Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 108 trang )

0


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÙI THANH HÀ






HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN MẠNG
CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế



Hà Nội – 2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




BÙI THANH HÀ



HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN MẠNG
CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Khắc Nam






Hà Nội – 2014
2


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn
và quý báu của các thầy - cô, nhà trường, cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè,
người thân và gia đình.

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
 Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và viết luận văn tốt nghiệp;
 Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị thuộc Bộ, đặc biệt là Trung
tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế và các cán bộ
Lãnh đạo, chuyên viên Bộ Thông tin và Truyền thông;
 PGS. TS. Hoàng Khắc Nam đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian học tập và viết luận văn;
 PGS. TSKH. Hoàng Đăng Hải đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm việc và nghiên cứu đề tài này tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
 Các thầy - cô của Khoa Quốc tế học, Trường ĐHKHXH&NV đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu về chuyên ngành Quan hệ quốc tế;
 Gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa học.
Luận văn này được hoàn thành với sự nỗ lực hết sức của người viết, tuy
nhiên sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quí báu của các thầy - cô và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả
3


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 14
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 14
1.1.1. Các khái niệm 14
1.1.2. Các loại hình hợp tác quốc tế về an toàn mạng 17
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 23
1.2.1. Hiện trạng an toàn mạng trên thế giới và của Việt Nam 23
1.2.2. Yêu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng 33
Tiểu kết Chương 1 39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH
VỰC AN TOÀN MẠNG CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
40
2.1. Chủ trương hợp tác và khái quát về Bộ Thông tin và Truyền thông 40
2.1.1. Chủ trương hợp tác quốc tế về an toàn mạng của Việt Nam 40
2.1.2. Khái quát về Bộ Thông tin và Truyền thông 42
2.2. Thực trạng hợp tác quốc tế về an toàn mạng từ năm 2009 đến nay 45
2.3. Phân tích đánh giá kết quả hoạt động 62
2.3.5.2. Những khó khăn 75
Tiểu kết Chương 2 80
4


Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN
MẠNG CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 82
3.1. Các căn cứ để đề xuất giải pháp 82
3.1.1 Căn cứ khoa học 82
3.1.2. Căn cứ thực tiễn 83
3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế
về an toàn mạng của Bộ Thông tin và Truyền thông 85
3.2.1. Nâng cao năng lực đảm bảo an toàn mạng 85

3.2.2. Nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế 89
Tiểu kết Chương 3 93
KẾT LUẬN 94
KHUYẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 99


5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APCERT


Asia Pacific Computer Emergency Response Team.
Hiệp hội các Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính
Châu Á Thái Bình Dương
ASEAN

Association of South East Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ATM
An toàn mạng
ATTT
An toàn thông tin
CERT

Computer Emergency Response Team

Trung tâm (Đội) Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính
CSIRT

Computer Security Incident Response Team
Trung tâm (Đội) Ứng cứu Sự cố An toàn Máy tính
CNTT
Công nghệ thông tin
HTQT
Hợp tác quốc tế
ITU
International Telecommunication Union
Liên minh Viễn thông Quốc tế
TTTT
Thông tin và truyền thông
VNCERT

Vietnam Computer Emergency Response Team
Trung tâm Ứng cứu khẩn câp máy tính Việt Nam







6


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Bảng 1.1: Phân bố sử dụng Internet trên thế giới 24

