Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 154 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGÔ THỊ YẾN







SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRONG CÁC
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY








LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học












Hà Nội-2012


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGÔ THỊ YẾN






SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRONG CÁC
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY






Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Bá Dung








Hà Nội-2012


3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 10
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn 11
7. Cấu trúc của luận văn 11
Chƣơng 1: THÔNG TIN ĐỒ HỌA, MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN 14
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ 14
1.1.1. Chương trình truyền hình 14
1.1.2. Thông tin đồ họa 16
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển thông tin đồ họa 19
1.2.1. Trên thế giới 19
1.2.2. Ở Việt Nam 23
1.3. Đặc điểm và vai trò của thông tin đồ họa 27
1.3.1. Đặc điểm của thông tin đồ họa 27
1.3.2. So sánh TTĐH giữa các loại hình báo chí 35
1.3.2.1. Giống nhau 35
1.3.2.2. Khác nhau 35
1.3.3. Vai trò của thông tin đồ họa 39
1.4. Phƣơng pháp thể hiện TTĐH 48
1.4.1. Phương pháp sử dụng các loại biểu đồ, đồ thị 48
1.4.2. Bản đồ, sơ đồ 52
1.4.3. Bảng biểu, hộp dữ liệu 54
1.4.4. TTĐH có yếu tố nghệ thuật 55
1.4.5. Phương pháp phối hợp giữa hình vẽ đồ họa với các yếu tố khác. 56
Tiểu kết chƣơng 1 58
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRONG
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY 60
2.1. Sơ lƣợc về các sản phẩm báo chí khảo sát 60
2.1.1. Đài Truyền hình Việt Nam 60

2.1.2. Đài Truyền hình NHK, kênh NHK WORLD 63
2.1.3. Đài truyền hình Hàn Quốc, Kênh Arirang News 62
2.1.4. Đài Truyền hình Singapore, kênh Channel NewsAsia 674
2.2. Thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trên truyền hình (khảo sát một số
chƣơng trình truyền hình) 69
2.2.1. Thông tin đồ họa sử dụng trong nhóm chương trình trong nước .69


4
2.2.2. Thông tin đồ họa sử dụng trong nhóm chương trình nước ngoài 89
2.3. So sánh việc sử dụng thông tin đồ họa giữa nhóm chƣơng trình trong
nƣớc và nhóm chƣơng trình nƣớc ngoài. 103
2.3.1. Ưu điểm và hạn chế 104
2.3.2. Nguyên nhân và bài học 110
Tiểu kết chƣơng 2 112
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SỬ DỤNG
THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN TRUYỀN HÌNH NƢỚC TA HIỆN NAY . 114
3.1. Vấn đề đặt ra 114
3.2. Lựa chọn nội dung thông tin để thể hiện dƣới dạng đồ họa 114
3.3. Lựa chọn hình thức thể hiện 116
3.3.1. Lựa chọn hình dạng của TTĐH 117
3.3.2. Lựa chọn màu sắc cho TTĐH 121
3.3.3. Các thành phần văn bản của một TTĐH 122
3.4. Một số đề xuất 123
3.4.1. Đánh giá đúng vai trò của thông tin đồ họa trên các chương trình
truyền hình 123
3.4.2. Về đội ngũ thể hiện thông tin đồ họa 123
Tiểu kết chƣơng 3 127
KẾT LUẬN 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO 132

I. Tài liệu tiếng Việt 132
II. Tài liệu được dịch ra tiếng Việt 134
III. Tài liệu tiếng nước ngoài 135
IV. Website: 135
PHỤ LỤC………………………………………………………………… 134
Phụ lục 1: Phỏng vấn nhà báo Nguyễn Thu Hiền, Trƣởng ban Thời sự VTV1,
Đài THVN………………………………………………………………….134
Phụ lục 2: Phỏng vấn ông Vũ Mạnh Quân, Phụ trách phần thể hiện trong bản
tin Thời sự 19h của VTV1, Đài THVN………………………………… 136
Phụ lục 3: Bảng thăm dò công chúng về việc tiếp nhận TTĐH 138
Phụ lục 4: Một số TTĐH trên chƣơng trình Thời sự và TCKD, VTV1 .… 143
Phụ lục 5: Một số TTĐH trên chƣơng trình Newsline (NHK và Arirang
News) và Asia Today 147




5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với tƣ cách là một công chúng thƣờng xuyên xem truyền hình trong
nƣớc và một số kênh truyền hình nƣớc ngoài, tôi nhận thấy:
Truyền hình ngày nay đã phát triển vƣợt bậc so với truyền hình trƣớc
kia cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện thông tin. Ngoài ra, các chƣơng trình
truyền hình cũng rất đa dạng, phong phú, phục vụ nhiều đối tƣợng công
chúng. Ngoài những chƣơng trình truyền hình mang tính chất đại chúng thì
còn có những chƣơng trình chuyên biệt dành cho những khán giả chuyên biệt.
Do đƣợc thừa hƣởng những thành tựu của khoa học công nghệ, hình
thức thể hiện của truyền hình rất linh hoạt, đa dạng. Đặc biệt là việc sử dụng
thông tin đồ họa trên các chƣơng trình truyền hình. Qua việc theo dõi các

chƣơng trình truyền hình trong nƣớc và một số chƣơng trình truyền hình nƣớc
ngoài tôi thấy nhƣ sau:
Hiện nay, nhiều kênh truyền hình nổi tiếng thế giới sử dụng rất nhiều
thông tin đồ họa nhƣ đài truyền hình NHK Nhật Bản, truyền hình Hàn Quốc,
Singapore, Pháp, Anh…. Trong các chƣơng trình đƣợc phát sóng của các
nƣớc trên, lƣợng thông tin đồ họa đƣợc sử dụng tƣơng đối nhiều, phổ biến và
rộng rãi. Ví dụ nhƣ chƣơng trình Newsline của kênh Arirang, Hàn Quốc, hầu
nhƣ chƣơng trình nào cũng sử dụng thông tin đồ họa để diễn đạt thông tin hay
nhƣ bản tin của BBC (Anh), thƣờng thì đầu mỗi tin sẽ có bản đồ chỉ địa điểm
mà nội dung tin này đƣa để ngƣời xem dễ hình dung sự kiện đang diễn ra ở
đâu.
Tuy nhiên, đối với truyền hình trong nƣớc, mà cụ thể là Đài truyền hình
Việt Nam, trên một số chƣơng trình truyền hình hƣớng tới đối tƣợng công
chúng phổ thông, việc sử dụng thông tin đồ họa lại vô cùng hạn chế và ít ỏi. Ít


