Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và tác động đối với kinh tế - xã hội Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH VÂN



CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
NĂM 2008-2009 VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI
KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM QUANG MINH






TP.HỒ CHÍ MINH -2010
2

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt 3-4


Danh mục các bảng biểu 5-6
MỞ ĐẦU 7
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008-2009
12
1.1. Nguyên nhân của khủng hoảng 12
1.2. Diễn biến và một số đặc điểm chủ yếu của cuộc khủng hoảng 14
1.3. Phản ứng chính sách của các nƣớc 18
CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI
VIỆT NAM 23
2.1. Tác động đối với phát triển kinh tế 23
2.2. Tác động lên xã hội 46
2.3. Tác động vị thế Việt Nam trên trƣờng quốc tế 49
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI KHỦNG
HOẢNG KINH TẾ 53
3.1. Một số giải pháp của chính phủ Việt Nam 53
3.2. Hợp tác quốc tế của Việt Nam nhằm ngăn chặn khủng hoảng kinh tế 64
3.3. Kết qủa của các giải pháp ngăn chặn khủng hoảng của Việt Nam 67
3.4. Triển vọng của kinh tế Việt Nam và thế giới 78
KẾT LUẬN 83
PHỤ LUC 87-93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94-97
3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACFFTA ASEAN-CHINA Free Trade Agreement
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -TRUNG QUỐC
AFTA ASEAN Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN

AKFTA ASEAN-KOREA Free Trade Area
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - HÀN QUỐC
AJCEP ASEAN-JAPAN Closer Economic Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-NHẬT BẢN
ASEAN Association of South East Nations
Hiệp Hội các nước Đông Nam Á
ASEM ASIA-EUROPE Meeting
Hội Nghị cấp cao Á-ÂU
CEPT EUROPEAN Conference of Postal and
Telecommunications Administrations
Hiệp định ưu đãi thuế quan chung các nước ASEAN
CPI Consumer Price Index
Chỉ số giá tiêu dùng
FED FEDERAL Reserve System
Cục dự trữ Liên Bang Mỹ
FDI Foreign Direct Investment
4

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ICOR Incremental Capital-Output Ratio
Tỷ suất thâm dụng vốn trên đơn vị sản lượng
IMF International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
ILO International Labour Organization
Tổ chức Lao Động Quốc tế
TĐ-TCT Tập đoàn- Tổng công ty
WB World Bank
Ngân Hàng Thế giới
WTO World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Quốc tế
WEF WORLD Economic Forum
Diễn đàn kinh tế thế giới








5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng trang
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam so với thế giới 23
Bảng 2.2: Vốn đầu tƣ toàn xã hội thực hiện năm 2009 27
Bảng 2.3: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2009 28
Bảng 2.4: Một số mặt hàng XNK chủ yếu của Việt Nam năm 2009 34
Bảng 2.5: Cán cân thƣơng mại hàng hóa phân theo khu vực kinh tế (tỷ USD) 35
Bảng 3.6:. Cấu phần gói kích cầu của Việt Nam, 4 tỷ USD 57
Đồ thị
Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trƣởng GDP theo quý 24
Đồ thị 2.2: Tốc độ tăng trƣởng theo khu vực sản xuất (giá so sánh năm 1994) 25
Đồ thị 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 – 2009 25
Đồ thị 2.4: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam và một số nƣớc (so với cùng kỳ năm
trƣớc) 87
Đồ thị 2.5: Thay đổi chỉ số giá tiêu dùng tháng sau so với tháng trƣớc từ 2005-2009
%) 88

Đồ thị 2.6: Kim ngạch xuất, nhập khẩu và cán cân thƣơng mại thời kỳ 2001 – 2009
(triệu đô la Mỹ) 31
Đồ thị 2.7: Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất, nhập khẩu theo quí năm 2007, 2008,
2009 (%) 32
Đồ thị 2.8: Kim ngạch XNK và cán cân thƣơng mại theo tháng năm 2009 33
Đồ thị 2.9: Khối lƣợng thƣơng mại với một số đối tác chủ lực năm 2009 (tỷ USD)
35
6

Đồ thị 2.10: Tốc độ tăng trƣởng GDP tại một số quốc gia và khu vực theo quý
(%) 36
Đồ thị 2.11: Biến động giá cả một số nhóm hàng cơ bản theo tháng (%) 36
Đồ thị 2.12:Tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chia theo nhóm hàng 37
Đồ thị 2.13: Tăng trƣởng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 chia theo nhóm hàng 37
Đồ thị 2.14: Các chỉ số hàng hóa cơ bản thời kỳ 2001-2009 39
Đồ thị 3.15: Quy mô gói kích cầu các nƣớc trong khu vực, % GDP 63
Đồ thị 3.16: Dao động GDP từ năm 1986 đến năm 2010 70
Đồ thị 3.17: Thu nhập và tiêu dùng sau khi trợ cấp 73
Đồ thị 3.18: Tốc độ tăng trƣởng 4 quý năm 2008 và 2009 75
Đồ thị 3.19: Tốc độ giảm vốn FDI thực hiện năm 2009 so với cùng kỳ
năm trƣớc, (%) 77
Hộp
Hộp 2.1: Rào cản thƣơng mại năm 2009 41
Hộp 3.2: Cấu phần gói kích cầu của Việt Nam 56
Hộp 3.3: Một số biện pháp hạn chế nhập siêu của Bộ Công thƣơng 58
Phụ lục
1. Diễn biến “ cơn bão khủng hoảng” tài chính toàn cầu 87-91
2. Đồ thị 4: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam và một số nƣớc ( so với cùng kỳ
năm trƣớc) 92
3. Đồ thị 5: Thay đổi chỉ số giá tiêu dùng tháng sau so với tháng trƣớc từ 2005-2009

% 92
4. Hộp 4. Ngƣời Việt Nam dùng hàng Việt Nam là biểu hiện của lòng yêu nƣớc . 93

