Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 90 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐỖ THỊ VÂN ANH







HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC
PHI CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 603140




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Minh





HÀ NỘI, 12/2010





1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1.
Lý do chọn đề tài
7
2
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
9
3
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
9
4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
10

5
Nguồn tài liệu
10
6
Phương pháp nghiên cứu
11
7
Cấu trúc luận văn
11
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỔ CHỨC PCPQT Ở VIỆT NAM

1.1
Khái niệm tổ chức PCP
13
1.2
Khái quát hoạt động của các tổ chức PCPQT tại Việt Nam trước
năm 1986
17
1.3
Quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPQT tại Việt Nam từ
năm 1986 đến nay
19
1.4
Tiểu kết
22
Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PCPQT TRONG LĨNH VỰC
GD&CSTE Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

2.1
Khái quát tình hình hoạt động GD&CSTE ở Việt Nam từ 1986

đến nay
24
2.2
Vai trò của các tổ chức PCPQT hoạt động trong lĩnh vực
GD&CSTE ở Việt Nam
28
2.2.1.
Đánh giá chung về công tác viện trợ PCPQT dành cho trẻ em
Việt Nam từ năm 1986 đến nay
28
2.2.2.
Phân tích hiệu quả các lĩnh vực viện trợ PCPQT dành cho trẻ em
Việt Nam
35
2.2.2.1
Lĩnh vực y tế
35

2
2.2.2.2
Lĩnh vực giáo dục
39
2.2.2.
Lĩnh vực khác
43
2.3.
Một số tổ chức PCPQT điển hình trong lĩnh vực GD&CSTE
48
2.3.1.
Trường hợp 1 - Tổ chức World Vision International

49
2.3.2.
Trường hợp 2 - Ủy ban Y tế Hà Lan –Việt Nam
60
2.4.
Tiểu kết
65
Chương 3: TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG VIỆN TRỢ CỦA CÁC TỔ
CHỨC PCPQT TRONG LĨNH VỰC GD&CSTE Ở VIỆT NAM

3.1.
Đánh giá mối quan hệ giữa các tổ chức PCPQT và các đối tác
Việt Nam trong lĩnh vực GD&CSTE
67
3.2.
Triển vọng hoạt động viện trợ của các tổ chức PCPQT trong lĩnh
vực GD&CSTE
71
3.3.
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ
chức PCPQT tại Việt Nam
72
3.4.
Tiểu kết
78
KẾT LUẬN
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
87

















3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



PCP
Tổ chức phi chính phủ
PCPQT
Phi chính phủ Quốc tế
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
CHXHCN
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
CNH,HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GD&CSTE
Giáo dục và chăm sóc trẻ em
CT-XH
Chính trị - xã hội
PACCOM
Ban điều phối viện trợ nhân dân
VUFO
Trung tâm Dữ liệu các tổ chức phi chính phủ
UBND
Uỷ ban nhân dân
NXB
Nhà xuất bản
VUSTA
Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam
ĐCSVN
Đảng Cộng sản Việt Nam
NGO
Non - Governmental Organization




























4
TÊN VIẾT TẮT CỦA CÁC TỔ CHỨC PCPQT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt
Tên tiếng Anh
AAV
ActionAid International in Vietnam
Tổ chức Hành động Cứu trợ Quốc tế tại Việt Nam
ADRA
Adventist Development International and Relief Agency in
Vietnam
Cơ quan Cứu trợ và Phát triển Quốc tế Adventist tại Việt Nam
CARE
CARE International in Vietnam
Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam
CIDSE

Coopération Internationale pour le Dévelopement et la
Solidarité
Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển và Đoàn kết
CRS
Catholic Relief Services
Tổ chức Cứu trợ Cơ đốc giáo
ChildFund
ChildFund in Vietnam
Quỹ ChildFund tại Việt Nam
CWS
Church World Service
Tổ chức Thế giới Nhà thờ
GCSF
Global Community Service Foundation
Quỹ Phục vụ Cộng đồng Toàn cầu
MCNV
Medicine Committee of Netherland Vietnam
Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam
OS
Operation Smile
Tổ chức Phẫu thuật Nụ cười
Oxfarm GB
Oxfarm Great Britain
Tổ chức Oxfarm Anh
Oxfarm HK
Oxfarm Hongkong
Tổ chức Oxfarm Hồng Kông
WWF
World Wide Fund
Quỹ Bảo tồn động thực vật hoang dã Thế giới

WVI
World Vision International
Tổ chức Tầm nhìn Quốc tế
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
UNDP
United Nation Development Program
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc


5
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Báo cáo số liệu khảo các dự án sát giải ngân trong lĩnh vực y tế
dành cho trẻ em từ năm 1986 đến năm 2009

PHỤ LỤC 2: Báo cáo số liệu khảo các dự án sát giải ngân trong lĩnh vực giáo
dục dành cho trẻ em từ năm 1986 đến năm 2009

PHỤ LỤC 3: Báo cáo số liệu khảo các dự án sát giải ngân đối với các vấn đề
khác liên quan đến trẻ em từ năm 1986 đến năm 2009

PHỤ LỤC 4: Chương trình Quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCP Nước ngoài
giai đoạn 2006-2010

PHỤ LỤC 5: Báo cáo tài chính của Tổ chức World Vision (một số năm)

