Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu công tác ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác nghiệp vụ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 125 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ XUÂN LAN



NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC ỨNG DỤNG
THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG CÔNG TÁC NGHIỆP VỤ
TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN





Hà Nội - 2011


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ XUÂN LAN



NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC ỨNG DỤNG
THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG CÔNG TÁC NGHIỆP VỤ
TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM


Chuyên ngành: Khoa học Thư viện
Mã số: 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN VIẾT



Hà Nội - 2011


5


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
NỘI DUNG 13
CHƯƠNG 1 – THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM VỚI VIỆC ỨNG
DỤNG THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG
TÁC BẢO QUẢN. 13
1.1. Lý luận chung về công tác bảo quản 13
1.1.1. Khái niệm bảo quản 13
1.1.2. Đặc tính và nguyên nhân gây hư hỏng tài liệu 15
1.2. Tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong công tác bảo quản . 30
1.2.1. Khái niệm khoa học và công nghệ 30
1.2.2. Thành tựu khoa học và công nghệ đối với công tác bảo quản tài liệu. 34
1.3. Vai trò của thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác bảo quản
tại Thư viện Quốc gia Việt Nam 36
1.3.1. Sơ lượt lịch sử hình thành và phát triển Thư viện Quốc gia Việt Nam . 36
1.3.2. Tầm quan trọng của vốn tài liệu và công tác bảo quản tài liệu tại Thư
viện Quốc gia Việt Nam 44

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ỨNG DỤNG THÀNH TỰU
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG TÁC BẢO QUẢN TẠI
THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 48
2.1. Nghiên cứu hiện trạng vật lý vốn tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam 48
2.2. Hiện trạng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác
bảo quản tài liệu tại Thư Viên Quốc Gia Việt Nam 51
2.2.1. Ứng dụng trong bảo quản dự phòng (bảo quản ngăn ngừa) 52
2.2.2. Ứng dụng trong bảo quản phục chế 57

2.2.3. Chuyển dạng và nhân bản tài liệu

6

2.3. Nhận xét về công tác ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong
công tác bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam 80
2.3.1. Thành tựu 80
2.3.2. Tồn tại 81
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 84
CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG THÀNH
TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG BẢO QUẢN VỐN TÀI
LIỆU TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM. 87
3.1. Nghiên cứu áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới trong
bảo quản tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam 87
3.2. Hoàn thiện quy trình bảo quản 90
3.3. Tăng kinh phí 109
3.4. Đào tạo cán bộ bảo quản tài liệu 110
3.5 . Tăng cường quan hệ trong nước và quốc tế 111
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115











7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, khoa học và công nghệ phát triển vượt
bậc và có những bước nhảy vọt, những thành tựu của khoa học và công nghệ
được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội, trở thành động lực
thúc đẩy phát triển sự xã hội.
Không nằm ngoài quỹ đạo đó xu hướng phát triển của sự nghiệp Thư viện
– Thông tin đều đi theo con đường phát triển theo chiều sâu, thay đổi về chất.
Đó là con đường sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới
để hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý và ứng dụng những thành tựu khoa học
và công nghệ trong công tác nghiệp vụ thư viện như: biên mục, phục vụ bạn
đọc, bảo quản vốn tài liệu,…
Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước nước, bên
cạnh chức năng khai thác các tài liệu trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu
đọc và nghiên cứu của bạn đọc, thư viện còn thực hiện chức năng tàng trữ và bảo
quản tất cả các xuất bản phẩm của Việt Nam (Pháp lệnh thư viện 2001). Đến nay
thư viện đã có bộ sưu tập rất phong phú, vốn tài liệu lớn về số lượng, đa dạng về
thể loại, ngôn ngữ, phong phú về nội dung và nhiều tài liệu quí hiếm mà không
nơi nào có được…
Nhận thấy, bảo quản tài liệu là một lĩnh vực nghiệp vụ quan trọng và sáng
tạo, trong đó ứng dụng thành tựu nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học và
công nghệ là một phần quan trọng nâng cao năng lực bảo quản, giữ gìn tốt vốn
tài liệu sẵn sàng phục vụ bạn đọc và gìn giữ cho muôn đời sau. Đồng thời quan
điểm của Nhà nước về bảo quản tài liệu thư viện được thể hiện rõ trong các văn
bản:
Quyết định : 10/2007/QĐ - BVHTT ngày 04 tháng 05 năm 2007 phê
duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020: [4, tr. 174 – 185 ]


8

“ Sưu tầm, bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa trong thư viện theo
phương pháp hiện đại dựa vào công nghệ thông tin phát triển ở mức cao. Hình
thành 03 trung tâm bảo quản vùng tại Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh. Số hóa
100% tài liệu quý hiếm trong thư viện có đoạn:
“ Phát triển thư viện điện tử, hiện đại hoá thư viện với các máy móc, thiết
bị và phương tiện hiện đại; chuẩn hoá nghiệp vụ và áp dụng rộng rãi các chuẩn
quốc gia và quốc tế, nhằm đạt trình độ công nghệ ngày càng cao và chất lượng
hoạt động tốt, phù hợp với các chuẩn hữu quan của quốc tế”.
Quyết định số 889/ QĐ – KH của Bộ trưởng Bộ Văn Hóa – Thông Tin
ngày 23/04/1997 về ban hành danh mục trang thiết bị bảo quản, phục chế tài liệu
Thư viện (có danh mục kèm theo) áp dụng cho chương trình về văn hóa. [4, tr.83
– 98].
Do đó Thư viện Quốc gia Việt Nam đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa
học và công nghệ vào bảo quản vốn tài liệu quý giá của thư viện, đó là những
trang thiết bị máy móc, các công nghệ hiện đại nổi bật là công nghệ thông tin.
Đến nay công tác đó đã đem lại kết quả khả quan, tuy nhiên thực tế vẫn còn
nhiều vấn đề cần giải quyết.
Trước tình hình đó, người viết thực hiện đề tài “Nghiên cứu công tác
ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác nghiệp vụ tại
Thƣ viện Quốc gia Việt Nam” ( cụ thể là công tác bảo quản vốn tài liệu). Đề
tài đúc kết những vấn đề lý luận về bảo quản, trình bày một cách rõ ràng, hệ
thống những thành tựu khoa học và công nghệ đã được ứng dụng vào bảo quản
vốn tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, những thành tựu, tồn tại và nguyên
nhân của của nó, từ đó đưa ra những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao hiệu
quả công tác ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác bảo quản
vốn tài liệu nói riêng các lĩnh vực hoạt động của Thư viện Quốc gia trong tương
lai nói chung.



