Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 109 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ KIM DUNG






ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG VIỆC
THỂ HIỆN TÁC PHẨM BÁO CHÍ




LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH BÁO CHÍ














HÀ NỘI - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ KIM DUNG


ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG VIỆC
THỂ HIỆN TÁC PHẨM BÁO CHÍ

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. VŨ VĂN HÀ





HÀ NỘI - 2009

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 9
7. Kết cấu luận văn 9
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN
(MULTIMEDIA) 10
1.1. Khái niệm về multimedia 10
1.1.1. Thuật ngữ multimedia 10
1.1.2. Định nghĩa 111
1.1.3. Đặc điểm của multimedia 134
1.1.3.1. Multimedia là công cụ làm báo hiện đại, tích hợp thế mạnh của
nhiều loại hình báo chí 144
1.1.3.2. Khả năng lưu giữ thông tin theo chủ đề 145
1.1.3.3. Phá vỡ giới hạn truyền tải và tiếp nhận thông tin 155
1.1.3.4. Kén chọn đề tài và gắn với sự phát triển của công nghệ 166
1.1.3.5. Đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và gắn liền với dấu ấn cá nhân 177
1.1.4. Thành phần multimedia 17
1.1.4.1. Chữ viết (text) 177
1.1.4.2. Hình ảnh tĩnh 18
1.1.4.3. Âm thanh (audio) 18
1.1.4.4. Video 18
1.1.4.5. Animation (Hoạt hình) 18
1.1.4.6. Slide show (trình diễn ảnh) 18
2

1.1.4.7. Các phương thức tương tác khác 19
1.1.5. Sự ra đời và phát triển của việc ứng dụng multimedia trên thế giới và
Việt Nam 19
1.1.5.1. Trên thế giới 19
1.1.5.2. Ở Việt Nam 21
1.2. Khái niệm và đặc điểm báo điện tử 23
1.3. Sự ra đời và phát triển của báo điện tử ở thế giới và Việt Nam 27
1.3.1. Thế giới 27
1.3.2. Việt Nam 28
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VIỆC ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA
PHƢƠNG TIỆN VÀO VIỆC THỂ HIỆN NỘI DUNG TÁC PHẨM BÁO CHÍ
TRÊN VIETNAMNET, VNEXPRESS VÀ TUỔI TRẺ ONLINE 31
2.1. Vài nét về báo điện tử VietNamNet, VnExpress và Tuổi Trẻ Online 31
2.1.1. Vài nét về báo VietNamNet 31
2.1.2. Vài nét về báo Tuổi Trẻ Online 31
2.1.3. Vài nét về báo điện tử VnExpress 32
2.2. Tổng quan việc ứng dụng multimedia ở Việt Nam 33
2.3. Chủ trƣơng ứng dụng multimedia của 3 trang báo điện tử 34
2.3.1. Chủ trương ứng dụng multimedia của VietNamNet 35
2.3.2. Chủ trương ứng dụng multimedia của Tuổi Trẻ Online 36
2.3.2. Chủ trương ứng dụng multimedia của VnExpress 37
2.4. Ứng dụng multimedia trên 3 trang báo điện tử. 38
2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng multimedia 38
2.4.1.1. Đội ngũ nhân sự 38
2.4.1.2. Cơ sở hạ tầng 39
2.4.1.3. Quy trình sản xuất 40
2.4.1.4. Định hướng lãnh đạo 42
2.4.2. Các hình thức ứng dụng multimedia vào trong bài báo điện tử 43
2.4.3. Khảo sát việc ứng dụng multimedia ở ba báo VietNamNet, Tuổi Trẻ 44
3

2.4.3.1. Báo VietNamNet 44
2.4.3.2. Khảo sát việc ứng dụng multimedia của Tuổi Trẻ Online 55
2.4.3.3. Khảo sát về việc ứng dụng multimedia của VnExpress 61
2.4.4. Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng multimedia vào việc thể hiện nội
dung tác phẩm báo chí treenVietNamNet, VnExpress, Tuổi Trẻ Online 68
2.4.4.1. VietNamNet 68
2.4.4.2. Tuổi Trẻ Online 70
2.4.4.3. VnExpress 71
CHƢƠNG 3: MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG
MULTIMEDIA VÀO TÁC PHẨM BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY 74
3.1. Triển vọng phát triển multimedia trên báo điện tử 74
3.1.1. Thuận lợi 74
3.1.2. Khó khăn 76
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng multimedia trên báo điện tử 79
3.1.1. Nâng cao nhận thức về hiệu quả của multimedia trên báo điện tử 79
3.1.2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin 81
3.1.3.Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ làm báo điện tử 82
3.1.4. Vấn đề đào tạo người làm báo nói chung và người làm báo điện tử nói
riêng 83
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC

4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lĩnh vực tin tức ngày nay, người ta nói nhiều đến truyền thông đa
phương tiện (multimedia) và việc ứng dụng nó vào trong việc thể hiện và
trình bày nội dung bài báo. Nó giúp người truy cập có thể theo dõi các bài
báo, vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc và thuyết phục nhất với các phần

thông tin bổ trợ trên video, audio, ảnh, văn bản, trình diễn ảnh (slide show)
Trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và các nước châu Âu, truyền thông đa
phương tiện đã và đang được ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ. Nó trở thành
một hình thức truyền thông hấp dẫn. Trong khi đó, ở Việt Nam khái niệm
truyền thông đa phương tiện còn khá mới mẻ, cần được nghiên cứu.
Các trang báo điện tử Việt Nam đã biết khai thác thế mạnh của internet
bằng cách phát trực tuyến hoặc phát lại các chương trình tivi, phim, radio hay
các đoạn video clip. Tuy nhiên tất cả đều ở hình thức phát lại và một số chỉ
mang tính giải trí.
Báo VietNamNet, Tuổi Trẻ Online, VnExpress là những tờ báo đi đầu
trong việc ứng dụng multimedia trên báo điện tử song vẫn chưa thực sự khai
thác được hết thế mạnh của multimedia để nâng cao chất lượng tác phẩm. Bộ
phận những người làm báo biết khai thác thế mạnh và ứng dụng multimedia
vào bài viết của mình chưa nhiều.
Như vậy để nâng cao hiệu quả truyền thông, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao và đa dạng của bạn đọc, việc ứng dụng tiện ích của truyền thông đa
phương tiện là rất cần thiết.
Với những lý do đó, tác giả quyết định chọn vấn đề "Ứng dụng truyền
thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí" (thông qua khảo
5
sát trên ba trang báo điện tử VietNamNet, Tuổi Trẻ Online, VnExpress trong
năm 2005-2008) làm luận văn thạc sỹ báo chí.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về multimedia đã có cách đây
gần nửa thế kỷ. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu đề cập nhiều đến việc
tìm hiểu lịch sử thuật ngữ multimedia và mục đích ứng dụng multimedia vào
các lĩnh vực khác nhau, từ giải trí, nghệ thuật, thương mại, báo chí đến công
nghệ thông tin. Có thể kể đến các công trình như: “Goldstein's LightWorks at
Southhampton” của Richard Albarino năm 1966, “Multimedia Systems” của
Mark Deuze năm 2007, “Share It, Reveal It, Reuse It, and Push Multimedia

into a New Decade” của Susanne Boll năm 2007…. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu về mặt lý luận về việc ứng dụng multimedia như một công
cụ làm báo hiện đại vào việc trình bày và thể hiện tác phẩm báo chí không
nhiều. Đa số đều là các tài liệu hướng dẫn cách thức thực hành làm một bài
báo multimedia mang màu sắc kỹ thuật và công nghệ.
Ở Việt Nam, các bài viết về multimedia có thể kể đến như “Báo chí
thời truyền thông đa phương tiện” (bài trên VietNamNet ngày 09/04/2006),
“Truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam còn manh mún” (bài trên
VnExpress ngày 9/8/2004), “Truyền thông đa phương tiện qua mạng di động:
vấn đề và giải pháp” (Tạp chí Bưu chính viễn thông ngày 9/1/2003”, “Kỷ
nguyên truyền thông đa phương tiện”(đăng trên VTC ngày 02/07/2007)…
Các bài viết chủ yếu nói về sự phát triển của các tổ chức truyền thông đa
phương tiện, kỷ nguyên đa phương tiện, các trang báo đa phương tiện mới
song không cụ thể.
6
Các bài viết khác chủ yếu là quảng cáo về các mặt hàng trực tuyến có
tích hợp các tính năng của multimedia như điện thoại, đồng hồ, laptop. Cũng
có những bài viết nói về việc ứng dụng multimedia trong ngành nhiếp ảnh,
giảng dạy coi đó như một phương thức hỗ trợ hữu ích. Tuy nhiên, tất cả mới
dừng lại ở việc liệt kê, phản ánh, chứ chưa đưa ra được tổng quan đầy đủ cả
về lý luận lẫn thực tế ứng dụng và phát triển của multimedia.
Bên cạnh các bài báo, chuyên khảo viết về multimedia, còn có một số
luận văn, luận án nghiên cứu về vấn đề này. Theo khảo sát của tác giả, năm
2005, có luận văn của Trần Thị Thúy Bình với đề tài "Ứng dụng truyền thông
đa phương tiện trên báo điện tử của các cơ quan phát thanh và truyền hình"
song khảo sát trên báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và
Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002-
2005. Những năm này, việc sử dụng multimedia vẫn còn quá ít ỏi. Mặt khác,
những website mà luận văn trên khảo sát lại là những website của những đơn
vị phát thanh, truyền hình, nên tính đại diện không cao.

Cũng về đề tài liên quan đến báo điện tử và multimedia còn có một số
luận văn như: "Ngôn ngữ báo chí internet" của Nguyễn Thu An ( học viên
cao học khóa 2), “Phát thanh trên mạng internet” của Nguyễn Sơn Minh
(học viên cao học khóa 4) song những khóa luận này cũng không trực tiếp đề
cập đến việc ứng dụng multimedia trên báo điện tử.
Ở cấp khóa luận, nhiều nghiên cứu mới dừng lại ở việc nhắc đến một
số vấn đề như: khả năng ứng dụng multimedia đối với các website, tính tương
tác của báo chí điện tử, cách thức trình bày và thiết kế một tác phẩm báo điện
tử cũng như giao diện của một website, các thể loại tin bài trên báo điện tử,
vấn đề bản quyền Tuy nhiên, những khóa luận này chưa thực sự tổng kết
thành lý luận hay chỉ ra xu hướng phát triển của nó.
7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, trong làng truyền thông thế giới, có rất nhiều trang báo đa
phương tiện như các website của CNN, BBC, Reuters, MSNBC Tuy nhiên,
trong luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng các thế mạnh của
multimedia trong các tác phẩm báo chí
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển của multimedia ở Việt
Nam trên cơ sở khảo sát thực tế hoạt động của báo điện tử VietNamNet, Tuổi
Trẻ Online và VnExpress. Sở dĩ tác giả chọn 3 website này vì đây là 3 tờ báo
hàng đầu biết khai thác và ứng dụng các thế mạnh của multimedia vào việc tổ
chức một tác phẩm báo chí trên trang web.
Phạm vi nghiên cứu:
Với đối tượng như trên, tác giả tập trung khảo sát toàn bộ hoạt động, tin
bài ứng dụng multimedia trên 3 báo trong thời gian từ năm 2005-2008. Năm
2005 được chọn làm mốc vì đây thời gian đánh dấu thời kỳ phát triển cực
mạnh của truyền thông và internet Việt Nam. Lúc này, báo điện tử của Việt
Nam đã bước đầu nắm lấy xu hướng phát triển của báo điện tử trên thế giới.
Hơn nữa, năm 2005 cũng là năm Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt

chiến lược phát triển thông tin Việt Nam tới năm 2010, Ban Bí thư Trung
ương Đảng ra chỉ thị về phát triển và quản lý báo điện tử về các mặt đào tạo
đội ngũ làm báo, tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng đội ngũ đào tạo…
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích góp phần làm rõ:
- Thực trạng sử dụng multimedia vào các tác phẩm báo điện tử.
8
- Từ đó, làm bật lên xu hướng ứng dụng multimedia vào các tác phẩm
báo điện tử.
- Đưa ra đề xuất nâng cao chất lượng việc khai thác ứng dụng thế mạnh
của multimedia trên tác phẩm báo điện tử.
- Góp phần vào kho lý luận về báo điện tử, phục vụ công tác giảng dạy
báo chí của nhà trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được những mục đích trên, đề tài tài này sẽ thực hiện một
số nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về nội hàm các khái niệm báo báo điện tử, multimedia.
- Tìm hiểu quá trình xuất hiện của multimedia trên báo điện tử của thế
giới và Việt Nam.
- Khảo sát việc ứng dụng multimedia trên VietNamNet, Tuổi Trẻ
Online và VnExpress. Qua đó, nhận xét về thực tế ứng dụng multimedia của 3
báo điện tử.
- Đề xuất những giải pháp nhằm khai thác tốt hơn nữa thế mạnh của
multimedia để nâng cao chất lượng cho trang báo điện tử.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp khảo
sát trực tiếp việc ứng dụng multimedia trên VietNamNet, Tuổi Trẻ Online và
VnExpress.
Trên cơ sở nghiên cứu thêm các tài liệu, sách, tạp chí chuyên ngành

trong và ngoài nước, các khóa luận, luận văn trước đó, tác giả thống kê, phân
tich, tổng hợp và so sánh việc ứng dụng multimedia trên ba báo điện tử. Từ
9
đó, rút ra nhận xét, đánh giá khái quát về thực tế ứng dụng multimedia của 3
tờ báo nói riêng và của báo điện tử Việt Nam nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận:
- Đóng góp vào quá trình nghiên cứu xu hướng cũng như việc sử dụng
multimedia trên báo điện tử Việt Nam nói chung và báo điện tử VietNamNet,
Tuổi Trẻ Online và VnExpress nói riêng.
- Làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, đào tạo và cho những
ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Góp phần làm thay đổi quan niệm và cách thức đưa tin, thực hiện tin
bài của các phóng viên vốn quen với cách làm báo truyền thống.
- Giúp ích cho người làm báo trong việc khai thác và triển khai ứng
dụng multimedia vào tác phẩm báo chí của mình.
7. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có các chương sau:
Chương 1: Tổng quan về truyền thông đa phương tiện
Chương 2: Ứng dụng multimedia trên báo điện tử VietNamNet,
VnExpress và Tuổi Trẻ Online
Chương 3: Một vài kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
multimedia trên báo điện tử hiện nay
10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG
ĐA PHƢƠNG TIỆN (MULTIMEDIA)

1.1. Khái niệm về multimedia

1.1.1. Thuật ngữ multimedia
“Đa phương tiện” (multimedia) đang là một khái niệm “thời thượng”
trong nhiều lĩnh vực đời sống hiện đại. Thuật ngữ này được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực.
Theo nghiên cứu của Richard Albarino trong cuốn "Goldstein's
LightWorks at Southhampton” [15, tr. 72], thuật ngữ "đa phương tiện" do Bob
Goldstein lần đầu tiên đặt ra tháng 7/1966 để nói về cuộc khai mạc chương
trình "LightWorks at L'Oursin" ở Southampton, Long Island.
Ngày 10/8/1966, chính Richard Albarino vay mượn lại thuật ngữ này.
Hai năm sau - 1968, thuật ngữ "đa phương tiện" được dùng để mô tả công
việc của một nhà tư vấn chính trị mang tên David Sawyer [20].
.

Trong nhiều năm, thuật ngữ này mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Cuối
những năm 1970, “đa phương tiện” được dùng để miêu tả các bài thuyết trình
gồm nhiều slide (trình chiếu). Chỉ đến những năm 1990, thuật ngữ “truyền
thông đa phương tiện” mới có ý nghĩa như hiện nay.
Cũng trong năm 1990, người ta còn dùng thuật ngữ “đa phương tiện”
để chỉ máy tính bán trên thị trường bởi nó được kết hợp với đĩa CD-ROM,
cho phép phân phối hàng trăm MB của video, hình ảnh, âm thanh và dữ liệu.
Trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, multimedia được dùng để chỉ sự
kết hợp của các phương tiện truyền thông bao gồm video, hình ảnh, âm thanh,
11
văn bản. Hàng triệu người hiểu về những nội dung trên web ngày hôm nay
như vậy.
Thực tế, nhiều nội dung thông tin thường không được coi là đa phương
tiện nếu không chứa các hình thức trình bày hiện đại như audio hoặc video.
Nhìn chung, có thể hiểu, “multimedia” là sự kết hợp của ngôn ngữ viết,
ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trên
trang web nhằm truyền tải một câu chuyện, vấn đề một cách đa diện. Mỗi

