ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
- - - - - - - - - - - -
ĐẶNG THỊ HẢI HẰNG
VAI TRO
̀
CU
̉
A INĐÔNÊXIA
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ASEAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Châu Á học
HÀ NỘI - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
- - - - - - - - - - - -
ĐẶNG THỊ HẢI HẰNG
VAI TRO
̀
CU
̉
A INĐÔNÊXIA
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ASEAN
LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60. 31. 50
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Minh
HÀ NỘI - 2008
MỤC LỤC
MỞ ĐẤU
3
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA
INĐÔNÊXIA
9
1.1. Chính sách đối ngoại của In®«nªxia thời kỳ Sukarno
9
1.2. Chính sách đối ngoại của In®«nªxia thời kỳ Suharto
13
1.3. Chính sách đối ngoại của Inđônêxia thời kỳ hậu Suharto
17
1.4. Tiểu kết
21
CHƢƠNG 2: VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA INĐÔNÊXIA TRONG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ASEAN
22
2.1. Vai trò của Inđônêxia trong lĩnh vực an ninh chính trị
22
2.1.1. Tham gia sáng lập và mở rộng ASEAN ra toàn khu vực
22
2.1.2. Tham gia giải quyết mâu thuẫn
30
2.1.3. Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do và
trung lập.
37
2.1.4. Inđônêxia với việc thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF), xây dựng Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC)
40
2.2. Vai trò của Inđônêxia trong lĩnh vực kinh tế
44
2.2.1. Hợp tác nội khối
44
2.2.1.1. Hợp tác công nghiệp và hợp tác song phương
44
2.2.1.2. Hợp tác tiểu vùng
48
2.2.2. Hợp tác thương mại và tiến trình xây dựng và thực hiện
Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA )
50
2.2.2.1. Hợp tác thương mại
50
2.2.2.2. Inđônêxia với tiến trình hoàn thiện AFTA
52
2.2.3. Xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
57
2.2.4. Hợp tác kinh tế ngoại khối
59
2.3. Đóng góp của Inđônêxia trong hợp tác chuyên ngành
63
2.3.1. Trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
63
2.3.2. Trongvấn đề môi trường
65
2.4. Tiểu kết
66
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA
INĐÔNÊXIA VÀ ASEAN
69
3.1. Một số thách thức đối với Inđônêxia
69
3.1.1. Tình hình chính trị bất ổn
69
3.1.2. Vấn đề dân tộc, tôn giáo
71
3.1.3. Trình độ phát triển kinh tế
74
3.2. Một số thách thức đối với ASEAN
76
3.2.1. Sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia
76
3.2.2. Tính chất lỏng lẻo của tổ chức
79
3.2.3. Những xung đột và tranh chấp giữa các nước thành viên
80
3.3. Một số vấn đề đặt ra với Inđônêxia và ASEAN
83
3.3.1. Đối với Inđônêxia
83
3.3.2. Đối với ASEAN
86
3.3.3. Một số bài học đối với Việt Nam
88
3.4. Tiểu kết
90
KẾT LUẬN
92
PHỤ LỤC
93
PURPOSE OF THE FOREIGN POLICY
94
OBJECTIVE OF FOREIGN POLICY
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
101
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
AEC
Cộng đồng kinh tế ASEAN
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AHA
Trung tâm cứu trợ nhân đạo vùng bị thiên tai
AHMM
Cuộc họp các Bộ trưởng Y tế ASEAN
AIA
Khu vực đầu tư ASEAN
AIC
Kế hoạch bổ sung công nghiệp ASEAN
AICO
Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN
AIJV
Chương trình liên doanh công nghiệp
AIP
Các dự án công nghiệp ASEAN
AISP
Cơ chế ưu đãi thuế nội nhập đặc biệt
AMM
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
APT
ASEAN + 3
ARF
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASA
Hiệp hội Đông Nam Á
ASC
Cộng đồng an ninh ASEAN
ASCC
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM
Hội nghị Á – Âu
BBC
Chương trình liên kết sản xuất chung nhãn mác
CEPT
Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
EEC
Cộng đồng kinh tế Châu Âu
EU
Liên minh Châu Âu
FTA
Hiệp định tự do thương mại
GMS
Hợp tác tiểu vùng sông Mêkông mở rộng
JIM
Cuộc gặp không chính thức ở Jakarta
NICs
Các nước công nghiệp mới
PTA
Thỏa thuận thương mại ưu đãi ASEAN
SCCAN
Ủy ban phối hợp đặc biệt của các quốc gia ASEAN
SEANWFZ
Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân
SEATO
Tổ chức hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á
SEZ
Các đặc khu kinh tế
SIJORI
Tam giác tăng trưởng phía Nam
SOMHD
Cuộc họp của các quan chức cao cấp về phát triển Y tế
TAC
Hiệp ước thân thiện và hợp tác
ZOPFAN
Khu vực hòa bình, tự do, trung lập
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ năm 1967, khi 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo
và Thái Lan thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đến
nay, Inđônêxia được coi là thành viên có vai trò nòng cốt, đi tiên phong
trong khối, góp phần quan trọng đưa ASEAN thành một tổ chức khu vực có
tiếng nói có trọng lượng trên trường quốc tế. Là một trong 5 nước sáng lập
ASEAN, Inđônêxia đã tích cực hoạt động, đóng góp nhiều sáng kiến cho tổ
chức, góp phần làm cho ASEAN ngày càng phát triển vững mạnh. Những
thành công mà ASEAN gặt hái được trong thời gian qua không thể không có
những đóng góp của In®«nªxia. Mặc dù gần đây In®«nªxia đang gặp một vài
khó khăn trong nội bộ, nhưng những gì mà đất nước này đã làm cho tổ chức,
cho khu vực là không thể phủ nhận.
