Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong các chương trình truyền hình dành cho trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.21 KB, 92 trang )

KẾT HỢP YẾU TỐ GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
DÀNH CHO TRẺ EM
(Khảo sát một số chương trình trên kênh VTV3 từ tháng 01 đến tháng 04/2012)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 1.01.01
CHUYÊN NGÀNH: TRUYỀN HÌNH


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến Thạc sỹ Đinh Thị Xuân Hoà
- Giảng viên Khoa Phát Thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi khoá luận này. Dù khá bận với nhiều
công việc, nhưng cô đã dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hết
sức tận tình trong suốt quá trình thực hiện khoá luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Phát
Thanh - Truyền hình, trong suốt chặng đường 4 năm học, các thầy cô đã mang
tới cho chúng tôi những kiến thức vô cùng quý giá về chuyên môn nghiệp vụ
cũng như những kiến thức xã hội khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam
có thể sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần


lớn ở công học tập của các cháu” (thư viết nhân ngày khai trường năm 1946)
– đó là lời dặn dò và kỳ vọng của Bác Hồ kính yêu đối với các thế hệ thiếu
niên, nhi đồng Việt Nam.
Nhưng để mong ước này luôn thành hiện thực, không chỉ có sự nỗ lực
không ngừng của các cháu mà còn cần tới sự quan tâm, góp sức của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân – các Bộ, ban, ngành, các lĩnh vực.
Truyền hình – một loại hình truyền thông có vai trò quan trọng trong xã
hội cũng không nằm ngoài trách nhiệm đó.
Xác định được vai trò, nhiệm vụ này, ngay từ khi ra đời, những người
làm truyền hình đã bố trí một thời lượng chương trình nhất định dành cho trẻ
em nhằm mong góp một phần trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Nhiều
chương trình truyền hình dành cho trẻ em mang tính giáo dục phát sóng đã
nhận được sự đón đợi của đông đảo người xem đặc biệt là các em thanh, thiếu
niên nhi đồng. Các chương trình đó đã cung cấp, trang bị thêm cho các em
những kiến thức đa dạng về mọi lĩnh vực trong cuộc sống với hình thức thể
hiện sinh động.
Tuy nhiên, bên cạnh những chương trình truyền hình chất lượng như
vậy, thực tế vẫn còn không ít chương trình mà chất lượng, hiệu quả tuyên
truyền chưa như mong mỏi. Điều này thể hiện ở việc: nội dung chương trình
còn nặng nề, dàn trải, hình thức khuôn mẫu, khô cứng do chưa vận dụng, phát
huy được một cách linh hoạt thế mạnh của loại hình truyền hình cùng các thể
loại có khả năng đem lại những giây phút thoải mải cho người xem như các trò

1


chơi, phim hoạt hình, các tiết mục ca múa nhạc... Hay nói một cách khác, việc
kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong các chương trình đó chưa được khai
thác triệt để. Chính vì vậy mà việc giáo dục, tính thuyết phục, sự sinh động, sức
hấp dẫn trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng sống... của một số chương

trình chưa cao, chưa trở thành một sân chơi lý thú, bổ ích đối với các em.
Trước thực tế như vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Kết hợp yếu tố giáo
dục và giải trí trong các chương trình truyền hình dành cho trẻ em” (Khảo
sát một số chương trình trên kênh VTV3 từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2012) để
nghiên cứu với mong mỏi tìm ra những giải pháp phù hợp, từ đó khai thác
được tối đa ưu điểm của yếu tố giáo dục cũng như yếu tố giải trí vào trong
quá trình sản xuất, nhằm tạo ra được nhiều những chương trình truyền hình
vừa có khả năng đem tới cho các em kiến thức bổ ích vừa giúp các em có
những giây phút thật thoải mái.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Báo chí cho trẻ em nói chung và truyền hình cho trẻ em nói riêng không
còn là vấn đề mới mẻ. Có một số công trình đã nghiên cứu về các chương trình
dành cho đối tượng này. Dưới đây là một vài tài liệu nghiên cứu tiêu biểu:
- “Biên tập chương trình truyền hình thiếu nhi”, Nguyễn Hoài Hương
(1996), Luận văn tốt nghiệp khoa Báo chí, Đại học quốc gia Hà nội.
- “Chương trình truyền hình cho thiếu nhi và cách tiếp cận khán giả
nhỏ tuổi”, Nguyễn Thị Vân Ngọc (2001), Khoá luận tốt nghiệp khoa Báo chí,
Đại học quốc gia Hà nội.
- “Giáo dục thiếu niên nhi đồng trên sóng Đài truyền hình Việt
Nam”,Trần Thị Thu Hương (2005), Luận văn Thạc sỹ Truyền thông đại
chúng chuyên ngành báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyền truyền.
Tuy nhiên những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một vài
khía cạnh khác nhau của các chương trình dành cho trẻ em. Chẳng hạn như

2


bàn về vai trò của yếu tố giáo dục trong chương trình cho trẻ em hay cách
biên tập, cách tiếp cận đối tượng là trẻ em... trong quá trình tác nghiệp để có
những sản phẩm tốt nhất phục vụ đối tượng này. Chưa có một công trình khoa