Bảng 1.2: Một số tổ chức, hiệp hội an toàn mạng khu vực 27
Bảng 1.3: Một số tổ chức, hiệp hội, diễn đàn an toàn mạng thế giới 28
Bảng 1.4: Quy mô sử dụng Internet tại Việt Nam. 30
Bảng 2.1: Hợp tác về an toàn mạng với các đối tác Nhật Bản 47
Bảng 2.2: Hợp tác triển khai dự án với các đối tác Nhật Bản. 49
Bảng 2.3: Các hợp tác an toàn mạng với Hàn Quốc 50
Bảng 2.4: Hợp tác an toàn mạng với Lào. 52
Bảng 2.5. Thái độ tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng của cán bộ
Bộ Thông tin và Truyền thông 63
Bảng 2.1: Đánh giá về điều kiện thuận lợi, khó khăn trong hoạt động hợp tác quốc
tế về an toàn mạng đã thực hiện 77
Biểu đồ 1.1: Nhận thức các biện pháp an toàn mạng tại Việt Nam [17]. 31
Biểu đồ 1.2: Các sự cố mạng tại Việt Nam từ năm 2011 đến 2013 [11,tr.25]. 32
Biểu đồ 2.1: Hợp tác song phương về an toàn mạng của Bộ TTTT[11,tr.25]. 56
Biểu đồ 2.2: Hợp tác đa phương về an toàn mạng của Bộ TTTT[2]. 61
Biểu đồ 2.3: Đoàn ra an toàn mạng Bộ TTTT ( 2008- 2013) [2]. 62
Biểu đồ 2.4: Đoàn vào về an toàn mạng từ năm 2008 đến 2013[2]. 63
Biểu đồ 2.5: tổng số đoàn ra Bộ TTTT (2008-2013)[2]. 73
Hình 1.1: Phân loại HTQT theo số lượng chủ thể tham gia 17
Hình 1.2: Phân loại HTQT về an toàn mạng theo nội dung hợp tác 20
Hình 1.3: Phân loại HTQT về an toàn mạng theo mục đích hợp tác 22
Hình 1.4: Bộ máy quản lý nhà nước về an toàn mạng tại Việt Nam [11,tr.25] 35
Hình 2.1: Định hướng phát triển ATTT quốc gia 40
Hình 2.2: Mô hình phối hợp, điều phối ứng cứu sự cố máy tính 44
Hình 2.3: Lợi ích thu được từ HTQT về an toàn mạng 68
Hình 2.4: Kết quả thu được từ HTQT về an toàn mạng tại Bộ TTTT 72
Hình 2.5: Các khó khăn trong thực hiện HTQT về an toàn mạng 786
7



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Bối cảnh thế giới ngày nay đã và đang có nhiều thay đổi lớn. Đó là xu
hướng hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ khắp các lục địa. Đó là sự
trỗi dậy của một số nền kinh tế mới nổi. Đó cũng là việc xuất hiện ngày càng
nhiều những hiện tượng suy thoái và bất ổn chính trị quốc tế gia tăng.
Có một yếu tố quan trọng liên quan đến tất cả những vấn đề trên, một
yếu tố cơ bản tạo ra những thay đổi chính cho cuộc sống con người ở thế kỷ
21 chính là sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông
tin. Công nghệ thông tin tạo ra các kết nối mạng máy tính, mạng Internet làm
con người thay đổi cách sống và làm việc. Trên mạng Internet, biên giới quốc
gia không còn nữa. Từ một vị trí địa lý con người có thể giao tiếp và tham gia
hoạt động ở mọi nơi trên toàn cầu. Hiện nay, thế giới có gần 3 tỷ người sử
dụng các kết nối mạng trong mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội. Việc kết
nối mạng được dùng trong kinh doanh, trong giao lưu văn hóa, trong ngoại
giao, chính trị, quân sự. Và lợi dụng những tiện ích của mạng, các lực lượng
thù địch, khủng bố, gián điệp, tội phạm tìm mọi cách để tấn công phá hoại và
ăn cắp tài sản ở khắp nơi trên thế giới.
Mỗi năm thế giới đã thiệt hại 1.140 tỷ USD vì tấn công mạng [22]. Gần
đây, việc Wikileaks công bố 90.000 tài liệu mật bị đánh cắp từ Cục Tình báo
Trung ương Hoa Kỳ và còn dọa sẽ tung tiếp 15.000 tài liệu khác về cuộc
chiến Afghanistan là hồi chuông cảnh báo cho tính bảo mật thông tin không
chỉ cho Hoa Kỳ mà cho toàn thế giới. Thế giới cũng đã ghi nhận các cuộc tấn
công mạng trong các xung đột hay chiến tranh: tại Nam Tư (năm 1998 tấn
công Kosovo); Estonia (năm 2007); Gruzia (năm 2008); việc nghe lén của
Hoa Kỳ do Edward Snowden tiết lộ (tháng 3/2013); các tấn công mạng tại
khủng hoảng Syria và khủng hoảng Ucraine [13]. Ngày 23 tháng 5 năm 2004,
Hoa Kỳ đã chính thức phát lệnh truy nã với 5 sỹ quan quân đội Trung Quốc
8



