Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ DUYÊN






QUAN HỆ NHẬT BẢN – HÀN QUỐC
SAU CHIẾN TRANH LẠNH







LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế









Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ DUYÊN






QUAN HỆ NHẬT BẢN – HÀN QUỐC
SAU CHIẾN TRANH LẠNH






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40






Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Việt Hạnh





Hà Nội - 2012
MỤC LỤC


Trang
Phần mở đầu
5
Chương 1: Những yếu tố chi phối quan hệ Nhật Bản – Hàn
Quốc sau Chiến tranh Lạnh
11
1.1. Yếu tố thúc đẩy quan hệ Nhật - Hàn
12
1.1.1. Tác động của tình hình quốc tế và khu vực sau Chiến tranh
Lạnh
12
1.1.2. Lợi ích về kinh tế
15
1.1.3. Lợi ích về an ninh
18
1.1.4. Đều là đồng minh của Mỹ
19

1.1.5. Cùng hợp tác giải quyết vấn đề hạt nhân CHDCND Triều
Tiên
20
1.2. Yếu tố cản trở quan hệ Nhật - Hàn
23
1.2.1. Vấn đề lịch sử và tranh chấp lãnh thổ
23
1.2.2. Sự cạnh tranh về kinh tế
29
Chương 2: Hiện trạng quan hệ Nhật Bản Hàn Quốc sau Chiến
tranh Lạnh
31
2.1. Quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc trên lĩnh vực chính trị -
ngoại giao
31
2.1.1. Tích cực giải quyết vấn đề quá khứ để lại
31
2.1.2. Phát triển các kênh đối thoại cấp cao
34
2.1.3. Hợp tác trong việc xử lý các tranh chấp
39
2.1.4. Hợp tác thông qua cơ chế hợp tác Đông Á
41
2.2. Quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc trên lĩnh vực kinh tế
44
2.2.1. Quan hệ thương mại
45
2.2.2. Quan hệ đầu tư
53
2.2.3. Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Hàn Quốc

61
2.3. Quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc trên lĩnh vực văn hóa - xã
hội
66
2.3.1. Hợp tác giao lưu văn hóa
66
2.3.2. Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục
69
Chương 3: Triển vọng quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc trong
tương lai và tác động của nó đến khu vực Đông Á
73
3.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với việc mở rộng
và tăng cường mối quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc trong tương
lai
73
3.1.1. Những thuận lợi
74
3.1.2. Những khó khăn
76
3.2. Triển vọng quan hệ giữa hai nước
77
3.3. Tác động của quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc đối với khu
vực Đông Á và Việt Nam
80
3.3.1. Tác động của quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc đối với khu vực
80
3.3.2. Tác động đối với Việt Nam
82
Kết luận
85

Tài liệu tham khảo
89






















DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM: Diễn đàn hợp tác Á - Âu
FTA: Hiệp định thương mại tự do

EU: Liên minh Châu Âu
NAFTA: Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
AFTA: Khu vự thương mại tự do ASEAN
EAVG – East Asian Vision Group: Nhóm tầm nhìn Đông Á
EASG – East Asia Study Group: Nhóm nghiên cứu Đông Á
EAC: East Asian Community: Cộng đồng Đông Á
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA: Viện trợ phát triển chính thức
NIEs: Các nước Công nghiệp hóa mới















DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU

TT
Tên bảng, biểu
Trang

Bảng 2.1
Các chuyến viếng thăm của quan chức cấp cao hai
nước
34
Bảng 2.2
Những đối tác thương mại chính của Nhật Bản
47
Bảng 2.3
Những đối tác thương mại chính của Hàn Quốc
48
Bảng 2.4
Kim ngạch thương mại Hàn Quốc – Nhật Bản
49
Bảng 2.5
Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước
51
Bảng 2.6
Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc ra nước ngoài
58
Bảng 2.7
ODA của Nhật Bản cho Hàn Quốc (1991 – 1993)
62
Bảng 2.8
Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Hàn Quốc theo hình
thức
63
Bảng 2.9
Các chương trình hợp tác kỹ thuật giữa Nhật Bản và
Hàn Quốc trong những năm 1990
63

Biểu đồ 2.1
Thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản
52
Biểu đồ 2.2
FDI giữa Nhật Bản và Hàn Quốc
56















PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai cường quốc trong khu vực Đông Bắc Á, lại
gần nhau về địa lý và có nhiều nét văn hóa tương đồng. Hơn nữa, kể từ sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai, cả hai nước đều là đồng minh chiến lược quan
trọng của Mỹ trong khu vực. Vì vậy, theo lôgic mà nói, quan hệ giữa hai nước
phải rất tốt đẹp. Song quan hệ giữa hai nước không hẳn như vậy bởi vấn đề lịch
sử đã cản trở nó. Thực tế, quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn chiến tranh
lạnh lại lúc thăng lúc trầm, khi căng thẳng, lúc lại bạn bè hợp tác. Điều đáng

