Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ THÁI HÀ




BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ QUẢNG BÁ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
THỜI KỲ HỘI NHẬP




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ




Hà Nội - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ THÁI HÀ



BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ QUẢNG BÁ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
THỜI KỲ HỘI NHẬP

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ


Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. DƯƠNG XUÂN SƠN

Hà Nội - 2007


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: 3
2. Tình hình nghiên cứu: 4
3. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu: 5

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn: 8
7. Kết cấu của luận văn: 8

CHƢƠNG MỘT: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH
VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
1.1. Thực trạng phát triển của ngành du lịch Việt Nam 12
1.2. Vai trò của báo chí đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội
Việt Nam nói chung và đối với sự phát triển của ngành du lịch
Việt Nam nói riêng 23
1.3. Nhận định của ngành du lịch về vai trò của báo chí đối với sự
phát triển của ngành thời kỳ hội nhập 29

CHƢƠNG HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢNG BÁ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VIỆT NAM TRÊN BÁO CHÍ THỜI KỲ HỘI NHẬP
2.1. Vài nét về các sản phẩm báo chí đƣợc khảo sát: 37
2.2 Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của ngành du lịch
Việt Nam thời kỳ hội nhập đƣợc thể hiện qua các sản phẩm báo chí
đƣợc khảo sát 41

2
2.3. Hình thức thể hiện của các sản phẩm báo chí đƣợc khảo sát trong
việc tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch Việt Nam 68
2.4. Vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các báo điện tử của các
sản phẩm báo chí đƣợc khảo sát: 78
2.5 Ƣu điểm và hạn chế của các sản phẩm báo chí đƣợc khảo sát trong việc
quảng bá du lịch thời kỳ hội nhập 79
2.6. Kinh nghiệm quảng bá phát triển du lịch trên báo chí nƣớc ngoài: 83


CHƢƠNG BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢNG BÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ
KHẢO SÁT
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển của ngành Du lịch Việt Nam trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế 96
3.2. Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh du lịch thời kỳ
hội nhập: 98
3.3. Những thách thức liên quan đến công tác tuyên truyền, quảng bá
du lịch thời kỳ hội nhập: 101
3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá phát triển du lịch
trên các sản phẩm báo chí khảo sát 107

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

PHỤ LỤC 114



3
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngành du lịch Việt Nam đƣợc thành lập từ năm 1960. Trải qua gần 50
năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã từng bƣớc xác lập, nâng
cao hình ảnh và vị thế trên trƣờng quốc tế, khẳng định vai trò, vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ, trong đó có du lịch trong tổng sản phẩm

nội địa của Việt Nam không ngừng tăng lên, hiện nay chiếm khoảng 40%
GDP. Hoạt động du lịch góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nƣớc và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
thực hiện đƣờng lối đối ngoại đa phƣơng hoá, toàn cầu hoá của Đảng và Nhà
nƣớc.
Có đƣợc những thành tích đó của ngành du lịch Việt Nam phải kể đến sự
đóng góp, phối hợp hành động của các ban, ngành. Trong đó báo chí là một
trong những kênh quan trọng trong công tác xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch.
Ở giai đoạn đầu mới thành lập, có thể nói du lịch là một chủ thể khá mờ
nhạt trên sóng phát thanh, đài truyền hình cũng nhƣ nhiều tờ báo. Đến nay,
các phƣơng tiện này đều dành một vị trí đáng kể thông tin về lĩnh vực du lịch
và đều có sự cạnh tranh lành mạnh trong việc cung cấp, định hƣớng thông tin
góp phần làm cho nhân dân trong nƣớc ngày càng thích đi du lịch, đồng thời
giúp ngƣời nƣớc ngoài bƣớc đầu cảm nhận về một đất nƣớc Việt Nam khởi
sắc và là điểm đến an toàn, thân thiện.
Trong số các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, báo in vẫn chiếm
một vị trí ƣu việt trong việc tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch. Báo in
viết về du lịch có hai loại: báo chuyên ngành và báo ngoài ngành. Báo chuyên
ngành là những tờ báo của ngành du lịch, trong đó phần lớn lƣợng thông tin

4
đƣợc đăng tải có liên quan đến ngành du lịch. Báo ngoài ngành là những tờ
báo của các cơ quan, ban ngành khác, trong đó có chuyên mục du lịch. Tuy
nhiên, dù là loại báo chí nào thì cũng đều hƣớng đến mục tiêu: cung cấp
những thông tin đa dạng, kịp thời, phối hợp cùng ngành du lịch tìm ra một số
giải pháp đƣa ngành du lịch phát triển nhanh, mạnh, bền vững; góp phần làm
thay đổi nhận thức của công chúng, cũng nhƣ của các các cấp, các ngành về
vai trò quan trọng của ngành này trong nền kinh tế quốc dân và trên hết là xây
dựng hình ảnh một điểm đến Việt Nam hấp dẫn, an toàn với thiên nhiên tƣơi
đẹp, kỳ thú, ngƣời dân thân thiện, mến khách.

