Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch ngày càng phát triển và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, du lịch cũng đang dần thay đổi
cơ cấu đời sống của nhiều vùng, địa phương- nơi phát triển du lịch. Trải qua
quãng thời gian dài, du lịch vẫn trụ vững và đang tạo được những vị thế quan
trọng trong cuộc sống của con người. Làm được điều đó là nhờ những nỗ lực
sáng tạo, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Cùng với sự
phát triển rộng rãi của ngành du lịch nói chung, các loại hình du lịch ngày
một phong phú, hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Một trong các loại hình có thể kể đến là du lịch sự kiện.
Cùng với tiến bộ của xã hội, những đòi hỏi cần đáp ứng của con người
càng nhiều, nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao. Trước đây, chỉ những
người có thời gian mới có thể đi du lịch, nhưng ngày nay bất cứ cá nhân nào
cũng đòi hỏi được đi du lịch, và nhu cầu đó phải được đáp ứng. Kinh tế phát
triển, thời gian đối với con người trở nên quý giá hơn bao giờ hết, cùng một
lúc họ muốn vừa làm việc, vừa nghỉ ngơi thư giãn, vừa chơi thể thao, gặp gỡ
bạn bè…Đáp ứng những nhu cầu đó, du lịch sự kiện ra đời như một phương
thuốc chữa được bách bệnh ở loài người. Vì thế, du lịch sự kiện không những
trở thành cái móc câu lợi nhuận mà còn mang lại nhiều tác động tích cực cho
nhiều quốc gia.
Ngoài việc thu hút nhiều khách đến nơi diễn ra sự kiện vào nhiều thời
điểm khác nhau, thúc đẩy nhu cầu du lịch của con người, du lịch sự kiện còn
là phương thức quảng bá hình ảnh đất nước, con người của quốc gia, địa
phương tới du khách quốc tế. Các doanh nghiệp cũng coi việc tổ chức các sự
kiện là một chiến lược quan trọng góp phần tạo dựng thương hiệu và hình ảnh
của doanh nghiệp.
1
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Ngoài ra, du lịch sự kiện còn khai thác được nguồn tài nguyên sẵn có
của địa phương vào phục vụ du khách. Trong những năm qua, nhiều các tỉnh
thành như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa…đều đã áp dụng loại
hình này rất thành công bởi nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong
phú. Nghệ An cũng là một tỉnh có nhiều sự ưu đãi để phát triển du lịch. Với
trên 16.000 km
2
, nhiều địa hình khác nhau tạo cho Nghệ An một diện mạo
đẹp, độc đáo, muôn màu muôn vẻ. Nhiều những khu du lịch nổi tiếng khắp cả
nước như Cửa Lò, khu di tích lưu niệm Kim Liên, Khu du lịch biển Bãi Lữ,
Phượng Hoàng Trung Đô… và nhiều cơ sở hạ tầng được trang bị tiện nghi.
Chính những công trình này là một trong những điểm đến phù hợp cho du
lịch sự kiện, loại hình đang là tiêu điểm chú ý hiện nay.
Nhưng việc tổ chức du lịch sự kiện như thế nào? khai thác nó ra sao
cho phù hợp?
Khi làm đề tài này, trước hết, chính bản thân em muốn hiểu rõ hơn về
loại hình du lịch sự kiện tại Việt Nam nói chung và vấn đề tổ chức, khai thác
sự kiện ở Nghệ An nói riêng. Hơn nữa, từ góc độ nhỏ bé của mình, em muốn
góp phần giúp Nghệ An khai thác đúng hướng, đạt hiệu quả cao trong kinh
doanh du lịch, quảng bá hình ảnh tới các vùng miền và quốc gia khác. Những
lý do trên đã thôi thúc em mạnh dạn chọn đề tài “Vấn đề tổ chức và khai thác
các sự kiện phục vụ hoạt động du lịch ở Nghệ An”.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghệ An là một vùng du lịch không quá mới mẻ ở nước ta nên các
công trình nghiên cứu về du lịch Nghệ An có nhiều và khá dày dặn. Nhưng
nhắc đến du lịch Nghệ An người ta thường nhắc đến du lịch biển, du lịch văn
hóa, lịch sử… Ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng đã có các đề tài nhằm
phát triển du lịch Nghệ An như:
2
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
- Du lịch Văn hóa Nghệ An – thực trạng và định hướng phát triển (do sinh
viên Phạm Thị Bích Thảo thực hiện dưới sự hướng dẫn của Gv Bùi Văn Tiến
năm 1999)
- Sông Lam – núi Quyết, khu du lịch Văn hóa – sinh thái hấp dẫn trong tương
lai của Nghệ An (do sv Nguyễn Thị Minh Đức thực hiện – PGS.TS Trần
Nhoãn hướng dẫn năm 2004)
- Tìm hiểu tiềm năng phát triển loại hình du lịch làng nghề Nghệ An (do sv
Bùi Thị Như Hiền thực hiện – TS Bùi Thanh Thủy hướng dẫn năm 2006)
Tất cả các đề tài trên đều đã tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, điều kiện
nhân văn của vùng và khẳng định tiềm năng phát triển du lịch Nghệ An là rất
lớn, cần phải khai thác triệt để. Song việc tổ chức và khai thác các loại hình
du lịch sự kiện tại địa bàn này thì tác giả có thể khẳng định là chưa có một
công trình nào nhắc tới. Thực tế hiện nay, du lịch sự kiện đối với nước ta còn
khá mới mẻ, cả nghiên cứu lý luận và nghiên cứu ứng dụng trong kinh doanh
ở Việt Nam đều chưa dành sự quan tâm đầy đủ cho việc nghiên cứu loại hình
này. Hiện nay chưa có một cuốn giáo trình hay sách tham khảo nào của Việt
Nam bàn kỹ lưỡng về loại hình du lịch sự kiện.