PHỤ LỤC 6: Báo cáo tài chính của UB Y tế Hà Lan - Việt Nam (một số năm)


PHỤ LỤC 7: Mẫu phiếu phục vụ điều tra, khảo sát (Mẫu 1: tiếng Việt + Mẫu 2:
tiếng Anh)

PHỤ LỤC 8: Danh sách phỏng vấn

PHỤ LỤC 9: Sơ đồ tổ chức của Ủy ban Công tác về các tổ chức PCP nước ngoài










6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Tên các bảng biểu Số trang
Bảng 2.1: Ngân sách viện trợ PCPQT từ năm 1986-2009

29
Bảng 2.2: Tỷ lệ ngân sách viện trợ PCPQT cho trẻ em Việt Nam ở 3
lĩnh vực chính giai đoạn 1986 – 2009

31
Bảng 2.3: Ngân sách viện trợ lĩnh vực y tế dành cho trẻ em từ năm
1986 đến năm 2009


36
Bảng 2.4: Ngân sách viện trợ lĩnh vực giáo dục cơ bản dành cho trẻ em
từ năm 1986 đến năm 2009

41
Bảng 2.5: Ngân sách viện trợ các vấn đề khác dành cho trẻ em từ năm
1986 đến năm 2009

44










7
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Những hậu quả của thời kỳ chiến tranh kéo dài nhiều thập kỷ và nền kinh
tế tập trung bao cấp trong những năm 70 và đầu 80 đã làm cho Việt Nam đứng
vào nhóm nước kém phát triển, đời sống nhân dân nói chung vô cùng khó khăn.
Đứng trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định tiến
hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
khủng hoảng, nghèo nàn và lạc hậu. Công cuộc đổi mới đã tạo cơ hội cho Việt
Nam mở cửa, hội nhập với thế giới. Tình hình chính trị, văn hóa, xã hội và chính
sách ngoại giao của Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng

đồng quốc tế. Khi thực hiện chính sách đổi mới trong phát triển kinh tế và cải
thiện quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, Việt Nam đã tạo đươc cơ hội
để thu hút nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có các tổ chức phi chính phủ quốc tế
(PCPQT) đến Việt Nam để trợ giúp công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Các tổ
chức PCPQT có hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, nhưng trong đó
đặc biệt phải kể đến các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, văn hoá, phát triển
cộng đồng, chăm sóc trẻ em, nhân đạo, phòng chống HIV, hạn chế hậu quả chiến
tranh…
Sự hiện diện của các tổ chức PCPQT tại Việt Nam thực sự có tác dụng rõ
rệt. Khi Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội
thì sự giúp đỡ của các tổ chức PCPQT là nguồn lực quý báu, trong đó hoạt động
PCPQT dành cho lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em (GD&CSTE) đã để lại
rất nhiều dấu ấn cũng như góp phần cải thiện đáng kể chất lượng dân số của Việt
Nam. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em được xác định là công tác “trồng người” và
được Nhà nước Việt Nam quan tâm từ rất sớm, song đây cũng là một trong

8
những nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn nhất của xã hội. “Trồng người” không chỉ
là vấn đề của hiện tại, mà còn là vấn đề nhân văn và có ý nghĩa lâu dài đối với
đất nước. Đảng và Nhà nước luôn luôn đánh giá cao và rất có ý thức đối với các
mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống dành cho trẻ em Việt Nam. Nhiều kết
quả nghiên cứu cho thấy chất lượng của sống của các em đã được cải thiện đáng
kể sau hơn 20 năm đổi mới. Tuy nhiên, những chính sách và mục tiêu đề ra để
đảm bảo mọi trẻ em đều được bảo vệ và chăm sóc không phải là công việc có thể
thực hiện tốt một sớm một chiều. Hiện nay, Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó
khăn trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh khi đất nước bước vào thời kỳ
hội nhập và phát triển, khi mà nền giáo dục không theo kịp bước tiến thời đại và
khoảng cách giàu nghèo, sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị
ngày càng lớn. Chính trong bối cảnh ấy, sự hiện diện của các tổ chức PCPQT đã
và đang góp một phần đáng kể trong việc cải thiện thực trạng nêu trên.

Tuy nhiên, để hoạt động của các tổ chức PCPQT trong lĩnh vực
GD&CSTE nói riêng và trong các lĩnh vực xã hội khác ở Việt Nam nói chung có
hiệu quả thực sự tích cực, phù hợp với luật pháp Việt Nam, cũng cần có những
nghiên cứu tổng kết và đúc rút kinh ghiệm. Đó cũng là lý do chính để chúng tôi
quyết định lựa chọn đề tài: Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế
trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam từ năm năm 1986 đến
nay cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế. Thực hiện nghiên cứu
trên là một công việc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đánh giá đúng
mức vai trò của các tổ chức PCPQT dành cho trẻ em Việt Nam, trên cơ sở đó
đưa ra một số đề xuất góp phần cải thiện công tác này ở đất nước ta.



