Tư tưởng giáo dục
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
2. Lịch sử vấn đề:
3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài:
4. Phương pháp nghiên cứu:
5. Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NGUYỄN ĐỨC ĐẠT
VÀ TÁC PHẨM “NAM SƠN TÙNG THOẠI”.
1. 1. Nguyễn Đức Đạt.
1. 1. 1. Thời đại
1. 1. 2. Tiểu sử:
1. 1. 3. Một số thu hoạch về Nguyễn Đức Đạt sau chuyến đi
điền dã.
1. 1. 4. Sự nghiệp giáo dục:
1. 1. 5. Các trước tác:
1. 2. Nam Sơn tùng thoại.
1. 2. 1. Hoàn cảnh ra đời và vị trí của tác phẩm:
1. 2. 2. Tình hình văn bản:
1. 2. 3. Tóm tắt nội dung:
1. 2. 4. Một số đánh giá sơ bộ giá trị nội dung:
4
5
6
7
8
9
9
9
13
18
21
22
28
28
30
34
39
Trang
Tư tưởng giáo dục
2
CHƯƠNG II: NAM SƠN TÙNG THOẠI – SỰ KẾ THỪA
NHỮNG GIÁ TRỊ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG.
2. 1. Mục đích giáo dục căn bản vẫn là đào tạo mẫu người văn
hóa của thời đại – mẫu người quân tử:
2. 2. Nội dung giáo dục xoay quanh những chủ đề mang tính
xã hội, những kinh sách của Nho gia:
2. 3. Phương pháp giáo dục dựa trên những kinh nghiệm cá
nhân của người thầy, có tiếp thu những người đi trước:
CHƯƠNG III: NAM SƠN TÙNG THOẠI
– NHỮNG KIẾN GIẢI MỚI TRONG GIÁO DỤC.
3. 1. Mục đích giáo dục sát với thực tế:
3. 2. Nội dung giáo dục có những đổi mới và có tính cụ thể
cao:
3. 3. Phương pháp giáo dục là sự kết hợp giữa những phương
pháp truyền thống và một số cách tân.
PHẦN KẾT LUẬN
Tư liệu tham khảo
Phụ lục1
Phụ lục 2
42
42
48
59
66
66
68
75
81
89
93
99
Tư tưởng giáo dục
3
Các ký hiệu viết tắt sử dụng trong luận văn:
KÝ HIỆU
VÍ DỤ
Ý NGHĨA
Chữ số đặt trong dấu
ngoặc vuông
[15]
Tài liệu theo số trong mục tư
liệu tham khảo
Số quyển, số trang trích
dẫn đặt trong ngoặc đơn
(Quyển 1,
trang 2a)
Dẫn theo số quyển, số trang
của tư liệu [38]
Tên thiên sách đặt trong
ngoặc đơn
(Học vấn)
Dẫn theo thiên sách trong
Nam Sơn tùng thoại của
Nguyễn Đức Đạt
Dãy chữ, số, kí hiệu
Q1, 6a, 2, 4
Chữ thứ 4 tính từ dưới lên của
dòng thứ 2, tờ 6a, quyển 1(tư
liệu [38])
Q1, 6a, 2, 2
Chữ thứ 2 tính từ trên xuống
của dòng thứ 2, tờ 6a, quyển
1 (tư liệu [38])
Tư tưởng giáo dục
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Việt Nam là một đất nước có truyền thống hiếu học. Truyền thống
ấy không chỉ để lại dấu ấn trong tinh thần tôn sư trọng đạo của người dân
Việt mà còn được bảo tồn trong những trang sách lưu lại cho hậu thế. Đó
là di sản văn hóa thành văn vô cùng quý giá mà chúng ta cần tìm hiểu để
có thể tiếp tục kế thừa và phát huy những gì người trước để lại.
Trong di sản Hán Nôm đồ sộ hiện còn lưu giữ được, mảng các văn
bản về giáo dục chiếm một tỉ trọng khá lớn, từ những văn bản giáo huấn,
gia huấn, ấu học, những văn bản ít nhiều mang nội dung khuyến thiện
trừng ác,… cho đến những trước tác mang tính chất như sách giáo khoa
phục vụ trực tiếp cho quá trình dạy học. Nam Sơn tùng thoại của Nguyễn
Đức Đạt là một trong số đó.
Cũng phải nói thêm rằng, giáo dục nhà trường
1
Việt Nam kể từ
bước khởi xướng cho tới tận những năm đầu thế kỉ XX đã chịu ảnh
hưởng sâu sắc của nền giáo dục theo tinh thần Nho giáo. Trong khoảng
hai ngàn năm lịch sử ấy, trong môi trường ấy, người Việt chủ yếu học
chữ Hán, tư tưởng của Nho gia, và cả sách vở có xuất xứ Trung Hoa.
Việc người Việt tự viết sách để dạy học trò là rất hãn hữu bởi các sách
Trung Hoa được đưa vào trong nhà trường đều đã mặc nhiên được thừa
nhận là “kinh điển”, khó có sách khác thay thế được, đó là còn chưa kể
1
Chữ “nhà trường” ở đây được dùng với nghĩa rất rộng, bao hàm cả những
trường học do nhà nước đứng ra tổ chức một cách quy củ lẫn những lớp học tự
phát do nhân dân tổ chức.
Tư tưởng giáo dục
5
tới chuyện các Nho sĩ – tác giả thường bị tư tưởng “thuật nhi bất tác” của
Khổng Tử chi phối. Nam Sơn tùng thoại của Nguyễn Đức Đạt là cuốn
sách nằm trong số ít ỏi các sách do các Nho sĩ Việt Nam viết ra.
Trong cuộc đời dạy học của mình, Nguyễn Đức Đạt đã đào tạo bao
thế hệ học trò. Rất nhiều học trò của ông đã trưởng thành trở thành những
công dân hữu ích, những người đỗ đạt, những vị quan giúp dân, giúp
nước. Điều đó thể hiện năng lực sư phạm của nhà giáo Nguyễn Đức Đạt,
rất đáng được quan tâm nghiên cứu phát huy. Ông có nhiều trước tác
phục vụ trực tiếp cho quá trình dạy học như Nam Sơn song khoá; Nam
Sơn song khoá phú tuyển; Nam Sơn song khoá chế nghĩa, Nam Sơn tùng
thoại… trong đó Nam Sơn tùng thoại là trước tác thể hiện rõ nhất quan
điểm, mục đích, nội dung giáo dục của ông.
