Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quan hệ hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.42 KB, 94 trang )























































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ NGA





QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA CHDCND TRIỀU TIÊN
VÀ HÀN QUỐC THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế













HÀ NỘI – 2011























































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ NGA




QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA CHDCND TRIỀU TIÊN

VÀ HÀN QUỐC THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40






Người hướng dẫn khoa khoa học: TS. TRẦN THỊ NHUNG









HÀ NỘI - 2011


1
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HAI MIỀN TRIỀU TIÊN SAU
CHIẾN TRANH LẠNH 11
1.1. Tình hình quốc tế và khu vực sau Chiến tranh Lạnh 11
1.2. Chính sách của hai miền Triều Tiên sau Chiến tranh Lạnh 15
1.2.1. Chính sách của Triều Tiên đối với Hàn Quốc 15
1.2.2. Chính sách của Hàn Quốc đối với Triều Tiên 20
Tiểu kết 28
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TRIỀU TIÊN VÀ HÀN
QUỐC TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH 29
2.1. Quan hệ chính trị ngoại giao 29
2.1.1. Thời kỳ 1988 – 1998 29
2.1.2. Thời kỳ 1998 – 2003 30
2.1.3. Thời kỳ 2003-2008 35
2.1.4. Thời kỳ 2008 đến nay 37
2.2. Quan hệ hợp tác phát triển kinh tế 43
2.2.1. Quan hệ thương mại 43
2.2.2. Sự phát triển của Tổ hợp công nghiệp Kaeseong 47
2.2.3. Dự án khu du lịch núi Kim Cương 53
2.2.4. Dự án nối lại tuyến đường sắt Nam – Bắc và đường bộ 55
2.3. Quan hệ hợp tác văn hóa, xã hội 57
2.3.1. Hoạt động của Hội chữ thập đỏ 58
2.3.2. Hoạt động thi đấu thể thao 59
2.3.3. Trợ giúp lương thực 60
2.3.4. Đoàn tụ các gia đình ly tán do chiến tranh 64
Tiểu kết 68
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA HAI MIỀN
TRIỀU TIÊN 69

2
3.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ giữa hai

miền Triều Tiên 69
3.1.1. Những thuận lợi 69
3.1.2. Những khó khăn 70
3.2. Triển vọng hợp tác hai bên trên một số lĩnh vực chủ yếu 73
3.2.1 Lĩnh vực chính trị - ngoại giao 73
3.2.2. Lĩnh vực kinh tế 76
3.2.3. Lĩnh vực văn hóa – xã hội 78
3.3. Một số kiến nghị 79
Tiểu kết 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89























3
DANH MỤC BẢNG



Trang
Bảng 2.1
Kế hoạch 3 giai đoạn phát triển KIC của tập đoàn Hyundai
49
Bảng 2.2
Các mặt hàng sản xuất tại KIC
51
Bảng 2.3
Tổng giá trị trợ giúp nhân đạo của Hàn Quốc và cộng đồng quốc
tế cho Triều Tiên giai đoạn 1995-2002
61
Bảng 2.4
Trao đổi giữa các gia đình ly tán
64



















4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ABM
Anti-ballistic Missile Treaty
Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
DZ
Demilitarized Zone
Khu phi quân sự
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
Hàn Quốc
Republic of Korea
Đại Hàn dân quốc
IAEA
International Atomic Energy Agency

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
KIC
Kaeseong Industrial Complex
Tổ hợp công nghiệp Kaeseong
Mỹ
United States
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
NIC
Newly Industrialized Country
Nước công nghiệp mới
NLL
Northern Limit Line
Đường giới tuyến phía Bắc
NPT
Nuclear Non-Proliferation Treaty
Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân
TMD
Theater Missile Defence
Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường
Triều Tiên
People Democratic Republic of Korea
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên

5
UNICEF
United Nations Children's Fund
Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc
WFP
World Food Program
Chương trình lương thực thế giới

XHCN
Socialism
Xã hội chủ nghĩa






















6
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình bán đảo Triều Tiên được nhân dân Triều Tiên cũng như cả

thế giới quan tâm, theo dõi. Đây là điểm hội tụ, đan xen và tranh giành ảnh
hưởng cũng như lợi ích của các nước lớn. Sau chiến tranh thế giới thứ hai,
bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền, dẫn đến sự hình thành hai nhà
nước có chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc đi theo chế độ cộng sản và
miền Nam đi theo chế độ dân chủ phương Tây, gây nên sự xung đột về hệ tư
tưởng, dẫn đến cuộc chiến tranh năm 1950 và chỉ kết thúc bằng một Hiệp
định ngừng bắn năm 1953. Sau chiến tranh lạnh bán đảo Triều Tiên luôn ở
trong tình trạng căng thẳng, xung đột, có nguy cơ tái diễn chiến tranh.
Thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hai bên, quan hệ giữa hai miền đã
được cải thiện nhờ những chính sách được đưa ra trong hai cuộc họp thượng
đỉnh liên Triều năm 2000 và năm 2007. Thông qua hợp tác với nhau trên các
lĩnh vực kinh tế, an ninh chính trị và văn hoá xã hội, hai miền Triều Tiên đã
thúc đẩy hợp tác phát triển. Tuy nhiên những căng thẳng trong mối quan hệ
của hai nước vẫn có những sóng gió và luôn là mối quan tâm của rất nhiều
người.
Là một nước nằm trong khu vực Đông Á, Việt Nam chịu tác động từ
chính quá trình vận động của các mối quan hệ trong khu vực. Để giúp Việt
Nam mở rộng quan hệ với hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên, nâng cao vai trò
và vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới. Đề tài: “Quan hệ hợp tác
giữa Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc thời kỳ sau
Chiến tranh Lạnh” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu
sắc. Đề tài cố gắng làm rõ bức tranh toàn cảnh về quan hệ hợp tác giữa hai
miền Triều Tiên từ sau Chiến Tranh Lạnh đến nay thông qua các lĩnh vực hợp

