Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động thông tin tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Điện Lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 142 trang )




1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========




LÊ ĐÌNH HOÀNG


HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC




LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN






HÀ NỘI - 2013




2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========




LÊ ĐÌNH HOÀNG

HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

Chuyên ngành: Khoa học Thư viện
Mã số : 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Quý




HÀ NỘI - 2013




4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt:

CNTT
Công nghệ thông tin
CSDL
Cơ sở dữ liệu
ĐHĐL
Đại học Điện lực
NDT
Người dùng tin
TT - TV
Thông tin Thư viện
TTHL
Trung tâm học liệu

Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh:

AACR2
Anglo - American Cataloguing Rules 2
Quy tắc biên mục Anh -Mỹ xuất bản lần 2
DDC
Dewey Decimal Classification
Khung phân loại thập phân Dewey
ISBD
International Standard Bibliographic Description
Quy tắc mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế

MARC21
Marchine Readble Cataloguing
Khổ mẫu biên mục đọc máy
OPAC

Onnine Puplic Access Catalogs
Hệ thống truy cập công công trực tuyến







5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ giới tính cán bộ của TTHL trường ĐHĐL
44
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu cán bộ theo độ tuổi của TTHL trường ĐHĐL
45
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu cán bộ theo độ tuổi của can bộ
46
Biểu đồ 1.4: Ngành tốt nghiệp cán bộ của cán bộ
48
Biểu đồ 1.5: Thống kê nhóm NDT tại Trường Đại học Điện lực
57
Biểu đồ 1.6: Mức độ sử dụng thư viện của NDT tại ĐHĐL
58
Biểu đồ 1.7: Độ tuổi của NDT TTHL trường ĐHĐL
60

Biểu đồ 2.1: Số lượng đầu sách hiện có tại TTHL trường ĐHĐL
64
Biểu đồ 2.2: Thống kê tài liệu nội sinh tại TTHL trường ĐHĐL
65
Biểu đồ 2.3: Thống kê số NDT từ 2006 đến tháng 6 năm 2012
98
Biểu đồ 2.4: Thống kê lượt người mượn từ năm 2006 đến tháng 6/ 2012
99

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tỷ lệ giới tính cán bộ của TTHL trường ĐHĐL
43
Bảng 1.2: Cơ cấu cán bộ theo độ tuổi của TTHL trường ĐHĐL
45
Bảng 1.3: Trình độ học vấn cán bộ của cán bộ
46
Bảng 1.4: Ngành tốt nghiệp cán bộ của cán bộ
48
Bảng 1.5: Trình độ ngoại ngữ của cán bộ
49
Bảng 1.6: Thống kê nhóm NDT tại Trường Đại học Điện lực
57
Bảng 1.7: Mức độ sử dụng thư viện của NDT tại ĐHĐL
58
Bảng 1.8: Nhu cầu các lĩnh vực khoa học của NDT tại ĐHĐL
61
Bảng 1.9: Nhu cầu sử dụng loại tài liệu của NDT tại ĐHĐL
62
Bảng 2.1: Số lượng đầu sách hiện có tại TTHL trường ĐHĐL

64
Bảng 2.2: Thống kê tài liệu nội sinh tại TTHL trường ĐHĐL
65
Bảng 2.3: Số lượng biểu ghi hiện có tại TTHL trường ĐHĐL
66
Bảng 2.4: Thống kê số NDT từ 2006 đến tháng 6 năm 2012
98



6
Bảng 2.5: Thống kê lượt người mượn từ 2006 đến tháng 6/ 2012
99

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Trường Đại học Điện lực
38
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm
42
Hình 2.1: Giao diện chính phân hệ Bổ sung
72
Hình 2.2: Quy trình bổ sung tài liệu của TTHL trường ĐHĐL
72
Hình 2.3. Giao diện chính đơn đặt (Libol 6.0)
74
Hình 2.4: Giáo diện duyệt yêu cầu Bổ sung tài liệu
74
Hình 2.5: Giao diện báo cáo đăng ký cá biệt bị hủy (Libol 6.0)
77

Hình 2.6: Quy trình xử lý tài liệu tại TTHL trường ĐHĐL
78
Hình 2.7: Giao diện Biên mục sơ lược (Libol 6.0)
80
Hình 2.8: Giao diện Biên mục chi tiết (Libol 6.0)
80
Hình 2.9: Giao diện cổng Z39.50 về trao đổi dữ liệu (Libol 6.0)
81
Hình 2.10: Giao diện nhập biểu ghi trường 520 Tóm tắt tài liêu
85
Hình 2.11: Giao diện sơ đồ kho (Libol 6.0)
86
Hình 2.12: Giao diện nhập sơ đồ giá sách (Libol 6.0)
86
Hình 2.13: Giao diện in phích tra cứu (Libol 6.0)
90
Hình 2.14: Giao diện OPac (Libol 6.0)
91
Hình 2.15: Giao diện mượn liên thư viện
91
Hình 2.16: Mô phỏng mượn liên thư viện
92
Hình 2.17: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ mục lục liên hợp
93
Hình 2.18: Giao diện trang chủ cổng thông tin thư viện ngành điện
95
Hình 2.19: Giao diện thanh biên tập cổng thông tin điện tử
96