6
về số lƣợng đồng thời chất lƣợng của các thông tin đồ họa cũng chƣa đƣợc
cao. Hình ảnh còn nghèo nàn, sơ xài và đơn giản.
Ngoài ra, qua việc theo dõi, khảo sát các kệnh truyền hình của một số
địa phƣơng nhƣ Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh thì chúng tôi nhận thấy sự
xuất hiện của các thông tin đồ họa là vô cùng hiếm hoi.
Thực tế cho thấy sử dụng thông tin đồ họa đạt hiệu quả cao trong việc
truyền tải thông tin, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu dễ nhớ. Đối với các
thông tin có liên quan đến số liệu, so sánh, các chỉ số hay các nghiên cứu
khoa học….thông tin đồ họa thể hiện rõ tính năng của mình.
Chính vì thế, nên chăng, các chƣơng trình truyền hình trong nƣớc cần
bổ sung và khai thác triệt để hình thức thông tin này. Tuy nhiên, để có thể sử
dụng kênh thể hiện này một cách có hiệu quả, vấn đề nguồn nhân lực, đội ngũ
thể hiện, sự quan tâm của các nhà quản lý và chi phí dành cho việc thiết kế

thông tin đồ họa là những điều kiện cần thiết và quan trọng.
Việc nghiên cứu để bƣớc đầu hình thành khung lý luận về việc sử dụng
thông tin đồ họa trên các chƣơng trình truyền hình là trở nên cần thiết. Ngƣời
viết luận văn mong rằng luận văn này sẽ là tiền đề để gợi niềm hứng thú cho
các nghiên cứu tiếp theo nhằm đáp ứng nhu cầu về lý luận và thực tiễn của
lĩnh vực này.
Từ gợi ý của Thầy hƣớng dẫn và sự yêu thích đối với cái đẹp việc thể
hiện chƣơng trình truyền hình, ngƣời viết chọn đề tài “Sử dụng thông tin đồ
họa trong các chương trình truyền hình hiện nay” (Khảo sát các bản tin Thời
sự phát sóng vào 19h trên kênh VTV1; Bản tin tài chính kinh doanh tối trên
kênh VTV1; Bản tin thời sự NEWLINES Đài truyền hình NHK của Nhật Bản
và kênh truyền hình ARIRANG của Hàn Quốc cùng với bản tin thời sự Asia
Today kênh truyền hình Channel NewsAsia của Singspore từ 1/6/2011 đến
30/6/2012) làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí học khóa QH-2009-X,


7
khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học Quốc gia Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về báo chí, về truyền hình xƣa nay có hàng trăm cuốn sách.
Nhƣng vấn đề nghiên cứu lý luận về thông tin đồ họa trên báo chí, đặc biệt là
trên các chƣơng trình truyền hình dƣờng nhƣ là một mảnh đất chƣa đƣợc khai
phá nhiều, có ít công trình nghiên cứu. Tuy nhiên trong một số tài liệu có đề
cập đến thông tin đồ họa trên báo chí nhƣng chủ yếu trên báo in, chƣa có tài
liệu nào nghiên cứu tổng thể hay khu biệt về thông tin đồ họa trên các chƣơng
trình truyền hình.
Năm 1996, Nhà xuất bản Giáo dục cho mở đầu việc cung cấp kiến thức
về thiết kế, trình bày báo qua việc phát hành cuốn Kỹ thuật chữ của linh mục
Nguyễn Ngọc Sơn. Quyển sách này cung cấp nhiều kiến thức về chữ viết, về

đơn vị đo độ lớn của chữ viết và các khái niệm trình bày giàn trang. Năm
2003, NXB Trẻ mua bản quyền và dịch hai cuốn sách về Design & Layout
của tác giả Roger C.Parker’s: Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang – Design &
Layout (Volume 1), NXB Trẻ 2003 ; Alam Swann: Ý tưởng, bố cục và thể
hiện – Design & Layout (Volume 2). Hai quyển sách này trình bày khá chi tiết
về kiến thức đồ họa nói chung. Nội dung quyển sách hƣớng dẫn cách trình
bày báo nói chung, các dạng thể hiện thông tin trong đó có phần sử dụng
thông tin đồ họa tƣơng đối chi tiết.
Ở Hà Nội, hai cơ quan đào tạo báo chí chính quy là Khoa Báo chí
truyền thông - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Báo chí và
tuyên truyền cũng đào tạo một số cử nhân và thạc sỹ chọn đề tài liên quan đến
thông tin phi văn tự trên báo chí. Trong số này phải kể đến luận văn tốt
nghiệp của sinh viên Bùi Việt Hà, hiện đang là giảng viên tại khoa báo chí
truyền thông với nội dung nghiên cứu về thông tin phi văn tự trên báo chí


8
dƣới sự hƣớng dẫn của thầy Vũ Quang Hào. Luận văn này đã đề cập đến
thông tin dƣới dạng phi văn tự, trong đó có thông tin đồ họa trên báo chí.
Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội, bài viết vào năm 2002
của tác giả Hà Huy Phƣợng: Sự độc đáo của thông tin đồ họa” trong “Báo
chí, những điểm nhìn từ thực tiễn” có vẻ nhƣ là bƣớc khởi đầu của việc
nghiên cứu về lý luận thiết kế và trình bày báo của cơ quan này. Năm 2006,
ThS Hà Huy Phƣợng cho ra đời quyển sách Tổ chức nội dung và thiết kế trình
bày báo in. Quyển sách hƣớng dẫn rất tỉ mỉ về cách trình bày báo nhƣ một
nghề đặc biệt, trong đó hƣớng dẫn việc trình bày thiết kế báo in, tạp chí, nội
dung số báo, các nguyên tắc và phƣơng pháp thể hiện, những phần mềm ứng
dụng nhƣ Photoshop, Quarkxpress để trình bày.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, luận văn “Maket phụ trương
báo in ở thành phố Hồ Chí Minh, từ góc độ lý luận và thực tiễn” của tác giả