9

2. Tình hình nghiên cứu
Về công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam, gần đây đã có một số bài viết và khóa luận tốt nghiệp do sinh viên thực
hiện:
Tác giả: Ngô Thị Mỹ Hằng (năm 2004) thực hiện đề tài khóa luận tốt
nghiệp “Công tác bảo quản vốn tài liệu ở Thư viện Quốc gia Việt Nam” nội
dung chủ yếu đề cập đến các đặc tính của tài liệu, các nguyên nhân gây hư hỏng
tài liệu nói chung và tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, các biện pháp bảo quản tài
liệu ở Thư viện Quốc gia Việt Nam như: dùng hóa chất diệt côn trùng, đảm bảo
môi trường bảo quản, chuyển tài liệu sang các dạng vật mang tin khác, kiểm tra,
tu bổ phục chế tài liệu, áp dụng công nghệ hiện đại bảo quản tài liệu ở các phòng
đọc tự chọn, giáo dục ý thức bảo quản tài liệu đối với bạn đọc. Cuối cùng tác giả
đã đưa ra một số giải pháp giúp cho công tác bảo quản tài liệu được tốt hơn.
Tác giả: Phạm Thị Tuyết Mai (năm 2009) đã thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam” nội dung khóa luận chủ yếu đề cập đến thực trạng tổ chức vốn tài liệu, các
biện pháp bảo quản tài liệu mà Thư viện Quốc gia đang thực hiện và cuối cùng
đưa ra một số các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức và bảo quản
vốn tài liệu.
Về công tác bảo quản vốn tài liệu Thư viện Quốc gia còn có đề tài khoa học
cấp Bộ “Xây dựng và bảo quản vốn tài liệu trong các thư viện công cộng của
Việt Nam”. Trong nội dung đề tài có giới thiệu một số hoạt động bảo quản và kỹ
thuật bảo tồn điển hình đang được thực hiện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam,
cùng với nội dung này tác giả có giới thiệu đến các phương tiện máy móc hiện
đại dưới góc độ là những phương tiện hỗ trợ cho công việc của các cán bộ bảo
quản.

Ngoài ra còn có một số các bài báo khác đề cập đến vấn đề bảo quản tài liệu
tại Thư viện Quốc gia đăng trên các trang điện tử. Tuy nhiên chưa có đề tài

10

nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến vấn đề ứng dụng thành tựu khoa học và công
nghệ trong công tác bảo quản tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Do đó, đề tài này
của tôi đảm bảo được tính mới và không trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Nhằm tổng quát công tác ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ
trong công tác nghiệp vụ (cụ thể là công tác bảo quản) tại Thư viện Quốc gia,
thấy được những việc đã làm được, những việc chưa làm được từ đó có những
giải pháp và giúp cho công tác ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào
vấn đề bảo quản vốn tài liệu ngày càng tốt hơn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Khái quát một cách rõ ràng, có hệ thống lý luận chung về bảo quản, các
khái niệm khoa học, công nghệ, sơ lượt những lĩnh vực khoa học và công nghệ
ứng dụng vào việc bảo quản tài liệu, tầm quan trọng của vốn tài liệu và công tác
bảo quản tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, sự cần thiết ứng dụng khoa học và
công nghệ vảo bảo quản tài liệu Thư viện Quốc gia Việt Nam.
+ Phân tích thực trạng công tác ứng dụng thành tựu khoa học và công
nghệ trong bảo quản tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
+ Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phân nâng cao hiệu quả ứng
dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện
Quốc gia Việt Nam
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu có những giải pháp tích cực, phù hợp, thì chắc chắn sẽ nâng cao được
hiệu quả công tác ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác bảo
quản tài liệu tại Thư viện Quốc gia và từ đó có thể phổ biến áp dụng cho thư viện

trong cả nước những giải pháp phù hợp.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:

11

Công tác ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ trong công tác nghiệp
vụ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Do hạn chế về mặt thời gian và dung lượng của luận văn nên tác giả chỉ đi
sâu nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác bảo
quản tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Thời gian: trong khoảng 10 năm trở lại đây.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu:
Dựa trên quan điểm lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về công tác thư viện,
luận điểm của Lênin về sự nghiệp thư viện và đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về sự nghiệp thư viện.
- Các phương pháp nghiên cứu:
Khi triển khai đề tài, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu về lưu trữ
và bảo quản tài liệu thư viện; tài liệu các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước về công tác thư viện nói chung và về công tác lưu trữ và bảo quản tài liệu
nói riêng.
 Phương pháp khảo sát: khảo sát thực tế những thành tựu khoa học
công nghệ được ứng dụng trong bảo quản tài liệu tại thư viện
 Phương pháp phỏng vấn cán bộ thư viện trực tiếp làm công tác bảo
quản và lãnh đạo cấp cao hơn quản lý việc thực hiện công tác này.
Các phương pháp này có vai trò, vị trí khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau,
người viết tiến hành xử lý các tài liệu, cứ liệu và phân tích, đánh giá, luận giải

từng vấn đề do đề tài đặt ra. Tùy từng chương, từng phần mà một hay một số
phương pháp trên đây được sử dụng.



12

7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
- Về mặt khoa học.
+ Trình bày một cách rõ ràng, có hệ thống về công tác bảo quản, giới
thiệu về Thư viện Quốc gia và tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối
với công tác bảo quản.
+ Nêu và phân tích thực trạng công tác ứng dụng khoa học và công nghệ
trong công tác bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Quốc gia.
+ Đề xuất giải pháp có tính mới và khả thi.
- Về mặt ứng dụng.
+ Có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này làm tiền đề cho những
nghiên cứu tiếp theo có liên quan.
+ Có thể sử dụng những biện pháp được đưa ra trong đề tài ứng dụng thực
tế.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Trình bày rõ ràng, hệ thống những vấn đề lý luận về công tác bảo quản,
giới thiệu Thư viện Quốc gia và tầm quan trọng của việc ứng dụng những thành
tựu khoa học và công nghệ trong công tác bảo quản tại Thư viện Quốc gia.
- Nêu, phân tích, đánh giá được hiện trạng ứng dụng khoa học và công
nghệ trong bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Quốc gia: thành tựu, tồn tại,
nguyên nhân của tồn tại.
- Đề xuất 04 giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học – công nghệ
trong bảo quản vốn tài liệu Thư viện Quốc gia.