7
tác cơ bản, từ đó đánh giá hiệu quả, những thuận lợi, khó khăn, triển vọng và
đưa ra những khuyến nghị để phát triển quan hệ Việt Nam với hai miền Triều
Tiên, nâng cao vai trò và vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới, thực
hiện cơ chế hợp tác toàn diện nhằm phát huy cao độ những lợi thế vốn có của
đất nước và đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

2. Tình hình nghiên cứu
Trên thực tế, trong và ngoài nước đã có nhiều bài báo, công trình viết
về tình hình bán đảo Triều Tiên và đề cập đến ảnh hưởng của quan hệ giữa
hai miền đến vấn đề an ninh khu vực Đông Bắc Á như cuốn sách “Inter-
Korean Relations: Problems and Prospects” và cuốn “North Korean Foreign
Relations in the post-Cold War Era” của Samuel. S.Kim, hay cuốn “The
future of US-Korea-Japan Relations: Balancing Values and Interests” của
Tae-Hyo Kim & Brad Glosserman.v v. Tuy nhiên, những công trình này hầu
như chỉ dừng lại ở góc độ miêu tả tình hình hơn là sự nghiên cứu một cách
khách quan, nhìn nhận tổng thể vấn đề về tác động của tình hình bán đảo
Triều Tiên đến an ninh khu vực Đông Bắc Á. Hơn thế nữa, khi phân tích,
người nghiên cứu thường dựa trên lợi ích của nước mình để đánh giá, nhìn
nhận vấn đề nên khó có thể nói phù hợp với lợi ích của Việt Nam.
Ở trong nước, các hãng thông tấn báo chí, các tạp chí của Viện nghiên
cứu Đông Bắc Á, Viện Quan hệ quốc tế của Bộ Ngoại giao đã đăng tải nhiều
bài viết về tình hình bán đảo Triều Triên và an ninh khu vực Đông Bắc Á. Ví
dụ bài “ Bán đảo Triều Tiên trong quan hệ Đông Bắc Á sau chiến tranh lạnh”
của tác giả Nguyễn Văn Lịch đăng trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 3-
2000, Bài “Tiến tới cộng đồng Đông Á” của Trần Bá Khoa (tạp chí Nghiên
cứu Đông Bắc Á số 1-2007), hay cuốn sách “ Về một số vấn đề sau thống
nhất của bán đảo Triều Tiên. Góc nhìn từ Việt Nam” do tác giả Ngô Xuân
Bình và Phạm Quý Long chủ biên.v.v. Tuy nhiên, mỗi công trình chỉ đề cập

8
đến một vấn đề nhỏ, lẻ hay một vài khía cạnh nhất định, chưa có công trình
nào trực tiếp bàn luận về quan hệ hợp tác hai miền Triều Tiên một cách sâu
sắc và toàn diện. Các nghiên cứu trước đây thường tập trung nghiên cứu về
Hàn Quốc, đề cập đến tình hình quan hệ kinh tế, an ninh hai miền nhưng mới
chỉ dừng lại ở mức miêu tả thực trạng chung chung, chưa đi vào chi tiết, cụ
thể.

Đề tài “Quan hệ hợp tác giữa Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên
và Hàn Quốc thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh” đề cập một cách toàn diện quan
hệ giữa hai miền Triều Tiên trên góc độ, quan điểm của người Việt Nam,
phục vụ mục đích, lợi ích của Việt Nam và vì lợi ích hoà bình của cả khu vực.
3. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu như trên, mục tiêu của
luận văn chú trọng vào những điểm chính sau:
- Làm rõ sự tác động của bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh Lạnh đối với
quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên, phân tích những nhân tố tác động, ảnh hưởng
đến mối quan hệ này. Phân tích và đánh giá chính sách của Triều Tiên đối với
Hàn Quốc và ngược lại.
- Phân tích và tổng hợp tình hình quan hệ hợp tác giữa hai miền Triều
Tiên trên các mặt chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội theo tiến trình
lịch sử cụ thể.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ giữa hai miền từ
đó đánh giá triển vọng hợp tác giữa hai miền về các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa xã hội cũng như đánh giá khả năng thống nhất thành một quốc gia
như trước đây, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị để phát triển quan hệ của
Việt Nam với Hàn Quốc và Triều Tiên.

9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ hợp tác giữa Triều Tiên và Hàn Quốc
thông qua các lĩnh vực: chính trị ngoại giao qua các thời kỳ: 1988-1998,
2000-2003, 2003-2008, 2008-đến nay; lĩnh vực kinh tế: Quan hệ thương mại,
sự phát triển của Tổ hợp kinh tế Kaeseong, Dự án khu du lịch núi Kim
Cương, Dự án nối lại tuyến đường sắt Nam – Bắc và đường bộ; lĩnh vực văn
hóa - xã hội: Hoạt động của Hội chữ thập đỏ, hoạt động thi đấu thể thao, trợ
giúp lương thực và đoàn tụ các gia đình ly tán.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào phân tích khái quát tình

hình hai miền Triều Tiên; Tình hình hợp tác giữa hai bên thông qua các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội; Đánh giá thuận lợi và khó khăn của sự
hợp tác này.
Về phạm vi thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn từ sau
Chiến tranh Lạnh đến nay, khi quan hệ hai bên được cải thiện đáng kể, bắt
đầu có những thỏa thuận về hòa giải, đặc biệt là việc hai miền ký “Hiệp định
cơ bản về hòa giải, không xâm lược, trao đổi và hợp tác” năm 1991, đánh dấu
mốc chuyển biến mới trong quan hệ hai miền sau nhiều thập kỷ đối đầu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp cơ bản và mang tính truyền thống như duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử và nghiên cứu lịch sử, luận văn còn áp dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá và dự báo để
làm sáng tỏ các vấn đề cần được nghiên cứu trong phạm vi đề tài.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Đưa ra những phân tích, đánh giá về tình hình quốc tế và khu vực; phân
tích chính sách của Hàn Quốc đối với Triều Tiên và ngược lại.

