Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân trên báo chí hiện nay (khảo sát báo Thanh niên, Tiền phong, Tuổi trẻ TPHCM từ năm 2007 đến 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 104 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ HÀ GIANG







VẤN ĐỀ THANH NIÊN SỐNG THỬ TRƯỚC
HÔN NHÂN TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY

(Khảo sát báo Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ TPHCM
từ năm 2007 đến 2011)






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học








Hà Nội-2013

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THỊ HÀ GIANG





VẤN ĐỀ THANH NIÊN SỐNG THỬ TRƯỚC
HÔN NHÂN TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY
(Khảo sát báo Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ TPHCM
từ năm 2007 đến 2011)




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành báo chí học
Mã số: 623201





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái






Hà Nội-2013

4
DANH MỤC VIẾT TẮT
STTHN: Sống thử trước hôn nhân
SV: Sinh viên
PVS: Phỏng vấn sâu
TCN: Trước công nguyên
TDTHN: Tình dục trước hôn nhân
TN: Thanh niên
TP: Tiền phong
TT: Tuổi trẻ
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
ĐH: Đại học
CĐ: Cao đẳng

HN: Hà Nội
BBT: Ban Biên tập
CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam









5

CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

TT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 2.1: Mô hình chi tiêu của 3 phòng tại 1 khu trọ ở Hà
Nội (đơn vị: 000đ)
35
2
Bảng 2.2: Bảng số lượng thể loại được sử dụng để viết về vấn
đề Thanh niên sống thử trước hôn nhân trên 3 tờ báo Thanh
Niên, Tiền Phong và Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh trong 5 năm
(từ năm 2007 đến năm 2011)
53
3

Bảng 3.1: Khảo sát ý kiến độc giả về hiệu quả thông tin về
vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân trên 3 tờ báo
(Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh).
74



BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

TT
Tên biểu đồ
Trang
1
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ bài viết về vấn đề TNSTTHN trên
ba tờ báo
27


6
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
5. Phương pháp nghiên cứu 13
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 14
7. Kết cấu của luận văn 14
CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA HÔN NHÂN CỦA

NGƯỜI VIỆT VÀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG 15
1.1. Hôn nhân của người Việt từ xã hội truyền thống đến hiện đại 15
1.1.1.Hôn nhân của người Việt trong xã hội truyền thống 15
1.1.2. Hôn nhân của người Việt trong xã hội hiện đại 20
1.2. Vai trò của báo chí trong việc thông tin về vấn đề thanh niên sống thử
trước hôn nhân 24
Tiểu kết chương 1 27
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THANH NIÊN SỐNG
THỬ TRƯỚC HÔN NHÂN TRÊN BÁO IN VIỆT NAM 29
2.1. Giới thiệu về các tờ báo được lựa chọn khảo sát 29
2.1.1. Báo Thanh Niên 29
2.1.2. Báo Tiền Phong 31
2.1.3. Báo Tuổi Trẻ TP HCM 33
2.2. Tiêu chí lựa chọn các bài báo viết về vấn đề TNSTTHN 34
2.3. Phân tích thực trạng vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân trên báo
Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ TP HCM 36

7
2.3.1. Nội dung thông tin 36
2.3.2. Hình thức thông tin 58
Tiểu kết chương 2 76
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ THANH NIÊN SỐNG
THỬ TRƯỚC HÔN NHÂN TRÊN BÁO IN VIỆT NAM 78
3.1. Ưu điểm của ba tờ báo trong thông tin về vấn đề TNSTTHN 78
3.2. Hạn chế của ba tờ báo trong hoạt động thông tin về vấn đề TNSTTHN . 82
3.3. Nguyên nhân hạn chế 84
3.4. Định hướng thông tin về vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân trên
báo in Việt Nam 85
3.4.1. Đối với nhà báo 85
3.4.2. Đối với đội ngũ BBT 88

3.4.3. Nhóm giải pháp khác 91
Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96


8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sống thử trước hôn nhân (STTHN) – hay tình trạng nam, nữ thanh niên,
nhất là sinh viên (SV) xa nhà tự đến sống với nhau như vợ chồng mà không
được sự đồng ý của cha mẹ đôi bên – đang tăng lên trong xã hội Việt Nam
những năm gần đây, nhất là trong thập niên đầu thế kỷ XIX. Điều này đã tạo ra
“cú sốc” lớn không chỉ đối với các bậc cha mẹ mà đối với cả dư luận xã hội, vì
nó phá vỡ mọi quy tắc, chuẩn mực liên quan đến hôn nhân truyền thống và
hiện đại như thiếu sự tham gia và chứng kiến của gia đình, xã hội vào các nghi
lễ hôn nhân trước khi họ chung sống như vợ chồng, đặc biệt là thiếu luật pháp
về hôn nhân đã được ban hành trong xã hội Việt Nam hiện đại. Không ít thanh
niên đã xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn vẫn luôn phù hợp
với thời kỳ hiện đại, đó là những chuẩn mực và giá trị truyền thống của gia
đình Việt Nam (bền vững, tương thân tương ái ). Ở một bộ phận thanh niên
đã hình thành lối sống “thoáng” trong tình yêu, họ chỉ thích sống thử, không
thích xây dựng gia đình ổn định, bất chấp những giá trị đạo đức được coi là
nền tảng cốt yếu của con người Việt Nam.
Xưa nay, trong xã hội Việt Nam, hôn nhân là việc của gia đình, dòng tộc
chứ không phải là chuyện riêng của mỗi cá nhân. Tác giả Nguyễn Văn Huyên,
trong công trình “Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam”, đã viết: “Cha mẹ
quyết định, con cái chỉ có nghe theo. Tình yêu giữa cô dâu và chú rể không
quan trọng. Nếu người con không bằng lòng người chồng hay người vợ mà bố
mẹ tìm cho, thì chỉ có một cách hành động, đó là bỏ nhà đi. Lúc đó người con

bị xem là đứa con bội bạc, và cha mẹ có thể truất quyền thừa kế của anh ta”
[35, tr.567]. Hơn thế, để trở thành vợ chồng được chung sống cùng nhau, nam,
nữ thanh niên phải trải qua nhiều nghi lễ khác nhau trước sự chứng kiến của
gia đình, dòng tộc và làng nước. Tác giả Đào Duy Anh, trong công trình “Việt