hình thức truyền thông sử dụng trong bài báo multimedia giống như một mặt
của viên kim cương, tạo nên sự “lấp lánh” của chỉnh thể viên kim cương đó.
Nhờ đó, bài báo mang vẻ đẹp hoàn thiện nhất, thuyết phục nhất.
1.1.2. Định nghĩa
Multimedia là thuật ngữ được sử dụng phổ biến 5 năm gần đây, kể cả ở
Mỹ và châu Âu. Định nghĩa “truyền thông đa phương tiện” đang dần thay đổi.
Ông Erin Macksey, Giám đốc điều hành Relative Exposure - công ty
chuyên cung cấp phóng sự đa phương tiện đầu tiên tại Việt Nam, cho biết:
"Truyền thông đa phương tiện là sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh,
video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trên
trang web nhằm truyền tải một câu chuyện, một vấn đề một cách đa chiều và
mỗi hình thức thể hiện góp phần tạo thành câu chuyện hoàn chỉnh. Đây là
hình thức truyền thông mới mẻ và hấp dẫn nhất mà các hãng thông tấn lớn ở
Mỹ như New York Times hay Washington Post đang sử dụng"

[32].
12

Theo Từ điển tiếng Anh Cambridge (2004), multimedia là “sự kết
nối các hình ảnh động và tĩnh, tiếng động, âm nhạc, từ ngữ, đặc biệt là lĩnh
vực máy tính và giải trí”. [11, tr.25]
Định nghĩa này chưa nêu bật được vấn đề đó là multimedia không chỉ
là sự kết nối các loại hình truyền thông đơn thuần mà phải theo một chủ đề
nhất định. Định nghĩa nhấn mạnh đến truyền thông đa phương tiện trong lĩnh
vực máy tính và giải trí, chứ chưa thực sự đề cập đến ứng dụng multimedia
trong báo chí. Ngoài ra, định nghĩa cũng không nhắc đến yếu tố đồ họa.
Từ điển Phim và Ảnh kỹ thuật số (2005) nhận định multimedia được
định nghĩa là “việc sử dụng nhiều loại hình truyền thông khác nhau trong
cùng một sản phẩm truyền thông. Nói cách khác, một sản phẩm multimedia
có thể hiểu ngắn gọn như một trình diễn slide, được gắn với phần nhạc minh

họa, các đồ họa, bài text, âm thanh hoặc hình ảnh động; thậm chí bao gồm
các bộ phim và diễn viên trong đó Bất cứ sản phẩm truyền thông nào sử
dụng các yếu tố trên đều là các sản phẩm đa phương tiện”. [11, tr.25]
13
Từ điển Bách khoa Wikipedia định nghĩa, multimedia “là việc sử
dụng các loại hình truyền thông khác nhau (phát thanh, văn bản, đồ họa, ảnh
động, video và tương tác) để truyền tải thông tin. Multimedia cũng liên quan
đến truyền thông máy tính. Vì thông tin được trình diễn bằng các dạng khác
nhau, nên truyền thông đa phương tiện tăng cường kinh nghiệm cho người
dùng, giúp họ nắm bắt thông tin tốt hơn. Trong nghệ thuật nghe nhìn, nó dùng
để miêu tả công việc được sáng tạo từ hai phương tiện trở lên”. [20].
Định nghĩa cho thấy một sản phẩm để tạo nên từ hai phương tiện truyền
thông trở lên có thể được gọi là sản phẩm multimedia. Bài báo càng khai thác
tốt thế mạnh trình bày thông tin của mỗi loại hình truyền thông, càng giúp
người truy cập nắm bắt thông tin tốt hơn.
Như vậy, ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo điện tử là
việc sử dụng nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự như
audio, video, tranh ảnh, đồ họa, văn bản, trình diễn ảnh,… ) trên cơ sở khai
thác thế mạnh từng loại hình truyền thông để thực hiện một sản phẩm báo
chí. Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải mang đến cho công chúng từ
2- 3 cách thức truyền tải trở lên.
Truyền thông đa phương tiện gồm hai hình thức là bài báo đa phương
tiện và trang báo đa phương tiện. Bài báo đa phương tiện là bài viết thay vì
chỉ sử dụng hình ảnh và chữ viết, có sử dụng thêm các video clip hoặc băng
audio, kết hợp cùng với biểu đồ, đồ thị, hoạt hình hay trình diễn ảnh. Trang
báo đa phương tiện là các trang báo phát triển thành các kênh riêng như kênh
chuyên về truyền hình, kênh chuyên về phát thanh, kênh chuyên về báo in,
kênh chuyên về ảnh. Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đề cập đến bài báo
đa phương tiện.
1.1.3. Đặc điểm của multimedia

