Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.93 KB, 113 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN SỸ HÙNG




TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGOẠI GIAO
VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY








LUẬN VĂN THẠC SĨ













HÀ NỘI – 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN SỸ HÙNG




TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGOẠI GIAO
VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ


Chuyên ngành: Hồ Chí Minh


Mã số: 603127





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĂN TUỆ






HÀ NỘI – 2011
MỤC LỤC




Trang
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………… 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
6. Những đóng góp của luận văn 6
7. Kết cấu của luận văn 6


Chương 1: NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG
NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH ……………………………………………… 7
1.1 Khái quát chung về tư tưởng ngọại giao Hồ Chí Minh………………… 7
1.1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh………………………………………… 7
1.1.2. Khái niệm tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh……………………………….7
1.2 Những nội dung chủ yếu trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh………10
1.2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh……………………… 10
a. Chủ nghĩa yêu nước Việt nam………………………………………………… 10
b. Truyền thống văn hóa và truyền thống ngoại giao Việt Nam………………… 13
c. Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về quan hệ quốc tế…………………………… 26
d. Tiếp thu văn hóa phương Đông, phương Tây và kinh nghiệm ngoại giao thế
giới……………………………………………………………………………… 30




đ. Tố chất và bản lĩnh ngoại giao Hồ Chí Minh………………………………… 33
1.2.2 Những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về ngoại giao…………………35
a. Tầm quan trọng của ngoại giao và quan hệ quốc tế…………………………….36
b. Ngoại giao phải tôn trọng đảm bảo các quyền dân tộc cơ bản………………….42
c. Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế…….48
d. Kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại……………………… 52
đ. Đề cao đạo lý và pháp lý trong quan hệ quốc tế cùng với tư tưởng hòa bình
chống chiến tranh xâm lược………………………………………………………56
e. Quan tâm xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác bền lâu với các
nước láng giềng, coi trọng xử lý đúng đắn mối quan hệ với các nước lớn 63
g. Ngoại giao là một mặt trận…………………………………………………… 73

Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY…………………… 78

2.1 Tình hình thế giới và trong nước……………………………………………78
2.1.1 Xu thế, đặc điểm tình hình thế giới………………….………………………78
2.1.2 Tình hình trong nước……………………………………………………… 82
2.2 Vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ….86
2.2.1. Những thành tựu của ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn đất nước đổi
mới…………………………………………………………………………………86




2.2.2 Một số tồn tại, khó khăn, thách thức của ngoại giao Việt Nam hiện nay
(nguyên nhân của nó)………………………………………………………… ….99
2.2.3 Những giải pháp để ngoại giao Việt Nam đáp ứng được yêu cầu phát triển đất
nước…………………………………………………………………………….….91
a. Xây dựng đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết
cùng với tăng cường đoàn kết mở rộng hợp tác quốc tế, phát huy tinh thần quốc tế
trong sáng thuỷ chung…………………………………………………………… 91
b. Ngoại giao phải biết đánh giá đúng tình hình trong nước và quốc tế, nắm được
xu thế vận động và động cơ của đối tác; tạo khuôn khổ ổn định, lâu dài và ngày
càng đi vào chiều sâu quan hệ với các nước lớn và các nước láng giềng chung biên
giới. kết hợp giữa tư duy biện chứng với thực tiễn……………………………… 95
c. Phối hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại. Đặc biệt ngoại giao Việt Nam phải chuyển mạnh sang ngoại giao kinh tế và
tiến hành ngoại giao kinh tế một cách hiệu quả………………………………… 98
d. Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa…………………………………………………101
đ. Yêu cầu thích nghi với sự đa dạng về đối tác trong bối cảnh hội nhập và đẩy
mạnh hơn nữa các hình thức ngoại giao khác……………………………………102
e. Phải thích nghi với sự phát triển của các lực lượng trong nước tham gia hoạt
động đối ngoại……………………………………………………………………104
g. Ngoại giao phải hoàn thiện những năng lực mới…………………………… 104

KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………… ………………….109







DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT




ADB: Ngân hàng phát triển châu Á
ASEM: Diễn đàn hợp tác Á – Âu
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ARE: Diễn đàn khu vực ASEAN
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
VNDCCH: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa






















1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam,
là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. Người chèo lái
con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Hồ
Chí Minh không chỉ là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, Quân đội nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Người còn là nhà
hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trên lĩnh vực
ngoại giao, Hồ Chí Minh là nhà ngoại giao kiệt xuất, người sáng lập ra nền
ngoại giao Việt Nam hiện đại.
Đại hội VII của Đảng 1991 đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
mọi hành động”. Đảng đã nhận thức được những giá trị có ý nghĩa chiến lược,
đúng đắn và phù hợp với thực tế cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh nói riêng. Thực tế đã

cho thấy những tư tưởng của Người về ngoại giao ngày hôm nay được Đảng
ta vận dụng trong quan hệ quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ càng
chứng tỏ tính đúng đắn trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Qua đó, chúng ta có
thể khẳng định tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thực sự là kho tàng lý luận,
là cẩm nang cho hoạt động quan hệ quốc tế của Đảng và ngoại giao của Nhà
nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau hơn 25 năm qua
đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong đó
phải kể tới những đóng góp của mặt trận ngoại giao. Báo cáo của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá IX về các văn kiện Đại hội X do Tổng Bí thư
Nông Đức Mạnh trình bày nêu rõ: “ Vị thế nước ta trên trường quốc tế không
ngừng được nâng cao, sức mạnh tổng hợp của Quốc gia đã tăng lên rất nhiều,



