Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tư tưởng giáo dục của nguyễn đức đạt trong tác phẩm nam sơn tùng thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.78 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================

TRẦN THỊ HẢI YẾN

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT
TRONG TÁC PHẦM “NAM SƠN TÙNG THOẠI”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================

TRẦN THỊ HẢI YẾN

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT
TRONG TÁC PHẦM “NAM SƠN TÙNG THOẠI”

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả Luận văn

Trần Thị Hải Yến


LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt trong tác
phẩm nam Sơn tùng thoại” được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành được Luận
văn, bên cạnh những cố gắng của bản thân, tác giả luận văn đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể.
Trước tiên, với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học
cho tác giả để Luận văn được hoàn thành.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Triết học, các
cán bộ, công chức của các phòng, ban, thư viện trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn đã hết sức giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu
tại khoa, trường.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
hoàn thành Luận văn thạc sỹ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận văn


Trần Thị Hải Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN ĐỨC ĐẠT VÀ .............................. 10
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA ÔNG TRONG
TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI ....................................................... 10
1.1 .Bối cảnh lịch sử và tiền đề tƣ tƣởng hình thành tƣ tƣởng giáo dục của
Nguyễn Đức Đạt .......................................................................................... 10
1.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội Việt Nam thế kỷ XIX ................................ 10
1.1.2.Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội .................................................. 15
1.1.3. Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng giáo dục của Nguyễn
Đức Đạt ..................................................................................................... 19
1.2. Cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đức Đạt và khái lƣợc về tác phẩm
Nam Sơn tùng thoại...................................................................................... 26
1.2.1 Cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đức Đạt ...................................... 26
1.2.2 Khái lược về tác phẩm Nam Sơn tùng thoại .................................... 29
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 34
Chƣơng 2: TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT TRONG
TÁC PHẨM “NAM SƠN TÙNG THOẠI”: .................................................. 35
NỘI DUNG CƠ BẢN, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ ........................................... 35
2.1. Tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt về mục đích của giáo dục ................... 35
2.2. Tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt về nội dung giáo dục .......................... 45
2.3. Tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt về phƣơng pháp giáo dục ................... 54
2.4. Đánh giá về tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt qua nghiên cứu tác
phẩm “Nam sơn tùng thoại”......................................................................... 60
2.4.1 Một vài đánh giá về những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng
giáo dục của Nguyễn Đức Đạt .................................................................. 60


1


2.4.2. Ý nghĩa tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm
Nam Sơn tùng thoại đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh
Việt Nam hiện nay ...................................................................................... 67
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 74
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 77

2


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay phát triển ngày càng
mạnh mẽ đã tạo nên những chuyển biến lớn đến diện mạo các quốc gia trên
thế giới, nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, nguồn
lực con ngƣời giữ vai trò trung tâm của quá trình phát triển. Đặc biệt, trí tuệ trở
thành yếu tố tạo nên sức mạnh và quyền lực của quốc gia đã cho thấy vai trò đặc
biệt quan trọng của giáo dục, đào tạo. Giáo dục, đào tạo ngày càng thực sự là đòn
bẩy quan trọng bậc nhất để phát triển kinh tế - xã hội. Các quốc gia muốn phát
triển nhanh và bền vững phải dành sự quan tâm đặc biệt đến giáo dục, đào tạo, vì
đầu tƣ cho giáo dục, đào tạo chính là đầu tƣ cho phát triển.
Ở nƣớc ta, trong lịch sử cũng nhƣ hiện nay, vấn đề giáo dục, đào tạo
luôn đƣợc Nhà nƣớc và nhân dân quan tâm.Trên tấm văn bia ghi danh Tiến sĩ
năm 1484 tại Văn Miếu đã ghi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí
thịnh thì thế nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà
ngày càng xuống thấp” là minh chứng về vai trò và chính sách đối với ngƣời

hiền tài của dân tộc. Sự thịnh suy của đất nƣớc gắn liền với sự thịnh suy của
hiền tài. Nói nhƣ vậy để thấy rằng, giáo dục chính là nền tảng phát triển của
mỗi quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc “nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài” cho đất nƣớc. Đặc biệt, đối với một quốc gia
đang phát triển nhƣ Việt Nam, muốn đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn, lạc
hậu thì không còn cách nào khác là phải đầu tƣ mạnh mẽ và có hiệu quả cho
giáo dục, đào tạo nguồn lực con ngƣời. Nói khác đi, giáo dục là chìa khóa để
khẳng định vị thế của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã tiếp tục khẳng định, “Phát triển
giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu; đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo là đầu tƣ cho phát triển”, giáo dục là
3


động lực phát triển, là nhân tố quan trọng bậc nhất để thực hiện công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để phát triển và đổi mới thành công giáo
dục, chúng ta cần phải nghiên cứu trở lại những tƣ tƣởng giáo dục trƣớc đó.
Xuất phát từ thực tiễn đổi mới, hiện đại hóa giáo dục ở nƣớc ta hiện
nay, đổi mới giáo dục tuy đã liên tục tiến hành song còn lúng túng và gặp
nhiều khó khăn trong việc xây dựng nền tảng lý luận giáo dục đúng đắn. Do
đó, việc tìm hiểu những tƣ tƣởng giáo dục trong lịch sử dân tộc, qua đó thấy
đƣợc những giá trị sâu sắc để tham khảo và vận dụng trong việc xây dựng nền
giáo dục nƣớc ta hiện nay là cần thiết và hữu ích. Một trong những nhà tƣ
tƣởng để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lịch sử tƣ tƣởng giáo dục Việt Nam thế
kỷ XIX chính là Nguyễn Đức Đạt – một nhà Nho, nhà giáo ƣu tú của Việt
Nam với hệ thống các tác phẩm của ông tập trung nhiều tƣ tƣởng đề cập đến
các lĩnh vực của đời sống xã hội và con ngƣời nhƣ: tƣ tƣởng triết học, tƣ
tƣởng đạo đức, chính trị v.v đặc biệt là tƣ tƣởng giáo dục. Tƣ tƣởng giáo dục
của ông đƣợc thể hiện thông qua rất nhiều các tác phẩm phục vụ trực tiếp cho
quá trình dạy học nhƣ: Nam Sơn song khóa, Nam Sơn song khóa phú tuyển,

