Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 111 trang )


i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHĂN VĂN

Nguyễn Thị Thu Thủy







ĐẶC TRƯNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA MỸ











Luận văn Thạc sĩ ngành Quốc tế học












Hà Nội - 2009

iii

Mục lục
Phần mở đầu 1
Chƣơng 1: Các vấn đề lí luận về ngoại giao văn hóa Mỹ 6
1.1 Các khái niệm 7
1.1.1 Ngoại giao và văn hóa 7
1.1.2 Đế quốc văn hóa 9
1.1.3 Ngoại giao văn hóa 10
1.2 Mục đích và nhiệm vụ của ngoại giao văn hóa Mỹ 15
Chƣơng 2: Đặc trƣng ngoại giao văn hóa Mỹ 18
2.1 Lƣợc sử chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ và các 18
xu thế của ngoại giao văn hóa Mỹ trong lịch sử
2.1.1 Đặc tính phòng ngự của ngoại giao văn hóa 19
Mỹ trong thời kỳ thế chiến thứ nhất và thứ hai.
2.1.2 Ngoại giao văn hóa Mỹ đậm tính tấn công 24
trong thời kì chiến tranh lạnh
2.1.3 Ngoại giao văn hóa thời hậu chiến tranh lạnh 30
2.1.4 Sự hồi sinh của ngoại giao văn hóa sau sự kiện 11/9 31
2.2 Vai trò của ngoại giao văn hóa Mỹ 36
2.2.1 Phổ biến các giá trị Mỹ ra toàn thế giới 36
2.2.2. Ngoại giao văn hóa là công cụ để “thuần phục” 47

các quốc gia chống đối.
2.2.3 Ngoại giao văn hóa thực hiện tốt chức năng 55
xoa dịu và hòa giải giữa Mỹ và các quốc gia thù địch
2.3 Đánh giá sự phát triển của ngoại giao văn hóa và dự đoán xu 62

iv
hƣớng phát triển của ngoại giao văn hóa Mỹ trong
thời tổng thống Obama.
Chƣơng 3: Chính sách và các hoạt động ngoại giao 67
văn hoá của Mỹ đối với Việt Nam
3.1 Chính sách ngoại giao văn hoá của Mỹ đối với Việt Nam 67
3.1.1 Trước năm 1995 67
3.1.2. Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 76
3.2 Giải pháp cải thiện quan hệ hai nƣớc. 86
KẾT LUẬN 90


















1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ trở thành một siêu cường duy
nhất trên thế giới. Cho đến nay vẫn chưa có một quốc gia hay khu vực
nào có đủ khả năng là một cực ngang hàng với Mỹ. Tuy đã có sự suy
yếu tương đối sau Chiến tranh lạnh nhưng vai trò và tầm ảnh hưởng
của Mỹ đối với các vấn đề quốc tế vẫn vô cùng lớn. Trong nhiều vấn
đề quốc tế Mỹ đã đơn phương hành động và vẫn tràn đầy tham vọng
trở thành bá chủ thế giới. Mọi động thái của Mỹ trong quan hệ đối
ngoại đều có thể ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, những
điều chỉnh chính sách của Mỹ trong quan hệ đối ngoại đều thu hút sự
quan tâm của cộng đồng quốc tế. Chính sách ngoại giao văn hoá là
một mảng khá đặc biệt trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Chính phủ
Mỹ thành lập riêng một cơ quan phụ trách về ngoại giao văn hoá thuộc
Bộ ngoại giao. Bên cạnh đó, Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật và rất
nhiều cơ quan khác cùng hợp tác triển khai những chính sách ngoại
giao văn hoá. Thực hiện đề tài luận văn này, người viết hi vọng sẽ
giúp người đọc hình dung một cách bao quát về bức tranh ngoại giao
văn hoá Mỹ và những đặc trưng cơ bản của ngoại giao văn hoá Mỹ
được biểu hiện qua các giai đoạn lịch sử từ 1945 đến những năm đầu
thế kỉ 21.
Nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ vào hệ thống những nghiên cứu về
Mỹ nói chung và ngoại giao văn hoá Mỹ nói riêng tại Việt Nam để tạo
nên một bức tranh toàn diện hơn về chính sách ngoại giao Mỹ và chân
dung nước Mỹ nói chung. Luận văn cũng có thể là một tài liệu tham
khảo có ích cho những nhà nghiên cứu, giảng dạy về Mỹ cũng như

chính sách ngoại giao của Mỹ.

