Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 141 trang )

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VN
VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN
********





PHẠM NGỌC HƯỜNG





NGHIÊN CỨU VĂN BẢN
HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ TOÁT YẾU DIỄN CA







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60.22.40
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÃ MINH HẰNG








HÀ NỘI - 2010



1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 6
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7
4. Lịch sử vấn đề 7
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và những đóng góp mới của luận văn. 9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
7. Bố cục và nội dung của luận văn 10
Chƣơng 1: NGUỒN TƢ LIỆU HÁN NÔM VỀ CỔ LUẬT VIỆT NAM 12
1.1. Tổng quan về các văn bản luật pháp Việt Nam thời phong kiến 12
1.1.1. Các văn bản luật pháp ghi bằng chữ Hán 12
1.1.2. Các văn bản luật pháp ghi bằng chữ Nôm 16
1.2. Đôi nét về bản diễn Nôm HVLLTYDC 19
1.2.1 Văn bản HVLLTYDC 19
1.2.2 Niên đại, tác giả của HVLLTYDC 19
Tiểu kết chƣơng 1 22
Chƣơng 2: KHẢO CỨU VỀ NỘI DUNG HVLLTYDC 24

2.1 Giới thiệu khái quát nội dung của HVLL 24
2.1.1 Vai trò của HVLL trong việc xây dựng và củng cố nhà nƣớc quân
chủ trung ƣơng tập quyền. 25
2.1.2 Sự kết hợp giữa lễ và hình trong HVLL. 26
2.1.3 Tƣ tƣởng đạo đức Nho giáo trong HVLL. 27
2.1.4 Tính nhân đạo trong HVLL. 28
2.2 Giới thiệu khái quát về HVLLTYDC 30
2.2.1 Thể loại 30

2
2.2.2 Nội dung HVLLTYDC 32
2.3 Từ HVLL đến HVLLTYDC 34
2.3.1. Cắt bỏ chƣơng, phần mục, nội dung trong HVLL 34
2.3.2 Tóm lƣợc nội dung khi diễn ca các điều luật 40
Tiểu kết chƣơng 2 48
Chƣơng 3: CHỮ NÔM TRONG HVLLTYDC 50
3.1 Khái quát về chữ Nôm và văn học Nôm 50
3.2 Chữ Nôm trong HVLLTYDC 52
3.2.1 Cơ sở thực hiện việc thống kê và phân loại chữ Nôm 52
3.2.2 Các loại chữ Nôm trong HVLLTYDC 54
a) Chữ Nôm cấu trúc A1 54
b) Chữ Nôm cấu trúc A2 55
c) Chữ Nôm cấu trúc B 57
d) Chữ Nôm cấu trúc C1 57
e) Chữ Nôm cấu trúc C2 58
g) Chữ Nôm cấu trúc D1 59
h) Chữ Nôm cấu trúc D2 60
i) Chữ Nôm cấu trúc E 60
k) Chữ Nôm cấu trúc G1 61
l) Chữ Nôm cấu trúc G2 62

m) Chữ Nôm cấu trúc H 63
3.3 Nhận xét chung về chữ Nôm trong HVLLTYDC 64
Tiểu kết chƣơng 3 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 1: PHIÊN ÂM CHÚ GIẢI TOÀN BỘ VĂN BẢN AB.321 84
PHỤ LỤC 2: ẢNH CHỤP NGUYÊN BẢN AB.321 140

3


QUY ƢỚC VIẾT TẮT


ĐTLL : Đại Thanh luật lệ
ĐVSKTT : Đại Việt sử ký toàn thư
HVLL : Hoàng Việt luật lệ
HVLLTYDC : Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca
QTHL : Quốc triều hình luật
VNCHN : Viện Nghiên cứu Hán Nôm



4


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Đối chiếu cấu trúc điều luật giữa HVLL và HVLLTYDC 36

Bảng 2: Thống kê tình trạng chuyển dịch tên điều luật 39
Bảng 3: Mô hình cấu trúc chữ Nôm 53
Bảng 4: Thống kê loại chữ A2 trong HVLLTYDC 55
Bảng 5: Các loại chữ Nôm trong HVLLTYDC 63
Bảng 6: Chữ Nôm có hai cách viết 65
Bảng 7: Chữ Nôm có hai cách đọc 66
Bảng 8: Đối chiếu loại chữ Nôm có bộ thủ biểu ý và loại chữ Nôm có chữ Hán
biểu nghĩa 68









5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay sau khi giành độc lập, để củng cố vƣơng triều, các triều đại phong
kiến Việt Nam đều rất coi trọng việc chế định pháp luật. Hình thư thời Lý
đƣợc xem là một bộ sƣu tập luật lệ có tính pháp điển, là một mốc quan trọng
trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam. Bộ luật này ngày nay không lƣu giữ đƣợc
bản gốc, tuy nhiên nội dung của nó vẫn còn đƣợc ghi chép trong các bộ sử cũ.
Kế thừa và phát triển tƣ duy lập pháp từ thời Lý, các vƣơng triều Trần tiếp tục
quan tâm đến vấn đề xây dựng luật pháp. Vua Trần Thái Tông cho ban hành
Quốc triều thông chế. Năm 1341, vua Trần Minh Tông lại cho biên soạn
Hoàng Triều đại điển. Vua Trần Dụ Tông cho biên soạn bộ Hình luật thư.