Tìm hiểu về vai trò của Inđônêxia trong ASEAN giúp chúng ta có cái
nhìn toàn diện hơn về những đóng góp của nước này đối với Hiệp hội cũng
như những tồn tại của Hiệp hội, để từ đó thấy được những mặt hạn chế và
tích cực trong quá trình phát triển của tổ chức. Đối với các nhà khoa học
Việt Nam, việc làm rõ vị thế của Inđônêxia trong ASEAN sẽ giúp Việt Nam
rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích trong việc đề xuất và thực thi
những cam kết đã thoả thuận của hợp tác và hội nhập khu vực. Với lợi thế
của người đi sau, chúng ta có thể chủ động hội nhập sâu vào tổ chức khu vực
cũng như các tổ chức quốc tế khác.
Sự cần thiết nâng cao nhận thức và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác
giữa Inđônêxia với Việt Nam cũng là nhu cầu của khoa học và thực tiễn.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài "Vai trò của Inđônêxia trong quá trình phát
triển của ASEAN" để viết luận văn cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những thập niên gần đây, nghiên cứu về ASEAN và Inđônêxia ở
nước ta khá phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Cùng nằm trong một
khu vực lịch sử địa lý, tham gia trong một tổ chức khu vực, nhu cầu hiểu biết
về ASEAN và Inđônêxia trở nên cần thiết. Những hiểu biết về ASEAN và
các nước láng giềng giúp chúng ta có thể hội nhập sâu hơn vào tổ chức khu
vực, có sự hợp tác gắn bó phát triển hơn. Từ nhu cầu thực tiễn đó, các viện,
các trung tâm nghiên cứu trong cả nước đã có hàng loạt công trình viết về
ASEAN và Inđônêxia. Các công trình viết về ASEAN như: “Địa lý kinh tế -
xã hội các nước ASEAN” của Phạm Mộng Hoa, Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội, Hà Nội 1999; "Tiến tới một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển bền
vững" của Nguyễn Duy Quý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2001; "Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hoá" của Trần Khánh (chủ
biên), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 2002;… Trên các tạp chí, đặc biệt là
tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, những bài viết về ASEAN cũng rất nhiều
như: “ASEAN bước vào thế kỷ XXI: những thách đố trước mắt” của
Baladas Ghoshal, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 4/1997; “Tình hình
triển khai AFTA ở các nước thành viên gốc của ASEAN và kết quả bước
đầu”, Thu Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5/1999 ; “Những vấn đề
về thể chế trong liên kết kinh tế ASEAN - Hiện trạng và triển vọng”, của
Nguyễn Văn Hà, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 1/2003;… Và gần
đây, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập ASEAN, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức hội thảo mà kết quả là cuốn kỷ yếu:
“ASEAN 40 năm nhìn lại và hướng tới”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2007. Có thể nói đây là những công trình nghiên cứu về ASEAN rất toàn
diện và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực kể từ khi tổ chức này thành lập. Những
công trình này đã phân tích rất cụ thể những điểm đã và chưa làm được của
tổ chức khu vực. Từng thành viên trong tổ chức đều có vai trò và đóng góp
cho sự tồn tại và phát triển của ASEAN. Qua những công trình nghiên cứu
này, ta thấy được phần nào vai trò của Inđônêxia trong sự phát triển của
ASEAN. Với vai trò nước lớn, Inđônêxia đã đi đầu trong việc đảm bảo hòa
bình ổn định trong khu vực.
Nghiên cứu về Inđônêxia cũng có một số các công trình như:
“Inđônêxia những chặng đường lịch sử” của Ngô Văn Doanh, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội 1995; “Về một số nguyên nhân xung đột sắc tộc và tôn
giáo ở Inđônêxia trong những thập kỷ gần đây” của Bùi Huy Thành, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2007; “Hội thảo Việt Nam - In®«nªxia lần
thứ ba, vì hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á” của Viện
Quan hệ Quốc tế, Hà Nội 1991 Gần đây có xuất hiện một số bài viết của
Lê Thanh Hương - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đề cập đến một vài khía
cạnh của vấn đề này: "Inđônêxia với ASEAN +3", Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, số 6/2006; "Inđônêxia và tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN",
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9/2007. Tuy vậy, đây chỉ là những bài
viết ngắn, mang tính giới thiệu, chưa làm rõ được một cách đầy đủ vai trò
của Inđônêxia. Đây là công trình chủ yếu viết về đất nước, lịch sử và những
vấn đề của Inđônêxia, những công trình dành riêng cho nghiên cứu về vai trò
của Inđônêxia trong ASEAN còn chưa nhiều.