Nghiên cứu Nam Sơn tùng thoại sẽ giúp chúng ta phần nào tiếp cận
được với tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt nói riêng và giáo dục
truyền thống nói chung. Với tình hình giáo dục hiện tại liên tục tìm cách
cải cách, đổi mới để có được hiệu quả giáo dục ngày một tốt hơn thì một
cái nhìn lịch sử là cần thiết để rút ra những bài học cho hôm nay.
Với nhận thức như vậy, chúng tôi nhận thấy đề tài “Tư tưởng giáo
dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại của Nguyễn Đức
Đạt” là hữu ích và phù hợp với mức độ của một luận văn Cao học.
2. Lịch sử vấn đề:
Những nghiên cứu về truyền thống giáo dục Việt Nam cho đến nay
thực sự vẫn còn là một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Biểu hiện
của điều này là có rất ít các công trình nghiên cứu, sách vở trình bày một
cách cụ thể, có hệ thống về truyền thống giáo dục của Việt Nam. Ngay cả
Tư tưởng giáo dục
6
với tài liệu có tiêu đề là Lịch sử giáo dục Việt Nam [12] thì phần nội dung
nói về giáo dục truyền thống cũng chỉ chiếm chừng hơn chục trang đánh
máy chữ, hết sức sơ lược. Những sách viết về lí luận giáo dục hiện nay
chủ yếu xoay quanh lí luận giáo dục hiện đại, rất ít chú ý tới quá khứ.
Còn với riêng Nguyễn Đức Đạt, cho tới nay số công trình nghiên
cứu về nhà Hán học này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay cho dù ông là
một học giả lớn, có nhiều trước tác trên các lĩnh vực văn chương, giáo
dục, chính trị…. Theo thân nhân của nhà giáo Nguyễn Đức Đạt, hiện có
hai người nắm giữ được khá nhiều tư liệu về ông, một là ông Ninh Viết
Giao (một người viết nhiều về mảnh đất và con người Nghệ An, hiện
đang sống tại thành phố Vinh) và hai là ông Nguyễn Đức Tùng (cháu đời
thứ 5 của nhà giáo Nguyễn Đức Đạt, hiện cũng đang sống tại thành phố
Vinh). Rất tiếc là những tư liệu này đều chưa được công bố và cũng chưa
qua kiểm chứng. Trong những nghiên cứu đã công bố về nhà giáo
Nguyễn Đức Đạt, đáng chú ý hơn cả là luận án sau đại học Nguyễn Đức
Đạt, nhà giáo và học giả nửa cuối thế kỉ XIX của Ngô Đức Thọ [10].
Trong luận án này tác giả đã có những nghiên cứu khá tỉ mỉ về cuộc đời,
sự nghiệp cũng như con người của nhà giáo Nguyễn Đức Đạt. Nhưng
luận án này chủ yếu đề cập tới những vấn đề mang tính chất chính trị –
xã hội trong tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt mà thôi.
3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài:
Với đề tài “Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn
tùng thoại của Nguyễn Đức Đạt”, luận văn tập trung tìm hiểu khai thác
những biểu hiện cụ thể thể hiện tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt
trong tập sách. Trên cơ sở đó, luận văn đặt nhiệm vụ đối chiếu kết quả ấy
trong dòng mạch của truyền thống giáo dục Việt Nam để thấy được ở đó
Tư tưởng giáo dục
7
những tiếp thu, những đóng góp, cũng như những điều còn hạn chế, qua
đó rút ra bài học cho hiện tại.
Với yêu cầu đó, luận văn chủ yếu khai thác tư liệu từ tác phẩm
Nam Sơn tùng thoại của Nguyễn Đức Đạt. Đối với tác phẩm này, bên
cạnh công tác văn bản học để lựa chọn một văn bản làm cơ sở cho việc
nghiên cứu, chúng tôi tập trung nhiều vào mảng dịch, chú giải và khai
thác giá trị văn bản.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong tập luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp tìm hiểu, khảo sát văn bản, dịch và chú giải văn
bản.
- Phương pháp mô tả, phân tích: Trên cơ sở nội dung văn bản,
chúng tôi tiến hành mô tả, phân tích nhằm làm sáng tỏ những giá trị của
văn bản, đặc biệt là những đóng góp trên lĩnh vực giáo dục.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Căn cứ vào những biểu hiện, nội
dung của văn bản, chúng tôi đối chiếu, so sánh, đặt văn bản trong dòng
mạch của nền giáo dục dân tộc để có những đánh giá thích ứng.
- Phương pháp duy vật lịch sử: Bằng cái nhìn duy vật lịch sử, kết
hợp với những phương pháp nghiên cứu khác, chúng tôi cố gắng tái hiện
chân dung nhà giáo dục Nguyễn Đức Đạt cùng những đắc thất của ông
trong hoạt động giáo dục, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích.
- Phương pháp điền dã thực tế: Chúng tôi đã tiến hành về quê quán
của nhà giáo dục Nguyễn Đức Đạt, tận mắt chứng kiến những di vật còn
lại của ông, những nơi ông đã từng sống, dạy học, nơi an nghỉ của ông…
Tư tưởng giáo dục
8
- Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn
những người thân trong gia đình ông và một số cá nhân có liên quan để
có thêm tư liệu về cuộc đời và con người của nhà giáo Nguyễn Đức Đạt.
5. Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Kế tiếp những người đi trước, luận văn chủ trương đi sâu tìm hiểu
chủ yếu một khía cạnh quan trọng trong cuộc đời của nhà Hán học
Nguyễn Đức Đạt: khía cạnh hoạt động giáo dục.
Nói cách khác, luận văn cố gắng khắc họa những tư tưởng giáo dục
của Nguyễn Đức Đạt, tìm hiểu những nét kế thừa, những đổi mới của ông
đối với giáo dục truyền thống. Từ đó, thấy được những đóng góp cũng
như những hạn chế của ông trên lĩnh vực giáo dục. Đây là một vấn đề
còn chưa được nhiều người quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức. Do
đó, luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
đánh giá về những đóng góp của nhà giáo Nguyễn Đức Đạt.
