Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nâng cao chất lượng tin trong nước của thông tấn xã Việt Nam khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nước, giai đoạn 2004-2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 125 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN TIẾN DUẨN





NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIN TRONG NƯỚC
CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

[Khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nước, giai đoạn 2004-2006]








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ








HÀ NỘI - NĂM 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN TIẾN DUẨN




NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIN TRONG NƯỚC
CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

[Khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nước, giai đoạn 2004-2006]


Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS ĐINH VĂN HƯỜNG




HÀ NỘI - NĂM 2007




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VÀI NÉT VỀ TTXVN VÀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
CỦA BAN BIÊN TẬP TIN TRONG NƯỚC TTXVN 8
1.1. Giới thiệu khái quát về TTXVN 8
1.1.1. Khái niệm "Thông tấn xã" 8
1.1.2. TTXVN - Hãng thông tấn Nhà nước của nước
CHXHCN Việt Nam 9
1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của TTXVN 14
1.1.4. Điểm giống và khác nhau giữa TTXVN
và các cơ quan thông tin đại chúng khác 19
1.2. Quy trình xử lý thông tin và hoạt động của
Ban Biên tập Tin trong nước TTXVN 23
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ - quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Ban Biên tập tin Trong nước TTXVN 23
1.2.2. Công tác thông tin của Ban Biên tập tin Trong nước TTXVN 25
1.2.3. Quy trình xử lý thông tin của Ban Biên tập tin Trong nước TTXVN 26
1.2.4. Công tác biên tập ở Ban Biên tập tin Trong nước TTXVN 28
1.2.5. Vai trò, vị trí của phân xã trong nước TTXVN đối với
Ban Biên tập tin Trong nước và công tác quản lý phân xã trong nước 32
Chương 2: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ
THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN TRONG NƯỚC TTXVN HIỆN NAY 39
2.2. Thành tựu cơ bản của thông tin Trong nước TTXVN 39
2.2.1. Khái quát về thông tin Trong nước của TTXVN
từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay 39
2.2.2. Thông tin trong nước là nguồn tin quan trọng của TTXVN 41


2.2.3. Vai trò của thông tin trong nước TTXVN
trong sự nghiệp đổi mới đất nước 53
2.2.4. Tình hình sử dụng thông tin Trong nước của TTXVN
trên báo chí hiện nay 64
2.3. Hạn chế của thông tin Trong nước TTXVN 65
2.4. Đổi mới và nâng cao chất lượng thông tin Trong nước
TTXVN trong giai đoạn hiện nay 71
2.4.1. Đảng bộ TTXVN lãnh đạo đổi mới công công tác thông tin 71
2.4.2. Về đổi mới quy trình xử lý thông tin Trong nước 75
2.4.3. Đổi mới về nội dung đưa tin trong nước 79
2.4.4. Đổi mới về hình thức trình bày tin trong nước 82
2.4.5. Đổi mới công tác phóng viên, đi cơ sở để phát hiện vấn đề mới 84
2.4.6. Đổi mới về khâu kỹ thuật trong công tác thông tin 86
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG,
HIỆU QUẢ THÔNG TIN TRONG NƯỚC CỦA TTXVN 89

3.1. Giải pháp về lãnh đạo chỉ đạo và hoàn thiện bộ máy quản lý 90
3.2. Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ, tuyển chọn
và đào tạo các nhà báo giỏi 92
3.3. Đổi mới tư duy làm báo, đưa tin, đa dạng hóa thông tin,
tăng tin dự báo, phát hiện, tính chiến đấu, tính phản biện 95
3.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh
của từng sản phẩm thông tin 98
3.5. Thực hiện tốt công tác luân chuyển phóng viên, biên tập viên 99
3.6. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật 103
3.7. Một số giải pháp khác 104
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
GDĐH: Giáo dục đại học
GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
KH&CN: Khoa học và công nghệ
TCCB: Tổ chức cán bộ
TTN: Tin trong nước
TTXGP: Thông tấn xã Giải phóng
TTX: Thông tấn xã
TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
VNTTX: Việt Nam Thông tấn xã
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới.



1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thông tin báo chí có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và mở rộng quan hệ quốc tế. Thông tin
báo chí nƣớc ta hiện nay đã và đang thực hiện tốt chức năng tuyên truyền
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc, là
diễn đàn của nhân dân.
Trong hệ thống thông tin báo chí, thông tin của Thông tấn xã Việt
Nam (TTXVN) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình với tƣ cách là cơ quan
thông tấn Nhà nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc và
đƣợc Chính phủ trực tiếp chỉ đạo. TTXVN thực hiện chức năng Thông tấn
Nhà nƣớc trong việc phát hành tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà
nƣớc, cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu của lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc; thu
thập thông tin, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí phục vụ các đối
tƣợng có nhu cầu trong và ngoài nƣớc. Do luôn giữ đúng định hƣớng thông
tin, không chạy theo xu hƣớng thƣơng mại hóa, TTXVN đã làm tốt chức
năng thông tin, tuyên truyền, góp phần định hƣớng và hƣớng dẫn dƣ luận xã
hội, đồng thời tham gia tích cực vào công tác đấu tranh chống tiêu cực,
chống các loại thông tin thù địch. Thông tin TTXVN luôn đƣợc đánh giá là
nguồn tin đáng tin cậy và mang tính chính thống trong cả nƣớc và nƣớc
ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay, trƣớc sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu
và cả trong nƣớc; công cuộc đổi mới đất nƣớc ngày càng mở rộng và đi vào
chiều sâu, nên nguồn thông tin và nhu cầu thông tin của nhân dân ngày càng
thêm nhiều tầng nấc, phong phú và đa dạng. Công chúng và khách hàng cần
thông tin hai chiều, gần gũi với thực tiễn và mang đƣợc hơi thở của cuộc