Nguyễn Chí Hùng cũng là một luận văn rất xuất sắc đề cập đến vấn đề thiết
kế, lên maket cho trang báo.
Ngoài ra có một số sách, tài liệu có nội dung liên quan nhƣ: Vũ Quang
Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nxb ĐHQGHN, 2001 ( tái bản năm 2007, Nxb
Thông tấn); Vũ Quang Hào, Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Nxb Hà
Nội, 2009; Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn (tập VII), Nxb
ĐHQGHN 2010 … Ngoài các nguồn tƣ liệu trong nƣớc và những cuốn sách
quý kể trên, ngƣời viết còn may mắn đƣợc tiếp xúc với một vài quyển sách
của các học giả nƣớc ngoài nhƣ cuốn : A Practical Guide to graphics
reporting information graphics for Print, Web & Broadcast của tác giả
Jennifer George – Palilonis xuất bản năm 2006 tại Mỹ hay cuốn
Contemporary newspaper design tập 3 của tác giả Mario Gracia thuộc viện
nghiên cứu Truyền thông Poynter, Mỹ xuất bản năm 1993.


9
Với những tài liệu vừa nêu đã giúp chúng tôi có một cái nhìn tổng quan
về việc sử dụng thông tin đồ họa (tin tức đồ họa) trên báo chí nói chung và
phần nào có sự dành riêng cho cách chƣơng trình truyền hình. Chúng tôi đã kế
thừa và tiếp tục phát triển quan điểm về thông tin đồ họa trên các chƣơng
trình truyền hình.
Mặc dù đã cố gắng, song với việc sƣu tầm, thống kê chƣa thể đầy đủ và
số lƣợng tài liệu có đƣợc còn ít ỏi, chƣa có nguồn tài liệu chuyên biệt nên vẫn
cần nghiên cứu hơn nữa về vấn đề sử dụng thông tin đồ họa trên các chƣơng
trình truyền hình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi khảo sát các chƣơng trình truyền hình nói
chung, nhƣng trong đó đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chú ý là các chƣơng trình
truyền hình có sử dụng yếu tố đồ họa để truyền tải thông tin đến công chúng.
Với khuôn khổ có hạn của một luận văn, chúng tôi chỉ đi sâu khảo sát một số

bản tin Thời sự phát sóng vào 19h trên kênh VTV1; Bản tin tài chính kinh
doanh tối trên kênh VTV1; Bản tin thời sự NEWLINES Đài truyền hình NHK
của Nhật Bản và kênh truyền hình ARIRANG của Hàn Quốc cùng với bản tin
thời sự Asia Today kênh truyền hình Channel NewsAsia của Singspore, từ
1/6/2011 đến 30/6/2012. Đây là những chƣơng trình truyền hình phổ biến,
hƣớng đến nhiều đối tƣợng. Bố cục chƣơng trình thời sự trong nƣớc và thời
sự nƣớc ngoài giống nhau bao gồm: thông tin trong nƣớc, thông tin kinh tế,
thông tin thế giới và cuối cùng là thông tin thể thao. Với phạm vi khảo sát nhƣ
vậy chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra sự phong phú, đa dạng, rút ra đƣợc những
nhận xét bổ ích và có thể so sánh để học hỏi kinh nghiệm về việc sử dụng
thông tin đồ họa trên các chƣơng trình truyền hình.




10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của ngƣời viết luận văn chỉ ra đƣợc thực trạng sử dụng thông
tin đồ họa trên các chƣơng trình truyền hình hiện nay với những vấn đề liên
quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và xây dựng một chƣơng
trình truyền hình có sử dụng thông tin đồ họa; nêu đƣợc ƣu khuyết điểm của
việc sử dụng thông tin đồ họa trên các chƣơng trình truyền hình và rút ra bài
học kinh nghiệm cũng nhƣ đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả truyền
thông của hình thức này.
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, chúng tôi sẽ khảo sát những nội dung
cơ bản có liên quan đến lý luận về chƣơng trình truyền hình, thông tin đồ họa
nói chung đồng thời sƣu tầm, thống kê, định lƣợng, định tính các yếu tố liên
quan đến các chƣơng trình truyền hình có sử dụng thông tin đồ họa nói riêng
nhƣng khảo sát chỉ chủ yếu tập trung trong các bản tin Thời sự phát sóng vào
19h trên kênh VTV1; Bản tin Tài chính kinh doanh tối trên kênh VTV1; Bản

tin thời sự NEWLINES Đài truyền hình NHK của Nhật Bản và kênh truyền
hình ARIRANG của Hàn Quốc cùng với bản tin thời sự Asia Today kênh
truyền hình Channel NewsAsia của Singapore. Nội dung khảo sát cụ thể làm
các nhiệm vụ sau đây: Vị trí và vai trò thông tin đồ họa (tin tức đồ họa) trên
chƣơng trình truyền hình; thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trên các
chƣơng trình truyền hình tại một số bản tin nêu ở trên; một số đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của việc sử dụng thông tin đồ họa trên các
chƣơng trình truyền hình trong nƣớc.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết nghiên cứu dựa trên cơ
sở nhận thức luận các vấn đề lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng; quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính


11
sách và pháp luật của Nhà nƣớc ta về báo chí; lý luận về ngôn ngữ báo chí và
các ngành khoa học liên quan.
Với mong muốn nghiên cứu có kết quả chính xác, ngƣời thực hiện đề
tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
- Phƣơng pháp khảo sát, thống kê, đánh giá
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
- Phƣơng pháp thảo luận nhóm…
6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn
Trong tình hình còn thiếu những khảo sát và nghiên cứu có hệ thống
các vấn đề liên quan đến thông tin đồ họa nói chung và thông tin đồ họa trên
các chƣơng trình truyền hình nói riêng, chúng tôi mong muốn có những đóng
góp nhất định trong việc bổ sung và hoàn thiện một bƣớc về cơ sở khoa học
và lý luận thông tin đồ họa, đồng thời phác thảo ra thông tin khái quát về thực

tiễn hoạt động trong việc thiết kế và sử dụng thông tin đồ họa trên các chƣơng
trình truyền hình trong nƣớc. Những vấn đề đúc rút ra đƣợc từ khảo sát hy
vọng sẽ trở thành nguồn tƣ liệu tham khảo có hệ thống giúp ích cho những
nhà nghiên cứu, nhà quản lý, ngƣời làm báo nói chung và ngƣời thể hiện
thông tin đồ họa trên các chƣơng trình truyền hình, ngƣời quản lý và tổ chức
sản xuất chƣơng trình truyền hình nói riêng đồng thời có thể dùng để làm tƣ
liệu để các giảng viên, sinh viên những ngành học liên quan tham chiếu trong
chuyên môn của mình.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, hình minh
họa…. luận văn gồm 3 chƣơng:



12
Chƣơng 1: Thông tin đồ họa, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trong chƣơng trình
truyền hình hiện nay (Khảo sát các bản tin: Thời sự 19h VTV1; Bản tin tài
chính kinh doanh VTV1; Bản tin thời sự NEWLINES Đài truyền hình NHK,
kênh ARIRANG và bản tin Asia Today kênh Channel NewAsia từ 1/6/2011
đến 30/6/2012)
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng sử dụng thông tin đồ
họa trên truyền hình nƣớc ta hiện nay.


13
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CT
TH

Chƣơng trình truyền hình
TC
KD
Tài chính kinh doanh
TT
ĐH
Thông tin đồ họa



14
Chƣơng 1: THÔNG TIN ĐỒ HỌA, MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ
1.1.1. Chƣơng trình truyền hình
Thuật ngữ Truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và
tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp từ “Tele” có nghĩa là “ở xa” còn “videre” là
thấy đƣợc, còn tiếng Latinh có nghĩa là “xem đƣợc từ xa”. Ghép hai từ đó lại
thành “Televidere”, Tiếng Anh là “Television”, … Nhƣ vậy dù phát triển ở
bất cứ đâu, ở bất cứ quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng mang một ý
nghĩa chung là nhìn đƣợc từ xa.
Ra đời từ đầu thế kỷ XX, vô tuyến truyền hình gắn liền với sự phát
triển của khoa học kĩ thuật, mở ra một thời kỳ mới trong sự phát triển của các
phƣơng tiện truyền thông. Truyền hình là một loại hình truyền thông đại
chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc
một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện. Truyền hình xuất hiện từ khoảng
giữa thế kỷ XX, nhƣng đã phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và đƣợc phổ
biến hết sức rộng rãi trong vòng vài ba thập niên trở lại đây. Trong xã hội
hiện đại, truyền hình là phƣơng tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới, thể
hiện một số chức năng: chức năng thông tin, chức năng tƣ tƣởng, chức năng

tổ chức và quản lý xã hội, chức năng phát triển, khai sáng và giải trí, chức
năng chỉ đạo và giám sát xã hội.
Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin
bài, bảng tư liệu, hình ảnh âm thanh trong một thời gian nhất định được mở
đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng
yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu
quả cao nhất cho khán giả. [27, tr.113]



15

Thuật ngữ chƣơng trình “program” trong CTTH đƣợc hiểu gồm các
chƣơng trình nhƣ: chƣơng trình “Thời sự”, “Vì an ninh Tổ quốc”, chƣơng
trình “Phụ nữ”, “Thiếu nhi”, các chƣơng trình games show… đƣợc phân bổ
theo các kênh chƣơng trình và đƣợc thể hiện bằng những nội dung cụ thể qua
tin, bài, tác phẩm truyền hình.
Đối với Đài truyền hình, quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc sáng tạo
các tác phẩm truyền hình. Một đài truyền hình thƣờng bao gồm nhiều bộ
phận, trong đó phóng viên là ngƣời trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí truyền
hình. Và các tác phẩm này, dù là tin bài hay các phóng sự, ghi nhanh khi đƣợc
phát trên các CTTH đều có sự lựa chọn, sắp xếp bố trí hợp lý để giúp khán giả
tiếp nhận chƣơng trình một cách đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu.
Nội dung của CTTH thƣờng đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội
không phải một cách ngẫu nhiên nhƣ tự thân nó có, mà nó thƣờng chuyển tải
các loại thông tin từ chƣơng trình này đến chƣơng trình khác, từ ngày này qua
ngày khác nhằm phục vụ đối tƣợng công chúng xác định. Nội dung của nó
làm sâu sắc thêm một cách trực tiếp những tƣ tƣởng chủ đề dần dần tạo thói
quen trong ý thức công chúng.
Các loại truyền thông đại chúng nhƣ báo in, phát thanh truyền hình, báo

internet có sự khác biệt trong phƣơng thức phản ánh và tái tạo hiện thực. Bởi
mỗi loại hình báo chí ngoài những nét chung đều có những đặc thù riêng. Đặc
thù đó tạo ra những nét riêng từ việc sản xuất, tiếp nhận và tiêu dùng sản
phẩm. Có thể nói CTTH là kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công
chúng truyền hình.
Từ những vấn đề trên có thể có các cách tiếp cận:
Thứ nhất, từ phƣơng diện kỹ thuật truyền tải thông tin nhiệm vụ của
chƣơng trình là làm sao để đƣa ra đƣợc lời đáp, lời hƣớng dẫn thực tế khi xây


