Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở Đông Á dưới thời của thủ tướng Koizumi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 108 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




ĐỖ THỊ THU HÀ





CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
Ở ĐÔNG Á
DƯỚI THỜI CỦA THỦ TƯỚNG KOIZUMI
(2001 - 2006)




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Xuân Kháng













Hà Nội - 2010


MỤC LỤC


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT
BẢN ĐỐI VỚI ĐÔNG Á DƢỚI THỜI THỦ TƢỚNG KOIZUMI (2001-2006)
6
1.1.Bối cảnh trong và ngoài nƣớc
6
1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
6
1.1.2. Tình hình Nhật Bản

9
1.1.3.Vài nét về Thủ tướng J.Koizumi
14
1.2. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản
16
1.2.1. Liên minh Nhật - Mỹ vẫn là trụ cột
16
1.2.2. Nâng cao vai trò trên trường quốc tế
18
1.2.3. Tạo lập vị thế chủ đạo ở châu Á
19
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI ĐÔNG Á
DƢỚI THỜI THỦ TƢỚNG KOIZUMI (2001-2006)
21
2.1. Hợp tác song phƣơng
22
2.1.1.Quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc
22
2.1.2.Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc
38
2.1.3. Quan hệ Nhật Bản - CHDCND Triều Tiên
44
2.2. Hợp tác khu vực
53
2.2.1. Quan hệ Nhật Bản - ASEAN
54
2.2.2. Quan hệ Nhật Bản và ASEAN + 3
61
2.2.3. Hợp tác ba bên Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc
65

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT
BẢN ĐỐI VỚI ĐÔNG Á DƢỚI THỜI THỦ TƢỚNG KOIZUMI (2001-2006)
71
3.1. Những đặc điểm cơ bản
71
3.2. Những tác động tới thế giới, khu vực và
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
79
KẾT LUẬN
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
89
PHỤ LỤC
98


1
MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Diễn biến tình hình quốc tế và khu vực, trong đó có chính sách đối
ngoại của các nước, nhất là các nước lớn, là mối quan tâm của tất cả các quốc
gia để từ đó mỗi quốc gia kịp thời điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình
nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trong đó có Đông Á) được đánh giá là
khu vực có mức tăng trưởng nhanh thế giới với ba siêu cường kinh tế Mỹ,
Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhật Bản đóng vai trò một nước lớn không chỉ trong khu vực Đông Á
mà ở cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Chính sách đối ngoại
của Nhật Bản không chỉ tác động đến quan hệ quốc tế trong khu vực, mà còn

tác động đến từng quốc gia Đông Á. Những năm đầu thế kỷ XXI, Junichiro
Koizumi nắm quyền lãnh đạo đất nước Nhật Bản. Trong 6 năm cầm quyền,
chính sách đối ngoại của ông đã gây sự chú ý lớn cho các nhà lãnh đạo, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu
Việt Nam là nước thuộc khu vực Đông Á và trong nhiều năm qua Nhật
Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt, quan hệ Việt Nam -
Nhật Bản đã được nâng lên thành đối tác chiến lược vào giữa năm 2007.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đang
từng bước thực hiện đổi mới tư duy đối ngoại, độc lập tự chủ, đa phương hoá,
đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, và hơn hết đang tìm con đường phát
triển phù hợp cho đất nước trên bình diện đối ngoại. Do đó, việc tìm hiểu
chính sách đối ngoại của các nước hiện nay là rất cần thiết. Nghiên cứu
“Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Đông Á dưới thời Thủ tướng
Koizumi (2001 - 2006)" sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Cho đến nay ở

2
Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về giai đoạn cầm quyền
của J.Koizumi, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan
tâm đến Nhật Bản, đặc biệt là chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chính sách đối ngoại hay quan hệ đối ngoại của Nhật Bản là mối quan
tâm của rất nhiều học giả Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu được
công bố thành sách như: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau
Chiến tranh lạnh do Ngô Xuân Bình chủ biên, được NXB Khoa học Xã hội
phát hành năm 2000; Nhật Bản năm đầu thế kỷ XXI cũng của Ngô Xuân Bình
và Hồ Việt Hạnh chủ biên, NXB Khoa học Xã hội phát hành năm 2002; Quan
điểm của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế do Trần Quang Minh chủ biên, NXB KHXH xuất bản
năm 2007; Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh mới và
tác động của nó tới Việt Nam của Vũ Văn Hà (ch.b), NXB KHXH, 2007…

Bên cạnh đó, chủ đề này cũng được đề cập trong các công trình khác: Chiến
lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong thập niên đầu
thế kỷ XXI của Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Văn Du, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội - 2006; Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI vấn đề, sự
kiện và quan điểm của Trình Mưu - Vũ Quang Vinh (đồng chủ biên), NXB Lý
luận chính trị, Hà Nội - 2005. Một số cuộc hội thảo đã được tổ chức bàn thảo
về vấn đề này như hội thảo: Nhật Bản trong thế giới Đông Á và Đông Nam Á
diễn ra năm 2003 của Khoa Đông Phương học - Đại học KHXH & NV thành
phố Hồ Chí Minh; Hội thảo Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau
Chiến tranh lạnh do Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức tháng 11/1997.
Bên cạnh đó là các bài viết liên quan được đăng tải trên các tạp chí
nghiên cứu trong nước: T/ch nghiên cứu Quốc tế, T/ch nghiên cứu Nhật Bản
và Đông Bắc Á, T/ch nghiên cứu Đông Nam Á, T/ch Nghiên cứu Trung

3
Quốc… như bài viết của tác giả Hồ Châu: “Chiến lược đối ngoại của Nhật
Bản trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, T/ch nghiên cứu Nhật Bản và
Đông Bắc Á, số 2(56) 4/2005; Dương Phú Hiệp: “Sự điều chỉnh chính sách
của Nhật Bản sau sự kiện 11/9, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á,
số 4 (40), 8/2002; Ngô Xuân Bình: “Điều chỉnh chính sách đối ngoại của
Nhật Bản và tác động tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản”, T/ch chí nghiên cứu
Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4(46), 8/2003; Nguyễn Duy Dũng: “Điều chỉnh
chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới”, T/ch Nghiên
cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 10/2006; Đinh Thị Hiền Lương: “Một số
nét mới trong chính sách của Nhật Bản đối với khu vực Đông Á”, T/ch
Nghiên cứu quốc tế số 2(65), 6/2006; Phạm Quý Long: “Liên kết Đông Á
trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản: ý tưởng và hành động”, T/ch
Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 4(4/2007) .
Tham khảo công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, có thể kể
tên một số tác phẩm sau đây: Koizumi diplomacy: Japan's kantei approach to

