Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 132 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HÀ THU HƯƠNG


VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Ở TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI




LUẬN VĂN THẠC SĨ



Hà Nội - 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HÀ THU HƯƠNG

VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Ở TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học
MÃ SỐ: 60.31.50


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KIM BẢO





Hà Nội - 2013

iii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI 5
1.1 Khái niệm chung 5
1.2 Tiêu chuẩn môi trƣờng 5
1.3 Hệ thống đánh giá tác động môi trƣờng 8
1.4 Mối quan hệ giữa Môi trƣờng sinh thái và con ngƣời – xã hội 9
1.5 Quan hệ giữa Môi trƣờng và Phát triển bền vững 12
1.6 Sự cần thiết phải bảo vệ MTST 15
CHƢƠNG 2:SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

SINH THÁI TRONG MƢỜI NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 17
2.1 Những chủ trƣơng chính sách của Chính phủ Trung Quốc 17
2.1.1 Nguyên tắc cơ bản của chính sách môi trường 20
2.1.2 Đặc trưng cơ bản của chính sách MTST 22
2.1.3 Xây dựng hệ thống chính sách môi trường Trung Quốc 23
2.1.4 Xây dựng bảo vệ môi trường sinh thái 25
2.2 Thực trạng MTST ở Trung Quốc 30
2.2.1 Vấn đề môi trường nước 31
2.2.1.1 Ô nhiễm nguồn ngước 33
2.2.1.2 Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng 37
2.2.2 Vấn đề môi trường không khí 39
2.2.2.1 Các hợp chất gây ô nhiễm trong không khí 40
2.2.2.2 Sự phát thải khí gây ô nhiễm của các tỉnh, thành 44
2.2.2.3 Khí thải gây ô nhiễm giữa các ngành nghề công nghiệp 47
2.2.2.4 Hậu quả của việc ô nhiễm không khí 50
2.2.3. Vấn đề môi trường đất 52

iv

2.2.3.1 Thoái hóa đất 54
2.2.3.2 Tình trạng đất bị hoang mạc hóa, sa mạc hóa 56
2.2.3.3 Hiện tượng đất tái nhiễm mặn tương đối nghiêm trọng 57
2.2.3.4 Hiện tượng ô nhiễm đất ngày càng trầm trọng. 57
2.3 Nguyên nhân dẫn đến vấn đề ô nhiễm MTST 58
2.4 Các biện pháp khắc phục 60
2.4.1 Đầu tư xây dựng xử lý ô nhiễm môi trường 60
2.4.2 Thực hiện chính sách “ kinh tế tuần hoàn” 63
2.4.3 Thực hiện chính sách “ tiết kiệm năng lượng, giảm tải khí thái” 65
2.4.4 Xây dựng “ Văn minh sinh thái” 68
2.4.5 Một số biện pháp cụ thể 70

2.5 Kết quả đạt đƣợc trong công tác BVMT 71
2.5.1 Có hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm, chỉ tiêu chất lượng môi
trường tiếp tục có chuyển hướng tích cực, tình trạng hoang mạc, sa mạc hóa
có xu hướng xuyên giảm: 71
2.5.2 Kiện toàn hệ thống luật pháp –Chính sách- Cơ quan quản lý 76
2.5.2.1 Hoàn thiện bộ máy cơ quan bảo vệ môi trường 77
2.5.2.2 Đạt được sự chuyển biến lớn từ phương thức làm việc, cách thức
quản lý, mức độ chấp hành luật BVMT 77
2.5.3 Vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác BVMT được nâng
cao 84
2.5.4 Trung Quốc trở thành một quốc gia có trách nhiệm hơn trong lĩnh vực
môi trường. 86
2.6 Những vấn đề còn tồn tại, cần khắc phục : 88
2.6.1 Phương diện chế định chính sách môi trường 89
2.6.2 Tính hiệu quả của việc thi hành chính sách môi trường còn chưa đầy
đủ. 89
2.6.3 Cách thức giải quyết tính hiệu quả của việc chấp hành chính sách môi
trường còn chưa đầy đủ: 94

v

2.6.4 Tăng cường hơn nữa sự tham gia của quần chúng nhân dân: 96
CHƢƠNG III:TRIỂN VỌNG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG SINH
THÁI TẠI TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
98
3.1 Triển vọng sự nghiệp BVMTST ở Trung Quốc từ nay đến năm 2020 98
3.1.1 Tích cực ứng phó đối với biến đổi khí hậu toàn cầu 101
3.1.2 Tăng cường tiết kiệm và quản lý tài nguyên. 105
3.1.3 Phát triển năng lượng tái tạo 108
3.1.4 Phát triển các ngành công nghệ tiên tiến 110

3.2 Vấn đề môi trƣờng sinh thái tại Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ
XXI. 113
3.2.1 Khái quát thực trạng MTST tại Việt Nam 113
3.2.2 Chính sách kinh tế xanh tại Việt Nam 115
3.3.3 Một số gợi mở từ chính sách Kinh tế xanh của Trung Quốc cho
ViệtNam 117
KẾT LUẬN 121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT








BVMT
COD
Bảo vệ môi trường
Chemical Oxygen Demand -
Nhu cầu oxy hóa học
ÔNMT
Ô nhiễm môi trường
ÔNKK
MTST