7
LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ và đặc biệt là công
nghệ thông tin và viễn thông, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả mọi mặt trong
đời sống xã hội. Ngành Thông tin - Thư viện ( TT - TV ) cũng không thể nằm
ngoài sự phát triển đó. Hơn thế nữa thông tin và hoạt động thông tin còn trở
thành nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của bất kỳ quốc gia
nào.
Việc hiện đại hóa mọi lĩnh vực hoạt động của con người đã thực sự đổi
mới làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, giảm nhẹ lao động
chân tay đến tối thiểu, sáng tạo ra nhiều của cải vật chất, làm cho lực lượng
sản xuất của loài người nhảy vọt, chuyển từ nền kinh tế công nghiệp (kinh tế
tài nguyên) sang nền kinh tế tri thức, từ nền sản xuất dựa vào nguồn lực vật
chất là chủ yếu sang nền sản xuất dựa vào trí lực là chủ yếu. Công nghệ thông
tin ( CNTT ) là mũi nhọn đột phá đưa con người vào nền văn minh mới - văn
minh trí tuệ.
Thấy được tầm quan trọng của CNTT chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta phấn đấu đưa công nghệ thông tin đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Tại Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định khoa
học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và một trong những nhiệm vụ cơ bản
là phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.
Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá chỉ rõ: “Công nghệ thông tin là một trong các động
lực quan trọng nhất của sự phát triển Ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và

tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và



8
hiện đại hoá các ngành kinh tế, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo
đảm an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng
lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
Nghị quyết số 07/2000NQ-CP ngày 5/6/2000 của Chính phủ về xây
dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2001-2005 nhấn mạnh:
“Phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ phần mềm là chủ
trương được Đảng và Nhà nước ưu tiên quan tâm, là một trong những cách đi
tắt, đón đầu để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”. Tại hội
nghị Trung ương 6 (khoá IX) đã xác định nhiệm vụ của khoa học và công
nghệ từ nay đến năm 2010, trong đó có nhiệm vụ phát triển tiềm lực khoa
học và công nghệ nhằm tiếp tục đẩy mạnh và phát triển khoa học và công
nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trước những yêu cầu đổi mới về CNTT đặt ra cho tất cả các ngành
một nhiệm vụ mới, với ngành giáo dục Đảng và nhà nước ta đặt ra cho các
trường đại học nhiệm vụ làm sao tạo ra những chuyển biến cơ bản và toàn
diện trong công tác đào tạo cả về chất lượng và số lượng đáp ứng được nhu
cầu nhân lực có trình độ cao trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa
của nước ta. Thư viện ở các trường đại học là bộ phận không thể thiếu đối với
hoạt động đào tạo của các trường, là nơi cung cấp thông tin phục vụ cho việc
giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý của nhà trường.
Trong những năm gần đây các cơ quan thôn tin thư viện đại học đã có
bước tiến mạnh trong quá trình tin học hoá các hoạt động nghiệp vụ của mình.
Các cơ quan thông tin thư viện đã đầu tư chiều sâu về hiện đại hóa nhằm đưa
các cơ quan TTTV trở thành các trung tâm nghiên cứu học tập tốt.

Trường Đại học Điện lực ( ĐHĐL ) là một trong những trường đại học
thuộc Tập Đoàn Điện lực chính vì vậy lãnh đạo của tập đoàn rất quan tâm đền
sự phát triển của Nhà trường cũng như hệ thống cơ quan thông tin thư viện



9
của trường. Năm 2006, Tập đoàn Điện lực đầu tư kinh phí để xây dựng “ Thư
viện điện tử ngành điện ” đặt tại Trường Đại học Điện lực. Đến năm 2010
Quyết định số 342/ QĐ – TĐĐL/ của Tập đoàn Điện lực đổi tên thành Trung
tâm Học liệu – Trường Đại học Điện lực ( Sau đây gọi tắt là Trung tâm ) Đây
là một mốc quan trọng của Nhà trường và cũng chính từ đây Thư viện trường
Đại học Điện lực đã được hiện đại hóa vào trong các hoạt động của mình.
Trung tâm đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ
của mình nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin. Tuy nhiện, bên
cạnh những thành tựu đạt được. Trung tâm còn bộc lộ một số hạn chế trong
công tác triển khai hoạt động như: Vốn tài liệu chưa được thường xuyên bổ
sung đầy đủ, nội dung vốn tài liệu còn nghèo nàn, các sản phẩm và dịch vụ
thông tin chưa đa dạng, việc ứng dụng CNTT trong công tác xử lý, khai thác
và phục vụ thông tin chưa được đầu tư đúng mức.
Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu thực trạng hiện đại hóa tổ chức và
hoạt động của Trung tâm Học liệu Trường ĐHĐL và đưa ra những giải pháp
phù hợp là hết sức cần thiết nhằm đổi mới phương thức hoạt động và hoàn
thiện công tác tổ chức để nâng cao hiệu quả phục vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu
thông tin của người dùng tin ( NDT ) tại Trường ĐHĐL.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng đó, tôi đã lựa chọn đề
tài “ Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động thông tin tại Trung tâm Học
liệu trường Đại học Điện lực ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những đề tài của ngành TT - TV thì những đề tài về hiện đại hóa

công tác tổ chức và hoạt động của các TT TT - TV là một trong những đề tài
được nghiên cứu nhiều, những đề tài về " Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt
động thông tin tại Trung tâm Học liệu Trường ĐHĐL " thì hoàn toàn chưa có.



