Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Khảo cứu sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 213 trang )

Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***





LÊ THỊ HỒNG DUNG




KHẢO CỨU
SÁCH MẠNH HỌC BẬC CAO TRUNG HỌC GIÁO KHOA




Chuyên ngành: HÁN NÔM
Mã số : 60 22 40




LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN






HÀ NỘI – 2011

Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
3



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Bố cục luận văn 10


CHƢƠNG 1.
SÁCH MẠNH HỌC BÂC CAO TRUNG HỌC GIÁO KHOA- CUỐN SÁCH
GIÁO KHOA VIẾT BẰNG CHỮ NÔM ĐẦU THẾ KỶ 11
1.1 Về mặt văn bản……………………………………………………………11
1.1.1Mô tả văn bản: 11
1.1.2Vài nét về tác giả Ngô Giáp Đậu 18
1.2 Mục đích giáo dục của Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa 冊孟學
堛高中學教科 21
1.3 Phương pháp giáo dục trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa
冊孟學堛高中學教科 .33
1.4 Nội dung giáo dục trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa 冊孟
學堛高中學教科 42
Tiểu kết chƣơng 1 48
CHƢƠNG 2
SÁCH MẠNH HỌC BẬC CAO TRUNG HỌC GIÁO KHOA TRONG DÒNG
THẢO LUẬN KINH ĐIỂN NHO GIA 50
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
4


2.1 Cách diễn Nôm trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa 冊孟學
堛高中學教科 50
2.2. Cách làm toát yếu trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa 冊孟
學堛高中學教科 53
2.3 Giá trị tác phẩm 66
2.3.1 Giá trị tư liệu. 66

2.3.2 Giá trị tư tưởng 71
Tiểu kết chƣơng 2 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC . 83













Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
5


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Sự diễn tiến và cáo chung của chữ Nôm trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, gắn với những sự biến động của lịch sử- xã hội. Đây là giai đoạn

giáp lai, giao thoa hội nhập văn hóa Đông Tây, khi những tư tưởng mới đang lan
tỏa vào phương Đông và thay đổi những quan điểm nền tảng của Nho gia. Mặc
dù đây không phải là thời kỳ cực thịnh của chữ Nôm so với thế kỷ XVII, XVIII,
nhưng đây là giai đoạn chữ Nôm đi những chặng cuối của mình để xây dựng
hoàn chỉnh nền văn hóa Hán Nôm Việt Nam. Trong lịch sử nghiên cứu chữ
Nôm, chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu chữ Nôm thời kỳ này,
mà mới chỉ dừng lại ở sự khảo sát sự khác biệt của chữ Nôm đầu thế kỷ XX so
với chữ Nôm các thế kỷ trước, sự biến đổi về mặt ngữ âm lịch sử, cùng với sự
nghiên cứu một số tác phẩm chữ Nôm cụ thể trong giai đoạn này.
Trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, có khá nhiều tác phẩm
chữ Nôm được các nhà Nho viết ra với mục đích phiên Nôm và chú giải kinh
điển, tạo thành một hệ thống tác phẩm toát yếu, nhằm đem kinh điển thâm nhập
dễ dàng vào nền giáo dục Việt Nam. Trong khi nước ta rất chú trọng kinh điển
trong khoa cử, thì một hệ thống Tứ thư ngũ kinh đại toàn đồ sộ rất khó để các sĩ
tử có thể thuộc nằm lòng, vì thế để thuận tiện hơn cho sĩ tử và học trò, các nhà
Nho Việt Nam đã biên soạn các tác phẩm kinh điển theo cách toát tiết yếu, theo
lối thủ xả, trích dịch, bình chú những nội dung trọng tâm. Tuy nhiên, hiện nay
cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống các tác phẩm toát tiết yếu
ở Việt Nam, mặc dù ở nước ta đó là một khuynh hướng khá nổi trội, phục vụ
mật thiết cho sự học, và con đường cử nghiệp của các sĩ tử. Vì vậy, “Khảo cứu
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
6


Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa 冊孟學堛高中學教科”, một tác
phẩm diễn Nôm sách Mạnh Tử của Đốc học Nam Định Ngô Giáp Đậu viết vào
năm 1913.

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ giới thiệu một cuốn sách giáo khoa về kinh
điển Nho gia, biên soạn theo phương pháp toát tiết yếu, được các học trò đương
thời sử dụng. Đồng thời góp phần tìm hiểu về trước tác của nhà Nho Ngô Giáp
Đậu, tạo nên cái nhìn rộng mở hơn về các tác phẩm diễn Nôm kinh điển Nho
gia, giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Phạm vi nghiên cứu đề tài Khảo cứu Sách Mạnh học bậc cao trung học
giáo khoa của chúng tôi liên quan tới nhiều nội dung, nhiều vấn đề. Trước khi
đi vào các nội dung nghiên cứu chính tại các chương, chúng tôi thấy cần thiết
phải điểm qua tình hình nghiên cứu tới các nội dung có liên quan. Đó là những
nghiên cứu về diễn Nôm kinh điển Nho gia; những công trình nghiên cứu về
giáo dục và khoa cử đầu thế kỷ XX; các công trình nghiên cứu về tư tưởng Nho
gia đầu thế kỷ XX. Tìm hiểu những nghiên cứu về tác giả Ngô Giáp Đậu, và
những nghiên cứu nếu có về Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa.
Trong quá trình tiếp nhận kinh điển Nho gia ở Việt Nam, các nhà Nho đã thể
hiện sự lĩnh hội của mình bằng việc biên soạn sách. Không chỉ giới hạn trong
những cách thích nghĩa kinh điển bằng các tác phẩm chữ Hán, các nhà Nho Việt
Nam đã dùng ngôn ngữ dân tộc chữ Nôm với mục đích thông diễn kinh điển
Nho gia. Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu các tác
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
7


phẩm diễn Nôm kinh điển Nho gia, cụ thể như: Luận văn Thạc sĩ Bàn về tác
phẩm Trung dung giảng nghĩa của Nguyễn Thị Phượng. Bài báo của Nguyễn
Tuấn Cường, Nghiên cứu “Tứ thư ước giải” (lược tả văn bản và giải đọc bài
tựa của Lê Quý Đôn). Một số khóa luận nghiên cứu về Tứ thư ước giải như:

“Mạnh Tử ước giải- thiên Cáo Tử: Phiên âm chữ Nôm và nghiên cứu cách dịch
cấu trúc định trung từ Hán sang Việt” của Trương Văn Thắng, “Sơ bộ nghiên
cứu tác phẩm Nôm Đại học ước giải”của Trần Minh Ánh. Nhưng nhìn chung,
các công trình này nghiên cứu tập trung trên bình diện đặc điểm, cũng như phân
loại cấu trúc chữ Nôm trong tác phẩm. Hiện nay, chưa có một công trình nào hệ
thống các tác phẩm diễn Nôm, cũng như con đường tri nhận và thông diễn kinh
điển Nho gia bằng chữ Nôm ở Việt Nam.
Nghiên cứu Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa, cần thiết phải
tìm hiểu, đặt tác phẩm trong bối cảnh nền giáo dục và khoa cử đầu thế kỷ XX.
Mảng đề tài này, đã được các nhà nghiên cứu chú trọng, có thể thống kê một số
lượng lớn các công trình liên quan. Nghiên cứu về sự chuyển biến lịch sử - xã
hội, giáo dục - tư tưởng đầu thế kỷ XX, phải kể đến các công trình nghiên cứu
lịch sử Việt Nam giai đoạn cận đại. Số tác phẩm viết về đề tài này rất phong
phú, tiêu biểu như tác phẩm của Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt
Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng 8, Lịch sử cận đại Việt Nam (Trần Văn
Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự), Lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX đến
1918 (Nguyễn Văn Kiệm), Lịch sử cách mạng Việt Nam (từ 1862-1930) của
Đào Duy Anh, Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách Mạng tháng 8- 1945
(Nguyễn Đăng Tiến), Tìm hiểu giáo dục Việt Nam trước 1945 (Vũ Ngọc
Khánh). Tác giả Vũ Ngọc Khánh đã dành riêng chương V- Tình hình giáo dục
Việt Nam dưới chế độ thống trị của thực dân Pháp để nghiên cứu về các chính
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
8


sách giáo dục của thực dân Pháp, trong đó có vấn đề cải lương giáo dục khoa cử.
Trong đó mới chỉ liệt kê các môn học theo quy chế mới với hệ thống sách giáo

khoa bằng chữ Hán đáp ứng được yêu cầu: cách trí, toán pháp, luân lý, địa lý
Số lượng lớn các công trình nghiên cứu lịch sử này đã dựng lên một khung cảnh
chung về giáo dục khoa cử đầu thế kỷ XX, sự tác động của các sự kiện, biến
động lịch sử đến giáo dục, khoa cử, và sự cáo chung của chế độ khoa cử ở Việt
Nam. Giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn nền giáo
dục Việt Nam có nhiều sự biến động, chế độ giáo dục khoa cử nói lời cáo chung
(1919), hệ thống trường giáo dục Pháp Việt, trường cải lương Huế ra đời. Các
nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm đến sự ra đời các trường học, chế độ giáo dục
cũng như các giáo trình, giáo quy được sử dụng trong thời kỳ này. Có thể kể đến
các công trình Khoa thi tiến sĩ cuối cùng trong lịch sử khoa cử Việt Nam của
Phạm Văn Khoái, Khoa cử và giáo dục Việt Nam (Nguyễn Q. Thắng), Việt Nam
Pháp thuộc sử (1884-1945) của Phan Khoang, Giáo dục Việt Nam thời cận đại
(Phan Trọng Báu), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ (Nguyễn Thế Anh), Giáo dục
và thi cử Việt Nam (Phan Ngọc Liên)… Bên cạnh đó là hệ thống các bài báo,
tạp chí đã nghiên cứu về giáo dục tư tưởng Việt Nam thời kỳ này: Th.s Việt
Anh, Chữ Hán Nôm trong giao lưu văn hóa Việt –Pháp, cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, Tạp chí Hán Nôm, số 1. Phan Trọng Báu, Nhìn lại hai cuộc cải cách
giáo dục (1906 và 1927) ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, tạp chí nghiên cứu lịch sử.
Phạm Văn Khoái, Một số đóng góp của Hán Nôm học cho nghiên cứu Nho học
giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, Nhìn lại Hán Nôm học Việt Nam thế kỷ XX, NXb
Khoa học xã hội. Nguyễn Kim Sơn, Tư tưởng luân lý mới của các nhà Nho Duy
Tân trong “ Tân đính luân lý giáo khoa thư …Nguyễn Kim Sơn, “Khổng giáo
phê bình tiểu luận” của Đào Duy Anh trong lịch sử nghiên cứu Nho giáo thế kỷ
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
9