foreign and defense affairs của Omohito Shinoda do University of
Washington Press phát hành tại London nă m 2007; Japan's relations with
China: facing a rising power của Peng Er Lam, Routledge Publishers,
London-2007; Japanese foreign policy today của Takashi Inoguchi và
Purnendra Jain, Palgrave Publishers, New York - 2000; Japan's foreign policy
since 1945 của, Kevin J. Cooney, M.E. Sharpe Publishers, New York - 2007;
Japan's Foreign Policy, 1945-2009: The Quest for a Proactive Policy của
Kazuhiko Togo, IDC Publishers, Netherlands - 2010; Japanese foreign policy
in Asia and the Pacific của Akitoshi Miyashita và Yoichiro Sato, Palgrave
Publishers, New York - 2001;
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên tuy khác nhau về quy
mô và phạm vi nghiên cứu song thường đề cập thiên về chính sách đối ngoại

4
nói chung của Nhật Bản, trong đó một phần nào đó có đề cập đến khu vực
Đông Á, hoặc chủ yếu nêu lên thực trạng quan hệ giữa Nhật Bản với các đối
tác. Việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với khu vực
Đông Á, nhất là những năm đầu thế kỷ XXI (2001 - 2006) dưới thời Thủ
tướng Koizumi là một chủ đề chưa được nghiên cứu riêng. Luận văn sẽ đi sâu
tìm hiểu chính sách đối ngoại của Thủ tướng Koizumi trong quan hệ song
phương va quan hệ đa phương với một số đối tượng chính trong khu vực
Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đánh
giá, nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản với toàn bộ khu vực Đông
Á thời gian này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nghiên cứu, phân tích những chính sách, chủ trương, và
thực trạng quan hệ của Nhật Bản đối với một số nước trong khu vực Đông Á
và với một số khuôn khổ hợp tác trong khu vực Đông Á
1
.

- Phạm vi: khoảng thời gian 2001 - 2006 khi Koizumi nắm quyền Thủ
tướng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc
kết hợp với phương pháp luận quan hệ quốc tế là chủ yếu. Các phương pháp
khác như phương pháp đối chiếu, tổng hợp, thống kê được sử dụng với mức
độ khác nhau hỗ trợ cho các phương pháp chủ yếu trên.
5. Cấu trúc của luận văn


1
Trong công trình này, khái niệm Đông Á được dùng theo cách hiểu phổ biến, tức là bao
gồm Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc (gồm cả Đài Loan và Hồng Kông) và 10
nước thành viên ASEAN ở Đông Nam Á.

5
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn
gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối
với Đông Á dưới thời Thủ tướng Koizumi (2001-2006)
Chƣơng 2: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Đông Á dưới
thời Thủ tướng Koizumi (2001-2006)
Chƣơng 3: Một số nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối
với Đông Á dưới thời Thủ tướng Koizumi (2001-2006)


6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT

BẢN ĐỐI VỚI ĐÔNG Á DƢỚI THỜI THỦ TƢỚNG KOIZUMI
(2001-2006)

Chính sách đối ngoại của bất kỳ một quốc gia nào cũng phải được xây
dựng trên cơ sở của sự tương tác giữa tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong
nước, khu vực và quốc tế. Trong khoảng thời gian những năm cuối của thế kỷ
XX và những năm đầu thế kỷ XXI, môi trường trong nước và ngoài nước
Nhật Bản có nhiều thay đổi lớn, khiến cho Nhật Bản phải điều chỉnh chính
sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới, nhất là với khu vực Đông Á -
một khu vực đặc biệt quan trọng đối với Nhật Bản.
1.1. Bối cảnh trong và ngoài nƣớc
1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh vào đầu thập niên 90 của thế kỷ
XX đến nay, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới nói chung, cũng
như khu vực Đông Á nói riêng đã có nhiều biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, xã hội,… khiến cho hầu hết các quốc gia, lãnh thổ bị
cuốn vào dòng chảy hội nhập của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá, cũng vì
vậy, sự liên kết, hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia, lãnh thổ ngày càng
gia tăng mạnh mẽ hơn. Thế giới đang chứng kiến sự lớn mạnh của các khối
liên kết khu vực như EU, NAFTA, APEC, ASEAN và các tổ chức liên kết
khác ở châu Phi và Mỹ Latinh. Chỉ tính riêng liên kết giữa ASEAN với các
nước Đông Bắc Á tạo thành ASEAN + 1, ASEAN + 3…cùng với đó là sự
hình thành các khu vực thương mại tự do của các khối liên kết đã khiến cho
hoạt động kinh tế của nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Đông Á trở nên
sôi động hơn bao giờ hết.

7
Từ thế giới hai cực trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, thế giới ngày nay đã
trở thành thế giới của nhất siêu (Mỹ) và đa cường. Ngoài các cường quốc cũ
như Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Nga,… đã nổi lên một cường quốc mới đầy

triển vọng, khiến các cường quốc cũ, kể cả Mỹ cũng phải lo ngại - đó là
Trung Quốc. Sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho Mỹ, cường quốc số một thế
giới trở thành siêu cường duy nhất với sức mạnh vượt trội cả về kinh tế, khoa
học - công nghệ và quốc phòng. Với vị thế áp đảo đó đối với thế giới, những
năm gần đây Mỹ đã lộ rõ quyết tâm sử dụng sức mạnh vượt trội của mình để
giải quyết các vấn đề quốc tế. Chẳng hạn, Mỹ đã phớt lờ vai trò điều phối, can
thiệp, và gìn giữ hoà bình thế giới của Liên Hợp Quốc, cũng như sự phản đối
của nhiều cường quốc khác, bất chấp dư luận tiến bộ thế giới để tiến hành
cuộc xâm lược Iraq (2003). Không những thế, Mỹ còn lợi dụng danh nghĩa
phát động cuộc chiến chống khủng bố kể từ sau sự kiện 11/9/2001 để đơn
phương đánh đòn phủ đầu, "gây sự" với những quốc gia giàu tài nguyên dầu
lửa ở Trung Đông. Chính sách của Mỹ ở khu vực này đã trực tiếp đến tác
động đến mối quan hệ Mỹ - Israel,. Cũng từ đó tác động đến trật tự của cả thế
giới Ảrập Hồi giáo. Hệ quả là nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Đông
Nam Á, một khu vực có số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới, cũng đã trở
thành đối tượng quan tâm của Mỹ. Vì vậy đã khiến cho các quốc gia, lãnh thổ,
kể cả một số trường hợp thân thiện với Mỹ ở khu vực Đông Á như Nhật Bản,
Hàn Quốc và một số nước thành viên ASEAN cũng phải lo ngại về sức mạnh
vượt trội cùng với tham vọng "bá chủ thế giới" của " nhất siêu" này.
Trong lĩnh vực an ninh - chính trị và quốc phòng ở khu vực Đông Á,
hiện tại vẫn đang tiềm ẩn một số mâu thuẫn về tranh chấp lãnh thổ bao gồm
cả vùng biển, hải đảo, trong đó vấn đề Đài Loan luôn gây ra sự căng thẳng
trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và kể cả với Nhật Bản. Ngoài ra, còn
có các mâu thuẫn về tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản với Nga, giữa Trung