Vì vậy, đây là công trình đầu tiên ở mức độ khóa luận đi sâu nghiên
cứu về hiện trạng tổ chức và khai thác sự kiện phục vụ du lịch ở Nghệ An.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài hướng đến việc phát triển du lịch sự kiện ở Nghệ An nên để thực hiện
tốt điều đó, tác giả đi vào nghiên cứu:
- Khái quát chung về sự kiện và tổ chức sự kiện. Từ những khái niệm đã được
công bố, những đặc điểm chung nhất, sự phân loại, vai trò, tác động của loại
hình du lịch này đến các mặt Kinh tế - Xã hội
- Tìm hiểu hiện trạng tổ chức, khai thác loại hình du lịch sự kiện tại quốc gia
nói chung, và tại địa bàn nghiên cứu nói riêng. Thông qua hồ sơ về các sự
3
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
kiện đã tổ chức ở Nghệ An trong những năm vừa qua để đánh giá những kết
quả đạt được, những tồn tại và hạn chế
- Từ chính tiềm năng sẵn có của địa bàn để đưa ra phương hướng phát triển
cho loại hình du lịch này tại Nghệ An. Đề xuất giải pháp cụ thể để thực hiện
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Du lịch sự kiện – một loại hình du lịch mới
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức và khai thác du lịch sự kiện
thông qua hồ sơ của Sở văn hóa, thể thao, và du lịch cùng các doanh nghiệp,
các nhà quản lý trên địa bàn Nghệ An từ năm 2004 đến 2010
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Du lịch sự kiện là một loại hình mới, mang lại nhiều tác động tích cực
cho du lịch quốc gia nói chung, cho vùng, địa phương nơi phát triển du lịch
nói riêng. Trong đó, Nghệ An là một tỉnh có vị thế tốt, có thể ứng dụng hợp lý
loại hình du lịch này. Cho nên việc phân tích thực trạng tổ chức và khai thác
loại hình du lịch sự kiện tại đây, tìm ra thuận lợi, khó khăn để hoàn chỉnh cơ
cấu hoạt động, sẽ mang lại cho Nghệ An những bước phát triển mạnh mẽ,
tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh trong thời gian tới.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát các tài liệu liên quan
đến đề tài nghiên cứu
Trên cở sở các thông tin thứ cấp thu được từ các nguồn tư liệu xuất
phát từ các đề tài nghiên cứu đã được công bố; các bài viết tham luận, hội
thảo khoa học; thông tin từ mạng internet; các xuất bản phẩm của Bộ văn hoá
thể thao và du lịch, các tài liệu ở những địa bàn nghiên cứu khảo sát là những
4
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
tư liệu cụ thể về các sự kiện du lịch được tổ chức, từ đó tổng hợp phân tích
các tư liệu, số liệu có liên quan đến chủ đề, mục đích nghiên cứu.
6.2. Phương pháp quan sát
Đề tài dựa vào sự quan sát khách quan khi nghiên cứu trên địa bàn để
nắm bắt được thực tế hình ảnh và thực trạng các địa điểm tổ chức sự kiện, các
cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến tổ chức sự kiện ở Nghệ An
6.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê số liệu
Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu.
Trên cơ sở các thông tin sẵn có trong các tài liệu, tác giả rút ra được các
thông tin cần thiết nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Tổng quan về vấn đề tổ chức sự kiện
Chương 2: Hiện trạng về vấn đề tổ chức và khai thác sự kiện phục vụ hoạt
động du lịch ở Nghệ An
Chương 3: Phương hướng và đề xuất
5
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
1.1. KHÁI NIỆM
Sự kiện là một khái niệm rất rộng. Thuật ngữ sự kiện được mọi người
nhắc đến hằng ngày, thế nhưng để đưa ra được khái niệm chính xác lại là một
vấn đề không đơn giản.
Trên thế giới và cả ở Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều cách hiểu khác
nhau về sự kiện:
- Theo từ điển Tiếng Việt
1
: Sự kiện là việc quan trọng xảy ra.
- Theo từ điển Tiếng Anh
2
: Event có bốn nghĩa sau:
+ Là một sự việc, sự kiện.
+ Là một cuộc đấu (thể dục, thể thao), một cuộc thi.
+ Là trường hợp,khả năng có thể xảy ra.
+ Là kết quả
Về khía cạnh văn hóa – xã hội, sự kiện (event) là cách gọi ngắn gọn của
thuật ngữ “tổ chức sự kiện” hay “sự kiện đặc biệt” (special event). Thuật ngữ
“sự kiện đặc biệt” được dùng để mô tả các nghi lễ đặc biệt, giới thiệu, các
buổi trình diễn, hay các lễ kỷ niệm được lập kế hoạch và được tạo ra để đánh
dấu những dịp đặc biệt, hoặc để đạt những mục đích văn hoá – xã hội, hoặc
mục đích hợp tác. Các sự kiện quan trọng có thể bao gồm các ngày và các dịp
lễ hội quốc gia, các dịp quan trọng của người dân, những buổi biểu diễn văn
hóa độc đáo, những cuộc thi đấu thể thao quan trọng, hoạt động chức năng
của tổ chức, phát triển thương mại và giới thiệu sản phẩm. Đôi khi có cảm
giác rằng các sự kiện đặc biệt có mặt ở khắp mọi nơi; nó đã trở thành một
ngành công nghiệp phát triển. Bất kỳ một lễ hội hay một hội nghị, hội họp,
hội chợ hay triển lãm thì đều được coi là một sự kiện đặc biệt. Nó diễn ra
1
Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2003
2
Từ điển Anh - Anh -Việt của Nhà xuất bản Thống kê năm 2005
6
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
khác với các chương trình hoạt động thông thường của các đơn vị chủ thể. Sự
kiện đặc biệt diễn ra thu hút sự chú ý của đông đảo người xem, cổ vũ và tham
gia.
Trong công trình đặt nền móng về loại hình các sự kiện Event
Management and Event Tourism, Getz (1997, tr.4) cho rằng các sự kiện đặc
biệt được định nghĩa chuẩn nhất trong bối cảnh của nó. Ông đã đưa ra hai
định nghĩa:
Định nghĩa 1: Đối với nhà tổ chức sự kiện, một sự kiện đặc biệt là sự kiện
xảy ra một lần hoặc không thường xuyên bên ngoài các chương trình, hoặc
các hoạt động thường xuyên của cơ quan tài trợ hoặc tổ chức.
Định nghĩa 2: Đối với khách hàng hoặc khách mời, một sự kiện đặc biệt là cơ
hội thư giãn, trải nghiệm xã hội, hoặc trải nghiệm văn hóa bên ngoài những sự
lựa chọn thông thường hoặc đằng sau những trải nghiệm hàng ngày.
Trong số những thuộc tính mà Getz cho rằng tạo ra không khí đặc biệt
là tinh thần lễ hội, tính độc đáo, chất lượng, tính xác thực, truyền thống, lòng
hiếu khách, chủ đề và chủ nghĩa tượng trưng.
Qua các sự kiện thực tế đã diễn ra và cái nhìn chung cho các hoạt động
này, chúng ta có thể tạm đưa ra một khái niệm về sự kiện như sau:
Sự kiện là các chương trình có quy mô, tầm cỡ không cố định. Nó diễn
ra một lần hoặc theo chu kỳ và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lượng lớn
các đối tượng khác nhau nhằm đạt được các mục đích cụ thể như xúc tiến
quảng bá hay tôn vinh một giá trị nào đó…thông qua đó cũng đạt được
những mục tiêu về phát triển du lịch.
1.2. CÁC LOẠI HÌNH SỰ KIỆN
Hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều cách phân loại sự kiện khác nhau, điều
này phụ thuộc vào tiêu chí và mục đích của việc phân loại.