2
Những nghiên cứu về chính sách ngoại giao văn hoá của Mỹ có thể rất
có ích cho những nhà hoạch định chính sách ngoại giao, đặc biệt là khi
sử dụng văn hoá như một công cụ đắc lực cho ngoại giao- một lĩnh
vực vẫn chưa thực sự được quan tâm ở Việt Nam.
Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hoá, khi sự phụ thuộc giữa các quốc
gia ngày càng tăng lên, hội nhập quốc tế vừa là yêu cầu vừa là xu thế
khách quan buộc mọi quốc gia phải tham gia. “Biết mình, biết người,
trăm trận trăm thắng”, nghiên cứu quốc tế nói chung và nghiên về
từng quốc gia cụ thể nói riêng sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong
quá trình hội nhập và quan hệ với các quốc gia khác.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tại Việt Nam, trong những năm trở lại đây có rất nhiều công trình
nghiên cứu và những cuốn sách viết về nước Mỹ, trên nhiều phương
diện, khía cạnh. Tuy nhiên, ngoại giao văn hoá Mỹ lại là đề tài tương
đối mới mẻ trong hệ thống các nghiên cứu về Mỹ học tại Việt Nam.
Được biết, hiện nay chỉ có một số bài viết nhỏ có đề cập đến vấn đề
này chứ chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào tập trung
vào lĩnh vực ngoại giao văn hoá Mỹ. Thực chất những bài báo này
cũng chỉ đề cập đến những khía cạnh nhỏ, lẻ tẻ của ngoại giao văn hóa
Mỹ được biết đến như những giai thoại trong lịch sử ngoại giao thế
giới như “Ngoại giao bóng bàn từng diễn ra như thế nào” trên báo báo
điện tử Vietnamnet hay tin đưa về hoạt động ngoại giao âm nhạc giữa
Mỹ và Bắc Triều Tiên trên rất nhiều báo in và báo điện tử chứ chưa có
một bài nghiên cứu hoặc một công trình nghiên cứu cụ thể nào về
ngoại giao văn hóa Mỹ. Chính vì vậy, thâm nhập vào lĩnh vực này vừa
là một khó khăn vừa là thách thức với tác giả luận văn. Người viết hi
vọng luận văn sẽ là một khởi đầu khơi mở cho những công trình


3
nghiên cứu tiếp theo về ngoại giao văn hoá nói chung và ngoại giao
văn hoá Mỹ nói riêng, tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này những đặc trưng cơ bản trong
chính sách cũng như hình thức và cách thức triển khai những chính
sách ngoại giao văn hoá của Mỹ. Đồng thời luận văn cũng tóm lược
các hoạt động ngoại giao văn hoá của Mỹ qua các giai đoạn và biến
động lịch sử từ sau Chiến tranh thế giới thế giới thế giới II đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sử dụng những phương
pháp nghiên cứu như tiếp cận lịch sử, thống kê, phân tích, so sánh,
diễn dịch và quy nạp.
Phương pháp tiếp cận lịch sử: Được thể hiện trong việc khai thác
những tài liệu nghiên cứu trong nhiều giai đoạn lịch sử về ngoại giao
Mỹ: giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, thời kì Chiến
tranh lạnh, Hậu chiến tranh lạnh và giai đoạn sau cuộc khủng bố
11/9/2001. Từ nhiều tài liệu về ngoại giao nói chung và ngoại giao
văn hóa nói riêng, người viết tổng kết và nêu ra những đặc trưng
ngoại giao văn hóa Mỹ qua các thời kỳ này.
Phương pháp thống kê: Trong tài liệu có sử dụng một số những thống
kê đã được tổng kết qua các cuộc khảo sát của Trung tâm văn hóa
nghệ thuật Mỹ để cho thấy sự thay đổi trong xu hướng về đầu tư cho
ngoại giao văn hóa Mỹ qua các thời kỳ.
Ngoài ra, trong luận văn người viết sử dụng các con số thống kê,
những tài liệu nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Mỹ chủ yếu được
cung cấp bởi Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Mỹ như những nguồn tài
liệu chính để làm căn cứ so sánh, phân tích chính sách ngoại giao văn
hóa Mỹ và rút ra những kết luận về đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ.


4
Một cách khác, người viết đưa ra những luận điểm đã được đúc kết và
tiến hành diễn giải, phân tích dựa trên những tài liệu và con số thống
kê đã được chứng minh để chứng minh cho luận điểm đưa ra là thuyết
phục.
Chẳng hạn để chứng minh luận điểm ngoại giao văn hóa Mỹ trong
giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai mang tính phòng
thủ, người viết đưa ra những dẫn chứng về sự đe dọa của phát xít Đức
tại Mỹ Latin vốn được coi là sân sau của Mỹ rồi sau đó dẫn giải
những chính sách và hoạt động của Mỹ về ngoại giao văn hóa đặc biệt
trong lĩnh vực trao đổi văn hoá, giáo dục, nghệ thuật để làm bật lên
những nỗ lực phòng thủ, giữ phạm vi ảnh hưởng của mình tại khu vực
của chính quyền Mỹ.
Nguồn tài liệu
Tài liệu tham khảo của luận văn chủ yếu là sách và những công trình
nghiên cứu của các học giả được cung cấp bởi Trung tâm thông tin tư
liệu thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, trên trang Web của Bộ ngoại
giao Mỹ, trang web của Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật Mỹ, một số
sách do NXB Chính trị Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, NXB Thanh
Niên, NXB Thế giới ấn hành và các tạp chí, các bài báo nghiên cứu về
ngoại giao Mỹ bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
5. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của Luận văn bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần chính và
kết luận. Trong phần chính của luận văn sẽ bao gồm 3 chương lần lượt
đề cập đến các nội dung về lí luận ngoại giao văn hóa ở Chương 1,
Đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ ở Chương 2 cũng là chương chính
của luận văn, và Chương 3 đi vào cụ thể những hoạt động ngoại giao
văn hóa của Mỹ đối với Việt Nam. Trong phần Đặc trưng ngoại giao
văn hóa Mỹ, người Việt sẽ phân tích đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ


5
theo trình tự lịch sử thời gian với đặc điểm đặc trưng nhất: đặc tính
phòng thủ trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, đặc
tính tấn công trong ngoại giao văn hóa trong giai đoạn Chiến tranh
lạnh, giai đoạn giảm đầu tư cho ngoại giao văn hóa giai đoạn hậu
Chiến tranh lạnh và sự khôi phục đầu tư cho ngoại giao văn hóa sau sự
kiện 11/9/2001.
Những nội dung trên sẽ được cụ thể trong phần hai của luận văn dưới
đây.

















