Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 175 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ MINH THANH




TRUYỀN THÔNG CÁ NHÂN TRONG XU THẾ
BÙNG NỔ THÔNG TIN HIỆN NAY


LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
















Hà Nội, 2010




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




LÊ MINH THANH



TRUYỀN THÔNG CÁ NHÂN TRONG XU THẾ
BÙNG NỔ THÔNG TIN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Duy Thông









Hà Nội, 2010


MỤC LỤC

Nội dung Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài 6
7. Kết cấu của luận văn 7
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết chung 8
1.1. Truyền thông, truyền thông cá nhân và sự tiếp nhận thông tin
theo kiểu truyền thống của công chúng 8
1.1.1. Truyền thông 8
1.1.2. Truyền thông cá nhân 13
1.1.3. Sự tiếp nhận thông tin theo kiểu truyền thống của công chúng 18
1.2. Internet và những lợi thế của Internet trong việc truyền bá
thông tin cá nhân 19

1.2.1. Khái niệm Internet 19
1.2.2. Ba mô thức ứng dụng Internet 20
1.2.3. Những tiện ích của Web 2.0 21
1.3. Khái lược một số dạng thức thông tin cá nhân trên Internet 27
1.3.1. Website cá nhân 27
1.3.2. Mạng xã hội 29
1.3.3. Blog 32
Tiểu kết chương 1 46


Chương 2: Thực trạng truyền thông cá nhân trên Internet
ở Việt Nam hiện nay 47
2.1. Sự phát triển của mạng xã hội và blog những năm gần đây 47
2.1.1. Mạng xã hội 47
2.1.2. Blog 53
2.2. Thực trạng truyền thông cá nhân trên Internet
ở Việt Nam hiện nay 60
2.2.1. Mặt tích cực 61
2.2.2. Mặt tiêu cực 78
2.3. Những nguyên nhân của thực trạng trên 87
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan 87
2.3.2. Nguyên nhân khách quan 90
Tiểu kết chương 2 94
Chương 3: Xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân và đề xuất
giải pháp phát triển truyền thông cá nhân trong tình hình hiện nay 95
3.1. Xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân 95
3.2. Vấn đề quản lý những kênh truyền thông cá nhân trên Internet
ở Việt Nam hiện nay 99
3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển truyền thông cá nhân
ở Việt Nam 109

3.3.1. Giải pháp về chính sách 109
3.3.2. Giải pháp về truyền thông 111
3.3.3. Giải pháp về giáo dục, đào tạo 113
Tiểu kết chương 3 116
KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 134
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự ra đời và phát triển của Internet
(Interconnected System of Network) - hệ thống thông tin toàn cầu, thực sự
đã và đang làm nên một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực truyền thông.
Mạng Internet đã trở thành một trung tâm thông tin tổng hợp và thậm chí trở
thành một thế giới với người sử dụng. Cùng với sự phát triển như vũ bão của
đời sống kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và sự phát triển ngày càng hiện
đại của các công nghệ truyền thông, việc đưa thông tin qua mạng Internet đã
trở thành một vấn đề tất yếu.
Có thể nói, sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông
cá nhân, mà biểu hiện là thư điện tử (e-mail), điện thoại Internet (Internet
phone), tán gẫu qua mạng (chat), website cá nhân, blog (một dạng nhật ký,
trang thông tin điện tử cá nhân, website cá nhân trên mạng Internet), mạng
xã hội (social network)… đang mang đến một kỷ nguyên truyền thông dân
chủ mà trong đó blog và mạng xã hội là những biểu hiện tiêu biểu và tích
cực.
Ngày nay, Internet với những ứng dụng vượt trội trong lĩnh vực công

nghệ thông tin đã làm thay đổi các hình thức vui chơi, giải trí, thói quen
nghe, xem, đọc, viết của con người. Các ứng dụng của công nghệ truyền
thông mới cho phép con người có thể giao tiếp và thể hiện mình trên mạng
một cách tự tin và thoải mái - điều mà đôi khi họ không thể làm tốt được ở
ngoài cuộc sống thật. Bất cứ ai cũng có thể nói lên những suy nghĩ, những
tâm tư, quan điểm, chính kiến của mình về mọi vấn đề mà họ quan tâm và xã
hội quan tâm. Chưa bao giờ, việc tải thông tin lên mạng lại đơn giản như
hiện nay. Chỉ cần có trong tay thiết bị nối mạng Internet, mọi cá nhân đều có
thể đăng tải những thông tin hoặc bất cứ điều gì họ thích trên mạng. Đó là
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


