Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nâng cao hiệu quả truyền thông của chuyên mục Tham vấn và phản biện trên báo Đại đoàn kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 93 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG


NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CỦA
CHUYÊN MỤC “THAM VẤN VÀ PHẢN BIỆN"
TRÊN BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT




LUẬN VĂN THẠC SĨ






Hà Nội-2012

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG



NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CỦA
CHUYÊN MỤC “THAM VẤN VÀ PHẢN BIỆN"
TRÊN BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Duy Thông



Hà Nội-2012

3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 11

7. Kết cấu luận văn 12

Chương 1: QUAN HỆ GIỮA PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ BÁO CHÍ
TRUYỀN THÔNG 13
1.1. Phản biện xã hội 13
1.2. Quan hệ giữa phản biện xã hội và báo chí truyền thông 19
1.3. Phản biện xã hội trên các loại hình báo chí truyền thông Việt Nam 22
Tiểu kết chương 1 29

Chương 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA
CÁC BÀI VIẾT TRONG CHUYÊN MỤC “THAM VẤN VÀ PHẢN
BIỆN” 32
2.1. Báo Đại Đoàn Kết và chuyên mục “Tham vấn và Phản biện” 32
2.2. Khảo sát nội dung phản biện xã hội của các bài viết trong chuyên mục
“Tham vấn và Phản biện” 36
2.3. Khảo sát hình thức phản biện xã hội của các bài viết trong chuyên mục
“Tham vấn và Phản biện” 60
2.4. Một số nhận xét về ưu, nhược điểm của chuyên mục “Tham vấn và
Phản biện” 68

4
Tiểu kết chương 2 71

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN
THÔNG CỦA CHUYÊN MỤC “THAM VẤN VÀ PHẢN BIỆN” 72
3.1. Hiệu quả truyền thông của chuyên mục “Tham vấn và Phản biện” 72
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông của chuyên mục
“Tham vấn và Phản biện” 79
Tiểu kết chương 3 86


KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

5
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nói về chức năng, nhiệm vụ của báo chí truyền thông, Lê Nin đã từng
khẳng định: “Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức
tập thể”.
Trải qua gần 100 năm kể từ khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi,
luận điểm này của Lê Nin đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, để phù
hợp với thực tiễn cuộc sống luôn vận động và phát triển, báo chí hiện nay
ngoài ba chức năng cơ bản trên còn “kiêm nhiệm” thêm nhiều chức năng quan
trọng khác như: chức năng giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng, chức
năng tổ chức, điều hành và quản lý xã hội, chức năng kinh tế, kinh doanh của
báo chí, chức năng nâng cao dân trí và giải trí, chức năng thẩm định, phản
biện, dự báo và giám sát xã hội. Trong đó chức năng thẩm định, phản biện, dự
báo và giám sát xã hội là chức năng tự thân của báo chí. Bởi đã từ lâu báo chí
được coi là một trong bốn kênh giám sát xã hội mà Đảng đã chỉ ra gồm: Đảng
viên giám sát Đảng viên, các tổ chức Đảng giám sát, nhân dân giám sát và
báo chí.
Theo đó, báo chí thực hiện giám sát xã hội trên cả hai phương diện:
giám sát phát hiện những nhân tố tích cực và giám sát những hành vi tiêu cực
đồng thời đề xuất các giải pháp giải quyết. Cụ thể, ngoài việc đăng tải đăng
tải, giải thích những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, báo chí còn
thực hiện vai trò phản biện lại những hiệu ứng của các đường lối chính sách
từ phía người dân. Trên cơ sở phản ánh, phân tích kịp thời tình hình thực tế,
hiện trạng công việc của các địa phương, cơ sở sản xuất hoặc một vấn đề nào

đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, báo chí sẽ cùng nhân dân đề
xuất, đưa ra những sáng kiến để hoàn thiện hơn cho những đường lối, chính

6
sách của Đảng, giúp cho những đường lối chính sách ấy thực sự cần thiết, có
tác động hiệu quả to lớn với người dân, đến gần với nhân dân hơn.
Như vậy, phản biện xã hội góp phần quan trọng đưa báo chí trở thành
vũ khí quan trọng, sắc bén của nhân dân ta trong các cuộc đấu tranh chính trị,
tạo điều kiện cần thiết để cho mọi người dân có thể tham gia vào đời sống
chính trị của đất nước. Có phản biện xã hội mới có phát triển.
Xét trong bối cảnh nước ta hiện nay đang có những chuyển biến lớn lao
trong mọi mặt của đời sống chính trị xã hội, kinh tế Đặc biệt là kể từ năm
2007, khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO
đã đặt ra cho đất nước ta những cơ hội phát triển mới và không ít thách thức
phải vượt qua khi có sự hội nhập sâu rộng với quốc tế Báo chí hơn lúc nào
hết phải không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu về thông tin ngày càng cao
của độc giả, không chỉ về số lượng mà cả yêu cầu về chất lượng.
Nhìn vào diện mạo báo chí Việt Nam thời gian qua có thể thấy những
điểm sáng tích cực. Không chỉ gia tăng về số lượng các tờ báo in, phát thanh,
truyền hình mà mức độ phủ sóng rộng khắp đến mọi vùng miền trên cả nước,
từ thành phố đến nông thôn, vùng sâu vùng xa và cả hải đảo xa xôi cũng đã
vượt xa so với thời gian trước đây. Công chúng hiện đại có thể nắm bắt thông
tin mọi lúc, mọi nơi, không chỉ thông qua việc đọc báo, nghe đài, xem ti vi mà
qua các tờ báo mạng với mức độ cập nhật từng giây sự kiện đang diễn ra
Khoa học kỹ thuật phát triển, trình độ dân trí không ngùng được nâng cao,
tính tự giác và chủ động của công chúng thể hiện ở việc họ không tiếp nhận
thông tin một cách thụ động mà có chọn lọc theo nhu cầu, trình độ, sự quan
tâm riêng của bản thân Đặc biệt, sự phản hồi của công chúng đối với thông
tin tiếp nhận đã trở nên phổ biến trong nền báo chí truyền thông hiện đại. Đó
là ưu điểm của việc phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật nhưng cũng

