ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM ÁNH SAO
PHÚ KINH ĐÔ ĐỜI HÁN
[QUA PHIÊN DỊCH, KHẢO CỨU LƯỠNG ĐÔ PHÚ
CỦA BAN CỐ VÀ NHỊ KINH PHÚ CỦA TRƯƠNG HÀNH]
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60 22 40
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN
HÀ NỘI, 2008
i
M ụ c l ụ c
Mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài / 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu / 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu / 15
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Khái niệm và thuật ngữ chủ yếu / 16
5. Phạm vi nghiên cứu và phạm vi tư liệu / 18
6. Cấu trúc của luận văn / 19
7. Thuận lợi và khó khăn / 20
8. Đóng góp của đề tài / 21
9. Quy ước trình bày / 22
CHƯƠNG 1
NHỮNG TÁC ĐỘNG NGOẠI SINH
1.1. ĐẾ CHẾ ĐẠI HÁN VÀ CỤC DIỆN ĐẠI NHẤT THỐNG / 23
1.1.1. Sự ra đời của đế chế Đại Hán / 23
1.1.2. Cục diện đại nhất thống / 26
1.2. KINH HỌC NHO GIA VÀ CÁC HỌC PHÁI TƯ TƯỞNG KHÁC / 31
1.2.1. Kinh học Nho gia / 31
1.2.2. Các học phái tư tưởng và học thuật khác / 34
1.3. VĂN HÓA, TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG / 40
1.3.1. Văn hóa / 40
1.3.2. Tôn giáo và tín ngưỡng / 42
CHƯƠNG 2
Những tác động nội sinh
ii
2.1. QUAN NIỆM VĂN HỌC / 44
2.1.1. Quan niệm văn học của Nho gia / 44
2.1.2. Quan niệm văn học của Đạo gia / 47
2.1.3. Phú luận đời Hán / 50
2.1.3.1. Phú luận của học giả văn nhân / 51
2.1.3.2. Phú luận của hoàng đế / 53
2.2. TRUYỀN THỐNG VĂN HỌC / 56
2.2.1. Thi kinh / 57
2.2.2. Sở từ và tác phẩm của Khuất Nguyên / 63
2.2.3. Tản văn Tiên Tần / 66
CHƯƠNG 3
Đặc điểm văn thể
3.1. VỀ KẾT CẤU / 67
3.1.1. Chủ khách vấn đáp / 67
3.1.2. Đối xứng không gian / 71
3.2. VỀ CẤU TRÚC NGÔN NGỮ / 72
3.3. VỀ ĐỐI TƯỢNG MÔ TẢ / 79
3.4. VỀ ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ / 81
KẾT LUẬN / 86
Tài liệu tham khảo - tra cứu / 91
PHỤ LỤC 1 / 114
PHỤ LỤC 2 / 147
PHỤ LỤC 3 / 175
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
Nxb
Nhà xuất bản
Tr. hoặc tr.
Trang hoặc trang
tr.CN hoặc s.CN
trước Công nguyên hoặc sau Công nguyên
H.
Hà Nội
KHXH
Khoa học Xã hội
ĐH, ĐHSP
Đại học, Đại học Sư phạm
KHXH&NV HN
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
v.v
vân vân.
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
1
Mở đầu
1. lý do lựa chọn đề tài
Đề tài Luận văn của chúng tôi nghiên cứu về thể tài kinh đô phú đời Hán là bước
khởi đầu cho việc nghiên cứu một trong những văn thể tiêu biểu nhất trong lịch sử văn
học Trung Quốc và Việt Nam (thời cổ - trung đại), đó là thể PHÚ. Nghiên cứu toàn
diện về thể phú trên cả hai bình diện đồng đại và lịch đại là đề tài lớn, các vấn đề học
thuật mà nó đặt ra là vô cùng phong phú và phức tạp, cần phải dành nhiều thời gian
và công sức sau này. Do vậy, trong phần mở đầu, chúng tôi xin trình bày lý do xoay
quanh đối tượng nghiên cứu trực tiếp, nhằm giải đáp câu hỏi vì sao chúng tôi chọn
kinh đô phú đời Hán như là “đột phá khẩu” cho công việc nghiên cứu Hán phú nói
riêng và văn thể phú nói chung của mình.
1.1. Xuất phát từ tình hình nghiên cứu thể phú ở Trung Quốc là lý do
thứ nhất quy định sự lựa chọn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.
1.1.1. Ở Trung Quốc, kể từ khi phú xuất hiện và phú luận ra đời, vấn đề
mang tính bản thể luận - phú là gì - đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý
của học giới. Từ những bài “tự tự” ở đầu các bài phú, những bài “phú luận” có
quy mô nhỏ ở đời Hán, cho đến những bài viết nghiên cứu xuất hiện đầu thế
kỷ XX, hay những công trình nghiên cứu công phu về thể phú xuất hiện gần
đây nhất; từ các công trình “tập lục hiệu khám” quy mô lớn (toàn tập, tổng tập),
các công trình kim dịch, kim chú, đến các tuyển bản lớn nhỏ xưa nay v.v; nói
chung, phú luận gia Trung Quốc tự cổ chí kim đều ít nhiều để lại dấu ấn của
mình. Tuy nhiên, các ý kiến đến nay vẫn chưa đi đến thống nhất, phú khi thì
được coi là anh em với thi từ, khi thì bị nhận quàng là họ hàng với tản văn
1
. Vì
thế vấn đề này xem ra vẫn được coi là để ngỏ. Điều đó quả thực đã tạo nên sức
1
Không kể các tuyển bản tản văn trước đó, ngay gần đây, Tào Đạo Hành trong cuốn Hán Ngụy
Lục triều văn tinh tuyển (Giang Tô Cổ tịch Xuất bản xã, bản in lần thứ 3 năm 1995), đã tuyển
các bài phú (Thích thế tật tà phú của Triệu Nhất, Anh Vũ phú của Nễ Hành, Đăng lâu phú của
Vương Xán, Nguyệt phú của Tạ Trang, Vu Thành phú của Bão Chiếu v.v) và xếp chúng cạnh
các bài mà về văn thể ông gọi chung là văn như: từ, luận, sớ, thư, ký, biểu, lụy, tự, tiên v.v.
Nhiều nhà phú học Trung Quốc có chung nhận thức như thế.
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
2
hấp dẫn đặc biệt đối với bất cứ người nghiên cứu nào. Chúng tôi tất nhiên
cũng bị lôi cuốn bởi chủ đề nghiên cứu đó.
1.1.2. Ở Trung Quốc, phú được coi là văn thể tiêu biểu nhất của văn học
đời Hán. Địa vị của nó trong lịch sử văn học, do vậy là ngang bằng với một số
văn thể mang tính “đại diện cho thời đại” như: “thi” đời Đường, “từ” đời Tống,
“khúc” đời Nguyên v.v. Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại và lưu truyền, không
văn thể nào lại có số phận nổi chìm như Hán phú, đặc biệt là phú thể vật
1
.
Trong lịch sử hơn 2000 năm của mình, phú thể vật khi được ngợi ca hết lời, khi
bị quy cho hàng loạt tội danh như: ca công tụng đức, coi nhẹ phúng gián, từ ngữ
chồng chất, lời lẽ trống rỗng hoa mỹ; tác gia làm phú cũng vậy, người thì trọng
kẻ thì khinh, đủ cả. Đặc biệt nhất là trong thời kỳ nổ ra Đại cách mạng văn hóa
(1966-1976), kinh đô phú đời Hán đã bị coi là “cặn bã” của chế độ phong kiến,
cần phải loại trừ khỏi cuộc sống mới. Tuy nhiên, sau sự kiện này, từ thập niên
80 (thế kỷ XX) trở đi, Hán phú, trong đó có kinh đô phú, lại dần dần được học
giới chú ý nghiên cứu và đánh giá khách quan địa vị và ảnh hưởng trong lịch sử
văn học Trung Quốc. Có thể nói, đi tìm sức sống của thể phú cũng chính là một
trong những động lực thôi thúc chúng tôi đến với đề tài này.
1.1.3. Trong dòng chảy của phú thể vật ở đời Hán, chúng tôi thấy nổi bật
thể tài kinh đô phú. Nó xuất hiện nhiều ở đầu thời Đông Hán, là anh em ruột
thịt với thể tài “thiên tử du liệp” và “thiên tử đại lễ” ở thời Tây Hán. Đặc biệt,
với những tác gia lớn như Ban Cố (nhà sử học, văn tự học, nhà văn), Trương Hành
(nhà văn tự học, thiên văn học, triết học, toán học, nhà văn) và với quy mô đồ sộ chưa
1
Lưu Hiệp trong thiên Thuyên phú sách Văn tâm điêu long định nghĩa về phú như sau: “賦者, 鋪
也; 鋪采摛文,體物寫志也” (Phú giả, phô dã; phô thái si văn, thể vật tả chí dã. Dịch nghĩa:
Phú nghĩa là phô trần; phô trần văn hay lời đẹp, mô tả sự vật bộc lộ tình chí). Chúng tôi mượn
hai chữ “thể vật” (chữ thể ở đây nghĩa rộng hơn mô tả) của ông để gọi loại phú mà học giả
Trung Quốc thường gọi là tản thể đại phú và mượn hai chữ “tả chí” (chữ tả ở đây ngụ ý khách
thể hóa đối tượng bộc lộ) để gọi loại phú mà học giả Trung Quốc gọi là Tao thể phú hoặc tiểu
phú trữ tình. Lý do là vì, nếu gọi là tản thể (để đối sánh với Tao thể phú và luật phú) thì sẽ
khiến người ta nghĩ loại phú này chỉ có tản văn mà không có vần (thực tế nó là loại vận tản xen
kẽ), còn gọi là đại phú (đối sánh với tiểu phú) thì e rằng khái niệm đó tính xác định không cao,
bởi đó chỉ là cách gọi cho tiện, thể hiện thói quen trong tư duy phân loại sự vật của người Trung
Quốc (cũng như họ gọi Đỗ Phủ là Đại Đỗ, Đỗ Mục là Tiểu Đỗ, hoặc gọi thể loại tiểu thuyết là
trường thiên và đoản thiên). Vấn đề này, chúng tôi sẽ còn đề cập lại ở phần biện thể.