XX, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật số 1, năm 2005… Những công trình
này đề cập đến một số vấn đề nổi bật như: lịch sử khoa cử, thể chế khoa cử ở
Việt Nam, dựng lên một bức tranh chung về khoa cử Việt Nam, và những xu
hướng vận động cải cách đổi mới trong tư tưởng, giáo dục đầu thế kỷ XX. Tuy
vậy, các công trình này do nghiên cứu giáo dục khoa cử ở Việt Nam trên góc
nhìn lịch đại nên mới khái quát diễn tiến của nền giáo dục cử nghiệp qua các
thời kỳ, chưa dừng lại khảo cứu sâu, toàn diện trong từng giai đoạn.
Nghiên cứu sự chuyển biến tư tưởng học thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã rất chú trọng đến phong trào Đông kinh nghĩa
thục, với số lượng công trình nghiên cứu tương đối phong phú. Tiêu biểu là:
Đông kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX (Chương
Thâu), Văn thơ Đông kinh nghĩa thục (Viện Viễn Đông bác cổ), Đông Kinh
nghĩa thục (Nguyễn Hiến Lê), Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam (Sơn
Nam), Đông Kinh nghĩa thục ( Đào Trinh Nhất)…Các sĩ phu yêu nước Bắc Kỳ
muốn chống lại sự nô hóa của thực dân Pháp, chống lại chiêu bài lợi dụng tư
tưởng thủ cựu của các nhà Nho lỗi thời để dễ bề cai trị đàn áp, nên đã dùng “bầu
máu nóng” của tinh thần nhiệt huyết mới thức tỉnh những người u mê. Vì thế mà
họ chủ trương bãi bỏ cái học khoa cử từ chương, cái học kinh điển giáo điều
sách vở. Sự đấu tranh này làm phân hóa hai luồng tư tưởng trong các nhà Nho.
Một là quay lưng với Nho học, phê phán Nho học như Phan Khôi, hai là hệ tư
tưởng hồi ứng mang tính bảo thủ, vẫn muốn khẳng định những giá trị chân
chính của nền học thuật Khổng Mạnh, như nhà nho Ngô Giáp Đậu, Trần Trọng
Kim. Vì thế mà đã tạo ra một cuộc bút luận sôi nổi, đầy thú vị giữa Phan Khôi
và Trần Trọng Kim, tranh luận về nội dung cuốn sách Nho giáo của chính tác
giả Trần Trọng Kim.
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
10



Đề tài Khảo cứu Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa sẽ khảo
cứu văn bản chữ Nôm, phiên Nôm tác phẩm, và nghiên cứu cách làm toát yếu
cũng như nội dung tư tưởng, mục đích của một cuốn sách giáo khoa kinh điển
do nhà Nho Ngô Giáp Đậu soạn ra. Trong hệ thống trước tác của Ngô Giáp Đậu
吳甲豆, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố đã giới
thiệu, phiên Nôm tác phẩm Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa. Các
tác phẩm chữ Hán ra đời đầu thế kỷ XX, đã được đề cập đến trong công trình
Một số vấn đề chữ Hán thế kỷ XX của PGS.TS Phạm Văn Khoái. Trong công
trình này, tác giả đã đề cập đến sách giáo khoa dạy chữ Hán đầu thế kỷ XX như
Tam tự kinh, Tân quốc văn, Nam học Hán tự khoa bản… Về các tác phẩm chữ
Nôm đầu thế kỷ XX, đã có một số công trình đi vào nghiên cứu các tác phẩm cụ
thể như Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca, Trung dung giảng nghĩa, hay
tác phẩm vừa viết bằng chữ Hán vừa viết bằng chữ Nôm như Tứ thư ước giải.
Để hiểu được bối cảnh ra đời của tác phẩm Sách Mạnh học bậc cao trung học
giáo khoa, có thể tìm hiểu thông qua hai phương diện. Thứ nhất là tìm hiểu quá
trình diễn Nôm kinh điển ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX. Đồng thời kết hợp với sự nghiên cứu quá trình chuyển biến tư tưởng học
thuật trong thời kỳ này. Đó là sự ra đời của một hệ thống trường học như trường
Đông Kinh nghĩa thục với phong trào Duy Tân, trường Pháp Việt trong phong
trào Cải lương giáo dục.
Nghiên cứu về trước tác của Ngô Giáp Đậu, chưa có công trình nào hệ
thống các tác phẩm của ông, mà mới đề cập đến trong Tổng tập tiểu thuyết chữ
Hán Việt Nam, tập 4 giới thiệu sơ lược về tác giả, và dịch bộ tiểu thuyết Hoàng
Việt Long Hưng chí (Trần Nghĩa chủ biên, Ngô Đức Thọ, Mai Xuân Hải,
Nguyễn Văn Nguyên dịch, Ngô Đức Thọ giới thiệu và chỉnh lý).
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃

- Ngnh Hn Nôm
11


Trước Ngô Giáp Đậu, đã có một số tác phẩm diễn Nôm sách kinh điển.
Như Tứ thư ước giải AB. 270/1-5, đã phiên Nôm chú thích các sách Luận ngữ,
Đại học, Trung dung, và Mạnh Tử. Cũng dùng phương pháp biên soạn sách toát
yếu, nhưng Tứ thư ước giải trình bày theo lối lưỡng cước, một câu Hán văn
trong kinh điển được chú bằng một câu chữ Hán, giảng nghĩa bằng một câu chữ
Nôm. Tác giả thông diễn kinh điển tuân theo thứ tự các chương trong chính văn
sách Mạnh Tử. Hay tác phẩm Trung dung giảng nghĩa (ký hiệu AB. 278) đã
diễn Nôm các chương trong sách Trung dung, giảng nghĩa 33 chương trong sách
Trung dung, dựa theo bản chú thích của Chu Hy, sau mỗi câu chữ Hán lại có
một câu giải nghĩa bằng chữ Nôm. Tác giả của Trung dung diễn ca, dịch quái
diễn ca (ký hiệu AB. 540) lại tiếp cận với kinh điển bằng cách diễn Nôm theo
hình thức văn vần. Bên cạnh đó còn có một số tác phẩm khác như Thư kinh đại
toàn tiết yếu diễn nghĩa (ký hiệu AB. 145/1-2), đã chú giải diễn Nôm Kinh Thi,
từ thiên Thang Thệ đến thiên Tần thị.
Tuy vậy, mặc dù đã có nhiều công trình, cũng như nhiều bài báo tạp chí
nghiên cứu đến sự chuyển biến tư tưởng học thuật ở Việt Nam đầu thế kỷ XX,
nhưng cũng chưa thực sự bao quát hết. Hiện nay, chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống quá trình tiếp nhận kinh điển Nho giáo ở Việt
Nam, sự diễn Nôm chú giải các tác phẩm kinh điển. Hay nghiên cứu, thống kê
hệ thống các giáo trình, giáo quy được giảng dạy ở các trường Pháp Việt, trường
Cải lương. Chỉ có một số ít công trình tuyển chọn các tác phẩm được dạy ở
trường Đông Kinh nghĩa thục, với các tác phẩm cụ thể như: Quốc dân độc bản,
Tân đính luân lý giáo khoa thư
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃

- Ngnh Hn Nôm
12


Vì vậy, đề tài “Khảo cứu Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa”
sẽ nghiên cứu tác phẩm trong dòng thảo luận kinh điển Nho gia, trong sự chuyển
biến hệ tư tưởng học thuật đầu thế kỷ XX.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài ngoài việc phiên Nôm văn bản, giúp cho người đọc nắm được nội
dung văn bản, còn là một công cụ để các nhà nghiên cứu tổng hợp về cách chú
giải kinh điển Nho gia bằng chữ Nôm ở Việt Nam. Đề tài chú trọng khai thác,
nghiên cứu tác phẩm trên hai bình diện với tư cách là một cuốn sách giáo khoa
viết bằng chữ Nôm đầu thế kỷ XX. Đồng thời, luận văn cũng hy vọng sẽ cung
cấp thêm những cứ liệu về sự vận động của tư tưởng Nho gia ở Việt Nam đầu
thế kỷ XX.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn bản Sách Mạnh học bậc cao trung
học giáo khoa ký hiệu AB.290 của Kho sách Viện nghiên cứu Hán Nôm. Đồng
thời có tham chiếu các tác phẩm diễn Nôm giải Nôm khác trong lịch sử để so
sánh lịch đại và các sách giáo khoa, sách thảo luận về Nho học khác đầu thế kỷ
XX để nghiên cứu so sánh đồng đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp văn bản học, phương
pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của Luận văn được trình bày như sau:
Chƣơng 1. Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa – Cuốn sách
giáo khoa viết bằng chữ Nôm đầu thế kỷ XX.
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa

Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
13


1.1 Về mặt văn bản học
1.1.1 Mô tả văn bản:
1.1.2 Vài nét về tác giả Ngô Giáp Đậu
1.2 Mục đích giáo dục của Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa
1.3 Phương pháp giáo dục trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa
1.4 Nội dung giáo dục trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa
Chƣơng 2 Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa trong dòng
thảo luận kinh điển Nho gia
2.1 Cách diễn Nôm trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa
2.2. Cách làm toát yếu trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa
2.3 Giá trị tác phẩm
2.3.1 Giá trị tư liệu
2.3.2 Giá trị tư tưởng













Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
14


CHƢƠNG 1
SÁCH MẠNH HỌC BẬC CAO TRUNG HỌC GIÁO KHOA-
CUỐN SÁCH GIÁO KHOA VIẾT BẰNG CHỮ NÔM ĐẦU THẾ
KỶ XX
1.1 Về mặt văn bản học
1.1.1 Mô tả văn bản:
Trong kho sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm có một văn bản tên là
Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa ký hiệu AB. 290, viết bằng chữ
Nôm. Văn bản này đã được giới thiệu trong hai cuốn sách Di sản Hán Nôm –
Thư mục đề yếu, và Tìm hiểu kho sách Hán Nôm.
Trong cuốn Di sản Hán Nôm Việt Nam- Thư mục đề yếu của Trần Nghĩa và
F.GROS đã giới thiệu:
[2928]. Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa, Ngô Giáp Đậu, Đốc học
Nam Định diễn Nôm năm Duy Tân Quý Sửu (1913), một bản viết, 358 tr,
30x15,5, một tựa, AB.290.
Diễn Nôm sách Mạnh Tử có chú thích và lời bình.
Trong cuốn Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp đã giới thiệu:
Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa, Ngô Giáp Đậu diễn Nôm, 358 tr,
chữ viết, toàn Nôm, 1 tựa. Diễn Nôm chính văn sách Mạnh Tử, có chú thích và
bình luận các chương như luân lý, tu thân, văn học, chính trị…
Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi tìm thấy một bản chép tay của tác giả Ngô
Giáp Đậu, ký hiệu AB.290 được lưu giữ tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán

Nôm. Trên thực tế số trang của sách là 360 trang, có sự sai biệt so với sự thống
kê trong hai cuốn sách Di sản Hán Nôm Việt Nam- Thư mục đề yếu và Tìm hiểu
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
15


kho sách Hán Nôm là chỉ có 358 trang. Mỗi trang có 9 dòng, viết theo lối từ phải
sang trái, mỗi dòng khoảng 20 chữ. Kết thúc mỗi chương, mỗi thiên, hay mỗi ý
tiểu kết, tác giả đều sang dòng. Văn bản được viết tay theo lối chữ chân, dễ đọc,
chữ khá đẹp và rõ ràng. Số trang văn bản khá lớn, nên đôi khi tác giả có sự
nhầm lẫn về thứ tự chữ, và được sửa bằng một dấu móc. Văn bản có dấu ngắt,
nét bút từ phần đầu sách đến trang 187 đậm, nét bút phần sau thanh mảnh hơn.
Về vấn đề tác giả của Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa rất rõ
ràng, thể hiện trong bài tựa của chính tác giả. Trong bài tựa dài 6 trang, ở cuối
trang thứ 5 dòng thứ 9, và trang thứ 6 dòng thứ 1, tác giả viết: 南定督学碎羅吳
甲豆號羅青淵謹爫排序 “Nam Định đốc học tôi là Ngô Giáp Đậu, hiệu là
Thanh Uyên, cẩn làm bài tựa”.

Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
16


Niên đại tác phẩm cũng được xác định rõ trong bài tựa, ở trang thứ 5
dòng thứ 8, tác giả viết: 渃大南號維新次罢癸丑仲冬“Nước Đại Nam hiệu

Duy Tân thứ bảy, năm Quý Sửu, tháng trọng đông”. Như vậy, tác phẩm được
biên soạn vào tháng 11 âm lịch năm 1913.
Nội dung chính của tác phẩm như tác giả giới thuyết trong bài tựa, đó
là: “Nay đem chính văn sách Mạnh Tử, chia làm năm điều: Một là Luân lý, hai
là Tu thân, ba là Văn học, bốn là Chính trị, năm là Bình sinh thầy Mạnh. Đề
mặt sách là Học Mạnh giáo khoa, giảng giải cũng như lối thích sách Luận ngữ,
và lại đem việc nước Nam phụ bàn vào trong các điều, gọi là để bạn ta xem việc
dùng chữ cho tiện đấy thôi”
Mục thứ nhất là Luân lý 倫理, mục luân lý có bảy điều, phần này tác giả bàn
về các việc cha con, vua tôi, anh em, vợ chồng, bè bạn, việc đôn luân, bội luân,
sau đó lại phụ bàn việc nước Nam vào theo lối dĩ sử chứng kinh.
Mục thứ hai là Tu thân 須身, mục Tu thân có ba mươi ba điều, bàn về các điều
như tâm tính, lương quý, lễ trọng, minh thiện thành thân, lạc thiện vong thế, tôn
đức lạc nghĩa, thiện ngôn thiện đạo, phản kỷ, ngôn, hành, việc cư xử, việc sinh
tử, biết thẹn, muốn tiếng khen tốt, bắt chước điều phải, tự lập, đại nhân, việc đại
trượng phu, quốc lạc, biện việc thiện lợi, việc thị tài, sự hiếu cao, thanh văn, việc

¹. Dĩ sử chứng kinh là phương pháp dùng thực tế lịch sử để thảo luận, chứng minh sự đúng đắn
của kinh điển. Trong kinh điển Nho gia đã dạy những nguyên tắc về chính trị, đạo đức
những điều được nêu trong kinh điển được xem là chân lý, là kim chỉ nam, theo những nguyên
tắc đó thì trị, không theo thì loạn. Rồi chuyện họa phúc, thiện ác Bằng thực tế lịch sử, bằng
nhân vật và sự kiện xảy ra trong thực tế đã được nhiều người chứng kiến và thừa nhận, người
thảo luận chứng minh rằng kinh điển là đúng đắn. Đây là một cách luận giảng về kinh điển,
dùng dẫn chứng thực tế để cho thấy nghĩa lý kinh điển là đúng đắn, cần theo.
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
17



đã phiên (cầu phú quý lợi đạt), biện việc nội ngoại… Cuối mục, tác giả nêu suy
nghĩ, nhận xét của mình qua phần Tổng bàn lại.
Mục thứ ba là Việc học 役學, gồm có bảy điều, như bàn về việc học, việc dùng
người khác đạo, bàn việc đạo thống, việc giao tế, sĩ chỉ…
Mục thứ tƣ là Chính trị 政治, bàn về: căn bản các sự chính trị, nghĩa lý, việc
tranh cạnh, việc truyền tập, việc học vấn, lời nghị luận.
Mục thứ năm là Sinh bình thầy Mạnh 生平柴孟, bàn về việc hiền học, việc
giao tế, việc bình luận.
Kết thúc là phần Phụ luận về văn học, chính sự của tác giả, đem việc nước Nam
phụ bàn vào, theo phương pháp dĩ sử chứng kinh¹.
Trong cách trình bày của tác giả, sau mỗi chương đều có sự tổng kết ý từng
chương, nhấn mạnh ý trọng tâm của chương đó, giúp cho người đọc có thể nắm
được đại ý của văn bản, khắc sâu những điều cốt lõi, để trầm tiềm nghĩa lý sâu
xa trong sách Mạnh Tử.
Bảng 1.1 Tóm tắt nội dung tác phẩm Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo
khoa

Tên mục
Số trang
Nội dung chính các mục
Bài tựa
Tr 1 đến tr 6
(6 trang)