7
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
1.2.1. Phân loại theo tiêu chí quy mô
3
:
Xét theo quy mô sự kiện được chia làm các loại sau:
● Mega – events (siêu sự kiện):
Đây là những sự kiện lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền
kinh tế của khu vực tổ chức. Nó thu hút và gây chấn động tới toàn bộ giới
truyền thông. Có rất ít sự kiện được xếp vào loại này.
+ Getz
4
phân loại Mega – event dựa theo các tiêu chí như: có trên một
triệu khách tham quan, chi phí tổ chức từ 500 triệu USD trở lên. Đó phải là
các sự kiện “độc nhất vô nhị”, đặc biệt hấp dẫn… Theo cách phân loại này thì
Mega – event là một sự kiện bất thường, thu hút lượng khách du lịch lớn, đặc
bệt là khách du lịch cao cấp, giới truyền thông có uy tín. Nó có ảnh hưởng rất
lớn tới kinh tế - xã hội của cộng đồng tổ chức.
Thuộc loại này là các sự kiện có tầm cỡ quốc tế như các kỳ Worl Cup,
Thế vận hội Olympic, Hội chợ thế giới…
+ Hall
5
lại cho rằng, Mega – event là các sự kiện hướng tới thị trường
khách du lịch quốc tế. Từ Mega được sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh: số
lượng người tham gia, thị trường mục tiêu, mục đích tham gia của tổ chức tài
chính, tác động về chính trị, sự tham gia của giới truyền thông, việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, những tác động tới kết cấu kinh tế và xã hội tới cộng đồng tổ
chức sự kiện đó.
● Hallmark – events (sự kiện đánh dấu):
Thuật ngữ này được dùng để đề cập đến các sự kiện được tổ chức
nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đặc trưng của địa phương hay khu vực
3
Johnny Allen William O’toole, Ian Mcdonnell, Robert Harris, Festival and Special event management,
Willy Australia tourism series.
4
Gezt, Donal 1997, Event Management and Event tourism, Cognizant Communication Corporation, New
York.
5
Hall, Collin Michale 1992, Hall mark tourism events: Impacts, Management anh Planning Belhaven Prers,
London.
8
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
đó. Với những sự kiện như thế này tên sự kiện thường đồng nhất hoặc liên
quan đến tên của nơi tổ chức.
Ritchie
6
đã định nghĩa: “Hallmark events là loại sự kiện diễn ra một lần
hoặc định kỳ trong một quảng thời gian nhất định. Những sự kiện này được tổ
chức nhằm mục đích tạo dựng thương hiệu cho địa phương tổ chức. Nó góp
phần làm tăng sự hấp dẫn của du lịch địa phương, từ đó thu hút được sự chú ý
chủa khách du lịch. Qua đó, lượng khách du lịch tăng lên mang lại nhiều lợi
nhuận cho ngành du lịch nói riêng và ngành kinh tế nói chung trong ngắn hạn
và dài hạn. Sự thành công hay thất bại của sự kiện phần nhiều là do mức độ
hấp dẫn của nó. Điều này phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của nó. Điều này
phụ thuộc vào mức độ quan trọng, tính kịp thời của sự kiện và vị thế của địa
phương tổ chức”.
Một ví dụ điển hình cho sự kiện loại này là lễ hội Carnaval tại Reo de
Janero, được cả thế giới biết đến như một biểu tượng của sự cởi mở, lòng hiếu
khách của thành phố này. Ngoài ra còn có các lễ hội Kentucky Perby (Mỹ), lễ
hội hoa ở Chelsea (Anh), Lễ hội Octoberfest ở Munich (Đức)… Những sự
kiện này mang đậm nét địa phương và con người nơi đây, rất hấp dẫn và thu
hút được nhiều du khách giàu có. Đây cũng là niểm tự hào của người dân
trong vùng và họ cũng là nhân tố góp phần vào thành công của lễ hội.
Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số địa phương cố gắng tổ chức những
sự kiện thuộc loại Hallmark này. Có thể kể đến như Festival Huế tổ chức hai
năm một lần hay lễ hội hoa Đà Lạt, Festival biển 2006 Bà Rịa – Vũng Tàu…
Hallmark events đã được sử dụng để chỉ các sự kiện quan trọng, diễn ra
định kỳ. Nó thể hiện được các nét đẹp văn hóa, truyền thống của địa phương
cùng với những nét đặc trưng của vùng đó. Mỗi địa phương muốn phát triển
du lịch cần tổ chức được “Hallmarrk event”, điều này giống như việc xây
6
Ritchie, J.B.Brent 1984, Assesing the impact of hall mark event: concetual and research issues, Journal of
travel research.
9
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
dựng một thương hiệu cho địa phương mình. Những sự kiện như vậy không
chỉ góp phần quảng bá hình ảnh địa phương, mà nó còn mang lại nguồn lợi
kinh tế lớn. Khi tổ chức thành công sự kiện loại này, địa phương đó sẽ tạo
được lợi thế cạnh tranh rất lớn. Và cùng với thời gian, tên các sự kiện sẽ gắn
liền với tên địa phương như: Liên hoan phim quốc tế Cannes (Pháp), Lễ hội
hóa trang mùa đông Quebec (Canada), Carnaval de Rio de Janero (Brazil)…
● Major event (sự kiện chính):
Là những sự kiện, với qui mô và thu hút sự quan tâm của phương tiện
truyền thông, có thể thu hút lượng người tham gia lớn, các công ty truyền
thông, và lợi nhuận kinh tế cao.
Trên thế giới, Menbourne đã đưa giải đấu tennis Australia mở rộng và
giải đua xe công thức 1 Australia thành sự kiện chính hàng năm. Cuộc viếng
thăm của những thuyền lớn (Tall Ships) ở Sydney năm 1988, và được nhận
giải thưởng Hobart vào dịp kỉ niệm hai trăm năm Bass and Flinders đã hướng
sự tập trung và những di sản hàng hải cũng như thu hút được danh tiếng và
các phương tiện truyền thông quốc tế. Rất nhiều các giải vô địch thể thao
quốc tế có thể xếp vào loại này, và các sự kiện thể thao được xếp hạng ngày
càng tăng, và được các chính phủ cũng như các tổ chức thể thao quốc gia đặt
giá trong một môi trường cạnh tranh của những sự kiện thể thao quốc tế. Ở
Việt Nam, thuộc loại này có thể kể đến các lễ hội như Lễ hội công bố năm du
lịch Thái Nguyên 2007 vừa qua, triển lãm “Hình ảnh APEC và di sản văn hóa
Việt Nam” để kỷ niệm tuần lễ cấp cao APEC tháng 11 năm 2006… Ngoài ra
còn bao gồm cả các sự kiện thể thao quốc tế như các giải bóng đá mở rộng,
giải bóng chuyền mở rộng; các sự kiện văn hóa như các đêm nhạc, lễ kỷ
niệm…
Theo cách phân chia này, event không bao gồm các sự kiện của các
công ty, doanh nghiệp tổ chức nhằm tạo dựng thương hiệu, danh tiếng như
10
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
các buổi lễ công bố thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới. Event ở đây được
hiểu là các sự kiện của các hiệp hội, các quốc gia và các địa phương tổ chức
nhằm tạo dựng danh tiếng của mình, thu hút khách du lịch đến tham gia vào
các sự kiện.