2

kết quả sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các phương tiện truyền thông
cá nhân.
Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông cá nhân trên mạng
Internet mà điển hình là blog và mạng xã hội với khối lượng, thông tin, tri
thức khổng lồ và tốc độ truyền tin nhanh chóng đã và đang thực sự tạo nên
một diện mạo mới trong lĩnh vực truyền thông. Với những tính năng ưu việt,
dân chủ và năng động mà công nghệ thông tin mang lại, bất cứ ai cũng có thể
thỏa mãn nhu cầu truyền thông theo cách mà họ muốn. Mỗi cá nhân đều có
thể trở thành một chủ thể độc lập trên Internet, có thể phát biểu ý kiến, có thể
thông tin, liên kết, giao tiếp với nhau… đã hình thành nên một môi trường
trao đổi thông tin mới. Môi trường trao đổi thông tin mới này chưa hoàn toàn
được coi là chính thống, nhưng có thể làm thay đổi cách cung cấp và tiếp cận
thông tin của báo chí. Đồng thời, với xu hướng truyền thông “We – media”
như hiện nay, thì các website blog và mạng xã hội cũng làm thay đổi cách
tiếp nhận thông tin của công chúng. Thay vì bị áp đặt bởi truyền thông một
chiều theo kiểu truyền thống trước đây, thì xã hội đang tiến tới truyền thông

đa chiều - mỗi người đều có thể là người cung cấp thông tin tới đông đảo
công chúng.
Tại Việt Nam, blog và mạng xã hội trực tuyến (sau đây gọi chung là
website cá nhân) vẫn là những khái niệm rất mới mẻ trong vòng 5 năm trở
lại đây, song với giá trị và sức mạnh của mình, các phương tiện truyền thông
cá nhân này đã và đang trở thành những kênh thông tin thu hút ngày càng
nhiều đối tượng công chúng, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân thể hiện mình,
chủ động tham gia vào quá trình truyền thông, góp phần tạo nên một đời
sống tinh thần vô cùng phong phú của con người hiện đại.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của những kênh thông tin cá nhân này trong
một thời gian ngắn đã gây ra nhiều vấn đề bất cập. Các blogger (người viết
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


3

blog) và cư dân mạng xã hội vẫn chủ yếu hoạt động một cách tự do, ngẫu
hứng, không định hướng đã gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
kinh tế, xã hội, những thông tin sai sự thật xuất phát từ các website cá nhân,
vu khống, xâm phạm đời tư… gây tổn hại đến uy tín, danh dự cá nhân, tổ
chức khác cũng đã xuất hiện. Trong khi đó, các quy định, nguyên tắc dành
cho phương thức truyền thông cá nhân mới mẻ này chưa được nghiên cứu
một cách đầy đủ và nghiêm túc.
Việc cá nhân hóa trong hoạt động truyền thông, đề cao sự tham gia
của công chúng trong việc tạo dựng và phát hành thông tin đến xã hội, đã
làm cho các website cá nhân (blog và mạng xã hội) trở thành một hiện tượng
đặc biệt. Website cá nhân đang trở thành kênh truyền thông cá nhân có sức
lan tỏa, thu hút rộng rãi và có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với công chúng,
đang đe dọa vị thế độc quyền về truyền thông của các phương tiện truyền
thông đại chúng.

Trước xu thế bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc tìm ra một kênh
truyền thông để tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả là một
nhu cầu tất yếu. Truyền thông cá nhân đã đáp ứng được đòi hỏi đó, song bên
cạnh những lợi thế và ưu điểm của mình, nó cũng chứa đựng rất nhiều mặt
hạn chế, khuyết điểm tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.
Vậy những thế mạnh và hạn chế của truyền thông cá nhân là gì, đâu là
những nguyên nhân của những mặt tốt và mặt xấu đó, làm sao để phát huy
được những mặt tích cực, giảm thiểu mặt tiêu cực cho truyền thông cá nhân?
Với mong muốn nghiên cứu và phân tích sự tác động nhiều mặt của
truyền thông cá nhân nhằm giải đáp phần nào những câu hỏi đó, chúng tôi
chọn đề tài: “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện
nay” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình tại khoa Báo chí và Truyền
thông, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


4

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, truyền thông cá nhân trên mạng Internet, cụ thể ở đây là
blog và mạng xã hội mà chúng tôi muốn đề cập đã được các nhà nghiên cứu,
nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông phân tích, tìm hiểu khá
tỉ mỉ về những khía cạnh liên quan đến các kênh truyền thông cá nhân này
nên khá thuận lợi cho người viết để tìm ra những vấn đề lý thuyết chung về
truyền thông cá nhân.
Ở Việt Nam, từ khi blog và mạng xã hội xuất hiện trong khoảng 5 năm
trở lại đây, đã có khá nhiều bài báo quan tâm và viết về những website cá
nhân này. Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả nghiên cứu về blog và mạng
xã hội là các nhà báo, giảng viên Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ
dừng lại ở mức độ khái quát về blog, mạng xã hội bên cạnh các phương thức

truyền thông khác. Ở mức độ chuyên sâu hơn thì cho đến nay đã có một số
khoá luận đề cập đến blog, mạng xã hội. Ví dụ: Khoá luận tốt nghiệp của
sinh viên Nguyễn Thị Thu Hương (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà
Nội) với đề tài “Blog - dưới góc nhìn báo chí”; Khoá luận tốt nghiệp của sinh
viên Vũ Thị Thuý (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài
“Blog và nhu cầu được “làm truyền thông” của giới trẻ Việt Nam hiện nay”;
Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (K48 - Khoa
Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Bước đầu tìm hiểu loại hình báo
chí công dân”; Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thu Quỳnh (K48 -
Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Trào lưu mạng xã hội tại
Việt Nam” Các khoá luận này đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên,
mới chỉ khai thác đề tài về truyền thông cá nhân dưới dạng những kênh
thông tin riêng lẻ và ở những khía cạnh nhỏ hơn trong khuôn khổ của khoá
luận tốt nghiệp.
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


