Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Vai trò của báo chí đối với công cuộc cải cách hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
___________________________





NGUYỄN THANH VÂN








VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ
ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
(KHẢO SÁT QUA BÁO IN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2004)







LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC










TP. HỒ CHÍ MINH - 2006

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
___________________________





NGUYỄN THANH VÂN






VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ
ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
(KHẢO SÁT QUA BÁO IN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2004)






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH : BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ : 60.32.01





Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. DƯƠNG XUÂN SƠN




TP. HỒ CHÍ MINH - 2006
MỤC LỤC

Dẫn luận
Trang 1
Chương Một. Hành chính công và cải cách hành
chính.
10
I.Khái niệm hành chính công và cải cách hành chính.
10
II. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về cải
cách hành chính cho cán bộ, công chức và các tầng lớp
nhân dân là một vấn đề bức thiết trong giai đọan hiện

nay.
14
III. Những chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách
hành chính.
18
Chương Hai. Nội dung cải cách hành chính và vấn đề
tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về cải
cách hành chính trên báo chí nước ta hiện nay.
29
I. Một số nội dung cải cách hành chính.
29
II. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về cải
cách hành chính trên báo chí nước ta hiện nay.
36
Chương Ba. Một số nhận xét, đánh giá qua khảo sát
về tình hình tuyên truyền, giáo dục nhận thức về cải
cách hành chính trên báo chí.
78
I.Một số nhận xét, đánh giá về tình hình tuyên truyền,
giáo dục nhận thức về cải cách hành chính trên báo chí.
78
II. Một số kiến nghò nhằm nâng cao hiệu quả tuyên
truyền, giáo dục nhận thức về cải cách hành chính trên
báo chí.
87
Kết luận
90
Phụ lục
94
Danh mục tài liệu tham khảo

136


1
DẪN LUẬN

Sau 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn
thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ, đất nước chúng ta lại trải qua những chặng đường
đầy gian nan thử thách của công cuộc xây dựng, kiến thiết nước nhà.
Nếu trong giai đoạn trước những năm đổi mới, với một cơ chế quản lý
bao cấp, tập trung đã dần bộc lộ những hạn chế, quan liêu từ bộ máy
hành chính nhà nước. Với đường lối đổi mới toàn diện do Đại hội Đảng
lần thứ VI - năm 1986 xác đònh, đất nước ta dần chuyển động tăng tốc
trên con đường phát triển. Trên những chặng đường ấy, chúng ta đã dần
dần nhận diện được khó khăn, thử thách lẫn những hạn chế, tồn tại,
khuyết điểm. Qua đó, Đảng và Nhà nước ta đúc rút ra những bài học
kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn của công cuộc đổi mới và cải cách.
Chính sự cải cách, đổi mới này đã tạo làn sóng và nguồn động lực thúc
đẩy cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khai thông lộ trình hội
nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới. Nền kinh tế Việt Nam
trong những năm gần đây đã có những bước phát triển nhanh và vững
chắc. Song, cũng chính từ thực tiễn phát triển với xu thế hội nhập,
những vấn đề yếu kém của cơ chế quản lý của chúng ta đã bộc lộ. Bộ
máy hành chính nhà nước quá cồng kềnh với đội ngũ cán bộ, công chức
còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Quan điểm và nhận thức
về bộ máy hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại để đáp ứng
với nhu cầu phát triển vẫn chưa được hình thành rõ nét. Chính vì vậy

2

mà công cuộc cải cách hành chính Nhà nước trở thành vấn đề mà Đảng
và Nhà nước xác đònh là nhiệm vụ trọng tâm, là hết sức quan trọng, cấp
thiết của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghóa Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thực hiện công cuộc cải
cách hành chính không chỉ đơn giản, dễ dàng. Vì quan điểm và lý luận
về một nền hành chính hiện đại của một nhà nước xã hội chủ nghóa vẫn
chưa có. Vì thế, quá trình cải cách hành chính được thực hiện từng
bước, mang tính tổng kết thực tiễn để xây dựng lý luận.
Chủ trương cải cách hành chính đã được Đảng Cộng sản Việt Nam
đề ra chính thức từ năm 1991, nhưng đến năm 1994 mới được tổ chức
triển khai thực hiện. Đến ngày 17 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết đònh số 136/2001/QĐ-TTg về việc ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-
2010 với mục tiêu chung là: “Xây dựng một nền hành chính dân chủ,
trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghóa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ công
chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ
bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thò trường
đònh hướng xã hội chủ nghóa”.
Tuy nhiên đây là một công việc phức tạp, nhiều khó khăn, vì nó
trực tiếp đụng chạm đến lợi ích cục bộ của các ngành, các đòa phương
cũng như bản thân đội ngũ cán bộ công chức cũng như đối tượng thụ

