Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.24 KB, 77 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****




NGUYỄN QUỐC TRƢỜNG




HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế







Hà Nội – 2013




2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN QUỐC TRƢỜNG




HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam






Hà Nội – 2013


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ
MỞ RỘNG 10
1.1. Khái quát về Vịnh Bắc Bộ và phạm vi hợp tác kinh tế Vịnh Bắc
Bộ mở rộng (VBBMR) 10
1.1.1.Vịnh Bắc Bộ 10
1.1.2. Khu vực hợp tác kinh tế VBBMR 11
1.2. Ý tƣởng, mục tiêu và các nội dung hợp tác chủ yếu 11
1.2.1. Sự ra đời của ý tưởng hợp tác kinh tế VBBMR 11
1.2.2. Mục tiêu và những nội dung hợp tác chủ yếu 12
1.2.3. Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu 16
1.3. Bối cảnh và quan hệ hợp tác giữa các nƣớc trong khu vực 17
1.3.1. Bối cảnh chung 17
1.3.2. Quan hệ Trung Quốc – ASEAN 17
1.3.3. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 21
1.3.4. Quan hệ Việt Nam - ASEAN 23
1.4. Nhận định về cơ sở và triển vọng hợp tác 25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC KINH TẾ VBBMR VÀ CƠ
HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 28
2.1. Lộ trình và các chƣơng trình hành động của Trung Quốc 28
2.1.1. Xây dựng Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây 28
2.1.2. Mở rộng sự tham gia của các địa phương khác 32
2.1.3. Triển khai đồng bộ sáng kiến “một trục hai cánh” và đưa ra
Lộ trình cùng 7 chương trình hợp tác cụ thể 34
2.2. Sự tham gia của Việt Nam 36

2.2.1. Quan điểm, chủ trương và một số chương trình hợp tác 36


2
2.2.2. Những cơ hội và thách thức đặt ra với Việt Nam 39
2.3. Sự tham gia của một số nƣớc ASEAN 47
2.3.1. Quan điểm, thái độ của một số nước ASEAN 47
2.3.2. Một số công trình, dự án lớn đã và sẽ được triển khai tại các nước
ASEAN 48
2.4. Dự báo triển vọng và các bƣớc triển khai hợp tác của Trung
Quốc 50
2.4.1. Về phương hướng triển khai hợp tác của Trung Quốc 50
2.4.2. Một số tác động đối với ASEAN 53
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG HỢP TÁC CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 55
3.1. Mục tiêu hợp tác 55
3.2.Các lĩnh vực hợp tác trọng tâm 55
3.3. Định hƣớng hợp tác trong các lĩnh vực chủ yếu đến năm 2020 56
3.3.1. Hợp tác xây dựng hạ tầng giao thông 56
3.3.2. Hợp tác về thương mại, thuận tiện hóa thông quan 57
3.3.3. Hợp tác về du lịch 57
3.3.4. Hợp tác phát triển nông nghiệp và chế biến nông - lâm - thủy sản
58
3.3.5. Hợp tác bảo vệ môi trường 58
3.3.6. Hợp tác phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài 59
3.3.7. Hợp tác tài chính 60
3.4. Một số giải pháp và kiến nghị 60
3.4.1. Các giải pháp chủ yếu 60
3.4.2. Một số kiến nghị 63
KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69


3

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACFTA
:
Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc
ARF
:
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN
:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN+3
:
Khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN với 3 nước (Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)
CAFTA
:
Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN
DOC
:
Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
FTA
:
Hiệp định thương mại tự do
GMS

:
Chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng
MOU
:
Biên bản ghi nhớ
VBB
:
Vịnh Bắc Bộ
VBBMR
:
Vịnh Bắc Bộ mở rộng




4

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1: Giá trị thương mại giữa Trung Quốc và ASAEN năm 2010 20
Bảng 2: Trao đổi ngoại thương giữa Việt Nam với Trung Quốc 22
Bảng 3: Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước
ASEAN tham gia hợp tác kinh tế VBBMR 25


5
MỞ ĐẦU

1.Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng (VBBMR) là ý tưởng được lãnh

đạo Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc đưa ra trong sáng
kiến hợp tác phát triển “Một trục, hai cánh”, vào tháng 7 năm 2006. Theo đó,
“một trục” là Hành lang kinh tế từ Nam Ninh đến Singapore và “hai cánh”
gồm hai khu vực là Vịnh Bắc Bộ mở rộng và Tiểu vùng sông Mê Kông mở
rộng (GMS). Mặc dù VBB chỉ nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc, song hợp
tác kinh tế VBBMR xác định phạm vi hợp tác bao trùm cả một số tỉnh phía
Nam, Tây Nam Trung Quốc và hầu hết các nước ASEAN như: Việt Nam,
Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Trong mấy năm qua, kể từ khi ý tưởng hợp tác nêu trên nhận được sự
tán đồng và ủng hộ của Chính phủ Trung Quốc, lãnh đạo các nước ASEAN, hợp
tác kinh tế VBBMR đã được chuyển từ nhận thức chung sang hoạt động thực
tiễn. Phía Trung Quốc đã phê chuẩn Quy hoạch Khu kinh tế VBB Quảng Tây;
đầu tư hàng trăm tỷ USD nâng cấp hạ tầng, phát triển các thành phố “đầu cầu”
cho HLKT Nam Ninh – Singapore; phát triển các vành đai kinh tế, các khu công
nghiệp, cảng biển quy mô lớn ở khu vực Quảng Tây; biến Quảng Tây thành
“cực tăng trưởng mới” của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc thông qua
khuôn khổ hợp tác này lôi kéo ngày càng nhiều các nước ASEAN vào “quỹ đạo”
ảnh hưởng của mình. Trong khi đó, cho đến nay, Việt Nam và các nước ASEAN
hầu như lúng túng, bị động trước các đề nghị hợp tác của Trung Quốc, thiếu
thông tin, niềm tin và nguồn lực để hợp tác. Tại Việt Nam hiện mới có rất ít công
trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan hợp tác kinh tế VBBMR.
Thực tế nêu trên đang đặt ra những thách thức lớn với Việt Nam không
chỉ về kinh tế, mà còn cả về an ninh, chính trị, đối ngoại, trong quan hệ với