14
Những năm gần đây, các kênh truyền thông không chính thống như
blog, mạng xã hội, các đoạn video, flash đã thay đổi phần lớn phương thức
truyền thông. Nó giúp người đọc có nhiều lựa chọn hơn trong việc thay đổi
cách thức tiếp nhận thông tin, tiếp nhận thông tin phong phú hơn.
1.1.3.1. Multimedia là công cụ làm báo hiện đại, tích hợp thế mạnh của nhiều
loại hình báo chí
Các nghiên cứu khoa học cho thấy con người nhận thức nhanh hơn nếu
kết hợp ba khả năng nghe, xem, đọc. Việc thông tin một vấn đề theo nhiều
cách thức truyền thông làm cho người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn trong
việc thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin. Đồng thời, nó làm cho việc trình
bày thông tin của báo điện tử phong phú, đa dạng và khác biệt hơn so với các
sản phẩm báo chí thể hiện trên các loại hình khác.
Nếu như báo in chỉ có đồ họa, chữ viết, phát thanh chỉ có âm thanh,
tiếng động, truyền hình chỉ có hình ảnh, tiếng động thì multimedia hội tụ gần
như đầy đủ mọi ưu điểm của báo in, phát thanh, truyền hình… Nó đưa người
đọc truy cập sâu vào trong bài báo. Mỗi phần video, audio, hình ảnh văn bản
hoạt hình sẽ kể một phần bài báo một cách thuyết phục nhất.
Và lẽ dĩ nhiên, mỗi loại hình truyền thông có cách cung cấp và truyền
tải thông tin khác nhau. Sự tổng hợp tối ưu các loại hình truyền thông tạo nên
sức mạnh truyền thông. Nhờ thông tin được sắp xếp theo tầng lớp, công
chúng không những hiểu rõ hơn các góc cạnh của vấn đề, mà còn chủ động
hơn trong tiếp cận thông tin. Một tác phẩm báo chí thành công là tác phẩm
được người đọc hiểu đúng và tiếp nhận trọn vẹn thông điệp mà người làm báo
muốn gửi đến.
1.1.3.2. Multimedia giúp lưu giữ thông tin theo chủ đề
15
Thực tế cho thấy những bài báo đa phương tiện trình bày thông tin theo
nhiều loại hình truyền thông khác nhau và người làm báo căn cứ vào nội dung
để chọn loại hình truyền thông hợp lý và hiệu quả nhất.

Một trong những thế mạnh của báo điện tử là không bị giới hạn trong
không gian chật hẹp. Nếu như không gian trình bày trong báo in, phát thanh,
truyền hình như một cái ao, thì không gian đó trong báo điện tử như một đại
dương lớn. Nhờ tính chất “không giới hạn” đó, báo điện tử có thế mạnh trong
việc thể hiện đa tầng, đa chiều thông tin và có khả năng lưu giữ nguồn dữ liệu
vô tận. Và tất cả các dạng thông tin dù là chữ viết, hình ảnh, audio, video hay
hoạt hình… đều nhằm thể hiện một chủ đề, vấn đề nhất định trong bài báo.
Khả năng lưu trữ dữ liệu ở mức độ cao giúp người làm báo không còn
lo lắng về thời lượng phát sóng, hay độ dài bài báo mà chỉ cần tập trung vào
không gian sáng tạo và thể hiện thông tin của mình. Nếu không có ứng dụng
multimedia, báo điện tử khó có thể chiếm vị trí vô địch về lưu giữ thông tin
đa dạng, phong phú trong làng báo.
1.1.3.3. Phá vỡ giới hạn truyền tải và tiếp nhận thông tin
Trong phát thanh - truyền hình, thời gian là tuyến tính. Công chúng
không có nhiều lựa chọn trong việc tiếp nhận thông tin. Họ thường xuyên
phải theo dõi bài báo từ đầu đến cuối và nếu bỏ giữa chừng thì không có
nhiều cơ hội để xem phần bỏ lỡ. Đối với báo in, vấn đề xem lại dễ dàng hơn
đôi chút nhưng vẫn gặp khó khăn nếu như công tác lưu trữ không tốt.
Bên cạnh đó, do bị giới hạn về không gian, nên báo in chỉ phản ánh
được một vài khía cạnh của vấn đề. Để có thể hiểu tường tận vấn đề, công
chúng cần theo dõi nhiều kỳ báo hoặc xem nhiều chương trình. Điều này tạo
ra một sự phụ thuộc, đôi khi là sự “chờ đợi hồi hộp”, nhưng nó cũng biến
công chúng trở thành người thụ động trong tiếp nhận thông tin.
16
Với multimedia, giới hạn truyền thông được mở rộng. Nó trao cho nhà
báo công cụ cần thiết để sáng tạo không gian theo khả năng của mình và trao
cho công chúng quyền tái tạo không gian theo nhu cầu của mình. Người làm
báo có thể sử dụng các phương tiện truyền tải theo ý tưởng và sự sáng tạo của
họ, tận dụng triệt để thế mạnh của mỗi loại hình truyền thông để làm nổi bật
vấn đề hoặc thông tin muốn gửi tới công chúng. Họ được quyền sắp xếp mạch