3
hưởng - nhân dân. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức
về cải cách hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy
Nhà nước và các tầng lớp nhân dân là hết sức cần thiết và quan trọng.
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thò trường đònh hướng xã hội chủ
nghóa, tổ chức và hoạt động của Nhà nước được đổi mới một bước và
thu được những thành tựu bước đầu, tạo thế và lực mới đưa đất nước
chuyển sang thời kỳ phát triển mới. Tuy nhiên trước yêu cầu bức thiết
của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, tổ
chức bộ máy Nhà nước, nhất là bộ máy hành chính đã bộc lộ nhiều
khuyết tật, đang cản trở công cuộc đổi mới nói chung, đặc biệt là đổi
mới kinh tế và củng cố hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghóa.
Để khắc phục những thiếu sót, sửa chữa những khuyết tật, xây
dựng một Nhà nước vững mạnh, trong sạch, hiện đại, bộ máy Nhà nước
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng các yêu cầu quản lý đất nước
trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động, xuất hiện thời
cơ và thuận lợi mới cũng như nguy cơ và thách thức mới, thì yêu cầu
bức thiết là phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, mà trọng
tâm là tiến hành cải cách hành chính.
Cải cách hành chính là cuộc cách mạng lớn trong hệ thống hành
chính Nhà nước, là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước theo đònh hướng xã hội chủ nghóa. Cải cách hành chính
được tiến hành trong mối quan hệ biện chứng với đổi mới kinh tế, ổn

4
đònh chính trò và được xác đònh là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách bộ
máy Nhà nước, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trò. Cải
cách hành chính đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là các cán bộ
lãnh đạo cùng các tầng lớp nhân dân phải có nhận thức sâu sắc và
quyết tâm rất cao để vượt qua những thách thức khó khăn, mà nếu
không vượt qua được thì cải cách xem như không thành công. Công tác
tổ chức, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng trong từng cơ quan, cấp quản lý
và trong cả hệ thống chính trò cần phải hướng tập trung vào mục tiêu

củng cố và nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về cải cách hành
chính, biến nhận thức thành những hành động thiết thực trong nền công
vụ.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa báo chí và công cuộc cải cách
hành chính, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về cải
cách hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân
dân là một vấn đề rất mới và chưa có một luận án thạc só báo chí nào
nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về lónh vực này. Chỉ có một vài công
trình nghiên cứu riêng lẻ như: ‚Đề xuất nghiên cứu và nâng cao nhận
thức về cải cách hành chính‛ của Thạc só Nguyễn Đức Mạnh in trong
tuyển tập “Cải cách hành chính, vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy
Nhà nước”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Chính vì vậy,
chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này với mục đích đi sâu khảo sát,
nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn hoạt động báo
chí, qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá và đem lại một cái nhìn tổng thể

5
về tình hình và những đóng góp của báo chí trong việc tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức về cải cách hành chính cho đội ngũ cán
bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
Đề tài này được thực hiện với mục đích nhằm đưa ra một cái nhìn
tổng thể về tình hình tuyên truyền, giáo dục nhận thức về cải cách hành
chính, mối quan hệ và vai trò của báo chí với công cuộc cải cách hành
chính hiện nay.
Để thực hiện mục đích này, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của hành chính công và cải cách hành
chính công.
- Nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về cải

cách hành chính.
- Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích các bài viết về vấn đề
cải cách hành chính trên một số tờ báo tiêu biểu có số lượng bạn đọc
cao của Thành phố Hồ Chí Minh.
IV. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, những bài viết được
đăng tải trên hệ thống báo chí.
- Phạm vi nghiên cứu là các tin, bài viết liên quan đến vấn đề cải
cách hành chính trên các tờ báo lớn, có lượng độc giả cao của Thành
phố Hồ Chí Minh là Sài Gòn Giải Phóng, Sài Gòn Giải Phóng thứ bảy,