6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÊ NGOẠI GIAO
VĂN HOÁ MỸ


Ngoại giao văn hóa cũng như ngoại giao quân sự, ngoại giao kinh
tế… là một phần quan trọng trong đường lối ngoại giao của một quốc
gia. Ngoại giao văn hóa sử dụng văn hóa (giáo dục đào tạo, nghệ
thuật,…) làm công cụ kết nối quan hệ ngoại giao của một quốc gia với
một quốc gia khác. Do đó ngoại giao văn hóa thường được thể hiện
trên phương diện hợp tác hòa bình và là một giải pháp hữu hiệu khi
ngoại giao kinh tế, ngoại giao quân sự, … không đạt được kết quả.
Một trong những đặc điểm quan trọng của ngoại giao văn hóa là
phương thức thực hiện đa dạng, không chỉ bằng con đường chính thức
của nhà nước mà bằng cả con đường “không chính thức”, bao gồm
các hình thức giao lưu, trao đổi phong phú giữa các cá nhân, tổ chức
của các quốc gia. Chính vì vậy mà ngoại giao văn hóa được áp dụng
dễ dàng, linh hoạt và kết quả đạt được cũng nhanh chóng mà không
kém phần hiệu quả so với các hình thức ngoại giao kinh tế, chính trị
hay quân sự. Trong bối cảnh hiện nay của quan hệ quốc tế, xu thế “đối
thoại hợp tác, cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia” đang là xu thế
chủ đạo, chính vì vậy ngoại giao văn hóa ngày càng phát huy được
hiệu quả của nó như một công cụ hữu hiệu để tăng cường quan hệ hợp
tác giữa các quốc gia. Quá trình toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện cho
sự giao lưu và thông tin liên lạc ngày càng thuận tiện hơn. Đó cũng là
một lí do thúc đẩy ngoại giao văn hóa đạt được nhiều thành tựu và
nhận được sự quan tâm thích đáng hơn.

7
Tuy nhiên, mặc dù ngoại giao văn hóa được đánh giá là một phương
thức ngoại giao hòa bình nhưng không có nghĩa là nó không được sử
dụng cho những mục tiêu chính trị “phi hòa bình” một khi các đế quốc
lợi dụng công cụ này để tiến hành những âm mưu bá chủ của mình.
Rất nhiều hoạt động ngoại giao văn hóa đã được sử dụng như một

phần của chiến lược “diễn biến hòa bình”, đặc biệt trong các cuộc
cách mạng màu sắc của Mỹ nhằm lật đổ những quốc gia chống đối.
Với các “đế quốc văn hóa”, ngoại giao văn hóa còn là công cụ để
truyền bá các “giá trị văn hóa” được coi là ưu việt của các quốc gia
này.
Chính bởi nắm giữ những giá trị tinh thần cốt lõi của một quốc gia,
văn hóa có thể trở thành một phương tiện vô cùng hiệu quả để giới
thiệu hình ảnh một quốc gia với thế giới, hoặc làm cho thế giới hiểu
biết thêm về quốc gia đó nhưng đồng thời nó cũng có thể được sử
dụng là công cụ, một thứ “quyền lực mềm” của các đế quốc nhằm
thao túng các quốc gia nhỏ, yếu hoặc đối đầu với mình.
Tìm hiểu về đặc trưng ngoại giao văn hóa Mỹ, một đế quốc văn hóa,
trước hết chúng ta đi vào những vấn đề lí luận liên quan đến phạm vị
nghiên cứu của luận văn.
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Ngoại giao và văn hóa
Chúng ta đều biết, ngoại giao văn hóa sử dụng công cụ chính là văn
hóa để thực hiện công tác ngoại giao. Vậy ngoại giao là gì? Văn hóa
có thể được hiểu như thế nào? Văn hóa bao gồm những thành tố nào
tạo thành?

8
Theo từ điển tiếng Việt do Nguyễn Văn Đàm biên soạn, do Nhà xuất
bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000, “ngoại giao có nghĩa là
công việc giao thiệp giữa các quốc gia nước ngoài và giải quyết các
vấn đề quốc tế”. Theo Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ phát hành
thì “ngoại giao là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi
của quốc gia mình và để góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế
chung”. Đó là định nghĩa khi hiểu “ngoại giao” ở dạng một danh từ.
Động từ “ngoại giao” được đinh nghĩa là “giao thiệp với bên ngoài,

người ngoài”.
Như vậy, ngoại giao có thể được hiểu ở nghĩa hẹp là quan hệ giao
tiếp, trao đổi giữa một quốc gia với quốc gia khác hay quan hệ giao
tiếp, trao đổi giữa nhân dân một quốc gia với nhân dân của quốc gia
khác. Ở nghĩa rộng và khái quát thì ngoại giao là sự giao tiếp của một
chủ thể với chủ thể khác. Quan hệ ngoại giao của một quốc gia có thể
được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh như ngoại giao quân sự,
ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa,…trong đó ngoại giao văn hóa
là một bộ phận quan trọng, lấy văn hóa là công cụ chính để thực hiện
ý đồ ngoại giao.
Văn hóa là một khái niệm trừu tượng mà khó có một định nghĩa nào
có thể khái quát được toàn diện ý nghĩa của từ này. Trong tiếng Việt
“văn hóa” là một từ Hán Việt được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa
hẹp. Theo nghĩa rộng, “văn hóa là tổng hòa của kho báu vật chất và
tinh thần mà xã hội loài người sáng tạo ra trong suốt quá trình thực

