Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Quan hệ hợp tác Pháp - Việt Nam từ 1993 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 137 trang )


1







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***

NGUYỄN MINH CHI



QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁP – VIỆT NAM
(TỪ 1993 ĐẾN NAY)


LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ








Hà Nội – 2008


2







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***

NGUYỄN MINH CHI


QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁP – VIỆT NAM
(TỪ 1993 ĐẾN NAY)


LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. HOÀNG KHẮC NAM







Hà Nội - 2008


4





MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC 4
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 9
MỞ ĐẦU 10
CHƢƠNG 1: QUAN HỆ CHÍNH TRỊ PHÁP – VIỆT NAM 14
TỪ 1993 ĐẾN NAY
1.1. Sự điều chỉnh chính sách trong quan hệ Pháp – Việt 14
1.2. Quá trình phát triển quan hệ chính trị Pháp – Việt 25
CHƢƠNG 2: QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ PHÁP - VIỆT NAM 46
TỪ 1993 ĐẾN NAY
2.1. Quan hệ thƣơng mại Pháp – Việt 48
2.2. Quan hệ đầu tƣ Pháp – Việt 58
2.3. Quan hệ tài chính Pháp – Việt 70
CHƢƠNG 3: QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁP – VIỆT NAM 86

TRONG LĨNH VỰC KHÁC
3.1. Hợp tỏc Phỏp – Việt trong lĩnh vực giỏo dục 86
và đào tạo nguồn nhân lực
3.2. Hợp tác Pháp – Việt trong lĩnh vực nông nghiệp 97
và phát triển nông thôn
3.3. Một số hợp tác khác 104
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC 133






5





BẢNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

ACCT Agence de Coopération Culturelle et Technique (Tổ chức
Hợp tác Văn hóa và Kĩ thuật).
ADETEF Assistance au Développement des Échanges en
Téchnologies Économiques et Financiers (Cơ quan Công
ích Hỗ trợ Phát triển Trao đổi Công nghệ, Kinh tế và Tài
chớnh).
AFD Argence Francais de Développement (Cơ quan Phỏt triển

Phỏp).
AJV Association des Journalistes du Vietnam (Hội nhà báo Việt
Nam).
APEC Asian Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương).
ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á).
ASEM Asia Europe Summit Meeting (Diễn đàn Hợp tỏc Á – Âu).
AUPELF-UREF Association des Universites Partiellement ou Entierement
de Langue Francaise (Hiệp hội các Trường Đại học có sử
dụng một phần hay toàn bộ tiếng Pháp).
AUF Agence Universitaire de la Francophonie (Tổ chức Đại
học Pháp ngữ).
CCIP Chambre de Commerce et d'Industrie de Paris (Phòng
Thương mại và Công nghiệp Paris).
CFC Trung tâm đào tạo tiếng Pháp chuyên nghành.

CFIT Centre Francais d'Interprờtre et de Traduction (Trung tâm
Phỏp về Biên Phiên dịch).

6





CFVG Centre Franco – Vietnamien de Formation à la Gestion
(Trung tâm Pháp - Việt Đào tạo về Quản lí).
CIRAD Centre de Coopộration Internationale en Recherche Agronomique pour le Dộveloppement
(Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiờn cứu Nông nghiệp

vỡ sự Phỏt triển).
COFACE Compagne Francaise d’Assurance pour le Commerce
Extérieur (Cơ quan Bảo hiểm Ngoại thương Pháp).
CPJ Committee to Protect Journalists (Trung tâm Bồi dưỡng
Nghiệp vụ Báo chí).
DALF Diplụme Approfondi de Langue Franỗaise (Bằng tiếng
Pháp chuyên sâu).
DELF Diplụme d’Etudes de Langue Franỗaise (Bằng tiếng Pháp
Cơ sở).
DESS Diplôme d’Études Supérieures Spécialisés (Bằng cao học
chuyên ngành).
EC European Community (Cộng đồng Châu Âu).
EEC European Economic Community (Cộng đồng Kinh tế
Châu Âu).
EU European Union ( Liên minh Châu Âu).
FASEP Fonds d’Etudes et d’Aide au Secteur Privé (Quỹ Nghiên
cứu và Trợ giỳp cho Doanh nghiệp).
FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài).
FFSA Fộdộration Franỗaise des Sociộtộs d’Assurance (Liên đoàn
bảo hiểm của Pháp).
FSP Fonds de Solidarité Prioritaire (Quỹ Đoàn kết Ưu
tiờn).
GATT General Agreement on Tarrifs and Trade (Hiệp định chung
về Thuế quan và Thương mại).

7






GDP Gross Domestic Product (Tổng Thu nhập Quốc dân).
GSP Generalized System of Preferences (Hệ thống ưu đói phổ
cập)
HCDCE Haut Conseil pour le Développement de la Coopération
Éonomique entre la France et le Vietnam (Hội đồng cấp
cao về Phát triển và Hợp tác Kinh tế Pháp – Việt).
IRD Institut de Recherche pour le Dộveloppement (Viện
Nghiên cứu Phát triển).
MEBF Master in Economics of Banking and Finance (Thạc sỹ về
Kinh tế Ngân hàng và Tài chính).
MFN Most Favoured Nation (Đãi ngộ Tối Huệ Quốc).
MICA Multimédia, Informations, Communications, et
Applications (Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện).
MINEFI Ministère de l’Économie, des Finances et de l’Emploi (Cơ
quan đại diện cho Bộ kinh tế, Tài chính và Công nghiệp
của Pháp.
NATO North Atlantic Treaty Organization (Tổ chức Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương).
NGO Organisation Non – Gouvernemental (Tổ chức Phi Chính
phủ).
ODA Official Development Assistance (Viện trợ Phát triển
Chính thức).
OIF Organisation Internationale de la Francophonie (Tổ chức
quốc tế Pháp ngữ).
PFIEV Programme de Formation d’Ingérnieurs d’Excellence au
Vietnam (Chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt
Nam).
PME Petite et Moyenne Entreprise (Xí nghiệp vừa và nhỏ).


