Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Nguyễn Văn Vĩnh trong sự hình thành và phát triển báo chí Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 206 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






Nguyễn Văn Vĩnh trong sự hình thành và phát
triển báo chí Việt Nam




Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng: 60.32.01




Nguyễn Văn Yên
Nghd. : PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thái














MỤC LỤC
Mở đầu
Trang
Chương 1: Giao lưu văn hoá Đông Tây và sự hình thành báo
chí quốc ngữ ở Việt Nam

9
1.1.Bối cảnh giao lưu văn hoá Đông Tây
9
1.2.Chữ quốc ngữ hình thành và phát triển ở Việt Nam
13
1.3.Một số tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam
19
1.3.1. Báo chí quốc ngữ ở Nam kỳ
19
1.3.2. Báo chí quốc ngữ ở Bắc kỳ
24
Đăng Cổ Tùng Báo
24
Đông Dương tạp chí và Trung Bắc Tân Văn
29
1.4. Tiểu kết chương 1
34
Chương 2: Nguyễn Văn Vĩnh-nhà truyền bá chữ quốc ngữ và
phát triển báo chí quốc ngữ

39
2.1. Thân thế sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh
39
2.1.1.Thân thế
39
2.1.2.Các tác phẩm trong sự nghiệp
41
2.2. Những cải cách để chữ quốc ngữ xâm nhập vào Việt Nam
44
2.3. Nguyễn Văn Vĩnh tuyên truyền chữ quốc ngữ trên Đăng cổ
tùng báo

49
2.3. Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí trong sự nghiệp
truyền bá chữ quốc ngữ

65
2.3.1. Đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trên cương vị chủ bút Đông
Dương tạp chí

65
2.3.2. Đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trên phương diện nhà báo ở
Đông Dương tạp chí

74
2.4. Nguyễn Văn Vĩnh tuyên truyền về chữ quốc ngữ trên báo
L’Annam nouveau (An nam mới)

87
2.4.1. Nguyễn Văn Vĩnh làm báo tiếng Pháp để được tự do trình

bày quan điểm, tư tưởng

87
2.4.2.Một số đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với báo chí quốc
ngữ trên L’Annam nouveau

90
2.5. Tiểu kết chương 2
97
Chương 3: Nguyễn Văn Vĩnh-người tiên phong trong nghệ
thuật viết báo đầu thế kỷ XX

103
3.1. Báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh
104
3.1.1.Báo xã thuyết
104
3.1.2.Chuyên mục Nhời đàn bà
110
3.1.3. Loạt bài Xét tật mình
117
3.2. Phê bình văn hóa nghệ thuật trên báo chí của Nguyễn Văn
Vĩnh

120
3.3. Phóng sự Nguyễn Văn Vĩnh qua Từ triều đình Huế trở về và
Một tháng với những người đi tìm vàng

125
3.3.1.Phóng sự Từ triều đình Huế trở về

125
3.3.2.Phóng sự Một tháng với những người đi tìm vàng
132
3.4. Tiểu kết chương 3
142
Kết luận
146
Tài liệu tham khảo

Phụ lục






1
MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Từ trƣớc đến nay, lịch sử báo chí Việt Nam đã ghi lại nhiều tấm
gƣơng của các nhà báo kiệt xuất mà một trong số đó là nhà báo Nguyễn Ái
Quốc-Hồ Chí Minh. Những nhà báo tiên phong ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX, ngay trong thời kỳ phôi thai của báo chí chữ quốc ngữ, bằng sức lao
động, tài năng và nhiệt huyết đối với một loại hình văn hoá mới mẻ, đã đặt
những nền móng đầu tiên để xây dựng nên nền báo chí chữ quốc ngữ Việt
Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc nhƣ ngày nay.
Do hoàn cảnh lịch sử, đặc biệt là những biến động chính trị khốc liệt
diễn ra trong suốt hơn một thế kỷ trên mảnh đất Việt Nam, nhiều nhà báo-

ngƣời làm báo Việt Nam đã phải làm việc trong những hoàn cảnh đặc thù, bị
chi phối bởi các điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá khác nhau.
Đánh giá sự đóng góp của các nhà báo đi tiên phong trong nền báo chí
chữ quốc ngữ là một công việc cấp thiết, bởi cùng với thời gian, rất nhiều tƣ
liệu về thời kỳ đầu của chữ quốc ngữ cũng nhƣ báo chí chữ quốc ngữ đang
dần bị mai một, chƣa đƣợc lƣu giữ lại một cách hệ thống. Đánh giá đúng
những đóng góp của các nhà báo tiền bối không chỉ thể hiện đạo lý uống
nƣớc nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam mà nó còn góp phần xây dựng một hệ
thống đánh giá lịch sử khách quan và khoa học trong lĩnh vực khoa học xã
hội nhân văn.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn có những ngƣời đã có nhiều cống
hiến cho văn hoá nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng nhƣng vẫn chƣa
đƣợc nhìn nhận một cách khoa học, khách quan, tƣơng xứng với vai trò của
họ đối với lịch sử báo chí nƣớc ta.

2
Một trong những con ngƣời đó là Nguyễn Văn Vĩnh, ngƣời đã có
những đóng góp to lớn đối với sự hình thành và phát triển báo chí quốc ngữ
hồi đầu thế kỷ XX, đồng thời đặt nền móng cho báo chí Việt Nam trong suốt
hơn một trăm năm qua.
Nguyễn Văn Vĩnh sống và làm việc vào thời điểm khi mà thực dân
Pháp đã hoàn thành xong việc xâm lƣợc nƣớc ta và bắt đầu thiết lập hệ thống
cai trị thực dân một cách quy củ. Phong trào đấu tranh vũ trang của các sĩ
phu, văn thân yêu nƣớc về cơ bản đã bị thực dân Pháp dẹp tan; nhiều nhân
sĩ, trí thức yêu nƣớc vào thời điểm lúc bấy giờ nhận thấy sự chênh lệch quá
lớn giữa một bên là lực lƣợng của Pháp, một bên là các lực lƣợng đòi độc
lập dân tộc, đã trăn trở đi tìm con đƣờng mới để cứu nƣớc, giải phóng cho
dân tộc.
Nguyễn Văn Vĩnh làm báo và viết báo trong bối cảnh chính trị phức
tạp hồi đầu thế kỷ XX, khi làn sóng văn hoá phƣơng Tây theo bƣớc chân của

