Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Xác định thành phần và nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 119 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ KIM CHI


Xác định thành phần và nội dung tài liệu
hình thành trong hoạt động của bộ y tế
cần nộp vào trung tâm lưu trữ quốc gia 3



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Chuyên ngành: Lưu trữ (Lưu trữ học và Tư liệu học)
Mã số: 60 32 20






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. Nguyễn Thị Liên Hương




HÀ NỘI, 2006



Hà Nội, tháng 3 năm 2003



1
MỤC LỤC


Trang số
Mở đầu
3
Chương 1. Thành phần, nội dung và ý nghĩa tài liệu hình
thành trong hoạt động của Bộ Y tế
13
1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
13
1.2 Phông lưu trữ Bộ Y tế
28
1.3 Giá trị của tài liệu hình thành trong họat động của Bộ Y tế
45
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định thành phần

và nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần
nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3
51
2.1 Cơ sở lý luận
51
2.2 Cơ sở thực tiễn
73
Chương 3. Danh mục tài liệu hình thành trong hoạt động của
Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3
86
3.1 Những căn cứ lập danh mục tài liệu hình thành trong hoạt
động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3
86
3.2 Cấu tạo của danh mục tài liệu hình thành trong hoạt động của
Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3
87
3.3 Hướng dẫn sử dụng danh mục tài liệu hình thành trong hoạt
động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3
90
3.4 Danh mục tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần
nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3
92


Kết luận
111
Danh mục tài liệu tham khảo
113
Phụ lục




2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở các giai đoạn, thời kỳ lịch sử khác nhau, Y tế luôn được xác định là
một trong những ngành quan trọng, được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm, chú trọng và đầu tư. Trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển, ngành
Y đã có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa v.v
nhất là trong công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,
góp phần vào thắng lợi của công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng
như sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đã hình
thành nên một khối lượng lớn tài liệu.
Việc lựa chọn tài liệu có giá trị để bảo quản trong các phòng, kho lưu
trữ không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngành Y tế mà còn có ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với cả dân tộc, quốc gia. Bởi đây là một bộ phận, thành phần
của tài liệu lưu trữ quốc gia.
Điều 1 Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia số 34/2001/PL - UBTVQH10 ngày
04/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khẳng định: "Tài liệu lưu trữ
quốc gia là tài liệu có giá trị về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại
giao, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ được hình thành trong các
thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, trong quá trình hoạt động của các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các
nhân vật lịch sử, tiêu biểu phục vụ việc nghiên cứu lịch sử, khoa học và hoạt
động thực tiễn". [47, 34]
Theo Điều 11 Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia: "Các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong quá trình xây dựng ban hành văn bản và sử dụng tài liệu văn thư
phải lập hồ sơ và bảo vệ an toàn. Tài liệu văn thư có giá trị lưu trữ của cơ

quan, tổ chức nào cần nộp vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức đó
theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh này" [47, 35]. Ngoài ra Điều


3
13 của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia cũng quy định rõ "Người đứng đầu cơ
quan, tổ chức quyết định việc lựa chọn tài liệu văn thư để giao nộp vào lưu
trữ hiện hành, lựa chọn tài liệu lưu trữ hiện hành để nộp vào lưu trữ lịch
sử…"[47, 36]. Việc thu thập tài liệu lưu trữ thuộc Phông Lưu trữ Nhà nước
Việt Nam thuộc thẩm quyền của các cơ quan lưu trữ nhà nước song thực tế
cho thấy, công tác lưu trữ tài liệu nói chung, tài liệu chuyên môn của các
ngành trong đó có ngành Y tế còn nhiều hạn chế, bất cập. Hầu hết, tài liệu
hình thành ra không được lập hồ sơ, xác định thời hạn bảo quản và không nộp
vào lưu trữ đúng thời gian quy định của Nhà nước. Nếu có thực hiện thì tài
liệu thu về chủ yếu dưới dạng bó gói, lộn xộn, rời lẻ. Công tác lưu trữ tài liệu
chủ yếu được thực hiện ở các Phòng Lưu trữ Bộ, Trung tâm Lưu trữ Tỉnh,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Các phòng, kho lưu trữ này đã, đang tiến hành
chỉnh lý khoa học khối tài liệu thu được. Công việc trên đã tiêu tốn một lượng
lớn kinh phí, tài sản của Nhà nước và công sức, thời gian của cán bộ, nhân
viên lưu trữ. Vì vậy việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu, kịp thời trong đó có
định rõ thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ của từng ngành, cơ quan cần nộp
vào các lưu trữ lịch sử là một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách.
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế
dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc
phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an
toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế; quản lý nhà nước các dịch vụ
công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần
vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo
quy định của pháp luật. Tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ có ý nghĩa

về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v…và là nguồn nộp lưu vào
lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, việc xác định gía trị tài liệu ở đây chưa được quy
định rõ ràng, thực hiện không thường xuyên và còn nhiều lúng túng. Do vậy
chúng tôi quyết định chọn "Xác định thành phần và nội dung tài liệu hình
thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lƣu trữ quốc
gia 3" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.