5

Như vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Truyền thông cá nhân
trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay” với tư cách là công trình đề cập
khái quát và đầy đủ nhất về vấn đề này. Trong suốt quá trình nghiên cứu,
chúng tôi cố gắng kế thừa những ý tưởng khai phá của các tác giả đi trước
cùng với những vấn đề mới nảy sinh trong thực tế, phát triển theo logic khoa
học của chúng tôi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
- Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông cá nhân trên
mạng Internet mà điển hình là blog và mạng xã hội, tìm ra những nguyên
nhân của những ưu thế và hạn chế đó.

- Tìm ra hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp để lành mạnh hóa
và hiệu quả hóa truyền thông cá nhân trên mạng Internet.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ những vấn đề chung về truyền thông cá nhân, khái lược một
số dạng thức thông tin cá nhân trên mạng Internet.
- Phân tính những mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông cá nhân
trên mạng Internet thông qua blog và mạng xã hội.
- Nhận định xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển và
quản lý cho truyền thông cá nhân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Truyền thông cá nhân là một lĩnh vực rộng lớn nên trong việc thực
hiện đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đi tìm hiểu tất cả các ngóc
ngách của đề tài mà chỉ tập trung nghiên cứu những điển hình của truyền
thông cá nhân trên mạng Internet là blog và mạng xã hội trực tuyến của
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


6

người Việt là chủ yếu. Trong đó, chúng tôi tập trung phần lớn vào nội dung
thông tin và hình thức thể hiện trên các trang blog và mạng xã hội.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về mặt nội dung và hình thức thông
tin trên blog và mạng xã hội chủ yếu ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Căn cứ chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và
chủ trương, đường lối, chính sách về báo chí của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, Luận văn sử dụng những thao tác chủ yếu sau:
+ Thống kê tình hình phát triển blog và mạng xã hội trên thế giới và ở

Việt Nam, thực trạng blog và mạng xã hội tại Việt Nam.
+ Thu thập thông tin về chủ đề blog và mạng xã hội trên báo chí Việt
Nam và một số tài liệu nước ngoài.
+ Phân tích: Căn cứ vào những nguyên tắc và vấn đề chính, đi sâu tìm
hiểu những chi tiết cụ thể về lí luận và thực tiễn xoay quanh chủ thể nghiên
cứu.
+ Tổng hợp: Trên cơ sở những thông tin về lí luận, cũng như thực tiễn
đã thu được, tập hợp để rút ra những ý chính, khái quát vấn đề.
+ So sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng cũng như khác
biệt giữa các chủ thể, nhân tố nghiên cứu.
+ Khảo sát trên thực tế những nội dung và hình thức thể hiện thông tin
trên những blog và mạng xã hội tiêu biểu để minh chứng cho những luận
điểm.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa lý luận: Mặc dù đài, báo đã nói rất nhiều về hiện tượng
blog, mạng xã hội, báo chí công dân hay những khía cạnh khác nhau của
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


7

phương tiện truyền thông cá nhân trên mạng Internet ở Việt Nam, nhưng vẫn
chưa có một công trình nghiên cứu chính thức hay một xuất bản phẩm nào về
đề tài này được công bố. Vì vậy, người viết hi vọng tác phẩm nghiên cứu này
sẽ giúp đưa ra một số gợi mở để những người quan tâm lấy đó làm cơ sở
nghiên cứu, tìm hiểu. Luận văn hệ thống những vấn đề lý thuyết chung về
truyền thông cá nhân, Internet, web 2.0 và những dạng thức thông tin cá
nhân trên Internet. Đồng thời, trên cơ sở đó, người viết đưa ra những nhận
xét khoa học về xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân trong tương
lai.

Về giá trị thực tiễn, người viết hi vọng, luận văn này sẽ được đọc bởi
những người còn có thái độ khá tiêu cực với truyền thông cá nhân trên mạng
Internet vì những mặt trái của nó, để họ có thể thay đổi cái nhìn này theo
hướng tích cực hơn, góp phần đưa truyền thông cá nhân trên mạng Internet,
đặc biệt là blog và mạng xã hội, thực sự trở thành những trang thông tin cá
nhân lành mạnh và hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà
lãnh đạo, quản lý tham khảo trong quá trình hoạch định chiến lược, giám sát
và quản lý những trang thông tin điện tử cá nhân trong xu thế bùng nổ thông
tin hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn được bố cục làm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết chung.
Chương 2: Thực trạng truyền thông cá nhân trên Internet ở Việt Nam
hiện nay.
Chương 3: Xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân và đề xuất
giải pháp phát triển truyền thông cá nhân trong tình hình hiện nay.

Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


8

Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG
1.1. Truyền thông, truyền thông cá nhân và sự tiếp nhận thông tin
theo kiểu truyền thống của công chúng
1.1.1. Truyền thông
1.1.1.1. Sơ lược về truyền thông
Theo Cơ sở lý luận báo chí truyền thông

1
, truyền thông (từ tiếng Anh:
communication): nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao
đổi, liên lạc, giao thông…
Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có
nghĩa là chung hay công cộng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con
đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá
nhân, cá nhân với cộng đồng, xã hội. Nhờ truyền thông giao tiếp mà con
người tự nhiên trở thành con người xã hội.
Truyền thông là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của loài
người. Những thành viên trong bộ lạc sử dụng truyền thông để thông báo cho
nhau nơi săn bắt, cách thức săn bắt. Đó là điều kiện để tạo nên những mối
quan hệ xã hội giữa người với người. Thiếu truyền thông - giao tiếp, con
người và xã hội loài người khó hình thành và phát triển. Từ xa xưa cho đến
nay khi sống chung trong một cộng đồng các thành viên cần phải hiểu nhau
và thông cảm cho nhau. Khi con người biết sống chung với nhau và có tổ
chức thì họ cần phải có truyền thông để hiểu và bảo vệ nhau. Từ lâu người ta
đã biết tổ chức các trạm ngựa phục vụ thông tin, quy định việc đốt lửa trên
đỉnh núi để báo hiệu quân giặc xâm lấn bờ cõi. Những người đi rừng bẻ lá


1
Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, trang 7.
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


9

băm vỏ cây để đánh dấu đường đi và những địa điểm nguy hiểm. Bắt đầu từ

tín hiệu đơn giản, người ta thông báo cho nhau mục đích, phương pháp, cách
thức hành động, tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc. Trong
quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, làm ra của cải vật chất
nuôi sống mình, con người đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu,
phát hiện thêm những hiện tượng lặp đi lặp lại của thiên nhiên. Đồng thời,
trong xã hội cũng hình thành nhu cầu truyền thông, thông báo cho đồng loại
những tri thức mới về thế giới xung quanh. Chính sự ra đời của tiếng nói là
nấc thang đầu tiên quan trọng nhất của quá trình hình thành phát triển, tăng
cường truyền thông - giao tiếp trong xã hội loài người.
Từ những hình thức truyền thông đơn giản, người ta đi đến những
hình thức hiện đại và phức tạp của truyền thông như truyền hình, vệ tinh
nhân tạo, Internet… Các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại trở thành
những cái không thể thiếu được để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mỗi
nền kinh tế cũng như mỗi chế độ xã hội.
Mặt khác, truyền thông còn nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con
người. Mỗi cá nhân trong xã hội đều cần có sự bộc lộ những khía cạnh khác
của đời sống tinh thần, cần hiểu biết tâm tư, tình cảm thái độ của mọi người
trước mỗi sự kiện để tự điều chỉnh hành động của mình sao cho hợp lý.
Chính quá trình truyền thông đã giúp con người hiểu mình đầy đủ hơn, nắm
bắt được những gì liên quan giữa mình và cuộc sống phong phú xung quanh,
đánh giá được khả năng, xác định đúng cách thức, phương hướng cho những
hành vi và hoạt động tiếp theo.
Truyền thông có hiệu quả sẽ làm con người hiểu nhau; những mệnh
lệnh, chỉ thị, thông tin truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác, lấp được
khoảng cách giữa con người với con người, khoảng cách giữa kinh tế, kỹ
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


10


thuật và cơ chế quản lý xã hội. Vòng tròn khép kín và mối quan hệ qua lại
bởi thông tin nhiều chiều giữa Nhà nước, các phương tiện thông tin và các
tầng lớp xã hội có tác dụng thúc đẩy xã hội tiến lên, đó chính là quá trình vận
động tất yếu của truyền thông.
Khái niệm về truyền thông bao hàm một ý nghĩa hết sức rộng lớn.
Danh từ truyền thông - communication có nghĩa là làm thành cái chung, liên
lạc giao tiếp. Truyền thông là sự cố gắng tạo lập ra sự hiểu biết chung của
con người, với mục đích làm thay đổi nhận thức và hành vi. Truyền thông
khác với thuật ngữ “Các phương tiện truyền thông đại chúng” (Mass Media
hay Mass Commnunication) bao gồm: sách, báo, phát thanh, truyền hình,
phim tài liệu, báo điện tử… nhưng các phương tiện truyền thông đại chúng là
một kênh của truyền thông, là một kênh quan trọng và có hiệu quả nhất của
quá trình truyền thông.
1.1.1.2. Định nghĩa
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể xã
hội. Do đó, hiện tượng này có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau,
tùy theo góc nhìn đối với truyền thông. Dưới đây nêu ra một số định nghĩa
được dùng tương đối phổ biến:
- Theo John R. Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi tư duy
hoặc ý tưởng bằng lời.
- Martin P. Adelsm thì cho rằng, truyền thông là quá trình liên tục, qua
đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng
ta. Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình
huống.
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