quân viễn chinh Pháp tràn vào Việt Nam.
Để có thể làm báo và viết báo, thực hiện cái chí hƣớng của đời mình
là truyền bá chữ quốc ngữ, xây dựng một nền báo chí quốc ngữ hùng mạnh
nhằm nâng cao dân trí, phát huy nội lực, thúc đẩy công cuộc duy tân mà
những nhà cách mạng nhƣ Phan Chu Trinh khởi xƣớng, Nguyễn Văn Vĩnh
buộc phải đi cheo leo ở vị thế của một ngƣời phải phụ thuộc vào chính
quyền cai trị (thì mới đƣợc làm báo, viết báo), đồng thời cố gắng không đánh
mất mình (trƣớc những cám dỗ nhƣ Pháp hai lần muốn trao Bắc đẩu bội tinh
hay nhận một chức quan trong triều đình Huế, thậm chí cả những lời doạ
dẫm từ phía chính quyền).
Chính cái vị thế ấy của Nguyễn Văn Vĩnh trong bối cảnh chính trị
phức tạp đã dẫn tới một số đánh giá có phần nghiệt ngã, không chính xác về
con ngƣời Nguyễn Văn Vĩnh, chủ yếu dựa trên quan điểm chính trị, từ đó có

3
cách nhìn chƣa khách quan, đúng đắn về sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh
cũng nhƣ những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với văn hoá Việt Nam
nói chung và báo chí nói riêng.
Trong trào lƣu đổi mới ở nƣớc ta, việc nhìn nhận lại một cách công
bằng, khách quan, đánh giá đúng giá trị đóng góp của những ngƣời nhƣ
Nguyễn Văn Vĩnh là một điều cần thiết.
Luận văn này nhằm nghiên cứu những đóng góp của Nguyễn Văn
Vĩnh đối với việc truyền bá chữ quốc ngữ và xây dựng nền báo chí quốc
ngữ, góp phần xác định vai trò cũng nhƣ ảnh hƣởng của Nguyễn Văn Vĩnh
đối với báo chí Việt Nam.

2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu của Luận văn

Chính do có sự đánh giá nhiều chiều về Nguyễn Văn Vĩnh trong một
thời gian dài nên việc nghiên cứu những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh ở

nƣớc ta chƣa đƣợc xúc tiến một cách hệ thống mà mới chỉ có rải rác các bài
báo, các bài viết lẻ trong một số sách báo, tạp chí, về Nguyễn Văn Vĩnh.
Chƣa có một công trình khoa học, Khoá luận, Luận văn hay Luận án
riêng biệt nào nghiên cứu về cá nhân Nguyễn Văn Vĩnh.
Một trong những ngƣời viết về Nguyễn Văn Vĩnh sớm nhất là nhà văn
Vũ Ngọc Phan. Trong bộ sách Nhà văn Việt Nam dày hơn 1000 trang, Vũ
Ngọc Phan đã dành một phần nhỏ về Nguyễn Văn Vĩnh trong nội dung nói
về nhóm Đông Dương tạp chí, cùng một số ngƣời khác cũng tham gia nhóm
này nhƣ Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục.
Nhà văn Vũ Bằng, ngƣời từng có thời gian làm báo cùng với Nguyễn
Văn Vĩnh, đã có một số hồi ức về Nguyễn Văn Vĩnh trong các tác phẩm nhƣ
Bốn mươi năm nói láo, Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp. Những

4
hồi ức này tuy cung cấp khá nhiều tƣ liệu về cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh
nhƣng những tƣ liệu đó đƣợc soi chiếu qua cảm xúc cá nhân của nhà văn nên
ít có giá trị tham chiếu về mặt khoa học.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc ký hiệu KX 06-17 của
tác giả Hoàng Tiến, sau đƣợc in thành sách với nhan đề Chữ quốc ngữ và
cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX, quyển I, do Nhà xuất bản Lao Động
xuất bản năm 1994, khi xem xét bối cảnh phát triển chữ quốc ngữ ở Việt
Nam hồi đầu thế kỷ XX cũng đã đề cập đến những đóng góp của Nguyễn
Văn Vĩnh đối với việc truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nội
dung về Nguyễn Văn Vĩnh chỉ chiếm một phần trong đề tài nghiên cứu về
chữ quốc ngữ này.
Ngoài ra, một số tác giả nhƣ Dƣơng Quảng Hàm, Thiếu Sơn, Hoàng
Đạo Thúy cũng đã có những bài viết nhỏ hoặc đoạn văn ngắn đề cập đến
Nguyễn Văn Vĩnh trong các tác phẩm của mình.
Thời kỳ trƣớc năm 1975, ở Sài Gòn đã có một vài công trình có đề
cập đến Nguyễn Văn Vĩnh, chủ yếu nằm trong một vấn đề đƣợc nghiên cứu

bao quát hơn. Chủ yếu đó là những luận đề đƣợc sử dụng trong các trƣờng
học nhƣ Luận đề về nhóm Đông Dương tạp chí (của GS.TS Nguyễn Bá
Lƣơng, Tao Đàn xuất bản-không rõ năm), Luận đề về Đông Dương tạp chí
(của các GS Nguyễn Duy Diễn, Bằng Phong, nhà Khai Trí xuất bản năm
1961), Luận đề Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh (của GS. Kiêm Đạt, Bạn
Trẻ xuất bản năm 1958)
Trong tác phẩm Lịch sử báo chí Việt Nam, từ khởi thủy đến năm 1930,
tác giả Huỳnh Văn Tòng cũng chỉ đôi chỗ nhắc đến những đóng góp của
Nguyễn Văn Vĩnh
Một số bài báo về Nguyễn Văn Vĩnh cũng đƣợc đăng trên tạp chí
Bách Khoa ở Sài Gòn trƣớc năm 1975.