Nam Sơn song khóa chế nghĩa, trong đó tập trung và hệ thống nhất quan điểm
về mục đích, nội dung, phƣơng pháp giáo dục của ông là tác phẩm Nam sơn
tùng thoại.
Nghiên cứu Nam Sơn tùng thoại giúp chúng ta phần nào tiếp cận đƣợc
với tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt nói riêng và giáo dục Việt Nam trong
thời kỳ phong kiến nói chung. Ngoài ra, thực tiễn giáo dục hiện nay đặt ra yêu cầu
đổi mới, cải cách để đạt đƣợc hiệu quả hơn thì việc nhìn lại lịch sử tƣ tƣởng giáo
dục trong lịch sử dân tộc là cần thiết để rút ra đƣợc những bài học cho ngày nay
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền giáo dục nƣớc nhà.
Với những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề “Tư tưởng giáo
dục của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm“Nam Sơn tùng thoại” làm đề tài
nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ triết học của mình.
4


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhắc đến Nguyễn Đức Đạt, các nhà nghiên cứu dƣờng nhƣ chỉ chủ yếu
bàn luận đến tƣ tƣởng triết học về “đạo đức” mà ít quan tâm tới tƣ tƣởng giáo
dục của ông. Liên quan đến đề tài luận văn, có thể khái quát một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau:
Công trình Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách
mạng tháng Tám” tập I (1973) của tác giả Trần Văn Giàu. Trong khi trình bày
sự thất bại của ý thức hệ phong kiến trƣớc những vận động của lịch sử, tác giả
của cuốn sách này đã trích dẫn nhiều ý kiến của Nguyễn Đức Đạt trong tác
phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Trong luận án tốt nghiệp ngành Hán Nôm của Ngô Đức Thọ: “Nguyễn
Đức Đạt nhà nho và học giả nửa cuối thế kỷ XIX” (1975) , tác giả đã tìm hiểu
về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Đức Đạt, những quan điểm về chính trị xã hội trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Hơn nữa, tác giả còn đánh giá
những điểm tích cực và hạn chế của Nguyễn Đức Đạt. Theo đó, Nguyễn Đức
Đạt đã chỉ ra đƣợc những giá trị về mặt giáo dục đạo đức của Nho giáo trong

việc rèn luyện con ngƣời, trau dồi kiến thức và tình yêu thƣơng của con
ngƣời. Tuy nhiên; Nguyễn Đức Đạt lại cố gắng biện hộ cho hệ tƣ tƣởng đạo
đức đang dần trở nên lỗi thời so với yêu cầu của thời đại mới. Ở mức độ nhất
định, công trình nghiên cứu này đã đƣa đến những nét khái quát nhất về cuộc
đời và sự nghiệp của nhà Nho tiêu biểu cuối thế kỷ XIX Nguyễn Đức Đạt.
Trong số những công trình bàn về tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức
Đạt thể hiện trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, có thể thấy ở một số công
trình tiêu biểu sau:
Trƣớc hết phải kể đến công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập II) của
tác giả Lê Sỹ Thắng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 1997.
Trong cuốn sách này, tác giả đã dành một chƣơng “Nguyễn Đức Đạt và tác
5


phẩm Nam Sơn tùng thoại” để nghiên cứu về Nguyễn Đức Đạt và tác phẩm này.
Ở chƣơng này này, tác giả đã làm sáng tỏ những sự kiện tiêu biểu nhất về cuộc
đời, sự nghiệp, nội dung cơ bản của tác phẩm nhƣ: tƣ tƣởng về giáo dục, về nhân
sinh quan và tƣ tƣởng về chính trị. Trên cơ sở đó, tác giả còn khẳng định giá trị
các tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Luận văn tốt nghiệp của Mai Vũ Dũng Tư tưởng đạo đức của Nguyễn
Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại (2007) tại Viện Triết học. Trong
luận văn này, tác giả đã tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của
Nguyễn Đức Đạt, những phạm trù đạo đức mà Nguyễn Đức Đạt đề cập đến
trong tác phẩm. Đặc biệt, luận văn đã chỉ ra đƣợc những giá trị và hạn chế
trong tƣ tƣởng đạo đức của ông. Về mặt tích cực, luận văn chỉ rõ tƣ tƣởng đạo
đức của Nguyễn Đức Đạt đã thể hiện nhiều giá trị tích cực với nội dung xuyên
suốt tƣ tƣởng này là: Vua sáng, tôi hiền, con hiếu, nhân dân đƣợc no đủ.
Muốn vậy, theo Nguyễn Đức Đạt, phải lấy dân làm gốc và lấy an dân là mục
đích cao nhất, lấy Đức trị để cảm hóa nhân dân. Bên cạnh đó còn những nội
dung về các phạm trù: Trung, Hiếu, Phúc, Họa v.v. Bên cạnh những giá trị đó,

tƣ tƣởng của ông cũng có những hạn chế nhất định: Những phạm trù Trung,
Hiếu vẫn là sự trung thành với quan niệm đã lỗi thời. Điển hình nhƣ trong
quan niệm về Hiếu: nếu cha mẹ chết thì phải thôi việc về chịu tang. Về tƣ
tƣởng giáo dục đạo đức, mặc dù có những tƣ tƣởng tiến bộ nhƣng về cơ bản,
những nội dung giáo dục đạo đức của ông vẫn nằm trong khuôn khổ của hệ
thống giáo dục Nho giáo, chƣa gắn giáo dục với thực tiễn, đặc biệt với những
biến động mang tính tính thời đại ở cuối thế kỷ XIX.
Bài viết Quan niệm của Nguyễn Đức Đạt về mối quan hệ giữa đạo đức
và pháp luật trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại của Mai Vũ Dũng đăng trên
tạp chí Triết học số 6, tr. 58 – 64, năm 2008. Tác giả đã tập trung phân tích về
mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong tác phẩm Nam sơn tùng thoại, về
6