6
Trung Quốc và ASEAN. Đồng thời, đặt ra yêu cầu cấp thiết thiết phải tiến
hành nghiên cứu hợp tác kinh tế VBBMR và ảnh hưởng của khuôn khổ hợp
tác này đối với nước ta. Đề tài này nhằm đánh giá thực trạng, phân tích, dự
báo tác động của khuôn khổ hợp tác kinh tế VBBMR đối với Việt Nam trên

các lĩnh vực kinh tế, an ninh, chính trị và đối ngoại. Từ đó kiến nghị các giải
pháp có tính khả thi nhằm giúp Việt Nam phát huy tối đa những tác động tích
cực đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của khuôn khổ hợp tác kinh
tế này trong các lĩnh vực kể trên.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.Tại Việt Nam
Trong khoảng 5 năm qua, tại Việt Nam đã có một số báo cáo, đề tài, đề
án khoa học của Viện KHXH Việt Nam, các bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và
Đầu tư, Công thương, Quốc phòng nghiên cứu về sáng kiến “Một trục hai
cánh” của Trung Quốc, trong đó có đề cập đến hợp tác kinh tế VBBMR. Cụ
thể như:
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Một trục hai cánh: Tác động tới Việt Nam”,
nhóm tác giả thuộc Học Viện Ngoại giao, Chủ nhiệm Đề tài: Đặng Đình Quý,
năm 2008.
- “Đề án báo cáo Bộ Chính trị về sáng kiến Một trục hai cánh của
Trung Quốc”, Bộ Ngoại giao, năm 2009.
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Tác động của chiến lược một trục hai cánh
của Trung Quốc đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời kỳ đến
năm 2020”, nhóm tác giả Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư), Chủ nhiệm Đề tài: Phan Ngọc Mai Phương, năm 2009.
- Đề án “Định hướng chính sách của Việt Nam của Việt Nam đến năm
2020, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quan hệ với ASEAN”, nhóm tác
giả Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ nhiệm: Bùi Tất Thắng, năm 2010.


7
- Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị như: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Bộ
Giao thông vận tải, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam…đều có các báo cáo chuyên đề về hợp tác kinh tế VBBMR sau mỗi
kỳ Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR diễn ra tại Quảng Tây, Trung Quốc.

Tuy nhiên, các báo cáo, nghiên cứu nói trên mới chỉ dành một phần đề
cập đến hợp tác kinh tế VBBMR, mà chưa có các phân tích, đánh giá thấu đáo
về tác động của khuôn khổ hợp tác này đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều
công trình nghiên cứu nói trên ra đời từ năm 2009 trở về trước, chưa cập nhật
tình hình, những diễn biến mới trong hợp tác kinh tế VBBMR, nên chưa đánh
giá được toàn diện, chính xác về những tác động của hợp tác kinh tế VBBMR
đối với Việt Nam; những vấn đề đặt ra với Việt Nam hiện nay.
2.2.Tại Trung Quốc
Ở Trung Quốc hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về hợp tác kinh
tế VBBMR. Một số công trình chủ yếu như:
- Cổ Tiểu Tùng chủ biên (2010), Báo cáohợp tác phát triển VBBMR,
NXB Văn hiến KHXH Trung Quốc.
- Đỗ Bình (2011), Tiến vào Vịnh Bắc Bộ, NXB Văn hiến trung ương TQ.
- Lã Dư Sinh chủ biên (2011), Báo cáo hợp tác phát triển VBBMR
2011, NXB Văn hiến KHXH Trung Quốc.
-Văn phòng Ban quản lý quy hoạch và xây dựng Khu kinh tế VBB
Quảng Tây chủ biên và xuất bản (2010), Khái quát Khu kinh tế VBB Quảng Tây.
-Viện KHXH Quảng Tây (2010), Kỷ yếu Diễn đàn các cơ quan tham
mưu hợp tác kinh tế VBBMR, tại Nam Ninh, Trung Quốc, tháng 6/2010.
-Viện nghiên cứu phát triển VBB Quảng Tây (2010), Báo cáo tình
hình mở cửa, khai thác Khu kinh tế VBB Quảng Tây 2006-2010; NXB Văn
hiến KHXH Trung Quốc.


