Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.24 KB, 93 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







SẦM VŨ THẮNG







PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ











LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ









Hà Nội, 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







SẦM VŨ THẮNG





PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ









Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. DƯƠNG XUÂN SƠN





Hà Nội, 2010


1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9
7. Kết cấu của luận văn 9
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm
3 chƣơng chính: 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 10
1.1. Một số khái niệm 10
1.1.1. Khái niệm đề tài và đề tài pháp luật 10
1.1.2. Khái niệm báo mạng điện tử 11
1.1.3. Khái niệm phƣơng thức và khái niệm pháp luật 17
1.2. Vị trí, vai trò của đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử 18
1.3. Các cơ sở để thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử 19
1.4. Giới thiệu về báo mạng điện tử Vietnamnet và Vtcnews 19
1.4.1. Báo Vietnamnet 19
1.4.2. Báo Vtcnews 22
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 25
(Khảo sát trƣờng hợp Vietnamnet và Vtcnews) 25
2.1. Phƣơng pháp thực hiện đề tài pháp luật 25
2.1.1. Tìm đề tài 25


2
2.1.2. Khai thác tƣ liệu 28
2.1.3. Xử lý thông tin 33
2.1.4. Hoàn thiện tác phẩm 37
2.1.5. Đăng phát tác phẩm 38
2.1.6. Xử lý thông tin hậu tác phẩm 39

2.2. Cách thức thực hiện đề tài pháp luật qua việc xây dựng siêu liên kết 39
2.2.1. Siêu liên kết giữa các tin bài có liên quan 39
2.2.2.Tƣơng tác giữa toà soạn và bạn đọc 41
2.2.3. Tƣơng tác trong phản hồi của độc giả 46
2.3. Cách thức thể hiện đề tài pháp luật thông qua đa dạng kênh ngôn ngữ 47
2.3.1. Ý nghĩa của việc đa dạng kênh ngôn ngữ 47
2.3.2. Kênh ngôn ngữ văn tự 48
2.3.3. Kênh ngôn ngữ phi văn tự 53
2.3.4. Ảnh kèm chú thích ảnh 54
2.3.4. Video 57
2.4. Các thể loại thƣờng dùng để thực hiện đề tài pháp luật 59
2.4.1. Tin 60
2.4.2. Điều tra 64
2.4.3. Phỏng vấn 66
2.4.4. Bàn tròn 69
CHƢƠNG 3: ƢU, NHƢỢC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT TRÊN BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ VIETNAMNET VÀ VTC NEWS 74
3.1 Những ƣu điểm, hạn chế của việc thực hiện đề tài pháp luật trên
Vietnamnet và Vtcnews 74
3.1.1. Ƣu điểm 74
3.1.2. Nhƣợc điểm 75


3
3.2. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng thực hiện đề tài
pháp luật trên báo mạng điện tử Vietnamnet và Vtcnews. 78
3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thông tin pháp luật trên báo chí
nói chung, báo Vietnamnet và Vtcnews nói riêng 78
3.2.2 Nâng cao chất lƣợng của đội ngũ phóng viên và biên tập viên mảng

pháp luật 79
3.2.3 Sửa đổi, bổ sung các văn bản luật có liên quan 81
3.2.4. Cơ chế khuyến khích và khen thƣởng phù hợp 82
3.2.5 Các giải pháp khác 83
Tiểu kết chƣơng 3 85
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89


4
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỉ XX chứng kiến sự ra đời của một loại hình báo chí có sức mạnh mang
tính toàn cầu, đó là báo mạng điện tử. Sức mạnh của nó vƣợt trội hơn các loại hình
báo chí khác khi công chúng trên toàn cầu đều có thể hƣởng thụ thông tin nhƣ nhau
sau một click chuột mà không hạn chế về địa lí, thời gian hay tần số phát sóng.
Báo mạng điện tử với những ƣu thế của mình có thể chuyển tải nhanh
chóng, đa dạng thông tin mọi mặt của đời sống xã hội đến với công chúng,
trong đó có thông tin pháp luật.
Với sự tích hợp của tất cả các loại hình báo chí: Phát thanh, truyền hình,
báo in, báo ảnh một cách tổng hợp, khả năng truyền tải thông tin khổng lồ,
tính tƣơng tác hiệu quả nên thông tin pháp luật trên báo mạng điện tử không
chỉ đƣợc phản ánh nhanh chóng, thời sự, đầy đủ, đa diện, nhiều chiều mà còn
đƣợc nhìn nhận, đánh giá, phân tích sâu sắc, cụ thể và có tính định hƣớng xã
hội cao.
Các đề tài pháp luật chiếm vị trí, vai trò quan trọng đối với báo chí nói
chung và báo mạng điện tử nói riêng. Thực tế cho thấy, thông tin pháp luật có
tác động rộng lớn, liên quan, ảnh hƣởng đến nhiều ngƣời và có ý nghĩa xã hội
sâu sắc. Và vì thế tất cả các báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay đều đăng

tải các thông tin liên quan đến pháp luật.
Việc xử lý các đề tài pháp luật đòi hỏi độ chuẩn xác cao, trong khi đó báo
mạng điện tử lại chịu áp lực phải cập nhật thông tin nhanh, nhiều và liên tục
nên việc thực hiện các đề tài pháp luật sao cho đạt hiệu quả, chính xác là vấn
đề hết sức quan trọng. Đặc biệt là trong bối cảnh nhiều nhà báo “dính” vào
vòng lao lý, bị kỷ luật trong việc tác nghiệp liên quan đến vụ án Năm Cam, vụ
PMU 18 vẫn còn nóng hổi tính thời sự và những bài học kinh nghiệm.


