Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Hội đồng Anh - công cụ ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 124 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THỊ KHÁNH HÀ







HỘI ĐỒNG ANH - CÔNG CỤ NGOẠI GIAO
VĂN HÓA CỦA VƢƠNG QUỐC ANH








LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206










Hà Nội-2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ KHÁNH HÀ







HỘI ĐỒNG ANH - CÔNG CỤ NGOẠI GIAO
VĂN HÓA CỦA VƢƠNG QUỐC ANH







LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206





Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thế Quế





Hà Nội – 2013




Luận văn được hoàn thành tại Đại học Quốc gia, Đại học Khoa học xã hội

và Nhân văn





Người hướng dẫn: TS. Lê Thế Quế







Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn An Hà (Viện nghiên cứu châu Mỹ)






Phản biện 2: PGS.TSKH. Trần Khánh (Viện nghiên cứu Đông Nam Á)







Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn
Vào hồi 9 giờ 30 phút, ngày 21, tháng 12, năm 2013





LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của Tiến Sĩ Lê Thế Quế,
người thầy đã tận tình chỉ dạy tôi từ quá trình lập dàn bài cho đến khi luận văn
được hoàn tất. Dưới sự dẫn dắt của thầy, luận văn của tôi đã được hoàn thiện
hơn rất nhiều.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đã giảng
dạy các bộ môn trong khoá học, các thầy cô đã chỉ bảo để tôi có cái nhìn toàn
diện hơn về lĩnh vực mình nghiên cứu.

Xin gửi lời cảm ơn tất cả mọi người đã tham gia vào các phiếu điều tra,
các bài phỏng vấn, các cuộc trao đổi ý kiến và đặc biệt là các bạn đồng môn
đã giúp tôi trong việc tìm kiếm tài liệu nghiên cứu.

Xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành luận văn!


Xin chân thành cảm ơn!

Học viên





Nguyễn Thị Khánh Hà

















MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA, NGOẠI GIAO VĂN
HÓA VƢƠNG QUỐC ANH VÀ HỘI ĐỒNG ANH 7
1.1 Những khái niệm liên quan 7
1.1.1 Khái niệm văn hóa 7

1.1.2 Khái niệm ngoại giao 12
1.1.3 Khái niệm ngoại giao văn hóa 14
1.2 Ngoại giao văn hóa của Vƣơng quốc Anh 17
1.2.1 Khái quát ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh 17
1.2.2 Vai trò ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh 20
1.3 Hội đồng Anh 22
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng Anh 23
1.3.2 Hoạt động của Hội đồng Anh 26
TIỂU KẾT 27
CHƢƠNG 2: VAI TRÕ CỦA HỘI ĐỒNG ANH TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HOÁ CỦA VƢƠNG QUỐC ANH 29
2.1 Nâng cao sự hiểu biết của thế giới về Vƣơng quốc Anh 29
2.1.1 Quảng bá về đất nước và con người 30
2.1.2 Quảng bá các giá trị văn hóa 36
2.2 Thúc đẩy giáo dục ………………………………………………… 49
2.2.1 Phổ biến tiếng Anh 49
2.2.2 Quốc tế hoá giáo dục Anh quốc 59
2.3 Khuyến khích phát triển khoa học 69
2.3.1 Phổ biến thành tựu khoa học kỹ thuật 70



2.3.2 Hợp tác nghiên cứu khoa học 70
TIỂU KẾT 73
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG ANH 75
3.1 Hiệu quả 75
3.2.1 Phạm vi hoạt động rộng khắp 78
3.2.2 Hình thức hoạt động đa dạng 79
3.2.3 Nội dung hoạt động phong phú 81
3.2 Tác động 85

3.2.1 Tác động đối với quan hệ đối ngoại của Anh 85
3.2.2 Tăng cường sự hiểu biết văn hóa – xã hội… 87
3.2.3 Tác động từ văn hóa đến kinh tế 89
3.2.4 Cầu nối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Việt Nam 89
3.3 Một số hạn chế 94
3.4 Triển vọng của Hội đồng Anh 96
TIỂU KẾT 99
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104




DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Khái niệm văn hoá theo các lớp 10
Hình 1.2 Xác định khái niệm văn hóa 11
Hình 1.3: Năm yếu tố đánh giá sức mạnh mềm của Vương quốc Anh 18
Hình 1.4: Các thành phần tham gia ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh 18
Hình 2.3: Tỉ lệ người dùng tiếng Anh trên internet như ngôn ngữ thứ hai 52
Hình 2.4: Tỉ lệ người dùng tiếng Anh trên internet như ngôn ngữ thứ nhất 52
Hình 2.5: Các hoạt động quốc tế hóa giáo dục 59
Hình 2.6: Sự tương tác trong sáng tạo 72
Hình 3.1: Tiếng Anh 76
Hình 3.2: Nghệ thuật 76
H ình 3.3: Giáo dục và xã hội 76
Hình 3.4: Tổng kết tài chính 90


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ

Trang

Đồ thị 2.1.Số người quan tâm đến việc học tập tại Vương quốc Anh 71
Đồ thị 3.1: Sự tương tác trong nhân viên 80
Đồ thị 3.2: Nhân viên với tính liên văn hóa 80




