Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng và việc vận dụng tư tưởng đó trong giai đoạn hiện nay tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.58 KB, 27 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







KIỀU TÔ HOÀI







TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC VẬN
ĐỘNG QUẦN CHÚNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG TƯ
TƯỞNG ĐÓ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY







LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học











Hà Nội - 2011



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







KIỀU TÔ HOÀI






TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC VẬN

ĐỘNG QUẦN CHÚNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG TƯ
TƯỞNG ĐÓ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY






Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 27





Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Văn Đức







Hà Nội - 2011


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của luận văn 6
6. Kết cấu của luận văn 6
Chương 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG
QUẦN CHÚNG 7
1.1. Khái quát chung về công tác vận động quần chúng 7
1.1.1. Khái niệm công tác vận động quần chúng 7
1.1.2. Những tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về công tác vận động quần chúng 8
1.2. Vai trò của quần chúng nhân dân và những nội dung cơ bản của
công tác vận động quần chúng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh 17
1.2.1. Về vai trò của quần chúng nhân dân 17
1.2.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
vận động quần chúng 24
Chương 2. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC
VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY: THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 47
2.1. Thực trạng công tác vận động quần chúng ở nước ta trong thời
gian vừa qua 47

2.2. Một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh
về công tác vận động quần chúng trong giai đoạn hiện nay 52
2.2.1. Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với công
tác vận động quần chúng 53
2.2.2. Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc 63
2.2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong việc
thực hiện công tác vận động quần chúng 70

2.2.4. Đẩy mạnh thực hiện công tác vận động quần chúng tham gia vào
giải quyết khiếu nại, tố cáo 75
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85









3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước Việt Nam trải ngàn năm dựng nước và giữ nước
với biết bao những biến đổi thăng trầm. Trong bất cứ giai đoạn lịch
sử nào, vai trò của nhân dân cũng luôn gắn với sự tồn tại, phát triển
của dân tộc Việt Nam. Để giữ vững độc lập chủ quyền của đất nước,
công việc quan trọng và trước hết là phải củng cố khối đoàn kết toàn
dân tộc, huy động toàn thể nhân dân tham gia vào sự nghiệp dựng
nước và giữ nước.
Hồ Chí Minh - lãnh tụ của Đảng Cộng sản và dân tộc Việt
Nam, sau khi ra đi tìm đường cứu nước, Người đã trở về để lãnh đạo
toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập. Chính Hồ Chí Minh đã đến với
chủ nghĩa Mác - Lênin, đã thấy được một trong những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử là "quần chúng nhân dân là người

sáng tạo ra lịch sử nhân loại". Do đó, Người đã lãnh đạo Đảng và
Nhà nước huy động lực lượng của toàn dân tộc thực hiện thắng lợi sự
nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Việc dân
vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo
thì việc gì cũng thành công".
Ngày nay, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều
kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, công tác vận động
quần chúng càng phải được quan tâm hơn nữa. Để phát triển kinh tế -
xã hội nhanh và bền vững đòi hỏi phải huy động được sức mạnh của
toàn dân tộc. Để có được sức mạnh to lớn ấy, Đảng và Nhà nước ta
cần tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động
quần chúng trong tình hình mới, luôn luôn coi công tác vận động, tổ
4

chức quần chúng nhân dân tham gia vào mọi công việc của đất nước
là vấn đề chiến lược xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng, mang tính chiến lược của cách mạng Việt Nam. Do đó,
đây là vấn đề được nhiều học giả quan tâm và đi sâu nghiên cứu ở
nhiều khía cạnh, thời điểm khác nhau bởi những nghiên cứu lý luận
của vấn đề sẽ đem lại cho hoạt động thực tiễn những hiệu quả nhất
định, hoặc cũng có thể là một yếu tố, lực lượng quyết định sự phát
triển của lịch sử - xã hội.
Trong lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân đã được rất
nhiều bậc hiền triết, anh hùng đề cập và phát huy để giành những
thắng lợi to lớn, đó là những nhân vật tiêu biểu như: Khổng Tử,
Mạnh Tử, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,… Đến giai đoạn Mác -
Ăngghen - Lênin thì vấn đề này đã thực sự được luận giải một cách
khoa học, hệ thống và có ý nghĩa cách mạng lớn lao.