9
Nam văn hóa sử cương” cũng đã viết quá trình đi đến hôn nhân của nam, nữ
thanh niên thường trải qua ba nghi lễ chính thức: lễ giạm hay còn gọi là lễ vấn
danh; lễ hỏi hay lễ nạp tệ và lễ thân nghinh hay lễ rước dâu” [6, tr.223]. Có thể
nói, quan hệ hôn nhân thời kỳ này thường bị chi phối bởi gia đình. Nam, nữ
thanh niên chỉ là vợ chồng được phép chung sống cùng nhau khi họ thực hiện
các nghi lễ hôn nhân trước sự chứng kiến của gia đình, dòng tộc và làng nước.
Trên thế giới, STTHN xuất hiện như một vấn đề của xã hội hiện đại và
phát triển mạnh ở các quốc gia phương Tây khi các quốc gia này bước vào thời
kỳ công nghiệp hóa mạnh mẽ. Hiện tượng xã hội này nhanh chóng phát triển
và gia tăng qua từng giai đoạn. Theo báo cáo của Cục thống kê Mỹ, vào năm
1970 số cặp không kết hôn sống cùng nhau chỉ khoảng nửa triệu cặp, thì đến
năm 1998 tăng lên hơn 4 triệu cặp. STTHN cũng lan nhanh đến một số quốc
gia Bắc Âu. Năm 1960 Thụy Điển mới chỉ có 1% cặp STTHN, nhưng sau gần
40 năm tỷ lệ tăng lên 40%”. Có thể nói, hình thức STTHN được xem là điều
cấm kỵ đối với các thế hệ trước, nhưng nó đã trở nên phổ biến trong xã hội
phương Tây ngày nay. Điều đáng quan tâm là hình thức STTHN đang được
thừa nhận trong các nền văn hóa phương Tây. Xu hướng sống thử phổ biến đến
mức một học giả nghiên cứu phải thốt lên rằng chúng ta đang di chuyển từ
“văn hóa hôn nhân” sang “văn hóa sống chung”. Hiện nay, STTHN trở nên
bình thường hơn ở các quốc gia phương Tây – nơi có rất ít sự phản đối của xã
hội và luật pháp, tòa án gia tăng bảo vệ quyền lợi của người tham gia kiểu sống
này.
Sự chuyển đổi kinh tế - xã hội sâu rộng ở Việt Nam trong những thập
niên vừa qua đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống giá trị, chuẩn mực và hành

vi sống của các nhóm xã hội, trong đó có giới trẻ. Hiện nay, nhóm thanh niên –
thế hệ sinh năm từ 1980 đến 1995 đang hướng đến những quan niệm và hành
vi mới về cuộc sống, tình bạn, tình yêu và hôn nhân. Bằng chứng thực tế là họ

10
thể hiện quan hệ tình yêu tự do và cởi mở hơn so với các thế hệ trước, hay nói
cách khác là sự thể hiện đó dường như theo chiều đối ngược với cha mẹ họ.
Hiện tượng tham gia sống chung và có quan hệ TDTHN là một sự thể hiện mới
trong quan hệ tình yêu của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Trước thực trạng bức xúc đó, vấn đề TNSTTHN đã trở thành mảng đề
tài nóng bỏng trên báo chí. Chúng ta có thể thấy tiêu đề sống thử hay sống
chung được đề cập thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất
là trên báo viết trong những năm gần đây.
Bàn về chủ đề có tính thời sự này, hầu hết các tác giả bài báo đều cho
rằng hiện tượng STTHN tồn tại khá phổ biến trong thanh niên hiện nay, đặc
biệt là đối tượng sinh viên đang thuê trọ tại các trường cao đẳng, đại học tại
các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Nhiều bài viết đã đưa ra nhận
định về xu hướng STTHN trong nhóm SV ngày càng gia tăng. Phải chăng,
hiện tượng SV STTHN gia tăng đến mức báo động là một hiện tượng xã hội
mới, phá vỡ những chuẩn mực xã hội, trình tự của chu trình sống và đang có
tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống gia đình, xã hội Việt Nam hiện đại.
Mặt khác, nó cũng đang có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống
tâm sinh lý (sức khỏe thể lực và sức khỏe tinh thần) đối với nam nữ SV sống
thử, đặc biệt là nữ SV. Mặc dù được giới báo chí trong nước đề cập nhiều trên
các phương tiện truyền thông đại chúng dưới nhiều hình thức khác nhau như
bài phản ánh, tọa đàm, diễn đàn trao đổi, nhưng hiện tượng nam nữ thanh niên
STTHN vẫn diễn ra với sự gia tăng đáng lo ngại cho xã hội Việt Nam hiện đại.
So với các loại hình báo chí khác, báo in có lợi thế hơn hẳn khi đề cập và
thông tin bằng ngôn ngữ đặc thù về đến vấn đề này. Điều này có lẽ không cần
chứng minh cụ thể bởi nó thuộc về ưu thế của báo in so với loại hình báo chí

khác. Với nội dung thông tin phong phú, chính xác, có chiều sâu, mang tính
định hướng, tính giáo dục cao, báo in có khả năng tác động mạnh mẽ vào dư