PTBV
TW

Ô nhiễm không khí
Môi trường sinh thái
Phát triển bền vững
Trung ương

vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 2.1: So sánh lượng nước thải và tạp chất chứa trong nước thải 33
(2001-2008) 33
Bảng 2.2: Sự so sánh các tạp chất độc hại có trong nước thải Trung
Quốc(2001-2008) 36
Bảng 2.3: Bảng thống kê lượng tiêu hao than đá và khí đốt toàn quốc
(2004-2008) 41
Bảng 2.4: Các chất ô nhiễm chủ yếu trong khí thải (2001-2008) 42
Bảng 2.5: Bảng so sánh tỷ lệ khí thải SO
2
giữa các ngành nghề trong công
nghiệp (2001-2008) 47
Bảng 2.6: Sự thay đổi tỷ lệ ô nhiễm của các ngành nghề giữa các năm 48
Bảng 2.7: Bảng so sánh mức độ ô nhiễm khí thải SO
2
của các ngành công
nghiệp (2001-2008) 48
Bảng 2.8: Các loại hình và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thoái hoá đất 53
Bảng 2.9: Bảng khái quát tình hình đầu tư trong công tác xử lý ô nhiễm môi

trường (2001-2009) 61

BIỂU
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh lượng nước thải (2001-2008) 34
Biểu đồ 2.2: So sánh lượng tạp chất hoá học trong nước thải (2001-2008) 35
Biểu đồ 2.3 : So sánh lượng khí thải NH3 trong nước (2001-2008) 36
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ năm kim loại nặng trong nước thải công nghiệp (2001-
2008) 37
Biểu đồ 2.5 : Sự biến đổi khí thải SO
2
qua các năm (2001-2008) 43
Biểu đồ 2.6: sự biến đổi lượng khí bụi và bụi công nghiệp qua các năm
(2001-2008) 44

viii

Biểu đồ 2.7 : So sánh tình hình khí thải SO
2
giữa các tỉnh thành. 45
Biểu đồ 2.8: so sánh tình hình khí thải NO giữa các tỉnh thành 46
Biểu đồ 2.9 : So sánh lượng bụi thải ra giữa các tỉnh thành 46
Biểu đồ 2.10: so sánh tổng lượng bụi công nghiệp giữa các tỉnh thành 47
Biểu đồ 2.11: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi mức độ ô nhiễm khí thải SO
2
49
Biểu đồ 2.12 :Tình trạng khí thải SO
2
trong các ngành công nghiệp (màu vàng
: CN điện lực, xanh: chế tạo phi kim loại; xám: luyện kim kim loại màu; màu
đỏ: các ngành công nghiệp khác) 49

Biểu đồ 2.13 :Tình trạng khí thải NO
2
trong các ngành công nghiệp (màu
vàng : CN điện lực, xanh: chế tạo phi kim loại; xám: luyện kim kim loại màu;
màu đỏ: các ngành công nghiệp khác) 49
Biểu đồ 2.13: tình trạng bụi thải giữa các ngành 50
Biểu đồ 2.14 bụi thải công nghiệp giữa các ngành 50


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trƣờng sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề đƣợc quan
tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất mà xã hội loài ngƣời
đang phải đối mặt. Thông qua các biện pháp thông tin đại chúng, vấn đề bảo
vệ môi trƣờng nói chung đã dần từng bƣớc đi vào tâm thức mỗi cá nhân đang
tồn tại trong xã hội loài ngƣời. Nó nhƣ một tiếng kêu cứu, một tiếng gào thét
dài để cứu lấy sự “tự nhiên” vốn dĩ của nó, và cũng chính là lời cảnh báo với
những con ngƣời đang tồn tại trong xã hội này! Tại sao lại nhƣ vậy?
Môi trƣờng sinh thái là điều kiện cơ bản của sự sinh tồn và phát triển
của loài ngƣời, cũng là cơ sở của sự phát triển kinh tế xã hội. Trong những
năm gần đây, cùng với sự tăng trƣởng nhanh chóng của dân số thế giới và sự
phát triển kinh tế mạnh mẽ…đã khiến cho loài ngƣời phải đối mặt với một
thực tế không thể tránh khỏi – Sự xấu đi, sự ô nhiễm ngày càng sâu của môi
trƣờng: Trên thế giới diện tích rừng bị thu hẹp, ô nhiễm nguồn nƣớc, khí độc
trong không khí không ngừng gia tăng, các hoạt động phá huỷ tự nhiên cũng
không ngừng gia tăng… Những điều này không thể không thu hút sự chú ý
quan tâm của mỗi chúng ta. Cả thế giới đang phải đối mặt với làn sóng môi
trƣờng lần 2 tính từ thập niên 50 trở lại đây. Lần 1 xuất hiện vào thập niên

những năm 50 – Khi đó sự ô nhiễm môi trƣờng tại các quốc gia công nghiệp
phát triển đạt đến mức độ nghiêm trọng trực tiếp uy hiếp tới sự an toàn và tính
mạng của con ngƣời, ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế. Lần 2 xuất hiện từ
đầu những năm 80, đây là cao trào thứ nhất của việc ô nhiễm môi trƣờng và
phá hoại hệ sinh thái trên diện rộng. Một số vấn đề mà chúng ta quan tâm, nó
ảnh hƣởng nghiêm trọng trong phạm vi rộng, chủ yếu là: “Mƣa axit”, sự “ phá
hoại tầng ozon” và “hiệu ứng nhà kính”. Những vấn đề này ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến sự sinh tồn và phát triển của loài ngƣời, trở thành thành vấn

