Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HẰNG



BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học




Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HẰNG




BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI
(Khảo sát VnExprees.net và Vietnamnet.vn năm 2013)


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Hƣờng



Hà Nội - 2014

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng đẫn khoa học của PGS.TS Đinh Văn Hƣờng.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận này là trung thực và chƣa
đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.

Học viên

Nguyễn Thị Hằng













LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đinh Văn Hƣờng, ngƣời
đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với lời chỉ dẫn, những tài
liệu, sự tận tình hƣớng dẫn của thầy đã giúp tôi vƣợt qua nhiều khó khăn
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa, các giảng viên của
Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại
Khoa.
Tôi xin chân thành cảm ơn các phóng viên, biên tập viên tại hai cơ quan
báo điện tử VnExpress.net và Vietnamnet.vn đã hỗ trợ thông tin và chia sẻ
kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp để giúp tôi có đƣợc những kết quả
khảo sát thực tế trong luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn đến gia đình, các anh chị và bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Hằng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTV: Biên tập viên

CNTT: Công nghệ Thông tin
ĐHKHXH&NV: Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
HĐQT: Hội đồng quản trị
WWW: World Wide Web
PGS.TS: Phó Giáo sƣ.Tiến sĩ
PV: Phóng viên











DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1: Giao diện VnExpress.net cập nhật ngày 22/1/2014 20
Hình 1.2: Giao diện Trang chủ Vietnamnet.vn cập nhật ngày 22/1/2014 22
Hình 1.3: Giao diện mạng xã hội Facebook 26
Hình 1.4: Bản đồ thế giới mạng xã hội tính đến tháng 12/2013 27
Hình 1.5: Giao diện tiếng việt của Youtube 29
Hình 1.6: Giao diện mạng xã hội ZingMe 32
Hình 1.7: Hình ảnh minh họa cho bảng số liệu “Điều gì xảy ra trên Internet
trong 1 phút” 35
Hình 1.8: Biểu đồ các mạng xã hội lớn nhất hành tinh, xếp theo số lƣợng
ngƣời dùng tích cực hàng tháng - Nguồn: Business Insider 36
Hình 2.1: “10 câu chuyện lan truyền trên Facebook năm 2013” đƣợc đăng

trên mục Số hóa VnExpress vào thứ bảy, 28/12/2013 49
Hình 2.2: Bài viết trên mục Văn hóa của Vietnamnet.vn khai thác thông tin từ
Facebook của những ngƣời nổi tiếng, ngày 11/12/2013 50
Hình 2.3: Trích một phần bài phỏng vấn do phóng viên Linh Phạm thực hiện
đăng trên mục Văn hóa, ngày 26/11/2013 53
Hình 2.4: Hình ảnh đƣợc đăng trên chuyên trang Ione của VnExpress ngày
19/12/2013 57
Hình 2.5: Thông tin trên báo VnExpress đƣợc thành viên mạng xã hội chia sẻ
trên trang Facebook cá nhân 67
Hình 2.6 : Trang Facebook của Vnexpress.net cập nhật ngày 19/1/2014 67
Hình 2.7: Trang Facebook của Vietnamnet.vn cập nhận giao diện ngày
19/1/2014 68




1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 10
7. Kết cấu của luận văn 11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ,
MẠNG XÃ HỘI 12
1.1. Lý luận chung về báo điện tử và mạng xã hội 12
1.1.1. Báo điện tử 12

1.1.2. Mạng xã hội 15
1.1.3. Phân biệt giữa thông tin trên báo điện tử và thông tin trên mạng xã hội 17
1.2.Vài nét về báo điện tử VnExpress.net, Vietnamnet.vn và một số trang
mạng xã hội phổ biến hiện nay 20
1.2.1. Báo điện tử VnExpress.net 20
1.2.2. Báo điện tử Vietnamnet.vn 21
1.2.3. Facebook 24
1.2.4. Youtube 27
1.2.5. Các trang mạng xã hội khác hiện nay 30
1.3.Thực tiễn và vai trò của nguồn tin từ mạng xã hội đối với báo điện tử 34
1.3.1.Thực tiễn phát triển của báo điện tử và mạng xã hội ở Việt Nam hiện
nay 34
1.3.2. Báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội 40
1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của nguồn tin từ mạng xã hội đối với báo điện tử 42
Tiểu kết chƣơng 1 44


2
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN TIN TỪ
MẠNG XÃ HỘI CỦA BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS.NET VÀ
VIETNAMNET.VN 46
2.1. Phƣơng thức khai thác nguồn tin từ mạng xã hội 46
2.2. Quy trình xử lý nguồn tin từ mạng xã hội 51
2.3. Cách thức sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội 56
2.4. Hiệu quả của việc báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã
hội 63
2.5. Khó khăn, hạn chế của việc báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ
mạng xã hội 68
2.6. Những bài học kinh nghiệm với báo điện tử trong việc khai thác và sử
dụng nguồn tin từ mạng xã hội 76