Dƣới triều vua Lê Thánh Tông, bộ Quốc triều hình luật ra đời (năm 1483)
trên cơ sở sƣu tập tất cả các điều luật, các văn bản đã đƣợc ban bố và thi hành
trong các triều đại trƣớc và đƣợc sửa chữa bổ sung lại cho hoàn chỉnh. Tiếp
sau đó, các bộ Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức thiện chính thư, Quốc triều
chiếu lệnh thiện chính, Quốc triều khám tụng điều lệ, Lê triều hội điển, Quốc
triều quan chế… lần lƣợt đƣợc ban hành. Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra vƣơng
triều Nguyễn (1802) đã kết thúc tình trạng nội chiến kéo dài suốt 3 thế kỷ. Để
củng cố chế độ phong kiến, bảo vệ quyền lực vƣơng triều và ổn định xã hội
sau thời gian dài biến động, ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã sai Tiền
quân Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành biên soạn bộ luật Hoàng Việt
luật lệ (HVLL) (hay còn gọi là luật Gia Long). Bộ luật đƣợc xây dựng trên cơ
sở tham chiếu bộ Luật Hồng Đức của Đại Việt và Đại Thanh luật lệ của
Trung Quốc. Đây là bộ luật chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử pháp luật
Việt Nam.
Nhằm mục đích tuyên truyền rộng rãi trong dân chúng, giúp cho dân
chúng hiểu đƣợc luật lệ của quốc gia để thực hiện và làm theo, HVLL đã

6
đƣợc diễn Nôm, nhan đề Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca (HVLLTYDC).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu các văn bản cổ luật, nhƣ tác giả Nguyễn
Quang Thắng [77], [78], [79], tác giả Vũ Quốc Thông [84], tác giả Nguyễn
Ngọc Nhuận [60], [61], tuy nhiên nghiên cứu về văn bản luật pháp đƣợc diễn
Nôm thì chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Đó là lý do chúng tôi chọn
HVLLTYDC trong lần khảo cứu này. Tác phẩm là nguồn tài liệu xác thực để
khảo cứu các điều luật Việt Nam dƣới triều Nguyễn, hiểu hơn về chính sách
của vƣơng triều Nguyễn đối với văn tự của dân tộc. Vì lẽ đó, nghiên cứu
HVLLTYDC là một việc làm có ý nghĩa thiết thực.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay mới chỉ có một khóa luận Đại học [28] đề cập đến
HVLLTYDC từ góc độ khảo cứu nhằm góp phần xác lập địa vị xã hội của

chữ Nôm; khóa luận cũng làm rõ thêm một số vấn đề chính trị, pháp luật thời
Nguyễn, đặc biệt là vấn đề đƣa tƣ tƣởng, chính sách và pháp luật của triều
đình Nho giáo vào xã hôi Việt Nam truyền thống.
Có thể thấy, việc tìm hiểu kĩ hơn về tác giả của HVLLTYDC; phiên âm
chú giải văn bản để từ đó góp phần tìm hiểu nội dung, ngôn ngữ văn tự đƣợc
thể hiện qua tác phẩm thì chƣa giành đƣợc sự quan tâm thích đáng. Trên cơ sở
giới thiệu toàn bộ bản phiên ra quốc ngữ văn bản HVLLTYDC, bản luận văn
tiến hành khảo cứu các vấn đề liên quan đến tác giả và văn bản; vị trí của
HVLLTYDC trong hệ thống các văn bản cổ luật Việt Nam; đối chiếu hai văn
bản HVLL và HVLLTYDC để thấy rõ ƣu thế của thể loại diễn ca trong việc
phổ cập luật lệ ở xã hội đƣơng thời. Bên cạnh việc đối chiếu hai văn bản
HVLL và HVLLTYDC, phiên âm toàn bộ HVLLTYDC, luận văn còn chú ý
khảo cứu cấu tạo chữ Nôm để tìm hiểu diện mạo của chữ Nôm thời Nguyễn
thể hiện trong văn bản; tìm hiểu đặc trƣng của chữ Nôm trong các văn bản
hành chính thông qua việc đối chiếu cấu tạo của chữ Nôm đồng đại và lịch đại.