9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động của các tổ chức PCPQT ở Việt Nam đã có từ trong giai đoạn
đất nước còn chiến tranh chia cắt. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về hoạt động của
các tổ chức này mới chỉ được một số tổ chức và các chuyên gia trong nước và
quốc tế thực hiện. Trong số đó có thể kể đến một số công trình như: Thực trạng
viện trợ 1996 một sự đánh giá độc lập về viện trợ quốc tế (NXB Chính trị Quốc
gia, năm 1997 của tác giả ICVA EUROPSTEP); Tổ chức và hoạt động PCP
nước ngoài ở Việt Nam (NXB Chính trị Quốc gia, năm 1995 do Nguyễn Văn
Thanh chủ biên); Đối tác phát triển: Đóng góp cho Việt Nam của các tổ chức
PCPQT (xuất bản năm 1999 của nhóm tác giả trong nước và quốc tế cùng thực
hiện); Hoạt động của các tổ chức PCP nước ngoài ở Việt Nam (1996-2006)
(luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử nghiên cứu năm 2007 của Chử Thị Thu Hà)…
Ngoài ra cũng có một số báo cáo thường niên tổng kết về hoạt động của các tổ
chức PCPQT của một số cơ quan, ban, ngành. Tuy nhiên, đánh giá về hoạt động
của các tổ chức này trong một lĩnh vực chuyên biệt như lĩnh vực GD&CSTE thì
vẫn còn khiêm tốn. Cho đến nay, các nghiên cứu phân tích hoạt động PCPQT

trong lĩnh vực GD&CSTE chủ yếu là các báo cáo của các tổ chức tự đánh giá
hiệu quả hoạt động của mình trong một số dự án.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá một cách tổng quát các lĩnh vực hoạt
động của các tổ chức PCPQT trong lĩnh vực GD&CSTE ở Việt Nam từ năm
1986 đến nay, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động của các tổ chức này ở Việt Nam.
- Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn đề ra một số nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:

10
+ Làm rõ bối cảnh ra đời, phát triển của các tổ chức PCPQT ở Việt Nam.
+ Phân tích các yếu tố tác động tới hoạt động của các tổ chức này.
+ Phân tích vị trí và vai trò của các tổ chức PCPQT trong lĩnh vực
GD&CSTE ở Việt Nam.
+ Đánh giá hiệu quả, hoạt động của các tổ chức này, trên cơ sở đó đề
xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức
PCPQT nói chung và các tổ chức PCPQT hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và
chăm sóc trẻ em (GD&CSTE) nói riêng ở VN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động của các tổ chức PCPQT trong
lĩnh vực GD&CSTE ở Việt Nam. Các tổ chức này có thể có nguồn gốc xuất xứ
khác nhau, địa bàn, quy chế và phạm vi hoạt động khác nhau.
-Thời gian nghiên cứu: từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới năm
1986 đến nay (2009).
5. Nguồn tài liệu
Luận văn sử dụng một số nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Văn kiện của Đảng, chính phủ, các cơ quan Nhà nước quy định về hoạt
động của các tổ chức PCP tại Việt Nam.
- Các báo cáo của các ban ngành, đoàn thể, cơ quan ở Việt Nam

- Các báo cáo của các tổ chức PCPQT, các cán bộ và nhân viên người
nước ngoài và Việt Nam công tác tại các tổ chức này (chủ yếu là các báo cáo tài
chính viện trợ tại Việt Nam từ năm 1986 đến 2009).
- Thông tin được khai thác từ các nguồn tài liệu trên phương tiện thông tin
đại chúng (báo chí, truyền hình, internet…).

11
- Số liệu tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn đối với các tổ chức và cá nhân
làm việc cho các tổ chức PCPQT trong lĩnh vực GD&CSTE ở Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lê nin về nghiên cứu quốc tế, giúp tác giả có cái nhìn biện chứng về mối
quan hệ giữa nhà nước và các đối tác có liên quan. Trong quá trình hoàn thành
luận văn, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học. Để có
được thông tin, tác giả đã thiết kế mẫu phỏng vấn sâu dành cho 2 đối tượng: Mẫu
1 (tiếng Việt) dành phỏng vấn các nhà xây dựng chính sách và quản lý nhà nước
đối với sự hoạt động của các tổ chức PCPQT tại Việt Nam; Mẫu 2 (tiếng Anh)
dành cho lãnh đạo/cán bộ làm việc ở các tổ chức PCPQT hoạt động trong lĩnh
vực GD&CSTE. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu khoảng 30 trường hợp cho
2 nhóm đối tượng nói trên. Ngoài ra, luận văn sử dụng thêm phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh.
7. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về các tổ chức PCPQT tại Việt Nam, quá trình hoạt
động qua một số giai đoạn trước năm 1986 của các tổ chức PCPQT tại Việt
Nam, đồng thời đề cập những đóng góp của hoạt động động viện trợ nước ngoài
trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.
Chương 2: Phân tích hoạt động của các tổ chức PCPQT trong lĩnh vực
GD&CSTE ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Chương 3: Phân tích triển vọng hoạt động viện trợ của các tổ chức
PCPQT; nêu một số kiến nghị về chính sách và phương thức hoạt động nhằm

12
tăng cường hiệu quả thu hút viện trợ nước ngoài cho hoạt động giáo dục và chăm
sóc trẻ em Việt Nam.





