Vì những lý do trên đây, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề: “Báo chí với
vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập” (trên cơ sở
khảo sát báo Du lịch, tạp chí Du lịch Việt Nam và các phụ san, tạp chí
Heritage, báo Tuổi trẻ từ năm 2003 đến năm 2006).
2. Tình hình nghiên cứu:
Nhƣ chúng ta đã biết, du lịch là ngành non trẻ, nhƣng đang trong giai
đoạn phát triển khá mạnh mẽ để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nƣớc. Tuy nhiên, cho tới nay chƣa có công trình nào nghiên cứu sâu về tác
động của báo chí đối với sự phát triển của ngành công nghiệp không khói này;
mặc dù cũng đã có một số đề tài khoa học có liên quan đến du lịch và truyền
thông, nhƣ:
- Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Du lịch: "Cơ sở lý luận, thực tiễn của hoạt
động thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch và một số ấn phẩm thử nghiệm
(Năm 1997)
- Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Du lịch: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải
pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng bá du
lịch Việt Nam trước những thách thức khoa học công nghệ hiện nay” (Năm
2002).

5
- Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Du lịch: “Nghiên cứu nội dung và giải pháp
để nâng cao chất lượng thông tin khoa học - công nghệ và môi trường trên
tạp chí Du lịch Việt Nam” (Năm 2003).
Ở đề tài “Nghiên cứu nội dung và giải pháp để nâng cao chất lượng
thông tin khoa học – công nghệ và môi trường trên tạp chí Du lịch Việt Nam”
mới chỉ đề cập đến một phần nội dung của vấn đề tuyên truyền, quảng bá, đó
là mảng thông tin khoa học – công nghệ, môi trƣờng. Đối tƣợng nghiên cứu
cũng chỉ tập trung vào tạp chí Du lịch Việt Nam, chƣa mở rộng ra các sản
phẩm báo chí khác. Còn đề tài: "Cơ sở lý luận, thực tiễn của hoạt động thông
tin tuyên truyền quảng cáo du lịch và một số ấn phẩm thử nghiệm (Năm

1997) chỉ mới tập trung nghiên cứu mảng quảng cáo du lịch trên các ấn phẩm:
tờ rơi, catalogue, sách hƣớng dẫn du lịch Đây là một phần rất nhỏ của công
tác quảng bá. Với đề tài“Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam
trước những thách thức khoa học công nghệ hiện nay”, trên cơ sở nghiên cứu
hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng
bá du lịch mà cụ thể là trong việc xây dựng các website du lịch, nhóm tác giả
đã đề xuất những giải pháp tiến tới triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
một cách đồng bộ và toàn diện trong mọi hoạt động của ngành.
Nhƣ vậy, đề tài “Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt
Nam thời kỳ hội nhập” là đề tài mới, đi sâu tìm hiểu tính liên ngành của hoạt
động du lịch.
3. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn đƣợc thực hiện với mục đích làm rõ vai trò của báo chí đối
với du lịch. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên
truyền, quảng bá phát triển du lịch trên các sản phẩm báo chí khảo sát.
Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:

6
- Tìm hiểu vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá phát
triển du lịch Việt Nam.
- Phân tích thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch
Việt Nam trên báo chí; những thiếu sót cần khắc phục trên cơ sở khảo
sát báo Du lịch, tạp chí Du lịch và các phụ san, tạp chí Heritage, báo
Tuổi trẻ từ năm 2003 đến năm 2006.
- Nghiên cứu cách xây dựng thông điệp, nghệ thuật tuyên truyền sao cho
công tác quảng bá phát triển du lịch đạt đƣợc hiệu quả thiết thực.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Về đối tƣợng nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát tạp chí Du lịch
Việt Nam và các phụ san, báo Du lịch; các bài báo viết về đề tài du lịch trên

tạp chí Heritage, báo Tuổi trẻ. Vì đây là những cơ quan báo chí có nhiều đóng
góp trong việc tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch Việt Nam trong thời
gian qua.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn lựa chọn thời điểm từ năm 2003 đến
năm 2006, vì đây là giai đoạn quan trọng trong chiến lƣợc phát triển du lịch
Việt Nam 2001 - 2010. Khoảng thời gian khảo sát 4 năm sẽ giúp ngƣời làm
luận văn có đƣợc cái nhìn toàn diện về vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt
Nam của báo chí.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp luận:
+ Sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về sự nghiệp thông tin báo
chí.
+ Sử dụng những kiến thức về cơ sở lý luận báo chí truyền thông.
- Phƣơng pháp nghiên cứu:

7
+ Phƣơng pháp phân tích lịch sử: Phƣơng pháp phân tích lịch sử là
phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của các sự vật, hiện
tƣợng theo một trình tự liên tục và nhiều mặt, trong mối liên hệ với các sự vật,
hiện tƣợng khác. Vì vậy, tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm tìm hiểu sự
phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong mối quan hệ với các phƣơng tiện
truyền thông, để từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả tuyên
truyền của báo chí trong lĩnh vực du lịch.
+ Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích văn bản, so sánh, đối chiếu:
Phƣơng pháp này là sự hỗ trợ cần thiết giúp tác giả tìm hiểu tác động của báo
chí đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, cũng nhƣ thấy đƣợc sự
khác biệt trong cách thức tuyên truyền của các sản phẩm báo chí đƣợc khảo
sát.
Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh cũng giúp tác giả tìm ra định hƣớng

tuyên truyền khác nhau của các tờ báo.
+ Phƣơng pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
để tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức tối đa thông
tin về chủ đề đang nghiên cứu. Phƣơng pháp này giúp tác giả thu thập thông
tin sâu bằng việc tiếp xúc trực tiếp với những câu hỏi cụ thể về vai trò của báo
chí đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch Việt Nam
nói riêng; cách thức, thực trạng công tác quảng bá phát triển du lịch Việt Nam
trên báo chí; quan điểm của cá nhân về giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên
truyền.
+ Phƣơng pháp chuyên gia tƣ vấn: Tác giả sử dụng phƣơng pháp này
nhằm khai thác kinh nghiệm, kiến thức của các chuyên gia trong lĩnh vực du
lịch và báo chí phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.



8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Để ngành du lịch Việt Nam phát triển ngang tầm với ngành du lịch của
các nƣớc trong khu vực, vấn đề xúc tiến du lịch đƣợc đặc biệt chú trọng
(trong đó có một nội dung quan trọng của xúc tiến là công tác tuyên truyền,
quảng bá). Trong bối cảnh tác động của báo chí đối với sự phát triển của du
lịch Việt Nam chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ, luận văn sẽ đi sâu phân tích
những thế mạnh của báo chí trong công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển
du lịch. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ giúp các chuyên gia trong
lĩnh vực du lịch phần nào thấy đƣợc sự cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa sự
phối hợp liên ngành giữa báo chí và du lịch. Đồng thời, trên cơ sở phân tích
những hạn chế trong công tác tuyên truyền, luận văn sẽ giúp đội ngũ biên tập
viên, phóng viên chuyên viết về đề tài du lịch có định hƣớng tuyên truyền phù
hợp với chiến lƣợc phát triển du lịch đã đƣợc Chính phủ phê duyệt.
Về mặt thực tiễn, với tƣ cách là phóng viên tạp chí Du lịch Việt Nam -

tạp chí nghiên cứu lý luận khoa học công nghệ, nghiệp vụ du lịch - việc thực
hiện luận văn cũng là cơ hội để tác giả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
và rút ra những kinh nghiệm bổ ích để thực hiện tốt hơn công tác chuyên
môn.

7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chương 1: Thực trạng phát triển của ngành du lịch Việt nam và vai trò
của báo chí đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng công tác quảng bá phát triển du lịch Việt Nam
trên báo chí thời kỳ hội nhập (khảo sát trên các báo: báo Du lịch, tạp chí Du

9
lịch Việt Nam và các phụ san, tạp chí Heritage, báo Tuổi trẻ giai đoạn 2003 -
2006).
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá phát
triển du lịch trên các sản phẩm báo chí khảo sát.

10
CHƢƠNG MỘT
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH
VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Để phân tích một cách tổng quát về vai trò của du lịch đối với sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân và thực trạng phát triển của nó, trƣớc hết tác
giả xin làm rõ một số khái niệm cơ bản trong hoạt động du lịch thƣờng đƣợc
sử dụng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Nói đến du lịch ngƣời ta thƣờng tiếp cận theo ba giác độ: thứ nhất là

ngƣời đi du lịch (khách du lịch); thứ hai là điểm đến du lịch, trong đó bao
gồm cả các dịch vụ du lịch; thứ ba là ngƣời làm dịch vụ du lịch, ở đây muốn
nói đến ngành du lịch với những hoạt động phục vụ cho khách du lịch. Có thể
tìm hiểu các giác độ du lịch thông qua những khái niệm sau dây:
Du lịch là một trong những nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời
sống xã hội loài ngƣời. Du lịch bắt nguồn từ những cuộc di chuyển của con
ngƣời từ nơi này đến nơi khác trên thế giới để khám phá thiên nhiên và tìm
hiểu nền văn hóa ngoài nơi họ sinh sống.
Điều 4, Chƣơng I, Luật Du lịch nƣớc ta quy định: "Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng
trong một khoảng thời gian nhất định".
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, du lịch không còn
giới hạn trong phạm vi của một quốc gia hoặc một khu vực mà đã trải rộng
hầu hết các nƣớc trên thế giới và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh cùng
với việc nâng cao mức sống của ngƣời dân và gia tăng số ngày nghỉ.

11
Khách du lịch là đối tƣợng tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Trong Điều
4, Chƣơng I, Luật Du lịch quy định: "Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận
thu nhập ở nơi đến".
Theo nghĩa rộng, khách du lịch có thể là một tổ chức, một nhóm ngƣời,
một cá nhân tham gia các hoạt động du lịch với mục đích thoả mãn các nhu
cầu vui chơi, tham quan, khám phá và giải trí… của mình. Khách du lịch gồm
khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Sản phẩm du lịch là sản phẩm đặc biệt, vừa bao gồm những sản phẩm có
tính chất vô hình, không định lƣợng đƣợc theo các đơn vị đo lƣờng thông thƣờng
và cũng không định dạng đƣợc nhƣ đối với các sản phẩm hiện vật, vừa bao gồm
những sản phẩm có tính chất hữu hình nhƣ các sản phẩm thông thƣờng.