thông tin theo cách mà họ cho là hợp lý còn người truy cập được toàn quyền
quyết định tiếp nhận thông tin trật tự mà họ thích nhất.
1.1.3.4. Kén chọn đề tài và gắn với sự phát triển của công nghệ
Trong đời sống hàng ngày có nhiều sự kiện, hiện tượng được chọn làm
đề tài đăng tải trên báo chí. Tuy nhiên, không phải sự kiện nào cũng được lựa
chọn để trình bày theo dạng multimedia. Sự kiện đó nếu không hấp dẫn,
không được xã hội quan tâm, không có phần bối cảnh và diễn biến phù hợp để
ghi hình, phỏng vấn, không cần ghi lại âm thanh hay không có nhiều khung
cảnh đắt giá để chụp ảnh…, thì khó có thể ứng dụng multimedia.
Công nghệ tạo nên kỷ nguyên truyền thông đa phương tiện. Nó ảnh
hưởng mạnh và có tính chất quyết định đối với sự phát triển của multimedia.
Khoa học công nghệ càng phát triển, càng có nhiều loại hình truyền thông
mới ra đời thì multimedia càng giàu có về phương tiện trình diễn thông tin.
Do tích hợp nhiều loại hình truyền thông, nên các sản phẩm multimedia
có dung lượng lớn, chiếm nhiều diện tích trong máy chủ (server) nên đòi hỏi
phải có một đường truyền băng thông rộng để người đọc có thể xem trực tiếp
các file âm thanh và video trên website mà không bị giật. Đường truyền càng
nhanh, hiệu quả đạt được của bài báo multimedia càng tối ưu.
17
Vì multimedia gắn với trình độ khoa học công nghệ cao hơn so với các
loại hình truyền thông khác nên nó đòi hỏi người truy cập phải có sự hiểu biết
nhất định về công nghệ để xem được các tác phẩm ứng dụng multimedia.
1.1.3.5. Đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và gắn liền với dấu ấn cá nhân
Muốn ứng dụng multimedia vào việc trình bày một bài báo, người làm
báo phải biết nhiều về kỹ thuật, nắm vững từng loại hình truyền thông. Nó đòi
hỏi người làm báo cần có sự chủ động và linh hoạt để xác định thời điểm nào,
nội dung nào, chủ đề nào thì sử dụng loại hình truyền thông nào.
Multimedia giúp tạo ra sự hấp dẫn trong thông tin nhưng đồng thời nó
cũng là một thách thức tay nghề với người làm báo. Mỗi người làm báo lúc
này không chỉ là người lên ý tưởng, mà còn phải là người biên tập và cụ thể

hóa các ý tưởng. Nó gắn với sự dấn thân, việc lên kế hoạch và sự lựa chọn các
cảnh quay, các đoạn ghi âm để thể hiện các dụng ý nội dung nhất định. Do đó,
mặc dù một tác phẩm báo chí đa phương tiện thường là sản phẩm của cả một
tập thể, nhưng nó vẫn mang dấu ấn và gắn liền với phong cách cá nhân.
1.1.4. Thành phần multimedia
1.1.4.1. Chữ viết (text)
Chữ viết là một phương thức biểu thị chuỗi lời nói bằng những kí hiệu
viết- đồ hình. Nó là thành phần cơ bản của báo điện tử, dùng để mô tả sự kiện,
hiện tượng… Nhiều khi nó là thành phần thuần túy của bài viết, nhiều khi chỉ
là một phần. Nó là yếu tố thể hiện nội dung và cả phong cách của nhà báo,
thường được dùng khi nhà báo không thể truyền thông tin qua ảnh, video,
audio hoặc qua các ngôn ngữ phi văn tự khác.
1.1.4.2. Hình ảnh tĩnh
Ảnh tĩnh ghi lại một lát cắt của sự kiện. Nó có tác dụng làm nổi bật
cảm xúc, nhấn mạnh một ý, một điểm nào đó trong bài báo và dễ dàng tạo
18
cảm xúc đặc biệt cho người truy cập. Những cảm xúc này gây ấn tượng mạnh
và in sâu trong tâm trí người xem hơn là chữ viết.
1.1.4.3. Âm thanh (audio)
Âm thanh có thế mạnh về kể chuyện. Nó đặc biệt phát huy thế mạnh
trong những trường hợp sự việc không thể miêu tả được bằng lời hoặc bản
thân từ ngữ không thể diễn tả hết được sự kiện hoặc diễn tả không chính xác.
Tuy không mang lại cảm giác trực quan nhưng nó khiến người nghe như được
tham gia vào câu chuyện mà đoạn audio đang kể.
1.1.4.4. Video
Dân gian có câu “trăm nghe không bằng một thấy” và video chính là
phương tiện đem lại hình ảnh động và chân thực. Nó tiện thể hiện tốt nhất
hành động, hình ảnh trong câu chuyện, đưa người đọc đến với nội dung chính
của bài báo và theo dõi nhân vật chính trong chuyện. Nó giúp người xem như
được chứng kiến, tham gia câu chuyện một cách chân thật nhất. Nó đem lại ấn

tượng mạnh và ghi lại được những thời khắc hiếm có.
1.1.4.5. Animation (Hoạt hình)
Hoạt hình dùng để tái tạo lại một sự kiện có chuyển động hoặc làm rõ
cái gì đó đã xảy ra hoặc đang tiến hành. Đây là cách làm hiệu quả khi không
có ảnh tĩnh hay đoạn băng audio. Tuy nhiên, không nên lạm dụng phim hoạt
hình vì khi khán giả quá tập trung theo dõi nó thì có thể gây ra sự xao lãng đối
với nội dung của bài báo.
1.1.4.6. Slide show (trình diễn ảnh)
Slide show gồm nhiều bức ảnh khác nhau được sắp xếp theo một trật tự
nhất định. Nó có tác dụng bổ trợ, minh họa cho nội dung bài báo với một tốc
độ định sẵn, tạo ra một trình bày ảnh. Hình ảnh có thể có thêm chú thích để
19
làm rõ nội dung. Hiện nay, rất nhiều tờ báo lớn trong và ngoài nước đều sử
dụng cách trình bày này đối với bức ảnh, tạo ra sự chuyên nghiệp và hiện đại
trong phong cách trình bày.
1.1.4.7. Các phương thức tương tác khác
Phỏng vấn (giao lưu trực tuyến): Bao gồm dạng hỏi – đáp, nhằm giúp
người đọc, người quan tâm, công chúng nêu ra các thắc mắc, trăn trở của
mình đối với một vấn đề nhất định. Người tham gia giao lưu với tư cách
khách mời sẽ đưa ra quan điểm, ý kiến của mình để giải đáp những vấn đề mà
công chúng thắc mắc. Ưu điểm nổi trội của giao lưu trực tuyến là độc giả và
nhân vật tham gia không bị giới hạn bởi không gian địa lý.
Trưng cầu ý kiến (poll, vote): là việc khảo sát, thực hiện các điều tra xã
hội học, cung cấp tư liệu cho báo chí, đồng thời giúp cho người tham gia biết
được có bao nhiêu người có cùng quan điểm hoặc khác quan điểm với mình.
Đồ thị: Góp phần biểu diễn quá trình diễn biến của sự việc hoặc minh
họa cho một nhận định nào đó. Có trường hợp, nó là phương tiện chính thể
hiện bài báo và văn bản, ảnh tĩnh, video giữ vai trò phụ trợ…
1.1.5. Sự ra đời và phát triển của việc ứng dụng multimedia trên thế giới và
Việt Nam