13

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 – THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM VỚI VIỆC ỨNG
DỤNG THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG
TÁC BẢO QUẢN.
1.1. Lý luận chung về công tác bảo quản
1.1.1. Khái niệm bảo quản
Khi nói tới bảo quản thư viện, nhiều người cho rằng đó là công việc sửa
chữa và đóng sách. Có thể một số khác lại xem việc vi phim hóa và kiểm soát
côn trùng là những hoạt động của công tác bảo quản. Quả thật đây là những biện
pháp quan trọng, phù hợp nhằm duy trì vốn tài liệu. Tuy nhiên đây mới chỉ là
phương tiện bảo quản, chưa phải là công tác bảo quản.
Bảo quản không chỉ đơn thuần là đóng sách hay những công việc sửa
chữa, cần phải hiểu rằng đây là công việc nhằm đảm bảo việc tiếp cận liên tục
với nguồn tài liệu thư viện. Thực chất, bảo quản là một phần cốt lõi của thư viện.
Công tác này không chỉ dừng lại ở các phương thức nói trên mà còn bao gồm cả
quy luật thảm họa, an ninh, số hóa, bảo quản số, nhân sự và hướng dẫn người sử
dụng, việc loại bỏ, hợp tác thư viện, sự tương tác giữa chính sách bổ sung và
chính sách cung cấp tài liệu cho độc giả. Bảo quản là vấn đề của thư viện, vì đặc
tính này, đây là công việc mang tính quản lý chứ không phải kỹ thuật.
Ngành thư viện trên thế giới đã đưa ra khái niệm và nội dung của công tác
bảo quản từ năm 1980. Đồng thời, vấn đề thực hiện công tác bảo quản ra sao và
thực hiện việc quản lý bảo quản như thế nào, luôn song hành cùng với việc cung

cấp các phương tiện quản lý hữu hiệu.
Trên thực tế hiện có nhiều khái niệm khác nhau về bảo quản:
- Theo Nguyên tắc IFLA 1986:
* Bảo quản: bao gồm cả công việc về tài chính và quản lý như cung
cấp phòng kho, trình độ nhân viên, chính sách, kỹ thuật và các phương pháp liên
quan tới bảo quản thư viện và lưu trữ tài liệu, các thông tin tài liệu đăng tải [ 21]

14

* Bảo tồn: bao gồm cả những chính sách cụ thể và các thông lệ
liên quan tới việc bảo vệ thư viện và tài liệu lưu trữ khỏi bị phá hỏng, hư hại và
phân hủy, bao gồm các phương thức và kỹ thuật do nhân viên kỹ thuật phát
minh. Các kỹ thuật can thiệp được áp dụng nhằm ngăn ngừa và làm chậm lại sự
hư hỏng tài liệu. [21]
- Theo ALA ( American Library Asociation): Hội thư viện Mỹ cho rằng
bảo quản là những hành động liên hệ đến việc bảo trì tài liệu thư viện hoặc tài
liệu thuộc văn khố để sử dụng, dưới hình thức nguyên thủy của nó hoặc dưới
một hình thức khác có thể dùng được. [18 ]
Bảo quản tài liệu là những hoạt động với mục đích lưu giữ, duy trì tài liệu
của thư viện, phục vụ cho việc sử dụng trước mắt và lâu dài, nhằm ngăn chặn
hoặc trì hoãn sự hư hỏng của tài liệu, kéo dài tuổi thọ của chúng, đảm bảo nội
dung thông tin trong tài liệu không bị mất đi.
Hiện nay, trên thế giới nhiều quốc gia đã thành lập những trung tâm
nghiên cứu về công tác bảo quản tài liệu (như ở Mỹ, Anh, Thái Lan, Úc…). Lý
do của mối quan tâm sâu rộng đó là do liên hiệp quốc tế các hội thư viện (IFLA)
từ nhiều năm trước đã nêu vấn đề bảo quản thành một trong những chương trình
trọng tâm của mình – chương trình PAC. Bởi lẽ thực tế cho thấy, đã có nhiều bộ
sưu tập có giá trị bị mất mát, hư hỏng do hậu quả của các cuộc chiến tranh, thiên
tai, hỏa hoạn, đặc biệt là do các tác động của yếu của môi trường tự nhiên…Song
cũng không ít các bộ sưu tập cổ, quý hiếm, đọc bản bị mất, hư hỏng mà nguyên

nhân chính là do các tác nhân xã hội, nhất là sự ấu trĩ của cách bảo quản tài liệu.
Công tác bảo quản được thực hiện thông qua các công tác bảo vệ, duy tu,
phục chế, chuyển dạng tài liệu và đặc biệt là loại trừ các yếu tố gây tổn hại đến
tài liệu như: yếu tố con người, các yếu tố lý hóa học, sinh học, và các yếu tố
khác.

15

Các nhà khoa học đã gộp các yếu tố nêu trên thành hai phương diện của
bảo quản: một là bảo quản ngăn ngừa (hay còn gọi là bảo quản dự phòng), hai là
bảo quản phục chế.
1.1.2. Đặc tính và nguyên nhân gây hƣ hỏng tài liệu
1.1.2.1. Đặc tính của tài liệu
Xét về mặt lịch sử hình thành và phát triển, tài liệu thư viện đã trải qua
lịch sử khoảng 5.000 năm, vật mang tin lúc bấy giờ là đất sét nung xuất hiện ở
vùng Lưỡng Hà. Kể từ đó, thông tin được ghi lại trên các vật mang tin như:
papirut, xương thú, mai rùa, đồng, đá, da, tre, gỗ, lụa…và hiện nay loại hình
mang tin phổ biến nhất được sử dụng với chất liệu bằng giấy, gọi chung là tài
liệu truyền thống.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đã cho ra đời các loại
hình vật mang tin khác là tài liệu bán hiện đại và tài liệu hiện đại.
Tài liệu bán hiện đại là các loại như: các tài liệu ghi âm như đĩa, phim ghi
lời nói, bài hát, tiếng động…; các loại tài liệu nhìn như phim dương bản, phim
đèn chiếu, phim câm, phim chữ, vi phim…; các tài liệu nghe nhìn, đặc biệt là
phim có tiếng nói, video…
Tài liệu hiện đại xuất hiện trong thời gian gần đây được sử dụng với sự hỗ
trợ của các thiết bị hiện đại, công nghệ thông tin và kỹ thuật số.
Trong các thư viện hiện nay, chủ yếu tồn tại các loại hình tài liệu như: tài
liệu giấy, tài liệu bán hiện đại và tài liệu hiện đại. Do vậy trong khuôn khổ đề tài
này, người viết chủ yếu đề cập đến đặc tính của tài liệu là giấy, tài liệu bán hiện