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
3
từng có xưa nay
1
, phú thể vật thực sự đã tạo nên một hiện tượng không lặp lại
của văn thể này về phương diện sáng tác. Còn về mặt tiếp nhận, thể tài này với
những văn bản tác phẩm “khổng lồ” cũng đã tạo ra những “phản ứng” dị
thường đối với phú luận cổ đại và khoảng cách không nhỏ đối với “tầm chờ
đợi” của độc giả các đời. Nó tựa như những ngọn đại sơn ở Lam Điền hiện vẫn
tiềm tàng những viên ngọc quý, vừa thách thức, song cũng lại hứa hẹn những
triển vọng, tạo điều kiện cho người nghiên cứu triển khai việc khám phá, từ đó
mà phát hiện ra “chiếc chìa khóa vàng”, giúp tháo gỡ việc nhận diện đặc trưng
văn thể của phú. Những suy nghĩ đó cũng là lý do khiến chúng tôi mạnh dạn
tìm hiểu thể tài kinh đô phú đời Hán.
1.1.4. Mặt khác, từ nguồn tư liệu phú học Trung Quốc rất phong phú và
cập nhật, chúng tôi nhận thấy, do ảnh hưởng của quan điểm nghiên cứu trước
nay quá sâu sắc về “tính cấp thiết” của đề tài nghiên cứu (thực ra là biểu hiện của
tính thực dụng), nên giới phú học Trung Quốc trước đây tuy đã chú ý nghiên cứu
kinh đô phú đời Hán, song chưa chú ý đúng mức một số khía cạnh học thuật của
thể tài này, nhất là hai tác phẩm quy mô lớn như Lưỡng đô phú của Ban Cố và
Nhị kinh phú của Trương Hành; do vậy, qua Luận văn này, bằng cách khách
quan hóa triệt để đối tượng nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu hai tác phẩm trên, nhận
diện chân thực hiện tượng văn hóa và văn học độc nhất vô nhị này, từ đó thay
đổi quan niệm “hắt hủi” và thái độ xa lánh của độc giả đương đại đối với chúng.
Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài Luận văn này, chúng tôi chủ yếu vẫn
chịu sự quy định trực tiếp từ tình hình nghiên cứu phú ở Việt Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu thể phú ở Việt Nam, nhất là thời gian gần đây
chính là lý do quan trọng khiến chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu này.
Qua Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Phạm Tuấn Vũ và Luận văn Thạc sĩ Ngữ
văn của Nguyễn Thị Tú Mai
2
, chúng tôi được biết khá tường tận về tình hình
1
Theo thống kê về lượt chữ trong một số bài phú của nhà phú học Khương Thư Các, Thiên tử du
liệp phú (còn gọi là Tử Hư phú và Thượng Lâm phú) của Tư Mã Tương Như gồm 3523, bốn bài
phú của Dương Hùng là Cam Tuyền phú, Vũ liệp phú, Trường Dương phú, Hà Đông phú cộng lại
cũng chỉ 4179, vậy mà riêng Lưỡng đô phú của Ban Cố đã 4702, còn Nhị kinh phú của Trương
Hành thì lên đến 7696 [Biền văn sử luận, Nhân dân Văn học Xuất bản xã, 1986, tr.221].
2
Luận án của Phạm Tuấn Vũ nhan đề là Thể phú trong văn học Việt Nam trung đại (GS.TSKH
Bùi Văn Ba hướng dẫn), được bảo vệ năm 2002 (vào thời điểm ấy, ở Việt Nam, ông được coi là
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
4
nghiên cứu thể phú ở Việt Nam. Có thể nói, ở thời kỳ trung đại, Việt Nam chủ
yếu mới chỉ xuất hiện phú luận, song số lượng không nhiều, ý kiến cũng chưa
có gì đặc biệt, chủ yếu tiếp thu từ phú luận Trung Quốc
1
.
Từ thập niên đầu thế kỷ XX trở đi, khi văn học Việt Nam từng bước hòa
nhập quỹ đạo văn học thế giới, mới thấy xuất hiện một số giáo khoa thư giới
thiệu về thể phú dùng để dạy học, các sách chuyên luận còn chưa ra đời. Nói
một cách khác, nghiên cứu phú ở ta không trở thành một hiện tượng như ở
Trung Quốc; hơn nữa công việc đó, nếu so với các văn thể khác, nhất là với
thơ, thì cũng kém xa về cả bề rộng lẫn chiều sâu. Điều đó thể hiện khá rõ khi
quan sát lịch sử nghiên cứu thể phú ở Việt Nam những năm 60 - 70 (thế kỷ
XX). Chúng ta gần như không thấy xảy ra hiện tượng cấm đoán nghiên cứu
phú và dập vùi tác phẩm phú như đã từng xảy ra ở Trung Quốc trong Đại cách
mạng văn hóa
2
. Tình hình nghiên cứu phú về sau cũng đã được chú ý hơn
trong các công trình văn học sử và thi pháp học, song mô tả về nó vẫn còn
chưa được đầy đặn. Một số hợp tuyển, tuyển tập, tổng tập có đưa phú vào,
song số lượng ít hơn nhiều các thể loại khác và cách giới thiệu cũng vẫn là
chiều theo số đông độc giả từ lâu bị đứt đoạn với văn hóa văn học truyền
thống. Một vài công trình dịch thuật về lịch sử văn học Trung Quốc cũng cung
cấp thêm tư liệu tác phẩm và tri thức cơ bản về thể phú cũng như thành tựu
phú học ở Trung Quốc, song tác phẩm phú không được giới thiệu hoàn chỉnh,
nên cũng rất khó hình dung diện mạo, nhận chân đặc điểm. Rải rác cũng có
người rất dũng cảm vì “dám” chọn đề tài nghiên cứu gai góc này). Sau đó là Luận văn của
Nguyễn Thị Tú Mai, nhan đề là Cảm hứng hài hước châm biếm trong phú Nôm giai đoạn từ
cuối Lê đến cuối Nguyễn (PGS.TS Nguyễn Đăng Na hướng dẫn), được bảo vệ năm 2003. Do
tình hình nghiên cứu về thể phú ở Việt Nam được nói khá kỹ ở hai công trình trên, nên ở đây
chúng tôi chỉ đưa ra những nhận xét khái quát của mình liên quan đến việc trình bày lý do lựa
chọn đối tượng nghiên cứu.
1
Đánh giá về Nguyên tựa (bài tựa đề Lê Thánh Tông tự viết cho tác phẩm đại phú quy mô nhất
Việt Nam của ông là Lam Sơn Lương Thủy phú), tác giả Phạm Tuấn Vũ viết: “Cách đây năm
thế kỷ mà một người Việt Nam đã viết được những điều như vậy về thể phú Trung Quốc, quả
đáng ngạc nhiên và thán phục”. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, tác giả Luận án đã viết như vậy
vì ở thời điểm đó, ông chưa có điều kiện đối sánh phú luận của Trung Quốc và Việt Nam.
2
Tất nhiên, nguyên do của hiện tượng này có lẽ còn vì phú Việt Nam được giới thiệu chủ yếu là
phú trữ tình, nội dung mô tả danh thắng của đất nước kết hợp cảm hứng ngợi ca chiến công
hiển hách chống ngoại xâm, ít có loại phú thể vật viết về đề tài đô ấp, quy mô lớn, nội dung ca
công tụng đức, ngôn từ chất chồng, lời lẽ hoa mỹ như phú Trung Quốc đời Hán.
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
5
một số bài viết trên diễn đàn khoa học bàn về phú, song mới chỉ dừng lại mức
độ giới thiệu về một vật thể lạ “ít người biết đến”. Đối tượng nghiên cứu của
các bài viết hoặc nghiêng về phú Nôm, hoặc vẫn chỉ dừng lại ở những tư liệu
văn bản chữ Hán chưa đầy đủ diện mạo đã được dịch ra tiếng Việt. Việc dịch
thuật, nghiên cứu diễn ra khá lẻ tẻ ngẫu hứng và vì không được triển khai một
cách hệ thống, nên cũng không tạo nên được hiệu ứng xã hội. Nguyên do của
hiện tượng trên tồn tại ở cả hai phía: khách thể nghiên cứu thì quá khó khăn
phức tạp, đặc biệt là về phương diện văn bản học, văn tự học, văn hiến học;
còn chủ thể nghiên cứu thì vốn lực lượng đã ít, lại hổng tri thức cơ bản về văn
thể, văn hóa cổ đại và không được chuẩn bị đầy đủ về phương tiện.