5
Vì vậy, làm thế nào để việc thực hiện đề tài pháp luật có hiệu quả, vừa đảm
bảo tính thời sự, vừa đảm bảo độ chính xác của thông tin luôn là sự trăn trở
của những ngƣời làm báo, đặc biệt là những phóng viên chuyên theo dõi về
lĩnh vực pháp luật.
Trong khi đó, việc trang bị những kiến thức về tác nghiệp đề tài pháp luật
cho các phóng viên còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Hơn nữa, bản thân các
toà soạn cũng chƣa có các hƣớng dẫn, trao đổi nghiệp vụ cụ thể về vấn đề này,
các phóng viên cũng chủ yếu hoạt động tác nghiệp đề tài pháp luật theo kinh
nghiệm và học “mót” của các bậc đàn anh đi trƣớc là chính.
Vì thế, trong một số trƣờng hợp, thông tin không chính xác, không phản
ánh đúng bản chất sự kiện, sự việc. Do vậy, hiệu quả truyền thông không cao.
Mặt khác, những điều đó còn làm ảnh hƣởng đến uy tín của các cơ quan báo
chí, làm giảm sút lòng tin của công chúng đối với báo chí.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu phƣơng pháp và cách thức thực hiện đề tài pháp
luật trên báo mạng điện tử không những chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà nó
còn mang tính thực tiễn sâu sắc.
Do vậy, với nhiều năm viết và theo dõi mảng thông tin pháp luật. Đặc biệt
là trong quá trình tham gia giảng dạy về báo chí, đúc rút từ kinh nghiệp bản
thân và tham khảo kinh nghiệm của những ngƣời đi trƣớc tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài “Phƣơng thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử”

làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ báo chí lần này của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với tính chất quan trọng nhƣ vậy, song hiện nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu
phƣơng thức thực hiện đề tài mảng pháp luật trên báo mạng điện tử chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức.


6
Hầu nhƣ chƣa có các công trình, các khảo cứu chuyên sâu về cách thức
thực hiện đề tài pháp luật trên các loại hình báo chí nói chung, báo mạng điện
tử nói riêng.
Trƣớc đây, đã có một số Khoá luận báo chí ít nhiều có liên quan đến đề tài
này nhƣ:
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên báo công lý của sinh viên Tô
Quốc Vinh, khoa báo chí trƣờng ĐHKHXH&NV năm 2003; Báo chí với vấn
đề giáo dục ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên của sinh viên Vũ Thị Uý,
khoa báo chí trƣờng ĐHKHXH&NV năm 2003; Vụ án Năm Cam qua các bài
viết trên các báo Lao Động, Tiền phong, Thanh niên của sinh viên Vƣơng
Thanh Hà, khoa báo chí trƣờng ĐHKHXH&NV năm 2003….
Gần đây nhất, học viên Káp Thành Long, lớp cao học báo chí khoá 9 có
làm luận văn với đề tài “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay”,
khoa Báo chí và truyền thông ĐHKHXH&NV năm 2008.
Nhìn chung, những khoá luận, luận văn trên đã cung cấp một số thông tin
về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên báo chí, các thuật ngữ về
pháp luật, về báo chí; đánh giá, nhận định, phân tích một số vụ việc vi phạm
pháp luật nổi cộm đƣợc dƣ luận đặc biệt quan tâm trên báo chí; cung cấp, rút
kinh nghiệm về hoạt động tác nghiệp, việc xử lý thông tin pháp luật trên báo
in….
Dù có những đóng góp nhất định, song các công trình trên chƣa đề cập đến
phƣơng thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo chí nói chung, báo mạng điện

tử nói riêng.
Đến nay, theo sự tìm hiểu của tác giả thì chƣa có một công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về phƣơng thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện
tử.


7
Vì vậy, có thể nói, đây là đề tài đầu tiên đề cập, tìm hiểu đến phƣơng thức
thực hiện đề tài pháp luật trên mạng báo điện tử.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích:
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm thấy đƣợc vai trò và tầm
quan trọng của thông tin pháp luật trên báo mạng điện tử. Từ đó, Luận
văn này bƣớc đầu kiến giải những vấn đề liên quan việc thực hiện đề tài pháp
luật trên báo mạng điện tử hiện nay ở nƣớc ta nhƣ: cở sở thực hiện, quy trình
thực hiện tin, bài pháp luật, cân nhắc sử dụng thể loại, cách thức thể hiện
thông tin qua đa dạng kênh ngôn ngữ và tính tƣơng tác, những vấn đề cần lƣu
ý trong quá trình tác nghiệp đề tài pháp luật. Ngõ hầu nhằm giúp đỡ, hỗ trợ
những ai đang hành nghề và quan tâm đến nghề báo có thể hiểu rõ hơn và
trong một chừng mực nào đó có thể áp dụng đƣợc một số vấn đề mà luận văn
đã trình bày trong quá trình hoạt động nghiệp vụ của mình.
Qua những gì mà luận văn đã trình bày sẽ có thể góp phần nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả thông tin trong lĩnh vực pháp luật trên báo chí nói chung và
trên báo mạng điện tử nói riêng.
Về nhiệm vụ:
Luận văn này đề cập những vấn đề lý luận mang tính chất cơ bản, một số
thuật ngữ, khái niệm cũng nhƣ những vấn đề có tính phƣơng pháp luận có liên
quan đến đề tài. Từ đó làm cơ sở tham chiếu vào những hoạt động thực tiễn
trong thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử ở nƣớc ta. Đồng thời, từ
hoạt động thực tiễn sẽ có những đánh giá tổng quát để có thể xây dựng những

quy chuẩn chung trong quá trình thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện
tử.