2

đề lớn thu hút sự quan tâm của tất cả các nƣớc trên thế giới. Tháng 11/1988,
Liên hợp quốc đã mở ra hôi nghị về “biến đổi khí hậu toàn cầu” tại Humberg.
Bảo về môi trƣờng sinh thái đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng
thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia.
Trung Quốc là một điển hình cho sự phát triển kinh tế nhảy vọt, tăng
trƣởng nóng nhiều năm. Bên cạnh những thành tựu to lớn về mặt kinh tế, tài
chính, văn hoá giáo dục…cũng giống nhƣ các nƣớc khác trên thế giới, Trung
Quốc cũng không tránh khỏi những hậu quả không mong muốn, chính là sự ô
nhiễm môi trƣờng sinh thái. Trong bối cảnh ngày một xấu đi của môi trƣờng
sinh thái, Trung Quốc ngày càng cảm nhận sâu sắc hơn những nguy hại của
việc ô nhiễm môi trƣờng đem đến, vấn đề bảo vệ môi trƣờng sinh thái đƣợc
quan tâm hàng đầu. Công tác quy hoạch, quản lý bảo vệ môi trƣờng cùng
ngày một chú trọng hơn, chính sách Bảo vệ môi trƣờng sinh thái đã trở thành
chính sách cơ bản của nhà nƣớc Trung Quốc. Bởi vậy “bảo vệ môi trƣờng
sinh thái” đã trở thành một trong những hạng mục quan trọng để Trung Quốc
đạt đƣợc mục tiêu “xã hội khá giả toàn diện” vào năm 2020. Nhận thức đƣợc
tầm quan trọng của vấn đề Môi trƣơng sinh thái, chính phủ Trung Quốc đã có
nhiều biện pháp để khắc phục, xây dựng và bảo vệ môi trƣờng sinh thái và đạt
đƣợc những thành tựu cơ bản, có thể trở thành kinh nghiệm quý cho các nƣớc.

Là nƣớc đang phát triển, lại là láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam trong
quá trình phát triển cũng gặp những vấn đề MTST tƣơng tự nhƣ Trung Quốc.
Những kinh nghiệm của Trung Quốc do đó rất cần cho Việt Nam, giúp Việt
Nam có thể “tìm lợi tránh hại” trong sự nghiệp BVMT. Bởi vậy tác giả đã
chọn đề tài: “Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở Trung Quốc trong
những năm đầu thế kỉ XXI”
2. Lịch sử nghiên cứu
Môi trƣờng nói chung, môi trƣờng sinh thái nói riêng là một vấn đề rất

3

“nóng” thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, tại thời điểm hiện tại ở
Việt Nam có rất nhiều bài viết về vấn đề Môi trƣờng nhƣ: Phạm Thành
Dũng: “Môi trường sinh thái – vấn đề của mọi nhà”, Tạp chí giáo dục lí luận,
số 3/99; GS. Võ Quý: “ Tác động của biến đổi khí hậu đến đa sinh dạng sinh
học ở Việt Nam – Thực trạng và một số giải pháp ban đầu”, Tạp chí Tài
nguyên và môi trƣờng, Số 19/ 2009; Nguyễn Vũ Hoan, Trƣơng Đình Bắc:
“Kinh nghiệm về quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường tại Trung Quốc”;
Nguyễn Hoàng Giáp, Hoài Anh: “ Ô nhiễm môi trường – thách thứ lớn đối
với Trung Quốc trước thềm thế kỉ XXI”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 2
(24)/ 1999. Đại bộ phận các bài viết đều về một mặt, một khía cạnh nào đó,
hoặc đƣợc nhắc đến trong các bài viết về kinh tế của Trung Quốc (Thành tựu
và thách thức) chứ chƣa đƣợc khái quát, tập hợp hay phân tích một cách cụ
thể và đầy đủ thực trạng, biện pháp, chính sách hay những bài học kinh
nghiệm về các lĩnh vực của môi trƣờng sinh thái. Vì vậy, với đề tài luận văn
này tác giả muốn có một cái nhìn khái quát đầy đủ về thực trạng ô nhiễm môi
trƣờng sinh thái tại Trung Quốc, đi sâu phân tích những thành tựu, tồn tại
trong hệ thống chính sách môi trƣờng đối với công tác BVMT tại Trung
Quốc, từ đó đƣa ra đƣợc những bài học kinh nghiệm mang tính vận dụng đối
với Việt Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng của Luận văn là nghiên cứu vấn đề môi trƣờng sinh thái tại
Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu tính cấp thiết phải bảo vệ
MTST, những kết quả đạt đƣợc trong công tác bảo vệ MTST, định hƣớng của
Trung Quốc trong thời gian tới và đƣa ra những gợi mở đối với Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: trong 10 năm đầu thế kỉ XXI (2000 -2010).
4. Mục tiêu nghiên cứu

4

Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề chung về Môi trƣờng sinh thái, Luận văn
hƣớng tới đi sâu trình bày các vấn đề thực trạng cụ thể của MTST tại Trung
Quốc. Trên cơ sở đó đánh giá triển vọng vấn đề BVMTST của Trung Quốc
trong thời gian tới và đƣa ra những vấn đề gợi mở cho Việt Nam.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Từ câu hỏi tổng quát về vấn đề môi trƣờng sinh thái tại Trung Quốc, Luận
văn cụ thể hóa mục tiêu trên qua các câu hỏi sau:
Một là: Những vấn đề chung về MTST là gì?
Hai là: Thực trạng MTST tại Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỉ XXI
nhƣ thế nào? Định hƣớng phát triển sự nghiệp BVMTST từ nay đến năm
2020 là gì?
Ba là: Từ các vấn đề của Trung Quốc sẽ gợi mở cho Việt Nam những gì?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở biện chứng, áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu logic học, liên
ngành, phân tích thống kế, đối chiếu so sánh, xử lý số liệu.
7. Ý nghĩa của đề tài
Vấn đề môi trƣờng đã và đang là vấn đề cấp bách của nhân loại nói
chung, Việt Nam nói riêng, bởi vậy đề tài có ý nghĩa sâu sắc. Trong 10 năm đầu
thể kỉ XXI, Chính phủ Trung Quốc đã đƣa ra những yêu cầu mới cao hơn để

phát triển xã hội. Nội dung quan trọng trong đó bao gồm BVMTST, dó đó chất
lƣợng MTST đƣợc nâng lên rõ rệt, “con ngƣời đƣợc sống hòa bình với thiên
nhiên”. Sự vƣơn lên của Trung Quốc trong sự nghiệp BVMTST có thể coi là
những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam, chúng ta có thể học hỏi những điều
tích cực và tránh né những sai lầm trong sự nghiệp BVMTST của mình.
8. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về MTST
Chƣơng 2: Sự phát triển của sự nghiệp BVMTST trong 10 năm đầu thế
kỉ XXI
Chƣơng 3: Triển vọng vấn đề BVMTST tại Trung Quốc và những vấn
đề gợi mở cho Việt Nam.

