Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghệ thuật tổ chức trang nhất của báo in Việt Nam (Khảo sát báo Nhân dân, Lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ và Tiền phong từ năm 2006 đến 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN HOÀNG





NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC TRANG NHẤT
CỦA BÁO IN VIỆT NAM
(Khảo sát báo Nhân Dân, Lao Động,
Thanh Niên,Tuổi Trẻ và Tiền Phong từ 2006 đến 2008)









LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ















Hà Nội, 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN HOÀNG





NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC THÔNG TIN
TRÊN TRANG NHẤT BÁO IN VIỆT NAM
(Khảo sát báo Nhân Dân, Lao Động,
Thanh Niên,Tuổi Trẻ và Tiền Phong từ 2006 đến 2008)









Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thái







Hà Nội, 2010
MỤC LỤC
Phần mở đầu Trang
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3. Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu 7

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Kết cấu của luận văn 8
CHƢƠNG MỘT: TRANG NHẤT VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA BÁO IN
ĐỐI VỚI ĐỘC GIẢ 9
1.1 Sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức 9
1.2 Trang nhất – Nội dung hay trong một hình thức đẹp 11
1.3 Trang nhất – Bộ mặt của Ban biên tập 14
1.4 Hiện đại hóa – Xu thế tất yếu đối với báo in nói chung
và trang nhất báo in nói riêng 15
Tiểu kết chƣơng một 19
CHƢƠNG HAI: TRANG NHẤT – NƠI LỰA CHỌN VÀ CHỨA ĐỰNG
NHỮNG SỰ KIỆN NÓNG 21
2.1 Lựa chọn sự kiện nóng và nghệ thuật làm nóng sự kiện 21
2.1.1 Nghệ thuật tìm ra một thông báo cốt lõi có giá trị thông tin 21
2.1.2 Nghệ thuật lạ hóa thông tin 23
2.1.3 Nghệ thuật đặt tít 26
2.2 Nghệ thuật sắp xếp những sự kiện nóng bỏng trên trang nhất 29
2.2.1 Lựa chọn vấn đề 30
2.2.2 Trung thành với phong cách 31
2.2.3 Xây dựng chuyên mục định kỳ mang tính bản sắc 33
2.2.4 Yếu tố phát hiện 34
2.2.5 Góc độ tiếp cận 34
2.3 Phản biện xã hội – Tiêu chí hàng đầu trong lựa chọn
và tổ chức thông tin trên trang nhất 35
Tiểu kết chƣơng hai 37
CHƢƠNG BA: HIỆN ĐẠI HÓA CÁCH THỂ HIỆN
THÔNG TIN TRÊN TRANG NHẤT BÁO IN 38
3.1 Ma-két báo in và các yếu tố ma-két trang nhất 38
3.1.1 Mấy vấn đề về ma-két trang nhất 38

3.1.2 Vai trò của ma-két với trang nhất 40
3.1.3 Các yếu tố ma-két trên trang nhất 42
3.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ma-két trên trang nhất 45
3.2.1 Bố cục trang nhất 46
3.2.2 Ảnh trên trang nhất 47
3.2.3 Tổ chức vị trí tin bài 50
3.2.4 Sắp chữ 51
3.2.5 Sử dụng màu sắc 53
3.2.6 Kênh thông tin phi văn tự 54
3.3 Mô hình đề xuất cho một trang nhất hiệu quả của báo in 62
3.4 Một số đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
cho trang nhất 65
Tiểu kết chƣơng ba 70
PHẦN KẾT LUẬN 72
Danh mục tài liệu tham khảo 77
Phụ lục 80

10

CHƢƠNG MỘT
TRANG NHẤT VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA BÁO IN
ĐỐI VỚI ĐỘC GIẢ

1.1 Sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức
Mỗi một tác phẩm báo chí đều phải chứa đựng một thông tin nhất định, và
phải bao hàm một hình thức biểu đạt thích hợp để chuyển tải thông tin đó đến
với người đọc. Theo quan điểm của triết học Mác-Lê Nin, bất kì một sự vật nào
cũng bao hàm trong nó hai yếu tố đó là nội dung và hình thức. Phạm trù nội dung
trong phép biện chứng duy vật được hiểu là toàn bộ những yếu tố, những thuộc
tính, những mặt, những quá trình khác nhau nhằm tạo ra một sự vật, một hiện

tượng. Song song với nó, phạm trù hình thức lại được hiểu là toàn bộ những
phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương
đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó. Không có hình thức nào tồn tại thuần
túy mà không chứa đựng nội dung, ngược lại cũng không bao giờ có một nội
dung nào đó lại không tồn tại trong một hình thức xác định. Nói tóm lại, nội
dung nào có hình thức đó. Một tác phẩm văn học hay một tác phẩm báo chí cũng
không nằm ngoài mối quan hệ biện chứng đó, thậm chí còn chịu sự tác động rõ
nét trên tất cả các phương diện. Tác phẩm văn học, xét ở dạng thức chung nhất,
là một chỉnh thể thẩm mỹ, bao hàm trong bản thân nó sự thống nhất thẩm mỹ
giữa nội dung và hình thức. Sự thống nhất này, theo triết gia Hegel, là một sự
thống nhất biện chứng, bởi lẽ nội dung chẳng phải cái gì khác mà chính là sự
chuyển hóa của hình thức vào nội dung, và hình thức cũng chẳng có gì khác hơn
là sự chuyển hóa của nội dung vào hình thức. Ở góc nhìn cụ thể, tác phẩm văn
học là sản phẩm do nhà văn sáng tạo ra, được nhà văn viết thành văn bản văn
11

chương, được nhà xuất bản in ra thành sách, và được người đọc đọc nó. Nội
dung của một tác phẩm văn học bao gồm đề tài, tư tưởng, chủ đề, cốt truyện, hệ
thống nhân vật và tính cách nhân vật…còn hình thức một tác phẩm văn học
không gì khác chính là kết cấu, sự sắp đặt và quan trọng nhất chính là ngôn từ,
chất liệu quan trọng nhất để chuyển tải nội dung tác phẩm đến với công chúng.
Một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh cũng phải đặt ra và giải quyết được
những yêu cầu về mặt hình thức và nội dung. Trong cuốn sách Cơ sở lý luận báo
chí truyền thông (Dương Xuân Sơn-Đinh Hường-Trần Quang), tác giả cho rằng
một tác phẩm báo chí dù ở thể loại nào, muốn đạt được hiệu quả về mặt thông tin
trước hết phải là một tác phẩm hay về nội dung và hấp dẫn về hình thức. Về mặt
nội dung, trước tiên bài báo phải cung cấp thông tin một cách phong phú, thông
tin phải mới, phản ánh đúng thực tiễn và tạo ra dư luận xã hội đúng đắn. Không
chỉ có vậy, nội dung trong bài báo còn phải đề cao mục đích bồi dưỡng và nâng
cao kiến thức mọi mặt cho nhân dân. Còn về mặt hình thức, bài báo phải là một