8
-Viện nghiên cứu phát triển VBB Quảng Tây và Viện KHXH Quảng
Tây (2011), Báo cáo tình hình mở cửa, khai thác Khu kinh tế VBB Quảng Tây
2006-2010, NXB Văn hiến KHXH Trung Quốc.
Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu giới thiệu tình hình hợp tác của
Trung Quốc; đánh giá tác động của khuôn khổ hợp tác này với Trung Quốc và

ASEAN nói chung.
2.3.Tại ASEAN và các nước khác
Tại các nước ASEAN và các nước khác, vấn đề này hợp tác kinh tế
VBBMR chưa thật sự được quan tâm nghiên cứu, vì vậy đến nay chưa có
công trình đáng kể nào nghiên cứu về vấn đề này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên Đề tài tập trung nghiên cứu
thực trạng hợp tác kinh tế VBBMR hiện nay, thái độ và việc triển khai hợp
tác của các nước; đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực chủ yếu của
khuôn khổ hợp tác này với Việt Nam trên phương diện kinh tế, an ninh, đối
ngoại; dự báo và đưa ra kiến nghị nhằm giúp Việt Nam tận dụng tối đa tác
động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của khuôn khổ hợp tác này.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu chuyên ngành, liên ngành, chủ yếu là: phương pháp tổng hợp và so sánh ;
phương pháp phân tích hệ thống và phân tích thực tiễn ; phương pháp dự báo.
Các phương pháp nghiên cứu quốc tế khác được vận dụng ở mức độ khác
nhau để tiếp cận và thực hiện nghiên cứu nội dung đề tài. Ngoài ra, đề tài sử
dụng một số lý thuyết để phân tích quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung
Quốc trong khung khổ hợp tác kinh tế VBBMR, như lý thuyết địa kinh tế và
địa chính trị, lý thuyết lợi thế cạnh tranh


9
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba phần:
- Chương 1: Khái quát về hợp tác kinh tế VBBMR
- Chương 2: Thực trạng hợp tác kinh tế VBBMR, cơ hội và thách thức
đối với Việt Nam
- Chương 3: Định hướng hợp tác của Việt Nam và một số kiến nghị, giải pháp























10
Chƣơng 1

KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG

1.1. Khái quát về Vịnh Bắc Bộ và phạm vi hợp tác kinh tế Vịnh Bắc
Bộ mở rộng (VBBMR)
1.1.1.Vịnh Bắc Bộ

Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc Biển Đông, một biển lớn và thuộc loại
phức tạp nhất trong khu vực và trên thế giới, có vai trò hết sức quan trọng
cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh. Đây là một vịnh nửa kín, được
bao bọc hoàn toàn bởi bờ biển của Việt Nam và Trung Quốc, có diện tích
126.250 km2, chiều dài khoảng 496 km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng
310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất là cửa vịnh khoảng 207,4 km (102 hải lý).
Vịnh Bắc Bộ thông ra Biển Đông qua 2 cửa: cửa chính ở phía Nam, từ đảo
Cồn Cỏ (Quảng Trị, Việt Nam) tới mũi Ăng Ca (đảo Hải Nam, Trung
Quốc) rộng 207,4 km và cửa phía Bắc là eo biển Quỳnh Châu (nằm giữa bán
đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam, Trung Quốc) rộng 35,2 km.
Vịnh Bắc Bộ tương đối nông, độ sâu trung bình chỉ 40 - 50 mét (chiếm
hơn 60% diện tích đáy vịnh), nơi sâu nhất ở khu vực cửa Vịnh cũng không
quá 100 mét. Đáy vịnh tương đối bằng phẳng và thoải dần theo hướng Đông
Nam. Phần thềm lục địa của Việt Nam thuộc Vịnh Bắc Bộ rộng khoảng
60.000 km
2
, chiếm 48% diện tích toàn Vịnh. Tại vùng biển phía Việt Nam có
hơn 2.300 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó hầu hết tập trung ở khu vực ven bờ
Quảng Ninh và Hải Phòng; phía Trung Quốc, ngoài đảo Hải Nam là đảo lớn
nhất tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ chỉ có một số ít đảo nhỏ ở phía Đông Bắc như Vị
Châu, Tà Dương Đặc biệt phía Việt Nam có đảo Bạch Long Vỹ rộng
khoảng 2,5 km
2
nằm gần giữa vịnh (cách đất liền Việt Nam khoảng 110 km,
cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 130 km) và đảo Cồn Cỏ rộng khoảng
3 km
2
, cách Mũi Lay (Quảng Trị) khoảng 24 km. Những đảo này có vị trí



11
chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh, đồng thời là căn cứ hậu cần
vững chắc để vươn ra khai thác biển khơi, phát triển kinh tế biển.
1.1.2. Khu vực hợp tác kinh tế VBBMR
Phạm vi không gian hợp tác kinh tế VBBMR được xác định không thật
sự rõ ràng. Ban đầu, khi Trung Quốc mới đưa ra sáng kiến hợp tác này, không
gian hợp tác được xác định là một số tỉnh, thành phố phía nam của Trung
Quốc và các nước ASEAN dọc theo Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore,
như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Brunei.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hợp tác cũng như các Diễn đàn hợp tác
kinh tế VBBMR, Trung Quốc đã mời thêm các nước Myanmar, Philippines
tham gia. Theo Lộ trình hợp tác kinh tế VBBMR mà Trung Quốc đưa ra
tháng 7/2012, không gian hợp tác còn được mở rộng trong thời gian tới, với
sự tham gia của Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.
Theo tính toán của Nhóm chuyên gia hỗn hợp Trung Quốc và ASEAN,
thì ngay ở thời điểm Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy hợp tác kinh tế VBBMR,
năm 2008, khu vực hợp tác kinh tế VBBMR đã có quy mô dân số 1,8 tỷ
người; tổng GDP khoảng 5,7 nghìn tỷ USD và tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu 4,4, nghìn tỷ USD [1, tr.6].
1.2. Ý tƣởng, mục tiêu và các nội dung hợp tác chủ yếu
1.2.1. Sự ra đời của ý tưởng hợp tác kinh tế VBBMR
Hợp tác kinh tế VBBMR diễn ra trong bối cảnh những năm gần đây
Trung Quốc tập trung xây dựng điểm tăng trưởng mới Trung Quốc - ASEAN
nhằm khai thác vai trò của Quảng Tây làm cầu nối (cả trên bộ và trên biển)
trong giao lưu hợp tác giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Với chiến
lược "Một trục hai cánh", Trung Quốc chủ trương hình thành hai mảng hợp
tác lớn trong khu vực là hợp tác kinh tế trên biển (Hợp tác kinh tế xuyên Vịnh
Bắc Bộ) và hợp tác kinh tế trên bộ (Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng và