7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong năm 2008, thế giới đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế
lớn nhất trong lịch sử của mình kể từ năm 1930. Cuộc khủng hoảng lần này, không
giống với các cuộc khủng hoảng khác từng xảy ra trong lịch sử hoặc khủng hoảng
cách đây 25 năm. Cuộc khủng hoảng này có quy mô rộng lớn hơn và tính chất phức
tạp hơn rất nhiều, đồng thời có sự khác biệt sâu sắc.
Về mặt kinh tế, cuộc khủng hoảng đã làm sụp đổ toàn bộ hệ thống tài chính-
tiền tệ của các ngân hàng hàng đầu thế giới, kéo theo sự phá sản của hàng loạt tập
đoàn kinh tế lớn, nổi tiếng thế giới. Về mặt chính trị-xã hội, cuộc khủng hoảng đã
tạo ra sự bất ổn chính trị xã hội ở tất cả các nước phát triển. Về quan hệ quốc tế,
cuộc khủng hoảng cũng buộc các quốc gia phải tập hợp nhau lại, tìm cách đối phó
trên cơ sở đưa ra những hành động chung.
Cho đến nay, vì cuộc khủng hoảng mới diễn ra và vẫn còn chưa kết thúc, nên
trên thế giới vẫn chưa có ý kiến thống nhất về cuộc khủng hoảng này ví dụ như về
nguyên nhân, tác động của cuộc khủng hoảng và đặc biệt là các biện pháp đối phó
nhằm giải quyết hậu quả của nó. Ở Việt Nam, tình trạng cũng tương tự như vậy.
Các chuyên gia cũng đang có những đánh giá khác nhau về tác động của cuộc
khủng hoảng đối với nền kinh tế và những đối sách mà chính phủ cần phải đưa ra
nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng này.
Khủng hoảng nói chung và khủng hoảng kinh tế 2008-2009 nói riêng thực sự
là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về sự
phát triển trong một thế giới đầy biến động. Vì những lý do trên đây, em đã quyết
định chọn “Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và tác động đối với
kinh tế-xã hội Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Quốc tế học của mình.



8

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Khủng hoảng tài chính và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam là chủ
đề được nhiều tổ chức, học giả, chuyên gia trong và ngoài nước quan tâm nghiên
cứu. Trong nước rất nhiều chuyên gia, nhà hoạt động chính sách đã chỉ ra các kênh
tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới tiến trình phát triển kinh tế ở Việt
Nam. Báo cáo thường niên của CIEM về Kinh tế Việt Nam năm 2008 phân tích
thực trạng kinh tế - xã hội và phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam nhằm
ứng phó với suy thoái kinh tế ở thời kỳ hậu khủng hoảng. TS. Vũ Quang Việt
(2009) đã có những đánh giá khá sâu sắc về hiệu quả kinh tế và chính sách kinh tế
năm 2008 thời kỳ hậu khủng hoảng.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2009) đã công bố nghiên cứu
về tác động của khủng hoảng toàn cầu tới các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS, 2009), với sự tài trợ của Ngân
hàng Thế giới, Oxfam Anh (OGB) và ActionAid Việt Nam (AAV) đã tiến hành
nghiên cứu đánh giá nhanh về các doanh nghiệp, làng nghề và việc làm tại một số
tỉnh nhằm chỉ ra tác động của khủng hoảng toàn cầu tới việc làm ở Việt Nam, Viện
Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD, 2009)
cũng xuất bản một nghiên cứu thực địa về tác động của suy thoái kinh tế tới các
điều kiện sống của các hộ dân nông thôn và hiệu quả của viện trợ Chính phủ.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại
học KHXH&NV, 2009), với sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg cũng đã công bố
nghiên cứu về khủng hoảng tài chính toàn cầu và đối sách của Việt Nam
[21, tr. 19 ]
Một số hội thảo, tọa đàm khoa học về chủ đề khủng hoảng kinh tế và tác
động đến kinh tế Việt Nam với nhiều bài tham luận có giá trị khoa học như các hội
thảo do Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ

chức,… Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành. Nhiều học giả, tổ chức nước ngoài cũng quan tâm đến vấn đề này, trong đó
nhấn mạnh tác động của khủng hoảng toàn cầu tới việc làm tại Việt Nam thông qua
“hệ số co giãn” của việc làm theo tăng trưởng. Các tổ chức chính phủ, phi chính phủ
9

quốc tế và viện nghiên cứu Việt Nam đã tiến hành nhiều nghiên cứu có giá trị. Ngân
hàng Thế giới (2009) trong báo cáo “Taking Stock” đã đưa ra bức tranh tổng quan
về tình hình kinh tế sau khủng hoảng toàn cầu.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới, chỉ đề cập đến từng khía cạnh của
cuộc khủng hoảng mà chưa có cái nhìn tổng thể, toàn diện về nguyên nhân, diễn
biến và nhất là tác động của nó đối với kinh tế - xã hội Việt Nam. Hy vọng rằng
luận văn này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề trên.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2008-2009 bao gồm nguyên nhân khủng hoảng, diễn biến, tính chất và quy mô của
cuộc khủng hoảng cũng như tác động của nó đối với hai lĩnh vực chủ yếu là kinh tế
và xã hội của Việt Nam.
Về thời gian: Luận văn chỉ tập trung vào hai năm 2008-2009 là khi khủng
hoảng bắt đầu nổ ra và có tác động sâu rộng đối với thế giới và Việt Nam
Về không gian: Vì thời gian và khả năng khai thác nguồn tài liệu có hạn nên
luận văn chủ yếu đề cập đến tình hình khủng hoảng ở hai nước là Mỹ và Việt Nam.
Những tác động đến kinh tế-xã hội của cuộc khủng hoảng tài chính chưa thể
đo lường một cách chính xác bởi vì cần có thời gian mới có thể đánh giá rõ ràng
được. Thời gian cuộc khủng hoảng diễn ra chưa lâu, tác động của cuộc khủng hoảng
có thể còn kéo dài. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, đã
phải đối diện với một thử thách là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tháng
9/2008, nên đã ảnh hưởng phần nào đến tiến trình hội nhập và mở cửa của Việt
Nam.
Riêng đối với Việt Nam, luận văn sẽ chỉ tập trung đánh giá tác động của

khủng hoảng trên hai lĩnh vực kinh tế và xã hội. Điều đó không có nghĩa là khủng
hoảng không tác động đến những lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa, an ninh.và
Chính phủ Việt Nam không phải là không có biện pháp để đối phó với những hậu
quả mà cuộc khủng hoảng đã gây ra.
10

