Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Nghiên cứu văn bia chùa quận Ba Đình Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 182 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*********



ĐOÀN TRUNG HỮU




NGHIÊN CỨU
VĂN BIA CHÙA QUẬN BA ĐÌNH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60.22.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN






HÀ NỘI - 2008





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*********



ĐOÀN TRUNG HỮU



NGHIÊN CỨU
VĂN BIA CHÙA QUẬN BA ĐÌNH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60.22.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRỊNH KHẮC MẠNH





HÀ NỘI - 2008



LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của
PGS. TS. Trịnh Khắc Mạnh, sự giúp đỡ và dạy dỗ của các thầy cô giáo khoa Văn
cùng các thầy cô giáo Bộ môn Hán Nôm của Khoa và của Viện Nghiên cứu Hán
Nôm, cùng sự động viên của bạn bè. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến thầy Trịnh Khắc Mạnh và tất cả các thầy cô giáo cùng bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.
Đoàn Trung Hữu


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả của luận văn là trung thực, chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác.

Ký tên



Đoàn Trung Hữu


MỤC LỤC


A. Phần Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 7
4.1. Phương pháp văn bản học 7
4.2. Phương pháp thống kê định lượng 7
4.3. Phương pháp tổng hợp liên ngành 7
5. Đóng góp mới của luận văn 8
6. Bố cục của luận văn 8
7. Quy ước trình bày 9
B. Phần nội dung 10
Chƣơng 1. Tìm hiểu địa lý lịch sử và hệ thống chùa quận Ba Đình 10
1.1. Tìm hiểu địa lý lịch sử quận Ba Đình 10
1.1.1. Sơ lược về sự thay đổi tên gọi Thăng Long - Hà Nội qua các đời 10
1.1.2. Sơ lược về sự thay đổi địa chí, địa bạ Thăng Long - Hà Nội qua các đời 12
1.1.3. Địa lý hành chính quận Ba Đình 15
1.2. Hệ thống chùa tại quận Ba Đình 27
1.2.1. Hệ thống di tích lịch sử văn hoá quận Ba Đình 27
1.2.2. Hệ thống chùa tại quận Ba Đình 31
1.2.3. Định lượng chùa theo không gian 36
1.2.4. Định lượng chùa theo thời gian 39
Tiểu kết chƣơng 1 41
Chƣơng 2. Khảo sát hệ thống văn bia chùa quận Ba Đình 42
2.1. Vài nét về văn bia Việt Nam và văn bia chùa quận Ba Đình
42
2.1.1. Quá trình phát triển của văn bia ở Việt Nam theo thời gian 43

2.1.2. Quá trình phát triển của văn bia ở Việt Nam theo không gian 44
2.1.3. Giới thiệu văn bia chùa quận Ba Đình 47
2.2. Phân bố văn bia chùa quận Ba Đình 47


2.2.1. Phân bố văn bia theo không gian (phường) 47
2.2.2. Phân bố theo thời gian 49
2.3. Đặc điểm văn bia chùa quận Ba Đình 54
2.3.1. Tác giả biên soạn 54
2.3.2. Đặc điểm trang trí trên bia chùa quận Ba Đình 57
Tiểu kết chƣơng 2 60
Chƣơng 3. Tìm hiểu giá trị văn bia chùa quận Ba Đình 62
3.1. Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng tôn giáo - Tục lập Hậu Phật và gửi giỗ ở các chùa
quận Ba Đình 62
3.2. Góp phần tìm hiểu lịch sử quận Ba Đình và vị trí thành Thăng Long 65
3.3. Góp phần tìm hiểu lịch sử tư tưởng chính trị, tôn giáo, xã hội Việt Nam thời phong kiến 66
3.4. Góp phần tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các chùa ở quận Ba Đình 71
Tiểu kết chƣơng 3 75
C. Phần kết luận 76
Danh mục Tài liệu tham khảo 79
D. Phần phụ lục 87
Phụ lục 1. Danh mục văn bia chùa quận Ba Đình theo phường 87
Phụ lục 2. Danh mục văn bia chùa quận Ba Đình theo tên chùa 102
Phụ lục 3. Phiên âm và dịch nghĩa 15 bia chùa quận Ba Đình ………………………… 117
Phụ lục 4. Một số ảnh thác bản văn bia chùa quận Ba Đình …………………………… 152