13
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

1.1. Khái niệm tổ chức PCP
Tổ chức phi chính phủ (tiếng Anh: Non Governmental Organization viết
tắt là NGO; tiếng Pháp: Organization Non – Gouvernmentale viết tắt là ONG)
dùng để chỉ những thực thể là các tổ chức không phải do chính phủ thành lập,
hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tham gia vào các hoạt động phát triển
hay các hoạt động mang tính xã hội. Ngân sách hoạt động của tổ chức thường là
các nguồn kinh phí đóng góp từ các thành viên của tổ chức hoặc từ xã hội. Tổ
chức PCP không phải là một thuật ngữ thống nhất mang tính pháp lý, mỗi quốc
gia có sử dụng khác nhau tùy tính chất cần nhấn mạnh. Định nghĩa về tổ chức
PCP, Liên Hiệp Quốc đưa ra khái niệm như sau:
“Tổ chức PCP” là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy ban văn
hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà
theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận.
Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận.
Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã
phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa”[28, tr.18].
Ở Việt Nam, tổ chức PCP là một tổ chức được hình thành mang tính độc
lập tương đối với Chính phủ; được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập
hoặc công nhận, có sự quản lý Nhà nước; được lập ra do sự tự nguyện của nhân
dân và hoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật. Trong xã hội ngày
nay, nhiều mô hình tổ chức được hình thành trên cơ sở tập hợp những cá nhân có
cùng đặc trưng, cùng ngành nghề, giới, sở thích, nhu cầu v.v ,hoạt động một
cách thường xuyên để thực hiện mục tiêu chung và không vì mục tiêu lợi nhuận,

14
hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Những tổ chức đó bao gồm liên hiệp
hội, câu lạc bộ, hội, hiệp hội, các trung tâm trực thuộc hiệp hội hoặc liên hiệp các
hội. Các tổ chức này được nhà nước cho phép thành lập và được gọi chung là các
tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức này có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính
hoạt động và tiến hành các hoạt động xã hội phù hợp với luật pháp Việt Nam.

Trong khi đó, những tổ chức xã hội dân sự được hình thành bên ngoài lãnh thổ
Việt Nam có trụ sở hoạt động tại Việt Nam thì được gọi là các tổ chức phi chính
phủ quốc tế (PCPQT). Các tổ chức này thường làm những công tác cứu trợ nhân
đạo, hỗ trợ chính phủ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực thông qua các chương trình
tài trợ quy mô khác nhau.
Có thể nói rằng từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các tổ chức PCP ngày
càng nổi lên như một lực lượng quan trọng trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và
phát triển xã hội. Các tổ chức PCP trở thành hiện tượng có tính toàn cầu đến mức
mà ngày nay người ta đã nói tới một “Cộng đồng PCP”. Dưới nhiều tên gọi khác
nhau, các tổ chức PCP có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Trong quá trình phát
triển, bên cạnh những nỗ lực của chính phủ các nước và nhiều tổ chức quốc tế,
hoạt động PCP đã góp phần quan trọng vào quá trình cải thiện tình trạng đói
nghèo ở nhiều nơi trên thế giới cũng như giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác,
trong đó đặc biệt chú trọng đến các nạn nhân chịu hậu quả của thiên tai và chiến
tranh, những nhóm người dễ bị tổn thương, bị thiệt thòi trong xã hội. Vai trò của
các tổ chức PCP đang ngày được coi trọng. Họ được coi là những tác nhân thúc
đẩy sự phát triển bền vững, khắc phục nghèo khổ cũng như được thừa nhận trong
vai trò tham gia xây dựng chính sách, bảo đảm dân chủ nhân quyền, xây dựng
quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước đang phát triển. Nhiều hội nghị của
các tổ chức PCP mang tính quốc tế, khu vực được diễn ra song song với các hội

15
nghị của Liên hiệp quốc và hội nghị khu vực hoặc liên khu vực. Tại các diễn đàn
quốc tế quan trọng về những vấn đề toàn cầu hoá, những vấn đề xã hội và
thương mại đều có sự tham vấn của các tổ chức PCP. Đặc biệt, trong quá trình
xây dựng chính sách, các tổ chức quốc tế, thiết chế tài chính quốc tế, Chính phủ
các nước phát triển và một số nước đang phát triển đã hình thành cơ chế tham
vấn, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức PCP. Tại các nước đang phát triển,
Liên hiệp quốc, các tổ chức liên khu vực và chính phủ các nước phương Tây như
Mỹ, Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Na Uy, Ôxtrâylia, Pháp, Thuỵ Điển, Thuỵ

Sĩ và một số tổ chức quốc tế như UNDP, EU, WB, ADB, UNFPA đã dành nhiều
khoản kinh phí cho phát triển kinh tế xã hội, song do những bất cập trong cơ chế
vận hành và giải ngân đối với các dự án viện trợ, các cơ quan nhà nước của
nhóm nước này thường triển khai các dự án rất chậm chạp, thậm chí có dự án bị
treo, hiệu quả dự án kém chất lượng. Chính vì vậy, hiện nay các tổ chức quốc tế
nói trên đang xem xét thêm khả năng tăng cường chuyển tài trợ song phương qua
các tổ chức PCP vì khả năng triển khai công việc của các tổ chức PCP linh hoạt,
chuyên nghiệp, đồng thời kiểm soát dự án tốt, hoạt động tài chính cũng được
kiểm toán thuận lợi và minh bạch hơn. Bên cạnh nhiệm vụ hỗ trợ nhận đạo, viện
trợ PCPQT còn đóng vai trò thúc đẩy và xây đắp mối quan hệ giữa các quốc gia,
trong đó phải kể đến vai trò của các hoạt động PCPQT trong việc phát triển hoạt
động ngoại giao nhân dân giữa các dân tộc.
Kể từ khi Việt Nam tiến hành chính sách đổi mới và mở cửa (1986), song
song với các chính sách ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, giữ vững an ninh
và ổn định chính trị trong nước, các hoạt động ngoại giao nhân dân cũng được
Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng và xem đây là một kênh quan trọng nhằm
tạo mối quan hệ và giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân nhiều nước trên thế giới và

