Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tư tưởng giáo dục của nguyễn đức đạt trong tác phẩm “nam sơn tùng thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.37 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================

TRẦN THỊ HẢI YẾN

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT
TRONG TÁC PHẦM “NAM SƠN TÙNG THOẠI”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================

TRẦN THỊ HẢI YẾN

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT
TRONG TÁC PHẦM “NAM SƠN TÙNG THOẠI”

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả Luận văn

Trần Thị Hải Yến


LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt trong tác
phẩm nam Sơn tùng thoại” được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành được Luận
văn, bên cạnh những cố gắng của bản thân, tác giả luận văn đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể.
Trước tiên, với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học
cho tác giả để Luận văn được hoàn thành.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Triết học, các
cán bộ, công chức của các phòng, ban, thư viện trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn đã hết sức giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu
tại khoa, trường.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
hoàn thành Luận văn thạc sỹ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận văn


Trần Thị Hải Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 3
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN ĐỨC ĐẠT VÀ ... Error! Bookmark
not defined.
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA ÔNG TRONG
TÁC PHẨM NAM SƠN TÙNG THOẠI .......Error! Bookmark not defined.
1.1 .Bối cảnh lịch sử và tiền đề tƣ tƣởng hình thành tƣ tƣởng giáo dục của
Nguyễn Đức Đạt........................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội Việt Nam thế kỷ XIXError! Bookmark not
defined.
1.1.2.Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội ..Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng giáo dục của Nguyễn
Đức Đạt .................................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đức Đạt và khái lƣợc về tác phẩm
Nam Sơn tùng thoại ...................................Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đức Đạt .... Error! Bookmark not
defined.
1.2.2 Khái lược về tác phẩm Nam Sơn tùng thoại .. Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết chƣơng 1 .........................................Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT TRONG
TÁC PHẨM “NAM SƠN TÙNG THOẠI”: ...Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG CƠ BẢN, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ......... Error! Bookmark not
defined.
2.1. Tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt về mục đích của giáo dục ...........Error!
Bookmark not defined.


1


2.2. Tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt về nội dung giáo dụcError! Bookmark
not defined.
2.3. Tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt về phƣơng pháp giáo dục ...........Error!
Bookmark not defined.
2.4. Đánh giá về tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt qua nghiên cứu tác
phẩm “Nam sơn tùng thoại” .......................Error! Bookmark not defined.
2.4.1 Một vài đánh giá về những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng
giáo dục của Nguyễn Đức Đạt .................Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Ý nghĩa tư tưởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm
Nam Sơn tùng thoại đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh
Việt Nam hiện nay ....................................Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 .........................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN..................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 10

2


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay phát triển ngày càng
mạnh mẽ đã tạo nên những chuyển biến lớn đến diện mạo các quốc gia trên
thế giới, nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, nguồn
lực con ngƣời giữ vai trò trung tâm của quá trình phát triển. Đặc biệt, trí tuệ trở
thành yếu tố tạo nên sức mạnh và quyền lực của quốc gia đã cho thấy vai trò đặc
biệt quan trọng của giáo dục, đào tạo. Giáo dục, đào tạo ngày càng thực sự là đòn

bẩy quan trọng bậc nhất để phát triển kinh tế - xã hội. Các quốc gia muốn phát
triển nhanh và bền vững phải dành sự quan tâm đặc biệt đến giáo dục, đào tạo, vì
đầu tƣ cho giáo dục, đào tạo chính là đầu tƣ cho phát triển.
Ở nƣớc ta, trong lịch sử cũng nhƣ hiện nay, vấn đề giáo dục, đào tạo
luôn đƣợc Nhà nƣớc và nhân dân quan tâm.Trên tấm văn bia ghi danh Tiến sĩ
năm 1484 tại Văn Miếu đã ghi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí
thịnh thì thế nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà
ngày càng xuống thấp” là minh chứng về vai trò và chính sách đối với ngƣời
hiền tài của dân tộc. Sự thịnh suy của đất nƣớc gắn liền với sự thịnh suy của
hiền tài. Nói nhƣ vậy để thấy rằng, giáo dục chính là nền tảng phát triển của
mỗi quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc “nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài” cho đất nƣớc. Đặc biệt, đối với một quốc gia
đang phát triển nhƣ Việt Nam, muốn đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn, lạc
hậu thì không còn cách nào khác là phải đầu tƣ mạnh mẽ và có hiệu quả cho
giáo dục, đào tạo nguồn lực con ngƣời. Nói khác đi, giáo dục là chìa khóa để
khẳng định vị thế của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã tiếp tục khẳng định, “Phát triển
giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu; đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo là đầu tƣ cho phát triển”, giáo dục là
3