- 1 -

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa với những giá trị lâu đời và bền bỉ, vô cùng phong phú và đa
dạng, bởi mỗi con người đều có bản sắc riêng hoà chung với bản sắc loài
người, và mỗi một quốc gia, mỗi tộc người lại có những khuynh hướng hình
thành một thế giới văn hoá trong bản thân dân tộc đó. Những giá trị của các
nền văn hoá ngày càng được chú trọng và ngoại giao văn hóa ngày càng được
đánh giá cao trong đời sống quốc tế, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát
triển như vũ bão, cùng xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ.
Có thể thấy ngoại giao văn hóa là một trong số những phạm trù nhận
được rất nhiều sự quan tâm trong đời sống quốc tế, bởi sự liên quan chặt chẽ
giữa các vấn đề trong đời sống đều xuất phát từ ảnh hưởng của tâm lý là yếu
tố có ảnh hưởng nhất đến lịch sử nhân loại. Ngoại giao văn hóa cũng được
đánh giá là thành tố của quyền lực, động lực để phát triển kinh tế, tạo ảnh
hưởng tới tình cảm của nhân dân các quốc gia khác.
Một trong những quốc gia sớm chú trọng đến ngoại giao văn hóa là
Vương quốc Anh, đã thúc đẩy hoạt động của một tổ chức giáo dục mang tính
quốc tế là Hội đồng Anh, như một công cụ để thực hiện chính sách của mình.

Hiện nay trên thế giới cũng như tại Vương quốc Anh đã có nhiều bài
nghiên cứu về vấn đề này, nhưng tại Việt Nam thì các bài nghiên cứu về ngoại
giao văn hóa của Vương quốc Anh thông qua Hội đồng Anh là chưa nhiều nên
tôi đã lựa chọn đề tài: “Hội đồng Anh – công cụ ngoại giao văn hóa của
Vƣơng quốc Anh” cho luận văn của mình. Một lý do khác xuất phát từ công
việc hiện nay của tôi là giảng dạy tiếng Anh nên tôi có niềm đam mê muốn
nghiên cứu nhiều hơn về đất nước đa văn hóa này.


- 2 -

Khi thực hiện luận văn tôi mong muốn nó sẽ giúp mình làm tốt hơn công
việc giảng dạy và mong muốn hơn nữa là qua nghiên cứu này có thể rút ra được
bài học về hoạt động ngoại giao văn hoá, góp phần nhỏ bé của mình vào việc
nghiên cứu ngoại giao văn hóa nói chung, tìm hiểu về cách thức mà một quốc
gia lớn sử dụng “sức mạnh mềm” thông qua một tổ chức như thế nào, và có thể
rút ra bài học kinh nghiệm cho ngoại giao văn hóa của Việt Nam nói riêng.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các hoạt động của
Hội đồng Anh trên toàn thế giới, nhiều nhất là tại Việt Nam.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ thời gian thành lập Hội đồng
Anh đến nay, và tập trung trong giai đoạn hiện tại.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và những đóng góp
*Mục tiêu: Như đã nói trong lý do lựa chọn đề tài, luận văn sẽ phân tích các
hoạt động của Hội đồng Anh để thấy được mặt tích cực của nó và rút ra bài học
cho ngoại giao văn hóa của Việt Nam.
*Nhiệm vụ: Luận văn nghiên cứu về cách thức thực hành ngoại giao văn hoá
của Vương quốc Anh thông qua Hội đồng Anh và phân tích các hoạt động của
Hội đồng Anh.
*Đóng góp:

-Về lý luận: đề tài góp một góc nhìn từ văn hoá về Vương quốc Anh và
qua những so sánh tác giả góp phần vào việc nhìn nhận giá trị văn hóa của
người Việt và gợi mở cho các nghiên cứu tiếp sau.
- Về thực tiễn: tổng hợp các hoạt động của HĐA và phân tích việc sử dụng
một tổ chức để phát triển ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tác giả dựa trên cơ sở khái quát, tổng hợp, kế thừa và so sánh số liệu thống
kê từ các nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, ở cả ba cấp
độ nghiên cứu quốc tế.


- 3 -

- Tác giả nhìn nhận và nghiên cứu vấn đề dựa theo lý thuyết giao tiếp
liên văn hóa và lý luận về sức mạnh mềm, đồng thời dựa theo tư tưởng của
chủ nghĩa hiện thực và góc nhìn của văn hóa học, ngoại giao học để luận giải
nhiệm vụ đặt ra trong luận văn.
- Phương pháp xã hội học: lấy ý kiến của học sinh, sinh viên tại các
trường phổ thông và đại học (trường Phổ thông trung học Xuân Đỉnh, trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
- Phương pháp phỏng vấn: tác giả phỏng vấn một số nhà nghiên cứu, nhà
chính trị.
5. Lịch sử nghiên cứu
Những nghiên cứu về nước Anh cũng như văn hóa Vương quốc Anh tại
Việt Nam hiện nay chưa nhiều, chỉ có một số đề tài luận văn thạc sĩ tại Việt
Nam nói đến ngoại giao văn hóa Anh song chưa chuyên sâu như: “Chính sách
đối ngoại của Anh sau chiến tranh lạnh thể hiện trong mối quan hệ với Mỹ và
EU” (Phạm Việt Anh, 2010, Học viện ngoại giao). “British Development
Assistance to Viet Nam: Policy and Practice” (Đỗ Thị Hồng Hải, 2011, Học viện
ngoại giao), hay luận án phó tiến sĩ ngôn ngữ với việc phản ảnh các yếu tố văn

hóa và nhân sinh quan (Nguyễn Văn Mười, 1996, Đại học Quốc gia Hà Nội –
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).
Tuy nhiên, trên thế giới vấn đề ngoại giao văn hóa cũng như ngoại giao
văn hóa của Vương quốc Anh đã nhận được sự quan tâm rộng của các nhà
nghiên cứu, đặc biệt từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc thì cuộc đấu tranh
về hình thái ý thức xã hội loài người không còn chiếm vị trí số một, và những
cuộc xung đột, các sự kiện chấn động sau đó khiến người ta tìm kiếm nhiều
hơn những cách nhìn nhận về thế giới từ nhiều góc độ khác nhau, nghiên cứu
những cách nhìn nhận mới về thế giới để lý giải những mâu thuẫn hiện tại.