học độc lập nào nghiên cứu về sự kết hợp giữa hai yếu tố giáo dục và giải trí
trong một chương trình truyền hình dành cho trẻ em một cách đầy đủ, khoa
học và toàn diện.
Đây là một khoảng trống, bởi vậy, với những kiến thức được trang bị
trên giảng đường cùng những vấn đề tìm hiểu được, tôi mạnh dạn thực hiện
đề tài: “Kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong các chương trình truyền
hình dành cho trẻ em” với mong muốn lấp đầy khoảng trống này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: sự kết hợp của hai yếu tố:
giáo dục và giải trí trong các chương trình truyền hình dành cho trẻ em.
- Đối tượng khảo sát của khóa luận là: các chương trình truyền hình
dành cho trẻ em phát trên kênh VTV3 Đài truyền hình Việt Nam. Các chương
trình được lựa chọn đó là: “Chúc bé ngủ ngon”, “Cùng là dũng sĩ”, “Ai
thông minh hơn học sinh lớp 5”, “Mười vạn câu hỏi vì sao”, “Trẻ em luôn
đúng”, “Đường lên đỉnh Olympia”.
- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Do điều kiện có hạn, để thuận lợi
cho công việc nghiên cứu, khóa luận giới hạn phạm vi khảo sát từ tháng 1 đến
hết tháng 4 năm 2012 – đây là thời gian tác giả thực hiện khóa luận theo quyết
định của nhà trường.
Tuy nhiên, để làm rõ hơn những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu,
khóa luận có mở rộng nghiên cứu tới các thời kỳ trước để so sánh khi cần thiết.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở các khái niệm công cụ và phát phiếu điều tra xã hội học,
khóa luận chỉ ra thực trạng việc kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong các

3


chương trình truyền hình dành cho trẻ em, thành công, hạn chế của hoạt động

này, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả sự kết hợp hai yếu
tố giáo dục và giải trí trong các chương trình.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận tập trung giải quyết một số
nhiệm vụ sau:
- Một là, làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kết hợp yếu tố giáo
dục và giải trí trong các chương trình truyền hình dành cho trẻ em.
- Hai là, tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng của
việc kết hợp hai yếu tố này trong các chương trình truyền hình cho trẻ em trên
kênh VTV3 hiện nay. Cụ thể, tìm hiểu nội dung của các chương trình, hình
thức thể hiện, nghiên cứu những mặt mạnh và mặt hạn chế, nguyên nhân của
những hạn chế, từ đó xây dựng bức tranh chung về thực trạng này.
- Ba là, từ những lí luận cơ bản kết hợp với thực tiễn các chương trình
trên kênh VTV3, khóa luận đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả sự
kết hợp hai yếu tố giáo dục và giải trí trong các chương trình.
5. Ý nghĩa lí luận, thực tiễn của đề tài
- Về mặt lí luận: Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, đề tài góp phần làm rõ một
số nội dung lí luận, các khái niệm về trẻ em, truyền hình cho trẻ em, về giáo dục,
giải trí và sự kết hợp hai yếu tố này trong cùng một chương trình truyền – đó là
những đóng góp cụ thể vào lí luận chung của báo chí truyền hình.
- Về thực tiễn: Có thể bài khoá luận chưa khái quát được một cách toàn
diện về bức tranh chung của các chương trình truyền hình cho trẻ em hiện
nay, thế nhưng, hy vọng ít nhiều những tri thức được trình bày trong khoá
luận cũng sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho những người làm truyền
hình nói chung và đội ngũ làm truyền hình cho trẻ em nói riêng.

4


6. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu:

6.1. Phương pháp luận:
Đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em; hệ thống lí luận báo chí nói chung, báo chí truyền hình nói riêng .
6.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương
pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được tiến hành
đối với một số sách, báo, tài liệu, các chương trình truyền hình viết về trẻ em
và dành cho trẻ em. Phương pháp này được sử dụng với mục đích khái quát,
bổ sung hệ thống lý thuyết về truyền hình nói chung và hoạt động sản xuất
những chương trình truyền hình cho trẻ em nói riêng. Đây chính là những lí
thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát và đưa ra những y kiến khoa học
cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Phương pháp này được dùng để xác
định ý tưởng nghiên cứu, phác thảo bức tranh về việc kết hợp yếu tố giáo dục
và giải trí trong quá trình sản xuất các chương trình truyền hình cho trẻ em.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được dùng để
phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm chỉ ra những
thành công, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong việc kết hợp yếu
tố giáo dục và giải trí trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình cho
trẻ em hiện nay.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng nhằm xác
định tần số xuất hiện, mức độ, hiệu quả của việc kết hợp yếu tố giáo dục và
giải trí trong chương trình truyền hình dành cho trẻ em.
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi: phương pháp này
được thực hiện nhằm lấy ý kiến khách quan của các bậc phụ huynh và trẻ em

5



ở nhiều lứa tuổi khác nhau về đánh giá chất lượng các yếu tố giáo dục, giải trí
trong các chương trình truyền hình dành cho trẻ em.
7. Kết cấu khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu kham khảo, khoá luận
gồm 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung
Chương 2: Thực trạng việc kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong các
chương trình truyền hình dành cho trẻ em trên kênh VTV3 hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
việc kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong các chương trình truyền hình
dành cho trẻ em

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Giáo dục
Trong các tài liệu nghiên cứu về giáo dục hiện nay tuy có nhiều cách
diễn giải khác nhau (do quan niệm, phạm vi, giới hạn của vấn đề khác nhau)
nhưng nhìn chung đều quan niệm “giáo dục” là hiện tượng xã hội đặc biệt.
Bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của
thế hệ loài người. Những quan niệm này nhấn mạnh đến cách thức của hoạt
động giáo dục, đó là sự truyền đạt và lĩnh hội giữa kinh nghiệm, kiến thức
giữa các thế hệ.
Nhà triết học, giáo dục học Jonh DeWey (Mỹ) khi nghiên cứu về vấn
đề giáo dục, ông không chỉ dừng lại ở việc cho rằng “giáo dục” là “truyền đạt
kiến thức” mà ông đã chỉ ra thêm mục tiêu cuối cùng của hoạt động này. Ông

cho rằng, giáo dục còn nhằm mục đích là để “tồn tại xã hội” [1, tr. 17-26].
Hay theo từ điển Tiếng Việt quan niệm giáo dục cũng được nhìn nhận
ở mục đích và kết quả:“hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến
sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng
ấy dần dần có một phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [14, tr. 627].
Qua một số quan niệm đó, có thể thấy khái niệm giáo dục thường chỉ
mới được đưa ra dưới một, hai góc độ đơn lẻ, hoặc là cách thức thực hiện
hoặc là mục đích của hoạt động giáo dục. Như vậy, những quan niệm đó chưa
mang tính chất toàn diện, bao quát.
Để tiện cho quá trình nghiên cứu chúng tôi xin khái quát và đưa ra một
quan niệm về giáo dục như sau: “giáo dục là quá trình trình dạy và học
(truyền thụ và tiếp nhận) kiến thức nhằm hướng tới mục đích hoàn thiện trí