9
tiễn lịch sử”
1
Còn theo nghĩa hẹp, “văn hóa biểu thị hình thái ý thức
xã hội và toàn bộ các chế độ và thiết chế tương ứng với nó”
2
. Nhà
văn, nhà nghiên cứu Edouard Herriot cũng từng nói “Văn hóa là cái
còn lại khi người ta quên đi mọi thứ” (“Culture is what remains, when
one has forgotten everything)… Như vậy theo cả nghĩa rộng và nghĩa
hẹp văn hóa là một khái niệm hết sức rộng lớn.
Có thể thấy văn hóa có thể bao gồm nhiều thành tố trong đó có
các giá trị tinh thần như lối sống, giáo dục, các phong tục tập quán,
các hình thức biểu diễn nghệ thuật,… Đó cũng là những khía cạnh chủ

yếu của văn hóa được khai thác để sử dụng trong quá trình hoạt động
của ngoại giao văn hóa.
1.1.2 Đế quốc văn hóa
Sở dĩ khái niệm này được đề cập đến trong luận văn là bởi Mỹ là một
đế quốc văn hóa và chính sách ngoại giao văn hóa của Mỹ thể hiện rõ
đặc tính của một đế quốc văn hóa trong quan hệ với các quốc gia
khác.
John Tomlinson, tác giả của cuốn sách “Giới thiệu về đế quốc văn
hóa” đã định nghĩa khái niệm này như sau: “đế quốc văn hóa là sự sử
dụng quyền lực chính trị và kinh tế để đề cao và phổ biến các giá trị
và tập quán của văn hóa ngoại nhằm thay thế văn hóa bản địa”
3
.
Herbert Schiller, một trong những nhà văn nổi tiếng nhất về đế quốc
truyền thông thì đưa ra định nghĩa chủ nghĩa đế quốc văn hóa là “tổng

1
Lương Văn Kế (chủ trì), Trần Đương (2004): “Phác thảo chân dung đời sống văn hóa Đức đương
đại”, tr 55, NXB Đại học Quốc gia.

3
John Tomlinson (1991), Cultural Imperialism: A Critical Introduction, ACLS History E-Book
Project, tr.1

10
hợp quá trình một xã hội được đưa vào hệ thống thế giới hiện đại và
các cách thức mà giai cấp thống trị của nó bị hấp dẫn, đặt áp lực, bị ép
buộc, và đôi khi bị mua chuộc vào việc tạo lập những thể chế xã hội
để làm cho nó phù hợp với, hoặc thậm chí phát triển những giá trị và
cấu trúc của thế lực thống trị hệ thống thế giới hiện đại”

4

Đế quốc văn hóa là sự thực hiện phát triển văn hóa và ngôn ngữ của
một quốc gia (thường là một quốc gia có quyền lực lớn) ở một quốc
gia khác (thường là quốc gia nhỏ).
Trên thực tế lịch sử các đế quốc đã được hình thành thông qua việc
xâm chiếm các quốc gia khác hoặc thực hiện các chính sách cưỡng
bách với các quốc gia nhỏ, yếu hơn mình và áp đặt văn hóa và các giá
trị của mình đối với các quốc gia chịu sự thống trị. Điển hình là sự
diệt vong của văn hóa và ngôn ngữ Etruscan do đế quốc La Mã gây
nên.
Ngày nay chúng ta thấy sự phổ biến của văn hóa đại chúng Mỹ (pop
culture), đặc biệt là lối sống Mỹ, phim ảnh, ca nhạc và các giá trị Mỹ
ở mọi ngõ ngách trên thế giới. Mỹ đã thực sự trở thành một đế quốc
văn hóa do sự thẩm thấu và áp đặt các giá trị văn hóa Mỹ của quốc gia
này thông qua truyền thông, các chính sách ngoại giao đơn phương
gây nhiều dư luận chỉ trích và bất bình.
1.1.3 Khái niệm ngoại giao văn hóa

4


11
Khái niệm “ngoại giao văn hóa” theo Milton Cummingtons
5
được
hiểu là “sự trao đổi quan điểm, thông tin, nghệ thuật và những khía
cạnh khác của văn hóa giữa các quốc gia và nhân dân của những quốc
gia đó nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Nhưng ngoại giao văn
hóa cũng có thể là “đường một chiều” hơn là “sự trao đổi hai chiều”

khi một quốc gia tập trung nỗ lực của mình để phát triển ngôn ngữ
quốc gia, giải thích những chính sách, quan điểm của mình hoặc “kể
những câu chuyện của mình” cho toàn thế giới.
Tuy nhiên, theo Frank Ninknovich
6
: “ngoại giao văn hóa là sự thúc
đẩy quan hệ hoặc giao tiếp giữa nhân dân các nước chứ không phải
giữa các chính phủ…”. Trong khi đó, Margaret và Christoppher trong
bản nghiên cứu “Quan hệ văn hóa quốc tế: So sánh đa quốc gia” thì
cho rằng “ngoại giao văn hóa là quá trình thông tin hai chiều, bao gồm
cả những nỗ lực làm nổi bật hình ảnh và những giá trị của một quốc
gia với những quốc gia khác cũng như tiếp nhận thông tin và tìm hiểu
văn hóa và những giá trị, hình ảnh của các quốc gia khác và của nhân
dân các quốc gia khác”
7
.
Có thể nói ngắn gọn rằng ngoại giao văn hóa là khái niệm chỉ hoạt
động giao tiếp sử dụng công cụ văn hóa của một quốc gia với một