8





PUF Presses Universitaires de France (Trung tâm Đại học
Pháp).
SCAC Le Service de Coopération et d’Action Cuturelle (Bộ phận
Hợp tác và Hoạt động Văn hoá).
RPE Réserve Pays Emergents (Quỹ dành cho các nước đang
phát triển).
UNDP United Nations Development Programme (Chương trình
Phát triển Liên Hợp Quốc).
VASI Vietnam Agricultural Scientific and Technological
Institute (Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam).
WB World Bank (Ngân hàng thế giới).
WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế
giới).
ZSP Zone de Solidarité prioritaire (Khu vực Đoàn kết ưu tiờn).











DANH MỤC CÁC BẢNG



9






Trang
Bảng 2.1.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Pháp – Việt 48
từ 1995 - 2001

Bảng 2.1.2: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Pháp – Việt 50
từ 2001 - 2006


Bảng 2.2: Tổng số vốn đầu tƣ của Pháp vào Việt Nam 58
từ 1988 đến nay






MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Bước vào những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều
thay đổi to lớn tác động đến quan hệ quốc tế. Khi chiến tranh lạnh kết thúc,
phù hợp với xu thế chung của thời đại, mối quan hệ có lịch sử lâu đời Pháp –
Việt Nam cũng có sự thay đổi sâu sắc. Bước ngoặt đặc biệt quan trọng của

10





mối quan hệ này là chuyến thăm đầu tiên nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam của Tổng thống nước Cộng Hoà Pháp - ông Francois Mitterrand
vào ngày 9/2/1993. Đây chính là điểm mốc nổi bật đánh dấu giai đoạn phát
triển mới của mối quan hệ giữa hai nước. Từ 1993 đến nay, mặc dù xa cách
về địa lý, có trình độ phát triển khác nhau, chế độ chính trị khác nhau nhưng
quan hệ hợp tác giữa Pháp – Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển cả về quy mô và
chất lượng, phù hợp với lợi ích của cả hai dân tộc. Cùng với những bước tiến
dài trong quan hệ chính trị, quan hệ hợp tác Pháp – Việt trong nhiều lĩnh vực
đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả to lớn trong suốt thời gian
này.
Nghiên cứu quan hệ hợp tác Pháp – Việt trong giai đoạn 1993 đến nay
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Pháp là một nước lớn có vai trò quan trọng
trên trường quốc tế, là một trong những đầu tầu của Liên minh Châu Âu và
cũng là một đối tác quan trọng của Việt Nam. Quan hệ Pháp – Việt đã có một
quá trình lâu dài. Hiện nay, mối quan hệ hợp tác này vẫn đang ngày càng
phát triển và tiếp tục giữ một vị trí rất quan trọng đối với Việt Nam. Trong
chuyến thăm Pháp, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã nhấn mạnh: “ Pháp là
đối tác Châu Âu hàng đầu của Việt Nam về hợp tác và phát triển, trao đổi
thương mại và đầu tư trực tiếp trong các lĩnh vực y tế, du lịch, giáo dục và

đào tạo cán bộ” [65].

Vì thế, việc nghiờn cứu quá trình vận động và phát triển quan hệ Pháp –
Việt Nam sẽ giúp có thể thấy được những đóng góp của mối quan hệ này đối
với Việt Nam, nhận thức những mặt được và chưa được của mối quan hệ này.
Qua việc phân tích những yếu tố tác động, chúng ta có thể phát huy những
điểm tích cực, khắc phục những điểm hạn chế nhằm thúc đẩy hơn nữa tính

11





hiệu quả của mối quan hệ này, góp phần vào công cuộc hội nhập quốc tế và
phát triển đất nước.

2. Nguồn tài liệu nghiờn cứu
Ở Việt Nam, hiện nay đã có một số sách xuất bản trong đó có đề cập
đến quan hệ Pháp – Việt Nam nhưng chủ yếu là được lồng ghép chung trong
mối quan hệ Việt Nam – EU hay Pháp – Châu Á. Nghiên cứu về đề tài này
còn có một số sách, tác phẩm giới thiệu chung về Pháp, về chính sách đối
ngoại của Pháp và đường lối ngoại giao của Việt Nam. Ngoài ra còn có ấn
phẩm của Hội Hữu nghị Việt - Pháp, một số bài báo, tạp chí trong đó có đề
cập đến mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Các tài liệu của Pháp viết về quan
hệ Pháp – Việt Nam chủ yếu đều về các thời kỳ trước 1954. Gần đây cũng đã
có các ấn phẩm, tài liệu do Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam xuất bản. Các tài
liệu này chủ yếu giới thiệu về các hoạt động và lĩnh vực hợp tác cụ thể của
Pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, các tài liệu tham khảo trên hoặc cung cấp
thông tin, hoặc nghiên cứu tản mạn về quan hệ Pháp – Việt chứ chưa phải là

tài liệu chuyên khảo. Do đó, cho tới thời điểm này vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu đầy đủ và đánh giá hệ thống, tổng thể về mối quan hệ hợp tác
Pháp - Việt Nam trong giai đoạn từ 1993 đến nay.


3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi chọn nghiên cứu
và viết luận văn tốt nghiệp Cao học về đề tài “Quan hệ hợp tác Pháp - Việt
Nam từ 1993 đến nay”. Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình quan hệ hợp
tác giữa hai nước Pháp và Việt Nam, trong phạm vi thời gian từ 1993 đến nay

12





(2006 - thời điểm đăng ký đề tài). Để nghiên cứu đề tài này, luận văn tập
trung tìm hiểu cỏc hoạt động hợp tác của Pháp tại Việt Nam trong ba lĩnh vực
quan hệ chính là chính trị, kinh tế về các hợp tác văn hoá - xã hội. Đồng thời,
luận văn chỉ ra và phân tích mặt được, mặt chưa được trong mối quan hệ để từ
đó rút ra được những giải pháp phát triển cho quan hệ hợp tác Pháp – Việt
Nam. Luận văn không chỉ nghiên cứu những kết quả đạt được mà còn đưa ra
những kiến nghị với mong muốn góp phần thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa
hai nước, xây dựng một sự hợp tác ngày càng bền chặt giữa Việt Nam và
Pháp.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp
biện chứng, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp so
sánh, đối chiếu và các phương pháp khác trong quan hệ quốc tế.