7


tuệ và nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp
phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội”.
Thực tế, trong cuộc sống đã có nhiều cách để một đối tượng thực hiện
việc trang bị kiến thức về mọi mặt của xã hội cho một đối tượng mục tiêu. Đó
là có thể thông qua việc giảng dạy, thuyết trình ở trên lớp học, có thể thông
qua việc chỉ bảo, góp ý; có thể thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng; thông qua quá trình chơi, quá trình giao tiếp... mà con người có được
những kiến thức cần thiết.
1.1.2 Giải trí
“Giải trí” là một thuật ngữ được nhắc tới từ rất sớm, đồng hành với việc
lao động làm ra của cải vật chất, nhằm mục đích giúp con người thư giãn sau
những giây phút lao động mệt mỏi. Có nhiều nhà nghiên cứu hay tài liệu đã
đưa ra những khái niệm nhằm cụ thể hoá thuật ngữ này.
Bách khoa toàn thư mở định nghĩa: “Giải trí là một dạng hoạt động

của con người đáp ứng nhu cầu phát triển về thể chất, trí tuệ và mĩ học. Giải
trí cũng là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết từ
phía cá nhân. Nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí. Khi xuất
hiện nhu cầu giải trí, con người bị thôi thúc hành động để thỏa mãn nhu cầu
đó” [15].
Với định nghĩa trên, “giải trí” được nhìn nhận vừa như một dạng hoạt
động lại vừa là nhu cầu không thể thiếu trong xã hội loài người. Mặt khác,
cách định nghĩa này mang tính diễn giải, dẫn dắt khó hiểu, chưa làm nổi rõ
được đặc trưng của hoạt động “giải trí”. Quan niệm như vậy về giải trí chưa
nêu bật được đặc trưng, còn giống với một số hoạt động khác trong xã hội.
Chẳng hạn, có điểm giống với hoạt động “thể thao”, vì theo như diễn giải
“giải trí đáp ứng nhu cầu về thể chất”, nghĩa là giải trí giúp cho con người

8


khoẻ mạnh; hay thuật ngữ này nếu được quan niệm như trên lại có điểm giống
với hoạt động “giáo dục” vì theo họ “giải trí đáp ứng nhu cầu về trí tuệ”.
Hay trong Đại từ điển Tiếng Việt, “giải trí” được hiểu là “làm cho đầu
óc thư giãn, thoải mái, cơ thể hết mệt mỏi” [13, tr. 620].
Với khái niệm này thuật ngữ “giải trí” được lí giải ngắn gọn, rõ nét hơn
tuy nhiên thuật ngữ này mới chỉ được nhìn nhận ở một góc độ đó là mục đích
của hoạt động: là để đạt được sự thoải mái về mặt tinh thần.
Tóm lại cần phải có một quan niệm rõ ràng, mạch lạc hơn về thuật ngữ
này. Giải trí cần được nhìn nhận dưới nhiều góc độ đó là nhu cầu, mục đích
và cách thức. Từ những phân tích trên chúng tôi xin đưa ra quan niệm về giải
trí như sau: “giải trí vừa là nhu cầu, vừa là hoạt động của con người, do con
người sáng tạo ra nhằm mục đích giải toả sự căng thẳng tinh thần giúp thư
giãn, thoải mái”.
Thực tế, trong cuộc sống có nhiều cách đem lại sự thư giãn - giải trí: có

thể là tham gia vào các trò chơi, xem phim, xem ca nhạc, đọc truyện, đi dã
ngoại... Để giải trí – thỏa mãn nhu cầu thư giãn của mình con người phải tự
tìm ra một hình thức phù hợp.
1.1.3. Kết hợp giáo dục và giải trí
Theo Đại từ điển Tiếng Việt “kết hợp” là “gắn với nhau, để bổ sung
cho nhau” [13, tr.782].
Qua khái niệm trên có thể phần nào thấy được “kết hợp” ở đây không
phải là một hoạt động diễn ra ngẫu nhiên mà bao giờ cũng là một sự chủ
động. Có sự tính toán để làm sao những yếu tố được “gắn với nhau” đó đem
lại một kết quả chung tốt nhất.
Tuy nhiên, cần hiểu sự kết hợp (giữa hai hay nhiều yếu tố) ấy thường
diễn ra cùng một khoảng thời gian, để các yếu tố đó có thể hỗ trợ, bổ sung
những khiếm khuyết cho nhau trong một hoạt động. Có như vậy mới có thể
mang lại hiểu quả, lợi ích và chất lượng cao nhất.