4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử làm cơ sở cho những lập luận của mình.
Là một đề tài liên quan đến kinh tế quốc tế nên luận văn sẽ sử dụng chủ yếu
các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh và các phương
pháp nghiên cứu quốc tế.
Những phân tích đánh giá trong luận văn chủ yếu dựa trên nguồn tư liệu là
kết quả nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính của một số cơ quan, tổ
chức, các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và các bài
báo, tham luận, thảo luận công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
5. Đóng góp của luận văn:
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Nó
góp phần tìm hiểu về hệ thống kinh tế quốc tế, về nền kinh tế thị trường đã có lịch
sử phát triển lâu đời ở các nước tư bản, trên cơ sở đó giúp cho Việt Nam- một quốc
gia đang phát triển, một nước đi sau, có thể rút ra một số bài học nhằm xây dựng
định hướng về hợp tác và phát triển nền kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập và toàn
cầu hoá.
Luận văn cũng cung cấp thông tin hệ thống, cập nhật cần thiết cho những
người quan tâm, đặc biệt cho các doanh nghiệp Việt Nam về chính sách , định
hướng của chính phủ những thuận lợi và khó khăn trong xu thế hội nhập qua các
giải pháp và khuyến nghị.
6. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc
thành ba chương như sau:

Chương 1: Khái quát về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009: nguyên
nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, diễn biến và một số đặc
điểm cơ bản của khủng hoảng kinh tế 2008-2009.
11

Chương 2: Tác động của Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với kinh tế trong
các lĩnh vực: công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, xuất nhập khẩu, thương mại, tăng
trưởng. Tác động lên xã hội ở các lĩnh vực như: xuất khẩu lao động, việc làm, vị thế
Việt Nam trên trường quốc tế.
Chương 3: Một số giải pháp của Chính phủ Việt Nam đối với khủng hoảng kinh tế.
Cấu phần các gói kích cầu và nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm ngăn chặn
khủng hoảng, kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới.



















12

Chương I
KHÁI QUÁT VỀ KHỦNG HOẢNG
KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008-2009

1.1. Nguyên nhân của khủng hoảng
Vụ sụp đổ bong bóng tín dụng nhà đất dưới chuẩn tại Mỹ bắt đầu từ tháng
12/2007 đã nhanh chóng lan ra trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn
cầu lớn nhất trong vòng một thế kỷ qua. Lịch sử nước Mỹ chưa bao giờ chứng kiến
giá bất động sản tăng trong thời gian dài và đến mức cao như vậy, ảo tưởng về giá
nhà lên cao không ngừng, vượt cả khả năng chi trả của rất nhiều người đầu tư vào
địa ốc.
Đổ vỡ thị trường bất động sản Mỹ không phải là nguyên nhân, mà chỉ là khởi
đầu cho khủng hoảng, mà nguy cơ đã tiềm ẩn từ lâu trong nền kinh tế. Ba yếu tố tạo
nên bong bóng trong thị trường bất động sản ở Mỹ là:
- Thứ nhất: Từ cuộc đổ vỡ chứng khoán công nghệ cao vào cuối năm 2000,
Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục cắt giảm lãi suất từ 6,5% xuống
3,5%, và chỉ còn 1% vào giữa năm 2003, và giữ nguyên như thế cho đến tận
tháng 6 năm 2004
[6, tr .209].
Việc làm đó sinh ra bong boóng địa ốc. Tiếp đó là
vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Đó là hai cú sốc lớn của
nước Mỹ, và để chống lại sự đổ vỡ của nền kinh tế, Mỹ buộc phải phát động
hai động cơ kinh tế và quân sự nhằm hai mục tiêu: một là tái cấp vốn cho nền
kinh tế để phục hồi tăng trưởng; hai là tái vũ trang cho bộ máy quân sự để
thực hiện đợt mở rộng địa chiến lược mới bằng cuộc chiến chống khủng bố
và các cuộc cách mạng mầu
[17, tr. 20]
.

-
Thứ hai: Đầu những năm 2000, thông qua tập đoàn Fannie Mae và Freddie
Mac dân nghèo và dân da màu được chính phủ tạo điều kiện vay tiền mua
13