đại (vi phim) và tài liệu hiện đại (hay gọi là tài liệu từ tính).
a. Tài liệu bằng giấy
Theo dòng lịch sử, kể từ khi xuất hiện chữ viết, loài người đã sử dụng
nhiều vật liệu để lưu lại các hình vẽ và chữ viết. Ngày nay giấy và mực được sử
dụng rộng rãi cho các tài liệu viết và in.

16

Ngoài các tài liệu được lưu giữ trên giấy, tài liệu truyền thống còn bao
gồm các loại tài liệu quý hiếm khác như sách lá cọ, sách đồng, sách thẻ tre.
Giấy là vật liệu dạng tờ mỏng , cấu trúc bởi các xơ sợi được nghiền tơi với
sự sắp xếp và tổ chức và liên kết với nhau bằng lực ma sát bề mặt. Nghề giấy
được người Trung Quốc tìm ra từ thế kỷ thứ II TCN. Sau đó được truyền sang
phương Tây và lan rộng khắp châu Âu vào khoảng thế kỷ XII. Nhưng phải đến
thế kỷ XI mới xuất hiện việc cơ khí hóa trong chế tạo giấy bằng chiếc máy làm
giấy đầu tiên do Nicolas Loui Robert chế tạo. Máy mỗi lần chạy chế tạo được 1
tờ giấy. Ngay sau đó, vào năm 1805, kỹ sư người Anh Joseph Brama đã chế tạo
ra máy sản xuất giấy có sống quay, tiền thân của kỹ thuật sản xuất giấy cuộn
hiện đại.
Cho đến nay, việc sản xuất giấy đã đi vào công nghệ tự động hóa qua các
quá trình bào, vò, giã, nghiền, tẩy trắng, hấp xeo, hồ mặt giấy, ép thẳng,…hàng
ngàn loại giấy được sản xuất từ các vật liệu đa dạng như rơm, rạ, tre nứa, gỗ,
bông, đay, giai, bã mía, vỏ bào,…với các chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau như độ dày,
độ chịu kéo, độ chịu gấp, độ trắng,…thế nhưng qua nghiên cứu của các nhà khoa
học thì các loại giấy viết và sách vở hiện nay có tuổi thọ giảm hơn so với các
loại giấy được chế tạo từ 100 năm trước (các nghiên cứu tiến hành ở Mỹ xác
nhận rằng 90% giấy viết hiện nay có tuổi thọ sử dụng không quá 50 năm). [18,
tr.49]
Theo góc độ kỹ thuật thì độ bền lâu của giấy được hiểu là khả năng chống
lại tác dụng của các yếu tố bên trong và bên ngoài khi bảo quản chúng sau một

thời gian dài. Và khả năng đề kháng đó của giấy phụ thuộc vào những vật liệu
làm ra nó. Tại sao giấy papyrus của châu Phi và giấy dó lụa của Việt Nam lại có
tuổi thọ 500 đến 1000 năm trong khi đó giấy sản xuất từ xenlulo sunfat lại chỉ
cho độ bền từ 20 đến 50 năm?
Điều đó được giải thích bởi việc sử dụng các xơ sợi của bột gỗ trong các
cấu tử của giấy xenlulo đã làm tăng tính axit của nó. Mà tuổi thọ của giấy bị ảnh

17

hưởng chính do axit (từ quá trình tẩy trắng, sự có mặt của hemi xenluylo, các
nhóm axit như cacboxyl, aldehyd,…trong giấy) nên đã góp phần làm giảm các
liên kết tạo nên độ bền của tờ giấy.
Theo các nhà khoa học Nga thì xơ sợi tốt nhất để sản xuất ra giấy cho tuổi
thọ cao được sắp xếp theo thứ tự: sợi bông > sợi lanh <xenluylosunfat >
xenluylosunfit. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn xác nhận rằng, các nhóm axit hữu
cơ yếu và các nhóm axit có chứa ion đang được tạo ra ngay cả trong bông và
xenluylo không có tạp chất nên khi sản xuất giấy lưu trữ từ xỏ sợi thực vật điều
quan trọng là phải tìm ra phương pháp tối ưu làm trung tính hóa các nhóm axit
trong xơ sợi của nó. Do vậy mà ở Việt Nam, kinh nghiệm cổ truyền trong sản
xuất giấy dó và các loại giấy tốt nhất là sử dụng các loại xenluylo từ sợi bông,
vải, dó, lá dứa,…cùng với chất phụ gia keo aluminat natri và chất độn canxi
cacbonnat.
Bên cạnh thành phần chính tạo nên giấy thì chất độn trong bột giấy cũng
là một yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ của tài liệu. Rất khó đánh giá ảnh
hưởng của các chất phụ gia đối với độ bền của tài liệu lưu trữ.
Vì cùng là chất độn nhưng CaCO3 (cacbonat canxi) do đặc tính kiềm lại
làm tăng tuổi thọ của tài liệu còn việc cho vào giấy TiO
2
và ZnO sẽ gây phản
ứng quang hóa khi ánh sáng và nhiệt độ cùng tác dụng lên, làm giảm độ bền xơ

sợi có trong giấy.
Do tính nhạy cảm của các yếu tố cho vào giấy phản ứng với ôxy, ánh
sáng, độ ẩm nên đòi hỏi các nhà sản xuất giấy phải cân nhắc cẩn thận khi chọn
các chất phụ gia và chọn điều kiện thích hợp đối với giấy lưu trữ.
Thời gian gần đây đã có những nước chế tạo ra giấy không có axit từ
những tổ chức liên quan và lời kêu gọi các nhà xuất bản sử dụng giấy vĩnh cửu
( theo tiêu chuẩn ISO 9708) trong việc in ấn các tài liệu có giá trị để thời gian
lưu trữ được lâu dài.