12
Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore) nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện
Trung Quốc - ASEAN.
Tháng 7 năm 2006 tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ lần
thứ nhất tổ chức tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), ông Lưu Kỳ Bảo, Bí
thư Đảng Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây lần đầu tiên đưa ra sáng kiến
một trục hai cánh (một trục là Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và hai
cánh là Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng và Hợp tác kinh tế VBBMR).
Việc hình thành“Một trục hai cánh” sẽ lôi kéo sự tham gia của các nước
ASEAN. Sáng kiến này đã nhanh chóng được Chính phủ Trung ương Trung
Quốc phê chuẩn và ủng hộ, đồng thời các bộ, ngành và địa phương triển khai
tích cực.
1.2.2. Mục tiêu và những nội dung hợp tác chủ yếu
Mục tiêu chung
“Báo cáo nghiên cứu khả thi hợp tác kinh tế VBBMR”, do Nhóm
chuyên gia hỗn hợp hợp tác kinh tế VBBMR gồm các chuyên gia của Trung
Quốc và các nước ASEAN soạn thảo, đã thông qua tháng 9/2011 xác định
mục tiêu chung của hợp tác kinh tế VBBMR là: Thiết lập một cơ chế hợp tác
tiểu vùng, tạo đòn bẩy toàn diện cho hệ thống vận tải trên biển và duyên hải,
tăng cường hợp tác cảng biển và tiếp vận, đẩy mạnh liên kết công nghiệp và
phân công lao động, phát triển các ngành kinh doanh duyên hải, hợp tác phát
triển tài nguyên biển, xúc tiến phát triển các thành phố ven biển, thiết lập các
cụm cảng hỗ trợ lẫn nhau, các cụm công nghiệp và cụm thành phố với sự bổ
sung mạnh mẽ và tính đa dạng, đồng thời đẩy nhanh việc phát triển bền vững
kinh tế, xã hội trong khu vực [1. tr.11].
Mục tiêu riêng của Trung Quốc
Mục tiêu chính của Trung Quốc trong sáng kiến “Một trục hai cánh”
nói chung và hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng là:



13
- Về Chiến lược an ninh
+ Củng cố môi trường hòa bình, ổn định xung quanh, tạo vành đai an
ninh ở phía Nam, tăng sự hiện diện, nâng cao vị thế nước lớn của Trung Quốc
ở Đông Nam Á.
+ Ngăn chặn ảnh hưởng của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Nhật ở khu
vực này, nhất là trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh thực hiện chiến lược “trở lại
châu Á” trong năm 2012.
- Đối với Biển Đông
Trung Quốc muốn thông qua hợp tác kinh tế VBBMR để khẳng định
chủ quyền, thúc đẩy hợp tác khai thác tài nguyên biển, mà trọng tâm là dầu
khí, cụ thể hóa phương châm “Gác tranh chấp cùng khai thác”; ngăn cản quốc
tế hóa vấn đề biển Đông và sự can thiệp của các nước lớn, nhất là Mỹ, Nhật
vào vấn đề Biển Đông.
- Về kinh tế
+ Mở rộng không gian phát triển, thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ,
nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng, thu hút đầu tư, du lịch giành vị trí
có lợi nhất trong tiến trình liên kết kinh tế khu vực và tiểu vùng.
+ Cụ thể hóa và tận dụng tối đa lợi ích hợp tác toàn diện Trung Quốc -
ASEAN trong khung khổ Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN
(CAFTA). Thúc đẩy hợp tác mang tính đa cấp, đáp ứng nhu cầu hợp tác của
khu vực; tạo điều kiện để phát triển hạ tầng xuyên Á: đường biển trên Vịnh
Bắc Bộ, Biển Đông và các tuyến đường bộ, đường sắt ven biển từ Hoa Nam
xuống Singapore.
Sáng kiến này phù hợp với Chiến lược quốc gia phát triển hướng Nam
của Trung Quốc. Trung Quốc coi Đông Nam Á và Nam Á là khu vực trọng
điểm thúc đẩy chính sách ngoại giao "láng giềng hoà mục, láng giềng cùng
giàu" và khu vực ổn định của Trung Quốc. Tương thích với Chiến lược phát