8
Mặt khác, thông qua nghiên cứu, khảo sát luận văn sẽ chỉ ra những
ƣu, nhƣợc điểm trong việc thực hiện thông tin pháp luật trên báo mạng
điện tử, chỉ ra những vấn đề cần lƣu ý khi tác nghiệp đề tài pháp luật .
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
của thông tin pháp luật trên báo mạng điện tử ở nƣớc ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Luận văn này xoay quanh những phƣơng thức thực hiện đề tài pháp
luật cơ bản của phóng viên khi thông tin về lĩnh vực pháp luật trên báo
mạng điện tử ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Thực hiện luận văn này, chúng tôi chƣa có khả năng và điều kiện khảo
sát tất cả các tờ báo mạng điện tử có thông tin về pháp luật hiện nay, mà
bƣớc đầu, chúng tôi tìm hiểu tại hai tờ chính là Báo Vietnamnet và
Vtcnews.
Từ đó tiến hành nghiên cứu tập trung khoảng 600 tin bài tiêu biểu
trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2006 đến tháng 08 năm 2010.
Ngoài ra, còn tham khảo, đối chiếu một số vụ việc liên quan đến lĩnh
vực pháp luật điển hình trƣớc đây.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi tham chiếu lý luận trên cơ sở của chủ
nghĩa Máclênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về báo chí.
Dựa trên đƣờng lối, chính sách, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà
nƣớc về thông tin pháp luật nói chung và thông tin pháp luật đối với hoạt động
báo chí nói riêng.

Từ đó, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể cụ thể
nhƣ: phƣơng pháp nghiên cứu văn bản; phƣơng pháp phân tích và tổng hợp,


9
sƣu tầm, thống kê, phân loại, khảo sát; phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch;
phƣơng pháp phỏng vấn
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Luận văn này là một trong những công trình đầu tiên tìm hiểu phƣơng thức
thực hiện đề tài pháp luật trên báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng.
Tác giả đã bƣớc đầu tập hợp, phân loại, xây dựng quy trình và đánh giá
nhận định những vấn đề liên quan đến hoạt động tác nghiệp của phóng viên
khi đƣa tin, bài về lĩnh vực pháp luật, cách thức tổ chức, triển khai thực hiện
đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Tác giả luận văn này mong muốn và hy vọng rằng, công trình này sẽ thực
sự có những đóng góp về mặt lý luận và đƣợc áp dụng trong thực tiễn hoạt
động báo chí. Luận văn sẽ có những đúc rút từ thực tiễn hoạt động báo chí từ
đó xây dựng bộ quy chuẩn thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử.
Đồng thời, đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các phóng viên,
các sinh viên báo chí, các nhà quản lý và các cơ sở đào tạo báo chí.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao
gồm 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử
Chƣơng 2: Thực tiễn thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử (Khảo
sát trƣờng hợp Vietnamnet và Vtcnews)
Chƣơng 3: Ƣu, nhƣợc điểm và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng
thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử.





10
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm đề tài và đề tài pháp luật
Theo từ điển tiếng Việt thì đề tài là: “đối tƣợng nghiên cứu hoặc miêu tả”.
[21, tr. 393].
Các tác giả của cuốn giáo trình Cơ sở lý luận báo chí truyền thông thì cho
rằng: “Đề tài là các lĩnh vực thuộc phạm vi nhất định của cuộc sống, nó có
tính ổn định tƣơng đối (còn gọi là chủ đề theo nghĩa rộng) nhƣ kinh tế, chính
trị, thể thao, quốc phòng…v.v…”. [16, tr. 207].
Trong khi đó, có quan niệm lại coi: “Đề tài là phạm vi đời sống hiện thực
đƣợc phản ánh vào các tác phẩm báo chí. Trong tác phẩm báo chí, đề tài đƣợc
hiểu theo hai cấp độ khác nhau: Đề tài của tác phẩm và đề tài của một hoặc
một nhóm nhà báo đƣợc chuyên môn hoá. Ở cấp độ thứ nhất, về cơ bản, đề
tài cũng chính là sự kiện hay vấn đề mà nhà báo hƣớng tới, nhận thức và phản
ánh vào tác phẩm. Trong cách hiểu thứ hai, khái niệm đề tài dùng theo nghĩa
rộng rãi, thiên về mặt xã hội học, tƣơng ứng với các lĩnh vực hoạt động trong
đời sống hiện thực nhƣ đề tài quốc tế, kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh –
quốc phòng, khoa học kỹ thuật Việc phân chia đề tài tuỳ thuộc vào tính chất,
mức độ chuyên môn hoá, phân công lao động ở mỗi toà soạn ”. [19, tr16.].
Theo Nhà báo Bùi Ngọc Hải, Trƣởng Ban thƣ ký Vtcnews, thì: “Đề tài
pháp luật là tất cả các đề tài điều tra trên báo chí, có chứng cứ, đƣợc coi là vi
phạm pháp luật”.