18

Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam xuất hiện nhiều chủng loại giấy như:
giấy dó, giấy pơluya, giấy in roneo, giấy can…nhưng bên cạnh tầm quan trọng
của các vật mang tin là giấy thì tuổi thọ của tài liệu còn phụ thuộc vào chất liệu
ghi tin như mực tàu, mực đánh máy, mực in roneno, mực in laser, mực
photocopy, và phương pháp ghi tin như viết tay, đánh máy, in laser, chụp
photocopy,…
Cho dù trình độ khoa học kỹ thuật có tiến bộ đến đâu đi chăng nữa thì các
tài liệu phi giấy cũng không thay thế được tài liệu giấy ở sự giản đơn trong cách
sử dụng, thông dụng và phổ biến với đông đảo bạn đọc và nhất là giá trị hiện hữu
của nó.
b. Tài liệu vi phim
Vi phim xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ 19 nhưng nhập vào thư viện
từ những năm 30 của thế kỷ XX. Microfilm – vi phim là phim có chứa các vi
ảnh. Từ này thường được dùng cho những cuộn phim đủ dài để có thể lắp vào
một cuộn lõi cuốn, hộp phim kín. Hình ảnh trên phim có thể là loại dương bản
hay âm bản.
Về cấu tạo, vi phim gồm một đế phim trong suốt, một hay nhiều lớp thuốc
bắt sáng và một lớp bảo vệ bên ngoài. Đế phim và lớp thuốc gắn với nhau qua
một lớp dính mỏng. Lớp nhũ tương bề mặt phim được cấu tạo bởi chất gelatin,

muối halgen bạc và các chất tạo màu (nếu là phim màu).
Thành phần cơ bản trong vi phim thường dùng là xenluylo axetat hoặc
xenluylo nitrat. Tuy chúng giống nhau về mặt cơ học và quang học nhưng do có
cấu tạo khác nhau nên về mặt bảo quản thì dùng phim axetat an toàn hơn phim
nitrat vì sự liên kết của xenluylo với axit nitric kém bền hơn sự liên kết của
xenluylo với axit axetic.
Việc sản xuất microfilm đúng cách là cực kì quan trọng để gìn giữ phim
cho một thời gian dài. Phim phải được xử lý, hãm màu, rửa trong nước theo

19

đúng tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, phim đạt tiêu chuẩn quốc tế là phim jisz
0009.
Các phim âm bản cũng phải được bảo quản như phim chủ. Viện nghiên
cứu về công nghệ của Mỹ đã chỉ ra mối liên quan giữ nhiệt độ, độ ẩm và thành
phần axit ảnh hưởng tới vấn đề bảo quản phim: với nhiệt độ là 21 độ C, độ ẩm là
50% thì phim có thể giữ trong 40 năm, nếu nhiệt độ là 10 độ C và độ ẩm là 40%
thì giữ được trong khoảng 200 năm và thậm chí nếu nhiệt độ và độ ẩm xuống
thấp hơn thì phim sẽ có tuổi thọ cao hơn nữa.
Bên cạnh sự tồn tại của phim axetat và phim nitrat, còn có một dạng vi
phim nữa với thành phần là polyeste. Đây là thành phần hóa học ổn định có đặc
tính ưu việt hơn so với tính chất của hai dạng phim kia. Thí nghiệm cho thấy
trong điều kiện lưu giữ như nhau thì tuổi thọ của phim polyester cao gấp 10 lần
so với axetat. Do đó chế độ bảo quản phim polyester dễ khả thi hơn vì trong
nhiệt độ 21 độ C và độ ẩm dao động từ 15 đến 40% thì phim có khả năng tồn tại
được đến hơn 200 năm. [11]
Tuy vậy, dù là loại phim nào, thì điều kiện lưu giữ luôn phải cố định và
tuân theo chuẩn bảo quản, tránh để phim bị khói, bị dính chặt lại, cuộn xoắn lại
hoặc bị dây bẩn làm phim đổi màu, bạc màu và hư hỏng.
Trong tương lai vi phim sẽ vẫn là một phần quan trọng giúp cho việc lưu

giữ tài liệu của thư viện. Vì vậy phải thận trọng khi xem xét chất lượng phim và
nội dung chứa đựng trong nó.
Hiện nay tài liệu vi phim đã dần quen thuộc với bạn đọc của các thư viện
lớn ở Việt Nam. Nó được biết đến dưới dạng microfilm và microfiche.
c. Tài liệu điện tử
Khái niệm tài liệu điện tử đã xuất hiện từ đầu những năm 1990, nhưng
cuối những năm 1990 công tác quản lý tài liệu ở Nga mới sử dụng tích cực. Từ
đó đến nay đã xuất hiện rất nhiều định nghĩa khác nhau về tài liệu điện tử

20

Theo tiêu chuẩn GOST R 52292: tài liệu điện tử là một dạng thức trình
bày tài liệu dưới dạng tập hợp các thực hiện liên quan nhau trong môi trường
điện tử và các thực hiện liên quan với nhau tương ứng với chúng trong môi
trường số . [26].
Tài liệu điện tử bao gồm:
- Tài liệu dạng VCD, DVD, floopy disk, CD – ROM tồn tại dưới dạng vật
lý (physical-format electronic publications) đi kèm với tài liệu in ấn.
- Tài liệu dạng PDF trên đĩa CD – ROM.
- Cơ sở dữ liệu trong CD – ROM.
- Tài liệu đa phương tiện dạng CD.
- Xuất bản phẩm trên internet.
- Tài liệu điện tử là các chương trình máy tính.
- Sách trực tuyến (ấn bản điện tử)
- Báo, tạp chí trực tuyến.
Các thư viện lớn trên thế giới sử dụng vật mang tin này đã khá lâu. Tài
liệu từ tính thể hiện phổ biến nhất dưới hình thức các đĩa quang học được chế tạo
trên công nghệ laser. Nó thường được làm bằng nhựa kim loại, trên bề mặt có
phủ một lớp vật liệu từ tính. Ở đây, các dữ liệu số trong đĩa quang được ghi lại
bằng cách đốt cháy một dãy các lỗ cực nhỏ từ một chùm tia laze chiếu vào một

