Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN BAN ĐÀU VỀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI TIẾN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM THỰC HÀNH NGHỀ KHÁCH SẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.09 KB, 12 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN BAN ĐÀU VỀ GIẢI PHÁP
MỘT SỐ Ý KIẾN BAN ĐÀU VỀ GIẢI PHÁP
NHẰM CẢI TIẾN
NHẰM CẢI TIẾN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM THỰC HÀNH NGHỀ KHÁCH SẠN.
I. Bối cảnh chung của ngành kinh doanh khách sạn.
1. Thuận lợi.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 là một bước ngoặt lớn hướng
nền kinh tế Việt Nam đi theo con đường mới đó là nền kinh tế thị trường có sự
định hướng của Nhà nước.
Với sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Nhà nước, từ năm 1986
đến nay nước ta đã từng bước đổi mới đáng kể. Quan hệ đối ngoại được “Mở cửa”,
các nước bạn đã bắt đầu quan hệ làm ăn và đầu ta vào nước ta một số vốn đáng kể.
Nền kinh tế thị trường trong nước với sự đinh hướng XHCN đang phát triển mạnh
mẽ với 5 thành phần kinh tế chủ yếu. Cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp
đã bị phá vỡ hoàn toàn mang tới cho Việt Nam một luồng sinh khí mới đưa đất
nươcs ta từng bước phát triển bền vững, tiến kịp với bạn bè năm châu.
Sau những năm tháng chiến tranh dài liên miên, đất nước đã thống nhất ,
mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề qua hai cuộc chiến nhưng đến nay nền chính trị nước
ta rất ổn định. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
nước ổn định kinh doanh và doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng đầu tư vào Việt
Nam thể hiện sự vững vàng và ổn định chính trị ở nước ta là liên tục đón những
đoàn đại biểu cao cấp các nước sang thăm viếng và làm việc, Tổ chức thành công
rực rỡ Hội nghị ASEAN, hội nghị cấp cao các nước nói tiếng Pháp ... Tất cả những
điều đó đã khẳng định rằng Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định và
tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.
Những thuận lợi trên đây đã góp phần rất lớn cho ngành du lịch - khách sạn
Việt Nam đã, đang và sẽ có điều kiện phát triển mạnh. Đặc biệt, Hà Nội là trung
tâm chính trị, văn hoá, xã hội của cả nước sẽ có những thuận lợi cho ngành khách
sạn - du lịch nói chung và thành phần kinh tế Nhà nước.
Về pháp luật: Việt Nam đang trên đà hội nhập và có hệ thống pháp luật


XHCN mạng đạm tinh thần nhân văn, khách du lịch đượcbảo vệ vag hoàn toàn tin
tưởng vào hệ thống pháp luật của Việt Nam. Pháp lệnh và các văn bản du lịch đều
mang tính chất thu hút khách du lịch và đảm bảo tốt chất lượng phục vụ cho khách
du lịch.
- Chính trị Việt Nam ổn định rất đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng cho
người nước ngoài tới du lịch.
- Từ khi Mỹ xoá bỏ cấm vận, thủ tục giấy tờ xuất nhập cảnh vào Việt Nam
đã dễ dàng và thuận lợi hơn trước rất nhiều.
- Nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn mới mẻ chưa được khai thác tốt. Lực
lượng lao động ở nước ta dồi dào, rẻ, cho nên các doanh nhân nước ngoài có thể
sang để tìm hiểu, mở rộng thị trường cũng làm tăng lượng khách nước ngoài vào
Việt Nam.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông vận tải đang từng bước
được hiện đại hoá cho phù hợp với trình độ tiên tiến trên thế giới kết hợp với nền
văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là một điều kiện lý tưởng cho khách du lịch tới
thăm viếng nước ta.
- Đời sống vật chất của nhân dân và trình độ dân trí đã được nâng cao do đó
người dân trong nước có điều kiện nghỉ ngơi, du lịch.
2. Khó khăn.
Qua hơn 10 năm đổi mới, thời gian chưa phải là dài để cho một nền kinh tế
vững mạnh, các doanh nghiệp (phần lớn là doanh nghiệp Nhà nước) vẫn còn mang
một tư tưởng cũ trong kinh doanh tập thể là “Cha chung không ai khóc”, tác phong
làm việc lề mề, chậm chạp, không có hiệu quả . Các lao động làm viẹc trong các
doanh nghiệp lâu năm hầu như không qua đào tạo hoặc chỉ đào tạo qua loa, sơ sài.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đãn tới lượng khách du lịch
giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành kinh doanh khách sạn.
- Cung cầu về khách sạn - du lịch chững lại, ở một số điểm du lịch vắng
khách, cung lớn hơn cầu.
Hệ thống quản lý Nhà nước còn chồng chéo chức năng. Kinh doanh khách
sạn còn chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng như: Cơ quan văn hoá -