4
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính mà đề tài hướng tới là nghiên cứu để nắm được thành
phần, nội dung, đặc điểm và giá trị tài liệu lưu trữ của cơ quan Bộ Y tế. Từ đó
vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng Danh mục hồ sơ,
tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3 theo
quy định của Nhà nước.
3. Phạm vi nghiên cứu
Để xây dựng Danh mục hồ sơ, tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế cần nộp
vào Lưu trữ lịch sử, đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu khối tài liệu hành chính hình
thành trong hoạt động của Bộ. Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến tài
liệu quản lý chuyên môn của Bộ. Đó là những tài liệu được sản sinh trong
hoạt động và phản ánh chức năng, nhiệm vụ của các Vụ, Cục, Văn phòng,
Thanh tra Bộ. Như vậy đề tài sẽ tập trung nghiên cứu khối tài liệu hình thành
trong hoạt động của các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng
quản lý nhà nước (các đơn vị trực thuộc Bộ) trong giai đoạn từ năm 1970 cho
đến nay. Tài liệu hình thành trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Bộ sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Có một số lý do để chúng tôi quyết định chọn năm 1970 làm giới hạn
thời gian nghiên cứu của đề tài:
- Tài liệu trước năm 1970 còn tồn lại trong kho Lưu trữ Bộ Y tế không
đầy đủ, khối lượng ít. Vì vậy theo chúng tôi không có tính đại diện cho tài

liệu của một phông lưu trữ cơ quan.
- Trong khi đó tài liệu được sản sinh từ năm 1970 đến nay là tài liệu
hình thành từ hoạt động của Bộ Y tế sau thời gian đế quốc Mỹ leo thang bắn
phá miền Bắc, trong thời kỳ hòa bình, ổn định, phát triển, hội nhập. Các
nhiệm vụ chủ yếu của Bộ đã được triển khai, thực hiện tương đối đầy đủ. Tài
liệu sản sinh ở thời kỳ này phản ánh chân thực, đầy đủ mọi hoạt động của các
Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ nên nội dung tài liệu có thể đại diện cho
hoạt động của Bộ Y tế.
- Ba là từ ngày thành lập đến nay, Bộ Y tế trực tiếp là Phòng Lưu trữ
Bộ đã tiến hành lập hồ sơ, xác định giá trị tài liệu và giao nộp vào Trung tâm


5
Lưu trữ quốc gia 3 khối tài liệu của ngành Y từ năm 1945 đến 1970. Hầu hết
tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế từ năm 1970 cho đến nay
không được cán bộ chuyên môn lập hồ sơ và nộp vào lưu trữ theo đúng quy
định. Nhiều tài liệu quan trọng còn nằm rải rác ở các tổ chức trực thuộc Bộ.
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức, triển khai các khâu
nghiệp vụ chuyên môn của Phòng Lưu trữ Bộ Y tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu những quy định của Nhà nước về công tác lưu trữ tài liệu
đặc biệt là công tác nộp lưu, xác định nội dung, thành phần tài liệu lưu trữ
trong đó có tài liệu chuyên môn;
- Tìm hiểu, khảo sát thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ của cơ quan
Bộ Y tế, trong đó chú trọng đến tài liệu chuyên môn của Bộ;
- Vận dụng cơ sở lý luận kết hợp khảo sát thực tế tài liệu để nghiên
cứu, xây dựng Danh mục tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế cần nộp vào Trung
tâm Lưu trữ quốc gia 3.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Xây dựng Bảng thời hạn bảo quản văn kiện mẫu, Bảng kê tài liệu văn
kiện chủ yếu, Danh mục mẫu thành phần tài liệu nộp vào Trung tâm lưu trữ
Tỉnh v.v là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Ở
Việt Nam, nhiều xuất bản phẩm, đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết, luận
văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học của cán bộ, nhà nghiên
cứu, cán bộ giảng dạy, học viên cao học, sinh viên đã đề cập đến vấn đề này.
- Về xuất bản phẩm có sách, giáo trình, tập bài giảng như: "Lý luận và
Thực tiễn công tác lưu trữ" (Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp, Hà Nội, năm 1990); "Văn bản và Lưu trữ học đại cương" (Nhà xuất
bản Giáo dục, năm 1997) v.v


6
- Đề tài nghiên cứu khoa học có một số đề tài chính như: "Nghiên cứu
cơ sở khoa học để xây dựng nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ
huyện" (Thạc sĩ Nguyễn Nghĩa Văn làm chủ biên, mã số 95-98-011); "Nghiên
cứu xác định thành phần tài liệu tiêu biểu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm
Lưu trữ quốc gia 3 của các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương" (Nguyễn
Thị Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thiên Ân, Hoàng Minh Cường, Vương Thị
Nấm, Nguyễn Thị Thuần, Dương Thị Thái, Triệu Văn Cường, mã số 99-98-
030) v.v
- Ngoài ra có khoảng 30 bài viết được đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu
trữ Việt Nam. Nội dung chính của các bài viết là lý luận về nguyên tắc,
phương pháp, tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu; việc vận dụng lý luận xác
định vào thực tế mỗi cơ quan; xác định nguồn tài liệu nộp vào kho lưu trữ;
phương pháp lập bảng kê tài liệu cần thu vào kho lưu trữ Bộ; ý nghĩa thực tiễn
của tài liệu ngành Y. Chẳng hạn như: "Hệ thống tài liệu văn kiện thuộc phông
lưu trữ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, thành phố" (PGS.
Nguyễn Văn Hàm, Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 4, năm 1987, trang 11)
"Phương pháp lập bảng kê tài liệu cần thu vào kho lưu trữ Bộ" (Trần Hoàng,

Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 1, năm 1974, trang 25); "Mấy ý kiến về nguyên
tắc và phương pháp đánh giá tài liệu ảnh trong công tác lưu trữ" ( Đào Xuân
Chúc, Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 3, năm 1983, trang 14); "Bàn về tiêu chuẩn
đánh giá tài liệu lưu trữ" (Văn Lưu, Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 2, năm 1975,
trang 18); "Tài liệu lưu trữ ngành Y dược và việc sử dụng chúng trong thực
tiễn" (PGS.TS Vũ Thị Phụng, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 2, năm 1992,
trang 11) v.v
- Về luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học của học
viên cao học, sinh viên có trên 20 đề tài nghiên cứu về xác định giá trị tài liệu;
xác định nguồn tài liệu nộp vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh, thành phố; xác định
nguồn và thành phần tài liệu bổ sung vào lưu trữ hiện hành. Ví dụ: "Xác định
giá trị tài liệu phông lưu trữ cơ quan Bộ Văn hóa - Thông tin" (Trần Thị