11
luận xã hội, tạo được hiệu quả nhất định trong việc thay đổi nhận thức, thái độ
và hành vi của thanh niên về vấn đề sống thử trước hôn nhân. Đặc biệt, việc
truyền đạt nội dung thông qua hình thức thể hiện của các tác phẩm báo chí một
cách sinh động của báo in thường thu hút nhóm đối tượng đang trong độ tuổi
thanh niên hơn so với các loại hình báo chí khác.
Trong số những tờ báo in hiện nay, phải kể đến sự đóng góp lớn của báo
Thanh Niên, báo Tiền Phong và báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ chí Minh trong
việc giáo dục nhận thức cho thanh niên về vấn đề sống thử trước hôn nhân bởi
số lượng và chất lượng tác phẩm đề cập đến vấn đề này rất cao, được đông đảo
các tầng lớp bạn đọc đón nhận. Uy tín, hiệu quả xã hội từ các tác phẩm báo chí
của ba tờ báo trên mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường như hiện nay, báo chí nói chung và báo in
nói riêng cần phải tham gia tích cực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa trong việc góp
phần giáo dục nhận thức cho thanh niên về vấn đề STTHN.
Việc nghiên cứu vấn đề này trên báo chí hiện nay nhằm tìm ra những
nguyên nhân, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động báo chí là
hết sức cần thiết nên trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, chúng tôi chọn đề tài:
“Vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân trên báo chí hiện nay”
(Khảo sát báo Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh từ năm
2007 đến 2011)
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thu thập, tổng hợp các nghiên cứu, tác giả nhận thấy số
lượng công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề này còn khá mờ nhạt. Tính đến
nay, tôi đã tìm thấy một số nghiên cứu liên quan đến nội dung đề cập trong
luận văn này như sau:
-“Giáo dục giới tính vị thành niên: Thực trạng và giải pháp từ góc độ

báo chí (khảo sát trên hai trang báo điện tử và

12
, thời gian từ 8/2009 đến 8/2010)” (Khóa luận tốt nghiệp năm
2008 của Nguyễn Văn Bắc, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội)
- “Tìm hiểu kiến thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của vị thành
niên Việt Nam hiện nay” (Khóa luận tốt nghiệp năm 2002 của tác giả Bùi Thu
Hương, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
- “Tìm hiểu nhu cầu thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên qua
nghiên cứu thư gửi về chương trình "Cửa sổ tình yêu”, Đài tiếng nói Việt
Nam” (Luận văn thạc sỹ Xã hội học, bảo vệ tại hội đồng Cơ sở đào tạo sau đại
học viện Xã hội học, ngày 30 tháng 6 năm 2003 của Nguyễn Thị Tuyết Minh)
- “Sống chung trước hôn nhân của nam, nữ sinh viên hiện nay” (Nghiên
cứu trường hợp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) (Luận án tiến sỹ xã hội
học năm 2011 của Nguyễn Đức Chiện)
- Các bài báo, báo cáo khoa học và một số tham luận tại các diễn đàn về
báo chí với chủ đề xoay quanh vấn đề giáo dục SKSS cho thanh niên hiện nay.
Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống và riêng
biệt về vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân được phản ánh trên báo chí
hiện nay, do đó đề tài của luận văn vẫn là một góc tiếp cận mới mẻ và có giá trị
thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn đó là làm rõ sự biến đổi trong quan hệ tình yêu,
hôn nhân và xuất hiện việc STTHN trong thanh niên; phân tích thực trạng
thanh niên STTHN được thể hiện qua ba tờ báo in: Báo Tiền Phong, báo
Thanh Niên, báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh; qua đó, luận văn rút ra những bài
học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tuyên truyền
trên báo in về chính vấn đề này.


13
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra hai nhiệm vụ cần giải quyết:
Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan như: Hôn nhân của
người Việt trong xã hội nông nghiệp truyền thống; Hôn nhân của người Việt
trong xã hội hiện đại Đây là cơ sở lý luận có ý nghĩa tiền đề để xác định đúng
hướng cho quá trình khảo sát.
Thứ hai: Khảo sát các tác phẩm báo in viết về vấn đề TNSTTHN, cụ thể
qua ba tờ báo: Báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh.
Phân tích thông tin và tổng hợp các kết quả khảo sát, từ đó rút ra những bài
học kinh nghiệm về thông tin và đưa ra những giải pháp thông tin về vấn đề
TN STTHN trên báo in Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề TNSTTHN trên báo in
hiện nay.
-Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tập trung khảo sát đề tài trên ba tờ báo:
Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh - nơi mà những bài báo
viết về vấn đề này xuất hiện thường xuyên nhất. Các bài báo khảo sát phục vụ
triển khai đề tài là trên ba tờ báo đó trong thời gian từ năm 2007 đến 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành:
-Nguyên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các quan điểm, lý luận liên quan đến
vấn đề hôn nhân và sự xuất hiện hình thức STTHN trong xã hội hiện nay từ
các văn bản tài liệu sẵn có. Sử dụng các kết quả nghiên cứu sẵn có của xã hội
học, của các cơ quan nghiên cứu về báo chí để xem xét, so sánh, đối chiếu với
kết quả khảo sát của luận văn.
- Phương pháp khảo sát, phân tích và nghiên cứu các tác phẩm báo in để
chỉ ra ưu điểm, hạn chế của cách thức thông tin trên ba tờ báo luận văn khảo


14
sát; Từ đó, đề xuất giải pháp thông tin về vấn đề TNSTTHN trên báo in hiện
nay.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi anket: Dùng để lấy ý kiến nhóm đối
tượng là SV tại các trường CĐ, ĐH trên địa bàn TP Hà Nội về vấn đề
TNSTTHN và việc tiếp nhận thông tin của SV trên báo TN, TP và TT
TP.HCM.
-Thực hiện phỏng vấn sâu đối với nhóm SV STTHN và nhóm SV ngoài
cuộc để đánh giá nhận thức, quan niệm của SV về vấn đề TNSTTHN.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Trên cơ sở làm rõ vấn đề TNSTTHN ở những tờ báo được khảo sát,
luận văn có thể đưa ra những kinh nghiệm và giải pháp thông tin trên báo in
Việt Nam. Điều này có ý nghĩa đối với nhà báo, cơ quan báo chí trong việc
xác lập kế hoạch tuyên truyền về vấn đề TNSTTHN.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là một nguồn tư liệu tập trung, bổ ích
đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý báo chí, các nhà báo và những ai
quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; luận
văn gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Mối quan hệ giữa văn hóa hôn nhân của người Việt và báo
chí truyền thông
Chương 2: Phân tích thực trạng vấn đề thanh niên sống thử trước hôn
nhân trên báo in Việt Nam (Khảo sát báo Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ
TP HCM từ năm 2007 đến 2011).
Chương 3: Giải pháp thông tin về vấn đề thanh niên sống thử trước hôn
nhân trên báo in Việt Nam