2
tạo ra thế lực và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt
đẹp.”[17, tr.17]
Như vậy, việc nghiên cứu và xây dựng đường lối, chiến lược, phương
pháp ngoại giao được coi là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Đảng và
Nhà nước ta. Việt Nam cần phải có đường lối, chiến lược, phương pháp ngoại
giao đúng đắn phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam hiện nay và phù hợp
với từng đối tượng, từng lĩnh vực ngoại giao cụ thể; có như vậy mới có thể
đảm bảo cho sự phát triển và ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và sự khẳng
định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu vấn đề: “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay”, là một đề tài nghiên cứu có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

nói riêng là mảng đề tài được học tập, nghiên cứu, vận dụng phát triển mạnh
mẽ và rộng khắp trong nhân dân, giới học giả và các nhà nghiên cứu. Việc
nghiên cứu và bàn luận về tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu như:
Công trình nghiên cứu “phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh”
của giáo sư Đặng Xuân Kỳ, NXB LLCT, 2004 cũng đã trình bày một số vấn
đề có liên quan đến khái niệm “ phương pháp” và “phong cách” Hồ Chí
Minh, từ khái niệm tác giả xây dựng hệ thống các phương pháp cách mạng
Hồ Chí Minh và hệ thống các phong cách đặc trưng tiêu biểu của Người, từ
đó tác giả cũng khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu và vận dụng
sáng tạo phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh.
Công trình nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận
dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới” của Tiến sĩ Đinh Xuân Lý, NXB
CTQG, 2007, tác giả đã đi sâu vào việc tìm hiểu những nội dung tư tưởng Hồ



3
Chí Minh về đối ngoại, thành tựu của hoạt động đối ngoại Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Hồ Chí Minh, quá trình Đảng ta nhận thức và vận dụng tư tưởng
đối ngoại của Người trong thời kỳ đổi mới.
Công trình nghiên cứu “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” của
nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, NXB CTQG, 2002 tác
giả đã đi sâu vào việc phân tích một số vấn đề về nguồn gốc hình thành tư
tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, lý giải những luận điểm và quan điểm của Hồ
Chí Minh về các vấn đề thế giới, thời đại, quan hệ quốc tế, chính sách đối
ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam, ngoại giao Việt Nam, tác giả còn đưa
ra một số phương pháp, phong cách và nghệ thuật đặc sắc trong hoạt động
quốc tế và ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đưa ra ý kiến về
vận dụng tư tưởng, khẳng định sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống lý

luận ngoại giao và trường phái ngoại giao Việt Nam đáp ứng yêu cầu và
nhiệm vụ đối ngoại ngày càng cao của đất nước.
Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại - một số nội dung cơ bản”,
của Đỗ Đức Hinh, NXB CTQG, 2005 nội dung cuốn sách phản ánh một cách
khái quát, có hệ thống những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đối ngoại
qua đó rút ra một số nhận xét ban đầu về tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh.
Công trình nghiên cứu “Hồ Chí Minh – Nhà tư tuởng lỗi lạc” của GS.
Song Thành, NXB LLCT, 2005 cũng đã bàn tới “ Tư tưởng và phong cách
ngoại giao Hồ Chí Minh”. Ở chương XII, tác giả đã tóm lược nguồn gốc hình
thành, nội dung tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh - nền tảng của đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước ta, phong cách ngoại giao của Hồ Chí
Minh - một phong cách văn hoá, đồng thời tác giả còn đề ra mấy vấn đề vận
dụng và phát triển tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong bối cảnh quốc tế
hiện nay.
Công trình nghiên cứu “Việt Nam thế giới và hội nhập” của nhà giáo nhân
dân – Giáo sư Vũ Dương Ninh, NXB GD, 2007 cũng nhấn mạnh đến quan hệ



4
đối ngoại của Việt Nam qua 60 năm chiến đấu và xây dựng, về quan hệ Việt
Nam – ASEAN. Đồng thời, cuốn sách là công trình nghiên cứu về lịch sử cận -
hiện đại và lịch sử quan hệ quốc tế. Ngoài ra, một số khía cạnh cũng được đề cập
trên các báo cáo, tạp chí, nhưng còn mang tính rải rác chưa được tổng kết, đánh
giá.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nhằm làm rõ những nội dung ngoại giao nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Qua đó cũng nêu ra những vấn đề vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

Nhiệm vụ:
- Làm rõ các khái niệm: “ngoại giao”. “công tác đối ngoại”, “hoạt động
ngoại giao”, “quan hệ quốc tế”, “chính sách đối ngoại Hồ Chí Minh”.
- Cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.
- Sự vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng ta trong
quan hệ quốc tế hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta trong
quan hệ quốc tế hiện nay.
Phạm vi:
Trên cơ sở các nguồn tài liệu tản mạn, có phần hạn hẹp, tác giả luận
văn cố gắng tập hợp, khái quát, đánh giá, một cách có hệ thống tư tưởng ngoại
giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong quan hệ quốc tế hiện
nay. Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Cơ sở hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.
- Những nội dung cơ bản trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.