5
Nói tóm lại, Luận văn này là một trong những công trình đầu tiên
nghiên cứu một cách hệ thống, tƣơng đối tổng quát về Nguyễn Văn Vĩnh và
những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với báo chí Việt Nam

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu:
Để nghiên cứu về những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với báo
chí chữ quốc ngữ, tác giả Luận văn căn bản dựa trên các tài liệu của Nguyễn
Văn Vĩnh do gia đình Nguyễn Văn Vĩnh cung cấp, trong đó đặc biệt lƣu ý
đến các tác phẩm báo chí của Nguyễn Văn Vĩnh đăng tải trên báo chí hồi
đầu thế kỷ XX. Các tác phẩm báo chí này bao gồm các bài báo chữ quốc
ngữ do gia đình Nguyễn Văn Vĩnh sƣu tầm và đóng thành tập.
Do trong cuộc đời làm báo của mình, Nguyễn Văn Vĩnh có nhiều giai
đoạn viết báo bằng tiếng Pháp nên tác giả Luận văn cũng nghiên cứu các tác
phẩm báo chí tiếng Pháp này thông qua các bản dịch do những ngƣời thân
trong gia đình Nguyễn Văn Vĩnh dịch và do vậy, tất nhiên phụ thuộc vào

cảm quan cá nhân của ngƣời dịch
Ngoài ra, việc xem xét, nghiên cứu các tờ báo mà Nguyễn Văn Vĩnh
đóng vai trò trụ cột nhƣ chủ nhiệm, chủ bút chiếm một vị trí rất quan trọng
trong quá trình làm Luận văn này bởi nó cho phép có đƣợc cái nhìn tƣơng
đối tổng quát về Nguyễn Văn Vĩnh cũng nhƣ những đóng góp của Nguyễn
Văn Vĩnh đối với báo chí Việt Nam. Đặc biệt đáng lƣu ý là các bộ Đăng Cổ
tùng báo, Đông Dương tạp chí, L’Annam nouveau.
Các bài báo, kể cả những bài báo có cách đánh giá nhiều chiều về
Nguyễn Văn Vĩnh, đăng rải rác trên báo chí Việt Nam sau khi Nguyễn Văn
Vĩnh mất, cũng đƣợc tác giả Luận văn xem xét một cách nghiêm túc.

6

3.2.Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu các tài liệu trong Luận văn đƣợc giới hạn từ
đầu thế kỷ XX đến nay, trong đó đặc biệt lƣu ý đến các tài liệu báo chí trong
quãng thời gian từ năm 1907 là khi Nguyễn Văn Vĩnh bắt đầu làm Đăng Cổ
tùng báo, đến năm 1936, khi Nguyễn Văn Vĩnh mất, lúc vẫn viết cho
L’Annam nouveau.

4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1.Mục đích nghiên cứu:
Thông qua khảo sát các tác phẩm của Nguyễn Văn Vĩnh cũng nhƣ tài
liệu có liên quan, tác giả Luận văn muốn từ đó rút ra đƣợc những đánh giá
khoa học, khách quan về đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trên hai mảng
chính là truyền bá chữ quốc ngữ và viết báo, qua đó có đƣợc một sự đánh giá
chính xác về vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh trong lịch sử báo chí Việt Nam
nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.


4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Cố gắng đƣa ra đƣợc một cách đánh giá tổng thể những đóng góp cực
kỳ to lớn của Nguyễn Văn Vĩnh trong việc truyền bá chữ quốc ngữ và vai trò
tiên phong trong nghệ thuật viết báo với nhiều thể loại báo chí quốc ngữ Việt
Nam.

5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1.Cơ sở lý luận:

7
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, dựa trên đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc
về việc đánh giá trung thực, công bằng, khách quan những đóng góp của các
nhân vât lịch sử đối với văn hoá nƣớc nhà.
Khi thực hiện Luận văn, tác giả sử dụng lý thuyết nghiên cứu mang
tính hệ thống, khảo sát tác phẩm của Nguyễn Văn Vĩnh trong một cấu trúc
thống nhất về phát triển ngôn ngữ và báo chí, đặt chúng trong mối tƣơng
quan với cấu trúc phát triển văn hoá của Việt Nam. Trong quá trình thao tác
này, sử dụng một số loại hình trong lý thuyết cơ sở văn hoá, có nhiều điểm
bổ sung thích hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam.
Khi nghiên cứu, Luận văn dựa trên cơ sở xem xét khoa học, logic các
tài liệu thực chứng, đặt trong bối cảnh lịch sử, từ đó có cái nhìn biện chứng
về tác phẩm, con ngƣời và những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh.

5.2.Phương pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp cơ bản của Luận văn là nghiên cứu văn bản, mang tính
thực nghiệm, dựa trên việc sƣu tầm các tác phẩm báo chí của Nguyễn Văn
Vĩnh đăng trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX, phân tích, đối chứng, so sánh với
các bƣớc phát triển của văn hoá Việt Nam .

Nghiên cứu những bài báo trên một số tờ báo mà Nguyễn Văn Vĩnh
đóng vai trò trụ cột, qua đó có thể rút ra những đƣờng hƣớng chính mà
Nguyễn Văn Vĩnh đã đặt ra cho các tờ báo đó.
Tập hợp những bài báo, các tham luận, các tài liệu viết hoặc đề cập
đến Nguyễn Văn Vĩnh để có đƣợc cái nhìn nhiều chiều về Nguyễn Văn Vĩnh
cùng các đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh đối với báo chí và văn hóa Việt
Nam.

8
Gặp gỡ, trao đổi với những ngƣời thân trong gia đình Nguyễn Văn
Vĩnh, các nhà sử học, nhà nghiên cứu, nhà báo quan tâm đến đề tài để thu
thập tƣ liệu, ghi nhận những đánh giá khác nhau về Nguyễn Văn Vĩnh.

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn phản ánh quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc luôn xem xét
một cách khoa học các hiện tƣợng, nhân vật lịch sử, từ đó đƣa ra đƣợc
những đánh giá khách quan, khoa học, trung thực về các nhân vật, sự kiện
lịch sử.
Luận văn mở ra một hƣớng tìm hiểu về Nguyễn Văn Vĩnh, một nhân
vật vẫn còn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều ở Việt Nam và vẫn còn tồn tại
nhiều cách đánh giá nhìn nhận khác nhau, góp phần bổ sung đánh giá về một
giai đoạn quan trọng trong lịch sử báo chí Việt Nam.
Luận văn có thể đƣợc sử dụng nhƣ tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu về lịch sử báo chí, cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân
văn, sinh viên khoa báo chí và các môn khoa học xã hội khác.

7.Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, mục Tài liệu tham khảo và phần
Phụ lục, Luận văn gồm 3 chƣơng:

Chương 1: Giao lưu văn hóa Đông Tây và sự hình thành báo chí
quốc ngữ ở Việt Nam.
Chương 2: Nguyễn Văn Vĩnh-nhà truyền bá chữ quốc ngữ và
phát triển báo chí quốc ngữ.
Chương 3: Nguyễn Văn Vĩnh-người tiên phong trong nghệ thuật
viết báo đầu thế kỷ XX.

