở cấp cơ sở kiến thức kỹ thuật được coi
là hàng đầu sau đó mới đến kỹ năng tổ chức và quan hệ bên ngoài thì càng
nâng cao kiến thức kỹ đòi hỏi ít đi và chủ yếu là kiến thức kỹ năng tổ chức và
quan hệ bên ngoài. Ở cấp cao cấp nhất theo tính toán yếu tố kỹ thuật chỉ chiếm
20% kiến thức và tập trung lớn nhất vào quan hệ đối ngoại sau đó đến tổ
chức. Vì vậy thứ nhất, tiêu chuẩn rất cần thiết nhưng mức độ đòi hỏi cho từng
vị trí làm việc khác nhau là khác nhau do đó cần linh hoạt, thứ hai một cá nhân
có hiểu biết tốt ở vị trí này nhưng không hẳn cũng làm tốt ở vị trí cao hơn với
đòi hỏi mới về kiến thức kỹ năng cần có cho vị trí mới, vì vậy cá nhân đó cũng
cần được đào tạo chuẩn bị trước khi đề bạt.
Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng là rất cần thiết cho mọi người trong Xí
nghiệp bởi vì khi Xí nghiệp đã áp dụng thành công một hệ thống quản lý chất
lượng thích hợp thì sẽ giúp cho sản phẩm tăng sức cạnh tranh, doanh thu, lợi
nhuận không ngừng tăng, giảm thiểu những chi phí thiệt hại do vậy vừa đạt
hiệu quả về phía doanh nghiệp vừa đạt hiệu quả cho xã hội.