10
Những đề tài về tổ chức hoạt động và tổ chức và hoạt động được bảo vệ
tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn phải kể đến như: “ Nghiên
cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện
trường Đại học Hà Nội trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp đào tạo của nhà
trường ” của Phạm Lan Anh bảo vệ năm 2010.
- “ Hiện đại hóa hoạt động thông tin thư viện tại trường Đại học Dân
lập Phương Đông đáp ứng yêu cầu đào tạo tiến chỉ ” của Phan Cúc Phương
bảo vệ năm 2010. “ Hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động các phòng tư
liệu thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội ” của Nguyễn Phúc Chí bảo vệ năm 2010. “ Đổi mới hoạt động thông
tin thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc
gia Hà Nội ” của Nguyễn Thị Phương Thảo bảo vệ năm 2010. Ngoài ra còn
một số luận văn được bảo vệ tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội như: “
Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2” của tác giả Vũ Thị Thúy Chinh bảo vệ năm 2010; “
Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động thông tin thư viện trường Đại
học Sư phạm Kĩ thuật Vinh” của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng bảo vệ năm
2009
Những đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu, chỉ ra những mặt mạnh, mặt
yếu và đưa ra các gải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động của từng
đơn vị cụ thể, chứ chưa đi sâu nghiên cứu, tiếp cận nghiên cứu vấn đề tổ chức
hoạt động.
Bên cạnh các tài liệu theo hướng nội dung nghiên cứu của đề tài là luận

văn cũng còn có tài liệu là các bài viết " Một góc nhìn khác về con đường
hiện đại hóa thư viện trong điều kiện Việt Nam " của Ths Võ Công Nam đăng
trên Tạp chí Thông tin tư liệu số 1 năm 2005. Bài " Hiện đại hóa ngành
Thông tin - Thư viện Việt Nam cần đi theo thực chất hơn của Ths Đỗ Văn



11
Hùng đăng trên Kỷ yếu hội thảo Khoa học ngành Thông tin - Thư viện trong
xã hội thông tin của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2006.
Bài " Một số vấn đề tổ chức quản lý thư viện hiện đại " của TS. Nguyễn Huy
Chương. Những bài viết của tác giả Võ Công Nam thể hiện quan điểm về
thực tế hoạt động thư viện Việt Nam trên con đường hiện đại hóa, bài viết của
tác giả Đỗ Văn Hùng đi vào phân tích rõ thực trạng công tác hiện đại hóa của
ngành TT - TV Việt Nam, đưa ra nguyên nhân của thực trạng và từ đó định
hướng cho công tác hiện đại hóa thư viện tại Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay, với một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành hiện đại hóa. Bài viết của tác
giả Nguyễn Huy Chương đề cặp đến khía cạnh khác nhau về tổ chức và hoạt
động của thư viện đại hoặc trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu như vậy, tôi nhận thấy chưa có
một đề tài nghiên cứu khao học, luận văn hay bài viết nào nghiên cứu một
cách hệ thống và toàn diện về hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động thông
tin tại TTHL trường ĐHĐL. Chính vì vậy, đề tài “Hiện đại hóa công tác tổ
chức hoạt động thông tin tại Trung tâm Học liêu trường Đại học Điện lưc”
là đề tài hoàn toàn mới và không trùng lặp bất kỳ một đề tài nào đã nghiên
cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt
động thông tin tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Điện lực, qua đó đề

xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác tổ chức hoạt động theo
hướng hiện đại hóa để nâng cao năng lực phục vụ thông tin, đáp ứng nhu cầu
giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học của Nhà trường.




12
 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài.
Khảo sát thực trạng việc hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động tại
TTHL trường ĐHĐL. Đánh giá những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn
chế và nguyên nhân.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiện đại hóa công tác tổ chức
hoạt động thông tin của TTHL trường ĐHĐL.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết đặt gia cho công trình nghiên cứu này là: Hiện đại hóa công
tác tổ chức hoạt động thông tin tại TTHL trường ĐHĐL hiện nay chưa hiệu
quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của nhà trường cũng như thực tế khai
thác và sử dụng thông tin tài liệu của cán bộ, sinh viên trong toàn trường. Do
vậy cần tập trung phát triển nhu cầu tin nguồn tin điện tử, chuẩn hóa công tác
nghiệp vụ, triển khai ứng dụng phần mềm chuyên dụng tích hợp, đào tạo
NDT, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng công
nghệ thông tin đủ mạnh chắc chắn hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động
của Trung tâm Học liệu ngày càng được nâng cao và đáp ứng chiến lược đào
tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nhà trường.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt

động thông tin tại TTHL trường ĐHĐL





13
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Trung tâm Học liệu trường Đại học Điện lực.
Về mặt thời gian: Từ năm 2006 đến nay
Lý do nghiên cứu vào năm 2006: Năm Tập Đoàn Điện lực đầu tư kinh
phí xây dựng thư viện điện tử ngành điện tại trường ĐHĐL.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước, về
công tác thông tin - thư viện.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp thu thập phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp quan sát trực tiếp.
- Phương pha
́
p khảo sát thực tiễ n.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê số liệu.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi
- Tham khảo ý kiến chuyên gia.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về hiện đại hóa
công tác tổ chức hoạt động thông tin thư viện nói chung và của hệ thống các

trường đại học nói riêng.