15

CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA HÔN NHÂN CỦA
NGƯỜI VIỆT VÀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
1.1. Hôn nhân của người Việt từ xã hội truyền thống đến hiện đại
1.1.1. Hôn nhân của người Việt trong xã hội truyền thống
Gắn liền với sự phát triển của xã hội Việt Nam qua từng thời kỳ thì thiết
chế hôn nhân cũng không ngừng vận động và biến đổi. Sự biến đổi từ chuẩn
mực hôn nhân truyền thống sang hôn nhân hiện đại là cả một quá trình thể hiện
dấu ấn của bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Ở mỗi chế độ xã hội
khác nhau, quyền con người về hôn nhân và gia đình được đề cập, tôn trọng và
bảo vệ ở những cấp độ khác nhau, có sự khác biệt, thay đổi do tác động bởi
điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển và bởi yếu tố đặc thù về đạo
đức, phong tục, tập quán truyền thống. Theo Trần Ngọc Thêm, “tiến trình văn
hóa Việt Nam có thể chia thành sáu giai đoạn: văn hóa tiền sử, văn hóa Văn
Lang – Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại
Nam và văn hóa hiện đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản
địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với
phương Tây” [28; tr.38]. Trong suốt quá trình đó, gia đình Việt Nam đã hình
thành nên một hệ thống các giá trị chuẩn mực trong cách ứng xử, trong nếp
sống thể hiện quan niệm và cách lựa chọn riêng mang bản sắc của người Việt
và tạo nên những nét đặc thù riêng của văn hoá gia đình Việt Nam.
Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn
hóa tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc đã hình thành một hệ
thống luật tục. Đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời,
được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo, trong đó kể cả hôn nhân là
lĩnh vực được coi là riêng tư nhất. Đặc điểm của văn hóa hôn nhân trong giai
đoạn này luôn gắn liền với tính cộng đồng. Hôn nhân của người Việt Nam
truyền thống không phải là việc hai người lấy nhau mà là việc “hai họ” dựng

16
vợ gả chồng cho con cái. Hôn nhân cũng phải đáp ứng và xuất phát trước tiên

là quyền lợi gia tộc, sau đó là quyền lợi làng xã và thứ ba mới tính đến nhu cầu
riêng tư. Tục lệ này xuất phát từ tính cộng đồng của người Việt Nam, từ các
cuộc hôn nhân vô danh của thường dân đến những cuộc hôn nhân nổi danh như
Mị Châu với Trọng Thủy, công chúa Huyền Trân với vua Chàm Chế Mân,
công chúa Ngọc Hân với Nguyễn Huệ… rồi vô số những cuộc hôn nhân của
các con vua chúa qua các triều đại được triều đình gả bán cho tù trưởng các
miền biên ải nhằm củng cố đường biên giới quốc gia – tất cả đều là làm theo ý
nguyện của các tập thể cộng đồng lớn nhỏ: gia đình, gia tộc, làng xã, đất nước
[28; tr.144-145]. Khi các quyền lợi của tập thể cộng đồng đã được tính đến và
đáp ứng cả rồi, lúc ấy người ta mới lo đến những nhu cầu riêng tư.
Cũng trong xã hội nông nghiệp Việt Nam truyền thống, đặc điểm về hôn
nhân trong lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa có sự khác biệt so với lớp văn
hóa bản địa. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa được chia thành 2 giai đoạn:
Văn hóa chống Bắc thuộc (Khởi đầu từ TCN và kéo dài đến khi Ngô Quyền
giành lại được đất nước) và giai đoạn văn hóa Đại Việt (từ năm 939 đến 1858
khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta) [28; tr.44]. Khi đô hộ nước ta,
các thế lực xâm lược phong kiến phương Bắc áp dụng chính sách đồng hóa
triệt để thông qua việc truyền bá, áp dụng đường lối của chủ nghĩa Khổng –
Mạnh (Nho giáo) và pháp luật của các nhà nước phong kiến Trung Quốc. Về
mặt hôn nhân và gia đình, quan điểm Khổng – Mạnh định ra những quy tắc
hiếu lễ, lễ nghĩa, xây dựng lối sống “mới” bắt dân ta làm theo, đồng thời pháp
luật đô hộ quy định biện pháp chế tài để trừng trị những ai cư xử trái với lối
sống “tốt đẹp” ấy. Bắt đầu từ thời nhà Hán, chức môi quan (quan coi việc hôn
lễ, làm mai mối) được đặt ra ở nước ta với nhiệm vụ ra sức xuyên tạc, bài bác
để đi đến xóa bỏ phong tục tập quán về hôn nhân và gia đình cổ truyền của
dân ta; đồng thời truyền bá những quy tắc, điều lệ hôn nhân và gia đình của