10
- Phân tích, đánh giá một cách hệ thống về quan hệ hợp tác Hàn Quốc –
Triều Tiên và đề xuất một số ý kiến để phát triển quan hệ của Việt Nam với
Hàn Quốc và Triều Tiên, nâng cao vai trò và vị thế của mình trong khu vực và
trên thế giới.
- Cung cấp, bổ sung các thông tin và dữ liệu cần thiết về quan hệ hợp tác
Hàn Quốc – Triều Tiên cho các đối tượng quan tâm đến vấn đề này ở Việt
Nam hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được sắp xếp thành 3 chương.
Chương 1: Khái quát tình hình hai miền Triều Tiên sau Chiến tranh
Lạnh. Chương này sẽ tập trung phân tích khái quát tình hình quốc tế và khu

vực và chính sách của hai nước đối với nhau.
Chương 2: Quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc – Triều Tiên từ sau Chiến
tranh Lạnh. Tổng hợp và phân tích tình hình quan hệ hợp tác Hàn Quốc –
Triều Tiên từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay thông qua các lĩnh vực hợp tác
chính trị ngoại giao, kinh tế và văn hóa xã hôi.
Chương 3: Triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai miền Triều Tiên. Đánh
giá những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác, qua đó dự báo triển vọng hợp
tác trên một số lĩnh vực và đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển quan hệ
của Việt Nam với Hàn Quốc và Triều Tiên trong thời gian tới.





11
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HAI MIỀN
TRIỀU TIÊN SAU CHIẾN TRANH LẠNH
1.1. Tình hình quốc tế và khu vực sau Chiến tranh Lạnh
Chiến tranh Lạnh kết thúc kéo theo những biến chuyển sâu sắc của tình
hình thế giới và khu vực kể từ đầu thập niên những năm 90 đến nay và đã có
ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Thứ nhất, thế giới đang trong thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới
một Trật tự mới với sự phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực với sự trỗi
dậy của một loạt các trung tâm quyền lực mới có ảnh hưởng lớn đến đời sống
chính trị quốc tế. Sau khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
sụp đổ, Mỹ đã trở thành siêu cường duy nhất với sức mạnh vượt trội, nhưng
không còn giữ địa vị chi phối về mọi mặt như trước đây. Trong khi đó, các
trung tâm kinh tế quốc tế và các cường quốc khu vực như Nhật Bản, Tây Âu
(EU), Trung Quốc, Nga đều đang cố gắng vươn lên tạo cho mình một vị thế
có lợi hơn để chia sẻ quyền lực chi phối đời sống chính trị quốc tế. Có thể nói,

bán đảo Triều Tiên, được biết đến như “Balkan của Châu Á”, là nơi tập trung,
đan xen lợi ích của các nước lớn đã trở thành một khu vực cạnh tranh quyết
liệt giữa các cường quốc này. Vì vậy, khi tương quan lực lượng giữa các
cường quốc thay đổi không tránh khỏi có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình
trên bán đảo Triều Tiên hay cụ thể là đến mối quan hệ hai nước. Nếu như
trước đây, cục diện trên bán đảo tương đối cân bằng và xoay quanh hai trục
chính, một bên là Xô-Trung-Triều và bên kia là Mỹ-Nhật-Hàn, thì sau Chiến
tranh Lạnh những dàn xếp an ninh đó đã mất dần ý nghĩa. Liên Xô không còn,
Nga và Trung Quốc chuyển hướng sang thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ
với Hàn Quốc, trong khi Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây vẫn tiếp tục

12
cô lập Triều Tiên. Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên cũng đã thăng
trầm lên xuống dưới ảnh hưởng của những thay đổi này.
Thứ hai, sự kết thúc của cuộc Chiến tranh Lạnh đã tạo ra một xu thế
hòa bình, hợp tác và phát triển, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt,
góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Mặc dù, hòa bình ở
nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến
diễn ra ác liệt nhưng không khí hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia khắp
mọi nơi đã tác động không nhỏ đến mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều
Tiên. Hòa vào xu thế chung, các nước trên thế giới đều điều chỉnh quan hệ
với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè hữu nghị, giải quyết các
mâu thuẫn, tranh chấp thông qua đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột. Các
hoạt động trao đổi hợp tác giữa Hàn Quốc và Triều Tiên diễn ra nhiều hơn,
góp phần đưa hai nước xích lại gần nhau để tiến tới thống nhất đất nước.
Tháng 6-2000, thế giới đã được chứng kiến Hội nghị thượng đỉnh đáng nhớ
nhất trong lịch sử quan hệ hai bên từ trước đến nay. Lần đầu tiên, hai nhà lãnh
đạo cấp cao nhất của Hàn Quốc và Triều Tiên đã ngồi vào đối thoại trực tiếp,
mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ giữa hai miền, giai đoạn
cùng tồn tại hòa bình, đối thoại và hợp tác.