- 4 -

Năm 1992 của giáo sư Francis Fukuyama, người Mỹ gốc Nhật là đại
biểu của thuyết giá trị phổ quát đã viết “Sự kết thúc của lịch sử” nhắc đến
quan hệ giữa văn hoá và chính trị là một bước mới trong quan hệ quốc tế mới.
Năm 1993 giáo sư Huntington đăng bài Sự xung đột của các nền văn
minh (“The Clash of Civilization?”) trên tạp chí Ngoại giao của Mỹ. Đến năm
1996 ông xuất bản cuốn Sự xung đột của các nền văn minh và việc xây dựng
lại trật tự thế giới (“The Clash of Civilization and Remarking of World
Order”) với nội dung nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa, văn minh.
Ông coi xung đột giữa các nền văn minh là khuân khổ tư duy của chính trị thế
giới, nhân tố quyết định cục diện thế giới là tám nền văn minh, điều này càng
khuyến kích nhiều người phân tích sự thay đổi thế giới từ góc nhìn văn hóa
nhưng cũng gây ra nhiều tranh luận trái chiều.
Năm 1998 nhà lý luận chính sách ngoại giao, trợ lý bộ trưởng quốc
phòng Mỹ Joseph.S.Nye đã có những bài phân tích về văn hóa với khái niệm
„sức mạnh mềm‟ và khái niệm này thực sự khiến cho các quốc gia lớn hay
nhỏ đều phải quan tâm. Ông nêu quan điểm cần chú ý tới sự khác biệt giữa
sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, trong luận văn “Xác định lại ranh giới lợi

ích quốc gia”, ông cũng cho rằng nếu văn hóa của một nước có địa vị trung
tâm thì các quốc gia khác sẽ xích lại gần nó, trong nghiên cứu của ông văn
hóa Anh được nhắc đến như những ví dụ so sánh.
Năm 2008 nhà xuất bản Giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ Bắc Kinh
xuất bản cuốn “Ngoại giao văn hoá và sức mạnh mềm Trung Quốc: Một góc
nhìn Toàn cầu hoá” tác giả Bành Tấn Lương. Trong cuốn sách này, tác giả
phân tích rất rộng về văn hóa, ngoại giao văn hoá và những vấn đề có liên
quan đến ngoại giao văn hóa của Trung Quốc và hầu như chỉ nhắc đến ngoại
giao văn hoá Vương quốc Anh, Hội đồng Anh như một mảng so sánh không
chuyên sâu.


- 5 -

Tại Vương quốc Anh ngay những năm 30 của thế kỷ 20, vấn đề này
được nhắc đến nhiều dưới tên gọi quan hệ văn hoá với một số nhân vật điển
hình như: Lord Lloyd với „Ai - Cập từ thời Cromer‟; John Tomlinson với
„Chủ nghĩa đế quốc văn hóa‟; Bruce Hellman viết „Chiến lược quốc tế‟; Ali
Fisher viết „Ngoại giao công chúng Anh‟, David Held với „Thay đổi lớn toàn
cầu‟; Nhà sử học Neil Macgrego, Lord Carter v.v trong những bài nghiên cứu
đó vấn đề ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh được đặt ra một cách
nghiêm túc và sâu sắc. Những năm gần đây các quan chức chính phủ, các nhà
ngoại giao, các nhà nghiên cứu, các lãnh đạo Hội đồng Anh cũng đưa ra và
phân tích vai trò của văn hóa và mối quan hệ với ngoại giao trong thời đại
mới như: Atkinson với “Sức mạnh mềm có là vấn đề quan trọng?”; John
Holden “Sự ảnh hưởng và hấp dẫn – Văn hóa với cuộc chạy đua sức mạnh
mềm trong thế kỷ 21”; Robert T. Taylor với “Tương lai của ngoại giao văn
hóa” v.v.
Có thể nói ngoại giao văn hóa đã trở thành một phần không thể thiếu trên
trường quốc tế, là đề tài mà các nhà ngoại giao học luôn nhắc đến trong các bài

nghiên cứu, các cuộc hội thảo trong giai đoạn hiện nay. Tuy vậy để tìm bài viết
với đề tài Hội đồng Anh là công cụ của ngoại giao văn hoá của Vương quốc Anh
thì tác giả chưa thể tìm thấy cho tới thời điểm này!

6. Tài liệu tham khảo
a. Sách giáo trình, sách tham khảo
b. Một số luận văn, luận án
c. Báo, tạp chí Việt Nam và nước ngoài
d. Các trang web của các cơ quan, các tổ chức.
e. Các video, phim tài liệu, phim lịch sử về văn hóa Anh.
f. Tài liệu được cung cấp từ Đại sứ quán Anh và Hội đồng Anh.