17
phong kiến phương Bắc. “Điều mà bọn đô hộ đưa tới không phải là chế độ
hôn nhân một vợ một chồng mà là những yếu tố tư tưởng phong kiến trong

quan hệ hôn nhân như phép giá thú, việc dùng đồ sính lễ nhằm tấn công phong
tục còn thuần hậu, chất phác của nhân dân Lạc Việt ở những nơi nào đó trong
việc lấy vợ lấy chồng, mở đầu cho lối hôn nhân phong kiến phiền phức và tốn
kém” [8; tr.25]. Để bảo vệ quyền cũng như xác định nghĩa vụ của ông bà, cha
mẹ trong việc quyết định việc hôn nhân của con cái, cổ luật phương Bắc quy
định trong lễ kết hôn phải có người đứng chủ hôn. Về điều kiện kết hôn, trong
cổ luật Trung Hoa không có quy định về tuổi của nam nữ khi kết hôn [36;
tr.83-84]. Về hình thức hôn lễ, qua các bộ cổ luật Trung Hoa, nhà làm luật
không những ấn định về lễ nghi trên cơ sở “lục lễ” mà còn ấn định cụ thể
những lễ vật dẫn cưới tùy theo giàu nghèo, chức tước. Theo quan điểm pháp lý
cổ Trung Hoa, việc xây dựng những mẫu mực, lối sống tốt đẹp, hợp với đạo
đều thuộc chức năng của giáo lý, sách vở thánh hiền; còn pháp luật (hình
pháp) chỉ dùng để trấn áp, chế ngự những kẻ, những hành vi trái đạo. Cho nên,
việc tổ chức, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến phương đông
thì chủ yếu đã nằm trong giáo lý Nho giáo.
Sau khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán kết thúc thời kỳ 1000
năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên Đại Việt, nước ta có sự thay đổi về luật lệ,
tuy nhiên do ảnh hưởng của Nho giáo ngày càng mạnh mẽ nên nhìn chung,
pháp luật của nhà nước Việt Nam thời kỳ này chịu ảnh hưởng rất sâu sắc hệ
thống pháp luật phong kiến Trung Quốc, về hình thức cũng như nội dung.
Tiêu biểu nhất cho chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến Việt Nam là hai bộ
luật: Quốc triều Hình luật (thường gọi là bộ luật Hồng Đức) ban hành dưới
thời Lê (thế kỷ XV) và Hoàng Việt luật lệ (thường gọi Bộ luật Gia Long) ban
hành dưới thời Nguyễn (1815). Quan hệ hôn nhân trong thời kỳ này được thực
hiện theo nguyên tắc “không tự nguyện, một chồng nhiều vợ, vợ chồng không

18
bình đẳng” và việc kết hôn phải có sự cho phép của cha mẹ. Các bộ Quốc triều
Hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều quy định việc kết hôn phải thực hiện dưới
sự đứng đầu sắp đặt (làm chủ hôn) của cha mẹ hoặc người trưởng họ hoặc

trưởng làng [Điều 314, Quốc triều Hình luật]. Trường hợp đôi nam nữ tự ý
chung sống với nhau như vợ chồng mà không qua nghi lễ luật định, gọi là
“cẩu hợp”, thì bị phạt rất nặng nề “người con trai phải nộp tiền tạ cho cha mẹ
người con gái, đồng thời người con gái bị phạt 50 roi. Sau đó giá thú mới được
gọi là hợp pháp. [25; tr.26-28]. Còn trường hợp “tiền dâm hậu thú”, trước
thông dâm với nhau rồi sau mới cưới thì con trai bị đánh 80 trượng, luận tội
đồ; con gái bị đánh 50 roi [27]. Như vậy, trong xã hội phong kiến Việt Nam
cũng có những quy định hết sức nghiêm ngặt về việc nam nữ sống chung như
vợ chồng mà không theo nghi lễ.
Khác với lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, trong thời Pháp thuộc, khi
thực dân Pháp mở đầu thời kỳ xâm lược nước ta, sự tiếp xúc văn hóa trong lớp
văn hóa giao lưu với phương Tây có hai giai đoạn: văn hóa Đại Nam và văn
hóa hiện đại. Giai đoạn văn hóa Đại Nam được chuẩn bị từ thời chúa Nguyễn
và kéo dài hết thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc [20; tr.47]. Đối với lĩnh
vực hôn nhân và gia đình, lúc đầu Pháp vẫn tạm cho áp dụng pháp luật của
triều Nguyễn và phong tục, tập quán bản xứ. Sau khi nắm được toàn bộ lãnh
thổ nước ta, chính quyền thực dân lần lượt cho ra đời pháp luật mới, từng
bước thay đổi nếp sống cổ truyền của dân tộc. Chế độ hôn nhân và gia đình
thay đổi, vừa thể hiện xu thế Âu hóa theo kiểu Pháp vừa cố duy trì tập tục lỗi
thời của người Việt Nam. Chế độ hôn nhân thời Pháp thuộc được thể hiện trên
nguyên tắc “không hoàn toàn tự nguyện, một chồng nhiều vợ, vợ chồng không
bình đẳng”. Đồng thời, hôn nhân phải thực hiện giữa người nam và người nữ,
việc kết hôn phải có sự ưng thuận của đôi nam nữ và sự ưng thuận của cha
mẹ; Đôi nam nữ phải đủ tuổi kết hôn và có thể được xét họ miễn tuổi. Như

19
vậy, quá trình khai thác thuộc địa của Pháp cũng phá hủy mạnh mẽ những
chuẩn mực gia đình truyền thống, tạo nên sự phản ứng của người Việt Nam và
gia đình Việt Nam trước lối sống và văn hóa phương Tây. Trong xã hội cũng
xuất hiện những hiện tượng mà Tú Xương gọi là: “Nhà kia lỗi phép con khinh