Với những cống hiến trong cuộc đời (hơn mười năm tâm huyết với
nghề dạy người dù bận rộn việc nước, việc nhà), với số trang sách viết,
sách in phục vụ cho giáo dục ít người cùng thời (và cả không cùng thời)
sánh kịp, với số học trò đông đảo và thành đạt, với danh tiếng vang dội
một thời của trường Đông Sơn, Nguyễn Đức Đạt xứng đáng được ghi
nhận như một nhà giáo dục lớn, xứng đáng để chúng ta nghiên cứu tìm
hiểu để học tập.
Trong bối cảnh đất nước đang trên đà đổi mới, sự nghiệp giáo dục
cũng đang có nhiều nỗ lực cải cách nhằm hướng tới đào tạo thế hệ chủ
nhân tương lai cho một nước Việt Nam giàu mạnh, việc “ôn cố nhi tri
tân”, việc nghiên cứu những thành tựu trong quá khứ của nền giáo dục có
Tư tưởng giáo dục
9
truyền thống hai ngàn năm là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực
cho cuộc sống hiện tại.
Tư tưởng giáo dục
10
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
NGUYỄN ĐỨC ĐẠT
VÀ TÁC PHẨM “NAM SƠN TÙNG THOẠI”
1. 1. Nguyễn Đức Đạt.
1. 1. 1. Thời đại:
Nguyễn Đức Đạt sống trong một thời kì lịch sử đầy biến động.
Trong giai đoạn lịch sử này, những yếu tố chuẩn bị cho một thời kì bão
táp của lịch sử đã được ghi nhận.
Các vua nhà Nguyễn trong thời gian đầu cũng đã có nhiều cố gắng
để chấn hưng đất nước: Gia Long (tại vị: 1802 - 1820) sau khi lập quốc
đã sớm tìm cách khẳng định chủ quyền quốc gia như đặt tên nước, thiết
lập bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương tới địa phương, nhà nước
thực hiện “ba không” (không Thái tử, không Tể tướng, không Trạng
nguyên) để tránh tranh chấp, lộng quyền… Minh Mệnh (1820 - 1840)
cũng rất quan tâm chỉnh đốn quốc gia, các quan văn võ từ cấp Thành,
Dinh, Trấn trở lên đều phải đến kinh đô trực tiếp gặp, trao đổi việc với
vua, được vua kiểm tra năng lực rồi mới được bổ nhiệm; cho lập Quốc
Tử Giám tại Huế, tăng gấp đôi số kì thi Hội và thi Đình (trước 6 năm tổ
chức một lần, nay rút xuống 3 năm) để chọn người tài; lập Quốc sử quán
biên soạn lịch sử qua các triều đại; đập tan sự xâm lấn của người Xiêm;
cải cách hành chính; hoàn chỉnh hệ thống đê điều… Thiệu Trị (1841 -
Tư tưởng giáo dục
11
1847) tiếp tục di huấn của cha, củng cố sự ổn định của quốc gia. Tự Đức
(1847 - 1883) vốn là người uyên bác về Nho học cũng đã có nhiều hoạt
động phát triển học thuật nước nhà…
Nhưng những cố gắng ấy không đủ để đưa đất nước trở nên hùng
cường, thoát khỏi dã tâm thôn tính của các nước phương Tây. Các vua
nhà Nguyễn sau khi giữ được sự ổn định đất nước đã không chịu học tập
cái mới mà khư khư nệ cổ, học theo những cái đã cũ, đã lỗi thời: Gia
Long xây dựng bộ máy nhà nước, pháp luật sao phỏng theo mô hình của
nhà Thanh, Tự Đức hiếu cổ “chỉ lo việc nghiên bút, bàn đến Nghiêu,
Thuấn, Hạ, Thương, Chu xa xưa làm tấm gương” [7]… Nội bộ nhà
Nguyễn cũng thối nát, lục đục, nhất là sau khi Tự Đức băng hà, trong vỏn
ven hai năm (từ 1883 đến 1885) mà có tới 5 vua trị vì: Dục Đức làm vua
3 ngày đã bị phế, tống giam và chết không ai đưa tang; Hiệp Hoà vì tìm
cách chống lại các đại thần tiếm quyền mà bị ép uống thuốc độc chết khi
mới làm vua được 6 tháng; Kiến Phúc làm vua được 8 tháng cũng bị ám
hại bởi phát giác những hành vi hủ bại của đại thần Nguyễn Văn Tường;
Hàm Nghi làm vua chưa được một tháng đã phải chạy ra Quảng Trị kêu
gọi cần vương; trong khi đó tại Huế giặc Pháp dựng vua bù nhìn Đồng
Khánh lên, một vị vua mà chính người Pháp cũng phải thốt lên: “chưa hề
ở xứ nào, thời nào có một ông vua bị thần dân oán ghét như vua bù nhìn
Đồng Khánh” (dẫn theo [7]). Không những thế, nhà Nguyễn còn hết sức
nhu nhược trước dã tâm ngày một rõ ràng của giặc Pháp: Tự Đức liên
tiếp ký những hoà ước đầu hàng năm Nhâm Tuất (1862) và năm Đinh
Mão (1867) biến 6 tỉnh miền Nam thành nhượng địa, khiến giặc Pháp
dùng đó làm bàn đạp thôn tính toàn bộ nước ta; những ai có biểu hiện
làm “phật lòng” Pháp liền bị Tự Đức trách cứ (như trường hợp Nguyễn
Tư tưởng giáo dục
12
Đức Đạt cho người giám sát quân Pháp hành quân đề phòng bất trắc, sau
bị Tự Đức phạt giáng một cấp – theo [10])…
Ngay từ sau khi giúp Nguyễn Gia Long giành được ngôi báu,
người Pháp đã nhìn thấy ở mảnh đất này những tiềm năng kinh tế to lớn,
một vị trí chính trị, quân sự quan trọng ở phương Đông. Chủ trương thôn
tính vùng đất này của người Pháp ngày một định hình rõ nét. Người Pháp
dần gia tăng ảnh hưởng của mình bằng các hoạt động kinh tế, văn hóa và
cả về chính trị, quân sự. Sau những hoạt động thương mại, tôn giáo, ngày
31 tháng Tám năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã kéo chiến
hạm đến dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng. Sáng hôm sau, chúng cho tàu
chiến bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải, sau đó cho quân đổ bộ
lên bán đảo Sơn Trà, chính thức xâm lược nước ta.