7
Thương Huyền, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội, 1995, Tư liệu Khoa Lưu trữ học
và Quản trị văn phòng); "Xác định nguồn và thành phần tài liệu bổ sung vào
lưu trữ hiện hành Bộ Khoa học Công nghệ" (Nguyễn Thị Kim Nhung, Báo
cáo khoa học lần thứ 9, Hà Nội, 2004, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị
văn phòng) v.v
Nhìn chung các đề tài, bài viết đã đề cập và rất coi trọng công tác xác
định giá trị tài liệu, xây dựng bảng kê tài liệu hình thành trong hoạt động của
các cơ quan cần nộp vào lưu trữ. Song không đi sâu nghiên cứu thành phần,
nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của một cơ quan quản lý ngành
cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3. Kế thừa kết quả nghiên cứu của
các đề tài, bài viết trên và mở ra một hướng nghiên cứu mới, chúng tôi đã
chọn hướng nghiên cứu là xác định thành phần, nội dung tài liệu hình thành
trong hoạt động của một phông lưu trữ cơ quan cụ thể cần nộp vào Lưu trữ
lịch sử - Đó là Phông Lưu trữ Bộ Y tế.
6. Nguồn tài liệu tham khảo

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tham khảo, sử dụng nhiều
nguồn tư liệu khác nhau:
- Trước hết là các văn bản của Nhà nước quy định về xác định thành
phần, nội dung tài liệu lưu trữ cần nộp vào Lưu trữ lịch sử và những vấn đề có
liên quan như: "Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia số 34/2001/PL - UBTVQH10
ngày 04/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được Chủ tịch nước ký Lệnh
số 03/2001/L - CTN ngày 15/4/2001 về việc công bố Pháp lệnh" (Tạp chí Lưu
trữ Việt Nam số 2, năm 2001, trang 33); "Nghị định số 111/2004/NĐ - CP
ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia" (Công báo số 9, năm 2004.); "Công văn số
262/LTNN - NVTW ngày 12/6/2001 hướng dẫn thành phần hồ sơ, tài liệu của
các cơ quan hành chính nhà nước trung ương thuộc diện nộp lưu vào các
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia"; "Công văn số 25 - NV ngày 10/9/1975 của Cục


8
Lưu trữ Phủ Thủ tướng ( nay là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) ban hành
bảng thời hạn bảo quản mẫu"
- Hai là các sách, giáo trình, tập bài giảng về công tác lưu trữ, xác định
thành phần, nội dung tài liệu cần nộp vào Lưu trữ cố định.
- Ba là các đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết đăng trên các tạp chí,
luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học có liên quan đến xác
định giá trị tài liệu nói chung, xác định thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ
của cơ quan cần nộp vào Lưu trữ lịch sử nói riêng.
- Bốn là, các văn kiện của Đảng, văn bản của Nhà nước về công tác y tế
như: "Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới"
(Wesbsite Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 2005); "Quyết định số
35/2001/QĐ- TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010" v.v

- Năm là hồ sơ, tài liệu lưu trữ của Bộ Y tế
- Sáu là Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
- Bảy là Báo điện tử, Website của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính
phủ, Quốc hội, Bộ Y tế.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã nghiên cứu, vận dụng linh hoạt
các phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Cụ thể là các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp hệ thống: Là một phương pháp cơ bản được chúng tôi
sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Thực tế khi lựa chọn hồ sơ, tài liệu
lưu trữ có giá trị, nhất là tài liệu chuyên môn trong hệ thống tài liệu Phông lưu
trữ Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3, chúng tôi đã đặt tài
liệu trong hệ thống nhất định để xem xét, đánh giá các mặt, mối liên hệ khác


9
nhau của tài liệu trong cùng một hệ thống hoặc với hệ thống khác. Ví dụ: khi
xem xét, lựa chọn các văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo về công tác quản
lý dược theo phương pháp hệ thống, chúng tôi đặt tài liệu trong hệ thống tài
liệu của Bộ Y tế được xác định bởi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ
và hẹp hơn là hệ thống tài liệu tổng hợp, tài liệu gắn với chức năng của Văn
phòng, Vụ quản lý Dược thuộc Bộ Y tế. Từ đó xem xét, đánh giá giá trị của
tài liệu so với các tài liệu khác trong hệ thống mà tài liệu được hình thành. Vì
vậy chúng tôi xác định đây là những tài liệu mang tính chỉ đạo, hướng dẫn về
chuyên môn và là cơ sở pháp lý để triển khai công tác dược trên thực tế.
Những tài liệu này cần được lựa chọn để giao nộp vào Lưu trữ cố định.
- Phương pháp phân tích chức năng: Phương pháp này được chúng tôi
vận dụng trong xác định vai trò của Bộ Y tế trong hệ thống bộ máy Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tầm quan trọng của tài liệu hình thành
trong hoạt động của Bộ. Từ đó giúp chúng tôi lựa chọn được những hồ sơ, tài