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch (Điều 4, Chƣơng I, Luật Du lịch).
Kinh doanh du lịch: Có những tổ chức hoặc cá nhân chuyên hoạt động
trong lĩnh vực du lịch nhằm thu đƣợc lợi nhuận trên cơ sở đáp ứng những nhu
cầu của khách du lịch về những sản phẩm là hàng hóa hoặc dịch vụ du lịch.
Những hoạt động này gọi là kinh doanh du lịch. Những tổ chức hoặc cá nhân
kinh doanh những hoạt động nói trên là những doanh nghiệp hoặc nhà kinh
doanh du lịch.
Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề:
kinh doanh lữ hành; kinh doanh lƣu trú du lịch; kinh doanh phát triển khu du
lịch, điểm du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch khác (Điều 38, Chƣơng VI,
Luật Du lịch).
Thị trƣờng du lịch là một bộ phận của thị trƣờng chung phản ánh toàn bộ
mối quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ du lịch giữa ngƣời mua và ngƣời bán,
giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ thông tin kinh tế - kỹ thuật gắn các

12
mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch. Hay nói cách khác, thị trƣờng du lịch là
nơi thực hiện giá trị của sản phẩm du lịch, cũng nhƣ các thị trƣờng hàng hóa
thông thƣờng, thị trƣờng du lịch là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi
sản phẩm du lịch giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và du khách.
Các loại hình du lịch: Ngày nay, các hoạt động du lịch trên thế giới rất
đa dạng và phong phú, nhƣng thông thƣờng các loại hình du lịch đƣợc chia
theo một số nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm phân chia theo mục đích chuyến đi nhƣ du lịch tham quan, tìm
hiểu; du lịch thƣơng mại; du lịch thăm thân; du lịch hội nghị hội thảo; du lịch
công vụ; du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh; du lịch giải trí thể thao; du lịch khám
phá, mạo hiểm; du lịch nghiên cứu khoa học…
- Nhóm phân chia theo thời gian nhƣ du lịch ngắn ngày (bao gồm cả du
lịch trong ngày và du lịch cuối tuần); du lịch dài ngày (bao gồm cả du lịch

theo chƣơng trình tour và du lịch tự do)…
- Nhóm phân chia theo hình thức nhƣ du lịch đi lẻ từng cá nhân, gia
đình hoặc một nhóm; du lịch đi theo đoàn có tổ chức với chƣơng trình đã định
trƣớc; du lịch ba lô (Open tour)…
- Nhóm phân chia theo phƣơng tiện vận chuyển nhƣ khách du lịch đi
bằng đƣờng hàng không; khách du lịch đi bằng tàu thuỷ; khách du lịch đi
bằng đƣờng bộ; khách du lịch đi bằng đƣờng sắt…
- Nhóm phân chia theo lãnh thổ nhƣ khách du lịch quốc tế; khách du
lịch nội địa.
1.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
1.1.1. Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân:
Ngày nay trên thế giới, du lịch đang là một trong những ngành kinh tế
hấp dẫn và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập quốc dân của nền
kinh tế ở nhiều quốc gia. Hội đồng Lữ hành và Du lịch Quốc Tế (Wold Travel

13
Tourism Council - WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất
trên thế giới. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan
trọng nhất trong ngoại thƣơng và đã nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của nhiều quốc gia khác. Du lịch ngày nay đã trở thành một đề tài hấp
dẫn và trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Theo Tổ chức Du lịch thế giới
(UNWTO), lƣợng khách du lịch quốc tế toàn cầu tăng nhanh trong các năm từ
1995 đến năm 2000 và dự báo đến năm 2010 lƣợng khách du lịch quốc tế toàn
cầu sẽ đạt trên 1 tỷ lƣợt, năm 2020 là trên 1,6 tỷ lƣợt.
UNWTO cũng đã thống kê đƣợc mức thu nhập du lịch thế giới năm
1996 là 423 tỷ USD, năm 2000: 476 tỷ USD và dự báo đến năm 2020 sẽ đạt
2000 tỷ USD.
Ở Việt Nam, trong gần 20 năm qua, nhờ đƣờng lối đổi mới của Đảng,
vai trò và vị trí của ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng đƣợc xác
định một cách đúng đắn. Tỷ lệ đóng góp của các ngành dịch vụ, trong đó có

du lịch trong tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam không ngừng tăng lên, hiện
nay đạt khoảng 40% GDP, và còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Tuy mức
này còn thấp xa so với trình độ chung của thế giới và trong khu vực. Ví dụ, ở
các nƣớc phát triển, ngành du lịch nói chung chiếm tỷ trọng tới hơn 70%
GDP. Những nền kinh tế mới công nghiệp hóa và đƣợc coi là những "con
rồng" trong khu vực đều có tỷ trọng dịch vụ khá cao trong GDP (Hồng Kông
85%; Đài Loan 65%; Singapore 64%; Hàn Quốc 52%). Nhƣng theo dự báo
của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tốc độ tăng trƣởng bình quân GDP du lịch
thời kỳ 2000 - 2010 sẽ đạt 11,0% - 11,5% năm.
Cùng với xu thế chung của sự phát triển du lịch thế giới, du lịch Việt
Nam đã và đang có những bƣớc phát triển nhanh, mạnh, vững chắc về mọi
mặt. Trên địa bàn cả nƣớc, hoạt động du lịch sôi nổi và hiệu quả, năm sau cao
hơn năm trƣớc. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ

14
rệt. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn đƣợc chỉnh
trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân khá lên; tạo ra khả năng tiêu thụ tại
chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy cách ngành khác phát triển; khôi phục
nhiều nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế cả nƣớc và từng địa phƣơng, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và vƣơn
lên làm giàu, mở rộng giao lƣu giữa các vùng, miền trong nƣớc và nƣớc
ngoài.
Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích
và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc, chính quyền địa
phƣơng và cộng đồng dân cƣ trong giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể. Kết hợp giữa tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nƣớc ngoài với
tuyên truyền quảng bá du lịch tại chỗ đã truyền tải đƣợc giá trị văn hóa dân
tộc đến khách du lịch và nhân dân.
1.1.2. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
du lịch:

Sau khi giành đƣợc độc lập tự do trên một phần của đất nƣớc, mặc dù
còn có rất nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết song Đảng ta đó có sự quan
tâm đến hoạt động du lịch. Chỉ 4 năm sau ngày chiến thắng Điện Biên Phủ,
với Nghị định 26/CP ngày 9/7/1960 của Hội đồng Chính phủ, Công ty Du lịch
Việt Nam đầu tiên của nƣớc ta đƣợc thành lập. Đây là lần đầu tiên ở nƣớc ta
có một cơ quan chuyên trách về vấn đề du lịch. Tuy gặp nhiều khó khăn do
trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất non kém, nhƣng tổ chức này đã đặt nền
móng cho sự hình thành một ngành kinh tế mới mẻ của đất nƣớc. Nhƣ vậy,
quyết định này của Đảng và Nhà nƣớc có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với
sự hình thành ngành du lịch Việt Nam. Chính vì vậy, ngày 9 tháng 7 đƣợc coi
là ngày thành lập của ngành du lịch Việt Nam.

15
Ngày 23/1/1979, Thủ tƣớng đã ban hành Nghị định 32/CP chính thức
thành lập Tổng cục Du lịch. Sự ra đời của Tổng cục Du lịch cho thấy Đảng và
Nhà nƣớc đã đánh giá cao vai trò của du lịch trong giai đoạn mới. Điều đó đã
tạo ra bƣớc ngoặt mới đối với hoạt động du lịch Việt Nam. Với cơ sở vật chất
lớn mạnh, quyền hạn đƣợc mở rộng, giai đoạn này Tổng cục Du lịch trực tiếp
quản lý trên 30 công ty du lịch trong cả nƣớc cùng với hàng trăm khách sạn,
nhà hàng, biệt thự, hàng ngàn phƣơng tiện, hàng vạn cán bộ công nhân viên
có trình độ và kinh nghiệm để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nƣớc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(12/1986) là sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu cho một giai
đoạn mới của đất nƣớc. Đó là đƣờng lối đổi mới. Luồng gió này đã đem lại
nguồn sinh lực mới cho tất cả mọi hoạt động của đời sống xã hội nhƣ kinh tế,
văn hoá, giáo dục, quản lý Với chính sách mở cửa: Việt Nam muốn là bạn
của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, du lịch nƣớc ta đã thực sự có
điều kiện khởi sắc. Có thể nói, đây là mốc thứ ba trong lịch sử phát triển du
lịch Việt Nam hiện đại. Từ sau Đại hội VI, nền kinh tế đất nƣớc đã bắt đầu có
sự chuyển đổi về cơ bản. Thêm vào đó, năm 1990 đƣợc chọn là Năm Du lịch

Việt Nam đã góp phần thúc đẩy một cách đáng kể hoạt động du lịch nƣớc
nhà. Hoạt động kinh doanh du lịch đã đƣợc mở ra ở nhiều ngành, nhiều cơ
quan, không chỉ trong phạm vi các thành phần kinh tế nhà nƣớc mà còn ở cả
những thành phần kinh tế khác. Trƣớc xu thế đó, du lịch không chỉ đƣợc coi
là một hoạt động văn hóa xã hội thuần túy nữa mà đó đƣợc khẳng định là một
ngành kinh tế quan trọng của đất nƣớc.
Ngày 9/4/1990, Hội đồng Bộ trƣởng đã ra Nghị định 119 HĐBT về
việc thành lập Tổng Công ty Du lịch Việt Nam, tên đối ngoại là
Vietnamtourism, có các chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng. Sự xuất hiện của Tổng Công ty Du lịch Việt Nam trong hoạt động du