9
CHƢƠNG 1

Giao lưu văn hoá Đông Tây và sự hình thành
báo chí quốc ngữ ở Việt Nam

1.1.Bối cảnh giao lưu văn hoá Đông Tây

Trƣớc khi ngƣời Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam khá lâu, vì nhiều
nguyên do lịch sử khác nhau, nhiều ngƣời phƣơng Tây đã đặt chân tới Việt
Nam.
Thế kỷ XVI, do nhu cầu thám hiểm để mở rộng thị trƣờng, các nhà
hàng hải châu Âu đã biết đến vùng duyên hải Ấn Độ-Trung Hoa. Ngay từ
thời gian đó, ngƣời Bồ Đào Nha, với mục đích chủ yếu là thƣơng mại, đã bắt
đầu có những chuyến buôn bán đầu tiên mang tính thăm dò ở Đàng Trong
của Việt Nam. Sau khi ngƣời Bồ Đào Nha quyết định đặt thƣơng điếm ở Áo
Môn (tức Ma Cao), khi ấy là thuộc địa của Bồ Đào Nha, thì ngƣời Bồ Đào
Nha càng thƣờng xuyên tới Việt Nam. Hội An ở miền Trung Việt Nam, khi
ấy còn gọi là Hải Phố (nơi buôn bán bên bờ biển, sau bị ngƣời phƣơng Tây
gọi chệch đi thành Faifo), trở thành thƣơng cảng cập bến chủ yếu cho tàu
buôn Bồ Đào Nha. Ngoài ra còn các hải cảng khác cũng thuận tiện cho tàu
thuyền nƣớc ngoài cập bến là Cửa Hàn và Nƣớc Mặn ở Quy Nhơn [5,21] .
Sang thế kỷ XVII, việc buôn bán của ngƣời Bồ Đào Nha (và một phần

của ngƣời Hà Lan) ở Việt Nam càng trở nên thƣờng xuyên hơn. Cùng với
các tàu buôn Bồ Đào Nha, nhiều tu sĩ Dòng Tên ngƣời Bồ Đào Nha và Ý
cũng đặt chân tới Việt Nam và chính những ngƣời này đã đặt cơ sở văn hóa
cho sự hình thành của chữ quốc ngữ sau này.

10
Những ngƣời đầu tiên có mặt tại Việt Nam có thể kể đến các linh mục
Francesco Buzomi (Ý), Diego Carvalho (Bồ Đào Nha) và thầy Antonio Dias
(Bồ Đào Nha), theo tàu buôn Bồ Đào Nha rời Áo Môn ngày 6-1-1615 và tới
Cửa Hàn ở Đàng Trong ngày 18-1-1615.
Hai năm sau đó, một ngƣời Bồ Đào Nha khác là linh mục Francisco
de Pina cũng tới Đàng Trong. Để tiếp xúc với ngƣời Việt Nam, các nhà
truyền giáo hầu hết đều phải học tiếng Việt và linh mục Francisco de Pina có
lẽ là ngƣời Âu châu đầu tiên nói thạo tiếng Việt. Không may, linh mục
Francisco de Pina đã chết thảm trong một tai nạn bất ngờ ngoài khơi bờ biển
Quảng Nam vào ngày 12-15-1625 [5,22] .
Sự tiếp xúc với ngƣời Pháp (dân sự) cũng diễn ra sớm hơn nhiều so
với những đụng độ về quân sự sau này. Khác với ngƣời Bồ Đào Nha hoặc
Hà Lan, ngƣời Pháp tới Việt Nam ban đầu với chủ đích thiên về truyền bá
tôn giáo hơn là buôn bán. Đáng chú ý nhất là sự kiện năm 1625, một linh
mục Dòng Tên là Alexandre de Rhodes đã đặt chân tới Hội An làm công
việc giảng đạo. Alexandre de Rhodes đã nhiều lần bị chính quyền nhà
Nguyễn đuổi khỏi Việt Nam, phải trở đi trở lại tới 3 lần. Mặc dù thuộc Giáo
hội Roma, nhƣng lại là ngƣời Pháp, nên thực chất Alexandre de Rhodes đã
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc làm cho chính quyền Pháp “để ý”
và nảy sinh ý đồ thôn tính Việt Nam. Có thể nói, cuộc xâm lƣợc của ngƣời
Pháp tại Việt Nam đã đƣợc “mở đƣờng” từ những cuộc truyền giáo của các
nhà truyền giáo phƣơng Tây, đặc biệt là ngƣời Pháp.
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ
XIX, sự có mặt của ngƣời phƣơng Tây ở Việt Nam với mục đích truyền giáo

hoặc buôn bán không có tính bền vững và lâu dài do nhiều nguyên nhân.
Nếu vì mục đích buôn bán thì những ngƣời phƣơng Tây đặt chân tới
Việt Nam chỉ mang tính nhất thời, tận dụng những thƣơng cảng sầm uất ở

11
khu vực miền Trung để giao thƣơng kiếm lời, sau đó lại quay về Áo Môn
(Ma Cao), nơi đƣợc coi nhƣ là tiền đồn của họ ở châu Á.
Còn với mục đích truyền giáo thì họ cũng gặp không ít trở ngại từ
phía chính quyền sở tại, kể cả triều đình (chủ yếu là chúa Trịnh và một số
vua quan nhà Nguyễn) do nghi ngờ tham vọng của ngƣời phƣơng Tây không
chỉ giới hạn ở việc truyền giáo mà còn là ham muốn chiếm đoạt lãnh thổ. Họ
đã nhìn thấy một kinh nghiệm nhãn tiền qua việc ngƣời Anh chiếm đảo
Singapore hồi đầu thế kỷ XIX, dù vẫn dƣới hình thức nhƣ một trạm thông
thƣơng buôn bán và nơi định cƣ.
Nhiều nhà truyền giáo phƣơng Tây đã phải đối mặt với các biện pháp
kiểm soát chặt chẽ, thậm chí bị xua đuổi, trục xuất của chính quyền sở tại.
Ngay cả việc Pháp giúp Nguyễn Ánh một số tàu chiến, súng ống đạn dƣợc
cùng một số ít ỏi quân đội để hỗ trợ giành lại chính quyền từ tay nhà Tây
Sơn cũng không làm mất đi cái nhìn nghi kị đó.
Bởi thế, những nỗ lực của các nhà buôn hay nhà truyền giáo phƣơng
Tây trong việc truyền bá văn hoá phƣơng Tây ở Việt Nam thời kỳ từ thế kỷ
XVII đến đầu thế kỷ XIX chƣa mang tính hệ thống, quy mô mà chỉ giới hạn
ở những động thái manh mún, nhỏ lẻ.
Sự truyền bá văn hoá phƣơng Tây ở Việt Nam, kéo theo nó là sự giao
lƣu văn hoá Đông Tây chỉ diễn ra một cách toàn diện và có hệ thống sau
khoảng giữa thế kỷ XIX, khi Pháp sử dụng vũ lực chiếm đóng Việt Nam, đặt
Việt Nam hoàn toàn dƣới sự cai trị của mình.
Ngày 15-8-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng. Ngày 17-1-1859,
quân đội Pháp chiếm Sài Gòn. Năm Nhâm Tuất (1862), triều đình nhà
Nguyễn ký với Pháp hoà ƣớc, theo đó nhƣợng ba tỉnh miền đông Nam Bộ

cho Pháp. Năm năm sau, Đinh Mão (1867), Pháp đã dùng vũ lực chiếm đóng
nốt ba tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đến năm Giáp Tuất (1874), triều đình Huế