nhà. Hai tập đoàn này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách
mua lại các khoản cho vay của ngân hàng thương mại, biến chúng thành các
loại chứng từ được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp “Mortgage backed
securities – MBS” rồi bán lại cho các nhà đầu tư phố Wall - để phát hành cổ
phiếu ra thị trường và các ngân hàng đầu tư như Bear Stern&Merill Lynch.
Phần lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu
MBS là nợ khó đòi, thậm chí không còn mua bán được, hậu quả là các ngân
hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái phiếu này bị lỗ nặng và mất cả khả
năng thanh toán
[ 6, tr. 22 ].
- Thứ ba: Nhiều định chế như hoạt động của các ngân hàng thương mại đòi hỏi
cẩn trọng, giảm rủi ro vì dùng tiền của khách hàng, và công ty tài chính
nhằm thu hút vốn tự có như phát hành cổ phiếu, giấy nợ, đã bị xoá bỏ.
Sáng kiến này là của Michael Milken, một trùm tài chính ở Mỹ. M-Milken
mua lại trái phiếu công ty dưới chuẩn, gọi là rác (junk bonds), rồi mang thế chấp,
tạo ra các chứng khoán mới. Việc làm này chủ yếu là của công ty tài chính thường
hoặc ngân hàng đầu tư (chuyên đóng gói, buôn bán chứng khoán). Ngân hàng cho
vay chỉ mới bước vào hoạt động này trong vài năm gần đây
[ 8, tr. 8].
Do luật lệ cho phép đa dạng hoá hoạt động tài chính nên khi các ngân hàng
thương mại nhảy vào vùng cấm, càng làm cho thị trường tài chính thế giới dễ khủng
hoảng. Hàng loạt ngân hàng lớn của Mỹ đang lỗ to vì số tiền đầu tư vào trái phiếu ở
Mỹ lên tới 25,9 ngàn tỷ USD tính tới tháng 5 năm 2006 trong đó CMO liên quan tới
địa ốc chiếm tới 6,1 ngàn tỷ được các công ty đánh giá cao ở mức cao AAA
[ 6, tr. 23].

Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2007, 8 ngân hàng lớn và công ty tài chính
lớn của Mỹ như Merrill Lynch, Golden Sachs, Lehman Brothers, City Group,
Morgan Chase, Bank of America đã phát hành tới 286 tỷ CMO dưới chuẩn. Và việc
phải đến đã đến. Khi lãi suất tăng, tiền vay mua nhà mất khả năng chi trả, các CMO
trở thành rác. Các ngân hàng và công ty tài chính ở Mỹ và trên khắp thế giới mất
vốn lớn và đi đến phá sản. Tháng 10 và 11 năm 2008, tập đoàn City Group khai đã
14

hụt mất 8,4 tỷ USD vốn, công ty Morgan-Stanley mất 3,7 tỷ USD vốn hoá và nhiều
ngân hàng như Bank of America và nhiều quỹ tài chính khác mất vốn lên hàng tỷ
[8, tr. 8].

1.2. Diễn biến và một số đặc điểm chủ yếu của cuộc khủng hoảng:
1.2.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng
Diễn biến chi tiết cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
có thể được mô tả bằng một "biên niên sử" ngắn từ khi có những triệu chứng nhỏ
đến khi cuộc khủng hoảng bùng nổ toàn cầu và tiếp đến là những phản ứng chính
sách của các chính phủ (xem phụ lục, tr. 86-92).
Cơn sốt “dot.com” đã giúp nhiều người giàu to, tiền đổ vào địa ốc khiến giá
nhà tăng chóng mặt, tạo nên bong boóng bất động sản (20% trong vòng 10 năm, có
nơi tăng gấp ba lần)
[6, tr. 22]
. Sự đổ vỡ của thị trường nhà đất kích hoạt một cuộc đổ
vỡ khác lớn hơn rất nhiều-thị trường tài chính. Báo The Financial Times đã ví sự sụt
giảm ngày10-10-2008 với cuộc sụt giảm ngày 10-10-1938: “chúng giống nhau
khủng khiếp, hệt như cuộc chiến tranh thế giới mới đang ló rạng như 70 năm trước”
[16, tr. 94].
Trong năm 2008, toàn bộ năm ngân hàng đầu tư của phố Wall biến mất.
Lehman Brothers phá sản. Bear Stearns và Merrill Lynch bị thâu tóm. Goldman
Sachs và Morgan Stanley phải tự nguyện chuyển sang mô hình ngân hàng thông

thường. 25 ngân hàng thương mại đóng cửa, trong đó có những tên tuổi lừng danh
như Washington Mutual và Wachovia. Sau 10 lần cắt giảm lãi suất, FED đưa lãi
suất từ 5,25% về mức 0%, cũng đồng nghĩa với việc FED đã buông tay việc điều
tiết thị trường
[16, tr. 95].
Bắt nguồn từ Mỹ, Cuộc khủng hoảng tài chính đã lan ra toàn cầu, và đang
diễn biến hết sức phức tạp nên rất khó có thể đưa ra những phân tích một cách rốt
ráo. Hậu quả chắc chắn sẽ rất là nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt
Nam, một nền kinh tế có độ mở khá lớn, nên sẽ chịu tác động không nhỏ. Do vậy
15

việc đánh giá đúng mức những tác động của khủng hoảng đối với kinh tế - xã hội
Việt Nam là việc làm hết sức cần thiết.
1.2.2. Đặc điểm chủ yếu của cuộc khủng hoảng
Đây là cuộc khủng hoảng vừa mang tính chu kỳ, vừa là sự thất bại của chính
sách: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay bắt nguồn từ khủng hoảng thị
trường nhà đất và cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng đã minh
chứng cho nhận định tính chu kỳ của các nền kinh tế thị trường tư bản hiện đại
không mất đi và các thị trường tự do chưa vượt qua được các “khuyết tật” của chính
nó.
Nhìn trên bình diện toàn cầu, cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn nổ ra ở
Mỹ đã nhanh chóng lây lan trong hệ thống tài chính thế giới, lan sang các nền kinh
tế lớn khác. Kết cục là hầu như tất cả các nền kinh tế lớn đều sụt giảm mạnh từ cuối
năm 2008 và tăng trưởng “âm” trong năm 2010. Tăng trưởng “âm” đã xảy ra đồng
thời ở cả ba trung tâm kinh tế thế giới là Mỹ, EU và Nhật Bản. Thực tế này cũng
minh chứng cho giả thuyết của Keynes về tính hội tụ chu kỳ của các nền kinh tế
lớn, phản bác lại lập luận của các trường phái kinh tế học vĩ mô cho rằng chu kỳ
kinh tế Châu Á sau khủng hoảng 1997-1998 đã “phân kỳ” và tách khỏi chu kỳ của
nền kinh tế Mỹ.
Với riêng nền kinh tế Hoa Kỳ, cơn suy thoái lần này là hệ quả tất yếu của