6
Tuổi trẻ, Tuổi trẻ chủ nhật, Thanh niên, Pháp luật, Người Lao động
trong thời gian từ tháng 10/2001 đến tháng 10/2004. Chúng tôi chọn
mốc thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 10/2001 vì đó là thời điểm
Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà
nước giai đoạn 2001-2010. Thời gian khảo sát kéo dài đến tháng
10/2004 vì khoảng thời gian 3 năm giúp người làm luận văn có được cái
nhìn toàn diện về vai trò và những đóng góp của báo chí đối với công
cuộc cải cách hành chính.
Bên cạnh việc khảo sát mang tính hệ thống các tờ báo của Thành
phố Hồ Chí Minh, chúng tôi còn tiến hành một đợt điều tra xã hội học.
Đợt điều tra này nhằm mục đích tìm hiểu sự tác động của báo chí đến
người dân trên lĩnh vực tuyên truyền công cuộc cải cách hành chính.
Chúng tôi chọn đòa bàn phát phiếu điều tra là một phường tại Quận 1 -
là một trong những đòa phương đầu tiên thực hiện thí điểm cải cách
hành chính và cũng là nơi đạt hiệu quả cao trong việc tiến hành cải
cách hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với số phiếu điều tra
được phát theo phương pháp ngẫu nhiên cho đối tượng là 800 phiếu

nhằm đạt mục đích nhận diện những vấn đề mang tính tổng quát, toàn
diện hơn.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU
Dựa trên những khái niệm, những luận điểm, luận cứ về hành
chính công và cải cách hành chính, dựa trên quan điểm duy vật biện
chứng, quan điểm của Đảng về hệ thống báo chí và nguyên tắc hoạt
động báo chí.

7
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, các thao tác suy
luận diễn dòch kết hợp với quy nạp…
Như đã trình bày trong phần Lòch sử nghiên cứu vấn đề, cho đến
hiện nay hệ thống các nguồn tài liệu, tư liệu liên quan trực tiếp đến đề
tài là khá ít ỏi, nếu không nói là hầu như không có. Đây cũng chính là
khó khăn của chúng tôi khi thực hiện đề tài này vì đây là vấn đề mới
mẻ, mang đậm tính thực tiễn. Chính vì lý do đó, để thực hiện đề tài,
chúng tôi tập trung xử lý nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo theo 2 hướng
chính:
- Sử dụng, tham khảo hệ thống các văn bản, chỉ thò… của Đảng và
Nhà nước như các Nghò quyết của Ban Chấp hành Trung ương về cải
cách hành chính, Nghò quyết 38/CP của Chính phủ, Quyết đònh số
136/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ v.v… Các báo cáo tổng
kết của Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 -
2010. Hệ thống văn bản này là cơ sở lý luận, đònh hướng cho việc
nghiên cứu đề tài. Đồng thời, đây cũng là nguồn tư liệu giúp chúng tôi
có cái nhìn tổng quát về công cuộc cải cách hành chính thực hiện trong
thời gian qua. Qua đó, nhận diện sâu sắc những thành quả cũng như
những tồn tại, khuyết điểm trong tiến trình cải cách hành chính.
- Khảo sát mang tính hệ thống và phân tích sâu các tin, bài viết

trên các báo lớn của Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Tuổi trẻ (nhật báo
và tuần san số chủ nhật), Thanh niên, Người Lao động, Sài Gòn Giải
phóng (nhật báo và tuần san số thứ bảy) và Pháp luật Thành phố Hồ

8
Chí Minh. Kết quả khảo sát hệ thống báo chí này là nguồn tư liệu rất
quan trọng phục vụ cho những phân tích, nhận đònh của đề tài.
Bên cạnh hai hướng tiếp cận nguồn tư liệu nêu trên, chúng tôi
cũng sử dụng và tham khảo các đề tài, dự án do Chính phủ, các Bộ
ngành Trung ương và các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới - WB,
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc - UNDP…) thực hiện tại Việt
Nam như các Dự án VIE/01/024/B, VIE/02/010 v.v… Nguồn tư liệu
thành văn này mang tính tham khảo nhằm giúp chúng tôi có cái nhìn
toàn diện, tổng quát hơn về chương trình cải cách hành chính đã thực
hiện trong thời gian qua. Qua đó, góp phần nhận diện sâu sắc hơn nữa
những vấn đề đặt ra từ đó chúng tôi có thể đưa ra những giải pháp, kiến
nghò mang tính khoa học và khả thi cao.
VI. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Qua khảo sát đầy đủ, toàn diện, luận văn sẽ có đóng góp vào
việc làm rõ hơn về hệ thống các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước và các thông tin hiểu biết về cải cách hành chính.
- Khảo sát, phân tích hệ thống các tin, bài viết trên báo chí làm rõ
vai trò của báo chí về vấn đề cải cách hành chính.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
của công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về cải cách hành chính
trên báo chí hiện nay.
VII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN
VĂN