Do vậy, trước thời điểm năm 2002, tức trước khi Phạm Tuấn Vũ hoàn
thành luận án tiến sĩ, thì ở Việt Nam, công bằng mà nói, chúng ta vẫn chưa
thấy xuất hiện một công trình nghiên cứu đáng kể nào. Luận án của Phạm
Tuấn Vũ thể hiện rất rõ tinh thần khoa học và thái độ thận trọng, nhất là những
lời nhận xét đánh giá, hay những ý kiến bàn luận có tính chất bản thể về thể
phú. Nghiên cứu về thể phú ở Việt Nam, một trong những điều mà tác giả luận
án ý thức rất sâu sắc, đó là sự cần thiết phải có những hiểu biết đến nơi đến
chốn về thể phú ở Trung Quốc. Ông viết ngay ở đầu chương một của luận án:
“Thực tế cho thấy, giá trị của những sự nghiên cứu thể phú ở Việt Nam không
chỉ phụ thuộc vào hiểu biết phú Việt Nam mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự
hiểu biết phú Trung Quốc” [52,17]. Tác giả luận án lại nói rõ và nhấn mạnh
hơn ở trang sau: “Những giá trị phổ biến của thể tài và những giá trị đặc thù
của phú Việt Nam sẽ nổi bật hơn dưới cái nhìn đối sánh phú Việt Nam và phú
Trung Quốc ở những vấn đề trọng yếu. Những đúc kết mang tính lý luận về
thể tài, nếu có được, cũng phải xuất phát từ đây” [52,18]. Từ thực tế nghiên cứu
của mình, chúng tôi rất tán đồng với ý kiến đó. Vấn đề mang tính bản thể luận
- phú là gì - quả thực không hề đơn giản và chắc chắn không thể giải quyết chỉ
trong một sớm một chiều. Chúng tôi nghĩ rằng, mình phải có sự chuẩn bị, phải
làm nhiều việc cần phải làm để có đủ điều kiện cần thiết trước khi bước vào
“cao đàm khoát luận”. Lịch sử nghiên cứu thể phú ở Trung Quốc đã giúp
chúng tôi có câu trả lời hết sức minh xác. Nhận thức này của chúng tôi càng
được củng cố khi gần đây đọc phần viết Lược khảo phú chữ Hán Việt Nam của
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
6
Thạc sĩ Đinh Thanh Hiếu (thuộc Phần bốn: Quá trình vận động của hệ thống thể loại
và ngôn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam, trong bộ sách Văn học Việt Nam thế kỷ X -
XIX . Những vấn đề lý luận và lịch sử do PGS. TS Trần Ngọc Vương chủ biên. Nxb Giáo
dục, 2007, tr.611-656). Những trang viết về phú Việt Nam trong bộ sách này đã
khiến người đọc phải thán phục. Từ khả năng bao quát tư liệu, khảo sát giám
định văn bản, đến việc phiên dịch và nghiên cứu, người viết cho thấy sự vượt
trội của mình trong lĩnh vực nghiên cứu phú ở Việt Nam. Những thành công
đó quả thực đã củng cố niềm tin cho chúng tôi rất nhiều khi lựa chọn hướng đi
và bước đi cụ thể cho đề tài Luận văn của mình.
1.3. Một lý do nữa cũng xin được nói thêm, đó là lý do từ chính chủ thể
nghiên cứu. Nghiên cứu văn hóa, văn học Trung Quốc và Việt Nam thời cổ đại
và trung đại, vấn đề tri thức về Hán ngữ cổ đại luôn luôn được đặt ra và đòi
hỏi ngày một cấp thiết. Trên con đường tiến tới tương lai, chúng ta ngày càng
lùi xa cổ nhân, hố ngăn cách ngày một lớn. Do vậy, chọn đề tài như kinh đô
phú ở đời Hán, đối với bản thân, chúng tôi nghĩ, sẽ có điều kiện học tập thành
tựu phú tác của tiền nhân và tiếp thu thành quả nghiên cứu của nhiều thế hệ
học giả, qua đó đúc rút kinh nghiệm, đẩy nhanh quá trình “nối dòng đã đứt”,
khỏa lấp được sự thiếu hụt về tri thức, từ đó nâng cao hiệu quả công việc
nghiên cứu trong tương lai của mình.
2. lịch sử vấn đề nghiên cứu
Lý do chủ yếu đưa chúng tôi đến với đề tài này chính là tình hình nghiên
cứu thể phú; do vậy ở đây, chúng tôi xin lược thuật vài nét về lịch sử nghiên
cứu vấn đề. Như đã nói trên, do tự thân chưa có điều kiện khảo sát, nên chúng
tôi sẽ không trình bày lại lịch sử vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam, bởi vấn đề
đó đã được phác họa tương đối đầy đủ trong hai công trình nghiên cứu về phú
của Phạm Tuấn Vũ và Nguyễn Thị Tú Mai (chúng tôi không làm được hơn và muốn
thực hiện nó ở một công trình khác); ở đây chỉ xin khái lược tình hình nghiên cứu
kinh đô phú nói riêng và phú thể vật nói chung ở Trung Quốc
1
, đó là vấn
đề có liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của đề tài này.
1
Vấn đề này chúng tôi chưa công bố được trên diễn đàn khoa học, vì vậy xin trình bày ở đây.
Tuy nhiên ở phần này, chúng tôi cũng chỉ trình bày khái quát, chủ yếu tập trung vào phú học
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
7
2.1. Phú là văn thể xứng đáng được coi là tiêu biểu nhất của văn học đời
Hán. Tuy nhiên, trong lịch sử văn học Trung Quốc, không có văn thể nào lại
có số phận lận đận như Hán phú; đặc biệt là thể tài kinh đô phú nói riêng và
phú thể vật nói chung. Ngay từ khi ra đời, phú thể vật đã phải chịu cảnh người
khen kẻ chê. Lạ hơn nữa là, không chỉ người đọc mà ngay cả người sáng tác ra
nó cũng lên tiếng chỉ trích
1
. Sau đời Hán, trong thời kỳ dài gần 2000 năm, khi
mà thể phú đang còn được sáng tác, thì phú thể vật đời Hán vẫn không ngớt
đón nhận những lời khen chê, phê phán từ các nhà phú luận chịu ảnh hưởng
sâu sắc (đến mức vô thức) của quan niệm văn học Nho gia
2
.
2.2. Bước sang thời Cận đại, trước sự đổi thay của xã hội, sáng tác phú
tựa như ngọn nến tàn lụi dần rồi tắt hẳn, nhường chỗ cho tiểu thuyết và hý
khúc. Ở thời điểm đó (1900 đến 1949), “nghiên cứu văn học thể phú không có
những phê phán và tranh luận kịch liệt, chỉ xuất hiện mấy cuốn chuyên trứ và
mấy chục bài viết”[129]. Một số học giả nổi tiếng như Chương Thái Viêm,
Lưu Sư Bồi, Hồ Thích có những ý kiến sắc sảo
3
, nhưng lại chọn góc nhìn hẹp
từ bên ngoài văn học. Tuy nhiên công bằng mà nói, một số học giả như Vương
thế kỷ XX, còn các vấn đề chi tiết về phú luận cổ đại và phú học cận hiện đại, xin được kết hợp
trình bày cụ thể ở các chương của Luận văn. Đối với tình hình nghiên cứu thể phú ở ngoài
Trung Quốc, chúng tôi cũng xin tìm hiểu vào dịp khác.
1
Tư Mã Thiên, Dương Hùng, Ban Cố, Trương Hành, Vương Sung v.v ở đời Hán, khi bàn về phú,
mặc dù khẳng định, song ít nhiều đều có chỉ trích phú tác ra đời trước đó.
2
Phú học gia Tung Phàm trong bài Hán phú nghiên cứu sử thuật lược cho biết, thời Ngụy-Tấn-
Nam Bắc triều, khi vị thế độc tôn của Kinh học đời Hán bị giải thể, Tào Phi, Tào Thực, Lục Cơ,
Cát Hồng, Thẩm Ước đều khẳng định địa vị không thể cao hơn của Hán phú nói riêng và thể phú
nói chung; song cũng thời kỳ đó, Tả Tư khi sáng tác Tam đô phú và viết tựa cho bài đại phú này,
đã chỉ trích Hán phú khoa trương, hư cấu. Cùng với Tả Tư, thì Hoàng Phủ Bí và Chí Ngu cũng
phê phán khá nặng nề. Ngay cả Lưu Hiệp, văn luận gia có thành tựu cao nhất về nghiên cứu phú
thời đó, trong tác phẩm Văn tâm điêu long cũng có lúc “thể hiện tư tưởng chính thống tông kinh
và minh đạo. Đầu đời Đường, vua Thái Tông và các nhà thơ như Vương Bột, Dương Quýnh, Lưu
Tri Kỷ v.v vẫn còn cho phú là “văn thể phù hoa, vô ích khuyến giới”, thậm chí Lưu Miện còn mạt
sát phú là “vong quốc chi âm” [161]. Từ đời Tống trở đi, tình hình vẫn là như vậy. Vấn đề này
quá rộng, chúng tôi xin được đề cập chi tiết ở một công trình khác.
3
Chương Thái Viêm cho phú có nguồn gốc từ “tiểu học”, Lưu Sư Bồi thì nói về quan hệ giữa thể
phú và văn tự học, còn Hồ Thích thì từ góc độ phát triển ngôn ngữ văn học để nhìn nhận tính
chất văn học của thể phú. Ông cho phú “lời ca vang dội, đẽo gọt a dua, lời nhiều ý ít, đây là
sự mở đầu của văn quý tộc ”. Ý kiến của ông đã gặp phải sự phản đối của Quách Thiệu Ngu:
“ những người nghiêng về văn bạch thoại, lại đi mạt sát giá trị của từ phú và biền văn”.