là thách thức không nhỏ đặt ra đối với nền báo chí. Bởi khi công chúng hiện

7
đại không có nhiều thời gian, mà trong tay họ lại có nhiều kênh truyền thông
để lựa chọn thì cuộc cạnh tranh giữa các loại hình báo chí cũng như giữa các
cơ quan báo chí là vô cùng quyết liệt để thu hút công chúng của mình. Điều
đó đòi hỏi báo chí không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin đến độc giả mà còn
phải có góc nhìn riêng, có những kiến giải và đề xuất chính xác, thấu tình đạt
lý trước mọi vấn đề của cuộc sống, những chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước Nói như PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái thì “Phản biện xã hội đã
thành một vẻ đẹp rất tích cực của báo chí và truyền thông. Nhưng không phải
tờ báo nào hoặc loại hình báo chí nào cũng mang chứa được vẻ đẹp này. Vì
vậy không phải ngẫu nhiên mà người ta thích tờ báo này và không thích tờ
báo kia. Thích kênh truyền hình này, tờ báo mạng này và không thích những
kênh khác và báo mạng khác…” [36].
Nói như Luật sư Nguyễn Trần Bạt thì “phản biện xã hội là trạng thái
chuyên nghiệp của quá trình thảo luận cho nên nó cần có sự tham gia của hai
lực lượng, lực lượng thứ nhất là để nói một cách chuyên nghiệp và lực lượng
thứ hai là để nghĩ một cách chuyên nghiệp. Trước khi nói phải nghĩ, nghĩ
chuyên nghiệp là giới trí thức và nói chuyên nghiệp là giới báo chí. Phản biện
xã hội là sự tranh luận một cách chuyên nghiệp giữa các lực lượng xã hội với
nhau hoặc là với nhà cầm quyền để tạo ra sự chính xác chính trị của mỗi một
hành động có chất lượng chính sách hoặc định hướng, cho nên nếu không có
sự tham gia của hai lực lượng này thì quá trình còn lại là quá trình phản ứng
xã hội chứ không phải là phản biện xã hội” [35]
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài tính phản biện xã hội
làm nội dung nghiên cứu trong luận văn của mình. Và trong số rất nhiều tờ
báo đề cập đến nội dung phản biện xã hội thì Đại Đoàn Kết là tờ báo duy nhất
hiện nay đưa nội dung phản biện ra thành một chuyên mục cụ thể mang tên
Tham vấn và Phản biện. Tuy nhiên, nội dung phản biện cũng như tính hấp


8
dẫn, thu hút sự quan tâm của bạn đọc đối với chuyên mục đến nay vẫn còn
những hạn chế. Đề tài “Nâng cao hiệu quả truyền thông của chuyên mục
“Tham vấn và Phản biện” trên báo Đại Đoàn Kết” sẽ được chúng tôi khảo sát
qua các bài viết trong chuyên mục trong các năm 2011 và 6 tháng đầu năm
2012.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Phản biện xã hội nói chung và phản biện xã hội trên báo chí nói riêng
trong thời gian gần đây nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước
và mọi tầng lớp nhân dân, từ các nhà khoa học, giới trí thức cho đến những
người dân lao động bình thường.
Gần đây nhất, trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng đã chính
thức trao quyền cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vai trò phản biện xã hội đối
với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Tính đến thời điểm này, đã có hàng loạt những bài nghiên cứu, những
cuốn sách, những bài viết, bài phát biểu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu
về vấn đề phản biện xã hội. Trong đó, có một số khóa luận, luận văn nghiên
cứu tính phản biện của các bài viết trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện
của báo Đại Đoàn Kết trong tổng thể khảo sát nhiều bài viết có tính phản biện
của một số báo khác như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vietnamnet, Vnexpress,…
Có thể kể đến một loạt những cuốn sách, bài nghiên cứu, những bài báo
nói về phản biện xã hội cũng như mối quan hệ giữa phản biện xã hội và báo
chí truyền thông được đăng tải trên các trang báo, các website. Tiêu biểu có
thể kể đến cuốn “Phản biện xã hội – những câu hỏi đặt ra từ cuộc sống” (NxB
Đà Nẵng, 2006) của tác giả Trần Đăng Tuấn; “Phản biện xã hội về bảo vệ
thiên nhiên và môi trường” (NxB Khoa học và Kỹ thuật, 2009) của tác giả
Nguyễn Đình Hòe Một số bài báo như: “Phản biện xã hội, những vấn đề
chung” (Tạp chí Tia sáng), “Phản biện xã hội” (Tạp chí cộng sản) của tác giả