chỉnh thể hấp dẫn, phải thỏa mãn nhu cầu mỹ cảm, tác động sâu sắc đến tình cảm
và tư duy của đối tượng. Không chỉ có vậy, bài báo phải được trình bày với sức
thuyết phục cao, không những làm cho công chúng thấy thích thú mà còn khơi
gợi được sự suy nghĩ theo đúng hướng và thúc đẩy hành động đúng đắn tích cực
của họ.
Sở dĩ Luận văn phải đặt vấn đề rộng như vậy vì xét cho cùng tác phẩm báo
chí nào cũng có cái “lõi” văn chương, cũng đều sử dụng những chất liệu như văn
chương và người làm báo cũng như người viết văn có lẽ cũng đều có chung một
phương pháp sáng tạo. Tác phẩm báo chí, do đặc thù về thể loại là nặng về tính
chất thông tin sự kiện, dù là tin, bài, dù là phóng sự hay bút ký, một bản tin phát
trên sóng phát thanh hay một chương trình truyền hình, bao giờ cũng chứa đựng
12

trong nó một thông tin cốt lõi. Thông tin cốt lõi đó có thể được khai thác dưới
nhiều góc độ hay được đặt trong những mối quan hệ khác nhau, nhưng phải được
biểu đạt, được chuyển tải đến người đọc bằng một phương thức thích hợp sao
cho hiệu quả thông tin là cao nhất. Như vậy, thông tin cốt lõi chính là nội dung;
còn phương thức biểu đạt chính là hình thức, cụ thể là các thể loại báo chí. Nội
dung thông điệp chỉ có một, nhưng hình thức biểu hiện thì vô cùng phong phú
trên cơ sở những yêu cầu, mục đích, nhiệm vụ khác nhau. Trong khuôn khổ của
mình, luận văn tập trung tìm hiểu về việc tổ chức nội dung và hình thức cho
trang nhất, mặt tiền của mọi tờ báo.
1.2 Trang nhất – nội dung hay trong một hình thức đẹp
Báo in là sản phẩm đặc trưng cho hoạt động đọc của công chúng. Nó phân
biệt với các loại hình thông tin đại chúng khác bằng hình thức chuyển tải thông
tin đến với công chúng qua thao tác đọc của họ (với phát thanh là nghe, truyền
hình là xem, và báo điện tử là cả nghe và xem). Chính vì thế, đối với báo in, yêu
cầu quan trọng nhất để giành được công chúng chính là làm cách nào thỏa mãn
trọn vẹn việc đọc của họ. Thao tác đọc của độc giả báo in so với thao tác đọc của
độc giả báo điện tử tuy tương đồng song cũng có nhiều nét khác biệt, bởi lẽ việc

đọc của độc giả báo in diễn ra trên một ấn phẩm thực tế, và để có được những
thông tin họ cần trên ấn phẩm đó, họ phải bỏ tiền ra mua; điều này khác với việc
đọc trên báo điện tử, một sản phẩm gắn liền với mạng internet, thông tin được
cung cấp miễn phí và độc giả có thể toàn quyền lựa chọn những thông tin cần
thiết đối với mình. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong thái độ tiếp nhận thông
tin của công chúng, và đó cũng chính là bản chất của cuộc chạy đua gay gắt về
mặt thông tin để kéo độc giả lại với mình, mà báo in là một người tham gia tích
cực trên đường chạy đó.
13

Trong cuộc chạy đua gay gắt trên thị trường báo chí, mỗi loại hình báo chí
đều có những đặc thù, thế mạnh riêng, và đều sử dụng triệt để những thế mạnh
đó để thu hút độc giả. Sự cạnh tranh về mặt thông tin luôn diễn ra hết sức nóng
bỏng, vấn đề sống còn đó diễn ra hằng ngày và trở thành một yêu cầu bắt buộc
đối với các các loại hình báo chí. Có một thực tế không thể phủ nhận, sự ra đời
của và phát triển của mạng internet - và con đẻ của nó là Báo điện tử - đã làm
thay đổi đáng kể thị trường thông tin và tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tờ
báo với nhau. Thông tin được phổ biến rộng rãi hơn trên nhiều kênh hơn, độc giả
có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiếp nhận thông tin, trở thành những người chủ
động lựa chọn thông tin mình quân tâm, thay vì tiếp nhận thông tin một cách thụ
động, thậm chí còn trở thành những người tham gia vào hoạt động sáng tạo của
một bài báo hay tờ báo. Có thể nói sự ra đời của báo điện tử đã tạo nên một cú
hích mạnh mẽ, đưa cuộc cạnh tranh thông tin trên mặt báo trở nên ngày càng
khốc liệt hơn bao giờ hết, đồng thời kéo các loại hình báo chí khác trong đó có
báo in vào một cuộc đua tranh gay gắt.
Cuộc đua này chủ yếu diễn ra trên mặt trận cạnh tranh về tốc độ thông tin
và chất lượng thông tin. Đưa tin sớm nhất trở thành tiêu chí hàng đầu để khẳng
định “đẳng cấp” của các tờ báo. Để có được điều này, các tờ báo phải xây dựng
cho mình – ngoài đội ngũ phóng viên tinh nhuệ và “thiện chiến” – một lực lượng
cộng tác viên đông đảo, trải rộng ở nhiều địa phương, lĩnh vực và cộng đồng bạn

đọc thân thiết với báo. Đội quân đông đảo và có chiều sâu này chính là chìa khóa
để giải quyết bài toán làm thế nào để đưa tin sớm nhất, và chính việc đưa tin
nhanh nhất này sẽ là hành động “ghi điểm” cao nhất trong lòng độc giả, đưa uy
tín của tờ báo lên cao. Trên phương diện này, trang nhất đóng một vai trò hết sức
quan trọng vì nó chính là nơi để tòa soạn tung ra những thông tin nóng hổi nhất,
14