4. Cấu trúc của luận văn
Với mục tiêu và yêu cầu như trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận
văn sẽ được trình bày theo bố cục sau:
Chương 1: Nhìn lại một cách khái quát sự thay đổi chính sách của Pháp
và Việt Nam sau chiến tranh lạnh, điểm mốc 1993 và tái hiện quá trình quan
hệ chính trị Pháp – Việt từ 1993 đến nay.
Chương 2: Đề cập đến quan hệ hợp tác kinh tế Pháp - Việt Nam từ 1993
đến nay trong các lĩnh vực chính là quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư và
quan hệ tài chính.
Chương 3: Trình bày về quan hệ hợp tác Pháp – Việt Nam trong một số
lĩnh vực khác như giáo dục và đào tạo, nông nghiệp và phát triển nông thôn,
văn hoá, nghệ thuật…

13





Trong khuôn khổ thời gian có hạn, trình độ hiểu biết và kinh nghiệm
của người viết còn hạn chế nên luận văn này không tránh khỏi thiếu sót, kính
mong được sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô giáo và độc giả.












CHƢƠNG 1
QUAN HỆ CHÍNH TRỊ PHÁP - VIỆT NAM TỪ 1993 ĐẾN NAY

1.1. Sự điều chỉnh chớnh sỏch trong quan hệ Phỏp - Việt
Quan hệ Phỏp - Việt là một mối quan hệ cú bề dầy lịch sử và trải qua
nhiều năm thỏng thăng trầm. Từ ngay sau hiệp định Genève về chấm dứt
chiến tranh lập lại hoà bỡnh ở Việt Nam, quan hệ Phỏp - Việt đó bước sang
một thời kỳ mới - thời kỳ quan hệ giữa hai quốc gia độc lập và bỡnh đẳng.
Pháp đó tớch cực ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ, thống nhất đất nước của Việt
Nam. Năm 1973, hai nước đó nõng quan hệ lờn cấp Đại sứ. Pháp tiếp tục tăng

14





cường ủng hộ Việt Nam về mọi mặt. Sự ủng hộ của Pháp đó gúp phần khụng
nhỏ vào cụng cuộc thống nhất và xõy dựng đất nước của Việt Nam. Tuy
nhiờn, mối quan hệ này khụng phải lỳc nào cũng thuận lợi: năm 1978, 1979
do những diễn biến phức tạp trong khu vực, nhất là do vấn đề Campuchia nẩy
sinh đó cú tỏc động xấu đến quan hệ hai nước. Nhưng với mong muốn tiếp
tục phát triển mối quan hệ đó cú nền tảng thuận lợi từ trước, hai bên đó tớch
cực xỳc tiến đối thoại nhằm giải quyết vấn đề Campuchia trên cơ sở hoà
bỡnh. Việt Nam lỳc này cũng tranh thủ thỏi độ tớch cực của Phỏp đối với Việt
Nam trong vấn đề Campuchia, nhõn đõy thỳc đẩy phỏt triển mối quan hệ với
nước này.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thỳc, thế giới trở nờn mở hơn bao giờ hết.
Các nước tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác nhằm phát triển kinh tế, giữ
vững an ninh và phát huy ảnh hưởng. Nước Pháp cũng không nằm ngoài
những xu thế đó.
Hai vấn đề khụng dễ chịu cho Phỏp của cuộc chiến tranh lạnh là phải
thừa nhận ưu thế của Mỹ trên thế giới và ưu thế của Đức ở Chõu Âu. Niềm
kiờu hónh và uy tín của đất nước quê hương cách mạng tư sản 1789, của một
cường quốc thực dân hùng mạnh đang bị tổn thương. Vị thế cường quốc của
Pháp cũng bị ảnh hưởng.
Trong lĩnh vực đối ngoại, để đạt được mục tiêu duy trỡ vai trũ cường
quốc sau khi hai cực sụp đổ, Pháp chủ trương xây dựng một chính sách ngoại
giao mang tính chất toàn cầu, tăng cường ảnh hưởng của mỡnh trờn thế giới.
Phỏp xỏc định cụ thể lợi ớch chiến luợc của mỡnh là “đóng góp vào việc thiết
lập dần dần một trật tự thế giới đa cực. Các cực mới sẽ là các cường quốc mới
xuất hiện như Trung Quốc, Ấn Độ nhưng cũng gồm các nhóm khu vực mới
như Đông Nam Á (ASEAN), Mercour…Liờn minh Chõu Âu (EU) có thiên
hướng trở thành một trong số các cực đó và chắc chắn sẽ trở thành một trong

15





số 2 hoặc 3 cực lớn nhất của thế giới. Trong Liên minh Châu Âu, nước Pháp
có cả các con át chủ bài của mỡnh để duy trỡ vị trớ hàng đầu, để lôi kéo các
đối tác, để làm cho các nước đó chia sẽ quan điểm cũng như tham vọng của
mỡnh” [83]. Như vậy để đạt được lợi ích chiến lược trên, biện pháp ưu tiên số
một trong chính sách đối ngoại của Pháp là xây dựng thành công và củng cố
vững chắc liên minh Châu Âu, coi EU là không gian phát triển quan trọng