phim kim loại mỏng láng trên một đĩa nhựa có đường kính 12cm. Bằng cách đó,
các thông tin trên đĩa được mã hóa và ghi lại trên một đĩa chủ rồi từ đó nhân bản
lên. Đĩa quang có độ bền cao. Một đĩa quang có thể sử dụng khoảng 10 năm.
Có nhiều loại đĩa quang đang được sử dụng ở các thư viện hiện đại của
thế giới.
Phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là loại đĩa quang CD – ROM
(compact disk – read only memory). Đây là thiết bị nhớ có khả năng ghi một lần
nhưng có thể đọc nhiều lần. Do vậy ứng dụng chính của nó là lưu giữ thông tin.
Đĩa CD – ROM có dung lượng chứa khoảng 600 Mb tương đương với khoảng

21

600 cuốn sách với 300 nghìn trang in. Bất kỳ dạng dữ liệu nào bao gồm chữ viết,
âm thanh, hình ảnh sau khi được số hóa đều được lưu giữ trên CD – ROM dưới
những dạng thức nhất định. Ngoài ra đĩa CD – ROM còn có lợi thế nổi bật: kích
thước nhỏ, độ bền cao, đã được tiêu chuẩn hóa và có phần mềm khai thác giúp ta
dễ tìm kiếm, truy nhập tới các thông tin ghi trên đĩa.
Loại đĩa quang có tên WORM (Write Once Read Many Time) cũng có
các tính năng tương tự như CD-ROM.
Loại đĩa quang thứ ba là WMRA (Write Many Read Always). Nó cho
phép sử dụng ghi, xóa, đọc và cập nhập thông tin theo yêu cầu. Mặc dù có các
chức năng ưu việt hơn CD-ROM nhưng do giá thành quá cao nên loại đĩa này ít
được sử dụng. [11]
Ngày 17 tháng 11 năm 2009, nhóm các phòng thí nghiệm Pháp trong Tổ
hợp khoa học về các đĩa quang số (GIS-DON) thuộc chương trình nghiên cứu
“tuổi thọ của thông tin số” đã trình bày các kết quả nghiên cứu về độ bền của các
loại đĩa quang số như CD, DVD…
Bằng phương pháp nhân tạo (đặt đĩa trong những điều kiện vật lý cực
đoan – nhiệt độ 80°C và độ ẩm 85%), kết quả nghiên cứu cho thấy sự lão hóa
của đĩa trong các điều kiện bất thường không tuân theo một quy luật rõ ràng nào.

Còn trong điều kiện tự nhiên, sau bảy năm, các đĩa giữ trong phòng thí
nghiệm (không sử dụng sau khi ghi dữ liệu và được bảo quản trong hộp, điều
kiện bình thường về nhiệt độ và độ ẩm) có 26% bị hư hỏng nặng, 25% khác có
biến đổi chất lượng bình thường, còn 49% không biến chuyển gì. Các đĩa đã qua
sử dụng, do các cá nhân cung cấp, ghi dữ liệu từ 1994 – 2004 và đưa ra phân tích
vào 2009, có xấp xỉ cùng một tỷ lệ bị hư hỏng nặng (23%), nhưng số không biến
chuyển lại cao hơn (63%). [7, tr.37 ]
Như vậy, đĩa không mang ra sử dụng vẫn bị lão hóa. Do đó, cần xây
dựng kế hoạch sao lưu dữ liệu định kỳ, thường xuyên kiểm tra, phát hiện những
dấu hiệu lão hóa để khắc phục kịp thời.

22

Trên đây là một số loại tài liệu mang tính chất từ tính đang được dùng
thay thế cho các tài liệu gốc để vừa làm nhiệm vụ khai thác và tìm kiếm thông
tin vừa thuận lợi cho việc trao đổi và bảo quản lưu giữ lâu dài.
1.1.2.2. Nguyên nhân gây hƣ hỏng tài liệu
a. Môi trƣờng
*Nhiệt độ:
Nhiệt độ là biểu thị mức độ nóng lạnh của thời tiết, được đo bằng nhiệt
kế. Nhiệt độ là một trong những yếu tố gián tiếp gây ra sự hư hỏng của tài liệu.
Nhiệt độ cao sẽ gây ra những phản ứng hóa học làm mất sự thủy phân trong giấy
dẫn đến giấy bị mờ chữ, khô giòn. Ngược lại, nhiệt độ thấp sẽ gây ẩm ướt trong
không khí tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển làm tài liệu bị mủn nát, ố mốc.
Ngoài ra, nếu nhiệt độ lên xuống thất thường trong một thời gian ngắn (trong
trường hợp sử dụng máy điều hòa nhiệt độ không liên tục) sẽ dẫn đến sự co ngót
các xơ sợi trong giấy theo hướng ngang, dọc làm nó tự suy giảm độ bền cơ học.
Một thí nghiệm tại Úc cho thấy chỉ cần nhiệt độ cao hơn 10 độ C so với ban đầu
cũng đã làm tăng thêm gấp đôi các phảm ứng hóa học diễn ra trong giấy.
Đối với tài liệu phim ảnh thì nhiệt độ có sức phá hủy đặt biệt, bởi vì nó

gây ra sự mở rộng và sự co lại của phim. Vì vậy nên để nhiệt độ trong kho từ 10
– 15 độ C là tốt nhất cho các loại phim ảnh màu khác. Tài liệu ảnh màu yêu cầu
nhiệt độ thấp hơn 2 độ C so với ảnh trắng đen.
Nếu tất cả những tài liệu được bảo quản trong môi trường thích hợp thì
tuổi thọ của chúng sẽ rất dài. Nhưng vì nhu cầu khai thác sử dụng nên việc áp
dụng nhiệt độ tối ưu đối với từng kho sách là không thể thực hiện được do đó
biện pháp khả thi nhất là vốn tài liệu thư viện nên được giữ trong kho có nhiệt độ
trung bình từ 16 đến 18 độ C.
* Độ ẩm
Độ ẩm là nhân tố phá hủy tài liệu nguy hiểm nhất trong các tác nhân gây
hủy hoại tài liệu. Trong công tác bảo quản tài liệu, các thư viện thường sử dụng