1.2.2. Theo đơn vị tổ chức sự kiện
● Khối chính phủ
- Kỷ niệm ngày truyền thống như ngày độc lập dân tộc, ngày chiến
thắng…
- Sự kiện quan trọng như các sự kiện thể thao, văn hóa trọng điểm.
- Các sự kiện quần chúng, lễ hội và hội chợ địa phương.
- Các festival nghệ thuật, sự kiện văn hóa, chương trình tham quan,
triển lãm nghệ thuật theo chủ đề.
- Các festival, các sự kiện hấp dẫn, thể hiện lối sống nhằm quảng bá
hình ảnh nơi đến.
- Sự kiện thể hiện bản sắc dân tộc và các lĩnh vực văn hóa khác nhau.
● Khối các công ty
- Quảng bá công nghiệp tổ chức các hội chợ, hội nghị.
- Các sự kiện quảng bá và giới thiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh nhà
tài trợ.
- Các sự kiện thể thao, buổi hòa nhạc, triển lãm có bán vé.
- Quảng bá giới truyền thông như các buổi hòa nhạc, gây quỹ…
● Khối quần chúng
- Các sự kiện nhằm cứu trợ, gây quỹ từ thiện
- Các sự kiện do các Câu lạc bộ, các tổ chức xã hội tổ chức
1.2.3. Một số cách phân loại khác
Các sự kiện thường xuyên được phân loại theo ngành cụ thể của sự
kiện. Ví dụ, các sự kiện công cộng (public events), sự kiện du lịch (tourism
11
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
events), sự kiện chính trị (political events), sự kiện xã hội (social events), sự
kiện thể thao (sporting events)…
Theo mục đích, sự kiện bao gồm các loại như: Các sự kiện xã hội/tư
nhân, hội nghị, họp báo, các sự kiện khách hàng, meeting, sự kiện Marketing
và quảng bá (social/private event, convention, expositions, cosumerevent
meetings, promtional/marketing event)
7
Theo nội dung và tính chất của sự kiện: các lễ trao thưởng (award
events); gây quỹ từ thiện (charity fundraisers); hội nghị (conferences), triển
lãm (Exhibitions); thời trang (Fashion shows); hội chợ và và lễ hội (fairs and
festival); khai trương (grand openings); meeting; holiday event; giới thiệu sản
phẩm (newproduct launches); hội thảo chuyên đề (seminars); triển lãm
thương mại (trade shows)
8
…
Ngoài ra còn có nhiều cách phân chia khác, phụ thuộc vào mục đích và
cách nhìn nhận của tác giả. Cũng có người chia thành event – in house và
event – out door để nhấn mạnh về không gian tổ chức là ở trong phòng hay ở
ngoài trời.
Nói tóm lại, như tác giả đã trình bày ở phần trước, event là một khái
niệm rất rộng, nội hàm của nó rất lớn. Chính vì vậy việc tìm ra một khái niệm
hay một cách phân loại chuẩn là rất khó. Tùy theo cách tiếp cận và mục đích
nghiên cứu sẽ có những cách phân chia tương ứng, song sự phân chia này
cũng chỉ mang tính tương đối.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI HÌNH SỰ KIỆN
Sự kiện là hoạt động lập kế hoạch có tính hệ thống (systematic
planning), hoạt động phát triển và Marketing lễ hội và các sự kiện đặc biệt.
Nói chung là các sự kiện (events) như là những sức mạnh thu hút khách du
7
/>8
/>12
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
lịch, những xúc tác phát triển, những phương thức xây dựng hình ảnh tài
nguyên cộng đồng và điểm đến du lịch.
Sự kiện có các đặc điểm chủ yếu sau:
1. Đối tượng khách của loại hình sự kiện này thường có số lượng rất lớn,
từ nhiều địa phương, quốc gia, khu vực khác nhau đến để tham gia sự kiện.
Đặc biệt là những sự kiện mang tầm cỡ quốc tế, khu vực thì nó sẽ thu hút
được lượng khách đến tham gia sự kiện là rất lớn.
2. Các sự kiện thường mang tính mùa vụ. Ví dụ như Lễ hội chùa Hương,
festival Huế hay Liên hoan du lịch Hà Nội…
3. Đối tượng khách của loại hình sự kiện thuộc nhiều tầng lớp khác nhau
trong xã hội. Họ đi du lịch với mục đích là được tham gia vào không khí của
các sự kiện tại điểm đến, tìm hiểu nét đặc sắc của phong tục tập quán, văn hóa
truyền thống của địa phương.
4. Hoạt động sự kiện được khai thác kéo theo sự phát triển cuả một bộ
phận lớn cộng đồng dân cư tại điểm đến. Vì khi một sự kiện được tổ chức sẽ
tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đồng thời cũng trong dịp này mà số
lượng hàng hóa sản phẩm tiêu thụ rất lớn. Đây sẽ là nguồn lợi nhuận đáng kể
thu được từ hoạt động tổ chức du lịch sự kiện.
5. Các loại hình sự kiện thường được tổ chức ở những nơi có điều kiện về
tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đặc biệt là nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, hấp dẫn. Đây sẽ là một yếu tố cơ bản để
thu hút khách du lịch đến tham gia vào các sự kiện.
Như đã trình bày ở trên thì khái niệm sự kiện vẫn đang tồn tại nhiều
cách hiểu khác nhau. Do vậy mà việc đưa ra những đặc điểm chính xác, đó là
một vấn đề tương đối khó và cần một khoảng thời gian nghiên cứu khá dài. Vì
vậy mà đặc điểm của các sự kiện ở mỗi khía cạnh khác nhau lại có sự khác
nhau nên trong quá trình tìm hiểu để đưa vào khai thác cần nghiên cứu kỹ
13
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
lưỡng từng loại hình sự kiện để hoạt động tổ chức khai thác mang lại hiệu quả
cao.