9

Kết quả khảo sát của đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo chính
xác, có hệ thống, đầy đủ cho các bạn sinh viên và những ai quan tâm
nghiên cứu vấn đề cải cách hành chính.
Đồng thời luận văn cũng có thể dùng làm nguồn tài liệu tham
khảo cho các nhà hoạch đònh chính sách, các chuyên gia nghiên cứu về
cải cách hành chính.
VIII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương và Danh
mục tài liệu tham khảo, phần Phụ lục.
Chương I: Hành chính công và cải cách hành chính.
Chương II: Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam và vấn đề
tuyên truyền nâng cao nhận thức về cải cách hành chính trên báo
chí nước ta hiện nay.
Chương III: Một số nhận xét, đánh giá qua khảo sát về tình
hình tuyên truyền, giáo dục nhận thức về cải cách hành chính trên
báo chí.







10
CHƯƠNG I
HÀNH CHÍNH CÔNG VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
I. KHÁI NIỆM HÀNH CHÍNH CÔNG VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
I.1. Khái niệm hành chính công
“Hành chính công” là một thuật ngữ được sử dụng cách đây không
lâu. Nhiều người nghiên cứu quản lý nhà nước cho rằng thuật ngữ này

được các học giả Pháp và Đức sử dụng vào những năm cuối thế kỷ
XVIII. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng tiếp cận đến thuật ngữ này đã có
từ ngay khi Nhà nước phải tiến hành các hoạt động quản lý những vấn
đề chung của xã hội khi Nhà nước được hình thành. Và đặc biệt khi
Nhà nước tiến hành xây dựng nhiều công trình quy mô lớn thì hành
chính công đã được sử dụng.
Nghiên cứu hành chính công, các học giả cố gắng tìm đến một
đònh nghóa riêng cho thuật ngữ này. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng
đònh nghóa hành chính công đều phải gắn liền với đònh nghóa hay cách
quan niệm về hành chính nói chung. Nếu có riêng thuật ngữ này thì
phải phân biệt được sự tương tự giữa hành chính nói chung, hành chính
công và hành chính tư nói riêng. Nếu không có sự phân biệt đó, khó có
thể đưa ra một đònh nghóa hay một cách tiếp cận đúng về hành chính
công.
Trong một số tài liệu nghiên cứu, hành chính công và hành chính
nhà nước được sử dụng thay thế cho nhau. Trong điều kiện của Việt
Nam, hành chính nhà nước được nhiều người biết đến hơn hành chính

11
công. Do đó, việc sử dụng thuật ngữ “hành chính công” hay “hành
chính nhà nước” là để phù hợp với thói quen viết ở nước ta. Bản chất
nội dung của hành chính nhà nước hay hành chính công không có sự
khác nhau. Đó đều là hành chính của cơ quan nhà nước.
Theo cách tiếp cận về quản lý nhà nước, có thể hiểu hành chính
công (hành chính nhà nước) là “hoạt động thực thi quyền hành pháp của
Nhà nước; là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp
luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người do các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương
đến cơ sở tiến hành nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ xã
hội và trật tự pháp luật, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của con người

trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đạt được các mục tiêu của
quốc gia một cách hiệu quả nhất trong từng giai đoạn phát triển”.
I.2. Khái niệm cải cách hành chính
Tác giả người Mỹ G.E.Caiden trong tác phẩm “Cải cách hành
chính” xuất bản năm 1969 đã đưa ra đònh nghóa cải cách hành chính là
“sự tác động nhân tạo của việc chuyển đổi hành chính chống lại sự
kháng cự”. G.E.Caiden giải thích:
- Cải cách hành chính là nhân tạo bởi vì nó do con người làm ra,
có chủ đònh, có kế hoạch, nó không phải ngẫu nhiên, tự nhiên hay tự
động; nó được tác động, bởi vì nó bao gồm sự thuyết phục, lý giải và kể
cả đe dọa, dùng hình phạt nếu cần.
- Nó thừa nhận triển vọng sẽ có sự chống đối và yêu cầu sự nỗ lực
để vượt qua sự chống đối.