liệu có giá trị cần nộp vào Lưu trữ cố định. Chẳng hạn đều là Chương trình, kế
hoạch, báo cáo tổng kết công tác y tế dự phòng hàng năm song những tài liệu do
Bộ Y tế sản sinh sẽ được chúng tôi ưu tiên lựa chọn và cần nộp vào Trung tâm
Lưu trữ quốc gia 3 hơn so với tài liệu do các đơn vị trực thuộc làm ra. Một trong
những lý do để chúng tôi đưa ra quyết định trên: Bộ Y tế là một cơ quan quản lý
nhà nước ở Trung ương với chức năng cơ bản là quản lý thống nhất công tác
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong phạm vi cả nước, có vị trí quan trọng
trong hệ thống các cơ quan y tế. Tài liệu do Bộ làm ra sẽ mang tính chỉ đạo,
hướng dẫn, tổng kết về chuyên môn đối với tất cả các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Nói khác đi vận dụng phương pháp phân tích chức năng của Bộ Y tế và tài liệu
do Bộ sản sinh đã giúp chúng tôi xác định được thành phần, nội dung hồ sơ, tài
liệu cần nộp lưu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Là một phương pháp không thể thiếu
trong khi thực hiện đề tài. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế tài
liệu lưu trữ của Bộ Y tế đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia
3, Phòng Lưu trữ Bộ, các tổ chức thuộc Bộ trong đó chúng tôi đặc biệt chú


10
trọng đến tài liệu chuyên môn phản ánh lĩnh vực công tác mà Bộ được giao.
Ngoài ra chúng tôi cũng tiếp xúc, trao đổi, tham khảo ý kiến của lãnh đạo và
cán bộ lưu trữ của các cơ quan. Trên cơ sở đó rút ra những kết luận, nhận xét
về công tác nộp lưu tài liệu lưu trữ nói chung, tài liệu chuyên môn nói riêng
của Bộ trong thời gian qua.
- Phương pháp tổng hợp: Những kết quả thu hoạch trong quá trình
khảo sát, điều tra thực tế đã được chúng tôi tổng hợp, phân tích, đánh giá để
xây dựng nên Danh mục tài liệu lưu trữ của cơ quan Bộ Y tế cần nộp vào
Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3.
8. Đóng góp của đề tài
- Khái quát thành phần, nội dung, giá trị của tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế.

- Cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn giúp Phòng Lưu trữ Bộ Y tế có kế
hoạch thu thập những hồ sơ, tài liệu có giá trị lịch sử.
- Đáp ứng một phần yêu cầu thực tiễn của Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3
trong việc xác định thành phần, nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của
một cơ quan quản lý nhà nước trung ương cần nộp vào lưu trữ lịch sử.
9. Bố cục của đề tài
Chúng tôi chia đề tài thành ba phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận.
Trong đó phần nội dung gồm các chương sau:
- Chương 1. Thành phần, nội dung và giá trị tài liệu hình thành
trong hoạt động của Bộ Y tế
Giới thiệu khái quát về sự thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; thành phần, nội dung và giá trị tài liệu lưu trữ
của cơ quan Bộ Y tế
- Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định thành phần và
nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào
Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3


11
Trong chương này chúng tôi đề cập tới việc vận dụng một số căn cứ để
xác định thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ của cơ quan Bộ Y tế và những cơ
sở pháp lý, thực tiễn. Từ đó xây dựng Danh mục hồ sơ, tài liệu Phông lưu trữ Bộ
Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3.
- Chương 3. Danh mục tài liệu lưu trữ hình thành trong hoạt động
của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3
Đây là chương chính của đề tài. Kết quả nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa
trong chương, đặc biệt là thông qua Danh mục tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế
cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3.
Vấn đề được đề cập ở trên là những nội dung mà chúng tôi đã trực tiếp
nghiên cứu trên cơ sở định hướng, hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Liên Hương.

Quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi
rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và đồng nghiệp.
Nhân đây chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ
Trung tâm Nghiên cứu khoa học lưu trữ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3,
Bộ Y tế, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, các thầy cô giáo đặc
biệt là TS. Nguyễn Thị Liên Hương - người đã hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn thạc sĩ khoa học này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!











12
CHƢƠNG 1.
THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ TÀI LIỆU
HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ Y TẾ

1.1 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA BỘ Y TẾ
Ngày 16 - 8 - 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang)
đã thông qua mười chính sách lớn của Việt Minh, thông qua lệnh Tổng khởi
nghĩa, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca và bầu ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng
Trung ương do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngày 28 - 8 - 1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban
Dân tộc giải phóng được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà gồm 15 Bộ trong đó có Bộ Y tế.
Bộ Y tế nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được hình thành trên cơ sở
bộ máy và nhân viên của Tổng Thanh tra Y tế Đông Dương cũ với chức năng
nhiệm vụ là chỉ đạo, quản lý công tác y tế trong phạm vi cả nước. Trụ sở của
Bộ đóng tại số 7 phố Résident Morel - Nay là phố Bà Huyện Thanh Quan.
Sau đó trụ sở Bộ Y tế được chuyển về một khu nhà hai tầng ở cạnh Bệnh viện
Đồn Thủy (nay là Viện Quân Y 108), đầu phố Trần Hưng Đạo ngày nay.
Tầng trên là cơ quan Bộ Y tế, tầng dưới là cơ quan Nha Y tế Bắc Việt.
Ngày 06 - 01 - 1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra trên đất nước
ta Ngày 02 - 3 - 1946, Quốc hội khoá I đã tiến hành kỳ họp thứ nhất tại Hà
Nội và quyết định thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến thay thế Chính
phủ liên hiệp lâm thời, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chính phủ lúc đó gồm
10 Bộ trong đó có Bộ Xã hội - Y tế - Cứu tế và Lao động.
Ngày 19 - 12 - 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Bộ Y tế được
lệnh rời khỏi Hà Nội, sơ tán về Hà Đông. Chiến tranh lan rộng, Bộ Y tế di
chuyển lên Phú Thọ và chia thành hai bộ phận. Một bộ phận lên An toàn khu
ở Tuyên Quang, một bộ phận ở lại Phú Thọ rồi di chuyển sang Vĩnh Yên.