2

sống. Hơn nữa, trong điều kiện quản lý theo cơ chế thị trƣờng, sự cạnh tranh
thông tin càng trở nên quyết liệt. Do đó, vấn đề đổi mới thông tin lại càng
đặt ra một cách cấp thiết. Để đạt đƣợc sự nghiệp đổi mới báo chí, đổi mới
thông tin, thì trƣớc hết phải đổi mới và nâng cao chất lƣợng thông tin một
cách liên tục.
Trong những năm qua, thông tin trên báo chí nƣớc ta nói chung và
TTXVN nói riêng mặc dù đã có nhiều đổi mới trong việc nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả, nhƣng thực tế vẫn chƣa đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của thực
tiễn cuộc sống. Công tác thông tin của TTXVN giai đoạn hiện nay vẫn có
lúc chƣa nhanh, thậm chí, một số trƣờng hợp còn chậm hơn so với báo khác.
Tình trạng bỏ sót sự kiện, bỏ sót vấn đề và đôi lúc còn có những thông tin
chƣa chính xác vẫn xảy ra. Trong không ít trƣờng hợp, khi đối phó với sự
kiện mang tính nhạy cảm chính trị - xã hội, còn bị động trong khâu xử lý
thông tin Thông tin của TTXVN tuy đã đƣợc nâng cao một bƣớc về chất
lƣợng, nhƣng hiệu quả và khả năng cạnh tranh còn chƣa cao. Năm 2003,
phát biểu trong Hội nghị toàn ngành TTXVN, Phó Thủ tƣớng Chính phủ
Phạm Gia Khiêm cho rằng: "Tin TTXVN bảo đảm tính thời sự, những sự
kiện thời sự xảy ra trong nước về các mặt được đưa đầy đủ, chính xác và
đúng định hướng. Do vậy, dòng thông tin của TTXVN vẫn giữ được vai trò
chủ lưu. Song tin TTXVN chưa hay, chưa đáp ứng đủ các nhu cầu thông tin
đang ngày càng đa dạng " [37, 27].
Trong “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010’’, Chính phủ đã
định hƣớng xây dựng TTXVN thành một hãng thông tấn quốc gia có uy tín
và có sức cạnh tranh cao trong khu vực Đông Nam Á. Phát triển TTXVN
theo mô hình một tập đoàn truyền thông quốc gia mạnh. Xây dựng một số
phân xã khu vực hoặc phân xã điểm trong hệ thống phân xã trong nƣớc, tiếp
tục mở rộng mạng lƣới phân xã nƣớc ngoài. Định hƣớng xây dựng TTXVN

3
là nền tảng cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả

thông tin của TTXVN, đặc biệt là thông tin Trong nƣớc trong giai đoạn hiện
nay.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
cũng nhƣ từ thực tiễn đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc, thông tin
trong nƣớc nói chung và thông tin Trong nƣớc TTXVN nói riêng vẫn chƣa
ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác thông
tin trong nƣớc trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nói chung và
TTXVN nói riêng là một việc làm cấp thiết và cấp bách nhằm đánh giá đúng
thực trạng; chỉ ra những ƣu, nhƣợc điểm, nguyên nhân của những hạn chế,
từ đó đề ra các giải pháp đẩy mạnh công tác thông tin Trong nƣớc, nâng cao
hiệu của công tác này, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế.
Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Nâng cao chất lượng tin trong
nước của TTXVN" làm luận văn Thạc sĩ khoa học báo chí tại Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.


2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu về công tác đƣa tin trong nƣớc (trong lĩnh vực báo
chí) cũng đã xuất hiện trên một số tin, bài đăng trên báo, tạp chí; hay các bài
phát biểu, ý kiến của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, lãnh đạo
các cơ quan báo chí; các cán bộ chuyên trách và một số nhà nghiên cứu, nhà
báo. Các tin, bài, ý kiến, phát biểu này nhìn chung thƣờng đề cập đến tình
hình chung, có tính định hƣớng, nêu những bài học, đề xuất các giải pháp để
nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác thông tin trong nƣớc.
Hiện nay, cũng đã có một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp đại học đề
cập đến vấn đề thông tin trong nƣớc, nhƣng chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu

4
một số nội dung tổng quát về thông tin trong nƣớc, gồm cả phần lý luận và

thực tiễn. Trong danh mục nhóm đề tài: Các thể loại báo chí thông tấn của
Phòng tƣ liệu Khoa Báo chí, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có khoảng 30 luận văn, khóa luận tốt nhiệp
nghiên cứu về thể loại báo chí thông tấn. Trong đó, cũng đã có một số luận
văn, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về thông tin trong nƣớc, hay nghiên
cứu về tuyến tin Trong nƣớc của TTXVN. Ví dụ nhƣ: "Nét tương đồng và
khác biệt về ngôn ngữ giữa tin trong nước và tin quốc tế đối nội ở TTXVN"
của Lƣơng Thị Nguyệt; "Nâng cao chất lượng tin chính trị - ngoại giao của
TTXVN" của Nguyễn Thị Thanh Hƣơng; "Phương pháp thể hiện tin trên
"Tin ảnh Dân tộc và Miền núi" của Nguyễn Thị Thu Hƣơng Nhƣng chƣa
có một luận văn nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về vấn đề nâng
cao chất lƣợng tin Trong nƣớc của TTXVN hiện nay (qua khảo sát trực tiếp
từ tổ chức và hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nƣớc, TTXVN).
Kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, luận văn này sẽ đi
sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thông tin Trong
nƣớc TTXVN. Trên cơ sở đó đi sâu khảo sát thực tiễn hoạt động công tác
đƣa tin trong nƣớc ở Ban Biên tập tin Trong nƣớc TTXVN; phân tích, chứng
minh rõ những đóng góp của thông tin trong nƣớc đối với công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế; làm rõ thực
trạng, những điểm mạnh và yếu của tuyến tin Trong nƣớc; việc đổi mới,
nâng cao chất lƣợng thông tin Trong nƣớc của TTXVN; từ đó đề ra các giải
pháp để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả thông tin Trong nƣớc của TTXVN
nói riêng và thông tin trong nƣớc nói chung.