12
khi ấy bị ép ký hoà ƣớc nhƣờng đứt 6 tỉnh Nam kỳ cho Pháp và nhƣ thế,
Pháp hoàn thành về cơ bản công cuộc chiếm đóng Nam kỳ.
Sau đó, Pháp hai lần tấn công thành Hà Nội (1873 và 1882). Hà Nội
kháng cự trong một thời gian ngắn. Năm Giáp Thân (1884), triều đình Huế
ký hiệp ƣớc Patenotre, đầu hàng toàn bộ; Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và
thuộc địa trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Hiện tƣợng ngôn ngữ của các dân tộc đi chinh phục tạo nên ảnh
hƣởng, chế áp ngôn ngữ bản địa ở các miền đất bị chinh phục, không phải là
điều mới lạ. Tác giả Phạm Cao Dƣơng đã nhận định:
“Sự tồn tại của ảnh hưởng văn minh La Mã còn được thấy ở khắp nơi
trong đế quốc này dưới hình thức ngôn ngữ. Tất cả những ngôn ngữ thuộc
họ latin ngày nay như tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Y pha nho (Tây Ban Nha),
tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Lỗ Mã Ni (Romania) đều đã hình thành kể từ thời
La Mã đô hộ. Những dân tộc nói những tiếng kể trên, khi bành trướng thế
lực của họ sang các châu khác đã đem truyền bá các ngôn ngữ của họ ra
khắp thế giới ở nhiều nơi và những tiếng này đã trở thành rất thông dụng
không phải chỉ riêng trong hành chánh, trong các hoạt động văn hoá mà cả
trong quần chúng”[8,90].
Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của việc mở rộng phạm vi ảnh
hƣởng của văn hoá phƣơng Tây ở Việt Nam, dẫn tới sự giao lƣu giữa văn
hoá phƣơng Tây và văn hoá phƣơng Đông chính là sự hình thành và phát
triển chữ quốc ngữ. Đó là loại chữ mà các giáo sỹ phƣơng Tây hình thành
bằng cách sử dụng bộ chữ cái latin quen thuộc có bổ sung thêm các dấu phụ
(mà một số ngôn ngữ phƣơng Tây nhƣ chữ Bồ Đào Nha đã từng làm) để ghi
âm tiếng Việt [50,537].


13
Một biểu hiện khác nữa của việc mở rộng ảnh hƣởng văn hoá phƣơng
Tây tại Việt Nam chính là sự ra đời phát triển của nhiều tờ báo chữ quốc ngữ
trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

1.2.Chữ quốc ngữ hình thành và phát triển ở Việt Nam

Khi nói đến sự hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ ở Việt Nam,
nhiều ngƣời cho rằng linh mục Alexandre de Rhodes, đôi khi đƣợc gọi theo
tên đã Việt hoá là Đắc Lộ, là ngƣời đầu tiên đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ.


Linh mục Alexandre de Rhodes

Năm 1651, linh mục Alexandre de Rhodes đã biên soạn và cho in ở
nhà in của Giáo hội La Mã tại Roma (Ý) cuốn Từ điển Việt-Bồ-La
(Dictionarium annamiticum, lusitanum et latinum). Cũng trong năm 1651,
linh mục Alexandre de Rhodes cho in cuốn sách giảng đạo của ông nhan đề

14
là Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh
Đức chúa Trời, cuốn sách đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ [2,569].
Năm 1651, vì vậy có thể coi là cột mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của
chữ quốc ngữ và Alexandre de Rhodes đƣợc xem nhƣ là một trong những
ngƣời đầu tiên đã có công lớn sáng tạo ra chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên, sự thật thì các giáo sỹ nƣớc ngoài đã tới Việt Nam và bƣớc
đầu đặt nền móng cho việc hình thành chữ quốc ngữ sớm hơn Alexandre de
Rhodes nhiều.
Tháng 10-1629, một linh mục ngƣời Bồ Đào Nha là Gaspar d’Amaral
lần đầu tiên tới Đàng Ngoài cùng với một ngƣời Nhật Bản là thày Paulus

Saito. Nhƣng đến tháng 5-1630, linh mục Gaspar d’Amaral phải rời Đàng
Ngoài để quay trở lại Ma Cao. Đến ngày 18-12-1631, Gaspar d’Amaral cùng
với ba linh mục Dòng Tên khác cũng là ngƣời Bồ Đào Nha quay trở lại Việt
Nam với mục đích truyền giáo. Linh mục Gaspar d’Amaral đã ở Đàng Ngoài
tới 7 năm, cho tới năm 1838 mới đƣợc gọi về Ma Cao để giữ chức Viện
trƣởng Học viện Mẹ Đức Chúa Trời của Dòng Tên [5,51-53].
Trong thời gian ở Việt Nam, linh mục Gaspar d’Amaral đã đi sâu
nghiên cứu và học rất nhanh chữ quốc ngữ, khi ấy mới ở dạng phôi thai, còn
hết sức sơ khai. Ông đã để lại hai tài liệu viết tay vào các năm 1632 và 1637,
trong đó ghi lại hàng loạt chữ quốc ngữ. Sau đó, ông bắt tay vào soạn cuốn
Từ điển Việt-Bồ-La (Diccionário anamita-português-latim) nhƣng tiếc thay
cuốn từ điển chƣa kịp ấn hành thì ông đã qua đời trên đƣờng từ Ma Cao
quay trở lại Đàng Ngoài để tiếp tục truyền giáo (23-12-1645) do tàu chở ông
bị đắm. Cuốn từ điển mà linh mục Gaspar d’Amaral đang soạn dở dang đã bị
thất lạc [5,66].
Một linh mục Dòng Tên thứ hai ngƣời Bồ Đào Nha cũng có những
đóng góp ở bƣớc sơ khởi trong việc hình thành chữ quốc ngữ tại Việt Nam