13
Đến năm 1949 cả hai bộ phận nhập lại thành một mối và đóng trụ sở ở Sơn
Dương, Chiêm Hoá (xã Yên Nguyên). Sau đó chuyển về xã Tân Long (huyện
Yên Sơn) cho đến ngày thủ đô được giải phóng.
Sau khi miền Bắc được giải phóng, năm 1955 Bộ Y tế được Ủy ban
Quân ủy Thành phố giao cho ngôi nhà số 15 Trần Hưng Đạo và 13 Phan Huy
Chú để làm trụ sở.
Năm 1964 đế quốc Mỹ leo thang ném bom miền Bắc, cơ quan Bộ được sơ
tán về làng Long Khám, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc (gần làng Lim hiện nay).

Từ năm 1971 đến nay để đáp ứng yêu cầu phát triển cơ quan Bộ và yêu
cầu cấp bách về giải quyết đủ nơi làm việc, Bộ Y tế được chuyển về 138 A
đường Giảng Võ - quận Đống Đa - Hà Nội.
Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Y tế từ năm 1970 đến
nay đƣợc làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1992 và từ
năm 1993 đến nay.
Chúng ta đều biết sau khi Hiến pháp năm 1992 ra đời, tổ chức bộ máy
của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung, cơ cấu tổ chức
của nhiều cơ quan đã có những thay đổi cơ bản. Bộ Y tế cũng không nằm
ngoài phạm vi này. Hơn nữa giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1992 là giai
đoạn nền kinh tế Việt Nam chuyển dần từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế
thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của
Nhà nước. Đây cũng là thời kỳ ở Bộ Y tế hình thành nhiều văn bản về tổ
chức. Bởi vì sau khi miền Nam được giải phóng, tình hình thực tế đòi hỏi phải
có sự ổn định về tổ chức, phải sắp xếp, bố trí lại cán bộ cho phù hợp với
nhiệm vụ, hoàn cảnh mới.
Với lý do cơ bản trên, chúng tôi quyết định lấy năm 1992 làm mốc để phân
chia và đi sâu nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
A. Giai đoạn 1970 - 1993
Theo Nghị định số 3 - CP ngày 04/01/1971 của Hội đồng Chính phủ về
việc sửa đổi tổ chức bộ máy của Bộ Y tế, các đơn vị tổ chức của Bộ bao gồm:


14
1 - Văn phòng
14 - Cục Vật tư và xây dựng cơ bản
2 - Vụ Tổ chức cán bộ
15 - Viện Vệ sinh dịch tễ học
3 - Vụ Công tác chính trị
16 - Viện Chống lao

4 - Vụ Kế hoạch
17 - Viện Mắt
5 - Vụ Tài vụ
18 - Viện Tai Mũi Họng
6 - Vụ Quản lý khoa học kỹ thuật
19 - Viện Sốt rét- Ký sinh trùng - Côn
trùng
7 - Vụ I (

)
20 - Viện Đông y
8 - Vụ Vệ sinh phòng dịch
21 - Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh
9 - Vụ Dược chính
22 - Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em
10 - Vụ Quản lý dược
23 - Viện Dược liệu
11 - Cục Phòng bệnh và Chữa bệnh
24 - Viện Kiểm nghiệm
12 - Cục Đào tạo
25 - Tổng Công ty dược
13 - Ban Thanh tra y tế
26 - Một số đơn vị trực thuộc v.v
Trên cơ sở Nghị định này, ngày 28/01/1971, Bộ Y tế ban hành Quyết
định số 04/BYT - QĐ quy định tổ chức bộ máy của các Vụ, Cục, Ban, Văn
phòng Bộ và quy định tạm thời về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, biên chế của
các đơn vị đó. Như vậy so với giai đoạn trước, chức năng, nhiệm vụ của Bộ
vẫn ổn định không thay đổi. Về tổ chức thành lập thêm, tách hoặc đổi tên một
số vụ như: tách Vụ Kế hoạch - Tài vụ thành hai vụ: Vụ Kế hoạch và Vụ Tài
vụ; đổi Vụ Huấn luyện thành Cục Đào tạo; đổi Cục Dược chính và sản xuất

thành Vụ Dược chính, Cục Phân phối dược phẩm thành Vụ Quản lý dược; đổi
Vụ Phòng bệnh và chữa bệnh thành Cục Phòng bệnh và chữa bệnh; lập thêm
Vụ I và Vụ Công tác chính trị.
Sau 5 năm hoạt động theo quy định tạm thời về vị trí, chức năng, nhiệm
vụ của các Vụ, Cục, Ban và Văn phòng Bộ, ngày 27/7/1976 Bộ trưởng Bộ Y
tế đã ra Quyết định số 828 - BYT/QĐ quy định chính thức tổ chức của các
Vụ, Cục, Ban, Văn phòng Bộ. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Bộ gồm:
1. Văn phòng
2. Vụ Kế hoạch


Theo Quyết định số 167/CP ngày 08/9/1966 của Hội đồng Chính phủ về thành lập Vụ I. Đây là Vụ có chức
năng giúp Bộ Y tế trong việc tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác chi viện cho B, C nhằm phục vụ
yêu cầu sản xuất, chiến đấu, đời sống của nhân dân, cán bộ ta và nước bạn Lào theo đường lối, chủ trương
của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế.