11


- Còn theo quan niệm của Dean C. Barnlund (1964), truyền thông là
quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu
quả hơn.
- Theo Frank Dance (1970), truyền thông là quá trình làm cho cái
trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai
hoặc nhiều người.
- Theo S. Schaehter, “Truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực
được thể hiện và tính độc quyền tăng lên”.
- Theo Gerald Miler (1966), về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất
đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người
nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ.
- Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là một quá
trình chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình
huống khác theo một thiết kế có chủ đích.
Ngoài ra, có thể dẫn ra hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về
truyền thông. Mỗi định nghĩa, quan niệm lại có những khía cạnh hợp lý
riêng. Tuy nhiên, các định nghĩa, quan niệm này vẫn có những điểm chung,
với những nét tương đồng rất cơ bản.
Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là “communicate”, nghĩa là biến
nó thành thông thường, chia sẻ, truyền tải. Truyền thông thường được mô tả
như việc truyền ý nghĩa, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một
người, một nhóm người sang một người hoặc nhóm người khác bằng lời nói,
hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu.
Về thực chất, đó chính là quá trình trao đổi, tương tác thông tin với
nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân/nhóm/xã hội, từ đó tăng vốn hiểu
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


12


biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi hành vi
cá nhân/nhóm/xã hội.
Từ các quan niệm trên, có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về
truyền thông như sau:
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình
cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và
thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội
2
.
1.1.1.3. Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông
Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó
bao gồm các yếu tố tham dự chính:
+ Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình
truyền thông. Nguồn phát là một người hay một nhóm người mang nội dung
thông tin trao đổi với người hay nhóm người khác.
+ Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến
đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong
muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học - kỹ
thuật… được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó.
Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và
có chung cách hiểu - tức là có khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ
thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để
chuyển tải thông điệp.
+ Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển
tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chất,
đặc điểm cụ thể, người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau


2

Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) - Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, trang 14, 15.
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


13

như: truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng,
truyền thông trực tiếp, truyền thông đa phương tiện…
+ Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp
trong quá trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên
cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp
nhận cùng với những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại.
+ Phản hồi/Hiệu quả: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp
từ người nhận trở về nguồn phát. Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của
hoạt động truyền thông. Trong một số trường hợp, mạch phản hồi bằng
không hoặc không đáng kể. Điều đó có nghĩa là thông điệp phát ra không
hoặc ít tạo được sự quan tâm của công chúng.
+ Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong
quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn
đến tình trạng thông điệp, thông tin bị sai lệch.
Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có
thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Về mặt thời gian,
nguồn phát thực hiện hành vì khởi phát quá trình truyền thông trước.
1.1.2. Truyền thông cá nhân
1.1.2.1. Khái niệm
Truyền thông cá nhân là một loại hoạt động truyền thông, trong đó
các cá nhân tham gia tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, suy nghĩ,
tình cảm…, và chịu những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ,
hành vi.

3

Dấu hiệu để phân biệt truyền thông cá nhân và truyền thông 1 - 1
nhóm và truyền thông của một cá nhân với công chúng trong các tiếp xúc


3
Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) - Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, trang 65.
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


14

mặt đối mặt là tính chất cá nhân trong việc tham gia và chịu ảnh hưởng của
truyền thông.
1.1.2.2. Phân biệt truyền thông cá nhân, truyền thông xã hội và truyền
thông đại chúng trong môi trường Internet
* Khái niệm truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng:
Truyền thông xã hội (tiếng Anh: Social Media) là một thuật ngữ để chỉ
một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến,
với mục đích tập trung các thông tin có giá trị của những người tham gia.
4

Những thể hiện của Social Media có thể là dưới hình thức của các
mạng giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, Yahoo 360)
hay các mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr,
video – YouTube)
Truyền thông đại chúng là hệ thống các phương tiện truyền thông
hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội (nhân dân các vùng miền,

cả nước, khu vực hay toàn bộ thế giới) nhằm thông tin, chia sẻ, nhằm lôi kéo
và tập hợp, giáo dục thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia
giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang dặt ra.
5

* Phân biệt truyền thông cá nhân, truyền thông xã hội và truyền
thông đại chúng trong môi trường Internet:
Internet, có khả năng làm chức năng phương tiện truyền thông cá
nhân, mà biểu hiện tiêu biểu là thư điện tử (e-mail), điện thoại internet
(internet phone), tán gẫu qua mạng (chat), diễn đàn (forum), website nội bộ,


4
Theo Wikipedia, .
5
Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) - Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, trang 113.

Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


15

blog (một dạng nhật ký, website cá nhân trên mạng Internet) Internet có
chức năng tạo môi trường liên lạc tuyệt vời và rẻ tiền cho các cá nhân hay tổ
chức giao dịch với nhau tương tự như những kỹ thuật truyền thông cá nhân
truyền thống hiện nay vẫn còn trong đời sống: gửi thư, điện thoại, telex hay
fax…
Internet còn đảm nhiệm chức năng của một phương tiện truyền thông
tập thể. Nhiều cơ quan và công ty đã ứng dụng việc thiết lập những mạng

cục bộ hoặc những trang chủ internet diện rộng vào việc quản lý và giao dịch
thông tin trong nội bộ đơn vị hay nội bộ ngành của mình, vượt qua những
ngăn cách về không gian địa lý hay thời gian.
Và chức năng quan trọng của Internet là chức năng của một phương
tiện truyền thông đại chúng. Ngày nay, với Internet, con người trên khắp
hành tinh có thể chia sẻ, tận hưởng, vừa có thể là chủ thể truyền thông
(người khởi nguồn) lại vừa có thể là khách thể truyền thông (người tiếp
nhận). Internet tạo ra khả năng cung cấp thông tin trực tiếp theo yêu cầu của
người khai thác nó.
Có thể nói, với thế mạnh công nghệ trong việc truyền tải thông tin đến
cộng đồng, Internet đã làm lu mờ ranh giới giữa truyền thông cá nhân, truyền
thông xã hội và truyền thông đại chúng. Trong môi trường Internet, thông tin
được truyền đi khắp thế giới, một trang blog cá nhân nhiều khi thu hút đến
100 ngàn lượt độc giả mỗi ngày, trong khi có những tờ báo trực tuyến số
lượng độc giả lại thấp hơn nhiều. Chính những thế mạnh của Internet, đặc
biệt là khả năng truyền tải thông tin vượt qua rào cản không gian và thời
gian, đã mang đến cho truyền thông cá nhân khả năng có thể cạnh tranh với
truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng.
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


16

1.1.2.3. Các nhân tố của truyền thông cá nhân
* Các nhân vật tham gia:
Có thể là hai hay nhiều người tham gia truyền thông trong một không
gian và thời gian xác định với các mục tiêu mang tính cá nhân. Với các hoạt
động truyền thông cá nhân có nhiều nhân vật tham gia thường được phân
chia thành 3 nhóm chính: nhóm có mục tiêu chủ yếu là phát thông tin (nguồn
phát), nhóm có mục tiêu chủ yếu là nhận thông tin (người nhận) và nhóm

tham gia do ngẫu nhiên hoặc do các ảnh hưởng từ các cá nhân khác, hoặc do
ép buộc phải tham gia. Với nhóm thứ ba này phải tác động vào nhu cầu thâm
nhập xã hội, khơi gợi vào nhu cầu chia sẻ, hứng thú của họ, tạo ra cho họ
hướng mục tiêu là hoạt động truyền thông mới trở nên có ý nghĩa và đem lại
hiệu quả. Yêu cầu quan trọng của nhóm thứ ba này là khả năng hòa nhập vào
các nhóm khác.
* Mục tiêu của truyền thông cá nhân:
- Tìm hiểu và phát hiện: Mục đích của các nhân vật truyền thông là
tìm hiểu và phát hiện một cái gì đó; là thu nhận chứ không phải là phổ biến
thông tin; tìm hiểu vấn đề, đặt câu hỏi với đối tượng nghe, ghi chép… nhằm
thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá và nhận định để phát hiện là
những kỹ năng quan trọng nhất.
- Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin với những người cùng
tham gia vào quá trình truyền thông.
- Truyền đạt, giải thích, thuyết phục để người khác hiểu, chấp nhận và
thừa nhận những thông tin, ý kiến của người truyền tin.
- Cùng nhau giải quyết vấn đề: hai bên tham gia truyền thông cá nhân
cùng trao đổi, chia sẻ thông tin để xây dựng một hình ảnh có lợi cho cả hai
bên, mà từng bên không thể đơn phương xây dựng được.
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