12
- Nó hàm ý đạo đức, có mục tiêu đạo đức: nó được tiến hành với
niềm tin là kết quả cuối cùng sẽ luôn luôn tốt hơn nguyên trạng.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, khái niệm cải cách hành chính
không được đònh nghóa trực tiếp mà thường được mô tả bằng hình ảnh
cụ thể và tính chất của chúng được mô tả qua các tiên đề. Với ý nghóa
đó theo một số tác giả ở Trung Quốc, cải cách hành chính được hiểu nói
chung là một hành vi hành chính, nhằm nâng cao hiệu suất hành chính,
cải biến chế độ, phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ, phương
thức hành chính mới trong phạm vi chính phủ.
Trước hết, cải cách hành chính là một hành vi hành chính. Về mặt
lý thuyết, hành vi hành chính là hành vi (hành động hoặc không hành
động) của cơ quan hành chính Nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính Nhà nước hoặc cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức xã
hội được ủy quyền hành pháp khi thực hiện nhiệm vụ công theo quy
đònh của pháp luật. Cải cách hành chính phải do các chủ thể này tiến

hành, nó đích thực là hành vi hành chính. Như vậy cải cách hành chính
được mô tả qua hành vi hành chính. Đó cũng chính là điểm để phân biệt
cải cách hành chính với những cuộc cải cách xã hội khác.
Thứ đến, mục đích của cải cách hành chính là nhằm nâng cao hiệu
suất hành chính, cải biến chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây
dựng chế độ và phương pháp hành chính mới.
Theo nghóa hẹp, cải cách hành chính là cải cách thể chế hành
chính và bộ máy hành chính của Chính phủ. Theo nghóa rộng, nó bao

13
gồm cả cải cách phương pháp, phương thức hành chính, chức năng hành
chính, chế độ công chức và các nguyên tắc hành chính trọng yếu khác.
I.3. Vấn đề cải cách hành chính
Cải cách hành chính không phải là hành chính đơn thuần. Cải cách
hành chính không chỉ quan tâm đến sự tổ chức, quản lý hành chính và
quản lý các tổ chức công riêng lẻ mà quan tâm đến toàn bộ hoạt động
của Chính phủ và toàn bộ việc chỉ đạo (quản lý) doanh nghiệp công ích.
Phạm vi của nó rộng hơn nhiều so với quan điểm quản lý hẹp; nó không
chỉ quan tâm đến sự thực hiện chính sách công mà còn quan tâm đến
bản chất của lãnh đạo công và mẫu hình tương lai của xã hội. Cải cách
hành chính không chỉ quan tâm đến các tổ chức công hoạt động như thế
nào mà còn quan tâm đến chính quyền ở tất cả các cấp vận hành và
thực thi như thế nào, họ sẽ làm cái gì và ai sẽ được lợi…
Trong những năm qua, tổ chức bộ máy nhà nước nhất là bộ máy
hành chính đã bộc lộ một số khuyết điểm và yếu kém chủ yếu là:
- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa tạo đủ khuôn khổ pháp lý
cần thiết thích hợp tình hình nhiệm vụ mới; việc thi hành pháp luật chưa
nghiêm. Kỷ cương, kỷ luật lỏng lẻo.
- Bộ máy hành chính nhà nước vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc
trung gian, thủ tục rườm rà, phiền hà; chức năng, nhiệm vụ chồng chéo,

hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. Tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng
còn khá phổ biến.

14
- Chế độ công vụ lạc hậu nên chưa khuyến khích phát triển tài
năng trong đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung không được đào tạo
chính quy; trình độ, năng lực và phẩm chất chưa ngang tầm với yêu cầu
của nhiệm vụ, kỹ năng hành chính kém, một bộ phận không nhỏ thoái
hóa, biến chất.
Để khắc phục những thiếu sót, sửa chữa những khuyết tật, xây
dựng một nhà nước vững mạnh, trong sạch, hiện đại, bộ máy nhà nước
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu quản lý đất nước
trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động, xuất hiện thời
cơ và thuận lợi mới cũng như nguy cơ và thách thức mới thì yêu cầu bức
thiết là phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước, mà trọng tâm là
tiến hành cải cách hành chính.
II. TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ CÁC
TẦNG LỚP NHÂN DÂN LÀ MỘT VẤN ĐỀ BỨC THIẾT TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
II.1. Vấn đề tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về cải
cách hành chính cho cán bộ, công chức
Từ trước đến nay, sự hiểu biết của cán bộ, công chức về cải cách
hành chính chủ yếu đều thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
như truyền hình, truyền thanh, báo chí hay tham gia học tập phổ biến
văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong hệ thống công sở, tổ chức
đòan thể xã hội. Nhưng sự hiểu biết đó chưa thể nói là đã được nhận
thức đầy đủ, rõ ràng về cải cách hành chính vì một bộ phận không nhỏ