16
lịch quốc tế đã thu hút đƣợc sự quan tâm của bè bạn và du khách năm châu.
Kể từ đây hoạt động du lịch quốc tế của nƣớc ta mới chính thức đƣợc ghi
nhận.
Sau nhiều thử nghiệm, trăn trở tìm mô hình tổ chức quản lý phù hợp
với con đƣờng phát triển kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trƣờng theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa, ngày 26/10/1992, Chính phủ đã ra Nghị định số
05/CP về việc thành lập lại Tổng cục Du lịch nhƣ một cơ quan độc lập ngang
Bộ thuộc Chính phủ - quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn cả nƣớc. Sự
kiện này đã tạo ra cơ hội to lớn cho sự phát triển của du lịch Việt Nam. Mƣời
bốn Sở Du lịch đã đƣợc thành lập ở các tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú
và hoạt động du lịch sôi động nhất. Sau thời điểm này, ngành du lịch Việt
Nam đã thực sự có những chuyển biến đáng kể. Số lƣợng khách, kể cả khách
quốc tế và nội địa tăng lên nhanh chóng. Chúng ta thật đáng tự hào cho con số
1.018 nghìn du khách quốc tế năm 1994, sớm hơn 4 năm so với dự tính của
các chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới.
Chỉ thị 46CT-TW ngày 14/10/1994 của Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình
hình mới là một bằng chứng sinh động về sự quan tâm kịp thời và có hiệu quả

của Đảng đối với du lịch. Chỉ thị đã xác định rõ chức năng của du lịch không
chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần, mà kịp thời chỉ ra những khuyết điểm, yếu
kém của du lịch, đồng thời cũng vạch ra những nguyên nhân của nó. Chỉ thị thể
hiện rất rõ quan điểm của Đảng trong việc phát triển du lịch. Đó là coi việc
phát triển du lịch là một hướng chiến lược trong đƣờng lối phát triển kinh tế -
xã hội của Đảng và Nhà nƣớc nhằm góp phần thực hiện CNH - HĐH đất nƣớc.
Quan điểm thứ hai là phải coi việc phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách
nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội.
Quan điểm này là chỗ dựa vững chắc cho ngành Du lịch trong việc huy động,

17
liên kết với các ngành kinh tế, văn hóa để đi lên. Quan điểm thứ 3 đặc biệt nhấn
mạnh, đồng thời với phát triển du lịch quốc tế cần phải chú trọng phát triển du
lịch nội địa. Quan điểm này chỉ ra vai trò hết sức quan trọng của du lịch trong
phát triển xã hội, khẳng định du lịch không chỉ nên coi là một ngành kinh tế
đơn thuần mà phải đƣợc coi là một ngành kinh tế mang tính xã hội sâu sắc lấy
mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao
dân trí, lòng yêu nƣớc, tăng cƣờng sức khoẻ là nhiệm vụ quan trọng.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng đã dành rất nhiều
thời gian và sự quan tâm tới lĩnh vực du lịch. Để phát triển du lịch Việt Nam
theo quan điểm bền vững, về mặt tài nguyên, Đại hội chỉ ra cần phải: bảo tồn
và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để phát triển
du lịch.
Một trong những nội dung cơ bản của thời kỳ CNH - HĐH trong những
năm trƣớc mắt đƣợc Đại hội khẳng định là: phát triển nhanh du lịch, các dịch
vụ… phục vụ cuộc sống nhân dân. Từng bước đưa nước ta trở thành một
trung tâm du lịch, thương mại-dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực.
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó, Đại hội xác định cần phải: triển
khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng
du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường.

Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích
lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh
doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu vực du lịch tập
trung ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng phục vụ
phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau.
Tiếp theo đó, sự ra đời của Pháp lệnh Du lịch tháng 2 năm 1999 đã tạo
cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động du lịch. Về mặt học thuật, Pháp lệnh
là văn bản quan trọng trong việc thống nhất một số khái niệm cơ bản của du

18
lịch. Với 9 chƣơng, 56 điều, Pháp lệnh Du lịch là chỗ dựa pháp lý cho các
doanh nghiệp và ngƣời làm du lịch Việt Nam.
Hoạt động du lịch có liên quan chặt chẽ với nhiều ngành khác nhau. Để
yểm trợ cho hoạt động này, đƣa chủ trƣơng của Đảng coi việc phát triển du
lịch là trách nhiệm của các cấp, các Ban Ngành vào cuộc sống, Ban chỉ đạo
Nhà nƣớc về du lịch lúc đó do Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm làm
Trƣởng Ban đã đƣợc thành lập. Nhờ có Ban chỉ đạo, nhiều vƣớng mắc trong
hoạt động du lịch đã đƣợc giải quyết kịp thời, tạo đƣợc những điều kiện thuận
lợi nhất cho du khách.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9, Đảng ta đã xác định cần phát
triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên,
sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước
và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của
khu vực.
Chủ trƣơng này đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt. Ngoài sự tăng
trƣởng của số lƣợng du khách, thu nhập du lịch tăng bình quân trên 60%/năm.
Cùng với đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn
1995 - 2010, các đề án quy hoạch du lịch các vùng, tiểu vùng, các tỉnh cũng
đã đƣợc triển khai.