Nhƣ vậy, đề tài của tác phẩm báo chí chính là phạm vi hiện thực, phạm vi
cuộc sống đƣợc tác phẩm phản ánh. Do đó đề tài là hiện thực khách quan,


11
không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà báo. Tuy nhiên, việc lựa chọn,
xử lý đề tài lại phụ thuộc vào ý đồ, khả năng tƣ duy của mỗi nhà báo khác
nhau.
Từ những nội dung trên, ta có thể hiểu khái niệm đề tài pháp luật theo hai
góc độ:
Theo nghĩa rộng, đề tài pháp luật là toàn bộ những thông tin về pháp luật,
có ý nghĩa chính trị xã hội đƣợc đăng tải trên báo chí.
Theo nghĩa hẹp, đề tài pháp luật là đề tài phản ánh những dấu hiệu hành vi,
những hành vi vi phạm pháp luật trong những tác phẩm báo chí cụ thể.
1.1.2. Khái niệm báo mạng điện tử
Cách đây hơn một thập kỷ, báo mạng điện tử còn là một thuật ngữ khá lạ
lẫm ở Việt Nam. Dù vậy, với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công
nghệ, báo mạng điện tử ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến.
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, hiện số lƣợng báo mạng điện
tử ở Việt Nam đã rất phong phú và đƣợc chia làm hai dạng. Thứ nhất là các
báo mạng điện tử hình thành và phát triển độc lập, không kèm báo giấy nhƣ
Vietnamnet, Vnexpress, Vnmedia, VietnamPlus… Đây cũng là những báo
mạng điện tử có lƣợng công chúng lớn.
Loại thứ hai là các báo mạng điện tử ra đời gắn liền với các tờ báo
“mẹ” là báo giấy nhƣ Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh niên, Lao động… Các báo
này hầu nhƣ là phiên bản của báo giấy. Mặc dù thời gian gần đây, các toà
soạn này cũng đã có nhiều cố gắng để phát triển báo mạng điện tử độc lập
nhƣng về cơ bản, nó vẫn chịu sự chi phối lớn của các tờ báo giấy.
Tuy nhiên, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều cách
gọi, còn có những ý kiến khác nhau, chƣa có sự thống nhất về mặt khái niệm

đối với loại hình báo chí này.


12
Cho đến nay việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông
tin đƣợc truyền tải và tiếp nhận thông qua Internet vẫn chƣa thống nhất, cho
dù nhiều ý kiến đã tiến rất sát nhau về mặt nội hàm khái niệm.
Trên thế giới, loại hình báo chí này có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: “Cyber
Newspaper” – Báo mạng, “Online Newspaper” – Báo trực tuyến, “e-journal"
(electronic journal) – Báo điện tử, “Internet Newspaper” – Báo Internet “e-
zine" (electronic magazine)
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Báo điện tử” đƣợc sử dụng phổ biến, ngoài ra
ngƣời ta còn gọi chúng bằng nhiều tên khác nhƣ: báo mạng, báo chí Internet,
báo trực tuyến.
Thậm chí, hai cơ sở đào tạo báo chí lớn nhất nƣớc ta là Học viện Báo chí và
tuyên truyền và Khoa Báo chí và Truyền thông (ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN)
cũng sử dụng hai thuật ngữ khác hẳn nhau để định danh. Học viện Báo chí và
tuyên truyền sử dụng thuật ngữ Báo mạng điện tử, Khoa Báo chí và Truyền
thông (ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) sử dụng thuật ngữ Báo trực tuyến.
Tại điều 3, Luật báo chí (Luật báo chí năm 1989 đƣợc sửa đổi, bổ sung tại
kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá X từ ngày 4/5 đến ngày 12/6/1999) quy định:
“Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy
tính”. Cách hiểu này đã dẫn đến sự xuất hiện của các ban điện tử ở các tờ báo
in có phiên bản trên Internet nhƣ: Lao Động, Nhân Dân, Thanh niên, Tiền
Phong…
Theo từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng
năm 2008, thì báo điện tử là: “Loại hình báo chí mà tin tức, tranh ảnh, đƣợc
hiển thị qua màn hình máy tính thông qua kết nối trực tuyến với mạng
Internet; phân biệt với báo ảnh, báo hình, báo nói, báo viết”. [21, tr. 51].



13
Tuy nhiên, cách dùng từ điện tử để gọi tên loại hình báo chí mới này theo
nhiều nhà nghiên cứu là dễ gây nhầm lẫn và chƣa chính xác về nội hàm khái
niệm.
Tác giả Phan Văn Tú, trong luận văn thạc sỹ báo chí năm 2006 với đề tài
“Báo trực tuyến ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS.TS.
Đinh Văn Hƣờng hƣớng dẫn lại sử dụng thuật ngữ “báo trực tuyến”.
Theo tác giả này, “báo trực tuyến là loại hình báo chí phát hành trên mạng
Internet, sử dụng công nghệ word wide wed, với ngôn ngữ HTML, dành cho
công chúng sử dụng Internet” [22, tr.19].
Những lý do đƣợc tác giả này đƣa ra là: “ Thuật ngữ điện tử không làm rõ
đặc điểm của báo chí phát hành trên mạng nhƣ thuật ngữ “báo trực tuyến”.
Theo định nghĩa của các từ điển tin học, khái niệm “trực tuyến” hiểu theo
nghĩa phổ biến nhất dùng để chỉ trạng thái của một máy tính khi đã kết nối với
mạng máy tính và ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Ngƣời khai thác, sử dụng
báo trực tuyến phải ở trong trạng thái trực tuyến. Thuật ngữ “trực tuyến” vốn
đƣợc sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ, quê hƣơng của Internet, và đã trở thành thuật
ngữ quốc tế. Thuật ngữ “trực tuyến” cũng đƣợc sử dụng rộng rãi trong lĩnh
vực truyền thông để chỉ các khái niệm có cùng đặc điểm nhƣ: “xuất bản trực
tuyến” (online publicshing); “”phƣơng tiện truyền thông trực tuyến” (online
media); “nhà báo hoạt động trong lĩnh vực báo chí trực tuyến” (online
journalist); “báo chí học trực tuyến” (online journalism); “phát thanh trực
tuyến” (online Radio); “truyền hình trực tuyến” (online Television) . Khái
niệm “điện tử” có ý nghĩa khác với khái niệm “trực tuyến”. [22, tr.22].
Và, theo chúng tôi đƣợc biết, khoa báo chí và truyền thông trƣờng
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN cũng đang dùng thuật ngữ “báo trực tuyến” để
định danh loại hình báo chí mới này.