- 6 -

7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần: Lời mở đầu, nội dung chính, kết luận và phụ lục.
Phần chính văn gồm ba chương, mười chi tiết chính:
Chương 1: Tổng quan về ngoại giao văn hóa, ngoại giao văn hóa
Vương quốc Anh và Hội đồng Anh
1.1 Những khái niệm liên quan
1.2 Ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh
1.3 Hội đồng Anh
Chương 2: Vai trò của Hội đồng Anh trong việc thực hiện chính sách
ngoại giao văn hóa của Vương Quốc Anh
2.1 Nâng cao sự hiểu biết của thế giới về Vương quốc Anh
2.2 Thúc đẩy giáo dục
2.3 Khuyến khích phát triển khoa học
Chương 3: Nhận xét về hoạt động của Hội đồng Anh
3.1 Hiệu quả

3.2 Tác động
3.3 Một số hạn chế
3.4 Triển vọng của Hội đồng Anh


- 7 -

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA, NGOẠI GIAO VĂN HÓA
VƢƠNG QUỐC ANH VÀ HỘI ĐỒNG ANH


1.1 Những khái niệm liên quan
Từ con người cho đến cỏ cây hoa lá, sự vật, sự việc gì trên thế giới này
khi được sự quan tâm của người thứ tiếp thì nó đều được đặt tên với nhiều cách
thức hay mục đích khác nhau. Văn hóa là một trong những khái niệm như vậy!
Việc định nghĩa văn hoá thật không dễ dàng như hai âm tiết mà người
ta thường dùng trong đời sống hàng ngày và sẽ thú vị như thế nào nếu người
ta định nghĩa được văn hoá rõ ràng, giản đơn như những định nghĩa về đường
thẳng, hình khối hay một chất hoá học?!
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Nhắc đến khái niệm văn hóa không giống như hầu hết các khái niệm
khác mang tính chất tĩnh, bất biến, mà nói như Trương Quảng Trí, nhà nghiên
cứu người Trung Quốc: “Nhìn ngang thì thành dãy núi, nhìn nghiêng thì
thành đỉnh núi”. Văn hóa khi nhìn dưới những góc độ khác nhau thì cũng thấy
nội hàm của nó thay đổi theo góc độ phản ảnh của mỗi nhà nghiên cứu. Và
bởi vì văn hóa gắn với mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như sự phát triển
của lịch sử loài người, nên hiện nay trên thế giới, theo học giả Phan Ngọc, đã
có hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong phần này tôi sẽ phân tích
và so sánh một số khái niệm phù hợp với nội dung mình đang nghiên cứu.

Xét từ góc độ ngôn ngữ học, mới đầu văn hóa (Culture – trong hệ chữ
Giecman) được chuyển từ chữ Colere, trong tiếng La tinh là colo, colui,
cultus, có nghĩa là sự lo cấy trên ruộng đất, sự trồng trọt, và nghĩa thứ hai là
sự cầu cúng, hàm ý chỉ sự lao động của con người tác động vào thiên nhiên
xét cả về khía cạnh vật chất và tâm linh [8, tr.34]. Sau đó, từ này dần chuyển
nghĩa thành sự giáo dục về tâm hồn và trí tuệ - và nội hàm này giống như


- 8 -

quan niệm văn trị giáo hóa - dùng văn đức rồi mới dùng vũ lực của Lưu
Hướng thời Hán (77-76 TCN).
Nếu chúng ta theo ngôn ngữ tiếng Việt thì từ văn hóa còn nhiều biến
tấu hơn nữa, theo Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1999 do Nguyễn Như Ý
chủ biên thì khái niệm văn hóa cơ bản thống nhất với khái niệm trong triết
học: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử”[12, tr.656], định nghĩa này
xác định văn hoá gồm cả khía cạnh vật chất và tinh thần, ám chỉ mọi nội dung
tri thức và toàn bộ đời sống xã hội loài người.
Nhiều học giả đều nhận xét chưa có từ nào trong lĩnh vực khoa học xã
hội lại kiến người ta quan tâm và tranh luận nhiều như từ văn hóa, học giả
R.Williams đã nhận xét văn hóa là một trong hai ba từ phức tạp nhất trong
tiếng Anh.
Theo các nhà xã hội học và nhân loại học thì họ coi văn hóa bao gồm
tất cả mọi thứ vốn có là bộ phận trong đời sống con người. Nhà nhân chủng
học người Anh Edward B.Tylor là người đầu tiên đưa ra định nghĩa hiện đại
về văn hóa: Văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng về dân tộc của nó, là
toàn bộ phức thể bao gồm kiến thức, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục
và những khả năng, những tập quán mà con người có được với tư cách là thành
viên của xã hội [8, tr.40].

Nhà truyền bá học như Jim Rogers thì cho rằng, văn hóa là tổng hòa hội tụ
phương thức sống, trong đó bao gồm các quy tắc sống (Norms), niềm tin, quan
niệm giá trị, thế giới quan, và các sản phẩm mang ý nghĩa tượng trưng và mang
hàm nghĩa văn hóa [8, tr.69]. Quan niệm trên được đánh giá là hẹp so với các
định nghĩa khác về văn hóa trên phương diện vật chất và tinh thần.
Theo định nghĩa về văn hóa của UNESCO đưa ra trong công ước về đa
dạng văn hóa và bảo tồn bản sắc dân tộc do xu thế toàn cầu hóa mang lại.


- 9 -

Nhất là do sự phát triển của công nghệ thông tin thì văn hóa mang ý nghĩa
rộng nhất gồm: toàn bộ các tính chất đặc biệt về tâm hồn, thể chất, trí tuệ và
tình cảm, đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội, bao gồm nghệ thuật
và văn hóa, lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị,
truyền thống và tín ngưỡng. Chúng ta cũng có thể thấy sự tương đồng quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới cũng nói về văn
hóa với những hàm nghĩa đó trong Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5.