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc, sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành và
nỗ lực chung của toàn Ngành, Luật Du lịch đã đƣợc xây dựng chỉ trong một
thời gian ngắn và đƣợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006. Luật Du lịch ra đời đã đáp
ứng kịp thời yêu cầu về tình hình cũng nhƣ nhiệm vụ đặt ra đối với công tác
hợp tác quốc tế, đánh dấu bƣớc phát triển mới trong quá trình hội nhập của du
lịch Việt Nam.

19
Tóm lại, sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nƣớc đối với du lịch là
một tiền đề hết sức quan trọng cho những đổi mới của ngành. Đây là nhân tố
nền tảng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam.
1.1.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch Việt Nam:
Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới mở cửa, hội nhập và sự
quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp
ngành, sự hƣởng ứng của nhân dân, sự trợ giúp quốc tế và sự nỗ lực chủ quan
của toàn ngành, du lịch Việt Nam đã có những bƣớc chuyển biến toàn diện và
sâu sắc, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nƣớc, mở ra một giai đoạn mới sôi động đối với hoạt động du lịch trong phạm
vi toàn xã hội. Ngành du lịch luôn nhất quán chủ trƣơng phát triển du lịch bền
vững trên cơ sở khai thác lợi thế về truyền thống văn hóa, lịch sử, điều kiện tự
nhiên, quốc tế, từng bƣớc hội nhập với các nƣớc phát triển du lịch trong khu
vực và trên thế giới.
Kết quả kinh doanh du lịch:
Những thành tựu kinh doanh của du lịch Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- Có nhịp độ tăng trƣởng cao, hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn,
toàn diện:
+ Về khách du lịch: từ năm 1995 đến nay, lƣợng khách du lịch luôn
duy trì đƣợc mức tăng trƣởng 2 con số.

Bảng 1.1: Số lƣợng khách du lịch hàng năm
Đơn vị: Triệu lƣợt ngƣời
Năm
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007**
(Dự tính)
Khách quốc tế
1,35
2,14
2,33
2,62
2,43 (*)
2,93
3,43
3,6
4 - 4,4
Khách nội địa
6,9
11,2
11,7
13,0
13,5
14,5

16,1
17,5
19 - 20
Nguồn: Tổng cục Thống kê

20
Chú thích: (*) Do tác động của dịch bệnh SARS và dịch cúm gia cầm.
(**) Số liệu dự tính của Tổng cục Du lịch
+ Về thu nhập xã hội từ du lịch: Du lịch cũng là ngành phát triển nhanh
về thu nhập xã hội.
Bảng 1.2: Thu nhập xã hội từ du lịch
Đơn vị: ngàn tỷ đồng
Năm
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007*
(Dự tính)
Thu nhập
8,73
17,40
20,50
23,00
22,00
26,00

30,00
51
56,00
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ghi chú: (*) Số liệu dự tính của Tổng cục Du lịch
+ Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp
phần xoá đói giảm nghèo. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP
của ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân (GDP du lịch hiện chiếm
3,5% GDP cả nƣớc; nếu theo cách tính của Tổ chức Du lịch thế giới thì con
số này là trên 8%). Du lịch phát triển khiến đời sống nhân dân khá lên (rõ
nhất là ở các trọng điểm du lịch và các địa phƣơng nhƣ Sa Pa (Lào Cai), Cát
Bà (Hải Phòng), Huế (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Mũi Né
(Phan Thiết), Bình Châu (Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu)…; tạo ra khả năng
tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển,
khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nƣớc và từng địa phƣơng, tăng thu nhâp, xoá
đói giảm nghèo và vƣơn lên làm giàu, mở rộng giao lƣu giữa các vùng, miền
trong nƣớc và với nƣớc ngoài…
Tình hình phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và doanh nghiệp du lịch
Quy mô hoạt động của ngành du lịch Việt Nam không ngừng đƣợc mở
rộng, thể hiện qua các chỉ tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên

21
ngành, đặc biệt là sự gia tăng hệ thống lƣu trú; số lƣợng doanh nghiệp du lịch
và sự thu hút đầu tƣ du lịch.
Tính đến năm 2006 cả nƣớc có 2575 khách sạn đƣợc xếp hạng từ đạt
tiêu chuẩn đến 5 sao (Số liệu của Tổng cục Du lịch).
Phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch đƣờng hàng không, đƣờng bộ,
đƣờng sắt, đƣờng thuỷ phát triển đa dạng và dần đƣợc hiện đại hóa. Một số khu
du lịch, sân golf, công viên chủ đề và cơ sở vui chơi giải trí đƣợc đƣa vào hoạt

động, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và nhân dân. Với cơ sở vật chất kỹ
thuật nhƣ vậy, du lịch nƣớc ta đủ điều kiện đón hàng triệu khách quốc tế và nội
địa, phục vụ đƣợc các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn.
Cùng với sự phát triển hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất du lịch, hệ
thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng không ngừng phát triển cả về
lƣợng và chất. Tính đến năm 2006, cả nƣớc có gần 500 doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành quốc tế và trên 10.000 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội
địa (Số liệu của Tổng cục Du lịch).
Có thể khẳng định, các doanh nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài và các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực du lịch đang phát triển mạnh.
Nhiều doanh nghiệp quốc doanh đã đƣợc cổ phần hóa, một số doanh nghiệp
quốc doanh phát triển theo mô hình tổng công ty và có định hƣớng phát triển
theo mô hình tập đoàn (Ví dụ: Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, Tổng công ty Du
lịch Hà Nội…), nhằm làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du
lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Công tác xúc tiến quảng bá du lịch và phát triển thị trƣờng
Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá về du lịch và phát triển thị
trƣờng đã có nhiều tiến bộ. Ngành du lịch đã xuất bản đƣợc các ấn phẩm bằng
nhiều thứ tiếng để giới thiệu rộng rãi về du lịch Việt Nam, ứng dụng internet
để tuyên truyền quảng bá du lịch phát huy kết quả tốt. Chƣơng trình hành

22
động quốc gia về du lịch huy động đƣợc rộng rãi lực lƣợng làm thông tin đối
nội và đối ngoại, các địa phƣơng, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tập
trung một chiến dịch quảng bá cho du lịch Việt Nam với tiêu đề "Việt Nam -
vẻ đẹp tiềm ẩn". Trong những năm qua, các phƣơng tiện thông tin đại chúng
tuyên truyền, giới thiệu về du lịch ở trong và ngoài nƣớc nhiều và tập trung
hơn các năm trƣớc. Ngành du lịch đã tăng cƣờng các hoạt động quảng bá, kết
hợp hình thức quảng bá truyền thống và hiện đại, tham gia thành công các hội
chợ du lịch quốc tế và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở

nƣớc ngoài và hàng không, tổ chức các đợt phát động thị trƣờng mạnh mẽ tại
Australia, Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Trung Quốc… Hình ảnh du lịch
Việt Nam đƣợc tạo lập và nâng cao, gây sự chú ý và làm cho nhiều ngƣời
nƣớc ngoài hiểu thêm về một nƣớc Việt Nam hòa bình, ổn định và mến
khách, tạo thế và lực đƣa Việt Nam trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu
vực và thế giới. Những vƣớng mắc trong xuất, nhập cảnh, đi lại, cƣ trú, phát
triển sản phẩm đƣợc tháo gỡ dần. Bƣớc đầu đã nối kết hoạt động của du lịch
Việt Nam với các nƣớc trong khu vực và thế giới, tạo ra các sản phẩm du lịch
liên quốc gia để thu hút khách. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh
thủ sự hỗ trợ của các nƣớc, các tổ chức quốc tế cho công tác xúc tiến, tuyên
truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng, khai thác phát triển thị
trƣờng du lịch trong nƣớc và quốc tế.
Công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiện cứu ứng dụng khoa
học
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch có bƣớc chuyển
biến quan trọng: Cơ sở đào tạo, đội ngũ giáo viên, chƣơng trình, giáo trình,
phƣơng pháp đào tạo đƣợc đổi mới, góp phần tích cực trong đào tạo mới,
đào tạo lại và bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Hiện cả nƣớc có
gần 50 trƣờng và trung tâm dạy nghề du lịch. Trong đó, có trên 25 trƣờng

23
đại học và cao đẳng có khoa du lịch hoặc tổ bộ môn chuyên ngành du lịch và
24 trƣờng trung học chuyên nghiệp và trung tâm dạy nghề du lịch. Trƣờng
Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trƣờng Trung học Du lịch thành phố Hồ Chí
Minh, Trƣờng Trung học Du lịch Huế và Vũng Tàu đƣợc Luxembourg tài
trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, chƣơng trình đào tạo và huấn luyện giáo viên
dạy nghề để làm nòng cốt cho hệ thống đào tạo nghề du lịch, góp phần bồi
dƣỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch.
Những tiến bộ và cố gắng nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc hình
thành và phát triển đội ngũ lao động của ngành du lịch với gần 25 vạn lao động

trực tiếp và trên 60 vạn lao động gián tiếp, ngày càng tăng về số lƣợng, nâng
cao về chất lƣợng và hợp lý hóa về cơ cấu ngành nghề, vùng miền và độ tuổi.
Trong công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhiều đề
tài khoa học cấp nhà nƣớc, cấp ngành đã đƣợc triển khai nghiên cứu, tập trung
vào các vấn đề nổi cộm của ngành nhƣ: quản lý nhà nƣớc, bảo vệ môi trƣờng
và phát triển bền vững, phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu thị trƣờng -
khách sạn… Nhìn chung các đề tài đều mang tính ứng dụng thực tiễn cao đối
với sự nghiệp phát triển du lịch. Trong đó đáng chú ý là nghiên cứu ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng các ấn phẩm
tuyên truyền quảng bá, hoà mạng internet… góp phần tích cực phục vụ sự hội
nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và thế giới.
1.2. VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN
KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM NÓI RIÊNG
1.2.1. Vai trò của báo chí đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội
Có thể khẳng định, cùng với sự nghiệp đổi mới, báo chí nƣớc ta đã phát
huy truyền thống vẻ vang của báo chí Cách mạng Việt Nam trong 82 năm
qua; trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc

×