17

- Giải quyết xung đột: làm cho các thành viên thực sự có mong muốn
giải quyết xung đột và tìm ra nhóm giải pháp thích hợp nhất.
* Nội dung thông điệp:
Trong truyền thông cá nhân, các thông điệp được chuyển tải qua lại
giữa các thành viên tham gia tạo ra sự liên tục và tác động qua lại của quá
trình truyền thông. Yêu cầu tối thiểu của thông điệp trong truyền thông cá

nhân có hiệu quả là:
- Nội dung thông điệp phải rõ ràng, cụ thể và chính xác.
- Nội dung thông điệp phải liên quan đến nhu cầu của đối tượng.
- Tạo ra sự tin cậy và tin tưởng cho người phát thông điệp.
- Tạo sự trao đổi các thông điệp trong truyền thông cá nhân.
* Công cụ hay phương tiện truyền thông cá nhân:
Công cụ chủ yếu của truyền thông nói chung và truyền thông cá nhân
nói riêng là các yếu tố ngôn ngữ (nói, viết) và các yếu tố phi ngôn ngữ (nét
mặt, cử chỉ, trang phục, khoảng cách thân sơ…) với sự hỗ trợ của người
trung gian và các công cụ kỹ thuật hỗ trợ khác như thư từ, điện thoại, máy
fax, băng đĩa âm thanh, hình ảnh, Internet…
* Bối cảnh truyền thông:
Không gian, tình huống, ngữ cảnh là hoàn cảnh trong đó các hoạt động
truyền thông cá nhân được thực hiện. Đó là nhân vật thứ 3 trong hoạt động
truyền thông mặt đối mặt, là yếu tố chi phối mạnh mẽ cách thức tổ chức hoạt
động truyền thông, nội dung, hình thức và tính chất của thông điệp, công cụ
truyền thông.
* Kênh truyền thông cá nhân:
Kênh là đường liên lạc giữa các nhân vật, giữa chủ thể và khách thể.
Kênh truyền thông cá nhân phổ biến gồm năm giác quan của con người, mà
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


18

chủ yếu là thính giác và thị giác với sự hỗ trợ của nhân vật trung gian và các
phương tiện kỹ thuật khác như, điện thoại, thư tín, fax, các dịch vụ truyền tin
qua mạng Internet
1.1.3. Sự tiếp nhận thông tin theo kiểu truyền thống của công chúng
Trong nhiều năm trước đây, người ta vẫn hiểu truyền thông là đi liền

với các cơ quan báo chí, các tập đoàn tư bản truyền thông. Các thông tin mà
công chúng nhận được, những thứ đến được với công chúng, chỉ đi qua một
kênh duy nhất, đó là báo chí. Báo chí ở đây bao gồm cả báo in, phát thanh,
truyền hình, và những năm đầu thế kỷ 21 thì còn là cả báo trực tuyến nữa.
Các thông tin đều được truyền đi, hoặc có thể gọi là đi qua một bộ lọc duy
nhất, đó là các cơ quan báo chí. Việc tiếp nhận các phản hồi từ phía công
chúng cũng đã có, nhưng chưa thực sự là sợi dây liên kết giữa người cung
cấp và người tiếp nhận thông tin.
Mô thức truyền thông truyền thống đó được gọi là mô thức độc
hướng (one-to-many) - một nguồn đa tiếp nhận
6
. Điều này có thể trong một
chừng mực nào đó vẫn mang lại những lợi ích cho truyền thông trong thời
đại mới ngày nay. Tuy nhiên, mỗi một thời kỳ phát triển của khoa học kỹ
thuật và công nghệ thông tin chính là sự phản ánh nhu cầu của con người
trong cuộc sống. Ngày nay, xu hướng tiếp nhận thông tin một cách thụ động
đã không còn nữa. Mỗi người đều cảm thấy không thoả mãn với những gì
mà báo chí cung cấp, cũng như không thoải mái với việc mình chỉ được là
người tiếp nhận thông tin. Trong cuộc sống, có rất nhiều những vấn đề mà
mọi người dân đều có thể tham gia và tiếp cận. Nhưng họ thiếu một kênh
truyền thông, thiếu một môi trường để thể hiện những hiểu biết, và tạo dựng
nên cộng đồng công chúng của riêng mình. Chính những nhu cầu, đòi hỏi


6
Đỗ Anh Đức (2005), Xu hướng truyền thông trong kỷ nguyên web, Báo chí - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nôi, trang 82.
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh



19

này đã làm cho mô thức truyền thông một nguồn - đa tiếp nhận trở nên cũ.
Và thế giới đang hình thành nên một mô thức truyền thông hoàn toàn mới:
đa nguồn - đa tiếp nhận (many -to- many)
7
.
1.2. Internet và những lợi thế của Internet trong việc truyền bá
thông tin cá nhân
1.2.1. Khái niệm Internet
Mạng Internet là mạng của các mạng máy tính toàn cầu. Mặc dù, đó là
một khái niệm đơn giản nhưng để diễn tả khái niệm này một cách chân thực
và chính xác lại là công việc không đơn giản.
Internet gồm có hàng vạn mạng máy tính liên kết bởi các máy tính
dành riêng gọi là các bộ chọn đường (router), vì một bộ chọn đường có thể
liên kết hai mạng sử dụng các công nghệ khác nhau. Bộ chọn đường có thể
liên kết một mạng cục bộ (LAN) với một LAN khác; một LAN với một
mạng diện rộng (WAN), hoặc giữa các WAN. Và cũng chính bởi vì Internet
làm nên các mạng liên kết bằng bộ chọn đường, người ta xem Internet như là
mạng của các mạng. Bộ chọn đường có nhiệm vụ xác định chính xác nội
dung của một gói tin, đường đi - đến của gói tin đó, bảo vệ nội dung gói tin.
Vì vậy, các cơ quan báo chí nối mạng Internet thông thường phải sử dụng
riêng cho công việc của họ một máy tính router nhằm đảm bảo chất lượng
thông tin.
Như vậy, một máy tính kết nối Internet để khai thác thông tin phải
thông qua ít nhất một máy chủ, nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet
Service Provider) và cổng Ra/ Vào mạng Internet. Đối với máy tính cung cấp
thông tin lên mạng, máy tính đó còn phải thông qua nhà cung cấp nội dung
lên mạng (Internet Content Provider - ICP) và các cơ quan chức năng khác.