3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn

5
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của thông tin

Trong nƣớc TTXVN; nêu những nét chung về TTXVN và tổ chức, hoạt
động của Ban Biên tập tin Trong nƣớc TTXVN; phân tích rõ thành tựu, hạn
chế của thông tin Trong nƣớc TTXVN.
Luận văn còn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và
hiệu quả thông tin Trong nƣớc của TTXVN trong bối cảnh chung của thông
tin trong nƣớc và thế giới hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là xác định những nội dung cơ bản
của thông tin Trong nƣớc TTXVN: vị trí, tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm
vụ, yêu cầu, nội dung, lực lƣợng, đối tƣợng, địa bàn; đƣờng lối, quan điểm,
phƣơng châm, phƣơng pháp tiến hành công tác thông tin Trong nƣớc.
Khảo sát hoạt động và phân tích thực trạng trong công tác đƣa tin
Trong nƣớc của Ban Biên tập tin Trong nƣớc của TTXVN giai đoạn 2004-
2006, để rút ra những ƣu, nhƣợc điểm trong công tác đƣa tin trong nƣớc.
Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác đƣa tin Trong
nƣớc của TTXVN trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của báo chí truyền
thông trong nƣớc và thế giới.

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này bao gồm: Các văn kiện của
Đảng, Nhà nƣớc, của các Bộ, ban, ngành, địa phƣơng về thông tin trong
nƣớc; công tác chỉ đạo và hoạt động đƣa tin Trong nƣớc của TTXVN; về tổ
chức và hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nƣớc TTXVN.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

6
Phạm vi nghiên cứu về thông tin Trong nƣớc là rất rộng. Tuy nhiên,

trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi khảo sát công
tác đƣa tin Trong nƣớc của Ban Biên tập tin Trong nƣớc TTXVN trong giai
đoạn 2004-2006.

5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở phƣơng pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa Mác -
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đƣờng lối, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc về thông tin báo chí nói chung và tin trong nƣớc nói
riêng.

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp khảo sát, thống kê: khảo sát, đọc, phân tích, rút ra những
kết quả hoạt động trong công tác thông tin Trong nƣớc của Ban Biên tập tin
Trong nƣớc nói riêng và thông tin TTXVN nói chung.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: đƣợc thực hiện trên các ấn phẩm,
từng tác phẩm báo chí để tìm ra những đặc điểm về nội dung và hình thức,
thế mạnh của thông tin Trong nƣớc TTXVN.
Phƣơng pháp đối chiếu, so sách: để rút ra những ƣu, nhƣợc điểm của
công tác thông tin trong nƣớc so với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn
mới của đất nƣớc. Từ đó, xác định rõ vai trò, đặc điểm của tin Trong nƣớc
của TTXVN hệ thống thông tin báo chí.
Phƣơng pháp chuyên gia tƣ vấn: phỏng vấn, trao đổi với các nhà báo,
chuyên gia trong lĩnh vực đƣa tin trong nƣớc.

6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN

7

Luận văn có những đóng góp nhất định trong việc tổng kết thực tiễn
để nghiên cứu lý luận thông tin trong nƣớc, đặc biệt là việc đổi mới và nâng
cao chất lƣợng thông tin Trong nƣớc của TTXVN hiện nay, làm cơ sở khoa
học cho việc nghiên cứu, học tập của sinh viên chuyên ngành báo chí và
những ngƣời làm công tác thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực văn hóa -
thông tin - tƣ tƣởng và những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực này nói chung.
Mặt khác, luận văn cũng là một cơ sở để cán bộ, phóng viên, biên tập
viên TTXVN đang làm công tác thông tin Trong nƣớc tham khảo, vận dụng
nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác đƣa tin trong nƣớc trên các ấn
phẩm của mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của TTXVN trong công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nƣớc và mở rộng hợp tác
quốc tế hiện nay.

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng chính:

Chƣơng 1: Vài nét về TTXVN và tổ chức, hoạt động của Ban Biên
tập tin Trong nước TTXVN
Chƣơng 2: Thành tựu, hạn chế và thực trạng đổi mới, nâng cao
chất lượng thông tin Trong nước TTXVN hiện nay
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thông
tin trong nước của TTXVN
Nội dung của luận văn sẽ đƣợc trình bày theo thứ tự chƣơng mục trên.