5

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI

1.1 Khái niệm chung
“ Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội – nhân
văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời
sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ” [Bách khoa toàn thư
về Môi trường 1994].
Môi trƣờng là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tƣợng và các
thực thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình [3; Tr.15]
Môi trường sinh thái là môi trƣờng sống của các hệ sinh thái xung
quanh chúng ta. Bao gồm sinh vật và môi trƣờng tác động lẫn nhau trong một
không gian nhất định và một thời điểm nhất định thông qua các dòng tuần
hoàn vật chất và dòng năng lƣợng. Hay nói cách khác hệ sinh thái bao gồm
các quần xã

1
và sinh cảnh của nó.
1.2 Tiêu chuẩn môi trƣờng
Theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng của Việt Nam: “Tiêu chuẩn môi trường
là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để
quản lý môi trường”. Vì vậy, tiêu chuẩn môi trƣờng có quan hệ mật thiết với
sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng là
một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công
nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát

1
Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địa lý hay sinh
cảnh nhất định, là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái. Các sinh vật trong quần xã có
mối quan hệ hữu cơ với nhau, Một quần xã sinh vật thường có lịch sử hình thành lâu dài
và hoạt động như một hệ thống mởtương tác với các yếu tố vô sinh của môi trường.

6

triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng bao gồm các nhóm chính
sau:
Những quy định chung của tiêu chuẩn môi trƣờng gồm có: Tiêu chuẩn
nước, (bao gồm nƣớc mặt nội địa, nƣớc ngầm, nƣớc biển và ven biển, nƣớc
thải v.v ); Tiêu chuẩn không khí (bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải)
v.v ); Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong
sản xuất nông nghiệp; Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu,
diệt cỏ; Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa
dạng sinh học; Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di
tích lịch sử, văn hoá; Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động
khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển v.v
Sự phát triển bộ tiêu chuẩn ISO 14000 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc

tế - ISO là một trong những kết quả cụ thể đạt đƣợc theo sau Hội nghị LHQ
về Môi trƣờng và Phát triển đƣợc tổ chức tại Rio de Janeiro vào năm 1992, đã
đƣa vào cam kết hành động của Tổ chức ISO nhằm hỗ trợ các mục tiêu phát
triển bền vững đã đƣợc thảo luận tại Hội nghị Thƣợng đỉnh về Trái đất lần
đầu tiên.
Về bản chất, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cung cấp một khuôn khổ hoạt động
cho các tổ chức lớn và nhỏ, trong ngành sản xuất và dịch vụ, trong các lĩnh
vực dịch vụ công và tƣ nhân, trong các nền kinh tế đã đƣợc công nghiệp hóa,
nền kinh tế đang phát triển lẫn nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi,
nhằm mục đích:
 Giảm thiểu các tác động có hại đến môi trƣờng gây ra bởi các hoạt
động của các nền kinh tế
 Đáp ứng các yêu cầu luật định

7

 Đạt đƣợc sự cải tiến liên tục của các kết quả hoạt động về môi trƣờng.
 Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc sử dụng có hiệu quả hơn
các nguồn lực.
Vào cuối tháng 12 năm 2009, 13 năm sau khi xuất bản phiên bản đầu tiên
của tiêu chuẩn ISO 14001, trong đó đƣa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản
lý môi trƣờng, tiêu chuẩn này đã đƣợc sử dụng và thực thi tại 159 quốc gia và
nền kinh tế. Đối tƣợng sử dụng tiêu chuẩn này bao gồm cả các tổ chức thuộc
khu vực dịch vụ công và tƣ nhân, cả quy mô lớn và nhỏ, cả trong ngành sản
xuất và cung cấp dịch vụ, và trong các nền kinh tế đã phát triển và đang phát
triển.
Ngoài tiêu chuẩn ISO 14001, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 còn bao gồm 22
tiêu chuẩn khác giúp giải quyết các thách thức cụ thể nhƣ quá trình phân tích
vòng đời (Life Cycle Analysis - LCA, việc dán nhãn môi trƣờng
(environmental labelling) và các loại khí nhà kính.

Tiêu chuẩn ISO 14064:2006 và ISO 14065:2007 cung cấp một khuôn khổ
hành động thống nhất mang tính quốc tế áp dụng cho việc đo lƣờng mức phát
thải khí nhà kính (GHG) và kiểm chứng các công bố về lƣợng phát thải GHG
để đảm bảo rằng "một tấn carbon luôn luôn là một tấn carbon". Nhóm tiêu
chuẩn này hỗ trợ các chƣơng trình giảm phát thải GHG và cũng hỗ trợ cho
các chƣơng trình kinh doanh quyền phát thải. Ngoài sự công nhận bởi Công
ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), các tiêu
chuẩn này cũng đang đƣợc thực thi hằng ngày bởi các đối tƣợng sử dụng khác
nhau ví dụ nhƣ một xƣởng in của New Zealand, một công ty vận tải biển của
Na Uy, một công ty xây dựng của Ấn Độ và một tổ chức của Tây Ban Nha,
một trong những nhà cung cấp cơ sở hạ tầng vận tải lớn nhất trên thế giới.