chú ý là thời gian hợp tác trong quan hệ Nhật - Hàn rất ngắn còn sự căng thẳng
giữa hai nước lại thường xuyên hơn. Hai thập niên trôi qua, Chiến tranh lạnh
kết thúc khiến cho tình hình thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến. Trên thế
giới, trật tự hai cực Yanta tan rã và thay vào đó là một trật tự đa cực. Môi
trường hòa bình được củng cố; thế giới chấm dứt chạy đua vũ trang và thay vào
đó là một cuộc chạy đua về kinh tế. Nhân tố kinh tế trở thành sức mạnh nổi trội
chi phối sức mạnh quân sự và chính sách đối ngoại của các quốc gia. Xu thế
toàn cầu hóa, khu vực hóa bao trùm khắp nơi; thế giới trở nên phụ thuộc lẫn
nhau nhiều hơn, đồng nghĩa với nó là mối quan hệ giữa các quốc gia cũng phát
triển đa dạng, nhiều màu sắc hơn. Còn ở khu vực Đông Á, sau hơn 40 năm diễn
ra cuộc Chiến tranh Lạnh, là nơi hội tụ của tất cả những mâu thuẫn trên thế giới,
là khu vực nóng bỏng xung đột kéo dài. Nhưng sau khi Chiến tranh lạnh giữa
hai siêu cường Xô - Mỹ kết thúc, mặc dù vấn đề an ninh và ổn định ở khu vực
này vẫn còn tiềm ẩn những điều chưa chắc chắn song về cơ bản nơi đây đã trở
thành khu vực của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển. Nơi đây cũng là một
trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng cao với nhiều trung tâm kinh tế
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Đông Á đang trở thành một
khu vực thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của các cường quốc trên thế giới.
Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động như vậy, cả Nhật Bản và Hàn
Quốc đều thấy rằng để có thể hội nhập và phát triển đất nước thì việc duy trì
mối quan hệ giữa hai nước như trước đây không còn thích hợp mà đòi hỏi mỗi
nước phải có sự xem xét và điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình sao
cho phù hợp. Vậy sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, mối quan hệ Nhật Bản-
Hàn Quốc có những biến chuyển như thế nào và mối quan hệ này có ảnh hưởng
như thế nào tới khu vực Đông Á và Việt Nam. Đó là những vấn đề đặt ra mà tác
giả luận văn muốn đi sâu tìm hiểu, phân tích và chọn làm đề tài luận văn cao
học của mình mang tên “Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau Chiến tranh
lạnh”.
Thông qua đề tài luận văn này, tác giả mong muốn được đóng góp công
sức nhỏ bé của mình vào việc thúc đẩy mảng nghiên cứu quan hệ quốc tế mà cụ

thể là mối quan hệ giữa Nhật Bản với Hàn Quốc ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho
những ai quan tâm đến vấn đề này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam từ trước tới nay giới nghiên cứu viết về mối quan hệ của Nhật
Bản và Hàn Quốc với các nước trong khu vực Đông Á thì rất nhiều, chẳng hạn
như quan hệ giữa Nhật Bản - Trung Quốc; Nhật Bản - Việt Nam; Nhật Bản -
ASEAN; quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, Hàn Quốc - Trung Quốc; Hàn Quốc -
ASEAN…; Song những người viết về mối quan hệ giữa Nhật Bản - Hàn Quốc
cho đến nay ngoài một số công trình được đề cập dưới đây thì mối quan hệ giữa
hai nước này chưa được đề cập một cách hệ thống và toàn diện.
Đầu tiên phải kể tới đó là đề tài cấp Viện của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á
mà Thạc sĩ Hoàng Minh Hằng làm chủ nhiệm mang tên “Quan hệ Nhật Bản -
Hàn Quốc trong thập niên 90”. Có thể nói công trình này của tác giả Hoàng
Minh Hằng là công trình làm khá đầy đủ các khía cạnh quan hệ giữa hai nước.
Tuy nhiên, những phân tích của tác giả trong công trình này mới chỉ dừng lại
trong gần một thập niên sau khi chiến tranh lạnh kết thúc nên chưa có cái nhìn
toàn diện và đầy đủ về mối quan hệ giữa hai nước đến thời điểm hiện nay.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đề cập đến những khía cạnh nhỏ trong
mối quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc như: “Tranh chấp nhóm đảo
Takesima/Tokdo trong quan hệ Nhật - Hàn và ảnh hưởng của nó đến môi
trường an ninh Đông Á” cũng của tác giả Hoàng Minh Hằng đăng trên Tạp chí
nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5(65) 7-2006. Tiếp đó là bài viết của tác giả
Nguyễn Thanh Bình mang tên “Quan hệ ngoại thương Nhật Bản - Hàn Quốc
trong thập niên 1990” đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 1(61) 2-
2006. “Quan hệ an ninh đối ngoại của Nhật Bản với bán đảo Triều Tiên năm
2002” của TS. Trần Anh Phương đăng trên Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và
Đông Bắc Á số 1/2003. “Vì sao gần đây nổ ra chống Nhật ở Trung Quốc và
Hàn Quốc” của tác giả Trịnh Trọng Nghĩa đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông

Bắc Á, số 4(64) 6-2006. Có thể nói, những bài viết này các tác giả đã phân tích
một phần khía cạnh quan hệ Nhật - Hàn, song do dung lượng hạn hẹp của một
bài tạp chí nên các công trình này chỉ như một nghiên cứu khái quát, đánh giá
hết sức cô đọng. Riêng bản thân tác giả cũng có một số công trình và bài viết
đăng trên tạp chí đã công bố có thể làm tài liệu tham khảo cho luận văn của
mình như: Đề tài cấp Viện năm 2008 về “Quan hệ kinh tế Nhật Bản - Hàn Quốc
sau chiến tranh lạnh” hay “ FTA Nhật Bản - Hàn Quốc: thực trạng và triển
vọng” đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 7(89) - 2008; “Toàn cầu hóa
và ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc trong thập niên cuối của thế kỷ XX” đăng
trên tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 5(87) - 2008. Sự biến đổi gần đây của
tình hình kinh tế, chính trị Nhật Bản và tác động của nó tới quan hệ Nhật Bản -
ASEAN, đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 5(123) - 2011.


* Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Về các công trình nghiên cứu quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc trên thế giới
cũng có một điểm tương tự đó là đa phần chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ
trong quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, cũng có những bài viết khoa học có giá
trị nghiên cứu về mối quan hệ Nhật - Hàn. Có thể kể ra một số bài viết tiêu biểu
sau:
Đầu tiên phải kể đến đó là bài viết của tác giả Esther Pan, “ Quan hệ của
Nhật Bản với Hàn Quốc” (Japan’s relationship with South Korea), trên tạp chí
Foreign Affairs tháng 10-2005. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập tới những
tác động tiêu cực của mối quan hệ Nhật - Hàn diễn ra như thế nào, vì sao thủ
tướng Koizumi lại muốn đến thăm ngôi đền, vì sao Hàn Quốc lại phản ứng gay
gắt trước những chuyến thăm này. Các vấn đề song phương giữa hai nước,
những trở ngại đối với mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước và nhìn nhận như thế
nào về mối quan hệ này trong tương lai.
Tiếp theo là bài viết của Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản về
“Hướng tới quan hệ kinh tế gần gũi Nhật Bản - Hàn Quốc trong thế thế kỷ 21”