Ở Việt Nam trong thế kỷ XX, chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc
tìm thấy con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc thì vai trò, sức
mạnh của nhân dân mới được huy động tối đa.
Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã được rất nhiều
học giả thực hiện ở những nội dung khác nhau để làm rõ nội dung, ý
nghĩa của những tư tưởng của Người. Đối với công tác vận động
quần chúng của Hồ Chí Minh, theo tôi được biết đã có một số công
trình nghiên cứu, cụ thể như:
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (2008), Tư tưởng
Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Trong đó, đã trình bày một cách cơ bản những
5

nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân, vai trò quan trọng của khối đại đoàn kết
dân tộc và sức mạnh to lớn của lực lượng toàn dân.
- Phạm Văn Bính (chủ biên) (2008), Phương pháp dân chủ
Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả đã minh
chứng quan điểm "lấy dân làm gốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ
đó khẳng định "Phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong lãnh
đạo là từ trong quần chúng ra và trở về nơi quần chúng".
Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình của các nhà nghiên cứu
như: Đặng Xuân Kỳ, Song Thành, Hoàng Chí Bảo đã đề cập đến
vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Tuy vậy, cho đến nay, nhìn chung vẫn chưa có một công trình
chuyên khảo nào nghiên cứu toàn diện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về công tác vận động quần chúng. Với bộ Hồ Chí Minh toàn
tập là một nguồn tài liệu chủ đạo để luận văn hoàn thiện những vấn
đề nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của luận văn là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về công tác vận động quần chúng trong quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam để huy động, tập hợp mọi lực lượng tham gia vào sự
nghiệp cách mạng nhằm giành những thắng lợi vĩ đại, đưa đến độc
lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân và chủ nghĩa xã hội
cho Tổ quốc. Từ đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để đưa ra
những nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác vận động quần chúng
trong giai đoạn hiện nay, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của
quần chúng - luôn tham gia vào mọi công việc của cách mạng, là vấn
đề chiến lược xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
6

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng;
những chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá
trình lãnh đạo và thực hiện công tác vận động quần chúng.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận
văn đã sử dụng những phương pháp luận chung của triết học Mác -
Lênin và các phương pháp của khoa học xã hội.
5. Đóng góp của luận văn
Thông qua luận văn, tác giả mong muốn góp phần tìm hiểu
tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác vận động quần
chúng, đó là những giá trị lý luận và thực tiễn mà Người đã để lại.
Đồng thời, mong muốn những giá trị của Tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác vận động quần chúng tiếp tục được vận dụng, phát huy có
hiệu quả trong giai đoạn hiện nay để góp phần xây dựng đất nước
dân chủ, công bằng, giàu đẹp, văn minh.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục các tài liệu

tham khảo, luận văn gồm 02 chương và 04 tiết.










7

Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG

1.1. Khái quát chung về công tác vận động quần chúng
1.1.1. Khái niệm công tác vận động quần chúng
Công tác vận động quần chúng là công việc của Đảng, Nhà
nước hoặc của các đoàn thể nhằm tuyên truyền, giải thích, động viên
làm cho đông đảo nhân dân ủng hộ hoặc tự nguyện làm theo những
công việc mang lại lợi ích chung.
Khái niệm "công tác vận động quần chúng" cũng được sử
dụng bằng cụm từ "dân vận". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Dân
vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót
một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành
những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã
giao cho".
1.1.2. Những tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng

Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng
Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại, ngay từ
thời cổ đại đã có rất nhiều bậc danh sĩ, vua chúa đưa ra quan niệm, tư
tưởng "quốc dĩ dân vi bản" (lấy dân làm gốc), bởi dân chính là bộ
phận (lực lượng) đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn vong của
lịch sử nhân loại.
Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn thời cổ đại đã sớm nhận
ra vai trò của dân chúng, ông đã dùng Nho giáo để giáo hoá, làm cho
dân chúng phục tùng thiên tử. "Nho gia thuận nhân tính mà điều
hành chính sự nên tin dân yên dân, tỏ rõ chân thành thi hành liêm
8

chính để cốt yên dân". Mạnh Tử cho rằng: Thiên tử sở dĩ có được
thiên hạ là do được "ứng mệnh trời", nhưng muốn biết mệnh trời thì
phải xem lòng dân "thiên mệnh tại ý dân". Vì vậy, ông đặt ra nguyên
tắc nổi tiếng cho nền chính trị nhân trị - đức trị là: Dân vi quý, xã tắc
thứ chi, quân vi khinh. Trong Binh pháp Tôn Tử, dân chúng là lực
lượng quan trọng để đánh thắng địch, Tôn Tử cho rằng: "Phàm
pháp tắc dụng binh là tướng soái chịu mệnh lệnh của vua, trưng
tập dân chúng, tổ chức thành quân lữ…".
Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam, đắp đê và
chống giặc luôn là hai nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, gắn liền với
vận mệnh của quốc gia. Để làm được hai nhiệm vụ đó cần phải huy
động sức mạnh của đông đảo quần chúng. Lịch sử chống ngoại xâm
của Việt Nam chỉ ra rằng, sự nghiệp kháng chiến chỉ có thể thắng lợi
khi người lãnh đạo biết dựa vào sức mạnh của toàn dân, biết tổ chức
các cuộc chiến tranh mang tính chất nhân dân. Trong các triều đại
phong kiến Việt Nam, việc huy động sức mạnh của nhân dân đã
được các vị thánh nhân và nhiều ông vua thực hiện để đánh thắng
giặc phương Bắc và xây dựng triều đại hưng thịnh. Ngay từ đầu công

nguyên, Hai Bà Trưng, Bà Triệu đã phất cờ nghĩa để kêu gọi nhân
dân tham gia khởi nghĩa. Lý Thường Kiệt cho rằng: Người làm vua
của dân cốt phải nuôi dân. Khi nhà Trần nắm quyền cai trị đất
nước đã đưa ra rất nhiều chính sách để động viên tài dân, sức dân
và được coi là thời kỳ đỉnh cao của nhà nước "thân dân". Vua
Trần Nhân Tông cho rằng Đạo Nhân cao cả nhất, ông luôn đặt lợi
ích của dân, của nước lên trên hết thảy và ông coi tiếng dân, lòng
dân, sức mạnh của dân là điều thiêng liêng nhất. Một khi dân đã
9

đồng lòng thì vận nước mới hưng thịnh, thành công mới đến,
chiến thắng mới rủ gọi nhau về.
Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên mông là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo
vệ Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại phong kiến. Trần Quốc
Tuấn luôn dùng kế sách "khoan thư sức dân" để đánh thắng giặc
Nguyên mông và xây dựng vương triều Trần thái bình, thịnh trị. Tài
năng của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở sự nhận thức rất rõ dân là
nguồn sức mạnh của đất nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây
dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến
và bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Trần Hưng Đạo
đã đúc kết một truyền thống quý báu của dân tộc thành những
nguyên lý giữ nước: "Vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước
chung sức"; "phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, ấy là
thượng sách để giữ nước vậy"; "phải làm sao để lòng dân không xa
rời mình"; "ý chí của nhân dân là thành trì kiên cố để giữ nước".
Từ thực tế lịch sử, Nguyễn Trãi đã rút ra những kinh
nghiệm quan trọng có tính quy luật, vận nước thịnh hay suy, mất
hay còn, đều do sức mạnh của dân quyết định: "Chở thuyền cũng
là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, nghịch