7
Đỗ Anh Đức (2005), Xu hướng truyền thông trong kỷ nguyên web, Báo chí - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nôi, trang 82.
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


20

1.2.2. Ba mô thức ứng dụng Internet
Ngay từ khi mới ra đời, Internet đã tỏ ra ưu thế hơn hẳn so với những
phương tiện truyền thông đại chúng cũ khi có khả năng đa phương tiện, tốc
độ cập nhật thông tin, phân phối diện rộng, phi tập trung, dễ tiếp cận, không
cấu trúc thứ bậc, không thông qua kiểm duyệt, và đặc biệt là có khả năng
tương tác. Tương tác là đặc điểm chính của công nghệ mới và nó khiến ta
phải xem xét lại một cách đáng kể nhận thức về truyền thông.
Qua quá trình tồn tại và phát triển, các nhà nghiên cứu đã khái quát
hóa và đưa ra 3 mô thức ứng dụng Internet trong truyền thông, gồm:
1.2.2.1. Mô thức đơn nguồn - đơn tiếp nhận
Bắt đầu với quan điểm: "Truyền thông đại chúng đầu tiên được định
hình như là sự cung cấp thông tin một chiều từ nguồn tới đích". Đó cũng là
dạng thức đầu tiên của Internet với e-mail và FTP: “đơn nguồn - đơn tiếp
nhận” (one-to-one, một người gửi - một người nhận) bởi chúng là những
cách thức truyền thông đầu tiên giữa một cá nhân với một cá nhân.
1.2.2.2. Mô thức đơn nguồn - đa tiếp nhận
Với sự ra đời của mạng World Wide Web (www), một người có thể
đưa thông tin lên một trang web và cho phép nhiều người khác cùng đọc. Đó
là mô thức thứ hai: “đơn nguồn - đa tiếp nhận” (one-to-many, một người gửi
- nhiều người nhận). Tuy nhiên, dù là nhiều người được đọc thông tin nhưng
họ vẫn thụ động với thông tin đó khi không có khả năng “phản hồi trực tiếp”

hay sửa đổi thông tin mà họ cho là sai hoặc có vấn đề. Do đó, nó vẫn là một
dạng truyền thông một chiều.
Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh


21

1.2.2.3. Mô thức đa nguồn - đa tiếp nhận
Và giờ đây với sự ra đời của file sharing (chia sẻ thông tin), blog (nhật
ký mạng), mạng xã hội trực tuyến, Wiki (trang web mở) và tagging (thẻ
nhớ), một mô thức ứng dụng Internet mới hình thành cho phép:
- Nhiều người cùng lúc có thể đóng góp và tiếp nhận, sửa chữa, phản
hồi trực tiếp với thông tin.
- Các yếu tố thông tin có thể được liên kết qua lại giữa các trang web
khác nhau.
Với sự phát triển đến mô thức “đa nguồn - đa tiếp nhận” (many-to-
many, nhiều người gửi - nhiều người nhận), con người vừa có thể cung cấp,
vừa có thể thu nhận thông tin trên Internet; họ có thể kết nối và giao tiếp sôi
nổi trong cùng một phạm vi (một blog, một trang web) được cấu thành một
cách linh động, sẽ không có một ranh giới nhân tạo nào giữa các công cụ
thông tin liên lạc, và định nghĩa của chữ “nhiều” (many) ở đây cũng giống
như “nhiều” trong các tổ chức, sản phẩm, quá trình, sự kiện, khái niệm, v.v
vì ai cũng có thể tham gia, không phân biệt tuổi tác, đối tượng Đó chính là
dạng truyền thông đa chiều.
1.2.3. Những tiện ích của Web 2.0
Truyền thông cá nhân phát triển mạnh mẽ trước tiên là vì nhu cầu giao
tiếp, chia sẻ và trao đổi thông tin của con người. Tuy nhiên, đó là nguyên
nhân chủ quan, còn nguyên nhân khách quan là sự phát triển vượt bậc của
công nghệ truyền thông và các ứng dụng Internet, trong đó, đáng chú ý nhất
là Web 2.0. Thế hệ web mới này được xem là một cuộc cách mạng trên thế

giới mạng bởi những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ
mà còn cả ở cách thức sử dụng - hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó

×