Thứ ba, xu thế toàn cầu hóa kinh tế, lấy kinh tế làm trọng cũng có tác
động thúc đẩy quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Bài học của thời kỳ
chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương pháp quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính
trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất
bại như hai nước Mỹ - Xô. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh
tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các
nước Đức, Nhật và NIC. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia được
quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực
kinh tế và khoa học - kỹ thuật.

13
Vì vậy, sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều
chỉnh chiến lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển
kinh tế. Trong thời điểm hiện nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ
quốc tế. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ
trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong đọ sức giữa các cường quốc. Các
nước ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, sức mạnh của mỗi quốc gia là một
nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành mạnh và một nền công nghệ
có trình độ cao và đó mới là cơ sở để xây dựng sức mạnh thật sự của mỗi
quốc gia. Bước sang thập kỷ 90, thế giới đã chứng kiến một tốc độ đổi mới
nhanh chóng công nghệ cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách
mạng về công nghệ thông tin làm “đảo lộn cả thế giới”. Thế giới dần trở thành
một thị trường chung bất kể sự khác biệt về thể chế chính trị và trình độ phát
triển của mỗi quốc gia. Sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các khu vực
theo đó ngày một tăng lên. Trong bối cảnh như vậy, các quốc gia buộc phải
tham gia hội nhập để tồn tại và phát triển. Hàn Quốc và Triều Tiên cũng
không ngoại lệ, đặc biệt là Triều Tiên. Sau một thời gian dài đóng cửa, những
năm gần đây, Triều Tiên đã bắt đầu tham gia và hội nhập với cộng đồng quốc
tế. Ở trong nước, chính phủ đã đề ra những tư tưởng, chính sách mới, đồng
thời thực hiện cải cách kinh tế, nâng cao mức sống người dân.v.v, còn về mặt

đối ngoại, cũng đã chủ trương mở rộng và phát triển toàn diện quan hệ đối
ngoại với tất cả các nước trên thế giới.
Kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, cùng với những chuyển biến
nhanh chóng trên thế giới, khu vực Đông Bắc Á nơi bán đảo Triều Tiên tồn
tại cũng có nhiều thay đổi đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
trong quan hệ giữa hai quốc gia trên bán đảo. Mặc dù vẫn còn tại những bất
ổn tiềm tàng nhưng Đông Bắc Á cũng hòa chung vào dòng chảy hòa bình, ổn
định và ưu tiên phát triển kinh tế.

14
Sau sự kiện nước Mỹ bị tấn công ngày 11/9/2001, môi trường an ninh
trở nên báp bênh, khó dự đoán khiến các cường quốc trong khu vực, bên cạnh
việc tăng cường thiết lập các quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược, bắt đầu cạnh
tranh mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và hiện đại hóa lực lượng quốc
phòng. Trong khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo ABM và triển
khai hệ thống phòng chống tên lửa gây ra làn sóng phản đối của các nước
trong khu vực thì các cường quốc khác như Trung Quốc, cùng với việc mở
rộng ảnh hưởng quốc tế và khu vực của mình thông qua các biện pháp kinh tế,
cũng đồng thời không ngừng tái cơ cấu lực lượng không quân và hải quân của
mình theo hướng hiện đại hóa và tinh nhuệ hơn. Nga trong khi tập trung vào
ổn định kinh tế và chính trị cũng đang tìm cách xác lập vị thế của một cường
quốc bằng cách cải cách, hiện đại hóa quân đội và cải thiện quan hệ với các
nước trong khu vực. Nhật Bản ngày càng coi trọng hiện đại hóa khả năng
phòng thủ cvà coi đó là một trong những ưu tiên chiến lược và đang tìm cách
trở thành “quốc gia bình thường” thông qua viện trợ quân sự cho cuộc chiến
chống khủng bố của Mỹ. Có thể nói, những thay đổi trong môi trường an ninh
khu vực đang tạo ra những tập hợp lực lượng mới khiến mối quan hệ Hàn –
Triều ngày càng trở nên phức tạp do bị chi phối bởi sự tranh giành ảnh hưởng
của các cường quốc lớn.
Trong lĩnh vực kinh tế, hòa chung với xu thế tập trung ưu tiên phát

triển kinh tế, bước sang thập niên 90, khu vực Đông Bắc Á nổi lên thành một
trong những khu vực tập trung những nền kinh tế phát triển năng động trên
thế giới. Ngoài Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, Trung Quốc và
Hàn Quốc cũng đang nổi lên là những “con rồng”, “con hổ” kinh tế trong khu
vực, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, khi đó đang được coi là nền kinh tế lớn
thứ tư trên thế giới với tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm liền đạt mức cao
nhất thế giới. Mặc dù vào cuối thập niên 90, khu vực Đông Bắc Á lâm vào

15
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nghiêm trọng khiến cho tốc độ phát triển
kinh tế bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, tiềm năng còn rất mạnh của mình,
khu vực Đông Bắc Á vẫn hiện đang là một trong những trung tâm kinh tế
năng động, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
Trào lưu phát triển kinh tế của khu vực đã có ảnh hưởng ít nhiều đến sự mở
cửa hội nhập của Triều Tiên nhưng cũng tạo ra khoảng cách kinh tế ngày càng
lớn giữa hai miền. Trong khi Hàn Quốc trở thành một trong bốn “con rồng
Châu Á” thì Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng thiếu thốn và kém phát
triển. Điều này vô hình chung đã khiến quan hệ Hàn – Triều bị hạn chế phần
nào trong lĩnh vực hợp tác kinh tế cũng như giao lưu văn hóa, xã hội.
1.2. Chính sách của hai miền Triều Tiên sau Chiến tranh Lạnh
1.2.1. Chính sách của Triều Tiên đối với Hàn Quốc
Có thể thấy rằng kể từ sau khi hai nhà nước Triều Tiên và Hàn Quốc ra
đời cho đến khi Chiến tranh lạnh kết thúc Triều Tiên thi hành một chính sách
đối đầu, thù địch với Hàn Quốc. Chưa bao giờ Bình Nhưỡng chấp nhận sự tồn
tại của Seoul như một thể chế chính trị trên Bán đảo, cho dù trong những thập
niên 1970-1980, phía Hàn Quốc đã có nhiều dấu hiệu tích cực đối với việc
phát triển quan hệ với Triều Tiên.
Chiến tranh lạnh kết thúc cũng là lúc hầu hết các nước trên thế giới đều
có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới, nhưng
Bình Nhưỡng hầu như không có thay đổi nào đáng kể. Tuy nhiên,khi hai nước