tầm quan trọng của đạo đức và pháp luật trong việc trị nƣớc. Với Nguyễn Đức
Đạt, “đức” và “nhân” phải bao hàm trong “pháp”, “pháp” là cái không thể bỏ
nhƣng cũng không phải là cái duy nhất để trị nƣớc, đạo đức và pháp luật phải
lấy “lợi dân làm gốc”, từ sự trọng dân và kính dân. Đó thực sự là những giá trị
trong tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt. Tuy nhiên, theo Mai Vũ Dũng, vì nhiều
lý do chủ quan và khách quan nên tƣ tƣởng của ông về mối quan hệ giữa đạo
đức và pháp luật còn những điểm hạn chế nhƣ: Ông không bàn về hạn chế của
pháp luật phong kiến với việc đất nƣớc bị đô hộ vì lúc đó nƣớc ta bị Pháp đô
hộ; ông muốn đề cao Đức trị, Nhân chính nhƣng tƣ tƣởng này ở cuối thế kỷ
XIX không còn phù hợp nữa.
Luận văn tốt nghiệp của Dƣơng Tuấn Anh Tư tưởng giáo dục truyền
thống qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại của Nguyễn Đức Đạt (2002) tại
Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Trong luận văn này tác giả đã
trình bày và phân tích đƣợc những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng giáo dục
của Nguyễn Đức Đạt qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, chỉ ra đƣợc những
giá trị và hạn chế qua nghiên cứu tác phẩm. Song, luận văn chƣa chỉ ra và

phân tích đầy đủ những tiền đề dẫn đến sự hình thành tƣ tƣởng giáo dục của
ông, đồng thời chƣa chỉ ra những ý nghĩa của tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn
Đức Đạt trong việc xây dựng và đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay.
Nhƣ vậy, qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, Nguyễn Đức
Đạt và tƣ tƣởng giáo dục trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại đã đƣợc các nhà
nghiên cứu ít nhiều quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết các công trình mới chỉ dừng
lại ở những đánh giá chung về tƣ tƣởng giáo dục của ông hoặc giới thiệu khái
quát về tác phẩm. Có thể khẳng định rằng, tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức
Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại hiện nay chƣa đƣợc nghiên cứu đầy
đủ và hệ thống. Bởi vậy, theo chúng tôi, việc làm rõ tƣ tƣởng giáo dục của
Nguyễn Đức Đạt sẽ là cơ sở lý luận để có thể xây dựng những giải pháp đúng
7


đắn để đổi mới nền giáo dục toàn diện của nƣớc nhà. Đây cũng là lý do nữa để
tác giả chọn vấn đề này làm đề tài cho luận văn thạc sĩ triết học của mình.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm rõ tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt
về giáo dục trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích bối cảnh và tiền đề cho sự ra đời tƣ tƣởng giáo dục của
Nguyễn Đức Đạt.
- Phân tích, làm rõ những nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng giáo dục của
Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
- Đánh giá giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt.
- Chỉ ra ý nghĩa tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm
Nam Sơn tùng thoại trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tƣ tƣởng giáo

dục của Nguyễn Đức Đạt thể hiện trong tác phẩm Nam sơn tùng thoại.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là tƣ tƣởng
của Nguyễn Đức Đạt về giáo dục, cụ thể: tƣ tƣởng về vai trò, mục đích, nội
dung và phƣơng pháp giáo dục trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác –Lênin; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo
dục - đào tạo.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng

8


hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ thể nhƣ: phƣơng pháp logic lịch sử, phƣơng pháp văn bản học, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp v.v.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thêm những nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng
về giáo dục của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại nói
riêng và trong nghiên cứu tƣ tƣởng giáo dục Việt Nam nói chung.
Luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập,
nghiên cứu tƣ tƣởng Nguyễn Đức Đạt về giáo dục và giáo dục Việt Nam thời
phong kiến.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chƣơng, 6 tiết.

9


Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN ĐỨC ĐẠT VÀ

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA ÔNG
TRONG TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI
1.1 .Bối cảnh lịch sử và tiền đề tƣ tƣởng hình thành tƣ tƣởng giáo dục của
Nguyễn Đức Đạt
1.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội Việt Nam thế kỷ XIX
Nguyễn Huệ sau khi đánh tan 20 vạn quân Thanh đã lên ngôi Hoàng đế
năm 1789 và lập nên triều Tây Sơn. Sau khi Nguyễn Huệ đột ngột qua đời,
nội bộ triều Tây Sơn lục đục, Nguyễn Ánh nhân cơ hội đó tập trung sức mạnh
của giai cấp địa chủ trong nƣớc đồng thời cầu viện sự ủng hộ của cả nƣớc
ngoài đã đánh bại triều Tây Sơn vào năm 1802 và thiết lập triều đại nhà
Nguyễn. Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, đến năm 1804, vua
Gia Long đặt quốc hiệu nƣớc ta là Việt Nam. Sau đó vào năm 1820, Minh
Mệnh đƣợc chọn làm ngƣời kế vị Gia Long và đổi quốc hiệu nƣớc ta từ Việt
Nam thành Đại Nam và đóng đô ở Huế. Triều Nguyễn đƣợc lập nên sau một
cuộc nội chiến kéo dài. Khác với các triều đại phong kiến Việt Nam trƣớc
đây, về cơ bản và chủ yếu là gắn liền với quyền lợi của triều đại đó quyền lợi
của nhân dân, thì nhà Nguyễn đƣợc dựng lên bằng một cuộc nội chiến kéo dài
mà kẻ thắng đã dựa vào sức mạnh của thế lực ngoại bang. Cũng nhƣ tất cả các
triều đại phong kiến trƣớc đó, triều Nguyễn tiếp tục củng cố chế độ phong
kiến trung ƣơng tập quyền chuyên chế trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của giai
cấp địa chủ, do vậy, triều Nguyễn không đƣợc lòng đại đa số nhân dân. Đến
trƣớc khi Pháp xâm lƣợc Việt Nam vào năm 1858, bức tranh toàn cảnh kinh
tế - xã hội Việt Nam thời Nguyễn là đa dạng, phức tạp và có thời điểm nhƣ sự
tự mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, cái bảo thủ với cái lạc hậu. Nhƣng “Nhà
Nguyễn cũng đã mở ra một bƣớc ngoặt lịch sử với một tổ chức chính quyền
quy mô hơn thay thế cho những chính quyền cũ đã quá nát ruỗng, một sự ổn
10