8


CHƢƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TTXVN VÀ TỔ CHỨC, HOẠT
ĐỘNG CỦA BAN BIÊN TẬP TIN TRONG NƢỚC TTXVN
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TTXVN
1.1.1. Khái niệm "Thông tấn xã"
“Thông tấn xã” (hay “Hãng thông tấn”, “Hãng tin” nhƣ một số ngƣời
gọi) theo định nghĩa cổ điển, là một tổ chức chuyên làm nhiệm vụ thu thập
tin tức để bán cho các cơ quan thông tin đại chúng khác (báo, tạp chí, đài
phát thanh, đài truyền hình ).
Còn theo định nghĩa của “Trung Quốc đại bách khoa toàn thư”, đƣợc
Tạp chí Người làm báo trích dẫn, thì: “Thông tấn xã (News Agency) là cơ
quan báo chí lấy thu thập và cung cấp tin tức làm chức năng chủ yếu, coi báo
chí, đài phát thanh, đài truyền hình là đối tƣợng cung cấp bài vở chủ yếu”
[50].
Qua lịch sử phát triển 175 năm của nghề thông tấn, kể từ năm 1832
khi ngƣời ta bắt đầu thực hiện dịch vụ thu thập tin tức trên các báo để bán
cho các nhà buôn, các ngân hàng, các nhà kinh doanh , và nhất là trong thời
đại bùng nổ thông tin, thời đại công nghệ thông tin nhƣ hiện nay, khái niệm
về “Thông tấn xã” cũng có sự thay đổi.
Mặt khác, cho đến nay, do có nhiều quan điểm khác nhau nên vẫn
chƣa có một định nghĩa có tính chất chuẩn mực chung về “Thông tấn xã”.
Song, chúng ta có thể hiểu về “Thông tấn xã” trong điều kiện Việt Nam nhƣ
sau:
“Thông tấn xã là một cơ quan báo chí chuyên làm nhiệm vụ thu thập
và xử lý thông tin thời sự về những sự kiện có thật xẩy ra trong đời sống xã
hội và tự nhiên để cung cấp thật nhanh và chính xác cho các cơ quan thông
tin đại chúng, đồng thời cung cấp trực tiếp cho công chúng. Sản phẩm thông

9
tin của Thông tấn xã gồm nhiều thể loại (tin, ảnh thời sự, tin bài tổng hợp,

tin bài bình luận, tin bài tường thuật, phỏng vấn, ghi nhanh, phóng sự, tài
liệu - thời sự và các loại hình thông tấn khác ) và được thể hiện bằng nhiều
hình thức [các chương trình phát thanh, truyền hình, các websites trên mạng
thông tin điện tử, các ấn phẩm, triển lãm (ảnh tĩnh), băng và đĩa ghi tiếng,
băng và đĩa ghi hình (ảnh động) hoặc các sản phẩm đa phương tiện -
multimedia products ] mà những sản phẩm này được cung cấp nhằm mục
đích chính trị hoặc kinh doanh, hoặc đồng thời nhằm cả hai mục đích này”
[59, 125-126].
Theo Nghị định số 83/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTXVN thì: “Thông tấn
xã Việt Nam là cơ quan sự nghiệp trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng
thông tấn Nhà nước trong việc phát hành tin, văn kiện chính thức của Đảng
và Nhà nước, cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và
quản lý của Nhà nước; thu thập thông tin, phổ biến thông tin bằng các loại
hình báo chí phục vụ các đối tượng có nhu cầu trong và ngoài nước; thực
hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của
Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Thông tấn xã Việt Nam
theo quy định của pháp luật” [1, 160].

1.1.2. TTXVN - Hãng thông tấn Nhà nước của nước CHXHCN Việt
Nam
Mƣời ba ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc
lập, khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đúng ngày 15-9-1945,
từ đài phát sóng Bạch Mai, giữa lòng Thủ đô Hà Nội, Việt Nam Thông tấn
xã (nay là TTXVN) phát sóng ra quốc tế bản tin đầu tiên truyền tải toàn văn:
"Bản Tuyên ngôn Độc lập" lịch sử và Danh sách Chính phủ lâm thời của

10
nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh và Pháp. Từ
đó, ngày 15-9-1945 đƣợc chính thức lấy làm ngày thành lập TTXVN.

TTXVN có vinh dự đƣợc Bác Hồ khai sinh và đặt tên. Đây là lần đầu tiên
trong lịch sử báo chí Việt Nam, một binh chủng thông tin mới, một cơ quan
thông tấn Nhà nƣớc ra đời, phục vụ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nƣớc ta không có hãng
thông tấn. Tin tức chủ yếu do các hãng tin của Pháp và Phƣơng Tây phát ra,
thông qua sở Tuyên truyền báo chí của Pháp. Tiền thân của TTXVN và Đài
Tiếng nói Việt Nam là Nha Thông tin Việt Nam thuộc Bộ Tuyên truyền
trong Chính phủ lâm thời đƣợc thành lập ngay sau ngày Cách mạng Tháng
Tám thành công. Nha Thông tin Việt Nam đã tiếp quản phòng thu tin ở số 6
phố Pierre pasquier (nay là nhà số 6 phố Điện Biên Phủ) thuộc Sở Tuyên
truyền báo chí Pháp và đài phát sóng Bạch Mai. Ngày 23-8-1945, là ngày
làm việc đầu tiên của VNTTX bằng việc thu và khai thác tin của AFP ở Sài
Gòn và Pari.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, do yêu cầu của Cách
mạng và đƣợc sự chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng, ngày 12-10-1960, bộ phận
biệt phái của VNTTX ở Nam Bộ đã đứng ra thành lập Thông tấn xã Giải
phóng (TTXGP) - cơ quan thông tin chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà
miền Nam Việt Nam. Từ chiến khu Dƣơng Minh Châu, bản tin chính thức
đầu tiên của TTXGP đƣợc phát đi khắp trong nƣớc và thế giới.
Đƣợc Bác Hồ trực tiếp sáng lập, rèn luyện và dìu dắt; đƣợc các đồng
chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc quan tâm sâu sắc, TTXVN luôn luôn
trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, phấn