(Toward Closer Japan-Korea Economic Relations in the 21
st
century). Bài viết
của tác giả Kei Koga, “Sự đối kháng lịch sử và tương lai quan hệ Nhật Bản -
Hàn Quốc” (Historical Antagonism and the Future of Japan-ROK Relations)
trên website />2009/historical-antagonism-and-the-future-of-japan-rok-relations.html. “Quan
hệ Nhật Bản - Hàn Quốc và tranh chấp Tokdo/Takeshima: Sự tác động lẫn nhau
của chủ nghĩa dân tộc và nguồn tài nguyên thiên nhiên” (Japan – Korea
Relations and the Tokdo/Takeshima Dispute: The Interplay of Nationalism and
Natural Resources) của tác giả Ralf Emmers đăng trên website

Có thể nói các công trình kể trên đã góp phần quan trọng trong việc gợi ý
suy nghĩ, đồng thời thôi thúc bản thân tác giả cần phải tìm hiểu một cách hệ
thống và đầy đủ hơn về mối quan hệ của hai cường quốc khu vực Đông Bắc Á
Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặc dù đây là một đề tài khá rộng và khó, khi phân
tích mối quan hệ này có liên quan tới nhiều chủ thể khác nhưng chính chủ đề
của luận văn lại là một sự gợi mở cho công việc nghiên cứu tiếp theo của tác giả
trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ của hai cường quốc Nhật
Bản - Hàn Quốc.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài, đi sâu phân tích mối quan hệ giữa Nhật Bản
- Hàn Quốc được thể hiện trên ba lĩnh vực chính trị - ngoại giao; kinh tế và văn
hóa - xã hội. Về thời gian, đề tài tập trung vào giai đoạn từ khi Chiến tranh
Lạnh kết thúc đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu chủ yếu, tác giả đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh. Trên
cơ sở vấn đề theo trục thời gian lịch sử và không gian địa lý tiến hành tổng hợp,
phân tích, và ở một chừng mực nào đó có áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về

quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế
mới.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm có ba chương:
Chương 1: Nêu và phân tích những yếu tố chi phối quan hệ Nhật Bản -
Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh trong đó có 5 yếu tố thúc đẩy mối quan hệ này
đó là: tác động của tình hình quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh; những lợi
ích về kinh tế; lợi ích về an ninh; cả hai nước đều là đồng minh của Mỹ và cùng
hợp tác giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Những yếu tố cản trở quan
hệ Nhật - Hàn như vấn đề lịch sử, tranh chấp lãnh thổ và những cạnh tranh về
mặt kinh tế giữa hai nước.
Chương 2: Phân tích và đánh giá quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc trên các
lĩnh vực chính trị ngoại giao; kinh tế và văn hóa-xã hội kể từ sau khi chiến tranh
lạnh kết thúc đến nay.
Chương 3: Đánh giá triển vọng quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc trong tương
lai và tác động của nó đến khu vực Đông Á và Việt Nam. Nêu lên những
khuyến nghị chính sách mà Việt Nam nên làm để phát triển tốt hơn nữa mối
quan hệ với cả hai nước và cũng đề xuất một số khuyến nghị về việc tăng cường
mối quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc trong tương lai.



















Chương 1
NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI QUAN HỆ
NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia láng giềng ở châu Á chỉ cách nhau
bởi eo biển Triều Tiên. Hai nước đã có các mối liên kết mang tính văn hoá gần
gũi và đã chia sẻ các hoạt động giao lưu văn hoá từ thời cổ xưa. Tuy nhiên,
trong những năm đầu của thế kỷ XX, hai nước đã trải qua một thời kỳ bất hạnh
của lịch sử khi Triều Tiên trở thành một bộ phận thuộc địa của Nhật Bản (1910-
1945). Trong suốt thời gian đó Nhật Bản âm mưu xóa bỏ nền văn hóa Triều
Tiên và thay thế bằng văn hóa Nhật Bản. Thanh niên Triều Tiên bị bắt trở thành
lính trong quân đội Thiên Hoàng, một số đông bị đưa sang Nhật Bản làm việc ở
các nhà máy. Người dân Triều Tiên bị bắt buộc nói tiếng Nhật và phải đến
viếng đền thờ Thần đạo [24, tr. 13].
Vào năm 1965, các quan hệ ngoại giao giữa hai nước lần đầu tiên được
thiết lập lại (kể từ ngày Hàn Quốc tuyên bố độc lập năm 1948). Hai quốc gia có
thể đã lấy lại được các thuận lợi bởi sự gần gũi về địa lý và tương đồng văn hoá,
và từ đó đã theo đuổi một cách tích cực các quan hệ chính trị cho mục đích phát
triển và các quan hệ hữu nghị giữa hai nhà nước và nhân dân hai nước. Ngày
nay, mối quan hệ giữa hai quốc gia này đã và đang có tầm ảnh hưởng đến sự
phát triển của Châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Bởi một bên là một trong
những cường quốc hàng đầu thế giới, còn bên kia là một cường quốc chính trị

và một nền kinh tế đang lên. Mối quan hệ Nhật - Hàn thời hiện đại đã trải qua
nhiều bước thăng trầm, đặc biệt là giai đoạn sau chiến tranh lạnh được xem như
là một trang mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước với nhiều động thái tích
cực từ cả hai bên. Bên cạnh những yếu tố khách quan tích cực thúc đẩy quan hệ
giữa hai nước thì cũng còn có yếu tố cản trở làm cho mối quan hệ này có lúc trở
nên căng thẳng. Vậy những yếu tố đó là gì, trong chương viết này tác giả sẽ lần
lượt đề cập và phân tích các vấn đề đó.
1.1. Yếu tố thúc đẩy quan hệ Nhật - Hàn
1.1.1. Tác động của tình hình quốc tế và khu vực sau Chiến tranh Lạnh
Những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã có
những biến động lớn trên bàn cờ chính trị quốc tế. Với sự sụp đổ của Liên Xô
và các nước Đông Âu, cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài hơn 40 năm giữa hai siêu
cường Xô - Mỹ đã đi đến hồi kết thúc. Với sự kết thúc của cuộc chiến tranh
này, thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung, và khu vực Đông
Á nói riêng đã có nhiều biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, xã hội,… khiến cho hầu hết các quốc gia, lãnh thổ trong cùng một khu vực,
thậm chí giữa các khu vực khác nhau trên thế giới đều bị cuốn theo một dòng
chảy hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá, và do đó sự liên kết, hợp
tác cùng phát triển giữa các quốc gia, lãnh thổ ngày càng gia tăng mạnh mẽ hơn.
Có thể thấy rõ một số biến đổi cơ bản mà thực chất cũng chính là những nhân tố
quốc tế và khu vực đã tác động đến sự phát triển quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn
Quốc trong suốt hai thập niên qua:
Từ thế giới hai cực trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thế giới ngày nay đã
trở thành thế giới của “nhất siêu đa cường”. Mỹ trở thành siêu cường độc tôn
trên thế giới; chưa có một nước lớn nào khác có thể nổi lên thay thế Liên Xô
thách thức bá quyền Mỹ. Điều đó làm cho tham vọng của Mỹ muốn thiết lập
một trật tự thế giới mới dưới sự lãnh đạo của Mỹ tăng lên. Chủ nghĩa đơn
phương của Mỹ trở thành chính sách chủ đạo trong nền chính trị Mỹ. Chỉ trong
vòng 15 năm, Mỹ phát động 5 cuộc chiến tranh cục bộ cường độ cao nhằm thiết
lập trật tự thế giới một cực của Mỹ (ba cuộc chiến tranh chống Iraq, Kosovo và