1



A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là
vấn đề quan trọng bậc nhất, là căn bản cho tiến trình tiếp biến văn hóa ở
Việt Nam. Thăng Long - Hà Nội với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, kinh
đô của nhiều triều đại trong lịch sử dân tộc, là nơi sự tiếp biến văn hóa diễn
ra đa dạng song vẫn giàu bản sắc. Đây thực sự là vùng văn hóa tiêu biểu
của Việt Nam. Quận Ba Đình, thuộc trung tâm của Hà Nội ngày nay là một
vùng tập trung và còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa, có vị thế đặc
biệt quan trọng trong nghiên cứu về diễn tiến văn minh Hà Nội. Vì vậy, tìm
hiểu, nghiên cứu lịch sử quận Ba Đình trên các phương diện địa lý lịch sử,
văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo là vấn đề mang tính khoa học và thực tiễn
hiện nay.
Nói đến văn hóa, văn hóa phương Đông, văn hóa Việt Nam, văn hóa
Thăng Long - Hà Nội thì một trong những yếu tố nổi bật nhất là văn hóa
Phật giáo. Phật giáo truyền vào Việt Nam từ rất sớm. Cuối thế kỷ II, trung
tâm Phật giáo Luy Lâu thuộc quận Giao Chỉ (Thuận Thành, Bắc Ninh, Việt
Nam ngày nay) đã là một trong ba trung tâm Phật giáo phồn vinh. Gần hai
mươi thế kỷ du nhập và phát triển, Phật giáo tại Việt Nam trở thành một
trong những cội nguồn quan trọng nhất của văn hóa dân tộc. Văn hóa Phật
giáo hòa quyện với văn hóa dân tộc tới mức thông tin thu được từ thực thể
văn hóa này có thể phản ánh xác thực thực thể văn hóa Việt Nam. Đặc
trưng của chùa chiền Việt Nam là gắn liền với thiên nhiên xứ sở, với sự tích
quê hương, lịch sử dân tộc, tâm thức dân tộc. Do đó, nghiên cứu văn hóa,
lịch sử nhà chùa là một trong những hướng đi để tìm hiểu sâu sắc văn hóa,
lịch sử địa phương.
2



Trong lộ trình nghiên cứu văn hóa dân tộc, nghiên cứu văn bản Hán
Nôm nói chung và nghiên cứu văn khắc - văn bia nói riêng là một trong
những cơ sở đáng tin cậy. Do sự phát triển đặc thù của Phật giáo ở Việt
Nam, có thể nói văn bia chùa là một trong những cứ liệu xác thực nhất để
tiếp cận nghiên cứu lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán…của một địa
phương, một vùng. Vì vậy, tìm hiểu văn bia chùa, là cách tiếp cận có triển
vọng tìm hiểu sâu sắc văn hóa dân tộc.
Quận Ba Đình là một trong những nơi tập trung nhiều chùa cổ của Hà
Nội, số lượng văn bia nơi đây có thể khai thác, tìm hiểu và nghiên cứu
nhiều mặt, góp phần nghiên cứu lịch sử văn hóa quận Ba Đình nói riêng và
văn hóa Thăng Long - Hà Nội nói chung. Văn bia chùa Hà Nội đã được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, nhưng theo chúng tôi, vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu về văn bia chùa quận Ba Đình một cách có hệ
thống và chuyên biệt.
Qua những điểm trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu
Văn bia chùa quận Ba Đình là việc cần thiết và có ý nghĩa. Với những lý do
trên, chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu văn bia chùa quận Ba Đình làm đề
tài Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn - Chuyên ngành Hán Nôm.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Văn bia nói chung trong đó có văn bia chùa đã được nhiều người quan
tâm và nghiên cứu từ trước đến nay trong phạm vi cả nước. Với đề tài này,
chúng tôi chia tất cả các bài nghiên cứu về văn bia thành hai loại: loại thứ
nhất là nghiên cứu về văn bia nói chung và loại thứ hai là nghiên cứu về
văn bia Hà Nội. Trong mỗi loại này đều chia làm hai dạng: Dạng thứ nhất
đó là các tuyển tập, đề tài, luận án nghiên cứu về văn bia và văn bia chùa có
3


tính chất hệ thống về một thời đại, một địa phương, một lĩnh vực cụ thể
trong đời sống xã hội. Dạng thứ hai đó là các bài viết nghiên cứu trên các