Mục thứ nhất:
Luân lý có 7
điều

Tr 7 đến tr 47

(41 trang)
Việc vua tôi, cha con, bè bạn, vợ
chồng, anh em, đôn luân, bội luân
Mục thứ hai:
Tr 48 đến tr
Tâm tính, lương quý,lễ trọng, minh
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
18


Tu thân có 33
điều

120.
(73 trang)
thiện thành thân, lạc thiện vong
thế, tôn đức lạc nghĩa, thiện ngôn
thiện đạo, phản kỷ, ngôn, hành,
việc cư xử, bắt chước điều phải,
việc sinh tử, biết thẹn, muốn tiếng
khen tốt, bắt chước điều phải, tự
lập, đại nhân, việc đại trượng phu,
quốc lạc, biện việc thiện lợi, việc
thị tài, sự hiếu cao, thanh văn, việc
đã phiên (cầu phú quý lợi đạt), biện
việc nội ngoại…
Mục thứ ba:

Việc học có
bảy điều

Tr 121 đến
tr186
(66 trang)
Việc học, việc dùng người khác
đạo, bàn việc đạo thống, việc giao
tế, sĩ chỉ…

Mục thứ tư:
Chính trị

Tr 187 đến tr
318
(132 trang)
Căn bản các sự chính trị, nghĩa lý,
việc tranh cạnh, việc truyền tập,
việc học vấn, lời nghị luận
Mục thứ năm:
Sình bình thầy
Mạnh

Tr 319 đến tr
351
(33 trang)
Việc hiền học, việc giao tế, việc
bình luận
Phụ luận


Tr 352 đến tr
360
(9 trang)
Văn học, chính sự
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
19


Qua bảng thống kê chúng ta thấy mục Chính trị chiếm dung lượng lớn
của tác phẩm với 132/ 360 trang, và mục Tu thân chiếm 73 trang, việc học
chiếm 66 trang. Sự phân chia dung lượng của các chương mục trước hết là do
cách sắp xếp mang tính chất chủ quan của tác giả khi lựa chọn các thiên trong
từng mục chủ đề của tác phẩm. Sự sắp xếp này hoàn toàn khác biệt so với cách
sắp xếp tuân theo thứ tự chương mục trong chính văn sách Mạnh Tử của Tứ thư
ước giải. Cách sắp xếp chú trọng nội dung mục chính trị thể hiện dụng ý của tác
giả, cũng như thể hiện ý nghĩa của kinh điển sách Mạnh Tử đã chú trọng hơn
đến vấn đề chính trị xã hội, dụng chính-ngoại vương, bên cạnh việc đặc biệt
quan tâm đến việc tu dưỡng cá nhân-nội thánh như thời Khổng Tử.
1.1.2 Vài nét về tác giả Ngô Giáp Đậu
Trong cuốn Tên tự hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam của Trịnh Khắc
Mạnh, ký hiệu VV03159, đã giới thiệu về tác gia Ngô Giáp Đậu. Ngô Giáp Đậu
(1853-?), tên tự là Hiếu Liêm, hiệu là Tam Thanh và Sự Sự Trai, người xã
Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Thanh Trì, Tp. Hà Nội)
[16, 158]. Ngô Giáp Đậu thi đỗ Cử nhân năm Tân Mão, niên hiệu Thành Thái 3
(1891). Ông giữ các chức quan như: Giáo thụ phủ Hoài Đức, Đốc học Nam
Định.
Trong tác phẩm Thanh Oai Ngô Gia thế phả 青威吳家世譜, do chính

Ngô Giáp Đậu biên soạn, ký hiệu A.648, là bản gốc của Viện Viễn Đông bác cổ
trước đây, đáng tiếc nay đã mất, tác giả đã lược tả hành trạng của vợ tác giả và
con tác giả. Tờ thứ 8 của tác phẩm có viết: “Tác giả là Ngô Giáp Đậu, cháu đời
thứ 16 kể từ Triệu tổ”.
Trong Tổng tập Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam (tập IV) viết về Ngô Giáp
Đậu với bộ tiểu thuyết viết theo lối chương hồi Hoàng Việt long hưng chí 皇越
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
20


龍興志, Ngô Đức Thọ có viết: “Ngô Giáp Đậu là cháu bốn đời của Học Tốn
Công Ngô Thì Chí và Trừng Phủ Công Ngô Thì Du, các đồng tác giả của Hoàng
Lê nhất thống chí”.[18, tr 100]
Ngô Giáp Đậu thuộc dòng dõi họ Ngô ở Tả Thanh Oai, cha ông là Ngô Thì Giai.
Ngô Thì Giai (1818-1881), ông có hiệu là Thanh Xuyên, Tùng Song, và tự là
Cường Phủ. Ông người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay
là xã Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội). Tác phẩm của ông được người đời sau tập
hợp trong Thanh Xuyên cư sĩ Cường Phủ công di thảo của sách Ngô Gia văn
phái.
Tác phẩm của Ngô Giáp Đậu :
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
21



Bảng 1.2 Tác phẩm của Ngô Giáp Đậu
TT
Tên sách
Tình trạng văn
bản
Tác giả
Niên đại
Nội dung
1
Đại Nam quốc túy
大南國醉
1 bản viết, 236 tr,
32x22
AB.178
Ngô Giáp
Đậu
Năm Duy
Tân thứ 2
(1908)
1800 câu phương ngôn, tục ngữ, xếp thành 46
bài (mục) như bài thứ nhất, nói về trời với người
ở đời Ngoài ra còn có khoảng 600 câu ca dao .