9
Trần Đăng Tuấn; “Phản biện xã hội, nhân tố quan trọng của phát triển” (Hà
Nội ngàn năm) của tác giả Kiên Định; “Vai trò của phản biện xã hội ở Việt
Nam hiện nay” (Tạp chí lý luận chính trị) của tác giả Đỗ Văn Quân; “Báo chí
và phản biện xã hội” (Tạp chí Người làm báo) của tác giả Nguyễn Quang A;
“Phản biện xã hội” (Tạp chí tia sáng) của Luật sư Nguyễn Trần Bạt; “Phản
biện và văn hoá phản biện” (Tạp chí của ban Tuyên giáo Trung ương) của nhà
báo Hữu Thọ
Cùng với đó là một số khóa luận, luận văn, luận án liên quan đến đề tài
này của khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội như: “Ý nghĩa phản biện xã hội của của bài bình luận ngắn
trên trang nhất báo Thanh niên, Tuổi trẻ” của Hà Lệ Giang, “Tính phản biện
xã hội trong chuyên mục “nóng” trên báo Lao động, Tuổi trẻ và Người Hà
Nội” của Phạm Bá Ngọc, k46HN; “Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo
chí Việt Nam qua loạt bài Đêm trước đổi mới trên báo Tuổi trẻ năm 2005”
của Phan Văn Kiền, K49; “Tính phản biện xã hội của báo chí Việt Nam qua
loạt bài về vấn đề trùng tu các di tích trên báo Tuổi trẻ” của Tô Thị Thúy Na,
K50; “Vấn đề phản biện xã hội trên báo chí: Khảo sát báo Tuổi Trẻ, Đại
Đoàn Kết và báo điện tử Vietnamnet từ năm 2008 đến hết quý 1 năm 2009”
của Đồng Thị Thùy, K50; “Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt
Nam” của Hoàng Thủy Chung
Tất cả những tài liệu đó đều là những tư liệu quý báu, có giá trị cho đề
tài luận văn này.
Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về
các đặc thù, ưu điểm và hạn chế của chuyên mục này. Hơn nữa, thời điểm
khảo sát của những nghiên cứu đó được thực hiện từ những năm trước, vì thế
cũng chưa tiếp cận được những điểm mới, xu hướng vận động mới của bản

10
thân chuyên mục Tham vấn và Phản biện nói riêng và của tờ báo Đại Đoàn

Kết cũng như nền báo chí nước nhà nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Với mong muốn chuyên mục ngày càng khẳng định được vai trò tiêu
biểu, xung kích trong việc thể hiện quan điểm chính thống của tờ báo về các
vấn đề, sự kiện đang diễn ra hàng ngày, luận văn phác họa những đặc điểm cơ
bản nhất mang tính đặc thù của chuyên mục Tham vấn và Phản biện. Từ đó,
tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông của chuyên mục.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn triển khai những nhiệm vụ cụ thể
sau:
- Sưu tầm, khảo sát tất cả các bài báo của chuyên mục Tham vấn và
Phản biện trên báo Đại Đoàn Kết trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm năm
2012.
- Đánh giá, nhận xét về nội dung, hình thức phản ánh của các bài viết.
- Đánh giá về tính hấp dẫn của chuyên mục đối với bạn đọc.
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp để nâng cao chất lượng phản biện
và tính hấp dẫn của chuyên mục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là những ưu điểm,
nhược điểm về nội dung phản ánh, cách thức phản ánh của các bài viết trong
chuyên mục Tham vấn và Phản biện trên báo Đại Đoàn Kết trong năm 2011
và 6 tháng đầu năm năm 2012.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:

11
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh; dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng,
Nhà nước Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ của báo chí; các vấn đề lý luận

báo chí và các ngành khoa học liên quan. Bên cạnh đó, luận văn cũng kế thừa
kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đã được công bố.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng thao tác sưu tầm, thống kê, phân loại các tác phẩm
báo chí theo sự kiến, vấn đề mà bài viết phản ánh. Luận văn sử dụng phương
pháp phân tích tác phẩm báo chí để nêu bật được tính phản biện xã hội cũng
như đặc điểm của chuyên mục Tham vấn và Phản biện của báo Đại Đoàn Kết.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận:
Luận văn làm rõ một số lý luận về tầm quan trọng, nội dung và phương
thức phản ánh của phản biện xã hội trên báo chí. Từ đó, làm rõ hơn chức năng
quản lý và giám sát xã hội của báo chí truyền thông.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Với đề tài này, luận văn góp phần phác họa những nét cơ bản nhất về
chuyên mục Tham vấn và Phản biện trên báo Đại Đoàn Kết. Từ đó, nêu lên
giá trị của chuyên mục cũng như những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
phản biện cũng như tính hấp dẫn của chuyên mục đối với phần đông độc giả.
Từ đó, tôi hy vọng sẽ có thêm một cơ sở khẳng định tầm quan trọng của phản
biện xã hội nói chung cũng như phản biện trên xã hội nói riêng. Luận văn sẽ
góp phần vào sự phát triển chung của xã hội cũng như của sự nghiệp báo chí
nước nhà.
Đồng thời, luận văn có thể sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý, các nhà báo, các bạn sinh viên và những người quan tâm tới đề tài
này.