thông tin quản lý về vũ trường, karaoke, ăngten Parabon. Cơ quan y tế về xông
hơi ...
Hiện tại Việt Nam chưa có luật cụ thể cho ngành du lịch mới chỉ có pháp
lệnh, chưa có một tiêu thức chung để đánh giá kinh doanh khách sạn - du lịch cho
nên việc quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp thực hiện gặp nhiều khó khăn.
3. Phương hướng phát triển ngành khách sạn du lịch trong thời gian tới.
Báo cáo tại hội nghịka lần thứ II ngày 14 - 16/8/1997 về: Thực trạng và
phương hướng hoạt động khách sạn Việt Nam trong tình hình mới của Tổng cục du
lịch nêu rõ định hướng: “Phát triển du lịch bền vững, văn hoá, cảnh quan môi
trường, tạo ra những sản phẩm đặc thù, độc đáo hấp dẫn mạng bản sắc văn hoá đan
tộc, toàn ngành tạp trung chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ và thị
trường khách để năm 2000, Du lịch Việt Nam có bước chuyển biến cơ bản về chất
lượng và hiệu quả kinh doanh”.
- Xây dựng chiến lượng phát triển du lịch, khách sạn đến năm 2010 và định
hướng những năm tiếp theo. Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực
và trên thế giới, tăng lượng khách vào Việt Nam.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch nói chung và
ngành khách sạn nói riêng. Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý
Nhà nước, quản trị doanh nghiệp khách sạn. Thực hiện việc quản lý theo hướng
đảm bảo quyền tự chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách sạn hoạt động kinh
doanh có hiệu quả.
- Khuyến khích các khách sạn đầu tư, nâng cấp, áp dụng công nghệ phục vụ
hiện đại trong sản xuất kinh doanh phục vụ, tổ chức đào tạo và tái đào tạo, nâng
cấp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại nhữ cho cán bộ công nhân viên.
- Giữ vững định hướng phát triển, làm lành mạnh hoá môi trường kinh
doanh, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, kiên quyết
chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn về tính mạng và tài sản cho
du khách tại khách sạn.
- Phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm
dịch vụ trong khách sạn. Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo thông tin về ngành

du lịch và chất lượng của hệ thống khách sạn Việt Nam cho khách du lịch trên các
phưong tiện thông tin đại chúng.
II. Một số ý kiến đóng góp về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức
hoạt động kinh doanh tại Trung Tâm thực hành nghề khách sạn
1. Những tồn tại trong cơ cấu tổ chức tại Trung Tâm
Thực chất của quá trình quản lý trong doanh nghiệp nói chung và khách sạn
nói riêng đó là quản lý con ngưòi vì con người là nhân vật trung tâm, là yếu tố
quan trọng không thể thiếu trong mọi hoạt động. Khách sạn là nơi diễn ra sự mua
bán các dịch vụ, nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ, vì vậy việc quản lý con người tại khách sạn là rất khó khăn. Tại
Trung tâm thực hành nghề khách sạn việc bố trí cơ cấu lao động còn chưa hợp lý,
mặc dù nhân viên của Trung tâm làm việc hăng say, cố gắng và nhiệt tình trong
công tác nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Hạn chế này là do năng lực, trình độ
của đội ngũ cán bộ công nhân viên còn thấp, chưa đồng bộ. Tại Trung tâm hiện
nay có 112 nhân viên nhưng chỉ 24% có trình độ đại học tập trung chủ yếu ở các
phòng ban thuộc bộ phận quản lý. Những nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách
hầu hết là lao động giản đơn, trình độ chưa cao.
Thực tế phân công lao động tại Trung tâm cũng chưa hợp lý, ví dụ như:
- Bộ phận lễ tân có hai người làm việc một ca, nhưng như đã phân tích đây là
trung tâm liên kết để cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Như vậy vào những lúc
đông khách, cường độ làm việc sẽ lên rất cao, quá tải trong công việc, nhân viên dù
cố gắng cũng không thể giải quyết công việc một cách nhanh chóng.
- Bộ phận buồng, số lượng nhân viên còn ít. Vào những lúc Trung tâm có
hiệu suất sử dụng phòng lên đến 100% thì việc phục vụ của tổ buồng là rất khó
khăn.
- Bộ phận bàn - bar hiện tại có 11 người càn giảm bớt lao động vì như đã
phân tích, việc kinh doanh ăn uống của Trung tâm chiếm tỷ trọng ngày càng thấp
đi, cần giảm qui mô, tăng chất lượng phục vụ.
- Tổ hành chính quản trị, bộ phận marketing là bộ phận trực tiếp điều hành
công việc dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc, cùng tham gia vào quá trình đón