bố, mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” và hàng loạt những tệ nạn xã hội liên
quan đến gia đình. [7; tr.123].
Sự xâm nhập của văn hóa, văn minh phương Tây, đặc biệt là văn hóa,
văn minh Pháp đã làm xuất hiện những quan điểm khác nhau về các chuẩn
mực trong gia đình, chẳng hạn như quan hệ giữa các thành viên trong gia đình,
mâu thuẫn giữa các thế hệ, chế độ đa thê, chức năng giáo dục trong gia đình, vị
trí, vai trò của người phụ nữ; vấn đề tự do hôn nhân…
Trên thực tế, sự tiếp xúc của gia đình và văn hóa Việt Nam với văn hóa,
văn minh phương Tây đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội và
để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong mô hình và chuẩn mực của văn
hóa gia đình Việt Nam hiện đại. Chính văn hóa gia đình phương Tây đã là
ngọn gió mới buộc gia đình Việt Nam phải thức tỉnh. Nó chống lại những
chuẩn mực cổ hủ của gia đình phong kiến và những tập tục khắt khe của
Khổng giáo, mở đường cho một xu hướng phát triển mới của gia đình [7;
tr.132]. Tuy nhiên, mô hình văn hóa phương Tây, gắn liền với chính sách “khai
hóa thuộc địa” của chủ nghĩa thực dân cũng tạo ra rất nhiều sự sai lạc trong
việc xử lý các mối quan hệ gia đình và xã hội, mà những di hại của nó không
phải cho đến ngày nay chúng ta đã có điều kiện giải quyết hết. Sự khủng hoảng
của gia đình, sự sai lệch trong định hướng giá trị về gia đình trước sức ép của
thị trường hàng hóa và đồng tiền, những vấn đề về tệ nạn xã hội, mãi dâm, cờ
bạc.v.v… cũng là kết quả của sự tiếp xúc văn hóa gia đình nói trên.
Có thể nói, trong xã hội Việt Nam truyền thống, sự hình thành các lớp
văn hóa đã có tác động không nhỏ tới văn hóa ứng xử của người Việt về hôn

20
nhân gia đình. QHTDTHN được coi là điều cấm kỵ và việc tổ chức hôn lễ
phải qua rất nhiều nghi thức, không được pháp luật bảo vệ.
1.1.2. Hôn nhân của người Việt trong xã hội hiện đại
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ chế độ thực dân – phong
kiến, xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở đầu một kỷ nguyên

mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954, chấm dứt tám mươi năm đô hộ của thực dân Pháp, Việt Nam bước vào
công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và bắt đầu cuộc kháng chiến
chống Mỹ ở miền Nam. Bối cảnh xã hội đó đã tạo điều kiện cho quan hệ tình
yêu và hôn nhân của người Việt phát triển theo hướng mới. Các phong trào
phản đối các quan niệm cũ về phân biệt nam nữ, về hôn nhân sắp đặt, về quyền
uy tuyệt đối của người gia trưởng… Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa được ban hành năm 1946 nhấn mạnh quyền bình đẳng
nam nữ đã khuyến khích người phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia các hoạt
động xã hội như nam giới. Tiếp đó, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1960 công
nhận quyền tự do yêu đương và lựa chọn của con cái càng có một ý nghĩa quan
trọng trong sự biến đổi của quan hệ tình yêu, hôn nhân [39, tr.8]. Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2012 đưa ra quy định độ tuổi kết hôn: nam từ 20 tuổi trở
lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không
bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Việc kết
hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai
người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước
quy định.
Có thể khẳng định rằng, chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế
sâu rộng của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ vừa qua đã tạo ra những thay
đổi lớn lao trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Việc mở rộng và đa
dạng hóa thành phần kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và dẫn đến một

21
nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lớn cho các khu công nghiệp và thành phố.
Bên cạnh quá trình đổi mới thì hội nhập kinh tế, văn hóa quốc tế diễn ra ngày
càng mạnh mẽ và sâu rộng. Những biến đổi văn hóa, xã hội là cơ hội để người
dân, điển hình là giới trẻ tiếp xúc với văn hóa phương Tây qua các phương
tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là internet. Những quan niệm, tâm thế và
lối sống mới đã được hình thành trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Đáng

chú ý nhất là những biến đổi trong quan hệ tình yêu của giới trẻ đang diễn ra
mạnh mẽ nhất là ở các thành phố lớn, đặc biệt là đối tượng SV. Cuộc sống tập
thể, xa gia đình là môi trường thuận lợi cho các quan hệ bạn bè và yêu đương
của SV phát triển và hình thành nên một lối sống mới cùng quan niệm mới về
tình yêu, hôn nhân.
Chính thực tế này tạo điều kiện cho những SV thể hiện cuộc sống, các
mối quan hệ bạn bè và tình yêu theo giá trị khác với thế hệ trước. Quan hệ hôn
nhân dần trở lại với quy luật của nó là “từ tình yêu tiến đến hôn nhân”, chứ
không phải “hôn nhân thường diễn ra trước tình yêu” như trong quá khứ. Tuy
nhiên, một số biểu hiện đang tồn tại trong mối quan hệ tình yêu của thanh niên,
SV hiện nay như “tình yêu chớp nhoáng”, quan hệ TDTHN và đặc biệt là việc
xuất hiện hình thức hôn nhân mới: Những đôi nam nữ sống với nhau như vợ
chồng mà không có giấy đăng ký kết hôn đang có xu hướng lan rộng và điều
này sẽ để lại nhiều hậu quả lo ngại đối với gia đình và xã hội Việt Nam đương
đại. Qua thông tin trên báo chí công bố những năm gần đây có thể thấy rằng
quan niệm và tâm thế của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ đối với vấn đề
tình dục, tình yêu, và hôn nhân đã thay đổi nhiều. Nếu trong những năm 90 của
thế kỷ trước, dư luận xã hội sôi nổi đề cập đến vấn đề TDTHN như một biểu
hiện của nền đạo đức đang bị xuống cấp thì cho đến nay, người ta có vẻ như
bình tĩnh hơn. Những quan niệm mới về tình yêu, tình dục đã bắt đầu tìm được
chỗ đứng và cách ứng xử mới đã bắt đầu được hình thành và phát triển. Điều