8

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là phần đóng góp rõ rệt nhất của Tổ chức ISO
cho môi trƣờng. Tuy nhiên, thêm vào đó, Tổ chức ISO còn cung cấp một tập
hợp phong phú các phƣơng pháp phân tích và kiểm tra, thử nghiệm và lấy
mẫu đã đƣợc tiêu chuẩn hóa nhằm giải quyết những thách thức môi trƣờng cụ
thể. Tổ chức ISO đã phát triển trên 650 Tiêu chuẩn Quốc tế đƣợc sử dụng cho
việc giám sát các khía cạnh ví dụ nhƣ chất lƣợng không khí, nƣớc, đất và bức
xạ hạt nhân.
Những tiêu chuẩn này chính là các công cụ hữu hiệu cung cấp cho doanh
nghiệp và chính phủ nguồn dữ liệu có giá trị về mặt khoa học về những tác
động môi trƣờng từ các hoạt động kinh tế. Những tiêu chuẩn này cũng có thể
đƣợc sử dụng làm cơ sở kỹ thuật cho các quy định về môi trƣờng. Những
công việc khác liên quan đến môi trƣờng của Tổ chức ISO cũng bao gồm xây
dựng các tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế các tòa nhà, hoặc cải tạo lại những
tòa nhà nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng.
1.3 Hệ thống đánh giá tác động môi trƣờng
Theo Luật BVMT năm 1993 của Việt Nam, tại mục 11 điều 2 định

nghĩa đánh giá tác động môi trƣờng nhƣ sau: “ Đánh giá tác động môi trường
là quá trình phân tích, đánh giá dự báo ảnh hưởng đến môi trường của dự án,
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cơ sở sản xuất- kinhdoanh, công trình
kinh tế, khoa học kĩ thuật, y tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và các
công trình khác, đề xuất giải pháp thích hợp để BVMT” [5; tr82]. Nội dung
cơ bản của hệ thống đánh giá tác động môi trƣờng bao gồm các vấn đề sau:
Đánh giá: là bao gồm việc thu thập, chỉnh lý số liệu tài liệu, phân tích,
xử lý thông tin để xác định các tác động và mức độ tác động. Việc đánh giá
mức độ tác động phải dựa vào chuẩn mực quốc gia hoặc quốc tế.

9

Tác động: tức là gây ra hậu quả, gây ra ảnh hƣởng đối với môi trƣờng.
Khi tiến hành đánh giá tác động phải xem xét xác định các yếu tố nhƣ: Loại
tác động; mức độ tác động, thời gian tác động. Có thể chia tác động theo các
danh mục: Ô nhiễm và MTST( tác động lên không khí,nƣớc, tiếng ồn và mức
độ rung, mức phóng xạ, hệ động thực vật, hệ sinh thái, đa dạng sinh học….),
tài nguyên thiên nhiên( tác động lên đất nông nghiêp, tài nguyển rừng, cung
cấp nƣớc, khoáng sản, tài nguyên biển, tài nguyên năng lƣợng…), môi trường
xã hội; kinh tế.
1.4 Mối quan hệ giữa Môi trƣờng sinh thái và con ngƣời – xã hội
Các loài vật sống trên trái đất đều chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng sinh
thái. Chính môi trƣờng thuận lợi đã tạo ra sự sống và các loài nhờ đó mà sinh
sôi và phát triển. Ngày nay xã hội càng hiện đại thì con ngƣời càng tác động
nhiều đến môi trƣờng, làm biến đổi môi trƣờng sinh thái một cách nghiêm
trọng. Nếu môi trƣờng sinh thái không đƣợc bảo vệ thì các chất thải của con
ngƣời thải ra ngoài môi trƣờng sẽ làm ô nhiễm ngay chính môi trƣờng sống
của con ngƣời.
Ví dụ rác thải hóa chất của các bệnh viện, khu công nghiệp ngấm xuống
đất, hoặc đổ trực tiểp ra nguồn nƣớc, làm ô nhiễm nguồn nƣớc rồi chính con

ngƣời sẽ dùng nguồn nƣớc đó, hậu quả là sinh ra các loại bệnh tật
Hoặc xã hội hiện đại con ngƣời sản sinh ra nhiều xe cộ, máy móc công
nghiệp nên đã thải một lƣợng lớn các khí thải độc hại ra môi trƣờng, làm
thủng tầng ô zon (tầng khí bảo vệ trái đất), gây tổn hại tới sức khỏe con
ngƣời, ngoài ra hiện tƣợng trái đất nóng dần lên sẽ gây hiện tƣợng băng tan
làm cho mực nƣớc biển dâng lên, làm thay đổi khí hậu sinh ra các thiên tai lũ
lụt, tác động trực tiếp đến đời sống của con ngƣời Nói chung môi trƣờng
sinh thái luôn tác động rất lớn và trực tiếp đến đời sống của con ngƣời.

10

Môi trƣờng sinh thái là một mạng lƣới chỉnh thể có mối liên quan chặt
chẽ với nhau giữa đất, nƣớc, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn
cầu. Sự tƣơng tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi
trƣờng tƣơng đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ
thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn nhƣ nhờ hiện tƣợng hiệu
ứng nhà kính tự nhiên mà Trái Đất dần ấm lên nhiệt độ tăng từ -15°C tới 18°C
[29], thích hợp cho nhiều loài sinh sôi nảy nở, ngày nay việc sử dụng nguyên
liệu hóa thạch làm chất đốt công nghiệp, hay chặt phá rừng bừa bãi đã sản
sinh ra một lƣợng lớn khí CO
2
, CH
4
, CFC, hơi nƣớc tạo thành lớp nhà kính
khổng lồ bao phủ, làm Trái Đất nóng dần lên từ 1,5° đến 4,5°C (2050) nếu ko
có biện pháp khắc phục kịp thời. Hậu quả là băng tan, dâng cao mực nƣớc
biển, biến đổi khí hậu, xuất hiện nhiều loại bệnh dịch mới điều kiện sống
bình thƣờng bị thay đổi, nhiều loài bị tiêu diệt vì không thích nghi đƣợc.
Hoạt động của con ngƣời và xã hội đƣợc xem nhƣ một khâu, một yếu
tố trong hệ thống sinh thái. Sản xuất là quá trình tất yếu của sự phát triển. Con