8
Quốc với Nhật Bản, Việt Nam, Bruney, Philipin, và với Malaysia; mâu thuẫn
về một số vấn đề do lịch sử để lại từ hậu quả chiến tranh xâm lược của Nhật
Bản hồi thế chiến thứ hai đối với Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác
ở Đông Nam Á. Vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên vẫn còn đầy chông gai

và thách thức, vì trước mắt cần phải giải quyết ổn thỏa cuộc khủng hoảng hạt
nhân ở CHDCND Triều Tiên - vấn đề nan giải nhất đang đe doạ an ninh Đông
Á và cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay.
Liên quan đến một số vấn đề chung khác của thế giới, trong đó có khu
vực Đông Á, hiện đang đòi hỏi tất cả các quốc gia, lãnh thổ khác nhau phải
cùng giải quyết - đó là các vấn đề an ninh môi trường, sinh thái với các những
hiểm hoạ thiên tai, dịch bệnh lan tràn như hạn hán, lũ lụt, các bệnh dịch
HIV/AIDS, SARS, v.v… Ngoài ra, một vấn đề chung khác và cũng là nguyên
nhân khiến cho nhiều quốc gia, lãnh thổ phải xích lại gần nhau hơn nữa (như
trên đã phần nào đề cập đến), đó là chủ nghĩa khủng bố đang trở thành hiểm
hoạ lớn nhất của thời đại ngày nay đối với hoà bình, an ninh chính trị, kinh tế,
xã hội. Ở khu vực Đông Á, đặc biệt là Đông Nam Á, vấn đề này cũng đang
rất nan giải trước nguy cơ tiềm ẩn của những mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc,
trong đó có một số điểm nóng như Indonesia, Philippin và kể cả Thái Lan…
Thực tế cho thấy việc chống lại chủ nghĩa khủng bố không còn là vấn đề quan
tâm của riêng quốc gia, lãnh thổ nào mà đã trở thành vấn đề quan tâm chung
của cả khu vực và thế giới.
Có thể thấy rằng, tình hình quốc tế và khu vực những năm 1990 của thế
kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI có những biến đổi sâu sắc: Chiến tranh
lạnh kết thúc, sức mạnh kinh tế trở nên quan trọng hơn sức mạnh quân sự, xu
hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra phổ biến, sự lớn mạnh của Trung
Quốc, những bất ổn về an ninh trên thế giới và khu vực Đông Á là những

9
yếu tố quan trọng buộc Nhật Bản phải quan tâm khi hoạch định chính sách
đối ngoại.
1.1.2. Tình hình Nhật Bản
Thực trạng kinh tế, chính trị và xã hội ở Nhật Bản cũng là những cơ sở
trọng yếu tạo lập nền tảng cho Nhật Bản điều chỉnh và thực thi chính sách đối
ngoại. Sự điều chỉnh trước hết và căn bản là phục vụ nhu cầu nội tại của Nhật

Bản. Sau đây chúng ta xem xét một số khía cạnh quan trọng của thực trạng đó
ở Nhật Bản dưới góc độ là cơ sở để hoạch định chính sách ngoại giao của
Nhật Bản với thế giới nói chung, và với khu vực Đông Á nói riêng.
Về kinh tế
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận khiến cho
nền kinh tế bị kiệt quệ và vị thế chính trị bị suy giảm. Sau hai thập kỷ, Nhật
Bản đã vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế, và là một trong ba trung
tâm tài chính lớn nhất thế giới cùng với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Tuy
nhiên, sự phát triển “kỳ diệu” đã chững lại khi nền kinh tế của Nhật Bản bị sút
kém một cách đột ngột từ năm 1990 và đình trệ kể từ đó. Nguyên nhân là do
sự đổ vỡ của "nền kinh tế bong bóng" vào đầu những năm 1990 đã đẩy Nhật
Bản vào tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng và kéo dài suốt thập kỷ
1990. Từ năm 1991 đến năm 2000, Tỷ lệ tăng GDP bình quân của Nhật Bản
chỉ là 1,38%. Tỷ lệ tăng GDP các năm 2000, 2001 và 2002 tương đương
2,8%, 0,4% và 0,3%[1, Tr.6]. Những ngành kinh tế bị tác động nghiêm trọng
nhất là ngân hàng, tài chính và các công ty tín dụng.
Trong lúc đang phải trải qua những khó khăn kinh tế dài hạn thì cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (1997-1998) đã ảnh hưởng không nhỏ
đến Nhật Bản bởi Nhật Bản là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực. Nhiều nước
Châu Á ở trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại với Nhật Bản. Trong
thời gian khủng hoảng, đồng yên sụt giá một cách nhanh chóng. Toàn bộ hệ

10
thống tài chính - ngân hàng Nhật Bản bị chao đảo. Năm 1998, giá trị bất động
sản lao xuống vực thẳm mất 80% giá trị so với năm 1991. Giá cổ phiếu và
bất động sản sụt giảm dẫn đến sự phá sản của hàng loạt công ty, doanh nghiệp
Nhật Bản. Giá trị tổng sản lượng quốc gia (GDP) trong suốt thời kỳ kinh tế
đình trệ chỉ tăng từ 428.826 tỷ Yên (năm 1990) đến 469.480 tỷ Yên (năm
2000). Đến ngày 18/5/2001, Nhật Bản đã xuất bản cuốn "Sách trắng về
thương mại năm 2001" với nhan đề "Đối mặt với những thách thức của thế kỷ