23

thang đo độ ẩm tương đối để đo độ ẩm không khí trong kho sách và điều kiện
hơi ẩm trên bề mặt tài liệu.
Độ ẩm tương đối là cách đo độ ướt hoặc độ khô của không khí. Nó đo độ
nước của một khoảng không khí nhất định so với lượng nước tối đa khoảng
không khí đó có thể lưu giữ ở cùng nhiệt độ.
Độ ẩm thấp có thể là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề giấy bị khô,
giòn. Độ ẩm cao cũng gây ra những nguy hại không kém cho sự an toàn của vốn
tài liệu như: tạo điều kiện cho các chất khí, các chất hóa học dễ dàng hòa tan
trong giấy và gây nên những phản ứng hóa học (thủy phân các liên kết glucozit
trong xenluylo và hemi xenluylo) làm tăng gia tốc sự lão hóa của tài liệu. Nếu độ
ẩm tương đối trên 70% tài liệu sẽ bị phồng lên, méo mó hoặc bị mủn nát do giấy
hút ẩm dễ dàng và sự tăng trưởng của nấm mốc, sự hoạt động thường xuyên hơn
của các loại côn trùng. Ngoài ra, sự thay đổi độ ẩm đột ngột thường gây nên
những biến dạng vậy lý do các sợi xenluylo bị đứt làm giấy chóng rách. Do vậy
nên duy trì độ ẩm tương đối từ 50% đến 60% để đảm bảo an toàn cho cả giấy và
chỉ khâu nối.

Đối với dạng tài liệu microfilm, độ ẩm của không khí quá cao hoặc quá
thấp, đặc biệt là độ ẩm không ổn định, luôn thay đổi là nguy hại bậc nhất cho
việc bảo quản dạng tài liệu này. Ở điều kiện độ ẩm cao, gelatine của phim hút
ẩm và trương nở mạnh nên gây sự loang ố hoặc kết dính phim. Độ ẩm cao(từ
60%RH trở lên) là điều kiện cần thiết cho nấm mốc phát triển mạnh, gây hại cho
lớp gelatine của phim và độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phân
hủy các hạt hữu cơ tạo màu cuả phim màu dẫn đến hiện tượng phai màu. Ngược
lại, độ ẩm thấp, nhỏ hơn hoặc bằng 30%RH thì gelatine của lớp nhũ sẽ bị khô
giòn, dễ sinh ra các vết rạn nứt chân chim do nhũ tương bị co ngót nhiều so với
đề phim. Vùng độ ẩm thích hợp cho loại tài liệu này là 35% < H < 60% < RH.

24

Việc kiểm soát độ ẩm kho tàng là rất cần thiết đối với công tác bảo quản
tài liệu nên các thư viện cần chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc cho việc đo
đạc và giữ ổn định độ ẩm tiêu chuẩn trong kho.
* Ánh sáng
Cùng với việc tìm ra các tác nhân gây hại đối với tài liệu, người ta đã tìm
ra các nguy hại của ánh sáng đối với tài liệu thư viện.
Ánh sáng bao gồm một chùm các điện năng được gọi là photon (quang tử)
di chuyển trong một đợt sóng dao động được hiểu là bức xạ điện từ. Bước sóng
càng ngắn thì mức độ va chạm càng cao làm cho các bức xạ càng mạnh. Khi các
hạt đập vào một tài liệu nào đó thì chúng tác động lên các lớp bề mặt gây ra
những phản ứng hóa quang như nhạt màu, vàng giấy,
Ánh sáng tự nhiên thường bao gồm những ánh sáng có thể nhìn được
cùng với những tia cực tím ở những bước sóng ngắn và những bức xạ của tia tử
ngoại ở những bước sóng dài hơn. Ánh sáng này khi chiếu vào gây ra hơi nóng
làm hỏng tài liệu, làm thấp độ ẩm tương đối của không khí xung quanh. Vì vậy,
tài liệu giấy luôn được xếp sao cho ánh sáng mặt trời không trực tiếp chiếu vào
và phải yêu cầu độc giả mượn sách không được để sách nằm ngoài ánh nắng.

Ảnh và các ấn phẩm khác cũng có thể bị hỏng dưới tác động của ánh sáng do
thuốc ảnh và một số bột màu bị phai đi.
Đối với tài liệu microfilm, ánh sáng có thể gây hư hại nghiêm trọng cho
các tài liệu phim ảnh của thư viện và là một trong những sự đe dọa lớn nhất đối
với việc bảo quản lâu dài bộ sưu tập này. Đặc biệt đối với phim màu, ánh sáng
thường làm biến đổi nhanh chóng màu sắc.
Mặc dù không gây ra nhiều tác hại như ánh sáng mặt trời nhưng không thể
chủ quan với ánh sáng nhân tạo. Các bóng đèn tròn đỏ tạo ra các tia hồng ngoại,
các bóng đèn huỳnh quang tuy có nhiệt độ thấp nhưng lại phát ra nhiều tia cực
tím cũng có thể phá hủy các liên kết hóa học trong giấy.

25

Để hạn chế sự phá hoại tài liệu của ánh sáng tự nhiên người ta thường
dùng kính chắn ánh sáng cho các cửa sổ thư viện, sử dụng các loại rèm che bằng
các chất liệu vải, nhựa xanh và vàng. Ngoài ra, để phản ánh sáng, tường kho
cũng được sơn màu sáng.
Khắc phục những tác hại trong chiếu sáng nhân tạo gây ra cho tài liệu,
người ta không sử dụng đèn cao áp trong kho, các bóng đèn được lắp đặt khoa
học để tạo ra ánh sáng đều, vừa đủ với công suất mỗi bóng từ 40 – 60 woát. Hơn
nữa, cũng cần phải bảo quản các đèn khỏi bị hư hỏng do tác động cơ học và bụi,
chống cháy,chống hơi ẩm thâm nhập vào trong.
* Bụi bẩn
Bụi phần lớn là các mảnh silicat nhỏ có góc cạnh, các mảnh này nhỏ đến
nổi chúng có thể nằm trong da thuộc, vải vóc và trong giày. Bụi bẩn làm bào
mòn tài liệu, sự co giãn của tài liệu có thể tạo điều kiện cho các mảnh bụi đâm
thủng hoặc làm đứt các thớ sợi. Trong bụi có lẫn nhiều tế bào nấm mốc, vi khuẩn
và trứng côn trùng, nếu những thứ này rơi vào tài liệu, gặp điều kiện thích nghi
(như nhiệt độ, độ ẩm, ảnh sáng, )sẽ phát sinh phát triển làm hư hỏng tài liệu.
Đặc biệt các mảnh bụi này cũng có thể trở thành hạt nhân tập trung sự ẩm ướt có