Ở nước ngoài, các nghiên cứu về vấn đề này cũng khá phong phú và
đa dạng. Trong số đó, đặc biệt phải kể đến công trình "Indonesia in
ASEAN” của Dewi Fortuna Anwar do Viện nghiên cứu về Đông Nam Á của
Xingapo xuất bản năm 1994. Cuốn sách đề cập chi tiết về Inđônêxia và
ASEAN kể từ khi thành lập tổ chức khu vực đến năm 1987, những đóng
góp, vai trò của Inđônêxia trong giai đoạn từ 1967 đến 1987. Những bài viết
của Anthony Smith đăng trong Contemporary Southeast Asia như
“Indonesia’s role in ASEAN: the end of leadership?”, August 1999, cung
cấp cho chúng ta những quan điểm của những nhà lãnh đạo Inđônêxia về tổ
chức khu vực và vai trò của Inđônêxia trong tổ chức này; “Indonesia’s non-
state actors in ASEAN: a new regionalism agenda for Southeast Asia?”, của
Alexander C. Chandra, April, 2004 lại cho chúng ta thấy những ý kiến, thái
độ của những chủ thể phi chính phủ ở Inđônêxia trong việc hợp tác khu vực
trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Tất cả những công trình này
đều phân tích rất rõ những quan điểm và tham vọng của những nhà hoạch
định chính sách ở Inđônêxia về vai trò của Inđônêxia trong tổ chức khu vực
cũng như những ý kiến bất đồng của các tổ chức phi chính phủ.
Có thể nói, cho đến thời điểm này, đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu về Inđônêxia và ASEAN, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống, cơ bản về vai trò của Inđônêxia trong tổ chức ASEAN từ khi
thành lập đến nay. Với luận văn này, tác giả hy vọng có thể làm sáng tỏ hơn
những đóng góp của Inđônêxia cho tổ chức khu vực, ASEAN.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu: Mục tiêu chính của luận văn là đánh giá vị trí, vai trò và
những đóng góp của Inđônêxia đối với sự hình thành, phát triển của
ASEAN. Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn đề ra một số nhiệm vụ cụ
thể sau:
1. Đánh giá những tác động của tình hình khu vực, thế giới và nội tại
đối với vai trò của Inđônêxia trong ASEAN.
2. Phân tích những nguyên nhân giúp cho Inđônêxia có vị trí trong sự
phát triển của ASEAN.
3. Khái quát những giai đoạn và đặc điểm cơ bản của chính sách đối
ngoại của Inđônêxia.
4. Làm rõ những đóng góp toàn diện của Inđônêxia trong ASEAN.
5. Phân tích mối quan hệ qua lại giữa Inđônêxia và ASEAN.
Phạm vi nghiên cứu: Trọng tâm của đề tài là tập trung nghiên cứu vai
trò toàn diện của Inđônêxia trong xây dựng và phát triển ASEAN, chủ yếu
trên khía cạnh an ninh - chính trị, kinh tế trong khuôn khổ hợp tác bên trong
và bên ngoài của ASEAN. Tuy vậy đề tài cũng có đề cập đến một số vấn đề
hợp tác chuyên ngành. Thời gian nghiên cứu chủ yếu là từ năm 1967 đến
nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Lý luận về giai cấp, nhà nước, liên minh, liên kết tập hợp lực lượng
của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận của việc nghiên cứu này.
Để hoàn thành đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu lịch sử, kết hợp hệ thống, tổng hợp, lôgic, so sánh để làm rõ vấn đề đặt
ra.
5. Nguồn tài liệu
Luận văn được hình thành trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tài liệu
khác nhau bao gồm:
1. Nguồn tài liệu gốc, bao gồm các tuyên bố, văn kiện, hiệp định, thỏa
thuận của ASEAN và Inđônêxia.
2. Các nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước bao gồm các
chuyên khảo về ASEAN, về Đông Nam Á hoặc về Inđônêxia. Ngoài ra một
phần lớn tài liệu là các bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu như ngiên
cứu Đông Nam Á, Contemporary Southeast Asia…
3. Nguồn tài liệu đăng tải trên Internet, trong đó đặc biệt là trang web
của ASEAN và của Bộ Ngoại giao Inđônêxia.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành ba
chương.
Chương I: “ Khái quát chính sách đối ngoại của Inđônêxia”. Chương
này tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại của Inđônêxia qua các thời kỳ
kể từ khi giành được độc lập. Các nhà lãnh đạo Inđônêxia trong từng thời kỳ
đều đánh giá cao vai vị trí, vai trò của Đông Nam Á trong chính sách đối
ngoại của mình và luôn mong muốn có một vai trò tích cực hơn trong tổ
chức khu vực và trên trường quốc tế.
Chương II: “ Vị trí và vai trò của Inđônêxia trong quá trình hình thành
và phát triển của ASEAN”. Đây là phần trọng tâm của luận văn. Chương này
phân tích và nêu lên những đóng góp của Inđônêxia trong quá trình hình
thành và phát triển của ASEAN trên các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế
và hợp tác chuyên ngành. Kể từ khi tham gia thành lập tổ chức khu vực
ASEAN, Inđônêxia luôn cố gắng đóng góp cho sự phát triển hòa bình thịnh
vượng của khu vực. Có thể thấy Inđônêxia là một trong số những thành viên
tích cực nhất trong việc thành lập và phát triển tổ chức.
Chương III: “Một số khó khăn và thách thức của Inđônêxia và
ASEAN”. Chương này phân tích những khó khăn mà ASEAN và Inđônêxia
đang phải đối mặt, đồng thời cũng đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường
hơn nữa vai trò của Inđônêxia cho sự phát triển của ASEAN.