1.1.5.1. Trên thế giới
Các trang thông tin điện tử hàng đầu thế giới hiện nay như New York
Times, Washington Post của Mỹ hay BBC, The Guardian của Anh - những tờ
báo lớn nhất hiện nay không chỉ chạy đua đưa tin nhanh nhất, nóng nhất, đầy
đủ nhất cho người đọc mà nó còn chạy đua trong việc đưa lại tiện ích cho
người đọc khi truy cập báo điện tử. Đã qua rồi thời tòa soạn chỉ có báo giấy
với các hình ảnh minh họa giản đơn. Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của báo điện tử
20
với những tiện ích mà nó mang lại, trong đó truyền thông đa phương tiện thực
sự là một bước nhảy vọt. Chỉ cần nhấp chuột vào những trang báo này có thể
thấy họ đang cung cấp cho độc giả những câu truyện vô cùng sống động. Các
tờ báo tổ chức, cơ cấu lại tòa soạn và đội ngũ nhân lực nhằm cung cấp cho
độc giả những câu chuyện vô cùng sống động và chân thực qua các phóng sự
đa phương tiện. Đề tài khai thác thường là về các vấn đề được nhiều người
quan tâm như an ninh, môi trường, tệ nạn xã hội, hoạt động văn hóa, giải trí,
những điều kỳ lạ về cuộc sống…
Tại châu Âu và Mỹ, các tờ báo đã biết ứng dụng multimedia vào việc
thể hiện nội dung tác phẩm báo chí trong khoảng 5 năm nay. Các bài báo ứng
dụng multimedia được công chúng đánh giá rất cao bởi nó được xây dựng
một cách chuyên nghiệp mang tính thời sự, hiệu quả trong việc truyền tải
thông tin và hình ảnh đến người xem. Đặc biệt tại Mỹ, sự cạnh tranh giữa các
hãng truyền thông vô cùng khốc liệt. Các phóng viên ảnh nếu muốn giữ công
việc một cách chắc chắn thì ngoài việc cung cấp phóng sự ảnh, họ cần phát
triển thêm các kỹ năng như phỏng vấn, ghi âm, quay phim, hiệu đính âm
thanh, hình ảnh video và thâm chí cả thiết kế đồ họa và flash.
Truyền thông đa phương tiện giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của
báo chí ở khả năng tiếp cận tới khán giả mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi hình
thức nghe nhìn có thể. Ví dụ như NewYork Times có hẳn một bộ multimedia
rất đồ sộ về Trung Quốc. Trong đó có rất nhiều thông tin cả về video, hình
ảnh, và các số liệu thống kê mà nếu người đọc không tìm ở bộ multimedia đó

thì họ phải tìm ở rất nhiều nguồn khác nhau.
Truyền thông đa phương tiện là một công cụ làm báo mới được đánh
giá là rất có tương lai ở châu Âu và Mỹ trong những năm tới. Ở châu Á, mọi
21
sự vẫn đang ở giai đoạn mở đầu và việc phát triển hình thức truyền thông hiện
đại này là một điều tất yếu ở châu lục đông dân nhất này.
Ông Bill Keller, Tổng biên tập tờ New York Times, khẳng định: “Sự
thật là cuộc chạy đua đa phương tiện đã bắt đầu và bạn sẽ nhanh chóng bị
loại ra khỏi cuộc đua nếu không tăng tốc’ [26]. Ông đã phát động một cuộc
đua cho tất cả các biên tập viên, phóng viên, nhà báo và những nhân viên
quảng cáo cho tờ báo đều vào cuộc. Thay vì chỉ được đào tạo đơn giản để
phỏng vấn, nghiên cứu, viết bài, các nhà báo được đào tạo chéo, để có thể sử
dụng thành thạo video, hình ảnh, audio và biết cách khai thác hiệu quả một
bài báo đa phương tiện. New York Times đã chỉ ra rằng những người làm báo
cần phải tìm cách tiếp cận với công cụ multimedia để biến tờ báo của họ trở
nên thực sự là một kênh truyền thông mạnh.
1.1.5.2. Ở Việt Nam
Trong khi truyền thông đa phương tiện ở các nước châu Âu và Mỹ
đang phát triển mạnh thì ở Việt Nam, ứng dụng truyền thông đa phương tiện
vào việc thể hiện nội dung tác phẩm báo chí còn khá mới mẻ. Phần lớn các
tòa báo in ở Việt Nam đều mở thêm trang web để cập nhật thông tin nhanh
chóng và phục vụ một số lượng đông đảo người dùng internet. Họ cũng đã bắt
đầu biết khai thác lợi thế của internet bằng việc phát trực tuyến hoặc phát lại
các các chương trình tivi, phim, radio, hay các đoạn video clip. Tuy nhiên tất
cả đều ở hình thức phát lại và chủ yếu mang tính giải trí.
Xu hướng hiện nay trên thế giới là đi theo hướng truyền thông đa
phương tiện. Một số số liệu thống kê cho hay, 90% phóng viên của Mỹ hiện
nay đi làm không dùng máy ảnh truyền thống nữa. Họ dùng camera độ phân
giải cao để có thể có được hình ảnh động lẫn hình ảnh tĩnh để chuyển về tòa
22