14
Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra những giải pháp cụ thể, khả thi nhằm nâng
cao hiệu quả hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động thông tin tại TTHL
trường ĐHĐL.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Đề tài được triển khai với kết quả dự kiến là 80 trang A4 và có tính
nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Trong đó giải quyết tốt cơ sở lý luận và thực
tiễn của đề tài, nhận dạng được thực trạng hiện đại hóa tổ chức hoạt động
thông tin tại Trung tâm Học liệu Trường ĐHĐL và đưa ra một số các giải
pháp có tính khả thi cao.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3
chương với nội dung sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động
thông tin tại Trung tâm Học liệu Trường Đại học Điện lực
Chƣơng 2: Thực trạng hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt động thông tin tại
Trung tâm Học liệu Trường Đại học Điện Lực.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hiện đại hóa công tác tổ chức hoạt
động thông tin tại Trung tâm học liệu Trường Đại học Điện Lực.




15
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆN ĐẠI HÓA

CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM
HỌC LIỆU TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
1.1. Những khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm hiện đại hóa
Theo từ điển Tiếng Việt hiện đại hóa là hiện đại hóa tầm nhìn: Điều này
phải được thể hiện từ những nhà quản lý, các nhà lãnh đạo đến các nhân viên
triển khai, phải chủ động và tích cực đặt ra một mục tiêu chiến lược của riêng
cơ quan thông tin mình dựa trên tình hình thực tế mà không phải phụ thuộc
vào sự ảnh hưởng của bên ngoài.
Hiện đại hóa phương thức hành động: Người cán bộ thông tin không chỉ
chờ đợi yêu cầu phía người dùng tin, từ phía bạn đọc mà phải biết tạo ra
những sản phẩm trước khi người dùng có nhu cầu, biết khơi gợi, tạo lập cho
người đọc những nhu cầu thông tin mới.
Người cán bộ hôm nay, không phải chỉ biết tổ chức ngăn nắp, thật khoa
học nguồn tài liệu và nguồn tài liệu thông tin của mình, đặt nó trong tình trạng
sẵn sàng hoạt động mà còn phải biết tính luyện, chế biến nguồn tài liệu ấy,
làm gia tăng giá trị sử dụng của thông tin tài liệu cả về mặt chất lượng nội
dụng về mặt kiểu dáng bao gói tương ứng với thói quen sử dụng của người
dùng tin.
Hiện đại hóa về mặt tổ chức hoạt động thông tin: Tổ chức các bộ phận
hoạt động theo kiểu modul hiện đại, tự động hóa, có thể liện kết và có tách rời
nhau khi cần thiết để trong bất kỳ tinh huồng nào hoạt động cũng được duy
trì. Hiện đại hóa tổ chức hoạt động thông tin là làm thế nào để phát huy được
tính tích cực và sáng tạo của mỗi người, mỗi bộ phận, mỗi quy trình hoạt
động để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng tối đa nhu cầu
thông tin của NDT.



16

Trong hoạt động thông tin cần tiến hành hiện đại hóa, tự động hóa các
thao tác quy trình hoạt động của mình, chuẩn hóa các hoạt động nghiệp vụ,
các sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhất NDT, cung cấp cho họ những sản
phẩm dịch vụ tiên tiến hiện đại; Hiện đại hóa cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT,
tạo môi trường thân thiện với NDT.
1.1.2. Khái niệm hiện đại hóa hoạt động thông tin thƣ viện
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề thế nào là hiện đại hóa
hoạt động thông tin và thư viện, nhìn chung các quan điểm đều cho rằng hiện
đại hóa hoạt động thư viện trước hết phải có một hệ thông trang thiết bị hiện
đại như máy vi tính, phần mềm chuyên dụng, hệ thống an ninh như camera,
cổng từ…Những yếu tố trên không thể thiếu những tôi đồng nhất quan điểm
cho rằng: “ Hiện đại hóa phải là tư duy hệ thống, đáp ứng chuẩn tin học quốc
tế, luôn được cập nhật về trang thiết bị , nhân lực và nguồn tin” Hiện đại hóa
thông tin - thư viện phải là quá trình hiện đại hóa toàn diện về mọi mặt hoạt
động không chỉ đầu tư về trang thiết bị hiện đại mà còn đầu tư hiện đại hóa
tầm nhìn trong đó có hệ thống quản lý từ lãnh đạo đến nhân viên, hiện đại hóa
về phương thức hành động và hiện đại hóa về tổ chức.

Hiện đại hóa tổ chức hoạt động thông tin - thư viện là một tổ hợp các
thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau
nhằm thực hiện nhiệm vụ chung. Hiên đại hóa tổ chức hoạt động thông tin -
thư viện bao giờ cũng hoạt động trong một môi trường xác định và chịu tác
động của môi trường đó.
Hiện đại hóa tổ chức hoạt động thông tin thư viện là một quá trình thu
thập, xử lý, lưu trữ, phổ biến thông tin, tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu tin duy
trì hoạt động sống của con người. Những hoạt động thông tin này được sử
dụng bằng các thiết bị hiện đại như máy móc, trong hoạt động thông tin
chuyên môn của con người.