15
là linh mục Antonio Barbosa. Ông tới Đàng Trong năm 1629, rồi tới Đàng
Ngoài tháng 4-1636. Ông ở lại Đàng Ngoài trong 6 năm, đến tháng 5-1642
rời Đàng Ngoài đi Ma Cao dƣỡng sức vì sức khoẻ yếu, sau đó mất vào năm
1647. Ông đã soạn thảo một cuốn Từ điển Bồ-Việt (Diccionário português-
anamita), từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Việt, có lẽ trong thời gian 6 năm ở
Đàng Ngoài. Nhƣng cũng giống nhƣ số phận cuốn từ điển soạn dở của linh
mục Gaspar d’Amaral, cuốn tự điển của linh mục Antonio Barbosa cũng bị
“mất tích” và không ai biết đƣợc là nó đã bị huỷ hoại hay thất lạc đâu
đó.[5,67].
Chính dựa trên những cuốn từ điển (sau bị thất lạc) này mà linh mục
Alexandre de Rhodes đã soạn ra cuốn Từ điển Việt-Bồ-La in năm 1651 và

đƣợc coi nhƣ là ngƣời có công sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Một số học giả cho
rằng Alexandre de Rhodes đã “đạo” hai cuốn từ điển của hai linh mục Bồ
Đào Nha Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa rồi đề tên mình là tác giả
[96].
Tuy nhiên, có tài liệu cho thấy trong lời tựa cuốn Từ điển Việt-Bồ-La
in năm 1651 tại Roma, Alexandre de Rhodes đã viết rõ rằng ông dùng những
công khó nhọc của các giáo sĩ Dòng Tên khác, nhất là dùng hai cuốn từ điển
của Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa để soạn thảo nên cuốn từ điển
này. [5,66] .
Ngoài ra, trong sự hình thành chữ quốc ngữ, bên cạnh những nỗ lực cá
nhân của Alexandre de Rhodes, còn có sự đóng góp của nhiều ngƣời khác
nữa, trong đó không loại trừ có cả những ngƣời Việt Nam. Nhƣ tác giả
Hoàng Tuệ đã nhận định: “Một số nhà nghiên cứu Việt Nam và Pháp cũng
có nêu giả thiết là có nhiều người Việt Nam trực tiếp tham gia vào việc sáng
chế chữ quốc ngữ, nhưng họ đều vô danh!”[42,161].

16
Công lao lớn của Alexandre de Rhodes là ở chỗ ông đã dựa trên thành
quả của những ngƣời đi trƣớc để trở thành ngƣời soạn thảo và cho in thành
sách những công trình đầu tiên về chữ quốc ngữ ở Việt Nam.
Mặc dù đã có những công trình nhƣ thế nhƣng chữ quốc ngữ vẫn
không đƣợc phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt là trong quảng đại dân
chúng. Trong suốt hơn 200 năm sau đó, chữ quốc ngữ chỉ đƣợc sử dụng ở
một phạm vi hẹp trong khuôn khổ nhà thờ Thiên Chúa giáo để phục vụ cho
mục đích truyền đạo của các giáo sỹ nhƣ dịch Kinh thánh, soạn các sách
truyền đạo.
Trong suốt thời gian đó, một số giáo sỹ phƣơng Tây đã nỗ lực nhằm
hoàn thiện dạng thức chữ quốc ngữ sơ khai mà Alexandre de Rhodes đã tạo
ra, điển hình trong số đó là những sửa đổi của Đức Giám mục Pierre Joseph
Georges Pigneaux de Béhaine, thƣờng đƣợc biết đến ở Việt Nam dƣới tên

gọi Bá Đa Lộc. Giám mục Bá Đa Lộc là ngƣời đã khởi soạn Từ điển An
nam-Latinh (1772-1773), nhƣng công trình đang còn dở dang thì đƣợc cố
đạo Tabert tiếp nối. Tới năm 1838, cha Tabert đã cho in tại Serampur, Ấn
Độ, cuốn Từ điển Việt-Latinh (Dictionarium annamitico-latinum) có ghi
thêm chữ Nôm bên cạnh chữ quốc ngữ (cuốn từ điển này thƣờng đƣợc biết
tới dƣới tên gọi là Từ điển Tabert). Trừ một số trƣờng hợp cá biệt, chữ quốc
ngữ trong Từ điển Tabert về cơ bản đã có dạng thức cơ bản nhƣ ngày
nay[27].
Sau khi Pháp đã hoàn thành việc chiếm đóng và trực tiếp cai trị Nam
kỳ từ năm 1867, chính quyền cai trị đã đẩy mạnh việc dạy học tiếng Pháp và
chữ quốc ngữ. Một số học giả, nhà bác học thời bấy giờ, chủ yếu ở Nam kỳ,
nhƣ Trƣơng Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của cũng đã có nhiều công trình nhằm
phổ biến và truyền bá chữ quốc ngữ trong dân chúng trong giai đoạn cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

17
Ngƣời đi tiên phong trong việc xây dựng và truyền bá chữ quốc ngữ,
đặc biệt ở Nam kỳ, là Trƣơng Vĩnh Ký.
Trƣơng Vĩnh Ký vốn họ tên là Trƣơng Chánh Ký, tên thánh là Pétrus
Jean Baptiste, sau đổi là Trƣơng Vĩnh Ký, gọi tắt là Pétrus Ký. Ông sinh
trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa, lên 5 tuổi đã học chữ Hán, sau
đƣợc theo các linh mục học chữ quốc ngữ, chữ latinh tại nhiều trƣờng đạo ở
Campuchia, Malaysia. Ông là ngƣời rất thông minh, có biệt tài học ngoại
ngữ. Ông từng làm thông ngôn (phiên dịch), giáo viên, đến năm 1869 đƣợc
bổ nhiệm là Chánh tổng tài (chủ nhiệm kiêm chủ bút) Gia Định báo, tờ báo
chữ quốc ngữ đầu tiên của báo chí Việt Nam. Ông ở cƣơng vị này đến năm
1872, sau đó có thời gian ra làm quan ở triều đình Huế dƣới triều vua Đồng
Khánh. Nhƣng chỉ đƣợc 6 tháng, ông cáo quan về dạy học, viết sách. Ông
mất vì bệnh lao, trong cảnh nợ nần vì tiền in sách chƣa trả đƣợc [2,559].
Trƣơng Vĩnh Ký là một nhà bác học, đọc và nói thạo 15 sinh ngữ, tử