22
đó không có nghĩa là khuôn mẫu mới đã được chấp nhận hoàn toàn và rộng rãi.
Bằng chứng về quan hệ tình yêu và TDTHN đang phát triển mạnh mẽ trong
thanh niên là con số ngày càng tăng các ca nạo hút thai trước hôn nhân được
công bố trên báo chí và một số ấn phẩm khoa học gần đây. “Với tỷ lệ nạo hút
thai ở phụ nữ là 2.5%, Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới” [11;
tr.2]. Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY 2,
2008) là một trong số các cuộc điều tra quy mô nhất từ trước đến nay về đối

tượng thanh thiếu niên. Kết quả cuộc điều tra này cho thấy thanh niên hiện nay
tỏ ra có quan niệm cởi mở hơn về QHTDTHN, có tới 54% thanh thiếu niên ở
nhóm tuổi 22-25 chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ở nhóm tuổi 18-
21 là 51%, ở nhóm tuổi 14-17 là 36% [26, tr.59].
Theo một cuộc khảo sát mẫu lớn do Quốc hội nước ta thực hiện năm
2000 cho thấy, trong thời kỳ đổi mới, tỷ lệ hôn nhân do đôi lứa quyết định có
tham khảo ý kiến bố mẹ đã đạt tới 90,7%, hôn nhân do gia đình sắp đặt chỉ còn
9,3% [15 ,tr.9]. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn chi phối quyền quyết định hôn nhân.
Nhiều nghiên cứu xã hội học khẳng định có một sự biến đổi đáng kể trong mô
hình hôn nhân nhưng sự hậu thuẫn của cha mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng đối
với hôn nhân của con cái. Dựa vào bằng chứng thực nghiệm, tác giả Khuất Thu
Hồng cho rằng “dù có những thay đổi đáng kể giữa các thế hệ kết hôn, gia đình
vẫn là trung tâm của quá trình tiến tới hôn nhân: việc ra mắt chính thức với hai
gia đình cũng như sự chấp thuận của cha mẹ vẫn là nhân tố quan trọng” [1,
tr.8]. Đáng chú ý nhất là kết quả cuộc điều tra mẫu lớn gần đây, Điều tra quốc
gia về gia đình Việt Nam năm 2006 cũng cho thấy mô hình quyết định hôn
nhân phổ biến của thế hệ trẻ hiện nay chủ yếu là con cái quyết định có hỏi ý
kiến bố mẹ [2, tr.64].
Như vậy, những bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sự chuyển
đổi kinh tế, xã hội trong mấy thập kỷ qua đã có tác động đến quá trình hôn

23
nhân của người Việt. Mặc dù cha mẹ không còn kiểm soát quan hệ tình yêu,
gặp gỡ và hẹn hò của con cái do thoát ly ra ngoài xã hội nhưng cha mẹ vẫn
tham gia chi phối hôn nhân.
Theo quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình theo pháp luật Việt
Nam hiện hành, pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ quyền kết hôn của công
dân. Kết hôn chỉ được công nhận sau khi đã làm các thủ tục kết hôn trước pháp
luật. Trên thực tế, một cuộc hôn nhân có tính pháp lý rất quan trọng đối với
mọi gia đình trong xã hội bởi vì đằng sau cuộc hôn nhân đó là sự thừa nhận

của cả cộng đồng xã hội đối với gia đình. Tuy nhiên, trong luật Hôn nhân và
gia đình lại không có điều lệ xử phạt cụ thể nào cấm việc nam nữ sống chung
khi chưa đăng ký kết hôn. Luật Cư trú hiện hành không có điều khoản nào quy
định cấm việc nam, nữ chưa kết hôn thuê nhà ở chung. Vì vậy, nếu hai người
chưa đăng ký kết hôn mà chung sống cùng nhau, không vi phạm luật hôn nhân
gia đình và chấp hành đầy đủ quy định về cư trú thì không bị coi là vi phạm
pháp luật. Việc sống chung này không được khuyến khích nhưng cũng không
có quy định xử phạt. Nhưng như thế không có nghĩa là thích sống thế nào cũng
được, bởi hành vi của con người nói chung không chỉ bị điều chỉnh bởi qui
phạm pháp luật, mà còn phải chịu sự ràng buộc của các qui phạm đạo đức. Và
thông thường trong cuộc sống, người ta thường phải tuân thủ qui phạm đạo
đức trước. Ví dụ, để được xem là người con ngoan, có hiếu thì con cái từ nhỏ
được giáo dục vâng lời, kính trọng ông bà, cha mẹ, nhường nhịn với anh chị
em… Sau đó, pháp luật mới thể chế thành những qui định như "cấm ngược đãi
ông bà, cha mẹ". Thế nên, dù luật không cấm nam nữ chưa kết hôn sống chung
với nhau, nhưng qui phạm đạo đức không đồng tình với việc nam nữ có thể
sống "thoải mái" như hiện nay. Bởi, hệ lụy của nó không hề nhỏ. Đồng thời
với việc "sống thử", có hàng trăm đứa trẻ ra đời đã sớm chịu cảnh thiệt thòi vì
có bố thì không có mẹ, và cũng có hàng trăm cặp vợ chồng không hạnh phúc

24
vì ông chồng phát hiện vợ mình từng "có chồng" trước đó. Nhiều cuộc ly hôn
cũng từ đó mà ra…
Tóm lại, những chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng
của Việt Nam những thập niên vừa qua đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ
tình yêu, hôn nhân của người Việt. Những khuôn mẫu văn hóa truyền thống
không còn can thiệp và kiểm soát quá mạnh quan hệ tình yêu của thế hệ trẻ.
Việc mở rộng cơ hội học tập, làm việc ngoài gia đình đã giúp thế hệ trẻ trong
đó có SV tự chủ hơn trong cuộc sống, cha mẹ hạn chế dần quyền kiểm soát và
cũng theo đó hình thành nên quan niệm và cách sống mới, đó là STTHN.