Những biến động lớn lao ấy đã tác động lên nhiều mặt đời sống
văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước ta, trong đó có lĩnh vực giáo
dục.
Kể từ khi giáo dục nhà trường ở nước ta được thiết lập, trải qua
gần hai ngàn năm lịch sử, tư tưởng Nho giáo đã được thấm nhuần, trở
thành một nét văn hóa trong con người Việt Nam. Việc đào tạo và tuyển
chọn người tài cũng được triều đình hết sức coi trọng. “Minh Mệnh rất
quan tâm đến học hành, khoa cử, tuyển chọn nhân tài, năm 1821 cho
dựng Quốc Tử Giám, đặt chức Tế Tửu và Tư nghiệp, mở lại thi Hội và
thi Đình, trước 6 năm một khoa thi, nay rút xuống 3 năm” [7]. Tự Đức
nhiều lần trực tiếp ra đề thi hoặc đích thân làm giám khảo để chọn người
tài… Không khí học tập trong thời buổi Nho học mạt thời vì thế cũng
không đến nỗi đình đốn.
Tư tưởng giáo dục
13
Không những thế, “sự nghiệp Nho học được coi trọng và tiếp tục
đẩy mạnh vào thời Nguyễn. Sau khi lên ngôi vua (1802), vua Gia Long
cũng như các vua đầu triều Nguyễn do nhận thức được vai trò của Nho
giáo trong việc củng cố chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế nên đã
lấy Nho giáo làm quốc giáo, tổ chức và phát triển giáo dục Nho học. Hệ
thống trường lớp được thành lập đến tận phủ, huyện, tổ chức trường thi
và các khoa thi. Nguyễn Thế Long, trong cuốn “Nho học ở Việt Nam –
giáo dục và thi cử” (xem thêm [18]), sau khi dẫn sách Đại Nam Nhất
Thống chí để đưa ra các số liệu cụ thể như: dưới triều Tự Đức, nước ta có
158 trường hương học cho 31 tỉnh (khoảng 878.137 suất đinh), cứ 2
huyện có 1 trường công lập, ngoài ra còn có trường của Trấn (tỉnh) gọi là
Nhà học, còn các trường do dân tự phát mở thì rất nhiều và không thể
thống kê được… đã rút ra kết luận: “ta cũng có thể thấy được là giáo dục
Nho học thời Nguyễn phát triển mạnh mẽ nhất trong thời phong kiến”.
Triều Nguyễn đã tổ chức 47 khoa thi Hương, lấy đỗ 5.232 Cử nhân; 39
khoa thi Hội và thi Đình, lấy đỗ 558 người, trong đó có 292 Tiến sĩ và
266 phó bảng.” (theo [21]). Nguyễn Tiến Cường, trong cuốn Sự phát
triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến đã tìm hiểu
khá căn kẽ và chỉ ra nhiều chính sách đối với sự nghiệp phát triển giáo
dục của nhà Nguyễn (xem thêm [19]). Ngô Hào Hiệp, trong cuốn Lịch sử
giáo dục Việt Nam cũng đã nhân định: “Do có truyền thống hiếu học, do
thấy rõ giá trị của học vấn, do tôn trọng ông thầy như vậy, cho nên chúng
ta không lấy làm lạ rằng trước khi thực dân Pháp xâm chiến đất nước
Việt Nam, mặc dầu giai cấp phong kiến thống trị chỉ mở một ít trường ở
kinh đô, tỉnh và huyện nhưng nền giáo dục Việt Nam đã khá phát triển.
Hầu hết các làng ở những nơi dân cư đông đúc đều có trường học. Có
những làng có đến hai ba trường. Các trường này đều do nhân dân tự
Tư tưởng giáo dục
14
động tổ chức và lo liệu tất cả. Thầy giáo không phải là những người do
nhà nước cử mà chỉ là những người có học thức sau khi thôi làm quan trở
về làng hoặc không thành công trên con đương khoa cử đứng ra đảm
nhận việc dạy học cho con em nhân dân.” [12].
Trước sự biến động của bối cảnh đất nước, “nhiều người có con
mắt nhìn xa thấy rộng như Phạm Phú Thứ (1864), Nguyễn Trường Tộ
(1866), Đinh Văn Điền (1868), Nguyễn Hiệp (1867), Lê Đĩnh (1881)…
dâng sớ điều trần xin nhà vua cải cách mọi mặt” [7], trong đó có giáo
dục. Nhưng bên cạnh những hạn chế mang tính lịch sử, những thủ cựu,
lỗi thời cần gạt bỏ, giáo dục Nho học vẫn còn nhiều mặt tích cực, tiếp tục
phát huy năng lực đào tạo những nhân cách đáng trọng, đào tạo nhân tài
cho quốc gia. “Do coi trọng phát triển giáo dục Nho học nên thời kì này
cũng là thời kì xuất hiện nhiều công trình học thuật về sử, địa, hội điển,
hiến chương…, nhiều tác phẩm văn học chữ Hán và chữ Nôm có giá trị
đã được soạn thảo, gắn liền với tên tuổi nhiều nhà khoa bảng…” [21].
Hăng ri Cuốc đông (Henri Guordon), Thanh tra Hội đồng học chính
Đông Dương đã phải thừa nhận: “Nền giáo dục bản xứ đã được tổ chức
chu đáo trước khi chúng ta (người Pháp) đến” (dẫn theo [12]).
Trong thời buổi những mô thức giáo dục kiểu mới còn chưa hình
thành thì giáo dục Nho học thực sự vẫn hiệu quả và không thể thiếu trong
đời sống văn hóa người Việt lúc bấy giờ.