5
- Sự vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng ta trong
quan hệ quốc tế hiện nay.
Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp trong đường lối đối ngoại của
Đảng ta hiện nay. Đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, sự vận dụng còn đang
tiếp diễn; luận văn chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ quốc tế ( từ
1986 đến nay).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng.
Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận mácxit, Luận văn sử dụng một số phương
pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp cả hai phương
pháp ấy.
- Các phương pháp nghiên cứu liên ngành khác: tổng hợp, so sánh,
thống kê.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về tư tưởng ngoại giao
Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ
sở đó Luận văn đề ra một số giải pháp trong đường lối ngoại giao của Đảng.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy tư
tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế và ngoại giao.
7. Kết cấu luận văn



6
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần
nội dung của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.
Chương 1: Những nội dung chủ yếu trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh.
Chương 2: Sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.











Chương 1
NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG
TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

1. 1. Khái quát chung về tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
1. 1. 1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi đề cập đến khái niệm tư tưởng không nên hiểu chỉ là một tập hợp
giản đơn những ý tưởng, những suy nghĩ cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể
của một con người cụ thể, mà chúng ta muốn nói đến một hàm nghĩa lớn, một
hệ thống quan điểm, lý luận mang giá trị như một học thuyết được xây dựng
trên một thế giới quan và phương pháp luận nhất định, đại biểu cho ý chí,



7
nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, phù hợp với nhu cầu tiến hóa
của thực tiễn nhất định, trở lại chỉ đạo và cải tạo thực tiễn đó.
Về khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng cần được hiểu như vậy.
Đúng như Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là
một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại”[15,
tr. 83;84].

1. 1. 2 Khái niệm tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
Trước khi đi đến khái niệm thế nào là “tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh” chúng ta cần tìm hiểu thêm một số khái niệm mang tính công cụ có
liên quan trong việc xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm “tư tưởng
ngoại giao Hồ Chí Minh”.
Khái niệm “Ngoại giao”: Có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa
khác nhau về khái niệm ngoại giao, ở đây chúng ta tìm hiểu một số quan điểm
được nhiều người cho là xác đáng nhất.
Trước hết có quan điểm cho rằng: Ngoại là ngoài, giao là giao tiếp; vậy
giao tiếp với ( hoặc ra) nước ngoài gọi là đối ngoại hay ngoại giao để thể hiện
mình trong mắt họ có oai hay không? để người ta có tôn trọng mình hay
không. Chính là công tác ngoại giao đó. Giữ được nước hay mất nước vấn đề
ngoại giao quan trọng lắm. Ngoại giao giỏi thì họ tôn trọng mình, giúp đỡ
mình còn không là ngược lại
Ý kiến khác lại cho rằng: Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong
việc đàm phán, dàn xếp, thương lượng giữa những người đại diện cho một
nhóm hay một quốc gia. Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao
quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can



8
thiệp hay hoà giải của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như
kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và kiến tạo nền hòa bình
Các hiệp ước quốc tế thường được đàm phán bởi các nhà ngoại giao trước
tiên để đi đến việc xác nhận chính thức bởi các chính trị gia của các nước.
Về mặt xã hội, ngoại giao là việc sử dụng tài xử trí, ứng biến để giành
được sự thuận lợi. Nó là một công cụ tạo ra cách diễn đạt các tuyên bố một
cách không đối đầu, hay là một cách cư xử lịch thiệp.
Theo Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2000, “ngoại

giao là thuật ngữ chỉ sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi quốc
gia mình và góp phần vào việc giải quyết những vấn đề quốc tế chung. Chỉ sự
giao thiệp với bên ngoài, người ngoài”. Ở đây chúng tôi đề cập đến một số
khái niệm có liên quan đến khái niệm ngoại giao.
“Công tác ngoại giao”: là thuật ngữ dùng để chỉ việc cần phải làm để
thực hiện chính sách đối ngoại. Công tác ngoại giao là phương tiện để thực
hiện chính sách đối ngoại. Nó bao gồm: vận động ngoại giao, thăm viếng,
đàm phán, kí kết hiệp định, hiệp ước…Công tác ngoại giao phải luôn luôn
nhằm mục tiêu thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước và
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước phải đặt lợi ích dân tộc chân
chính lên hàng đầu.[24, tr.5]
“Hoạt động ngoại giao”: Là thuật ngữ để chỉ việc làm cụ thể của các
vị lãnh đạo, các chính khách, các nhà ngoại giao chuyên nghiệp để thực hiện
công tác ngoại giao.[24, tr. 7]
“Quan hệ quốc tế”: Là thuật ngữ để chỉ một dạng đặc thù của quan hệ
xã hội. Quan hệ quốc tế bao gồm quan hệ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học giữa các quốc gia-dân tộc và các tổ
chức chính trị xã hội khác nhau và các cá nhân cụ thể.[24, tr. 6]
“Hợp tác quốc tế” là mối quan hệ qua lại giữa các quốc gia bao gồm
nhiều lĩnh vực, các công việc, những vấn đề cụ thể, được tiến hành theo