16
dựng CTTH, quy định đƣợc nguyên tắc khi phối hợp tin, bài. Đây hoàn toàn
là khuynh hƣớng nghề nghiệp, đƣợc nghiên cứu một mặt của việc phản ánh từ
sự tiếp xúc xã hội rộng lớn, đến mối quan hệ nhân quả.
Thứ hai, khuynh hƣớng quan tâm đến ƣu thế và biểu hiện ở hiệu quả
tác động của hoạt động giao tiếp đại chúng tới hiệu lực của nó. Tuy chƣa
đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện nhƣng cách tiếp cận này cũng
đƣa ra khái niệm chỉ về phần giao tiếp cũng nhƣ đặt vấn đề, sự kiện mà nó
ảnh hƣởng tới cơ cấu, khuynh hƣớng của chƣơng trình.
Thứ ba, chƣơng trình là hình thức thể hiện thực tế, hình thức vật chất
hóa sinh tồn tại của truyền hình trong xã hội để truyền tải thông tin đến công
chúng truyền hình. Có thể nói nếu không có chƣơng trình thì không có truyền
hình. Nhƣng mặt khác CTTH là kết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể cơ
quan đài: Bộ phận lãnh đạo, bộ phận kĩ thuật, bộ phận nội dung chƣơng trình,
bộ phận hậu cần… tạo nên thuật ngữ CTTH cả về mặt sáng tạo và sản xuất
chƣơng trình.
1.1.2. Thông tin đồ họa
Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, NXB Văn
hoá–Thông tin xuất bản năm 1999, “đồ hoạ là nghệ thuật tạo hình lấy nét vẽ,
nét khắc hoặc mảng hình tách bạch làm ngôn ngữ chính” [35, tr.651].

Còn theo từ điển Oxfort Advanced learner’s xuất bản năm 1995 thì đồ
hoạ (Graphics) là tranh ảnh, hình vẽ đƣợc dùng chủ yếu cho mục đích thƣơng
mại. Cũng theo từ điển này, đồ họa nhằm cung cấp một hình ảnh rõ ràng,
sống động, đầy đủ các chi tiết và dễ tƣởng tƣợng. Thuật ngữ Graphics có gốc
là từ Graph có nghĩa là thứ đƣợc viết hay đƣợc vẽ ra theo một cách nào đó.
Từ này còn có nghĩa là đồ thị, biểu đồ [43, tr.518].
Liên quan đến lĩnh vực thiết kế đồ họa, đại từ điển Tiếng Việt đã giải
thích một số thuật ngữ nhƣ sau:


17
Trang trí: Sắp xếp, bố trí, tạo nên sự cân đối, hài hoà, đẹp mắt.
Thiết kế, trình bày: Bố trí sắp xếp cho nổi bật, cho đẹp.
Bố cục: Sự sắp xếp bố trí giữa các phần trong một chỉnh thể.
Tạo hình: Tạo ra các hình thể bằng hình khối, đƣờng nét, màu sắc.
Ở Việt Nam, việc sử dụng các thuật ngữ đồ họa chỉ là tƣơng đối, bởi
việc đặt tên các thuật ngữ đồ họa là dựa trên ý nghĩa sử dụng của nó. Ví dụ:
đồ họa thƣơng nghiệp, đồ họa vẽ tem, đồ họa quảng cáo Và thiết kế đồ họa
vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi. Một số cơ sở đào tạo nghệ thuật ở Việt Nam
vẫn theo quan điểm đồ họa là nghệ thuật trang trí, gần với hội họa. Một số
trung tâm đào tạo kỹ thuật, công nghệ, trong đó có đào tạo về sử dụng các
phần mềm đồ họa đã coi lĩnh vực đồ họa là một phần của công nghệ tin học
dƣới góc nhìn kỹ thuật.
Một số nhà nghiên cứu của các nƣớc phƣơng Tây thì cho rằng, đồ họa là
một lĩnh vực truyền thông, trong đó thông điệp đƣợc tiếp nhận qua con đƣờng thị
giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền
thông. Chính vì thế có hai thuật ngữ là đồ họa thông tin (information graphics)
và đồ hoạ tin tức (newsgraphics). Phân định nhƣ vậy bởi thông tin bao gồm
thông tin nói chung và thông tin dùng cho báo chí nói riêng.
Thuật ngữ Thông tin (information) chỉ sự phản ánh sự vật, sự việc,

hiện tƣợng của thế giới khách quan và các hoạt động của con ngƣời trong đời
sống xã hội. Điều cơ bản là con ngƣời thông qua việc cảm nhận thông tin làm
tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.
Trong cuộc sống, mỗi ngày, chúng ta nhận đƣợc vô vàn thông tin khác nhau,
từ những nguồn tin khác nhau. Nhƣng không phải mọi sự kiện, vấn đề xảy ra
trong cuộc sống hàng ngày đều đƣợc báo chí đƣa tin.


18
Thông tin báo chí là thuật ngữ chỉ những thông tin mới, thời sự, hấp
dẫn, khách quan, trung thực, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, có liên quan đến
quyền lợi của số đông công chúng…
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp thƣờng xuyên những hình ảnh
nhằm mục đích thông tin, báo hiệu thông thƣờng, ví dụ nhƣ các biển báo giao
thông, sơ đồ chỉ dẫn
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi muốn đề cập sâu hơn về đồ hoạ
thông tin, một dạng thức đồ hoạ dùng để thông tin trên báo chí. Liên quan đến
vấn đề này, tác giả Hà Huy Phƣợng sử dụng thuật ngữ “đồ hoạ tin tức”. Theo
tác giả Hà Huy Phƣợng, trong cuốn “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo
in” thì “ đồ họa tin tức là dạng thức thông tin diễn tả sự kiện, vấn đề bằng hình
vẽ. Hình vẽ có thể kết hợp với chữ viết hoặc ảnh chụp để biểu đạt các chi tiết,
tình tiết, sự kiện hoàn chỉnh” [24, tr. 96].
Tác giả Vũ Quang Hào trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” lại dùng
thuật ngữ “đồ hình” chỉ yếu tố này trong nhóm ngôn ngữ phi văn tự. Tác
giả Vũ Quang Hào cho rằng đồ hình là dạng ngôn ngữ phi văn tự và đó là
“những thông tin đăng tải trên báo chí không thể hiện dưới dạng văn tự cụ
thể mà là các dạng khác như: ảnh, tranh minh họa, biểu bảng, đồ thị, sơ
đồ, bản đồ…” [12, tr.238].
Tác giả Roger C.Paker trong cuốn “Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang” thì
cho rằng, “một trong những cách tốt nhất để giúp độc giả có thể hiểu nhanh