ngữ của phƣơng Tây, biết vững vàng 11 thứ ngôn ngữ của phƣơng Đông, là
hội viên các hội nhân chủng và khoa học miền Tây nƣớc Pháp, hội chuyên
học nói tiếng phƣơng Đông, hội chuyên khảo văn hoá Á châu, hội chuyên
học địa lý ở Paris Ông đƣợc giới học giả nƣớc ngoài đƣơng thời liệt vào
trong số 18 nhà bác học của thế giới. [50,539].
Trong lĩnh vực phát triển chữ quốc ngữ, Trƣơng Vĩnh Ký là tác gia
đầu tiên và lớn nhất của văn học chữ quốc ngữ Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
Ông là ngƣời Việt Nam đầu tiên cho in sách bằng chữ quốc ngữ (1866), viết
du ký bằng chữ quốc ngữ, phiên âm ra chữ quốc ngữ các tác phẩm chữ Nôm
và chữ Hán; là ngƣời Việt Nam đầu tiên viết sử Việt Nam và ngữ pháp tiếng
Việt bằng tiếng Pháp; là soạn giả Việt Nam đầu tiên làm từ điển đối dịch
Pháp-Việt, Hán-Việt-Pháp; là nhà báo ngƣời Việt đầu tiên làm chủ bút một

18
tờ báo (tờ Gia Định báo, từ 1869, sau E.Potteaux, trƣớc Huỳnh Tịnh Của) và
ra nguyệt san (tờ Thông loại khoá trình, 1888-1889, với tƣ cách tƣ nhân).
Ông là một nhà ngôn ngữ học thực hành: là ngƣời biên soạn Từ điển
Pháp-Việt, biên soạn một loạt sách giáo khoa dạy chữ quốc ngữ, chữ Pháp,
chữ Hán (Alphabet Quốc ngữ-1876, Alphabet francais-1885, Sách dạy trẻ
nhỏ học chữ nhu (nho)-1884, v.v ), đồng thời là dịch giả các sách chữ Hán
ra chữ quốc ngữ (Tứ thư, Sơ học vấn tân, Tam tự kinh, Tam thiên tự, Minh
tâm bảo giám )
Các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của Trƣơng Vĩnh Ký nổi bật
có Nghiên cứu, so sánh tiếng nói, chữ viết, tín ngưỡng và tôn giáo của các
dân tộc Đông Dương; Tổng luận về các lối chữ tượng ý, tượng hình theo
ngữ âm và theo vần abc; Nghiên cứu và so sánh tiếng nói, chữ viết của ba
ngành ngôn ngữ [2,558-561].
Một học giả khác cũng có công trong việc phát triển chữ quốc ngữ
buổi ban đầu là Huỳnh Tịnh Của, thƣờng gọi là Paulus Của, có thời gian
ngắn làm chủ bút tờ Gia Định báo sau Trƣơng Vĩnh Ký. Công trình lớn nhất

của ông là Đại Nam quấc (quốc) âm tự vị. Đây là bộ từ điển tƣờng giải đầu
tiên về tiếng Việt do một tác giả ngƣời Việt biên soạn theo phƣơng pháp học
thuật Âu Tây, thu thập đƣợc một vốn từ khá lớn của tiếng Việt trên phạm vi
cả nƣớc. [2,173-174].
Sự bành trƣớng của chữ quốc ngữ ở Việt Nam ban đầu đã vấp phải sự
chống đối của các nhà Nho Việt Nam, những ngƣời vốn đã gắn bó với chữ
Hán trong một thời gian dài. Nhƣng rồi chính các nhà Nho yêu nƣớc đã
nhanh chóng nhận ra những lợi ích của chữ quốc ngữ, trong đó quan trọng
nhất là có thể sử dụng chữ quốc ngữ nhƣ một công cụ đắc lực nhằm mở
mang tri thức cho dân chúng, giúp họ vƣợt qua sự lạc hậu, có đƣợc hiểu biết
và từ đó, chấn hƣng sỹ khí của dân tộc, từ đó hy vọng một ngày nào đó sẽ có

19
đủ sức mạnh để đánh đuổi ngoại bang, giành lại độc lập cho đất nƣớc. Điển
hình cho cách nhìn này chính là phong trào Đông Kinh nghĩa thục của những
nhà Nho và chí sỹ yêu nƣớc nhƣ Phan Chu Trinh.
Quá trình đấu tranh giằng co giữa chữ Hán với chữ quốc ngữ tiếp tục
kéo dài sang đến thời kỳ đầu thế kỷ XX với sự thắng thế dần dần của chữ
quốc ngữ. Năm 1915, Vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi hƣơng, hội,
đình ở Bắc kỳ. Năm 1918, vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở
Trung kỳ và đến năm 1919 thì bãi bỏ hoàn toàn các trƣờng dạy chữ Nho,
thay thế bằng hệ thống trƣờng Pháp-Việt. Ngày 18-9-1924, toàn quyền Đông
Dƣơng Merlin đã ký quyết định đƣa chữ quốc ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp
tiểu học[95].
Nhƣ vậy là sau gần ba thế kỷ từ khi cuốn từ điển Việt-Bồ-La của
Alexandre de Rhodes ra đời và hơn nửa thế kỷ sau khi Pháp nổ tiếng súng
đầu tiên xâm lƣợc Việt Nam, ngƣời Việt Nam đã chính thức đoạn tuyệt với
chữ Hán của ngƣời Trung Hoa và chữ Nôm (là thứ chữ ghi âm tiếng Việt
nhƣng đƣợc sáng chế theo phƣơng pháp hài thanh và hội ý của chữ Hán) để
hoàn toàn chuyển sang dùng chữ quốc ngữ.


1.3.Một số tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam

1.3.1. Báo chí quốc ngữ ở Nam kỳ
Năm 1865, vẫn đang còn trong quá trình thôn tính Nam kỳ, thực dân
Pháp đã cho xuất bản tờ Gia Định báo bằng chữ quốc ngữ.
Tờ Gia Định báo ra số đầu tiên vào ngày 15-4-1865, do một ngƣời
Pháp là Ernest Potteaux làm Chánh tổng tài (có thể hiểu nhƣ chủ nhiệm kiêm
chủ bút), tới năm 1869 thì chuyển sang cho một ngƣời Việt là Trƣơng Vĩnh
Ký làm chủ bút (cho tới ngày 31-12-1871)[60,151-152].