phe xã hội chủ nghĩa thân thiết nhất là Liên Xô và Trung Quốc đi đến bình
thường hóa với Hàn Quốc đã khiến Triều Tiên phải thay đổi quan điểm và
dần từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại, trong đó có chính sách đối với
Seoul. Năm vòng đàm phán lần lượt đã được tổ chức ở Seoul và Bình
Nhưỡng trước khi Hiệp ước hòa giải, không xâm lược, giao lưu và hợp tác
giữa hai miền được kí kết vào 13/12/1991. Khi đó, Thủ tướng Triều Tiên là

16
Yon Hyong-Muk đã gọi thỏa thuận này là “thành tựu giá trị nhất từng có giữa
hai chính phủ Hàn Quốc và Triều Tiên”
1
. Và đây cũng là lần đầu tiên Bình
Nhưỡng chính thức công nhận sự tồn tại của chính phủ Seoul. Tuy nhiên, về
cơ bản, chính sách của Triều Tiên đối với Hàn Quốc vẫn không có nhiều thay
đổi so với trước đây, mặc dù có bớt thù địch nhưng vẫn thận trọng và cảnh
giác đối với mọi hành động của Seoul. Chính sách đối ngoại của Triều Tiên
lúc này là vẫn đóng cửa đối với quốc tế, trong khi ở trong nước thực hiện
đường lối “quân sự trên hết”, quân sự hóa toàn bộ đời sống xã hội, bất chấp
tình trạng kinh tế khó khăn của đất nước, luôn dành 30%/năm ngân sách để
phát triển các vũ khí hiện đại, kể cả chương trình vũ khí hạt nhân, tên lửa, vũ
khí sinh học, hóa học.
Nhìn chung, đời sống chính trị ở Triều Tiên mang nặng màu sắc quân
sự, tất cả mọi quyền lực đều tập trung vào Hội đồng Quốc phòng do Kim
Jong-il làm chủ tịch và nhà lãnh đạo này tiếp tục đóng cửa với bên ngoài, thực
hiện mạnh mẽ và kiên quyết đường lối ưu tiên số một cho việc xây dựng lực
lượng quân sự, bất chấp khủng hoảng kinh tế và tình trạng thiếu lương thực
trầm trọng. Với chính sách này, trong thập kỉ 1990, Triều Tiên đã gây ra hai
cuộc khủng hoảng lớn trên bán đảo: khủng hoảng hạt nhân năm 1994 và
khủng hoảng tên lửa năm 1998, khiến cho quan hệ Nam-Bắc khó có điều kiện
phát triển.

Vào cuối thập niên 1990, sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở
Đông Á, Bình Nhưỡng bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi về đường lối đối
ngoại nói chung cũng như chính sách đối với Seoul nói riêng. Cuối năm 1998,
sau hơn 17 năm với 17 kì hội nghị Trung ương, cuối cùng, quá trình chuyển
giao quyền lực cho Kim Jong-il đã hoàn thành. Kim Jong-il được bầu làm
Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, cơ quan lãnh đạo quân sự cao cấp nhất và

1
North Korea Policy trên Website:

17
chính thức nắm giữ toàn bộ quyền lãnh đạo cả về Đảng, Nhà nước và quân
đội. Lần đầu tiên, chính quyền Bình Nhưỡng thực hiện sửa đổi Hiến pháp, ghi
nhận một số khái niệm kinh tế thị trường, cho mở rộng quyền sở hữu và nới
rộng phạm vi sở hữu cá nhân; coi trọng tính kinh tế của hoạt động kinh
doanh; mở rộng phạm vi hoạt động thương mại, khuyến khích thành lập nhiều
loại hình xí nghiệp trong các đặc khu kinh tế.v.v.
Trong đường lối đối ngoại với Hàn Quốc, Kim Jong-il nêu ra chính
sách 5 điểm trong tác phẩm “Chúng ta hãy thống nhất nhà nước một cách độc
lập và hòa bình thông qua đại đoàn kết toàn thể dân tộc” bao gồm: (1) Đại
đoàn kết dân tộc phải triệt để dựa trên nguyên tắc độc lập dân tộc; (2) Toàn
thể dân tộc phải đoàn kết dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước, ngọn cờ tái
thống nhất dân tộc; (3) Miền Bắc và miền Nam phải cải thiện quan hệ với
nhau; (4) Chúng ta phải bác bỏ sự thống trị và can thiệp của các lực lượng bên
ngoài; (5) Tất cả người Triều Tiên ở miền Bắc, miền Nam và ở bên ngoài cần
thăm viếng lẫn nhau, tổ chức tiếp xúc, xúc tiến đối thoại và tăng cường đoàn
kết. Điều gì đã khiến chính quyền Bình Nhưỡng vốn rất bảo thủ và thù địch,
không muốn tiếp xúc với bên ngoài lại có những thay đổi đáng kể như vậy.
Có thể thấy, lý do hàng đầu ở đây chính là vấn đề kinh tế. Ở Triều Tiên,
trong khi khoảng cách về sức mạnh quân sự thu hẹp lại với Hàn Quốc, thì