14
triển hướng Nam, thúc đẩy hợp tác kinh tế Hoa Nam với Đông Nam Á. Sáng
kiến này do Quảng Tây đề xướng, nhưng vùng Tây Nam và Vịnh Bắc Bộ
cũng là khu vực phát triển để hỗ trợ, tăng cường hợp tác kinh tế mậu dịch
giữa khu vực miền Trung, miền Tây Trung Quốc với các nước ASEAN.
Sáng kiến Một trục hai cánh nhằm khai thác vai trò của Quảng Tây
trong giao lưu hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Quảng
Tây sẽ nối Trung Quốc với Đông Nam Á cả trên bộ và trên biển, cả mạng
đường sắt hiện đại, đường cao tốc nối với mạng đường xuyên Á , được coi là
cầu nối quan trọng nối liền tiểu vùng Mê Kông mở rộng với Tam giác phát
triển Chu Giang. Việc hình thành “một trục hai cánh” sẽ đưa hợp tác kinh tế
Vịnh Bắc Bộ kéo dài từ Nam Ninh qua Việt Nam, Lào, Campuchia đến Thái
Lan, Malaysia, Singapore và bao trùm, lan tỏa cả tới Indonesia, Philippines,
Brunei và Myanmar.
Trung Quốc cho rằng, không gian của Hành lang kinh tế qua các thành
phố lớn Nam Ninh, Hà Nội, Viêng Chăn, Phnompenh, Bangkok, Kuala
Lumpur, Singapore sẽ bổ sung tài nguyên, tăng cường sức sản xuất xuyên khu
vực và phân công hợp tác, liên kết phát triển. Các điểm tăng trưởng đầu mối
dọc hành lang kinh tế từ Nam Ninh tới Singapore sẽ điều chỉnh nguồn kinh tế
của toàn tuyến, hình thành dải tăng trưởng cao ven bờ Tây Thái Bình Dương.
Một trong những thế mạnh của vùng này là khả năng tạo lập con đường
từ Tây Nam ra biển, mà theo đánh giá của Trung Quốc thì khu vực Vịnh Bắc
Bộ thuộc Quảng Tây với chiều dài đường biển gần 700 km có thể mở 21 bến
cảng với công suất bốc dỡ hàng trăm triệu tấn hàng hoá, trong đó có 5 cảng
lớn là Bắc Hải, Phòng Thành, Khâm Châu, Thiết Sơn và Trân Châu. Trung
Quốc dự tính khi xây dựng xong tuyến đường sắt nối các tỉnh Vân Nam,
Quý Châu, Tứ Xuyên với các cảng thuộc ven biển Quảng Tây, thì cự ly vận
chuyển hàng hóa qua con đường này tới các cảng của Đông Nam Á, Châu



15
Phi, Châu Âu có thể tiết kiệm được từ 1/4 đến 1/3 chi phí so với trước đây.
Chính vì vậy một kế hoạch xây dựng hệ thống giao thông cả đường sắt,
đường bộ, hàng không và đường biển của các tỉnh Tây Nam Trung Quốc,
trong đó lấy các bến cảng làm nòng cốt đã được triển khai (dự kiến sẽ thực
hiện trong vòng 10 năm) nhằm mục đích làm cho khu vực Quảng Tây thực
sự đảm nhiệm được chức năng là con đường ra biển của cả vùng Tây Nam
Trung Quốc. Khi đó Quảng Tây sẽ thực sự trở thành nút giao thông đường
biển, đường bộ và đường không quan trọng nối liền Trung Quốc với Đông
Nam Á.
Vùng Vịnh Bắc Bộ đã được Chính phủ Trung Quốc rất chú ý. Trung
Quốc cho rằng Vịnh Bắc Bộ có địa thế quan trọng của toàn khu vực Tây Thái
Bình Dương; cần tận dụng ảnh hưởng của các trung tâm phát triển như Tam
giác phát triển Chu Giang, Đài Loan, Singapore , khai thác thế mạnh hợp tác
của không gian biển để mở rộng hợp tác toàn diện Trung Quốc - ASEAN và
vươn tới tầm hợp tác của cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy từ
lâu Trung Quốc đã rất chú trọng phát triển vùng duyên hải Vịnh Bắc Bộ.
Ngay từ năm 1984, thành phố Bắc Hải và cảng Phòng Thành được Quốc
vụ viện Trung Quốc phê chuẩn là các thành phố mở cửa ven biển; đến năm
1988, quy định tương tự cũng đã được phê chuẩn cho các thành phố Khâm
Châu, Quế Lâm và các huyện Hợp Phố, Tương Ngô của Phòng Thành. Tháng
6/1992, thành phố Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây cũng được hưởng
quy chế thành phố mở cửa ven biển; các thị trấn Đông Hưng, Bằng Tường
đối diện với Việt Nam cũng trở thành thị trấn mở cửa ven biển.
Bước sang thế kỷ mới, mặc dù tình hình thế giới, nhất là ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng
Hữu nghị - Hợp tác - Phát triển vẫn là xu thế chính của mối quan hệ giữa các
nước, trong đó: Phát triển là mục tiêu chung mà các nước cùng theo đuổi; hợp tác