Afghannistan). Chủ nghĩa đơn phương của Mỹ phát triển lên đến đỉnh cao dưới
chính quyền của Tổng thống George W.Bush (con) [19, tr.22]. Với sức mạnh
vượt trội cả về kinh tế, khoa học-công nghệ và quốc phòng, trong những năm
gần đây Mỹ đã lộ rõ quyết tâm sử dụng sức mạnh vượt trội đó của mình để giải
quyết công việc quốc tế. Thực tế là Mỹ đã phớt lờ vai trò điều phối, can thiệp,
và gìn giữ hoà bình thế giới của Liên Hợp Quốc, cũng như sự phản đối của
nhiều cường quốc khác và bất chấp cả dư luận tiến bộ của thế giới để tiến hành
cuộc xâm lược ở Iraq năm 2003.
Không những thế, Mỹ đã lợi dụng danh nghĩa phát động cuộc chiến chống
khủng bố kể từ sau sự kiện 11/9/2001 để đơn phương đánh đòn phủ đầu, "gây
sự" với những quốc gia giàu tài nguyên dầu lửa ở Trung Đông, trong đó có Iraq,
và điều này đã tác động trực tiếp đến mối quan hệ Mỹ-Israel, do đó tác động
đến trật tự của cả thế giới Ả-rập Hồi giáo. Hệ quả liên quan là nhiều khu vực
trên thế giới, trong đó phải kể đến khu vực Đông Á là khu vực có số dân theo
đạo Hồi đông nhất thế giới, cũng đã trở thành đối tượng "gây sự" của Mỹ. Tình
hình này làm cho tất cả các quốc gia, lãnh thổ, ngay cả đồng minh thân cận nhất
của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc và một số thành viên ASEAN cũng phải lo ngại
về sức mạnh vượt trội với tham vọng "bá chủ thế giới" của " nhất siêu" này. Và
từ đó đã dẫn đến một xu thế chung là các quốc gia, lãnh thổ đều tạm gác những
mâu thuẫn, bất đồng riêng để cùng hợp tác tạo ra sức mạnh chung ở khu vực
nhằm kiềm chế sức mạnh của Mỹ.
Trong lĩnh vực an ninh-chính trị, quốc phòng ở khu vực Đông Á, hiện vẫn
đang tiềm ẩn một số mâu thuẫn về tranh chấp lãnh thổ bao gồm cả vùng biển,
hải đảo và không phận, trong đó đáng ngại nhất là vấn đề Đài Loan, luôn gây
căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và kể cả với Nhật Bản. Ngoài ra,
còn có các mâu thuẫn về tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản với Nga, giữa
Trung Quốc với Nhật Bản, giữa Trung Quốc với Việt Nam, giữa Trung Quốc
với Brunei, giữa Trung Quốc với Philippine, giữa Trung Quốc với Malaysia, và
cả giữa Nhật Bản với Hàn Quốc. Ngoài ra, một vấn nạn nan giải lớn đang đe
dọa an ninh Đông Bắc Á và cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay đó

là cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và vấn đề thống nhất
giữa hai miền Triều Tiên.
Thực tế cho thấy, việc giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng nổi cộm trên
đây không chỉ là vấn đề trực tiếp giữa các chủ thể có liên quan mà đã trở thành
vấn đề chung của toàn khu vực Đông Á, thậm chí của cả thế giới, đòi hỏi phải
có sự thiện chí và quyết tâm cao trong sự phối hợp song phương và đa phương
các biện pháp giải quyết giữa nhiều quốc gia, lãnh thổ với nhau.
Liên quan đến một số vấn đề chung khác của thế giới, trong đó có khu vực
Đông Á, hiện đang đòi hỏi tất cả các quốc gia, lãnh thổ khác nhau phải cùng
quan tâm giải quyết đó là các vấn đề an ninh môi trường, sinh thái với những
hiểm hoạ thiên tai, dịch bệnh lan tràn gần đây như hạn hán, lũ lụt, các bệnh dịch
như HIV/AIDS, SARS, v.v… Ngoài ra, một vấn đề chung khác và cũng là
nguyên nhân khiến cho nhiều quốc gia, lãnh thổ phải xích lại gần nhau hơn nữa
đó là chủ nghĩa khủng bố đã trở thành hiểm hoạ lớn nhất của thời đại ngày nay
đối với hoà bình, an ninh chính trị, kinh tế, xã hội của toàn thế giới. Thực tế đó
đã cho thấy việc chống lại chủ nghĩa khủng bố không còn là vấn đề quan tâm
của riêng một quốc gia, lãnh thổ nào đó mà đã trở thành vấn đề quan tâm chung
của cả khu vực và toàn thế giới.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng tình hình thế giới và
khu vực giai đoạn sau chiến tranh lạnh phát triển theo xu hướng hòa dịu nhưng
năng động và phức tạp hơn. Trước những đòi hỏi của tình hình thế giới, tất cả
các quốc gia từ lớn đến nhỏ đều phải điều chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại
nhằm tạo cho mình một vị thế có lợi nhất trong quan hệ quốc tế. Xu thế hoà
bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo trong chính sách đối ngoại của các quốc
gia. An ninh của mỗi quốc gia ngày nay được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ
với phát triển nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia trong hội nhập quốc tế.
Một đặc điểm khác của thế giới trong kỷ nguyên cách mạng khoa học công
nghệ hiện đại đó là xu thế toàn cầu hóa trở thành một xu thế khách quan lôi
cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Chính nhờ toàn cầu hoá liên kết các nước
lại với nhau, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước về nhiều mặt, nên