7
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
HVLLTYDC là một tác phẩm bằng chữ Nôm với dung lƣợng chữ Nôm
tuy không lớn (1806 câu thơ Nôm song thất lục bát) nhƣng đã tóm lƣợc đầy
đủ 398 điều luật của HVLL. Đây quả là nguồn tƣ liệu xác thực để tìm hiểu
luật pháp phong kiến Việt Nam, góp phần tìm hiểu hệ thống các văn bản cổ
luật Việt Nam.
Lâu nay, trong dân gian cũng nhƣ trong giới nghiên cứu chữ Nôm thƣờng
hay nhắc đến câu “Nôm na mách qué” khi nói về bản thân chữ Nôm cũng nhƣ
vai trò hành chức của nó. Sự xuất hiện của chữ Nôm trong các văn bản hành
chính nói chung và HVLLTYDC nói riêng đã chứng minh cho sự “lên ngôi”
của chữ Nôm. Kết quả khảo cứu chữ Nôm trong văn bản sẽ góp phần tìm hiểu
diện mạo chữ Nôm thời Nguyễn, đặc trƣng của chữ Nôm quan phƣơng, góp

phần tìm hiểu chính sách vƣơng triều Nguyễn đối với văn tự của dân tộc.
Chữ Nôm thời kỳ này đã phát triển đến đỉnh cao. Bản diễn ca đã cung cấp
nguồn tƣ liệu xác thực về một thứ chữ Nôm đƣợc chuẩn hoá. Đồng thời qua
HVLLTYDC có thể phần nào hình dung đƣợc địa vị của chữ Nôm ở thời
điểm ra đời của tác phẩm.
4. Lịch sử vấn đề
Bộ HVLL là một bộ luật hoàn chỉnh và đầy đủ nhất của thƣ tịch luật
pháp Việt Nam. Vì vậy từ lâu đã đƣợc rất nhiều các học giả, nhà luật học,
giáo sƣ luật nghiên cứu và giới thiệu trong các công trình nghiên cứu. Trong
đó có một số công trình tiêu biểu sau:
- P.L.F. Philastre, trong Le code Annamite (Bộ luật Annam), thông qua
phân tích so sánh, tìm ra những điểm tƣơng đồng dị biệt giữa Hoàng Việt luật
lệ với các bộ luật của Trung Quốc nhất là đối với bộ luật nhà Thanh, ông cũng
nêu lên những đặc trƣng riêng, rất Việt Nam của bộ luật Gia Long.

8
- Luật sƣ Phan Văn Trƣờng (1875-1933), năm 1921 bảo vệ luận án Tiến
sĩ luật học tại Pháp với đề tài Essais sur le code Gialong, ông đã phân tích, so
sánh các điểm tƣơng đồng và dị biệt giữa Hoàng Việt luật lệ và cổ luật Trung
Quốc.
- Giáo sƣ Thạc sĩ Tƣ pháp Vũ Văn Mẫu trong Cổ luật Việt Nam và Tư
pháp diễn giảng [48], đặc biệt trong Cổ luật Việt Nam thông khảo [49] và
trong một số bài giảng (đã in thành sách xuất bản trƣớc đây ở Sài Gòn), khi
khảo về cổ luật Việt Nam tác giả đã đề cập nhiều về luật Gia Long và có
nhiều nhận xét chuyên môn về luật học hiện đại.
- Nhóm dịch giả Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Văn Tài đã dịch và
giới thiệu toàn bộ Hoàng Việt luật lệ [80].
Lấy đối tƣợng nghiên cứu là HVLL, các học giả nêu trên chủ yếu đi sâu
phân tích, nêu lên đặc trƣng của cổ luật Việt Nam thể hiện qua HVLL, tính kế
thừa cổ luật Đại Thanh và Luật Hồng Đức của HVLL, tính nhân văn sâu sắc

của HVLL. Để giúp cho độc giả đƣơng đại hiểu đƣợc sâu hơn các văn bản
pháp luật thời Nguyễn, nhóm dịch giả Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Văn
Tài đã dịch toàn bộ HVLL ra tiếng Việt. Đặc biệt, để có thể giới thiệu một
bức tranh tổng thể về các văn bản cổ luật, vị trí của HVLL trong hệ thống các
văn bản pháp luật Việt Nam. Điển chế pháp luật Việt Nam (từ thế kỷ XV -
XX) do nhóm dịch giả Nguyễn Ngọc Nhuận - Viện Nghiên cứu Hán Nôm
thực hiện đã giới thiệu toàn bộ các văn bản pháp luật Việt Nam từ thế kỷ
XV – XX [60]. Toàn bộ văn bản HVLL đã đƣợc giới thiệu và dịch chú lại
trong Cổ luật Việt Nam Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ [61].
Có thể nói, cho đến nay, HVLLTYDC chƣa giành đƣợc sự quan tâm thích
đáng của các nhà nghiên cứu. Trên cơ sở phiên âm, chú thích đầy đủ văn bản
này, tiến hành đối chiếu hai văn bản HVLL và HVLLTYDC để thấy rõ tính
toát yếu của HVLLTYDC; phân tích tìm hiểu các dạng chữ Nôm trong văn
bản, từ đó thấy rõ vị trí của HVLLTYDC trong hệ thống các văn bản cổ luật