tạp chí như Tạp chí Hán Nôm, Thông báo Hán Nôm học,… mang tính chất
thông báo, giới thiệu, kèm theo phiên âm, dịch nghĩa một số văn bia được
phát hiện mới hay giới thiệu tư liệu Hán Nôm ở một ngôi chùa nào đó hoặc
mang tính thống kê, tổng hợp về văn bia chùa ở một địa phương, nghiên
cứu đặc điểm văn bia cũng như về một vài khía cạnh của văn bia chùa như
lệ bầu Hậu Phật, về tác giả văn bia, niên đại, hình thức văn bia, về vị trí địa
lý, về Phật pháp….
Loại thứ nhất, có thể kể đến chuyên luận Một số vấn đề về văn bia Việt
Nam của PGS. TS. Trịnh Khắc Mạnh do NXB Khoa học Xã hội ấn hành
năm 2008, đây là tập chuyên luận được hình thành dựa vào nội dung cơ bản
của luận án phó tiến sĩ về văn bia và một số bài nghiên cứu về văn bia của
tác giả trong thời gian gần đây. Trong đó nêu lên quá trình hình thành, phát
triển, các hình thức tồn tại và đặc điểm văn bản của văn bia Việt Nam trong
mối quan hệ với các nước sử dụng chữ tượng hình, đồng thời nêu lên giá trị
của văn bia khi nghiên cứu tư tưởng chính trị, đời sống văn hóa xã hội, góp
phần nghiên cứu đặc điểm thể loại văn học Việt Nam thời trung đại.
- Văn khắc Hán Nôm Việt Nam do GS. Nguyễn Quang Hồng chủ biên,
tuyển hơn 1.000 văn bia có giá trị theo đánh giá của người tuyển chọn, thực
ra là làm thư mục cho những văn bia đó, có phân loại theo di tích chùa,
đình, thành…
- Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Lịch sử với đề tài Văn bia thời Mạc và
đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI của PGS.
TS. Đinh Khắc Thuân.
4


- Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn của TS. Phạm Thị Thuỳ Vinh
về đề tài Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã.
- Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn của TS. Nguyễn Hữu Mùi về đề
tài Nghiên cứu Văn bia khuyến học Việt Nam.

- Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Nguyễn Thị Hường với đề
tài Nghiên cứu văn bia chữ Nôm.
- Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Bích Tuyển với đề
tài Nghiên cứu về hệ thống văn bia chợ ở Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Trần Thu Hường với đề tài
Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII.
Đồng thời có rất nhiều bài nghiên cứu văn bia được đăng trên các tạp
chí như Tạp chí Hán Nôm, Thông báo Hán Nôm học, ở đây chỉ xin nêu ra
một số bài viết:
- PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh với bài Đặc điểm thể loại văn bia Việt
Nam đăng trong Tạp chí Hán Nôm, số 4, 1993 nghiên cứu dựa trên các văn
bia Việt Nam trong đó có bia chùa để đi đến kết luận là văn bia là một thể
văn trong hệ thống thể loại văn học cổ và bia đá đã được coi như là một
trong những loại hình văn bản trong sáng tác văn học nghệ thuật.
- TS. Đinh Khắc Thuân có bài Đặc trưng văn bản bia Lý - Trần và vấn
đề niên đại của bia A Nậu tự tam bảo điền bi trong Tạp chí Hán Nôm số 4,
2003.
- PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh - TS. Trương Đức Quả có bài Về những
thác bản văn khắc chữ Nôm ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong
5


Tạp chí Hán Nôm số 2 (19), 1994, giới thiệu những bài thơ, bài văn khắc
bằng chữ Nôm trong bộ thác bản văn khắc Hán Nôm hiện đang lưu giữ ở
Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, đồng thời tuyển dịch một số bài văn
bia chùa như Ngự đề Nhạc Lâm tự thi (N
0
1959), Thiên đài thạch trụ
(N
0

