Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.83 KB, 107 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……oOo……








HOÀNG TRUNG PHƢƠNG









HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN
CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI
MỚI






LUẬN VĂN THẠC SỸ QUỐC TẾ HỌC









HÀ NỘI: 2010



1

MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU
4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ ĐỊNH HƢỚNG ĐƢỜNG LỐI ĐỐI
NGOẠI NHÂN DÂN THỜI KỲ ĐỔI MỚI
10
1.1. Khái niệm, chủ thể, cơ chế, chức năng và phƣơng thức
hoạt động của đối ngoại nhân dân
10

1.1.1. Khái niệm đối ngoại nhân dân
10
1.1.2. Chủ thể đối ngoại nhân dân
11
1.1.3. Cơ chế hoạt động đối ngoại nhân dân
12
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của đối ngoại nhân dân
13
1.1.5. Phương thức hoạt động đối ngoại nhân dân
15
1.2. Khái quát những thành tựu trong hoạt động đối ngoại
nhân dân thời kỳ trƣớc đổi mới
18
1.2.1. Hoạt động đối ngoại nhân dân thời kỳ đấu tranh giành chính
quyền và kháng chiến chống Pháp
18
1.2.2. Hoạt động đối ngoại nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
24
1.2.3. Hoạt động đối ngoại nhân dân thời kỳ từ sau năm 1975 đến
khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới 1986
30
1.3. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến việc đổi mới
đƣờng lối đối ngoại, trong đó có đối ngoại nhân dân
33
1.3.1. Bối cảnh quốc tế
33
1.3.2. Bối cảnh trong nước
39
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

43
2.1. Quan điểm, chủ chƣơng, đƣờng lối của Đảng về đối ngoại
nhân dân từ Đại hội VI đế Đại hội X
43


2
2.2. Những đóng góp về kinh tế, chính trị và văn hoá của hoạt
động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi mới
51
2.1.1. Trên lĩnh vực kinh tế
51
2.1.2. Trên lĩnh vực chính trị - văn hoá
57
2.3. Những đóng góp của hoạt động đối ngoại nhân dân đối
với một số phong trào trên thế giới trong thời kỳ đổi mới
60
2.3.1. Phong trào đoàn kết nhân dân Á - Phí - Mỹ Latinh
60
2.3.2. Phong trào hoà bình
61
2.4. Quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân
các nƣớc
64
2.5. Đánh giá những thành tựu, hạn chế của hoạt động đối
ngoại nhân dân thời kỳ đổi mới
68
2.5.1. Những thành tựu
68
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân chính của những tồn tại

72
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ
KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP TỤC ĐỔI MỚI
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN
80
3.1. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình hoạt động
đối ngoại nhân dân qua các thời kỳ
80
3.2. Một số khuyến nghị nhằm tiếp tục đổi mới và tăng cƣờng
hoạt động đối ngoại nhân dân
85
3.2.1. Những khuyến nghị mang tính định hướng chung
87
3.2.2. Những giải pháp cụ thể để tăng cường đổi mới một cách
hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân
89
KẾT LUẬN
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
101
PHỤ LỤC




3
CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN
Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu A - Thái Bình Dương
AIDS
Acquired Immune Deficiency Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CHDCND
Cộng hoà dân chủ nhân dân
EU
European Union
Liên minh châu Âu
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
HIV
Human Immunodeficiency Verus
Virut suy giảm miễn dịch ở người
LHQ
Liên hiệp quốc
NAFTA
North American Free Trade Agreement
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NATO
North Atlantic Treaty Organiration
Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây dương
NGO
Non- Governmental Organiration

Tổ chức phi chính phủ
SNG
Cộng đồng các quốc gia độc lập
USD
United States Dollar
Đồng đô la Mỹ
TBCN
Tư bản chủ nghĩa
TNC
Transnational Corporations
Công ty xuyên quốc gia
WTO
World Trade Organiration
Tổ chức thương mại thế giới




4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Đối ngoại nhân dân là các hoạt động không thuộc ngoại giao Nhà nước
và đối ngoại của Đảng mà do các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị - xã
hội nghề nghiệp và cá nhân thuộc các tầng lớp nhân dân thực hiện. Trong
nhiều thập niên qua, đặc biệt là từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi
mới toàn diện đến nay, hoạt động đối ngoại nhân dân giữ một vị trí, vai trò
quan trọng không thể thiếu trên mặt trận ngoại giao Việt Nam, góp phần
không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối đối ngoại
của Đảng và ngoại giao của Nhà nước ta.
Đại hội lần thứ VI của Đảng đã khởi xướng sự nghiệp đổi mới, đánh

dấu một bước chuyển đặc biệt quan trọng trong con đường phát triển của đất
nước ta. Trong dòng chảy đổi mới, đối ngoại nhân dân Việt Nam cũng chuyển
mình để phục vụ sự nghiệp cách mạng này. Những thành tựu to lớn mà đất
nước ta đã đạt được trong những năm đổi mới được cả thế giới thừa nhận.
Trong tổng thể các nguồn sức mạnh tạo nên thành công của sự nghiệp đổi mới
ở nước ta, có phần đóng góp quan trọng của nền ngoại giao Việt Nam mà đối
ngoại nhân dân là một bộ phận cấu thành, phát huy những thành tựu đạt được,
các Đại hội lần thứ VII, VIII, IX và X của Đảng đã đề ra những đường lối,
chủ trương đúng đắn lãnh đạo công tác đối ngoại nhân dân. Nhờ đó, hoạt
động đối ngoại nhân dân đã có những bước phát triển mạnh hơn trước, được
đổi mới một cách tích cực về nội dung, phương thức hoạt động, về tổ chức đạt
được những kết quả rất quan trọng, góp phần tạo dựng những môi trường hoà
bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để không chỉ tranh thủ được sự ủng hộ
về chính trị, tinh thần mà còn tranh thủ được vốn, khoa học - kỹ thuật và công
nghệ, những tinh hoa về văn hoá, những kinh nghiệm trong quản lý kinh tế,
quản lý đất nước của các đối tác trên thế giới, phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước nói chung, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nói riêng. Chính vì vậy, thành tựu về đối ngoại (trong đó có đối ngoại nhân
dân) được đánh giá là một trong những thành tựu cơ bản của sự nghiệp đổi
mới, góp phần quan trọng tạo ra thế và lực mới cho đất nước bước vào thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế đạt được những thành công vững chắc.