5
Cynthia Schneider (2003), Diplomacy that Works: 'Best Practices' in Cultural Diplomacy,
Center for Arts and Culture, tr1

6
Ninknvick, F. (1996), Chính sách thông tin và ngoại giao văn hóa của Mỹ (Headline Series, Số
308), Newyork, NY: Hiệp hội chính sách ngoại giao, tr2
7
Margaret J. Wyszomirski – Christopher Burgess (2003), International Cultural relations: A
multi-country comparison, Arts policy and Administraton Program, The Ohio State and
Culture.University, tr1


12
quốc gia khác, hoặc nhân dân một quốc gia nhằm mục đích thúc đẩy
quan hệ hiểu biết lẫn nhau.
Đánh giá vai trò của ngoại giao văn hóa, trong một bản báo cáo về
ngoại giao văn hóa vào tháng 9/2005
8
, Ủy ban tư vấn ngoại giao văn
hóa, Bộ ngoại giao Mỹ cũng cho rằng “ngoại giao văn hóa là trụ cột
của ngoại giao nhân dân” vì “trong những hoạt động văn hóa, quan
điểm của một quốc gia được thể hiện tốt nhất”.
Một báo cáo của Bộ ngoại giao Nhật Bản về ngoại giao văn hóa
9
cũng
cho rằng “giao lưu và tín nhiệm lẫn nhau về văn hóa trong thời đại
chúng ta đang sống là rất khó, các loại xung đột và đối lập làm cho
khắp nơi trên toàn cầu đều cảnh giác và đề phòng lẫn nhau. Bởi thế
giá trị đặc biệt của ngoại giao văn hóa, giao lưu văn hóa ngày càng
quan trọng.” Người Nhật cho rằng “không có sự tín nhiệm lẫn nhau về
văn hóa thì không thể có vũ đài văn hóa quốc tế cũng không thể phát
hiện lực ảnh hưởng quốc gia, nâng cao hình tượng văn hóa quốc gia
chỉ là một câu nói trống rỗng”. Vì vậy, Nhật Bản nâng cao quốc lực
văn hóa bằng cách thông qua hình tượng văn hóa để giành được tín
nhiệm của nhân dân các nước. Từ góc độ khác, văn hóa là quảng cáo
của tín nhiệm. Cũng theo bản báo cáo về ngoại giao văn hóa của Ủy
ban tư vấn ngoại giao văn hóa thuộc Bộ ngoại giao Mỹ
10
, thì “ngoại
giao văn hóa thể hiện phần hồn của quốc gia”.


8
Advisory Committee on Cultural Diplomacy, U.S. Department of State (September 2005),
Cultural Diplomacy the Linchpin of Public Diplomacy, U.S. Department of State, tr1
9
Dương Danh Dy (2008), Ngoại giao văn hóa Nhật Bản
tr1
10
Advisory Committee on Cultural Diplomacy, U.S. Department of State (September 2005),
Cultural Diplomacy the Linchpin of Public Diplomacy, U.S. Department of State, tr1

13
Nhận thức rõ vai trò của văn hóa, Việt Nam cũng đánh giá cao vai trò
của ngoại giao văn hóa trong tiến trình hội nhập quốc tế. Phát triển
trong hội thảo “Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên
trường quốc tế phục vụ hội nhập và phát triển bền vững” tổ chức vào
tháng 10 vừa qua, bộ trưởng bộ ngoại giao Phạm Gia Khiêm cũng
đánh giá ngoại giao văn hóa “có vai trò hết sức quan trọng vì nó vừa
là nền tảng tinh thần vừa là biện pháp và mục tiêu của chính sách đối
ngoại Việt Nam; nó bổ trợ rất hữu hiệu cho các trụ cột khác, tạo thành
một chỉnh thế chính sách đối ngoại phát huy tốt nhất sức mạnh dân tộc
và kết hợp hiệu quả với sức mạnh thời đại”
11
.
Như vậy có thể nói ngoại giao văn hóa có vai trò vô cùng ý nghĩa
trong hoạt động ngoại giao của các quốc gia, bởi lẽ văn hóa phản ánh
bản sắc của một quốc gia và ngoại giao văn hóa là cách giới thiệu cho
bên ngoài hình ảnh của con người, đất nước của quốc gia đó như thế
nào. Do đó, thiện cảm hay ác cảm mà bên ngoài dành cho một đất
nước tăng lên hay giảm đi là phụ thuộc rất nhiều vào cách quốc gia và
nhân dân của quốc gia đó thể hiện mình như thế nào thông qua ngoại

giao văn hóa. Khi những người bên ngoài công nhận và gần gũi văn
hóa của một quốc gia thì sẽ gần gũi hơn với quốc gia đó nên có thể
nói ngoại giao văn hóa là một cách thức hữu hiệu giúp bồi dưỡng cảm
tình của các quốc gia bên ngoài đối với một quốc gia. Mặt khác nếu
chúng ta muốn người khác hiểu về xã hội mình, những chính sách của
mình, trước hết chúng ta phải hiểu được những động thái, văn hóa,
lịch sử và tâm lý và thậm chí ngôn ngữ của những người mà chúng ta