9
những nguyên tắc đã thống nhất trên cơ sở giúp đỡ lẫn nhau, đồng thuận về
mục đích và lợi ích.[62, tr.11]
“Chính sách đối ngoại”: Là thuật ngữ chỉ toàn bộ phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ, nội dung, và phương pháp hoạt động của mọi quốc gia trong
quan hệ quốc tế tức là quan hệ với các nước khác, các chủ thể khác nhằm tạo
điều kiện bên ngoài để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ

của quốc gia, xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của quốc gia
trên trường quốc tế; đồng thời góp phần vào giải quyết những vấn đề quốc tế
chung, những vấn đề toàn cầu. Nội dung của chính sách đối ngoại bao gồm:
+ Các vấn đề liên quan đến bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
của quốc gia, có ý nghĩa an ninh quốc gia
+ Các vấn đề có liên quan đến xây dựng và và phát triển quốc gia
+ Các vấn đề có liên quan đến vị thế của quốc gia trên trường quốc tế,
có nghĩa là địa vị, uy tín, vai trò của quốc gia trong cộng đồng quốc tế, trong
quan hệ với các nước khác trên thế giới. [24, tr.8]
Có thể nói, từ những khái niệm trên các chính khách, các chính trị gia,
các nhà nghiên cứu và tác giả luận văn, đều chưa đưa ra được một khái niệm
nào khác hoàn chỉnh hơn so với khái niệm trong công trình nghiên cứu của
nguyên Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Dy Niên, đó là: “Tư tưởng ngoại
giao Hồ Chí Minh là hệ thống những nguyên lý, quan điểm, quan niệm về các
vấn đề thế giới và thời đại, về đường lối quốc tế, chiến lược, sách lược, chính
sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại. Tư tưởng
này còn thể hiện trong hoạt động đối ngoại thực tiễn của Hồ Chí Minh và của
Đảng, Nhà nước Việt Nam”.[58, tr.89]
1. 2. Những nội dung chủ yếu trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh
1. 2. 1. Cơ sở hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
a. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam



10
Vị trí địa lý tự nhiên của mỗi nước ảnh hưởng lớn đến sự hình thành
quốc gia- dân tộc của nước đó. Đồng thời nó cũng hình thành nên cách sinh
hoạt và ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và con người với môi
trường xã hội. Hình thành nên loại hình kinh tế đặc trưng của quốc gia và lịch

sử văn hóa của dân tộc cũng như trách nhiệm và quyền lợi chung của tất cả
các thành viên của cộng đồng dân tộc.
Ngay từ thời kỳ nhà nước Văn Lang, ý thức cộng đồng dân tộc của cha
ông ta đã nảy nở. Sự tích con Rồng cháu Tiên, sự tích về bọc trăm trứng nhằm
khẳng định một tổ tiên chung, một nguồn gốc chung, đó cũng là bằng chứng
hùng hồn nhất về ý thức cộng đồng dân tộc, đó cũng là biểu hiện của tinh thần
yêu nước nồng nàn:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Vì vậy: “Không thể nói yêu đất nước mà lại không yêu con người, yêu
đồng bào với những truyền thống lịch sử hào hùng. Ngược lại, không thể nói
yêu con người, đồng bào, dân tộc Việt Nam lại không yêu non sông đất nước.
Yêu nước Việt Nam cũng có nghĩa là yêu non sông, đất nước, yêu dân tộc,
con người, nhân dân Việt Nam, yêu đồng bào, yêu quê hương, quốc gia, Tổ
quốc, yêu những truyền thống văn hóa hào hùng của dân tộc”. [29, tr. 11]
Chủ nghĩa yêu nước cũng biểu hiện ở các cuộc chiến âm ỉ nhưng cũng
quyết liệt của nhân dân ta chống lại chính sách đồng hóa của ngoại bang.
Chính vì đó, dân tộc ta tránh được sự đồng hóa qua hơn 1000 năm Bắc thuộc.
Chủ nghĩa yêu nước còn thể hiện rất rõ ở bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành đã định ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”



11
Đến thời Trần, đất nước phải liên tiếp chống lại các cuộc tiến công
mạnh mẽ như vũ bão của quân xâm lược Nguyên Mông thì tinh thần yêu nước
được thể hiện rõ trong hào khí Đông A, ý chí quyết tâm đánh giặc của toàn