16
nhân dân Việt Nam. Nhiều tổ chức, hiệp hội được ra đời để kết nối và xây dựng
quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, ví dụ các hội
hữu nghị Việt - Nga, Việt - Mỹ, Việt - Pháp… thuộc Liên hiệp các Tổ chức Hữu
nghị thành phố Hà Nội. Thông qua hoạt động kết nối do các hội thực hiện, nhiều
hoạt động tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp được triển khai trong nhiều năm qua. Sự
giúp đỡ đó thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao cả về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần
đối với nhân dân Việt Nam, đặc biệt đối với những bộ phận người dân cần sự trợ
giúp (nạn nhân chiến tranh; người khuyết tật; dân vùng bị thiên tai, vùng miền
núi; nhóm trẻ em bị thiệt thòi…). Sự tài trợ không vì mục đích lợi nhuận đó được
gọi là viện trợ nhân đạo. Giá trị viện trợ nhân đạo tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong nền
kinh tế của Việt Nam, nhưng nó đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất

lượng cuộc sống của người dân Việt Nam, cải thiện chất lượng dân số, đem các
tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước phát triển đến Việt Nam cũng như góp
phần giải quyết được nhiều vấn đề xã hội khác.
Sự đổi mới trong đường lối đối ngoại nói trên thể hiện sự nhận thức của
Đảng và Nhà nước phù hợp với tình hình quốc tế và quan niệm hợp tác quốc tế
đang ngày càng thay đổi sâu sắc. Chính sách mở cửa đã góp phần hỗ trợ và tạo
điều kiện cho các hoạt động viện trợ quốc tế phát triển tại Việt Nam đồng thời
cũng tạo cơ hội để một loạt các mô hình xã hội dân sự ở Việt Nam lần lượt ra
đời. Đặc biệt vào cuối những năm 1990, có thể thấy rằng Việt Nam đã khá thành
công trong các chính sách ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, và điều đó đã góp
phần tạo điều kiện cho sự xuất hiện các tổ chức xã hội dân sự ở nhiều địa
phương trên cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.
Các tổ chức này hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, theo cơ chế tự chủ về
tài chính và ngân sách hoạt động thường từ các nguồn tài trợ theo dự án của các

17
tổ chức quốc tế và một phần từ ngân sách quốc gia. Sự xuất hiện của nhóm các
tổ chức xã hội dân sự nói trên đã hình thành một cộng đồng và có nhiều đóng
góp tích cực đối với sự phát triển chung của đất nước. Tổ chức PCP nước ngoài
và các tổ chức xã hội dân sự trong nước bắt đầu có sự chia sẻ vai trò đối với Nhà
nước trong nhiều hoạt động xã hội thông qua việc tham gia xây dựng chính sách
quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực cũng như triển khai một số dịch vụ công.
1.2 Khái quát hoạt động của các tổ chức PCPQT tại Việt Nam trước
năm 1986
Trước tháng 4/1975, nhiều tổ chức PCPQT đã hoạt động tại Việt Nam,
nhưng chủ yếu ở miền Nam. Ở miền Nam Việt Nam, từ năm 1954, các tổ chức
PCPQT bắt đầu hoạt động và số lượng ngày càng tăng. Đến cuối năm 1974 đã có
khoảng trên 60 tổ chức PCPQT hoạt động. Các tổ chức này chủ yếu hoạt động
trong vùng Mỹ - Nguỵ chiếm đóng với mục đích chính là cứu trợ những người di
cư từ Bắc vào Nam và các nạn nhân chiến tranh. Lĩnh vực viện trợ chủ yếu bao

gồm lương thực, thực phẩm, thuốc men, chuyên gia y tế, tín dụng phát triển ,
nhưng các hoạt động viện trợ PCPQT đã rút khỏi miền Nam sau ngày miền Nam
Việt Nam được giải phóng 30/4/1975.
Trong khi đó, ở miền Bắc, các tổ chức PCPQT xuất hiện muộn hơn và với
số lượng khá khiêm tốn. Trước năm 1965, miền Bắc chỉ nhận được sự giúp đỡ
của các nước XHCN thông qua các hội ái hữu và một số tổ chức PCPQT có trụ
sở tại Giơnevơ (Thụy Sỹ) và Paris (Pháp) - những tổ chức từng có quan hệ với
chính phủ miền Bắc Việt Nam thông qua Ủy ban Đoàn kết trong thời kỳ chống
Pháp. Sau năm 1965, số lượng viện trợ cho miền Bắc Việt Nam từ Hội nghị của
các nước Phương Tây bắt đầu xuất hiện và ngày càng tăng lên với các chuyến
hàng viện trợ thuốc chữa bệnh và phương tiện y tế cho các vùng bị đánh bom.