Tiểu kết chƣơng 2 83
Chƣơng 3: XU HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG
HIỆU QUẢ NGUỒN TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI 85
3.1. Xu hƣớng khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội 85
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý báo điện tử ở Việt Nam hiện
nay trong khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội 87
3.3. Đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tin từ mạng xã
hội 92
3.3.1.Giải pháp về luật pháp, chính sách quản lý 92
3.3.2.Giải pháp về đào tạo phóng viên, biên tập viên báo điện tử 95
3.3.3.Giải pháp về tổ chức, hoạt động của tòa soạn báo điện tử 97
3.3.4.Giải pháp đạo đức nghề nghiệp của nhà báo 98
3.3.5.Giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại 100
3.3.6.Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng internet 102
Tiểu kết chƣơng 3 104
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109



3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự ra đời và phát triển của internet đã và đang làm nên sự thay đổi lớn
trong lĩnh vực báo chí - truyền thông. Báo điện tử - kết quả của sự tích hợp,
hội tụ giữa công nghệ, internet và ƣu thế của các loại hình báo chí truyền
thống đã tạo ra bƣớc ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông
tin, nhanh chóng trở thành kênh truyền thông đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn.
Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC): “Tính đến tháng 11/ 2012, cả
nƣớc có hơn 31,3 triệu ngƣời sử dụng internet, tƣơng ứng với 35,58 % dân số.

Chỉ tính trong vòng 10 năm (2001 - 2011), số lƣợng ngƣời sử dụng internet ở
nƣớc ta tăng trung bình mỗi năm 12%” [66].


Tiếp đó, sự nở rộ của các mạng xã hội (Social Network) thời gian gần
đây ở Việt Nam cũng nhƣ trên toàn thế giới đã tạo ra một làn sóng mới, một
cơn sốt mới kích thích sự phát triển của truyền thông. Thời đại mới, con
ngƣời có nhiều chọn lựa cho việc giao tiếp, trong đó có mạng xã hội. Mạng xã
hội ngày càng đi sâu và có ảnh hƣởng mạnh mẽ vào cuộc sống của con ngƣời.
Mạng xã hội nơi mà mọi thành viên có thể tự do bình luận, chia sẻ, cung cấp
thông tin, truyền tải thông tin tới các thành viên ở cùng 1 cộng đồng mạng.
Thông tin trên mạng xã hội cập nhật từng giây, từng phút mà hầu nhƣ không
phải chịu bất cứ sự kiểm duyệt nào. Và thông tin trên mạng xã hội đa dạng về
mọi lĩnh vực trong đời sống, vừa mang tính cá nhân vừa mang tính đại chúng
và quyền truy cập, tiếp cận thông tin không bị giới hạn. Vì vậy mà một lƣợng
lớn công chúng hang ngày theo dõi thông tin trên mạng xã hội nhiều hơn cả
các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ báo viết, báo nói, báo hình và
thậm chí là cả báo điện tử.
Hiện nay, cả nƣớc có trên 60 báo điện tử, gần 200 trang tin của cơ quan báo
chí và trên 280 trang thông tin điện tử tổng hợp; 63/63 tỉnh, thành phố, 22/22
bộ, ngành đã có cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử; gần 20 nhà đăng


4
ký tên miền Việt Nam, trên 100 nhà đăng ký tên miền quốc tế và hơn 25
doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ hosting tại Việt Nam” [54].
Con số thống kê nêu trên cho thấy sự phát triển nhanh chóng của internet
và các phƣơng tiện truyền thông mà cụ thể là báo điện tử, trang tin điện tử,
mạng xã hội… đang tạo ra một kỷ nguyên truyền thông mới. Internet với
những ứng dụng hiện đại, tính năng vƣợt trội mà lĩnh vực công nghệ thông tin

mang lại đã làm thay đổi thói quen nghe, xem, đọc, viết của công chúng. Các
ứng dụng mới của công nghệ thông tin cho phép con ngƣời có thể giao tiếp,
trao đổi và thoả sức thể hiện những nhu cầu của mình trong cuộc sống trên
mạng một cách tự tin và thoải mái - những điều trƣớc đây không thể thực hiện
đƣợc một cách đơn giản nhƣ vậy. Nhờ internet mà bất cứ ai cũng có thể nói
lên đƣợc những suy nghĩ, quan điểm và chính kiến của mình về những vấn đề
họ quan tâm trong cuộc sống trên cộng đồng mạng. Chỉ với thiết bị kết nối
mạng internet mọi cá nhân có thể đăng tải thông tin hay bất cứ điều gì họ
muốn lên mạng. Điều đó cho thấy công chúng hiện nay đã thay đổi thói quen,
cách thức tiếp cận thông tin và phƣơng tiện tiếp cận thông tin. Do vậy nhà báo
cũng cần phải thay đổi cách thức tiếp cận nguồn tin để phục vụ nhu cầu công
chúng ngày càng nhanh nhạy và hấp dẫn hơn. Trƣớc tốc độ phát triển và
truyền tải thông tin của mạng xã hội đã hình thành nên những “nhà báo công
dân”, họ có mặt ở khắp mọi nơi và thông tin về mọi vấn đề, sự kiện. Và thông
tin này đã và đang trở thành một trong những nguồn tin “mới” cho báo chí
đặc biệt là báo điện tử tiếp cận khai thác và sử dụng. Mặc dù cho đến nay
nguồn tin trên các trang mạng xã hội vẫn chƣa đƣợc coi là nguồn tin chính
thống, nhƣng nó vẫn đang đƣợc coi là nguồn tin đáng để báo chí lƣu ý, tham
khảo và có hƣớng khai thác, sử dụng phù hợp.
Ở Việt Nam, trong khoảng10 năm trở lại đây mạng xã hội trực tuyến đã
không còn là khái niệm quá mới mẻ. Sự phát triển, tiện ích và sức mạnh lan
toả rộng lớn mạng xã hội đã và đang là một trong những kênh thông tin thu