5
Những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những diễn biến hết
sức phức tạp, khó lường và có nhiều yếu tố không thuận lợi cho cuộc đấu
tranh chung của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội. Các thế lực đế quốc gia tăng, chính sách cường quyền, áp đặt,
can thiệp thô bạo vào chủ quyền các quốc gia - dân tộc; sự bùng phát của các

cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố; nhiều quốc gia rơi vào
tình trạng mất ổn định chính trị, khủng hoảng kinh tế - xã hội; các tổ chức hoà
bình hữu nghị hoặc bị tê liệt, hoặc chậm được phục hồi. Cùng với đó là những
hậu quả tiêu cực của toàn cầu hoá dẫn tới tình trạng bất bình đẳng phân hoá
giầu nghèo trên thế giới và trong phạm vi các quốc gia ngày càng sâu sắc.
Đồng thời các thế lực đế quốc, thù địch đang ráo riết thực hiện chiến lược
"diễn biến hoà bình” và gây bạo loạn lật đổ đối với Việt Nam bằng nhiều
phương thức, kể cả thông qua con đường quan hệ nhân dân và hoạt động của
một số tổ chức phi chính phủ vv Tình hình đó đã phần nào gây cản trở đến
việc mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân của nước ta. Do đó, tiếp tục đổi
mới hoạt động của công tác đối ngoại nói chung, đối ngoại nhân dân nói riêng
là yêu cầu bức xúc được đặt ra trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế.
Chính vì vậy, việc phân tích một cách toàn diện về thực trạng hoạt
động đối ngoại nhân dân thời kỳ đổi mới, từ đó rút những bài học kinh
nghiêm là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những nhận
thức trên đây, tác giả chọn đề tài "Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới" để viết luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ
quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hoạt động đối ngoại nói chung, đối ngoại nhân dân nói riêng là vấn đề
được đề cập trong khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu. Có thể chia
những công trình đó thành 02 loại:
Thứ nhất: Những công trình, bài viết đề cập đến một số nội dung của
hoạt đông đối ngoại nhân dân:


6
- Các cuốn sách: Tổ chức và hoạt động phi chính phủ nước ngoài tại

Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Hội nhập quốc tế và giữ gìn
bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Các tổ chức quốc tế và Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; “Sổ tay kiến thức đối ngoại”,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; “Ngoại giao Việt Nam 1945- 2000”,
Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002; v.v
- Các bài viết: Cục diện thế giới hiện nay và hoạt động đối ngoại của
Việt Nam, của tác giả Vũ Khoan, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 10/2007;
Nhìn lại hoạt động viện trợ của của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại
Việt Nam trong 5 năm qua, tác giả Vũ Xuân Hồng, Tạp chí Hữu nghị số
1/2003; 10 năm quan hệ đối tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ
quốc tế, Tạp chí Hữu nghị, số 6/2003; Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
góp phần cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế, của John
Mcaulift, Tạp chí Hữu nghị số 6/2003. Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài cho mục tiêu an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo của Nguyễn Thị
Mỹ Tiên, Tạp chí Hữu nghị, số 37/2008; Một số chặng đường đấu tranh vì
hoà bình, tạp chí Hữu nghị, số 1/2003 v.v
Tuy nhiên, các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu về chính sách
đối ngoại của Đảng và hoạt động ngoại giao Nhà nước, còn hoạt động đối
ngoại nhân dân được trình bày khá tản mạn và sơ lược, hầu hết mới chỉ dừng
lại ở việc đề cập đến một số khía cạnh của hoạt động đối ngoại gần như quan
hệ hữu nghị, hợp tác của nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, hoạt
động viện trợ phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam
Thứ hai: Những công trình chuyên khảo, nghiên cứu về hoạt động đối
ngoại nhân dân: Cho đến nay, mới chỉ có một công trình nghiên cứu về vấn đề
này được xuất bản. Đó là cuốn sách “Hoạt động đối ngoại nhân dân Việt
Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003; Còn lại chỉ có một số bài viết
đăng trên các báo, tạp chí. Ví dụ như: Đối ngoại nhân dân trong nền ngoài
giao hiện đại, của tác giả Võ Anh Tuấn, báo Sài Gòn giải phóng, ngày
20/6/2009; Công tác đối ngoại nhân dân trong sự nghiệp đối mới, của tác giả
Hồng Hà, Tạp chí Hữu nghị, số 34/2007; Đối ngoại nhân dân trong tư tưởng

Hồ Chí Minh: Những định hướng cơ bản và thành tựu, của tác giả Hà Văn
Thẩm, thông tin Nghiên cứu quốc tế, số 3/2007; Đảng lãnh đạo công tác


7
ngoại giao nhân dân qua các thời kỳ cách mạng, của tác giả Lê Thị Tình, Tạp
chí Lịch sử Đảng, số 7/2002; Vài suy nghĩ về ngoại giao nhân dân với nhiệm
vụ phát triển kinh tế trong thời kỳ mới, của tác giả Phạm Quốc Trụ, Tạp chí
Hữu nghị, số 1/2008; Hoạt động đối ngoại nhân dân với công tác thông tin
đối ngoại, của tác giả Hồ Anh Dũng, Thông tin đối ngoại, số 7/2007; Đối
ngoại nhân dân góp phần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong tình hình mới, của tác giả Vũ Xuân Hồng, Tạp chí Hữu nghị, số
14/2004; Phát triển ngoại giao nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng
của tác giả Vũ Quang Vinh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12/2006 v.v
Nhìn chung, các tài liệu thuộc nhóm này phần nào đã khắc hoạ được
những nét cơ bản của hoạt động đối ngoại nhân dân như: khái niệm, các tổ
chức chuyên trách, các hoạt động chủ yếu, thành tựu và kinh nghiệm bước
đầu, tuy nhiên phương pháp tiếp cận còn thiên sang tính chất bộ phận, lĩnh
vực đặc thù, thiếu sự bao quát rộng rãi vốn có của đối ngoại nhân dân. Có thể
nói rằng, cho đến nay hầu như chưa có những công trình nghiên cứu có tính
chất chuyên sâu về lý luận cũng như thực tiễn hoạt động đối ngoại nhân dân
đôi lúc vẫn còn được hiểu chưa thoả đáng. Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt
động đối ngoại nhân dân thời kỳ đổi mới là có tính cần thiết và không trùng
lặp với những công trình trước đó, vừa có thể kế thừa những kết quả của các
công trình đi trước về cơ chế và phương thức hoạt động, những thành tựu và
kinh nghiệm của hoạt động đối ngoại nhân dân, vừa tập trung đi sâu và nghiên
cứu vào hoạt động đối ngoại nhân dân thời kỳ đổi mới, từ đó đề xuất những
kiến nghị và giải pháp phục vụ cho chính sách ngoại giao đa dạng hoá, đa
phương hóa với tinh thần “Việt Nam là bạn, đối tác tin cạy của tất cả các
nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”

của Đảng và Nhà nước ta.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn
- Phân tích thực trạng hoạt động đối ngoại nhân dân sau hơn 23 năm
đổi mới.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế của hoạt động đối ngoại nhân
dân những năm qua, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.