kinh tế Triều Tiên rơi vào cạn kiệt cùng với khủng hoảng lương thực ngày
càng nghiêm trọng. Trước nguy cơ chính thể Bình Nhưỡng có thể sụp đổ
trong khi Seoul thể hiện thiện chí nối lại quan hệ hai miền với nhiều khoản
viện trợ kinh tế và lương thực đáng kể đã khiến nhà lãnh đạo Kim Jong-il thấy
cần phải thay đổi chính sách để cứu vãn nền kinh tế, lấy đó để tiếp tục phục
vụ mục tiêu lâu dài là phát triển vũ khí quân sự hạt nhân. Chính sự đáp lại tích
cực của phía Triều Tiên là một nhân tố quan trọng để tạo nên sự thành công

18
của “chính sách Ánh dương”, đưa đến đỉnh cao của sự hòa giải giữa hai miền
vào năm 2000.
Bình Nhưỡng đã có nhiều dấu hiệu tích cực cải thiện quan hệ với Hàn
Quốc đang ngày càng căng thẳng sau vụ đụng độ hải quân trên biển ngày
29/06/2002 làm 4 thủy thủ thiệt mạng và 19 người Hàn Quốc bị thương. Phía
Triều Tiên đã bày tỏ ý “lấy làm tiếc” về sự cố trên và cho rằng hai bên cần có
nỗ lực chung để tránh tái diễn sự cố như vậy, đồng thời đưa ra đề nghị tiến
hành cuộc hội đàm cấp Bộ trưởng lần thứ 7 tại Seoul. Điều này đã phản ánh
sự thay đổi lập trường của Triều Tiên với chiều hướng tích cực hơn vì đây là
lần thứ ba nước này tỏ ý hối tiếc sau vụ sát hại binh lính Mỹ ở làng đình chiến
Bàn Môn Điếm năm 1976 và vụ tàu ngầm xâm nhập phía đông bờ biển Hàn
Quốc năm 1996. Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Ivanov từ ngày 28
đến 30/07, Bình Nhưỡng khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ với Hàn
Quốc trên cơ sở tuyên bố chung Nam-Bắc tháng 02/2000. Có thể nói, tất cả
những điều này có ảnh hưởng hết sức tích cực, đưa đến một sự hợp tác, hòa
giải đáng kể trong quan hệ giữa hai miền Nam-Bắc trên Bán đảo.
Tuy nhiên, kể từ năm 2003 trở đi, Triều Tiên dường như lại quay trở lại
chính sách hiếu chiến cực đoan của thời kì Chiến tranh lạnh với việc tuyên bố
bác bỏ yêu cầu thanh tra của Cơ quan năng lược nguyên tử quốc tế (IAEA),
chính thức rút khỏi Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và ngày
càng leo thang trong vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân. Quan hệ Nam-Bắc

ngày càng xấu đi cho dù phía Hàn Quốc dưới chính quyền của tổng thống
Roh Moo Huyn vẫn kiên trì chính sách cam kết với Bình Nhưỡng.
Sự chỉ trích gay gắt của dư luận quốc tế cùng những biện pháp trừng
phạt của các nước dường như không thể làm Bình Nhưỡng suy chuyển. Seoul
sau khi chính quyền Lee Myung-Bak lên nắm quyền cũng bắt đầu có phản
ứng gay gắt và thực hiện đường lối cứng rắn đối với Bình Nhưỡng. Nhiều câu

19
hỏi đặt ra là tại sao lãnh đạo Triều Tiên lại có sự thay đổi đột ngột như vậy về
đường lối đối ngoại trong khi kinh tế Triều Tiên vẫn chưa có bước phát triển
đột phá nào, thậm chí vẫn còn đang trong tình trạng khủng hoảng lương thực
trầm trọng. Thực chất không phải chính thể Kim Jong-il không còn quan tâm
đến phát triển kinh tế mà hoàn toàn chạy theo việc phát triển vũ khí hạt nhân
để chống khủng bố thế giới. Việc làm thế nào để phát triển kinh tế đất nước
vẫn luôn là tham vọng của lãnh đạo Triều Tiên nhưng chính quyền Bình
Nhưỡng nhận ra rằng nếu chỉ trông chờ vào những khoản trợ giúp hảo tâm
của Hàn Quốc và các nước láng giềng thì kinh tế Triều Tiên sẽ khó có được
bước đột phá đáng kể, nhất là khi chính quyền hiện tại của Lee Myung-Bak
đang ngày càng chú trọng quan hệ với Mỹ hơn là quan tâm phát triển quan hệ
với Bình Nhưỡng. Đồng thời, Hàn Quốc đã đưa nhiều điều kiện với những trợ
giúp kinh tế của Seoul. Như vậy, “lá bài hạt nhân” là phương sách cuối cùng
của Bình Nhưỡng để kéo lại sự chú ý của Hàn Quốc cũng như quốc tế, giúp
Triều Tiên có được nhiều hơn qua các cuộc mặc cả.
Mặc dù việc thực hiện chính sách hạt nhân này có phần nguy hiểm, bởi
một mặt Triều Tiên sẽ bị sức ép, phản đối từ bên ngoài, thậm chí là khả năng
bị Mỹ tấn công như Iraq, còn mặt khác, sự suy kiệt trong nước do việc phát
triển hạt nhân có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền. Tuy nhiên, Bình
Nhưỡng vẫn quyết định thực hiện. Đó là vì Triều Tiên hiểu rõ, trong tình hình
khu vực hiện nay, các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga với
những lợi ích riêng chắc chắn sẽ không chấp nhận để Mỹ tấn công Triều Tiên

cũng như sự sụp đổ kinh tế của Bình Nhưỡng là điều mà Trung Quốc và ngay
bản thân Hàn Quốc không bao giờ muốn. Nếu thực sự Bình Nhưỡng thành
công trong việc sử dụng con bài này của mình thì điều chắc chắn là một khi
chính phủ Kim Jong-il còn tồn tại thì sẽ vẫn kiên trì theo đuổi để đạt được
tham vọng của mình.