11
đấu quên mình vì nhiệm vụ chiến lƣợc của Đảng và nhân dân trong các thời
kỳ cách mạng.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tuy vừa mới ra đời, cơ sở vật
chất kỹ thuật còn thô sơ, lực lƣợng nhân viên ít ỏi, nhƣng TTXVN đã vƣợt

qua mọi khó khăn thử thách theo sát bƣớc tiến quân của các đơn vị Quân đội
nhân dân Việt Nam anh hùng, luôn luôn có mặt trên các chiến trƣờng và cả
trong vùng địch hậu, thu, phát tin, ảnh đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời mọi tin
tức từ chiến trƣờng. Trong Chiến dịch Điện Biên phủ, phóng viên TTXVN
đã theo sát các hƣớng tiến công địch, thƣờng xuyên bám trận địa, báo cáo
kịp thời cho Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tình hình chiến sự, cung cấp
thông tin cho các báo, đài. Ngay sau khi kết thúc chiến dịch, phóng viên
TTXVN từ mặt trận đã có bài tƣờng thuật gây chấn động dƣ luận trong nƣớc
và quốc tế.
Sau Hiệp định Giơnevơ, từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, các
chiến sĩ - nhà báo thông tấn góp phần công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc và phục vụ đắc lực cho cuộc đấu tranh thống nhất nƣớc nhà ở
miền Nam. Cùng với việc không ngừng xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật,
hoàn thiện tổ chức, đào tạo đội ngũ làm báo tinh thông nghiệp vụ, TTXVN
luôn đi đầu trong việc tuyên truyền về những nhân tố mới ở nhà máy cơ khí
Duyên Hải, hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong, phong trào thi đua "Ba
nhất", phong trào “Ba sẵn sàng", “Ba đảm đang", "mỗi ngƣời làm việc bằng
hai vì miền Nam ruột thịt" , về những tấm gƣơng hy sinh quên mình của
các chiến sĩ đảo Cồn Cỏ, của gƣơng anh hùng Nguyễn Viết Xuân "nhằm
thẳng quân thù mà bắn", về La Thị Tám, về Ngô Thị Tuyển, Trần Thị Lý,
về những nữ dân quân Nam Ngạn - Hàm Rồng
Trong bom đạn ác liệt của giặc Mỹ ở miền Bắc cũng nhƣ trên các
chiến trƣờng miền Nam, TTXVN không một giây phút ngừng thu phát thông

12
tin, phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng và phục vụ sự chỉ đạo chiến
lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc. Để tăng cƣờng cho TTXGP, gần 450 phóng
viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của TTXVN đã vƣợt Trƣờng Sơn vào khắp
các chiến trƣờng miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau. Hàng trăm chiến sĩ -
nhà báo đi chiến trƣờng C, K sát cánh cùng các nhà báo của Thông tấn xã

Pathét Lào và Thông tấn xã Campuchia đƣa tin về cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nƣớc của nhân dân các bạn Lào và Cămpuchia. Có mặt ở khắp các
chiến trƣờng, các hƣớng tiến quân, các địa bàn chiến đấu ở tất cả những nơi
nóng bỏng nhất trong thời điểm nóng bỏng nhất, các phóng viên tin, ảnh của
TTXVN và TTXGP đã kịp thời phản ánh tin tức tố cáo những tội ác của Mỹ
- Ngụy với đồng bào miền Nam ở nhà tù Phú Lợi, ở Duy Xuyên, Chợ Đƣợc,
Vĩnh Trinh, Những cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam nhƣ:
phong trào Đồng Khởi, phong trào phá ấp chiến lƣợc, phong trào đấu tranh
của học sinh sinh viên các đô thị miền Nam, Sự ra đời của Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng nhƣ chiến công của Quân giải
phóng trong cuộc Tổng tấn công nổi dậy mùa Xuân 1968, cuộc chiến đấu
một mất một còn ở thành cổ Quảng Trị đều đƣợc các bản tin của TTXVN và
TTXGP thông tin nhanh ở trong nƣớc và quốc tế Các nhà báo - chiến sĩ
theo sát các bƣớc tiến của cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975,
kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải
phóng, Tổ quốc thống nhất. Bức ảnh "Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn" của
phóng viên TTXVN Lâm Hồng Long đƣợc Giải thƣởng Hồ Chí Minh đợt 1-
1996, ảnh "Mẹ con ngày gặp mặt", ảnh Xe tăng Quân giải phóng húc đổ
cánh cổng Dinh Độc lập", cùng nhiều bức ảnh có giá trị khác do phóng
viên TTXVN chụp đã mãi mãi đi vào lịch sử, trở thành minh chứng cho lịch
sử hào hùng của thời đại Hồ Chí Minh.

13
Hơn 250 nhà báo, kỹ thuật viên, nhân viên TTXVN đã hy sinh anh
dũng nhƣ những chiến sĩ cầm súng trên các chiến trƣờng trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chiếm 20% tổng số cán bộ nhân viên
TTXVN trong thời kỳ chiến tranh. Chƣa kể hàng chục cán bộ, phóng viên đã
bỏ lại một phần thân thể của mình trên các chiến trƣờng hoặc bị nhiễm chất
độc hoá học và chịu đựng suốt đời di chứng của chiến tranh. Ngƣời lãnh đạo
TTXVN đầu tiên, ngƣời đảng viên trí thức trẻ Trần Kim Xuyến, cũng là nhà