dân tộc được thể hiện ở các bô lão trong hội nghị Diên Hồng, với tiếng vang
“Đánh” như khích lệ tinh thần quả cảm của cả một dân tộc anh hùng. Đó là
tinh thần khảng khái, quyết tâm chống giặc không chịu đầu hàng của Quốc
công tiết chế Trần Quốc Tuấn khi trả lời nhà vua Trần Nhân Tông: “Nếu bệ
hạ muốn hàng, trước hết hãy chém đầu thần đi đã” và sự đồng lòng của các
tướng sĩ khi thích vào cánh tay hai chữ “Thát sát”. Đặc biệt tinh thần đó được
thể hiện rỏ nét và sâu đậm trong “Hịch tướng sĩ”.
Đến thời nhà Lê thì tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, và khẳng
định độc lập và chủ quyền quốc gia được thể hiện rõ trong “Bình Ngô đại
cáo” của Nguyễn Trãi:
Như nước Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Sơn hà cương vực đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Đến triều đại Tây Sơn tinh thần yêu nước đó được thể hiện rõ qua tờ
chiếu lên ngôi của vua Quang Trung: “Trẩm có cả thiên hạ, sẽ cùng dắt díu
dân trên con đường lớn, đặt vào đài xuân”. Trong lễ “thệ sư”, Nhà vua đã hiểu
dụ tướng sĩ quyết tâm “Đánh cho sử chi Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Trong quá trình đấu tranh chống lại bọn xâm lược thì tinh thần yêu nước của
dân ta được phát huy cao độ thành chủ nghĩa anh hùng: “Dân ta có một lòng



12
nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay,
mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn

sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc
kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có
quyền tự hào vì những trang lịch sử vẽ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v. Các vị ấy là tiêu biểu của một dân
tộc anh hùng”.[49, tr.171;172]
Như vậy chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam là sự biểu hiện của tự ý thức
dân tộc dưới dạng hệ thống quan điểm tư tưởng lý luận và hệ giá trị của dân
tộc. Đó là ý thức hệ dân tộc hoặc chủ nghĩa dân tộc - yêu nước. Ý thức hệ đó
bắt đầu từ lòng tự hào về : Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người
tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Tiếp đó là ý
thức về quyền độc lập dân tộc, bắt đầu từ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” cho
đến quyết tâm "Sát Thát” ở đời Trần, tinh thần quyết chiến của Nguyễn Huệ
"Đánh cho phiến giáp bất hoàn, đánh cho Nam quốc sơn hà chi hữu chủ”, từ
triết lý "Nước là của chung chứ không phải của một dòng họ nào" (Nguyễn
Bỉnh Khiêm) đến nhà nước của dân vì dân, do dân và "lòng căm ghét bọn
xâm lược". cai trị, can thiệp dưới các chiêu bài khác nhau; chống lại chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Chủ nghĩa yêu nước ấy đã được phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí
Minh. Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa
quốc tế trong sáng thể hiện việc chống lại các tư tưởng áp bức, thống trị, can
thiệp dưới các chiêu bài khác nhau, chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ích
kỷ; chống lại sự áp đặt xâm hại lợi ích các dân tộc khác dưới các hình thức
khác nhau…Hồ Chí Minh suốt đời đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc
mình và phấn đấu vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại.
b. Truyền thống văn hóa và truyền thống ngoại giao Việt Nam



13

Truyền thống văn hóa Việt Nam
Văn hóa là một khái niệm rộng, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về
văn hóa. Tuy nhiên, vẫn có một điểm chung được mọi người thừa nhận: Văn
hóa là một hệ thống các giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong quá trình lịch sử. Vậy truyền thống văn hóa Việt Nam có những đặc
trưng gì nổi bật?
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo cho Việt Nam có
một truyền thống lâu đời, bền vững đó là truyền thống lịch sử, truyền thống
dân tộc. Cái hồn của truyền thống ấy là văn hóa và bản lĩnh sáng tạo, sức sống
của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có một truyền thống từ lâu đời về
văn hóa và văn hiến, kết tinh thành hệ giá trị chân - thiện - mỹ như một hệ giá
trị phổ quát của văn hóa, của mọi dân tộc trong quốc gia mình và trong cộng
đồng nhân loại. Song mỗi dân tộc, do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử
riêng của mình, từ những trải nghiệm trực tiếp trong thực tiễn lao động và đấu
tranh, trong môi trường tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển, lại có
những quan niệm và cách thức biểu hiện riêng của mình về chân - thiện - mỹ.
Nó biểu hiện thành tâm lý và ý thức, phong tục tập quán và lối sống, tạo thành
tính cách của con người và cộng đồng dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền
thống đó kết tinh lại trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo đức và cách
thức ứng xử, phản ánh diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả một
dân tộc, có trong các sản phẩm vật thể và phi vật thể của văn hóa. Trong văn
hóa tinh thần (phi vật thể) và đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam
truyền thống, qua các thời đại lịch sử cần đặc biệt chú trọng tới một lĩnh vực
rất phong phú và tinh tế nằm chung trong cấu trúc của văn hóa, ấy là văn học,
nghệ thuật, bao gồm cả dòng văn học dân gian và dòng văn học bác học. Đây
là di sản tinh thần rất quan trọng mà các thế hệ người Việt Nam từ xa xưa - tổ
tiên, ông cha chúng ta đã sáng tạo ra, đã để lại cho đời sau. Nó phải được bảo
tồn và phát huy, được kế thừa và phát triển trong những điều kiện lịch sử mới.
Nó cần phải có mặt trong hành trang của những con người Việt Nam hiện