nhất để Pháp tranh giành ảnh hưởng, là chỗ dựa tạo sức mạnh về kinh tế và
chính trị cho Pháp thực hiện các mục tiêu trong đường lối đối ngoại.
Ngay từ khi nền Cộng hoà thứ V được thành lập ở Pháp (1958), Pháp đó
chủ trương thực hiện đường lối đội ngoại độc lập, tự chủ, cạnh tranh vai trũ
với cỏc nước lớn ở quy mô khu vực và thế giới trong tất cả các lĩnh vực và
Phỏp đó luụn dành ưu tiên số một cho việc tăng cường quan hệ với Châu Âu.
Pháp là một trong những nước khởi xướng tiến trỡnh liên kết Châu Âu và đó
đóng góp tích cực vào việc thành lập các tổ chức kinh tế đặc thù của Châu
Âu: Cộng đồng than thép Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu, Cộng đồng
năng lượng nguyên tử Châu Âu để cải thiện quan hệ chính trị trong nội bộ
Châu Âu và gắn bó lợi ích kinh tế giữa các nước thành viên. Kể từ đó, với
đường lối cơ bản không thay đổi, Pháp luôn đi đầu trong việc xõy dựng và
củng cố Cộng đồng Chõu Âu, nay là Liên minh Châu Âu, coi đó là một chính
sách trọng tâm của mỡnh. Đó là nỗ lực xây dựng một cực Tây Âu thành một
khối thống nhất, bảo vệ tính đặc thù và lợi ích chung của Châu Âu trên trường
quốc tế, đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của liên minh.
Có thể khẳng định, tăng cường quan hệ EU vẫn là điểm tập trung lớn nhất
trong chính sách đối ngoại của Pháp.
Nhưng để đạt được mục tiêu chiến lược là đảm bảo vị thế cường quốc và
thiết lập một trật tự thế giới đa cực thỡ xõy dựng thành cụng liờn minh Chõu
Âu chỉ là một phương hướng. Tổng thống Jaques Chirac nhấn mạnh trục ưu

16





tiên thứ hai trong chính sách đối ngoại Pháp thời kỳ này là: “Để góp phần vào
việc thiết lập trật tự thế giới đa cực, nước Pháp có thể và phải giúp đỡ các

cường quốc mới nổi (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…) và cả các tổ chức khu
vực như ASEAN, Mercosur hay Tổ chức vựng Vịnh, nắm lấy vị trớ phự hợp
của mỡnh trờn trường quốc tế” [84]. ễng cũn nhấn mạnh rằng “Nước Pháp
cần phải nỗ lực rất lớn để tăng cường sự có mặt của mỡnh tại cỏc khu vực đó,
những nước sẽ thu hút sự tăng trưởng của thế giới trong cỏc thập kỷ tới…”
[83].
Định hướng trên cho thấy trong thời kỳ quá độ chuyển sang trật tự thế
giới mới, Châu Á là hướng ưu tiên quan trọng thứ hai trong chính sách đối
ngoại của Pháp sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Trước sự phát triển kinh tế năng
động của khu vực này, Pháp đó có điều chỉnh chính sách Châu Á với hai mục
tiêu: tăng cường sự có mặt về kinh tế và duy trỡ đối thoại thường xuyên với
các nước trong khu vực. Một mặt, Pháp đó cải thiện quan hệ với cỏc nước lớn
như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Mặt khác, Pháp mở rộng quan hệ với các
nước thành viên ASEAN, các nước công nghiệp mới, đồng thời tăng cường
quan hệ với các nước Đông Dương. Song song với việc thúc đẩy quan hệ về
kinh tế và văn hoá, Pháp cũn chỳ trọng nhiều đến hợp tác an ninh ở khu vực.
Có thể thấy hướng ưu tiên này cũng là biện pháp bổ trợ cho hướng ưu tiên thứ
nhất. Những quan hệ với các đối tác lớn ở Châu Á, trong đó có ASEAN, sẽ
giúp Pháp nâng cao vị thế hơn nữa ở Châu Âu, giành vị thế nhất định trên
trường quốc tế.
Với những chiến lược điều chỉnh chính sách đối ngoại được vạch định rừ
ràng của Phỏp sau chiến tranh lạnh, vị trí của Việt Nam trở nên quan trọng
trong chính sách của nước này. Đó cú quỏ trỡnh quan hệ lõu năm với Việt
Nam, Phỏp là nước hiểu rất rừ vị trớ cú tầm chiến lược của Việt Nam tại
Đụng Nam Á. Việt Nam nằm ở khu vực có thể khống chế tuyến đường biển

17






chiến lược từ Thái Bỡnh Dương sang Ấn Độ Dương và từ Nam Thái Bỡnh
Dương lên Đông Bắc Á. Vịnh Cam Ranh được xem là cảng nước sâu số 1 ở
Đông Nam Á mà các nước lớn đều quan tâm. Năm 1935, Pháp đó từng xây
dựng căn cứ hải quân trong vịnh Cam Ranh và sau đó bị Nhật chiếm trong
chiến tranh thế giới thứ II. Do vị trí quan trọng như vậy ở khu vực, Việt Nam
là nơi mà lợi ích và ảnh hưởng của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga,
Nhật, Ấn Độ, EU… đan xen, chồng chéo nhau. Các nước này, trong đó có
Pháp, đều tỡm cỏch cú chỗ đứng và phát huy ảnh hưởng ở Việt Nam, từ đó
nâng cao ảnh hưởng của mỡnh ở bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam
Á.
Với sự kết thỳc của chiến tranh lạnh, mụi trường khu vực Đụng Nam Á
đó hoà bỡnh trở lại. ASEAN lỳc này đó là một nhõn tố chủ chốt duy trỡ hoà
bỡnh, ổn định và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á, và vị thế của
Việt Nam chớnh là nhõn tố mà Phỏp phải coi trọng khi muốn tăng cường ảnh
hưởng của mỡnh trong khối ASEAN. Và chớnh vỡ vậy, Phỏp chủ trương là
đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam với mong muốn phục vụ cho lợi ích chính trị
của mỡnh, muốn Việt Nam trở thành một nhõn tố quan trọng trong chớnh
sỏch tập hợp lực lượng chính trị của Pháp ở Đông Nam Á, nhất là trong bối
cảnh của thời kỳ quá độ: Thế giới đang vận động để định hỡnh cho một trật tự
mới.
Ngoài ra, sự thay đổi trong chớnh sỏch của Việt Nam cũng tỏc động
tớch cực tới chớnh sỏch của Phỏp đối với Việt Nam trong thời gian này. Việc
đối kháng Trung - Xụ, Xụ - Mỹ khụng cũn nữa thực ra đó đưa Việt Nam ra
khỏi cuộc chơi của cỏc nước lớn và Việt Nam khụng cũn là một điểm núng
giành giật ảnh hưởng. Với việc Liờn Xụ tan ró, “Hiệp ước hợp tác toàn diện”
không cũn hiệu lực, ảnh hưởng của Liên Xô vốn ngự trị trong một thời gian
dài ở đây không cũn. Bờn cạnh đú lệnh bao vây cấm vận của Mỹ áp đặt từ