2
Hiện kim Bắc kỳ chi
địa dư sử
現今北圻之地輿

1 bản viết, 166 tr,
31x22, A.398

Giáo thụ phủ
Hoài Đức
Ngô Giáp
Đậu biên
soạn

Lịch sử xứ Bắc Kỳ và địa dư 2 thành phố (Hà
Nội, Hải Phòng), 2 đạo (Hà Dương, Lai Châu),
và 25 tỉnh thuộc Bắc Kỳ ( Hà Đông, Hà Nam,
Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,
Hải Dương, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lạng
Sơn, Cao Bằng, Sơn Tây, Vĩnh Yên, Phúc Yên,
Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn
La, Lào Cai) . Mỗi đơn vị hành chính được giới
thiệu về vị trí, giới hạn, diện tích, dân số, ruộng
đất, núi sông, giao thông, sản vật, công nghệ, khí
hậu, phong tục, hiền tài.

Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
22


3
Hoàng Việt long hưng
chí
皇越龍興志

1 bản viết,
538 tr,
30x20, 2
tựa, một
mục lục,
A.23

Ngô Giáp
Đậu 吳甲豆
soạn và viết
tựa
Năm
Thành
Thái
Giáp
Thìn
(1904)
Tiểu thuyết lịch sử gồm 34 hồi, nói về quá trình xây dựng
cơ nghiệp của triều Nguyễn, kể từ lúc Nguyễn Kim phò Lê
chống Mạc, đến khi Gia Long đánh Tây Sơn, bắt được
Quang Toản, lập nên triều Nguyễn, và đặt quyền thống trị
trên phạm vi cả nước.
4
Trung học Việt sử
toát yếu
忠學越史撮要
22 bản in, 5
bản viết (bộ
5 quyển:
Thủ, Xuân,

Hạ, Thu,
Đông).
VHv.987(1-
4) in,
VHv.992(1-
3) viết (Thủ,
Xuân, Hạ,
Thu).
VHb.120
Ngô Giáp
Đậu 吳甲豆
soạn, Phạm
Văn Thụ 范
文樹 duyệt,
Đoàn Triển
段展 ,
Phạm Văn
Thụ 范文樹
, Cao Xuân
Dục 高春育
đề tựa.
In tại
số nhà
22 phố
Hàng
Bè, Hà
Nội,
1811.

Địa lý Việt Nam: Cương giới, tên nước, kinh đô của các

triều đại, núi sông, diện tích, dân số, các tỉnh ở ba miền
của đất nước, sự phân bố của các dân tộc ít người…
Lịch sử Việt Nam từ Kinh Dương Vương đến đời Thành
Thái, chia làm ba giai đoạn lớn:
Thời Cổ đại: Từ Hùng Vương đến Dương Đình Nghệ.
Thời Cận đại: Từ Tiền Ngô Vương đến Tây Sơn.
Thời Hiện đại: Từ Gia Long đến Thành Thái.
Đặc biệt về triều Nguyễn, có chép các sự kiện liên quan tới
các nước Vạn Tượng, Nam Chưởng, Cao Miên, Xiêm La,
và việc Nguyễn Công Trứ tổ chức khai hoang lập ấp, việc
giao thiệp với các nước khác ở châu Âu.
5
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
23


(viết), 126
tr, 17.5x13
(Thu, Đông
5.
Sách Mạnh học bậc
cao trung học giáo
khoa
冊孟學堛高中學教科
1 bản viết,
358 tr,
30x15,5,

một tựa,
AB.290.
Diễn Nôm
sách Mạnh
Tử có chú
thích và lời
bình.

Ngô Giáp
Đậu, Đốc
học Nam
Định diễn
Nôm
năm
Duy
Tân
Quý
Sửu
(1913),



6
Trung học Việt sử biên
niên toát yếu 中學越
史編年撮要


1 bản viết
(bộ 4Q) 242

tr, 28 x 15.
A. 328
Paris. MF.
II/6/1089
Ngô Giáp
Đậu soạn,
Đỗ Văn Tâm
nhuận chính.


Tóm lược Lịch sử Việt Nam từ Hồng Bàng đến Gia Long
(1802 – 1819)


Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
24


Nhìn chung, trước thuật của Ngô Giáp Đậu chủ yếu được biên soạn phục
vụ mục đích dạy học. Ông đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực sử học, tiểu thuyết
lịch sử, thể hiện tinh thần hướng tới cội nguồn dân tộc. Trong đó có hai tác
phẩm về lịch sử Việt Nam được giảng dạy ở bậc trung học, một cuốn sách giảng
dạy về kinh điển Nho gia sách Mạnh Tử… Điều này cũng dễ lý giải, vì Ngô
Giáp Đậu từng đảm nhiệm các chức quan như Giáo thụ phủ Hoài Đức, Đốc học
Nam Định.
1.2 Mục đích giáo dục của Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo
khoa