động lực phát triển, là nhân tố quan trọng bậc nhất để thực hiện công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để phát triển và đổi mới thành công giáo
dục, chúng ta cần phải nghiên cứu trở lại những tƣ tƣởng giáo dục trƣớc đó.
Xuất phát từ thực tiễn đổi mới, hiện đại hóa giáo dục ở nƣớc ta hiện
nay, đổi mới giáo dục tuy đã liên tục tiến hành song còn lúng túng và gặp
nhiều khó khăn trong việc xây dựng nền tảng lý luận giáo dục đúng đắn. Do
đó, việc tìm hiểu những tƣ tƣởng giáo dục trong lịch sử dân tộc, qua đó thấy
đƣợc những giá trị sâu sắc để tham khảo và vận dụng trong việc xây dựng nền

giáo dục nƣớc ta hiện nay là cần thiết và hữu ích. Một trong những nhà tƣ
tƣởng để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lịch sử tƣ tƣởng giáo dục Việt Nam thế
kỷ XIX chính là Nguyễn Đức Đạt – một nhà Nho, nhà giáo ƣu tú của Việt
Nam với hệ thống các tác phẩm của ông tập trung nhiều tƣ tƣởng đề cập đến
các lĩnh vực của đời sống xã hội và con ngƣời nhƣ: tƣ tƣởng triết học, tƣ
tƣởng đạo đức, chính trị v.v đặc biệt là tƣ tƣởng giáo dục. Tƣ tƣởng giáo dục
của ông đƣợc thể hiện thông qua rất nhiều các tác phẩm phục vụ trực tiếp cho
quá trình dạy học nhƣ: Nam Sơn song khóa, Nam Sơn song khóa phú tuyển,
Nam Sơn song khóa chế nghĩa, trong đó tập trung và hệ thống nhất quan điểm
về mục đích, nội dung, phƣơng pháp giáo dục của ông là tác phẩm Nam sơn
tùng thoại.
Nghiên cứu Nam Sơn tùng thoại giúp chúng ta phần nào tiếp cận đƣợc
với tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt nói riêng và giáo dục Việt Nam trong
thời kỳ phong kiến nói chung. Ngoài ra, thực tiễn giáo dục hiện nay đặt ra yêu cầu
đổi mới, cải cách để đạt đƣợc hiệu quả hơn thì việc nhìn lại lịch sử tƣ tƣởng giáo
dục trong lịch sử dân tộc là cần thiết để rút ra đƣợc những bài học cho ngày nay
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền giáo dục nƣớc nhà.
Với những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề “Tư tưởng giáo
dục của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm“Nam Sơn tùng thoại” làm đề tài
nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ triết học của mình.
4


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhắc đến Nguyễn Đức Đạt, các nhà nghiên cứu dƣờng nhƣ chỉ chủ yếu
bàn luận đến tƣ tƣởng triết học về “đạo đức” mà ít quan tâm tới tƣ tƣởng giáo
dục của ông. Liên quan đến đề tài luận văn, có thể khái quát một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau:
Công trình Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách
mạng tháng Tám” tập I (1973) của tác giả Trần Văn Giàu. Trong khi trình bày