định mới thay thế cho tình cảnh bấp bênh, loạn lạc v.v mà ai cũng đã chán

ghét đến cực điểm và một nền văn hóa chính thống thay thế cho sự vô trật tự,
đƣa lại cho xã hội sự kỷ cƣơng, nền nếp, một sự phục hồi bản sắc. Đó quả là
mong mỏi chung của nhiều tầng lớp nhân dân, là khát vọng của cả một giai
đoạn, là điều kiện hình thành và củng cố địa vị của triều đại Nguyễn trong
lịch sử trung đại Việt Nam” [23,tr.198]. Ngay sau khi lên ngôi, nhà Nguyễn
tìm mọi cách để ổn định xã hội, củng cố địa vị của mình, trong đó phục hồi
Nho giáo là một trong những biện pháp then chốt các vua quan nhà Nguyễn
sử dụng nhằm tăng cƣờng bảo vệ và duy trì địa vị thống trị và quyền lực của
mình. Nhiệm vụ trung tâm của nhà Nguyễn lúc này là xây dựng lại đất nƣớc
sau các cuộc nội chiến tàn phá trong các triều đại phong kiến trƣớc đó và lấy
Nho giáo làm hệ tƣ tƣởng, là công cụ để duy trì địa vị thống trị của mình. Vua
Gia Long và các vua kế vị đã thiết lập ở nƣớc ta chế độ quân chủ chuyên chế,
tăng cƣờng bộ máy đàn áp, thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố,
bảo vệ địa vị thống trị vàquyền lợi của vƣơng triều.
Với chủ trƣơng “dĩ nông vi bản” của nhà Nguyễn cho nên đến thế kỷ
XIX, Việt Nam vẫn là một nƣớc nông nghiệp. Nhà Nguyễn hết sức coi trọng
vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp. Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất chủ
yếu, là nền tảng kinh tế của xã hội phong kiến Việt Nam.Tuy nhiên, tình hình
ruộng đất và nền sản xuất nông nghiệp thời kỳ này phải đối mặt với hàng loạt
khó khăn nhƣ: ruộng đất bỏ hoang, nông dân phiêu tán, nội chiến làm cho nền
nông nghiệp càng thêm xơ xác, tiêu điều. Vấn đề cấp thiết đặt ra lúc này cho
các vua quan triều Nguyễn là phải khôi phục lại nền nông nghiệp, đƣa nông
dân về với ruộng đất, ổn định làng xã. Đây là một trong những nhiệm vụ then
chốt, có ý nghĩa quyết định với việc trị quốc, an dân. Để khắc phục tình trạng
đó, trong thời kỳ này các vua quan triều Nguyễn đã thực hiện một số biện
pháp khuyến khích nhằm phát triển nông nghiệp, ngăn chặn nạn cƣớp đoạt
11


ruộng đất của địa chủ, cƣờng hào. Năm 1804, Vua Gia Long ban hành phép

quân điền. Theo đó, tất cả mọi ngƣời đều đƣợc chia ruộng công, trừ các quý
tộc vƣơng tôn đƣợc cấp 18 phần, quan lại nhất phẩm đƣợc cấp 15 phần, cứ
tuần tự hạ mức cho đến dân nghèo đƣợc 3 phần. Đến triều Minh Mệnh vẫn
theo chế độ quân điền. Nhƣng trên thực tế, chính sách quân điền không có tác
dụng đáng kể, dân nghèo vẫn không có ruộng đất. Chính sách quân điền của
các vua Nguyễn thực chất là nhằm đảm bảo quyền lợi kinh tế của các quan
lại, số ruộng cấp cho nông dân ngày càng ít và chỉ là những ruộng xấu.
Nhƣ vậy, chính sách nông nghiệp của triều Nguyễn giai đoạn này, mặc
dù cũng có những điểm tiến bộ, song những mặt hạn chế của nó là cơ bản.
Nền kinh tế nông nghiệp dƣới triều Nguyễn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát
triển kinh tế của quốc gia. Khẩn hoang và lập ấp làm tăng diện tích cày cấy
nhƣng kết quả khẩn hoang phần lớn rơi vào tay địa chủ, cƣờng hào. Quá trình
chiếm đoạt và tập trung ruộng đất vào tay địa chủ gắn liền với nó là sự bần
cùng hóa của nông dân diễn ra mạnh mẽ. Các chính sách bảo vệ và phát triển
nông nghiệp chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức. Chế độ công điền đƣợc
duy trì lâu dài cùng với nền kinh tế tự nhiên, tự cấp càng làm cho làng xã trở
thành đơn vị khép kín, hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế khác,
đặc biệt là kinh tế hàng hóa, tiền tệ.
Tóm lại, kinh tế nông nghiệp của nƣớc ta thời kì này vẫn chƣa đáp ứng
đƣợc nhƣ cầu phát triển của đất nƣớc. Mặc dù, các chính sách tiến bộ đƣợc áp
dụng trong sản xuất nông nghiệp nhƣ: khai hoang, lập ấp, bảo vệ đê điều đã
giúp nhà Nguyễn phần nào khôi phục đƣợc nền kinh tế tiêu điều để lại từ thế
kỷ trƣớc, giúp phần nào ổn định đƣợc đời sống của nhân dân. Tuy nhiên,
những chính sách này chƣa đủ sức mạnh để mở đƣờng cho sự phát triển của
một nền nông nghiệp ở trình độ cao hơn và cho đến khi Pháp xâm lƣợc, bức
tranh toàn cảnh của nền kinh tế nông nghiệp nƣớc ta vẫn ở tình trạng lạc hậu.
12