Quách Thiệu Ngu có ý chỉ ra sự thiên lệch, coi nhẹ thể phú của Hồ Thích v.v.
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
8
Phan, Phó Cánh Sinh, Lưu Đại Kiệt vẫn có những đánh giá khá mới mẻ về
phú
1
. Các nhà phú học như Phùng Nguyên Quân, Đào Thu Anh, Vạn Man hay
Giản Tông Ngô (Đài Loan) cũng có những lý giải khoa học đáng chú ý
2
. Chính
ở thời kỳ này, phú thể vật đời Hán lại được đề cao
3
. Thế nhưng chừng đó cũng
chỉ được coi là chút xoa dịu trước khi nó phải nếm trải những trận “phê đấu”
không thương tiếc trong Đại cách mạng văn hóa (1966-1976).
2.3. Trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1977, phê bình văn học phần
nhiều chỉ quan tâm đến vấn đề chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn (tích
cực hay tiêu cực) và chủ nghĩa yêu nước, nên nghiên cứu văn học về thể phú
cũng mang những đặc điểm của thời đại đó. Cuốn Trung Quốc văn học sử do
sinh viên lớp 1955 Khoa Trung Văn, Đại học Bắc Kinh biên soạn, mặc dù ra
đời trước 1966, song về cơ bản, vẫn giữ thái độ phủ định đối với phú thể vật ở
1
Vương Phan đặt Hán phú, từ phú Lục triều ở địa vị ngang hàng, tiến hành so sánh về sự hình
thành và đặc sắc của nó, cho rằng Hán phú là phú trường thiên, thoát thai từ Sở thanh Tao
thể, đặc điểm của Hán phú là lý tưởng, phúng thích, chuộng chữ lạ. Bài Hán phú dữ bài ưu
(Hán phú và người diễn hề) của Phó Cánh Sinh viết, “Hán Vũ Đế, Tuyên Đế, Thành Đế đều
không phải là người yêu thích văn học chân chính, các nhà làm phú về mặt sở hữu là những
người được đãi ngộ và bị coi như kẻ diễn hề ”, văn học biểu đạt tình ý, “mỹ cảm không
giống với khoái cảm, mà Vũ Đế, Tuyên Đế đều là những kẻ ngoại đạo đi tìm khoái cảm trong
phú”. Dựa vào đó, ông cho rằng, “các nhà làm phú thời Đông Hán đã thoát khỏi thói quen
diễn hề, trong từ phú đã chứa đựng khí tượng của học giả”. Cuốn Trung Quốc văn học sử
của Lưu Đại Kiệt, quyển thượng, cũng có những kiến giải độc đáo. Tuy nhiên, ông có ý
nghiêng về ca ngợi từ phú các đời Ngụy Tấn.
2
Phùng Nguyên Quân trong bài viết Hán phú dữ cổ ưu (Hán phú và con hát xưa) cho rằng,
nên chú ý ảnh hưởng của con hát xưa đối với Hán phú, một số đặc điểm về thể chế của Hán
phú có mối quan hệ trực tiếp đến phẩm chất và thân phận của các tác gia Hán phú. Cuốn
Nghiên cứu lịch sử Hán phú của Đào Thu Anh thì xác lập tiêu chuẩn “ngôn tình” cho Hán
phú. Còn Vạn Man trong bài viết Bàn về phú của Tư Mã Tương Như thì khẳng định, từ vựng
phong phú giàu có trong phú của Tư Mã Tương Như “hơn nửa không phải là sao chép từ Thi
kinh, Sở từ, hiển nhiên là đào luyện từ phương ngôn thời Lưỡng Hán mà ra, được vận dụng
một cách táo bạo vào trong bài phú”. Các học giả Đài Loan như Giản Tông Ngô đã có không
ít thành tựu nghiên cứu Hán phú từ phương diện phương ngôn.
3
Khâu Quỳnh Tôn trong Thi phú từ khúc khái luận chỉ tìm hiểu hai thời kỳ mà ông cho là quan
trọng: “phú thời Chiến Quốc và Lưỡng Hán” (thời kỳ cổ phú). Cuốn Trung Quốc vận văn
thông luận của Trần Trung Phàm lấy “Hán Ngụy Lục triều đại phú” làm đối tượng nghiên
cứu chủ yếu. Cuốn Trung Quốc vận văn sử của Vương Hạc Nghi biên dịch cũng cho rằng,
Hán phú là thứ tốt đẹp tinh túy của thể phú, phú thời Đường Tống trở về sau không có tiếng
vang. Cuốn sách này không bàn luận theo vấn đề mà theo thứ tự thời gian, Hán phú có riêng
chuyên luận, phú các đời Ngụy Tấn Nam Bắc triều và phú đời Đường chỉ sơ sơ đề cập đến một
số tác phẩm, còn đời Tống về sau thì không đề cập đến phú nữa.
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
9
đời Hán, cực lực khẳng định đối với phú tả chí cuối thời Đông Hán. Tất nhiên,
đó cũng là ý kiến có tính đại diện đương thời. Các tác giả đã tổng kết được 4
đặc điểm của phú thể vật đời Hán, đó là văn học quý tộc, phô trương chồng
chất, ngôn từ trống rỗng, bắt chước mô phỏng; cho rằng “nội dung đại phú
trống rỗng, chỉ chuộng đẽo gọt tô vẽ, là tác phẩm của chủ nghĩa hình thức
cực đoan”. Tuy nhiên, các tác giả cũng thừa nhận các bài phú “chủ yếu là thể
vật, chứ không trực tiếp tô hồng cho tư tưởng hủ bại của giai cấp thống trị, vì
thế mà đối với chúng ta mà nói, tuy không có lợi, cũng không thấy có hại gì
lớn, mà còn hoặc nhiều hoặc ít có giá trị nhận thức nhất định. Còn như kỹ xảo
điều từ khiển chữ, cũng có tác dụng đối với các tác gia sau này”
1
.
Một tác giả khác là Trần Giới Bạch thì cho rằng, về tổng thể, Hán phú là
văn học phản hiện thực chủ nghĩa, hình thức chủ nghĩa
2
. Các học giả Trịnh
Mạnh Đồng, Lưu Khai Dương, Lý Gia Ngôn v.v, tuy cũng chịu ảnh hưởng của
thời đại, nhưng do chú ý nhất định tới bản thân văn học, nên đã có những nhận
thức và đánh giá khá tỉnh táo đối với Hán phú. Trịnh Mạnh Đồng đề xuất: “chủ
nghĩa Mác dạy chúng ta, đánh giá một tác phẩm văn học, không thể chỉ xem
điều mà tác phẩm ấy phản ánh là cuộc sống của giai cấp nào, mà phải thấy được
ý nghĩa xã hội có trong nội dung tác phẩm”; đồng thời chỉ ra, Hán phú phản
ánh cuộc sống của đế vương quý tộc, do vậy lựa chọn thái độ coi khinh phủ
định đối với nó là điều đáng nói, song cũng phải thấy, về nội dung tư tưởng,
Hán phú biểu hiện sự phồn vinh của đế quốc Hán, sự phúng gián đối với đế
vương và sự vạch trần đối với tính hủ bại của chế độ phong kiến; còn về nghệ
thuật, Hán phú “có sắc thái lãng mạn nồng hậu và hơi thở khỏe khoắn, chính vì
vậy sau này các học giả đều nói nó phô trương dương lệ. Điều đó ở một số
phương diện mà nói, có lẽ ít nhiều giảm bớt giá trị mỹ học của nó. Tuy nhiên,
tinh thần cơ bản của nó vẫn là có tính hiện thực”
3
. Lý Gia Ngôn cho rằng,
“Hán phú mặc dù về cơ bản là hình thức chủ nghĩa, nhưng cuối cùng nó vẫn
1
北京大學中文系 1955 級學生編:《中國文學史》, 人民文學出版社, 1959 年版。Lịch sử
văn học Trung Quốc, Nhân dân Văn học Xuất bản xã, 1959.
2
陳介白:《談漢賦》,《天津日報》, 1959 年 6 月 1 日。Trần Giới Bạch: Bàn về Hán phú,
đăng trên Thiên Tân nhật báo, số ra ngày 1/6/1959.
3
鄭孟彤:《漢賦的思想與藝術》,《文學遺產增刊》, 第 6 輯。Trịnh Mạnh Đồng: Tư tưởng
và nghệ thuật của Hán phú, đăng trên tạp chí Văn học di sản tăng san, tập 6.
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
10
có tính sáng tạo nhất định. Hán phú tập trung biểu hiện đặc điểm ngữ văn của
dân tộc Hán, đồng thời phát huy hiệu quả tác dụng của nó trong văn học, phong
phú cho ngôn ngữ và phong cách của văn học đời sau, có tác dụng rèn luyện ở
thời kỳ đầu đối với văn học tả cảnh đời sau v.v”
1
. Lưu Khai Dương cho rằng,
Hán phú có khuyết điểm nghiêm trọng, “từ ngữ chồng chất, chú trọng mô
phỏng”, do vậy ông chỉ đánh giá cao ưu điểm tác phẩm của Tư Mã Tương Như.