14
nay, nhất là thế hệ trẻ nhập cuộc với đổi mới để phát triển, đổi mới trong
nội tại của đất nước, con người và dân tộc mình đồng thời hội nhập với bên
ngoài để phát triển và hiện đại hóa.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho
sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt rất phù hợp cho việc trồng cây lúa nước.
Từ xa xưa cây lúa nước đã trở thành cây trồng chủ yếu nuôi sống con người
Việt từ thế hệ này đến thế hệ khác, cây lúa luôn gắn liền với hoạt động sản
xuất của cư dân Việt. Vì vậy cũng có thể khẳng định rằng nền văn minh của
người Việt là nền văn minh lúa nước. Việc phát triển nền nông nghiệp lúa
nước không thể là việc của một số ít người mà đòi hỏi sự chung sức của số
đông, của cả cộng đồng. Do đó, từ rất sớm những cư dân Việt đã sớm ý thức
được rằng họ không thể sống biệt lập mà phải cố kết lại với nhau để cùng tồn
tại, phát triển. Cốt cách Việt Nam định hình trong thử thách khắc nghiệt
chống thiên tai và chống ngoại xâm, đoàn kết và cố kết cộng đồng, nương tựa
vào nhau để tồn tại và phát triển, bởi sức mạnh của hợp tác và đồng thuận.
Sức mạnh ấy chẳng những được quy định thành văn mà còn được tổng kết
thành triết lý sống và thành phương châm ứng xử, chỉ dẫn hành động, sự
khẳng định các giá trị. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống có trong
mối liên kết giữa Nhà với Làng với Nước, là liên kết cộng đồng, lấy sức mạnh
ở tổng thể, trong đó từng cái riêng, đơn lẻ và cá thể được tập hợp và hòa đồng
trong cái chung của cộng đồng rộng lớn, lấy tương đồng, cố kết cộng đồng để
khắc phục những khác biệt và những xung đột.
Từ bao đời nay, sức sống của nền văn hóa truyền thống Việt Nam được
lưu giữ và thể hiện mạnh mẽ nhất ở văn hóa làng. Làng là đơn vị cư trú cơ
bản của nông thôn người Việt và đã hình thành từ rất sớm ( trước khi có nhà
nước). Làng xã là kết quả của một chế độ xã hội riêng của Việt Nam, một chế
độ thống nhất trên cả nước, nảy sinh trên nền tảng sinh hoạt của con người

trong khung cảnh làng xã ở nông thôn. Trong làng có đủ sĩ, nông, công,
thương, có đình, có chùa, có trường học, từ đó mà văn hóa làng xã có tính đa



15
dạng cao. Những sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc từ vật chất
đến tinh thần xuất phát chủ yếu từ làng xã. Dưới những hình thức khác nhau,
làng xã ra đời trong môi trường sinh thái tồn tại hàng nghìn năm. Các quan hệ
ứng xử thuận hòa, đùm bọc lẫn nhau trong gia đình, yêu quê hương làng xóm,
kính trọng ông bà cha mẹ, người già, phụ nữ. Từ ý thức cộng đồng đã nảy
sinh tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, sùng bái các anh hùng dân tộc. Làng
Việt mang tính tự trị cao, trở thành hạt nhân bền vững giúp người Việt vượt
qua các biến thiên lịch sử, bảo tồn và làm giàu bản sắc dân tộc.
Trải qua hàng nghìn năm phát triển của lịch sử dân tộc, văn hóa Việt
Nam là sự tiếp biến của các nền văn hóa ngoại lai xâm nhập vào. Đó là đạo
Phật của Ấn Độ, là Nho giáo và Lão giáo… của Trung Quốc, là đạo Thiên
Chúa giáo của phương Tây, và ảnh hưởng văn hóa của các nước trong Đông
Nam Á…Tuy nhiên các văn hóa ngoại lai đó khi xâm nhập vào Việt Nam nó
không còn giữ đúng nguyên thể, mà bị văn hóa chủ thể Việt cải biến với
những đặc trưng mới phù hợp hơn với cuộc sống và sinh hoạt của con người
Việt. Sự tiếp biến văn hóa đó vừa phát huy tác dụng vừa làm đa dạng văn hóa
bản địa. Đó là quá trình tiếp biến văn hóa một cách chủ động và sáng tạo.
Việt Nam là một quốc gia mà sự xuất hiện của nhà nước đầu tiên diễn
ra vào lọai sớm nhất khu vực Đông Nam Á . Thông thường, sự xuất hiện của
nhà nước là kết quả của sự phát triển kinh tế- xã hội đến trình độ cao của cộng
đồng dân cư. Khi đó xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng và nhà nước
xuất hiện như một công cụ thống trị của một giai cấp đối với các giai cấp khác
trong xã hội. Tuy nhiên ở Việt Nam, nhà nước đầu tiên xuất hiện không phải
là kết quả của những cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được, mà

trên cơ sở phân hóa xã hội nhất định đã ra đời như một tổ chức đại diện cho
cộng đồng người Việt, đáp ứng những yêu cầu khách quan của công cuộc trị
thủy và chống ngoại xâm. Lịch sử Việt Nam đã trải qua một thời kì đặc biệt
có một không hai trong lịch sử thế giới. Người Việt bị mất độc lập chủ quyền
và phải sống dưới ách cai trị của chính quyền ngoại bang hơn mười thế kỷ.