8
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
- Phân tích cơ sở định hướng đường lối đối ngoại nhân dân thời kỳ đổi
mới
- Phân tích hoạt động đối ngoại nhân dân hơn 23 năm đổi mới
- Nêu một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị nhằm đổi mới công
tác đối ngoại nhân dân trong những năm tới.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về nội dung: Luân văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động đối
ngoại nhân dân của nước ta hơn 23 năm đổi mới và rút ra một số bài học kinh
nghiệm và khuyến nghị đối với việc tiếp tục đổi mới hoạt động đối ngoại
nhân dân.
- Về mặt thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu về: Hoạt động đối
ngoại nhân dân của Việt Nam từ năm 1986 đến 2009.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn được dựa trên quan điểm, thế giới quan và
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Luận văn chủ yếu vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgíc, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp,

so sánh, đối chiếu, phương pháp liên ngành Mọi nhận định, đánh giá trong
đề tài đều được xây dựng trên cơ sở phân tích, khái quát những dữ kiện thực
tế và kết quả của những công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần quan trọng vào việc
cung cấp các luận cứ khoa học để làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận và thực
tiễn đổi mới hoạt động đối ngoại nói chung và hoạt động đối ngoại nhân dân
nói riêng ở nước ta hiện nay, đồng thời góp phần vào việc thực hiện chủ
trương của Đảng về tổng kết công tác lý luận và thực tiễn thời kỳ đổi mới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn


9
Ngoài ra, đề tài còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu và giảng dạy những nội dung về quan hệ quốc tế và đường lối
đối ngoại của Đảng, góp phần vào việc nâng cao kiến thức cho đội ngũ những
người làm công tác đối ngoại, công tác giáo dục tuyên truyền chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng trên lĩnh vực đối ngoại.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liêu tham khảo, nội dung
của luân văn có bố cục gồm 3 chương 10 tiết.






















10
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH ĐƢỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN
THỜI KỲ ĐỔI MỚI

1.1. Khái niệm, chủ thể, cơ chế, chức năng và phƣơng thực hoạt
động của đối ngoại nhân dân
1.1.1. Khái niệm đối ngoại nhân dân
“Đối ngoại nhân dân” hay “ngoại giao nhân dân” (People to People
Diplomacy) là khái niệm chỉ những hoạt động đối ngoại do các tổ chức đoàn
thể quần chúng, chính trị - xã hội, nghề nghiệp và cá nhân tiến hành không
với danh nghĩa đại diện cho Nhà nước. Hoạt động này từ lâu đã trở thành một
loại hình hoạt động xã hội phổ biến, góp phần quan trọng phát triển quan hệ
giữa các quốc gia. Nói cách khác, về mặt thực tiễn thì đây là lĩnh vực hoạt
động trong quan hệ với đối tác nước ngoài do nhân dân tiến hành, tức là nhân
dân làm đối ngoại và do đó nó có tính chất “phi chính phủ”. Mặc dù vậy, phần
lớn các nước đều sử dụng đối ngoại nhân dân như là công cụ bổ trợ cho ngoại
giao Nhà nước. Thậm chí trong những hoàn cảnh và thời điểm lịch sử nhất

định, đối ngoại nhân dân lại đóng vai trò tiên phong, mở đường hoặc đặt nền
tảng cho việc thiết lập và phát triển quan hệ ngoại giao chính thức giữa các
quốc gia.
Ở Việt Nam, cùng với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, đối
ngoại nhân dân là một bộ phận cấu thành của ngoại giao Việt Nam hiện đại.
Là một kênh đối ngoại nữa không thể thiếu trong hoạt động đối ngoại của
Việt Nam. Đối ngoại nhân dân có quan hệ gắn bó chặt chẽ với đối ngoại Đảng
và ngoại giao Nhà nước. Nó triển khai hoạt động với các đối tác nước ngoài,
do các chủ thể nhân dân tiến hành theo chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thống nhất, toàn diện của
Đảng, chịu sự quản lý theo pháp luật của Nhà nước. Từ nhận thức, cách tiếp
cận và quan niệm như trên, có thể đưa ra khái niệm đối ngoại nhân dân ở
nước ta như sau: Đối ngoại nhân dân là một bộ phận cấu thành quan trọng
của công tác đối ngoại chung, gắn bó chặt chẽ với đối ngoại Đảng và ngoại
giao Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực quan hệ với các đối tác nước ngoài


11
ở trong và ngoài nước, do các chủ thể nhân dân triển khai theo chủ trương,
chính sách đối ngoại của Đảng và đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tập
trung thống nhất và toàn diện của Trung ương Đảng và chịu sự quản lý theo
pháp luật của Nhà nước.
Đối ngoại nhân dân là công tác “dân vận quốc tế” hết sức rộng rãi của các
đoàn thể, tổ chức nhân dân và các cá nhân, nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn
nhau, củng cố tình cảm hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc; gìn giữ và quảng
bá văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu quốc tế; tranh thủ sự đồng tình và
ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc của nhân dân ta; tranh thủ tối đa sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế về
tri thức khoa học - công nghệ; tranh thủ viện trợ phi chính phủ để phát triển kinh
tế - xã hội; tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới vì

hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; góp phần thúc đẩy xu thế
hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới
Đối ngoại nhân dân có đặc điểm riêng biệt, trong nhiều trường hợp thể
hiện ưu thế so với hoạt động đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước. Tuy nhiên
kênh hoạt động này không hoàn toàn tách biệt độc lập mà có sự bổ sung cho đối
ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước. Các hoạt động đối ngoại nhân dân có thể
tiến hành không phụ thuộc vào tình trạng quan hệ về mặt Nhà nước, có thể đi
trước một bước và mở đường cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước. Chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta là phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo
phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”.
1.1.2. Chủ thể đối ngoại nhân dân.
Chủ thể của đối ngoại nhân dân bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức nhân dân, các hội nghề nghiệp, các cá nhân và mở rộng ra là toàn
thể nhân dân. Mọi tổ chức nhân dân và các cá nhân đều có thể tham gia công
tác đối ngoại nhân dân nhằm đạt mục tiêu đối ngoại chung, nhưng phải có lực
lượng nòng cốt, đó là bộ phận đối ngoại của các tổ chức đó, hoặc những tổ
chức chính trị - xã hội chuyên về đối ngoại nhân dân trên một số lĩnh vực như
Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, với các tổ chức thành viên là các
tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.