18





1975 cũng dần dần được dỡ bỏ. Như vậy cùng với những chuyển biến tích
cực ở trong nước cũng như ở khu vực và trên thế giới, Việt Nam lỳc này dần
ổn định và đi vào phỏt triển. Với công cuộc đổi mới và phương châm thêm
bạn bớt thù, chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ đối đầu sang đối thoại, hợp
tác cùng tồn tại hoà bỡnh nhằm phỏ vỡ thế bị bao võy cấm vận về kinh tế và
cụ lập về chớnh trị, Việt Nam lỳc này đó thực sự chủ động mở cửa, hợp tỏc và
hội nhập. Chủ trương trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là không
ngừng mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương với các nước và các vùng
lónh thổ, cỏc trung tõm kinh tế, chớnh trị, cỏc tổ chức quốc tế và cỏc khu vực.
Và Việt Nam đó chủ động tham gia vào gia tích cực đóng góp vào giải quyết
các vấn đề toàn cầu, bảo vệ hoà bỡnh, chống nguy cơ chiến tranh chạy đua vũ
trang, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Điển hỡnh, Việt Nam đó
tích cực tham gia giải quyết vấn đề Campuchia, xúc tiến quá trỡnh bỡnh
thường hoá quan hệ với Trung Quốc (9/1990), thiết lập quan hệ ngoại giao
với EU cuối năm 1990, khai thông đối thoại Việt - Mỹ. Đây là đường lối phát
triển nhất quán của Việt Nam, nó phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và
phù hợp lợi ích của Việt Nam.
Tại Đại hội Đảng VII (6/1991), Việt Nam một lần nữa khẳng định lại
chủ trương mong muốn hợp tác bỡnh đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước
không phân biệt chế độ chính trị xó hội khỏc nhau trờn cơ sở các nguyên tắc
cùng tồn tại hoà bỡnh: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong
cộng đồng thế giới, phấn đấu vỡ hoà bỡnh độc lập và phỏt triển.” [61,tr.147].
Thực hiện chớnh sỏch đó, cùng với công cuộc đổi mới thành công, chủ động
và tích cực tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực cũng như các

nước trên thế giới, Việt Nam dần trở thành một thành viờn cú vị trớ và vai trũ
quan trọng trong ASEAN, ngoài ra cũn là thành viờn chớnh thức của Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Đõy chớnh là

19





những đặc điểm thuận lợi cho Phỏp khi muốn tăng cường quan hệ với Việt
Nam, và cũng là những yếu tố tớch cực cho sự vận động của mối quan hệ hợp
tỏc Phỏp - Việt chuyển sang giai đoạn mới.
Bờn cạnh những kết quả khả quan về chính trị, thời gian này Việt Nam
bước đầu có được những thành cụng trong kinh tế. Đối với Phỏp, Việt Nam
cũn là một thị trường lớn với gần 84 triệu dân (là nước đông dân thứ 13 trên
thế giới), có mức sống ngày càng được cải thiện, được đánh giá là khá ổn định
về chính trị xó hội, chắc chắn sẽ là một thị trường tiềm năng đối với cỏc nhà
kinh doanh Phỏp. Kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá, có
nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá cơ bản, thiết bị, công nghệ, dịch vụ…
của Châu Âu, trong đó có nhiều lĩnh vực mà Phỏp cú thế mạnh. Nguồn lao
động của Việt Nam trẻ, cú trỡnh độ và mức lương thấp so với các nước trong
khu vực tạo sự hấp dẫn đối với đầu tư của Pháp. Do vậy, Phỏp hoạch định
chính sách hợp tỏc đối với Việt Nam cũn xuất phỏt từ lợi ớch kinh tế của
mỡnh. Đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam, một nước mà hiện nay đang tiến
hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá rất cần vốn và kỹ thuật, chính là góp phần
phát triển kinh tế Pháp. Nếu Pháp không có những điều chỉnh tích cực trong
chính sách của mỡnh thỡ sẽ chậm chõn hơn so với các đối tác khác.
Hơn nữa văn hoá Pháp trong quá khứ đó ngự trị ở Việt Nam và Đông
Dương gần 100 năm, do đó khôi phục và phát triển ảnh hưởng của văn hoá

Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ cũng là yếu tố quan trọng trong chính
sách của Pháp đối với Việt Nam. Sau chuyến thăm Pháp của Phó Chủ tịch thứ
nhất Hội đồng bộ trưởng Phan Văn Khải tháng 10/1992, Pháp đó nhắc lại mối
quan tõm của Phỏp về vai trũ của Việt Nam trong Cộng đồng các nước nói
tiếng Pháp thể hiện qua việc triển khai các dự án thành lập Trung tâm sư
phạm khu vực tại Thành phố Hồ Chớ Minh và Viện tin học Phỏp ngữ (IFI).