11


14
muốn đặt quan hệ giao thiệp với họ. Ngày nay toàn cầu hóa đã khiến
thế giới của chúng ta ngày càng phụ thuộc nhau hơn. Một quốc gia sẽ
không thể phát triển nếu đứng ngoài xu thế chung của toàn thế giới
hoặc tách mình đứng biệt lập. Vì vậy hội nhập là yêu cầu cần thiết và
để hội nhập thì cần phải “biết mình, biết ngươi”, phải làm cho bên
ngoài hiểu về mình cũng như tìm hiểu về các quốc gia khác để đạt
được những mẫu số chung trong quan điểm cũng như trong quan hệ
hợp tác. “Ngôn ngữ” của ngoại giao văn hóa là ngôn ngữ dễ thẩm thấu
và đi vào lòng người bởi đó là ngôn ngữ dễ truyền đạt bằng những
cách dễ hiểu, nhẹ nhàng nhưng không kém hiệu quả mà không đòi hỏi
phải áp dụng các biện pháp đao to búa lớn, gây mất hòa khí. Chính vì
thế mà các nhà ngoại giao coi nó là một dạng “quyền lực mềm” và
“phải được tăng cường đầu tư để trở thành một bộ phận có ý nghĩa
trong kho công cụ ngoại giao của một quốc gia”
12
. Nói một cách khái
quát, văn hóa có tác dụng mà kinh tế và chính trị đều không có, nên
những chỗ thông qua chính trị, kinh tế mà không đạt được thì tất

nhiên phải thông qua văn hóa để hoàn thành. Điều càng quan trọng
hơn, phương thức của văn hóa là một loại phương thức hòa bình, một
loại phương thức làm cho người ta trong quá trình vui vẻ, trầm lắng
lại giành được thành công.
Ngoại giao văn hóa sở dĩ đạt được hiệu quả như vậy là bởi nó dùng
ngôn ngữ mà con người dễ dành được tiếng nói chung nhất đó là các
hình thức khác nhau của văn hóa. Trong số những hình thức thể hiện

12
United States General Accounting Office Report to the Committee on International Relations,
House of Representatives (2003), U.S. Public Diplomacy: State Department Expands Efforts But
Faces Significant Challenges, tr2

15
phổ biến nhất của ngoại giao văn hóa là các trao đổi liên quan đến
nghệ thuật như các cuộc giao lưu âm nhạc, hội họa, thể thao, các cuộc
hợp tác, trao đổi về giáo dục giữa các quốc gia nói chung các trường
đại học nói riêng, Ở trong đó sự đồng cảm của con người dường như
đạt được dễ dàng hơn và những ý đồ ngoại giao được thể hiện mềm
dẻo, linh hoạt hơn. Trong lịch sử đã chứng minh rất nhiều thành công
mà các quốc gia đạt được thông qua con đường ngoại giao văn hóa ví
dụ như trường hợp nổi tiếng trong lịch sử là ngoại giao bóng bàn giữa
Mỹ và Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, hay ngoại giao âm
nhạc giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên giúp xoa dịu quan hệ căng thẳng đến
đỉnh điểm của Mỹ và hai quốc gia này,…
1.2 Mục đích và nhiệm vụ của ngoại giao văn hóa Mỹ
Ngoại giao văn hóa cũng chỉ là một bộ phận của ngoại giao nói chung
và suy cho cùng thì nó cũng thực hiện những nhiệm vụ chính của
ngoại giao là giúp tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc, nâng cao
tầm ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế.

Mang đặc thù của một đế quốc văn hóa, ngoại giao văn hóa Mỹ được
sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau
13
:
- Tạo ra nền tảng tin tưởng với những quốc gia đối tác nhằm đạt
được những thỏa thuận về chính trị, kinh tế, quân sự. Ở trường hợp
này, ngoại giao văn hóa làm nhiệm vụ dẫn đường cho ngoại giao
kinh tế, chính trị và quân sự.

13
Advisory Committee on Cultural Diplomacy, U.S. Department of State (September 2005),
Cultural Diplomacy the Linchpin of Public Diplomacy, U.S. Department of State., tr2

16
- Khuyến khích các quốc gia khác dành cho Mỹ sự ưu tiên trong
những chính sách nhất định hoặc yêu cầu cộng tác vì những lợi ích
chung.
- Thể hiện những giá trị và lợi ích trong những giá trị, cho thấy
người Mỹ không nông cạn, bạo lực, vô thần mà cũng có những giá
trị như gia đình, lòng trung thành và khao khát phát triển giáo dục
như bất kỳ dân tộc nào khác
- Thiết lập quan hệ với những quốc gia có những thay đổi về chính
phủ
- Tiếp cận những quốc gia có ảnh hưởng ở nước ngoài mà Mỹ
không thể đạt được quan hệ đó thông qua những chức năng truyền
thống của đại sứ quán.
- Tạo một diễn đàn trung lập cho những sự tiếp xúc giữa nhân dân
với nhân dân
- Phục vụ như một phương tiện linh hoạt, được chấp nhận toàn cầu
cho việc nối lại quan hệ hữu nghị với những quốc gia mà quan hệ

ngoại giao đang ở tình trạng bế tắc hoặc không phát huy được tác
dụng
- Là cách duy nhất để tiếp cận với những người trẻ tuổi, những nhân
tố không xuất chúng, đông đảo quần chúng với một rào cản ngôn
ngữ được giảm tối thiểu
- Thúc đẩy sự phát triển của tầng lớp thường dân
- Giáo dục người Mỹ về những giá trị và cảm thức về các xã hội
khác, giúp Mỹ tránh những sai lầm, sơ suất.

17
- Đối phó với những hiểu lầm, những mối thù hận và khủng bố
Rõ ràng tài liệu này đã cho thấy một bức tranh khái quát về nhiệm vụ
của ngoại giao văn hóa Mỹ mà phần nào trong đó thể hiện đặc điểm
và đặc trưng ngoại giao văn hóa của cường quốc số một thế giới này.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này ở chương 2 của luận
văn.




