12
Đối tác chủ yếu của đối ngoại nhân dân là các tổ chức nhân dân ở các
quốc gia, khu vực; các tổ chức phi chính phủ; các tổ chức quốc tế; các cá
nhân, đặc biệt là những người có vai trò ảnh hưởng xã hội ở các nước, bạn bè,
nhân sĩ, trí thức có thiện cảm với Việt Nam; cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài v.v
1.1.3. Cơ chế hoạt động của đối ngoại nhân dân
Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan chuyên trách hoạt
động đối ngoại nhân dân do Ban Bí thư chỉ đạo và Chính phủ quản lý. Các

Hội hữu nghị và các Ủy ban đoàn kết song phương giữa Việt Nam với các
nước là thành viên của Liên hiệp. Cho đến nay, nước ta đã thành lập được 46
Hội hữu nghị và Ủy ban đoàn kết song phương giữa Việt Nam với các nước.
Ngoài ra còn có 27 chi hội hữu nghị song phương tỉnh, thành phố trực thuộc
các Hội hữu nghị.
Trong những năm qua, lực lượng chủ yếu tham gia công tác đối ngoại
nhân dân đã không ngừng mở rộng. Chỉ tính ở cấp Trung ương, hiện nay
chúng ta đã có gần 350 tổ chức, bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
đoàn thể quần chúng (Tổng liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu
chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ),
các tổ chức chính trị - xã hội (Liên hiệp các hôi khoa học- kỹ thuật, Liên hiệp
các Hội văn học- nghệ thuật, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị), các tổ chức
nghề nghiệp, xã hội, từ thiện - nhân đạo, tôn giáo… Đó là chưa kể hàng trăm
tổ chức có tên gọi và quy chế hoạt động là "phi chính phủ" cũng ở cấp trung
ương vào khoảng 2.000 tổ chức nhân dân ở cấp tỉnh.
Có thể phân loại các tổ chức tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân
thành 2 bộ phận sau:
Thứ nhất: Hoạt động của những tổ chức chuyên hoạt động đối ngoại
như các Hội hữu nghị song phương với nhân dân các nước, Uỷ ban Đoàn kết
nhân dân Á - Phi, Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam Hiện nay,
hoạt động đối ngoại chuyên trách này do Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt
Nam đảm nhiệm.
Thứ hai: Hoạt động đối ngoại của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã
hội, nghề nghiệp, tôn giáo có sự tham gia sâu rộng của quần chúng như


13
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và
các tỉnh, thành, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam các cấp, Hội Chữ thập đỏ, Hội Phật giáo, Hội Nông dân, Hội

Nhà văn, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam các cấp, Hội Cựu
chiến binh, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Uỷ ban toàn
quốc liên hiệp văn học - nghệ thuật Việt Nam; Hội Nhà báo Việt Nam; Hội
người cao tuổi Việt Nam; Hội chuyên ngành về thể dục, thể thao; các tổ chức
tôn giáo; các hội từ thiện nhân đạo; Hội kế hoạch hoá gia đình; Hội Sinh vật
cảnh v.v
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của đối ngoại nhân dân
Công tác đối ngoại nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc
đảm bảo sự tồn tại, phát triển và xác lập vị thế quốc tế của mỗi quốc gia. Do
đối ngoại nhân dân là quá trình xử lý mối quan hệ giữa con người với con
người, là chinh phục trái tim và khối óc, nên đặc điểm của đối ngoại nhân dân
là đa dạng về hình thức, linh hoạt về ứng xử, phong phú về nội dung và bền
vững về hiệu quả. Đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận, vận động
các đối tượng quần chúng nhân dân trong và ngoài nước đồng tình, ủng hộ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác này là một bộ phận hợp thành
của công tác đối ngoại chung, phối hợp và phục vụ công tác đối ngoại của
Đảng và ngoại giao Nhà nước cùng thực hiện nhiệm vụ, đường lối và chính
sách đối ngoại của Đảng. Đối ngoại nhân dân mang tính đại chúng, rộng rãi, ít
bị gò bó vào các lễ nghi, Do vậy, nó có tiếng nói linh hoạt, vừa chính thức vừa
không chính thức và có thể tiến hành các biện pháp đối ngoại trên một số vấn
đề và ở những nước, khu vực trong những hoàn cảnh cụ thể mà đối ngoại Đảng
và ngoại giao Nhà nước không làm được hoặc không thể làm thuận lợi bằng.
Trong quá trình đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc, Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn coi trọng và quan tâm phát huy vai trò của công
tác đối ngoại nhân dân nhằm kết hợp sức mạnh của dân tộc Việt Nam với sức
mạnh của thời đại, đã hình thành được mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với
Việt Nam với quy mô chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Chính sự đoàn
kết, ủng hộ mạnh mẽ, rộng rãi của nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân
Mỹ đã hạn chế khả năng huy động các nguồn nhân lực, vật lực cho chiến