18
Điều đáng ghi nhận về vai trò của một số tổ chức PCPQT đối với Việt Nam thời
kỳ trước năm 1975 không chỉ là sự giúp đỡ về mặt vật chất như cứu trợ cho
những nạn nhân chiến tranh, mà còn là sự ủng hộ và giúp đỡ về mặt tinh thần
của bạn bè quốc tế trong công cuộc kháng chiến.
Nhiều tổ chức PCPQT nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh
xâm lược của đế quốc Mỹ nên đã sớm rút khỏi các hoạt động ở miền Nam. Một
số tổ chức y tế của Mỹ cũng dừng hoạt động trong thời gian này. Một số khác lại
có những hành động trực tiếp ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân
Việt Nam và lên án tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ
1
.
Sau khi miền Nam được giải phóng, hầu hết các tổ chức PCPQT ở miền
Nam đã đóng cửa văn phòng và rút nhân viên về nước. Mặc dù vậy, vẫn có một
số tổ chức sau khi chuyển văn phòng sang Lào và Thái Lan vẫn tiếp tục cung cấp
viện trợ nhân đạo và cứu trợ không thường xuyên cho nhân dân Việt Nam.
Đến năm 1978, nhiều tổ chức PCPQT từng hoạt động tại miền Nam trước
năm 1975 đã dần dần trở lại trong bối cảnh nước Việt Nam thống nhất. Số tổ

chức đã từng có mặt ở miền Bắc Việt Nam mở rộng chương trình hoạt động.
Nhiều tổ chức PCPQT mới bắt đầu có quan hệ với Việt Nam. Thời kỳ này cũng
có thể coi là một đỉnh cao của hoạt động PCPQT ở Việt Nam thời hậu chiến với
khoảng 70 tổ chức, giá trị viện trợ hàng năm trung bình khoảng 30 triệu USD.
Trong số này có tới 2/3 là các tổ chức PCP của Mỹ. Hoạt động của các tổ chức
chủ yếu là cung cấp thuốc men, lương thực cho những nạn nhân chiến tranh và
thiên tai, một số ít giúp xây dựng bệnh viện, phục hồi chức năng và phát triển
sản xuất công nông nghiệp ở khu vực đô thị và phụ cận tại 20 tỉnh, thành phố.

1
Don Luce - một trong những người lãnh đạo của tổ chức IVS đã cùng một người Pháp phát hiện chuồng cọp
nơi giam giữ các tù nhân chính trị Việt Nam ở Côn Đảo. Dough Hostetter - thành viên của một NGO ở miền
Nam Việt Nam đã lên tiếng phê phán những hành động tiếp tay cho cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam của một
số NGO có nguồn gốc tôn giáo.

19
Với việc Việt Nam đưa quân đội vào giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi
họa diệt chủng của Khơme đỏ, Mỹ và các nước phương Tây đã mở chiến dịch vu
cáo Việt Nam xâm lược Campuchia và thực hiện chính sách bao vây cấm vận
Việt Nam. Một số tổ chức lớn trong đó có những tổ chức nhận tài trợ của chính
phủ các nước phương Tây tạm ngừng hoạt động viện trợ cho nước ta. Một số tổ
chức khác cũng hoạt động cầm chừng. Tuy số lượng các tổ chức PCPQT không
giảm so với năm 1978, nhưng giá trị dự án chỉ bằng khoảng 1/3 so với các năm
trước (khoảng 8-10 triệu USD/năm) và 70% giá trị viện trợ bằng hiện vật dành
cho viện trợ khẩn cấp.
Trong các năm từ 1975 đến 1986, tuy giá trị viện trợ còn khiêm tốn so với
nhu cầu tái thiết đất nước sau chiến tranh nhưng sự đoàn kết và chia sẻ của một
số tổ chức PCPQT thông qua viện trợ nhân đạo cho Việt Nam là rất đáng trân
trọng. Sự giúp đỡ quý báu đó đã góp phần giúp nhân dân một số vùng trong
nước khắc phục hậy quả chiến tranh, ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất.

Ngoài ra, các tổ chức PCPQT này còn nói lên tiếng nói để nhân dân thế giới hiểu
hơn về Việt Nam và bảo vệ Việt Nam trước những luận điệu xuyên tạc của các
lực lượng chống đối nền hòa bình dân tộc Việt Nam.
1.3 Quản lý nhà nước đối với tổ chức PCPQT từ 1986 đến nay
Cùng với công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, chỉ đạo
công tác xây dựng các luật, văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động của các tổ
chức PCPQT. Ngày 25/5/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết
định số 51/HDBT giao cho Liên hiệp các tổ chức Hòa bình, đoàn kết, hữu nghị
của Việt Nam (năm 1994 được đổi thành Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt
Nam) làm cơ quan đầu mối trong quan hệ với các tổ chức PCPQT và phân cấp
quản lý cho các địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý của Việt Nam đối với