5
hút sự quan tâm lớn của nhiều đối tƣợng công chúng khác nhau, tham gia vào
quá trình thông tin truyền thông. Chính vì vậy mà mạng xã hội đã và đang tác
động đáng kể tới việc khai thác và sử dụng nguồn tin trên báo chí. Đặc biệt
loại hình điện tử đòi hỏi cập nhật thông tin nhanh thì vấn đề khai thác nguồn
tin là rất cần thiết. Do đó, ngày càng nhiều báo điện tử đã và đang chọn cách

coi mạng xã hội là một nơi cung cấp, khai thác và sử dụng nguồn tin để đăng
tải thành các thông tin chính thống trên báo.
Thực tế những gần đây các báo điện tử ở nƣớc ta đã khai thác và sử dụng
một lƣợng lớn thông tin từ mạng xã hội. Cách thức này đã và mang lại những
hiệu quả thiết thực, đƣa tới cho công chúng những luồng thông tin đa sắc,
nhiều chiều hơn. Nhƣng điều này cũng đã và đang đặt ra những thách thức,
tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại đối với các báo điện tử. Làm sao để khai
thác nguồn tin và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội hợp lý để không bị sa đà
quá, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tin này. Nhận thấy đây là vấn đề còn khá
mới mẻ, cần thiết phải đƣợc xem xét, nghiên cứu, đánh giá bƣớc đầu từ góc
độ báo chí học nên tôi chọn đề tài:“Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng
nguồn tin từ mạng xã hội” (Khảo sát báo điện tử VnExpress.net,
Vietnamnet.vn năm 2013) làm đề tài luận văn thạc sĩ tại Khoa Báo chí và
Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới vấn đề khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội ở các
báo điện tử đã đƣợc các nhà báo, nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh
vực báo chí và truyền thông phân tích, tìm hiểu khá chi tiết trên nhiều khía
cạnh khác nhau.
Ở Việt Nam từ khi báo điện tử, mạng xã hội xuất hiện trong những năm
gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu đến những vấn đề liên quan đến
báo điện tử và mạng xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở


6
mức độ khái quát chƣa có sự liên hệ chặt chẽ giữa báo điện tử và mạng xã
hội. Cho đến nay đã có một số khoá luận, luận văn đề cập đến mối liên hệ
giữa báo điện tử và mạng xã hội. Ví dụ: Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên
Lê Thu Quỳnh, khóa QH - 2003 - X, Khoa Báo chí và Truyền Thông, Trƣờng

ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Trào lưu mạng xã hội
tại Việt Nam” (Khảo sát qua 3 mạng xã hội tiêu biểu hiện nay ở Việt Nam:
VietSpace, Cyworld Việt Nam và Yahoo!360
0
). Khóa luận này chủ yếu mới
nghiên cứu việc tham gia vào mạng xã hội của giới trẻ và những ngƣời sử
dụng Internet thƣờng xuyên tại Việt Nam qua 3 mạng xã hội thu hút sự quan
tâm của nhiều ngƣời Việt Nam VietSpace, Cyworld Việt Nam và Yahoo!360
0
Khóa luận mới đã đánh giá đƣợc những vấn đề hệ quả và hệ lụy của mạng xã
hội, đề xuất giải pháp phát triển, mô hình lý tƣởng cho 1 mạng xã hội ở Việt
Nam.
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Ngô Lan Hƣơng, khóa QH - 2006 -
X, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Mạng xã hội với việc truyền tải
thông tin trong lĩnh vực văn hóa - giải trí”. Khóa luận này tập trung vào việc
nghiên cứu quá trình đƣa - tiếp nhận thông tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí
lên các trang mạng xã hội nổi tiếng và có nhiều ngƣời truy cập nhất hiện nay
trong phạm vi 2 trang mạng xã hội chủ yếu: Facebook, Twiter. Kết quả khóa
luận đã đƣa ra những đánh giá và kết luận mang tính định hƣớng trong việc
phát triển mạng xã hội nhằm khai thác một cách tối đa hiệu quả của nó trong
việc lan truyền thông tin trên lĩnh vực văn hóa - giải trí.
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Oanh, khóa QH - 2009 - X,
Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia
Hà Nội, đề tài “Báo chí trực tuyến với việc sử dụng thông tin trên mạng xã
hội”. Khóa luận đã hệ thống đƣợc những vấn đề lý thuyết chung về mạng xã
hội và báo chí trực tuyến.