sự thất bại của ý thức hệ phong kiến trƣớc những vận động của lịch sử, tác giả
của cuốn sách này đã trích dẫn nhiều ý kiến của Nguyễn Đức Đạt trong tác
phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Trong luận án tốt nghiệp ngành Hán Nôm của Ngô Đức Thọ: “Nguyễn
Đức Đạt nhà nho và học giả nửa cuối thế kỷ XIX” (1975) , tác giả đã tìm hiểu
về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Đức Đạt, những quan điểm về chính trị xã hội trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại. Hơn nữa, tác giả còn đánh giá
những điểm tích cực và hạn chế của Nguyễn Đức Đạt. Theo đó, Nguyễn Đức
Đạt đã chỉ ra đƣợc những giá trị về mặt giáo dục đạo đức của Nho giáo trong
việc rèn luyện con ngƣời, trau dồi kiến thức và tình yêu thƣơng của con
ngƣời. Tuy nhiên; Nguyễn Đức Đạt lại cố gắng biện hộ cho hệ tƣ tƣởng đạo
đức đang dần trở nên lỗi thời so với yêu cầu của thời đại mới. Ở mức độ nhất
định, công trình nghiên cứu này đã đƣa đến những nét khái quát nhất về cuộc
đời và sự nghiệp của nhà Nho tiêu biểu cuối thế kỷ XIX Nguyễn Đức Đạt.
Trong số những công trình bàn về tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức
Đạt thể hiện trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, có thể thấy ở một số công
trình tiêu biểu sau:
Trƣớc hết phải kể đến công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập II) của
tác giả Lê Sỹ Thắng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 1997.
Trong cuốn sách này, tác giả đã dành một chƣơng “Nguyễn Đức Đạt và tác
5


phẩm Nam Sơn tùng thoại” để nghiên cứu về Nguyễn Đức Đạt và tác phẩm này.
Ở chƣơng này này, tác giả đã làm sáng tỏ những sự kiện tiêu biểu nhất về cuộc
đời, sự nghiệp, nội dung cơ bản của tác phẩm nhƣ: tƣ tƣởng về giáo dục, về nhân
sinh quan và tƣ tƣởng về chính trị. Trên cơ sở đó, tác giả còn khẳng định giá trị
các tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Luận văn tốt nghiệp của Mai Vũ Dũng Tư tưởng đạo đức của Nguyễn
Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại (2007) tại Viện Triết học. Trong
luận văn này, tác giả đã tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của

Nguyễn Đức Đạt, những phạm trù đạo đức mà Nguyễn Đức Đạt đề cập đến
trong tác phẩm. Đặc biệt, luận văn đã chỉ ra đƣợc những giá trị và hạn chế
trong tƣ tƣởng đạo đức của ông. Về mặt tích cực, luận văn chỉ rõ tƣ tƣởng đạo
đức của Nguyễn Đức Đạt đã thể hiện nhiều giá trị tích cực với nội dung xuyên
suốt tƣ tƣởng này là: Vua sáng, tôi hiền, con hiếu, nhân dân đƣợc no đủ.
Muốn vậy, theo Nguyễn Đức Đạt, phải lấy dân làm gốc và lấy an dân là mục
đích cao nhất, lấy Đức trị để cảm hóa nhân dân. Bên cạnh đó còn những nội
dung về các phạm trù: Trung, Hiếu, Phúc, Họa v.v. Bên cạnh những giá trị đó,
tƣ tƣởng của ông cũng có những hạn chế nhất định: Những phạm trù Trung,
Hiếu vẫn là sự trung thành với quan niệm đã lỗi thời. Điển hình nhƣ trong
quan niệm về Hiếu: nếu cha mẹ chết thì phải thôi việc về chịu tang. Về tƣ
tƣởng giáo dục đạo đức, mặc dù có những tƣ tƣởng tiến bộ nhƣng về cơ bản,
những nội dung giáo dục đạo đức của ông vẫn nằm trong khuôn khổ của hệ
thống giáo dục Nho giáo, chƣa gắn giáo dục với thực tiễn, đặc biệt với những
biến động mang tính tính thời đại ở cuối thế kỷ XIX.
Bài viết Quan niệm của Nguyễn Đức Đạt về mối quan hệ giữa đạo đức
và pháp luật trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại của Mai Vũ Dũng đăng trên
tạp chí Triết học số 6, tr. 58 – 64, năm 2008. Tác giả đã tập trung phân tích về
mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong tác phẩm Nam sơn tùng thoại, về
6