thời kỳ tăng trưởng cao (2002-2006) với chính sách tiền tệ nới lỏng được duy trì
suốt giai đoạn này và việc xoá bỏ Điều luật Glass-Steagall (Glass-Steagall Act) vào
năm 1999 dưới thời cựu Tổng thống B. Clinton
[6, tr. 26].
Trong môi trường an ninh quốc tế bất trắc và chủ nghĩa khủng bố toàn cầu
mở rộng hoạt động sau sự kiện ngày 11/9, nước Mỹ được coi là một địa chỉ tương
đối an toàn của giới đầu tư quốc tế. Việc xoá bỏ ranh giới phân định hoạt động của
các ngân hàng đầu tư với các ngân hàng thương mại bằng việc xoá bỏ Điều luật
Glass-Steagall có từ thời Đại Suy thoái 1929-1933 đã tạo môi trường thể chế cho
các “bong bóng” hình thành. Theo đó, ngân hàng thương mại được cho phép dùng
16

tiền vay để tăng cường đầu tư vào các loại hình tổ chức tài chính, từ quỹ đầu cơ cho
đến quỹ chứng khoán, ngân hàng đầu tư…v.v. Cùng với nghiệp vụ chứng khoán
hoá và nhiều công cụ tài chính mới, hoạt động tín dụng, ngân hàng và đầu tư tài
chính đã làm gia tăng sự lệch pha giữa các chu kỳ tín dụng cũng như sự bất đối
xứng thông tin giữa các nhóm nhà đầu tư với nhau. Hệ quả là nền kinh tế Mỹ đã
không thể tránh khỏi một sự điều chỉnh chu kỳ tín dụng khi bất cân bằng đã đến
điểm tới hạn.
Cuộc khủng hoảng phản ánh sự thất bại thể chế quản trị nền tài chính quốc gia:
Vai trò quan trọng bậc nhất của các cơ quan điều tiết, giám sát hoạt động của
hệ thống tài chính-ngân hàng là đảm bảo tính ổn định hệ thống, ngăn ngừa được các
rủi ro hệ thống, đặc biệt là những rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều
phân tích cho thấy sự thất bại của các thể chế điều tiết này trong việc ngăn chặn
những rủi ro có tính hệ thống xuất hiện và lan nhanh trong hệ thống tài chính toàn
cầu. Toàn cầu hoá tài chính đã buộc các Chính phủ phải chia nhỏ các chức năng
giám sát và điều tiết khu vực tài chính-ngân hàng theo hướng mỗi ban ngành, mỗi
tổ chức chịu trách nhiệm điều tiết và giám sát một (hoặc một số) lĩnh vực của khu
vực tài chính hay ngân hàng, vì không có một tổ chức đầu mối đơn lẻ, tập trung hoá
nào có thể quán xuyến hết nhiệm vụ này. Hệ quả là không có một thể chế phù hợp

để nhìn thấy được bức tranh tổng thể (ở cấp quốc gia cũng như toàn cầu) của khu
vực tài chính và do đó đã không nhận biết được các rủi ro mang tính hệ thống, các
“đứt gãy” mang tính hệ thống. Rút cục, khủng hoảng nổ ra ở khu vực cho vay dưới
chuẩn của Mỹ tưởng chừng các cơ quan điều tiết của Chính phủ Mỹ có thể ứng phó
và vượt qua, thì nay đã nhanh chóng lan rộng thành cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Khủng hoảng thể chế, nhất là trong lĩnh vực quản lý tài chính-ngân hàng, là
đặc trưng nổi bật và có tính nghiêm trọng nhất, chi phối toàn bộ cuộc khủng hoảng
tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu.



17

Tốc độ tăng trưởng GDP và thị trường tài chính phục hồi sớm hơn dự báo:
Giới phân tích và hoạch định chính sách đều có quan điểm chung là sự phục
hồi tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế bị khủng hoảng đã đến “sớm hơn dự báo”.
Bên cạnh đó, thị trường tài chính cũng khởi sắc mạnh mẽ do tình hình thanh khoản
được cải thiện. Đây là kết quả của những gói giải cứu và kích thích kinh tế khổng lồ
mà các Chính phủ đã tung ra ồ ạt vào cuối năm 2008, đầu năm 2009.
Các nền kinh tế chủ chốt đã bắt đầu phục hồi vào nửa cuối năm 2009 và các
thị trường chứng khoán “bật lên” nhờ giá vốn rẻ và lượng thanh khoản khổng lồ
được bơm trực tiếp vào các định chế tài chính ngân hàng. Cụ thể, để phân tích so
sánh thời gian sụt giảm đến “đáy” của các cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế trên
thế giới từ Đại Suy Thoái 1929-1933 đến nay, giới phân tích thường sử dụng 4
thước đo chủ yếu gồm: Chỉ số tăng trưởng GDP, Chỉ số giá vốn, Chỉ số giá nhà ở và
Chỉ số thất nghiệp. Theo quy luật, nhóm các chỉ số GDP và thị trường vốn sẽ phục
hồi sớm hơn, sau đó là đến thị trường nhà ở và chỉ số về thất nghiệp với độ trễ trung
bình khoảng 18-24 tháng.
Tác động khủng hoảng là sâu rộng và toàn diện, nền kinh tế thực vẫn khó khăn,
hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa trở lại bình thường, thất nghiệp vẫn ở mức