báo Việt Nam đầu tiên hy sinh từ ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp- năm 1947. Thành phố Hồ Chí Minh đã lấy tên Nhà báo - liệt sĩ Bùi
Đình Tuý của TTXVN đặt tên cho 1 con đƣờng và 1 cây cầu của Thành phố
mang tên Bác.
Sau ngày đất nƣớc thống nhất, TTXGP hợp nhất với VNTTX. Ngày
12-5-1977, VNTTX đƣợc đổi tên thành TTXVN theo Nghị quyết số
84/UBTVQH của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam.
Là cơ quan thông tấn duy nhất của Việt Nam, trải qua 62 năm xây
dựng, trƣởng thành và phát triển, ngày nay TTXVN đã trở thành một tổ hợp
thông tin lớn mạnh, hiện đại, có uy tín ở trong nƣớc, khu vực và trên thế giới
với đội ngũ hơn 2.000 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên kỹ thuật
làm việc tại Tổng xã TTXVN ở Hà Nội, 64 phân xã tại các tỉnh, thành phố
trong cả nƣớc và 26 phân xã ngoài nƣớc đƣợc bố trí khắp 5 châu lục. Ngoài
việc cung cấp thông tin cho bạn đọc qua mạng Internet, 35 loại ấn phẩm
thông tin khác của TTXVN với hàng triệu bản tin/năm. TTXVN là "ngân
hàng tin - ảnh" quốc gia, đáp ứng yêu cầu thông tin cho các cơ quan thông
tin đại chúng, cung cấp tin tham khảo (TTXVN là cơ quan báo chí duy nhất
của Việt Nam đƣợc giao nhiệm vụ cung cấp thông tin tham khảo) phục vụ
các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc và phục vụ công tác nghiên cứu,

14
công tác đối ngoại, và thông tin trực tiếp cho độc giả trong nƣớc và nƣớc
ngoài.
TTXVN hiện có quan hệ hợp tác với 40 hãng thông tấn và tổ chức báo
chí quốc tế khu vực và thế giới; là thành viên và là ủy viên Uỷ ban phối hợp
của Tổ chức TTX các nƣớc Không liên kết (NANAP); là thành viên đồng
thời là uỷ viên Ban Chấp hành Tổ chức các thông tấn xã Châu Á - Thái Bình
Dƣơng (OANA), thành viên của Tổ chức các thông tấn các nƣớc ASEAN
(ANEX). Việc hợp tác song phƣơng, đa phƣơng đảm bảo cho TTXVN thực
hiện chƣơng trình công tác đối ngoại đa dạng, hiệu quả mở rộng tầm hoạt

động của mình ra khu vực và quốc tế.
TTXVN đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng
Lao động thời kỳ đổi mới, danh hiệu Anh hùng lực lƣợng Vũ trang nhân
dân, và đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng Sao Vàng, Huân chƣơng Hồ Chí
Minh, Huân chƣơng Độc lập hạng Nhất, Huân chƣơng Kháng chiến hạng
Nhất, Huân chƣơng Thành đồng Tổ quốc hạng Nhất, Huân chƣơng Giải
phóng hạng Nhất, Huân chƣơng Quân công hạng Hai và nhiều Huân, Huy
chƣơng cao quý khác của Việt Nam và nƣớc ngoài.

1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của TTXVN
Là một hãng tin, TTXVN, về cơ bản, có chức năng và mang những
đặc trƣng giống nhƣ các thông tấn xã khác, đồng thời lại có đặc trƣng riêng
của nó, thể hiện ở các mặt sau:

* Quyền sở hữu: Khác với các thông tấn xã Phƣơng Tây hoặc các
thông tấn xã của nhiều nƣớc khác, TTXVN không thuộc sở hữu tƣ nhân mà
là cơ quan Thông tấn Nhà nƣớc, hơn nữa lại là cơ quan thuộc Chính phủ (ở
Việt Nam chỉ có ba cơ quan báo chí thuộc Chính phủ là TTXVN, Đài
Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam). Ngoài sự chỉ đạo của

15
Chính phủ, TTXVN còn chịu sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng và Bộ
Chính trị. Chính đặc trƣng này quyết định toàn bộ mục đích hoạt động của
TTXVN.

* Mục đích hoạt động: Mục đích chính của các hãng thông tấn tƣ
nhân là lợi nhuận kinh tế, mặc dù hoạt động của họ vẫn phải tuân thủ nguyên
tắc là phục vụ lợi ích của Nhà nƣớc tƣ bản hay các tập đoàn tƣ bản bảo trợ
cho họ, tức là cũng vì mục đích chính trị. Cả mục đích kinh tế và mục đích
chính trị đều trở thành lý do tồn tại của một hãng thông tấn thuộc loại này.

Đối với TTXVN, mục đích chính là phục vụ nhiệm vụ chính trị. Có
thể không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế và hoạt động dựa trên sự bao cấp
của Nhà nƣớc (nhƣ thời kỳ bao cấp trƣớc đây), TTXVN vẫn phải tồn tại và
hoạt động trong mọi tình huống để vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị. Tuy
nhiên, từ khoảng 20 năm trở lại đây, TTXVN đã chú ý phát huy mọi tiềm
năng sẵn có của mình, đổi mới hoạt động để vừa đảm bảo phục vụ nhiệm vụ
chính trị (là chính), đồng thời vẫn mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ, giảm
bớt một phần đáng kể nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nƣớc bao cấp.
Song, mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị mới là lý do tồn tại của TTXVN.
Cũng chính mục đích này quyết định phƣơng thức hoạt động, nội dung
thông tin và quan điểm thông tin của TTXVN.