20
1.2.2. Chính sách của Hàn Quốc đối với Triều Tiên
Thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh, khi quan hệ hai miền đang ở hai chiến
tuyến khốc liệt, có thể thấy chính sách của Hàn Quốc đối với Triều Tiên lúc
này chỉ có một mục tiêu thống nhất và xuyên suốt là phải đi đến thống nhất
đất nước bằng mọi cách, kể cả gây chiến tranh quân sự. Điều này thể hiện qua
chủ trương “Bắc tiến và thống nhất” của Lý Thừa Vãn hay chủ trương không
đối thoại với Triều Tiên của chính quyền Chang Myon kế tiếp. Tuy nhiên,
trong giai đoạn sau đó, chính sách của Hàn Quốc bắt đầu có sự thay đổi, bớt
cứng rắn và thù địch với Triều Tiên giúp quan hệ hai miền có nhiều tiến triển
tích cực. Người mở đầu cho sự điều chỉnh chính sách Triều Tiên của Hàn
Quốc là Tổng thống Pak Chung Hee. Sau khi đạt được sự phát triển mạnh mẽ
về kinh tế nhờ “chính sách đệ nhất kinh tế”, trong bối cảnh tình hình quan hệ
quốc tế và khu vực những năm 1970 có nhiều biến đổi sâu sắc, chính quyền
Pak đã có sự điều chỉnh chính sách chuyển sang thực hiện chính sách đối
ngoại mở rộng, tích cực can dự với Triều Tiên và bắt đầu thừa nhận sự tồn tại
hai chính thể trên Bán đảo. Trong diễn văn kỷ niệm 25 năm ngày giải phóng
Triều Tiên khỏi ách thống trị của Nhật Bản, lần đầu tiên Tổng thống Pak
Chung Hee đã tuyên bố rằng Hàn Quốc sẵn sang cùng tồn tại hòa bình và
chuẩn bị đưa ra các biện pháp thực tế nhằm mục đích tháo bỏ những rào chắn
giả tạo giữa hai miền, đồng thời cũng đề nghị Triều Tiên nên thay đổi sự đối
đầu quân sự thù địch bằng cạnh tranh kinh tế-xã hội. Có thể nói, chính sách
mới của chính quyền Pak Chung Hee mặc dù chưa tạo ra được bước đột phá
trong quan hệ Nam - Bắc nhưng nó đã mở ra một hướng đi mới cho các chính

quyền sau đó.
Những diễn biến mới của tình hình thế giới và khu vực Đông Bắc Á
trong những thập niên cuối của thời kỳ Chiến tranh Lạnh khiến cho khả năng
thống nhất hai miền bằng bạo lực ngày càng trở nên khó thực hiện. Hơn nữa,

21
sự đối lập về ý thức hệ, về chế độ, về con đường phát triển.v.v. khó có thể
thúc đẩy hai miền Nam - Bắc đi nhanh đến thống nhất về mặt chính trị. Vì
vậy, trước hết, cùng giao lưu, thống nhất về kinh tế, xã hội, văn hóa sau đó
thống nhất về chính trị đã trở thành cách tiếp cận thực tế nhất của chính phủ
Hàn Quốc. Năm 1982, Tổng thống Chun Đô Hoan công bố “Công thức thống
nhất hòa bình mới” hay còn gọi là “Công thức hòa giải dân tộc và thống nhất
dân chủ”. Đối với Triều Tiên, Tổng thống Chun cho rằng “quan hệ không
bình thường” giữa hai miền Nam – Bắc sẽ chấm dứt và được thay thế bằng
“các cuộc tiếp xúc bình thường nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng quốc gia”. Các
cuộc tiếp xúc này dựa trên các quan hệ bình thường hóa một cách đầy đủ và
nên mở rộng phạm vi trao đổi và hợp tác Nam – Bắc bao gồm các lĩnh vực
thương mại, giao thông, viễn thông và các lĩnh vực khác. Và trên thực tế,
chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một loạt đề nghị với Triều Tiên về việc tiến
hành trao đổi các phái đoàn cấp cao chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa
các nhà lãnh đạo hai nước. Mặc dù kết quả đạt được trong giai đoạn này còn
hạn chế nhưng bước đầu đã có được sự đồng ý và hợp tác của phía Triều
Tiên.
Cuối thập niên 1980, cơ cấu Chiến tranh Lạnh bắt đầu rạn nứt và xu
hướng hòa giải, hợp tác ngày càng nổi trội. Điều này đã tạo ra môi trường
thuận lợi cho quá trình thống nhất Triều Tiên và Hàn Quốc cũng nhận thấy
rằng sự đối đầu căng thẳng giữa hai miền cần phải chấm dứt hoàn toàn. Tiếp
tục mở rộng chính sách của Tổng thống Chun Đô Hoan, người kế nhiệm là Rô
Tê U đã đưa ra chính sách “ngoại giao phương Bắc” với nội dung chủ yếu
nhằm cải thiện quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy hòa giải,

hợp tác với Triều Tiên trong khi vẫn duy trì liên minh an ninh với Mỹ. Trong
tuyên bố đặc biệt về quyền dân tộc tự quyết, thống nhất và thịnh vượng ngày
7/7/1988, Tổng thống Rô đã gắn vấn đề chia cắt bán đảo không phải với “bản