cao:
Sự phục hồi “sớm và mạnh hơn dự báo” của tăng trưởng GDP và thị trường
vốn không đủ xoa dịu những khó khăn mà nền kinh tế thực đang gặp phải. Rõ ràng
quá trình phục hồi vừa qua là quá trình “phục hồi không việc làm”, nghĩa là tăng
trưởng đã không tạo ra việc làm mới ròng. Tỷ lệ thất nghiệp (ở các nền kinh tế phát
triển) vẫn gia tăng trong suốt nửa cuối năm 2009 và đứng ở mức cao (9-10%) trong
năm 2010. TS. Justin Yifu Lin, hiện là nhà kinh tế cao cấp và Phó Chủ tịch của
Ngân hàng Thế giới đánh giá: "Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng sâu sắc hầu như tất
cả các nền kinh tế thế giới, và mặc dù tốc độ tăng trưởng đã trở lại, nhiều tiến bộ
trong cuộc chiến chống đói nghèo đã bị mất. Thêm nhiều điều kiện khó khăn quốc
tế trong những năm tới có nghĩa là các nước đang phát triển sẽ phải chú trọng nhiều
18

hơn cho việc cải thiện điều kiện kinh tế trong nước để đạt được phương thức tăng
trưởng có thể xoá đói nghèo một cách lâu bền".
Đáng lo ngại hơn là các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa trở lại bình
thường, do các hoạt động cho vay của khu vực ngân hàng thương mại vẫn chưa
phục hồi và chưa sẵn sàng trong một môi trường còn nhiều bất trắc. Hoạt động cho
vay ở một loạt các nền kinh tế phát triển vẫn yếu ớt. Điều này phản ánh tâm lý tránh
rủi ro của giới ngân hàng, tâm lý bất an của khu vực doanh nghiệp và hiệu ứng chưa
được như mong đợi từ các gói kích thích kinh tế trong việc lôi kéo hoạt động cho
vay và đầu tư tư nhân. Hệ quả là sức cầu đầu tư và tiêu dùng của khu vực tư nhân sẽ
chưa thể phục hồi. Đây cũng là lý do mà một số chuyên gia khuyến nghị các chính
phủ cần tiếp tục giải cứu các tài sản xấu đang cản trở khu vực ngân hàng trở lại hoạt
động tín dụng bình thường.
1.3. Phản ứng chính sách của các nhà nước
Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá nới lỏng đồng thời và đồng loạt:
Phân tích các gói kích thích kinh tế của các chính phủ cho thấy, song song
với việc cắt giảm lãi suất cơ bản về 0%-1%/năm và duy trì suốt trong năm 2009,
chính sách tài khoá được nới lỏng mạnh trên hai hướng: Thứ nhất là các chương

trình cắt, giảm, giãn thuế và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho khu vực doanh nghiệp.
Thứ hai là các chương trình, dự án đầu tư công nhằm tạo sức cầu mới bù đắp cho
cầu khu vực tư nhân giảm sút trong khủng hoảng.
Trong hầu hết các chương trình kích thích kinh tế, thông điệp nổi bật là “phối
hợp hiệu quả chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ để duy trì việc làm trong
khủng hoảng”. Rõ ràng, trong môi trường khủng hoảng, ưu tiên hàng đầu của các
chính phủ là làm sao để duy trì được việc làm trong nền kinh tế thông qua việc giải
cứu và duy trì sức sống của khu vực doanh nghiệp, đồng thời tạo ra các động lực tạo
việc làm mới bằng các chương trình đầu tư công. Theo ông Lưu Bích Hồ - Nguyên
Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển Việt Nam, Bộ Kế hoạch - Đầu tư “việc làm
phải được xem là trọng số cho phát triển nếu muốn hiệu quả và bền vững”
[8].
19

Những giải pháp chính sách ứng phó khủng hoảng mang tính “phi thông
thường” và “chưa có tiền lệ”:
Giải pháp chính sách tiền tệ ứng phó với cuộc khủng hoảng trong suốt năm
2009 cho thấy chính sách lãi suất cơ bản 0% được nhiều Ngân hàng Trung ương
(NHTW) lớn áp dụng. Về bản chất, đây là chính sách lãi suất thực âm trong bối
cảnh khủng hoảng, giúp ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ hệ thống. Thực tiễn chính sách lãi
suất 0% (hoặc quanh mức này) đã được NHTW Nhật Bản áp dụng cả thập kỷ qua
nhằm chống giảm phát và kích thích kinh tế thoát khỏi trì trệ. Điều đáng quan sát ở
đây là một chính sách bị coi là “khác thường” so với các lý thuyết kinh tế vĩ mô
thịnh hành bấy lâu, thì nay lại được áp dụng bởi các NHTW lớn khác và trở thành
một chính sách “bình thường” trong khủng hoảng. Rõ ràng xét từ góc độ chính sách
kinh tế vĩ mô thì vai trò của NHTW đang thay đổi theo hướng đa chức năng và đa
mục tiêu, không chỉ gói gọn trong phạm vi của mối quan hệ lãi suất-cung tiền-lạm
phát-tăng trưởng.
Vai trò đặc biệt của NHTW khi khủng hoảng hoặc các nguy cơ đổ vỡ hệ
thống xảy ra là đảm bảo nguồn thanh khoản với tư cách là “người cho vay cuối

cùng”. Lúc này, nhiệm vụ chống lạm phát chỉ là thứ yếu. Bằng các công cụ, nghiệp
vụ thị trưởng mở của mình, các NHTW của Mỹ hay Anh đã “bơm tiền trực tiếp”
vào thị trường tín dụng và các định chế tài chính, chứ không chỉ qua hệ thống các
ngân hàng hay thị trường liên ngân hàng bấy lâu nay. Đảm bảo thanh khoản và duy
trì hệ thống đã buộc Chính phủ các nền kinh tế lớn phải sử dụng tới biện pháp
“quốc hữu hoá” tạm thời các tổ chức tín dụng, ngân hàng đầu tư hay dùng ngân
sách cứu trợ trực tiếp cho các định chế tài chính. Việc triển khai đồng loạt các giải
pháp ứng phó, gồm cả những giải pháp “đặc biệt” như trên đã góp phần tránh cho
nền kinh tế thế giới rơi sâu vào Đại suy thoái.
Đường hướng tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu:
Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới lần này lại xuất phát từ chính
vùng trung tâm là Mỹ, do vậy phương thức phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ có
nhiều khác biệt so với các cuộc khủng hoảng trước đây, khi nền kinh tế Mỹ luôn
20