XXI về chính sách kinh tế đối ngoại". Cuốn sách này cho thấy thời đại mô
hình kinh tế "đàn nhạn bay" của châu Á mà con chim đầu đàn là Nhật Bản đã
chấm dứt.
Chính tình trạng kinh tế suy thoái sau hơn 1 thập kỷ vẫn chưa có lối
thoát là nguyên nhân gây những biến đổi chính trị và bất ổn xã hội ở Nhật
Bản.
Về chính trị - an ninh
Trước khi Koizumi lên nắm quyền, nền chính trị Nhật Bản trong thời
gian dài luôn biến động với việc thay đổi liên tục người ở cương vị Thủ
tướng. Cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản năm 1993 đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong nền chính trị Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Đó là sự
kiện đảng Dân chủ Tự do (DCTD) mất vai trò lãnh đạo sau 38 năm cầm
quyền liên tục. Mặc dù dưới sự lãnh đạo của đảng DCTD trong gần 4 thập kỷ
nước Nhật đã đạt được những tiến bộ thần kỳ, nhưng hệ thống chính trị đã
bộc lộ những khuyết tật lớn dẫn đến tham nhũng chính trị tràn lan, bê bối tài
chính liên tục liên quan đến nhiều chính khách, lãnh đạo đất nước. Những
hiện tượng này gây bất bình lớn trong dân chúng đòi hỏi ban lãnh đạo Nhật
Bản phải có những thay đổi trong cách thức điều hành đất nước.
Một vấn đề nổi cộm nữa là việc sửa đổi Hiến pháp. Trong quá trình
thực thi Hiến pháp từ năm 1946 đến nay, vấn đề sửa đổi Hiến pháp đã nhiều

11
lần được đặt ra. Có nhiều lý do khiến người Nhật muốn sửa đổi Hiến pháp
nhưng trong đó có hai lý do chính: thứ nhất là người Nhật cho rằng bản Hiến
pháp này là kết quả áp đặt từ bên ngoài (thực chất tác giả của bản Hiến pháp
là người Mỹ); thứ hai là bản Hiến pháp cấm Nhật Bản trở thành một quốc gia
bình thường, có lực lượng quân sự riêng. Lý do thứ hai gắn với việc phải sửa
đổi điều 9. Nếu điều này được sửa đổi, Nhật Bản sẽ có lực lượng quân đội, sẽ
dễ dàng đưa quân ra nước ngoài, phối hợp hành động với Mỹ trong việc thực
hiện Hiệp ước an ninh quân sự, tăng cường vai trò của Nhật Bản trong an ninh

khu vực. Tuy nhiên, do thủ tục sửa đổi Hiến pháp phức tạp (cần phải có 2/3 số
nghị sĩ hai viện thông qua và sau đó phải trưng cầu dân ý và phải được quá
50% số người ủng hộ) và nhiều lý do khác nữa nên cho đến năm 2000, người
ta mới có những động thái cụ thể nhằm thực hiện vấn đề này. Tháng 2 năm
2000, Quốc hội Nhật Bản đã thành lập Ủy ban Nghiên cứu Hiến pháp ở cả hai
viện gồm 45 Thượng nghị sĩ và 50 Hạ nghị sĩ. Trong cuộc điều tra của tờ báo
Nikkei vào tháng 4 năm 2000, khi được hỏi ý kiến về việc sửa đổi Hiến pháp,
số người đồng ý chiếm tới 60,5% trong khi số người phản đối chiếm 31,5%.
Trong Đảng Tự do và Đảng Bảo Thủ, số người tán thành sửa đổi Hiến pháp là
75,3% và không tán thành là 84,6%, còn Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội Dân
Chủ phản đối việc làm này[1, Tr.95]. Vấn đề cốt lõi gây tranh cãi nhất xung
quanh việc sửa đổi Hiến pháp là điều 9. Sửa đổi điều này có nghĩa là làm cho
Nhật Bản trở thành quốc gia bình thường có lực lượng quân sự riêng. Điều
này khơi gợi lại nỗi đau của sự thất bại, đồng thời làm tăng thêm suy nghĩ về
tính hiếu chiến của Nhật Bản trong con mắt của những nước đã từng bị quân
đội Nhật xâm lược. Do đó, nó không chỉ là chủ đề nổi cộm trong nước mà cả
ở những nước láng giềng từng bị chiếm đóng trong thời kỳ chiến tranh.

12
Sau sự kiện khủng bố ở Mỹ ngày 11/9/2001, Quốc hội Nhật Bản đã
thông qua 3 Luật chống khủng bố
2
, cho phép Nhật lần đầu tiên kể từ sau thế
chiến thứ hai được cử quân đội ra nước ngoài, hợp tác với Mỹ chống khủng
bố.Và Nhật Bản đã sớm cử lực lượng phòng vệ tham gia giúp đỡ hậu cần cho
chiến dịch chống khủng bố do Mỹ đứng đầu ở Afghanistan. Sau đó, Nhật Bản
tiếp tục đưa 600 binh sĩ sang Irắc thực hiện các hoạt động nhân đạo. Đây là
bước chuyển mới trong chính sách quốc phòng của Nhật, từng bước tăng
cường và mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng phòng vệ.


Về xã hội
Tình trạng thất nghiệp gia tăng với tỷ lệ kỷ lục trên 5% , một tỷ lệ được
ghi nhận là tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế Nhật Bản kể từ sau thế chiến thứ
hai. So với mức tiêu chuẩn của thế giới thì tỷ lệ này vẫn không phải là cao
nhưng đối với Nhật Bản thì đó là con số khổng lồ, bởi tỷ lệ thất nghiệp tại
Nhật Bản chưa bao giờ quá mức 2,8% trong thập niên 1980. Nhật Bản vốn tự
hào về nền kinh tế mạnh, xã hội ổn định, người dân có đủ công ăn việc làm và
thất nghiệp được kiểm soát ở mức độ thấp nhất trong các nước tư bản chủ
nghĩa. Nhưng đánh giá như vậy chỉ phù hợp với hình ảnh nước Nhật của thời
kỳ tăng trưởng cao.
Cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng, số công ăn việc làm mới được tạo ra
trong toàn bộ nền kinh tế lại giảm đi. Nếu lấy năm 2000 làm cơ sở thì năm
2001 con số này giảm 1,1%. Lý do có thể tìm thấy là sự cắt giảm 49% nhu
cầu tạo công việc mới trong ngành điện máy và có một sự sụt giảm ghê gớm
trong ngành cung cấp dịch vụ thông tin do nhu cầu thị trường co hẹp. Ở một
số khu vực kinh tế, những người lao động có thâm niên công tác từ 25 đến 34
năm, được khuyến khích nghỉ việc tự nguyện. Con số tự nguyện nghỉ việc