9
Việt Nam, thấy rõ diện mạo của chữ Nôm đời Nguyễn, cũng nhƣ đặc trƣng
của chữ Nôm có tính quan phƣơng thể hiện trong các văn bản luật pháp. Đó
cũng là góp phần tích cực tìm hiểu kĩ hơn về các văn bản cổ luật Việt Nam
nói chung và HVLLTYDC nói riêng.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và những đóng góp mới của luận văn.
HVLLTYDC chỉ có một văn bản Nôm duy nhất mang ký hiệu AB.321
hiện lƣu giữ tại Thƣ viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN). Vì là độc
bản nên trong luận văn không thể đƣa ra vấn đề dị bản, nguyên bản, hay vấn
đề chọn một văn bản quy phạm nhất. Do vậy, đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu
của luận văn này là văn bản HVLLTYDC (ký hiệu AB.321). Các vấn đề đƣợc
tiến hành nghiên cứu, gồm: phiên âm, chú giải toàn bộ nội dung các điều luật,
tìm hiểu tính “toát yếu” khi diễn Nôm từ một văn bản Hán. Ngoài ra, thông
qua việc phân tích cấu trúc chữ Nôm có thể hình dung đƣợc toàn bộ diện mạo
chữ Nôm trong HVLLTYDC.

Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp nhƣ sau:
- Góp phần tìm hiểu về luật lệ thời phong kiến, luật lệ thời Nguyễn nói
chung và luật lệ dƣới triều vua Gia Long nói riêng.
- Trên cơ sở so sánh hai văn bản HVLL và HVLLTYDC, tìm hiểu ƣu thế
khi sử dụng thể loại “toát yếu”, “diễn ca” trong việc phổ cập các điều
luật trong xã hội, giúp nâng cao ý thức chấp hành và thực thi luật pháp,
đảm bảo cho một xã hội ổn định và phát triển.
- Từ việc nghiên cứu cấu tạo chữ Nôm trong văn bản HVLLTYDC góp
phần nghiên cứu chữ Nôm đời Nguyễn, đặc biệt là chữ Nôm dùng
trong các văn bản mang tính chất hành chính, quan phƣơng.
- Phiên âm, chú thích toàn bộ văn bản Nôm HVLLTYDC.

10
Những đóng góp trên sẽ là một trong những nguồn tƣ liệu góp thêm cho
việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam thời phong kiến cũng nhƣ xác lập địa vị xã
hội của chữ Nôm dƣới thời Nguyễn
6. Phương pháp nghiên cứu
HVLLTYDC chỉ tồn tại dƣới dạng bản chép tay không ghi rõ năm sao
chép; quê quán, năm sinh của tác giả và nơi tàng trữ văn bản cũng không thấy
đề cập đến. Đây là vấn đề không dễ dàng đƣa ra lời giải đáp. Vận dụng các
thao tác của phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học, luận văn cố gắng khảo cứu
ghi chép trong các thƣ tịch cổ để đƣa ra một giả thiết về tác giả và thời gian
biên soạn bản diễn ca này.
Phƣơng pháp so sánh đối chiếu đƣợc sử dụng để tìm hiểu tính kế thừa của
HVLL (so với luật Đại Thanh và luật Hồng Đức) cũng nhƣ tính chất “toát
yếu” của bản diễn ca (khi so sánh hai văn bản HVLL và HVLLTYDC). Thực
hiện tốt hai quá trình so sánh nêu trên chính là góp phần tìm hiểu sâu hơn văn
bản HVLLTYDC.
Phƣơng pháp phân tích và thống kê định lƣợng đƣợc thực hiện để tìm hiểu
các thể loại chữ Nôm trong HVLLTYDC, tìm hiểu đặc điểm của thể loại chữ

Nôm mang tính chất quan phƣơng.
7. Bố cục và nội dung của luận văn
Phần mở đầu:
Trình bày về tính cấp thiết của đề tài; mục đích nghiên cứu; ý nghĩa
khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài; đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu;
các phƣơng pháp nghiên cứu; lịch sử vấn đề và bố cục của luận văn.
Chƣơng 1. NGUỒN TƢ LIỆU HÁN NÔM VỀ CỔ LUẬT VIỆT NAM
Chƣơng này trình bày các vấn đề:
1. Các văn bản pháp luật ghi bằng chữ Hán