đóng vai trò là “người mua cuối cùng” để các nền kinh tế khủng hoảng xuất khẩu
vượt qua khủng hoảng.
Trong lần này, đặc điểm của sức cầu nền kinh tế Mỹ khó cho phép Mỹ đóng
vai trò “người mua cuối cùng” như các cuộc phục hồi trước, mà trái lại động lực
phục hồi sẽ thuộc về các nền kinh tế lớn mới nổi như Trung Quốc. Do vậy, câu
chuyện “tái cấu trúc nền kinh tế hậu khủng hoảng” đã trở thành bài toán đặt ra cho
nhiều chính phủ từ quý II/2009. Theo đó, một mô hình tăng trưởng cân bằng hơn
giữa “hướng vào xuất khẩu” với “nuôi dưỡng nội nhu” đang trở thành mục tiêu tái
cấu trúc của nhiều nền kinh tế hiện nay.
Về các động lực tăng trưởng mới, việc tái cấu trúc theo hướng “xanh hoá”
nền kinh tế được nhiều chính phủ thiết kế trong các gói kích thích kinh tế. Cùng với
những thách thức từ hiện tượng biến đổi khí hậu, xu hướng đầu tư vào các ngành
khoa học sự sống, công nghệ môi trường, các ngành kinh tế các-bon thấp, các
nguồn năng lượng thay thế sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Về mặt thể chế kinh tế quốc tế, xu hướng khu vực hoá sẽ có vai trò lớn hơn,

bởi quá trình ứng phó toàn cầu với cuộc khủng hoảng hiện nay cho thấy vai trò
truyền thống của các định chế kinh tế, tài chính, tiền tệ và phát triển quốc tế đã
không đủ năng lực quản trị để phối hợp hữu hiệu để cảnh báo khủng hoảng cũng
như các nỗ lực quốc gia nhằm ứng phó với khủng hoảng. Những khuôn khổ mới
xuất hiện như G.20 hay những đề xuất, cơ chế hợp tác mới nhằm tăng cường năng
lực quản trị khủng hoảng được hình thành trong các khuôn khổ thể chế kinh tế khu
vực như Quỹ cứu trợ khẩn cấp ASEAN+3, Quỹ tiền tệ Châu Âu sẽ đóng vai trò
bổ sung cho các định chế hiện thời như IMF hay G.7. Theo đó, trật tự và cơ cấu
quyền lực kinh tế thế giới sẽ bị phân tán, chuyển dịch dần từ các nước chủ đạo
phương Tây sang các quốc gia trong nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi.
Tiểu kết Chương 1:
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ vụ
sụp đổ bong bóng tín dụng nhà đất dưới chuẩn tại Mỹ. Tuy nhiên, đổ vỡ thị trường
21

bất động sản này chỉ là kết quả của những chính sách tồi tệ và những cú sốc tiêu cực
lên nền kinh tế nước Mỹ từ trước đó. Sụp đổ thị trường tài chính tại Mỹ nhanh
chóng lan rộng ra các nước phát triển khác và từ đó lan sang cả các nước đang phát
triển và các nước nghèo.
Cuộc khủng hoảng lần này có một số đặc điểm nổi bật: (1) cuộc khủng hoảng
vừa mang tính chu kỳ, vừa là thất bại của các chính sách; (2) cuộc khủng hoảng
phản ánh sự thất bại thể chế quản trị nền tài chính quốc gia; (3) tốc độ tăng trưởng
kinh tế và thị trường tài chính phục hồi sớm hơn dự báo; (4) cuộc khủng hoảng này
tác động sâu rộng và toàn diện, nền kinh tế thực vẫn khó khăn, hoạt động sản xuất,
kinh doanh chưa trở lại bình thường, thất nghiệp vẫn ở mức cao.
Đứng trước cuộc khủng hoảng tồi tệ bậc nhất trong lịch sử, chính phủ của
nhiều nước đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp và chính sách nhằm giảm tốc
độ nền kinh tế đang rơi xuống đáy và đồng thời nhằm khôi phục nền kinh tế trong
thời gian ngắn nhất. Phản ứng chính sách của các nhà nước bao gồm: (1) chính sách
tiền tệ và chính sách tài khóa nới lỏng đồng thời và đồng loạt; (2) những giải pháp

chính sách ứng phó khủng hoảng mang tính "phi thông thường" và "chưa có tiền
lệ"; (3) các nền kinh tế bắt đầu đưa ra kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế thời kỳ hậu
khủng hoảng.
Cả thị trường tài chính và các giới chức có thẩm quyền về tài chính đều
không nhận thức ra khu vực sản xuất chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Nền kinh tế sản
xuất được kích thích nhờ mở rộng tín dụng, vậy khi thắt chặt tín dụng thì nó bị ảnh
hưởng theo hướng tiêu cực. Cả giới chức có thẩm quyền về tài chính lẫn những
thành viên thị trường đều mắc phải những ngộ nhận căn bản về cách vận hành của
các thị trường tài chính. “Những ngộ nhận này thể hiện không chỉ trong sự bất lực
để hiểu được cái gì đang diễn ra mà còn trong việc nảy sinh ra những thái quá, là
gốc rễ của khủng hoảng trên thị trường hiện nay”(G.Soros)
[6, tr. 156].
Phần lớn những thái quá trong các thị trường tài chính là do các nhà điều
hành chính sách đã không thực thi được việc kiểm soát đúng cách. Một số phương
pháp và công cụ tài chính mới được đưa ra đặt cơ sở trên những tiền đề sai. Chúng
22