2
Gồm: Luật đặc biệt chống khủng bố, Luật sửa đổi Lực lượng phòng vệ và Luật sửa đổi Cục bảo an trên
biển

13
trong nửa năm đầu 2001 tăng từ 160.000 lên 520.000 người. Các tập đoàn
công nghiệp lớn như Fujitsu, Toshiba hay Matsushita đã phải cắt giảm hàng
loạt công ăn việc làm để đối phó với tình trạng tăng trưởng âm của nền kinh
tế.
Tình trạng thất nghiệp cũng góp phần gây nên những hậu quả xấu trong
xã hội. Các vụ tự tử vẫn ở mức độ cao - hiện tượng không có gì mới lạ đối với

người dân Nhật. Theo kết quả điều tra và ghi nhận của Cơ quan cảnh sát Nhật
Bản (Nation Police Agency - NPA), năm 2000 có tới 31.957 vụ tự tử. Có
nhiều lý do dẫn đến hiện tượng trên song lý do kinh tế như thất nghiệp, nợ
nần là nguyên nhân chính gây ra các vụ tự tử. Bên cạnh đó, tình trạng tội
phạm cũng gia tăng. Theo báo cáo thống kê của NPA: trong 2 quý đầu năm
2001, tổng số vụ tội phạm được thông báo là 1.288.381 vụ, tăng 15,9% so với
năm 2000. Mức độ an toàn xã hội càng đáng lo ngại hơn khi số vụ phạm tội
được cơ quan điều tra làm sáng tỏ giảm xuống còn 19% so với năm 2000 là
25,3%.
Nhật Bản là quốc gia có chỉ số tuổi thọ cao nhất thế giới. Hiện tượng
già hóa dân cư ở Nhật Bản phản ảnh xu hướng phổ biến của cả xã hội phát
triển, là một trong những vấn đề nan giải, làm thay đổi cơ cấu dân số và nảy
sinh hàng loạt vấn đề kinh tế xã hội, trong đó có việc đảm bảo cuộc sống cho
số người già. Sự gia tăng người già trong dân số cũng làm cho cơ cấu tiêu
dùng của dân cư thay đổi, chỉ số tiêu dùng cá nhân tăng chậm. Trong khi đó,
chi phí cho phúc lợi xã hội không ngừng tăng lên. Đây cũng là vấn đề nhức
nhối trong xã hội Nhật Bản.
Hệ thống phúc lợi xã hội của Nhật Bản có nhiều vấn đề đòi hỏi phải cải
cách như tăng mức đóng bảo hiểm y tế, tăng độ tuổi bảo hiểm y tế…Kế hoạch
cải cách được đặt ra nhằm cứu vãn chế độ bảo hiểm y tế trên toàn quốc đang
trong tình trạng thâm hụt tài chính hàng trăm tỷ yên một năm. Việc này gây

14
khá nhiều tranh cãi bởi nó động chạm đến lợi ích chính trị liên quan đến các
đảng phái chính trị ở Nhật Bản. Cũng có những ý kiến cho rằng đây chưa phải
là thời điểm thích hợp cho việc thực hiện cải cách. Theo cách nhìn của Bộ Y
tế và Phúc lợi Nhật Bản thì cải cách sẽ dẫn tới làm tăng gánh nặng về mặt tài
chính cho người lao động và người già.
Có thể thấy kinh tế suy thoái sau hơn một thập kỷ vẫn chưa có lối thoát
cùng với những biến động chính trị và các vấn đề nhức nhối của xã hội đã cho

thấy sơ qua tình hình nước Nhật khi bước sang thế kỷ XXI. Chính những
những khó khăn, bất ổn trong nước cùng với những thay đổi của tình hình
quốc tế đã tạo lập cơ sở để Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại với thế
giới nói chung, và với khu vực Đông Á nói riêng.
1.1.3. Vài nét về Thủ tƣớng J. Koizumi
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản với Đông Á không chỉ phụ thuộc
vào bối cảnh trong và ngoài nước, mà nó còn liên quan đến vai trò to lớn của
người đảm nhiệm vị trí lãnh đạo đất nước, cụ thể ở đây là Thủ tướng Nhật
Bản J. Koizumi. Giữ chức Thủ tướng trong khoảng thời gian 5 năm (2001-
2006), Junichiro Koizumi trở thành thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản trong thế
kỷ XXI và cũng là người đầu tiên giữ ghế lãnh đạo đất nước lâu nhất kể từ
năm 1972
3
.
J. Koizumi sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942 tại thành phố Yokosuka,
thuộc tỉnh Kanagawa. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống chính
trị lâu đời. Ông nội của ông từng là Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông
những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20. Bố ông từng giữ chức Cục trưởng
Phòng vệ Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Ikeda (1960-1964) và Sato (1964-
1972). Năm 1978, ông lập gia đình với Kayoko Miyamoto và có 3 người con


3
Trước khi ông lên nắm quyền, Nhật Bản đã trải qua 10 đời thủ tướng trong vòng chỉ có 12 năm.


15
trai. Cuộc hôn nhân đã kết thúc năm 1982 và ông ở với 2 người con trai. Theo
những nhà nghiên cứu về Koizumi và gia thế của ông thì tính cách Koizumi
được thừa hưởng từ người cha.

J. Koizumi học ngành kinh tế tại Đại học Keio, sau đó sang Luân Đôn
du học. Ông là chính khách nói tiếng Anh lưu loát hiếm có trên chính trường
Nhật Bản. Năm 27 tuổi, J. Koizumi chuyển từ học lĩnh vực kinh tế sang học ở
lĩnh vực chính trị. Ông trúng cử và là hạ nghị sĩ lần đầu tiên vào năm 30 tuổi.
Sau đó, ông làm thư ký cho Takeo Fukuda, lúc đó đang giữ chức Bộ trưởng
Tài chính, và trở thành Thủ tướng Nhật Bản vào năm 1976. Chính Takeo
Fukuda là người phát hiện ra tài năng của ông và dìu dắt, bồi dưỡng ông trong
sự nghiệp chính trị.
J. Koizumi đạt được vị trí cấp cao đầu tiên vào năm 1979 với vai trò là
Thứ trưởng Bộ Tài chính và 3 lần làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi vào các
năm 1988, 1989, 1996. Năm 1992, ông được chỉ định làm Bộ trưởng Bộ Bưu
chính và Viễn thông. Ngày 24 tháng 4 năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch
đảng LDP và sau đó 2 ngày, ông trúng cử chức vụ Thủ tướng Nhật Bản.
J. Koizumi là người có kinh nghiệm hoạt động chính trị, có hình ảnh
liêm khiết, dám nói, dám làm, là người đại diện cho lớp chính khách trẻ của
Nhật Bản. Chỉ một tháng sau khi nhậm chức, công chúng ủng hộ ông đã tăng
đến 87%, tỉ lệ cao nhất mà không thủ tướng Nhật nào thời hậu chiến giành
được. Ông lên nắm quyền khi chính trị khủng hoảng, kinh tế trì trệ và những
bê bối trong Bộ ngoại giao. Với đường lối lãnh độc độc lập, quyết đoán, ông
đã đem lại nhiều thay đổi cho đất nước Nhật Bản: thay đổi phương thức bầu
cử Thượng nghị viện, cải tổ Nội các, thay đổi cơ cấu tổ chức và phong cách
làm việc của nhiều Bộ, cải cách cơ cấu kinh tế - tài chính, cải cách hành
chính, sửa đổi Hiến pháp liên quan đến vấn đề an ninh - quốc phòng Trong