9


Ví dụ, trong giáo dục chúng ta vẫn thường nói: kết hợp học với hành.
Tức là, nhấn mạnh việc lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Hai quá trình này
phải được thực hiện đồng thời với nhau để bổ sung và hỗ trợ nhau, nhằm đạt
được chất lượng giáo dục tốt nhất.
Từ cách hiểu trên, có thể thấy kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí tức là
gắn kết yếu tố giáo dục với giải trí để làm cho hai yếu tố này hoà quyện vào
nhau thành một, vừa bổ sung vừa hỗ trợ cho nhau, để mục đích cuối cùng của
mỗi yếu tố đạt chất lượng và hiệu quả nhất. Cụ thể của sự gắn kết này là : các
cách thức để giáo dục được tính toán lựa chọn làm sao hòa hợp, khai thác
được những ưu thế của cách thức làm nên sự giải trí, nhằm mục đích truyền
đạt kiến thức đạt kết quả cao nhất với cách thức thoải mái nhất. Và ngược lại,
các hình thức giải trí (trò chơi, ca hát...) được tính toán lồng ghép kiến thức

như thế nào để hình thức giải trí đó đem tới sự thư giãn nhưng trí tuệ.
Chúng tôi xin đưa ra một khái niệm để phục vụ cho quá trình nghiên
cứu tiếp sau: Kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí“là sự gắn kết một cách hợp
lý giữa việc truyền tải và tiếp thu tri thức, với những hoạt động vui chơi, giải
trí với mục đích để đối tượng tác động vừa được tiếp nhận tri thức lại có thể
đạt được sự thoải mái nhất định về mặt tinh thần”.
1.1.4. Kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong chương trình truyền hình
dành cho trẻ em
- Trẻ em
Trên thực tế, không ít người nghĩ “trẻ em” chỉ là những em bé nơn nớt
cần sự che chở của người lớn, chưa tự nhận thức được hết thế giới quan, cần
giáo dục về tình thần lẫn thể chất. Việc xác định rõ độ tuổi, đặc điểm của đối
tượng này rất quan trọng. Điều này còn mang ý nghĩa để “người lớn” có
những cách đối xử và đánh giá phù hợp về đối tượng được gọi là “trẻ em”.

10


Điều 1, Công ước quốc tế về quyền trẻ em ghi rõ: “ Trẻ em là những
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp quốc gia quy định tuổi thành
niên sớm hơn.” [2, tr. 70].
Với quy định này, “trẻ em” đã được xác định rõ là những người thuộc
độ tuổi nào. Tuy nhiên, Công ước cũng có những yếu tố “mở” để phù hợp với
điều kiện của mỗi đất nước. Và ở Việt Nam, xác định điều kiện phát triển của
mình, Luật pháp của Việt Nam đã có những giới hạn lại về độ tuổi của đối
tượng này.
Điều 1, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam được
ban hành ngày 24 tháng 6 năm 2004 đã quy định: “trẻ em là công dân Việt
nam dưới 16 tuổi” [9, tr. 5].
- Chương trình truyền hình dành cho trẻ em

Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của tập thể các nhà báo
và cán bộ kỹ thuật, dịch vụ. Trong cuốn sách “Truyền thông đại chúng” tác
giả - PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, đã phân tích, đưa ra quan niệm về thuật ngữ này
trong hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để
chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần,
trong tháng của một kênh truyền hình hay của cả một đài truyền
hình. Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉ
một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số
thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể, với
hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát
đi theo định kỳ [11, tr. 143].
Trong bài khoá luận này, chương trình truyền hình được hiểu và nghiên
cứu theo cách định nghĩa thứ hai. Tức là nghiên cứu chương trình truyền hình

11


với tư cách là một sản phẩm cụ thể và hoàn chỉnh, có thể đứng được độc lập ở
một khung giờ phát nhất định.
Chương trình truyền hình rất phong phú và đa dạng, có thể phân loại
các chương trình truyền hình theo nhiều cách khác nhau: xét theo nội dung,
xét theo cách thức sản xuất, hoặc xét theo công chúng mục tiêu. Trẻ em hiện
cũng đang là một trong những đối tượng công chúng mà nhiều đài truyền hình
đang hướng tới. Những sản phẩm truyền hình được sản xuất cho đối tượng
này được gọi là chương trình truyền hình dành cho trẻ em.
Hiện nay, có một số thuật ngữ liên quan đến những chương trình truyền
hình về đối tượng trẻ em. Đó là “chương trình truyền hình vì trẻ em” hay
“truyền hình vì trẻ em”. Vậy cần hiểu như thế nào về thuật ngữ này?
Trong Đại từ điển Tiếng Việt từ “cho” mang ý nghĩa “hướng đối tượng cần

tác động” [13, tr. 280]. Còn từ “vì” biểu thị “ý nghĩa mục đích” [13, tr. 1761].
Như vậy có thể hiểu “chương trình truyền hình cho trẻ em” là những
chương trình mà trẻ em là đối tượng những người làm chương trình nhắm
đến, chịu tác động và ảnh hưởng trực tiếp của chương trình đó.
Còn “chương trình truyền hình vì trẻ em” là những chương trình mà ở
đó đối tượng trực tiếp được những người làm chương trình hướng tới đó là
người lớn và với mong muốn khi xem xong chương trình người lớn sẽ có
những nhận thức, hành động đúng đắn phục vụ trẻ em – “vì” trẻ em - thế hệ
mầm non tương lai của đất nước. Với “chương trình truyền hình vì trẻ em”
người lớn là đối tượng được người làm chương trình nhắm đến trực tiếp.
Qua phân tích như trên có thể khẳng định “chương trình truyền hình
cho trẻ em” và “chương trình truyền hình vì trẻ em” là khác nhau. Điểm làm
nên sự khác nhau đó chính là do đối tượng khán giả mục tiêu. Vậy nên, khi
đối tượng tiếp nhận chương trình khác nhau thì nội dung phản ánh và hình
thức thể hiện mỗi chương trình dành cho mỗi đối tượng đó cũng sẽ khác nhau.

12


Chương trình truyền hình vì trẻ em có thể phản ánh các nội dung như:
tuyên truyền chính sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung từ đó thay đổi
nhận thức và hành vi của người lớn về trẻ em, nhưng mục đích cuối cùng vẫn
là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Còn những chương trình dành cho trẻ em có
thể là những nội dung gắn với độ tuổi này như: kiến thức về mọi mặt, kỹ năng
ứng xử… những nội dung này sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi
của trẻ, mục đích cuối cùng vẫn là vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em nhưng không
thông qua người lớn.
Với sự phân tích như vậy, chúng tôi xin đưa ra khái niệm như sau:
“Chương trình truyền hình cho trẻ em là một sản phẩm truyền hình mà ở đó
các nội dung được xây dựng đều hướng tới phục vụ đối tượng xem là trẻ em”.