16
toàn diện cả song phương lẫn đa phương sẽ là phương thức và biện pháp lựa chọn
tốt nhất. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc càng chú trọng thúc đẩy Chiến lược một
trục, hai cánh, mà trọng tâm là cánh trên biển: Hợp tác kinh tế VBBMR.
1.2.3. Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu
Nội dung chính của hợp tác kinh tế VBBMR ngay từ đầu được xác định
gồm có: xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, tạo tác động lôi cuốn các ngành
nghề phát triển. Ưu tiên phát triển ba lĩnh vực: (1) vận tải, giao thông đường
biển; (2) tài chính ngân hàng, ngư nghiệp, nông nghiệp, khai thác tài nguyên,
du lịch và bảo vệ môi trường; (3) đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục, y tế,
phòng chống bệnh dịch.
Về hợp tác xuyên quốc gia, trọng tâm là thiết kế và xây dựng mạng
lưới hạ tầng khu vực bao gồm:
- Cảng biển: Xây dựng Ủy ban hợp tác cảng biển Vịnh Bắc Bộ, thông
qua xây dựng mạng thông tin và hệ thống hợp tác cảng vụ để phát triển mạng
cảng biển Vịnh Bắc Bộ.
- Đường sắt: xây dựng hệ thống đường sắt Nam Ninh - Singapore, kết
nối Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Phnompenh, Bangkok và Kuala Lumpur.
- Đường bộ: xây dựng hệ thống đường cao tốc Nam Ninh - Singapore,
kết nối Hà Nội, Viêng Chăn, Bangkok và Kuala Lumpur.
- Đường không: mở cửa thị trường hàng không, tăng tuyến bay giữa các
thành phố trong khu vực
Đến tháng 7/2012, Trung Quốc cụ thể hóa các lĩnh vực hợp tác bao
gồm 7 chương trình cụ thể:
1. Chương trình hợp tác cảng biển và Logistic;
2. Chương trình hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ;
3. Chương trình hợp tác nông nghiệp;
4. Chương trình thúc đẩy thương mại;
5. Chương trình thúc đẩy đầu tư;



17
6. Chương trình thúc đẩy tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào hợp
tác kinh tế VBBMR;
7. Chương trình xây dựng các cơ sở hợp tác kinh tế và thương mại VBBMR [2].
1.3. Bối cảnh và quan hệ hợp tác giữa các nƣớc trong khu vực
1.3.1. Bối cảnh chung
Hơn mười năm qua, mặc dù tình hình thế giới có những diễn biến phức
tạp, song xu thế liên kết kinh tế khu vực, toàn cầu hóa vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Trung Quốc và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á về cơ bản vẫn duy trì
được sự ổn định và phát triển; các quan hệ hợp tác song phương và đa phương
trong khu vực phát triển mạnh và ngày càng mở rộng
Từ năm 2002, tức sau một năm gia nhập WTO, Trung Quốc rất tích
cực đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực, đặc biệt với Việt Nam và các nước
ASEAN. Kết hợp với chính sách lớn về khai thác, phát triển miền Tây, Trung
Quốc nỗ lực đầu tư, phát triển kinh tế Quảng Tây, nhằm hình thành “cực tăng
trưởng mới”, biến Quảng Tây thành trung tâm kinh tế quan trọng, tạo cơ sở
thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN. Việc Quảng Tây trở thành
“cực tăng trưởng mới” còn tạo tác động lan tỏa sang các tỉnh phía Tây khác.
Hợp tác kinh tế VBBMR được hình thành nằm trong bối cảnh này.
Ý tưởng hợp tác kinh tế VBBMR còn được đưa ra trong bối cảnh hợp tác
kinh tế Trung Quốc – ASEAN đã đi vào chiều sâu. Kim ngạch đầu tư, thương mại
song phương liên tục tăng mạnh. Hai bên đã hoàn tất đàm phán Hiệp định đầu tư
song phương (đã ký năm 2008) và đưa Hiệp định tự do thương mại song phương
(CAFTA) chính thức đi vào hoạt động kể từ năm 2010…Trung Quốc cho rằng,
khu vực VBB được liên kết bởi đường biển sẽ trở thành một cực tăng trưởng mới
giúp mở rộng mối quan hệ hợp tác chiến lược Trung Quốc – ASEAN.
1.3.2. Quan hệ Trung Quốc – ASEAN
Trung Quốc va
̀

các nước ASEAN là láng giềng gần gũi của nhau ,
có lịch sử giao lưu lâu đời. Cùng với sự lớn mạnh của ASEAN và sự phát


18
triển nhanh chóng của Trung Quốc, quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã phát
triển mạnh trong những năm vừa qua, với các dấu mốc quan trọng như:
Về quan hệ chính trị, đối ngoại
- Từ năm 1991, Trung Quốc và ASEN bắt đầu xây dựng quan hệ đối
thoại đến, đến năm 1997, hai bên đã ký kết Tuyên bố chung Trung Quốc -
ASEAN hướng tới thế kỷ 21 (năm 1997), trong đó nêu những nguyên tắc chỉ
đạo và hướng phát triển toàn diện, lâu dài trong quan hệ song phương. Cùng
với các cam kết chính trị, Trung Quốc và ASEAN cũng đã nỗ lực tìm kiếm
các biện pháp, cơ chế hợp tác bảo đảm an ninh khu vực, nhất là giải quyết hoà
bình các tranh chấp ở Biển Đông.
- Cuối năm 2002 Trung Quốc và ASEAN đã xây dựng quan hệ đối tác
chiến lược, hợp tác toàn diện cùng hướng tới hoà bình và phồn vinh (Hiệp định
khung về Hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc - ASEAN đã được Lãnh đạo cấp
cao Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN ký kết ngày 04/11/2002). Hiệp định này đã
tạo công cụ pháp lý để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN
và Trung Quốc, đồng thời là nền tảng để thiết lập CAFTA vào năm 2010.
- Một dấu ấn quan trọng nữa là năm 2003, hai bên đã ký Tuyên bố
chung về quan hệ đối tác chiến lược. Theo đó, nâng cấp quan hệ từ đối thoại
chiến lược sang đối tác chiến lược với phương châm hợp tác toàn diện, mở
cửa, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh,
hợp tác khu vực và quốc tế. Tiếp đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung
Quốc họp tại Viêng Chăn, tháng 11/2004, hai bên đã thông qua Chương trình
hành động với các biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện Tuyên bố chung về
quan hệ đối tác chuyến lược.
- Từ năm 2005 đến nay, tại các kỳ họp cấp cao Trung Quốc - ASEAN,

lãnh đạo các bên tiếp tục khẳng định và đề xuất các biện pháp tăng cường hợp
tác, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược theo tinh thần của Tuyên bố chung
về quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc.