Cho đến thập niên 60-70, những người theo đuổi định hướng nghiên cứu
Hán phú, do hoàn cảnh lịch sử đã buộc phải treo bút
2
. Phú thể vật nói chung và
kinh đô phú nói riêng, do ở trong xu thế đó, nên mức độ phê phán tất nhiên đã
được đẩy lên đến mức cao nhất. Nhìn từ góc độ tiếp nhận, thật hiếm khi chúng
ta được chứng kiến một “độ vênh” lớn đến như vậy về tầm chờ đợi giữa văn
bản tác phẩm và người đọc. Hố ngăn cách giữa cổ nhân và kim nhân vốn đã
thành vấn đề, nay càng bị nới rộng và khoét sâu thêm. Nhiều người chỉ dựa
vào lời phán quyết, tức những đánh giá về Hán phú từ lập trường chính trị xã
hội và quan điểm đấu tranh giai cấp trong một vài công trình có tính quyền uy
lúc bấy giờ, không cần đọc văn bản tác phẩm, vẫn viết bài chỉ trích Hán phú là
“cặn bã”, “rác rưởi” của chế độ phong kiến, đề xuất ý kiến loại bỏ nó khỏi
cuộc sống của xã hội mới.
2.4. Từ năm 1980 trở đi, việc nghiên cứu Hán phú ở Trung Quốc, nhờ lật
đổ “bè lũ bốn tên” và tiến hành công cuộc “cải cách khai phóng” mới được
khởi động lại. Bước sang thời kỳ này, nhờ sự đổi mới về quan niệm văn học,
nên việc nghiên cứu văn học thể phú đã có những bước phát triển, phồn vinh
và sáng tạo. Điều đó thể hiện khá rõ trên ba phương diện:
Thứ nhất là chỉnh lý văn hiến và nghiên cứu. Các bộ tổng tập phú ra
đời
3
, các bản tập lục, dịch chú tác gia tác phẩm văn học thể phú cũng lũ lượt
1
李嘉言:《關于漢賦》,《光明日報》, 1960 年 4 月 17 日。Lý Gia Ngôn: Về Hán phú,
đăng trên Quang Minh nhật báo, số ra ngày 17/4/1960.
2
Tiêu biểu nhất là trường hợp của Cung Khắc Xương. Bản thảo cuốn Hán phú nghiên cứu
khoảng 14 vạn chữ được ông chỉnh sửa gia công từ Luận án tiến sĩ Hán tứ đại phú gia sơ thám
(bảo vệ năm 1962 tại Đại học Sơn Đông), công việc hoàn tất từ đầu thập niên 60, đã được nhà
xuất bản đánh giá cao và đưa ngay vào kế hoạch xuất bản; song Đại cách mạng văn hóa nổ ra
(1966), bản thảo đó đã bị thiêu hủy. Hơn mười năm sau, vào khoảng năm 1979, khi “bè lũ bốn
tên” bị lật đổ, Cung Khắc Xương mới lại được trở lại công việc nghiên cứu Hán phú của mình.
3
Chẳng hạn: Toàn Hán phú [122], Đôn Hoàng phú hiệu chú (Phục Tuấn Liên, Cam Túc Nhân
Dân Xuất bản xã, 1994).
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
11
xuất bản. Sự xuất hiện của các tuyển bản phú đã xúc tiến sự phổ cập, thưởng
thức tác phẩm phú và sự phồn vinh của nghiên cứu thể phú. Tuyển bản mang
tính chất thông sử hay đoạn đại sử chủ yếu có Lịch đại từ phú tuyển
1
do Lưu
Trinh Tường và Lý Phương Thần tuyển chú, Lịch đại phú dịch thích
2
do Lý
Huy và Vu Phi dịch thuật chú thích, Trung Quốc lịch đại phú tuyển
3
do Tất
Vạn Thầm, Hà Bái Hùng, La Khang Liệt v.v tuyển chú, Trung Quốc lịch đại
phú tuyển
4
do Doãn Trại Phu v.v tuyển chú, Hán phú thưởng tích
5
của Cừu
Trọng Khiêm v.v. Các tuyển bản đó phần lớn là nhằm phổ cập từ phú, số
lượng tác phẩm được tuyển vừa phải, chủ yếu chọn phú các đời Hán, Ngụy,
Lục triều. Tuy nhiên chúng đều có điểm khá giống nhau, đó là chỉ chú trọng
phú tả chí, còn “tảng lờ” đối với phú thể vật, nhất là Lưỡng đô phú của Ban Cố
và Nhị kinh phú của Trương Hành.
Thứ hai là nghiên cứu lịch sử thể phú và phê bình tác gia tác phẩm.
Thời kỳ này, phê bình văn học thể phú xuất hiện cảnh tượng rất phồn vinh,
chuyên luận xuất bản gần 30 cuốn, bài viết có liên quan được công bố hơn
1000 bài, tác gia tác phẩm từ Tiên Tần đến Cận đại đều được đề cập đến, số
lượng thành quả nghiên cứu nhiều, diện quan tâm khá rộng. Quan niệm và
phương pháp phê bình văn học cũng xuất hiện không khí đổi mới.
Phú thể vật đời Hán đã bắt đầu thu hút được sự chú ý của các nhà
nghiên cứu. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là những bài viết “chiêu tuyết” cho thể tài
này. Chẳng hạn, bài viết Luận Hán phú của Cung Khắc Xương[151] cho rằng,
cần đánh giá công bằng đúng đắn Hán phú, dành cho nó một địa vị nhất định.
Hai bài viết Thử bàn về phúng dụ của Hán phú
6
, Lại bàn về phúng dụ của Hán
phú
7
của Khang Kim Thanh, bài Biện luận phúng dụ của Hán phú
8
của Tất
Vạn Thầm, bài Thi phú phúng gián tản luận của Cung Khắc Xương[154] v.v,
1
劉禎祥、李方晨選注:《歷代辭賦選》, 湖南人民出版社, 1984 年版。
2
李暉、于非譯釋:《歷代賦譯釋》, 黑龍江人民出版社, 1984 年版。
3
毕萬忱、何沛雄、羅忼烈等選注:《中國歷代賦選》, 先秦兩漢卷,江蘇教育出版社,
1990 年版;唐宋卷 , 江蘇教育出版社, 1996 年版。
4
尹賽夫等選注:《中國歷代賦選》, 山西人民出版社, 1989 年版。
5
仇仲謙:《漢賦賞析》, 廣西教育出版社, 1989 年版。
6
康金聲:《試論漢賦的諷諭》,《山西大學學報》, 1981 年第 3 期。
7
康金聲:《也談漢賦的諷諭》,《光明日報》, 1983 年 9 月 6 日。
8
毕萬忱:《漢賦諷諭辨》,《光明日報》, 1983 年 7 月 12 日。
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
12
thì nỗ lực xua tan định kiến trước kia dựa vào chủ đề “khuyến bách phúng
nhất” để phủ định giá trị của Hán phú, chỉ rõ Nho gia đời Hán nhấn mạnh
phúng gián là có mối liên hệ với tư tưởng tông kinh tôn Nho của họ, dùng nó
để phê bình Hán phú, vô hình trung đã quay lưng lại với quy luật phát triển
của văn học nghệ thuật. Khang Kim Thanh khẳng định, phú thể vật đời Hán
đã lựa chọn phương pháp “dĩ tụng vi phúng” (dùng ca tụng để phúng gián), còn
Tất Vạn Thầm cho rằng, “xuất phát từ quan điểm phúng dụ nghiên cứu ý
nghĩa tư tưởng của đại phú đời Hán, hoặc khẳng định hoặc phủ định, đều
không tránh khỏi phiến diện chủ quan”. Những bàn luận đó đã tạo tiền đề quan
trọng cho việc đánh giá vẻ đẹp hình thức nghệ thuật của phú thể vật đời Hán.
Bài viết Bàn về đặc sắc nghệ thuật của Hán phú
1
của Chu Nhất Thanh đã
thay đổi hẳn thái độ phủ định và phê phán trước kia. Sau đó, các bài viết Bản
chất nghệ thuật của đại phú
2
của Phùng Tuấn Kiệt, bài Trái tim của nhà làm
phú, bao quát vũ trụ - Bàn về Hán phú “dĩ đại vi mỹ”
3
của Hà Tân Văn, bài
Hình thái to lớn mỹ lệ của cái đẹp – mỹ học của Hán phú
4
của Ngô Công
Chính, bài Bàn về vẻ đẹp hình thức của đại phú đời Hán
5
của Doãn Để Đình,
bài Nghiên cứu mới về đại phú đời Hán – Tìm hiểu ý thức không gian của Hán
phú
6
của Chu Lập Tân, bài Bàn về thế giới không gian của đại phú đời Hán
7
Hán
7
của Dương Cửu Thuyên v.v, đã khẳng định đầy đủ ý thức thẩm mỹ và
phong cách thẩm mỹ “dĩ đại vi mỹ” (lấy to lớn làm đẹp), “dĩ cự lệ vi mỹ” (lấy to
lớn mỹ lệ làm đẹp) v.v của đại phú đời Hán.