15
3. Vụ Tài vụ
4. Vụ Tổ chức cán bộ
5. Cục Đào tạo
6. Vụ Công tác chính trị
7. Cục Phòng bệnh, chữa bệnh
8. Vụ Vệ sinh phòng dịch
9. Vụ Dược chính
10. Vụ Quản lý khoa học kỹ thuật
11. Ban Thanh tra
12. Ban Quân sự
13. Phòng Đông y
14. Phòng Bảo vệ

15. Phòng Dự trữ vật tư Nhà nước.
Những năm tiếp theo, cơ cấu chung của Bộ không có thay đổi, tổ chức
của các Vụ có một vài thay đổi mặc dù nhiệm vụ của Vụ không có gì mới. Để
củng cố tổ chức, năm 1985 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 232/QĐ -
BYT ngày 19/3/1985 về việc thành lập Ban Hợp tác chuyên gia y tế. Ban này
có nhiệm vụ: lập kế hoạch, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng chuyên gia đi từng
nước, từng đợt, tổ chức nắm tình hình hoạt động của chuyên gia trong từng
thời gian làm việc ở nước ngoài, báo cáo kế hoạch thu, chi hàng năm của Ban.
Tiếp đó ngày 27 tháng 3 năm 1985 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị
định số 140/HĐBT về việc sắp xếp lại bộ máy giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực
hiện chức năng quản lý nhà nước. Theo Nghị định này, tổ chức bộ máy của
Bộ Y tế gồm có:

1. Văn Phòng
10. Vụ Lao động tiền lương
2. Ban Thanh tra
11. Vụ Vệ sinh phòng dịch
3. Vụ Kế hoạch
12. Vụ Y học dân tộc
4. Vụ Tổ chức cán bộ
13. Vụ Trang thiết bị kỹ thuật và Công trình y tế
5. Vụ Hợp tác quốc tế
14. Vụ Bảo vệ sức khỏe trung ương
6. Vụ Đào tạo
15. Vụ Dược
8. Vụ Tài chính - Kế toán
16. Vụ Điều trị
9. Vụ Khoa học và Kỹ thuật




16
Cho tới năm 1988, bộ máy giúp việc của Bộ trưởng lại được sắp xếp lại
theo Quyết định số 68/HĐBT ngày 20/04/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, bao
gồm:

1. Văn Phòng
6. Vụ Hợp tác quốc tế
2. Ban Thanh tra
7. Vụ Vệ sinh và Môi trường
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính
8. Vụ Y học dân tộc
4. Vụ Tổ chức lao động
9. Vụ Dược và Trang thiết bị y tế
5. Vụ Khoa học và Đào tạo
10. Vụ Quản lý sức khoẻ
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng Vụ, Ban được quy định rõ trong
Quyết định số 868/BYT - QĐ ngày 01/10/1988 của Bộ Y tế quy định về chức
năng, nhiệm vụ các Vụ, Ban, Văn phòng và quyền hạn, trách nhiệm, chế độ
quan hệ công tác trong cơ quan Bộ.
B. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay
Về tổng thể, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế rất ổn định. Những chức
năng, nhiệm vụ đó được quy định từ năm 1961, được bổ sung vào năm 1988 và
năm 1993. Để phù hợp với yêu cầu của đất nước, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 68/CP ngày 11/10/1993 để bổ sung thêm một số quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Theo Nghị định, chức
năng của Bộ được quy đinh như sau: "Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ thức
hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
của nhân dân bao gồm các mặt: Vệ sinh phòng chống dịch, khám chữa
bệnh, phục hồi chức năng, sản xuất và lưu thông phân phối thuốc, trang

thiết bị y tế trong phạm vi cả nước". Các Vụ, Ban, Văn phòng thuộc Bộ là tổ
chức cấu thành trong bộ máy giúp việc của Bộ trưởng Bộ Y tế, thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước chuyên trách từng mặt công tác.
Về Nhiệm vụ: Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước như sau:
1. Về vệ sinh phòng chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi
chức năng:
- Xây dựng và trình Chính phủ các chương trình dự án trọng điểm
quốc gia về vệ sinh phòng chống dịch, phòng chống các bệnh xã hội, chăm


17
sóc sức khỏe ban đầu, khám và chữa bệnh phục hồi chức năng, giám định y
khoa và giám định pháp y, bảo vệ bà mẹ trẻ em và dịch vụ kế họach hóa gia
đình, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình dự án đó.
- Ban hành theo thẩm quyền các quy định về vệ sinh phòng dịch, kiểm
dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, chăm sóc bệnh nhân, quy trình và quy phạm
kỹ thuật về thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Ban hành theo thẩm quyền quy chế về tổ chức, điều lệ hoạt động của
các cơ sở y tế, các quy định về chế độ bảo hiểm y tế và kiểm tra việc thực
hiện các quy định nói trên.
2. Về y học cổ truyền dân tộc:
- Xây dựng và trình Chính phủ chính sách, kế hoạch phát triển y học
cổ truyền dân tộc và tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đó.
- Hướng dẫn chỉ đạo các tổ chức y tế thực hiện việc kết hợp y học hiện
đại với y học cổ truyền dân tộc trong việc phòng, khám và chữa bệnh cho
nhân dân.
3. Về nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ y tế:
- Xây dựng chương trình kế hoạch nghiên cứu và phát triển khoa học
kỹ thuật y, dược học.

- Chỉ đạo việc biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo cán bộ y tế
bao gồm cả nội dung, chương trình giảng dạy chuyên môn, kỹ thuật, các
trường trung học y tế địa phương và quản lý thống nhất nội dung chương trình
đó theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Trực tiếp quản lý các trường Đại học và Dược theo quy định của
Chính phủ.
4. Về thuốc và trang thiết bị y tế:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm
thuốc và trang thiết bị y tế, đáp ứng yêu cầu khu vực y tế Nhà nước.
- Ban hành theo thẩm quyền quy chế về quản lý, sử dụng thuốc, trang
thiết bị y tế được sản xuất, lưu thông trong nước và nhập khẩu vào Việt Nam,
kiểm tra việc thực hiện các quy định nói trên.
5. Ban hành quy trình, quy phạm thanh tra chuyên ngành Y tế và tổ
chức chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành Y tế trong cả nước.