nhanh nhất, nóng bỏng nhất mà họ vừa khai thác được. Sau khi đạt được sự ghi
nhận của độc giả về tốc độ đưa tin, cuộc cạnh tranh sẽ bước vào giai đoạn tiếp
theo, trở thành cuộc thi thố về chất lượng thông tin. Báo nào khai thác được sự
kiện dưới nhiều khía cạnh, góc nhìn mới lạ, sắc sảo, độc đáo, kiến giải và bình
luận vấn đề đầy sức thuyết phục đối với độc giả, cung cấp cho độc giả những
lĩnh vực tri thức mới mà họ chưa từng biết… báo đó sẽ ghi điểm trong lòng công
chúng. Trong những tiến trình cạnh tranh gay gắt đó, trang nhất tiếp tục giữ vai
trò quyết định trong việc níu kéo độc giả dừng chân lâu hơn tại các sạp báo, và
bằng sức cuốn hút của các thông tin nóng hổi được phơi bày trên đó làm cho độc
giả phải bỏ tiền ra mua.
Thực tế cho thấy, các sự kiện từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… diễn
ra hằng ngày chỉ có một, cơ quan báo chí nào cũng có thể tiếp cận và phản ánh
về nó trên mặt báo của mình. Vấn đề đặt ra ở đây là cùng một thông tin sự kiện
đó, nhưng làm thế nào để nó trở nên hấp dẫn nhất đối với người đọc, dẫn đến
việc người đọc phải quyết định bỏ tiền ra mua báo, và quan trọng hơn, họ bỏ tiền
ra để mua tờ báo này chứ không phải báo kia? Đó chính là bài toán làm thế nào
để thỏa mãn cái đọc của công chúng. Khi công chúng nhận thấy tờ báo mà họ
đang cầm trên tay có thể cung cấp đầy đủ cho họ những thứ họ cần, họ sẽ quyết
định bỏ tiền ra mua. Vậy cái gì tác động đến quyết định bỏ tiền ra mua của độc
giả? Cái gì tác động đến suy nghĩ : tờ báo này có thể làm tôi cảm thấy thỏa mãn
về mặt thông tin? Đó chính là hình thức biểu hiện. Có thể nói, tờ báo in chỉ có
thể làm thỏa mãn cái đọc của công chúng khi nó làm tốt hai yếu tố: nội dung hay
trong một hình thức đẹp, hay nói cách khác, trang nhất chính là bộ mặt, là thái độ

ứng xử của tờ báo đối với việc đọc và mua của độc giả. Có thể nói trang nhất
15

chính là trang quan trọng nhất đối với toàn bộ một tờ báo. Sự xuất sắc của trang
nhất có thể quyết định đến sinh mệnh của số báo ngày hôm đó.
1.3 Trang nhất – bộ mặt của Ban biên tập
Đối với một tờ báo in trong cuộc cạnh tranh gay gắt về mặt thông tin như
hiện nay, vấn đề có được thông tin đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu như không
có được thông tin, tờ báo đó sẽ bị “văng” ra đầu tiên trong cuộc chạy đua. Tờ
báo nào cũng bắt buộc phải có thông tin mới nhất, nóng nhất, chính vì thế, vô
hình trung cuộc cạnh tranh trên thị trường báo chí lại diễn biến gay gắt nhất ở
khu vực “bếp núc thông tin” mà trong đó, Ban biên tập của một tờ báo đóng vai
trò quyết định. Ban biên tập sẽ là người chỉ đạo việc đưa thông tin gì ra trang
nhất, đưa theo góc độ, khía cạnh nào và đưa dưới hình thức nào để mặt báo hôm
đó trở nên hấp dẫn nhất, bán chạy nhất, để người đọc bị cuốn hút đến mức phải
bỏ tiền ra mua ngay lập tức.
Trang nhất là bộ mặt của một tờ báo, nhưng cũng là bộ mặt của Ban biên
tập. Trên thực tế, các tờ báo in đều hoạt động theo một tôn chỉ mục đích riêng
hay một lĩnh vực chuyên môn đặc thù, được thể hiện bởi măng-séc mà nó mang
trên trang nhất. Chính vì thế, tùy thuộc vào lĩnh vực của mình mà mỗi tờ báo sẽ
khai thác thông tin theo các khía cạnh khác nhau. Đối với một tờ báo như Thanh
Niên, Tuổi Trẻ hay Lao Động thì những sự kiện như sập cầu Cần Thơ luôn luôn
chiếm một vị trí xứng đáng nhất trên các mặt báo, nhưng đối với các tờ báo
thuộc các lĩnh vực chuyên môn về thể thao như Thể thao Hằng ngày, Thể thao
24h… việc đoàn thể thao Việt Nam giành được huy chương vàng đầu tiên tại
Asiad, hoặc sự kiện Đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên lên ngôi vô địch tại AFF
Suzuki Cup 2008 lại là sự kiện quan trọng nhất và phải giành một vị trí xứng
đáng trên trang nhất của số báo ra ngày hôm đó. Có thể nói trang nhất chính là
16


nơi thể hiện rõ nhất chủ trương và ý đồ của Ban biên tập tờ báo. Nó là kết quả
của một sự tính toán, sắp xếp, điều phối nhân sự và tổ chức thực hiện đầy công
phu, nhằm mục đích cuối cùng là dọn ra một bữa tiệc thông tin nóng sốt nhất đến
với độc giả vào mỗi buổi sáng hằng ngày.
Nếu nói trang nhất là bữa tiệc thông tin, thì nhà bếp nào nấu ăn ngon nhất
và khéo bày biện nhất thì bữa tiệc đó sẽ có nhiều người ăn nhất. Trên thực tế, sự
cạnh tranh lôi kéo độc giả hiện nay chủ yếu đến từ các tờ báo “cùng ngạch”. Khi
đặt cạnh nhau, sự so sánh bắt đầu hiện ra, và tờ báo nào thắng cuộc sẽ là tờ báo
có lượng tia-ra đồ sộ hơn. Vấn đề ở chỗ cùng một sự kiện thông tin, nhưng tùy
vào góc nhìn của Ban biên tập mà tờ báo đó sẽ khai thác thông tin ở những khía
cạnh khác nhau, và điều đó sẽ dẫn đến diện mạo của các trang nhất cũng sẽ khác
nhau. Nói cách khác, trang nhất chính là nơi thể hiện ý chí của Ban biên tập tờ
báo đó. Một trang nhất đậm đặc các thông tin nóng hổi, được sắp xếp, trình bày
bằng một ý đồ rõ ràng dưới những hình thức đẹp nhất, cuốn hút nhất sẽ giúp số
báo đó bán chạy và vượt lên các tờ báo khác cùng ra trong ngày hôm đó.
1.4 Hiện đại hóa – xu thế tất yếu đối với tác phẩm báo in nói chung và
trang nhất nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin trên báo chí chính là một thứ hàng
hóa đặc biệt, cũng chịu sự tác động của các quy luật cạnh tranh giống như bất cứ
một loại hàng hóa nào. Dù là loại hình báo chí nào chăng nữa, như báo in, phát
thanh, truyền hình, báo điện tử, thì độc giả cũng sẽ mua - dưới nhiều hình thức
khác nhau - thứ họ cần đó là thông tin, hay nói chính xác hơn là giá trị của thông
tin. Công chúng nói chung và độc giả báo in nói riêng chính là những khách
hàng của báo chí, và họ có quyền bỏ tiền ra để mua những thông tin gì họ thấy
có ích đối với họ, hoặc thỏa mãn nhu cầu được biết về một vấn đề gì đó của họ.
17