Cùng với phú thể vật được chú ý thì phú kinh đô cũng trở thành điểm
nóng
8
. Một số bài viết đã nỗ lực giải thích sự xuất hiện và phát triển của phú
đô ấp từ góc độ văn hóa; chẳng hạn, bài Bàn về phú kinh đô cung điện vườn
1
朱一清:《論漢賦的藝術特色》,《文學評論》, 1983 年第 6 期。
2
馮俊杰:《大賦的藝術本質》,《山西師范大學學報》, 1984 年第二期。
3
何新文:《賦家之心 苞括宇宙 論漢賦以大為美》,《文學遺產》,1986 年第 1 期。
4
吳功正:《美的巨麗形態 漢賦美學》,《求實學刊》, 1992 年第 2 期。
5
尹砥廷:《論漢大賦的形式美》,《吉首大學學報》, 1993 年第 3 期。
6
朱立新:《漢大賦新探 探討漢賦空間意識》,《上海師范大學學報》, 1993 年第 2 期。
7
楊九詮:《論漢大賦的空間世界》,《文學遺產》, 1997 年第 1 期。
8
Tình hình cụ thể, chi tiết về nghiên cứu kinh đô phú đời Hán, nhất là đối với hai tác phẩm
Lưỡng đô phú của Ban Cố và Nhị kinh phú của Trương Hành, chúng tôi sẽ trình bày ở các
chương thuộc Nội dung chính.
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
13
tược săn bắn đời Hán[184] của Hồ Niệm Di; bài Sau khi vẻ huy hoàng qua đi
thấy chất phác - nhìn ý nghĩa văn hóa của phú kinh đô cung điện vườn tược
săn bắn đời Lục triều
1
của Vu Dục Hiền, bài Áp lực văn hóa của đế đô trung
tâm luận - xem xét ý nghĩa của phú kinh đô cổ đại [187] và bài Triều chính và
sự tiêu trưởng của sự vật và hiện tượng dân tục - xem xét chỉ hướng văn hóa
của phú kinh đô cổ đại [188] của Lý Bính Hải v.v. Bài viết của Vu Dục Hiền
cho rằng, “với tư cách là thể loại văn học nhạy cảm thần kinh của xã hội, phú
kinh đô cung điện vườn tược săn bắn do tính xã hội mãnh liệt của đề tài và sắc
thái nhân văn, khiến nó càng có ý nghĩa ghi dấu thời đại”. Các bài Từ kinh đô
phú nhìn văn phong đương thời[185] của Lý Tiểu Thành, bài Đọc đô ấp phú
đời Minh trong Lịch đại phú vựng[186] của Mã Tích Cao v.v, đều là lấy phú
đô ấp làm đối tượng nghiên cứu.
Việc học tập đối với phê bình lý luận phương Tây đã tạo ra những cách
tiếp cận mới. Các bài viết Từ góc độ “tính” tìm hiểu bài phú Cao Đường và
Thần nữ của Tống Ngọc
2
của Cung Duy Anh, bài Bàn về sự sùng bái thần
cây ở Ba Thục – kiêm luận “phú gia chi tâm” của Tư Mã Tương Như v.v
3
của
Chung Sĩ Luân, bài Dùng học thuyết Phờ rớt giải thích lại Lạc thần phú
4
và
bài Bàn về chức năng tự sự của phú và sự tham dự của nhà làm phú trung cổ
đối với sự kiện
5
của Lâm Thế Phương v.v, đều có những góc nhìn mới mẻ đối
đối với tác phẩm. Sự hưng thịnh, suy vong của phú thể vật đời Hán là chủ đề
quan trọng của nghiên cứu Hán phú thời kỳ này; trong đó bài viết Thử từ
phương pháp hệ thống nhìn sự hưng thịnh và tiêu vong của đại phú đời Hán
6
1
于浴賢:《輝煌逝后見平實 六朝京殿苑獵賦文化意蘊窺》,《文學遺產》, 1999 年
第 3 期。
2
龔維英:《從性視角審視宋玉高唐、神女賦》,《長沙電力學院學報》, 1994 年第 1 期。
3
鐘仕倫:《論巴蜀樹神崇拜 兼論司馬相如等人的賦家之心》,《社會科學研究》,
1998 年第 4 期。
4
林世芳:《用弗洛伊德學說重新闡釋洛神賦》,《福建師大福清分校學報》, 1999 年第
1 期。
5
林世芳:《論賦的敘事功能與中古賦家對事件的參與》,《廣西師范大學學報》,2000
年第 1 期。
6
謝明仁:《試從系統論看漢大賦的興盛和消亡》,《文藝研究》, 1987 年第 1 期。
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
14
của Tạ Minh Nhân là sự giải thích khá mới mẻ về sự phát triển văn học của
thể phú.
Sự quan tâm đối với phú luận cổ đại cũng là nét mới trong nghiên cứu
phú thời kỳ này. Các bộ chuyên trứ về phú luận lần lượt xuất hiện, như Lịch
đại phú luận tuyển
1
của Cao Quang Phục, Lịch đại phú luận tập yếu
2
của Từ
Chí Tiêu, Trung Quốc phú luận sử cảo
3
của Hà Tân Văn v.v; ngoài ra, cuốn
Từ phú thông luận của Diệp Ấu Minh có một chương “Lịch đại từ phú nghiên
cứu khái thuật”, cuốn Phú học khái luận của Tào Minh Cương có một
chương chuyên luận “phú tập và phú thoại”
4
. Các bài viết riêng lẻ chủ yếu là
tìm hiểu về “phú luận của Lưu Hiệp”. Ngoài ra, cũng có bài bàn luận về Tư
Mã Thiên, Dương Hùng, Ban Cố, Tiêu Thống và phú luận của các đời.
Thứ ba là giao lưu và hợp tác học thuật. Giới phú học Trung Quốc thời
kỳ này đã tổ chức được 2 lần hội thảo có tính toàn quốc và 4 lần hội thảo mang
tính quốc tế
5
.
Trên đây là những nét phác thảo chung nhất về phú học ở Trung Quốc thế
kỷ XX
1
, ít nhiều có mối liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Luận văn.
1
高光復:《歷代賦論選》, 黑龍江人民出版社, 1990 年版。
2
徐志嘯:《歷代賦輯要》, 復旦大學出版社, 1991 年版。
3
何新文:《中國賦論史稿》, 開明出版社, 1993 年版。
4
Năm 2007 xuất hiện thêm trước tác Hán phú nghiên cứu sử luận của Tung Phàm[130].
5
Hội thảo phú học Trung Quốc lần đầu tiên do Học hội tản văn toàn quốc, Hội nghiên cứu phú
học, Hội nghiên cứu văn học cổ điển tỉnh Hồ Nam, Đại học Sư Phạm Hồ Nam và Hành Dương
Sư Chuyên liên hợp tổ chức năm 1988 tại Hành Dương, Hồ Nam. Hội thảo phú học Trung Quốc
lần thứ hai do Hội nghiên cứu phú học, Đại học Sư Phạm Tứ Xuyên v.v phối hợp tổ chức năm
1989 tại Giang Du, tỉnh Tứ Xuyên.
Hội thảo phú học Quốc tế đầu tiên do Đại học Sơn Đông, Hội nghiên cứu phú học, Đại học Sư
Phạm Hồ Nam, Đại học Sư Phạm Tứ Xuyên v.v phối hợp tổ chức tại Tế Nam, Sơn Đông năm
1991 (Các bài viết phần lớn đều được công bố trên tạp chí Văn Sử Triết số 5/1991). Hội thảo
phú học Quốc tế lần thứ hai do Đại học Trung Văn Hồng Kông tổ chức năm 1992 (Các bài viết
phần lớn được công bố trên tạp chí Tân Á học thuật tập san đệ thập tam tập – Phú học chuyên
san ở Hồng Kông). Đến năm 1996 tại Đài Bắc, Viện văn học Đại học Chính trị Đài Loan, Sở
nghiên cứu Trung văn Đại học quốc tế Ký Nam, Đại học Wasington Hoa Kỳ lại phối hợp tổ
chức Hội thảo học thuật từ phú học Quốc tế lần thứ ba (Các bài viết tham dự Hội thảo, sau này
được biên tập thành sách Đệ tam thứ quốc tế từ phú học học thuật nghiên thảo hội luận văn
tập, xuất bản tại Đài Loan). Năm 1998 tại Nam Kinh, Khoa Trung văn Đại học Nam Kinh và
Sở nghiên cứu văn hiến cổ điển đã cùng nhau tổ chức Hội thảo học thuật từ phú học Quốc tế lần
thứ tư (Các bài viết tham dự Hội thảo sau tập hợp thành sách Từ phú văn học luận tập, do
Giang Tô Giáo Dục Xuất bản xã xuất bản).