20





Vỡ lợi ớch của mỡnh Phỏp ngày càng quan tõm đến Việt Nam và coi
Việt Nam là một ưu tiên trong chớnh sách đối ngoại ở khu vực. Về phần
mỡnh, đây cũng chính là điều mà Việt Nam mong muốn. Ngay sau khi chiến
tranh Đông Dương kết thúc Việt Nam đó chủ động tăng cường mối quan hệ
hữu nghị với Pháp trên cơ sở bỡnh đẳng cùng có lợi. Chính sách này được
nhất quán thực hiện từ đó đến nay, nhất là khi Việt Nam thực hiện chính sách
đổi mới được đưa ra trong đại hội Đảng lần VI. Việc tiến hành thành cụng
quỏ trỡnh đổi mới đó xỳc tiến nhanh chúng việc xích lại gần hơn với Paris.
Điều này tạo thuận lợi cho việc phỏt triển quan hệ của Việt Nam với các nước
lớn cũng như với các nước Đông Nam Á, thúc đẩy nhanh chóng quá trỡnh hội
nhập vào cộng đồng thế giới của Việt Nam. Vào thời kỡ này, phỏt triển quan
hệ với Phỏp cũn giỳp Việt Nam cú thể cân bằng khi có khoảng trống quyền
lực ở Đông Nam Á. Ngoài ra, từ việc phỏt triển quan hệ trờn nhiều lĩnh vực
với Phỏp, Việt Nam cú thể phỏt triển quan hệ rộng rói với cộng đồng Châu
Âu, nơi mà Pháp chiếm một vị trí thực sự quan trọng, với chính sách: “Việt
Nam mong muốn tăng cường mở rộng quan hệ buôn bán, đầu tư với Pháp và
coi Pháp là một đối tác rất quan trọng của Việt Nam ở Chõu Âu” [71]. Tranh

thủ phỏt triển quan hệ với một nước lớn như Phỏp, Việt Nam cú thể phỏ vỡ
hoàn toàn thế bị bao võy cụ lập. Đồng thời Việt Nam cũng có thể tranh thủ
quyền lực cũng như sự ủng hộ của Phỏp dành cho công cuộc đổi mới xây
dựng đất nuớc và chính sách đối ngoại của mỡnh.
Cú thể thấy những thay đổi lớn lao của tỡnh hỡnh thế giới, khu vực cũng
như trong nước đó tạo ra cho Việt Nam một vị thế quốc tế mới và tạo nờn
mầu sắc mới cho mối quan hệ Phỏp - Việt. Cùng với sự điều chỉnh chính sách
của cả hai nước, từ đầu những năm 90, mối quan hệ này đó từng bước được
vun đắp và phát triển. Sự chuyển biến và phát triển vượt bậc trong mối quan

21





hệ này được đánh dấu bằng chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử của Tổng thống
Francois Mitterrand đến Việt Nam năm 1993.
Vào ngày 9/2/1993, Tổng thống Phỏp Francois Mitterand dẫn đầu một
đoàn đại biểu sang thăm và làm việc tại Việt Nam, đánh dấu một thời kỳ mới
giữa Paris và Hà Nội và khẳng định cơ sở của việc đổi mới này. Kể từ chuyến
thăm Pháp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1977, đây là chuyến trao đổi
cấp cao đầu tiên giữa hai nước. Đõy khụng những là chuyến thăm đầu tiên
của một nguyên thủ quốc gia Phỏp tới Việt Nam từ năm 1945, mà cũn là
chuyến đi lại đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Tây Bắc Âu từ năm
1975. Chính vỡ thế mà chuyến thăm của Tổng thống Phỏp khụng những cú ý
nghĩa lịch sử trong quan hệ Phỏp - Việt mà cũn trở thành một bước đột phá,
mở đầu cho các quan hệ chính trị cấp cao giữa Việt Nam và các nước Tây Bắc
Âu nói chung trong khi Mỹ vẫn chưa bỏ cấm vận.
Trong cuốn “Francois Mitterand với Chõu Á”, Georges Sauvier đó viết

về chuyến thăm Việt Nam lịch sử này như sau: “F.Mitterand đó cú ý định
thực hiện đi thăm Viễn Đông: Camphuchia và Việt Nam. Chuyến đi thăm của
ông sẽ đến trước việc bỏ cấm vận của Mỹ. Như vậy Phỏp sẽ đến Việt Nam
trước tất cả những đối tác phương Tây, khiến Việt Nam trở thành nước đầu
tiên được hưởng hợp tác của Pháp tại Chõu Á. Và việc ông đến sẽ đem tới
cho người Việt Nam một thông điệp tự nhiên làm cho họ phấn chấn lờn”
[34,tr.12].
Quả thật sự kiện này hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Nó diễn ra đúng
vào thời điểm Việt Nam triển khai những định hướng đối ngoại lớn, tạo ra
những tiền đề và động lực mới góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xó hội
trong nước, mang lại những chuyển biến tích cực trong quan hệ Việt Nam với
khu vực, quan hệ Việt – Trung và quan hệ Việt - Mỹ. Năm 1993 có thể không
chỉ là dấu hiệu việc đưa Pháp vào lại Việt Nam mà vấn đề này từ lúc này trở

22





đi, theo phân tích của Paris là xây dựng lại nền kinh tế và các nước trong khu
vực đảm bảo rằng theo kỳ hạn dài nhất, lúc mà Mỹ và Liên Xô phải giải ước
cho khu vực, và khi mà Trung Quốc và Nhật Bản trở thành cường quốc và
khuyến khích củng cố ASEAN. Do vậy Pháp sẽ kêu gọi Việt Nam cũng như
toàn bộ ba nước Đông Dương trong sự phối hợp kinh tế này. Không đi vào
chi tiết, nhưng cũng có thể thấy rằng chuyến viếng thăm năm 1993 cũn là dịp
phục hồi lại khối Pháp ngữ, đảm bảo việc đưa vào truờng Viễn Đông bác cổ,
kí các hiệp định hợp tác văn hoá và khoa học đa ngành cũng như kí một vài
hợp đồng công nghiệp, vào trong một đất nước gợi lên sự phục hồi lợi ích ở
Pháp.