14
tranh của nhà cầm quyền Mỹ, góp phần tạo sức ép chính trị buộc Mỹ phải
chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng chủ trương thực hiện đường
lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, kết hợp đối ngoại Đảng, ngoại giao
Nhà nước và đối ngoại nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp trên mặt trận
đối ngoại nhằm thực hiện nhiệm vụ đối ngoại bao trùm: Giữ vững hoà bình,
mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH); góp
phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Mục tiêu chung của đối ngoại nhân dân là làm cho nhân dân thế giới
hiểu rõ đất nước và con người Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đối ngoại nhân dân góp phần tăng cường
tình đoàn kết hữu nghị hợp tác với nhân dân thế giới, tích cực tham gia hoạt
động trong các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đối ngoại nhân
dân tranh thủ sự giúp đỡ của thế giới về vốn, chuyển giao công nghệ, kinh
nghiệm quản lý kinh tế và xã hội, giáo dục - đào tạo Đối ngoại nhân dân có
nhiệm vụ làm cầu nối giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới, phát
triển quan hệ song phương với các tổ chức tương ứng, tuyên truyền chính
sách đối ngoại của Việt Nam và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Tuy là đối
ngoại nhân dân, nhưng nó vẫn mang tính chất nhiệm vụ đại diện cho đất
nước, cho dân tộc trong quá trình giao lưu quốc tế và bảo vệ lợi ích quốc gia
dân tộc của Việt Nam.
Để thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ và mục đích đã xác định trên,
đối ngoại nhân dân trước hết phải nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và chủ trương chính sách, đường lối đối ngoại và các quan điểm
chính thức của Đảng và Nhà nước trên các vấn đề quốc tế nhằm triển khai các

nhiệm vụ cụ thể sau:
- Giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, cuộc sống Việt Nam, các
thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện
nay để nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống và tình hình Việt
Nam, tạo sự đồng cảm của nhân dân thế giới đối với nhân dân ta, tạo điều kiện


15
quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Vận động và tranh thủ nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ và giúp đỡ
về tinh thần, chính trị, vật chất, trí tuệ, khoa học và công nghệ, giáo dục và
đào tạo góp phần thiết thực vào việc bảo đảm ổn định, an ninh quốc phòng
từng bước phát triển kinh tế xã hội đất nước.
- Bày tỏ tình hữu nghị, đoàn kết, ủng hộ của nhân dân ta đối với nhân
dân thế giới trong sự nghiệp chính nghĩa vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội, theo hình thức phù hợp và theo khả năng, điều kiện của ta,
cũng như diễn biến tình hình khu vực và quốc tế.
- Trao đổi thông tin kinh nghiệm mang tính nghiệp vụ với bên ngoài nhằm
hoàn thiện và nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn ở những lĩnh vực mà ta
còn yếu, đồng thời tạo điều kiện phát huy mặt mạnh của ta ở nước ngoài.
1.1.5. Phƣơng thức hoạt động đối ngoại nhân dân
Các hoạt động đối ngoại nhân dân được thực hiện ở mọi nơi với tất cả
các đối tác là người nước ngoài, các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quan, các
tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và nhân dân các nước, giữa thành
viên các hội hữu nghị thành phố nhằm mục đích tuyên truyền về đường lối
đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước
và con người Việt Nam cũng như về truyền thống văn hóa đồng thời tìm kiếm
nắm bắt những thông tin về các nước mà chúng ta có quan hệ, trên cơ sở đó sẽ
hiểu biết nhau hơn, có thể hỗ trợ giúp đỡ nhau. Thông qua các hoạt động giao

lưu hữu nghị của các hội hữu nghị nằm trong Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị
ở Trung ương và các tỉnh thành, các đoàn thể chính trị, các tổ chức nhân dân
như các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, trao đổi các đoàn, hội nghị,
hội thảo của các tổ chức này làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về truyền
thống dân tộc, bản sắc văn hóa, tinh thần hòa hiếu tạo được sự hiểu biết,
cảm thông và chia sẻ góp phần thúc đẩy công tác đối ngoại nhân dân, có điều
kiện phát huy tốt hơn, tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân các nước đối
với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác, thông qua việc
tiếp xúc với các đối tác, ta có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác, thu hút các nguồn
tài trợ nước ngoài cho các dự án hỗ trợ chính sách, chăm sóc sức khỏe y tế


16
cộng đồng, phát triển giáo dục với phương châm quản lý tốt, sử dụng đúng
mục đích nguồn tài trợ, sự giúp đỡ được đặt đúng nơi, đúng chỗ để phát huy
hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.
Nội dung, phương thức hoạt động đối ngoại nhân dân rất phong phú và
đa dạng, nhưng dù thế nào cũng phải tuân thủ những phương châm nhất định
về mặt đối ngoại. Đó là:
- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa
yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Điều đó có nghĩa là đối ngoại nhân dân phải
nắm vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời rất
năng động và linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của
nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc
điểm của từng đối tác.
- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, tích
cực thúc đẩy hợp tác, đa phương hoá quan hệ về chính trị, kinh tế, khoa học -
công nghệ, văn hoá - văn nghệ, giáo dục, y tế với các tổ chức chính trị, xã
hội, nghề nghiệp, phi chính phủ, quốc gia, khu vực và quốc tế, đồng thời đấu
tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác, trên từng vấn đề,

bảo đảm nguyên tắc độc lập, bình đẳng và lợi ích dân tộc của ta.
- Tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các tổ chức
và các nước trong khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước
trên thế giới. Chú ý quan hệ với các đối tác truyền thống, góp phần duy trì và
đổi mới các tổ chức quốc tế có khả năng hoạt động mà ta là thành viên, đồng
thời từng bước chọn lọc, xây dưng và mở rộng quan hệ với các đối tác mới,
các tổ chức và cá nhân mà trước đây ta chưa có quan hệ.
Trên cơ sở những phương châm đó và trong bối cảnh quốc tế cũng như
trong nước hiện nay, đối ngoại nhân dân triển khai các hoạt động đối ngoại
của mình với những nội dung sau:
- Nội dung chính trị mang tính hữu nghị, đoàn kết, thăm hỏi, hiếu hỉ;
các hoạt động có nội dung liên quan đến các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn
giáo, sắc tộc, tư tưởng quan điểm, lập trường, chủ quyền quốc gia; vấn đề
kiều dân, tị nạn, di trú, hồi hương, nhân đạo, từ thiện, người mất tích trong
chiến tranh, chất độc màu da cam và hậu quả của nó; thái độ chính trị đối với