- Khái niệm: Kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong các chương trình
truyền hình dành cho trẻ em
Từ các khái niệm cùng sự phân tích ở trên, để thuận lợi cho các quá
trình nghiên cứu tiếp theo tôi xin đưa ra một định nghĩa như sau:
“Kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong các chương trình truyền
hình dành cho trẻ em là việc những người sản xuất chương trình truyền hình
sử dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền để truyền đạt các kiến thức
nhằm giúp trẻ em có thể dễ dàng và thoải mái trong tiếp nhận các nội dung
mà chương trình đó đề cập”.
1.2. Vai trò, ý nghĩa của sự kết hợp giáo dục và giải trí trong các chương
trình truyền hình cho trẻ em
- Kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong chương trình truyền hình
dành cho trẻ em dễ dàng tạo nên những sản phẩm truyền hình hấp dẫn, ý
nghĩa phù hợp với tâm lý trẻ.
Bản thân mỗi một yếu tố giáo dục hay giải trí đều có những ưu nhược
điểm riêng.

13


Ưu điểm của hoạt động giáo dục nói chung và những chương trình
truyền hình về giáo dục nói riêng là có khả năng đem lại những kiến thức, kinh
nghiệm, mở rộng hiểu biết cho các đối tượng tiếp nhận. Những kiến thức đó
thường mang tính lâu dài bền vững. Nhược điểm của hoạt động này là quá trình
truyền đạt dễ trở thành nặng nề, khô khan, thậm chí nhàm chán.
Ưu điểm của hoạt động giải trí hay các chương trình giải trí là có khả
năng đem lại những giây phút thoải mái về tư tưởng. Nhược điểm của hoạt động
này thường mang giá trị tức thời, dễ nhàm chán nếu lặp lại thường xuyên, vô bổ.
Vậy nên, nếu kết hợp hai yếu tố này một cách linh hoạt trong một
chương trình truyền hình sẽ có một ý nghĩa lớn, đặc biệt với những người làm

chương trình. Những nhược điểm của yếu tố này có thể khắc phục, bổ sung
bởi những ưu điểm của yếu tố kia. Sự khô cứng trong truyền đạt của yếu tố
giáo dục có thể dễ dàng được giải quyết khi được “chuyên chở” bởi sự thoải
mái, vui nhộn, linh hoạt của yếu tố giải trí. Ngược lại, giá trị tức thời của yếu
tố giải trí sẽ neo lại lâu bền hơn khi được bổ sung, “gia giảm” thêm một cách
hợp lý những thông tin hay những kiến thức của yếu tố giáo dục. Nếu làm
được như vậy, dễ dàng có được những chương trình hay, hấp dẫn, ý nghĩa –
khán giả vừa tiếp nhận được kiến thức nhưng trong một tâm thế thoải mái.
Giáo dục mà như không giáo dục.
- Việc kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong chương trình truyền
hình cho trẻ em góp phần gia tăng hiệu quả tiếp nhận chương trình.
Kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong các chương trình truyền hình
đó chính là hình thức giáo dục mà như không giáo dục. Người xem mải vui,
mải hoà mình với những kiến thức giải trí nhưng chính trong những phút giây
đó kiến thức thông tin được cài đặt len lỏi vào bộ nhớ mọi người.
Đối với những chương trình dành cho trẻ em, giá trị của việc kết hợp
này càng có vai trò , ý nghĩa quan trọng bởi lẽ nhu cầu lớn của trẻ em là được

14


vui chơi, giải trí. Và nếu thoả mãn nhu cầu này thì những chương trình được
sản xuất ra mới có thể thu hút được sự chú ý của chúng. Chỉ bằng những
chương trình giáo dục có tính giải trí như thế, trẻ mới dễ dàng tiếp thu được
những điều mà chúng ta muốn giáo dục chúng, truyền thụ đến chúng. Những
chương trình kết hợp được hai yếu tố giáo dục và giải trí được ví như một
phương thức giáo dục tích cực và dễ hiểu. Bởi khi tiếp nhận chương trình với
một sự hào hứng, thú vị trẻ em sẽ “ào” vào chương trình để được vui, được
chơi, được khám phá. Sự hào hứng, sinh động, dí dỏm của chương trình thôi
thúc trẻ em tìm đến, từ đó tiếp nhận tri thức một cách chủ động. Bất cứ một

sự chủ động tiếp cận với tri thức nào cũng sẽ đạt được hiệu quả cao.
- Việc kết hợp hai yếu tố giáo dục và giải trí góp phần giúp người làm
chương trình trở nên năng động và linh hoạt hơn.
Trẻ em là công chúng có tâm lý đặc biệt: hiếu động, thiếu tập trung...
Cho nên, để một chương trình đạt hiệu quả cao, được đông đảo khán giả nhí
yêu thích thì những người làm chương trình luôn phải tính toán cân nhắc rất
nhiều trong quá trình tác nghiệp. Trẻ em được chia ra làm nhiều độ tuổi, ở
mỗi độ tuổi lại có sự phát triển khác nhau, nên tâm lý tiếp nhận các sản phẩm
truyền hình cũng khác nhau. Lúc này, những người làm truyền hình cũng
đồng thời đóng vai trò của nhà tâm lý, để có thể biết ở độ tuổi này nên đưa nội
dung giáo dục gì, với mức độ thế nào và dưới hình thức nào là hợp lý nhất.
Quá trình cân nhắc thường xuyên ấy trong sản xuất đòi hỏi những người làm
chương trình không ngừng nghiên cứu và học hỏi, sự tác động ngược trở lại
khiến họ cũng trở nên năng động và linh hoạt hơn.
1.3. Yêu cầu và điều kiện để sự kết hợp giữa yếu tố giáo dục và giải trí
trong các chương trình truyền hình dành cho trẻ em đạt hiệu quả
1.3.1. Nội dung giáo dục và hình thức thể hiện cần hài hoà, phù hợp với
mục đích của từng yếu tố
Hình thức và nội dung là hai mặt của một vấn đề, chúng có quan hệ
biện chứng với nhau thành một chỉnh thể. Có thể ví von một cách hình ảnh đó