ngƣời khai thác nguồn tài nguyên có sẵn trong tự nhiên, sử dụng vào nhiều
mục đích kinh tế khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.Tuy
nhiên không hoạt động sản xuất nào không tạo ra chất thải. Việc phát sinh và
xả thải các chất gây ô nhiễm môi trƣơng đang dần trở thành vấn đề toàn cầu
đáng lo ngại trƣớc hàng loạt hiện tƣợng nhƣ: hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí
hậu, thủng tầng ozon, băng tan 2 cực, mực nƣớc biển dâng, mƣa axit kéo
theo các thiên tai động đất, sóng thần, mƣa bão, lũ lụt hạn hán ngày càng
nhiều và khó dự đoán cản trở hoạt động sản xuất, đời sống sinh hoạt và tổn
hại sức khỏe con ngƣời. Chính vì thế, phát triển bền vững đất nƣớc không đơn
thuần chỉ là sự tăng trƣởng GDP hằng năm, xây dựng một xã hội tiêu thụ, đặt
hệ thống kinh tế tách biệt với lợi ích cộng đồng và bảo vệ MTST vì sẽ không
giải quyết nghèo đói cũng nhƣ hàng loạt vấn đề suy thoái môi trƣờng nảy
sinh.

11

Trƣớc hết là sự suy thoái tầng ozon: Tầng ozon là lớp khí (O
3
) rất
dày bao bọc lấy trái đất và có tác dụng nhƣ là một cái đệm bảo vệ trái đất khỏi
những tia cực tím của mặt trời, (tầng ozon đã hấp thụ 99% lƣợng bức xạ tia
cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất). Tầng ozon bị suy thoái sẽ tác động
mạnh đến mọi sinh vật trên trái, làm tăng thêm các bệnh tật, làm giảm khả
năng miễn dịch của con ngƣời. Cuối năm 1985 các nhà khoa học Anh đã phát
hiện lổ thủng tầng ozon ở Nam Cực, đến năm 1988 ngƣời ta lại phát hiện ra lỗ
thủng ozon ở Bắc Cực… Nguyên nhân gây ra sự suy thoái tầng ozon là do các
hợp chất cacbon có chứa flo hoặc brôm. Ƣớc tính hàng năm có khoảng
788.000 tấn CFH
3
(Clo-ro Cac-bon) thải vào môi trƣờng, chất này đƣợc sử

dụng rộng rãi trong công nghệ đông lạnh và chất dung môi.[23]
Thứ hai là hiện tƣợng “hiệu ứng nhà kính”. Trái đất và khí quyển
đƣợc xem nhƣ là một nhà kính khổng lồ, trong đó trái đất có nguy cơ bị đốt
nóng lên. Nhiệt độ của trái đất tăng lên đƣợc gọi là hiện tƣợng “hiệu ứng nhà
kính”. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do sử dụng nhiều các nguyên liệu
hoá thạch, do sự giảm sút diện tích rừng xanh …, lƣợng khí thải độc CO
2
,
CH
4
, CFC
3
vào thiên nhiên ngày càng nhiều.
Thứ 3: Hiện tƣợng trái đất ấm dần lên:
Trong thế kỷ này, nhiệt độ của trái đất tăng lên từ 0,3
0
C đến 0,7
0
C so
với thế kỷ trƣớc. Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2030 nếu lƣợng khí
CO
2
tăng lên hai lần thì nhiệt độ tăng từ 1,50C đến 4,50C.[23] Khi nồng độ
khí CO
2
trong khí quyển tăng lên, một phần nhiệt độ của trái đất bốc lên gặp
khí CO
2
sẽ phản chiếu trở lại đốt nóng trái đất. Nhiệt độ của trái đất tăng lên
sẽ làm tan khối lƣợng băng khổng lồ ở hai cực và làm cho mực nƣớc biển

dâng lên. Mực nƣớc biển dâng lên là nguy cơ đe doạ rất nhiều quốc gia và đời
sống của hàng triệu dân trên thế giới.
Thứ 4: Hiện tƣợng mƣa Axit: gắn liền với một hiện tƣợng ô nhiễm

12

môi trƣờng khác không kém phần nguy hiểm đó là mƣa axít. Trong các chất
khí thải vào khí quyển, đặc biệt có SO
2
và NO
2
theo hơi nƣớc bốc lên cao,
chúng bị oxy hoá và thủy phân tạo thành axít, gặp lạnh mƣa xuống đất. Mƣa
axít có tác hại rất lớn đến các thế hệ sinh thái nông nghiệp, làm giảm năng
suất mùa màng, có nơi còn bị mất trắng, làm giảm chất lƣợng cây trồng và vật
nuôi, phá hoại nặng nề các cánh rừng ôn đới phía Bắc bán cầu. Mƣa axít còn
làm ô nhiễm các đƣờng ống nƣớc uống và nƣớc sinh hoạt của con ngƣời và
sinh vật, ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng của con ngƣời.
1.5 Quan hệ giữa Môi trƣờng và Phát triển bền vững
Môi trƣờng là tổng hợp các điều kiện sống của con ngƣời, phát triển là
quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Môi trƣờng và phát triển có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để phát triển, bảo đảm sự tồn tại và nâng cao
chất lƣợng cuộc sống, cần phải khai thác và sử dụng TNTN. Hậu quả của quá
trình phát triển là sản sinh một lƣợng phế thải, chất độc hại làm tổn hại đến
môi trƣờng. Mặt khác xu thế chạy đua với sự tăng trƣởng kinh tế sẽ gây ra sự
khai thác thái quá TNTN, lãng phí TNTN không tái tạo, khiến cho TNTN
ngày một cạn kiệt, môi trƣờng ngày bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng và
điều đó quay lại tác động tiêu cực với con ngƣời và cộng đồng. Đó là mâu
thuẫn chung giữa môi trƣờng và phát triển mà mỗi quốc gia đều phải đối mặt.
Một yêu cầu đặt ra đó là các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội và BVMT