1. 1. 2. Tiểu sử:
Tư tưởng giáo dục
15
Nguyễn Đức Đạt
1
, tự Khoát Như, hiệu Khả Am Chủ Nhân, Nam
Sơn Chủ Nhân và Nam Sơn Dưỡng Tẩu, người làng Ngang (tên chữ Hán
là Hoành Sơn), xã Khánh Lộc; nay là xóm 5, xã Khánh Sơn 1, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Ông là con trai đầu của cụ Cử nhân Nguyễn Đức Hiển, sinh vào
giờ Mùi ngày 10 tháng Mười năm Ất Dậu, Minh Mệnh thứ 6 (ngày 19
tháng Mười Một năm 1825) tại quê nhà.
Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học, Nguyễn
Đức Đạt đã sớm được tiếp thu những tri thức Hán học từ người cha.
Khoa Đinh Mùi, niên hiệu Thiệu Trị thứ 7 (1847), ông đậu Cử nhân
trường Nghệ. Khoa Quý Sửu, niên hiệu Tự Đức thứ 6 (1853) ông được
lấy trúng cách thi Hội. Sau kì thi Đình, vua Tự Đức lại gọi cả 13 người
được dự thi Đình lần ấy vào thi lại và đích thân làm giám khảo. Nguyễn
Đức Đạt được lấy đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ Tam danh nhất danh
(Thám hoa thứ nhất, còn gọi là Thám nhất). Cùng đỗ Thám hoa đợt đó
với ông còn có Nguyễn Văn Giao, người cùng quê. Người đương thời coi
đó là một sự kiện lớn bởi “Song Nguyên” đều ở cùng một quê. Nguyễn
Văn Giao (lúc đó 43 tuổi) lớn tuổi hơn Nguyễn Đức Đạt (29 tuổi), nhưng
vẫn chỉ được xếp thứ hai (còn gọi là Thám nhì), cho thấy vua Tự Đức
đánh giá rất cao năng lực của Nguyễn Đức Đạt.
Cùng năm đó, sau kết quả tốt đẹp của kì thi, Nguyễn Đức Đạt được
bổ làm Thị giảng ở Tập hiền viện. Thời gian này ông thường đau ốm nên
tới tháng Chín năm Bính Thìn (tháng Mười năm 1856) ông cáo bệnh về
quê. Đầu năm Canh Thân (1860), ông trở lại làm việc ở kinh, được thăng
1
Về năm sinh, năm mất, quê quán của Nguyễn Đức Đạt, xem [30].
Tư tưởng giáo dục
16
hàm Cấp sự trung. Năm Quý Hợi (1863), ông được bổ làm Đốc học Hà
Nội. Trước khi nhậm chức, ông ghé thăm nhà, Tổng đốc Nghệ An là Vũ
Trọng Bình mến tài đức của ông đã xin với triều đình để ông được bổ
làm Đốc học Nghệ An. Tới năm Ất Sửu (1865), ông được triệu về kinh
thăng chức Chưởng ấn ngự sử ở Đô sát viện. Tháng Bảy cùng năm, thân
phụ ông mất, ông về quê cư tang. Ít lâu sau mẹ ông cũng qua đời.
Đầu năm Bính Dần (1866), trong thời gian cư tang, ông nhận lời
tới dạy học ở làng Hương Vân (Nam Đàn). Sau vì học trò nghe tiếng tới
xin học rất đông, dân làng Lãng Đông
1
(nay là xã Hưng Thông, huyện
Hưng Nguyên, Nghệ An) dựng một ngôi trường đón ông về dạy. Ông dạy
ở đây cho tới năm Kỷ Tị (1869). Đó là giai đoạn trường Thông Lãng, giai
đoạn mở đầu trong sự nghiệp giáo dục của ông.
Mùa đông năm Kỷ Tị (1869), theo thỉnh cầu của Tổng đốc Nghệ
An, triều đình lại cử ông làm Đốc học tỉnh nhà lần thứ hai. Cuối năm Tân
Mùi (1871), ông được bổ làm Quuyền Án sát tỉnh Thanh Hoá. Tháng Bảy
năm Nhâm Dần (tháng Tám năm 1872), ông lại được triệu trở lại chức vụ
cũ, làm Đốc học Nghệ An (lần thứ ba). Về Nghệ An được vài hôm, ông
lại được thăng chức Bố chính sự lí kiêm Tuần phủ tỉnh Hưng Yên. Trong
thời điểm ấy, đất nước đang đứng trước sự khiêu khích, lăm le xâm lược
của thực dân Pháp. Công cán tại Hưng Yên, Nguyễn Đức Đạt phải lo
chống nạn thủy tai do hệ thống đê điều hư hỏng, vừa lo việc thuế má triều
đình mới đặt ra làm tổn sức dân, lại phải giữ cho Hưng Yên được yên ổn
trước sự nhòm ngó của giặc Pháp. Tháng Hai năm Bính Tí (tháng Ba
1
Hai làng Lãng Đông và Lãng Tây sau nhập làm một, lấy tên chung là Thông
Lãng.
Tư tưởng giáo dục
17
năm 1876), sau khi tờ sớ xin hoãn thuế cho dân bị vua Tự Đức bác đi, lấy
cớ ốm đau, Nguyễn Đức Đạt xin cáo quan về làng.
Giữa năm Đinh Sửu (1877), học trò cùng dân làng Hoành Sơn góp
công của dựng cho ông một gian nhà và một ngôi trường để ông sinh
sống và dạy học. Trong suốt 7 năm (1877 - 1883), ông chuyên chú vào
dạy học và viết sách. Đây là giai đoạn trường Đông Sơn (gọi theo tên
trường), hay còn gọi là trường Nam Sơn (gọi theo hiệu của ông), trường
Hoành Sơn (gọi theo tên làng, địa điểm đặt trường học).
Sau sự kiện tấn công đồn Mang Cá không thành (rạng sáng ngày 7
tháng Bảy năm 1885), Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra
Quảng Trị. Tại căn cứ Tân Sở trên cao nguyên miền Trung, vua Hàm
Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi cả nước ra sức chống giặc Pháp.
Nguyễn Đức Đạt được vua Hàm Nghi bổ làm Lại bộ Thượng Thư kiêm
An Tĩnh Tổng đốc và giao nhiệm vụ hiểu dụ thân hào các nơi cần vương.
Hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương, Nguyễn Đức Đạt cùng nhiều cộng sự
đã tập hợp được mấy trăm nghĩa quân ứng nghĩa. Nghĩa quân đã có một
số trận đánh, nhưng sau thất lợi, phải rút lui. Nguyễn Đức Đạt vì già yếu
không thể theo được đành cải trang thành người mù loà ngây dại đến lánh
ở chùa Đông Sơn. Gian nhà và ngôi trường của ông do dân làng dựng cho
bị giặc đốt phá. Đầu năm Bính Tí (1886), những vụ lùng quét của giặc
tạm lắng, ông mới trở về gian nhà còn sót lại trên đống tro tàn.
Ngày 9 tháng Giêng năm Đinh Hợi (1 - 2 - 1887), ông qua đời, thọ
63 tuổi.
Niên biểu Nguyễn Đức Đạt:
1825: Sinh tại quê nhà.
Tư tưởng giáo dục
18
1847: Đỗ Cử nhân.
1853: Đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ Tam danh nhất danh
(Thám hoa thứ nhất). Được bổ chức Thị giảng ở Tập hiền viện.
1856: Cáo ốm, xin về quê phụng dưỡng cha mẹ già (tháng Chín
năm Bính Thìn).
1860: Trở về Kinh làm việc, được bổ làm Cấp sự trung.
1863: Được bổ làm Đốc học Nghệ An.
1865: Thăng chức Chưởng ấn ngự sử ở Đô sát viện.
1865: Về cư tang thân phụ (tháng Bảy năm Ất Sửu). Ít lâu sau mẹ
cũng qua đời.
1866 – 1869: Mở trường dạy học.
1869: Được bổ lại làm Đốc học Nghệ An (lần thứ hai).
1870: In Cần kiệm vựng biên.
1871: Được bổ làm Quyền Án sát Thanh Hóa.
1872: Được bổ lại làm Đốc học Nghệ An (lần thứ ba, tháng Bảy
năm Nhâm Thân). Ở chức vụ chỉ vài hôm.
1872: Được bổ làm Bố chính sự lí kiêm Tuần phủ tỉnh Hưng Yên.
1873: Được vua Tự Đức ban thưởng vì có công giữ cho Hưng Yên
được yên ổn trước sự xâm lăng của giặc Pháp.
1875: Dâng sớ điều trần về việc đê điều. Dâng sớ xin cho dân
Hưng Yên được hoãn việc thi hành luật thuế mới.
1876: Bị vua Tự Đức khiển trách vì việc xin hoãn thuế cho dân
Hưng Yên, giáng hai cấp, cho lưu chức. (tháng Giêng năm Bính Tí)
Tư tưởng giáo dục
19
1876: Cáo bệnh xin về hưu dưỡng bệnh. (tháng Hai năm Bính Tí)
1877 - 1883: Được học trò và dân làng làm cho một ngôi nhà,
dựng cho một ngôi trường để ông ở và dạy học.
1880: In Nam Sơn tùng thoại.
1881: In Việt sử thặng bình và Hồ dạng thi tập.
1883: In Vịnh sử thi tập.
1885: Được vua Hàm Nghi giao nhiệm vụ đi hiệu dụ Cần vương,
được giao giữ chức Lại bộ thượng thư kiêm An Tĩnh tổng đốc.
1887: Mất tại quê nhà, thọ 63 tuổi.
1. 1. 3. Một số thu hoạch về Nguyễn Đức Đạt sau chuyến đi điền
dã (ngày 14 tháng 10 năm 2002):
Chúng tôi thực hiện chuyến đi điền dã vào ngày 14 tháng 10 năm
2002, ngay sau khi có đợt lũ tràn qua đây. Chuyến đi khá vất vả bởi
đường xấu, lại khó tìm, nhưng chúng tôi cũng đã có một số thu hoạch
sau, xin được ghi chép lại, hi vọng lưu giữ được chút gì đó (chúng tôi ý
thức rất rõ điều này bởi cũng nhờ có những ghi chép của Ngô Đức Thọ
[15] mà chúng tôi mới nhận ra đã có rất nhiều kỉ vật liên quan tới ông đã
không còn):
Về nơi ở cũ và cũng là nơi ông dạy học (giai đoạn trường Hoành
Sơn) của ông, nay được tái thiết để làm nhà thờ chi họ Nguyễn Đức, tại
đây còn lưu giữ được một số hiện vật quý về ông. Tại gian thờ trước, đồ
thờ bày biện không nhiều. Theo người cháu rể đời thứ tư của ông cho
biết, cơn lũ vừa qua, gian nhà ngập ngang bụng người lớn nên tại đây
Tư tưởng giáo dục
20
không bày biện nhiều. Gian giữa nhà hiện có treo hai bức đại tự: một bức
mới làm (theo mẫu một bản cũ đã hư hỏng do thời gian) ghi chữ áU Ơ@
¿A (Vạn thế trạch: nhà (có truyền thống) vạn đời); một bức rất cũ,
không rõ có từ bao giờ (theo người trong họ tộc Nguyễn Đức Đạt thì nó
đã có từ trước khi những người lớn tuổi nhất trong họ còn sống được sinh
ra) ghi chữ Ôj ơỡ êự (Đại khoa môn: nhà (có người đỗ) đại khoa). Tại
gian thờ sau, nền nhà được tôn rất cao, trong một không gian nhỏ hẹp
(chỉ chừng 6 m
2
) bày biện ban thờ chính, một tấm biển cũ sơn son thếp
vàng ghi chữ đƯ ẵỗ ºa Âk (Ân tứ vinh quy: (được) vua ban ơn nhuần
(mà) vinh dự trở về) là di vật của Nguyễn Đức Đạt. Khoảng giữa hai gian
thờ là một sân nhỏ, hai bên sát tường rào có hai phiến đá, bên tả là bia do
học trò của ông dựng, bên hữu là tấm bia đá đã vỡ một nửa ghi àỷ Ôồ
³B (bình văn xứ: nơi bình văn). Nguyên tấm bia này nằm trên núi Đồn,
nội dung đầy đủ là ƠD ÔH àỷ Ôồ ³B (Chủ nhân bình văn xứ: nơi Chủ
nhân (chỉ Nguyễn Đức Đạt) bình văn), nhưng do địa phương phá đá trên
núi làm mương, người nhà Nguyễn Đức Đạt lên chuyển bia về thì bia đã
bị đập vỡ một nửa, mất hai chữ ƠD ÔH (Chủ nhân). (Xem các hình 1
đến 5, phần Phụ lục 1)
Tại núi Đồn, nơi in dấu nhiều kỉ niệm trong quãng đời dạy học của
ông, những dấu tích về ông còn lại không nhiều. Dưới chân núi, ngay sát
bến sông, nơi ông hóng mát vẫn còn dòng chữ ´á âY ĐÔ ²D ³B (tình
pha toạ lương xứ: chỗ ngồi hóng mát (bên) con dốc nắng) nhưng bị khuất
dưới mép bờ con mương mới xây. Phiến đá ông ngồi hóng mát giờ đã
nằm dưới đáy con mương. Hai chữ Ơừ ÔĐ (ngưỡng chi: ngước trông)
rất lớn nằm trên một phiến đá lớn nhô ra cheo leo còn thấy rõ. Trên núi,
Tư tưởng giáo dục
21
những di vật về ông không còn gì, vết đá bị đập vỡ vương vãi khắp nơi.