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA INĐÔNÊXIA
1.1. Chính sách đối ngoại của In®«nªxia thời kỳ Sukarno
Tháng 8/1945 đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Inđônêxia. Sau
mấy trăm năm dưới ách thống trị của thực dân Hà Lan, người Inđônêxia đã
đứng lên làm cuộc cách mạng, tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, từ năm 1945 -
1949, nước Cộng hòa Inđônêxia phải đối mặt với hàng loạt thách thức cả từ
bên trong lẫn bên ngoài. Sự bất đồng trong hàng ngũ các nhà dân tộc đã gây
nên sự chia rẽ trong nội bộ, tạo ra một số thử thách và biến cố đối với đất
nước. Bên cạnh đó, thực dân Hà Lan không chịu từ bỏ quyền lợi của mình,
không công nhận Cộng hòa Inđônêxia. Trước tất cả những thử thách đó,
người Inđônêxia với tinh thần đoàn kết, bền bỉ đấu tranh đã tiến hành cuộc
chiến tranh bảo vệ nền độc lập buộc chính phủ Hà Lan phải chấp nhận
chuyển giao quyền lực cho người Inđônêxia vào ngày 27/12/1949.
Sau khi giành độc lập, đất nước Inđônêxia bước vào giai đoạn phát
triển mới. Với một đất nước đa dân tộc như Inđônêxia, việc thống nhất trong
đa dạng là rất cần thiết. Tổng thống đầu tiên Sukarno đã đề xướng năm
nguyên tắc làm nền tảng phát triển đất nước có tên gọi là: panchasila
1. Ketuhanan yang maha Esa (Chỉ tin vào một thượng đế duy nhất)
2. Kemanusian yang adil dan beradab (Bình đẳng và nhân văn cao cả)
3. Persatuan Indonesia (Sự thống nhất của Inđônêxia)
4. Kerakyatan yang dipimpin oleh hikmat kebijaksanaan dalam
permusyawaraktan perwakilan (Nền dân chủ được định hướng bởi trí tuệ bên
trong trong sự nhất trí có cân nhắc của các đại diện)
5. Keadilan social bagi seluruh rakyat Indonesia (Công bằng xã hội
cho tất cả nhân dân Inđônêxia)
Năm nguyên tắc này đã chi phối mọi chính sách đối nội, đối ngoại và
phát triển kinh tế của Inđônêxia. Trong giai đoạn đầu mới giành được độc
lập, chính phủ của tổng thống Sukarno đã gặp nhiều khó khăn trong việc ổn
định chính trị và phát triển kinh tế đất nước. Đến năm 1958, tại Inđônêxia 17
nội các đã liên tục thay nhau lãnh đạo đất nước [4, 181]. Các đảng phái
chính trị đua nhau tranh giành quyền lực khiến cho tình hình chính trị luôn
bất ổn và nền kinh tế không thể phát triển. Trước tình hình đó, tổng thống
Sukarno đã đưa ra đường lối cải tổ hệ thống nhà nước, giữ vững sự thống
nhất dân tộc. Ông đã trực tiếp thành lập một nội các mới không đảng phái và
nội các này đã bắt đầu thực hiện những tư tưởng của Sukarno. Những đảng
phái đối lập tập hợp lại và thành lập “Chính phủ cách mạng của nước cộng
hòa Inđônêxia” (PRRI) nổi dậy chống lại chính phủ lâm thời, nhưng chỉ
trong hai tháng đã bị đánh bại. Uy lực của quân đội trong chính phủ cũng
như trong các cơ quan chính quyền địa phương tăng lên rõ rệt.
Trong vòng một thập kỷ đầu tiên sau khi giành được độc lập, Sukarno
theo đuổi chính sách không liên kết, cho phép Inđônêxia có quyền tự quyết
đối với nhiều vấn đề mà không chịu sức ép của các cường quốc. Inđônêxia
đi tiên phong trong số các nước chống lại chủ nghĩa thực dân, luôn ủng hộ
về tinh thần và ngoại giao cho các cuộc đấu tranh giành độc lập ở những khu
vực Á, Phi còn tàn dư của chủ nghĩa thực dân. Chính sách này cũng phục vụ
lợi ích quốc gia Inđônêxia. Tháng 12/1954, Inđônêxia được hội nghị các
Cường quốc Colombo (gồm Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Mianma và
Inđônêxia) tại Bangor - Inđônêxia, ủng hộ tuyên bố chủ quyền của nước này
đối với New Guine (Tây Irian) thuộc Hà Lan. Tháng 4/1955, Inđônêxia được
chọn đăng cai hội nghị 29 nước Á - Phi tại Bandung. Đây là hội nghị hai lục
địa đầu tiên của các dân tộc mới giành được độc lập.
Hội nghị Bandung mang lại cho Sukarno sự tự tin và tham vọng về
một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. Ông được ủng hộ trong việc đòi Hà
Lan rút quân khỏi Tây Irian, vùng đất mà người Hà Lan vẫn còn bỏ ngỏ
chưa giao trả cho Inđônêxia vào thời điểm độc lập của Inđônêxia năm 1949.