7

Luận văn của học viên Lê Minh Thanh, (2010), Khoa Báo chí và Truyền
thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội
với đề tài “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay”.
Luận văn này đã tập trung nghiên cứu về mặt nội dung và hình thức thông tin
trên blog và mạng xã hội chủ yếu ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay. Kết quả
của luận văn đã hệ thống những vấn đề liên quan đến truyền thông cá nhân,
đƣa ra những nhận xét về xu hƣớng phát triển của truyền thông cá nhân trong
tƣơng lai; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đƣa truyền thông cá nhân trên
mạng internet đặc biệt là blog và mạng xã hội trở thành những trang thông tin
cá nhân lành mạnh và hiệu quả.
Luận văn của học viên Hoàng Thị Hải Yến, (2012), Khoa Báo chí và
Truyền thông Trƣờng ĐHKHXH&NV, đề tài “Trao đổi thông tin trên mạng
xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 - thực trạng và giải
pháp (khảo sát mạng Facebook, ZingMe và Go.vn)”. Luận văn đã làm rõ
những vấn đề lý thuyết chung về mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi
thông tin của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 qua
khảo sát thông tin và ngƣời dùng ở 3 trang Mạng xã hội Facebook, Zing Me
và Go.vn. Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ tham gia vào
mạng xã hội. Trình bày kinh nghiệm, giải pháp và mô hình quản lý giới trẻ
Việt Nam sử dụng mạng xã hội.
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Minh Hạnh, (2013), Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, đề tài “Báo mạng điện tử với việc khai thác và
sử dụng thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội”. Khóa luận đã có những khảo
sát, phân tích bƣớc đầu về việc báo mạng điện tử với việc khai thác và sử
dụng thông tin trên diễn đàn, mạng xã hội. Tuy nhiên khóa luận chƣa có
những phân tích cụ thể, sâu sắc về tác động của mạng xã hội đối với báo
mạng điện tử.


8

Luận văn của học viên Nguyễn Thị Cẩm Nhung, (2011), Học viện Báo
chí và Tuyên truyền với đề tài “Tác động của mạng xã hội đối với báo điện tử
ở nước ta hiện nay”. Luận văn này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những
tác động của mạng xã hội đến báo điện tử nói chung trên một số khía cạnh:
thu thập thông tin, nội dung thông tin, xu hƣớng tƣơng tác đối với báo mạng
điện tử.
Luận văn của học viên Dƣơng Nam Hoàng, (2013), Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, đề tài “Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của
báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”. Luận văn này đã phân tích, làm rõ
những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với việc xử lý thông
tin của báo mạng điện tử. Luận văn tập trung nhiều vào việc khảo sát, thống
kê chƣa khái quát đƣợc nhiều vấn đề lý luận chung.
Đoàn Phạm Hà Trang, (tháng 11/2011), bài báo “Mạng xã hội và báo
chí”, Tạp chí Cộng sản ()
TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang, (tháng 10/2013), Khoa Phát thanh
Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bài viết “Tác động của
truyền thông xã hội đối với báo chí” trong kỷ yếu hội thảo khoa học “ Truyền
thông xã hội – truyền thông cổ điển và dƣ luận xã hội”.
TS. Nguyễn Thành Lợi, (tháng 12/2013), Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí,
Hội Nhà báo Việt Nam, bài viết “Sự vận động và phát triển của báo chí hiện
đại trong môi trƣờng hội tụ truyền thông - Kỳ 3: Sử dụng truyền thông xã hội cho
báo chí hiện đại” đăng trên Tạp chí Ngƣời làm báo (www.nguoilambao.vn).
Có thể thấy các nghiên cứu trên đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên
hầu hết mới chỉ khai thác đề tài báo điện tử và mạng xã hội dƣới dạng riêng
lẻ, tách rời nhau và ở các khía cạnh khác nhau. Bởi vậy, tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu: “Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng
xã hội” (Khảo sát trên báo điện tử VnExpress.net, Vietnamnet.vn năm 2013)
là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu toàn diện hệ thống về mối liên



9
hệ giữa báo điện tử và mạng xã hội ở khía cạnh khai thác và sử dụng nguồn
tin. Đây là đề tài không trùng lặp và khá mới mẻ ở Trƣờng ĐHKHXH&NV,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu, đánh giá, nhận xét bƣớc đầu về những ƣu điểm và hạn chế
của báo điện tử trong việc khai thác và sử dụng nguồn tin trên các trang mạng
xã hội, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những ƣu điểm và hạn chế đó. Trên
cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để các báo điện tử khai thác và sử dụng
hiệu quả nguồn tin từ mạng xã hội một cách đúng đắn, hiệu quả hơn, đáp ứng
nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, phong phú của công chúng.
*Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ những vấn đề lý thuyết về mạng xã hội và báo điện tử trong việc
khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội.
Khảo sát, phân tích đánh giá, nhận xét bƣớc đầu thực trạng của báo điện
tử trong việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội.
Chỉ ra xu hƣớng khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội của báo
điện tử từ đó đề xuất các giải pháp để khai thác và sử dụng hiệu quả tích cực,
chất lƣợng nguồn tin từ mạng xã hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu về báo điện tử với việc khai thác và sử
dụng nguồn tin từ mạng xã hội.
*Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát ở 2 tờ báo điện tử tiêu biểu
là VnExpress.net, Vietnamnet.vn trong năm 2013. Tuy nhiên để so sánh, đối
chiếu thêm tác giả sẽ tham khảo một số tờ báo điện tử khai thác trong điều
kiện có thể.