17
các vấn đề quốc tế (các vấn đề toàn cầu, chiến tranh và hoà bình, chạy đua vũ
trang, vũ khí hạt nhân, bom mìn sát thương, lao động trẻ em, buôn bán phụ
nữ, tệ nạn xã hội, môi trường sinh thái, thái độ đối với các thể chế tài chính
quốc tế ).
- Nội dung mang tính chuyên môn, kỹ thuật theo chuyên ngành của
từng tổ chức (chủ yếu trong các lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, khoa học - kỹ
thuật và hoạt động đặc thù của một số tổ chức như Chữ thập đỏ, Kế hoạch hoá
gia đình ).
Tiến hành hoạt động với những nội dung như trên đòi hỏi phải suy nghĩ
tìm ra những phương thức loại hình hoạt động thật phong phú và đa dạng.
Cho đến nay, đã có một số loại hình và phương thức chủ yếu sau đây:
- Tiến hành trao đổi đoàn, cử đoàn ra và đón đoàn vào. Đây là phương

thức cơ bản và phổ biến nhất trong hoạt động đối ngoại nhân dân được thực
hiện ở các cấp độ khác nhau, từ những cuộc đi thăm hữu nghị chính thức của
lãnh đạo các tổ chức, các chuyến trao đổi nghiên cứu của cán bộ chuyên viên
cho đến việc đi dự các hoạt động lớn như dự Đại hội, kỷ niệm ngày thành lập
hoặc đi ký kết thoả thuận song phương trên lĩnh vực cụ thể và các hoạt động
đa phương
- Phối hợp lực lượng tham gia với số lượng lớn vào các hoạt động có
quy mô quốc tế và thế giới như Đại hội phụ nữ thế giới, Liên hoan thanh niên,
sinh viên thế giới
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn ở trong và ngoài nước về
các chủ đề khác nhau.
- Tiếp nhận viện trợ, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, làm và thực hiện
dự án, dự các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở trong và ngoài nước.
- Làm cầu nối cho quan hệ giữa các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp
trong và ngoài nước.
- Tham gia các cuộc triển lãm hội hoạ, nhiếp ảnh, tem, sách báo, các
liên hoan phim, các cuộc bình thơ văn, các ngày văn hoá Việt Nam, biểu diễn
văn nghệ ở nước ngoài.


18
- Thử nghiệm tổ chức lao động tình nguyện ở trong nước và tham gia
lao động tình nguyện ở nước ngoài.
- Thử nghiệm tổ chức ở trong nước một số hoạt động lớn có sự phối
hợp liên ngành của nhiều tổ chức.
- Tổ chức du lịch chuyên đề giới thiệu về Việt Nam cho các đối tượng
khác nhau.
- Tổ chức du lịch kết hợp chữa bệnh.
- Hoạt động lao động công ích, giao hữu thể thao với các cơ quan văn
phòng đại diện nước ngoài.

1.2. Khái quát những thành tựu trong hoạt động đối ngoại nhân
dân thời kỳ trƣớc đổi mới
1.2.1. Hoạt động đối ngoại nhân dân thời kỳ đấu tranh giành chính
quyền và kháng chiến chống Pháp
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời (1930), vai trò của
hoạt động đối ngoại nhân dân đã được đề cập đến. Trong Chính cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt và Luận cương chính trị, Đảng ta đã đề cập tới việc phổ
biến khẩu hiệu “Việt Nam tự do” và chủ trương liên kết với những dân tộc bị
áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, đặc biệt là quần chúng vô sản
Pháp. Nhận thức được việc giành chính quyền đối với một Đảng mới ra đời
trong một đất nước thuộc địa rất cần đến sự ủng hộ của nhân dân thế giới,
nhất là nhân dân Pháp, nhân dân các nước thuộc địa, Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã rất chú trọng đến việc tranh thủ tình cảm hữu nghị và sự ủng hộ,
giúp đỡ của nhân dân các nước đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân
dân ta và xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước
thông qua thông tin về tình cảnh nhân dân ta dưới ách áp bức của thực dân
Pháp cũng như cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Đồng thời,
Đảng cũng tỏ rõ sự ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân
các nước thuộc địa phụ thuộc ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh, chủ trương gắn cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta với việc góp phần thực hiện
nhiệm vụ chung của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến
tranh, ủng hộ Liên Xô, cách mạng Trung Quốc, ủng hộ Mặt trận nhân dân


19
Pháp và tranh thủ sự ủng hộ của Mặt trận này đối với cuộc đấu tranh giải
phóng của nhân dân ta [43, tr.15].
Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đảng chủ trương thông
qua mặt trận Việt Minh tăng cường phối hợp cuộc đấu tranh giải phóng của
nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Lào,

Campuchia, ủng hộ cuộc chiến đấu chống phát xít của nhân dân Liên Xô,
Trung Quốc, gắn cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống Nhật - Pháp với cuộc
chiến đấu của các lực lượng đồng minh chống phát xít. Những hoạt động đối
ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân thời kỳ này đã tranh thủ được sự ủng
hộ và giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, Liên Xô, Trung Quốc đối với cuộc cách
mạng nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám 1945.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa mới được thành lập, trong hoàn cảnh khó khăn của ta lúc đó, chưa
thể có quan hệ ngoại giao chính thức với một quốc gia nào, công tác đối ngoại
nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng. Theo Người thì đó là
một giải pháp phát triển đa dạng mối quan hệ giữa các dân tộc, một cách thức
khai thác nguồn lực trong nhiều hoàn cảnh, là tiền đề và cầu nối quan trọng
dẫn đến quan hệ chính thức giữa các chính phủ và phát triển nhiều quan hệ
phi chính phủ. Công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ này đóng vai trò quan
trọng trong việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại kháng chiến, trước
hết là vận động quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các nước
đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta với phương châm “làm cho nước
mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết”.
Cho đến trước năm 1950, Việt Nam chưa được một quốc gia nào trên
thế giới công nhận về mặt ngoại giao. Trước tình hình đó, hoạt động đối ngoại
nhân dân đã được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo nhằm đạt mục tiêu
cách mạng là làm cho Việt Nam “độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn”, cô lập thực
dân Pháp và quân đội của Tưởng Giới Thạch, xây dựng quan hệ thân thiện với
tất cả các nước. Thực hiện chính sách đối ngoại của nước Việt Nam độc lập,
chính phủ Việt Nam đã tiến hành các hoạt động bày tỏ thái độ hữu nghị với
các nước coi trọng nền độc lập của Việt Nam, hữu nghị và hợp tác trên cơ sở
bình đẳng với các nước trong Đồng minh chống phát xít, tranh thủ sự giúp đỡ