Người Hà Lan cho rằng người Papua thuộc một dân tộc khác, chưa bao giờ
nằm dưới quyền cai trị của người Inđônêxia trong quá khứ và không mong
muốn gia nhập vào nước cộng hòa Inđônêxia. Về phần mình, chính phủ
Inđônêxia vẫn giữ lập trường rằng nhà nước Inđônêxia bao gồm các vùng
lãnh thổ của Đông Ấn Hà Lan, do đó nền độc lập chỉ trọn vẹn khi Tây Irian
được sát nhập. Sau khi thất bại trong việc thuyết phục Liên Hợp Quốc thúc
ép Hà Lan quay trở lại bàn đàm phán đã bị ngưng trệ, Inđônêxia đơn phương
chấm dứt Liên minh Inđônêxia - Hà Lan, dừng hàng loạt các thỏa thuận kinh
tế và nhiều nghĩa vụ tài chính đối với Hà Lan. Sukarno phát động một chiến
dịch mới chống lại Hà Lan. Ông ra lệnh đình bản những xuất bản phẩm bằng
tiếng Hà Lan, đóng cửa các văn phòng của hãng hàng không KLM, cấm
người Hà Lan tại Inđônêxia chuyển tiền về nước, tịch thu sung công tài sản
của người Hà Lan và chấm dứt các chức năng phi lãnh sự của phái đoàn Hà
Lan tại Jakarta. Thời gian này, Hà Lan được các nước Anh, Pháp, Ôxtrâylia,
Niu Dilân ủng hộ, trong khi đó Mỹ giữ thái độ im lặng. Inđônêxia nhận được
sự ủng hộ của hầu hết các nước Á - Phi là thành viên của Liên Hợp Quốc
(trừ Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Israel), các nước thành viên châu Á
của khối SEATO và Tổ chức Phòng thủ Trung Đông. Inđônêxia cũng nhận
được sự hỗ trợ kinh tế, ngoại giao, quân sự từ Liên Xô và Trung Quốc.
Tháng 3 năm 1962, Inđônêxia đã đưa 1000 tình nguyện viên bằng tàu thủy
và nhảy dù lên Tây Irian. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc U Thant và nhà ngoại
giao Mỹ Ellsworth Bunker đã làm trung gian hòa giải dẫn tới một thỏa
thuận, theo đó Liên Hợp Quốc sẽ cai quản Tây Irian từ tháng 10 năm 1962
đến tháng 5 năm 1963 trước khi trao quyền cho chính phủ Inđônêxia.
Được khích lệ với thành công về vấn đề Tây Irian, Sukarno tiếp tục
mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong thế giới Mã Lai. Ông chuyển từ việc
ngấm ngầm chống lại sự hình thành liên bang Malaixia sang chống đối công
khai vào tháng 8 năm 1963. Ông lên án Liên bang mới là một thực thể do
Anh dựng lên để tiếp tục sự kiểm soát của Anh đối với nguồn tài nguyên của
Malay và các nguồn dầu mỏ ở Brunây. Ông gán cho nó cái tên là “Chủ nghĩa
thực dân kiểu mới của các Lực lượng cũ”, là mối đe dọa trực tiếp đối với các
Lực lượng mới thành lập do Inđônêxia là đại biểu. Inđônêxia thực hiện nhiều
biện pháp chống Malaixia. Giữa năm 1964, những nhóm du kích Inđônêxia
thâm nhập Sarawak và Bắc Borneo, tấn công bờ biển Malaixia. Các mối
quan hệ ngoại giao và thương mại giữa hai bên bị cắt đứt. Hoạt động đối đầu
này làm nhiều nước đồng minh Á - Phi xa lánh Inđônêxia. Đầu thập kỷ
1960, một số nước láng giềng trở nên e ngại về những tham vọng của
Sukarno. Trong khi uy tín trong nước của Sukarno tăng lên thì những cơ hội
để ông được chấp nhận như người lãnh đạo khu vực Đông Nam Á bị mất
dần do những hành động đối với Malaixia [25, 357]. Giữa năm 1965, đất
nước này bị hầu hết các nước phi cộng sản tẩy chay. Hình ảnh Inđônêxia trở
nên sa sút nghiêm trọng.
Trong thời kỳ cầm quyền của mình, mặc dù theo tư tưởng không liên
kết nhưng Sukarno lại thực hiện chính sách ngoại giao “lạnh nhạt” với
phương Tây, hướng nhiều về phe xã hội chủ nghĩa. Sukarno được Liên Xô
ủng hộ trong vấn đề Tây Irian. Liên Xô đã bán một khối lượng vũ khí lớn
với các điều kiện thanh toán dễ dàng cho Inđônêxia và đề xuất viện trợ kinh
tế trên quy mô lớn, lên đến 25 tỷ đôla Mỹ vào năm 1965. Trung Quốc cũng
bí mật viện trợ vũ khí hạng nhẹ cho Đảng cộng sản Inđônêxia thông qua một
số thương gia Inđônêxia gốc Hoa.
Những chính sách ngoại giao của Tổng thống Sukarno thời kỳ này đã
giúp Inđônêxia có một vị trí trên trường quốc tế, nhưng ông lại không thể
điều phối được những bất ổn xảy ra trong nội bộ Inđônêxia suốt những năm
cầm quyền của mình. Từ năm 1959 đến năm 1965, ở Inđônêxia đã tồn tại
một kiểu chính quyền khá đặc biệt bao gồm lực lượng của Tổng thống
Sukarno và lực lượng quân đội [4, 185].
Những cuộc tranh giành quyền lực liên tục xảy ra giữa lực lượng quân
đội và Tổng thống làm cho đất nước ngày càng rơi vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng, kinh tế kém phát triển, lạm phát tăng cao. Uy tín của Tổng
thống bị giảm sút. Cuộc đảo chính của những người Cộng sản cánh tả theo
chủ nghĩa Mao ít tháng 9/1965 đã đẩy những mâu thuẫn trong nước lên cao.
Những người cộng sản đã bắt giữ 6 tướng lĩnh cao cấp nhất và hành quyết
họ tại căn cứ không quân Halim. Những tướng lĩnh thoát nạn nhanh chóng
huy động cuộc phản công, hạn chế quyền lực của Tổng thống và khơi mào
cho cuộc tàn sát đảng viên đảng cộng sản trên toàn quốc [25, 359]. Tháng
7/1966, trước sức ép của Quốc hội, Tổng thống Sukarno đã ký sắc lệnh
chuyển giao quyền hành pháp cho tướng Suharto. Tháng 2/1967, toàn bộ
quyền điều hành đất nước đã được chuyển giao cho Suharto. Inđônêxia bước
vào một giai đoạn phát triển mới.