Trái ngƣợc lại với những chính sách tiến bộ trong nông nghiệp, triều

đình nhà Nguyễn lại sai lầm khi áp dụng các biện pháp ức thƣơng nhằm hạn
chế sự phát triển các nhân tố thƣơng mại trong nền kinh tế. Việc hạn chế phát
triển công thƣơng nghiệp không tạo nên điều kiện cần thiết cho xã hội thực
hiện đƣợc những chuyển biến, dù rằng,Việt Nam dƣới triều đại nhà Nguyễn,
đất nƣớc đƣợc thống nhất, yên bình là điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán,
trao đổi. Đƣờng cái quan nối liền Nam Bắc và các tỉnh đƣợc sửa đắp, nhiều
kênh sông đƣợc khai đào v.v càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu,
buôn bán. Trong khi đó, triều đình thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, thuế
khóa phức tạp, thể lệ kiểm soát nghiêm ngặt đã hạn chế sự phát triển của kinh
tế thƣơng nghiệp. Về nội thƣơng, triều đình coi muối, gạo là mặt hàng chiến
lƣợc do nhà nƣớc quản soát nên đã cấm buôn bán từ vùng này sang vùng khác
và nếu mang lúa gạo đi các tỉnh thì bị đánh thuế rất nhiều chặng. Chính sách
này đã gây ra sự ách tắc, ứ đọng hàng hóa, gây ra sự mất cân đối giữa cung và
cầu ở các vùng khác nhau trong cả nƣớc. Chính sự giới hạn các mặt hàng
đƣợc phép buôn bán cùng với sự kiểm soát, thu thuế và nhiều thủ tục phiền hà
đã gây cản trở rất lớn đến hoạt động trao đổi, lƣu thông hàng hóa và kích
thích sản xuất trong thời kì này. Về ngoại thƣơng, triều đình giữ độc quyền
buôn bán với các nƣớc phƣơng Tây, thi hành chính sách “bế quan, tỏa cảng”.
Ngƣời Trung Quốc ra vào buôn bán ở Việt Nam thì đƣợc ƣu đãi, còn Tây
phƣơng thì phải xin phép buôn bán từng chuyến một. Những chính sách hạn
chế thƣơng mại đó đã làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của kinh tế hàng hóa
và chƣa tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự chuyển biến xã hội. Điều đó
khiến nền kinh tế nƣớc ta suy yếu, không đủ sức đƣơng đầu với những khó
khăn, thách thức mới của thời đại. Yêu cầu phát triển kinh tế Việt Nam là một
tất yếu nhƣng các vua quan triều Nguyễn tiến hành khôi phục và phát triển đất
nƣớc cũng chỉ nhằm mục đích chủ yếu là củng cố sự vững mạnh của vƣơng
13


triều họ Nguyễn, là xây dựng quốc gia hùng mạnh theo mô hình phong kiến mô hình xã hội đã lỗi thời, không còn thích hợp với thời đại mới nữa. Tuy

nhiên vẫn phải thừa nhận rằng, xã hội Việt Nam dƣới triều Nguyễn ít nhiều có
sự chuyển biến về thƣơng mại.
Trong nền kinh tế Việt Nam thế kỷ XIX, tỉ lệ của nền sản xuất công
nghiệp còn rất nhỏ. Hình thức phổ biến của công nghiệp là thủ công và tiểu
thủ công, chủ yếu là công nghiệp tại gia tức là sự chế biến nguyên liệu ngay ở
nơi làm ra nguyên liệu. Nhƣ vậy, tình hình công nghiệp ở giai đoạn này
không có sự phát triển mạnh, biểu hiện rõ nhất là nhà Nguyễn vẫn nắm giữ
những công xƣởng lớn nhƣ: đúc súng, đúc tiền, đóng tàu. Thợ làm việc trong
các công xƣởng chủ yếu trƣng tập thợ giỏi các tỉnh, đƣợc tổ chức theo chế độ
công tƣợng, tập trung theo ban, hƣởng lƣơng theo công việc nặng, nhẹ gồm
gạo và tiền. Chế độ làm việc nặng nề và chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của các
đốc công. Tuy nhiên, do tính chất tập trung trong lao động và trình độ tay
nghề của thợ, sản phẩm làm ra đều có chất lƣợng cao. Nhận xét về việc đóng
tàu của họ, một sĩ quan Mỹ là Jonh White đến nƣớc ta năm 1820 đã viết
“Ngƣời Việt Nam quả là những ngƣời đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành
công trình của họ với một kĩ thuật hết sức chính xác”[Dẫn theo: 46,tr.451].
Ngoài thuyền gỗ, họ còn đóng các thuyền lớn bằng đồng. Bên cạnh đó, các
nghề thủ công ở nông thôn và thành thị tiếp tục phát triển, số lƣợng ngƣời làm
nghề thủ công tăng lên. Các nghề đồ gốm, sành sứ, dệt vải, làm giấy phát triển
khắp nơi. Trên cơ sở phát triển của nghề in bản gỗ, xuất hiện nghề làm tranh
dân gian nổi tiếng với làng Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội) v.v.
Mặc dù thủ công nghiệp nói chung phát triển nhƣng phƣơng thức sản xuất hầu
nhƣ không thay đổi. Các làng thủ công vẫn gắn chặt với nông nghiệp nhƣ
xƣa, không hình thành các phƣờng hội với quy chế riêng nhƣ ở các nƣớc Tây
Âu cận đại. Bên cạnh đó, chính sách của nhà nƣớc cũng thiếu tính chất
14


khuyến khích, khích kệ thủ công nghiệp phát triển. Nhà nƣớc giữ độc quyền
một số sản phẩm nhƣ: sa, lƣợt, lụa là, ngƣời thợ thủ công vừa phải đóng thuế