20
của các nước thuộc địa và nhân dân Trung Quốc, Pháp, đoàn kết với nhân dân
Lào và Campuchia, tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô, Mỹ nhằm chống lại
mưu đồ quay trở lại Đông Dương của Pháp và chiếm Việt Nam của chính
quyền Tưởng Giới Thạch. Để hỗ trợ thực hiện chính sách đối với Mỹ và
Trung Hoa qua con đường đối ngoại nhân dân, Hội Việt - Mỹ thân hữu và Hội
Việt - Trung thân hữu đã được thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm
đặc biệt đến quan hệ hữu nghị với nhân dân Lào và Campuchia [43, tr.92-93].
Trong thời gian cuộc đàm phán Việt - Pháp diễn ra tại Pháp (1946),
Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn ta đã gặp gỡ rộng rãi các tầng lớp nhân
dân và các tổ chức chính trị - xã hội Pháp, nhiều nhà hoạt động chính trị các
nước Tây, Bắc Âu, Mỹ và các nước thuộc địa Pháp. Trong các cuộc tiếp xúc
này, phái đoàn ta đã nêu rõ ý chí độc lập, tự do và thống nhất của dân tộc Việt
Nam, thiện chí hòa bình và hợp tác của Việt Nam với Pháp trên cơ sở tôn
trọng nền độc lập của Việt Nam, đồng thời bày tỏ tình cảm hữu nghị của nhân
dân ta đối với nhân dân Pháp và nhân dân các nước khác. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã tiếp xúc với Hội Pháp - Việt, một tổ chức hữu nghị với Việt Nam của
những người Pháp tiến bộ chống lại chính sách sai lầm của chính phủ Pháp ở
Việt Nam. Người thường xuyên bày tỏ tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam
với nhân dân các nước Á, Phi, các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa đang
đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân để giành độc lập tự
do. Trên đường đi Pháp qua Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố tán
thành sáng kiến của các nhà lãnh đạo Ấn Độ triệu tập một cuộc hội nghị liên
Á chống chủ nghĩa thực dân.
Trong thời kỳ kháng chiến chống sự xâm lược trở lại của thực dân
Pháp, đối ngoại nhân dân đã có bước phát triển mới cả về chất và lượng, góp
phần tích cực vào việc phá thế bị bao vây cô lập với thế giới bên ngoài của
Việt Nam. Hoạt động đối ngoại nhân dân đã đóng góp tích cực vào những
thắng lợi to lớn về đối ngoại, phối hợp và phục vụ cho mặt trận quân sự và
mặt trận chính trị, bảo đảm kháng chiến thành công. Nội dung chủ yếu của

công tác đối ngoại nhân dân thời kỳ này bao gồm:
- Nêu cao tính chất chính nghĩa, nhân đạo và triển vọng nhất định thắng
lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, vạch rõ tính chất phi nghĩa,


21
tàn bạo và triển vọng nhất định thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp.
- Làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ nhân dân Việt Nam, giữ vững
đường lối độc lập, tự chủ, tự lực tự cường đồng thời rất coi trọng đoàn kết
quốc tế. Nhân dân ta coi sự ủng hộ và đoàn kết quốc tế là sự đóng góp to lớn
vào cuộc kháng chiến của nhân dân ta và coi thắng lợi của Việt Nam là đóng
góp tích cực vào thắng lợi chung của nhân dân thế giới.
- Khẳng định cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân
Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập, tự do và giành lại hòa bình là một bộ
phận của cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thực dân Pháp gây chiến tranh xâm lược
không chỉ Việt Nam mà cả Lào, Campuchia, xâm phạm lợi ích của nhân dân
tiến bộ Pháp, của nhân dân các nước thuộc địa Pháp và nhân dân yêu chuộng
hòa bình, công lý toàn thế giới. Vì vậy, nhân dân Việt Nam chung sức với
nhân dân Lào, Campuchia trong kháng chiến; nhân dân Việt Nam và nhân dân
Pháp, nhân dân các nước thuộc địa Pháp và nhân dân thế giới ủng hộ lẫn nhau
và đoàn kết với nhau [43, tr. 20].
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II (1951), nhiệm vụ đối
ngoại nhân dân được vạch rõ: “Đoàn kết chặt chẽ với Liên xô, Trung Quốc và
các nước dân chủ nhân dân khác, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng thuộc
địa và nửa thuộc địa. Mở rộng quan hệ ngoại giao nhân dân; giao thiệp thân
thiện với chính phủ nào tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, đặt quan hệ ngoại
giao với các nước đó theo nguyên tắc tự do, bình đẳng và có lợi cho cả hai bên”
[3, tr.126]. Cùng với mặt trận đoàn kết toàn dân trong nước, đã hình thành mặt

trận đoàn kết nhân dân Việt - Lào - Campuchia đấu tranh chống thực dân Pháp
xâm lược và mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam.
Cuối thập kỷ 40 đầu 50, phong trào hòa bình thế giới phát triển mạnh mẽ
mà đỉnh cao là sự ra đời của Hội đồng Hòa bình thế giới tháng 4/1949 (Việt
Nam được coi là một trong những nước tham gia sáng lập), cùng với hàng loạt
các tổ chức hòa bình khác ở nhiều nước. Ngày 19/11/1950, Uỷ ban bảo vệ hòa
bình thế giới của Việt Nam được thành lập với đại diện nhiều tổ chức quần
chúng, chính trị - xã hội, một số nhân sĩ, trí thức và đại diện các tầng lớp nhân
dân Việt Nam. Đây là một trong những tổ chức chính trị - xã hội lớn đầu tiên


22
được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương thành lập để hoạt động trong
lĩnh vực đối ngoại nhân dân, gắn liền sự nghiệp bảo vệ hòa bình, độc lập và tự
do ở Việt Nam với phong trào hòa bình thế giới. Uỷ ban bảo vệ hòa bình thế
giới của Việt Nam đã góp phần động viên nhân dân ta ở trong và ngoài nước,
đặc biệt là ở Pháp, góp công sức kháng chiến thắng lợi và bảo vệ hòa bình thế
giới. Trong khi quan hệ ngoại giao chính thức của nước ta với các nước còn
hẹp, các đại biểu của Uỷ ban hòa bình Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các
tổ chức hòa bình ở các nước XHCN và các nước Tây Âu sử dụng diễn đàn của
Hội đồng Hòa bình thế giới để nêu cao sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân
Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của phong trào hòa bình thế giới, nâng cao vị trí
của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 1953, Đại hội hòa bình Việt Nam lần
thứ hai đã họp tại Việt Bắc nhằm quán triệt tình hình nhiệm vụ mới, đề ra kế
hoạch hoạt động vì hòa bình ở ngoài nước và trong nước phục vụ cho giai đoạn
cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trong quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước, thực hiện chủ trương
“thêm bạn bớt thù”, hoạt động đối ngoại tập trung vào việc xây dựng, củng cố
quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước xa gần, vận động nhân dân thế giới
ủng hộ, đoàn kết với nhân dân Việt Nam, góp phần phá vỡ âm mưu của thực