Nhu cầu thông tin của độc giả là khác nhau, việc lựa chọn các loại hình ấn phẩm
báo chí cũng khác nhau tùy vào độ tuổi, sở thích… nhưng tựu trung lại, họ đều
bị tác động, trước những ấn phẩm trình bày ấn tượng, có nhiều phát hiện mới và

mang đậm chất phản biện xã hội. Chính vì thế, việc luôn làm mới mình, hiện đại
hóa chính mình là một xu thế tất yếu của báo in. Dưới góc độ báo chí học thì quá
trình hiện đại hóa thông tin trên báo chí không ngoài hai góc độ: phát hiện thông
tin và thể hiện thông tin. Hai thành tố kể trên sẽ quyết định sự sống còn của một
tác phẩm báo chí nói riêng và một tờ báo hay một tòa soạn nói chung. Và không
gì khác, trang nhất của báo in chính là khu vực thể hiện rõ nhất của hai thành tố
kể trên. Do đó có thể nói không quá rằng sự thành bại của một tờ báo phần nhiều
là do trang nhất.
Báo chí đã và đang được đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng, cả
về nội dung và hình thức, nội dung thông tin phong phú, đa dạng, cập nhật được
những vấn đề thời sự nóng hổi nhất được đông đảo mọi người quan tâm. Điều đó
đòi hỏi hình thức tờ báo phải có sự thể hiện phù hợp, phải luôn luôn cách tân, tạo
điều kiện cho người đọc tiếp thu thông tin nhanh nhất và chính xác nhất. Điều đó
không có nghĩa là luôn luôn phải thay đổi, liên tục thay đổi, mà là sự đổi mới về
cách nhìn để tờ báo trở nên phù hợp hơn với mọi tầng lớp nhân dân và với xu thế
của thời đại.
Trong khu vực báo in, Việt Nam hiện nay có khoảng 687 cơ quan báo chí
với 869 ấn phẩm, trong đó khối cơ quan báo chí trung ương có 1 hãng thông tấn
quốc gia, 77 báo, 416 tạp chí, 105 ấn phẩm phụ. Khối cơ quan báo chí địa
phương có 103 báo, 101 tạp chí, 104 ấn phẩm phụ [2, tr 7].
Ở khu vực báo điện tử, tính đến giữa năm 2009, cả nước có 21 tờ báo điện
tử được cấp giấy phép hoạt động. 160 trang tin điện tử tổng hợp mang tính báo in
18

và hàng nghìn trang diện tử mang nội dung thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà
nước, Chính phủ, các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp [5]. Tuy là loại hình báo
chí ra đời muộn, nhưng từ khi gia nhập làng báo Việt Nam, báo điện tử đã thể
hiện “sức trẻ” vượt bậc so với các loại hình báo chí khác về mọi phương diện.
Đó là khả năng “tích hợp” đa dạng các loại hình báo chí, lợi thế cập nhật thông
tin nhanh, liên tục, không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Chính từ

những lợi thế này, chỉ trong một thời gian ngắn báo điện tử Việt Nam đã khẳng
định vai trò và hiệu quả to lớn trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước đến quần chúng nhân dân. Hiện nay, các cơ
quan báo chí truyền thống như báo in hay các Đài Phát thanh và truyền hình rất
coi trọng phát triển hình thức thông tin trên mạng internet, coi đây là phương tiện
thông tin đối ngoại hiệu quả nhất. Đây cũng chính là cầu nối thông tin trong
nước với cộng động người Việt đang sinh sống, lao động và học tập tại nước
ngoài, vốn có nhu cầu được giao lưu tình cảm với quê hương, người thân, đồng
thời theo dõi các tình hình đổi mới ở trong nước.
Riêng hệ thống phát thanh và truyền hình, cả nước có 67 Đài phát thanh
và truyền hình trung ương, địa phương, trong đó có 3 đài phủ sóng toàn quốc, 64
đài phát thanh và truyền hình địa phương, bao gồm 62 đài của các tỉnh thành phố
trực thuộc trung ương. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 2 đài: Đài Truyền hình
TP.HCM và Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn
quốc có gần 1000 trạm phát lại các tín hiệu truyền hình được đầu tư từ chương
trình phủ sóng vùng lõm, các chương trình của các Bộ, ngành, hơn 8000 đài phát
thanh hoặc cụm phát thanh cấp xã, gần 700 đài phát thanh cấp huyện, trong đó
có khoảng 14 tỉnh, thành phố có hệ thống đài phát thanh cấp xã phủ kín toàn bộ
số lượng các xã, thị trấn.
19

Để sản phẩm báo chí được công chúng tiếp nhận, các loại hình báo chí
buộc phải tìm ra phương hướng phát triển thích hợp. Phương hướng ấy được thể
hiện khá rõ ở sự đa dạng hóa về loại hình và phương tiện ở các cơ quan báo chí
lớn. Hầu như tất cả các cơ quan báo chí đáng kể để có website song hành với loại
hình báo chí truyền thống. Một tờ báo đơn nhất đã thực sự trở thành những cơ
quan báo chí đa phương tiện với việc xuất bản đồng thời nhiều loại hình sản
phẩm báo chí khác nhau như nhật báo, tuần báo, nguyệt san, chuyên san, báo
tiếng nước ngoài, báo điện tử. Sự tồn tại đồng thời các loại hình sản phẩm báo
chí khác nhau cho phép các toàn soạn có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tạo

điều kiện cho các loại sản phẩm hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chính, quảng bá
thương hiệu cũng như tận dụng khả năng khai thác thông tin tư lieeujl.
Trong sự phát triển của dòng chảy báo chí không thể không nhắc đến vai
trò của công chúng báo chí. Với dân số gần 87 triệu dân, rõ ràng đây là một thị
trường rộng lớn, đầy tiềm năng và hấp dẫn của báo chí, là điều kiện tốt cho báo
chí phát triển đồng thời cũng mở ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, đầy khó
khăn và thách thức đối với các loại hình báo chí, các cơ quan báo chí. Công
chúng ngày nay có trình độ, tri thức, nhận thức về chính trị, văn hóa, xã hội ngày
càng cao hơn, “thông minh” và chủ động hơn trong tiếp nhận thông tin từ báo
chí, có trình độ, bản lĩnh và chính kiến, do đó, họ đòi hỏi rất cao về chất lượng
thông tin từ các loại hình báo chí, từ báo in đến báo điện tử, từ phát thanh đến
truyền hình, từ nhật báo đến tạp chí. Công chúng báo chí ngày nay rất tích cực
tham gia trao đổi, thảo luận, phản biện những vấn đề của đất nước, các vấn đề từ
cuộc sống, và thông qua báo chí, tạo ra một không khí dân chủ, công khai, minh
bạch, tạo ra dòng chảy đa chiều cho thông tin, góp phần thúc đẩy xã hội phát
triển. Độc giả ngày nay rất nhạy cảm với thông tin, và có xu hướng tìm kiếm và
20

thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình từ các nguồn tin khác nhau, các kênh thông
tin khác nhau từ các blog cá nhân và các diễn đàn trên mạng internet, vì tính chất
chân thật trong phát ngôn và không bị lệ thuộc vào một tôn chỉ mục đích hay
một tổ chức chính trị xã hội nào. Thực tế đó đã phần nào đẩy cuộc cạnh tranh
trên thị trường thông tin trở thành cuộc cạnh tranh giữa nhà báo chuyên nghiệp
với những nhà báo nghiệp dư. – hay “nhà báo công dân”. Yếu tố này cũng chính
là một cực cạnh tranh tiềm tàng của báo chí trong thị trường thông tin ngày nay.
Trong những năm gần đây, báo chí có ảnh hưởng ngày càng to lớn trong
việc thúc đẩy sự phát triển xã hội. Báo chí hiện nay không chỉ đơn thuần đóng
vai người đưa tin, phản ánh thụ động các sự kiện, hơn thế nữa nó đóng vai trò
ngày càng tích cực, tham gia trực tiếp vào các sự kiện như một trong những yếu
tố, điều kiện thúc đẩy và quy định chiều hướng vận động của các sự kiện đó.

Chính sự thay đổi vai trò đó đã hình thành một thứ dư luận xã hội trực tiếp hơn
do báo chí tạo ra.
Thực tế đó đặt ra một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng cho báo in nói
riêng và các loại hình báo chí khác nói chung: cần phải đổi mới diện mạo của tờ
báo nếu như không muốn bị bỏ rơi trên đường đua tìm kiếm độc giả. Trang nhất
báo in có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một tờ báo.
Chính vì thế, việc khảo sát nghiên cứu nghệ thuật tổ chức trang nhất báo in có
một ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với loại hình này, mà còn mang tính ứng
dụng cao đối với phát thanh, truyền hình và báo điện tử.
Tiểu kết chƣơng một
Cùng với sự chuyển mình của đất nước trong công cuộc đổi mới, báo chí
Việt Nam đã có những bước tiến khả quan hơn và đã có nhiều quan niệm thay
đổi về báo chí. Báo chí đã chú trọng, quan tâm đổi mới và nâng cao cả về nội
21

dung và hình thức. Hình thức của báo in đã dần dần lấy lại được vị thế của mình.
Với những trang thiết bị kĩ thuật mới và những phương tiện in ấn, chế bản điện
tử hiện đại, hình thức của báo in đã trở nên đẹp mắt và hấp dẫn hơn trước rất
nhiều. Công việc của những phóng viên, biên tập và cả những người làm ma-két
đã góp phần to lớn nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo in, nâng báo in lên
một tầm cao mới.
Báo chí đã và đang được đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng, cả
về nội dung và hình thức, nội dung thông tin phong phú, đa dạng, cập nhật được
những vấn đề thời sự nóng hổi nhất được đông đảo mọi người quan tâm. Điều đó
đòi hỏi hình thức báo phải có sự thể hiện phù hợp, phải luôn luôn cách tân, tạo
điều kiện cho người đọc tiếp thu thông tin nhanh nhất và chính xác nhất. Điều đó
không có nghĩa là luôn luôn phải thay đổi, liên tục thay đổi, mà là sự đổi mới về
cách nhìn để tờ báo trở nên phù hợp hơn với mọi tầng lớp nhân dân.


















22

CHƢƠNG HAI
TRANG NHẤT – NƠI LỰA CHỌN VÀ CHỨA ĐỰNG
NHỮNG SỰ KIỆN NÓNG
2.1 Sự kiện nóng và nghệ thuật làm nóng sự kiện
2.1.1 Nghệ thuật tìm ra một thông báo cốt lõi có giá trị thông tin
Tác phẩm báo chí, xét trên phương diện lý luận, cũng là một chỉnh thể thẩm
mỹ giữa hình thức và nội dung, có kết cấu và bố cục chặt chẽ. Do đó, việc tổ
chức và xây dựng một tập hợp những chỉnh thể thẩm mỹ đó và đưa nó ra một
khu vực mang tính chất “mặt tiền” như trang nhất cũng đòi hỏi ở những người
làm báo một nghệ thuật sắp đặt nhất định. Nếu như ta coi tờ báo là một công
trình kiến trúc thì trang nhất chắc chắn là mặt tiền của công trình kiến trúc đó.
Trên một phương diện nào đó, một tờ báo hay một bài báo cũng giống như
một tác phẩm nghệ thuật, là một sản phẩm của sự sáng tạo. Điều đó đồng nghĩa

với việc chủ thể sáng tạo của nó phải luôn luôn phải đổi mới, phải có sự tìm tòi,
khám phá, luôn luôn phải có ý thức xa rời lối mòn và thường trực ý niệm sáng
tạo nếu như không muốn lặp lại chính mình và đánh mất công chúng.
Một tác phẩm báo chí nói riêng chỉ đạt được đến độ trong sáng và chuẩn mực
khi nó đảm bảo được hai yếu tố: 1 – chở đi được một thông báo cốt lõi có giá trị
thông tin, và 2 – được chở đi dưới một hình thức biểu hiện độc đáo. Khi xã hội
xảy ra một sự kiện, một vấn đề, một hiện tượng, một trào lưu, lẽ tất nhiên báo chí
phải là những người đi tiên phong trong việc tìm hiểu và thông tin đến công
chúng sự kiện đó, vấn đề đó, hiện tượng đó, trào lưu đó. Sự kiện trong đời
thường chỉ có một, có nghĩa là chất liệu từ cuộc sống có hạn, điều đó đòi hỏi các
báo phải khai thác và xử lý thông tin từ sự kiện đó thế nào để người đọc thấy
quan tâm và hứng thú với thông tin đó và tìm ra được trong bài báo những thông
23