thân vừa phải nộp thuế sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thủ công quý. Do
đó, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ
trong nền kinh tế. Các sản phẩm làm ra không đƣợc tham gia vào quá trình tái
sản xuất, không đƣợc hội nhập vào thị trƣờng hàng hóa nên không thể kích
thích thị trƣờng, mở rộng sản xuất, tạo điều kiện cho những yếu tố thị trƣờng
len lỏi vào nền kinh tế.
Nhƣ vậy, cho đến khi bị Pháp xâm lƣợc, nền kinh tế Việt Nam là nền
kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Nhằm duy trì, củng cố địa vị thống trị của mình,
triều đình nhà Nguyễn đã thực thi nhiều chính sách cản trở sự phát triển nền
kinh tế. Tuy nhiên, trên một số lĩnh vực nhỏ vẫn có sự chuyển biến, góp phần
tạo nên những thay đổi trong xã hội. Trong bối cảnh đó, tất yếu làm nảy sinh
những tƣ tƣởng tiến bộ, những giải pháp để khắc phục tình trạng kém phát
triển, đƣa đất nƣớc thoái ra khỏi cảnh lầm than. Đó là điều kiện hết sức quan
trọng đƣa đến sự ra đời tƣ tƣởng cải cách, duy tân của các nho sĩ, trí thức thức thời.
1.1.2.Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội
Thành lập và thống trị trong thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đƣợc thừa hƣởng
đƣợc thành quả to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn trong sự nghiệp
thống nhất đất nƣớc. Nhà Nguyễn ra đời và tồn tại không những trong một bối
cảnh đặc biệt của đất nƣớc mà còn trong tình hình thế giới có nhiều biến
chuyển lớn. Thắng lợi của của nghĩa tƣ bản ở Tây Âu đã kéo theo sự phát
triển của chủ nghĩa thực dân và của sự giao lƣu buôn bán quốc tế. Hàng loạt
các nƣớc châu Á lần lƣợt rơi vào ách đô hộ thực dân và Việt Nam cũng không
tránh khỏi mối đe dọa đó. Trƣớc tình hình đó, nhà Nguyễn đã tìm cách tái độc
tôn Nho giáo nhằm củng cố và làm bệ đỡ về mặt tƣ tƣởng cho chính quyền
phong kiến vốn đã bị suy đồi ở những thế kỷ trƣớc. Nho giáo đƣợc tập trung
15


phát triển với tham vọng trở thành tƣ tƣởng thống nhất, chống lại sự bành
trƣớc của tƣ tƣởng Thiên Chúa giáo, hạn chế Phật giáo và tƣ tƣởng duy tân

theo hƣớng dân chủ tƣ sản của một số nhà Nho yêu nƣớc nhƣ Nguyễn Trƣờng
Tộ, Nguyễn Lộ Trạch v.v. Nho giáo với tƣ cách là học thuyết chính trị - đạo
đức có vai trò, vị trí và có ảnh hƣởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
phong kiến Việt Nam dƣới triều Nguyễn.
Với mong muốn tái lập đƣợc xã hội có kỷ cƣơng sau hàng loạt các cuộc
nội chiến, nhà Nguyễn đã tìm mọi cách thực thi đƣờng lối đức trị, vận dụng
các nguyên tắc đạo đức tam cƣơng, ngũ thƣờng, các nguyên lý đạo đức Nho
giáo v.v làm công cụ chủ yếu để chi phối, thống trị tƣ tƣởng, tinh thần của
nhân dân. Các quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng với các giá trị về trung,
hiếu đƣợc nhà Nguyễn đề cao tuyệt đối. Nho giáo với tƣ cách là một học
thuyết chính trị- xã hội đã đƣợc các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ
XI đến đầu thế kỷ XIX sử dụng làm hệ tƣ tƣởng chính trị trong việc khôi
phục, xây dựng và trị vì đất nƣớc. Vì vậy, Nho giáo có ảnh hƣởng sâu sắc đến
việc định ra đƣờng lối đức trị, xây dựng và sử dụng pháp luật cũng nhƣ việc
hình thành và phát triển nền giáo dục của nƣớc ta thời phong kiến. Nhà
Nguyễn cố gắng xây dựng một hệ tƣ tƣởng riêng nhƣng vẫn lấy Nho giáo làm
nòng cốt. Bộ Minh mệnh chính yếu đƣợc coi là cơ sở tƣ tƣởng và thể chế xây
dựng triều Nguyễn, thể hiện sự phục hồi đạo Nho, xuất phát từ những yếu tố
tích cực của Nho giáo để trị nƣớc, bình dân.
Nhà Nguyễn thiết lập nền chính trị phong kiến trung ƣơng tập quyền
cao độ. Về đối nội, vua Gia Long thi hành các chính sách xây dựng kinh tế,
khôi phục văn hóa nhằm đem lại sự ổn định cho xã hội đồng thời trấn áp các
cuộc nổi dậy nhằm củng cố địa vị thống trị của nhà Nguyễn trên toàn lãnh thổ
Việt Nam. Để tập trung quyền lực vào trong tay nhà vua, sau khi lên ngôi,

16


Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính, xóa bỏ chế độ tổng trấn, chia cả
nƣớc thành 31 tỉnh do nhà vua trực tiếp quản lý.