14
Trong khi đó, tác giả Nguyễn Thị Bình, trong luận văn thạc sỹ báo chí năm
2006 “Nâng cao chất lƣợng báo chí Internet trong thời gian tới” do TS.
Nguyễn Minh Tâm hƣớng dẫn lại sử dụng thuật ngữ “báo chí Internet”.
Theo tác giả: Nếu gọi là báo điện tử, thì phát thanh truyền hình vốn đƣợc
gọi là báo điện tử. Cho nên việc dùng thuật ngữ “báo điện tử” để chỉ loại hình
báo chí mới trên mạng Internet này dễ gây cảm giác nhầm lẫn, không rõ ràng,
không có đặc trƣng khu biệt. Trong mối quan hệ so sánh với thuật ngữ “báo
chí Internet”, thuật ngữ “báo trực tuyến” không rõ ràng bằng và cũng không
bộc lộ hết những đặc trƣng khu biệt của loại hình báo chí mới dựa trên nền
tảng mạng Internet. Từ “trực tuyến” thể hiện khía cạnh kỹ thuật điện tử, tin
học chỉ trạng thái tƣơng tác thời gian thực hiện của các thiết bị với nhau (hai
ngƣời nói chuyện qua điện thoại, hai đầu cầu phát thanh truyền hình trực tiếp,
các hệ thống thông tin điện tử đang hoạt động trực tiếp cũng đƣợc coi là trực
tuyến).
Và tác giả Nguyễn Thị Bình cho rằng: Báo Internet là một loại hình báo
chí mà sản phẩm của nó đƣợc lực lƣợng phóng viên riêng tổ chức, xây dựng,
xuất bản, phát hành độc lập dựa trên nền tảng mạng Internet toàn cầu. Và tác
giả khẳng định: Thuật ngữ “báo chí Internet” (tiếng Anh là Internet
newspaper) là tên gọi chínn xác nhất cho loại hình báo chí mới này. Bởi nó
cho phép nắm bắt và hiểu một cách rõ ràng, nhanh chóng về bản chất, đặc
trƣng cô đọng nhất của loại hình báo chí mới đƣợc hình thành và gắn chặt với
mạng Internet. [1, tr.18,22]
Đồng với quan điểm trên, tác giả Hà Thu Hƣơng, trong luận văn thạc sỹ
khoa học xã hội năm 2002 với đề tài“Đặc điểm công chúng độc giả báo chí
Internet Việt Nam”, do TS. Thang Đức Thắng hƣớng dẫn cũng sử dụng thuật
ngữ “báo Internet” và cho rằng báo Internet là một phƣơng tiện thông tin đại


15

chúng sử dụng công nghệ kỹ thuật mạng Internet để chuyển tải thông tin mang
tính thời sự có ý nghĩa xã hội theo một mục đích nhất định. [10, tr.25]
Bên cạnh đó, trong Đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm “Tổ chức và quản
lý báo mạng điện tử ở Việt Nam” năm 2007 của Khoa phát thanh – truyền
hình, Học viên báo chí và tuyên truyền do TS. Nguyễn Thị Thoa làm Chủ
nhiệm đề tài cho biết, Học viện báo chí và tuyên truyền sử dụng thuật ngữ
“báo mạng điện tử” để định danh loại hình báo chí mới này.
Các tác giả đề tài đã nhận xét, đánh giá: Thuật ngữ “báo trực tuyến” không
thể nói hết đƣợc đặc điểm của tờ báo mạng điệm tử là sử dụng tối đa nền tảng
kỹ thuật của dịch vụ Internet và sự sáng tạo của con ngƣời trong quy trình sản
xuất thông tin. Mặt khác, thuật ngữ “báo trực tuyến” chƣa đƣợc Việt hoá.
Cách gọi “báo điện tử” giúp ngƣời ta hiểu ngay là tờ báo đƣợc điều hiển bằng
phƣơng tiện kỹ thuật điện tử. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại không giúp ngƣời
ta hiểu đƣợc ý nghĩa chính là: tờ báo đƣợc sản xuất trong vòng tròn khép kín
của mạng LAN của toà soạn và tờ báo đƣợc “chạy” trên môi trƣờng mạng
toàn cầu Internet. Mặt khác cách gọi này dễ gây hiểu nhầm, đồng nhất loại
hình báo chí thứ tƣ này với hai loại hình báo điện tử trƣớc đó là phát thanh và
truyền hình. Có thể, khi báo mạng điện tử mới ra đời phải có một cái tên thì
tạm gọi nhƣ vậy cũng đƣợc. Nhƣng về lâu dài thì cách gọi nhƣ vậy không
chuẩn xác về thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ “báo Internet” cho phép nắm bắt,
hiểu một cách rõ ràng đặc trƣng của loại hình báo chí thứ tƣ này là phát hành
trên mạng nhƣng cũng dề dẫn ngƣời ta đến nhầm lẫn: tất cả các trang wed có
mặt trên Internet đều là báo Internet. Trên thực tế, một tờ báo phát hành trên
mạng Internet đúng là một trang wed nhƣng không phải trang wed nào cũng là
tờ báo. Mặt khác cách gọi này chƣa thật Việt hoá. Ngƣời Việt Nam quen dùng
từ Internet = mạng (ví dụ: lên mạng, vào mạng, lang thang trên mạng, những