tin mà họ cảm thấy có ích đối với mình. Dòng chảy thông tin trong đời sống có
lúc sôi động và cũng có những lúc rất bình lặng, tìm ra cái bất thường giữa muôn
vàn cái bình thường và làm cho bạn đọc thỏa mãn thị hiếu và thu được nhiều ích
lợi từ thông tin là việc không đơn giản.
Ngày nay, các tờ báo, nhất là các tờ báo “cùng ngạch”, đang có sự cạnh tranh
gắt gao về số lượng phát hành. Nếu đứng ngoài hoặc chậm chân hơn trong cuộc
đua, điều tất yếu mà các báo phải hứng chịu đó là sự sụt giảm số lượng công
chúng. Chính vì phải luôn luôn cạnh tranh lẫn nhau nên việc tổ chức tin bài sao
cho hấp dẫn, tươi mới và nóng hơn các báo khác là vấn đề được đặt ra hàng đầu.
“Thanh Niên” và “Tuổi Trẻ” là hai tờ báo làm rất tốt điều này. Các chương trình
nổi cộm hay các vấn đề thời sự khẩn cấp đều được “Thanh Niên” và “Tuổi Trẻ”
nhanh chóng phát hiện, tiếp cận và thông tin một cách nhanh chóng kịp thời và
có độ tin cậy cao đến công chúng. Nói cách khác, trang nhất của hai tờ báo trên
luôn “đi trước một bước”so với các báo khác. Chỉ có một Bill Gates đến Việt
Nam vào ngày 22/4/2006, nhưng có rất nhiều cơ quan báo đài tham gia đưa tin
và phản ánh. Trong trường hợp này, mặc dù sự kiện có độ nóng cao, nhưng

người đọc dễ bị “bội thực”, bị “ngợp” thông tin do có quá nhiều báo chí nói đến,
đề cập đến. Chính vì vậy, tìm ra một góc nhìn mới lạ mà chưa ai phát hiện ra và
thể hiện nó bằng một lối viết sinh động và giàu thông tin chính là điều tối quan
trọng. Một điều đáng nói nữa là xử lý như thế nào khi trong tay có quá nhiều
thông tin mà nguy cơ trùng lặp với các báo khác là rất lớn ? Trong thời điểm
diễn ra sự kiện đó, muốn tạo được sự khác biệt với các báo khác, người viết phải
đưa được lên trang nhất một góc nhìn mang tính khám phá, một góc độ thật sự
riêng rất ít người biết và rất nhiều người quan tâm.
24

Một số báo ra hằng ngày là tập hợp của rất nhiều các bài báo chứng đựng rất
nhiều nội dung thông tin. Nếu mỗi bài báo mang trong mình một thông báo cốt
lõi, thì trang nhất chính là nơi mật độ các thông báo cốt lõi của ngày hôm đó trập
trung một cách dày đặc nhất. Vì trang nhất là nơi gánh vác trọng trách phơi bày
những gì nóng nhất trong ngày đến người xem, nên tất yếu công việc đặt ra cho
Ban biên tập chính là bài toán phát hiện, tính toán và tổ chức các thông báo cốt
lõi đó một cách hợp lý nhất để thu hút người đọc. Nghệ thuật tổ chức trang nhất
về bản chất chính là nghệ thuật dung hòa giữa hình thức và nội dung, là nghệ
thuật tìm ra một thông tin cốt lõi có giá trị, và nghệ thuật sáng tạo ra một vỏ bọc,
một hình thức thể hiện thích hợp cho thông tin đó. Khi có trong tay thông tin rồi,
phải đưa thông tin đó “chạy” ra trang nhất một cách nghệ thuật để có thể níu mắt
người đọc bên tờ báo và cuối cùng là làm họ phải rút tiền ra mua.
2.1.2 Nghệ thuật “lạ hóa” thông tin
Cuộc sống luôn đầy rẫy những cái bình thường và cái bất thường. Yếu tố bất
thường luôn tạo nên hấp dẫn và sức lôi cuốn, và trang nhất chính là nơi tập hợp
và sắp đặt một cách có hệ thống những cái bất thường, mới mẻ và nóng hổi nhất
trong ngày. Vấn đề được phát hiện phải là vấn đề nóng thật sự, phải được đông
đảo công chúng dư luận quan tâm, và quan trọng hơn, nó phải có một độ lan tỏa
nhất định. Thậm chí vấn đề được phản ánh phải mới và nóng đến độ không thể
đưa vào trong mà bắt buộc phải đưa ra trang nhất. Có thể trong cuộc sống có

nhiều thông tin mới mẻ và có sức thu hút cao, nhưng việc đưa ra trang nhất đòi
hỏi phải có nghệ thuật chọn lọc, không phải thông tin nào cũng có thể dễ dãi đưa
ra trang bìa. Nắm bắt được thị hiếu của độc giả và lựa chọn những đơn vị thông
tin đắt giá để đưa ra trang nhất, đó là nghệ thuật tổ chức nội dung. “Thanh Niên”,
“Tuổi Trẻ” là 2 tờ báo đã làm rất tốt điều này. Báo Tuổi Trẻ số ngày 14/1/2005,
25

giữa cao điểm của dịch cúm gia cầm đã có một bài “đinh” trên trang nhất : “Cúm
gia cầm đã lan ra 74 xã (thuộc thành phố Hồ Chính Minh). Những ngày tiếp
theo, trên trang nhất của Tuổi Trẻ vẫn là những bài viết bám đuổi sự kiện : Cúm
gia cầm ngày càng lan rộng và căng thẳng-136 xã có gia cầm nhiễm bệnh. Thời
điểm của bài viết xuất hiện trên trang nhất có thể nói rất phù hợp, đánh rất trúng
cái nhu cầu được biết về thực trang lây lan của cúm gia cầm trong địa bàn thành
phố của người dân. Nhờ đánh trúng tâm điểm của dư luận và cung cấp thêm
nhiều thông tin cấp thiết, nóng hổi, bài viết trở nên có sức nặng rất lớn và thông
tin tất yếu được người dân quan tâm đón nhận.
Một điểm đáng chú ý trên măng-séc báo Tuổi Trẻ đó là sự xuất hiện của
những con số bên cạnh măng-séc báo. Sự xuất hiện của những con số này là một
thay đổi rất đáng chú ý của Tuổi Trẻ trong vòng hơn 1 năm trở lại đây. Những
con số này có mật độ xuất hiện rất ổn định. Mỗi ngày lại xuất hiện một số khác
nhau ở vị trí đó, và con số đó có nhiệm vụ cung cấp cho bạn đọc một thông tin,
một con số đáng suy ngẫm hay một số liệu thống kê thú vị nào đó. Ví dụ, báo
Tuổi Trẻ ngày 14/1/2005 đưa ra 1 con số : 2,5-3% và chú thích: Đó là dự đoán
của ông Nguyễn Tiến Thỏa-cục phó cục quản lý giá- về chỉ số tăng giá cả trong
3 tháng đầu năm 2005. Hay trên số báo ngày 24/1/2005, con số trong ngày là
550 tỷ đồng-là số vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển du lịch trong năm
2005. Nguồn vốn trên sẽ được đầu tư cải tạo hạ tầng tại bốn khu du lịch trọng
điểm quốc gia : Hạ Long-Cát Bà(Quảng Ninh-Hải Phòng);Văn Phong-Đại
Lãnh(Khánh Hòa);Lăng Cô-Hải Vân-Non Nước và Dankia-Suối Vàng(Lâm
Đồng). Số ngày 15/3/2005 : 6,5 triệu-là số người sử dụng Internet tại Việt Nam

tính đến đầu tháng 3 năm 2005, đạt tỷ lệ 7,9% dân số. Theo giới chuyên môn, tỷ
lệ người dùng Internet ở nước ta đạt mức trung bình ở châu á.
26