Nếu chúng ta xét đến lịch sử nghiên cứu văn hoá sẽ thấy có rất nhiều
nhà nghiên cứu khi định nghĩa văn hoá thường liên hệ nó với khái niệm văn
minh và ngược lại, khi xác định nội hàm văn minh thì cũng thường so sánh
với văn hoá. Nội dung phản ánh tiến triển này đã đưa ra hàng loạt những
nghiên cứu để phân biệt khái niệm văn hóa và văn minh.
Các cuộc tranh luận vẫn diễn ra rất sôi nổi giữa các nhà nghiên cứu,
trong nhiều tác phẩm cố phân biệt hai từ văn hoá và văn minh với hàm nghĩa
văn hoá phải mang thuộc tính „cao quý‟ của tinh thần và văn minh phải mang
cái „tầm thường‟ của vật chất. Tuy nhiên, vẫn phải nhắc lại rằng sự tách biệt
này thường thay đổi tuỳ theo mỗi thời đại và tuỳ theo mỗi cá nhân học giả.
Một số học giả Anh và Mỹ thì coi văn minh trội hơn văn hoá trong khi

một số nước như Balan, Nga hay Pháp, Đức, Trung Quốc thì lại coi văn hoá trội
hơn văn minh. Học giả Huntington thì thuyết minh văn hóa thông qua quan hệ
với văn minh: “một nền văn minh thường diễn ra đồng thời với sự phát triển của
một nền văn hóa, văn minh là bước tiến sáng tạo văn hóa, văn minh là sự phóng
đại của văn hóa, văn minh cùng tồn tại đa nguyên hóa với văn hóa”[5, tr.107].
Như vậy chúng ta có thể tóm lược khi phân biệt văn hóa và văn minh
như sau:
- Xét nghĩa rộng, văn minh và văn hóa là tương đồng
- Xét nghĩa hẹp, văn minh là vật hóa và văn hóa là tinh thần.


- 10 -

- Xét theo hình thái hữu hình văn hóa là sản phẩm văn minh.
- Xét theo hình thái trừu tượng văn hóa được phán đoán giá trị bởi văn minh.
Như vậy dù xét văn hoá dưới góc độ nào, hình thái nào thì khái niệm văn
hoá cũng sẽ vẫn phong phú như bản chất vốn có của nó và nó cũng phát triển
không ngừng trong đời sống biến đổi của vật chất, tinh thần.
Nhà nghiên cứu Bành Tân Lương đã đưa ra một sơ đồ khái niệm văn hóa
với bốn lớp nghĩa (hình 1.1), nhà văn hóa học Trần Ngọc Thêm có quan điểm
tương đồng với tư tưởng của học giả Alan James - người Anh đã đưa ra trong tác
phẩm “Hệ thống văn hóa” (hình 1.2). Và tôi cho rằng đây là những tóm lược khá
khái quát, phạm vi và biểu hiện của văn hóa một cách toàn diện, xét cả về phạm
trù vật chất và tinh thần, nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Hình 1.1: Khái niệm văn hoá theo các lớp













(Nguồn: Bành Tấn Lương (2008), Ngoại giao văn hoá – sức mạnh mềm Trung Quốc, NXB
giảng dạy ngoại ngữ Bắc Kinh, trang 71)
Lớp tinh thần/tâm
lý: tín ngưỡng, triết
học, ý thức, thẩm mỹ


Lớp vật chất: trang phục, ẩm thực, điều kiện ở,
công cụ lao động, kỹ thuật công nghệ
Lớp chế độ: thể chế
chính trị, luật pháp, kinh tế…
Lớp hành vi:
phương thức sống, sản xuất,
mô hình gia đình, lễ nghi,


- 11 -

Hình 1.2 Xác định khái niệm văn hóa











(Nguồn: Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp. Hồ
Chí Minh, tái bản lần 4, trang 47)
Nói tóm lại, văn hóa là một khái niệm phức hợp, bản chất của văn hóa là
ra đời từ con người vì con người và lại tác động ngược lại đời sống, là sự ngưng
tụ những khái quát, chắt lọc, thăng hoa. Cho dù nhận thức văn hóa theo phạm trù
chung hay riêng, theo góc độ hình thái hay thứ tầng thì văn hóa vẫn là đẳng thức
và có khả năng ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực khác trong đời sống như
kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao đều hàm chứa yếu tố văn hóa.
Sự linh hoạt vốn có của ngôn ngữ và dòng suy nghĩ của con người, nhất
trong thời đại ngay nay, khi mà các khái niệm “văn hóa công nghiệp”, “văn hóa
toàn cầu”, “văn hóa tin học và truyền thông” đang được mở rộng.
Trong mối quan hệ giữa văn hóa và thế giới hiện đại học giả, nhà chính trị
học người Mỹ, Huntington cho rằng mỗi một quốc gia muốn phát triển thì phải
đặt mình trong thế giới mới, có tính đến yếu tố văn hóa mà bản sắc văn hóa là
yếu tố chủ đạo [5, tr.154] và văn hóa còn là thành tố của quyền lực mới được học
giả, nhà chính trị Joseph Nye đặt tên là “Quyền lực mềm” và sức mạnh mềm này
được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực ngoại giao.
Hệ thống
Hệ thống giá trị
Hệ thống phi giá trị
HTGT thiên tạo
(Tự nhiên)
HTGT nhân tạo

(Con người sáng tạo)
HTGT nhân tạo có
tính lịch sử
HTGT nhân tạo không có
tính lịch sử