14957),…
- Trong Tạp chí Hán Nôm, số 2, 1987, Dương Thị The, Phạm Thị Hoa
có bài Đôi nét về bia hậu mô tả hình dáng bên ngoài của bia Hậu cũng như
trình tự bài văn ghi trên bia và một số giá trị của bia Hậu trong công tác
nghiên cứu về địa danh, tình hình kinh tế, tín ngưỡng của một địa phương.
Loại thứ hai là nghiên cứu văn bia Hà Nội, có thể kể đến Tuyển tập
Văn bia Hà Nội, Quyển I, II, Ban Hán Nôm do NXB Khoa học Xã hội ấn
hành năm 1978.
- Văn bia Quốc tử giám Hà Nội do Đỗ Văn Ninh biên dịch và giới
thiệu, NXB Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2000.
- Văn miếu Quốc tử giám và 82 bia Tiến sĩ do TS. Ngô Đức Thọ chủ
biên, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn miếu Quốc tử giám Hà
Nội ấn hành năm 2002.
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết nghiên cứu đã được đăng trên các
tạp chí, như Tạp chí Hán Nôm, số 4, 1994 có bài Tấm bia Nôm chùa Hồng
Liên, của TS. Trương Đức Quả giới thiệu và dịch nghĩa tấm bia chữ Nôm ở
chùa Hồng Liên, thôn Tây Mỗ, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Lưu Đình Tăng trong Thông báo Hán Nôm học năm 1996 có bài Bia
chùa Hồng Phúc, giới thiệu nội dung toàn bài văn bia Sùng tu Hồng Phúc
tự bi, năm Gia Long 10 (1811) do nhà sư Khoan Dực soạn.
6


- Thông báo Hán Nôm học năm 2003, Trần Thị Kim Anh giới thiệu
bài Bia chùa Kim Liên, thống kê và tuyển dịch một số bài văn bia chùa Kim
Liên, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.
- Đỗ Thị Hảo có bài Từ văn bia Hà Nội góp phần tìm hiểu vị trí Thăng
Long thành trong Thông báo Hán Nôm học năm 2005, dựa trên nội dung
của một số văn bia như Trấn Quốc tự bi ký, Nhất trụ tự bi, nhằm góp
phần tìm hiểu vị trí của thành Thăng Long xưa.

Qua sự trình bày nêu trên cho thấy những công trình nghiên cứu khoa
học hoặc những bài viết nghiên cứu về văn bia của một thời đại hoặc giới
thiệu, thông báo, thống kê về văn bia của một chùa hay một địa phương
nhưng hoàn toàn chưa có một công trình nghiên cứu văn bia chùa quận Ba
Đình, TP. Hà Nội một cách có hệ thống.
3. Đối tƣợng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, hệ thống các văn bia chùa quận Ba Đình - Hà
Nội hiện sưu tầm được dưới dạng các thác bản văn bia trong kho tư liệu
Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Qua điều tra khảo sát, chúng tôi sưu
tập được 376 thác bản văn bia chùa quận Ba Đình. Đây là đối tượng chính
thực hiện luận văn này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:

7


- Thông qua tư liệu văn bia, góp phần nghiên cứu lịch sử quận Ba
Đình, hệ thống quán, đình, đền và chùa ở quận Ba Đình và hệ thống văn bia
ở các chùa.

- Nghiên cứu đặc điểm phân bố văn bia chùa quận Ba Đình về không
gian và thời gian, qua đó nêu lên những đặc trưng văn bia chùa quận Ba
Đình.

- Bước đầu tìm hiểu giá trị nội dung văn bia chùa quận Ba Đình về lịch
sử, văn hóa, phong tục tập quán, trong không gian văn hóa Thăng Long -
Hà Nội.


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
4.1. Phương pháp văn bản học

Thông qua mô tả văn bản về các mặt như kích cỡ bia, độ dài bài văn
bia, đặc điểm trang trí trên bia, đặc điểm chữ viết , chúng tôi đưa ra một
số nhận định về niên đại, thời đại và tác giả.

4.2. Phương pháp thống kê định lượng

Chúng tôi tiến hành một loạt các thao tác thống kê định lượng đối với
tư liệu văn bia chùa quận Ba Đình thu thập được theo các tiêu chí: sự phân
bố theo không gian và thời gian, tác giả biên soạn Thông qua các kết quả
đó, chúng tôi đưa ra những nhận xét tổng quát về tình hình, đặc điểm và giá
trị của văn bia quận Ba Đình.

8


4.3. Phương pháp tổng hợp liên ngành

Phương pháp tổng hợp liên ngành là phương pháp quan trọng trong
quá trình tiến hành nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi sử dụng phương
pháp này để bước đầu đưa ra những nhận định tổng quát về văn bia chùa
quận Ba Đình.

Ngoài ra chúng tôi tiến hành phương pháp điền dã để khảo sát thực tế
về bia hiện vật và các ngôi chùa ở quận Ba Đình.