16
tên cƣớp trên mạng ). Thay vì gọi “báo Internet” thì gọi “báo mạng” có vẻ

Việt Nam và dễ hiểu hơn nhiều.
Trên cơ sở đó, các tác gả đã đƣa ra các lý do để sử dụng thuật ngữ “báo
mạng điện tử” tại Học viện báo chí và tuyên truyền:
Thứ nhất, tên gọi này khẳng định: Loại hình báo chí thứ tƣ là con đẻ của sự
phát triển vƣợt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động của loại hình báo chí
này dựa trên nền tảng các phƣơng tiện kỹ thuật tiên tiến, các máy tính nối
mạng và các server, phần mềm ứng dụng
Thứ hai, tên gọi này cho phép chúng ta hiểu chính xác và đầy đủ về bản
chất, đặc trƣng cơ bản của loại hình báo chí thứ tƣ nhƣ: tính đa phƣơng tiện,
tính tƣơng tác cao, tính tức thời, phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin
không hạn chế, lƣu trữ thông tin dƣới dạng siêu văn bản, khả năng siêu liên
kết – các trang báo đƣợc tổ chức thành từng lớp, có cơ chế nở ra với số trang
không hạn chế
Thứ ba, tên gọi này chỉ rõ: ngƣời làm báo và đọc báo phải có trình độ kỹ
thuật nhất định, có thể giao lƣu với nhau trực tiếp bằng nhiều hình thức: Mail,
chat, diễn đàn, thảo luận
Thứ tƣ, tên gọi này là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt nhƣ:
báo, mạng, điện tử. Chính vì vậy, tên gọi này thoả mãn đƣợc các yếu tố Việt
hoá; đặc trƣng khu biệt của loại hình báo chí thƣ tƣ; khắc phục đƣợc sự thiếu
về nghĩa, sự máy móc của tự ngoại lai.
Và từ năm 2003, Học viện báo chí và tuyên truyền đã đăng ký với Bộ Giáo
dục và đào tạo mã số 06 tuyển sinh chuyên ngành “báo mạng điện tử”.
Trên cơ sở đó, các tác giả đề tài đã đƣa ra khái niệm: “Báo mạng điện tử là
hình thức báo chí thứ tƣ đƣợc sinh ra từ sự kết hợp những ƣu thế của báo in,
báo nói, báo hình; sử dụng chủ yếu công nghệ cao nhƣ một nhân tố quyết


17
định; quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng mạng
Internet toàn cầu”. [24,tr 3 đến 11].

Tóm lại, dù cách định danh còn bị chi phối bởi thói quen do quy luật ngôn
ngữ và các quy ƣớc xã hội khác, dù tiếp cận dƣới góc độ nào thì các nhà khoa
học cũng có những điểm chung: Báo mạng điện tử là loại hình báo chí mới, có
khả năng cung cấp thông tin sinh động bằng hình ảnh, chữ viết và âm thanh
chỉ trong vài giây đến vài phút, với số trang không hạn chế.
Và trên tinh thần đó, có lẽ chúng ta cũng không quá ngạc nhiên và bất ngờ
khi có rất nhiều quan niệm về loại hình báo chí này, cũng giống nhƣ lâu nay,
trong đời sống báo chí nƣớc ta vẫn tồn tại nhiều các gọi của các loại hình báo
chí nhƣ thuật ngữ báo in và báo viết, phát thanh và báo phát thanh, radio và
báo nói, báo hình và truyền hình. Cũng nhƣ có nhiều quan điểm khác nhau
trong việc phân chia các nhóm thể loại báo chí.
Chính vì vậy, mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về việc định danh
nhƣng để tạo sự thống nhất trong quá trình nghiên cứu cũng nhƣ trình bày,
trong luận văn này, chúng tôi xin đƣợc gọi loại hình báo chí thứ tƣ này bằng
thuật ngữ báo mạng điện tử.
1.1.3. Khái niệm phƣơng thức và khái niệm pháp luật
1.1.3.1. Khái niệm phƣơng thức
Theo từ điển tiếng Việt: “Cách thức và phƣơng pháp tiến hành” [21, tr.
983]
Nhƣ vậy, có thể hiểu phƣơng thức thực hiện đề tài pháp luật là cách thức
và phƣơng pháp thực hiện tác nghiệp của phóng viên khi viết về lĩnh vực pháp
luật thông qua những thể loại báo chí cụ thể nhƣ tin, điều tra, phỏng vấn…
1.1.3.2. Khái niệm Pháp luật
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về pháp luật, tuỳ thuộc vào quan điểm,
góc độ tiếp cận.


18
Theo từ điển tiếng Việt thì pháp luật là: “Những quy phạm hành vi do Nhà
nƣớc ban hành mà mọi ngƣời dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các

quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội”. [21, tr. 951]
Theo giáo trình Nhà nƣớc và Pháp luật đại cƣơng: “Pháp luật là hệ thống
những quy tắc xử sự (hệ thống quy phạm) do Nhà nƣớc dặt ra hoặc thừa nhận
và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình”. [27,
tr.92]
1.2. Vị trí, vai trò của đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử
Có thể nói, thông tin trên báo mạng điện tử vô cùng đa dạng và phong phú.
Với đặc thù của mình, báo mạng điện tử vẫn thƣờng đƣợc ví nhƣ chiếc “cối
xay chữ khổng lồ”.
Trong dòng chảy thông tin ấy, thông tin về pháp luật luôn chiếm giữ và có
một vị trí, vai trò hết sức quan trọng.
Ở nƣớc ta, tất cả các báo mạng điện tử đều đăng tải những thông tin về lĩnh
vực pháp luật, các báo nói chung và báo mạng điện tử nói riêng cũng đều có
chuyên trang, một ban riêng chuyên về pháp luật.
Bên cạnh đó, qua khảo sát sơ bộ của các báo mạng điện tử cho thấy, thông
tin pháp luật là một trong những nội dung thông tin thu hút đƣợc nhiều công
chúng nhất. Những bài “đinh”, trong nhiều trƣờng hợp, thƣờng là các bài liên
quan đến pháp luật.
Trong thực tiễn hoạt động báo chí hiện nay, thông tin pháp luật cũng là một
trong những yếu tố đánh giá và khẳng định uy tín của tờ báo.
Đối với bản thân những ngƣời làm báo, không phải ai cũng có thể viết về
lĩnh vực pháp luật, tại một số tờ báo những phóng viên phải hội đủ một số
điều kiện nhất định mới đƣợc phân công theo dõi mảng pháp luật. Và điều đó
cũng khẳng định uy tín, năng lực của phóng viên.