17
Hoạt động thông tin thư viện có tính chất đặc biệt, nội dung thông tin
rất phong phú đa dạng, biến đổi rất nhanh chóng hình thức truyền tin rất đa
dạng, thông tin có nội dung truyền đi phong phú. Một cơ quan TT - TV được
hiện đại nó cần phải đáp ứng 4 điều kiện sau đây.
1. Tài liệu chứa trong TV này chủ yếu phải ở dạng số hóa;
2. Các tài liệu số hóa có thể truy cập được theo chế độ mạng máy tính
3. Có một cơ quan chăm lo thường xuyên đối với TV. Đã được hiện đại
hóa.
4. TV hiện đại có cùng mục tiêu, chức năng như một TV truyền thống.
Có nghĩa là nó bao gồm đầy đủ các nhiệm vụ của một TV như: Phát triển
nguồn tin, quản trị kho, xây dựng các chỉ dẫn, bộ máy tra cứu/cung cấp khả
năng khai thác, truy cập, bảo quản tài liệu đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin
cho NDT.
Các yếu tố cầu thành thư viện hiện đại bao gồm:
1. Phải có nguồn tài liệu ở dạng số hóa.
2. Có hạ tầng CNTT và CSVC hiện đại.
3. Có phần mềm quản trị tích hợp và các phần mềm khác như trao đổi
dữ liệu, tra cứu dữ liệu, số hóa tài liệu.
4. Phải có NDT và chuyên gia có kỹ năng và trình độ vận hành và sử
dụng thư viện hiện đại
Hoạt động thông tin được phát sinh từ một bộ phận chung đòi hỏi nhu
cầu tin. Nhu cầu tin của xã hội.
Hoạt động thông tin mang tính gián tiếp rất lớn trong hoạt động của con
người, sử dụng ngôn ngữ nhân tạo, ngôn ngữ tự nhiên thì rất khó, ngôn ngữ
nghệ thuật.
Hoạt động thông tin thư viện có 2 yếu tố:
Nhu cầu tin:




18
Thông tin và hoạt động thông tin thư viện: Nhu cầu tin và lượng thông
tin được đáp ứng yêu cầu - xuất hiện hoạt động thông tin thư viện.
Đáp ứng nhu cầu nhóm người dùng tin nhất định đó là mục tiêu - các
khâu công tác hoạt động thông tin thư viện và hướng vào mục tiêu đó để đáp
ứng người dùng tin.
Hoạt động cụ thể như thu thập, xử lý, phổ biến thông tin, giúp cho hoạt
động thông tin có chất lượng cao hơn.
1.2. Các yếu tố tác động đến hiện đại hóa hoạt động thông tin, thƣ
viện
Để tiến hành công việc hiện đại hóa tổ chức các quy trình trong hoạt động
TT-TV thì cần phải có những yếu tố quan trọng sau: Các cán bộ chuyên môn:
Các thiết bị xử lý thông tin tự động: máy tính điện tử các thiết bị ngoại vi, các
vật mang tin điện tử. Các phương tiện viễn thông, các phần mềm hệ thống và
phần mềm chuyên dụng. Các nguồn tài liệu điện tử - thông tin số:
1.2.1. Đội ngũ cán bộ thông tin.
Khi tiến hành hiện đại hóa hoạt động thông tin thư viện yếu tố đầu tiên
người ta nhắc đến đó là yếu tố con người, đó là những cán bộ có trách nhiệm
thiết kế, xây dựng và khai thác hệ thống thông tin, những cán bộ đó gồm
những con người như các kỹ sư tin học, có trách nhiệm giám sát việc vận
hành và bảo trì hệ thông, các nhà phân tích hệ thống, có trách nhiệm nghiên
cứu các ứng dụng, tức là nghiên cứu các công việc phải tin học hóa, ngoài
những con người có kiến thức chuyên môn về CNTT thì một yếu tố nữa quan
trọng đó là các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực TT-TV:
Một thư viện hiện đại hóa là một thư viện gắn liền với công nghệ thông
tin, vì vậy yêu cầu phải có những khâu hiện đại hóa hoạt động thư viện như
sau:
Tự động hóa hoàn toàn các hoạt động trong thư viện, đồng bộ trong

nghiệp vụ.



19
Người quản lý, nhân viên phải biết định hướng, vận dụng nghiệp vụ thư
viện công nghệ thông tin đưa thông tin được cập nhật đến với người sử dụng
như việc ứng dụng mã vạch trong khâu quản lý, sử dụng các chuẩn nghiệp vụ
trong hoạt động của đơn vị minh.
Khi tiến hành hiện đại hóa thì đơn vị cần quan tâm đến vấn đề đào tạo
người dùng tin sử dụng những công cụ hiện đại để tim tin sao cho đạt hiệu
quả một cách nhanh nhất.
Khối lượng thông tin ngày càng lớn, CNTT ngày càng phát triển đòi
hỏi người cán bộ thư viện ngoài những kiến thức cơ bản được trang bị từ
những cơ sở đào tạo nghề thư viện phải tự cập nhật để khai thác và xử lý tin
kịp thời, bên cạnh về kiến thức thông tin cán bộ cũng cần trang bị cho mình
những kiến thức cơ bản về hạ tầng công nghệ, kiến thức vận hành hệ thống
CNTT như việc quản trị hệ thống, quản trị mạng, thiết lập các thông số trong
hệ thông. Đấy là những kiến thức cơ thức cơ bản nhất của người cán bộ thư
viện làm việc trong môi trường hiện đại. Thư viện ở đây không chỉ đơn thuần
là việc phục vục nữa mà mang tính chất định hướng, tính chất chủ động trong
công việc hướng NDT đến với mình nhiều hơn và đáp ứng thông tin một cách
nhanh nhất làm hài lòng cả những NDT khó tính nhất.
1.2.2. Hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở vật chất
Cơ sở hạ tầng CNTT
Hạ tầng phần cứng: Bao gồm các thiết bị phần cứng phục vụ cho hoạt
động của thư viện:
Hệ thống mạng Bao gồm hệ thống cáp, hệ thống thiết bị, hệ thống
truyền thông phục vụ cho mục đích kết nối mạng LAN, kết nối truy cập
Internet.