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
15
Điều dễ nhận thấy là, kinh đô phú đời Hán từ chỗ bị phê phán kịch liệt trong
thập niên 60 - 70, sang thập niên 80 đã được “chiêu tuyết” và từ thập niên 90
lại đây đã được học giới đi sâu nghiên cứu. Những thành tựu trên nhiều
phương diện, như kim chú, kim dịch tác phẩm, nghiên cứu về ngôn ngữ, về
các phương thức nghệ thuật, hay những nghiên cứu từ các góc độ ngoại tại v.v,
đã đặt cơ sở và nền tảng quan trọng giúp chúng tôi thực hiện mục đích nghiên
cứu của mình. Bức tranh khái quát trên cũng giúp chúng tôi rất nhiều trong
việc xác định bước đột phá khẩu cho đề tài nghiên cứu Hán phú nói riêng và
thể phú nói chung ở Trung Quốc. Lịch sử nghiên cứu thể phú đằng đẵng hơn
2000 năm, khi thăng khi trầm, khi nông khi sâu, khi đậm khi nhạt, rất phong
phú và đa dạng, rất rộng lớn và phức tạp, song vẫn hé lộ những giá trị đích
thực. Thời gian sẽ cuốn phăng tất cả những gì phi lý và giúp ta nhận chân lẽ
phải. Những hành vi thô bạo phi văn học đối với thể phú đã bị tiễn đưa cùng
với nụ cười chua chát; những ngộ nhận sai lầm đã như gió thoảng bay; những
định kiến, mưu toan phủ định giá trị và sự tồn tại của phú cũng đã bị phơi trần;
thói quen lười nhác và chỉ dựa dẫm vào tài tư biện cũng khó còn được chấp
nhận. Giờ đây, nghiên cứu phú chỉ dung nạp một thái độ nghiêm túc, một
phương pháp khoa học và một nỗ lực không biết mệt mỏi. Chúng tôi sẽ cố
gắng kiên trì định hướng đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Ở bước đi đầu tiên, nên mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tìm
hiểu đặc điểm của loại văn bản tác phẩm thuộc thể tài kinh đô phú đời Hán
(qua Lưỡng đô phú của Ban Cố và Nhị kinh phú của Trương Hành), từ đó kết hợp với
1
Để viết phần này, chúng tôi dựa vào một số sách và bài viết khoa học “tổng thuật” hay “thuật
lược” của học giả Trung Quốc về tình hình nghiên cứu thể phú ở Trung Quốc thế kỷ XX.
Chẳng hạn như chương 1 phần hai cuốn sách do Ninh Tuấn Hồng biên soạn (Hoàng Lâm chủ
biên): Lịch sử nghiên cứu văn học cổ đại Trung Quốc thế kỷ 20, Tản văn quyển[129]; hay
cuốn sách Hán phú nghiên cứu sử luận của Tung Phàm[130]; ngoài ra còn có bài viết Tổng
luận nghiên cứu thể phú thời cổ đại của Trung Quốc của Cung Khắc Xương[155], Thuật bình
nghiên cứu Hán phú thế kỷ XX của Nguyễn Trung[181] và một số bài của Tung Phàm như:
Hán phú nghiên cứu thuật lược[161], Nhìn lại và hướng tới tương lai vấn đề cơ bản của
nghiên cứu Hán phú (hai số)[164-165] v.v.
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
16
thành tựu nghiên cứu của học giả đi trước về thể tài này, chỉ ra đặc điểm văn
thể của nó, lấy đó làm cơ sở tri thức để tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu
thể phú sau này.
3.2. Nhiệm vụ của chúng tôi do vậy sẽ thực hiện mấy việc cụ thể sau:
Phiên dịch, chú giải và tiến hành các thao tác nghiên cứu trên hai văn bản
tác phẩm nêu trên của Ban Cố và Trương Hành.
Phác họa tình hình nghiên cứu đối tượng của các học giả đi trước.
Tiếp thu thành tựu, áp dụng các phương pháp nghiên cứu hợp lý, hiệu quả
nhất để nhận diện, mô tả và chỉ rõ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
4.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Khái niệm và thuật ngữ chủ yếu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của chúng tôi, như nhan đề của Luận văn,
đó là tìm hiểu đặc điểm văn thể của phú kinh đô đời Hán thông qua khảo sát
hai văn bản tác phẩm tiêu biểu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Với đối tượng nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng, về phương pháp luận,
cần học tập, tiếp thu thành quả của các phương pháp nghiên cứu văn hóa văn
học Âu Mỹ, kết hợp với thành tựu tu từ học, văn hiến học cổ đại, văn luận cổ
đại và thành tựu phú học của Trung Quốc từ xưa đến nay, trên cơ sở đó “tổng
kết và rút kinh nghiệm” để lựa chọn một cách tiếp cận hữu hiệu.
Đối với từng chương trong Luận văn, do đối tượng nghiên cứu và nhiệm
vụ cụ thể khác nhau, nên chúng tôi cố gắng xác lập phương pháp tiếp cận trên
bình diện lý thuyết. Chúng tôi cho rằng, đó là định hướng quan trọng quyết
định kết quả nghiên cứu, còn phương pháp nghiên cứu trên bình diện thao tác
như thống kê, phân loại, mô tả, phân tích, lý giải, đối sánh, quy nạp, diễn dịch
v.v, thì tùy trường hợp mà áp dụng.
Chương một và chương hai, chúng tôi tiến hành những nghiên cứu ngoại
quan, nhìn đối tượng nghiên cứu ở trạng thái động trong mối quan hệ đa chiều
với các yếu tố khác trong dòng chảy của lịch sử, quán triệt phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác xít, nghiên
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
17
cứu đối tượng thông qua mối quan hệ tương tác của các nhân tố ngoại sinh và
nội sinh, từ đó mà nhận thức đúng đắn về sự ra đời, định hình và diễn tiến của
đối tượng nghiên cứu. Do vậy định hướng về phương pháp nghiên cứu ở hai
chương này, ngoài phương pháp tiếp cận xã hội học văn học Mác xít ra, chúng
tôi còn áp dụng phương pháp tiếp cận của mỹ học tiếp nhận, nhằm nghiên cứu
cả tác giả và độc giả trong vài trò người tiếp nhận, đồng thời xem xét tác giả
và độc giả trong quan hệ tương tác với văn bản tác phẩm.
Chương ba, chúng tôi tiến hành những nghiên cứu nội quan nhằm nhận
diện, mô tả và chỉ ra một số đặc điểm thẩm mỹ của văn thể phú; do vậy phương
pháp tiếp cận thi pháp học sẽ là sự lựa chọn quan trọng nhất. Ngoài ra, trong
chừng mực nhất định, chúng tôi cũng cố gắng tìm lời giải đáp từ phương pháp
tiếp cận văn hóa học để trả lời câu hỏi vì sao lại có hiện tượng nghệ thuật đó.
Những phương pháp tiếp cận trên bình diện lý thuyết kể trên hiện đã
được giới thiệu và áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Khi nghiên cứu đối tượng
thuộc lĩnh vực văn học sử, chúng tôi mới dừng lại ở mức, tìm tòi ở đó một
định hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu và tìm cách sử dụng bộ công cụ của
nó cho hòa hợp với văn luận Trung Quốc và phù hợp với thực tế nghiên cứu ở
Việt Nam.
Ngoài một số phương pháp nêu trên, chúng tôi cũng học tập và thừa
hưởng thành quả văn luận của Trung Quốc cổ đại, thành quả của các bộ môn
học thuật truyền thống của Trung Quốc như văn tự học, văn hiến học, văn thể
học, tu từ học; hay tri thức từ các bộ môn nghiên cứu thành tựu văn hiến cổ đại
của Trung Quốc như Tuyển học (nghiên cứu bộ Văn tuyển của Tiêu Thống), Thi
kinh học, Sở từ học, Phú học, Đường thi học, Nho học, Huyền học v.v.
4.3. Một số khái niệm thuật ngữ chủ yếu:
Để tiện khi viết, chúng tôi xin thống nhất một số khái niệm và thuật ngữ
được sử dụng trong Luận văn:
-Phú gia: chỉ tác gia trước tác phú.
-Phú tác: chỉ tác phẩm phú.
-Phú luận: chỉ những ý kiến bàn luận về phú thời cổ đại, là đối tượng
nghiên cứu của phú học hiện đại (bộ môn khoa học nghiên cứu về phú).
-Phú luận gia: chỉ học giả bàn luận về phú.
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
18
-Kinh đô phú: một thể tài của phú thể vật, đề tài mô tả về kinh đô.
-Phúng dụ: cũng gọi là “phúng gián”, thuật ngữ văn luận, có nguồn gốc
trong phú luận của Ban Cố (Lưỡng đô phú tự: “hoặc trữ hạ tình nhi thông phúng dụ”),
chỉ kẻ dưới dùng tác phẩm văn học kín đáo ngụ ý chê trách hoặc khuyên can
để cảnh giới người cầm quyền cai trị.
-Khuyến bách phúng nhất: thuật ngữ văn luận, có nguồn gốc từ quan
điểm phú luận của Ban Cố (Hán thư - Tư Mã Tương Như truyện tán), chỉ thành
phần cổ vũ khuyến khích trong tác phẩm nhiều hơn là thành phần phúng gián
khuyên can.
-Thể chế: thuật ngữ của văn luận cổ đại Trung Quốc, chỉ đặc điểm thể tài
và phong cách của tác phẩm văn học. Ở đây dùng theo nghĩa thứ nhất.
-Văn thể: dùng theo quan niệm của học giả Chử Bân Kiệt trong cuốn
Trung Quốc cổ đại văn thể khái luận (Bắc Kinh Đại học Xuất bản xã, 1990), chỉ thể
tài, thể chế của văn học. Hiện ở Trung Quốc, khái niệm văn thể còn dùng để
chỉ phong cách học (style), chẳng hạn công trình Văn thể học khái luận thuộc
tủ sách Ngữ ngôn học hệ liệt giáo tài (hệ thống giáo tài ngôn ngữ học) của Tần
Tú Bạch (Hồ Nam Giáo dục Xuất bản xã, bản in năm 1991) nghiên cứu văn phong
của một thời đại, thói quen sử dụng ngôn ngữ của một tác gia, đặc điểm ngôn
ngữ của các thể tài v.v.