10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
* Phương pháp luận:
Chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về
báo chí và truyền thông; lý luận khoa học về báo chí truyền thông.
* Phương pháp cụ thể:
Khảo sát, thống kê tình hình phát triển của báo điện tử, mạng xã hội,
thực trạng của báo điện tử, mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay;
Khảo cứu, thu thập thông tin về việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ
mạng xã hội của báo điện tử; phân tích văn bản báo điện tử
Nhận xét, đánh giá phân tích cụ thể, chi tiết chủ thể nghiên cứu để khái
quát nhận định vấn đề.
Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia, phóng viên, biên tập viên, ngƣời
truy cập.
So sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng đồng cũng nhƣ những
khác biệt của vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
*Ý nghĩa lý luận:
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung, làm giàu có và phong phú hơn
về lý luận báo chí truyền thông hiện đại;
Góp một góc nhìn mới về bức tranh đa dạng, sinh động của loại hình báo
điện tử hiện nay, đặc biệt về vấn đề khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng
xã hội;
Cung cấp thêm luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ hơn trong quan điểm,
tƣ duy, nhận thức về cách thức tiếp cận khai thác và sử dụng nguồn tin từ
mạng xã hội.


11

*Ý nghĩa thực tiễn:
Các phóng viên, biên tập viên báo điện tử cũng nhƣ ngƣời thực hiện
luận văn này (và những ai quan tâm) sẽ tham khảo, vận dụng để có thể khai
thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng
có thể giúp các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí tham khảo trong quá trình hoạch
định chiến lƣợc, giám sát và quản lý báo điện tử trong xu thế bùng nổ thông
tin cùng sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm có 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về báo điện tử, mạng xã hội
Chương 2: Thực trạng khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội của báo
điện tử VnExpress.net và Vietnamnet.vn
Chương 3: Xu hướng và giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tin từ
mạng xã hội
Nội dung của luận văn sẽ đƣợc trình bày theo thứ tự chƣơng mục trên.















12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ,
MẠNG XÃ HỘI
1.1. Lý luận chung về báo điện tử và mạng xã hội
1.1.1. Báo điện tử
Trƣớc khi làm rõ khái niệm báo điện tử là loại hình báo chí có ngôn ngữ
báo chí đặc thù và sự phát triển của báo điện tử tại Việt Nam chúng tôi xin
đƣợc khái quát một vài nét về sự ra đời của báo điện tử:
Khởi nguồn của internet là các máy tính IBM dùng chung vào những
năm 1960 tại Mỹ. J.C.K Licklider đƣợc coi là ngƣời sinh ra khái niệm toàn
cầu, với khái niệm “Mạng Thiên Hà” (Galatic Network) đƣợc công báo năm
1962. Ông tham gia vào quá trình kiến thiết mạng ARPNET - tiền thân của
internet ngày nay. Năm 1990, Tim Berners - Lee là ngƣời sáng tạo ra cụm từ
“World Wide Web” cụm từ này đƣợc viết tắt là www, cụm từ này luôn đi
kèm với địa chỉ website. Kể từ đó Internet thực sự hình thành và phát triển
mạnh mẽ. Nếu nhƣ Radio mất 38 năm để đạt đến con số 50 triệu ngƣời dùng,
13 năm cho Tivi và chỉ 5 năm cho Internet. Theo ƣớc tính của Liên minh Viễn
thông thế giới (ITU) 40% dân số thế giới tƣơng đƣơng khoảng 2,7 tỷ ngƣời
đƣợc sử dụng Internet vào cuối năm 2013. Mức truy cập Internet đƣợc dự báo
sẽ vẫn còn tăng cao. [55]
Khi mạng internet ra đời thế giới cũng bắt đầu chứng kiến sự ra đời của
báo điện tử vào những năm 1990. Một trong những hãng truyền thông lớn
nhất thế giới là CNN của Mỹ đã chạy thử phiên bản báo mạng từ năm 1993.
Tiếp đến BBC online của Anh ra đời vào 13/9/1994. Đó là sự khởi đầu, là nền
tảng cho báo điện tử. Tuy nhiên thời gian này website tin tức chủ yếu là phiên
bản điện tử của báo giấy hoặc truyền hình.
Đến tháng 10/1993, Khoa Báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra tờ báo
điện tử đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy
những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở



13
website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu. Cùng với sự
phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, số lƣợng các tờ báo điện tử
cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới. Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ
của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video). Ngƣời lƣớt web
không chỉ đƣợc cập nhật tin tức dƣới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất
nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các website.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng internet, báo điện tử
ra đời đã, đang và sẽ phát triển nhanh chóng. Thực tế tên gọi về loại hình báo
điện tử đến nay vẫn chƣa thống nhất và có nhiều tên gọi khác nhau: báo trực
tuyến, báo online, báo chí Internet…Phổ biến nhất hiện nay là tên gọi báo
điện tử, báo trực tuyến. Trong luận văn này tôi xin phép đƣợc sử dụng thuật
ngữ báo điện tử vì lý do nhƣ sau: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Báo chí năm 1999 do Quốc hội ban hành trong đó Điều 3, Chƣơng I của
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí quy định rõ: “Báo chí nói
trong luật này là báo chí Việt Nam bao gồm: Báo in (báo, tạp chí, bản tin thời
sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương
trình truyền hình, chương trình nghe – nhìn thời sự được thực hiện bằng các
biện pháp khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy
tính), bằng Tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài”
[ 19]. Tiếp đó Nghị định số 51/2002/ NĐ – CP, Nghị định của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Báo chí cũng đã nêu rất rõ tại “Điều 1. Giải thích từ ngữ: “Mục 1. Báo
chí là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện
tử”; “Mục 5. Báo điện tử là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng
thông tin máy tính (Internet, Intranet)” [20].
Sau khi báo điện tử đƣợc chính thức công nhận là một loại hình báo chí
cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của internet hàng loạt các tờ báo điện
tử, các website thông tin ra đời. Việt Nam chính thức hòa mạng internet vào



14
ngày 19/11/1997 và ngay sau đó tạp chí Quê hƣơng lần đầu ra mắt bạn đọc
trên mạng internet đây đƣợc coi nhƣ là mốc son đánh dấu những bƣớc đi đầu
tiên trong lịch sử của báo điện tử Việt Nam. Tiếp đó lần lƣợt các tờ: Nhân
dân, Lao động rồi đến Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,
Thông tấn xã Việt Nam, các trang web nhƣ VnExpress, VDC Media, VASC
(Sau này là VietNamnet)… ra đời. Giai đoạn 1997 - 2001, "báo điện tử" Việt
Nam chỉ dừng ở phiên bản điện tử của báo in. Công việc của ngƣời làm báo
điện tử thời bấy giờ đơn thuần chỉ là thực hiện quy trình đƣa tin lên mạng
bằng cách thực hiện hai thao tác đơn giản đó là: "copy - paste" (cắt - dán).
Mãi sau đó, hàng loạt các trang bắt đầu nở rộ giai đoạn 2001 - 2003 nhƣ
TintucVietnam (tiền thân của trang Dân trí); 24h.com.vn; VnExpress hay
Vietnamnet. Đặc biệt VietNamnet và VnExpress đƣợc công nhận nhƣ là một
trong những báo điện tử ra đời sớm nhất tại Việt Nam và hiện ngày càng phát
triển.
Trong báo cáo tỷ lệ ngƣời dân sử dụng các phƣơng tiện truyền thông,
nghe nhìn do Bộ Thông tin - Truyền thông tiến hành, tỷ lệ ngƣời dùng
Internet vƣợt độc giả đọc báo, nghe đài và báo giấy để trở thành phƣơng tiện
thông tin đƣợc sử dụng hàng ngày phổ biến nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ 42%.
Thông qua kết quả nghiên cứu cộng với thực tế đời sống báo chí Việt Nam
hiện nay, ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy báo điện tử đang chiếm ƣu thế sau
khi vƣợt mặt báo nói, báo hình và đặc biệt là báo in. Ngay từ khi ra đời báo
điện tử đã nhanh chóng trở thành một trong những phƣơng tiện truyền thông
hiện đại, có nhiều ƣu thế hơn so với các loại hình báo chí truyền thống về khả
năng truyền tải thông tin. Hiện nay báo điện tử đang ngày càng phát triển
mạnh, có một vị thế nhất định trong hệ thống các phƣơng tiện truyền thông,
có ảnh hƣởng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Đồng thời báo điện tử có số
lƣợng độc giả truy cập ngày càng tăng nhanh chóng. Trong khuôn khổ đề tài

luận văn này, đối tƣợng khảo sát của chúng tôi là hai báo điện tử VnExpress


15
và Vietnamnet là những báo điện tử ra đời sớm nhất tại Việt Nam, đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ chứng tỏ là những tờ báo điện tử chuyên nghiệp,
chính thống.
1.1.2. Mạng xã hội
Mạng xã hội tên gọi trong tiếng Anh là Social Network hay Vittual
Network. Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù mới ra mắt gần đây khi đã hội tụ
đầy đủ các điều kiện nền tảng cơ sở nhƣng thực chất "tổ tiên" của mạng xã
hội đã xuất hiện từ khá lâu. Khởi điểm cho thời đại kết nối không giới hạn
nhƣ ngày nay diễn ra vào những năm 70 thế kỉ trƣớc. Năm 1971, thƣ điện tử
đầu tiên đƣợc gửi đi giữa hai chiếc máy tính nằm cạnh nhau với thông điệp
ngắn gọn gồm dãy kí tự hàng đầu từ phía trái trên bàn phím chuẩn hiện nay
“QWERTYUIOP”.
Tiếp đến, cùng năm 1978 diễn ra 2 sự kiện quan trọng. Hệ thống trao đổi
thông tin dữ liệu BBS điện thoại đƣờng dài hoạt động. Ngoài ra, những trình
duyệt sơ khai thời đầu cũng bắt đầu “lây lan” khắp nơi thông qua USENET,
một trong số những nền tảng BBS đầu tiên.
Tuy nhiên, cũng phải đến 20 năm sau, trên Internet mới bắt đầu hình
thành những mạng xã hội đầu tiên. Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm
1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp
theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lƣu kết
bạn theo sở thích.
Năm 2002, Friendster trở thành một trào lƣu mới tại Hoa Kỳ với hàng
triệu thành viên ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con
dao hai lƣỡi: server của Friendster thƣờng bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình
cho rất nhiều thành viên.
Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng nhƣ phim ảnh và nhanh

chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ
của Friendster cũng lũ lƣợt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm,


16
MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lƣợt xem hơn cả Google và
đƣợc tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.
Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bƣớc ngoặt mới cho hệ
thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platform” cho
phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng nhƣ
các thành viên khác dùng.
Có rất nhiều tranh luận dẫn đến những quan điểm khác nhau về khái
niệm mạng xã hội:
Theo nhà xã hội học Laura Garton, nhà nghiên cứu chiến lƣợc trƣờng
đại học Toronto thì “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá
nhân tổ chức lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội ”[58]. Theo cách định
nghĩa đơn giản này thì mạng xã hội đƣợc hiểu là một tập hợp ngƣời hoặc các
tổ chức hoặc các thực thể xã hội khác đƣợc kết nối với nhau thông qua mạng
máy tính. Nhƣ vậy trái với cách hiểu của nhiều ngƣời mạng xã hội là mạng
máy tính lớn, nhiều thành viên hay đơn giản là hệ thống của những mối quan
hệ con ngƣời với con ngƣời. Nếu xét trên bình diện đó, bản thân Facebook
hay Twitter không phải là mạng xã hội mà chỉ là những dịch vụ trực tuyến
đƣợc tạo lập để xây dựng và phản ánh mạng xã hội.
Và một ý kiến đƣợc nhiều ngƣời biết đến khi nói về khái niệm mạng xã
hội đó là ý kiến của ông Vũ Kiêm Văn - Giám đốc công ty truyền thông
VSMC (công ty sáng lập mạng xã hội thehetre.vn): “Mạng xã hội như một đồ
thị trong đó các nút có thể là một cá thể, tổ chức, còn các liên kết là mô
phỏng các quan hệ trong xã hội thực. Quan điểm này khẳng định mạng xã hội
khác rất nhiều so với blog, đó là một khái niệm rộng lớn hơn trong khi blog
chỉ đơn thuần là một dịch vụ, một loại hình giao tiếp trong mạng xã hội do đó

sẽ có mạng xã hội được xây dựng trên nền tảng chính là blog, nhưng cũng có
những mạng xã hội không có dịch vụ này.” [58].


17
Trong chƣơng 1 Nghị định 97/2008/NĐ - CP, điều 3 - khoản 14: “Dịch
vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi, người
sử dụng khả năng, tương tác chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau
trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật ký (blog), diễn đàn
(forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác” [23].
Tổng hợp, xâu chuỗi lại các các ý kiến về mạng xã hội tác giả xin đƣa
ra một cách hiểu chung về mạng xã hội nhƣ sau: “Mạng xã hội là một xã hội
ảo với hai thành tố chính tạo nên đó là các thành viên và liên kết giữa các
thành viên đó. Mạng xã hội là dịch vụ Internet cho phép kết nối các thành
viên cùng sở thích không phân biệt không gian và thời gian qua những
tính năng như kết bạn, chat, email, phim ảnh, vocie chat…nhằm đáp ứng
nhu cầu của cộng đồng mạng và mang lại những giá trị xã hội nhất định.”
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, mạng xã hội là một hiện
tƣợng có tầm ảnh hƣởng cũng nhƣ tác động tới các cá nhân, cộng đồng cực
nhanh, cực rộng và phạm vi tƣơng tác đa chiều không phân biệt thời gian và
không gian. Mạng xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động mạnh mẽ tới mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.1.3. Phân biệt giữa thông tin trên báo điện tử và thông tin trên mạng xã
hội
Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội. Để xã hội loài
ngƣời tồn tại và phát triển, con ngƣời cần nhiều hoạt động nhƣ sản xuất của
cải vật chất để duy trì sự sống, sáng tạo nghệ thuật để thỏa mãn nhu cầu tinh
thần… Một phần của hoạt động đó là hoạt động báo chí nhằm cung cấp cho
công chúng những thông tin tức là thông báo cho công chúng biết mọi sự
kiện, hiện tƣợng diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội. Nội dung của

những thông báo đó gọi là thông tin. Nhƣng thông tin báo chí là những thông
tin chính trị - xã hội. Nghĩa là thông tin báo chí bao giờ cũng chứa đựng
những giá trị xã hội hay chính trị [29, tr. 51].