thông điệp của bạn là thay thế những đoạn văn bản dài và rườm rà bằng các
biểu đồ ngắn gọn và dễ hiểu. Bạn có thể chọn nhiều kiểu trình bày khác nhau
như lưu đồ, sơ đồ tổ chức hoặc những biểu đồ thời gian”[40, tr.151]. Nhƣ
vậy, TTĐH là cách thức sử dụng các hình họa để thể hiện nội dung thông
điệp thay thế cho văn bản hoặc lời nói dài dòng. TTĐH đƣợc thể hiện dƣới
các dạng: Bản đồ, lƣu đồ, bảng biểu, đồ thị, biểu đồ…


19
Theo quan điểm của Jennifer George – Palilonis trong cuốn A Practical
Guide to graphics reporting information graphics for Print, Web & Broadcast
thì đồ họa thông tin thƣờng thúc đẩy nhiều sự động não hơn bởi vì chúng hấp
dẫn với cả hai bán cầu hình ảnh và nhận thức. Đồ họa thông tin có thể kể
những câu chuyện với mức độ chi tiết mà bình thƣờng đáng lẽ không thể. Nó
cung cấp cho ngƣời dùng một kinh nghiệm “đọc” phong phú kinh ngạc và
mang lại cho các nhà báo một công cụ đầy quyền lực để kể những loại câu
chuyện khác nhau. Đồ họa thông tin có một vai trò cực kỳ quan trọng trong
việc kể chuyện bằng hình ảnh – một khái niệm có ảnh hƣởng sâu sắc tới
ngành báo chí trong nền văn hóa hình ảnh ngày càng tăng.
Những luận điểm trên cho thấy thực chất thuật ngữ TTĐH là một dạng
ngôn ngữ phi văn tự. Nhưng, đó phải là những hình ảnh được vẽ lên và sử dụng
trên báo chí để phục vụ cho mục đích truyền tải tin tức, sự kiện hoặc hỗ trợ cho
việc thông tin bằng văn tự, hoặc lời nói, âm thanh hiệu quả hơn.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển thông tin đồ họa
1.2.1. Trên thế giới
Con ngƣời đã giao tiếp thông qua hình ảnh minh họa hàng thế kỷ.
Trƣớc khi có chữ viết xuất hiện đã có lối vẽ tƣợng hình, các bức tranh vẽ
trong các động và chữ tƣợng hình. Những phát hiện khảo cổ cho rằng các
hình ảnh biểu tƣợng đƣợc ngƣời Ai Cập cổ đại sử dụng nhƣ một hình thức
giao tiếp văn bản đại diện cho hình thức chữ viết cổ nhất. Văn hóa Cổ đại tại

Trung Quốc, khu vực Lƣỡng Hà và châu Mỹ đầu tiên cũng sử dụng những hệ
thống biểu tƣợng tƣơng tự trƣớc khi phát triển thành hệ thống chữ cái bản địa
và hệ thống ngôn ngữ chữ viết hiện đại. Thử điểm qua một vài sự kiện để thấy
lịch sử đồ họa hình thành từ rất sớm: 38000 năm trƣớc Công nguyên bản đồ
của ngƣời Assyrian trên các phiến đất đã tồn tại; 3000 năm trƣớc Công
nguyên, ngƣời Ai Cập phát triển bộ lịch 365 ngày đầu tiên và sử dụng nó để


20
xác định thủy triều của sông Nile; Năm 540 trƣớc Công nguyên nhà triết gia
Hy Lạp Anaximander tạo ra bản đồ thế giới đầu tiên; 500 năm trƣớc Công
nguyên ngƣời Trung Quốc đã khắc bản đồ bằng axit lên các phiến đá; Giữa
những năm 1200, nhà khoa học anh Roger Bacon phát triển hệ thống phức
hợp để kiểm tra các số liệu trừu tƣợng trên màn hình hiển thị dữ liệu hình ảnh
khái niệm; Cuối năm 1400 Leonardo da vinci đã đƣa biểu đồ có lời minh họa
vào trong sách của mình; Năm 1637: René Descartes đã phác thảo “Cartesian
Grid” hệ thống các điểm nối trên một đồ thị của các đƣờng cắt nhau đƣợc gọi
là “hệ tọa độ”. Đóng góp này của Descartes với hình học là nền tảng cho đồ
thị và biểu đồ đƣơng đại; Năm 1786: William Playfair (scotland) xuất bản
cuốn Atlas chính trị thƣơng mại gồm 44 biểu đồ/ đồ thị thống kê. Mỗi cái sử
dụng các thanh để minh họa xuất nhập khẩu; Năm 1801 – 1805: Playfair xuất
bản cuốn sách sử dụng các đƣờng tròn để đại diện cho khối lƣợng…


Hình 1.1
Một bức tranh trong hang Magura
(Bulgaria) có niên đại từ 8.000 đến
4.000 năm trước

Hình 1.2

Một bức tranh trong hang
Laas Gaal (Somalia) có niên
đại từ 11.000 đến 5.000 năm trước

Nhƣ vậy, TTĐH luôn là một phần của văn hóa văn minh. Và khi tri
thức nhân loại phát triển thông qua thời kỳ Phục hƣng và thời Đại Khai sáng