Nhìn chung, các con số trong ngày mà báo Tuổi Trẻ đưa ra thông thường là
những thông tin rất gần gũi hoặc rất độc đáo, ấn tượng và tạo ra một tâm lý tò
mò buộc người đọc phải đọc thông tin về con số đó, dần dần hình thành một
phản xạ “tìm đọc” ở những số báo tiếp theo. Chỉ một không gian nho nhỏ nhưng
lượng thông tin cung cấp là tương đối đậm đặc. Thành công của việc làm này là
xây dựng nên cảm giác tin cậy của độc giả, vì độc giả sẽ nghĩ rằng thông tin đưa
lên măng séc chắc chắn phải là thông tin đáng tin cậy. Đây cũng chính là một
điều chỉnh rất sáng tạo của Tuổi Trẻ mà ít báo khác làm được, và điều này chính
là một trong những yếu tố làm người đọc “nhớ” tờ báo.
Tìm ra được một nội dung nóng hổi và tươi mới hơn các báo khác, điều đó là
vô cùng quan trọng, nhưng chưa đủ. Nghệ thuật tìm ra một nội dung nóng còn
phải được kết hợp với nghệ thuật thể hiện nội dung đó bằng một phương thức
hấp dẫn, không trùng lặp với bất kì một phương thức nào. Trong hiện thực, vấn
đề sự kiện diễn ra chỉ có một. Lấy ví dụ trên tờ Tuổi Trẻ số ngày 27/1/2005, trên
trang nhất có đăng một bài “đinh” khá lớn với nhan đề “Trắc nghiệm hay không
trắc nghiệm ? ”. Ở thời điểm đó, vấn đề này quả thực đang rất nóng hổi vì nó thu
hút được sự quan tâm rộng rãi của đại bộ phận học sinh-sinh viên và cả đông đảo
lực lượng phụ huynh học sinh và những người có liên quan. Rất nhiều người thổ
lộ họ vô cùng sốt ruột khi các kì thi đã cận kề mà Bộ GD&ĐT vẫn chưa có hình
thức thi thống nhất cho môn ngoại ngữ. Như vậy, đánh trúng vấn đề đang nóng
là điều đáng ghi nhận của số báo ngày hôm đó, và cũng dễ hiểu tại sao phần đất
“quý” nhất của trang báo lại được dành trọn để giới thiệu bài đinh này. Ngoài ra,
bài báo cũng có tìm ra cho mình một cách biểu hiện khá độc đáo mà cũng rất
hàm súc. Đó là thiết kế ngay bức ảnh minh họa cho bài viết là một đề thi trắc
nghiệm “ảo”. Nội dung là một câu hỏi duy nhất : Có thi trắc nghiệm năm 2005
27


hay không ? Với 6 phương án trả lời : “a.Có ; b.Không ; c.Vừa có vừa không ;
d.Vừa không vừa có ; e.Em không biết ; f.Cả 5 câu trên Bộ đang ….suy nghĩ”.
Rõ ràng sự sáng tạo ở đây là đáng ghi nhận, chỉ một tấm ảnh minh họa cũng
mang thông tin, và thông tin ấy lại mang tinh thần trào phúng. Cách xử lý thông
tin thông minh và độc đáo kiểu này chính là bí quyết làm người đọc thích thú và
quyết định mua báo. Trên báo Thanh Niên số ra ngày 21/2/2005, có một dòng tít
“ Nước máy Hà Nội không có giun mới là chuyện lạ” và bỏ lửng nội dung bằng
câu “xem trang 3”. Rõ ràng, thông tin này rất lạ và có độ gợi mở cao, đồng thời
sức lan tỏa của nó cũng rất mạnh mẽ. Ai cũng biết nước máy là một thứ thiết yếu
vào loại bậc nhất trong sinh hoạt của con người, vậy mà tít bài lại đưa ra một
thông báo “gây sốc” : Không có giun mới là chuyện lạ !?. Khi đọc tít lên, người
đọc sẽ cảm thấy thông tin trong bài viết liên quan mật thiết đến chính họ và đời
sống của họ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân họ, nên tâm lý thúc giục
phải lật giở trang bên trong ra để đọc nội dung bài viết là điều tất nhiên.
Một ví dụ khác cho việc tìm ra một thông tin lạ đó là bài viết “Ông già 60
tuổi đi thi” trên số ra ngày 10/3/2005. Trong trường hợp này, báo Thanh Niên
cũng đã thành công, vì họ đã tìm ra được một thông tin mà bản thân nó đã thực
sự là một vấn đề nóng, vấn đề lạ, hơn nữa lại biết cách khoác lên mình nó một
tiêu đề hấp dẫn, lôi cuốn. Nghệ thuật lạ hóa thông tin không chỉ yêu cầu người
làm báo tìm ra một thông tin mới, nóng mà còn biết cách làm cho một thông tin
bình thường trở nên mới và nóng.
2.1.3 Nghệ thuật đặt tít
Thực tế cho thấy đối với báo chí hiện đại ngày nay, tít báo là yếu tố quan
trọng nhất đối với sinh mệnh của bài báo đó. Nó quyết định bài báo đó sẽ được
đọc hay bị bỏ qua, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, bởi người đọc. Một
28

tít báo hay có thể sẽ khiến số báo ngày hôm đó “bán chạy như tôm tươi”, nhưng
công sức của cả tòa soạn chỉ sẽ có thể bị nhấn chìm bởi một cái tít dở Tít báo