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN
1.4.1. Tác động về mặt văn hóa - xã hội
Các hoạt động sự kiện diễn ra có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa xã hội
của nơi tổ chức, trong đó có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Tác
động rõ rệt nhất là tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Khi các hoạt
động sự kiện diễn ra thì sẽ kéo theo số lượng khách tăng cao hơn nhiều so với
bình thường, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh, khối lượng
công việc nhiều lên. Chính vì vậy các công ty, doanh nghiệp tổ chức sự kiện
có xu hướng tuyển thêm nhân viên làm việc ngắn hạn trong các công ty,
doanh nghiệp và lao động trong thời gian này có mức thu nhập rất cao. Hiện
nay trong ngành du lịch Việt Nam có hơn 200000 cán bộ, công nhân viên
đang làm việc, một phần ba trong số đó được đào tạo nghiệp vụ du lịch.
Trong khi đó để có thể tiếp đón được 9 triệu du khách quốc tế và 25 triệu du
khách nội địa vào năm 2010 dự tính sẽ tạo ra khoảng 1,34 triệu chỗ làm trong
ngành du lịch.
Ngoài ra, cho dù khách tham gia một loại hình nào đó trong sự kiện thì
một yếu tố không thể thiếu được trong chuyến đi của khách đó là sự góp mặt
của hệ thống các khách sạn cũng như các loại hình lưu trú khác. Các khách
sạn này ngoài đảm bảo nhu cầu lưu trú của khách thì còn phải có khả năng
đáp ứng các nhu cầu khác của khách liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của
họ như phòng hội nghị, hội thảo được trang bị đầy đủ, tiện nghi (bao gồm các
thiết bị ánh sáng, âm thanh, màn chiếu, máy chiếu…), các dịch vụ phục vụ
khách du lịch thương gia tại khách sạn và thậm chí trong phòng khách (như
dịch vụ điện thoại, thư ký, phiên dịch riêng, fax…). Thêm vào đó bộ phận ăn
uống trong khách sạn còn trực tiếp phục vụ các bữa tiệc, buổi chiêu đãi của
14
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
các cơ quan, đoàn thể, Đảng và Nhà nước, góp phần đáng kể vào thành công
trong các công tác đối ngoại. Đồng thời tạo cho khách giây phút thoải mái sau
giờ làm việc, mở rộng và củng cố các mối quan hệ, tạo không khí thân mật, tự
nhiên trong công việc làm ăn, từ đó giúp cho việc thương lượng và ký kết hợp
đồng với đối tác được thuận lợi hơn.
Thông qua hoạt động tổ chức các sự kiện đặc biệt là các hội chợ triển
lãm, các lễ hội của cộng đồng…đã góp phần tạo dựng danh tiếng của cộng
đồng, hình ảnh của địa phương – nơi tổ chức các hoạt động sự kiện được biết
đến rộng rãi. Không những thế, các hoạt động sự kiện còn góp phần giữ gìn
và huy truyền thống, bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương, làm tăng
thêm sự gắn kết trong cộng đồng. Đến tham gia các hoạt động sự kiện là du
khách từ nhiều vùng khác nhau, từ các quốc gia trên thế giới. Do vậy qua việc
tổ chức các hoạt động sự kiện thì địa phương nơi tổ chức có điều kiện mở
rộng giao lưu với các nền văn hóa khác.
Bên cạnh đó, ngoài những tác động tích cực thì việc tổ chức các hoạt
động sự kiện cũng đem lại nhiều những tác động tiêu cực. Các du khách từ
nơi khác đến cũng du nhập thêm nhiều lối sống, hành vi xấu, điều này ảnh
hưởng đến truyền thống văn hóa của cộng đồng. Đôi khi những điều này đã
dẫn đến lối sống lạm dụng vật chất, phá vỡ trật tự xã hội của địa phương. Từ
đó gây ảnh hưởng đến hình ảnh của địa phương, làm mai một đi những vẻ đẹp
vốn có của nó. Ngoài ra, lượng khách đến nhiều bất thường trong thời gian
diễn ra các hoạt động sự kiện là sự leo thang của giá cả, dễ dẫn đến tình trạng
leo thang cục bộ. Trên thực tế, nhiều sự kiện thiên niên kỷ tổ chức vào đêm
cuối năm 1999, để chào đón thiên niên kỷ mới không thành công là vì nguyên
nhân này
9
. Vào thời gian đó giá thuê phòng khách sạn, bar và các dịch vụ
khác bị đẩy lên quá cao. Như thế, các nhà cung cấp dịch vụ phải trả thêm
9
J Christopher Holloway, The B usiness of tourism, Financial time prentico hall, 2006
15
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
nhiều tiền vì giá cả tăng cao và phải thuê thêm nhiều nhân công làm việc
ngoài giờ.
Ảnh hưởng của việc tổ chức MICE và các sự kiện đến văn hóa – xã hội
còn được thể hiện giữa du khách và người dân địa phương. Theo thời gian,
thái độ của người dân sở tại đối với khách thay đổi từ tích cực sang tiêu cực.
Khách du lịch đến tham dự các hội nghị, hội thảo… đặc biệt là các lễ hội
mang theo nhiều lối sống văn hóa khác đễn với địa phương. Điều này đôi khi
gặp phải thái độ phán xét, không chấp nhận, nhiều khi còn tỏ rõ sự khó chịu,
chống đối của cư dân trong vùng.
Những tác động tiêu cực do hoạt động tổ chức sự kiện đem lại cần phải
được nhìn nhận đúng đắn, cụ thể để từ đó ban tổ chức phối hợp với chính
quyền địa phương và cộng đồng dân cư nơi tổ chức đưa ra các biện pháp hiệu
quả, kịp thời đẩy lùi và giảm thiểu những tác động tiêu cực này.
1.4.2. Tác động đến môi trường
Sự kiện là cách thức tuyệt vời để trưng bày những đặc tính độc đáo của
môi trường đăng cai tổ chức. Hall (1989) đã chỉ ra rằng bán hình ảnh “sự kiện
đánh dấu” bao gồm giới thiệu tài sản cố hữu của điểm đến, và trích dẫn việc
sử dụng hình ảnh những bãi biển Perth, sông Swan và lịch sử Fremantle trong
quảng cáo cho Cúp America, và nhấn mạnh đến sáng tạo môi trường phù hợp
thẩm mỹ khi quảng cáo cảng Darling của Sydney. Nhiều các nước đăng cai
các sự kiện lớn đã làm rất tốt công tác nghiên cứu và bảo vệ hệ thống tự
nhiên, môi trường như Úc, Singapore, Sydney,…Sau mỗi sự kiện lớn diễn ra,
không những không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống mà còn mang lại
cho du khách tham gia những ấn tượng tốt đẹp về quốc gia đăng cai sự kiện.
Các điểm tổ chức sự kiện nổi tiếng được quan tâm xây dựng, các di sản được
trùng tu, nâng cấp tốt hơn.