1.2. Chính sách đối ngoại của In®«nªxia thời kỳ Suharto
Suharto lên nắm quyền và thách thức lớn nhất ông phải đối diện là
đưa đất nước ra khỏi bãi lầy kinh tế và phá sản mà Sukarno để lại thông qua
những chính sách chi tiêu hoang phí của mình. Chính phủ mới phải đối phó
với nạn lạm phát, thất nghiệp và thiếu vốn, kèm theo khoản nợ lên đến 1,7 tỷ
đôla. Trước tình hình đó, chính phủ Inđônêxia mở cửa cho tư bản nước
ngoài đầu tư vào nhiều ngành kinh tế của đất nước và đề ra những chính
sách phát triển nhằm vực dậy một nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Để
phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoại thương, ngay từ đầu nhà nước
“trật tự mới” chủ trương đường lối đối ngoại đa cực và mở cửa. Ngay sau
năm 1967, Inđônêxia đã phát triển mối quan hệ về nhiều mặt với Mỹ, Nhật,
Cộng hòa liên bang Đức, Anh và các nước phương Tây khác. Trong khu
vực, Inđônêxia đặc biệt chú ý tới việc mở rộng quan hệ với các nước châu Á,
đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Năm 1967, Suharto tham gia thành lập
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thân với phương Tây.
Thêm vào đó là những chính sách đối ngoại hợp lý đã giúp Inđônêxia
có được một phần vốn dành cho tái thiết kinh tế. Những cuộc đàm phán
khéo léo được thực hiện do Adam Malik, Bộ trưởng ngoại giao Inđônêxia
lúc bấy giờ, đã đem lại cho Inđônêxia một thoả thuận vào năm 1970 với các
chủ nợ phương Tây, theo đó tiền lãi đến hạn phải trả được khất lại, các
khoản vay được tái cơ cấu và trả đều hàng năm trong 30 lần. Năm 1973, sau
khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố tăng giá dầu đã đem lại
cho Inđônêxia khoản ngân sách lớn [25, 360]. Chính sách phục hồi kinh tế
đã thực sự mang lại hiệu quả. Điều kiện xã hội được cải thiện song song với
việc nâng cao mức sống của người dân. Sự xác định kịp thời những thời
điểm thích hợp để cải cách kinh tế và xã hội đã làm cho đất nước chuyển
biến nhanh chóng.
Cùng với những chính sách cải cách hợp lý, việc thay đổi chính sách
ngoại giao của Suharto cũng đã đem lại những hiệu quả nhất định, giúp đất
nước nhanh chóng phục hồi. Suharto nhanh chóng chấm dứt sự đối đầu gây
nhiều thiệt hại với Malaixia, thay vào đó ông tìm kiếm mối quan hệ kinh tế
và chính trị với nước này.
Sự xuất hiện của Suharto với vai trò là một nhà lãnh đạo đã đánh dấu
sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Inđônêxia. Ông thay đổi chính
sách đối ngoại của Sukarno, đồng thời làm bạn với Mỹ, Anh, Ôxtrâylia,
Nhật Bản và có quan hệ đối đầu với các nước cộng sản. Inđônêxia bỏ phiếu
chống lại việc Trung Quốc gia nhập Liên Hợp Quốc do Trung Quốc tiếp tục
ủng hộ các hoạt động của du kích quân Cộng sản Inđônêxia trên nhiều vùng
đất nước. Inđônêxia cũng nỗ lực đóng vai trò trung gian giữ gìn hoà bình
trong khu vực, đồng ý chấp nhận làm thành viên trong Uỷ ban Kiểm soát
quốc tế giám sát việc ngừng bắn tại Việt Nam. Mặc dù có những động thái
thân phương Tây, Inđônêxia vẫn không từ bỏ tư cách thành viên phong trào
không liên kết hay quyền tham gia vào các vấn đề quốc tế.
Có thể nói, những chính sách đối ngoại của Inđônêxia thời kỳ Suharto
cầm quyền được thiết lập trên ba phạm trù ảnh hưởng: Một là phương Tây,
về cơ bản là mậu dịch, đầu tư và liên kết trợ giúp. Mối quan tâm hàng đầu
của Suharto là cải thiện triển vọng về kinh tế nhờ trợ giúp mậu dịch và đầu
tư từ các nước phát triển. Khía cạnh ảnh hưởng thứ hai nằm trong các nước
đang phát triển, về cơ bản là phong trào không liên kết. Sự kiện sát nhập
Đông Timo đã làm cản trở các mối quan hệ của nước này với các thành viên
của phong trào không liên kết. Tuy nhiên, Suharto vẫn coi Inđônêxia là quốc
gia dẫn đầu quan trọng trong các nước đang phát triển. Khía cạnh ảnh hưởng
thứ ba là từ Đông Nam Á và tổ chức của khu vực này, ASEAN. Mối quan hệ
song phương của Inđônêxia với nhiều quốc gia Đông Nam Á đã được phục
hồi từ khi Tổng thống Suharto lãnh đạo đất nước. Việc kết thúc sự đối đầu
và bình thường hóa quan hệ với Malaixia như là một tiền đề quan trọng cho
sự hình thành của ASEAN. Một tổ chức khu vực là điều cần thiết nhằm đóng
vai trò tích cực trong việc đảm bảo rằng Inđônêxia đã từ bỏ hoàn toàn sự
bành trướng của mình [43]. Từ khi thành lập, ASEAN là nhân tố quan trọng
nhất trong chính sách đối ngoại của Inđônêxia, đặc biệt trong hai thập kỷ
nắm quyền đầu tiên của Suharto. Ngay từ đầu ta có thể thấy Inđônêxia đã
nắm vai trò lãnh đạo trong tổ chức khu vực mới được thành lập ở Đông Nam
Á [43].