lòng dân thì chết". Dân "như nước" có thể "chở thuyền" mà cũng
có thể "lật thuyền", và khi "thuyền bị lật mới hay dân như nước",
mới hay sức mạnh của dân. Với tấm lòng thương dân, tin dân,
Nguyễn Trãi đã nhận thức sâu sắc vai trò quyết định của nhân dân
trong những biến thiên của lịch sử. Theo ông, cứu nước gắn liền
với dân, cứu nước là để cứu dân, chiến đấu vì nước phải kết hợp
với chiến đấu vì dân, đó là sự nghiệp "chí nhân", "đại nghĩa". Với
10

Nguyễn Trãi, dân là gốc của thành, bại, ông khẳng định: có được
lòng dân, cố kết nhân tâm thì mới lập được công to, làm nên việc
lớn.
Lịch sử nhiều lần chứng tỏ: vương triều nào, nhân vật lịch sử
nào biết khoan thư sức dân, thi hành chính sách thân dân thì trên
dưới đồng lòng, lập nên công to, nghiệp lớn. Không phải ngày nay
chúng ta mới coi tư tưởng "lấy dân làm gốc" làm nền tảng giữ và
dựng nước, mà từ rất xa xưa tư tưởng đó đã trở thành một chân lý,
một giá trị nhân văn đạo đức truyền thống có ý nghĩa trường tồn.
Truyền thống đặc sắc của dân tộc ta là cả nước cùng đánh giặc trên
cơ sở chăm lo nền tảng xã hội vững bền, dựa vào dân, lấy dân làm
gốc.
Đến chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định rằng, cách mạng
là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử,
giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải
trở thành giai cấp dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng
lực lượng to lớn của cách mạng. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra
cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. Lênin cho rằng,
sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân là hết
sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Lênin
cho rằng: "Nghệ thuật thuộc về nhân dân. Nó cần phải bắt rễ sâu

vào trong đông đảo quần chúng lao động. Nó có nhiệm vụ kết hợp
những tình cảm, ý nghĩ và ý chí của quần chúng, đồng thời cổ vũ
quần chúng". Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, chỉ có trong chủ
nghĩa xã hội quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát huy
tài năng và trí sáng tạo của mình.
11

1.2. Vai trò của quần chúng nhân dân và những nội dung
cơ bản của công tác vận động quần chúng trong Tư tưởng Hồ
Chí Minh
1.2.1. Về vai trò của quần chúng nhân dân
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991 đã xác
định: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Đến Đại hội
toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta một lần nữa khẳng định Đảng và nhân
dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội
chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đồng thời nhấn mạnh: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh
của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng
và dân tộc ta".
Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh thì công tác
vận động quần chúng (công tác dân vận) chiếm một vị trí hết sức
quan trọng trong tư tưởng của Người. Ngay từ những ngày đầu cách
mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng
định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý

nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác vận động quần chúng là một hệ thống những quan
điểm, phương thức dân vận được thấm nhuần trong cả cuộc đời và
trong các tác phẩm của Người. Thương yêu nhân dân, thương yêu
12

con người, tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, hết lòng, hết
sức phục vụ nhân dân là quan điểm bao trùm trong toàn bộ Tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Ngay từ những ngày đầu dấn thân vào sự nghiệp cách mạng,
Nguyễn Ái Quốc đã thấy được vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân
và Người sớm khẳng định: quần chúng nhân dân là gốc của sự
nghiệp cách mạng; cách mạng là việc chung của cả dân chúng. Theo
Hồ Chí Minh, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ
nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân Việt Nam chống lại kẻ thù
của dân tộc và giai cấp là chủ nghĩa tư bản đế quốc cướp nước và
tay sai của chúng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, Hồ Chí Minh luôn lấy nhân dân làm nguồn sức mạnh. Quan
điểm "lấy dân làm gốc" xuyên suốt quá trình chỉ đạo chiến tranh của
Người. Hồ Chí Minh khẳng định: "Địch chiếm trời, địch chiếm đất,
nhưng chúng không làm sao chiếm được lòng nồng nàn yêu nước
của nhân dân ta". Với lực lượng đông đảo có tổ chức và với phương
pháp cách mạng bạo lực của quần chúng, Hồ Chí Minh đã phát huy
sức mạnh dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
đưa Cách mạng tháng Tám 1945 và hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
1.2.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về công tác vận động quần chúng
a. Xây dựng, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn
dân tộc