21
và Giác ngộ, thì việc sử dụng bản đồ, biểu đồ và đồ thị nhƣ một biện pháp để
ghi lại những dữ liệu xã hội, kinh tế và khoa học quan trọng và sau này nhƣ
một biện pháp để liên lạc những thông tin quan trọng liên quan tới các tin tức,
sự kiện hiện tại tới quần chúng cũng phát triển.
Nhƣ vậy, đồ họa là loại ngôn ngữ cổ xƣa nhất mà con ngƣời phát minh
ra và đƣợc sử dụng phổ biến cho tới ngày nay. Nhiều hình vẽ đã trở thành
những ký hiệu mang tính quy ƣớc chung trên toàn thế giới, ví dụ các ký hiệu
trên quần áo nhƣ hình chậu giặt có hai đƣờng gạch chéo đƣợc hiểu là không
đƣợc giặt hoặc hình bàn là có một dấu chấm ở giữa có nghĩa là là ủi ở nhiệt
độ thấp.
Trong lĩnh vực truyền thông, các hình vẽ nhƣ bản đồ biểu đồ đƣợc sử
dụng từ rất sớm. Ngay trên những tờ báo ra đời đầu tiên ở Anh, Pháp, Italia,
Tây Ban Nha đã có những hình vẽ sơ đồ để đƣa tin về các chuyến tàu buôn
của các thƣơng gia cập cảng.
Từ khoảng cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, báo chí ngày càng đƣa
nhiều minh họa, hình ảnh và bản đồ vào việc đƣa tin. Với sự phát minh của
máy in li nô vào năm 1886, việc sắp chữ đƣợc tự động hóa cho phép các nhà
xuất bản và biên tập có cơ hội để đƣa nhiều hình đồ họa và minh họa lớn hơn
vào trang báo. Năm 1875, lần đầu tiên, thời báo Times tại London đã sử dụng
bản đồ dự báo thời tiết. Tiếp theo đó, năm 1876, nhật báo New York Times
cũng sử dụng hình thức này. Đến năm 1930 hầu nhƣ tất cả các tờ báo lớn trên

nƣớc Mỹ nhƣ Thời báo New York và Diễn đàn Chicago đều sử dụng thƣờng
xuyên bản đồ và biểu đồ…Trên thực tế, trong hai cuộc thế chiến, báo chí Mỹ
thƣờng sử dụng bản đồ để cung cấp cho ngƣời đọc những thông tin quan
trọng về tình hình chiến sự và suốt những năm 1960 và 1970 đồ thị và biểu đồ
bắt đầu xuất hiện hầu nhƣ mỗi ngày trên hầu hết các tờ báo của Mỹ.


22
Tuy nhiên phải mãi cho đến khi có sự phát triển nở rộ của máy tính
Macintosh vào đầu những năm 1980 thì tƣờng thuật thông tin đồ họa mới bắt
đầu trở thành một biện pháp nổi bật cho việc kể chuyện có minh họa trong
hầu hết các phòng tin tức. Cùng với sự phát triển của Macintosh, cũng nhƣ
các phần mềm đồ họa – một số vẫn còn sử dụng, những thứ khác hiện đã biến
mất – sự sáng tạo của bản đồ, đồ thị và biểu đồ chi tiết trở nên dễ dàng và
hiệu quả hơn. Việc sản xuất và thiết kế trang báo trở nên đơn giản, và đánh số
trang bằng máy tính ra đời, nghệ sĩ đồ họa đƣợc cung cấp nhiều công cụ và
khoảng không biên tập để thể hiện công việc của họ và việc kể chuyện báo chí
tiến bộ thông qua sự kết hợp của ngôn ngữ và hình ảnh.
Đƣợc rất nhiều chuyên gia trong ngành coi là chất xúc tác cho sự bùng
nổ đồ họa thông tin bắt đầu diễn ra vào những năm 1980, tờ USA Today đƣợc
thành lập vào tháng 9 năm 1982. Nhiệm vụ biên tập của nó vô cùng đơn giản:
cung cấp cho những ngƣời đọc thiếu thời gian những câu chuyện đƣợc biên
tập chặt chẽ theo định dạng giải trí và dễ đọc. Điều này có nghĩa là các câu
chuyện ngắn hơn, sử dụng sáng tạo màu sắc và vô số bản đồ, đồ họa và các đồ
họa hình ảnh khác thay thế cho các câu chuyện truyền thống nhiều chữ dài
dòng phổ biến trên hầu hết các báo. Tại USA Today, các biên tập viên coi
thông tin đồ họa hiệu quả nhƣ, nếu không muốn nói là hơn, các kết cấu câu
chuyện chủ yếu dựa vào chữ trong việc chuyển tải tin tức và thông tin trong
một văn cảnh đơn giản và dễ hiểu cho ngƣời đọc. Theo Lori Demo, cựu tổng
biên tập của USA Today, “nếu câu chuyện bắt đầu quá sa lầy vào giải thích

thì đến lúc dùng đến đồ họa”. USA Today đã tiếp tục phát triển học triết lý
này trong hơn 20 năm và rất nhiều tờ báo trên toàn đất nƣớc đã áp dụng các
định dạng tƣơng tự (formats).
Năm 2001 tờ New York Times nhận đƣợc sự chú ý của cả nƣớc cho
việc sử dụng bản đồ và biểu đồ trong khi đƣa tin vụ tấn công ngày 11 tháng 9


23
vào trung tâm thƣơng mại thế giới. Các bản đồ của các khu vực bị phong tỏa
xung quanh và các cơ sở vật chất bị thiệt hại đƣợc cung cấp tới độc giả chỉ
một ngày sau vụ tấn công.
Nhƣ vậy có thể nói, báo in là loại hình tiên phong sử dụng TTĐH. Ở
lĩnh vực truyền hình, việc ứng dụng các yếu tố đồ họa trong thông tin diễn ra
chậm hơn, do những cản trở về mặt kỹ thuật. Sự phát triển của khoa học công
nghệ, cũng nhƣ các phần mềm đồ hoạ đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà báo
trong việc sáng tạo ra các hình vẽ dùng để thông tin. Các nhà làm báo hình
đƣợc hỗ trợ ngày càng nhiều các công cụ hiệu quả giúp cho việc thực hiện
sáng tạo các yếu tố đồ họa. Các ý tƣởng đồ hoạ dù phức tạp cũng có thể đƣợc
các nhà báo, kỹ thuật viên thể hiện nhanh chóng và tinh sảo. Tuy nhiên, phải
đến khi báo mạng điện tử xuất hiện, nhờ nội dung thông tin đƣợc cập nhật
nhanh chóng và sự thể hiện hấp dẫn bằng kỹ thuật đồ họa đa phƣơng tiện thì
các đài truyền hình mới thực sự đầu tƣ cho việc phát triển ứng dụng các yếu
tố đồ hoạ trong thể hiện tin tức nhằm cạnh tranh, thu hút công chúng.
Tại các đài truyền hình lớn nhƣ CNN, BBC, TV5, NHK, ARIRANG…,
đồ hoạ đã trở thành một hình thức thông tin quan trọng, phổ biến. Trong vài
năm trở lại đây, các hình ảnh đồ họa đã vƣợt ra khỏi các quy tắc và kỹ thuật
thể hiện truyền thống, nhất là sự phát triển của công nghệ 3D, XD và các
phần mềm thiết kế đồ họa động, các yếu tố đồ họa trên truyền hình và báo
mạng điện tử xuất hiện với tần suất lớn hơn, nội dung thông tin phong phú và
hình thức sống động, hấp dẫn. Nhất là ở loại hình báo mạng điện tử, việc sử