18
Chƣơng 2: Đặc trƣng ngoại giao văn hóa Mỹ

Uy tín của nước Mỹ trên chính trường quốc tế chưa bao giờ bị giảm
sút ở tình trạng báo động như hiện nay. Các chính sách ngoại giao đơn
phương của quốc gia này đã và đang gây nên sự phản đối gay gắt
trong cộng đồng quốc tế. Ngay cả phương Tây cũng có những bất
đồng nhất định với Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế chứ
không còn đồng minh trên mọi chiến tuyến với Mỹ. Trong khi đó dư
luận phản đối Mỹ tại Trung Đông thì ngày càng gay gắt và Mỹ Latin
thì đã không còn là sân sau của Mỹ như thuở Monroe tuyên bố “châu
Mỹ là của người Mỹ”…
Mỹ đang vấp phải một giai đoạn khó khăn trong quan hệ ngoại giao
và người ta lại thấy chính sách ngoại giao văn hóa lại được chính phủ
Mỹ tìm đến như một giải pháp ưu tiên, khi vũ khí quân sự, kinh tế
không đạt được kết quả, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược. Vậy ngoại
giao văn hóa đã ảnh hưởng thế nào với lịch sử ngoại giao của Mỹ và
đặc trưng của ngoại giao văn hóa Mỹ là gì?
2.1. Lƣợc sử chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ và các xu thế của
ngoại giao văn hóa Mỹ trong lịch sử
Phải nói một cách toàn diện là mặc dù sức ảnh hưởng và lan tỏa của
văn hóa Mỹ trên toàn thế giới là rất lớn nhưng ngoại giao văn hóa vẫn
chưa được quan tâm một cách thích đáng thậm chí có lúc đã bị lãng
quên. Nhìn lại lịch sử ngắn ngủi của ngoại giao văn hóa Mỹ sẽ thấy
rằng nước Mỹ đầu tiên không mấy quan tấm đến ngoại giao văn hóa

ngay cả lĩnh vực xuất khẩu văn hóa. Điều này dường như có vẻ lạ đối

19
với một cường quốc về xuất khẩu văn hóa như Mỹ. Có lẽ bởi người
Mỹ thấy rõ sự khác biệt của họ là ở hệ thống chính trị chứ không phải
ở các nhà thơ, các nghệ sĩ và các tiểu thuyết gia. Nhìn chung, họ coi
văn hóa phổ cập của mình là một nguồn giải trí riêng tư hơn là một
công cụ của chính sách đối ngoại
14
. Năm 1938, Bộ Ngoại giao đã
thành lập Phòng Quan hệ Văn hóa, nhưng rất nhiều quan chức Mỹ đã
chỉ trích việc sử dụng văn hóa như là một công cụ ngoại giao. Thậm
chí ngày nay, hầu hết người Mỹ cho rằng văn hóa thuộc về lĩnh vực
sáng tạo, thị hiếu của công chúng và là công việc tự do, chứ không
phải là công việc của chính phủ. Có lẽ bởi vậy mà chính sách ngoại
giao văn hóa của Mỹ chỉ được quan tâm khi nước Mỹ đang bị dồn vào
thế khó. Khi “an tâm” vào vị trí của mình thì Mỹ lại tỏ ra “ngủ quên
trên chiến thắng” và khá thờ ơ với ngoại giao văn hóa.
2.1.1 Đặc tính phòng ngự của ngoại giao văn hóa Mỹ trong thời kỳ
thế chiến thứ nhất và thứ hai.
Tác giả Milton Cummings trong bài nghiên cứu “Khảo sát về ngoại
giao văn hóa và chính phủ Mỹ”
15
đã cho rằng một trong những sáng
kiến quan trọng đầu tiên trong ngoại giao văn hóa nhằm đối phó với
“sự tấn công văn hóa” của phát xít Đức ở Mỹ Latin những năm 1930.
Những hoạt động của người Đức ở châu Mỹ đã được miêu tả bởi một
quan chức phụ trách công tác ngoại giao văn hóa là “được tổ chức,
được đầu tư tốt, được thiết kế để đối phó và làm suy yếu quan hệ của


14
Jessica C.E.Gienow-Hecht (2006), Châu Âu nhìn nhận ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, Tạp chí
điện tử của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2/2006, tr.1
15
Milton Cummings (2003), Cultural Diplomacy and the United States Government: A Survey,
Center for Arts and Culture, tr.1

20
Mỹ với những quốc gia Mỹ Latin và được thiết kế để làm giảm uy tín
của những động thái và những mục đích của Mỹ trong khu vực”. Đáp
trả lại kế hoạch của Đức tại hội nghị Pan về vấn đề gìn giữ hòa bình
được tổ chức tại Buenos Aires vào năm 1936, đoàn đại biểu Mỹ đã đề
xuất Công ước phát triển quan hệ văn hóa liên châu Mỹ và đề xuất
này đã dành được sự nhất trí hoàn toàn. Phần đầu của công ước này
đưa ra những mục tiêu như sau:
Xem xét mục tiêu gìn giữ hòa bình sẽ được thúc đẩy bởi sự hiểu biết
lẫn nhau về nhân dân và những thể chế của những quốc gia tham
dự…; và những mục tiêu này sẽ được thúc đẩy bởi việc trao đổi các
giáo sư, giáo viên và sinh viên giữa các quốc gia trong khu vực cũng
như bởi những sự khích lệ dành cho các mối quan hệ những tổ chức
không chính thức có vai trò tạo nên ảnh hưởng đến dư luận xã
hội…những chính phủ có đại diện tại hội nghị đã quyết tâm xây dựng
một công ước với mục đích này.
Như vậy có thể nói, ngoại giao văn hóa Mỹ thời kì này là hành vi
“Phòng ngự văn hóa” để chống lại chiến lược “Tấn công văn hóa” của
người Đức tại khu vực mà Mỹ đã mặc nhiên cho là sân sau của mình
từ lâu. Từ thời tổng thống James Monroe (1817-1825), học thuyết
Monroe đã cho rằng “châu Mỹ là của người Mỹ” và ai cũng biết rằng
tuyên ngôn này thực ra là để khẳng định vị thế lãnh đạo của Mỹ ở Mỹ
Latin, cảnh báo các cường quốc khác “không nên nhòm ngó” mảnh