15

cán bộ, công chức nhất là ở các đơn vò cơ sở dường như vẫn “bình chân
như vại” với công việc thường nhật, họ không thấy “sốt ruột” vì sự
chậm trễ của cải cách hành chính cũng như chính sự chậm trễ đó sẽ góp
phần làm rộng thêm khoảng cách tụt hậu của nước ta so với nhiều nước
trong khu vực. Thực trạng này diễn ra trong một bộ phận cán bộ, công
chức với nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan như phương pháp tuyên
truyền, giáo dục nhận thức thông qua việc học tập đường lối, chủ trương
về cải cách hành chính nhiều lúc còn nặng tính tuyên truyền, khô cứng
hay do trình độ nhận thức còn chưa đồng đều. Tuy nhiên, không loại trừ
cả nguyên nhân do chưa nhận thức rõ tính quan trọng, cấp thiết của
công cuộc cải cách hành chính. Điều này cũng phản ánh tính “xơ
cứng”, có sức ỳ lớn ở một bộ phận cán bộ, công chức quen với lề lối
làm việc quan liêu còn sót lại từ nền hành chính tập trung, bao cấp
trước đây. Vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về công
cuộc cải cách hành chính là cả một quá trình lâu dài, từng bước để thay
đổi những nhận thức sai lệch, những thói quen tiêu cực trong đội ngũ
cán bộ, công chức nước ta.
Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là lực lượng trực tiếp tổ chức
thực hiện cải cách và lại là đối tượng của cải cách, vì vậy yêu cầu trước
tiên đối với cán bộ, công chức là vấn đề nhận thức về cải cách hành
chính phải mang tính cách mạng, tức là phải rõ ràng, sâu sắc, đầy đủ và
thông suốt. Đây là một trong những điều kiện đầu tiên, quan trọng đối
với việc tổ chức triển khai thực hiện công cuộc cải cách hành chính.

16
Quá trình cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhận thức,
ý thức của cán bộ công chức trong việc thực thi những nhiệm vụ, trách
nhiệm của mình. Ở một góc độ khác, quá trình cải cách hành chính có
thể ảnh hưởng đến những quyền lợi mang tính cá nhân. Chính vì thế,
quá trình tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho cán bộ công chức là hết

sức quan trọng. Có làm tốt, hiệu quả quá trình này thì công cuộc cải
cách hành chính của nước ta mới thành công.
Để công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho cán bộ công
chức đạt hiệu quả cao; trước hết cần khơi dậy ý thức tự giác rèn luyện,
tu dưỡng, đề cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ
cương hành chính. Từ đó, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quá trình tuyên truyền, giáo dục
nhận thức về cải cách hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức
không chỉ được thực hiện thông qua việc học tập các đường lối, chủ
trương mà còn cần được thực hiện bằng nhiều phương thức phong phú,
đa dạng khác nhau. Đồng thời toàn bộ hệ thống chính trò cần xác đònh
nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục cải cách hành chính cho cán bộ, công
chức là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là yếu tố tiên quyết để công
cuộc cải cách hành chính của nước ta thành công.
II.2. Vấn đề tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về cải
cách hành chính cho nhân dân
Cần xác đònh nhận thức người dân vừa là đối tượng thụ hưởng vừa
là chủ thể giám sát những thành quả đạt được từ công cuộc cải cách
hành chính. Trong một giai đoạn trước đây, có những lúc ở những đơn

17
vò, nhất là ở cấp cơ sở diễn ra những hành vi mang tính tiêu cực và cơ
chế hành chính còn nhiều tồn tại mang tính khách quan lẫn chủ quan.
Chính điều này tác động rất lớn đến nhận thức và suy nghó của người
dân. Người dân nhận thấy công tác hành chính của bộ máy chính quyền
còn nặng nề, có những lúc hoạt động thiếu tinh thần trách nhiệm. Chính
vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã hình thành và xây dựng công cuộc cải
cách hành chính nhằm đạt mục tiêu cao nhất là phục vụ người dân tốt
hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển nước ta.
Quá trình cải cách hành chính không chỉ mang lại nhận thức mới

trong đội ngũ cán bộ, công chức mà cần làm thay đổi những suy nghó,
nhận thức của người dân trước hệ thống chính quyền. Để làm được điều
này các cấp ủy Đảng, tổ chức chính quyền và cả các đoàn thể quần
chúng cần phải quan tâm phổ biến những thông tin về cải cách hành
chính đến với các tầng lớp nhân dân để người dân thông suốt, cùng
tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện cải cách hành chính.
Tuyên truyền, giáo dục nhận thức của người dân về công cuộc cải cách
hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà chương trình
cải cách hành chính đặt ra. Thực hiện hiệu quả công tác này sẽ góp
phần làm thay đổi nhận thức của người dân đối với hệ thống hành chính
nhà nước. Đồng thời, với nhận thức đúng đắn về công cuộc cải cách
hành chính, người dân sẽ cùng tham gia thực hiện công tác giám sát
công cuộc cải cách hành chính. Thông qua đó nâng cao ý thức, tinh thần
trách nhiệm công dân và góp phần vào thực hiện thành công công cuộc
cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước trong
sạch, dân chủ và vững mạnh.