19
Về hợp tác kinh tế
- Cùng với việc tăng cường quan hệ chính trị song phương, hai bên
cũng đã tích cực xây dựng các khuôn khổ hợp tác kinh tế. Trên cơ sở
Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc, hai
bên đã ký một loạt các Hiệp định quan trọng như: Hiệp định Thương mại
hàng hóa và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp (tháng 11/2004),
Hiệp định Thương mại dịch vụ (1/2007), Hiệp định Đầu tư (8/2009), hoàn
tất và thực hiện CAFTA Việc thực hiện CAFTA từ tháng 1/2010 có ý nghĩa
rất lớn. Với Trung Quốc, ASEAN rộng lớn có hơn 600 triệu dân nằm ngay sát
Trung Quốc là thị trường thuận lợi để tiêu thụ hàng hoá của Trung Quốc,
đồng thời là địa bàn đầu tư và cung cấp nguyên liệu lý tưởng cho các nhà sản
xuất nước này. Còn với ASEAN, việc thắt chặt quan hệ với Trung Quốc cũng giúp
mỗi thành viên ASEAN tìm được cơ hội phát triển kinh tế của đất nước mình.
- Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng nhanh
trong thập kỷ qua. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của
ASEAN vào năm 2009. Năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều giữa
ASEAN và Trung Quốc tăng 20,9% so với năm 2010. Vào năm 2011,
ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc và lần đầu
tiên ASEAN xuất siêu sang Trung Quốc với tổng giá trị 11 tỷ USD. Cũng
trong năm này, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc vào ASEAN đã
tăng một cách ấn tượng (hơn 100%) so với năm trước đó. Tổng kim ngạch
đầu tư 2 chiều năm 2010 đã đạt 738 tỷ USD (vốn FDI từ ASEAN vào Trung
Quốc là 630 tỷ USD và từ Trung Quốc ra các nước ASEAN là 108 tỷ
USD) và năm 2012, chỉ tính đến tháng 7, kim ngạch đầu tư song phương đã

đạt gần 100 tỷ USD. Lượng khách du lịch giữa ASEAN và Trung Quốc năm
2010 đạt hơn 9 triệu người. Ngoài ra, ASEAN và Trung Quốc còn tích cực
thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác như hợp tác phát triển nông nghiệp,
công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, phát triển
nguồn nhân lực, văn hóa - xã hội, y tế cộng đồng, giao lưu nhân dân… Hai


20
TT
Quốc Gia
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng XNK
1
Brunei
370
660
1.030
2
Campuchia
1.350
90
1.440
3
Indonesia
21.970
20.780
42.750
4
Lào

480
570
1.050
5
Malaysia
23.810
50.410
74.220
6
Myanmar
3.480
960
4.440
7
Philippines
11.540
16.210
27.750
8
Singapore
32.350
24.710
57.060
9
Thái Lan
19.750
33.200
52.950
10
Việt Nam

23.110
6.980
30.090

Tổng cộng
138.210
154.570
292.780

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Hợp tác kinh tế VBBMR.
bên cũng đã ký các biên bản ghi nhớ (MOU) và xây dựng các chương trình,
chiến lược hợp tác trong từng lĩnh vực cụ thể.
Bảng 1: Giá trị thƣơng mại giữa Trung Quốc và ASAEN năm 2010
Đơn vị: 1.000 USD



















Liên quan đến vấn đề Biển Đông và khu vực Vịnh Bắc Bộ, tháng
12/2000 hai nước có chung Vịnh Bắc Bộ là Việt Nam và Trung Quốc đã
ký kết Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá trên
Vịnh Bắc Bộ. Tiếp đó, tháng 11/2002 Trung Quốc và các nước thành viên
ASEAN đã ký kết Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC), trong đó nhấn mạnh nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện
pháp hoà bình. Đây là những văn kiện hết sức quan trọng, đặt cơ sở pháp lý
cho việc duy trì sự ổn định trong khu vực để phát triển hợp tác giữa các bên ở
Biển Đông nói chung và khu vực Vịnh Bắc Bộ nói riêng. Tuy nhiên tình hình
trong khu vực hiện nay vẫn còn nhiều phức tạp, nhất là vấn đề an ninh và chủ
quyền quốc gia trên biển. Việc Trung Quốc tuyên bố về “đường lưỡi bò” của
nước này trên Biển Đông (chiếm gần 80% diện tích Biển Đông), đồng thời
tăng cường các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên ở các khu vực ngoài


21
vùng biển chủ quyền của mình, cùng với những diễn biến phức tạp của các tội
phạm trên biển… đang làm gia tăng sự bất ổn định trong khu vực.
1.3.3. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều nét tương
đồng và có lịch sử quan hệ hữu nghị lâu đời. Ngay sau khi nước CHND Trung
Hoa ra đời, ngày 18/01/1950 hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại
giao. Trải qua những thăng trầm, bước sang thập kỷ 90 mối quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc đã được khôi phục. Việt Nam và Trung Quốc ký Thông cáo
chung về việc chính thức bình thường hoá quan hệ hai nước (ngày
10/11/1991). Kể từ đây mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc chuyển
sang thời kỳ phát triển mới.
Từ năm 1991 đến nay quan hệ Việt - Trung đã phát triển mạnh mẽ trên