16
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Nhưng ngược lại, vấn đề môi trường cũng là một trong những điểm hạn
chế, nó kìm hãm sự thành công của nhiều sự kiện khác nhau tổ chức tại nhiều
quốc gia. Việc lượng du khách quá đông khiến nhiều khi dẫn đến việc thu
gom, xử lý rác thải không kịp thời, sự huỷ hoại cơ sở vật chất và môi trường
tự nhiên, phá hoại di sản, lãng phí nguồn tài nguyên và tình trạng lộn xộn của
cộng đồng địa phương. Lượng xe lưu thông quá đông trên đường xả ra nhiều
khói xe và bụi đường, chưa kể đến tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra vào
dịp diễn ra lễ hội và các sự kiện lớn.
Chính vì thế, môi trường cần được dành sự quan tâm lớn nhất để bảo vệ
nó. Ban tổ chức, nhà quản lý sự kiện nên cân nhắc cẩn thận những tác động
của sự kiện đối với môi trường để tổ chức các sự kiện hấp dẫn mà không phá
hủy môi trường tự nhiên.
1.4.3. Tác động về chính trị
Nghiên cứu về tác động của sự kiện đến chính trị không thể quan sát
trong thời gian ngắn mà cần phải xem xét nó trong quá trình diễn tiến của lịch
sử. Thời đương đại, chính trị và những nhà chính trị là một phần quan trọng
trong quản lý sự kiện. Kể từ khi hoàng đế La Mã khám phá ra sức mạnh của
Đấu trường để làm lệch hướng sự chỉ trích và giảm bớt sự phổ biến, những
nhà chính trị khôn ngoan đã để ý đến các sự kiện làm cho người dân vui thích
và giữ vị trí quyền lực của họ. Count Niccolo Machiavelli, cố vấn cho
Medicis vào thế kỷ XVI, đã nói về vấn đề này: “Một hoàng tử phải thể hiện
bản thân là người yêu cái đẹp, đề cao những con người tài năng và danh dự,
những người xuất chúng trong nghệ thuật… Bên cạnh đó, vào những thời
điểm thuận tiện trong năm, anh ta lôi kéo mọi người vào các lễ hội và buổi
biểu diễn; và khi tất cả các thành phố được chia thành những phường hội hoặc
thành những tầng lớp, anh ta nên quan tâm đến tất cả các nhóm này, phải hoà
mình cùng với họ ở bất cứ thời điểm nào, và đưa ra nhưng ví dụ về hành động
17
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
nhân đạo và tính hào phóng, tuy nhiên luôn giữ vẻ oai nghiêm về phẩm hạnh
và không bao giờ được phép thất bại ở bất cứ nơi đâu.”
Từ quan điểm đó mà trào lưu tổ chức các sự kiện lớn được các quốc gia
quan tâm thường xuyên như thủ tướng Úc Robert Menzies đã tổ chức chuyến
du lịch đến nước Úc tăng quảng bá cho chính phủ của mình; cựu thủ hiến
bang Nam Úc Don Dunstan đã sử dụng lễ hội Adelaide để tạo nên hình ảnh
Adelaide như là “Athens của miền Nam”, và bản thân ông như một nhà lãnh
đạo nhìn xa trông rộng và tài năng; Syllayanne Atkinson sử dụng Expo 88 của
Brisbane và những cuộc thi đăng cai Olympic kế tiếp để quảng cáo rùm beng
hình ảnh thị trưởng của Bà. Neville Wran, cựu thủ hiến bang New South
Wales và đồng nghiệp Laurie Brereton sử dụng việc xây dựng Cảng Darling
để tạo nên hình ảnh của New South Wales như một bang hướng tới phía
trước; cựu thủ tướng Bob Hawke lập nên cúp America của Alan Bond. Và nối
tiếp truyền thống vĩ đại, Jeff Kenneett, cựu thủ hiến bang Victoria, đã sử dụng
chuỗi sự kiện bao gồm Giải đua công thức 1 Australia Grand Prix, Cúp bóng
bầu dục Bledisloe và cuộc thi đấu vòng loại Cup Golf Tổng Thống đã tạo nên
một hình ảnh về bản thân ông như một người chiến thắng – và đối thủ cạnh
tranh của ông, Bob Carr, thủ hiến bang New South Wales, là người thua cuộc
trong cuộc đua về sự kiện. Thủ tướng John Howard biến lễ kỷ niệm 100 năm
liên bang thành lợi nhuận cho chính phủ bằng cách phân phối các quỹ trợ cấp
thông qua các thành viên nghị viện của liên bang tại địa phương.
Các nhà chính trị lớn không nghi ngờ về vai trò của sự kiện trong tiến
trình chính trị.
Các chính phủ trên thế giới đã hiện thực hoá khả năng của sự kiện để
nâng cao hình ảnh những nhà chính trị và các thành phố, các bang mà họ cai
trị. Những sự kiện thu hút du khách đến thăm, và vì thế tạo ra lợi nhuận kinh
tế và công ăn việc làm. Sự pha trộn hiệu nghiệm này đã đẩy nhà nước trở
18
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
thành người chơi chính trong cuộc đua đăng cai tổ chức và dàn dựng những
sự kiện quan trọng.
Các sự kiện diễn ra có thể tạo gắn kết xã hội, tự tin và tự hào dân tộc. Ở
đây, nó còn thể hiện sức mạnh chính trị và ảnh hưởng chính trị, không những
thế tác động tích cực của sự kiện còn mang lại tình cảm hữu nghị hợp tác
song phương, đa phương giữa các bên, các quốc gia, tạo hòa khí, hòa bình
vững bền trên thế giới. Đó là lý do tại sao những sự kiện luôn phản chiếu và
tác động qua lại với thể chế và môi trường chính trị.
1.4.4. Tác động về mặt kinh tế
Các hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ, các lễ hội cộng đồng…càng
nổi tiếng, càng được thế giới biết đến rộng rãi thì càng thu hút được lượng
khách lớn đến tham dự. Việc tổ chức các hoạt động sự kiện mang lại rất nhiều
lợi ích cho cộng đồng. Trước hết phải nói đến các khoản chi dùng của chính
quyền, các nhà tài trợ cho các hoạt động này. Để các hoạt động sự kiện diễn
ra thành công thì nơi tổ chức thường phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc…Nhờ vậy mà đã góp phần
hiện đại hóa cơ sở hạ tầng khu vực – nơi tổ chức.