Trên núi hiện chỉ còn dấu tích một ngôi đền cổ của địa phương bỏ hoang
cùng tượng hai con voi, còn lại là cây cỏ tự nhiên và một số cây chanh do
dân địa phương trồng. (Xem các hình 6 và 7, phần Phụ lục 1)
Tại đình Hoành Sơn, đây là một ngôi đình cổ còn khá nguyên vẹn,
dấu tích các cuộc đàn áp bắt bớ của giặc Pháp vẫn còn in trên từng cây
cột trong đền. Qua phỏng vấn bác Nguyễn Thiện Tứ, 67 tuổi, người quản
lí và bảo vệ di tích này, sau khi các hoạt động Cần vương tại địa phương
bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội, ngôi đình này đã là chỗ nương náu của
nhà chí sĩ Nguyễn Đức Đạt trong khoảng một năm. (Xem các hình 8 và 9,
phần Phụ lục 1)
Ngôi mộ của Nguyễn Đức Đạt được Uỷ ban nhân dân xã Khánh
Sơn cấp đất để xây làm khuôn viên riêng. Phía trước mộ là tấm bia lớn do
con trai đầu của cụ đứng tên dựng, hai học trò của ông là Kinh lược
Hoàng Cao Khải và Thượng thư Bộ học Cao Xuân Dục
1
soạn lời văn
(khắc ở mặt sau bia). Đầu mộ là bức phù điêu bằng đá hoạ cảnh vinh quy
bái tổ, được biết là do dân làng ông làm ra khi ông đỗ Thám nhất. Theo
anh Nguyễn Đức Minh (cháu đời thứ 6 của ông, dòng đích), bức phù điêu
này vốn đặt tại đình làng (đình Hoành Sơn), nhưng để tránh sự tàn phá,
mất mát, gia đình đã phải chuyển lên đặt tại mộ. (Xem các hình 10 đến
12, phần Phụ lục 1)
Con cháu nhiều thế hệ của nhà giáo Nguyễn Đức Đạt hiện vẫn chú
trọng rất nhiều tới truyền thống vẻ vang của gia đình. Theo anh Nguyễn
1
Trong tấm bia này, Hoàng Cao Khải và Cao Xuân Dục xưng là “cập môn”,
tức là học trò, nhưng là xưng khiêm, thể hiện rõ sự tôn trọng đối với người
thầy của mình.
Tư tưởng giáo dục
22
Đức Minh, gia đình đã phải rất khó khăn để bảo vệ những di vật về tổ
tiên của mình. Anh Nguyễn Đức Sơn (cháu đời thứ 4) cho biết, gia đình
vẫn chú ý sưu tập những tư liệu về cụ Thám. Cũng theo anh Sơn, anh
Nguyễn Đức Tùng (cháu đời thứ 5) hiện sống tại thành phố Vinh (ĐT:
852599) là người hiện giữ và sưu tầm được khá nhiều tư liệu về cụ.
Ngoài ra, ông Ninh Viết Giao là chỗ gần gũi với gia đình cũng sưu tập
được khá nhiều những sách vở, giai thoại về cụ.
Những kết quả thu lượm được kể trên cho thấy, dù có những biến
động của lịch sử, những tác động của thời gian và con người nhưng hình
ảnh về Nguyễn Đức Đạt vẫn sống mãi trong lòng cháu con, trong lòng
những thế hệ học trò và trong sự quan tâm của những người biết trân
trọng những giá trị truyền thống cao đẹp.
1. 1. 4. Sự nghiệp giáo dục:
Trong sự nghiệp trồng người, chưa kể khoảng gần 4 năm làm Đốc
học Nghệ An, Nguyễn Đức Đạt đã có trên mười năm trực tiếp dạy học.
Quá trình tham gia dạy học của ông có thể chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất gồm 4 năm (1866 - 1869), còn gọi là giai đoạn
trường Thông Lãng: Đây là giai đoạn ông đang cư tang cha mẹ tại quê
nhà, không bị vướng bận việc triều đình. Lúc đầu, ông dạy học ở làng
Hương Vân (Nam Đàn), sau vì học trò nghe danh đến xin học rất đông,
ông đã dựng một ngôi trường bên bờ hồ sen làng Lãng Đông (sau hai
làng Lãng Đông và Lãng Tây nhập làm một, lấy tên là Thông Lãng) (xem
thêm [10]).
- Giai đoạn thứ hai gồm 7 năm (1877 - 1883), còn gọi là giai đoạn
trường Đông Sơn: Đây là giai đoạn ông cáo quan về quê. Học trò của ông
Tư tưởng giáo dục
23
và dân làng Hoành Sơn đã xây dựng một gian nhà và một ngôi trường để
ông dạy học cho con em họ. Trong thời gian này, học trò theo học rất
đông, ông đã tranh thủ thời gian viết khá nhiều sách làm tài liệu phục vụ
cho công việc dạy học.