16
Trải qua thời kỳ dài hàng thiên niên kỷ với một hoàn cảnh lịch sử như vậy
nên trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đã biểu hiện nền văn hóa chính
trị mà nội dung chủ yếu là coi trọng độc lập, tự chủ và nhân dân, đề cao tư
tưởng nhân nghĩa, hòa mục trong việc trị quốc yên dân.
Nếu ở phương Tây lối sống du cư du mục đã hình thành nên lối văn hóa
với đặc trưng là chinh phục tự nhiên thì ở phương Đông nói chung và Việt
Nam nói riêng con người lại thuận với tự nhiên “ chung sống với lũ”. Nước có
một sức mạnh ghê ghớm không gì cản nỗi và là nổi sợ của con người khi “ tức
nước vỡ bờ” và là thế lực ghê sợ nhất “ nhất thủy, nhì hỏa”. Tuy nhiên nước
cũng rất mềm mại, uyển chuyển và dể thấm hòa đồng như tính cách con người
Việt vậy. Người Việt vừa đắp đê ngăn lũ, vừa đào kênh, mương dẫn nước vào
đồng cạn để chống hạn, tháo úng. Vì vậy trong văn hóa ứng xử của người
Việt vừa cương lại vừa nhu, rất uyển chuyển và linh hoạt.
Việt Nam là quốc gia mà khởi nguyên là nhỏ và nghèo, chính quyền
trung ương qua bao đời vẫn chỉ là cai quản một cộng đồng được thống nhất
bởi một biển làng xã. Trong cộng đồng chung đó có sự chia nhỏ và tự trị riêng
lẽ của từng đơn vị làng. Sự chia nhỏ đó không cầu kì nhưng cẩn thận, không
hoành tráng nhưng rất chu đáo. Điều đó làm cho văn hóa Việt Nam mang tính
khiêm tốn, giản dị mà hài hòa, để cân bằng mà không cực đoan.Việt Nam
nằm ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, lại giáp biển Đông với đường biển
kéo dài hơn ba nghìn hai trăm cây số vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức

đối với quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia. Với tính chất bán đảo
như vậy nên trong lịch sử dân tộc các thế lực xâm lược luôn tìm mọi cách
chiếm đoạt, mặt khác mối quan hệ tác động qua lại giữa lục địa và biển đảo
đòi hỏi dân tộc Việt Nam phải linh hoạt trong cách ứng xử, tạo nên thế cân
bằng. Đồng thời trong quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới
đều phải tính đến quan hệ ràng buộc về lợi ích địa-chính trị giữa các nước với
nhau. Trong cách ứng xử phải khôn khéo, linh hoạt và tinh tế.



17
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng chung
sống, trong đó người Kinh chiếm đa số với hơn chín mươi phần trăm dân số
của cả nước. Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bản hùng ca hoành tráng , thể
hiện sự sáng tạo và sức sống mãnh liệt, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với
điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân tộc. Với điều
kiện địa lý tự nhiên ( độ cao, đất đai , khí hậu ) khác nhau, các dân tộc đã tìm
ra các phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau. Với kết cấu thành phần dân
tộc như vậy thì việc đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất luôn được coi trọng.
Trong mỗi một dân tộc lại có bản sắc văn hóa riêng khác nhau đã tạo nên một
Việt Nam có nền văn hóa vô cùng đa dạng. Đồng thời đó cũng ẩn chứa những
nguy cơ bị bọn xấu lợi dụng chia rẽ, ảnh hưởng đến sự đoàn kết và thống
nhất. Chính vì vậy trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc thì việc
giữ gìn “ trong ấm, ngoài êm” là phương châm bất biến.
Có thể khẳng định rằng, nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đậm
đà bản sắc dân tộc. Ở một tiểu vùng mà văn hoá của một vài nước lớn dễ chi
phối, ảnh hưởng và có xu thế đồng hoá, bộc lộ rõ qua các thời kỳ lịch sử
nhưng văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại bền vững và có bản sắc. Chưa phải là đất
nước giàu có, qua nhiều thế hệ đời sống còn nhiều khó khăn, kỹ thuật sản xuất
kém phát triển, song ở đất nước dường như thuần nông của chúng ta đã tụ hội

nhiều giá trị của nền văn minh lúa nước, văn minh phương Đông. Đó là nền
văn hóa của những cư dân nông nghiệp luôn mong sống hòa hợp với thiên
nhiên, trọng tĩnh và sự cân bằng. Đó là nền văn hóa thấm nhuần tính nhân văn
và nhân đạo cao cả; là nền văn hóa mà trọng tình “ Một trăm cái lí không
bằng tí cái tình”; là nền văn hóa tinh tế, giản dị, bao dung và mang tính cộng
đồng cao.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh thì nền văn hóa ấy cũng chứa
đựng những khuyết điểm, yếu kém tác động đến cách sống và ứng xử của con
người Việt. Với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp mang tính tự cung, tự cấp
đã kìm hãm sự phát triển của công nghiệp và thương nghiệp. Chính sách trọng