Chớnh vỡ vậy từ điểm mốc 1993, về mặt chính trị, Pháp đó thể hiện sự
điều chỉnh chính sách đối với Việt Nam, khẳng định sự quan tâm của Pháp
đối với vai trũ của Việt Nam ở Đông Nam Á, thông qua đó mở rộng ảnh
hưởng của Pháp ở khu vực này, đồng thời thể hiện một đường lối ngoại giao
tự chủ, độc lập, chống lại chính sách bao vây cấm vận của Mỹ.
Trong bài diễn văn phát biểu của mỡnh trong bữa tiệc Nhà nước do Chủ
tịch nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh và phu nhân mời
ngày 9/2/1993, Tổng thống Cộng hoà Pháp F.Mitterand đó tuyờn bố khộp lại
quỏ khứ và hoà giải hoàn toàn giữa hai dõn tộc: “Ở thế kỷ 17, chỳng ta biết rừ
là định mệnh của Việt Nam và Pháp đó hoà trộn vào nhau. Và tụi ở đây để
đóng lại một chương và hơn nữa mở ra một chương khác.” [30,tr.7] ễng
khẳng định chuyến thăm này không phải là việc đưa vào lại một kiểu thực dân
mới như báo chí Pháp đó tố cỏo trước khi ông tới Việt Nam, mà là để đánh
dấu kết thúc một thời kỳ mà tương lai của khu vực trước đây bị định đoạt bởi
các điều kiện đối đầu giữa Đông và Tây, và để xây dựng một mối quan hệ
chớnh trị, kinh tế, văn hoá bỡnh đẳng và bền chặt.

23





Đáp lại, trong diễn văn chào mừng Tổng thống Pháp (9/2/1993), Chủ tịch
nước Lê Đức Anh cũng đó nờu rừ: “Nhõn dịp này, tụi cũng xin khẳng định lại
một lần nữa trong quan hệ quốc tế mở rộng của mỡnh, chỳng tụi rất coi trọng
mối quan hệ hữu nghị và hợp tỏc với nước Pháp và sẽ vun đắp cho mối quan
hệ hợp tác đó không ngừng phát triển” [9,tr.1].
Có thể thấy cả hai bên đều hi vọng chuyến thăm này là dịp để hai nước

tổng kết lại mối quan hệ lịch sử trên mọi phương diện, đánh dấu bước ngoặt
quyết định trong quan hệ hai nước, đặt ra những nguyên tắc cơ bản trong sự
hợp tác song phương. Trong thời gian thăm và làm việc tại Việt Nam, phái
đoàn Pháp đó ký 7 hiệp định hợp tác về bưu chính viễn thông, văn hoá, tài
chính, y tế, giao thông vận tải… làm cở sở để hai nước phát triển quan hệ hợp
tác song phương trên tất cả các lĩnh vực. Trong các cuộc hội đàm giữa Tổng
thống Pháp và Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng như trong các cuộc tiếp xúc
mở rộng, Tổng thống F.Mitterand đều bày tỏ mong muốn sẵn sàng hợp tác
toàn diện với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam gia nhập các tổ chức tài chính
quốc tế. Ông tuyên bố Pháp sẽ tăng gấp đôi viện trợ tài chính cho Việt Nam
trong năm 1993 (lên 360 triệu FF) so với năm 1992 [72,tr.48], tích cực xem
xét giải quyết vấn đề nợ cho Việt Nam, khuyến khích các công ty Pháp đầu
tư, buôn bán và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, tăng cường các nỗ lực
hợp tác văn hoá, khoa học kỹ thuật và đào tạo cán bộ.
Sau chuyến thăm của Tổng thống Pháp, nhiều chớnh khỏch và các bộ
trưởng chủ chốt của Pháp như Ngoại giao, Tài chính, Thương mại, Tư
pháp…đó lần lượt tới thăm Việt Nam, góp phần thiết lập đối thoại chính trị
thường xuyên giữa hai nước và thiết lập quan hệ hợp tỏc trong lĩnh vực khỏc.
Pháp đó tớch cực hỗ trợ Việt Nam khai thụng quan hệ với Quỹ Tiền tệ Quốc
tế, Ngõn hàng Thế giới, giải quyết nợ của Việt Nam tại cỏc cõu lạc bộ Paris
và London, phỏt triển quan hệ với EU, ủng hộ và hứa sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho

24





Việt Nam trong quỏ trỡnh đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Rừ ràng chuyến thăm đó thực sự đặt dấu mốc cho sự khởi sắc trong quan hệ

Phỏp - Việt.
Bờn cạnh những kết quả cụ thể, chuyến thăm lần này cũn cú ý nghĩa lớn
lao đánh dấu bước khởi đầu của tiến trỡnh Việt Nam hoà nhập vào cộng đồng
quốc tế, gúp phần chấm dứt sự cụ lập Việt Nam trong thời gian dài. Cũng
trong dịp này, Tổng thống F.Mitterand đó cụng khai phờ phỏn chớnh sỏch
bao vây cấm vận Việt Nam của Mỹ là lỗi thời, kêu goị Mỹ bỏ lệnh cấm vận
đối với Việt Nam. Trong cuộc họp báo tại Hà Nội, ông nói: “Chỉ có một lời
khuyên duy nhất: Hóy bói bỏ lệnh cấm vận” [30,tr.15]. Thông qua Pháp, với
tư cách là một trong những đầu tầu của Cộng đồng Châu Âu đang trên con
đường nhất thể hoá, có thể thấy kết quả của chuyến thăm này cũn cú tác động
không nhỏ tới quan hệ Việt Nam – EU. Đặc biệt là trong bối cảnh hiệp định
hàng dệt may đó được ký kết ngày 15/12/1992, tạo tiền đề cho một hiệp định
khung về hợp tác giữa Việt Nam và EU (được ký kết 17/7/1995).
Từ đây quan hệ hai bước sang một trang mới với những cánh cửa hợp tác
được mở rộng và đầy hứa hẹn.