18
Khác với thông tin báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng thông tin
trên mạng xã hội chủ yếu mang ý nghĩa cá nhân. Ví dụ: một ngƣời gửi, nhắn
tin, viết một status cho một ngƣời khác cũng đƣợc coi là hoạt động thông tin
nhƣng thông tin đó lại không mang tính xã hội và nó có thể không đƣợc tiếp
nhận bởi nhiều ngƣời và ảnh hƣởng đến nhiều ngƣời nhƣ thông tin trên báo
chí. Tuy nhiên một thông tin cũng có khi có ý nghĩa chính trị - xã hội khi
thông tin đó tác động, thu hút sự quan tâm của nhiều ngƣời và đƣợc công bố
trên báo chí.
Vì vậy ta có thể phân biệt giữa thông tin trên báo chí và thông tin trên
mạng xã hội khác nhau cơ bản đó là: thông tin báo chí luôn luôn chứa đựng ý
nghĩa chính trị - xã hội nhất định. Còn thông tin trên mạng xã hội thƣờng
mang ý nghĩa cá nhân. Đôi khi thông tin trên mạng xã hội cũng chứa đựng ý
nghĩa chính trị - xã hội khi nó tác động đến nhiều ngƣời và đƣợc báo chí công
bố. Và lúc này thông tin trên mạng xã hội đã đƣợc khai thác, sử dụng thành
thông tin báo chí. Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng mang tính báo
chí và báo chí vẫn không bao giờ mất đi vai trò "ngƣời gác cổng thông tin".
Thông tin trên mạng xã hội chỉ có ý nghĩa đối với báo chí khi đƣợc báo chí
xác minh, đƣa vào bối cảnh cụ thể. Giá trị thông tin của báo chí luôn nằm ở sự
khách quan và độ tin cậy cao. Ví dụ vụ clip ghi lại cảnh hôi bia xuất hiện trên
mạng Youtube tháng 11 năm 2013 đã nhanh chóng bùng nổ và gây tranh cãi
trong cộng đồng. Ngay sau đó, báo chí đã xác minh vụ việc diễn ra ở Đồng
Nai. Tiếp đó, báo chí đã khai thác chi tiết, cụ thể về căn nguyên, diễn biến
cũng nhƣ những hệ lụy từ sự việc đó.
Xét về mặt nội dung báo chí thƣờng bao quát nhiều chủ đề, nhiều lĩnh

vực còn trên mạng xã hội thƣờng tập trung vào những chủ đề nhất định mà
các thành viên trong cộng đồng mạng xã hội đó quan tâm. Và thông tin trên
báo chí thƣờng đƣợc thẩm định, chọn lọc, kiểm duyệt theo định hƣớng của cơ


19
quan báo chí; thông tin trên mạng xã hội thƣờng thì lại do các thành viên tự
đăng tải và không qua bất cứ một sự kiểm duyệt nào.
Ngày nay, sự liên kết giữa thông tin báo chí và thông tin mạng xã hội là
không thể thiếu. Thông tin trên báo chí ngày càng trở nên đa dạng hơn với
việc xuất hiện thông tin từ mạng xã hội, nhƣng điều này khiến báo chí phải
thay đổi kỹ nghệ đƣa tin tới công chúng. Bên cạnh dòng thông tin dòng chính
thống các cơ quan báo chí cần có trang bị thêm cho tòa soạn trang website,
các tài khoản mạng xã hội để có thể thu nhận kịp thời, nhanh nhất các nguồn
thông tin phong phú. Và các nhà báo ngày nay cũng cần chấp nhận một thực
tế là họ không nên cạnh tranh hay chạy đua với thông tin từ mạng xã hội mà
cần có sự hợp tác để khai thác, kiểm chứng và sử dụng chúng một cách hợp
lý. Họ có thể tham khảo các mạng xã hội mỗi khi phát hiện một sự kiện lớn,
liên tục theo dõi cập nhật kể cả chiều sâu của những cảm xúc, rồi xây dựng
một lộ trình tiếp cận để viết thành bài.
Trƣớc sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội báo chí đặc
biệt là báo điện tử có thể không còn đi đầu hay nhanh nhất về tốc độ cung cấp
thông tin nhƣng khi phối hợp khai thác, kiểm chứng với các thông tin trên
mạng xã hội. Nhờ đó nhiều báo điện tử có thể có đƣợc những bài viết rộng
hơn, sâu hơn, hoàn thiện hơn, đủ khả năng phân tích và tổng hợp để làm sáng
tỏ sự kiện, vấn đề và cũng để làm nguồn xác minh tính chân thực của các tin
nhanh xuất hiện trƣớc đó trên mạng xã hội.
Để cạnh tranh và tồn tại thông tin trên báo chí ngày nay phải khai thác,
sử dụng thông tin trên mạng xã hội nhằm tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn hơn với
công chúng. Nhƣng có điều chắc chắn rằng báo chí vẫn là loại hình truyền

thông chính thống và mạng xã hội vẫn chỉ đƣợc coi là loại hình truyền thông
phi chính thống. Thông tin trên báo chí vẫn luôn đƣợc coi là những thông tin
chính thống; thông tin trên mạng xã hội vẫn đƣợc coi là những thông tin phi
chính thống. Thông tin trên mạng xã hội chỉ đƣợc công nhận là thông tin

×