phải đƣợc kết hợp gắn bó với nhau trong các chƣơng trình kế hoạch cũng nhƣ
điều hành và quản lý các mục tiêu kinh tế đó. Phát triển nhƣ vậy gọi là “ phát
triển bền vững”.
Nhƣ vậy PTBV là hình thức phát triển nhằm cải thiện và nâng cao chất
lƣợng cuộc sống con ngƣời trong phạm vi khả năng chịu đựng đƣợc của các
hệ thống nuôi dƣỡng sự sống và giảm tối thiểu tác động xấu đến môi trƣờng,
bảo tồn tính đa dạng và sự sống lâu bền trên trái đất. Nói cách khác phát triển

13

bền vững là sự phát triển hài hòa, nỗ lực đạt tới mục tiêu về tăng trƣởng kinh
tế-xã hội, phải kết hợp với mục tiêu BVMT và tiết kiệm TNTN. Hội nghị
thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro
(Braxin) năm 1992 và hội nghị thƣợng đỉnh về Phát triển bền vững tổ chức ở
Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định phát triển bền vững
là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt
của sự phát triển, gồm: kinh tế, xã hội và BVMT. Mỗi hợp phần đều phải nỗ
lực thực hiện các tiêu chí để đạt mục tiêu chung là Phát triển bền vững, cụ thể
nhƣ:
Về kinh tế: Giảm dần mức sử dụng năng lƣợng và tài nguyên; thay đổi
nhu cầu tiêu thụ không gây tổn hại đến đa dạng sinh học và môi trƣờng; Xóa
đói giảm nghèo; Tăng cƣờng sử dụng công nghệ sạch và công nghệ tái chế;
Sử dụng sản phẩm sinh hoạt không gây tác hại đến môi trƣợng.
Về xã hội: ổn định tăng trƣởng dân số; Phát triển cuộc sống ở nông
thôn, giảm sức ép đô thị; Nâng cao dân trí; Tăng cƣờng sự tham gia của quần
chúng trong công tác ra quyết định…
Về BVMT: Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đặc biệt là tài nguyên
không tái tạo; Khai thác tài nguyên hợp lý, không phá vỡ thế cân bằng sinh
thái; Bảo vệ đa dạng sinh học; Giảm sử dụng các khí nhà kính, bảo vệ tầng
ôzôn, giảm thiểu sự ô nhiễm các thành tố khác của môi trƣờng.

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và là xu hƣớng tất yếu trong
tiến trình phát triển xã hội loài ngƣời.
Để đảm bảo một tƣơng lai an toàn hơn, phồn vinh hơn, nhân loại chỉ có
một con đƣờng là giải quyết một cách cân đối các vấn đề về môi trƣờng và
phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực nghiên cứu,
tìm tòi, bàn thảo qua nhiều diễn đàn, nhiều hội nghị với nhiều chƣơng trình

14

rộng hẹp khác nhau. Đến tháng 6/1992, Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về
Môi trƣờng và Phát triển họp tại Rio dễ Janero (Braxin), có 179 nƣớc tham
dự, đã thông qua Chƣơng trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững, với quan
niệm “PTBV là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con
người, những không gây tổn hại tới sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương
lai”. Sau Hội nghị Rio năm 1992, Chƣơng trình Nghị sự 21 đƣợc triển khai
thực hiện với những mức độ khác nhau ở các nƣớc, trong đó có Việt Nam và
tiếp tục đƣợc bổ sung, hoàn thiện thông qua một số hội nghị cấp cao diễn ra
trong 10 năm sau đó. Tháng 9/2002, Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về PTBV
họp ở Johannesburg (Nam Phi) có 196 nƣớc và tổ chức quốc tế tham dự. Trên
cơ sở tổng kết, đánh giá lại 10 năm thực hiện Chƣơng trình Nghị sự 21 về
phát triển bền vững toàn cầu, Hội nghị đã bàn thảo, bổ sung, hoàn thiện
Chƣơng trình Nghị sự 21 và đƣa ra khái niệm đầy đủ, toàn diện:"PTBV là quá
trình phát triển có sư kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế
với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống
con người trong hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai”. Từ khái niệm đó cho thấy: PTBV giống nhƣ
xây dựng một tòa nhà kinh tế - xã hội trên nền móng hệ môi trƣờng sinh thái.
Tòa nhà chỉ bền vững khi cả khung nhà, mái nhà và nền móng đều vững chắc,
gắn kết chặt chẽ và hài hòa với nhau.
Chƣơng trình Nghị sự 21 về PTBV toàn cầu đƣợc 179 nƣớc tham dự

Hội nghị thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và Phát triển năm 1992 thông
qua, cam kết thực hiện và Hội nghị Thƣợng đỉnh về PTBV toàn cầu năm 2002
có 196 nƣớc và tổ chức quốc tế tham gia bàn thảo, bổ sung, hoàn thiện.
Chƣơng trình Nghị sự 21 về PTBV toàn cầu nêu lên những thách thức
loài ngƣời đang phải đối mặt và khẳng định nguyện vọng của toàn nhân loại