18
Công cuộc cải cách hành chính với đối tượng được thụ hưởng là
tòan bộ các giai tầng của xã hội. Các đối tượng cũng cần được xác đònh
rõ theo từng nhóm tầng lớp, từng nhóm đối tượng như doanh nhân, trí
thức, công nhân… Mỗi đối tượng, tầng lớp có những phương thức giáo
dục, tuyên truyền về công cuộc cải cách hành chính phù hợp. Việc xác
đònh đúng đắn quan điểm này tạo tiền đề và cơ sở quan trọng để công
tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về công cuộc cải cách hành chính
đạt hiệu quả cao.
III. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC TA VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
III.1. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Nhận thức, tư tưởng về cải cách hành chính ở Việt Nam hình thành

và phát triển cùng với quá trình đổi mới tư duy về tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng để thích
ứng, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế thò trường phát triển theo đònh
hướng xã hội chủ nghóa.
Cùng với quá trình nhận thức về vai trò và chức năng của nhà
nước trong nền kinh tế thò trường theo đònh hướng xã hội chủ nghóa, các
quan điểm và nguyên tắc cải cách hành chính được hình thành và phát
triển một cách nhất quán và liên tục, từng bước được bổ sung hoàn
thiện, và nhanh chóng hình thành hệ thống quan điểm cơ bản tương đối
đầy đủ về nền hành chính và cải cách hành chính. Gắn với những bước
đi, hình thức và cách làm phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra cho từng
giai đoạn.

19
Cải cách nền hành chính là một bộ phận được đặt trong cải cách
bộ máy nhà nước, có mối quan hệ khăng khít với các bộ phận cấu thành
nên hệ thống chính trò của Việt Nam trong điều kiện một Đảng cầm
quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam. Các quan điểm và nguyên tắc cơ
bản về cải cách hành chính được đặt trên nền tảng những quan điểm,
phương hướng chung về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghóa Việt Nam. Nhiều vấn đề lớn và cơ bản về cải cách hành chính
phải xuất phát từ nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghóa Việt Nam và chi phối mạnh bởi các yếu tố chính trò từ Đảng cầm
quyền, mặc dù vẫn giữ tính độc lập tương đối.
Việc xác đònh nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính được đònh
hướng theo mục tiêu xây dựng một nền hành chính phát triển phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, trên cơ sở đề cao phát huy đặc
điểm, truyền thống, tính cách và bản sắc Việt Nam, nhằm xây dựng
một nền hành chính dân chủ, đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân và yêu
cầu của công tác quản lý nhà nước; thích ứng với xu thế toàn cầu hóa,

mở rộng và tăng cường hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế trên
cơ sở độc lập tự chủ và cùng có lợi.
Cải cách hành chính ở nước ta là công việc hết sức mới mẻ, diễn
ra trong điều kiện kiến thức và kinh nghiệm về quản lý hành chính nhà
nước trong thời kỳ mới còn khá ít ỏi. Quá trình thực hiện cải cách hành
chính vừa được thực hiện song song với việc tìm tòi, rút kinh nghiệm
thực tiễn. Việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ
đạo công cuộc cải cách hành chính cũng như việc đề ra những nội dung,

20
phương hướng, chủ trương và giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn
là cả một quá trình sáng tạo không ngừng.
Cần khẳng đònh quan điểm quá trình thay đổi nhận thức về hệ
thống hành chính nhà nước được khởi điểm từ công cuộc đổi mới của
Đảng ta xác đònh thông qua Đại hội Đảng lần thứ VI - năm 1986. Nghò
quyết Đại hội lần VI không chỉ chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm của cơ
chế tập trung quan liêu, bao cấp mà còn chỉ ra sự cồng kềnh, nặng nề
của hệ thống hành chính nhà nước. Chính tồn tại là một trong những
nguyên nhân dẫn đến những khủng hoảng của tình hình kinh tế - xã hội
đất nước. Thực hiện quan điểm đổi mới của Đảng đề ra, tổ chức bộ máy
nhà nước được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ, bớt các đầu
mối. Tuy nhiên, nhìn chung tổ chức và biên chế của bộ máy nhà nước
vẫn còn quá cồng kềnh, nặng nề.
Quá trình thay đổi nhận thức và thực hiện việc đổi mới bộ máy
hành chính nhà nước càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. Đến Đại
hội Đảng lần thứ VII - năm 1991, Đảng và Nhà nước xác đònh cải cách
tiếp hệ thống hành chính đồng thời sửa đổi hệ thống Hiến pháp, cải tiến
tổ chức và hoạt động của Quốc hội và sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương
thức hoạt động của Chính phủ và các ban ngành, đòa phương. Đây có
thể coi là một trong những đột phá của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây

dựng một hệ thống hành chính đáp ứng sự phát triển của đất nước trong
thời kỳ mới. Đặc biệt, Cương lónh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghóa xã hội và Chiến lược ổn đònh và phát triển kinh tế - xã
hội đến năm 2000 do Đại hội lần VII thông qua cũng khẳng đònh một

21
nhận thức mới về nền hành chính nhà nước. Cương lónh xác đònh: “Về
Nhà nước, phải có đủ quyền lực và có đủ khả năng đònh ra luật pháp về
tổ chức, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật. Sửa đổi
hệ thống tổ chức nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các
cơ quan lập pháp để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của Nhà
nước”. Song song đó, cần nhanh chóng cải cách “nhằm vào hệ thống
hành chính với nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành chính và
quản lý hành chính nhà nước thông suốt, có đủ quyền lực, năng lực,
hiệu quả”.
Từ những nhận thức thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống hành chính nhà nước từ Đại hội VI khởi đầu, quá trình cải
cách hành chính được thực hiện từng bước mang tính thử nghiệm và xây
dựng những lý luận về cải cách nền hành chính Nhà nước. Tháng 5 năm
1994, lần đầu tiên Chính phủ ban hành Nghò quyết số 38/CP về cải cách
một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân và
tổ chức. Nghò quyết chỉ rõ những khuyết điểm của hệ thống bộ máy
hành chính như thủ tục rườm rà, chưa quan tâm đến nguyện vọng và sự
thuận tiện của người dân; nhiều cơ quan nhà nước chưa chấp hành đúng
các quy đònh và hay đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau; đội ngũ công chức
thiếu tinh thần tôn trọng nhân dân, cửa quyền… từ đó gây bất bình và
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước. Qua đó, Chính phủ
khẳng đònh quan điểm: ‚Cải cách thủ tục hành chính là một đòi hỏi bức
xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân. Đây cũng là một nội
dung quan trọng của cải cách một bước nền hành chính quốc gia‛.


22
Sau đó, chủ trương về cải cách nền hành chính nhà nước còn được
nâng lên một tầm cao mới với sự khẳng đònh quyết tâm cao của Đảng
và Nhà nước. Tháng 1 năm 1995, Hội nghò Ban Chấp hành Trung ương
lần thứ 8 (khóa VII) đã đánh dấu một bước phát triển mới về xây dựng
một nền hành chính nhà nước trong thời kỳ mới. Hệ thống quan điểm,
nguyên tắc chỉ đạo cơ bản được hoàn thiện thêm; nội dung và phương
hướng thực hiện cải cách đã được thể hiện một cách tương đối cơ bản,
toàn diện và có cơ sở khoa học. Chính vì vậy, có thể coi đây là nghò
quyết chuyên đề đầu tiên về cải cách hành chính. Cải cách hành chính
được xác đònh là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước
với mục tiêu hình thành một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực,
quyền lực và từng bước hiện đại hóa để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra
từ thực tiễn của đời sống xã hội. Thông qua đó, thúc đẩy việc hình
thành và phát triển một xã hội lành mạnh, đúng hướng, phục vụ lợi ích
người dân và xây dựng một nếp sống trong toàn xã hội là sống và làm
việc theo kỷ cương, pháp luật. Nghò quyết Trung ương 8 cũng đề ra 3
nội dung trọng tâm cho công tác cải cách hành chính là: Cải cách thể
chế của nền hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ máy và xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức. Có thể nói, với nội dung trên Nghò quyết Trung
ương 8 khóa VII đã mở ra một giai đoạn mới - giai đoạn chuyển biến,
đổi mới hệ thống hành chính nhà nước. Đây chính là nghò quyết có tầm
quan trọng đặc biệt trong toàn bộ tiến trình cải cách hành chính của
nước ta.
Nghò quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp
tục khẳng đònh cải cách hành chính là trọng tâm của việc xác đònh,

×