Hồ Chí Minh sớm nhận thức được vị trí, vai trò của vấn đề
dân tộc, sức mạnh của đoàn kết dân tộc. Theo Người, có đoàn kết
mới tạo nên sức mạnh để thực hiện thành công sự nghiệp cách
13

mạng. Muốn đoàn kết thì trước hết phải có Đảng cách mạng để
trong thì vận động, tổ chức dân chúng, ngoài thì liên minh với các
dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở mọi nơi. Đảng có sứ mệnh
thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch
trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân,
hạnh phúc cho con người. Người đã sáng lập ra Mặt trận Việt Nam
độc lập đồng minh viết tắt là Việt minh, trong đó mục tiêu đầu
tiên là vận động các lực lượng kề vai thích cánh để "cờ treo độc
lập, nền xây bình quyền". Cách mạng tháng Tám nổ ra và thành
công là một minh chứng sinh động và rõ nét của sức mạnh của khối
đại đoàn kết toàn dân tộc với quyết tâm đem sức ta mà giải phóng
cho ta và một ý chí Không có gì quý hơn độc lập tự do.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là lời hịch cứu nước, là tiếng gọi của non sông đất nước, đã
khơi dậy và làm sôi động tình cảm sâu xa và cao đẹp nhất trong lòng
mỗi người dân Việt Nam. Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền
thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta, việc xây dựng và phát triển
khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một vấn đề chiến lược, bảo đảm
thành công của cách mạng. Người đã chỉ rõ: Đại đoàn kết tức là
trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân
ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Người coi công nông cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Đoàn
kết toàn dân tộc là cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước, là tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh.
Đối với Hồ Chí Minh, đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh

dân tộc với sức mạnh thời đại là một nhân tố quyết định thắng lợi
của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước dân chủ,
14

giàu mạnh, văn minh. Tháng 7 năm 1969, khi trả lời phỏng vấn
phóng viên báo Granma (Cuba), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: "Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ
bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và ở sự ủng hộ của nhân
dân thế giới”.
Đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Hồ Chủ tịch nhận thức
là vấn đề sống còn của cách mạng, được Người tổng kết thành một
nguyên lý đảm bảo cho mọi thắng lợi: “Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công“.
b. Trách nhiệm của Đảng, chính quyền trong công tác vận
dộng quần chúng
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: cách mạng là sự nghiệp
của nhân dân nhưng nhân dân cần có Đảng dẫn đường. Đảng có
trách nhiệm đoàn kết, tập hợp nhân dân, lãnh đạo nhân dân làm
cách mạng. Thấm nhuần lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí
Minh và Đảng ta sớm ý thức được rằng, cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng, do đó, Đảng phải không được bỏ sót bất cứ một
lực lượng hoặc cá nhân nào nếu muốn giành độc lập dân tộc. Hồ
Chí Minh yêu cầu Đảng phải có chủ trương, đường lối đúng đắn,
phù hợp với các giai cấp, tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của
Tổ quốc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm mẫu
số chung.
Vai trò lãnh đạo của Đảng là do dân ủy thác cho, Đảng
lãnh đạo, dân làm chủ. Chính vì thế, Hồ Chí Minh nêu lên luận
điểm nổi tiếng trong bản Di chúc: Đảng ta phải xứng đáng là người
lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân, và Đảng