15

mong muốn phát triển theo cách thức đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tăng
trƣởng kinh tế, xóa gói, giảm nghèo, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng.
Chƣơng trình Nghị sự 21 về PTBV toàn cầu tạo cơ sở nền tảng và đòi
hỏi các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam phải xây dựng chiến lƣợc, kế
hoạch quốc gia, những chính sách và giải pháp phát triển đất nƣớc hƣớng tới
PTBV toàn cầu. Mục tiêu tổng quát của Chƣơng trình Nghị sự 21 về PTBV
toàn cầu mà nhân loại hƣớng tới là "Đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu
có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận
của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải biết kết
hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã
hội và bảo vệ môi trường.
1.6 Sự cần thiết phải bảo vệ MTST
Thứ nhất, BVMTST để duy trì sự phát triển hài hòa giữa các nguồn tài
nguyên với môi trƣờng, xã hội và dân số. Nhƣ đã nói ở trên môi trƣờng có
mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển kinh tế, xã hội. Để phát triển kinh tế, tài
nguyên thiên nhiên là một nhu cầu thiết yếu, song nếu khai thác và sử dụng
không đúng mức sẽ mang đến nhiều hậu qủa nặng nề, do phá hoại môi trƣờng
sinh thái mang lại. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, cũng nhƣ
đời sống của con ngƣời: Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy kiệt, chất lƣợng
cuộc sống bị suy hại, bệnh tật gia tăng. Chính vì vậy BVMTST là cấp thiết để
cân bằng giữa khai thác sử dụng và bảo vệ tái tạo, đảm bảo chất lƣợng môi

trƣờng sống.
Thứ hai, giải quyết đƣợc vấn đề môi trƣờng vừa phù hợp với mục tiêu
phát triển của một quốc gia, vừa phù hợp với lợi ích chung của nhân loại.
BVMTST không phải chỉ là vấn đề riêng của một quốc gia nào, nó mang tính

16

toàn cầu. Phát triển BVMTST chính là mục tiêu chiến lƣợc của mỗi quốc gia,
đó là sự điều hòa giữa phát triển kinh tế với sự phát triển môi trƣờng, xã hội.
Đây là cơ sở tất yếu để thực hiện chính sách phát triển đất nƣớc bền vững.
Mỗi quốc gia tự ý thức về trách nhiệm môi trƣờng, giải quyết tốt vấn đề
BVMTST, cũng chính là cách thể hiện trách nhiệm của mình đối với vấn đề
quốc tế chung, cùng chung tay bảo vệ địa cầu, sinh sống hòa bình với thiên
nhiên là mục tiêu chung của nhân loại.
Thứ ba, giải quyết đƣợc vấn đề môi trƣờng đảm bảo cho tƣơng lai đất
nƣớc đƣợc tƣơi sáng. Phát triển BVMTST chính là sự theo đuổi cầu thị một
môi trƣờng mới tốt đẹp hơn. Thực hiện tốt công tác bảo vệ sẽ nâng cao chất
lƣợng môi trƣờng sống, giảm nguy cơ bệnh tật do những tác động xấu từ việc
ô nhiễm môi trƣờng mang lại. Đảm bảo đƣợc sự phát triển cân đối, ổn định
kinh tế - xã hội – môi trƣờng, thực hiện đất nƣớc phát triển bền vững.









17


CHƢƠNG 2
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
SINH THÁI TRONG MƢỜI NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI
2.1 Những chủ trƣơng chính sách của Chính phủ Trung Quốc
Đảng và Nhà nƣớc Trung Quốc luôn luôn coi trọng vấn đề BVMT, coi
trọng việc chế định chính sách môi trƣờng đúng đắn là thúc đẩy phát triển sự
nghiệp BVMT. Hiện tại Trung Quốc có hai quốc sách cơ bản lớn nhất đó là
Sự nghiệp kế hoạch hóa gia đình và Sự nghiệp BVMT; hai chiến lƣợc quan
trọng là Khoa học chấn hƣng quốc gia và Phát triển đất nƣớc lâu dài. Hai sự
chuyển biến mang tính căn bản: một là chuyển biến cơ chế kinh tế kế hoạch
truyền thống sang Cơ chế kinh tế thị trƣờng XHCN; hai là chuyển biến
phƣơng thức tăng trƣởng kinh tế theo chiều rộng sang phƣơng thức tăng
trƣởng chiều sâu. Có thể nói rằng hai Quốc sách lớn, hai Chiến lƣợc, hai sự
chuyển biến mang tính căn bản đều có mối quan hệ với vấn đề BVMT.
Đảng và Nhà nƣớc Trung Quốc xác lập: Bảo vệ môi trƣờng là một
quốc sách cơ bản của Trung Quốc. Phòng chống ÔNMT, phá hoại sinh thái và
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý là chính sách phát triển quốc
gia lâu dài, mang lại lợi ích toàn diện.
Chế định: xây dựng kinh tế, xây dựng thành thị và xây dựng môi
trƣờng cùng quy hoạch, cùng thực thi và cùng phát triển, thực hiện phƣơng
trâm chỉ đạo, thống nhất giữa hiệu ích kinh tế, hiệu ích xã hội, hiệu ích môi
trƣờng. Thực hiện ba chính sách lớn: “phòng chống là chủ, phòng trị kết hợp”,
“ai làm ô nhiễm, người đấy xử lý”(quy trách nhiệm) và “đẩy mạnh quản lý
môi trường”.[7;tr.25]
Ban bố thực hiện các quy đinh luật pháp bảo vệ môi trƣờng, xây dựng
bảo vệ môi trƣờng trên cơ sở pháp chế, không ngừng hoàn thiện hệ thống luật
pháp môi trƣờng, nghiêm khác tuân thủ quy định pháp luật, đẩy mạnh mức độ

×