tầm quan trọng của đạo đức và pháp luật trong việc trị nƣớc. Với Nguyễn Đức
Đạt, “đức” và “nhân” phải bao hàm trong “pháp”, “pháp” là cái không thể bỏ
nhƣng cũng không phải là cái duy nhất để trị nƣớc, đạo đức và pháp luật phải
lấy “lợi dân làm gốc”, từ sự trọng dân và kính dân. Đó thực sự là những giá trị
trong tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt. Tuy nhiên, theo Mai Vũ Dũng, vì nhiều
lý do chủ quan và khách quan nên tƣ tƣởng của ông về mối quan hệ giữa đạo
đức và pháp luật còn những điểm hạn chế nhƣ: Ông không bàn về hạn chế của
pháp luật phong kiến với việc đất nƣớc bị đô hộ vì lúc đó nƣớc ta bị Pháp đô

hộ; ông muốn đề cao Đức trị, Nhân chính nhƣng tƣ tƣởng này ở cuối thế kỷ
XIX không còn phù hợp nữa.
Luận văn tốt nghiệp của Dƣơng Tuấn Anh Tư tưởng giáo dục truyền
thống qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại của Nguyễn Đức Đạt (2002) tại
Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Trong luận văn này tác giả đã
trình bày và phân tích đƣợc những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng giáo dục
của Nguyễn Đức Đạt qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, chỉ ra đƣợc những
giá trị và hạn chế qua nghiên cứu tác phẩm. Song, luận văn chƣa chỉ ra và
phân tích đầy đủ những tiền đề dẫn đến sự hình thành tƣ tƣởng giáo dục của
ông, đồng thời chƣa chỉ ra những ý nghĩa của tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn
Đức Đạt trong việc xây dựng và đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay.
Nhƣ vậy, qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, Nguyễn Đức
Đạt và tƣ tƣởng giáo dục trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại đã đƣợc các nhà
nghiên cứu ít nhiều quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết các công trình mới chỉ dừng
lại ở những đánh giá chung về tƣ tƣởng giáo dục của ông hoặc giới thiệu khái
quát về tác phẩm. Có thể khẳng định rằng, tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức
Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại hiện nay chƣa đƣợc nghiên cứu đầy
đủ và hệ thống. Bởi vậy, theo chúng tôi, việc làm rõ tƣ tƣởng giáo dục của
Nguyễn Đức Đạt sẽ là cơ sở lý luận để có thể xây dựng những giải pháp đúng
7


đắn để đổi mới nền giáo dục toàn diện của nƣớc nhà. Đây cũng là lý do nữa để
tác giả chọn vấn đề này làm đề tài cho luận văn thạc sĩ triết học của mình.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm rõ tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt
về giáo dục trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích bối cảnh và tiền đề cho sự ra đời tƣ tƣởng giáo dục của
Nguyễn Đức Đạt.

- Phân tích, làm rõ những nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng giáo dục của
Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
- Đánh giá giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt.
- Chỉ ra ý nghĩa tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm
Nam Sơn tùng thoại trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tƣ tƣởng giáo
dục của Nguyễn Đức Đạt thể hiện trong tác phẩm Nam sơn tùng thoại.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là tƣ tƣởng
của Nguyễn Đức Đạt về giáo dục, cụ thể: tƣ tƣởng về vai trò, mục đích, nội
dung và phƣơng pháp giáo dục trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác –Lênin; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo
dục - đào tạo.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng

8


hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ thể nhƣ: phƣơng pháp logic lịch sử, phƣơng pháp văn bản học, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp v.v.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ thêm những nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng
về giáo dục của Nguyễn Đức Đạt trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại nói
riêng và trong nghiên cứu tƣ tƣởng giáo dục Việt Nam nói chung.
Luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập,
nghiên cứu tƣ tƣởng Nguyễn Đức Đạt về giáo dục và giáo dục Việt Nam thời
phong kiến.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chƣơng, 6 tiết.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Dƣơng Tuấn Anh “Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam
Sơn tùng thoại của Nguyễn Đức Đạt” (2002), Luận văn thạc sĩ Khoa học
Ngữ văn, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội.