Đƣờng lối đối ngoại của triều Nguyễn đƣợc bộc lộ trong chính sách “bế
quan tỏa cảng”. Bất chấp mọi nỗ lực ngăn chặn âm mƣu xâm lƣợc của nhà
Nguyễn, năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm
lƣợc Việt Nam. Nhƣ vậy, tình hình chính trị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX
với những chính sách cải cách tƣởng chừng nhƣ đƣa xã hội Việt Nam đến sự
ổn định, nhƣng thực chất nó đã bộc lộ những mâu thuẫn nội tại trong lòng chế
độ phong kiến và thể hiện sự bất cập của đƣờng lối trị nƣớc trƣớc những thay
đổi mới của thời đại lúc bấy giờ.
Với đặc trƣng của nền sản xuất nông nghiệp cùng thể chế chính trị
phong kiến trung ƣơng tập quyền, tình hình xã hội Việt Nam trong giai đoạn
này cũng mang những đặc thù riêng và cũng có nhiều chuyển biến và phân
hóa giai cấp sâu sắc. Cũng nhƣ các triều đại trƣớc, dƣới thời Nguyễn xã hội
Việt Nam chia ra thành hai giai cấp chính: thống trị và bị trị.
Giai cấp thống trị bao gồm: vua, quan lại trong hệ thống chính quyền
và giai cấp địa chủ. Các quan chức xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội khác
nhau nhƣng do vị thế của mình, trở thành ngƣời đối lập với nhân dân, hạch
sách, bóc lột nhân dân. Tất nhiên, trong số đó cũng có những ngƣời thanh
liêm, trung trực, biết lo lắng cho cuộc sống của nhân dân, sự ổn định của xã hội.
Giai cấp bị trị bao gồm toàn bộ nông dân, thợ thủ công, thƣơng nhân,
một số dân nghèo thành thị. Nhân dân thì đại đa số là nông dân, dân bản
mƣờng. Họ có ít nhiều ruộng đất tƣ để cày cấy, sinh sống. Thêm vào đó là
khẩu phần ruộng công nhỏ nhoi vừa xa, vừa xấu, nhiều ngƣời phải chạy vạy
buôn bán ở các chợ làng, chợ huyện hoặc làm thủ công, gánh vác thuê cho các
nhà buôn bán. Họ là lớp ngƣời gánh chịu mọi tai họa của tự nhiên, mọi thiệt
thòi, bất công của xã hội. Sự phân hóa giai cấp diễn ra nhanh chóng và mâu
17


thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc. Ở mỗi triều đại khác nhau thì mức độ phân
hóa giai cấp và mâu thuẫn giai cấp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào nhiều

nguyên nhân trong đó nguyên nhân kinh tế là chủ yếu. Dƣới triều Nguyễn, đất
nƣớc thống nhất nhƣng mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, từng bƣớc làm
lung lay cơ sở xã hội của triều Nguyễn. Biểu hiện cụ thể là ở nửa đầu thế kỷ
XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân liên tiếp nổ ra với gần 420 cuộc nổi
dậy, tiêu biểu là các phong trào: Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827) nổ
ra tại Thái Bình, phong trào Lê văn Khởi (1833- 1835) diễn ra tại Gia Định,
phong trào Cao Bá Quát (1854 - 1855) tiêu biểu cho cuộc đấu tranh do Nho sĩ
lãnh đạo. Các phong trào này đã lôi cuốn đƣợc phần lớn những ngƣời nông
dân, thợ thủ công và nhiều nho sĩ, quan lại cấp dƣới, binh lính, các dân tộc ít
ngƣời v.v. Nhìn chung, các phong trào nông dân, các cuộc khởi nghĩa đều
mang tính chất địa phƣơng, không có sự liên kết chặt chẽ nhƣng các cuộc
khởi nghĩa này nổ ra chống lại triều đình là biểu hiện rõ rệt nhất sự khủng
hoảng của chế độ phong kiến, là lời tố cáo mạnh mẽ chế độ cai trị độc tài của
nhà Nguyễn khiến dân chúng lâm vào sự khốn khổ, bần cùng.
Mặc dù đời sống kinh tế của nƣớc ta trong giai đoạn này vẫn hết sức
khó khăn, bức tranh toàn cảnh của xã hội cũng chƣa có những biến đổi mạnh
mẽ, nhƣng không thể phủ nhận rằng, lĩnh vực giáo dục, văn học, nghệ thuật
có những thành tựu to lớn.
Trƣớc hết là lĩnh vực giáo dục – khoa cử. Không thể phủ nhận rằng, xã
hội Việt Nam thế kỷ XIX dƣới triều Nguyễn, giáo dục đƣợc đặc biệt quan tâm
và có tác dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, luôn chú trọng
đến việc đào tạo nhân tài cho đất nƣớc. Các khoa thi vẫn đƣợc mở đều đặn,
nội dung thi cử là Tứ thư, Ngũ kinh của Nho giáo, xuất hiện nhiều bậc nhân
tài của đất nƣớc.
18


Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã tổ chức lại việc giáo dục, thi cử.
Năm 1807, quy chế thi Hƣơng đƣợc ban hành, khoa thi Hƣơng đầu tiên dƣới
triều Nguyễn đƣợc tổ chức, chủ yếu ở Bắc thành. Năm 1822, nhà Nguyễn mở

khoa thi Hội đầu tiên có 8 ngƣời đỗ Tiến sĩ. Trong thời kì này, xuất hiện
nhiều nhà văn, nhà thơ lỗi lạc của đất nƣớc.
Nghệ thuật thời kỳ này cũng có những thay đổi lớn, văn nghệ dân gian
phát triển phong phú với nhiều thể loại nhƣ: nghệ thuật sân khấu tuồng, chèo
phổ biến khắp nơi, bên cạnh đó còn có hát quan họ, hát dặm, hát xoan v.v
xuất hiện tranh dân gian nhƣ tranh đánh vật, chăn trâu, thổi sáo v.v. Đời sống
văn hóa của Việt Nam thời kỳ này mặc dù có những thành tựu đáng kể song
vẫn thiếu sự đa dạng, phong phú.
Những ảnh hƣởng của khoa học – kỹ thuật phƣơng Tây dù ít ỏi cũng
gợi lên ý thức của ngƣời Việt về kĩ thuật cơ khí, một số thợ thủ công đã học
tập cách chế tạo một số máy tƣới nƣớc cho đồng ruộng, lọc nƣớc và đặc biệt
là đóng đƣợc tàu thủy chạy bằng máy hơi nƣớc. Mặc dù vậy, do nhiều hạn
chế, cho nên đến giữa thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một nƣớc với nền kinh tế
nông nghiệp là chủ yếu và hết sức lạc hậu.
Nhƣ vậy, bối cảnh kinh tế - xã hội nƣớc ta nửa đầu thế kỷ XIX có nhiều
biến động, đất nƣớc phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn, đặc biệt là mối
đe dọa về họa xâm lƣợc của phƣơng Tây. Thế nhƣng, với mong muốn đất
nƣớc đƣợc độc lập, nhân dân đƣợc sống trong hòa bình, độc lập, Nguyễn Đức
Đạt đã xây dựng nên những tƣ tƣởng của mình về giáo dục, tƣ tƣởng về chính
trị - xã hội…từ chính thực tiễn xã hội Việt Nam lúc đó.
1.1.3. Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng giáo dục của Nguyễn
Đức Đạt
Bất cứ một tƣ tƣởng, một học thuyết nào ra đời cũng nảy sinh, bị quy
định bởi chính những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định. Tƣ tƣởng giáo dục
19