11
2. Các văn bản pháp luật ghi bằng chữ Nôm
3. Đôi nét về văn bản, tác giả HVLLTYDC
Chƣơng 2. KHẢO CỨU VỀ NỘI DUNG HVLLTYDC
Chƣơng này sẽ trình bày 3 vấn đề lớn sau
1. Giới thiệu khái quát nội dung của HVLL
2. Giới thiệu khái quát về HVLLTYDC
3. Từ HVLL đến HVLLTYDC
Đây là phần trọng tâm của chƣơng. Phần này sẽ tiến hành đối chiếu hai
văn bản HVLL và HVLLTYDC để thấy rõ tính chất toát yếu về nội dung của
HVLLTYDC khi tiến hành diễn Nôm một văn bản luật pháp. Dựa trên mức
độ của sự giản lƣợc câu chữ nội dung của bản HVLL có thể tạm chia thành:
3.1. Cắt bỏ chƣơng, phần mục, nội dung trong HVLL
3.2. Tóm lƣợc nội dung khi diễn ca các điều luật
Chƣơng 3. CHỮ NÔM TRONG HVLLTYDC
Phần này trình bày về các vấn đề sau:
1. Khái quát về chữ Nôm và văn học Nôm
2. Chữ Nôm trong HVLLTYDC
3. Nhận xét chung về chữ Nôm trong HVLLTYDC
KẾT LUẬN

PHỤ LỤC 1: Phiên âm chú giải toàn bộ AB.321
PHỤ LỤC 2: Ảnh chụp nguyên bản AB.321

12
Chƣơng 1
NGUỒN TƢ LIỆU HÁN NÔM
VỀ CỔ LUẬT VIỆT NAM

Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đƣợc hình thành từ rất sớm, kể từ khi
có nƣớc Văn Lang, một nhà nƣớc sơ khai ra đời vào khoảng thế kỷ VII – VI
trƣớc công nguyên, sau đó trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, tiếp theo là các
triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn và kết thúc vào
năm 1883 khi thực dân Pháp đặt quyền bảo hộ trên đất nƣớc ta. Gắn liền với
sự hình thành nhà nƣớc phong kiến Việt Nam là sự ra đời của luật pháp. Các
nhà lập pháp thời đó, dƣới sự chỉ đạo của triều đình phong kiến đã dần dần
xây dựng lên một hệ thống các văn bản điển chế và pháp luật. Các văn bản
điển chế và pháp luật đƣợc ra đời nhƣ một nhu cầu tất yếu đối với một xã hội
xuất hiện chế độ tƣ hữu, có giai cấp của nhà nƣớc phong kiến Việt Nam.
Sự hình thành và phát triển của hệ thống các văn bản điển chế và pháp
luật đã phản ánh sự phát triển thƣợng tầng kiến trúc của các định chế chính trị,
nhà nƣớc và pháp quyền thời phong kiến [60].
1.1. Tổng quan về các văn bản luật pháp Việt Nam thời phong kiến
1.1.1. Các văn bản luật pháp ghi bằng chữ Hán
- Bộ Quốc triều hình luật (QTHL): Trong các bộ luật cổ hiện nay lƣu
giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN), QTHL là bộ luật trong các bộ
luật của triều Lê, có thể nói đây là bộ luật đầy đủ và cổ nhất còn lại ở Việt
Nam. Hiện nay, VNCHN còn lƣu giữ 3 bản khắc in QTHL (ký hiệu: A.341,
A.1995 và A.2754), và 3 bản chép tay, cùng nội dung Quốc triều hình luật
nhƣng tên sách là Lê triều hình luật với các ký hiệu A.2669, A.340 và VHt.31.
Bộ luật là tập đại thành của nền pháp luật thời Lê, là khuôn mẫu cho

những bộ luật dƣới các triều đại phong kiến Việt Nam. Bộ luật không chỉ là

13
thành tựu chung của nền pháp luật thời Lê mà còn đóng vai trò quan trọng
trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam. Bộ luật bao gồm phạm vi luật
pháp trên những điều luật về hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng.
Có thể đánh giá bộ QTHL đƣợc biên soạn và ban hành dƣới thời Lê là
một thành tựu xuất sắc trong lịch sử nhà nƣớc và pháp quyền Việt Nam. Bộ
luật mang nhiều điểm tiến bộ do đƣợc kế thừa luật pháp Trung Hoa, luật thời
Lý, thời Trần, ngoài ra bộ luật còn kết hợp đƣợc những nét đẹp trong tập tục,
truyền thống văn hoá dân tộc. Bộ luật cùng với hệ thống các văn bản pháp
luật thời Lê đã góp phần tạo nên sự phát triển của quốc gia Đại Việt thế kỷ
XV.
- Thiên Nam dư hạ tập: Hiện nay Thƣ viện VNCHN còn lƣu tàng đƣợc
một số sách gọi là Thiên Nam dư hạ tập (ký hiệu A.334), gồm nhiều quyển,
đóng thành 10 tập. Bộ sách ghi chép về điển chƣơng chế độ thời kỳ đầu của
nhà Lê về các điển lệ, chế độ chính trị, kinh tế đƣợc biên soạn vào niên
hiệu Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông. Trải qua những biến thiên của lịch sử,
đến nay bộ sách chỉ còn lại chút “tàn biên soạn giản”. Phan Huy Chú trong
Lịch triều hiến chương loại chí chép rõ là: “Thiên Nam dư hạ tập, 100 quyển.
Năm Hồng Đức thứ 14 (1438), Lê Thánh Tông sai các quan phụ trách về văn
từ là Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận soạn tập. Trong sách ấy ghi chép đủ các
chế độ luật lệ, văn hàn (cũng nhƣ văn thƣ) điển lệ, cáo sắc; đại khái phỏng
theo lối Hội yếu của các đời Đƣờng, Tống”.
- Hồng Đức thiện chính thư: là một trong những văn bản cổ luật còn lại
nói về lịch sử, văn hoá và pháp luật thời Lê. Sách tuy mang niên hiệu Hồng
Đức nhƣng lại chép cả các điều luật đƣợc ban hành trƣớc và sau niên đại này.
Hiện nay Thƣ viện VNCHN lƣu giữ 3 văn bản mang tên Hồng Đức thiện
chính thư, đều là các văn bản chép tay với các ký hiệu: A.330, VHv.1278 và
VHt.29. Bộ luật tuy không có giá trị lớn để tìm hiểu đầy đủ về các hoạt động