Trong hơn mười năm dành tâm huyết cho sự nghiệp trồng người
ấy, ông đã đào tạo được hàng trăm học trò (theo [10]), trong đó có nhiều
người đã đỗ đạt cao, giữ những trọng trách trong triều như Kinh lược
Hoàng Cao Khải, Thượng thư Bộ học Cao Xuân Dục…
Rõ ràng, trình độ học vấn, sư phạm, tư cách người thầy của
Nguyễn Đức Đạt đã giúp ông có được thành công ấy. Cảm động trước
những cống hiến của ông, học trò dành cho ông sự kính trọng và nhiều
lời ngợi ca, trong đó có câu đối:
“Thọ khảo tác nhân, Nam Sơn thảo đường trạch vạn thế;
Văn chương minh quốc, Hồng Lĩnh ngô châu đệ nhất phong.”
(Nghĩa là: Suốt đời đào tạo nên bao người, ơn muôn đời ngôi nhà
cỏ ở núi Nam Sơn; Văn chương nổi tiếng khắp cả nước, một ngọn núi
cao ở châu ta Hồng Lĩnh) (theo [24]).
Sự nghiệp một người thầy như vậy thật đáng kính phục.
1. 1. 5. Các trước tác:
Ông viết khá nhiều. Các trước tác của ông viết trên nhiều lĩnh vực,
nội dung khác nhau. Những trước tác ấy được lưu lại tới nay dưới nhiều
hình thức: khắc in, chép tay, sưu tầm; có sách được in riêng, có phần lại
được in hoặc chép lẫn với trước tác của những người khác.
Tư tưởng giáo dục
24
Các trước tác này hiện được bảo tồn ở nhiều nơi, nhiều nhất là tại
thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm (các sách có ghi mã số kèm dưới đây
đều là mã số trong thư viện này):
(1) Bản điều trần về việc đê điều: (nằm trong Điều trần đê chính sự nghi
tập (Điều trần đê chính sự nghi thỉnh hưu vựng tập), 2 bản viết.)
Mã số: VHv. 169/1-2: 300 trang.
(2) Cần kiệm vựng biên: Nguyễn Đức Đạt biên tập, bình luận và viết tựa
năm Tự Đức 23 (1870), gồm 4 bản in, 126 trang, 1 tựa, 1 mục lục.
Mã số: VHv.245./ VHv.707./ VHv.708./ A.1418./ MF.3130 (VHv.245).
Nội dung: Những lời dạy của người xưa qua các sách Kinh, Sử,
Tử, Tập về cần, kiệm có kèm theo lời bình luận của người biên tập. Sách
chia làm 10 mục, theo 10 chủ điểm khác nhau: 1. Huấn cần (lời dạy về
chuyên cần); 2. Cần chính (siêng năng trong việc trị nước); 3. Cần chức
(siêng năng trong chức vụ); 4. Cần học (siêng năng trong học tập): 5. Cần
nghiệp (siêng năng trong nghề nghiệp); 6. Huấn kiệm (lời dạy về tiết
kiệm); 7. Chủ kiệm (sự tiết kiệm của người làm vua); 8. Phụ kiệm (sự tiết
kiệm của quan lại); 9. Nho kiệm (sự tiết kiệm của người trí thức); 10. Tập
kiệm (rèn luyện sự giản dị, tiết kiệm).
(3) Đăng long văn tuyển: 1 bản viết, 130 trang.
Mã số: VHv. 1421.
Nội dung: Một số bài phú, bài chế, phần nhiều lấy đề tài từ kinh
truyện Trung Quốc tuyển chọn dùng làm mẫu để luyện thi.
(4) Hồ dạng thi tập: Nguyễn Đức Đạt soạn và viết tựa năm Tự Đức 32
(1879). Tử Văn Đường in năm Tự Đức 34 (1881). 3 bản in, 246 trang, 1
tựa, 1 mục lục.
Mã số: VHv.247/ VHv.858/ A.885.
Tư tưởng giáo dục
25
Nội dung: 444 bài thơ tập cổ (dùng các câu thơ cổ chắp thành bài
thơ mới), gồm các bài tức sự (đỗ Tiến sĩ, vào chầu vua ), vịnh thiên
nhiên (sương, gió, xuân, trăng thu, đêm hè, cuối đông ), vịnh phong
cảnh (bản làng trong núi, buổi chiều bên sông ), cảm tác (qua nhà bạn
đã mất, mất ngủ, nhớ nhà ) và các bài tự thuật, tạp hứng, tạp vịnh, mừng
tặng, tạp thi
(5) Khả am văn tập: 2 bản (2tập).
Mã số: VHv.2457: 268 trang./ VHv.243: 168 trang, 1 mục lục (chỉ
có tập 1)./ MF.1740.
Nội dung: Thơ văn Nguyễn Đức Đạt gồm: Phú (nghề đánh cá, giải
thích chữ "nhẫn" ), Kí (nghề kiếm củi, việc sửa chữa đền miếu, khai
bút); Thuyết (vỏ quýt chữa bệnh, việc sửa chữa đền miếu, khai bút); Văn
tế (tế mẹ thầy học, cầu thi đỗ ) Hành trạng Thượng thư Hồ Trọng Đĩnh;
Trướng (mừng thọ, mừng thi đỗ, mừng được phong tặng, viếg tang );
Biểu tạ ơn vua phong tặng cho cha mẹ, mừng vua lên ngôi …) …
Số bài và thứ tự bài ở hai bản có chênh lệch nhau
(6) Khảo cổ ức thuyết: Nguyễn Đức Đạt soạn và viết tựa năm Tự Đức 30
(1877). 1 bản viết, 274 trang.
Mã số: VHv. 244./ MF. 1071.
Nội dung: Những bài khảo cứu về các nhân vật quan trọng, các sự
kiện lịch sử lớn của Trung Quốc (từ Thượng cổ đến đời Minh) và của
Việt Nam, như Nghiêu nhường thiên hạ; tiệc Hồng Môn; Ngũ Hồ làm
loạn triều Tấn; Kinh Dương Vương là thủy tổ của 5 loại người Việt; Lê
Thái Tổ giành lại được đất nước; NguyễnXí, Đinh Liệt xướng nghĩa; tài
lược của Lê Thánh Tông …
(7) Kỉ Tị niên lục nguyệt lãng đông hiên hà trì dạ tập: (gồm 20 trang,
nằm trong Dã sử tạp biên, bản viết, 134 trang, 24 x 14, có chữ Nôm.
Mã số: VHv. 1310.)