Sự phát triển mạnh của ngành sự kiện đặc biệt và lễ hội là một phần của
xu hướng kinh tế chung tách khỏi cơ sở sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp
hướng tới nền kinh tế dựa trên cơ sở dịch vụ. Sự tiêu dùng của khách du lịch,
đi lại nhiều, nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm và các dịch vụ liên quan đến du
lịch, chỉ là một cách mà cộng đồng chủ nhà có thể thu lợi từ một sự kiện. Các
sự kiện có thể thúc đẩy các khu vực khác của nền kinh tế. Ngành công nghiệp
xây dựng thường được thúc đẩy bởi nhu cầu có những cơ sở vật chất mới
hoặc nâng cấp để tổ chức một sự kiện lớn. Việc làm và nền kinh tế địa
phương tạm thời được đẩy mạnh do nhu cầu chi tiêu trong tổ chức một sự
kiện. Vì thế toàn bộ các ngành kinh tế nhỏ phát triển bao quanh ngành công
19
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
nghiệp sự kiện. Các hoạt động tổ chức sự kiện diễn ra, thu hút lượng khách du
lịch lớn tới nơi tổ chức, nhu cầu tiêu dùng tăng lên. Ngoài việc mang lại các
lợi ích về văn hóa – xã hội như mang lại nhiều cơ hội việc làm thì doanh thu
về du lịch cũng tăng lên do nhu cầu về các dịch vụ của du khách tăng. Đó là
những lợi ích về kinh tế mà hoạt động này mang lại.
Mức độ độc đáo, hấp dẫn của các cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm, lễ
hội cộng đồng… Tỉ lệ thuận với lượng du khách đến tham quan, đặc biệt là
các khách phương xa, khách quốc tế. Olimpic Atlanta cung cấp du khách từ
khắp nơi trên thế giới và doanh thu cho kỳ Olimpic năm 1996 là 2 tỉ USD
10
.
Lễ hội tháng 10 ở Đức, là lễ hội bia lớn nhất nước Đức và cả thế giới.
Riêng năm 2005 đã thu hút sự tham gia của du khách từ khắp nơi trên thế
giới. Số bia tiêu thụ vào dịp lễ hội năm 2005 là khoảng 6,1 triệu lít bia, chiếm
khoảng 30% tổng lượng bia của nước này sản xuất trong năm đó. Theo thống
kê, trong dịp lễ này tuy chỉ kéo dài trong 17 ngày nhưng sự tiêu thụ của khách
viếng thăm đã mang lại cho thành phố Munich trong năm 2005 khoảng 449
triệu Euro, thêm vào đó là khoảng 205 triệu Euro mà họ đã chi vào việc mua
sắm hàng lưu niệm và trả tiền taxi. Do thu hút được lượng khách lớn từ xa
đến nên cơ sở lưu trú, các khách sạn cũng thu nhập thêm khoảng 301 triệu
Euro
11
.
Nhưng không phải hoạt động tổ chức sự kiện nào cũng mang lại doanh
thu và lợi nhuận cao. Đã từng có những sự kiện bị thua lỗ. Một ví dụ điển
hình cho vấn đề này là kỳ Olimpic tại Motreal năm 1972 đã bị lỗ hơn 2 tỷ
USD
12
. Chính vì lẽ đó mà các chính phủ, các nhà nước và các đơn vị tài trợ
phải cân nhắc tính toán kỹ trong việc tổ chức các hoạt động sự kiện để vừa có
lợi nhuận cao vừa đảm bảo được tính bền vững.
10
J Chirstopher Holloway, The Bussiness of tourism, Financial time prentico hall, 2006
11
/>12
J Chirstopher Holloway, The Bussiness of tourism, Financial time prentico hall, 2006
20
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Hạn chế lớn thường xuyên diễn ra là do số lượng khách đến quá đông
trong cùng một thời điểm gây ra tình trạng lạm pháp cục bộ, hay giá cả hàng
hóa tăng cao nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương.
Chính phủ và chính quyền địa phương cũng cần phối hợp với nhau để tìm ra
biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động không mong muốn này.
1.4.5. Tác động tới kinh doanh thương mại
Các hoạt động sự kiện có thể mang lại cho cộng đồng những khám phá
về khả năng tiềm ẩn của mình. Đến tham gia các hoạt động này là du khách từ
rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả các chuyên gia, các nhà doanh
nghiệp, các nhà đầu tư… Đặc biệt với các hoạt động như: hội nghị, hội thảo,
triển lãm, hội chợ thì có khách tham dự là các nhà kinh doanh, các doanh
nghiệp. Họ tham dự sự kiện với mục đích tìm kiếm thị trường và cơ hội làm
ăn mới, cơ hội đầu tư kinh doanh mới. Đây là cơ hội mang lại cho cộng đồng
những hợp đồng đầu tư về kinh tế, tài chính, du lịch mới. Theo thống kê chưa
đầy đủ của các Ban tổ chức, số lượng các đơn vị, doanh nghiệp và cả số lượng
khách quốc tế tham gia vào các cuộc hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm…
ngày càng tăng và theo đó các dự án đầu tư, hoạt động liên kết trong nhiều
lĩnh vực thương mại cũng gặt hái những thành công và có tính ổn định. Bên
cạnh đó thì hoạt động tổ chức sự kiện sẽ kéo theo một lượng lớn giới truyền
thông, báo chí, phóng viên… và khách du lịch đến tham dự. Đây là cơ hội
chưa từng có cho ngành du lịch Việt Nam nói chung đón khách quảng bá hình
ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Ngoài ra, hoạt động tổ chức sự kiện còn có tác động biến đổi cán cân
thu chi của khu vực và của đất nước. Phần lớn đối tượng khách đến tham dự
hội nghị, hội thảo, triển lãm là những du khách quốc tế. Do vậy, khi họ đến
tham dự họ sẽ mang nguồn ngoại tệ lớn vào đất nước – nơi tổ chức các hoạt
21
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
động sự kiện. Chính vì điều này mà sẽ tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho điểm
đến.
1.4.6. Tác động tới kinh doanh du lịch
Có thể nói rằng du lịch là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều
nhất từ hoạt động tổ chức các loại hình sự kiện. Nhà nước ngày càng muốn
biến du lịch thành ngành công nghiệp phát triển có khả năng phân phối lợi
nhuận kinh tế và tạo công ăn việc làm. Những sự kiện được xem như chất xúc
tác để thu hút khách du lịch, và tăng thời gian ở lại và chi tiêu của họ. Một
điều rất quan trọng là các hội nghị, hội thảo,triển lãm, khen thưởng… thường
được tổ chức vào những thời điểm không phải là mùa du lịch khi công ty
hàng không và nhà cung cấp nơi nghỉ dư thừa khả năng phục vụ. Ví dụ như:
Hội chợ Top Resa tại Pháp, Road Show tại Sydney, Lion, Melbourne, Nice;
Lễ hội mùa đông tai Quebec, Canada hay lễ hội tuyết quốc tế tại Nhật Bản…
Lợi nhuận kinh tế được bổ sung khi khách du lịch sử dụng những gì mà cơ sở
hạ tầng du lịch vẫn chưa được sử dụng hết. Getz (1997) cho rằng cách thức
mà sự kiện có thể khắc phục mùa hoạt động bằng cách tập trung vốn vào “bất
cứ những gì hấp dẫn của tự nhiên trong mùa không phải du lịch, như thể thao
mùa đông đối với thể thao mùa hè, mùa thực phẩm và sản vật, phong cảnh
hoặc đời sống hoang dã ở những địa điểm khác nhau và dưới những điều kiện
đang thay đổi”. Ông cũng lưu ý rằng “ở nhiều điểm đến, cư dân thích mùa
vắng khách cho lễ kỷ niệm của riêng họ, và những người này đã cung cấp
những sự kiện xác thực hơn đối với khách du lịch”.