pháp chế trong suốt thời kỳ trị vì của nhà Lê và nhà Mạc, song các điều luật

14
mà chủ yếu là các điều luật hộ hôn và điền sản đƣợc tập hợp trong nó đã cung
cấp một số tƣ liệu quan trọng về các vấn đề dân luật - một vấn đề thƣờng
đƣợc nhấn mạnh nhƣ một đặc điểm tiến bộ của cổ luật nƣớc ta so với cổ luật
Trung Hoa.
- Quốc triều khám tụng điều lệ: là một văn bản luật đƣợc ban bố dƣới
thời chúa Trịnh Sâm (1767-1782). Hiện nay Thƣ viện VNCHN còn lƣu giữ
đƣợc 4 văn bản về bộ luật này, ký hiệu A.2755a, A.2755b, A.1839 và A.295.
Về nội dung của văn bản này, Phan Huy Chú đã đánh giá nhƣ sau: “Tham
chƣớc quy thức các triều, hoạch nhất rõ ràng, điều mục tỉ mỉ, không bỏ sót gì.
Ngƣời xét xử sẵn có luật thƣờng để quyết định, có lệ thƣờng để thích ứng, nếu
noi theo cẩn thận thì dứt đƣợc tệ gian, bớt đƣợc hình ngục”[11].
- Lê triều hội điển: Sách mang ký hiệu A.52 của Thƣ viện VNCHN.
Nội dung sách chép về các chế độ, luật lệnh của sáu thuộc: Hộ thuộc, Lại
thuộc, Binh thuộc, Hình thuộc, Công thuộc và Lễ thuộc. Tuy nội dung sơ lƣợc
nhƣng ở 5 thuộc đầu, luật lệnh, chế độ nhà Lê, trải từ thời Lê sơ đến niên hiệu
Cảnh Hƣng đƣợc chép rất có thứ tự, nội dung cũng khá phong phú. Điều này
cho thấy bộ sách đã đƣợc tổng hợp, phân loại, sắp xếp theo đúng cách thức
của một bộ hội điển. Với những hiểu biết về điển chế nhà Lê, tác giả cố gắng
khôi phục lại phần nào điển chƣơng chế độ của vƣơng triều này nhằm lƣu lại
cho hậu thế. Về nội dung có nhiều phần trùng hợp với nội dung sách Lịch
triều của Phan Huy Chú, song cũng cung cấp rất nhiều tƣ liệu khác giúp bổ
sung đầy đủ hơn cho điển chế nhà Lê.
- Từ tụng điều lệ: Sách Từ tụng điều lệ hiện có một bản duy nhất đƣợc
lƣu trữ tại Thƣ viện VNCHN mang ký hiệu A.1982. Văn bản tập hợp một số
vấn đề liên quan đến các quy định tố tụng và công đƣờng (nghĩa là chỉ lƣu
hành trong giới quan lại làm các công việc liên quan đến pháp đình dƣới thời
Lê).