5. Đóng góp mới của luận văn
Thông qua nguồn tư liệu chủ yếu là các thác bản văn bia chùa quận Ba
Đình hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm kết
hợp với đi thực tế để thống kê và trình bày một cách có hệ thống các thác
bản văn bia chùa quận Ba Đình. Qua đó, góp phần nghiên cứu địa lý lịch sử
quận Ba Đình, hệ thống các di tích lịch sử ở trong quận như chùa, đình, đền,
miếu, tháp…
Đồng thời dựa trên các thác bản văn bia, nghiên cứu về đặc điểm phân
bố của văn bia chùa quận Ba Đình theo không gian và thời gian, từ đó nêu
lên những đặc trưng của văn bia chùa quận Ba Đình.
Bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa,
phong tục tập quán,… thông qua nội dung văn bia chùa quận Ba Đình trong
không gian văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
Để làm sáng tỏ một số vấn đề được nêu lên trong luận văn, phần Phụ
lục của luận văn đưa ra danh mục Văn bia chùa quận Ba Đình phân bố theo
không gian và theo thứ tự tên chùa kèm giới thiệu phiên âm và dịch nghĩa
15 bài văn bia.
9


6. Bố cục của luận văn
Ngoài Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 phần: Phần mở
đầu, Phần nội dung, Phần kết luận và Phần phụ lục.
- Phần nội dung được chia làm ba chương:
+ Chương I: Tìm hiểu địa lý lịch sử và hệ thống chùa tại quận Ba Đình.
+ Chương II: Khảo sát hệ thống văn bia chùa quận Ba Đình.
+ Chương III: Tìm hiểu giá trị văn bia chùa quận Ba Đình.
- Phần Phụ lục bao gồm:
+ Phụ lục 1: Danh mục văn bia chùa quận Ba Đình theo phường.
+ Phụ lục 2: Danh mục văn bia chùa quận Ba Đình theo tên chùa.

+ Phụ lục 3: Phiên âm và dịch nghĩa 15 bia chùa quận Ba Đình.
+ Phụ lục 4: Một số ảnh thác bản văn bia chùa quận Ba Đình.
7. Quy ƣớc trình bày
Nguồn tài liệu trích dẫn được để trong dấu ngoặc vuông, trong đó chữ số
đầu là số thứ tự của tài liệu trong Danh mục tài liệu tham khảo, chữ số thứ
hai là số trang của tài liệu tham khảo đó.
Trong luận văn chúng tôi có sử dụng một số ký hiệu viết tắt là các ký
hiệu đang được sử dụng tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm hiện nay.
10


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TÌM HIỂU ĐỊA LÝ LỊCH SỬ VÀ HỆ THỐNG CHÙA
QUẬN BA ĐÌNH
Khoa học địa lý lịch sử (géographie historique) là môn khoa học rất
cần thiết trong việc nghiên cứu văn hoá và lịch sử dân tộc; ở đó chúng ta có
thể tìm thấy nhiều vấn đề “lịch sử trầm tích” của một địa phương, một dân
tộc. Vấn đề cụ thể ở đây là địa lý lịch sử Thăng Long - Hà Nội nói chung
và quận Ba Đình nói riêng. Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học lớn và
có rất nhiều sự bàn luận từ bấy lâu nay. Trước khi tìm hiểu về địa lý lịch sử
quận Ba Đình, chúng ta không thể không tìm hiểu sơ lược địa lý lịch sử
Thăng Long - Hà Nội. Thăng Long - Hà Nội là một vùng đất “nhạy cảm”
qua nhiều triều đại lịch sử nên sự biến thiên về mặt địa giới cũng như về
nhiều mặt của đời sống chính trị - xã hội xảy ra liên tục.
Những vấn đề mà chúng tôi nêu ra sau đây là tiếp thu ý kiến của các
nhà nghiên cứu và những ghi chép trong thư tịch Hán Nôm về địa lý lịch sử
Thăng Long - Hà Nội nói chung và quận Ba Đình nói riêng.
1.1. Tìm hiểu địa lý lịch sử quận Ba Đình
1.1.1. Sơ lƣợc về sự thay đổi tên gọi Thăng Long - Hà Nội qua các

đời
Hà Nội trải qua nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử. Trong thời kỳ
cai trị của người Trung Quốc, Hà Nội từng có tên là huyện Tống Bình, đã
xuất hiện trong sử sách từ những năm 454 - 456 thời Nam Bắc triều của

×