đã tự cho thấy là chúng không hề bền vững. Rủi ro đạo đức đặt ra một vấn đề hóc
búa, khi hệ thống tài chính lâm nguy thì giới chức trách phải can thiệp. Giới điều
hành đã để cho vấn đề tuột khỏi tầm kiểm soát đến nỗi chính họ phải đi cứu nguy.
Ngành tài chính đã được phép kiếm lợi quá đà và phình đại. “Alan Greenspan đã
quá tôn thờ chủ nghĩa thị trường chính thống”
[6, tr. 253].
Cả bong bóng nhà cửa, lẫn
siêu bong bóng đều có điểm đặc trưng là sử dụng thái quá tiền vay nợ.
Có phải chăng một kỷ nguyên đã kết thúc? “Tôi cho rằng nó có nghĩa là kết
thúc một giai đoạn dài của sự ổn định tương đối dựa trên cơ sở Hoa kỳ là quyền lực
thống trị và đồng đô la là tiền dự trữ quốc tế. Tôi đã nhìn thấy trước một thời kỳ mất
ổn định về tài chính và chính trị, mà tiếp theo đó hy vọng sẽ nổi lên một trật tự thế
giới mới


G.Soros
[6, tr. 268-269].
Kể từ khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997, chúng ta đang trãi qua một cuộc
khủng hoảng tài chính khá tồi tệ, mức độ tàn phá tương đương với khủng hoảng tài
chính năm 1930. Khủng hoảng chu kỳ kinh tế là bản chất của kinh tế tư bản chủ
nghĩa, nhưng khủng hoảng lần này có sự khác biệt với các cuộc khủng hoảng trước,
đó là khủng hoảng niềm tin vào sự điều tiết của thị trường, theo lý thuyết , đã được
sùng bái từ thời Tổng Thống Ronald Reagan và sự mất giá của đồng đô la Mỹ là
đồng tiền dự trữ quốc tế. Trong chương 2, chúng ta sẽ xem xét sự tác động của cuộc
khủng hoảng này đến kinh tế - xã hội Việt Nam như thế nào?








23

Chương 2
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐỐI VỚI
KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

2.1. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Năm 2009 nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu đã tác động tới nền kinh tế ở nhiều khía cạnh như thị trường xuất
khẩu, luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc làm,…Tất cả các chỉ số kinh tế vĩ mô

này đều suy giảm rõ rệt. Kết quả, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,32%,
thấp nhất trong nhiều năm vừa qua kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
năm 1997 (năm 1999 tốc độ tăng trưởng GDP chỉ là 4,8%). Trong bối cảnh kinh tế
toàn cầu suy thoái, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt được trong năm 2009 mặc
dù vậy vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng
đầu thế giới.
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với thế giới
Tốc độ tăng GDP (%)
2007
2008
2009
Việt Nam
8,48
6,18
5,32
Thế giới
3,7
1,7
-2,9
Các nước thu nhập cao
2,6
0,4
-4,2
Các nước đang phát triển
8,1
5,9
1,2
Nguồn: GSO (2010) và Worldbank (2009)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 là thấp so với nhiều năm gần đây
nhưng khi xem xét quá trình tăng trưởng theo từng quí cho thấy nền kinh tế đang có

dấu hiệu phục hồi và tiến triển tốt.
24

Đồ thị dưới cho thấy tăng trưởng theo quí có xu hướng giảm dần từ quí I
năm 2008 và điểm đáy rơi vào quí I của năm 2009 với tốc độ tăng trưởng chỉ 3,14%
so với quý 1 của năm 2008. Đây chính là giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế
do khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những bất ổn trong nước từ năm 2008
mang lại. Nhân tố quan trọng giúp nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng đó chính là
những can thiệp kịp thời, mạnh mẽ, và quyết liệt của Chính phủ thông qua chính
sách tài khóa, chính sách tiền tệ, và chính sách thương mại. Với gói kích cầu Chính
phủ thực hiện từ quí III năm 2008, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã sớm phục
hồi và có xu hướng đi lên khá mạnh. Điều này cho chúng ta thấy vai trò của Chính
phủ hơn bao giờ hết là đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế đắm chìm trong khủng
hoảng.
5.98%
5.72%
3.14%
4.46%
6.04%
6.90%
5.89%
7.49%
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
7.00%

8.00%
Qúy I Qúy II Qúy III Qúy IV Qúy I Qúy II Qúy III Qúy IV
2008 2008 2008 2008 2009 2009 2009 2009

Đồ thị 1. Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý - Nguồn: GSO (2010)
Năm 2009, trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng của cả
3 khu vực: công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp đều có xu hướng giảm theo đà suy
giảm từ năm 2008.


25

4.02%
3.40%
3.40%
1.83%
4.07%
5.52%
10.60%
10.37%
10.69%
6.11%
8.48%
8.29%
8.68%
7.18%
6.63%
0%
2%
4%

6%
8%
10%
12%
2005 2006 2007 2008 2009
Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ

Đồ thị 2. Tốc độ tăng trưởng theo khu vực sản xuất (giá so sánh năm 1994)
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010)
Nhìn chung, giữa các khu vực vẫn đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo xu hướng tăng dần khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ, giảm dần khu vực
nông nghiệp. Tuy nhiên, sự dịch chuyển giữa 3 khu vực diễn ra rất chậm chạp với tỷ
lệ thay đổi không nhiều.
16.99
17.57
17.83
18.70
19.56
41.68
41.60
41.78
40.98
40.17
41.33
40.82
40.39
40.31
40.27
0%
10%

20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2005 2006 2007 2008 2009
Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ

Đồ thị 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 – 2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010)
Tốc độ tăng trưởng của khu vực I chỉ đạt 1,83% so với 3,79% năm 2008.
Tăng trưởng chậm của khu vực nông nghiệp là do sản lượng tăng không đồng đều
trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Mặc dù ảnh hưởng của bão lũ gây thiệt hại
nặng nề tại Tây Nguyên và miền Trung nhưng sản lượng của một số loại cây trồng
cả nước vẫn tăng so với năm 2008.

×