20
mảng hoạt động này vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Chẳng hạn: các cơ quan chức
năng của nhà nước không nắm được chính xác các số liệu viện trợ cũng như tình
hình hoạt động của các tổ chức PCPQT mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự
chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Thực hiện Quyết định số 51/HĐBT ngày 25/5/1989 của Hội đồng Bộ
trưởng, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam đã thành lập bộ phận chuyên
trách về công tác phi chính phủ lấy tên là Ban Điều phối viện trợ nhân dân (tiếng
Anh viết tắt là PACCOM); Quyết định 80/CT ngày 28/3/1991 của Chỉ tịch Hội
đồng Bộ trưởng xác định chức năng nhiệm vụ của cơ quan đầu mối, thành lập
nhóm công tác phi chính phủ. Ngày 24/5/1996, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định số 339/TTg thành lập Uỷ ban công tác về các tổ chức phi chính phủ, Quyết
định 59/2001/QĐ-TTg thành lập Uỷ ban công tác phi chính phủ quốc tế và chỉ
định Chủ tịch Liên hiệp là Uỷ viên cơ quan thường trực về công tác phi chính
phủ quốc tế, Liên hiệp đã cử PACCOM chịu trách nhiệm trực tiếp làm việc với
tất cả các tổ chức PCPQT hoạt động tại Việt Nam. Đồng thời, PACCOM cũng
chịu trách nhiệm phối hợp cùng các Cục - Vụ chức năng của các Bộ, ngành trung
ương cũng như các địa phương kiến nghị và đề xuất xử lý các vấn đề liên quan

đến hoạt động của các tổ chức PCPQT tại Việt Nam.
Tuy nhiên, công tác quản lý ở cấp địa phương vẫn còn tồn tại nhiều mô
hình “cơ quan đầu mối về công tác PCP” khác nhau như: Ban/Sở /Phòng Ngoại
vụ, Văn phòng Uỷ ban, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Sở kế hoạch và đầu tư,
có tỉnh đã thành lập Uỷ ban công tác PCP với cơ quan đối ngoại của tỉnh là cơ
quan thường trực về công tác PCP. Qua thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt
động này, có thể thấy rằng mô hình nằm trong cơ quan đối ngoại của các
tỉnh/thành phố là chủ yếu và tương đối phù hợp.

21
Để quản lý hoạt động của các tổ chức PCPQT, ở Việt Nam các tổ chức đó
được chia làm một số loại sau đây :
- Quỹ văn hóa - xã hội (tiếng Anh: Foundation): mô hình tổ chức này hoạt
động không vụ lợi dựa trên quỹ riêng của cá nhân, của gia đình hoặc của một
doanh nghiệp, phổ biến ở Mỹ và một số nước Châu Âu. Chương trình hoạt động
của quỹ do các ủy thác viên và giám đốc quỹ thực hiện. Quỹ được thành lập để
duy trì hoặc giúp đỡ các hoạt động giáo dục, xã hội, từ thiện, tôn giáo hoặc các
hoạt động khác phục vụ lợi ích chung chủ yếu bằng các khoản viện trợ không
hoàn lại. Ở Việt Nam có khoảng 20 tổ chức dạng này. Là một loại hình tổ chức
PCP nhưng các quỹ này được xếp thành một phạm trù riêng bởi hoạt động của
họ không trực tiếp triển khai các dự án viện trợ nhân đạo hoặc các dự án phát
triển mà chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực kiến trúc thượng tầng về chính trị,
văn hóa, giáo dục, thúc đẩy cải cách về thể chế và đào tạo, phát triển con người,
thúc đẩy tư nhân hóa. Các quỹ thường có ngân sách lớn, hoạt động ở nhiều nước
và có ảnh hưởng khá lớn đối với chính phủ nước sở tại. Tại Việt Nam, các tổ
chức dạng này có thể kể một số ví dụ như: Ford Foundation, Viện KAS (Konrad-
Adenauer-Stiftung), Viện FES (Friedrich-Ebert-Stiftung), AF (ASEAN Fund -
Quỹ ASEAN), Toyota Foundation (Quỹ Toyota)
- Các tổ chức PCP có nguồn gốc tôn giáo: các tổ chức này ra đời rất sớm
và vào Việt Nam hoạt động từ đầu thế kỷ 19. Với sứ mệnh truyền đạo, cải giáo là

chính. Trong quá trình làm công tác dân vận, họ dần tham gia vào các hoạt động
đời sống khác của người dân tại khu vực truyền đạo, và dần dần các tổ chức này
coi trọng cả việc đạo và việc đời. Hiện tại số tổ chức này chiếm khoảng 20-30%
tổng số các tổ chức PCPQT hoạt động tại Việt Nam [11, tr.9].