15


là nội dung của những chương trình giống như một con người, và hình thức
của những chương trình đó là một chiếc áo. Chỉ khi chiếc áo đó thật vừa vặn
với người đang mặc thì chúng ta mới thấy đẹp, thoải mái.
Với một chương trình truyền hình cũng vậy. Nội dung của chương trình
phải phù hợp với hình thức thể hiện. Tức là, chương trình phải đạt được sự hài
hoà cả về liều lượng kiến thức, về kết cấu chương trình cũng như thể loại

chương trình ấy.
Nếu nội dung chuyển tải quá lớn, dung lượng kiến thức quá nhiều
mà hình thức lại đơn điệu, tẻ nhạt thì khó có thể hấp dẫn trẻ em, và
ngược lại. Bởi vậy trong quá trình sản xuất, những người làm chương
trình phải xác định được dung lượng nội dung để có thể tìm được một
hình thức thể hiện phù hợp. Và trong một chương trình không thể lặp đi
lặp lại một hình thức thể hiện, bởi nó sẽ gây sự buồn tẻ và nhàm chán. Ví
như, một chương trình truyền hình dành cho trẻ em có nhiều phần chơi,
với nội dung phong phú thì cần thiết phải sử dụng đa dạng các trò chơi
để tạo nên sự mới lạ và hứng khởi. Hay nói cách khác, các chương trình
truyền hình giống như một chiếc xe, để chở được một lượng kiến thức
lớn thì chiếc xe chở ấy phải đủ rộng, có như vậy xe mới có thể “bon
bon” về đích, còn nếu không nó sẽ tiến “ì ạch” và không thể hoàn thành
trách nhiệm của mình.
Để có thể chuyển tải được lượng kiến thức lớn đến với trẻ em, tuỳ nội
dung cụ thể, những người làm chương trình cần sử dụng các hình thức sao
cho phù hợp. Đó có thể là thông qua những trò chơi, những bộ phim ngắn,
clip tình huống hoặc những bộ phim hoạt hình được xây dựng với các nhân
vật ngộ nghĩnh và đáng yêu… Sự đa dạng và linh hoạt trong cách thể hiện
như vậy mới hấp dẫn và lôi cuốn trẻ em.
1.3.2. Nội dung tuyên truyền và hình thức thể hiện phải phù hợp với đối
tượng phục vụ

16


Trẻ em là công chúng đặc thù của báo chí nói chung và truyền hình nói
riêng. Trẻ em được chia ra làm nhiều độ tuổi và mỗi độ tuổi ấy lại có sự phát
triển nhận thức và tâm lý riêng. Những người làm chương trình phải hiểu tâm
lý của trẻ em ở từng độ tuổi để có thể xây dựng được một chương trình phù

hợp nhất với khán giả mục tiêu mà chương trình hướng tới.
Ở giai đoạn mẫu giáo (3 – 6 tuổi) trẻ em có thể tiếp nhận những thông
tin của chương trình truyền hình. Nhưng đây là sự tiếp nhận thụ động, máy
móc. Trẻ thích xem những gì mới lạ và thường bắt chước lời nói, hành động
của các nhân vật. Các em chưa biết phân biệt lợi, hại, tốt, xấu. Vì thế nội dung
đề cập đến cần hướng dẫn trẻ tiếp cận và tìm hiểu có thể thông qua thế giới
âm thanh, màu sắc, thế giới động vật, thực vật, môi trường xung quanh. Trẻ
em ở độ tuổi này luôn bị thu hút bởi những gam màu nóng, rực rõ và hấp dẫn,
những âm thanh vui nhộn. Chính vì thế, những người làm chương trình có thể
sử dụng đồ hoạ tạo ra những nhân vật hoạt hình, hoạt hoạ ngộ nghĩnh và đáng
yêu, hoặc lồng ghép vào chương trình những bản nhạc hay và có ý nghĩa.
Ở độ tuổi tiểu học (6 -12 tuổi) – lứa tuổi này các em bắt đầu có hiểu
biết nhất định về thế giới xung quanh. Với đối tượng này, những nội dung đề
cập trong chương trình dành cho các em có thể phức tạp, mức độ cao hơn so
với các em lứa tuổi mẫu giáo. Nội dung có thể là về những vấn đề khoa học tự
nhiên, đời sống thường thức, giáo dục cách ứng xử… Những kiến thức này
góp phần kích thích sự sáng tạo của trẻ, giúp trẻ học và hiểu những điều hay
lẽ phải, có cách cư xử và hành vi phù hợp…
Tuy nhiên nếu đề cập đến những vấn đề có tình trừu tượng hoặc vượt
quá tư duy khoa học lứa tuổi này rất có thể làm cho các em hiểu sai bản chất
của hiện tượng, gây khó khăn, giảm hứng thú trong quá trình tiếp nhận.
Với trẻ em từ 14-16 tuổi, các em đã phát triển vượt bậc so với những lứa
tuổi trước về mặt tâm sinh lí. Các em có khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận
và phán đoán. Mặt khác, nhu cầu nhận thức, nhu cầu giao tiếp là rất lớn. Những