có chức năng vô cùng quan trọng và là yếu tố không thể thiếu đối với một bài
báo, ảnh hưởng đến chất lượng nội dung và thậm chí là cả doanh thu của tờ báo.
Trong cuốn sách “Viết cho độc giả”, tác giả Loic Hervouet đã quan niệm rằng :
chức năng đầu tiên của tít báo là “bắt mắt” độc giả khi họ lướt xem tờ báo lần
đầu tiên. Có những người xem lướt qua tờ báo trước khi quyết định mua, và dù
cho họ có phải mua tờ báo đó hay được phát miễn phí thì việc đầu tiên bao giờ
cũng là lướt qua một lượt xem số báo đó có gì đáng đọc hay không. Một tít báo
hấp dẫn ngay lập tức sẽ thu hút sự chú ý của độc giả. Bên cạnh đó, tít báo còn có
một chức năng khác là phân biệt mức độ quan trọng của bài này so với bài kia.
Nói tóm lại, tít báo có những chức năng là tổng kết thông tin, phân định mức độ
quan trọng của bài viết và gây cảm tình đối với độc giả. Cũng trong cuốn “Viết
cho độc giả”, Loic Hervouet đã đề cập đến những yêu cầu cho tít báo : Tít phải
rõ ràng, dễ hiểu, phải ngắn và năng động, phải chính xác và chứa thông tin, phải
thích đáng, phù hợp với nội dung bài báo. Đặt tít sao cho nghệ thuật luôn là một
công việc thú vị đối với các phóng viên và điều này đòi hỏi phải có một dụng
công lớn lao kết hợp với một vốn hiểu biết về từ vựng phong phú cũng như về
nghệ thuật tu từ.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, tít bài viết trên báo Tuổi Trẻ thường
là những tít ngắn gọn, hàm súc, đi thẳng vào vấn đề, gây tò mò, bất ngờ. Ngoài
những tít thông báo những sự kiện trọng đại như “Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm
Đào thăm hữu nghị chính thức Việt Nam” ; hay thông báo tình trạng khẩn cấp :
“Sáng nay, bão số 7 đổ bộ vào Nam Định, Thanh Hóa”…còn có rất nhiều xu
hướng tít khác nhau làm nên một thế giới tít muôn màu muôn vẻ. Có thể liệt kê
29

một số tít tiêu biểu cho xu hướng tít “lạ” : “Hip-hop sân trường”; “Hoa độc thời
@” ; “Phim Việt kiểu Hàn” ; “Luộc sách!” ; “Đêm dài, nhậu, nhảy, lắc”…. Một
số tít đưa ra những con số “gây sốc” như : “Chạy 69km/h, tàu lật!” ; “Ngân hàng
phải báo cáo những khách hàng gửi tiền từ 500 triệu VNĐ”, “Cầu giữa hầm
chui và cầu Văn Thánh 2 : Lún 7 tấc”, “Game Online sẽ phải đóng cửa lúc

23h”…Tít gây tò mò , kích thích cũng rất được ưa chuộng : “World Cup 2006 sẽ
bị hủy vì cúm gia cầm ?” , “Liên đoàn bóng đá Việt Nam lại nhận được quả lừa”,
“Sự thật về đội U20-Nhật Bản”, “Phải học lớp 1 từ…4 tuổi”, “Tổng giám đốc
cá độ 1,8 triệu USD là ai ?” Đôi khi lại là những dòng tít mơ hồ nhưng đầy
dụng ý: “Chuyện nhà xây trái phép: Ranh giới giữa “gật” và “lắc” quá mong
manh”….
Tít của Thanh Niên cũng tương tự Tuổi Trẻ, tức là đưa một thông tin nóng có
sức lay động mạnh ra ngoài tít để buộc người đọc phải lật giở trang ruột để đọc
ngay xem nội dung bài viết có gì. Có thể điểm một số tít tiêu biểu : “Bà giám đốc
lừa có 26 con dấu” ; “Nước máy Hà Nội không có giun mới là chuyện lạ (?!)” ;
“Ngành du lịch bị…bắn tốc độ” ; “Nhân viên nhà nước áp dụng … “luật rừng” ở
bến xe” ; “Nghề ngồi tù” ; “Lợi nhuận của hơn nửa tấn heroin là bao nhiêu?” ;
“Hà Kiều Anh công bố 80% sự thật cuộc đời mình” ; “Lang băm trị bệnh bằng
cách…hôn” ; “Hàng triệu người Việt ở hải ngoại đang ăn gạo Thái Lan nhiễm
độc ?” ; “Ông già 60 tuổi đi thi”… Mặc dù cách đặt tít của hai báo Thanh Niên
và Tuổi Trẻ không năm ngoài mục đích thu hút người đọc, theo như cách nói của
nhiều người là “câu khách”, song cái đáng ghi nhận ở đây là Thanh Niên cũng
như Tuổi Trẻ đã tạo ra một sự tin cậy và hợp lý trong mỗi tít báo và được người
đọc hoan nghênh, chấp nhận. Như vậy, một cái tít đã hoàn thành nhiệm vụ của
nó.
30

Nếu như đối với Thanh Niên và Tuổi Trẻ, việc đặt tít đồng nghĩa với việc
phơi bày ngay lên trang nhất các thông tin cốt lõi một cách trực tiếp, thì báo Lao
Động và Tiền Phong lại có xu hướng đặt tít dựa trên vấn đề. Một số ví dụ tiêu
biểu: “Thử thi trắc nghiệm lớp 12: Lo thi nhiều hơn học”; “Đô thị Việt Nam: Lộn
xộn từ tư duy”; “TP.HCM: Nhức nhối chuyện nước sạch”; “Từ việc đỉnh triều
cường đạt mức lịch sử tại TP.HCM: Quy hoạch đi ngược lại quy luật tự nhiên”.
Rõ ràng vẫn là những thông báo cốt lõi, nhưng Báo Lao Động lựa chọn một góc
nhìn xa hơn và sâu hơn, hướng đến những độc giả ưa màu sắc nghị luận chính

trị. Đây cũng là một cách làm khác để không bị trùng lặp với các tờ báo khác,
đồng thời thể hiện một phong cách riêng của trang nhất báo Lao Động.
Có một điểm tương đối khác biệt có thể dễ dàng nhận ra trong việc trình bày
tít của hai báo. Thanh Niên ưa chuộng việc đưa tít “lọng” và trong ảnh, còn Tuổi
Trẻ lại phân chia rạch ròi khu vực đổ ảnh và khu vực chạy tít. Để tít lồng vào ảnh
như Thanh Niên có một nhược điểm là dễ làm phá vỡ bố cục của bức ảnh và làm
cho người xem rối mắt, có cảm giác rất khó chịu. Nhìn chung, tít báo được sử
dụng trên “Thanh Niên” và “Tuổi Trẻ” là những tít báo đảm bảo được yếu tố
ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, năng động, giàu thông tin và hầu hết là những tít có
tính khu biệt, cá thể cao, có nghĩa là không thể đem tít này dùng cho một bài báo
khác được.
2.2 Nghệ thuật lựa chọn và sắp xếp những vấn đề nóng bỏng ra trang
nhất
Trang nhất phải là nơi đăng tải những gì nóng nhất, mới nhất, cần được
thông tin ngay lập tức trong ngày. Tuy nhiên, là khu vực tập trung dày đặc nhất
các thông tin sự kiện trong ngày, do đó, cần phải có sự chọn lọc, ưu tiên tính
toán, sắp xếp một cách có ý đồ để số báo đó đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất cả về

×