15

phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân.
Sau khi giành được độc lập, một nhu cầu bức thiết đặt ra
trong lúc này là xây dựng chế độ mới, thành lập chế độ dân chủ nhân
dân, bởi Nhà nước dân chủ nhân dân chính là bước quá độ tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Đảng và Bác đã lãnh đạo xây dựng Nhà nước
chuyên chính vô sản, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân và
công, nông, trí thức là lực lượng cơ bản để bảo vệ và xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, chế độ dân chủ nhân dân là chế độ
xã hội do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước dân chủ nhân dân là
Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá
rất cao về dân chủ: Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân. Thực
hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó
khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tích cực lãnh đạo và
trực tiếp tham gia xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân. Người đã
kêu gọi nhân dân đồng lòng bảo vệ và xây dựng chế độ mới. Hồ
Chí Minh khẳng định rằng, chỉ có dưới chế độ xã hội chủ nghĩa,
nhân dân lao động mới thực sự làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội.

Ở Hồ Chí Minh thể hiện sự nhất quán về quan điểm và hành
động, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn
dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm
cho mọi người dân Việt Nam. Trong điều kiện nước ta, biện pháp
cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem
của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản. Hồ Chí Minh cho rằng, phải huy động hết mọi tiềm năng,
nguồn lực có trong dân để đem lại lợi ích cho dân. Nói cách khác,
16


phải biến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành sự nghiệp
của toàn dân do Đảng lãnh đạo.
c. Tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng nhân
dân tham gia sự nghiệp cách mạng
Ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, một đòi hỏi bức thiết đặt ra là Đảng phải có sứ mệnh thức tỉnh,
tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc
đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho
con người. Để tạo ra lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh đã tích cực
chỉ đạo và trực tiếp tham gia giáo dục, giác ngộ, rèn luyện và tổ chức
dân chúng, làm cho nhân dân hiểu vì sao mà phải làm cách mạng, vì
sao cách mạng là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc
của một hai người và phải biết làm cách mạng thì mới chóng thành
công.
Nắm vững những nguyên tắc và quan điểm vận động cách
mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh
sáng tạo lịch sử của quần chúng, Hồ Chí Minh dốc lòng dốc sức vào
việc động viên và tổ chức những lực lượng cách mạng to lớn của
nhân dân. Tuyên truyền, giáo dục và tổ chức quần chúng cũng là
nhằm mục đích hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và Bác đã chỉ đạo vừa
thành lập Mặt trận mang tính chất một tổ chức quần chúng có hệ
thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, lại vừa tổ chức các
hình thức khác đa dạng, phong phú để tập hợp quần chúng.
Người thường xuyên nhấn mạnh nhiệm vụ của những
người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ
để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức
17


trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình. Hồ Chí Minh
khẳng định việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách
nhiệm "ghé vai gánh vác một phần", quyền lợi, quyền hạn bao giờ
cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân.
Trong quá trình tiến hành sự nghiệp cách mạng, việc huy
động sức dân luôn là yếu tố hàng đầu để giành được thắng lợi.
Nhưng cùng với khai thác sức dân, đòi hỏi phải bồi dưỡng sức dân,
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Theo Hồ Chí
Minh, muốn khai thác sức dân thì phải kiên trì công tác vận động
quần chúng.
d. Yêu cầu đối với cán bộ làm công tác vận động quần
chúng
Mọi công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay
kém. Hồ Chí Minh xác định cán bộ các cấp đều là công bộc của dân,
phải gánh vác việc chung cho dân, việc gì có lợi cho nhân dân thì
phải hết sức làm, việc gì có hại cho nhân dân thì phải hết sức tránh,
"Bất kỳ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm". Người cán
bộ, đảng viên muèn ®-îc d©n tin, d©n yªu, muèn ®-îc lßng d©n,
tr-íc hÕt ph¶i yªu d©n, ph¶i ®Æt quyÒn lîi cña d©n trªn hÕt th¶y,
ph¶i cã mét tinh thÇn chÝ c«ng v« t-, hÕt lßng, hÕt søc phôc vô
nh©n d©n.
Hồ Chí Minh luôn yêu cầu đối với người cán bộ cách mạng
là phải trung với nước, hiếu với dân, đó là phẩm chất đạo đức hàng
đầu. Người khuyên cán bộ, đảng viên phải dựa vào dân, gắn bó với
dân, lấy dân làm gốc. Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải
thấm nhuần quan điểm coi sức mạnh của cách mạng là sức mạnh
của nhân dân: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân
18