nhiều mặt, với nhiều dấu mốc quan trọng. Hai nước đã ký kết khoảng 50 Hiệp
định và gần 30 văn kiện khác ở cấp Nhà nước, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ
hợp tác lâu dài. Các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì
khá đều đặn. Năm 1999, Lãnh đạo Đảng cấp cao hai nước xác định phương
châm hợp tác 16 chữ: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai". Năm 2002, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung
Quốc Giang Trạch Dân đề xuất xây dựng mối quan hệ hai nước theo tinh thần
"4 tốt" là "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" và đã được
lãnh đạo Việt Nam hưởng ứng tích cực. Tháng 11/2006 Chính phủ hai nước
ký kết Hiệp định về phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại
song phương Việt Nam - Trung Quốc và Bản ghi nhớ về việc triển khai hợp
tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung (gồm Hành lang kinh tế
Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Hành lang kinh tế Nam Ninh -
Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế ven biển
Vịnh Bắc Bộ). Năm 2008, Lãnh đạo cấp cao hai Đảng Cộng sản Trung Quốc
và Việt Nam nhất trí xây dựng quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn


22
diện”, mở ra kỷ nguyên mới cho quan hệ Việt - Trung. Ngày 11/10/2011
Chính phủ hai nước đã ký kết Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế,
thương mại Việt - Trung, tạo cơ sở để thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị hai
nước phát triển toàn diện trong thời gian tới [46].
* Về hợp tác thương mại: Thời gian qua quan hệ hợp tác thương mại
giữa Việt Nam với Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê, kim
ngạch mậu dịch song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2000 mới
đạt gần 2,5 tỷ USD, đến năm 2010 kim ngạch mậu dịch song phương giữa hai
nước (chưa kể đặc khu hành chính Hồng Kông) đạt 27,33 tỷ USD (Việt Nam:
7,31 tỷ USD; Trung Quốc: 20,02 tỷ USD); tăng 24,5 %/năm bình quân thời kỳ
2006 - 2010. Tổng kim ngạch hai chiều năm 2011 đạt 35,7 tỷ USD, tăng

30,7% so với năm 2010 trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 11,1 tỷ USD, tăng
52,2% và nhập khẩu đạt 24,6 tỷ USD, tăng 22,8%.
Tám tháng đầu năm 2012, kim ngạch thương mại song phương đã đạt
27 tỷ USD. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 12/2011, Phó Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác, xác định mục tiêu
thương mại hai chiều đạt 60 tỉ USD vào năm 2015 Hiện nay Trung Quốc
đang là một trong số 10 nước bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch
xuất nhập khẩu chiếm hơn 16,8% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt
Nam (xuất khẩu chiếm 10,12%; nhập khẩu chiếm 23,61%).
Bảng 2: Trao đổi ngoại thƣơng giữa Việt Nam với Trung Quốc
TT
Chỉ tiêu
2005
(Tr.USD)
2010
(Tr.USD)
Tăng BQ
(%/năm)
1
Tổng giá trị XNK
9127.8
27327,6
17,41

% so cả nước
13.19
16.81

2
Tr.đó: - Xuất khẩu

3228.1
7308,8
10,12

% so cả nước
9.95
8.60

3
- Nhập khẩu
5899.7
20018,8
23,61

% so cả nước
16.05
23.50

Nguồn: Niên giám thống kê từ năm 2005 đến 2010.


23
* Về hợp tác đầu tư: Từ năm 2000 đến nay, đầu tư trực tiếp của Trung
Quốc tại Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt, tăng nhanh cả về số lượng,
quy mô và địa bàn đầu tư. Tính đến đầu năm 2012, Trung Quốc có 842 dự
án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 4,3 tỷ USD, đứng
thứ 14 trong tổng số 96 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam. Trong khi đó, Việt Nam mới có 10 dự án đầu tư sang Trung Quốc với
tổng vốn đăng ký là 13 triệu USD chủ yếu tập trung trong lĩnh vực dịch vụ.
* Hợp tác về du lịch: Hai bên đã tích cực tham gia Chương trình hợp tác

phát triển du lịch trong khuôn khổ hai hành lang, một vành đai kinh tế. Các
công ty du lịch lữ hành của hai nước, nhất là của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh với Quảng Tây (Trung Quốc) và gần đây với tỉnh Hải Nam đã phối hợp khá
chặt chẽ nên lượng khách du lịch ngày càng tăng. Năm 2005 số khách du lịch Trung
Quốc vào Việt Nam đạt 717.400 lượt người và năm 2010 đạt 905.400 lượt người,
chiếm 17,9% số khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2011, số du khách Trung Quốc
đến Việt Nam đã vượt mốc 100 nghìn lượt người và theo Tổng cụ Thống kê, trong 9
tháng đầu năm 2012, Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu về lượng khách đến Việt
Nam với 992 nghìn lượt người, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2011.
* Hợp tác trong các lĩnh vực khác: Hợp tác trong các lĩnh vực khác như
nông nghiệp, thủy sản, điều tra cơ bản, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục đào
tạo… giữa các địa phương thuộc khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng cũng luôn
được củng cố và phát triển.
1.3.4. Quan hệ Việt Nam - ASEAN
Ngày 28/7/1995 Việt Nam mới chính thức gia nhập Hiệp hội các nước
Đông Nam Á (ASEAN). Từ đó đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập
và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong tổ chức này. Với những nỗ
lực trong việc tham gia vào Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và từng bước
tiến nhanh, hội nhập vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN; Việt Nam đã góp

×