18
nông làm cho người nông dân tự thỏa mãn mà không vươn lên. Cùng với đó
là chính sách ức thương “ Bế quan tỏa cảng” trong những giai đoạn lịch sử
nhất định đã làm giảm khả năng thích nghi và đề kháng của Việt Nam khi chủ
nghĩa tư bản phương Tây tìm kiếm thị trường. Với địa hình là bán đảo có
đường bờ biển kéo dài mà chúng ta không sớm vươn ra xa đã ảnh hưởng đến
cách ứng xử của người Việt đó là bó hẹp ở trong phạm vi nhỏ và manh mún.
Bên cạnh đó với nền giáo dục Nho học lâu đời với cách học tầm chương, mê
muội, chủ yếu chú trọng các môn học xã hội mà không chú ý đến khoa học tự
nhiên và kỹ thuật đã làm tê liệt sức sáng tạo của con người, làm mất đi sức
mạnh quật khởi dám xóa bỏ cái cũ để cách tân hiện đại hóa đất nước phù hợp
với xu thế phát triển của thời đại.
Tất cả những yếu kém và hạn chế đó của nền văn hóa Việt Nam được
nhiều nhà văn hóa lỗi lạc của dân tộc khắc phục và vượt lên trên thời đại
mình. Họ đã tạo được những ảnh hưởng sâu, rộng và ghi đậm dấu ấn trong
nền văn hóa dân tộc và nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người như
vậy khi phát huy những nét đẹp và hạn chế một cách có hiệu quả những yếu

kém của nền văn hóa dân tộc. Những nét văn hóa đó thể hiện trong Hồ Chí
Minh thông qua cách sống giản dị của Người, trong cách ứng xử rất đa dạng ở
những môi trường khác nhau đã làm cho bạn bè quốc tế hiểu sâu sắc hơn về
nền văn hóa Việt Nam.
Truyền thống ngoại giao Việt Nam
Việt Nam là nước có vị trí quan trọng trong giao lưu quốc tế. Việt Nam
nằm ở trung tâm Đông Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và Tây
Nam giáp Lào và Campuchia, phía Đông và phía Nam nhìn ra biển Thái Bình
Dương. Do có vị trí khá thuận lợi nên Việt Nam từ sớm đã trở thành cầu nối
giữa châu Á và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á
hải đảo, nơi giao điểm của các tuyến đường, các luồng hàng từ Bắc tới Nam
và từ Đông sang Tây, là nơi gặp gỡ của các nền văn hóa, văn minh lớn, mà
ngay từ sớm là văn minh Trung Quốc và văn minh Ấn Độ… Vì vậy mà trong



19
quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ngay từ rất sớm ông cha ta
đã nhận thức rõ được hoạt động ngoại giao có vai trò và vị trí vô cùng quan
trọng. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc “Từ thủa dựng nước đến Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, các hoạt động đối ngoại của dân tộc ta luôn gắn
liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, tập trung cho mục tiêu
giành độc lập, tự do cho tổ quốc”.[59, tr.41]. Ngoại giao đã góp phần tích cực
vào việc bảo vệ quyền lợi quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của đất nước, đồng thời củng cố hòa bình và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp
tác với các nước. Có thể thấy được nổi lên trong ngoại giao truyền thống của
ông cha ta có những đặc trưng nổi bật sau:
Ngoại giao Việt Nam về bản chất là ngoại giao cứu nước và giữ nước,
luôn luôn có ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Chính sách ngoại giao tự chủ, cứng rắn là nguyên tắc nhất quán của tổ

tiên ta. Mỗi một hành động nội trị, ngoại giao đều thể hiện tinh thần đó. Ví
như khi Ngô Quyền xây dựng triều đình theo thể chế của một vương triều độc
lập, định phẩm phục, nghi lễ riêng là tỏ rõ ý thức dân tộc mạnh mẽ, độc lập
với “thiên triều”. Hay câu nói của Lê Thánh Tông khi dặn dò sứ giả: “Một
thước núi, một tấc sông của ta không nên vất bỏ, ngươi nên cố cãi, chớ cho họ
lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai quan sang sứ Bắc triều bày tỏ phải
trái. Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho
giặc thì tội phải tru di”… Đó là những dẫn chứng tiêu biểu cho thái độ cứng
rắn, không khoan nhượng của tổ tiên ta đối với quyền lợi tối cao của đất nước.
Đó là nền ngoại giao được hướng đạo bằng những tư tưởng lớn mang tính
chiến lược lớn đã được tổ tiên ta tổng kết như “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(Lý Thường Kiệt), hay đó là tư tưởng của Nguyễn Trãi: “Lấy đại nghĩa để
thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” và “Ta mưu đánh vào lòng,
không chiến mà cũng thắng”…(Bình Ngô đại cáo).
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam thì bang giao với Trung Quốc đóng
một vai trò quan trọng. Với tư cách là nước lớn các thế lực cầm quyền ở

×