Hệ thống máy chủ và máy trạm - Các hệ thống máy chủ và máy trạm
phục vụ cho các công tác nghiệp vụ, tra cứu thông tin.



20
Thiết bị an toàn thông tin - Các thiết bị hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn hệ
thống thông tin như các thiết bị lưu điện (UPS), chống sét (đường mạng,
truyền dữ liệu, đường điện), các thiết bị sao lưu dữ liệu, các thiết bị bảo vệ,
bảo mật.
Thiết bị ngoại vi: Các thiết bị hỗ trợ khác như máy in laser, in kim
Hệ điều hành và hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Phần mềm nền tảng phục vụ
điều hành hoạt động hệ thống và các ứng dụng nghiệp vụ.
Các phần mềm hệ thống, bảo mật và các phần mềm dịch vụ: Các phần
mềm hỗ trợ để đảm bảo việc hoạt động cũng như tính an toàn của toàn bộ hệ
thống; bao gồm: các phần mềm sao lưu dữ liệu, phần mềm bảo mật, các dịch
vụ mạng, các tiện ích
Thiết bị chuyên dùng cho thƣ viện
Hệ thống cổng từ: hệ thống cổng từ, dây từ, băng từ bảo vệ tài liệu, các
thiết nhiễm và khử từ.
Hệ thống Camera quan sát: sử dụng xây dựng các phòng đọc tự chọn,
kiểm soát bạn đọc.
Thiết bị nhập liệu: Các thiết bị phục vụ công tác nhập liệu như:
Scanner, Digital Camera, card xử lý đồ hoạ.
Thiết bị mã vạch: đầu đọc mã vạch, máy in mã vạch barcode, thiết bị
gom dữ liệu di động, giấy in chuyên dụng.
Khi tiến hành hiện đại hóa thì thư viện đó cần được: Nối mạng nội bộ,
chia sẻ thông tin. Mạng cục bộ cho phép chia sẻ thông tin tổ chức dịch vụ trực
tuyến: Online catalog, CD – ROM database, mượn liên thư viện E –mail
Kết hợp mạng thư viện vùng và quốc gia. Khi một thư viện được thiết

lập thì công tác nghiệp vụ thống nhất, chẳng hạn như công tác biên mục được
thực hiện trên mạng chung, từng thư viện thành viên đóng góp biểu ghi, đôi
khi chỉ đóng góp ( Kí hiệu xếp giá của thư viện thành viên). Tổ chức mạng



21
thư viện cùng vạch kế hoạch triển khai tư liệu hợp lý ( Bổ sung và trao đổi)
Tổ chức mượn liên thư viện.
Kết nối mạng Internet toàn cầu nhằm chia sẻ những thông tin từ đó các
đơn vị thư viện trong cùng địa bàn trong cùng khu vực cũng như trong cùng
hệ thống có thể chia sẻ và kết nối với nhau một cách nhanh nhất chánh sự biệt
lập ngay trong cùng hệ thống thư viện. Thiết lập thư viện điện tử, thư viện số,
thư viện ảo.
1.2.3. Phần mềm chuyên dụng
Phần mềm chuyên dụng là những phần mềm được biên soạn và áp dụng
cho hoạt động nghề nghiệp cụ thể nào đó. Trong hoạt động thông tin và thư
viện hiện nay có khá nhiều các phần mềm chuyên dụng:
Các phần mềm này bao gồm cả các phần mềm mã nguồn mở và phần
mềm của các doanh nghiệp.
Về phần mềm chuyên dụng cho ngành thông tin và thư viện có phần mềm
tích hợp cho cả hệ thống thông tin và các phần mềm riêng lẻ cho từng hoạt
động cụ thể nào đó của ngành.
Các phần mềm tích hợp trong hoạt động thông tin thư viện như phần
mềm Libol, phần mềm Elib, ngoài ra còn một số phần mềm mã nguồn mở
như phần mềm Koha, Dspace
Những phần mềm này đều có những tính năng cơ bản như: Bổ sung, thu
thập, xử lý, lưu trữ, phổ biết và phân phối thông tin.
Xây dựng các loại cơ sở dữ liệu thư mục, tóm tắt. Tạo liên kết đến nguồn
cơ sở dữ liệu số. Trao đổi nguồn dữ liệu thư mục.

Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại.
Tổ chức bộ máy tra cứu khai thác tìm tin đến tất cả các nguồn thông tin
trong thư viện.
Tích hợp một số thiết bị chuyên dụng: mã vạch, cổng từ, ứng dụng công
nghệ RFID trong hoạt động quản lý nguồn tài liệu.



22
Các phần mềm cho từng hoạt động nghiệp vụ cụ thể như:
Phần mềm xuất bản thông tin điện tử:
Phần mềm xuất bản CD-ROM thông tin cho phép người dùng xây dựng
và xuất bản các ấn phẩm thông tin trên các CD-ROM theo nội dung tuỳ chọn.
Hỗ trợ đầy đủ các công cụ cần thiết từ khâu tìm kiếm đến tổ chức và xây
dựng ấn phẩm thông tin hoàn chỉnh trên đĩa CD-ROM.












Chức năng tìm kiếm: Cho phép người dùng chọn các dịch vụ tìm kiếm
khác nhau. Tìm kiếm mọi dạng dữ liệu: âm thanh, hình ảnh, toàn văn Cho
phép tìm kiếm trên các database khác nhau với kết quả mong muốn. Lưu các

kết quả tìm kiếm.
Chức năng tổ chức thông tin: Tổ chức các kết quả tìm kiếm được theo
các lĩnh vực, chủ đề khác nhau trong hệ thống.
Chức năng tổ chức giao diện: tổ chức giao diện tìm kiếm thông tin trong
đĩa CD-ROM. Với mỗi loại hình tài liệu có thể tổ chức các điểm truy cập tìm
kiếm thông tin đặc thù cho loại tài liệu đó. Tổ chức cách thể hiện các kết quả
tìm kiếm: thể hiện kết quả tìm kiếm tuỳ theo loại hình tài liệu.
Tìm kiếm
Các CSDL
khác
Các máy chủ
CSDL
Website
Tổ chức nội dung
Tổ chức giao
diện
Xuất ra đĩa
Sản phẩm




23
Chức năng xuất ra đĩa CD-ROM: Đưa toàn bộ dữ liệu tổ chức vào trong
đĩa CD-ROM, tạo thành một sản phẩm hoành chỉnh trên đĩa CD-ROM. Kết
quả đầu ra là một sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm có nội dung và công cụ tra
cứu.
Phần mềm mục lục liên hợp:
Mục lục liên hợp là hình thức tập hợp toàn bộ CSDL các bản ghi thư
mục của nhiều thư viện hoặc tổ chức thành một mục lục chung, nhằm mục

đính chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện trong công tác biên mục, kiểm soát
nguồn lực thông tin, đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho người dùng tin tìm
kiếm tài liệu. Đặc biệt, với xu hướng ngày càng nhiều tài liệu được số hoá và
có thể truy cập online, mục lục liên hợp có thể trở thành một cổng thông tin
thư mục thống nhất giúp bạn đọc tiếp cận với toàn bộ CSDL của các đơn vị
thành viên tham gia mục lục liên hợp.
Phần mềm số hóa tài liệu:
Phần mềm số hóa tài liệu nhằm múc đích tạo nên một thư viện số, hiện
nay có rất nhiều các phầm số hóa tài liệu hiện đại tốc độ cao. Các dạng tài liệu
khác nhau như sách, video, audio, ảnh mỗi dạng tài liệu thì các cách xử lý
khác nhau nhưng nói chung để có một bộ sưu tập số hóa thì chúng ta cần tiền
hành số hóa, để tạo ra các chủ đề khác nhau, các bộ sưu tập số khác nhau.
Phần mềm cổng thông tin:
Cổng thông tin, là một mô hình cung cấp thông tin đang được phát triển
nhanh chóng trên thế giới trong mọi lĩnh vực như: hệ thống thông tin chuyên
ngành, hệ thống thông tin chuyên môn, hệ thống thông tin khoa học, hệ thống
thông tin doanh nghiệp, hệ thống thông tin hành chính. Cổng thông tin là một
công cụ, hay dịch vụ mà:
Tập hợp và liên kết thông tin từ nhiều nguồn thông tin khác nhau mà
trước đây nằm rải rác, phân tán, khó khai thác.



24
Phân loại và tập hợp thông tin theo chủ đề, nhằm làm cho thông tin trở
nên có ý nghĩa và dễ khai thác hơn.
Quản lý quá trình cộng tác đóng góp thông tin vào hệ thống.
Cung cấp đúng những thông tin cần thiết cho từng người sử dụng, bằng
cách cho phép mỗi người có thể cá biệt hóa thông tin theo nhu cầu của mình.
Cung cấp điểm truy cập tích hợp duy nhất cho mọi người sử dụng của hệ