22
- Các tổ chức PCP khác chuyên hoạt động trên các lĩnh vực phát triển xã
hội như làm nhân đạo, hỗ trợ phát triển bền vững, khắc phục hậu quả thiên tai
Phạm vi hoạt động của các tổ chức này thường rộng lớn. Có thể kể tên một số tổ
chức như Oxfarm
2
, Save the children (Cứu trợ trẻ em), Care
3
, AAV (Action Aid
Vietnam – Cứu trợ Hành động Việt Nam), WWF (World Wide Fund – Quỹ Bảo
tồn Động thực vật hoang dã thế giới)
4

1.4. Tiểu kết
Tóm lại, tổ chức PCPQT đã bắt đầu những hoạt động nhân đạo tại Việt
Nam từ khá sớm. Sau khi Nhà nước có chủ trương đổi mới (năm 1986), sự phát
triển của các tổ chức này trở nên mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn so với thời kỳ trước
đó. Phần lớn các tổ chức PCPQT làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến môi
trường, bảo tồn, từ thiện, tái thiết và hòa giải và sau đó mở rộng phạm vi hoạt
động sang các lĩnh vực khác như: cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người khuyết tật,
viện trợ y tế, trao đổi văn hóa khoa học kỹ thuật, cứu trợ trẻ em Quan hệ và
viện trợ của các tổ chức ngày càng đi vào chiều sâu và hoạt động ở các tỉnh
thành trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi, các vùng dân tộc ít
người. Mặc dù so với nguồn kinh phí phát triển kinh tế - xã hội của ngân sách
nhà nước và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ

viện trợ nhân đạo vẫn còn ở mức khiêm tốn, nhưng sự hiện diện của các tổ chức
PCPQT ở Việt Nam trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào công cuộc

2
Oxfam ban đầu được thành lập tại Anh vào năm 1942. Đây là Ủy ban Cứu trợ Oxford do một nhóm các nhà
hoạt động xã hội, các viện nghiên cứu và Oxford lập nên (bây giờ tổ chức này là Oxfam Anh, vẫn còn có trụ sở
tại Oxford, Vương quốc Anh). Tổ chức này là một trong các uỷ ban được thành lập tại một số địa phương hỗ trợ
của Ủy ban Cứu trợ quốc gia Nạn đói. Nhiệm vụ của họ là để thuyết phục các chính phủ Anh cho phép cứu trợ
lương thực thông qua việc phong tỏa Đồng Minh cho các công dân chịu nạn đói. Các tổ chức Oxfam đầu tiên ở
nước ngoài được thành lập ở Canada vào năm 1963. Ban đổi tên thành địa chỉ điện tín của mình, Oxfam, vào năm
1965 (theo vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090923202442AAq1TNN)
3
CARE tại Việtnam là tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ, phát triển nông
thôn và phòng chống thiên tai.
4
WWF là một trong những tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới về bảo vệ thiên nhiên. Tên cũ là Quỹ Động vật
Hoang dã Thế giới hoặc Quỹ Bảo vệ Đời sống Thiên nhiên Thế giới.

23
xây dựng đất nước và giải quyết một số vấn đề xã hội ở Việt Nam, giúp chúng ta
khắc phục những khó khăn trên con đường phát triển. Trong những năm qua,
Việt Nam coi nguồn viện trợ của các tổ chức PCPQT là nguồn ngân sách của
Nhà nước và được ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc tổ
chức quản lý và sử dụng nguồn viện trợ này một cách hiệu quả, đúng mục đích
và đúng thỏa thuận của nhà tài trợ là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, Việt
Nam cũng cần ổn định hệ thống văn bản quản lý và phát triển các hoạt động viện
trợ quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến xây dựng chính sách vận động, thu
hút nguồn lực trong kế hoạch trung và dài hạn.



























24
Chương 2
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PCPQT
TRONG LĨNH VỰC GD&CSTE Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2009
2.1. Khái quát tình hình GD&CSTE ở Việt Nam từ 1986 đến nay
Theo ước tính, trẻ em Việt Nam chiếm gần 40% dân số của cả nước [13,

tr.12]. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện những
cam kết mạnh mẽ và có nhiều nỗ lực đảm bảo trẻ em được bảo vệ, đặc biệt cuộc
sống của nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nhóm trẻ em dễ bị tổn
thương do những tác động của xã hội đang dần được cải thiện.
Mặc dù hiện nay, Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình
(khoảng 1.200 USD/người), nhưng vẫn bị xếp vào nhóm nước có thu nhập thấp
tại Đông Nam Á. Tuy vậy, Việt Nam đã và đang hoàn thành tốt các Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em mà Liên hợp
quốc đề ra. Theo tổ chức Save the Children (Anh), tỷ lệ tử vong ở trẻ em đã giảm
đáng kể trong hai thập kỷ qua. Trong giai đoạn từ năm 2000-2006, chỉ số trẻ tử
vong dưới 5 tuổi giảm khoảng 70% so với giai đoạn từ năm 1990 - 1999
5
. Tình
trạng trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi cũng được cải thiện rõ nét, cụ thể giai đoạn

5
Trích lược Báo cáo Chỉ số phát triển trẻ em Việt Nam (1990-2006) [12]:
Nhóm nước


Chỉ số trẻ tử vong
dưới 5 tuổi, (/1,000 trẻ)
Tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng dưới 5 tuổi (%)
Tỷ lệ trẻ không học
tiểu học dưới 5 tuổi
(%)
Trẻ dưới
15 tuổi
(x1000

trẻ)
Chỉ số phát triển trẻ
em
Mức thu nhập
thấp
Khu vực
Nước
1990-
1994
1995-
1999
2000-
2006
1990-
1994
1995-
1999
2000-
2006
1990-
1994
1995-
1999
2000-
2006
2005
1990-
1994
1995-
1999

2000-
2006
Thu nhập thấp
Đông Nam Á
Việt Nam
15.59
12.94
4.94
44.90
40.60
25.20
9.64
4.85
5.57
24,88
4
23.38
19.46
11.90


×