liệu cũng xong". Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã tập trung đề cập đến phương pháp, phong cách làm
việc của người cán bộ, mà thực chất là sửa đổi lề lối quan hệ với
nhân dân. Người đã đặt nhân dân là đối tượng trọng tâm của việc
sửa đổi lối làm việc.
Bác Hồ rất quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm
chất, tác phong của người cán bộ cách mạng, cán bộ dân vận bởi
điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đến sự thành bại của cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ làm công tác vận động quần
chúng phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay
làm và phải thật thà nhúng tay vào việc, phải làm việc một cách
thật sự, phải cùng lao động, cùng chiến đấu, lăn vào cuộc sống
hàng ngày của quần chúng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của
cả dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người làm dân vận khéo
là phải biết vận động tất cả nhân dân cùng tham gia các phong trào
cách mạng.

Chương 2
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC
VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Thực trạng công tác vận động quần chúng ở nước ta
trong thời gian vừa qua
Trong những năm vừa qua, công tác vận động quần chúng
của các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân
đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào việc giữ
vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Việc
19

thực hiện dân chủ trong Ðảng và trong xã hội, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân có tiến bộ. Đội ngũ cán bộ làm công tác vận động

quần chúng có trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn trong
công tác vận động quần chúng.
Tuy nhiên, công tác vận động quần chúng vẫn biểu hiện
một số tồn tại, hạn chế. Dân chủ xã hội chủ nghĩa chưa được một số
cấp uỷ đảng, chính quyền triển khai thực hiện có hiệu quả. Quy chế
dân chủ ở cơ sở còn mang nặng tính hình thức, cơ chế "dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chưa thực sự được phát huy. Một
bộ phận cán bộ, công chức trách nhiệm và phong cách phục vụ
nhân dân chưa tốt, gây phiền hà cho dân, thiếu phương pháp trong
việc vận động, giáo dục, thuyết phục nhân dân. Truyền thống đoàn
kết dân tộc ở một số địa phương trong những thời điểm nhất định
không thực sự được phát huy, đã làm giảm, gây chia rẽ mối quan hệ
giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
2.2. Một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng Tư tưởng
Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng trong giai đoạn
hiện nay
2.2.1. Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước
đối với công tác vận động quần chúng
Công tác vận động quần chúng luôn luôn được Ðảng ta coi
trọng nhằm tập hợp nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
tạo nên sức mạnh to lớn đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng đất nước đạt
những thành tựu rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi
mới hiện nay. Đảng ta đã khẳng định rằng: Cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng và quan điểm "lấy dân làm gốc" trở thành tư tưởng
20

thường trực nói lên vai trò sáng tạo ra lịch sử của nhân dân Việt
Nam.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay phải thực hiện tốt
phương châm: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

và tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện những vấn đề sau:
Một là, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
dựa vào nhân dân để xây dựng Ðảng, Nhà nước trong sạch, vững
mạnh. Đảng và Nhà nước phải làm cho người dân được hưởng mọi
quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, Nhà nước phải có trách
nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi
quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội.
Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng.
Hai là, Ðảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân
dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, giải quyết kịp thời những nguyện
vọng, quyền lợi chính đáng của nhân dân.
Ba là, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, hoàn thiện
đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà
nước cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và lợi ích
của nhân dân.
Bốn là, thường xuyên tuyên truyền, vận động, giáo dục, tổ
chức nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền thực sự trong
sạch, vững mạnh. Đảng và Nhà nước có trách nhiệm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài để phục vụ cho sự phát triển
đất nước.
Năm là, Đảng, Nhà nước phải thường xuyên tự đổi mới, tự
chỉnh đốn, tiên phong, gương mẫu và "không được theo đuôi quần
chúng".
21