khách “VIP” hay khách tới liên hệ về công tác đào tạo tại Trung tâm. Nhưng bộ
phận này chỉ có ba người, thường xuyên phải chịu áp lực quá tải về công việc.
Bên cạnh những tồn tại trong việc bố trí lao động,Trung tâm cũng vấp phải
những khó khăn trong việc nâng cao chất lưọng dịch vụ. Trung tâm là mô hình đầu
tiên về trường - khách sạn, là môi trường thực tế cho học sinh thực hành. Việc bố
trí học sinh thực tập tại các bộ phận làm giảm đi chất lượng phục vụ vì học sinh là
những người chưa có kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót, khả
năng giải quyết các vấn đề chưa linh hoạt, nhanh nhạy. Mà hoạt động trong khách
sạn là hoạt động “Con người phục vụ con người” việc phục vụ tận tình, chu đáo,
chất lượng dịch vụ cao có tác dụng rất lớn tới thị trường khách hàng.
Trung tâm cũng chưa chú trọng nhiều tới hoạt động marketing, quảng cáo.
Khách hàng đến với Trung tâm hầu như chỉ là khách quen và thời gian lưu trú rất
ngắn.
Các dịch vụ bổ sung cũng chưa phát huy được hết hiệu quả sử dụng. Khách
hàng đến với Trung tâm nhiều khi cũng không biết hết các dịch vụ.
Trên đây là một số khó khăn vẫn tôn tại ở Trung tâm thực hành nghề khách
sạn, và đã làm giảm hiệu quả của việc tổ chức hoạt động kinh doanh.
2. Một số ý kiến đóng góp về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức
hoạt động kinh doanh tại Trung tâm thực hành nghề khách sạn.
2.1. Về tổ chức và quản lý lao động
Như đã phân tích tại Trung tâm thực hành nghề khách sạn việc bố trí cơ cấu
lao động còn chưa hợp lý, năng suất lao động thấp. Mặt khác kinh doanh khách sạn
trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường cần có đội ngũ cán bộ công
nhân viên có năng lực phẩm chất tốt, có trình độ cao phù hợp với điều kiện phát
triển của xã hội.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên như hiện nay, tại Trung tâm thực hành
nghề khách sạn hoạt động với năng suất thấp đòi hỏi ban lãnh đạo khách sạn cần
có sự quan tâm và quản lý chặt chẽ hơn. Trong trường hợp cần thiết khách sạn có
thể tinh giảm những lao động dư thừa. Mặt khác, đối với các nhân viên trẻ, hăng
say, nhiệt tình trong công tác nên cho đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ ngắn hạn,

trung hạn, dài hạn ngoài giờ làm việc để nhân viên phục vụ khách hàng với nghiệp
vụ cao, chất lượng dịch vụ và văn minh phục vụ tốt.
Ngoài việc quản lý hành chính, Trung tâm cần sử dụng một số biện pháp
quản lý nhằm nâng cao tinh thần hăng say lao động của cán bộ công nhân viên
bằng việc khen thưởng vật chất, kích thích ngưòi lao động làm việc. Cần có những
biện pháp khen thưởng kỷ luật kịp thời để khuyến khích lao động tốt, hạn chế lao
động vô tổ chức. VD: cần khen thưởng các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, các nhân viên có ý thức và được khách hàng khen ngợi phục vụ tốt.
Đồng thời Trung tâm cần phải tăng các khoản phúc lợi cho cán bộ công nhân viên

×