- 12 -

Ngày nay, giới nghiên cứu quan hệ quốc tế coi định nghĩa của David
Winter, bậc thầy của chủ nghĩa cấu trúc người Mỹ đã viết trong cuốn Lý luận
quan hệ quốc tế là một mẫu mực. Tác giả luận văn sẽ hướng nghiên cứu của
mình theo tư tưởng này trong các phần tiếp theo. Nhìn nhận văn hóa theo góc
độ của người nghiên cứu quan hệ quốc tế, nghiên cứu về văn hóa trong mối
quan hệ với ngoại giao, là một trong những công cụ hữu dụng cho chính sách
đối ngoại của một quốc gia, cụ thể là Vương quốc Anh.
1.1.2 Khái niệm ngoại giao
Con người với tâm lý sáng tạo, luôn làm cuộc sống vốn đa dạng lại
càng trở nên phong phú. Trong đời sống quan hệ quốc tế ngày nay đang diễn
ra hết sức sôi động với quy mô ngày càng rộng lớn, nội dung sâu sắc và hình
thức sinh động phong phú, có những hoạt động vượt qua sự vận động nhanh
chóng của lịch sử [6, tr.28], những hoạt động cổ xưa đến mức tưởng như
hoang đường, từ thời khai thiên lập địa nhưng vẫn sống lâu hơn chúng ta, một
trong những hoạt động đó giờ đây chúng ta gọi là ngoại giao.
Từ xa xưa, mối quan hệ liên kết hợp tác giữa những người trong cùng
một cộng đồng hay giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa quốc gia
này với quốc gia là một trong những thành tựu quý giá của nhân loại, cho dù
những hoạt động ngoại giao đầu tiên chỉ mang tính trao đổi hiện vật hay thể
hiện sự tranh đoạt. Còn ngày nay ngoại giao đương đại, bên cạnh những khái
niệm quen thuộc như: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, thì nó được mở

rộng với vô số các khái niệm mới như: ngoại giao năng lượng, ngoại giao
công, ngoại giao văn hóa v.v.
Cũng giống như văn hóa, ngoại giao cũng mang tính linh hoạt của tư
duy, tính đa dạng của ngôn ngữ nhưng nó mang đặc điểm khác biệt hơn vì nó
còn là sự tương tác giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế, các chính sách đối
ngoại, nó có sự đánh giá cao - thấp, đúng – sai, và nó cũng phải chuyển đổi
nội hàm theo điều kiện lịch sử xã hội nhất định.


- 13 -

Trên thế giới có nhiều khái niệm về ngoại giao, nhưng tựu chung lại có
thể phân thành 3 loại cơ bản

[8, tr. 54]:
- Loại định nghĩa thứ nhất, thiên về hình thức ngoại giao: là thông qua
đàm phán để sử lí các vấn đề quan hệ đối ngoại (Phương thức ngoại giao cận
đại), chủ yếu coi trọng và tin cậy vào các nhà ngoại giao, các chính khách –
bản lĩnh được thể hiện qua trình độ điều khiển đàm phán đây là một định
nghĩa theo nghĩa hẹp (học giả Pháp, Đức, Mỹ).
Trong Từ điển Anh ngữ Oxford chỉ ra ngoại giao là (1) Thông qua đàm
phán xử lý quan hệ quốc tế; (2) Phương pháp mà đại sứ hoặc các nhân viên
ngoại giao điều chỉnh và xử lý những quan hệ này; (3) Nghiệp vụ hoặc kỹ
thuật của nhà ngoại giao; (4) Kỹ năng hoặc cách ăn nói trong xử lý quan hệ
giao lưu và đàm phán quốc tế [8, tr. 57].
Trong Đại từ điển tiếng Việt: “ngoại giao có nghĩa là công việc giao
thiệp giữa quốc gia với các quốc gia nước ngoài và giải quyết các vấn đề quốc
tế” [16, tr.1021]
- Loại định nghĩa thứ hai, nhấn mạnh về tác dụng của ngoại giao: là xử lý
quan hệ quốc gia và công việc quốc tế. Từ điển ngoại giao của Liên Xô cũ, cũng

như một số học giả Trung Quốc đều coi: ngoại giao là công cụ của chính sách
đối ngoại, nội dung, tính chất và phương thức của ngoại giao phụ thuộc vào
chính sách đối ngoại.
Satow, quan chức ngoại giao Anh trong cuốn “Hướng dẫn thực tiễn ngoại
giao” cho rằng Ngoại giao là sự vận dụng trí lực và cơ trí để xử lý quan hệ chính
thức giữa chính phủ và các quốc gia độc lập, hoặc nói đơn giản là chỉ dùng thủ
đoạn hòa bình để xử lý công việc giữa nước này với nước khác.
- Loại thứ ba, nhấn mạnh đến bản chất của ngoại giao cho rằng: ngoại
giao là một hành vi đối ngoại quốc gia chủ quyền. Từ điển Hán ngữ hiện đại,
ngoại giao được giải thích: “là hoạt động của một nước trong phương diện


- 14 -

quan hệ quốc tế, như tham gia tổ chức và hội nghị quốc tế, cử đại sứ lẫn nhau
với nước khác, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước và hiệp định” [8, tr. 59]