1.2.1 Hoàn cảnh ra đời
Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa được Ngô Giáp Đậu biên
soạn vào năm 1913, đó là vào thời kỳ đất nước ta có nhiều sự biến đổi lớn. Kể từ
cuối thế kỷ XIX, toàn bộ đất nước ta bị đặt dưới sự thống trị của thực dân Pháp,
xã hội phong kiến Việt Nam chuyển thành một xã hội thực dân nửa phong kiến.
Thực dân Pháp đã xây dựng một nền giáo dục thực dân nửa phong kiến với mục
đích nhằm nô dịch và đồng hóa nhân dân Việt Nam. Phương châm của người
Pháp là một mặt vẫn duy trì nền giáo dục khoa cử Nho học trong chừng mực còn
có lợi cho việc cai trị của họ, mặt khác chỉ mở tại các đô thị lớn một số ít trường
tiểu học Pháp Việt, trường thông ngôn trong phạm vi tối cần thiết. Pôn Đume đã
nói rõ ý đồ đó: “Những nguyên tắc làm cho gia đình vững chắc, cha mẹ được
tôn kính, chính quyền được tuân thủ, đều rút ra từ các sách Hán học. Bắt đầu
tập đọc những chữ đầu tiên là họ học những nguyên tắc rường cột của luân lý
đạo Khổng, họ khắc sâu vào lòng những nguyên tắc sẽ hướng dẫn họ suốt cả
đời. Chính trường làng đã cung cấp cho họ nền giáo dục đó” [6, 41]
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
25


Những chính sách mua chuộc nho sĩ bằng cách cổ súy cựu học của các nhà toàn
quyền người Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của các nhà Nho tiên tiến.
Với mục đích nhằm khôi phục đất nước, chấn hưng dân khí từ góc độ văn hóa
và dân trí, phong trào Đông kinh nghĩa thục diễn ra rầm rộ ở Bắc Kỳ từ tháng 3-
1907 đến tháng 9- 1907, tạo ra một cuộc cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX. Để
xoa dịu làn sóng đấu tranh của các sĩ phu, trí thức yêu nước, thực dân Pháp đã
tiến hành chính sách cải lương giáo dục 1906-1919. Cải lương giáo dục khoa cử
là cải lương các vấn đề liên quan đến hệ thống nhà trường, chương trình môn

học, các ngôn ngữ văn tự được sử dụng trong hệ thống nhà trường đó, hệ thống
giáo viên và sách giáo khoa, phép thi, hệ thống văn bằng được cấp và vấn đề sử
dụng những người đã được đào tạo sau khi thi đỗ…
Năm 1906, Toàn quyền Beau ra Nghị định cải tổ giáo dục ở Bắc kỳ. Theo đó
giáo dục ở Bắc kỳ cớ ba hệ thống trường
Một là, hệ thống trƣờng Pháp Việt với ba cấp trường (sơ cấp, tiểu học,
trung học), giảng dạy bằng Pháp ngữ, quốc ngữ với các môn học khoa học hiện
đại (toán, khoa học).
Hai là, hệ thống trƣờng chữ Nho được cải lương từ hệ thống giáo dục có
tính chất thiên thành thủa trước thành một loại trường nhà nước quản lý với ba
cấp (sơ học, tiểu học, trung học). Tốt nghiệp loại trường này mới được đi thi
Hương.
Trường Sơ học là trường mở ở các làng xã. Các môn học là: chữ Quốc
ngữ, chữa Hán, chữ Pháp, chữ Pháp. Tốt nghiệp lấy bằng Tuyển sinh.
Trường Tiểu học là trường mở ở các phủ, huyện, do Giáo thụ, Huấn đạo
phụ trách, dạy các môn: chữ quốc ngữ (15 giờ), chữ Hán (10 giờ), chữ Pháp (10
giờ). Thi lấy bằng Khóa sinh.
Lê Th Hng Dung – Kho cu Sch Mnh hc bc cao trung hc gio khoa
Luận văn Thạc si
̃
- Ngnh Hn Nôm
26


Trường trung học mở tại các tỉnh lỵ, do Đốc học phụ trách, dạy các môn:
quốc ngữ (16 giờ), chữ Hán (12 giờ), chữ Pháp (7 giờ). Các môn ở trường trung
học hướng vào các môn nhân văn nhiều hơn toán học và khoa học. Tốt nghiệp
Trung học được cấp bằng Thí sinh và được đi thi Hương.
Ba là, hệ thống các trƣờng chuyên nghiệp. Với ba ngành:
- Huấn nghiệp Âu châu: Đào tạo cán sự và thợ chuyên môn cho các xí

nghiệp, giao thông, xây dựng, điện lực
- Huấn luyện bản xứ: Đào tạo cán sự và thợ chuyên môn cho các ngành
công nghiệp bản xứ mới phát triển như: dan, dệt thợ mộc, thợ nề
- Mỹ nghệ: Đào tạo thợ chuyên môn cho các ngành thêu, đan, chạm trổ,
khảm, gốm, sơn mài
“Theo Tấu chương ngày 6-7 năm Thành Thái 18 của Viện Cơ Mật về việc canh
định giáo dục và quy thức phép thi, đã được Nghị Học Hội đồng thương phê
chuẩn thì Học pháp chia làm ba cấp bậc: Ấu học, Tiểu học, Trung học.
Bậc Ấu học: Do các xã thôn tự trù thiết lập để dạy những trẻ em nam và nữ, từ 6
tuổi đến 12 tuổi. Còn những ai đứng ra mời thầy lập trường tư cũng cho phép.
Các sĩ tử trường tư cũng đều được tham dự sát hạch ứng thí cũng như sĩ tử
trường công.
Các xã thôn được tự tuyển lựa giáo sư nhưng cần phải có chính quyền chuẩn
nhận. Các giáo huấn của các phủ huyện có chức vụ trong việc kiểm soát trường
Ấu học ở hương thôn.
ở các tỉnh lỵ cũng thiết lập các trường theo quy thức của trường Ấu học. Kinh
phí của các trường ấy do các tỉnh chi cấp.
giáo quy của trường Ấu học gồm có: Một là giáo quy hán tự, hai là giáo quy
Nam âm. Giáo quy Hán tự nhằm dạy những chữ Hán thường dùng và những chữ

×