hàm chứa axit trong không khí bị ô nhiễm do đó, nó phản ứng rất nhanh với các
chất hóa học nằm trong cấu trúc của quyển sách và các tài liệu lưu trữ khác tạo
ra các yếu tố xúc tiến sự phát triển chậm chạp của mốc.
Tóm lại, ngoài tác dụng bào mòn không thấy rõ, bụi bẩn còn chứa các
chất hóa học gây hư hỏng và các mầm nấm mốc. Vì vậy, để kho sách tránh được
bụi bẩn thì các thư viện phải thường xuyên vệ sinh kho sách, hút bụi trong kho
và lau chùi sách bằng dung dịch formalin (HCHO)
b. Vi sinh vật và côn trùng
Vi sinh vật và côn trùng cũng là một trong những mối de dọa lớn đối với
vốn tài liệu thư viện, chúng để lại tác hại rất lớn cho kho sách của thư viện.


26

* Nấm mốc:
Nấm mốc được coi là những nhân tố sinh vật học phổ biến nhất làm cho
sách bị hư hỏng và bị phá hoại.
Nấm là những sinh vật thực vật sinh sản bằng những bào tử li ti mà một số
trong đám chúng tên là mốc nên được gọi là nấm mốc. Những bào tử của nấm
mốc có mặt khắp nơi trong không khí nên chỉ cần có điều kiện thích hợp là có
thể phát triển thành nấm mốc. Các kho sách của thư viện là nơi đủ những điều
kiện đó.
Có khoảng 100.000 loài nấm khác nhau trên thế giới nhưng ký sinh thường
thấy trên tài liệu thư viện là các loại: Penicilium, Chrysogenum, Aspergillus,
Niger, Aspergillus glaucus, Aspergillus condidus, Stachytrys atra và
Chaetomium, Globosum.
Sự phá hoại của nấm mốc đối với tài liệu bắt đầu từ bìa, gáy sách hay các
mép viền trên, được dễ dàng nhận thấy qua những vệt nhỏ có màu trên mặt ngoài
của cuốn sách dưới dạng một lớp mỏng lông tơ hay bột với các màu sắc trắng,
xanh kim loại hoặc nâu, đen, đỏ, vàng,

Nấm mốc rất nhỏ bé, cơ thể nó bao gồm 95% là nước, điều kiện sống của
nó bao gồm nước, oxy, hơi ẩm và thức ăn. Thức ăn lý tưởng là các chất hữu cơ
giấy, da, giấy nền.
Nấm mốc ít có khả năng xuất hiện trong môi trường trung tính. Tuy vậy,
nó vẫn chịu được nhiệt độ mức từ 0 đến 6 độ C và độ ẩm tương đối là 70%, nhiệt
độ từ 22 độ C trở lên thì nấm sẽ sinh sôi, phát triển. Ở những điều kiện khí hậu
như vậy nấm sẽ mọc trên các bìa sách và gây hư hại cho sách.
Thường thì ban đầu chúng không gây ra những tác hại thực sự cho sách
mà chỉ làm cho bìa trở nên xấu xí, khi điều kiện sinh sôi nảy nở thuận lợi hơn thì
nấm có thể phá hủy hoàn toàn cả bìa sách lẫn phần nội dung bên trong làm cho
chữ mờ, giấy bị ố vàng hoặc dính vào nhau, bị nát và rơi ra từng mảnh.

27

Đối với tài liệu vi phim, micrifilm nấm mốc sinh sống và phát triển trên
lớp nhũ tương ăn mòn dần lớp gelatin rồi phá hủy lớp này và do đó mà phá hủy
luôn cả hình ảnh phim và nội dung tài liệu ghi trên phim, làm cho phim không sử
dụng được.
Để xác định nấm mốc, người ta thường dùng phương pháp đưa tài liệu
vào phòng tối, đặt lên bàn, dùng đèn kiểm tra nấm mốc Black Light Lamp soi
vuông góc với tài liệu. Nếu có những chấm sáng như lân tinh thì tài liệu đó bị
nấm mốc.
Để bảo vệ tài liệu khỏi nấm mốc các thư viện đã thực hiện một số biến
pháp như: lưu thông không khí bằng quạt trần hoặc quạt tường, xây dựng những
ống thông hơi, lau và chải sách một cách có hệ thống bằng tay hoặc máy hút bụi.
Bên cạnh đó người ta còn sử dụng một số loại hóa chất để diệt nấm như quét bìa
sách bằng nhựa thông phocmandehyt uyare có chứa thuốc diệt nấm hay một loại
dầu sơn có chứa cánh kiến phenol hoặc para-nitrophenol, hun bằng khí
phocmandehyt, tri-oxymetilen, bromit hoặc hơi timon. Tuy nhiên phương pháp
dùng quạt gió vẫn được sử dụng nhiều nhất và tạo cho kho tài liệu thông thoáng

hơn.
* Côn trùng
Côn trùng có mặt hầu hết ở các thư viện trên thế giới nhưng nhiều hơn cả
là ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có nhiều loại côn trùng như: mối, bọ
hung đen, nhậy cánh bạc, con thiêu thân, mọt sách, rệp sách,…Ở đây xin đề cập
đến 3 loại côn trùng thường gặp nhất ở các kho sách là mối mọt, gián và con
đuôi dài.
Mối có khoảng 2.600 loài, thường sinh nở và phát triển mạnh ở các nước
nhiệt đới, là loại côn trùng sống bầy đàn có cấu trúc rõ ràng. Mối thường làm tổ
ở chỗ đất ẩm, gốc cây, trên nền gỗ mục nát. Thức ăn của mối là tất cả những gì
có chứa xenluylo như: mốc thực vật, cây khô, các vật liệu gỗ, các giống mối
khác, các sách thư viện, hồ sơ, tranh ảnh,…các loại mối phá hoại sách báo nhiều

×