16
đó, Thủ tướng Koizumi đặc biệt quan tâm đến việc điều chỉnh đường lối đối
ngoại của Nhật Bản.
1.2. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản
1.2.1. Liên minh Nhật - Mỹ vẫn là trụ cột
Mối quan hệ Nhật Bản - Mỹ trải qua nhiều thập niên và được xây dựng

trên cơ sở đồng thuận về hệ tư tưởng chính trị và được duy trì trên cơ sở Hiệp
ước an ninh Nhật - Mỹ ký năm 1951. Theo hiệp ước này, các lực lượng vũ
trang Mỹ được phép sử dụng các cơ sở, lãnh thổ của Nhật Bản và hiện khoảng
47.000 quân Mỹ đang đồn trú tại Nhật. Thay vào đó Mỹ có trách nhiệm phải
phản ứng lại trước các cuộc tấn công vào Nhật và bảo vệ Nhật dưới tấm lá
chắn hạt nhân của mình. Hơn một nửa số binh sỹ trên hiện đang đồn trú ở đảo
Okinawa, miền nam Nhật Bản.
Sự tồn tại của Liên minh Nhật Bản - Mỹ về quan hệ an ninh và những
lý do để giải thích cho việc cả Nhật Bản và Mỹ coi trọng mối quan hệ này
trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là sự đe dọa của Liên Xô. Nhưng khi sự đe dọa
này không còn, đã không ít lần cả hai nước xem xét lại mối quan hệ an ninh
song phương. Vấn đề này được đưa ra bàn luận khá nhiều và hai nước đã
nhiều lần điều chỉnh nội dung hợp tác an ninh, trong đó đặc biệt là việc đưa ra
Tuyên bố chung về “An ninh Nhật - Mỹ trong thế kỷ XXI” năm 1996 và
Phương châm phòng thủ mới Nhật - Mỹ vào năm 1997. Lý do điều chỉnh
chính sách an ninh là thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau
Chiến tranh lạnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ xung đột và sự hiện diện của Mỹ về
quân sự ở Đông Á là cần thiết để duy trì an ninh và ổn định ở khu vực này. Sự
ổn định của khu vực này và lợi ích của Nhật Bản sẽ không được bảo vệ nếu
thiếu nhân tố Mỹ.
Lợi ích trong việc đồng hành cùng Mỹ là điều không thể bác bỏ. Sự
thần kỳ về kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có được là

17
nhờ ô bảo vệ của Mỹ. Liên minh Nhật - Mỹ đã tạo điều kiện cho Nhật Bản cả
về an ninh quốc gia cũng như thị trường kinh tế cho các sản phẩm của Nhật
Bản. Sự thịnh vượng của Nhật Bản một phần là nhờ đi theo sự lãnh đạo của
cường quốc kinh tế Hoa Kỳ. Bởi vậy, các Chính phủ tiền nhiệm đã nhấn
mạnh tầm quan trọng của liên minh Nhật - Mỹ và duy trì hiện trạng quan hệ
thân cận với Mỹ nhằm phục vụ lợi ích của Nhật Bản. Thủ tướng Koizumi là

người chủ động thắt chặt hơn nữa mối quan hệ an ninh với Mỹ hơn bất cứ
người tiền nhiệm nào của ông. Ông từng phát biểu rằng, quan hệ Nhật - Mỹ
càng trở nên tốt đẹp thì quan hệ của Nhật Bản với các quốc gia châu Á càng
tốt hơn. Đặc biệt, quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo Thủ tướng Nhật Bản
Koizumi và Tổng thống Mỹ Bush khá mật thiết và gắn bó so với các mối
quan hệ trước đây giữa các nhà lãnh đạo hai nước.
Tuy nhiên, đường lối đối ngoại qua phụ thuộc vào Mỹ đã làm cho Nhật
Bản thụ động đối phó với những biến cố quốc tế. Và người ta thấy một khía
cạnh khác trong nền ngoại giao của Nhật Bản. Đó là một nền ngoại giao chủ
động và độc lập hơn mà thủ tướng Koizumi muốn thực hiện từ khi lên nắm
quyền. Nhật Bản chủ động từ việc hàn gắn quan hệ với các nước láng giềng,
việc tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế, cho tới phát huy vai trò
trong Liên Hợp Quốc và vai trò ở châu Á trong việc viện trợ ODA cho các
nước đang phát triển trong khu vực.
Mặc dù vậy, sự chủ động, và tính độc lập của nền ngoại giao Nhật Bản
vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, vẫn là hòn đá
tảng trong ngoại giao của Nhật Bản. Không ít nhà phân tích còn cho rằng, sự
độc lập và chủ động của ngoại giao Nhật Bản là có sự khuyến khích của Mỹ,
bởi một đồng minh thân cận có vai trò nổi bật ở khu vực, làm nhân tố kiềm
chế Trung Quốc, đồng thời không quá mạnh để lấn át vai trò của Mỹ là điều

18
mà Mỹ luôn mong đợi khi nước này đang cần chia sẻ bớt gánh nặng và cũng
không thể tránh khi Nhật Bản ngày càng mạnh lên.
1.2.2. Nâng cao vai trò trên trường quốc tế
Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản đã triển khai chính sách ngoại
giao tập trung vào các diễn đàn đa phương và các tổ chức quốc tế, nhất là
Liên Hợp Quốc. Điều này thể hiện rõ trong một số hoạt động của Nhật Bản:
Một là, tham gia tích cực trong hoạt động của các ngân hàng đa phương
và dần dần trở thành trụ cột tài chính cho các ngân hàng như IMF, ADB,…