dụng đồ họa trong thông tin trở thành một trong những đặc trƣng nổi bật, một
thế mạnh thu hút độc giả.
1.2.2. Ở Việt Nam
So với thế giới, báo chí nƣớc ta ra đời chậm hơn hàng thế kỷ bằng sự
xuất hiện của tờ Gia Định báo, tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt đƣợc ra mắt


24
vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn. Các tờ báo tiếp theo đó nhƣ Đông
Dƣơng tạp chí, Phụ nữ tân văn… đều chƣa sử dụng thông tin đồ họa. Điều
này có thể là do công nghệ in ấn không cho phép hoặc do tình hình xã hội bấy
giờ. Hơn nữa, báo chí Việt Nam thời kỳ đầu thƣờng chuyển tải các tác phẩm
văn chƣơng, nên sẽ chú trọng chau chuốt vào ngôn từ hơn.
Đến thời kỳ báo chí Cách mạng Việt Nam (tính từ mốc 21/6/1925, Bác Hồ
cho ra đời tờ Thanh niên, tờ báo Cách mạng đầu tiên của nền báo chí Cách mạng
Việt Nam), đồ hoạ đƣợc sử dụng để thông tin chủ yếu là các sơ đồ, bảng biểu.
Đến những năm 1968, thông tin đồ họa đƣợc sử dụng nhiều trên báo in Việt Nam.
Đặc biệt, trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, những tờ báo nhƣ: Nhân Dân,
Quân đội Nhân dân đã sử dụng với tần suất khá thƣờng xuyên các sơ đồ, bản đồ
để thông tin đến độc giả diễn biến tình hình chiến sự ở miền Nam. Hình ảnh sơ đồ
có khi chiếm diện tích khá lớn trong bài báo (Hình 1.3).

Hình 1.3
Đồ hoạ diễn tả sự kiện “Giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị”
đăng trên Báo Quân đội Nhân dân, số 4989, ra ngày 24/3/1975
Đồ hoạ 1.3 đƣợc đăng trên báo Quân đội Nhân dân, số 4989, ra ngày
24/3/1975. Khi đăng tải các thông tin về tình hình chiến sự tại Quảng Trị, báo


25

Quân đội Nhân dân đã sử dụng cỡ chữ lớn cùng với sơ đồ khu vực này. Với
cách thức trình bày rõ ràng, dễ xem, dễ hiểu, dễ nhớ, đồ hoạ 1.3 đã giúp cho
độc giả nhận diện đƣợc các thông tin cơ bản về tình hình chiến sự, nếu quan
tâm hơn nữa họ sẽ đọc nội dung bài viết một cách chi tiết ở trang trong. Phần
sơ đồ không chỉ giúp định vị khu vực chiến sự mà còn giúp ngƣời đọc phần
nào hình dung diễn biến sự kiện thông qua các hình ảnh và những lời chú giải.
Khảo sát 31 số báo Nhân dân và 31 số báo Quân đội Nhân dân ra trong
tháng 3/1975, tác giả đã tổng hợp đƣợc các số liệu sau: có 12 số báo Quân đội
Nhân dân và 11 số báo Nhân dân sử dụng đồ họa để thông tin, chủ yếu là
thông tin chiến sự. Trong đó, báo Quân đội Nhân dân sử dụng tới 15 sơ đồ,
còn báo Nhân dân sử dụng 8 sơ đồ.
Nhƣ vậy, có thể thấy, ngay từ những năm tháng khó khăn, điều kiện kỹ
thuật, công nghệ còn thiếu thốn thì các nhà báo tiến bộ của nền báo chí Cách
mạng Việt Nam đã dành sự quan tâm nhất định đến việc sử dụng các yếu tố
đồ họa trong thông tin báo chí. Nhƣ vậy, việc sử dụng TTĐH trên báo chí đã
có những tác động tích cực đến hiệu quả tiếp nhận của công chúng đồng thời
cải thiện hình thức cho tác phẩm, sản phẩm báo chí.
Ngày 7- 9 năm 1970, lãnh đạo đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức thành
công buổi phát sóng đầu tiên tại Studio M. Chƣơng trình truyền hình đầu tiên
tối 7-9-1970 bắt đầu lúc 19h 30 phút. Mở đầu là tín hiệu bản đồ Việt Nam
hình chữ S trên nền trống đồng với dòng chữ Vô tuyến truyền hình Việt Nam.
Chƣơng trình gồm 15 phút thời sự và 30 phút ca nhạc. Nhƣ vậy, ngay trong
chƣơng trình thử nghiệm đầu tiên, thông tin đồ họa, cụ thể là bản đồ Việt
Nam đã đƣợc sử dụng, khẳng định chủ quyền đất nƣớc của ngƣời Việt.
Gần đây, nền báo chí Cách mạng Việt Nam đã có những bƣớc phát
triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Kỹ năng, phƣơng thức thể hiện
các tác phẩm và sản phẩm báo chí đã đƣợc thay đổi. Việc xây dựng kết cấu

×