12
7. Kết cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm 3 chương:
- Chương 1: Quan hệ giữa phản biện xã hội và báo chí truyền thông

- Chương 2: Nội dung và hình thức phản biện xã hội của các bài viết
trong chuyên mục Tham vấn và Phản biện
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông của
chuyên mục Tham vấn và Phản biện




13
Chương 1: QUAN HỆ GIỮA PHẢN BIỆN XÃ HỘI
VÀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.1. Phản biện xã hội
1.1.1. Khái niệm phản biện
Tìm hiểu về khái niệm phản biện xã hội có thể thấy nó đã được sử dụng
ở nhiều nước từ lâu. Ở nước ta, những năm gần đây khái niệm này mới được
đề cập đến nhiều, thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu, đặc biệt là sau khi
“phản biện xã hội” được chính thức ghi trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
X.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm phản biện xã hôi, trước hết, chúng ta sẽ
tìm hiểu về khái niệm phản biện. Có nhiều định nghĩa khác nhau về phản
biện:
Từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 1995 cho rằng: “Phản biện
là nhận xét và đánh giá về một công trình khoa học (luận án, luận văn, khóa
luận hoặc kết quả nghiên cứu khoa học của một đề tài, một chương trình
nghiên cứu…). Người (hay cơ quan) phản biện nhận định về tính cấp thiết và
ý nghĩa của đề tài, nội dung và hình thức thể hiện của công trình khoa học,
phương pháp nghiên cứu khóa luận, đóng góp, hạn chế…. Cuối cùng đánh giá
chung là đạt hoặc không đạt những yêu cầu đề ra, xếp loại…”. [28, tr. 407]
Từ điển Tiếng Việt, xuất bản năm 2000 định nghĩa: “Phản biện là đánh

giá chất lượng một công trình khoa học khi công trình được đưa ra bảo vệ để
lấy học vị trước hội đồng chấm thi”. [29, tr. 300]
Với cách định nghĩa trên có thể thấy phản biện chủ yếu được hiểu trong
việc đánh giá chất lượng các luận văn khoa học. Nhưng trong thực tế hiện
nay, từ phản biện được dùng trong nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung trong đó
không chỉ phản biện các đề tài khoa học mà còn phản biện các chủ trương,

14
chính sách của Đảng và Nhà nước, phản biện các vấn đề của xã hội, cuộc
sống
Bàn về phản biện, tác giả Hữu Thọ cho rằng: “Cho dù là phản biện chủ
trương, chính sách, đề tài khoa học đều có nghĩa là đánh giá mặt được, mặt
chưa được, mặt còn thiếu sót và kiến nghị bổ sung để hoàn thiện chủ trương,
chính sách hoặc đề tài khoa học đó. Trên tinh thần đó, phản biện là hoạt
động tất yếu của khoa học, về bản chất có tính xây dựng và thường xuyên
diễn ra trong quá trình thảo luận, tranh luận về một đề án khoa học cũng như
một chủ trương, chính sách chứ không phải là điều gì hoàn toàn mới mẻ như
từ trước đến nay chưa từng làm”. [39]
Như vậy, có thể hiểu, phản biện là dùng chứng cứ, lập luận để bác bỏ,
phủ định chứng cứ, lập luận đã được đưa ra trước đó và làm rõ hơn, bổ sung
vấn đề ở góc độ, phương diện khác nhau. Khác với góp ý kiến, phê bình, kiến
nghị (không đòi hỏi phải có đủ căn cứ khoa học, thực tiễn), phản biện đòi hỏi
phải có các luận cứ (thực tiễn, khoa học) để làm rõ cái đúng, cái sai của vấn
đề đang tranh luận.
1.1.2. Một số loại hình phản biện
Trong thực tế, có nhiều loại hình phản biện khác nhau. Việc phân chia
các loại hình này tuỳ vào mục đích, tính chất, cơ sở nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu Có thể phân chia và gọi tên một số loại hình phản biện sau:
- Phản biện ngẫu hứng: Hay còn gọi là "Phản biện cảm tính". Là loại
phản biện dùng cảm giác, cảm nhận để đánh giá một vấn đề mà nó xem xét.

Phản biện ngẫu hứng còn dùng các kiến thức vụn vặt hay kinh nghiệm sống
của một cá nhân khi tham gia phản biện một đối tượng khác. Phản biện ngẫu
hứng thường chung chung, không cụ thể và thường chủ quan theo thiên kiến
của một người.

15
- Phản biện khoa học: Là hiện tượng dùng tri thức của một lĩnh vực để
xem xét (đánh giá) một đối tượng mới khác (cùng hoặc khác chuyên môn với
mình). Do đó, thông thường việc lắng nghe ý kiến phản biện của các chuyên
gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau là rất cần thiết, góp phần đánh giá toàn
diện và khách quan nhất về đối tượng được phản biện.
- Phản biện xã hội: Là quá trình cộng đồng (cả các nhà khoa học cùng
hoặc khác chuyên ngành), tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa nghệ thuật, tôn
giáo cùng xem xét (đánh giá) về một sự vật hay hiện tượng mới phát sinh
trong đời sống xã hội. Phản biện xã hội là nhu cầu thiết yếu của công tác quản
lý nhà nước, khi thẩm định hay kiểm chứng cẩn thận một vấn đề gì đó, trước
khi quyết định - thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Quá trình phản biện xã
hội còn được dùng với các thuật ngữ khác như: lấy ý kiến đóng góp, tổ chức
hội thảo khoa học
1.1.3. Khái niệm phản biện xã hội
Như đã nói ở trên, có thể hiểu phản biện xã hội là sự phản biện của xã
hội (hay là sự phản biện mang tính xã hội), tức là sự biện luận, thẩm định,
đánh giá của các lực lượng xã hội đối với những chủ trương, chính sách, đề
án, dự án xã hội liên quan đến quyền lợi và đời sống của thành viên trong xã
hội.
Định nghĩa cụ thể về phản biện xã hội, có nhiều ý kiến khác nhau:
* Từ điển Tiếng Việt, xuất bản năm 2000 định nghĩa: “Phản biện xã
hội là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn
của xã hội, của nhân dân, và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng,
chủ trương, chính sách, giải pháp pháp triển kinh tế – xã hội, khoa học –

công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của
Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan. Phản biện xã hội là phát huy dân
chủ quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc

16
tham gia quản lí Nhà nước Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách
nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Phản biện xã hội là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của
quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan liêu ” [29, tr.
301]
* Tác giả Nguyễn Chí Mỳ: “Phản biện xã hội huy động, không chỉ các
nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn mà còn khích lệ đông đảo nhân
dân, lực lượng to lớn của xã hội được tập hợp trong Mặt trận Tổ quốc đóng
góp ý kiến về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, hình thức,
giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học – công
nghệ, y tế, môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, xây dựng Đảng và
hệ thống chính trị…” [38]
Ngoài ra, còn có rất nhiều những định nghĩa khác về phản biện xã hội.
Tuy nhiên, tựu trung lại phản biện xã hội được các tác giả đồng tình ở một số
điểm sau:
Thứ nhất, so với các loại hình phản biện khác, phản biện xã hội có lực
lượng tham gia rộng lớn hơn nhiều. Đó không chỉ là đánh giá, nhận xét của
một người, một nhóm người đối với một sự việc, sự vật trong một khoảng
thời gian nhất định mà nó dành cho tất cả mọi người dân Việt Nam trong và
ngoài nước và những người quan tâm đến Việt Nam. Đó có thể là lực lượng
trí thức, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu thậm chí bất cứ người dân ở
mọi tầng lớp, không phân biệt tuổi tác, trình độ học vấn, địa vị xã hội.
Thứ hai, về phạm vi, đối tượng, nội dung quy mô của phản biện xã hội
là vô cùng rộng lớn. Đó có thể là nội dung, phương hướng, chủ trương, chính
sách, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ, giáo dục, y

tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các
tổ chức liên quan Nhìn chung, các vấn đề được lựa chọn để thực hiện phản

17
biện xã hội rất đa dạng, phong phú và thường có liên quan đến nhiều người,
có sức ảnh hưởng lớn đối với đời sống xã hội, thậm chí vận mệnh, sự phát
triển của quốc gia
Chính vì mang hai đặc điểm trên mà phản biện xã hội đóng vai trò quan
trọng rất cần thiết đối với sự phát triển của mỗi xã hội, quốc gia. Phản biện xã
hội như một chất xúc tác, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong xã hội
đặc biệt là trong một xã hội dân chủ. Đó là tiếng nói nhận thức của xã hội, của
các lực lượng xã hội. Đó là những lập luận có chứng cứ khoa học, thực tiễn
nhằm phát hiện, bổ sung, chứng minh, khẳng định hoặc bác bỏ, phủ định một
chủ trương, chính sách hay đề án xã hội được công bố hay đang hình thành.
Là “tiếng nói”, phản biện xã hội khác với tâm trạng xã hội (trạng thái tâm lý,
tình cảm mang tính cảm tính, thường biểu hiện một cách âm ỉ, âm thầm);
phản biện xã hội biểu hiện một cách công khai, rõ ràng. Là “nhận thức”, phản
biện xã hội phải có chứng cứ, lập luận; do đó, nó cũng không đồng nhất với
dư luận xã hội (không cần phải có chứng cứ, lập luận, lý lẽ).
Tuy nhiên, so với phản biện khoa học đòi hỏi phải có sự hoàn chỉnh
(một cách tương đối) của các lập luận và đặc biệt, đề cao tính khách quan thì
phản biện xã hội không nhất thiết phải có sự hoàn chỉnh (cho dù một cách
tương đối) của các lập luận; đặc biệt là, mặc dù cũng coi trọng tính khách
quan, phản biện xã hội còn có thuộc tính xã hội (phản ánh quyền lợi kinh tế -
chính trị - xã hội của các chủ thể phản biện).
Bằng những lập luận, chứng cứ dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn
của các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân, phản biện xã hội làm sáng tỏ
đúng - sai của các vấn đề có tính chất xã hội liên quan đến lợi ích toàn xã hội,
đến lợi ích của đông đảo nhân dân, giúp Nhà nước điều chỉnh chủ trương,
chính sách phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Như vậy, bản chất phản biện