Người Nhật không chỉ là những ông chủ tài chính của các ngân hàng mà còn
có vai trò thực sự trong việc điều hành hoạt động của các tổ chức này. Họ cho
rằng các ngân hàng phát triển đa phương là diễn đàn thích hợp để Nhật Bản
bày tỏ quan điểm và chính sách của mình; là công cụ tài chính quan trọng
đem lại phồn vinh cho các nước cũng như cho chính Nhật Bản.
Hai là, sử dụng viện trợ với tư cách là công cụ để thực hiện mục tiêu
chính trị: nâng cao vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế. Dù Nhật Bản
không coi các điều kiện chính trị là tiên quyết đối với việc nhận viện trợ song
thực tế đây là công cụ quan trọng để mở rộng ảnh hưởng và gia tăng vị thế
của Nhật Bản trên trường quốc tế. Nhật Bản là một trong những nước đứng
đầu về ODA cho các nước đang phát triển. Năm 2004, Nhật Bản viện trợ cho
các nước này 8.169 tỷ yên, năm 2005 là 7.862 tỷ yên và năm 2006 là 7.597 tỷ
yên. Không chỉ tăng quy mô, Nhật Bản còn điều chỉnh về phân bổ ODA.
Theo đó châu Á luôn là khu vực nhận nhiều ODA nhất, tiếp đó là châu Phi,
Mỹ Latinh, Sự điều chỉnh này quyết định bởi mức độ quan trọng và sự quan
tâm của Nhật Bản ở từng khu vực. ODA trở thành kênh quan trọng để tăng vị
thế của Nhật Bản và để thể hiện thái độ tích cực của Nhật Bản trong việc hợp
tác cùng các nước và toàn cầu giải quyết các vấn đề chung của thế giới.

19
Ba là, tích cực tham gia vào các hoạt động của Liên Hợp Quốc với
mong muốn trở thành Ủy viên thường trực của tổ chức này. Nhật Bản chủ
động tham gia hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên Hợp Quốc, tham gia giải
quyết các tranh chấp khu vực, cắt giảm vũ khí chiến lược, chống khủng bố,
phối hợp quốc tế giúp cho các nước đang phát triển giải quyết vấn đề lương
thực, năng lượng, môi trường,… Bên cạnh đó, Nhật Bản tích cực đóng góp
ngân sách cho Liên Hợp Quốc, là nước đóng góp lớn thứ hai sau Mỹ. Nhật
Bản còn tăng cường vận động tiến hành cải tổ cơ chế tổ chức của Liên Hợp
Quốc theo hướng mở rộng nhóm thường trực Hội đồng Bảo an để tạo cơ hội
cho Nhật Bản thành một ủy viên thường trực, có vai trò trong cơ cấu đầy

quyền lực của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này. Đó là mục tiêu mà Nhật
Bản cần đạt tới nhằm có vị thế mới trên trường quốc tế trong thế kỷ XXI.
1.2.3. Tạo lập vị thế chủ đạo ở châu Á
Nhật Bản tăng cường chiến lược "Trở lại châu Á", phát huy vai trò
người đại diện cho châu Á, lấy châu Á làm bàn đạp để từng bước đưa Nhật
Bản trở thành cường quốc về chính trị. Nhật Bản điều chỉnh chính sách châu
Á theo hướng nâng cao vị thế của mình nhằm trở thành người lãnh đạo châu
lục này không chỉ về kinh tế mà còn ở các lĩnh vực khác. Nhật Bản ngày càng
nhận thức được rằng: nếu chỉ gây ảnh hưởng bằng kinh tế trong đối ngoại thì
cuối cùng sẽ tạo ra xu hướng là chỉ đánh giá các vấn đề trên lợi ích kinh tế.
Điều này không chỉ tạo nên lối xử sự vị kỷ, chú trọng vật chất mà còn làm mờ
đi các mục đích cơ bản khác của chính trị và ngoại giao. Thậm chí lối từ duy
đó đã gây sự nghi ngờ và phản ứng của người châu Á và dường như càng làm
cho họ không tin tưởng vào ý đồ và trách nhiệm của Nhật Bản khi tham gia
giải quyết các vấn đề của khu vực. Đó là chưa nói đến những bất đồng mâu
thuẫn trong lịch sử với châu Á cũng là điểm yếu tâm lý của Nhật Bản trong
quan hệ với các nước. Vì vậy, thay đổi tư duy và chính sách đối ngoại của

20
Nhật Bản nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của Nhật Bản khi tham gia
giải quyết các vấn đề của khu vực là nội dung quan trọng trong chính sách
châu Á của Nhật Bản.
Thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản đã tích cực tham gia các tổ chức,
diễn đàn khu vực (APEC, ASEM, ASEAN + 3, …), tăng cường viện trợ cho
các nước châu Á, thành lập quỹ Miazawa, Quỹ đối tác châu Á… Khởi xướng
và tăng cường xây dựng hợp tác kinh tế song phương và đa phương.
Như vậy, dưới thời Thủ tướng Koizumi, song song với việc duy trì
quan hệ đồng minh thân cận với Mỹ, Nhật Bản có những điều chỉnh chính
sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập và chủ động, tạo lập vị trí
ở châu Á, nâng cao vai trò trên trường quốc tế nhằm vươn lên thành cường

quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế. Có thể nói rằng, sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản nói chung, với khu vực Đông Á nói
riêng những năm đầu thế kỷ XXI là kết quả của những thay đổi trong môi
trường quốc tế và khu vực cùng với những đòi hỏi mang tính nội tại của Nhật
Bản. Đồng thời sự điều chỉnh còn bị chi phối bởi quan điểm, tính cách của
người lãnh đạo đất nước lúc đó là Thủ tướng Koizumi. Giới phân tích chính
trị cho rằng Thủ tướng Koizumi đề xuất quan điểm theo một cách thức mới,
nhưng về cơ bản vẫn kế thừa các quan điểm trước đây của các chính phủ tiền
nhiệm.