* Phương thức hoạt động (hay hình thức thể hiện thông tin): Trƣớc
đây, TTXVN chủ yếu phát tin ảnh hàng ngày cho các cơ quan thông tin đại
chúng (kể cả tin đối ngoại phát bằng sóng ngắn ra thế giới), trong đó chủ yếu
là tin, ảnh thời sự phản ánh các sự kiện chính trị, các hoạt động kinh tế, văn
hóa - xã hội Nhƣ vậy, nếu không kể Báo ảnh Việt Nam và các loại tin
tham khảo TTXVN chỉ làm chức năng gián tiếp, tức là ngƣời đọc, ngƣời
nghe hoặc ngƣời xem phải thông qua báo, đài phát thanh hoặc đài truyền

16
hình và các cơ quan truyền thống khác mới tiếp nhận đƣợc thông tin (cả tin
và ảnh) của TTXVN.
Phƣơng thức đó đã thay đổi từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX khi
TTXVN cho ra đời hàng loạt ấn phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu thông
tin của xã hội: Tuần tin Thể Thao & Văn hóa, báo Tuần Tin Tức, tuần tin
Khoa học Kỹ thuật & Kinh tế thế giới, báo Tin tức Buổi chiều (đến tháng 10
năm 1998 hợp nhất với Tuần Tin tức thành báo Tin tức), bản tin ảnh Dân tộc
& Miền núi, Vietnam News và Vietnam Courier (đến tháng 10-1998 hợp
nhất thành Vietnam News), Le Courier du Vietnam, Vietnam Law and Legal

Forum Từ tháng 9-1998, bắt đầu đƣa tin ảnh và báo (Báo ảnh Việt Nam,
báo Vietnam News) lên mạng Internet. Với phƣơng thức đƣa tin ảnh trên
mạng, TTXVN phát tin, phát ảnh ngay khi có, không phải đợi giờ, đợi phiên,
hoạt động liên tục 24/24 giờ.
Từ chỗ chỉ có 12 bản tin và một tờ báo tháng (báo ảnh VN), đến nay
TTXVN đã có 35 ấn phẩm với các loại hình rất đa dạng: tin tham khảo, tài
liệu tham khảo, tài liệu chuyên đề, bản tin hoặc bản tin ảnh chuyên đề, tin,
ảnh phổ biến, báo đối nội và báo đối ngoại (ra hàng ngày, hàng tuần và hàng
tháng) và các loại tin, ảnh và báo điện tử bằng 5 ngữ (Việt, Anh, Pháp, Nga,
Tây Ban Nha), chƣa kể sản phẩm nghe nhìn (nhƣ phim video giới thiệu cộng
đồng 54 dân tộc Việt Nam). Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và
Truyền thông) đã cho phép thành lập Nhà xuất bản Thông tấn, TTXVN đã
có thêm hình thức thể hiện thông tin - xuất bản ấn phẩm.
Nhƣ vậy, ngoài việc tiếp tục thực hiện chức năng của một “ngân hàng
tin” (cung cấp tin, ảnh và dữ liệu - tƣ liệu cho các cơ quan thông tin đại
chúng), TTXVN đã trực tiếp cung cấp thông tin cho ngƣời đọc trong và
ngoài nƣớc. TTXVN đã tự đổi mới trong hoạt động của mình và hiệu quả là
rất tốt. Đó là đã tận dụng khai thác sự dụng nguồn tin, ảnh; phát huy tiềm

17
năng chất xám của cán bộ, phóng viên, biên tập viên và nhân viên kỹ thuật;
hiệu quả về thông tin tuyên truyền để từ đó uy tín của TTXVN ngày càng
đƣợc nâng cao, và không kém phần quan trọng là hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, một hình thức thể hiện thông tin khác, rất quan trọng của
TTXVN là các bản tin tham khảo (gồm tin tham khảo thƣờng, các loại tài
liệu tham khảo, báo cáo tham khảo nội bộ ). Ở Việt Nam, cho đến nay,
TTXVN là cơ quan báo chí duy nhất đƣợc giao nhiệm vụ chính thức thu
thập, xử lý và cung cấp thông tin tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, sự
chỉ đạo và điều hành của các cơ quan lãnh đạo và các đồng chí lãnh đạo
Đảng và Nhà nƣớc. Khi xảy ra những sự kiện nghiêm trọng liên quan đến

các tình hình chính trị, xã hội (nhƣ tình hình Tây Nguyên tháng 2-2001),
TTXVN còn đƣợc giao nhiệm vụ báo cáo tình hình hàng ngày, thậm chí
hàng giờ lên Bộ Chính trị (qua văn phòng Trung ƣơng) và Thƣờng trực
Chính phủ (qua Văn phòng Chính phủ).

* Quan điểm thông tin: Đã là báo chí phải có quan điểm thông tin.
Nói cách khác, quan điểm thông tin không phải là đặc trƣng riêng của
TTXVN hay của một cơ quan báo chí nào đó. Nhƣng đứng trên quan điểm
nào đó để phản ánh sự kiện thì lại phụ thuộc vào tôn chỉ, mục đích, vị trí và
chức năng của từng cơ quan báo chí cụ thể.
Quan điểm thông tin thể hiện chủ yếu ở các khía cạnh sau:
- Phản ánh (bằng cả tin, bài và ảnh) cái gì?
- Thể hiện [viết (tin, bài) và ghi hình (ảnh tĩnh, ảnh động)] nhƣ thế nào
và phản ánh nhƣ thế nào?
- Nhằm mục đích gì? (chỉ cung cấp thông tin đơn thuần? hay nhằm
mục đích tuyên truyền? hay nhằm định hƣớng dƣ luận xã hội? hoặc nhằm
đấu tranh thông tin?)