17


đòi hỏi mới về kiến thức giới tính định hướng nghề nghiệp, cung cấp tri thức,
kinh nghiệm xã hội lịch sử, cách ứng xử trong tình bạn, tình yêu... đây là những

vấn đề thôi thúc các em đến với các phương tiện truyền thông đại chúng.
Những người làm chương trình cần nghiên cứu tâm lý cũng như nhu
cầu thông tin ở từng nhóm độ tuổi để có thể xây dựng nên một chương trình
mà ở đó lồng ghép kiến thức thông qua những hình thức giải trí lôi cuốn, hấp
dẫn khán giả là các em.
1.3.3. Cần khai thác và sử dụng triệt để những thế mạnh của loại hình
truyền hình
Nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu thông tin của từng nhóm độ tuổi kết
hợp với việc sử dụng triệt để thế mạnh của loại hình truyền hình sẽ giúp
những người làm truyền hình mang tới những ý tưởng thú vị cho chương trình
và xa hơn là cho các em.
Truyền hình truyền tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh chân
thực. Với thế mạnh này, các chương trình truyền hình có khả năng giao tiếp
với con người bằng thính giác và thị giác, hai giác quan quan trọng nhất. Mà
tiếp nhận đầu tiên, hiệu quả với trẻ em nói riêng và con người nói chung
chính là hình ảnh, tức là màu sắc và chuyển động, sau đó là âm thanh. Sau khi
kết thúc một chương trình, có thể trẻ sẽ quên mất yếu tố âm thanh, nhưng
ngược lại, những hình ảnh sống động, giàu màu sắc sẽ được ghi lại rất lâu
trong trí nhớ. “Trước một hình ảnh của truyền hình nói về cuộc sống kiến ăn
cần cù của loài kiến, các em nhỏ có thể bước đầu hình thành trong trí óc
mình ấn tượng về sự tích luỹ, sự góp nhặt của cải (hay đơn giản là thức ăn)
cho gia đình mình” [5 ,tr. 28].
Sức mạnh của hình ảnh có tác động vô cùng lớn. Những hành động
sau này chính là hình ảnh mà mắt trẻ thu thập được, đó là những thông tin ban
đầu để hình thành nên những hành động tiếp theo của trẻ. Cùng với thế mạnh

18


về hình ảnh, cần phải tận dụng những lợi ích mà âm thanh (âm nhạc, tiếng

động hiện trường…) mang lại để tạo hiệu ứng cao… Những gì “mắt thấy, tai
nghe” luôn đáng tin và ảnh hưởng mạnh hơn là khi chúng ta chỉ nhìn hoặc chỉ
nghe thấy. Với trẻ em cũng vậy, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức nhanh và sâu hơn
nếu như bài học ấy được minh hoạ bằng cả hai yếu tố hình ảnh và âm thanh.
Truyền hình mặc dù ra đời sau rất nhiều so với các loại hình truyền
thông khác nhưng do biết phát huy, lựa chọn những tinh hoa của các loại hình
đi trước như hội họa, nhiếp ảnh, báo in, phát thanh đặc biệt là điện ảnh nên
truyền hình đã nhanh chóng chiếm được vị trí quan trọng trong lòng công
chúng. Với hình ảnh và âm thanh sinh động, hàng loạt các thể loại truyền hình
sinh động đã xuất hiện và ngày càng phát triển. Chẳng hạn như: tin tức, phóng
sự, trò chơi, giao lưu gặp gỡ, truyền hình thực tế, hoạt hình với hình thức kỹ
xảo 3D… Mỗi thể loại có thế mạnh riêng những người làm truyền hình cần
khai thác, tận dụng thế mạnh của từng thể loại đó để chuyển tải kiến thức sao
cho phù hợp với độ tuổi trẻ em mà chương trình hướng tới.
Trên thế giới, có rất nhiều chương trình truyền hình kết hợp được cả hai
yếu tố giáo dục và giải trí. Cũng không ít những chương trình có được thành
công và vượt qua khoảng cách về mặt địa lý và thời gian. Trong đó không thể
không kể đến chương trình thiếu nhi lâu đời nhất trong lịch sử truyền hình:
Sesame Street - Phố Vừng (Mỹ). Đây là một chương trình kết hợp được một
cách khéo léo, linh hoạt và nhuần nhuyễn hai yếu tố giáo dục và giải trí. Trẻ
em bị lôi cuốn bởi các con rối dễ thương, ngộ nghĩnh hoà cùng những giai
điệu nhẹ nhàng, mượt mà của các ca khúc quen thuộc và dễ nhớ. Sesame
Street pha trộn hoạt hình và diễn viên thật để kích thích đầu óc của con nhỏ,
cải thiện khả năng nhận ra chữ và từ, kỹ năng phân biệt, giải bài toán đơn
giản, dạy những kiến thức căn bản về số học và hình học, giúp tương tác bằng
cách phản chiếu người trẻ cũng như người lớn trong cuộc đời bình thường.

19



Hoặc có thể kể đến chương trình truyền hình Plays school của Úc dành
cho trẻ em trước độ tuổi đến trường. Playschool ra đời nhằm khuyến khích trẻ
em khám phá, suy nghĩ, cảm nhận và tưởng tượng. Mỗi chương trình là một
chủ đề khác nhau mà ở đó các em được giới thiệu ý tưởng của các trò chơi,
được tham gia thực hiện những thứ dễ làm. Với bố cục rõ ràng và chặt chẽ,
Playschool sẽ mang đến cho các bạn nhỏ một sân chơi thú vị với nhiều
chuyên mục hấp dẫn như: Các câu chuyện về động vật, cây cỏ, côn trùng,
nhiều bài hát hay và nhiều hoạt động ngoại khóa….
Những chương trình ấy đã trở thành nổi tiếng và thu thút được đông
đảo khán giả là trẻ em bởi những người làm chương trình đều biết nắm bắt
tâm lý trẻ em, biết tận dụng và khai thác lợi thế của mình để từ đó tạo ra
những chương trình hấp dẫn, vừa đáp ứng được nhu cầu giải trí lại thực hiện
được chức năng giáo dục cho trẻ .
1.4. Sự ra đời và phát triển của các chương trình truyền hình dành cho
trẻ em ở Việt Nam
Hơn 40 năm ra đời và phát triển, truyền hình Việt Nam đã khẳng định
vai trò quan trọng của mình trong đời sống xã hội. Các chương trình truyền
hình luôn hướng đến công chúng ở mọi ngành nghề và lứa tuổi. Trong đó, trẻ
em là đối tượng được quan tâm đặc biệt.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đài Truyền hình Việt Nam - Đài
truyền hình quốc gia - Đài truyền hình đầu tiên của Việt Nam đã sản xuất
những chương trình truyền hình dành cho các em. “Những bông hoa nhỏ” là
chương trình như vậy.
Chương trình có thời lượng 15 phút, phát sóng vào 19 giờ các ngày
trong tuần. Chương trình gồm có 2 phần, phần đầu thường là các tin tức về
học tập, hoạt động đội hay thông tin về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em như:
lịch khám sức khoẻ hoặc tiêm chủng vác xin… Phần hai của chương trình là