15
Sách chép một số điều lệ về từ tụng của niên hiệu Quang Thuận thứ 9
(1468) đời vua Lê Thánh Tông, ngoài ra còn chép các quy định về sắp xếp bài
trí trong công đƣờng, về hành vi ứng xử của quan và lại khi đến nhậm chức và
làm việc tại công đƣờng, các cách thức viết văn án đơn từ cả bằng chữ Hán và
chữ Nôm. Tuy không phải là một văn kiện pháp luật chính thức, song các vấn
đề đƣợc tập hợp trong văn bản này rất có giá trị tham khảo về công đƣờng và
một số vấn đề liên quan đến luật pháp trƣớc thế kỷ XIX.
- Nhân mạng tra nghiệm pháp, sách mang ký hiệu A.2034 của Thƣ
viện VNCHN. Sách do Lâm Quận công Phạm Trạc ở Bộ Hình biên tập,
không phải là sách biên soạn. Về tiểu sử tác giả, hiện chƣa có đƣợc thông tin
gì. Sách gồm 49 mục. Nội dung sách ghi lại: phƣơng pháp lấy chứng cứ,
khám nghiệm hiện trƣờng, có thêm các dẫn chứng thực tế về phƣơng pháp
khám nghiệm pháp y. Chẳng hạn ở phƣơng diện kiểm tra thƣơng tích, không
những đã đoán định đƣợc khá chính xác mức độ tổn thƣơng mà còn xác định
đƣợc hung khí gây thƣơng tích, từ đó định ra những chế tài xử phạt khác nhau,
đề ra các phƣơng pháp phân tích về thai nhi, những tổn thƣơng trong cơ thể
phụ nữ một cách khá khoa học. .
- Quốc triều Hồng Đức niên gian chư cung thể thức: Là bản viết tay,
hiện đƣợc lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN, ký hiệu A.957. Kết cấu cuốn sách
gồm 2 phần, phần đầu là Quốc triều Hồng Đức niên gian chư cung thể thức
gồm 66 tờ, phần sau chép sách Sĩ hoạn châm quy gồm 25 tờ. Nội dung sách
cung cấp cung cấp cho ngƣời đọc những hiểu biết về: thể thức làm đơn từ,
biên bản các vụ án dân sự, hình sự; thể thức lấy cung, biên bản khám nghiệm
các vụ án; các điều về luật hình sự; thể thức lấy cung, biên bản khám nghiệm
các vụ án; các điều về luật hình dƣới thời Hồng Đức, cách xử phạt việc đánh
ngƣời gây thƣơng tích hoặc tử thƣơng.
- Lê triều quan chế: Hiện lƣu trữ tại Thƣ viện VNCHN, sách mang ký
hiệu A.51. Lê triều quan chế quy định lại các chức tƣớc, phẩm trật cho từng


16
loại quan chức, văn cũng nhƣ võ; những quy định về thông tƣ, các điều lệ về
việc phong ấm cho hoàng thân quốc thích, cho các tƣớc Công Hầu Bá Tử Nam
và các quan viên văn võ, các thể thức tiến hành việc phong ấm, phép khảo hạch
các quan, sửa đổi các tên gọi quan chức…
1.1.2. Các văn bản luật pháp ghi bằng chữ Nôm
- Bản triều lệ định: Sách ký hiệu VHv.2032 viết tay, 74 trang, hiện
đang lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN. Nội dung nói về luật lệ triều Nguyễn từ
sau khi thực dân Pháp đặt nền cai trị ở Việt Nam.
- Bắc kỳ dân luật tân san: Sách mang ký hiệu VNv.12, hiện lƣu giữ
tại Thƣ viện VNCHN, gồm 40 trang, có khoảng 90 điều luật về dân sự thi
hành ở Bắc kỳ dƣới thời Pháp thuộc.
- Bắc kỳ địa dư lược sao: Sách mang ký hiệu A.2969, hiện lƣu giữ
tại Thƣ viện VNCHN, gồm 64 trang, có phần chép về hình phạt đƣợc thực thi
dƣới các triều vua Nguyễn Đồng Khánh, Thành Thái.
- Bắc kỳ hộ tịch quy điều: Sách ký hiệu VHv.183, hiện lƣu giữ tại
Thƣ viện VNCHN, gồm 205 trang, nội dung nói về các điều luật quy định về
hộ tịch ở Bắc kỳ dƣới thời Pháp thuộc, gồm các nghị định, các thể lệ về khai
sinh, khai tử, khai giá thú.
- Bắc kỳ quan chế nghị định: Sách ký hiệu VHv.26, hiện lƣu giữ tại
Thƣ viện VNCHN, gồm 84 trang, nội dung trong đó có văn kiện đƣợc dịch
Nôm dó Thống sứ Bắc kỳ ban hành về việc sửa đổi quan chế ở Bắc kỳ và
Nghị định số 392 năm 1919.
- Đại Nam luật lệ: Sách ký hiệu VHv.1537, hiện đang lƣu giữ tại
Thƣ viện VNCHN, gồm 270 trang, do Viện cơ mật triều Nguyễn biên soạn
vào niên hiệu Khải Định thứ 2 (1917), nội dung nói về bộ luật đời Khải Định
gồm 233 điều, trong đó có 100 điều về bộ luật hình sự, 110 điều về luật dân
sự, luật thƣơng nghiệp.