Để củng cố hơn nữa vai trò của mình trong khu vực và quốc tế, tháng
3/1978, Hội đồng Tư vấn nhân dân đã họp tuyên bố những nguyên tắc cơ
bản về đường lối đối ngoại của Inđônêxia:
1. Tiến hành chính sách đối ngoại độc lập và tích cực nhằm phục vụ
cho những lợi ích của dân tộc và trước hết là lợi ích phát triển.
2. Tiếp tục tăng cường củng cố sự ổn định và hợp tác trong khu vực
Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương cũng như trong khuôn khổ các
nước ASEAN nhằm mục đích củng cố sự bền vững của dân tộc và khu vực.
3. Nâng cao vai trò của Inđônêxia trên trường quốc tế với mục đích
củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.
4. Củng cố sự đoàn kết, thống nhất và hợp tác với các nước đang phát
triển để thúc đẩy nhanh việc tạo lập ra một trật tự kinh tế thế giới mới.
5. Phát triển sự hợp tác giữa các quốc gia vì lợi ích hòa bình và thịnh
vượng của nhân loại trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc độc lập và công
bằng xã hội [4, 204].
Các chính sách đối ngoại hợp lý đã đưa Inđônêxia thoát khỏi những
khó khăn nội tại và nâng cao vai trò của Inđônêxia trên trường quốc tế và
khu vực trong những thập kỷ đầu cầm quyền của Suharto.
Sau những thập niên phát triển liên tục, nền kinh tế Inđônêxia bị đe
dọa bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 - 1998. Cuộc khủng hoảng này
không những đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Inđônêxia, mà còn
trên các phương diện khác như an ninh, chính trị, xã hội. Những bất ổn trong
suốt thời gian cầm quyền của Tổng thống Suharto có cơ hội bùng phát.
Trước sức ép của các tầng lớp nhân dân và dư luận quốc tế, ngày 20/5/1998
Tổng thống Suharto đã từ chức và chuyển giao quyền lực cho phó tổng
thống B.J. Habibie, chấm dứt 32 năm cầm quyền của ông.
1.3. Chính sách đối ngoại của Inđônêxia thời kỳ hậu Suharto
Sau khi “trật tự mới” của Suharto chấm dứt, những người kế nhiệm
ông được kỳ vọng mang lại sự ổn định cho một đất nước Inđônêxia đang
chịu tổn thất nặng nề từ cuộc khủng hoảng. Nhưng chính phủ của Tổng
thống kế nhiệm Wahid đã không đáp ứng được yêu cầu của dân chúng,
những người đang mong đợi những cải cách chính trị và cải thiện điều kiện
kinh tế sau khi lật đổ Suharto. Vào giai đoạn đầu, Tổng thống Wahid dự
định đoàn kết mọi người hướng tới thành lập Nội các Hợp nhất quốc gia,
bao gồm đại diện của tất cả các đảng chính trị lớn, giới công chức chính phủ
và quân đội. Tuy nhiên, chính điều này đã tạo nên một chính phủ không hoạt
động được, ngược lại tạo ra sự tranh giành lợi ích giữa các phe phái. Wahid
chứng tỏ không có sự quyết đoán, cố chấp với các quan điểm đối lập, và
ngày càng trở nên độc đoán. Quốc hội, báo chí, nhân dân cáo buộc ông ta tái
cơ cấu nội các một cách chuyên quyền, không chia sẻ quyền lực với phó
tổng thống, phục tùng IMF hơn cả Suharto trong vận hành nền kinh tế,
không đối phó đầy đủ các yêu cầu ly khai ở Aceh và Irian Raya và không thể
kiềm chế được bạo lực ở Molucca [25, 369]. Đất nước đứng trước nguy cơ
tan rã. Trước tình hình đó, Hội đồng tư vấn nhân dân (MPR) đã có phiên họp
đặc biệt ngày 23/7/2001 nhất trí buộc tội tổng thống và đưa phó tổng thống
Megawati lên làm tổng thống.
Chính phủ của bà Megawati đã cố gắng đưa ra các biện pháp nhằm
khắc phục khủng hoảng, ổn định đất nước, nhưng vẫn chưa giành được kết
quả như mong muốn. Nền chính trị Inđônêxia vẫn bất ổn, các cuộc bạo lực
vẫn xảy ra tại nhiều nơi trên đất nước, đặc biệt là vụ đánh bom liều chết tại
Bali năm 2002 đã gây ra nhiều thiệt hại, làm hơn 200 người thiệt mạng.