soạn. Những toàn soạn, tờ báo lớn trên thế giới như ở Mỹ họ đều có những
phòng truyền thông đa phương tiện.
Trong bài phát biểu với các nhà báo Việt Nam, ông Ottino Sjoberg,
Tổng biên tập tờ Expressen - nhật báo có lượng độc giả lớn thứ ba ở Thụy
Điển, cho biết: “Chúng ta đang sống trong một thời đại tồi tệ nhất, nhưng
cũng tốt đẹp nhất của báo chí. Bởi trong thế giới báo chí đang có rất nhiều sự
thay đổi. Nếu không biết cách thay đổi thì các bạn sẽ chết. Còn nếu thích ứng
được thì sẽ có vô vàn cơ hội". [26]
Ở Việt Nam, ông Erin Mascksey - Giám đốc điều hành của Relative
Axposure, từng thực hiện video trực tuyến về hai mẹ con nhân vật Mùi ở cầu
Long Biên (Hà Nội). Chị Mùi mắc bệnh tâm thần nhẹ và bị nghi nhiễm HIV
lây từ người chồng (bố của bé Phả) đã chết vì AIDS. Họ sống lang thang, vô
gia cư dưới gầm cầu, gần ga Long Biên. Ông cho biết, để thực hiện một video
truyền thông đa phương tiện, người thực hiện cần tổ chức và thực hiện rất kỳ
công. Đầu tiên, phải chọn đề tài báo chí thật hấp dẫn để viết kịch bản. Sau đó,
Erin Mascksey đi theo hai mẹ con họ hàng tháng trời để quay phim chụp ảnh,
phỏng vấn nhân vật, thu tiếng động hiện trường làm “nguyên liệu” cho một bộ
truyền thông đa phương tiện. Tiếp theo phải sắp xếp các bức ảnh theo câu
chuyện trên máy tính, sắp xếp theo câu truyện kể. Cuối cùng là thiết kế giao
diện cho bộ truyền thông đa phương tiện đó và viết code để đưa lên web.
Như vậy, ở Việt Nam, nhân vật truyền thông đa phương tiện đầu tiên là
Mùi. Bộ phim rất xúc động và gây hiệu ứng lớn vì tình cảm, nghị lực sống
của mẹ con người đàn bà nhiễm HIV. Người đọc không chỉ được xem nội
dung video trên web, mà còn có những hình ảnh, video, audio, biểu đồ số liệu
bổ trợ, thông tin tham khảo. Có thể nói, về mặt kỹ thuật, đưa bài báo
multimedia lên web không khó, khó nhất là sản xuất ra nó.
23
1.2. Khái niệm và đặc điểm báo điện tử
Thế kỷ XXI được xem như cái mốc đánh dấu sự phát triển trên nhiều
lĩnh vực, trong đó có truyền thông đại chúng. Những thay đổi diễn ra nhanh

chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của công nghệ đã khiến người ta phải nói
đến một cuộc cách mạng công nghệ hay cách mạng thông tin.
Internet cung cấp cho người dùng nhiều dịch vụ tiện ích cho người sử
dụng, trong đó có dịch vụ thông tin đa phương tiện trên báo điện tử. Điều này
làm cho internet ngày càng hấp dẫn, nhất là đối với giới trẻ. Có nhiều cách
gọi khác nhau đối với báo điện tử là báo mạng, báo điện tử, báo internet.
Thuật ngữ “điện tử” không làm rõ đặc điểm của báo phát hành trên mạng như
thuật ngữ “trực tuyến”. Ở Việt Nam, từng có thời gian, khái niệm “báo điện
tử” được sử dụng để chỉ phát thanh và truyền hình. Thuật ngữ “trực tuyến”
(online) hiện được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền thông như: “xuất
bản trực tuyến” (online publishing); “phương tiện truyền thông trực tuyến”
(online media); “nhà báo hoạt động trong lĩnh vực báo điện tử” (online
journalist); “báo chí học trực tuyến” (online journalism); “phát thanh trực
tuyến” (online radio); “truyền hình trực tuyến” (online television)… Tuy
nhiên, trong luận văn này, tác giả thống nhất sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.
Từ điển wikipedia định nghĩa: “Báo điện tử là báo mà người ta đọc
nó trên máy tính, điện thoại di động, iPod, iPhone khi có kết nối internet.
Báo điện tử khác với báo in báo giấy là tin tức thường xuyên được cập nhật,
nhanh chóng nên luôn luôn có tin mới. Nó khác so với trang thông tin điện tử
về tần suất cập nhật, nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin, số người thường
xuyên truy cập Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc
nó không phụ thuộc vào không gian và thời gian”[21].

×