18
Là cơ quan thông tin chiến lƣợc đƣợc tin cậy của Đảng, Nhà nƣớc và
nhân dân ta, đặc biệt lại làm chức năng “ngân hàng tin”, TTXVN không
đƣợc phép đƣa tin sai quan điểm hoặc không đúng định hƣớng.
TTXVN còn có trách nhiệm, bằng thông tin của mình, định hƣớng
thông tin cho xã hội. Muốn làm đƣợc điều đó, phải kịp thời nắm bắt dƣ luận
xã hội, định hƣớng thông tin cho xã hội bằng những thông tin đúng định
hƣớng, đúng quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc. Điều này giải thích tại sao
trong nhiều trƣờng hợp chỉ có TTXVN đƣợc phép đƣa tin và chụp ảnh để
cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng khác.
Để giữ vững định hƣớng thông tin, TTXVN không chạy theo, thậm
chí còn kiên quyết chống xu hƣớng thƣơng mại hóa thông tin (xu hƣớng đƣa

tin giật gân câu khách, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng của một bộ phận ngƣời
đọc); trong khi vẫn phải phấn đấu không ngừng nâng cao khả năng cạnh
tranh thông tin.
Mặt khác, bằng những thông tin chân thực, đúng định hƣớng, TTXVN
đã tham gia rất tích cực trên mặt trận đấu tranh thông tin nhằm bảo vệ quan
điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta, nhất là
trong bối cảnh các thế lực thù địch với chế độ ta đã và đang lợi dụng triệt để
mọi phƣơng tiện truyền thông thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình”,
xuyên tạc tình hình nƣớc ta, xuyên tạc chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc ta .

* Tham gia quản lý thông tin: Nghị định số 66/1998/NĐ - CP ngày
24-8-1998 của Chính phủ quy định các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của
TTXVN, trong đó có các nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến văn bản
thông tin nhƣ:
- Phát hành tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nƣớc

19
- Khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao, Tổng Giám đốc TTXVN đƣợc
phép công bố những quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nƣớc ta về các
vấn đề thời sự, chỉnh hƣớng những thông tin không phù hợp, cải chính
những thông tin sai lệch, bác bỏ những thông tin có dụng ý xuyên tạc.
- Tham gia với Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và
Truyền thông) quản lý các nguồn tin báo chí của các hãng thông tấn nƣớc
ngoài lƣu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chức năng ngân hàng dữ kiện, tƣ liệu thông tin quốc
gia và quản lý tƣ liệu ảnh quốc gia.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện nhiệm vụ chung
về thông tin cũng nhƣ những nhiệm vụ liên quan khác phục vụ công tác
quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc.

1.1.4. Điểm giống và khác nhau giữa TTXVN và các cơ quan thông
tin đại chúng khác.
Điểm giống nhau:
Với tƣ cách là một cơ quan thông tin đại chúng, Thông tấn xã có
nhiều điểm giống với các cơ quan thông tin đại chúng khác. Nói cách khác,
các cơ quan thông tin đại chúng, trong đó có Thông tấn xã, đều có chung
chức năng của báo chí là thu thập, xử lý và chuyển tải để cung cấp một cách
đại chúng, nhanh nhất là chính xác nhất những thông tin về những sự kiện
có thật xảy ra trong đời sống xã hội và tự nhiên.
Điểm khác nhau:
Theo tôn chỉ, mục đích, hình thức thể hiện và phƣơng thức hoạt động
của mình, mỗi loại hình báo chí lại thực hiện chức năng chung nói trên theo
cách riêng. Đó chính là một căn cứ để phân biệt sự khác nhau giữa các loại
hình báo chí và giữa các cơ quan báo chí. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các cơ
quan thông tin đại chúng và giữa mỗi cơ quan thông tin đại chúng với đối

20
tƣợng tiếp nhận thông tin cũng là cơ sở quan trọng để phân biệt sự khác
nhau.
Tuy nhiên, đặc trưng cơ bản nhất, cốt lõi nhất và là tiêu chuẩn quan
trọng nhất để phân biệt sự khác nhau giữa TTX với các cơ quan báo chí
khác là ở chỗ TTX hoạt động với tư cách là “ngân hàng tin”, tức là cung
cấp tin, ảnh thời sự cho tất cả các cơ quan báo chí khác và chỉ TTX làm
chức năng này (trong thực tế, các cơ quan báo chí có thể khai thác tin, bài,
ảnh của nhau, nhƣng các cơ quan báo chí không phải là thông tấn thì không
làm chức năng ngân hàng tin).
Chính vai trò “ngân hàng tin” buộc TTX phải hoạt động khác cơ quan
báo chí khác. Sự khác nhau cơ bản giữa TTX và các cơ quan báo chí khác
thể hiện ở những mặt sau:
- Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.

- Cách thức thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin (phƣơng thức hoạt
động nghiệp vụ khác nhau).
- Hình thức thể hiện thông tin (sản phẩm thông tin khác nhau).
- Đối tƣợng cung cấp thông tin.
- Chi phí tài chính.
Sự khác nhau có thể được minh hoạt trong bảng so sánh sau:

Nội
dung so
sánh
Thông tấn xã
Các cơ quan báo chí khác
Ghi
chú
Bộ máy,
chức
năng,
nhiệm
vụ và
- Bộ máy phải đồng bộ gồm
nhiều bộ phận nhƣ các ban
biên tập (với đội ngũ phóng
viên, biên tập viên, biên
dịch, hiệu đính ), kỹ thuật,
- Chỉ cần tổ chức các phòng
biên tập là có thể hoạt động
đƣợc, vì tin, bài có thể dựa vào
Thông tấn xã và mạng lƣới
cộng tác viên, không cần đến
-

Quyền
ra
tuyên
bố bác
bỏ các
thông

×