19
Các đề tài pháp luật cũng thể hiện rõ tính phản biện của báo chí trƣớc các
vấn đề xã hội phức tạp, nhạy cảm.

1.3. Các cơ sở để thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử
Việc thực hiện các đề tài báo chí nói chung và đề tài pháp luật nói riêng đều
cần phải có những cơ sở để thực hiện nhất định.
So với các đề tài thuộc lĩnh vực khác thì đề tài pháp luật có những yếu tố
phức tạp và đặc biệt hơn.
Thông thƣờng, khi thực hiện một đề tài pháp luật cần căn cứ vào một số cơ
sở sau:
Thứ nhất là: Căn cứ vào chủ trƣơng, đƣờng lối, định hƣớng tuyên truyền
của Đảng, Nhà nƣớc trong từng thời điểm cụ thể.
Thứ hai là: Căn cứ vào các quy định của luật báo chí và các văn bản hƣớng
dẫn thi hành.
Thứ ba là: Căn cứ vào văn bản luật của từng lĩnh vực cụ thể, từng đề tài mà
phóng viên tác nghiệp.
Thứ tƣ là: Căn cứ vào khả năng, nhu cầu sử dụng tin, bài của bản thân
chính cơ quan báo nơi phóng viên công tác.
Thứ năm là: Căn cứ vào chính khả năng hoành thành, mức độ hoàn thành
việc thực hiện đề tài của phóng viên.
1.4. Giới thiệu về báo mạng điện tử Vietnamnet và Vtcnews
1.4.1. Báo Vietnamnet
Báo Vietnamnet () là đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền
đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; góp phần giáo
dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của ngƣời Việt Nam; đồng
thời là một kênh thông tin quan trọng cung cấp thông tin trung thực về các
hoạt động quản lý nhà nƣớc của Bộ Thông tin và Truyền thông.


20
Báo Vietnamnet hình thành từ năm 1997 với tên gọi mạng thông tin trực
tuyến VASC Orient, trong hơn 10 năm qua, Vietnamnet đã trở thành một

thƣơng hiệu đẳng cấp, một món ăn tinh thần quan trọng đối với cộng đồng
mạng ngƣời Việt trong nƣớc và quốc tế.
Ngày 23/1/2003, Vietnamnet chính thức đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin phê
duyệt trở thành tờ báo mạng điện tử. Ngày 19/6/2008, theo quyết định số
755/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, báo trực tuyến Vietnamnet đã chính
thức trở thành một đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Tính đến
nay, Vietnamnet là một tờ báo mạng điện tử có 16 chuyên trang về chính trị,
kinh tế, xã hội, quốc tế, giáo dục, CNTT- Viễn thông, thể thao, khoa học… và
10 tờ báo chuyên sâu gồm: TuanVietNam.Net, Vietnamnet Jobs, Vietnamnet
TV, VieTimes, …
Đối tƣợng độc giả của Vietnamnet phần lớn là những ngƣời làm việc ở
văn phòng, doanh nghiệp, công chức viên chức và Việt kiều và các đối tƣợng
khác.
Với mục tiêu trở thành cơ quan truyền thông và viễn thông số một Việt
Nam và kênh đối ngoại chủ lực, cán bộ nhân viên (CBCNV) báo Vietnamnet
luôn cố gắng phấn đấu không ngừng để nâng cao năng lực, trình độ chuyên
môn, hoàn thiện đội ngũ, tạo môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và
năng động.
Hiện Vietnamnet có tổng số có 280 CBCNV, trong đó có: 150 nam.
Trình độ trên Đại học có 06 ngƣời; Đại học có 183 ngƣời; Cao đẳng có: 15
ngƣời, Trung học có: 8 ngƣời. Ban lãnh đạo gồm Tổng biên tập: Ông Nguyễn
Anh Tuấn, Phó Tổng biên tập: Ông Phạm Anh Tuấn. Số giấy phép: 1258/GP-
BTTT cấp ngày 27/8/2008. Địa chỉ toà soạn: 141 Bà Triệu, Hai Bà Trƣng, Hà
Nội.


21
Các đơn vị chuyên môn của Vietnamnet: Ban Biên tập, Ban Thƣ ký tòa
soạn, Trung tâm Vietnamnet News, Trung tâm Vietnamnet TV. Báo có các cơ
quan đại diện, cơ quan thƣờng trú tại: Văn phòng đại diện tại Tp.HCM (65