17
- Đông Dương đại pháp lược biên: Sách có ký hiệu VHv.1945, hiện
đang lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN, gồm 104 trang. Nội dung sách ghi lại các
chính sách bảo hộ của Pháp ở Đông Dƣơng, về luật pháp của Nhà nƣớc Việt
Nam dƣới thời phong kiến.
- Lại trị tân biên: Sách có ký hiệu VHv.1388, hiện đang lƣu giữ tại
Thƣ viện VNCHN, nội dung ghi chép các quy tắc và lề lối làm việc quy định
cho giới quan lại trong khi giải quyết các vấn đề về tiền lƣơng, hình luật, học
chính, quân chính, thuỷ lợi, khai hoang ; các báo cáo về trị an, trừng trị bọn
quan lại tham nhũng ; cách thức xét xử các vụ kiện về trộm cắp, hôn nhân,
tội giết ngƣời, phá mồ mả ; một số mẫu văn kiện hành chính nhƣ tấu, sớ, dụ,
từ, trát, cáo thị
- Luật hình An Nam thi hành ở Bắc kỳ: Sách có ký hiệu VNv. 275,
hiện đang lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN, gồm 240 trang, nội dung gồm 321
điều lệ (28 chƣơng) về bộ Hình luật dƣới thời Pháp thuộc, thi hành ở miền
Bắc Việt Nam, có quy định cụ thể đối với các trƣờng hợp mắc tội nặng, tội
nhẹ, tội tái phạm, tòng phạm, giả mạo, du đãng, tụ tập trái phép, công chức
phạm tội
- Hoàng Việt hình luật: Sách có ký hiệu VHv.198, sách hiện đang
lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN, sách gồm 496 trang, nội dung nói về phần Hình
luật, bao gồm 424 điều, 29 chƣơng, đƣợc thi hành ở Trung kỳ vào niên hiệu
Bảo Đại thứ 8 (1933). Có nghị định của toàn quyền Đông Dƣơng và chỉ dụ
của Bảo Đại về việc thi hành bộ luật này.
- Hoàng Việt tăng san tân luật: Sách có các ký hiệu VNv.123 (gồm
516 trang), ký hiệu VNv.98 (bao gồm 393 trang), ký hiệu VNv.17 (gồm 275
trang). Sách hiện lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN. Nội dung bao gồm toàn bộ
Hình luật về dân sự, thƣơng nghiệp, tố tụng thi hành tại các toà án Bắc kỳ
dƣới triều vua Khải Định (1916-1925); Những hƣớng dẫn liên quan đến đơn
kiện và giới hạn chức năng của các cơ quan luật pháp.


18
- Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật: Sách ký hiệu VHv.590, gồm 1158
trang, sách hiện đang lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN. Nội dung bao gồm 1248
điều luật trong bộ Hộ luật áp dụng ở Trung Kỳ ban hành vào niên hiệu Bảo
Đại thứ 11 (1937), gồm các điều về quốc tịch, sinh, tử, giá thú, mất tích, cƣ
trú, con cái, ly hôn, tài sản, quyền tự lập. Đặc biệt có lời dụ của vua Bảo Đại
ngày 13 tháng 7 năm 1936, nghị định của Toàn quyền Đông Dƣơng là
Silvestre ngày 21 tháng Mƣời năm 1936, tờ trình của luật sƣ cố vấn là Collet.
- Kinh lược nha hương bổng lược biên: Sách ký hiệu A.1876, gồm
105 trang, sách hiện lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN. Nội dung gồm: *) Kinh
lƣợc nha hƣơng bổng lƣợc biên: ghi chép số lƣơng bổng phát cho các quan
chức ở Nha Kinh lƣợc và ở các tỉnh trung châu xứ Bắc kỳ dƣới thời Pháp
thuộc. *) Hoàng Việt luật lệ tổng mục: là tổng mục lục bộ sách Hoàng Việt
luật lệ của triều Nguyễn.
- Tân san hình bộ tắc lệ: Sách ký hiệu VHv.27, gồm 126 trang, sách
hiện lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN. Nội dung nói về các phép tắc, luật lệ của
các bộ Hình, Hộ, Binh, Lại, Lễ, Công từ đời Gia Long (1802-1819) đến đời
Thành Thái (1889-1907). Mỗi điều luật đều có tên luật và những quy định về
cách xử phạt.
- Quốc triều luật học giản yếu: Sách có ký hiệu A.895, VHv.1948,
VHv.1949, VHv.1943, sách hiện đang lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN. Nội
dung sách nói về luật lệ đời vua Duy Tân (1907-1916); Giải nghĩa một số
thuật ngữ dùng trong bộ luật.
- Quốc triều luật lệ toát yếu: Sách có ký hiệu VHv.1706, VHv.2088,
VHv.2089 hiện đang lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN, nôi dung sách tóm tắt
bộ luật đời vua Duy Tân.
- Tân án thi hành phương pháp: Sách có ký hiệu AB.622, gồm 30
trang, hiện đang lƣu giữ tại Thƣ viện VNCHN. Nội dung sách hƣớng dẫn cho
các quan chức ở toà án sơ cấp về cách thi hành luật mới (do toàn quyền Pháp

×