Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.92 KB, 72 trang )




























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THU TRANG





HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ







LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC













Hà nội - 2009












ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THU TRANG




HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ






Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Khắc Nam






Hà nội - 2009

1


MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƢƠNG 1 QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 8
1.1. Khái quát về Hội nhập kinh tế quốc tế 8
1.2. Quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp
Việt Nam 9
1.3. Đánh giá chung 15
CHƢƠNG 2 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 19
2.1. Hạn chế từ phía doanh nghiệp 19
2.2. Hạn chế từ môi trƣờng kinh doanh và chính sách nhà nƣớc. 37
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ 47
3.1. Doanh nghiệp 47
3.2. Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nƣớc 59
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Số lƣợng doanh nghiệp Việt Nam qua các thời kỳ 10
Bảng 1.2 Tỉ lệ loại hình doanh nghiệp năm 2005 12
Bảng 1.3: Số lƣợng doanh nghiệp phân bổ theo vùng 2005 13
Bảng 1.4: So sánh về lao động và nguồn vốn tại Doanh nghiệp từ 2000- 2005
14
Bảng 1.5: Hiệu quả kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp 15
Bảng 2.1: Tỉ trọng đầu tƣ của các TĐKT và các TCT 27

Bảng 2.2 Thực trạng giấy phép và điều kiện kinh doanh 45

Biểu 2.1: Tỉ lệ lao động đƣợc đào tạo 30
Biểu 2.2: Tƣơng quan về vốn giữa các loại hình doanh nghiệp (tỉ đồng) 33
Biểu 2.3: Quy mô vốn của doanh nghiệp 33

3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB: Asia Development Bank
Ngân hàng phát triển Châu Á
FDI: Foreign Development Investment
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
EU: European Union
Liên minh Châu Âu
IMF: International Money Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
WB: World Bank
Ngân hàng thế giới
WTO: World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới

4

LỜI NÓI ĐẦU

Bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lƣợng sản xuất và phân công
lao động quốc tế, Toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự trở
thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc

gia và quan hệ quốc tế.
Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần
giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã đƣợc mở rộng ra tất cả lĩnh
vực liên quan đến chính sách kinh tế thƣơng mại, nhằm mục đích mở cửa thị
trƣờng cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối
với trao đổi thƣơng mại. Đối với Việt Nam, vấn đề đặt ra không phải là có hội
nhập hay không mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả,
đảm bảo đƣợc lợi ích dân tộc, nâng cao đƣợc sự cạnh tranh của nền kinh tế,
thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình hội
nhập. Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng, nhất là Nghị quyết 07- NQ/W
ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh
quan điểm: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát
huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển
nhanh, có hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hƣớng
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.” [10, tr.113]
Theo quan điểm này, hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu
hoá kinh tế là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham
gia phân công hợp tác quốc tế tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực
trong nƣớc và nƣớc ngoài, mở rộng không gian và môi trƣờng để phát triển và
chiếm lĩnh vị trí phù hợp trong quan hệ kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp là
những đối tƣợng chính tham gia hội nhập về kinh tế, là yếu tố quyết định cho
sự thành công của hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh các yếu tố khác nhƣ sự
5

quản lý và chính sách vĩ mô của nhà nƣớc. Và hội nhập kinh tế quốc tế chính
là vận hội lớn giúp cho doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, thâm nhập thị
trƣờng thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị trƣờng ổn định, từ đó có điều kiện
thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong nƣớc,
thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội

2001 - 2010.
Tuy nhiên, Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập khi đang còn là
một nền kinh tế tập trung, nhỏ và yếu, nên những khó khăn, hạn chế và thậm
chí là cả thất bại bƣớc đầu là tất yếu.
1. Đề tài luận văn: Nhìn nhận đƣợc tính khách quan và bản chất của
vấn đề trong những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam, đề xuất ra
các phƣơng hƣớng giải quyết chúng, góp phần đƣa Việt Nam hội
nhập kinh tế quốc tế thành công, chính là mục đích cuối cùng của đề
tài. Xuất phát từ mục tiêu trên, em quyết định chọn đề tài: “Hạn chế
của Doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình Hội nhập kinh tế
quốc tế” cho luận văn thạc sĩ của mình, nhằm góp phần định dạng
những trở ngại của doanh nghiệp trong quá trình phát triển, hội nhập
và đề xuất một số giải pháp tƣơng đối khả thi để giải quyết vấn đề
trên.
2. Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là những hạn chế hay khó
khăn bất cập của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình Hội nhập
kinh tế quốc tế, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục để doanh nghiệp
vƣợt qua các rào cản khách quan và chủ quan để hội nhập sâu và
rộng hơn. Phạm vi không gian nghiên cứu của luận văn là hoạt động
của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế.
Phạm vi thời gian của Luận văn là từ 2001 – 2007 (sau Đại hội Đảng
IX đến nay).
3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Vì đây là luận văn tốt nghiệp ngành
6