18
Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nói trên, bộ máy của Bộ Y tế
được tổ chức lại theo Quyết định số 589/BYT - QĐ ngày 23/07/1994 của Bộ
Y tế bao gồm:

1. Văn phòng
7. Vụ Y học cổ truyền
2. Vụ Tổ chức cán bộ
8. Vụ Trang thiết vị và Công trình y tế
3. Vụ Khoa học - Đào tạo
9. Vụ Dược
4. Vụ Hợp tác quốc tế
10. Vụ Bảo vệ bà mẹ trẻ em và Kế
hoạch hóa gia đình

5. Vụ Kế hoạch - Tài chính - Kế toán
11. Thanh tra
6. Vụ Điều trị
12. Vụ Vệ sinh phòng dịch

Sau khi có những quy định về chức năng, nhiệm vụ đối với các Vụ,
Văn phòng, Thanh tra Bộ và để chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong cơ
quan Bộ Y tế phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện
nay, một số Vụ, Cục được thành lập, tách, thay đổi tên cho phù hợp với chức
năng và nhiệm vụ mới.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính được tách ra thành hai vụ gồm: Vụ Kế
hoạch và Vụ Tài chính - Kế toán theo Quyết định số 715/TTg ngày 30/9/96
của Thủ tướng Chính phủ.
- Vụ Dược chính là đơn vị chức năng quản lý về chất lượng thuốc, sản
xuất và phân phối thuốc, nhưng có thêm chức năng mới là quản lý chất lượng
thuốc, sản xuất và phân phối thuốc, quản lý chất lượng về mỹ phẩm, cấp giấy
phép cho các công ty nước ngoài có liên doanh sản xuất thuốc tại Việt Nam
đồng thời được đổi thành Cục Quản lý Dược Việt Nam theo Quyết định số
547/TTg ngày 13/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ.
- Vụ Pháp chế được thành lập theo Quyết định số 42/TTg ngày
24/01/1997 trên cơ sở Phòng Pháp chế và Phòng Thi đua thuộc Văn phòng
Bộ. Chức năng và nhiệm vụ của Vụ này là cùng Văn phòng giúp lãnh đạo Bộ
rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi công tác thi
đua, tìm và phát hiện gương người tốt việc tốt, phát động phong trào thi đua,
nhân điển hình tiên tiến tới tận các xã phường, làm tốt công tác khen thưởng,


19
xét tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú đối với các cán bộ,
giáo viên công tác trong ngành và có liên quan đến ngành Y tế.

- Để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 239/TTg ngày 14/4/1997 về đổi Vụ Vệ sinh phòng
dịch thành Vụ Y tế dự phòng với chức năng là thanh tra và kiểm tra về an
toàn vệ sinh thực phẩm, thống kê và theo dõi về bệnh truyền nhiễm
HIV/AIDS.
- Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực
phẩm trong phạm vi toàn quốc, năm 1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 14/1999/QĐ - TTg ngày 04/02/1999 về việc thành lập Cục
Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiếp đó năm 2001, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số
108/QĐ - BYT ngày 12/01/2001 về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của các Vụ, Cục, Văn phòng và Thanh tra Bộ. Từ đây cơ cấu tổ chức của
Bộ gồm:

1. Văn phòng
8. Vụ Trang thiết vị và Công trình y tế
2. Vụ Tổ chức cán bộ
9. Cục Quản lý dược Việt Nam
3. Vụ Khoa học - Đào tạo
10. Vụ Bảo vệ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch
hoá gia đình
4. Vụ Hợp tác quốc tế
11. Vụ Tài chính - Kế toán
5. Vụ Kế hoạch
12. Vụ Y tế dự phòng
6. Thanh tra Y tế
13. Vụ Điều trị
7. Vụ Y học cổ truyền
14. Vụ Pháp chế


15. Cục Quản lý Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiếp đó theo Nghị định số 49/2003/NĐ - CP ngày 15 tháng 5 năm 2003
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ, Bộ Y tế có chức năng: "là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao
gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y
học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến
sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế; quản


20
lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực
hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn
nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật" [39, 2983]
Bộ có một số nhiệm vụ và quyền hạn sau:
"1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân;
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân và các công trình, dự án quan trọng của Bộ Y tế;
3. Ban hành theo thẩm quyền các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các
chương trình quốc gia sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác
thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và
thông tin về các lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;
5. Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và

ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện
các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
6. Về y tế dự phòng:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, phân tuyến kỹ
thuật hệ thống y tế dự phòng và hệ thống kiểm dịch y tế biên giới;
b) Quy định tiêu chuẩn ngành về chuyên môn, kỹ thuật thuộc các lĩnh
vực: các bệnh nhiễm trùng, các bệnh không nhiễm trùng, HIV/AIDS; tai nạn
thương tích, sức khỏe trường học, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp; về
dinh dưỡng cộng đồng; về vệ sinh an toàn nước uống, nước sinh hoạt; về
vacxin và sinh phẩm y tế; về các loại hoá chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn
trùng trong lĩnh vực y tế; về chăm sóc sức khỏe ban đầu và về truyền thông
giáo dục sức khoẻ; về điều kiện sản xuất, kinh doanh vacxin, sinh phẩm y tế.
Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện;