2. Phạm Văn Ánh (2014), “Sơ khảo về sự nghiệp trƣớc tác của Nguyễn Đức
Đạt”,Tạp chí Hán Nôm, (số 01), tr.14-29.
3. Nguyễn Thanh Bình (2000), “Đôi điều suy nghĩ về đối tƣợng và nội dung
giáo dục, giáo hóa của Nho giáo”, Tạp chí Giáo dục lí luận, (số10), tr.50-54.
4. Nguyễn Thanh Bình (2013), “Những nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng chính
trị - xã hội của Nho giáo”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (số 6), tr. 3-9.
5. Phạm Thái Bình (2011), “Tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống trong xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay”,
Tạp chí Giáo dục lý luận, (số 2 ~3), tr.13-140.
6. Phạm Thị Kim Cƣơng (2007), Ảnh hưởng của Nho giáo đến một số lĩnh
vực chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn nửa đầu
thế kỷ XIX, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Tiến Cƣờng (1998), Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở

Việt Nam thời kiến, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Hoàng Tăng Cƣờng (2006), Triết lý Nho giáo về quan hệ cá nhân - xã
hội, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Phạm Văn Chung (2013), “Tƣ tƣởng Nho giáo về bản chất con ngƣời”,
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (số 03), tr.44-45.
10. Phan Đại Doãn, chủ biên (2003), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
10


11. Mai Vũ Dũng (2007), Tư tưởng đạo đức của Nguyễn Đức Đạt trong tác
phẩm Nam Sơn tùng thoại, Luận văn thạc sĩ triết học, Viện Triết học,
Viện Khoa học xã hội Việt Nam
12. Nguyễn Đức Đạt, Nam Sơn tùng thoại, Quyển 1, (Bản dịch), Thƣ viện
Viện Triết học, TL 1084
13. Nguyễn Đức Đạt, Nam Sơn tùng thoại, Quyển 2, (Bản dịch), Thƣ viện
Viện Triết học. TL 1085
14. Nguyễn Đức Đạt, Cần kiệm vựng biên, sách chép tay, Thƣ viện Viện
nghiên cứu Hán Nôm
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. John Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục, Ngƣời dịch Phạm Anh Tuấn,
Nxb Tri thức, Hà Nội
17. Trần Bá Đệ (2008), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
18. Tần Tại Đồng, Lê Tịnh (2014), Giá trị đạo đức của Nho giáo trong thời
đại ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến
Cách mạng tháng Tám, Tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
20. Phạm Minh Hạc, Chủ biên (2013), Bàn về triết lý giáo dục Việt Nam, Nxb

Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
21. Nguyễn Hùng Hậu (1998), “Một số suy nghĩ về đặc điểm Nho giáo ở
Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (số 5), tr.39-42.
22. Hồ Thu Hằng (2013), “Thực trạng và giải pháp giáo dục phẩm chất đạo
đức cho học sinh trƣờng Cao đẳng nghề Kiên Giang”, Tạp chí Giáo dục
(số 4), tr. 47-48.

11


23. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn
tham chiếu, Nxb Văn học, Hà Nội.
24. Lê Thị Hƣơng (2012), “Tƣ tƣởng Nguyễn Trƣờng Tộ về giáo dục”, Tạp
chí Khoa học xã hội Việt Nam, (số 5), tr.4-53.
25. Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lê, Đinh Xuân Lâm đồng chủ biên
(2007), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 2 (1858 – 1945), Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
26. Kỷ yếu Hội nghị khoa học lần 2 về thời Nguyễn (1995), Những vấn đề
văn hóa – xã hội thời Nguyễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
27. Vũ Khiêu, Đào Duy Anh, Lê Sỹ Thắng chủ biên (1994), Nho giáo tại
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
29. Vũ Khiêu (2007), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
30. Lê Trung Khoa (2014), “Về giáo dục Nho giáo ở Việt Nam từ thế kỷ I
đến thế kỷ XIX”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (số 2), tr.35-40.
31. Lê Thị Lan (2002), Tư tưởng cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
32. Tạ Văn Lâm (2009), Sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn: Nguyên
nhân và ảnh hưởng đương thời của nó.Luận văn Thạc sĩ Triết học, Viện

Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
33. Nguyễn Thế Long (1995), Nho học ở Việt Nam, giáo dục và thi cử, Nxb
Giáo dục,Hà Nội.
34. Phan Huy Lê (2008), “Chúa Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn trong lịch sử
Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã
hội, (số 11), tr. 3-7.
35. Hồ Chí Minh (1990), Vấn đề về giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12


36. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005), Quan niệm của Nho giáo về con người,
về giáo dục và đào tạo con người, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết
học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
37. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009),Quan niệm Nho giáo về con người, về
giáo dục và đào tạo con người, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên) (2005), Tiến trình lịch sử Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
39. Nguyễn Thúy Nga (2013), “Giáo dục và thi cử triều Tây Sơn”, Tạp chí
Hán Nôm, (số4), tr.57-64.
40. Nhiều tác giả (1992), Những vấn đề văn hóa – xã hội thời Nguyễn, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Nhiều tác giả (2000), Nam Đàn xưa và nay, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Nga (2003), Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con
người, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Cung Thị Ngọc (2005), “Góp phần tìm hiểu tƣ tƣởng giáo dục của Khổng
Tử trong Luận ngữ”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (số 7), tr.51-54.
44. Cao Thị Nguyệt (2012), Tư tưởng đạo đức Nho giáo Khổng - Mạnh và
vai trò của nó đối với việc giáo dục đạo đức con người trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sĩ Triết học, Trƣờng Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

45. Trần Văn Phúc, Nguyễn Kim Chuyên, Nguyễn Phúc Tài (2013), “Giáo
dục đạo đức cho sinh viên – Những vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn
hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, (số 4), tr.45-46.
46. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2011), Hệ thống giáo dục và khoa cử Nho giáo
triều Nguyễn, Nxb Chính trị quốc gia -Sự thật, Hà Nội.
47. Trƣơng Hữu Quýnh (chủ biên)(2006), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
13


48. Trần Đình Thảo (2009), “Mấy suy nghĩ về vấn đề con ngƣời của Nho
giáo”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (số 11), tr.25-29.
49. Chƣơng Thâu (2007), Góp phấn tìm hiểu Nho giáo, nho sỹ, trí thức Việt
Nam trước 1945, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
50. Nguyễn Văn Tặng (2011), “Một số vấn đề tƣ tƣởng giáo dục con ngƣời
trong Nho giáo”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (số 11), tr.70-74.
51. Lê Sỹ Thắng Chủ biên (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
52. Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 2, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
53. Ngô Đức Thọ (1976), Nguyễn Đức Đạt nhà nho và học giả nửa cuối thế
kỷ XIX. Luận án Tiến sĩ, Thƣ viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
54. Nguyễn Tài Thƣ (1985), “Xã hội phong kiến với sự phát triển con ngƣời
Việt Nam trong lịch sử”, Tạp chí Triết học, (số 4), tr.111-125.
55. Nguyễn Khắc Thuần (2007), Đại cương lịch sử văn hoá Việt Nam,
NxbGiáo dục, Hà Nội.
56. Nguyễn Khánh Toàn, Đề cương lịch sử tư tưởng Việt Nam, Thƣ viện
Viện Triết học. TL 1037
57. Hoàng Thu Trang (2008), Tư tưởng Nho giáo về giáo dục và ý nghĩa của
nó đối với việc phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sĩ

Triết học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
58. Nguyễn Hữu Vui Chủ biên (2002), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
59. Viện Triết học (2002), Lịch sử tư tưởng Việt Nam – Văn tuyển, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
60. Nguyễn Xuân (2006), Những nhà giáo tiêu biểu trong lịch sử, Nxb
Thanh Hóa, Thanh Hóa.

14



×