Sáu là, tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân.
2.2.2. Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Đại đoàn kết dân tộc luôn chứng tỏ sức mạnh to lớn, là yếu
tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngày nay,

đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng là một trong những
nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam và đại đoàn
kết dân tộc vừa là mục tiêu, động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Để tiếp tục củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới ánh sáng của tư tưởng
Hồ Chí Minh và thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, tiếp tục kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa,
truyền thống cố kết cộng đồng, những giá trị văn hoá - tinh thần của
đất nước được đúc kết qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước,
đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, sống có nghĩa có
tình với con người, đặc biệt là phải luôn tin vào dân, dựa vào dân,
phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân.
Hai là, phát huy nội lực của dân tộc, sức mạnh của khối
đại đoàn kết dân tộc để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ba là, đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là
nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết
định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
22

Bốn là, đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ
thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức Đảng, được thực
hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng
hàng đầu.
Năm là, phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ

ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều
kiện mới.
2.2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ, công
chức trong việc thực hiện công tác vận động quần chúng
Mỗi cán bộ, công chức phải gương mẫu thực hiện phương
pháp vận động quần chúng "óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi,
miệng nói, tay làm" như Bác Hồ đã dạy, và "Trọng dân, gần dân,
hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân" như Nghị quyết Trung
ương 7 (khóa IX) đề ra, kiên quyết đấu tranh với tệ quan liêu, tham
nhũng, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Phải biết huy động, tổ
chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân. Sức mạnh của nhân dân là vô
cùng, bất cứ việc gì cũng làm được. Để thực hiện thắng lợi công
cuộc đổi mới đất nước, chúng ta phải huy động nhân dân tích cực
tham gia. Để có được điều đó, mỗi cán bộ, công chức phải thường
xuyên làm công tác vận động quần chúng:
Một là, phải luôn luôn bám sát nguyện vọng của quần
chúng, có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, nghe ngóng để hiểu
biết nguyện vọng của nhân dân, tìm tòi phát huy sáng kiến của quần
chúng nhân dân, rồi căn cứ vào đó mà đưa ra chủ trương, chính
sách cho đúng và kịp thời sửa chữa những chủ trương, chính sách
sai lầm.
23

Hai là, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, vì quần chúng
nhân dân mà hy sinh chiến đấu. Người cán bộ phải ý thức được trách
nhiệm của mình trong việc đảm bảo để người dân thực hiện quyền
làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Người cán bộ phải luôn lắng nghe
nguyện vọng, phát huy sáng kiến của quần chúng nhân dân, để từ đó
lãnh đạo được quần chúng nhân dân vào thực hiện nhiệm vụ cách
mạng.

Ba là, không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực
công tác đối với đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực tổ chức và vận động nhân dân
thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, công tâm, tận tuỵ phục vụ nhân dân.
2.2.4. Đẩy mạnh thực hiện công tác vận động quần chúng
tham gia vào giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thực hiện công tác vận động quần chúng là phải thường
xuyên tham gia giải quyết những đề nghị, khiếu nại, tố cáo của người
dân được kịp thời, đúng quy định, tạo ra sự đoàn kết, nhất trí cao
trong toàn xã hội, đảm bảo sự công bằng, dân chủ và sự đồng thuận
của toàn dân. Muốn vậy, đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống
chính trị và phải thực hiện tốt một số công việc sau:
Một là, đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị trong việc giải quyết các đề nghị, khiếu
kiện của công dân theo đúng những quy định của pháp luật, coi
đây là công việc quan trọng của cả hệ thống chính trị.
Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của nhân dân,
tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời

×