xã hội là sự thực hành dân chủ, là đặc trưng rõ ràng của đời sống dân chủ của

18
xã hội. Do đó, thực hiện phản biện xã hội không chỉ có ý nghĩa đem lại những
lợi ích (vật chất và tinh thần) chính đáng, hợp pháp cho xã hội, mà còn có ý
nghĩa chính trị sâu sắc, phản ánh một mối quan hệ chính trị rất cơ bản: quan
hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Nhân dân là chủ thể của phản biện xã hội với
hai tư cách. Thứ nhất, với tư cách là người chủ, nhân dân có quyền giám sát
đối với mọi hoạt động của Nhà nước. Bằng hình thức phản biện xã hội, nhân
dân có công cụ hữu hiệu, có điều kiện tốt hơn thực hiện quyền giám sát các
hoạt động của Nhà nước. Thứ hai, với tư cách là đối tượng chịu sự quản lý
của Nhà nước, nhân dân có quyền bảo vệ những lợi ích, quyền lợi chính đáng,
hợp pháp của mình trước những chủ trương, chính sách, đề án của Nhà nước
chưa đáp ứng đầy đủ hoặc xâm phạm các quyền lợi đó.
Tóm lại, để nhấn mạnh vai trò của phản biện xã hội, Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra: “Xây
dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức
chính trị- xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương,
chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với
công tác tổ chức cán bộ” [3, tr. 135] trong đó đặc biệt “Coi trọng vai trò tư
vấn, phản biện giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong
việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các dự án phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Gắn bó mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với trí
thức, giữa trí thức với Đảng và Nhà nước” [3, tr.305]. Nghị quyết của Đảng
cũng yêu cầu: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các Đoàn thể nhân
dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội” [3, tr. 124].
Và lý giải rõ hơn quan điểm của Nghị quyết, các tác giả của cuốn sách
“Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ X của
Đảng” đã viết: “Phản biện xã hội là sự phản biện nói chung nhưng có quy mô
và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về


19
nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế
- xã hội, khoa học – công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh
chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan. Phản biện
xã hội là phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân,
ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước…
nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và
thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phản biện xã hội
là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành
đất nước, khắc phục tệ quan liêu” [29, tr. 182 – 183]
1.2. Quan hệ giữa phản biện xã hội và báo chí truyền thông
Xét về các hình thức phản biện xã hội hiện nay rất phong phú. Có thể
thấy rõ nhất qua các ý kiến đóng góp của nhân dân cho Đảng, Quốc hội, đặc
biệt là vào các dịp họp Trung ương, họp Quốc hội, vào các dịp Hội nghị
Thành ủy, Hội đồng nhân dân; về các nghị quyết, các chủ trương chính sách
của Đảng, Nhà nước… Ngoài ra, các ý kiến của cử tri, đại biểu cử tri khi các
đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiếp xúc trực tiếp với cử tri tại địa
phương hàng năm, hàng quý
Với những người quan tâm đến các kỳ họp của Quốc hội mỗi năm 2 lần
mà trong dân gian vẫn hay nói một cách dễ nhớ, dễ hiểu là “xuân thu nhị kỳ”
thì có lẽ mỗi phiên chất vấn trong các kỳ họp này là không thể bỏ qua. Đặc
biệt, những năm gần đây Đài Truyền hình Việt Nam đều thực hiện tường
thuật trực tiếp các phiên chất vấn, điều trần để nhân dân cả nước có điều kiện
theo dõi và góp ý, đặt câu hỏi Với Hội đồng nhân dân các cấp cũng thực
hiện các chất vấn tương tự, tất nhiên ở quy mô nhỏ hơn và trong các thời gian
khác nhau.
Một hình thức khác của phản biện xã hội là lấy ý kiến của nhân dân về
các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc và Đảng bộ thành phố; dự thảo


20
các luật của Quốc hội, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố trước
khi thảo luận và thông qua; các dự án, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế
– xã hội có liên quan đến lợi ích của nhân dân Điều này, từ lâu đã được
khẳng định là việc làm cần thiết vì mọi quyết sách lớn của đất nước đều có
ảnh hưởng đến quyền lợi, trách nhiệm của người dân. Vì thế họ cần được
tham gia đóng góp ý kiến để đảm bảo quyết sách, chủ trương đó được ban
hành, áp dụng là đúng đắn, phù hợp với ý Đảng lòng dân
Nhìn chung, để tập hợp được các ý kiến phản biện xã hội thông qua các
kênh như phản ánh của cấp ủy các cấp, qua giao ban tuyên giáo các cấp, qua
thu hoạch của học viên các lớp học tập nghị quyết, chuyên đề, qua các
phương tiện thông tin đại chúng, qua dư luận xã hội
Trong xã hội hiện đại, khi các phương tiện thông tin đại chúng phát
triển như vũ bão với sức phủ sóng rộng khắp đến cả đồng bào ở vùng sâu,
vùng xa thì người dân nhanh chóng, kịp thời nắm được các thông tin cần thiết
được truyền tải. Và cũng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,
Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thực hiện
trưng cầu ý dân một cách dễ dàng thuận lợi. Có thể nói, báo chí với đặc thù
phổ biến rộng khắp, thông tin thời sự, nóng hổi, đề cập đến nhiều nội dung,
hình thức chuyển tải phong phú, đa dạng của mình đã và đang đóng vai trò
quan trọng trong việc tập hợp ý kiến sâu rộng của các tầng lớp nhân dân đối
với mọi quyết sách, dự án quan trọng của đất nước.
Tất nhiên, đối với mỗi cơ quan báo chí, vào thời điểm này hay thời
điểm khác, vai trò phản biện xã hội có thể được quan tâm, đề cập ở mức độ
nặng - nhẹ, thường xuyên – thi thoảng khác nhau. Điều đó còn phụ thuộc
vào tôn chỉ mục đích hoạt động. đối tượng độc giả chính mà tờ báo hướng tới.
Chính vì những lý do đó mà vấn đề được chọn để thực hiện phản biện xã hội
cũng khác nhau.