21
CHƢƠNG 2
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI
ĐÔNG Á DƢỚI THỜI THỦ TƢỚNG KOIZUMI (2001-2006)

Mặc dù chỉ là một khu vực của châu Á song Đông Á là một khu vực
trọng yếu, tập trung khoảng 65% GDP của thế giới, 55% giá trị thương mại
toàn cầu, 50% tổng giá trị các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đang được
mệnh danh là "khu vực của thế kỷ XXI"[32,Tr.19]. Hơn nữa, khu vực Đông Á
là điểm giao thoa, đan xen lợi ích chiến lược của các nước lớn hàng đầu thế
giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ. Do đó, mối quan hệ quốc
tế trong khu vực Đông Á cũng chứa đựng những tính chất, những biến đổi
cũng như những xu hướng của quan hệ quốc tế nói chung. Chính vì thế mà
cục diện chính trị Đông Á, ở mức độ nào đó là hình ảnh thu nhỏ của cục diện
thế giới.
Nhật Bản là nước nằm trong khu vực Đông Á nên những lợi ích chiến
lược về kinh tế, chính trị và an ninh của Nhật Bản ở Đông Á có đặc điểm

riêng. Về mặt chính trị, an ninh, nước Nhật Bản nằm trên vành đai địa chính
trị nhạy cảm, thiếu ổn định về mặt an ninh (khủng hoảng trên bán đảo Triều
Tiên, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, ) đang tạo ra cả cơ hội cũng như thách
thức đối với lợi ích quốc gia - dân tộc Nhật Bản. Điều đáng lưu ý ở đây là sự
lớn mạnh không ngừng về sức mạnh toàn diện về kinh tế, chính trị, quân sự
của Trung Quốc đang tạo ra sự cạnh tranh lợi ích kinh tế, an ninh với Nhật
Bản trong khu vực. Về mặt kinh tế, việc mở rộng những cơ hội thương mại và
đầu tư tại các nước trong khu vực đang tạo ra cơ hội kiếm lời rất lớn cho Nhật
Bản. Các nền kinh tế này có khả năng giúp Nhật Bản đổi mới công nghệ và
gia tăng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao bằng việc
chuyển một bộ phận các nhà máy có công nghệ vừa phải ra nước ngoài và
đóng vai trò là nhà cung cấp các linh kiện, máy móc và dây chuyền sản xuất

22
hiện đại cho công việc lắp ráp, sản xuất hàng xuất khẩu tại nước đó. Sự liên
kết kinh tế đang diễn ra sôi động trong khu vực là cơ hội bổ sung giữa nền
kinh tế Nhật Bản với hầu hết các nền kinh tế còn lại của Đông Á. Hơn nữa, sự
khan hiếm về nhiên liệu, năng lượng cũng là bài toán khó đặt ra, buộc Nhật
Bản phải tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực nhất là với các quốc
gia có tiềm năng về nguồn dự trữ này.
Để duy trì lợi ích lợi ích vốn có của mình và hướng tới vai trò chủ đạo
trong khu vực, trên cơ sở diễn biến của quốc tế, khu vực, và tình hình trong
nước, cũng như đường hướng đối ngoại chung Nhật Bản, chính quyền Thủ
tướng Koizumi đã xây dựng chính sách đối ngoại với Đông Á tập trung vào 3
mối quan hệ song phương chính là Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên và 3 khuôn khổ hợp tác trong khu vực là ASEAN,
ASEAN + 3 và Hợp tác Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc.
2.1. Hợp tác song phƣơng
2.1.1. Quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc
Mối quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc vốn rất phức tạp vì đã trải qua

nhiều bước thăng trầm khác nhau. Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương
đồng về các điều kiện địa lý tự nhiên, nhất là về đời sống văn hoá - xã hội,
song lịch sử cũng đã ghi nhận giữa hai nước này có suốt một thời kỳ dài có
quan hệ thù địch, do quân đội phát xít Nhật xâm lược đã từng đã gây ra nhiều
tội ác đối với nhân dân Trung Quốc thời kỳ thế chiến thứ hai. Tiếp đó, trong
suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, do đối kháng về hệ thống chính trị, một bên là
đồng minh của Mỹ (Nhật Bản), còn một bên là liên minh với Liên Xô cũ
(Trung Quốc), vì thế cho nên về thực chất quan hệ Nhật - Trung khi đó tuy dù
đã được chính thức có thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao, song vẫn có
khoảng cách trong quan hệ giữa hai nước.

23
Chiến tranh lạnh kết thúc, bước vào thập niên 1990, trong bối cảnh hoà
bình, hợp tác cùng phát triển là xu thế chung của thế giới và khu vực, quan hệ
giữa hai nước đã "nồng ấm" dần lên, đặc biệt là kể từ nửa đầu thập niên này
90, quan hệ Nhật - Trung trên thực tế đã có nhiều chuyển biến ngày càng tích
cực hơn. Cả hai bên đều đã nhận thức được cần phải tạm gác lại những mâu
thuẫn, bất đồng để xích lại gần nhau trong liên kết, hợp tác cùng phát triển.
Nguyên nhân của sự có được dẫn đến nhận thức này, ngoài lý do tác động của
những nhân tố bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Á như đã đề cập ở trên, còn
có một lý do rất quan trọng, đó là hai bên đều thấy cần phải tranh thủ hợp tác
khai thác các những lợi thế so sánh của mỗi bên để trao đổi với nhau trong tất
cả các lĩnh vực, nhất là về lĩnh vực kinh tế, khoa học và công nghệ. Nhật Bản
rất cần Trung Quốc, ở với lợi thế là một thị trường thương mại, đầu tư và lao
động khổng lồ với có sức mua lớn và giá nhân công rẻ. Ngược lại Trung Quốc
rất cần Nhật Bản ở lợi thế về vốn đầu tư và khoa học - công nghệ cao.
Trong Sách Xanh của Bộ Ngoại giao Nhật Bản năm 2002 cũng nói rõ
quan điểm đối ngoại của Nhật Bản đối với Trung Quốc: "Quan hệ Nhật Bản -
Trung Quốc là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất
cũng như Trung Quốc là nước láng giềng thân thiết của Nhật Bản. Việc Trung

Quốc đóng một vai trò đáng kể trong cộng đồng quốc tế là cần thiết không chỉ
đối với sự ổn định và thịnh vượng của Nhật Bản và Trung Quốc, mà còn đối
với cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như toàn thế giới. Do đó,
Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực
và ủng hộ Trung Quốc tham gia các khuôn khổ quốc tế"[69, Tr.57].
- Quan hệ chính trị
Với quan điểm đối ngoại nói trên, ngay sau khi lên nhậm chức không
lâu, Thủ tướng Koizumi đã thực hiện chuyến thăm viếng Trung Quốc vào
ngày 8/10/2001. Chuyến thăm góp phần đáng kể vào việc xây dựng quan hệ

×