Năm 2004, Inđônêxia có cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên
trong lich sử đất nước. Vị tướng về hưu Susilo Bambang Yudhoyono đã đắc
cử tổng thống. Kể từ khi lãnh đạo đất nước, Tổng thống Susilo Bambang
Yudhoyono cũng cố gắng đưa ra các biện pháp để vực dậy một đất nước
Inđônêxia đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau khủng hoảng trên tất cả các
phương diện. Theo Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, Inđônêxia phải
giải quyết tốt những vấn đề trong nước, điều hành quốc gia hiệu quả, nhằm
tạo sức mạnh, khả năng và uy tín để tham gia nhiều hơn vào các vấn đề thế
giới. Chính phủ Inđônêxia đã đưa ra chương trình cải cách với những chính sách
đổi mới bao gồm 3 mục tiêu lớn: đạt được sự tăng trưởng kinh tế mang tính bền
vững; đạt được sự tăng trưởng trong lĩnh vực bất động sản; phát triển thị trường
nông thôn và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đầu tư sẽ đạt mức tăng trưởng 15%, xuất
khẩu tăng 13,4%; thu nhập đầu người 1.030 USD/năm, kích thích hồi phục sức
mua của người dân [51].
Về đối ngoại, Inđônêxia tiếp tục coi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) là một hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại, giữ nguyên
cam kết đối với sự liên kết khu vực, tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác
như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, cùng các nước đang phát triển khác và
các tổ chức có liên quan như Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) và Phong
trào không liên kết. Năm 2003, Inđônêxia đã ủng hộ và thúc đẩy ký kết Hiệp
ước Bali II với mục tiêu hướng tới thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm
2020, dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế
ASEAN và Cộng đồng Văn hoá xã hội ASEAN. Inđônêxia cũng đã đóng vai
trò tích cực trong thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với ba nước Đông Á
(ASEAN+3) là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong chính sách đối
ngoại công bố ngày 17/7/2006 của Inđônêxia đã chỉ rõ các mục tiêu:
1. Tạo lập môi trường trợ giúp ổn định và bền vững của cộng đồng
quốc tế hướng tới sự toàn vẹn và thống nhất về lãnh thổ của Cộng hòa
Inđônêxia;
2. Tăng cường việc giải quyết vấn đề biên giới với các nước láng
giềng bằng con đường ngoại giao;
3. Tăng cường hợp tác kinh tế của Inđônêxia theo các cấp độ song
phương, khu vực và quốc tế;
4. Tăng cường sự ủng hộ đối với vai trò lãnh đạo của Inđônêxia trong
ASEAN;
5. Tăng cường vai trò của Inđônêxia trong việc giải quyết vấn đề tội
phạm xuyên quốc gia trong khu vực;
6. Tăng cường vai trò của Inđônêxia trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương… [41].
Phát biểu nhân lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bộ Ngoại giao
Inđônêxia, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono nêu rõ chính sách đối
ngoại của Inđônêxia được thiết lập dựa trên bốn nguyên tắc: Duy trì cách
tiếp cận mang tính xây dựng trong hoạt động ngoại giao; duy trì bản sắc
quốc gia trên trường quốc tế; duy trì thái độ dân tộc chủ nghĩa; và tránh liên
minh quân sự với các nước khác [56].
Ông cũng cho rằng Inđônêxia cần đóng vai trò lãnh đạo trong các vấn
đề khu vực và quốc tế tại các diễn đàn như ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh
Đông Á, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, Tổ chức Hội
nghị Hồi giáo, Hội nghị Á - Phi và Liên Hợp Quốc… [56]
Có thể thấy, đối với các nhà lãnh đạo Inđônêxia, khu vực Đông Nam
Á và tổ chức ASEAN luôn là trọng tâm của chính sách đối ngoại. Inđônêxia
luôn muốn tăng cường vai trò và ảnh hưởng của mình trong khu vực. Gần
đây cũng có những ý kiến của một số chính khách Inđônêxia cho rằng
Inđônêxia nên mở rộng mối quan hệ ra bên ngoài thay vì tiếp tục coi
ASEAN là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình. Trong giai
đoạn mới Inđônêxia cần phải phát triển đất nước mà ASEAN sẽ không đem
lại nhiều lợi ích cho đất nước này, nhất là về kinh tế. Trước những ý kiến
không đồng tình, các nhà lãnh đạo Inđônêxia vẫn duy trì chính sách đối
ngoại coi ASEAN là tâm điểm, vì đây là tổ chức của các nước trong khu
vực, là những quốc gia láng giềng có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát
triển của Inđônêxia. Trước tiên, nếu Inđônêxia muốn duy trì đựơc hòa bình,
ổn định của đất nước, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển
kinh tế thì việc duy trì và ổn định của khu vực là điều quan trọng [44]. Các
nhà lãnh đạo của Inđônêxia trong bất kỳ thời kỳ nào cũng đều cố gắng tăng
cường vai trò lãnh đạo của đất nước trong tổ chức
Với truyền thống lịch sử lâu đời và những chính sách đối ngoại hợp
lý, Inđônêxia đang dần lấy lại hình ảnh của mình trong khu vực và trên
trường quốc tế, hứa hẹn sẽ có nhiều thành tựu phát triển mới trong tương lai
1.4. Tiểu kết
Kể từ khi giành được độc lập, Inđônêxia luôn theo đuổi chính sách đối
ngoại năng động và không bị ràng buộc [43]. Inđônêxia luôn lấy khu vực
Đông Nam Á làm tâm điểm trong chính sách đối ngoại của mình, phát huy
tính độc lập không phụ thuộc vào các cường quốc bên ngoài. Trong bất cứ
giai đoạn nào, các chính sách đối ngoại cũng đều nhấn mạnh đến việc nâng
cao vai trò, vị trí của Inđônêxia trong khu vực và trên thế giới.
Tổng thống đầu tiên Sukarno nhấn mạnh đến chính sách không liên
kết, ủng hộ các dân tộc thuộc địa, phản đối tiến trình thuộc địa hóa kiểu mới