lợi ích của mỗi quốc gia gắn với lợi ích của nhiều quốc gia. Hơn nữa, các thể
chế quốc tế cũng ràng buộc lợi ích và nghĩa vụ của các quốc gia. Tất cả những
điều nói trên giúp hạn chế những hành vi dễ gây xung đột giữa các nước, góp
phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Qua quá trình giao lưu quốc tế, sự
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc thuộc các châu lục, giữa con người với con
người càng được tăng cường; thông tin cập nhật khắp vùng, góp phần tác động
đến mọi sự kiện trên thế giới.
Từ một số biến đổi, và đồng thời cũng đã là những nhân tố tác động cơ bản
trên đây của tình hình thế giới và khu vực Đông Á trong hai thập niên vừa qua,
có thể thấy dù muốn hay không, các quốc gia, lãnh thổ đều cần phải vượt qua
những mâu thuẫn, bất đồng riêng để cùng liên kết, hợp tác phát triển. Trong xu
thế chung đó, Nhật Bản và Hàn Quốc hoàn toàn có cơ sở và điều kiện thuận lợi
để tăng cường quan hệ hợp tác trong khuôn khổ song phương cũng như đa
phương trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ đã có từ trước.
1.1.2. Lợi ích về kinh tế
Sau chiến tranh lạnh, tất cả các nước dù lớn hay nhỏ đều tập trung vào khôi
phục và phát triển kinh tế. Vấn đề kinh tế là nhân tố hàng đầu đối với sự hưng
vong của mỗi dân tộc và đóng vai trò quan trọng hơn trong quan hệ quốc tế. Bởi
lẽ nhìn vào cuộc chiến tranh lạnh, có thể thấy bài học về phương pháp quan hệ
quốc tế lấy đối đầu chính trị - quận sự bằng cuộc chạy đua vũ trang kéo dài
trong gần nửa thế kỷ không còn là nhân tố quyết định có thể phân rõ sự thắng
bại về toàn cục. Hai siêu cường Xô - Mỹ không phải là những nước giành được
quyền lực tuyệt đối trong cuộc chạy đua vũ trang mà ngược lại, Nhật Bản và
một số nước phương Tây đã từ địa vị của kẻ chiến bại nay nổi lên thành những
trung tâm quyền lực mới, chủ yếu nhờ sớm biết tập trung vào khoa học kỹ thuật
hiện đại và những ngành công nghệ lấy chất xám làm nền móng để phát triển
kinh tế. Chính nhân tố kinh tế cũng là động lực thúc đẩy Xô - Mỹ đi vào hòa
dịu, thúc đẩy cải thiện quan hệ tay ba trong tam giác chiến lược Mỹ - Xô –
Trung từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX.
Cuộc chạy đua phát triển kinh tế giữa các quốc gia lãnh thổ mặc dù là cuộc

chạy đua cạnh tranh không cân sức nhưng về cơ bản đã không còn cạnh tranh
theo kiểu “sống còn”, “cá lớn nuốt cá bé” như trước đây mà đòi hỏi phải có sự
liên kết, hợp tác cùng phát triển một nền kinh tế tri thức trong thế cạnh tranh
gay gắt trên tất cả các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, tài chính, khoa học-công
nghệ… Minh chứng rõ nhất là cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực
Đông Á 1997-1998, nó đã cho thấy, trong thời đại toàn cầu hoá, khu vực hoá
ngày nay, phát triển kinh tế bền vững không chỉ là yêu cầu riêng của mỗi quốc
gia, lãnh thổ mà đã trở thành vấn đề quan tâm chung, yêu cầu chung của nhiều
quốc gia, lãnh thổ, của cả khu vực Đông Á và rộng hơn là cả thế giới.
Có ba lý do cơ bản mà chính phủ nào cũng đặt vấn đề phát triển kinh tế là
ưu tiên hàng đầu trong chương trình hành động của mình: Một là, bất cứ chính
phủ nào muốn đứng vững và duy trì được sự ổn định chính trị thì vấn đề hàng
đầu là phải cải thiện được đời sống của các tầng lớp nhân dân. Hai là, bất cứ
nước nào muốn có một vị thế nhất định trong hệ thống quốc tế mới, muốn mở
rộng giao lưu và hội nhập vào cộng đồng quốc tế thì trước hết phải có sức mạnh
kinh tế và nay là thời cơ để họ làm việc đó. Ba là, trong thời đại ngày nay, an
ninh kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong nền an ninh của mỗi nước. Trong
một thế giới phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ thì an ninh quốc gia gắn liền với an
ninh chung của khu vực và thế giới như một hệ thống chỉnh thể. Khu vực hóa
nền kinh tế thế giới (EU, NAFTA, AFTA…) và tự do hóa thương mại thế giới
đang làm cho đường biên giới quốc gia “mềm đi”, tạo điều kiện cho sự lưu
thông dễ dàng hơn đối với các luồng hàng hóa, tiền bạc, thông tin, tư tưởng và
cả sự đi lại của con người. Mỗi nước, cho dù đó là quốc gia mạnh nhất, cũng
không thể tự mình có thể bảo đảm an toàn tuyệt đối an ninh kinh tế của mình.
Mà kinh tế có vấn đề thì nó sẽ tác động trực tiếp đến chính trị. Với vai trò ngày
càng tăng của yếu tố kinh tế buộc các nước ngày càng phải chú ý đầy đủ hơn
đến “láng giềng gần”, thông qua đối thoại để giải quyết những xung đột, bất
đồng về quan điểm, lợi ích. Mẫu số chung về lợi ích kinh tế là cơ sở cho việc
các nước xích lại gần nhau, giảm căng thẳng thù địch và tiến tới hợp tác tốt hơn
trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi [14, tr. 27].

Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã tìm thấy ở nhau những điều kiện thuận
lợi, cũng như lợi ích kinh tế của bản thân mỗi nước khi xây dựng, phát triển và
củng cố mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai bên.
Điểm nổi bật trong "quan hệ đối tác mới" này là vấn đề hợp tác kinh tế, rất
cần thiết trong bối cảnh cả hai nước đều đang bị tác hại nặng nề từ cuộc khủng
hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu và đã đứng bên bờ vực của sự suy thoái. Một
cách cụ thể, trước sự thúc ép của những khó khăn kinh tế, Nhật Bản và Hàn
Quốc đã quyết định tái khởi động cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại
tự do giữa hai bên, đã gặp bế tắc từ năm 2004 đến nay. Bên cạnh đó, để góp
phần cho quá trình khắc phục khủng hoảng kinh tế, hai nước đã ký kết hiệp định
hoán đổi tiền tệ. Đến cuối năm 2008, Seoul và Tokyo đã mở rộng hạn mức quỹ
hoán đổi ngoại tệ song phương từ 3 tỉ lên 30 tỉ USD. Đây được xem là công cụ
tốt để hai nước hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một nước thiếu ngoại tệ khi
xẩy ra khủng hoảng kinh tế lần nữa. Hiệp định này cũng đưa lại nhiều lợi ích
kinh tế thiết thực cho cả hai nước [23].
Tuy nhiên theo nhận định chung, trong lĩnh vực kinh tế, Hàn Quốc đang rất
cần đến sự trợ giúp của Nhật Bản. Tăng trưởng của nền kinh tế thứ 11 thế giới
đã bị suy thoái với tỉ lệ tăng trưởng GDP -4% kể từ tháng 10 đến tháng
12/2008. Đối với Hàn Quốc, đạt được một thỏa thuận thương mại tự do với
Nhật Bản là kịch bản tối ưu. Tổng thống đương nhiệm Lee Myung-bak đã
khẳng định, Hàn Quốc sẽ mở đường cho sự hợp tác kinh tế giữa đôi bên để làm
giảm bớt sự bất quân bình về thương mại hiện nay đang ở mức 30 tỉ USD/ năm.
1.1.3. Lợi ích về an ninh
Chính vị trí địa lý đã đưa hai nước đi đến điểm đồng về an ninh. Là hai
nước láng giềng chỉ cách nhau bởi eo biển Triều Tiên vì thế nếu an ninh của
một nước bị đe dọa thì sẽ ảnh hưởng đến an ninh của nước kia và ngược lại.
Cho nên việc tăng cường mối quan hệ song phương giữa hai nước sẽ là cách tốt
nhất để đảm bảo an ninh cho cả hai bên, nhất là khi môi trường an ninh của khu
vực Đông Bắc Á vẫn còn tiềm tàng nhiều bất ổn do tàn tích của cuộc chiến
tranh lạnh để lại. Điển hình cho vấn đề an ninh trong khu vực này là vấn đề an

ninh trên bán đảo Triều Tiên cho đến nay vẫn là “một điểm nóng” trên thế giới.
Như chúng ta đã biết, cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 mới chỉ kết
thúc bằng một “Hiệp định đình chiến” chứ không phải là một “Hiệp định hòa
bình”. Khi chưa ký kết được một hiệp định hoà bình trên bán đảo Triều Tiên thì
Nhật Bản vẫn coi CHDCND Triều Tiên là mối đe doạ an ninh lớn nhất hiện
nay. Nếu xung đột xảy ra thì hậu quả đối với Nhật Bản sẽ nghiêm trọng hơn bất
kỳ cuộc chiến nào ở châu Á. Đặc biệt là trong những năm qua, Triều Tiên đã
khiến cho cả Nhật Bản và Hàn Quốc thực sự lo ngại về chương trình phát triển
hạt nhân và tên lửa. Bên cạnh đó nền kinh tế của Triều Tiên vốn đã trì trệ nay
lại diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Cùng với đó nạn thiếu lương thực cũng
ngày một trầm trọng do nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai hạn hán
và lũ lụt. Hơn nữa, tình trạng căng thẳng ngày một tăng lên giữa hai miền Nam
- Bắc Triều Tiên trong những năm gần đây, khiến không ít người nghĩ đến việc
chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Về vấn đề này, Nhật Bản lo ngại rằng nếu một khi chiến tranh Triều Tiên
nổ ra, với khả năng quân sự của Triều Tiên, Nhật Bản rất có thể trở thành mục
tiêu bị tấn công. Chính vì vậy, hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên là
hết sức quan trọng đối với hòa bình và ổn định của Nhật Bản.
Trong vấn đề Triều Tiên, Hàn Quốc mong muốn Nhật Bản bình thường
hóa quan hệ với Triều Tiên, tạo cho Triều Tiên có những mối quan hệ tích cực
với thế giới bên ngoài. Đồng thời Hàn Quốc muốn Nhật Bản tăng cường hơn
nữa viện trợ kinh tế, hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên, giúp nước này giải quyết
những khó khăn về kinh tế, nhằm tránh trường hợp do khủng hoảng kinh tế
trong nước khiến Triều Tiên sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh. Về phía mình,
Nhật Bản mong muốn hợp tác với Hàn Quốc để không bị tụt lại phía sau “cỗ xe
CHDCND Triều Tiên” do Mỹ và Hàn Quốc điều khiển cũng như tìm kiếm sự
thông cảm của Hàn Quốc trong việc Nhật Bản xích lại gần hơn với Triều Tiên.
Trong trường hợp xảy ra xung đột trên bán đảo Triều Tiên thì việc phối hợp an
ninh quân sự giữa hai nước bên cạnh người đồng minh Hoa Kỳ là điều hết sức
cần thiết.

Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề an ninh trong khu vực, cho đến
nay Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn tăng cường hợp tác an ninh với nhau thông qua
các hoạt động trao đổi, hợp tác, tập trận quân sự thường xuyên. Trên cơ sở bản
thoả thuận cấp Bộ trưởng Quốc phòng tháng 1 năm 1999, các đường dây nóng
đã được thiết lập và tăng cường giữa các lực lượng hải, lục, không quân của cả
hai nước. Nhiều cuộc họp giới chức cao cấp liên quan đến an ninh trên bán đảo
Triều Tiên đã diễn ra song phương như cấp bộ trưởng quốc phòng và cấp
nguyên thủ quốc gia tháng 5 và 6 năm 2000 hoặc với sự tham gia của Mỹ trong
Nhóm Giám sát và Phối hợp Ba bên [28]. Rõ ràng, lý do cho sự tăng cường hợp
tác an ninh này là từ "nguy cơ" của chương trình tên lửa của CHDCND Triều
Tiên. Quan hệ với Hàn Quốc có ý nghĩa lớn lao đối với Nhật Bản vì cả hai có
chung nhiều lợi ích an ninh quốc gia và là đồng minh lý tưởng của nhau.
1.1.4. Đều là đồng minh của Mỹ
Có thể nói rằng Mỹ là chiếc cầu nối trong quan hệ liên minh Mỹ - Nhật -
Hàn kể từ thời kỳ chiến tranh lạnh. Duy trì một quan hệ đồng minh mạnh mẽ
Mỹ - Nhật hay Mỹ - Hàn là quan trọng với việc làm vững chắc thêm quan hệ
giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, bởi Mỹ đóng vai trò là một mẫu số an ninh chung
cho cả Tokyo và Seoul. Quan hệ Nhật - Hàn về truyền thống là mắt xích trọng
yếu trong tam giác Mỹ - Nhật - Hàn. Khi Tổng thống Mỹ đương nhiệm Obama
"tái cơ cấu" quan hệ chiến lược với nguyên Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama, ông
đã lưu tâm tới sức mạnh hiệp lực to lớn từ quan hệ đối tác dân chủ ba bên toàn
diện và không thể thiếu này.
Vừa qua, do phía Nhật Bản khuấy động cuộc tranh chấp từ lâu về đảo nhỏ
hoang vắng Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima) liên quan đến nguồn khí đốt và
vấn đề sách giáo khoa mới của Nhật Bản chưa phản ảnh đúng sự thật lịch sử,
quan hệ hai nước tạm thời xấu đi. Trong lịch sử quan hệ Nhật - Trung thường
tồn tại tranh chấp căng thẳng, nhưng quan hệ Nhật - Hàn, tuy có vấn đề lịch sử,
luôn ổn định vì hai nước đều dựa vào ô bảo hộ an ninh của Mỹ. Hai nước đều
đứng về phía phương Tây, nhất là trong thời kỳ "chiến tranh lạnh". Hơn nữa,
Hàn Quốc là cường quốc kinh tế, duy trì quan hệ vững chắc với Hàn Quốc có

tầm quan trọng chiến lược đối với Nhật Bản và Mỹ. Nếu Nhật Bản xa rời Hàn
Quốc thì sẽ đẩy nước này về phía đối phương và Nhật Bản cũng rơi vào thế bất
lợi trong khu vực. Trên cơ sở thực lực kinh tế và thực lực quân sự hùng hậu,
quan hệ Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc sẽ tạo ra “thời đại tam cường” trong khu
vực.
1.1.5. Cùng hợp tác giải quyết vấn đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên
Liên quan đến vấn đề CHDCND Triều Tiên có thể thấy nổi lên một số
điểm tương đồng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc như sau:
Trước hết, về các cuộc thương lượng giữa Hàn Quốc với Triều Tiên trong
qúa trình nỗ lực tìm ra các giải pháp nhanh chóng đi đến thống nhất đất nước
trên thực tế đã diễn ra không được suôn sẻ; có những thời điểm do có những
nảy sinh bất đồng quan điểm nên đã dẫn đến bế tắc. Trong trường hợp đó, Nhật
Bản đã thể hiện quan điểm nhất quán của mình là ủng hộ các cuộc đối thoại
Hàn Quốc - Triều Tiên để tìm ra giải pháp tháo gỡ ách tắc. Chẳng hạn như vụ
đụng độ giữa hai tầu tuần tra của Triều Tiên do vượt qua đường ranh giới tranh
chấp trên biển đã đánh chìm một tàu tuần tra của Hàn Quốc vào ngày 29 tháng
6 năm 2002, làm chết 4 thủy thủ Hàn Quốc và bị thương 19 người. Trước
những thiệt hại này, ngày 1 tháng 7 năm đó, Tổng thống Kim Dae-jung vẫn
kiên trì cam kết duy trì chính sách Ánh Dương trong việc tiến tới thống nhất hai
miền Nam - Bắc Triều Tiên và ông cũng cam kết duy trì chính sách can dự với
Triều Tiên bất chấp vụ đụng độ hải quân gây chết người đã xẩy ra đó. Về phía
Nhật Bản, cựu Thủ tướng Koizumi lúc đó đã phát biểu đồng tình với Tổng
thống Hàn Quốc về cách xử lý vấn đề đang căng thẳng như vậy cốt là làm dịu
bớt phản ứng của nhiều người Hàn Quốc đã cho rằng vụ đụng độ đó là một âm
mưu của Triều Tiên nhằm xua tan ánh hào quang thành công của Hàn Quốc tại
World Cup đang diễn ra khi đó. Tổng thống Kim Dae-jung và Thủ tướng
Koizumi đã nhấn mạnh tới việc cần phải giải quyết mọi bất đồng xung đột đối
thoại với Triều Tiên nhằm thuyết phục nước này có thiện chí hơn nữa mới có
thể tiến tới thống nhất bán đảo Triều Tiên và bình thường hóa quan hệ ngoại
giao với Nhật Bản. Họ cũng nhất trí cho rằng, Nhật Bản và Mỹ nên tiếp tục phối