20

Gia Định báo, tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam

Gia Định báo ban đầu xuất bản mỗi tháng một lần, phát hành vào
ngày 15 hàng tháng, sau đó tăng lên 2 lần trong tháng và cuối cùng mỗi
tháng 4 kỳ, ra vào các ngày 1,8, 16 và 24 hàng tháng [40,31].
Thời kỳ đầu, Gia Định báo in 4 trang trên khổ giấy 32x25, trên đầu
trang 1 có 3 chữ Gia Định báo đƣợc in bằng chữ Hán, bên dƣới ghi “Tờ báo
này mỗi tháng Tây cứ ngày rằm in ra một lần ai muốn mua cả năm phải trả 6
góc tƣ”. [44,55]. Sau này, ba chữ Hán đƣợc bỏ đi mà có chữ “Cộng hoà
Pháp” cùng với ba chữ “Tự do,Bình đẳng, Bác ái” bằng tiếng Pháp phía trên
măng sét chân phƣơng “Gia Định báo”. Khi ra 4 kỳ một tháng, báo đƣợc
phát hành vào ngày thứ ba trong tuần, với 4 trang báo. Cách trình bày của

21
Gia Định báo rất đơn giản, chia làm hai cột, các phần nội dung thông tin nối
tiếp nhau.
Ngoài trang 4 của hầu hết các số báo dành cho các phần quảng cáo,

rao vặt, phần lớn nội dung đăng tải trên Gia Định báo là các văn kiện của
chính quyền nhƣ các báo cáo, quyết định bổ nhiệm ngạch bậc trong đội ngũ
quan lại ngƣời Việt, thậm chí có cả các hƣớng dẫn về việc xây nhà hay lịch
chạy tàu hoả
Xét về mặt thông tin, Gia Định báo thực chất là một tờ công báo của
chính quyền nhằm phổ biến các văn kiện chính thức của chính quyền xâm
lƣợc trong dân chúng Việt Nam, đồng thời góp phần truyền bá chữ quốc
ngữ. Nhiều năm sau khi ra đời, trên Gia Định báo mới bắt đầu xuất hiện một
số nội dung thoát khỏi ý nghĩa công báo nhƣ mục Tục ngữ An nam, đăng
làm nhiều kỳ, chủ yếu do Paulus Huỳnh Tịnh Của phụ trách, một số truyện
vần dài kỳ nhƣ Nhị thập tứ hiếu diễn ca, Chánh (chính) khí ca
Để thúc đẩy việc học chữ quốc ngữ, báo có một số nội dung do Thế
tải Trƣơng Minh Ký (học trò của Trƣơng Vĩnh Ký) phụ trách, trong đó có
phân tích khá kỹ càng những mẹo luật trong việc sử dụng chữ quốc ngữ,
cách dùng các chữ thế nào cho chính xác
Chắc chắn là khi cho ra đời tờ Gia Định báo, chính quyền cai trị thực
dân muốn thông qua đây để truyền bá những tƣ tƣởng, văn hoá, thành tựu
công nghệ của Pháp, đồng thời cũng qua việc thúc đẩy học chữ quốc ngữ để
đầy lùi ảnh hƣởng của Nho giáo thông qua chữ Hán.
Mục đích này đƣợc thể hiện rõ trong văn thƣ đề ngày 9-5-1865 của
Thống đốc chỉ huy trƣởng Nam kỳ lúc bấy giờ là ông G.Roze gửi cho Bộ
trƣởng Bộ thuộc địa Pháp: “Tờ báo này (tức Gia Định báo) nhằm phổ biến
trong giới dân bản xứ tất cả những tin tức đáng cho họ lưu ý và cho họ có
một kiến thức về những vấn đề mới có liên quan đến văn hoá và những tiến

22
bộ về ngành canh nông. Những viên thanh tra đặc trách về những công việc
của người dân bản xứ đã cho tôi biết rằng tờ Gia Định báo đã được dân
chúng ủng hộ một cách nhiệt liệt và ở nhiều địa phương những em bé biết
đọc chữ quốc ngữ đã đọc báo cho cha mẹ chúng nghe. Như vậy tờ báo này

xuất bản mỗi tháng một lần sẽ là một sự hữu ích không thể chối cãi được và
nó sẽ góp phần vào việc thay thế chữ của chúng ta và chữ Hán, một thứ chữ
mà chỉ có một thiểu số quan lại biết thôi”.[44,55].
Mặc dù là một tờ công báo của chính quyền xâm lƣợc nhƣng trong
lịch sử báo chí Việt Nam, có thể xem đây là tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên tại
Việt Nam.
Gia Định báo tồn tại khá lâu, số cuối cùng ra vào năm 1909 [51,217].
Sau Gia Định báo một thời gian, năm 1868, ở Nam kỳ xuất hiện tờ
Phan Yên Báo, do Diệp Văn Cƣờng làm chủ nhiệm.[22,56]. Tuy nhiên, có
một số tài liệu lại cho rằng tờ Phan Yên báo mãi đến năm 1898 mới đƣợc
xuất bản, chủ nhiệm là Diệp Văn Cƣơng [40,10].
Sau một thời gian xuất bản, tờ báo này đã bị chính quyền cấm lƣu
hành do những bài có tính chất chính trị, đặc biệt là loạt bài “Đòn cân
Archimède” ký tên tác giả là “Cuồng Sĩ”, công khai chỉ trích chính sách của
thực dân Pháp[44,56].
Tiếp đó, ngày 1-8-1901, tờ Nông cổ mín đàm (có tài liệu gọi là Nông
cổ mính đàm, dịch nghĩa là “trò chuyện về nông nghiệp-kỹ nghệ bên bàn
trà”) ra đời, xuất bản hàng tuần, ban đầu chủ nhiệm là Canavaggio, chủ bút
là Dũ Thúc Lƣơng Khắc Ninh. Sau đó chủ bút thay đổi nhiều lần, cuối cùng
là Nguyễn Chánh Sắt. Đến năm 1922, Canavaggio mất, Nguyễn Chánh Sắt
kiêm luôn chủ nhiệm tờ báo. Về phƣơng diện văn chƣơng, tờ báo này còn rất
thô sơ. Có thể tìm thấy trong tờ Nông cổ mín đàm mọi vấn đề liên quan đến
canh nông hay kỹ nghệ nhƣ cao su, trà, cà phê Thỉnh thoảng báo cũng đăng

×