thống tới mọi nguồn thông tin.
Cổng thông tin tạo ra nhóm (cộng đồng) người dùng tin
1.2.4 Cơ sở dữ liệu -tài liệu số
Cơ sở dữ liệu
Đối với hệ thống thư viện hiện đại thì các cơ sở dữ liệu đóng vai trò tối
quan trọng, CSDL không chỉ là bảng chỉ mục mà còn chứa đựng và phản ánh
nội dung thông tin của các cơ quan TTTV. Dựa theo mức độ đầy đủ mà thông
tin phản ánh, CSDL có thể chia làm ba loại sau:
CSDL thƣ mục: Là dạng CSDL chứa những bảng thông tin tóm tắt về
tài liệu gốc. Tức là thông tin cấp hai. Mỗi một biểu ghi trong CSDL thư mục
bao gồm 2 phần chính: các thông tin tóm tắt về tài liệu gốc và các chỉ dẫn
giúp người dùng tin có thể tiếp cận được tài liệu gốc
CSDL dữ kiện: Là dạng CSDL chứa những thông tin cấp một về một
đối tượng nào đó được thể hiện dưới dạng dữ kiện. Thường được thể hiện
dưới những con số, ngoài ra còn thể hiện dưới dạng biểu đồ, đồ thị, hình
ảnh…[Đoàn Phan Tân]
CSDL toàn văn: Là dạng CSDL chứa những thông tin cấp một về tài
liệu. Các tài liệu trong CSDL này là bản sao hoàn chỉnh của các tài liệu gốc.
Không chỉ dừng lại ở dạng text, các cơ sở dữ liệu toàn văn ngày còn có cả âm
thanh, hình ảnh. Người ta thường gọi chung dạng CSDL này CSDL số.



25
Trong các cơ quan TTTV 2 dạng CSDL chính là CSDL thư mục và
CSDL toàn văn. Tại Việt Nam CSDL dạng thư mục là phổ biến, một số thư
viện có tiềm lực về tài chính, nhân lực và công nghệ cũng đang tiến hành xây
dựng các CSDL toàn văn, tuy nhiên số này là không nhiều và đang ở giai
đoạn thử nghiệm. Vấn đề khai thác sử dụng bản quyền tài liệu số vẫn là bài
toán khó đối với các cơ quan TTTV Việt Nam.

Những năm gần đây đặc biệt là việc phát triển của CNTT đã mang lại
cho chúng ta nguồn thông tin điện tử dồi dào nhất là nguồn thông tin trực
tuyến truy cập trên máy tính thông qua mạng Internet hoặc qua các mạng máy
tính khác, những tài nguyên đó bao gồm tài liệu chuyên ngành, đa ngành lưu
trữ trên các đĩa từ, băng từ, đĩa quang CD – ROM, các CSDL trực tuyến do cơ
quan thông tin xây dựng, các CSDL trực tuyến trên mạng Internet. Nguồn
thông tin điện tử là thành phần quan trọng không thể thiếu được của hoạt
động thông tin thư viện.
1.2.5. Trình độ tin học của ngƣời dùng tin
Trình độ thông tin của NDT thể hiện khối lượng và chất lượng thông
tin mà họ lĩnh hội được, tập quán thông tin và kỹ năng thông tin ( Kỹ năng
tìm, phân tích và sử dụng thông tin )
Người có trình độ thông tin phải có phản xạ thông tin nhanh nghĩa là có
khả năng đáng giá và tiếp thu thông tin.
Trình độ thông tin là một điều kiện cần thiết đề NDT làm việc có hiệu
quả và nó được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố như khả năng
cảm thụ thông tin, không khí sáng tạo trong tập thể NDT, trình độ chuyên
môn, khả năng phân tích, tổng hợp nói chung, tinh thần cầu tiến.
Trong những năm qua các cơ quan thông tin thư viện vẫn tiến hành đào
tạo người dùng tin để từ đó nâng cao trình độ khai thác thông tin cho NDT,
các hình thức đào tạo như:



26
Tổ chức các khóa huấn luyện, các buổi hội thảo, các lớp sử dụng thư
viện đầu năm.
Phát hành sổ tay, tài liệu chỉ dẫn về các công cụ tìm tin, nguồn thông
tin, phương pháp truy cập thông tin.
Tổ chức các điểm tư vấn cho người dùng tin

Qua những lớp huận luyện và tập huấn cho NDT như vậy trình độ sử
dụng và khai thác thông tin của NDT đã được nâng cao được thể hiện như
sau:
Trình độ sinh viên sử dụng thư viện và các công cụ khai thác thông tin
rất nhanh và đạt hiệu quả cao trong việc tìm kiếm, số lượng sinh viên được
hỏi về khả năng tìm đúng tài liệu cần đạt đến 98% đáp ứng và đúng với yêu
cầu của sinh viên, từ đó thấy được khả năng tin học của sinh viên là tốt đáp
ứng được nhu cầu khai thác thông tin để phục vụ công việc học tập và nghiên
cứu khao học.
Về trình độ tin học của cán bộ và giảng viện đây là nguồn nhân lực có
chất lượng cao vì những NDT đều đã học qua đại học số lượng giảng viên
được đào tạo lên trình độ thạc sĩ và tiến sĩ là rất lớn. Vì vậy khả năng sử dụng
máy tính và tin học của họ là đạt chuẩn.
Bên cạnh đó còn những NDT là người quản lý thì nhu cầu khai thác
thông tin của họ phục vụ cho công việc là rất lớn, việc sử dụng máy tính và
tin học đối với họ là thường xuyên, việc khai thác và sử dụng máy tính để tìm
kiếm thông tin đối với họ là những công việc hàng ngày.
1.2.6. Chính sách phát triển
Khi tiến hành quá trinh hiện đại hóa cần phải tuân thu các quy định
chung nhất để đảm bảo sự ổn định và thống nhất: [18, tr.18]
Thứ nhất: Xây dựng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho quá trình
hiện đại hóa, xây dựng các cơ chế đánh giá, kiểm tra các mục tiêu.

×