hợp các chính sách về Triều Tiên. Cũng trong cuộc gặp cấp cao này, thủ tướng
Koizumi đã ủng hộ lập trường kiên định tiếp tục theo đuổi Chính sách Ánh
Dương của Hàn Quốc. Hai nhà lãnh đạo đồng ý sẽ tổ chức vòng đàm phán thứ
nhất Hiệp định thương mại tự do song phương tại Seoul trong hai ngày 9 và 10
tháng 7, cam kết thúc đẩy hợp tác thông qua mở rộng trao đổi thanh niên và thể
thao chào mừng thành công của việc đồng tổ chức World Cup 2002.
Hai là, trước vấn đề gia tăng chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã
khiến cho không chỉ khu vực Đông Bắc Á mà cả thế giới đều lo ngại và điều
này làm cho Mỹ lại càng khẳng định thái độ cứng rắn đối với Triều Tiên - một
thành viên mà cựu Tổng thống Bush đã liệt vào danh sách cái gọi là “trục ma
quỷ”. Nhật Bản và Hàn Quốc đã có thái độ xử lý như thế nào đối với vấn đề
này?
Thực tế đã cho thấy, tùy theo từng thời điểm cụ thể, Nhật Bản và Hàn
Quốc đều có những giải pháp nỗ lực một mặt tiếp xúc tiến tới tổ chức các cuộc
đối thoại song phương, đa phương giữa Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nga với Triều Tiên để vận động Bình Nhưỡng ngừng các hoạt động phát triển
vũ khí hạt nhân. Mặt khác họ cũng cố thuyết phục Mỹ bớt thái độ cứng rắn với
Triều Tiên, để tránh một cuộc chiến đe dọa tiêu diệt Triều Tiên có thể xẩy ra
như Mỹ đã từng tuyên bố. Trong vấn đề này, tuy chưa đến mức làm xảy ra bất
đồng nặng nề với Mỹ, nhưng trên thực tế cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã tỏ rõ
thái độ không ủng hộ Mỹ và trong nhiều trường hợp Mỹ cũng phải nhượng bộ
mềm mỏng hơn trong cách giải quyết vấn đề Triều Tiên. Chẳng hạn như hội
nghị thượng đỉnh giữa 3 nguyên thủ quốc gia Mỹ - Nhật - Hàn đó là Tổng thống
Bush, Thủ tưởng Koizumi và Tổng thống Kim Dae-jung đã diễn ra ngày 26
tháng 10 năm 2002 tại Mexico. Kết quả của hội nghị này là 3 nhà lãnh đạo đã ra
một tuyên bố chung hối thúc Bình Nhưỡng phải ngừng chương trình hạt nhân
và cho phép các thanh sát viên quốc tế vào nước này, đồng thời khẳng định mục
tiêu của họ là nhằm đạt được một giải pháp hòa bình chứ không phải là de dọa
bằng vũ trang quân sự để tiêu diệt nhà nước cộng sản này.
Đối với tiến trình hoà hợp Bắc - Nam, Nhật Bản vẫn bày tỏ thái độ ủng hộ

Hàn Quốc, song có lẽ Nhật Bản rất lo lắng trước việc giảm sút vai trò của mình
trên bán đảo này. Những cải thiện trong quan hệ liên Triều sẽ phần nào làm
lỏng lẻo liên minh tay ba Mỹ - Nhật - Hàn trong cách giải quyết với CHDCND
Triều Tiên. Bình Nhưỡng có thể sẽ bớt quan tâm đến bình thường hoá quan hệ
với Nhật Bản nếu như họ hy vọng nhiều hơn vào sự hỗ trợ kinh tế từ phía Hàn
Quốc. Nhật cũng cân nhắc kỹ lưỡng ngay cả đối với lời đề nghị của Hàn Quốc
muốn Nhật Bản tăng cường hoạt động cứu trợ lương thực và tài chính hơn nữa
cho CHDCND Triều Tiên. Về phía CHDCND Triều Tiên vẫn chưa chịu đáp
ứng các yêu cầu của phía Nhật như vụ bắt cóc công dân hay phát triển tên lửa.
Vì vậy, Nhật hoàn toàn không muốn Hàn Quốc đi quá nhanh trong quan hệ với
miền Bắc trong khi các lợi ích cuả mình chưa được xác định.

1.2. Yếu tố cản trở quan hệ Nhật - Hàn
1.2.1. Vấn đề lịch sử và tranh chấp lãnh thổ
Trước hết là những bất đồng trở ngại về quá khứ lịch sử đau thương của
người dân Triều Tiên trước đây đã phải chịu đựng dưới ách thống trị của phát
xít Nhật. Mặc dù về vấn đề này, ông Koizumi thời còn đương nhiệm chức Thủ
tướng đã có lời xin lỗi, song người Hàn Quốc vẫn chưa thể dễ quên ngay được.
Điều đáng lưu ý liên quan tới vấn đề này đó là cuối tháng 2 năm 2002, các nghị
sĩ quốc hội thuộc đảng cầm quyền và các đảng đối lập của Hàn Quốc đã cho
công bố danh sách 798 người “thân Nhật” bị buộc tội đã đàn áp dã man người
Triều Tiên trong thời gian chiếm đóng nước này. Bản danh sách này bao gồm
tất cả 690 người được Hiệp hội giải phóng Hàn Quốc - một tổ chức chống Nhật
tại Hàn Quốc gọi là “những kẻ thân Nhật”, bao gồm cả những nhân vật nổi
tiếng nhất Hàn Quốc trước đây, trong đó có cả cựu Thủ tướng Lee Wan-yong,
người có vai trò quan trọng giúp Nhật Bản xâm lược Triều Tiên năm 1910. Bản
danh sách này đã gây xôn xao dư luận Hàn Quốc và Nhật Bản vì nó do các nghị
sĩ quốc hội đưa ra và bao gồm rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong đủ các lĩnh vực
văn học, nghệ thuật, báo chí của Hàn Quốc trước đây.
Thứ hai là những bất đồng, phê phán của người Hàn Quốc về việc Nhật

Bản biên soạn cuốn sách giáo khoa lịch sử cùng những tuyên bố phủ nhận tội ác
của Nhật gây ra với người dân châu Á trong đó có Hàn Quốc, đã làm quan hệ
giữa Seoul và Tokyo nhiều phen nổi sóng. Để sửa sai cho vấn đề này, ngày
5/3/2002 chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí thành lập “Ủy ban
nghiên cứu lịch sử chung Nhật - Hàn” nhằm phòng ngừa những bất đồng có thể
còn xảy ra từ việc biên soạn sách giáo khoa Nhật Bản.
Thứ ba là sự phản đối của một số nước châu Á trong đó có Hàn Quốc về
việc các đời thủ tướng Nhật Bản trước đây đã đến viếng đền Yasukuni để tưởng
nhớ các tội phạm chiến tranh.

×