Tóm lại, nội hàm mà khái niệm ngoại giao thể hiện ngày càng mở,
không chỉ về mặt hình thức hay công năng, hay bản chất mà cả đối tượng thực
hiện công việc ngoại giao cũng như nhận tác động cũng được mở rộng.
Lĩnh vực các nhà ngoại giao cần thành thạo cũng ngày càng tăng, bởi
ngày càng có nhiều ngành tham gia vào lĩnh vực ngoại giao, chủ thể tham gia
vào quan hệ quốc tế cũng biến thiên không ngừng.
Vào những năm 1960 có gần 100 quốc gia độc lập, năm 2002 là 191
nước, cùng 5000 các chủ thể hành vi phi quốc gia và các tổ chức quốc tế liên
chính phủ - đầu thế kỷ 21 [8, tr. 63]. Các công việc của ngoại giao vẫn không
ngừng thay đổi, không chỉ là các vấn đề chính trị mà cả các vấn đề kinh tế mới,
các hoạt động chống khủng bố, ngăn chặn vũ khí hạt nhân, bảo vệ môi trường
.v.v. Những vấn đề mang tính toàn cầu cấp thiết, đồng thời “phương thức ngoại
giao truyền thống cũng thay đổi, tầm quan trọng của phương tiện truyền thông

đại chúng ngày càng tăng” [2, tr.193], “ngoại giao vừa có trách nhiệm đối phó
vừa có trách nhiệm tận dụng môi trường xã hội, nhưng trách nhiệm đối phó nặng
nề hơn.” [3, tr. 4]
Và như vậy, khi mở rộng nội dung ngoại giao chính là điều kiện cho
việc xuất hiện ngoại giao văn hóa và trong quan hệ quốc tế.
1.1.3 Khái niệm ngoại giao văn hóa
Ngoại giao trong Ngoại giao
Như ta biết, ngoại giao và văn hóa đều là công cụ trong quan hệ quốc
tế, và khi được dùng rộng rãi nó cũng trở thành công cụ tuyên truyền hữu hiệu
trong quan hệ quốc tế, sự kết hợp giữa ngoại giao và văn hóa mang bản chất
mềm mại nhất và cũng mạnh mẽ nhất như đặc tính của nước vậy!
Ngoại giao văn hóa là sự kết hợp mang giá trị kép của giá trị xã hội và
giá trị của tự nhiên có sự tác động của con người. Giá trị của ngoại giao văn


- 15 -

hóa là “kết quả của sự tương tác, giao lưu văn hóa nhờ thành tựu và sức phổ
biến của truyền thông hiện đại thời hội nhập đã xuất hiện sự pha trộn - lai -
ghép - cải biến - hỗn dung (Hybridization) trong văn hóa và giao thoa văn hóa
(Cross Culture)” [3, tr.273]. Vì vai trò của văn hóa là rất quan trọng trong đời
sống nhân loại, ngoại giao đóng vai trò đặc biệt trong quan hệ quốc tế nên
ngoại giao văn hóa cũng có vai trò quan trọng tương tự trong mối quan hệ an
ninh, chính trị quốc gia, quốc tế, ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại.
Đặc tính cơ bản của văn hóa là giao lưu, liên hệ - hiện tượng phổ biến
trong xã hội loài người mà học giả Alan James, người Anh cho rằng „liên hệ
là hạt nhân của ngoại giao, có thể mang nội dung rộng lớn, là quy luật của bảo
tồn và phát triển của mỗi nền văn hóa‟ [8. tr.85]. Nhà nghiên cứu kinh tế
Simeon Adebolu thì coi: ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao nhấn
mạnh tới sự thừa nhận văn hoá và hiểu biết lẫn nhau như là cơ sở của đối

thoại [30].
Bộ ngoại giao Mỹ coi ngoại giao văn hóa là then chốt của ngoại giao nhà
nước vì thông qua văn hóa tư tưởng của một đất nước được thể hiện rõ nhất và
nhà nghiên cứu Milton C.Cummings cắt nghĩa ngoại giao văn hóa là sự giao lưu
những tư tưởng, trao đổi thông tin, nghệ thuật và các phương diện khác của nền
văn hóa giữa các nước, các dân tộc nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Tại nước Nga ngoại giao văn hóa được xem như lĩnh vực hoạt động đặc biệt
của ngoại giao, liên quan đến việc sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương
tiện nhằm đạt những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia, tạo
hình ảnh tốt đẹp của, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia trên thế giới.
Như vậy, ta có thể thấy dù là các nước phương Tây hay phương Đông,
nước lớn, nước tầm trung hay nước nhỏ đều khẳng định ngoại giao văn hóa là một
bộ phận của ngoại giao, là những hoạt động liên quan đến văn hóa phục vụ mục
tiêu đối ngoại hay đối nội của mình.


- 16 -

Nội hàm của ngoại giao văn hóa rất rộng và trong mỗi nước lại khác
nhau tùy theo lợi thế so sánh, vai trò của nó trong mỗi nước mà có những
hình thái, cách thức riêng. Ngoại giao văn hóa có thể là công cụ để tạo ảnh
hưởng (các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Anh), là thành tố thúc đẩy
kinh tế (các cường quốc bậc trung như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mehicô) hay
vừa phục vụ phát triển, vừa khẳng định bản sắc (các nước như Thái Lan,
Singapo, Việt Nam), một số nước ở địa vị yếu thì lấy ngoại giao văn hóa để
bảo vệ chủ quyền văn hóa.
Có thể, đối với một số nước thì ngoại giao văn hóa ảnh hưởng nhiều
tới chính trị, xã hội như: tăng cường hiểu biết, quảng bá, nâng cao hình ảnh
đất nước, tranh thủ thiện cảm, thể hiện sự hấp dẫn hay có thể tiếp thu tinh hoa
văn hóa thế giới, làm giàu bản sắc văn hóa [31]. Đối với một số nước khác thì