Quan hệ Quốc tế, nên tác giả luận văn đã vận dụng quan điểm của
Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế để đƣa ra các nhận định và
giải quyết các vấn đề. Đồng thời, Hội nhập kinh tế cũng là một hiện
tƣợng trong Kinh tế Quốc tế nên để tìm hiểu các quy luật vận động
của chúng, tác giả luận văn cũng vận dụng các phƣơng pháp nghiên

cứu trong Quan hệ Kinh tế Quốc tế.
4. Tài liệu tham khảo: Luận văn này đƣợc viết dựa trên nguồn tài liệu
chính là các Văn kiện chính thức của các Đại hội Đảng, các văn bản
chính sách của Nhà nƣớc, các Bộ ngành liên quan về thúc đẩy Hội
nhập kinh tế Quốc tế, các tài liệu chính thức của các tổ chức Hiệp hội
doanh nghiệp nhƣ Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam,
Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội và các bài nghiên cứu sâu của các
học giả kinh tế trong và ngòai nƣớc.
5. Cấu trúc của Luận văn: Luận văn đƣợc viết theo cấu trúc gồm 3
phần: Phần mở đầu, 3 chƣơng nội dung và phần kết luận. Phần nội
dung chính gồm 3 chƣơng:
 Chƣơng 1 đƣa ra khái quát chung về Hội nhập kinh tế quốc tế, ý
nghĩa vai trò của nó trong quá trình Hội nhập quốc tế là chủ trƣơng
chính sách phù hợp của nhà nƣớc Việt Nam nhằm thúc đẩy và tạo điều
kiện để doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế
thế giới. Nội dung Chƣơng 1 cũng đƣa ra khái quát chung về doanh
nghiệp Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2007.
 Chƣơng 2 phân tích vào những hạn chế chủ quan và khách quan
của doanh nghiệp trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế. Hạn chế
chủ quan là những nhân tố yếu kém từ chính bên trong doanh nghiệp:
khả năng lãnh đạo, định hƣớng thị trƣờng, nguồn vốn và nhân lực…
Hạn chế khách quan là những khó khăn về môi trƣờng kinh doanh
trong nƣớc của doanh nghiệp, những cơ chế chính sách đặc thù dành
7

cho doanh nghiệp vẫn còn nhiều ràng buộc và chƣa thực sự tạo điều
kiện tối đa cho doanh nghiệp.
 Chƣơng 3 đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế và yếu
kém của doanh nghiêp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, từ việc nâng cao năng lực cạnh tranh (giá trị nội tại của doanh

nghiệp) đến việc cải thiện môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc cũng nhƣ
điều chỉnh các chính sách vĩ mô để doanh nghiệp tiếp cận thị trƣờng
quốc tế một cách dễ dàng hơn.


8


CHƢƠNG 1
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1.1. Khái quát về Hội nhập kinh tế quốc tế
Định nghĩa:
Hội nhập kinh tế quốc tế là trình độ cao của quan hệ hợp tác kinh tế
quốc tế. Hội nhập có nghĩa là gia nhập, tham gia vào một tổ chức chung, một
trào lƣu chung của quốc tế, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận trong một
tổng thể. Hội nhập kinh tế thƣờng có nhiều mức độ từ nông đến sâu, từ một
vài lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, từ một vài nƣớc đến nhiều nƣớc. [4, tr.34]
- Hội nhập theo mức độ liên kết:
+ Khu vực thƣơng mại tự do (Free Trade Area)
+ Liên hiệp thuế quan (Customs Union)
+ Thị trƣờng chung (Common Market)
+ Hội nhập kinh tế (Economic Intergration)
+ Hội nhập kinh tế toàn bộ (Total Economic Intergration)
- Hội nhập theo địa lý: Hội nhập toàn cầu, hội nhập theo khu vực
- Hội nhập theo lĩnh vực: thƣơng mại, dịch vụ, tài chính…
Khi hội nhập kinh tế, mỗi quốc gia vẫn tồn tại với tƣ cách là một quốc
gia độc lập tự chủ, tự nguyện lựa chọn các lĩnh vực và tổ chức thích hợp để
hội nhập. Tuy nhiên, khi đã gia nhập thì phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc

chung, phải thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của một thành viên, phải điều
chỉnh chính sách của mình sao cho phù hợp với luật chơi chung. [4, tr.34]
Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế là xu hƣớng toàn cầu nên tác động của nó lan toả đến
mọi khu vực, mọi quốc gia. Ngay cả những nƣớc chƣa tham gia vào quá trình

×