21
c) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quy định theo thẩm
quyền và tổ chức thức hiện những biện pháp đặc biệt để dập tắt dịch;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc quy định
phân loại, phân hạng các cơ sở y tế dự phòng;
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để phòng chống, cấp cứu và điều
trị nạn nhân trong thiên tai thảm họa;
e) Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
danh mục dự trữ quốc gia và tổ chức thực hiện dự trữ quốc gia về thuốc,
vacxin, sinh phẩm và trang thiết bị y tế;
f) Làm thường trực về lĩnh vực HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng
chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm.
7. Về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch, phân tuyến kỹ thuật mạng

lưới khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định (giám định y khoa, y
pháp, tâm thần);
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy
trình, thủ tục thành lập, sáp nhập, giải thể các bệnh viện công;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thẩm định và trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các bệnh viện
công đa khoa, chuyên khoa tuyến trung ương;
d) Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương thẩm định các đề án thành lập và nâng cấp các bệnh
viện thuộc các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo
quy định của pháp luật để bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đó quyết định;
đ) Quy định các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chế chuyên môn, kỹ thuật về
khám, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình,
thẩm mỹ, giám định (giám định y khoa, giám định y pháp, giám định tâm
thần), về y học cổ truyền, về bảo vệ sức khỏe các đối tượng ưu tiên theo quy
định của pháp luật; về chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện dịch vụ kế
hoạch hoá gia đình. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh,
phục hồi chức năng;


22
e) Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan trong việc quy định
phân loại, phân hạng các cơ sở khám, chữa bệnh công;
f) Quy định điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề khám, chữa bệnh tư nhân.
Thống nhất quản lý việc cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề khám, chữa
bệnh, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơ sở khám, chữa
bệnh tư nhân, bán công, dân lập, có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của
pháp luật;
Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin trong việc quy định thông tin, quảng

cáo về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thực phẩm và
trang thiết bị y tế ảnh hưởng đến sức khỏe con người;
g) Quy định các danh mục: thuốc, phẫu thuật, thủ thuật, xét nghiệm cận
lâm sàng được thanh toán đối với người có bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm
y tế người nghèo và người có công với nước khi khám, chữa bệnh.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định khung mức đóng và mức hưởng
bảo hiểm y tế tự nguyện.
8. Về y học cổ truyền:
a) Quy định các biện pháp củng cố mạng lưới dịch vụ y tế bằng y học
cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng bệnh,
khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học
và sản xuất thuốc y học cổ truyền;
b) Quy định các quy chế chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe
bằng y học cổ truyền;
c) Quy định điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề y dược cổ truyền. Thống
nhất quản lý việc cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề y dược cổ truyền tư
nhân và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơ sở hành nghề y
dược cổ truyền tư nhân, dân lập, bán công, có vốn đầu tư của nước ngoài.
9. Về thuốc và mỹ phẩm:
a) Quy định tiêu chuẩn và điều kiện đối với các tổ chức, tư nhân được
sản xuất, lưu thông và nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Quy định chế độ sản xuất, lưu thông, sử dụng, tồn trữ các loại thuốc
độc, thuốc và chất dễ gây nghiện, gây hưng phấn và ức chế tâm thần;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý mỹ phẩm có ảnh hưởng
đến sức khỏe con người;


23
d) Xây dựng dược điển và dược thư quốc gia;
đ) Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin trong việc quy định thông tin,

quảng cáo, giới thiệu về thuốc, vacxin, sinh phẩm y tế và mỹ phẩm có ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người;
e) Thống nhất quản lý việc cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề dược tư
nhân, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với các cơ sở sản xuất, lưu
thông, phân phối thuốc.
10. Về an toàn vệ sinh thực phẩm:
a) Ban hành theo thẩm quyền các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực
phẩm, các quy trình, quy phạm kỹ thuật bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm;
b) Thống nhất quản lý việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm;
c) Chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
11. Về trang thiết bị và công trình y tế:
a) Quy định danh mục, tiêu chuẩn kỹ thuật về trang thiết bị cho các cơ
sở y tế, các trường y, dược và các trường thiết bị kỹ thuật y tế;
b) Phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành thiết kế mẫu các công trình y tế
theo phân tuyến kỹ thuật;
c) Thẩm định theo thẩm quyền các dự án đầu tư xây dựng các công
trình y tế;
d) Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ;
đ) Quy định về điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế.
12. Về đào tạo cán bộ y tế:
a) Chỉ đạo việc biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo cán bộ y tế
bao gồm cả nội dung, chương trình giảng dạy chuyên môn, kỹ thuật của các
trường cao đẳng, trung học y tế địa phương và quản lý thống nhất nội dung
chương trình đó theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo;
b) Quản lý các trường Ðại học Y, Ðại học Dược theo quy định của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
13. Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học,
ứng dụng nghiên cứu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực y, dược và trang

thiết bị y tế;


24
14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân theo quy định của pháp luật;
15. Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh
vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
16. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực
hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực về
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;
17. Quản lý, chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp trực
thuộc Bộ;
18. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở
hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực
y tế thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật;
19. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi
Chính phủ trong các lĩnh vực về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân theo
quy định của pháp luật;
20. Thanh tra, kiểm tra công tác y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục
hồi chức năng, trang thiết bị và công trình y tế, thực hiện các quy định của
pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm; giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống
tham nhũng, chống tiêu cực, chống lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật
trong các lĩnh vực về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân thuộc thẩm
quyền của Bộ;
21. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính
của Bộ theo mục tiêu và nội dung Chương trình cải cách hành chính nhà nước
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
22. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý

của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công
chức, viên chức trong các lĩnh vực về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;
23. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật." [39, 2983-2986]

×