ngoại giao lại có ảnh hưởng tới an ninh nhằm tránh hoặc hạn chế xung đột
văn hóa, hay ảnh hưởng tới kinh tế, bởi vốn bản thân văn hóa cũng là một
ngành công nghiệp có giá trị lớn nếu khai thác đúng. Ví dụ như sự tương tác
công nghệ, đầu tư thương mại, nguồn thu từ điện ảnh, các cuộc thi, các buổi
trình diễn nghệ thuật, các cuộc triển lãm, thu hút khách du lịch tới những địa
danh văn hóa, thu hút vồn đầu tư, lợi nhuận từ việc giảng dạy ngôn ngữ v.v.
Và thường thì mối quan hệ tương tác giữa ngoại giao với an ninh -
kinh tế - chính trị - xã hội là không tách rời, nó giống như tài sản ẩn (hidden
assets) có thể tăng các giá trị liên quan. Ngoại giao văn hóa là con đường hai
chiều rộng mở, cũng giống như văn hóa và được đánh giá là phương thức hòa
bình nhưng không chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị phi hòa bình.
John Holden đánh giá mối liên hệ văn hóa trên toàn cầu những thập kỷ
gần đây tăng theo cấp số nhân và trong môi trường toàn cầu mới văn hóa và
chính trị có mối quan hệ phụ thuộc với nhau và quốc gia nào cũng muốn tối
đa hóa loại sức mạnh mềm này [33].


- 17 -

1.2 Ngoại giao văn hóa của Vƣơng quốc Anh
Trong mọi thời đại thì các ánh hào quang luôn vẫy gọi con người hướng về
phía có thứ sức mạnh giúp cho cuộc sống phát triển hơn, có khả năng chi phối
người khác hơn. Chinh phục là một đặc tính nổi bật của con người, giống như sự
đồng thanh tương ứng mà Vương quốc Anh đã từng có, sự hấp dẫn như một
phép biến hoá có khả năng chi phối.
Vương quốc Anh là một cường quốc văn hóa và sức mạnh văn hóa của họ
là một lợi thế cạnh tranh bởi những tư tưởng của đế quốc vẫn tạo trong người
Anh một sức mạnh đặc biệt, niềm kiêu hãnh, ý thức cao cả của giới tinh hoa
chính trị và những giá trị đó được phát huy trong ngoại giao văn hóa.
Ngoại giao văn hóa là phần không thể thiếu trong các hoạt động ngoại giao

của Vương quốc Anh nói chung và nó góp phần làm mờ nhạt hình ảnh về một đế
chế thôn tính, thực dụng.
1.2.1 Khái quát ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh
Ngoại giao văn hoá hiện đại của Vương quốc Anh xuất hiện rất sớm, từ
năm 1919, họ đã nêu ba yếu tố chính tạo nên ảnh hưởng trong biên bản ghi
nhớ của Bộ Ngoại giao là chính trị, kinh tế và văn hoá.
Vương quốc Anh coi văn hóa là một công cụ hoạt động ngoại giao hữu
hiệu „văn hóa ngoại giao Anh có truyền thống ngoại giao thế cân bằng, có mô
hình ngoại giao linh hoạt‟ [8, tr.79]. Họ đầu tư cho ngoại giao văn hóa ngang
với Mỹ và các nước láng giềng châu Âu bởi “ngoại giao văn hóa có tiềm năng
để tạo ra bầu không khí độc đáo của sự cởi mở, thường là thông qua một số
kinh nghiệm chia sẻ của một sự kiện văn hoá được thực hành tốt nhất.” [26].
Chúng ta có thể thấy sự đa dạng trong ngoại giao văn hóa của Vương quốc
Anh qua hai bảng tổng kết mà họ đưa ra khi nghiên cứu về sức mạnh mềm và
quan hệ văn hóa.



- 18 -

Hình 1.3: Năm yếu tố đánh giá Hình 1.4: Các thành phần tham gia
sức mạnh mềm của Vƣơng Quốc Anh vào ngoại giao văn hóa Anh



Nguồn: www.britishcouncil.org:
- John Holden, 2010, Influence and Attraction, Culture and the race for soft power in the
21st century, p4 (H2.1)
- Jonathan McClory, 2010, The new persuaders: an international ranking of solf power,
p214 (H2.2)


* Chú thích: - (Hình 2.1) Sức mạnh mềm: giáo dục, ngoại giao, chính phủ,
văn hóa, thực tế/đổi mới
- (Hình 2.2) Các quan hệ văn hóa: mong muốn tạo ra ấn tượng
tốt, các mục tiêu chính sách đối ngoại, thương mại, giá trị văn hóa,
ngôn ngữ, sáng tạo, ý thức hệ, lịch sử.
Hội đồng Anh được xem như cánh tay nối dài cho ngoại giao văn hóa
của Vương quốc Anh và trong quá trình gần 80 năm phát triển, họ coi chính
sách ngoại giao là ngọn hải đăng và trở thành cơ quan bán chính thức có vai
trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa theo chế
độ liên hợp ba bên - ngoại giao văn hoá ba vòng: Bộ phát triển hải ngoại
(trước kia là Bộ thuộc địa), Bộ quan hệ khối thịnh vượng chung và Bộ ngoại
giao [33].
Vương quốc Anh đã đưa ra các chính sách ngoại giao văn hóa phù hợp dành
cho từng khu vực trên toàn thế giới, và những chính sách đó cũng thay đổi theo
từng thời kỳ. Ví như đối với Đông Á ngoại giao năng động với các nước đang trỗi
dậy có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Anh, Ngoại trưởng William

×