1.2. Vai trò của báo chí trong việc thông tin về vấn đề thanh niên sống
thử trước hôn nhân
Hình thức STTHN trong xã hội Việt Nam hiện đại đã trở thành đề tài
nóng hổi và đang được bàn luận sôi động trong xã hội hiện nay. Hoàn toàn
không phải ngẫu nhiên STTHN trong SV thu hút được sự quan tâm của giới
báo chí truyền thông. Bằng chứng là STTHN đã được tái hiện trong bộ phim
dài 30 tập nhan đề “Sóng tình” của đạo diễn Võ Tấn Bình. Bộ phim được trình
chiếu trên màn ảnh nhỏ, kênh HTV 9 cuối tháng 3 năm 2010. Bộ phim xoay
quanh câu chuyện STTHN của bốn cặp nam, nữ SV tại một khu nhà trọ ở TP
HCM. Phim như một lời nhắc nhở đến các bạn trẻ rằng STTHN chỉ là ảo giác,
như bọt bong bóng xà phòng, đến rồi mất đi, không để lại điều gì tốt đẹp. Mới
đây, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm Hội Bảo vệ sức
khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. Theo thông tin tại hội nghị, “Hiện
tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân đã trở nên phổ biến trong lứa tuổi vị
thành niên ở nhiều thành phố lớn, kéo theo tỷ lệ nạo hút thai trong độ tuổi này
có xu hướng gia tăng… các trường hợp nạo phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm
tới 30% tổng số các ca nạo phá thai. Trong khi đó, 50% các ca nhiễm

25
HIV/AIDS là dưới độ tuổi 25. Nguyên nhân do sự thiếu kiến thức cần thiết về
tình dục và sức khỏe sinh sản” [19; tr.58].
Với báo chí, đây cũng là một trong những đề tài nóng bỏng của xã hội
Việt Nam đương đại. Với sức tác động mạnh mẽ vào dư luận xã hội, rất nhiều
kênh báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo mạng điện tử đã dành
nhiều thời lượng để bàn luận về chủ đề STTHN. Mỗi loại hình báo chí đều
khẳng định thế mạnh riêng khi tác động đến nhận thức của công chúng, đặc
biệt đối với giới trẻ về vấn đề TNSTTHN. Báo phát thanh với thế mạnh âm
thanh tổng hợp (gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc) được phát sóng trên radio
tạo sức lan tỏa, ảnh hưởng của thông tin đối với công chúng trên diện rộng.
Báo truyền hình với thế mạnh là hình ảnh, âm thanh truyền tải đến người xem

đã tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho công chúng khi tiếp nhận. Sức mạnh đa
phương tiện của báo mạng điện tử cũng khiến công chúng nắm bắt thông tin
một cách nhanh chóng, kịp thời.
Trong số các loại hình báo chí phải kể đến loại hình báo in vì đã tham gia
phản ánh vấn đề TNSTTHN một cách nhanh chóng và hiệu quả bởi số lượng,
chất lượng các bài báo viết về vấn đề này không phải là ít. Các bài báo thường
gọi quan hệ tình yêu kiểu này với thuật ngữ “sống chung”, “sống thử”, “góp
gạo thổi cơm chung”. Nhiều bài viết đã mô tả hiện tượng này với từ ngữ khá
đặc biệt “nạn dịch”, “mốt”, hay là “tình yêu thế hệ @” v.v… Trong số các tờ
báo in hiện nay phải kể đến sự truyền tải thông tin nhanh, mạnh và hiệu quả
của báo Thanh Niên, Tiền Phong và Tuổi Trẻ TP HCM về vấn đề STTHN.
Đây là ba tờ báo thực sự có sự tác động mạnh mẽ nhất đến đối tượng công
chúng là thanh niên, sinh viên trong xã hội. Có thể nói, số lượng lớn bài viết
được đăng tải trên ba tờ báo đã cung cấp những bằng chứng sinh động mô tả
hiện tượng STTHN đang diễn ra lan tràn trong giới SV ngoại tỉnh sống và học
tập tại các thành phố lớn ở nước ta hiện nay. Từ tiếp cận báo chí, các nhà báo

26
đã chỉ ra một số đặc điểm về thân phận SV sống chung như gia đình ở các tỉnh
xa, nêu lên các lý do dẫn đến sống chung như tiết kiệm chi tiêu, chia sẻ tình
cảm, công việc nội trợ…; những hậu quả nghiêm trọng do việc STTHN gây
nên như: việc nạo phá thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tự tử vì mặc
cảm, tội lỗi với hành vi không đúng mực gây nên… Họ có thể công khai sống
chung theo từng cặp, một nam và một nữ trong một căn phòng nhỏ/ nhà trọ
xung quanh các trường cao đẳng và đại học, nơi không có sự quản lý của nhà
trường và giám sát của gia đình. Một trong số những điều lý thú mang tính
phát hiện của nhà báo về vấn đề TNSTTHN đó là các bài viết đã cho thấy hiện
tượng SV tham gia STTHN đang diễn ra ở nhiều trường và nhiều nhóm ngành
học khác nhau: SV ngành luật, ngoại thương, khoa học xã hội, và đặc biệt cả
SV ngành sư phạm, một ngành từ trước đến nay vẫn được xem là ngành đòi

hỏi tính mẫu mực xã hội cao. Với cách tác động đến công chúng bằng những
thông tin có chiều sâu, độ tin cậy, chính xác cao, ba tờ báo đã góp phần không
nhỏ trong việc định hướng nhận thức đúng đắn cho giới trẻ, đặc biệt là các bạn
SV về vấn đề STTHN.
Thông tin về vấn đề thanh niên STTHN trên báo chí nói chung và ba tờ
báo in nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công chúng, đặc biệt là
khi vấn đề giáo dục giới tính cho SV trong các chương trình giáo dục còn có
nhiều hạn chế về nội dung, chậm đổi mới về cách thức tổ chức giáo dục.
Nhiều cơ quan báo in đã mở diễn đàn tập hợp ý kiến của độc giả về vấn đề
TNSTTHN, đồng thời góp phần nâng cao ý thức của mỗi thanh niên về trách
nhiệm trong hành vi của bản thân.




×