- Văn bản tác phẩm: khái niệm được hiểu theo quan niệm của mỹ học
tiếp nhận, chỉ sáng tác của nhà văn đã được vật chất hóa song chưa đến tay
người đọc, chưa diễn ra hành vi đọc.
- Tác phẩm: khái niệm được hiểu theo quan niệm của mỹ học tiếp nhận,
chỉ “quá trình gặp gỡ tiếp xúc giữa văn bản tác phẩm với độc giả”.
- Lượt chữ: khái niệm dùng trong thống kê văn tự, chỉ dung lượng và quy
mô lớn nhỏ, dài ngắn của văn bản tác phẩm (kể cả những chữ dùng trùng lặp).
- Số chữ: khái niệm dùng trong thống kê văn tự, chỉ độ phong phú về từ
vựng trong văn bản tác phẩm (không kể những chữ dùng trùng lặp).
5. Phạm vi nghiên cứu và phạm vi tư liệu
5.1. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
19
Với đối tượng nghiên cứu nêu trên, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi
được giới hạn trong những vấn đề trực tiếp liên quan đến kinh đô phú đời Hán.
Trước hết, đó là những nghiên cứu của giới phú học về kinh đô phú và mở
rộng ra là phú thể vật, đặc biệt là những nghiên cứu thực hiện trên văn bản tác
phẩm Lưỡng đô phú của Ban Cố và Nhị kinh phú của Trương Hành. Sau đó là
các vấn đề bên ngoài và bên trong văn bản tác phẩm của Ban Cố và Trương
Hành kể trên, mở rộng ra là văn bản tác phẩm cùng thể tài kinh đô phú. Sau
nữa là các vấn đề triết mỹ trực tiếp, gián tiếp chi phối quan niệm nghệ thuật
trong kinh đô phú. Tất nhiên, có những diễn ngôn khoa học, tuy không liên
quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của Luận văn, song lại có những chỉ
dẫn về phương pháp và tư liệu, thì cũng thuộc phạm vi mở rộng của Luận văn.
5.2. Phạm vi tư liệu:
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu nêu trên cho phép Luận văn
giới hạn sử dụng các tư liệu nghiên cứu sau:
Tư liệu khảo sát trực tiếp: Các dạng thức khác nhau về văn bản tác phẩm
kinh đô phú của Ban Cố, Trương Hành (chẳng hạn dạng thức cổ bản, hiệu khám, hiệu
thù, hiệu đính, chú giải, kim dịch v.v). Sách, báo khoa học có bàn luận liên quan trực
tiếp đến phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của Luận văn.
Tư liệu liên quan gián tiếp: Văn bản tác phẩm kinh đô phú trước sau Ban
Cố và Trương Hành và sách báo khoa học liên quan đến thể phú nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục ra, Luận văn
được cấu trúc thành ba chương, trong đó:
Chương một: Những tác động ngoại sinh. Ở chương này, chúng tôi
muốn đặt đối tượng nghiên cứu vào dòng chảy của lịch sử, xem xét các nhân
tố ngoại sinh, cũng như sự tương tác của chúng đến sự ra đời của kinh đô phú
đời Hán, tìm hiểu sự quy định của các nhân tố đó đến quá trình định hình và
diễn tiến của thể phú. Do vậy, ở các mục của chương này, chúng tôi lần lượt
tìm hiểu sự ra đời của đế chế Đại Hán và cục diện đại nhất thống, vấn đề độc
tôn Nho thuật và sự hưng thịnh của Kinh học ở đời Hán v.v. Những nhân tố
ngoại sinh đó được xem xét trong quan hệ với đội ngũ sáng tác phú và độc giả.
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
20
Chương hai: Những tác động nội sinh. Ở chương này, chúng tôi tiếp
tục quan sát các nhân tố nội sinh, cũng như ảnh hưởng trực tiếp của chúng đến
sự ra đời, định hình và diễn tiến của kinh đô phú đời Hán. Do vậy, các mục
của chương dần dần bám sát đối tượng nghiên cứu, đó là truyền thống văn hóa
và văn học Trung Quốc hình thành trước sự xuất hiện của kinh đô phú đời
Hán, đó là văn luận nói chung và phú luận nói riêng hình thành trước và trong
đời Hán v.v. Những nhân tố nội sinh đó cũng được xem xét qua độ khúc xạ
của nó tới người sáng tác và người đọc phú ở đời Hán.
Chương ba: Đặc điểm văn thể. Đây là chương nghiên cứu nội quan, hô
ứng với chương một, chương hai nghiên cứu ngoại quan. Chúng tôi bắt đầu
thâm nhập thế giới nghệ thuật của văn bản tác phẩm kinh đô phú để nhận diện,
mô tả đặc điểm văn thể, đồng thời kết hợp trình bày một số đặc điểm nghệ
thuật của tác phẩm như: không - thời gian, ngôn ngữ v.v.
Phần Phụ lục sẽ tuyển dịch và chú giải nguyên tác; đồng thời cũng đưa
thêm phần khảo sát về đặc điểm vận tản đan xen qua kết quả ngắt nhịp. Phần
này đặt ở cuối Luận văn và do là bộ phận hữu cơ, nên chúng tôi vẫn đánh số
trang liên tiếp với Luận văn.
7. Thuận lợi và khó khăn
Thực hiện đề tài này ở thời điểm hiện nay, những thuận lợi mà chúng tôi
được thừa hưởng thì cũng chính là những thách thức chúng tôi phải đối mặt.
Phú được coi là đối tượng nghiên cứu đã “ngủ yên”, song nhiệm vụ của chúng
tôi là phải làm cho nó sống dậy. Phú đã trải qua mọi nổi chìm lênh đênh suốt
2000 năm, nên thành tựu nghiên cứu về phú (nhất là từ thập niên 80 của thế kỷ XX
trở lại đây) rất phong phú, đó là thuận lợi to lớn, song cũng là thử thách không
nhỏ đối với người nghiên cứu ở ngoài Trung Quốc. Không chỉ có học giả Trung
Quốc tự cổ chí kim, mà gần đây còn xuất hiện không ít học giả trên thế giới coi
phú là đối tượng nghiên cứu. Một khối lượng tư liệu phú học khổng lồ bằng
nhiều thứ tiếng khiến bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng dễ bị chìm nghỉm, có thể
nói ít ai dám nói mạnh rằng mình không “phát hiện lại châu Mỹ”. Điều đó thực
sự khiến chúng tôi luôn phải đắn đo suy nghĩ tìm tòi hướng đi và cách làm.
Phạm Ánh Sao Kinh đô phú đời Hán
Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm
21
Tuy nhiên, đối với đề tài này của chúng tôi, với mục đích khiêm tốn là
học tập và tiếp thu, tổng kết và rút kinh nghiệm, chuẩn bị điều kiện và tiền đề
cho việc nghiên cứu sau này, nên những thuận lợi là lớn hơn rất nhiều. Trước
hết là việc tổng kết tình hình nghiên cứu đối tượng được thực hiện rất tốt ở
Trung Quốc. Không chỉ có một công trình, mà còn có nhiều công trình với
những chủ thể nghiên cứu khác nhau, với những chủ đề và phạm vi nghiên cứu
khác nhau, điều đó thực sự đã giúp chúng tôi hình dung toàn diện bức tranh
nghiên cứu thể phú. Thứ hai, tư liệu nghiên cứu trực tiếp, tức hai văn bản tác
phẩm kinh đô phú nói trên, nguyên tác của Ban Cố và Trương Hành không chỉ
được lưu giữ trong sách sử (Hậu Hán thư - Bản truyện), mà còn được Tiêu Thống
đời Lương tuyển chọn trang trọng đặt ngay ở đầu Văn tuyển. Tuyển bản này
của Tiêu Thống về sau ảnh hưởng rất lớn tới văn nhân học sĩ các đời, nên đến
nay vẫn được lưu giữ nguyên vẹn. Không những thế, nó còn được học giả lịch
đại quan tâm khảo luận và có không ít thành tựu dịch chú từ đời Đường đến
nay. Thứ ba, văn bản tác phẩm phú sở dĩ gây khó cho mình và cho người,
chính là vì nó quá khó đọc. Không chỉ đề tài chủ đề thuộc loại “văn học cung
đình”, mà còn do đặc điểm, tính chất văn thể quy định, nên ngôn từ trong phú
quả thực là cuộc tổng diễn tập đại quy mô chưa từng có trước đó về từ vựng,
cú pháp và các thủ pháp tu từ. Đọc và hiểu hết những “kỳ tự dị ngữ” trong phú
là công việc tốn không ít thời gian, nhất là đối với người đọc đã cắt đứt mối
liên hệ với cổ nhân quá xa và quá lâu như chúng tôi. Do vậy, những thành quả
chú giải và phiên dịch của cổ nhân và học giả ngày nay quả thực có ích rất lớn
đối với công việc tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.
8. Đóng góp của đề tài
Đề tài này mới chỉ là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu về một trong số
văn thể tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc và Việt Nam, do vậy đóng góp
của nó là rất khiêm tốn. Trước hết, qua nguồn tư liệu phong phú và cập nhật,
chúng tôi đã phác họa bức tranh nghiên cứu thể phú ở Trung Quốc. Mặt khác,
thông qua việc tuyển dịch, chú giải và khảo luận hai văn bản tác phẩm tiêu
biểu thuộc loại phú thể vật ở đời Hán của Trung Quốc, chúng tôi muốn giới
thiệu với độc giả đương đại một loại văn bản cổ đến nay còn giữ được - đó là