Sự kiện có thể mang đến tính thời sự, sự sảng khoái và thay đổi; tất cả
những điều đó duy trì mối quan tâm địa phương tới điểm đến và đề cao sự hấp
dẫn của nó đối với khách du lịch. Các điểm du lịch và công viên giải trí kết
hợp với các sự kiện như thành tố chủ chốt trong những chương trình giới
22
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
thiệu sản phẩm. Từ đó sự kiện làm phong phú kinh nghiệm du lịch của du
khách.
Khách du lịch đến nhiều sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận thu được
từ các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, ăn uống, tham quan. Đây là lợi ích trực
tiếp đối với các ngành du lịch. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thông
tin liên lạc… chuẩn bị cho các hoạt động tổ chức sự kiện có ý nghĩa rất lớn
đối với ngành du lịch. Các cơ sở kinh doanh các dịch vụ phải chú trọng đầu tư
nâng cấp phòng ốc, trang thiết bị phục vụ khách. Như vậy, chất lượng của các
cơ sở cung ứng sẽ tăng lên, tạo được sự hài lòng của du khách và thu hút được
nhiều khách đến tham gia kể cả khi các hoạt động này đã kết thúc. Một lợi ích
gián tiếp, vô hình nhưng lại đặc biệt quan trọng đó là vai trò khuếch trương,
định vị và tạo dựng thương hiệu của nơi tổ chức, đơn vị tổ chức. Chúng
dường như cũng được xem là công cụ tạo hình ảnh, đánh bóng điểm đến, đưa
địa điểm đó vào thị trường và cung cấp những lợi thế tiếp thị cạnh tranh. Lợi
ích này không thể quy đổi ra tiền nhưng lại có tác dụng rất lớn và lâu dài đối
với ngành du lịch – một ngành kinh doanh dịch vụ. Đối với ngành du lịch,
hoạt động tổ chức sự kiện là một cơ hội tốt để quảng cáo hiệu quả và thể hiện
các giá trị hấp dẫn của nơi tổ chức. Các hoạt động này diễn ra không chỉ thu
hút khách du lịch vào thời điểm tổ chức sự kiện mà còn thông qua đó tạo
dựng được niềm tin của khách đối với điểm đến. Từ niềm yêu thích của du
khách đối với các hoạt động tổ chức sự kiện để họ mong muốn được quay trở
lại nơi diễn ra các hoạt động này chính là một mục đích mà ngành du lịch
muốn hướng tới.
1.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của đề tài, tác giả đã nghiên cứu khái quát chung về sự
kiện và tổ chức sự kiện. Từ những khái niệm đã được công bố rút ra một khái
23
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
niệm cụ thể hơn, nêu được những đặc điểm chung nhất, sự phân loại, và tác
động của loại hình du lịch này đến các mặt của đời sống.
Đặc biệt tác giả nghiên cứu sâu về tác động của sự kiện để từ đó khẳng
định tất cả các sự kiện tạo ra tác động, cả tiêu cực lẫn tích cực, nhiệm vụ của
nhà quản lý phải đánh giá và cân bằng những tác động này.
Những tác động xã hội và văn hóa như có thể nâng cao niềm tự hào địa
phương, công nhận giá trị hoặc mở rộng khu vực văn hóa. Tuy nhiên, những
vấn đề xã hội nảy sinh từ sự kiện có thể dẫn đến rắc rối xã hội nếu sự kiện
không được quản lý một cách đúng đắn.
Các sự kiện là một cơ hội tuyệt vời để giới thiệu những đặc điểm tự
nhiên của một điểm đến, nhưng môi trường sự kiện có thể rất mong manh, và
cần quan tâm đảm bảo an toàn và bảo vệ những môi trường này. Rất nhiều sự
kiện liên quan đến những vấn đề dài hạn và ảnh hưởng tới việc môi trường
được xây dựng và di sản các cơ sở vật chất được nâng cấp. Các vấn đề môi
trường ngày càng được đề cao.
Nhận ra những tác động chính trị, thường là gia tăng hình ảnh và lợi
nhuận đối với cộng đồng chủ nhà. Sự kiện thu hút các chính phủ bởi vì chúng
có thể mang đến lợi nhuận kinh tế, cơ hội việc làm và du lịch. Các sự kiện
như chất xúc tác thu hút khách du lịch và kéo dài kỳ nghỉ của họ. Chúng còn
tăng sự phong phú của điểm đến và có thể được thiết kế để thu hút khách du
lịch trong mùa vắng khách khi các cơ sở vật chất du lịch chưa được sử dụng
hết. Những sự kiện lớn cũng là chất xúc tác cho sự tái sinh thành phố và để
tạo cấu trúc hạ tầng du lịch mới. Các sự kiện đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho
cộng đồng, nhưng chính phủ cần phải tính toán những lợi ích này so với chi
phí khi quyết định cách thức phân bổ các nguồn lực. Vì kết quả thực hiện các
sự kiện lớn trên thế giới cho thấy, những điểm đến mà chỉ tạo sự kiện cho
khách du lịch và không có ý nghĩa đối với cộng đồng sẽ có nguy cơ kết quả
24
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Anh
không thật, nông và không tồn tại lâu. Những sự kiện quản lí kém, có tính
khai thác nhưng việc lập kế hoạch hoặc điều kiện không thích hợp có thể huỷ
hoại danh tiếng của điểm đến.
Với Việt Nam cũng vậy, mặc dù các loại hình sự kiện mới được đưa
vào tổ chức và khai thác ở nước ta đã đem lại hiệu quả về nhiều mặt, loại hình
sự kiện được đưa vào khai thác góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch,
tạo được sự hấp dẫn đối với du khách tại điểm đến. Song, cần nghiên cứu kỹ
lưỡng cơ cấu, cách thức tổ chức và khai thác từ những quốc gia đi trước để rút
ra kinh nghiệm nhằm đi đúng hướng, phù hợp với tiềm năng của đất nước.
Đây sẽ là tiền đề để thúc đẩy hoạt động phát triển du lịch nói chung và phát
triển loại hình du lịch sự kiện nói riêng ở nước ta trong tương lai.
25