đất đã có chủ này. Thế nên khi người Đức động đến quyền lợi của
mình và khiến Mỹ đứng trước nguy cơ mất sân sau thì lập tức Mỹ
phải suy nghĩ lại về chính sách ngoại giao ở đây. Chính sách ngoại

21
giao văn hóa được cân nhắc là một phương pháp khôn ngoan bởi ngôn
ngữ mềm dẻo, tế nhị mà hiệu quả.
Kenvin Mulcahy
16
đã chỉ ra một vài đặc điểm chính của các hoạt động
của Mỹ trong ngoại giao văn hóa đã được dự đoán trước trong công
ước Buenos Aires. Những trao đổi văn hóa đã được áp dụng nhằm
thúc đẩy quan hệ văn hóa và hợp tác trí tuệ giữa Mỹ và các quốc gia
khác. Cùng thời điểm thì mục tiêu của bộ ngoại giao Mỹ cũng rất rõ
ràng: kỳ vọng những hoạt động trao đổi này sẽ thúc đẩy quan hệ giữa
các quốc gia theo chiều hướng tốt đẹp hơn và cải thiện hình ảnh của
nước Mỹ ở nước ngoài.
Hai năm sau, tháng 5/1938, Bộ ngoại giao Mỹ tài trợ cho một cuộc
họp về hợp tác văn hóa liên châu Mỹ nhằm đưa ra một thông báo về ý
định thành lập Cục quan hệ văn hóa với những chức năng cơ bản sau:
Cung cấp cho chính phủ định hướng cho việc triển khai và thực hiện
nỗ lực quốc gia dài hạn có sự phối hợp, tổ chức nhằm tăng cường
quan hệ văn hóa của Mỹ với những quốc gia khác, bắt đầu với các
nước, bắt đầu với những quốc gia Mỹ Latin.
Khi Chiến tranh thế giới II nổ ra, bên cạnh “ông lớn” Liên Xô, chủ
nghĩa phát xít lại một lần nữa đe dọa vai trò của Mỹ đang dần khẳng
định trên thế giới. Giai đoạn này một loạt những dấu mốc tăng cường
ngoại giao văn hóa của Mỹ đã diễn ra. Nelson Rockefeller, một
chuyên viên của bộ ngoại giao thời kì này, đã phát triển một chương
trình toàn diện thúc đẩy quan hệ ngoại giao văn hóa với các nước Mỹ


16
Kevin V. Mulcahy (1999), Cultural Diplomacy and the Exchange programs: 1938-1978, the
Journal of Arts Management, Law and Society, Vol 29, tr.11

22
Latin, đặc biệt là Brazil, Argentina và Mexico. Kết quả của những nỗ
lực này là những triển lãm tại Bảo tàng nghệ thuật hiện đại New York
với những tác phẩm trưng bày là của các nghệ sĩ hàng đầu của các
nước Mỹ Latin đồng thời thông qua các chương trình của Bộ ngoại
giao rất nhiều triển lãm và nhóm biểu diễn nghệ thuật đã được cử đi
biểu diễn tại Mỹ Latin. Năm 1938, bắt đầu có một số sách viết về vai
trò của Mỹ trong một số kênh thông tin quốc tế như báo chí, phát
thanh, phim ảnh. Những cuốn sách này nhằm giải quyết những nỗ lực
ban đầu của chính phủ Mỹ trong việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ
hợp tác với các quốc gia Mỹ Latin thông qua các kênh thông tin cá
nhân (person-to-person), hai chiều (two way) hay dài hạn (long term
communication)
17
. Hoạt động này thực chất là để khẳng định vai trò
và ảnh hưởng vẫn rất lớn mạnh của Mỹ tại khu vực. Mỹ muốn chứng
tỏ mình vẫn đủ sức đảm đương vai trò anh cả lạnh đạo trong khu vực
chứ không phải là bất cứ một nhân tố bên ngoài nào: vừa không am
hiểu Mỹ Latin bằng Mỹ vừa không đủ nhưng quan hệ thân thiện cần
thiết để phát triển sự lớn mạnh của khu vực.
Khi Mỹ tham chiến tại Chiến tranh thế giới II, sự đầu tư cho ngoại
giao văn hóa thậm chí được tăng cường hơn. Một loạt các hoạt động
văn hóa được mở rộng bởi Phòng quan hệ văn hóa (Division of
Cultural Relations), những chương trình mới được phát triển bởi
Phòng điều phối các vấn đề liên châu Mỹ (Office of the Coordinator

for inter-American Affairs). Đặc biệt phòng Thông tin chiến tranh

17
Espinosa J Manuel (1976), Cultural Relations Programs of the US Department of State:
Historical studies: number 2, Bureau of Educational and Cultural Affairs. U.S Department of
State, Washington, DC, tr.8

×