22
chất của hệ thống chính trị Triều Tiên và chính sách hiếu chiến của các nhà
lãnh đạo Triều Tiên mà là gắn với thực tế là cả hai miền Nam và Bắc đều coi
nhau như kẻ thù”. Đồng thời, ông cũng cho rằng, Hàn Quốc cần phải nghĩ đến
quan hệ Nam – Bắc không chỉ đơn giản là một quan hệ đối tác bình thường để
có thể tiến tới sự thịnh vượng chung. Trên cơ sở nhận thức như vậy, chính
phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách 6 điểm đối với Triều Tiên, trong đó, điểm
quan trọng nhất là Hàn Quốc không chỉ công nhận mà còn không xem chế độ
Triều Tiên là kẻ thù, mà còn, coi Triều Tiên là thành viên trong cộng đồng
dân tộc Triều Tiên, một “đối tác chân thành”, quan trọng của Hàn Quốc trong
việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Đây có thể nói là một bước ngoặt quan
trọng trong việc nhìn nhận về chế độ ở miền Bắc của Chính phủ Hàn Quốc.
Với cách tiếp cận này, chính phủ Hàn Quốc đã thành công trong việc khiến
Bình Nhưỡng thay đổi thái độ và điều chỉnh chính sách của mình đối với Hàn
Quốc. Cuộc đối thoại giữa Hàn Quốc và Triều Tiên ở cấp bộ trưởng và sau
này được nâng lên cấp Thủ tướng đã được nối lại bắt đầu từ năm 1990.
Thập kỷ hậu Chiến tranh Lạnh đánh dấu sự điều chỉnh chính sách đối
ngoại của nhiều quốc gia, trong đó có Hàn Quốc. Sự phát triển trong quan hệ
Hàn – Triều do đó lại tiếp tục chịu ảnh hưởng từ những thay đổi trong chính
sách Triều Tiên của Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên của thời kì hậu
Chiến tranh Lạnh là Kim Young Sam trong chính sách Triều Tiên của mình
đã đưa ra mục tiêu cơ bản là nhằm chuyển hóa chế độ cộng sản ở miền Bắc,
thực hiện thống nhất đất nước. Dưới chính quyền Kim Young Sam, lợi ích
của Hàn Quốc là phải chuyển hóa quan hệ đối đầu, căng thẳng giữa hai miền
sang đối thoại hòa bình; khuyến khích Triều Tiên cải cách và mở cửa, từ đó từ
bỏ chính sách thù địch “cộng sản hóa” miền Nam và tích cực tham gia vào

các phong trào chung của thế giới. Trong diễn văn kỉ niệm ngày giải phóng
15/08/1994, Tổng thống Kim đã đề nghị Triều Tiên từ bỏ chiến lược cộng sản

23
hóa miền Nam và đề nghị Triều Tiên tiến hành cải cách, kể cả việc cải thiện
nhân quyền. Hàn Quốc cũng hứa sẽ ra sức giúp đỡ và hợp tác với miền Bắc
thực hiện cải cách. Đây có thể nói là một sự điều chỉnh khá tích cực của chính
quyền dân sự mới lên cầm quyền ở Hàn Quốc. Điều đó chỉ ra rằng, con đường
để đi đến thống nhất hai miền phải bằng con đường hòa bình và hợp tác. Điều
này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới đang chuyển từ hình
thức đối đầu sang đối thoại và hợp tác, đã có tác động không nhỏ đến quan hệ
hai miền Nam – Bắc.
Tuy nhiên, sau đó, trước những thách thức do Triều Tiên gây ra (khủng
hoảng hạt nhân, đụng độ trên biển…) chính quyền Kim Young Sam chuyển
hướng cho rằng Triều Tiên là kẻ thù nguy hiểm, chính vì thế đã điều chỉnh
chính sách của mình với nhiệm vụ hàng đầu là phải đảm bảo an ninh tối đa,
giảm căng thẳng, ngăn chặn một cuộc chiến tranh có thể bùng nổ trên bán
đảo. Mặt khác, Hàn Quốc cũng thực hiện chính sách can dự với Triều Tiên để
thực hiện thống nhất, tức là khuyến khích sự thay đổi trong chế độ Triều Tiên.
Chính quyền Seoul cho rằng, nếu sự thay đổi đó diễn ra nhanh chóng và hòa
bình thì có thể mọi việc sẽ tốt đẹp. Nhưng ngược lại, mọi cố gắng muốn cô
lập Triều Tiên và chờ đợi sự sụp đổ bất ngờ sẽ là vô cùng nguy hiểm. Sự rối
loạn ở miền Bắc có thể đem đến nguy cơ một cuộc xung đột vũ trang. Vì vậy,
Seoul vừa trực tiếp, vừa gián tiếp lôi kéo Triều Tiên tham gia đối thoại để giải
quyết các vấn đề của cả hai bên. Sáng kiến thiết lập cơ chế đàm phán bốn bên
(Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên) được đánh giá có ý nghĩa tích cực
nhằm cải thiện tình hình quan hệ hai miền đang căng thằng, bế tắc.
Có thể nói, sự cải thiện quan trọng nhất trong quan hệ giữa hai miền đó
là cuộc gặp thượng đỉnh năm 2000. Đây là kết quả của chính sách Triều Tiên
tích cực dưới chính quyền Kim Dea Jung. Rõ ràng việc Hàn Quốc nhấn mạnh

khía cạnh an ninh quân sự trong chính sách đối với Triều Tiên ngày càng trở

×