Trƣơng Định, Tp. Hồ Chí Minh), văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, văn phòng
đại diện tại Nghệ An, văn phòng đại diện tại Thừa Thiên - Huế, văn phòng đại
diện tại Khánh Hòa. Báo còn có mạng lƣới cộng tác viên rộng khắp trong và
ngoài nƣớc mang đến nguồn tin đa dạng và cập nhật giúp báo luôn đi đầu
trong việc đƣa thông tin đến độc giả. Phƣơng châm của Vietnamnet là: “Đi
đầu hay bị loại?”.
Báo Vietnamnet có mối quan hệ hợp tác tốt với nhiều đối tác trong và
ngoài nƣớc. Những mối quan hệ này đã giúp báo phát triển và luôn đứng trong
top 3 tờ báo mạng có lƣợng truy cập nhiều nhất. Qua hơn 10 năm hoạt động,
Vietnamnet đã đạt đƣợc một số thành tích sau:
- Năm 2000: Bằng khen của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt
Nam
- Năm 2001: Bằng khen của Tổng cục Bƣu điện
- Năm 2002: Cúp vàng về Ứng dụng CNTT trong Truyền thông và Giải
trí tại cuộc thi Công nghệ Thông tin và Truyền thông Châu Á - Thái Bình
Dƣơng 2002 (APICTA 2002). Website đƣợc ƣa chuộng nhất Việt Nam năm
2002
- Năm 2003: Báo Vietnamnet đạt giải thƣởng Sao vàng Đất Việt và
“Cúp vàng Báo trực tuyến xuất sắc nhất”.
- Năm 2004: Cờ thi đua của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt
Nam về thành tích công tác xuất sắc năm 2004.
- Năm 2005: Cờ thi đua của Bộ Bƣu chính Viễn thông.




22
1.4.2. Báo Vtcnews
Báo mạng điện tử Vtcnews đƣợc thành lập từ tháng 7/2008, là tờ báo trẻ
thuộc Tổng công ty truyền thông đa phƣơng tiện VTC.

Báo Vtcnews nằm trong trung tâm VTC Media.
Hiện nay, Vtcnews đứng vị trí thứ 5 trong số 10 tờ báo mạng điện tử đƣợc
nhiều ngƣời đọc nhất, đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng những website đƣợc
truy cập nhiều nhất tại Việt Nam. Số lƣợng truy cập mỗi ngày đạt 250.000 đến
1.200.000 lƣợt ngƣời.
Đối tƣợng độc giả chính của báo gồm:
- Từ 25 đến 34 tuổi: chiếm 50%.
- Từ 15 đến 24 tuổi: chiếm 40%.
- Đối tƣợng lớn tuổi hơn: chiếm 10%.
Vtcnews có đội ngũ nhân sự gồm hơn 30 các phóng viên và biên tập viên.
Đó là lực lƣợng làm nên sự thành công của tờ báo.
Vtcnews có nhiều chuyên mục với nội dung phong phú, đáp ứng nhu cầu
thông tin của độc giả. Những thông tin nóng hổi trong nƣớc và quốc tế liên
tục đƣợc cập nhật. Bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin về mọi lĩnh vực qua tờ
báo mạng điện tử này.
Hiện nay, Vtcnews có 14 chuyên mục khác nhau nhằm thỏa mãn mọi nhu
cầu thông tin và tìm kiếm thông tin của đọc giả.
Nằm trong hệ thống của tổng công ty truyền thông đa phƣơng tiện VTC,
Vtcnews có những liên kết với Truyền hình Internet, Truyền hình viễn thông,
Game, mobile, Paygate vì thế Vtcnews không chỉ là một trang báo mạng điện
tử cung cấp thông tin thời sự, văn hóa, xã hội mà còn là con đƣờng để độc giả
tìm hiểu về thế giới VTC.
Vtcnews có 14 chuyên mục là:


23
Chuyên trang xã hội đề cập đến vấn đề giáo dục, đời sống, đô thị và việc
làm. Chuyên trang Văn hóa gồm chuyện sao, đời sống văn nghệ, phim hay,
ảnh độc HHHV2008.
Chuyên trang Quốc tế gồm những tin, câu chuyện thế giới đó đây và tƣ

liệu quốc tế. Chuyên trang Giới tính gồm giới tính, bệnh và thuốc, tâm lý.
Chuyên trang Thể thao gồm bóng đá trong nƣớc, Premier League, La
Liga, Serie A, Bóng đá quốc tế. Chuyên trang Khám phá gồm phóng sự và
khám phá.
Chuyên trang Thế giới xe gồm ngƣời đẹp và xe, tƣ vấn. Chuyên trang
Giới trẻ gồm tình yêu, phong cách trẻ, cộng đồng mạng.
Chuyên trang Pháp luật gồm bản tin 113, chuyện vụ án. Chuyên trang
Kinh doanh gồm doanh nhân, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, khuyến mại giảm giá,
nhà đất, sản phẩm mới.
Chuyên trang Video hài. Chuyên trang Games gồm tin tức, hậu trƣờng,
điểm game, mini game, tin ảnh, video clips. Chuyên trang Tạp chí Online
gồm Tivi vtc guide, sao online, đẹp, fashion, gia đình online, lựa chọn A–Z,
teen model clup, lịch phát sóng. Chuyên trang Cộng đồng VTC.
Là tờ báo trẻ nhƣng Vtcnews đã và đang dần khẳng định đƣợc vị trí của
mình trong làng báo Việt Nam. Với những thành công bƣớc đầu, Vtcnews
đang phấn đấu phát triển hơn nữa và trở thành một tờ báo mạnh trong tƣơng
lai.
Hiện nay, Vtcnews vẫn đang tiếp tục có nhiều cải tiến trong phƣơng pháp,
cách thức trong việc chuyển tải tin tức đến với công chúng. Các Phóng viên,
Biên tập viên của Vtcnews hƣớng tới tạo dựng sự đặc biệt, có bản sắc riêng
trong nội dụng và phong cách thể hiện thông tin, đặc biệt là thông tin pháp
luật, hƣớng đến mục đích tạo sự gần gũi, thiết thực với đời sống bạn đọc trong
từng tin bài, trong từng chuyên mục. Hƣớng tới mục tiêu mà Vtcnews phấn
đầu thực hiện, để Vtcnews thực sự là “ Hơi thở cuộc sống”.

×