20



các tiết mục văn nghệ như: ca hát, diễn kịch của thiếu nhi… hoặc chiếu các
bộ phim hoạt hình của Việt Nam hay nước ngoài sản xuất – đây cũng là tiết
mục luôn được mong chờ nhất.
Sau này, khi điều kiện tài chính, kỹ thuật, nhân lực cho phép, đài truyền
hình Việt Nam đã cho ra đời thêm nhiều kênh truyền hình mới như VTV1,
VTV2, VTV3…Cùng với đó, hàng loạt các chương trình truyền hình dành
cho trẻ em được đầu tư và sản xuất.
Kênh VTV1 có chương trình “Thế giới trong mắt em” , chương trình
“Chơi với tôi”…
Kênh VTV2 có chương trình “Khoa học vui”, “Cuộc phiêu lưu của Đá
Tiên”,“Tweenies”, “Bob và đội xây dựng lưu động Bob”. Và rất nhiều những
chương trình khác như “Lực sĩ tí hon”, “Góc sáng tạo”, “Kiốt âm nhạc”…
Kênh thể thao, giải trí VTV3 cũng dành một lượng thời gian nhất định để
phát sóng những chương trình dành cho trẻ em. Trong đó phải kể đến một vài
chương trình nổi bật đã lên sóng như: “Vườn cổ tích”, “Lăng kính thông
minh”… và những chương trình đang được phát sóng như: “Đồ rê mí”, “Chúc
bé ngủ ngon”, “Cùng là dũng sĩ”, “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5”,“Trẻ em
luôn đúng”, “10 vạn câu hỏi vì sao” và chương trình “Đường lên đỉnh
olympia”.
Cùng với Đài truyền hình Việt Nam, các đài truyền hình địa phương
cũng sản xuất những chương trình dành cho trẻ em với đa dạng hình thức
như: ca nhạc, trò chơi, kịch ngắn…
Hiện nay, ngoài những chương trình riêng lẻ mang tính định kì, nhiều
đài truyền hình đã xây dựng hẳn những kênh truyền hình chuyên biệt dành
cho trẻ các em. Tính đến thời điểm này tại Việt Nam, có 3 kênh truyền hình
dành riêng cho trẻ em: kênh HTV3, kênh Kids và kênh Bibi.

21



HTV3 là kênh truyền hình thuộc Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí
Minh, phát sóng chính thức vào tháng 1/2004. Đây là kênh truyền hình đầu tiên
dành riêng cho thiếu nhi tại Việt Nam, phát sóng hầu hết ở các mạng truyền hình
cáp và truyền hình kỹ thuật số trên cả nước. Chương trình bao gồm nhiều bộ
phim Châu Á độc quyền và có bản quyền được lồng tiếng, cùng với những
chương trình giải trí, giáo dục thiếu nhi đặc sắc được mua bản quyền từ những
hãng truyền hình danh tiếng trên thế giới như: WB, Disney Channel…
Kids TV là kênh truyền hình chuyên biệt dành cho thiếu nhi độ tuổi 1 –
15tuổi, phát sóng trên kênh VTC11- Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC. Kids
TV được phát trên nhiều hệ thống: Truyền hình KTS, TH cáp VTC, TH cáp
địa phương, TH internet, TH Di động, IPTV và TH vệ tinh. Chương trình chủ
yếu phát sóng nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng được mua bản quyền trên thế
giới: “Những nốt nhạc ngộ nghĩnh”, “Chú chim cánh cụt Pô-rô-rô”….hoặc
một số chương trình dành cho các em như: “Hộp quà bí ẩn”, “Thế giới diệu
kỳ”, “Câu đố dân gian” …Các chương trình của Kids TV mang đến một sân
chơi lý thú, bổ ích, đồng thời cung cấp kiến thức trên nhiều lĩnh vực để phát
triển tài năng cho thanh thiếu nhi Việt Nam.
Bibi là kênh truyền hình dành cho trẻ em ra đời muộn nhất trong số ba
chương trình nêu trên. Bibi lên sóng vào năm 2006, được phát trên kênh
VCTV8 - thuộc mạng truyền hình cáp (trực thuộc đài Truyền hình Việt Nam).
Bibi chuyên phát sóng phim hoạt hình và các chương trình đặc biệt dành riêng
cho thiếu nhi. Những bộ phim được phát trên kênh Bibi hầu hết đã đạt nhiều
giải thưởng quốc tế như: “Công chúa Ori”, “Chuyện chú mèo máy”, “Siêu
anh hùng Danny”… Ngoài ra, hiện nay Bibi còn có các chương trình khác
như: “Thế giới ABC”, “Xứ sở diệu kỳ”, “Bé làm họa sỹ” – đây đều là những
chương trình thuần Việt nhận được nhiều tình cảm của các em.

22



×