dân Pháp cô lập, đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Giữa ba nước Đông Dương, ngoài tình hữu nghị là tình đoàn kết chiến
đấu của những người cùng một chiến hào. Hội nghị nhân dân ba nước được tổ
chức tại Việt Bắc ngày 11/3/1951 đã lập ra Mặt trận đoàn kết, Liên minh nhân
dân Việt Nam - Lào - Campuchia trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tương trợ
và hợp tác, tôn trọng quyền tự quyết, chủ quyền và lợi ích chính đáng của
nhau. Tháng 9/1952, ba nước Đông Dương lại họp Hội nghị đoàn kết, khẳng
định tăng cường quan hệ hữu nghị, cùng nhau tiếp tục kháng chiến và cùng
giành thắng lợi.
Những năm đầu kháng chiến, Đảng ta đã cử nhiều cán bộ đi một số
nước châu Á, châu Âu, Liên Xô, Trung Quốc nhằm vận động xây dựng quan
hệ với các tổ chức quần chúng nhân dân các nước đó, với các tổ chức dân chủ
quốc tế và dự một số hội nghị quốc tế Sau khi Liên Xô, Trung Quốc và các
nước XHCN Đông Âu công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta


23
(1950), nhân dân ta đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ về chính trị và giúp đỡ
quý báu về vật chất của nhân dân các nước XHCN.
Với nhân dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Các bạn hãy
góp sức với dân tộc chúng tôi: chúng ta hãy đánh quỵ bọn thực dân. Chúng ta
hãy cùng nhau xây dựng hòa bình, dân chủ và hòa khí giữa hai dân tộc”. Nhân
dân tiến bộ Pháp đứng về phía Việt Nam không chỉ vì thấy rõ quyền độc lập
của Việt Nam là chính đáng mà còn muốn xây dựng tình hữu nghị và quan hệ
thân thiện giữa hai dân tộc Pháp - Việt. Phong trào đấu tranh của nhân dân
Pháp đòi chính phủ Pháp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam diễn ra liên
tục, biểu thị tình hữu nghị, đoàn kết mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam. Các
hoạt động chống chiến tranh liên tiếp xảy ra, như đình công không sản xuất và
vận chuyển vũ khí sang Đông Dương, quăng vũ khí xuống biển Ở các nước
thuộc địa của Pháp như Algeri, Tuynidi có phong trào chống bắt lính đưa

sang chiến trường Đông Dương, không chịu bốc xếp vũ khí xuống tàu đưa
sang Việt Nam. Với tình cảm hữu nghị sâu sắc, các phong trào giải phóng dân
tộc, nhân dân các nước mới giành độc lập đã đồng tình ủng hộ cuộc kháng
chiến của nhân dân ta đã xuất hiện nhiều cá nhân, nhân sỹ, trí thức… hết lòng
ủng hộ cuộc cách mạng của nhân dân ta như:
Louis Aragon (Luít Aragông) là một trong trí thức Pháp lên tiếng mạnh
mẽ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp hòng quay lại
thống trị Việt Nam một lần nữa và ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của
nhân dân ta. Ông đã sáng tác thơ tiêu biểu như bài “Hành khúc” và “Nhà thơ
tặng Đảng của mình” được nhà thơ Tố Hữu dịch sang tiếng việt, được đăng
trên tạp chí Văn nghệ năm 1948-1949 tại chiến khu Việt Bắc đã trở thành vũ
khí tinh thần trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Frans De Boel ông là người Bỉ, từng tham gia quân đội Pháp chống
chiến tranh tại Việt Nam, ông sớm giác ngộ cuộc chiến tranh chính nghĩa và
có cảm tình với những người dân Việt Nam, ông đã từ bỏ quân đội Pháp và ra
nhấp quân đội nhân dân Việt Nam, năm 1949, ông được phân vào đại đội 9 và
được đơn vị đặt tên họ Việt Nam là Phan Lăng.
Ernst Frey - Đại tá Nguyễn Dần chiến sĩ cộng sản áo gốc Do thái ông từ
bỏ quân đội Pháp tham gia quân đội nhân dân Việt Nam ông đã được đồng


24
chí Võ Nguyên Giáp và Bộ quốc phòng phong hàm Đại tá do có nhiều thành
tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Có thể nói, trên thực tế đã hình thành một phong trào rộng lớn của nhân
dân Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN, Pháp, các dân tộc đang đấu tranh
giành độc lập ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh, các lực lượng hòa bình, dân chủ và
tiến bộ trên thế giới nhiệt tình hoạt động hữu nghị và ủng hộ nhân dân Việt
Nam kháng chiến chống thực dân Pháp. Mặt trận đoàn kết quốc tế đó đã góp
phần quan trọng tạo nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Đó cũng là

thắng lợi chung của phong trào nhân dân thế giới đứng về phía chính nghĩa
Việt Nam, hữu nghị với Việt Nam, ủng hộ Việt Nam đấu tranh vì độc lập.
Hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ này, khi Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà còn non trẻ bị địch bao vây về mọi mặt, kể cả ngoại giáo. Trong
bối cảnh quốc tế hết sức bất lợi, công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần giải
thích cho thế giới biết rằng Việt Nam thật sự trở thành một nước tự do, độc
lập; toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính
mạng và của cải vật chất để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
1.2.2. Hoạt động đối ngoại nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Những kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong kháng chiến
chống Pháp đã được vận dụng và phát triển đến trình độ cao trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Hoạt động đối ngoại nhân dân đã hỗ trợ cho hoạt
động đối ngoại qua các giai đoạn đấu tranh đòi thi hành đúng Hiệp định
Geneva (1954-1956), đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang kết hợp với
hoạt động du kích tự vệ ở miền Nam (1957-1960), đồng khởi và đấu tranh
làm thất bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1960-1964), đấu tranh chống
“chiến lược chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh bằng không quân
và hải quân đối với miền Bắc (1965-1969), làm thất bại chiến lược “Việt Nam
hóa chiến tranh” và tiến hành “vừa đánh vừa đàm” (1969-1972) và cuối cùng
giải phóng hoàn toàn miền Nam 1975.
Thời kỳ này, nội dung, phương pháp và hình thức vận động quốc tế
cũng như đấu tranh ngoại giao rất đa dạng. Nội dung công tác vận động quốc
tế bao gồm:

×