1.2. Quỏ trỡnh phỏt triển quan hệ chớnh trị Phỏp - Việt
Nhằm phỏt triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước, ngày 23/6/1993
Thủ tướng Vừ Văn Kiệt đó thăm chính thức Cộng Hoà Pháp. Chuyến thăm
này nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ giữa hai nước và thảo luận
những hướng đi đó được hai bờn thoả thuận trong ra trong chuyến thăm Việt
Nam của tổng thống F.Mitterand. Trong cuộc hội đàm ngày 24/6, Thủ tướng
E.Balladur đó lại một lần nữa khẳng định cam kết của Tổng thống
F.Mitterand là tăng gấp đôi viện trợ cho Việt Nam trong năm 1993 và tích cực

25






giúp đỡ cho Việt Nam gia nhập các cơ quan tài chính quốc tế. Thủ tướng Vừ
Văn Kiệt cũng đó cú cuộc tiếp xỳc với Thị trưởng Paris Jacques Chirac (sau
này là Tổng thống). Đồng thời, Phỏp đó thể hiện mong muốn đóng góp tích
cực vào việc gia tăng đáng kể khối lượng đầu tư vốn vào Việt Nam và tăng
cường hợp tác giữa hai nước. Cũng trong chuyến thăm này Thủ tướng Vừ
Văn Kiệt và các bộ trưởng đi cựng đó cú cuộc gặp mặt hơn 250 nhà doanh
nghiệp và kỹ nghệ Phỏp để được giới thiệu về văn hoỏ Phỏp nhằm tăng cường
hiểu biết lẫn nhau, thỳc đẩy sự phỏt triển mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Không lâu sau chuyến thăm của Thủ tướng Vừ Văn Kiệt, tháng 10/1993
Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh đó sang thăm Pháp. Chủ tịch Nụng Đức
Mạnh đó cú nhiều cuộc hội đàm với các nghị sỹ và tham gia phiờn họp Quốc
hội Pháp. Qua chuyến thăm này, Quốc hội Pháp đó cam kết giỳp đỡ Việt Nam
đào tạo kỹ thuật cho các nhà lập pháp Việt Nam. Từ đây quan hệ giữa hai
quốc hội được nâng lên một bước, thường xuyên có sự viếng thăm lẫn nhau.
Cú thể thấy việc mở thờm kờnh quốc hội bờn cạnh kờnh chớnh phủ đó gúp
phần tăng cường quan hệ chớnh trị song phương.
Tiếp đú, vào ngày 24/11/1994, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Alain Juppé
đó sang thăm Việt Nam. Cùng đi cũn cú đại diện giới kinh doanh và bỏo chớ
Phỏp. Sau buổi hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh
Cầm, ụng A.Juppộ tuyờn bố sẵn sàng ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN, trở
thành thành viờn của Tổ chức Thương mại Thế giới đang sắp được hỡnh
thành. Ông cũng cam kết rằng nước Pháp, với tư cách là chủ tịch EU bắt đầu
từ 1/1/1995, sẽ làm hết sức mỡnh để tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với
EU và với các thành viên của EU. Đồng thời Ngoại trưởng A.Juppé cũng
tuyên bố khẳng định lại quyết tâm của Pháp muốn củng cố hơn nữa mối quan
hệ đặc biệt giữa hai nước. Ông nói: “Nước Pháp nằm ở giữa lục địa Châu Âu
đang ngày càng trở nên thống nhất với Việt Nam nằm ở giữa Châu Á đó được

26






hoà giải và đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, hai nước chúng ta có thể cùng
nhau làm nờn nhiều chuyện lớn” [50,tr.38 - 39]. ễng tuyờn bố rằng Phỏp cam
kết thúc đẩy nhanh các dự án đó ký, đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở
hạ tầng (năng lượng, giao thông, bưu chính…), tăng cường đào tạo cán bộ cho
Việt Nam trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngõn hàng, tài chớnh, khoa học kỹ
thuật, ngoại giao, và dành 4000 tấn lương thực giúp nhân dân gặp thiên tai ở
đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời ông cũng cho biết, chính phủ Pháp sẽ
viện trợ cho Việt Nam năm 1995 ít nhất cũng bằng năm 1994 (425 triệu FF
dưới hỡnh thức viện trợ khụng hoàn lại, vay lói suất thấp và tớn dụng tư nhõn
được nhà nước đảm bảo) [31,tr.47].
Ngày 7/5/1995 theo lời mời của Tổng thống Pháp F.Mitterand, sau khi
dự lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức tổ chức tại Paris, Chủ tịch Lê Đức
Anh đó thăm chính thức Pháp. Chuyến thăm được dư luận quan tâm và đánh
giá như một sự kiện đặc biệt trong quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch đó cú cỏc
cuộc gặp gỡ, tiếp xỳc với cựu Tổng thống F.Mitterand, ông J.Chirac - nguời
vừa đắc cử Tổng thống (7/5/1995) và Chủ tịch Quốc hội, ụng Sộguin. Sự kiện
này đó tạo điều kiện cho các nhà lónh đạo Việt Nam có dịp tiếp xỳc với
những lónh đạo nước Phỏp, đặc biệt là Tổng thống J.Chirac, một người rất
quan tâm đến Châu Á và đó từng đến Việt Nam với cương vị là Thị trưởng
Paris. Trong chính sách chung hướng về Châu Á, Pháp rất quan tâm đến Việt
Nam và cho rằng quan hệ với Việt Nam chính là động cơ thúc đẩy quá trỡnh
hợp tỏc Á – Âu. Phỏp nhận định Việt Nam sẽ là một trong những nhân vật
chính của Đông Nam Á và Viễn Đông trong những năm tiếp theo, phát triển
quan hệ với Việt Nam sẽ mang đến cho Pháp nhiều thuận lợi. Sự duy trỡ
chớnh sỏch quan hệ với Việt Nam và sự tiếp tục phỏt triển mối quan hệ này

bất chấp sự thay thế lónh đạo ở Phỏp cho thấy khả năng bền vững và sự phự
hợp lợi ớch chung của mối quan hệ Phỏp - Việt.

×