21

Báo chí là của toàn dân nhưng trên thực tế khi xã hội ngày càng phát
triển, để đáp ứng nhu cầu của người dân thì báo chí cũng phải có sự thay đổi
kịp thời để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Điều này có thể thấy rất rõ
qua việc các nhà đài đua nhau phát triển các kênh truyền hinh chuyên biệt chỉ
chuyên về một lĩnh vực nhất định như kênh truyền hình thể thao, kinh tế, văn
hóa, y tế. Thậm chí, trong lĩnh vực kinh tế còn chia ra nhiều kênh nhỏ hơn,
chuyên biệt hơn như chỉ bàn về vấn đề chứng khoán, bất động sản,
Với các tờ báo in ngoài ấn phẩm chính còn phát hành rất nhiều ấn phẩm
phụ, chuyên san dành cho các đối tượng khác nhau như phụ nữ, phụ nữ đang
mang thai, trẻ em, đàn ông, doanh nhân
Không ai quy định tờ báo Giáo dục chỉ có thể viết duy nhất về vấn đề
giáo dục mà đề tài có thể mở rộng ra mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của đời
sống xã hội. Tuy nhiên, có thể thấy để bám sát tôn chỉ mục đích hoạt động
của tờ báo cũng như phục vụ tốt nhất đối tượng chính mà tờ báo hướng tới thì
các chuyên mục, bài viết của tờ báo đó cần tập trung làm tốt các nhiệm vụ
chính của tờ báo, sau đó mới là các chức năng khác.
Theo các tác giả trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (NxB
Đại học Quốc gia Hà Nội) thì một trong những chức năng quan trọng nhất của
báo chí hiện nay chính là chức năng quản lý và giám sát xã hội. Trong đó, báo
chí tham gia vào việc cung cấp thông tin cho cả hai chiều thuận và ngược. Tất
cả các chủ trương chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đều
thông qua báo chí để truyền bá, phổ biến cho nhân dân biết, hiểu và thực hiện
vào cuộc sống. Ngược lại, báo chí cũng tham gia trực tiếp vào việc xây dựng
mới, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện đường lối chính sách đó thông qua việc
dựa vào nhân dân, trong đó có các nhà khoa học, nhà kinh tế nhà hoạt động xã
hội, hoạt động văn học nghệ thuật để đóng góp ý kiến, đề xuất sáng kiến, kiến
nghị, giải pháp cho hoạt động quản lý hiệu quả hơn. Phân tích như vậy để

22
thấy báo chí, với chức năng quản lý và giám sát xã hội của mình đã và đang

thực hiện việc tham vấn, định hướng các vấn đề về chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời sẵn sàng phản biện trên cơ sở phân
tích sâu sắc, toàn diện và khoa học các số liệu, dữ liệu cần thiết nhằm đưa ra
giải pháp để khắc phục, cải thiện các khó khăn, vấn đề còn tồn đọng
Ở nhiều nước phương Tây báo chí được coi là “quyền lực thứ tư” (ở
Thụy Điển là quyền lực thứ ba) sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
nhưng lại giám sát cả ba quyền này. Điều đó đã khẳng định vai trò và sức
mạnh to lớn của báo chí đối với đời sống xã hội hiện đại.
Ở Việt Nam, Đảng ta quan niệm báo chí là vũ khí sắc bén của Đảng và
Nhà nước, là công cụ lợi hại trong cuộc đấu tranh phò chính trừ tà, là tiếng
nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí được coi là
kênh giám sát cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. Ngoài việc kiểm tra, giám sát
việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thực tiễn,
báo chí còn tham gia tích cực vào việc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu
cực trong đời sống xã hội, trong các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước và các
cấp, các ngành.
“Một nền báo chí có giải pháp”, tức báo chí không chỉ phê phán hiện
thực mà còn phải đưa ra giải pháp để khắc phục và cải tạo hiện thực đó là
điều mà nền báo chí hiện đại không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên
thế giới đều đang hướng tới. Vai trò tham vấn, phản biện của báo chí hơn lúc
nào hết ngày càng quan trọng và trở thành đòi hỏi bức thiết để góp phần vào
sự phát triển của xã hội, của đất nước.
1.3. Phản biện xã hội trên các loại hình báo chí truyền thông Việt
Nam
Báo chí xuất hiện ở nước ta muộn hơn so với thế giới nhưng có những
bước đi rất nhanh. Trước tiên, báo chí xuất hiện ở nước ta là sản phẩm của

23
chế độ thực dân trong quá trình xác lập lợi ích song hành cùng cuộc chinh
phục thuộc địa. Tờ báo đầu tiên hoạt động ở nước ta đúng như tên gọi của nó:

“Kỷ yếu công báo của Đạo quân Viễn chinh xứ Nam Kỳ” (Bulletin officiel de
l’ Expédition de la Conchinchine) mà toà soạn cũng như máy in đều biên chế
trong đạo quân xâm lược từ các chiến thuyền đánh vào Nam Bộ và được sử
dụng song hành với cuộc bình định về quân sự. Tiếp đó, người ta thấy trên
vùng đất mà quân viễn chinh Pháp đã chinh phục được ở cả Nam kỳ và Bắc
kỳ bắt đầu xuất hiện những tờ báo và hoạt động báo chí buổi đầu gắn liền với
nhu cầu của tầng lớp người Âu ngày càng đông đảo và sự hình thành những
đô thị và đám thị dân người bản địa. “Tờ báo là kinh nhật tụng của đám thị
dân” là một cách nói của ngưòi xưa cho thấy không gian phát triển của báo
chí trước tiên là ở các đô thị.
Ngoài những tờ báo viết bằng tiếng Pháp, dành cho người Pháp, thì tờ
báo dành cho người Việt đầu tiên như tên gọi của nó gắn với đô thị phát triển
đầu tiên và quan trọng nhất của xứ thuộc địa này là Sài Gòn với cái tên “Gia
Định Báo” ra đời vào năm 1865- được coi là cái mốc đầu tiên của báo chí
tiếng Việt. Đương nhiên nó là một tờ công báo và phục vụ chủ yếu cho nhu
cầu cai trị những người dân bản xứ. Kể từ đây, lịch sử báo chí Việt Nam
chính thức được viết những trang đầu tiên. Và đúng như nhận định sau này
của nhiều nhà nghiên cứu dù ra đời muộn hơn nhiều hình thái xã hội khác
nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích
bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó. Báo chí trở thành bộ phận không thể
thiếu trong đời sống tinh thần của mọi người dân. Nó trở thành công cụ hoạt
động quan trọng của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự tiến
bộ và văn minh của toàn nhân loại.
Lịch sử báo chí Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau với
nhiều thăng trầm do tác động của các điều kiện lịch sử, xã hội. Cụ thể, từ khi

24
tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt ra đời - Gia Định báo, đất nước ta luôn trong
tình trạng bị thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ xâm lược. Nhiệm vụ quan trọng
nhất lúc này của toàn dân tộc là đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải phóng đất

nước. Dù Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 khai sinh nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa thì ngay sau đó quân và dân cả nước vẫn phải
quyết liệt bảo vệ nền độc lập non trẻ của dân tộc.
Trong bối cảnh đó, báo chí bị kiểm duyệt gắt gao nên các bài báo mang
tinh thần phản biện xã hội hầu như chưa có cơ hội để xuất hiện. Nền báo chí
Cách mạng Việt Nam xuất hiện đánh dấu bằng sự ra đời của tờ Thanh Niên
(ngày 21/6/1925), sau đó là hàng loạt tờ báo như Búa liềm, Công hội đỏ, Lao
động, báo Đỏ với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện sứ mệnh tuyên truyền, cổ
động nhân dân đứng lên chiến đấu, đồng thời đấu tranh với các luận điệu sai
trái, mị dân của kẻ thù, bên cạnh chức năng vốn có là kênh thông tin quan
trọng về các biến động của đời sống chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa. Báo chí
đăng tải những văn kiện của Đảng, bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Báo chí đã trở thành vũ khí sắc bén trong
cuộc đấu tranh chống đế quốc và các thế lực thù địch. Sau ngày thống nhất
đất nước năm 1975 báo chí nước ta phát triển khá nhanh về cả số lượng và
chất lượng, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình
rộng khắp cả nước.
Kể từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, báo chí
như được thổi luồng không khí mới. Điều này cũng là yêu cầu bức thiết mà
Đảng, Chính phủ đặt ra cho không chỉ riêng báo chí mà còn là toàn bộ các
ngành, các lĩnh vực, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền
tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Với nhiều chủ trương, chính sách mới đã gợi mở, khuyến khích các thành

25
phần kinh tế phát triển, giải phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở đường
cho phát triển sản xuất. Trong đó, thay đổi đáng kể nhất về mặt kinh tế có thể
kể đến việc quyết tâm xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần

Trong bối cảnh đó, báo chí trở thành công cụ đắc lực để thực hiện
quyền và chức năng giám sát xã hội của nhân dân. Báo chí phanh phui các vụ
án tiêu cực, chỉ ra, phê phán và đề xuất giải pháp khắc phục các tệ nạn xã hội
đang hoành hành trong nhân dân. Có thể kể đến các vụ án điển hình làm rúng
động dư luận một thời đã bị báo chí phanh phui như vụ tham nhũng của Lã
Thị Kim Oanh ở Công ty tiếp thị thương mại nông nghiệp - công nghiệp thực
phẩm hay vụ PMU 18. Gần đây nhất là vụ việc liên quan đến quản lý đất đai ở
Tiên Lãng với 1.200 bài báo phản ánh về diễn tiến, phân tích sự việc (theo
thống kê của Cục Báo chí) Qua đó có thể thấy báo chí không chỉ thông tin
một chiều đến người dân mà luôn khai thác vấn đề ở mọi góc độ, mọi khía
cạnh để đảm bảo sự trung thực, khách quan nhất, không bỏ sót tội và cũng
không bắt lầm người.
Bên cạnh nhiệm vụ quan trọng nêu trên, báo chí cũng góp phần không
nhỏ vào việc đóng góp các ý kiến xây dựng từ các nhà khoa học, nhà nghiên
cứu và giới trí thức nói chung cũng như toàn bộ người dân Việt Nam trong và
ngoài nước, thậm chí cả ý kiến góp ý trên tinh thần xây dựng của bạn bè quốc
tế đối với các quyết sách quan trọng của Đảng, Chính phủ trong mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội. Có thể là những góp ý chỉ ra những ưu khuyết điểm,
hạn chế cũng như giải pháp sửa đổi, hoàn thiện chủ trương, đường lối đó
thông qua việc lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Ngoài ra, đối với các vấn
đề phát sinh trong thực tiễn đời sống, báo chí cũng thực hiện phản biện xã hội
nhằm tạo ra định hướng nhận thức và giải pháp đúng đắn cho cộng đồng.

×