của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam sơn tùng thoại cũng không nằm
ngoài quy luật chung đó.
Có thể khẳng định rằng, tiền đề văn hóa, tƣ tƣởng đã tác động mạnh mẽ

đến sự hình thành tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt nói riêng và tƣ
tƣởng của ông nói chung. Trong đó, tƣ tƣởng giáo dục của Nho giáo là tiền đề
có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành tƣ tƣởng này.
Nho giáo không chỉ chủ yếu là một học thuyết chính trị- xã hội, đạo
đức mà còn là một học thuyết giáo dục, ra đời và phát triển trong xã hội
Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Nho giáo do Khổng Tử (551 – 479
TCN) sáng lập và đƣợc các học trò của ông kế tục và phát triển. Các tƣ tƣởng
của Nho giáo nói chung đƣợc thể hiện trong nhiều tác phẩm kinh điển của
Nho giáo bao gồm Tứ thư (Đại học, Trung dung, Mạnh tử và Luận ngữ) và
Ngũ kinh (Thi, Thƣ, Lễ, Dịch và Xuân Thu). Nho giáo bàn đến nhiều vấn đề
và nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con ngƣời. Mỗi giai đoạn phát triển
của Nho giáo lại có những đặc trƣng riêng, song tựu chung lại, tƣ tƣởng của
Nho giáo đề cập đến những vấn đề: Nguồn gốc của thế giới, con ngƣời, về vị
trí, vai trò của con ngƣời trong thế giới. Trong đó, phần lớn nội dung của Nho
giáo là những tƣ tƣởng về chính trị - xã hội, về đạo đức.
Xuất phát từ chính thực tiễn xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến
Quốc là một giai đoạn “thiên hạ đạo loạn”, “vô đạo”, “lễ nhạc hoại băng”, là
một xã hội rối loạn, không có trật tự, kỷ cƣơng, vua không phải đạo vua, tôi
không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo con, v.v.
Hơn nữa, xuất phát từ lập trƣờng của bộ phận cấp trên trong giai cấp quý tộc
Chu, Khổng Tử chú trọng lập lại pháp chế, kỷ cƣơng của nhà Chu. Ông đã hệ
thống lại những tƣ tƣởng Nho giáo đã có trƣớc đó để thành lập phái Nho gia.
Theo Khổng Tử và nhiều nhà Nho, để khắc phục tình trạng xã hội “vô
đạo” ấy thì cần phải xây dựng một xã hội đạo đức, những con ngƣời đạo đức
20


và coi việc giáo dục đạo đức con ngƣời là quan trọng nhất, nhằm tạo dựng
một xã hội mà ở đó mọi ngƣời luôn suy nghĩ và hành động theo đạo đức.
Theo Nho giáo, sự ổn định của xã hội và sự hạnh phúc của mỗi cá nhân trong

xã hội phụ thuộc chủ yếu vào việc giáo dục đạo đức của con ngƣời. Và để
giáo dục con ngƣời có đạo đức, trƣớc hết phải xuất phát từ bản tính con
ngƣời. Từ đó, mới có thể đƣa ra đƣợc mục đích, nội dung cũng nhƣ phƣơng
pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả nhất.
Có thể khái quát sơ lƣợc quan niệm về bản tính con ngƣời của phái Nho
gia nhƣ sau:
Quan niệm về bản tính con ngƣời đƣợc xuất hiện đầu tiên trong quan
điểm của Khổng Tử. Mặc dù không đƣợc nhắc đến nhiều lần trong sách Luận
ngữ nhƣng Khổng Tử cho rằng, bản tính của con ngƣời là cái vốn có và từ
khi con ngƣời đƣợc sinh ra, cái tính đó vốn là lành, ngay thẳng. Tiếp theo,
quan niệm này đƣợc Mạnh Tử kế thừa và phát triển thành học thuyết riêng, đó
là học thuyết “tính thiện”. Trong học thuyết này, Mạnh Tử cho rằng, con
ngƣời sinh ra vốn đã có “tính thiện”, nếu đƣợc giáo dục, bồi dƣỡng thì tính
thiện đƣợc lan tỏa và phát triển, còn nếu bỏ mặc thì nó sẽ bị mai một và biến
mất. Vì tính thiện là do trời phú cho nên nó là cái có sẵn, có tính tiên thiên.
Khác với quan điểm của Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử quan niệm rằng,
bản tính con ngƣời là “ác”, còn cái thiện là cái mà con ngƣời tạo ra sau này và
chủ yếu là nhờ giáo dục, giáo hóa bằng đạo đức.
Tóm lại, mặc dù quan điểm của các nhà Nho về bản tính của con ngƣời
có khác nhau nhƣng đều có một điểm chung và thống nhất với nhau là họ rất
cọi trọng và đề cao giáo dục,để con ngƣời trở nên có đạo đức,có ích cho xã
hội . Chính Khổng Tử là nhà giáo dục tƣ thục đầu tiên đƣa ra mục đích giáo
dục là đào tạo mẫu ngƣời lý tƣởng, có đạo đức, hiểu biết sâu sắc về Đạo và
thực hành Đạo trong xã hội để làm cho xã hội có đạo đức và đƣợc trị bình.
21


×