với cáo buộc sử dụng kỹ thuật mạng ăn cắp bí mật kinh tế của các công ty
Mỹ [24]. Như vậy, các tấn công mạng, các sự cố mạng đã diễn ra ở mọi nơi,
mọi nước trên thế giới mà Việt Nam là một phần không thể tách rời trong cả
hệ thống kết nối đó.
Trong những năm vừa qua, các sự cố an toàn mạng tại Việt Nam, các
tấn công mạng từ nước ngoài vào Việt Nam đã liên tục tăng cao. Một số sự
kiện an toàn mạng mới nhất tại Việt Nam xảy ra trong năm 2013 như: các
trang báo điện tử Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ liên tục bị tấn công từ chối
dịch vụ; 2600 máy tính bị tấn công mã độc; 5 đợt tấn công lớn vào Việt Nam
từ máy chủ ở 5 quốc gia khác nhau [14] cho thấy vấn đề đảm bảo an toàn
mạng ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, trả lời chất
vấn trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Công
an Trần Đại Quang đã khẳng định: “Nguy cơ một cuộc chiến tranh mạng đối
với nước ta là có thể xảy ra” [12]. Và ở thời điểm hiện tại, trong những ngày
tháng 5 căng thẳng tại Biển Đông, khi Trung Quốc trái phép đặt giàn khoan
Hải Dương 981 trong vũng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam, các tấn
công mạng Việt nam từ Trung Quốc đang có xu hướng gia tăng [24].
Như vậy, bảo vệ an toàn mạng trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao
giờ hết. Việc xây dựng và sử dụng các hệ thống mạng càng phát triển thì các
tấn công mạng càng xảy ra nhiều. Các tấn công mạng được thực hiện từ máy
chủ đặt tại nước này để tấn công sang nước khác. Kẻ xấu có thể ngồi một chỗ
và thực hiện tấn công cùng một lúc vào các hệ thống mạng khác nhau của
nhiều nước khác nhau ở khắp nơi trên thế giới. Do vậy, không một cá nhân,
một quốc gia nào có thể có một kết nối mạng an toàn cho riêng mình trong
bối cảnh đó. Không một quốc gia nào có thể đơn phương tự bảo vệ được an
toàn hệ thống mạng của mình giữa các tấn công có nguồn gốc từ bất cứ đâu
trên thế giới như vậy. Và cũng chính vì Internet không có biên giới quốc gia
nên không riêng quốc gia nào có thể một mình bảo vệ an toàn mạng. Các

quốc gia cần hợp tác để làm được điều này. Ngoài ra, do sự chênh lệnh về
9


trình độ phát triển công nghệ của các nước dẫn đến hệ thống pháp lý liên
quan an toàn mạng của các nước cũng khác nhau. Luật pháp của nhiều nước
không theo kịp với sự phát triển của công nghệ trên thế giới dẫn đến sự khác
biệt về luật pháp và thực thi luật pháp giữa các nước. Do đó, các nước trên
thế giới càng cần phải hợp tác để khắc phục các khó khăn này.
Tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm quản lý
nhà nước về các hoạt động kết nối Internet và đảm bảo an toàn mạng quốc
gia. Trước yêu cầu phải HTQT để chống lại các đe dọa mất an toàn mạng thế
giới, bảo vệ an toàn mạng quốc gia nói trên, Bộ đã triển khai các hoạt động
HTQT về an toàn mạng như: phối hợp quốc tế trong ngăn chặn tấn công
mạng và ứng cứu sự cố; hợp tác với nước ngoài trong đào tạo, nâng cao năng
lực đội ngũ kỹ thuật an toàn mạng; thực hiện chuyển giao kỹ thuật; chia sẻ
kinh nghiệm, thông tin với nước ngoài; phối hợp tổ chức sự kiện nâng cao
nhận thức đảm bảo an toàn mạng cho cộng đồng. Tuy nhiên chưa có nghiên
cứu nào đánh giá hiệu quả của các hoạt động này.
Cần có sự nghiên cứu khoa học về các công tác đó của Bộ để phân tích
cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng hoạt động, nhằm tìm ra giải
pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động này, góp phần đáp ứng yêu cầu cấp
bách đảm bảo an toàn mạng quốc gia và khu vực đang đặt ra đối với Bộ.
Xuất phát từ các lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực an toàn mạng của Bộ Thông tin và Truyền thông” cho luận văn của
mình. Việc nghiên cứu đề tài này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ về
phương diện lý luận trong các hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng tại
Bộ Thông tin và Truyền thông. Đề tài cũng sẽ nghiên cứu làm rõ mức độ cấp
thiết của hoạt động này trong bối cảnh quốc gia và khu vực hiện nay. Việc
thực hiện và triển khai các chính sách, chiến lược của Đảng và Nhà nước

trong lĩnh vực này có vai trò quan trọng như thế nào cũng sẽ được phân tích,
đánh giá cụ thể trong nghiên cứu này.
10


Tác giả luận văn hiện đang là cán bộ trực tiếp tham gia vào các hoạt
động HTQT về an toàn mạng tại Bộ. Việc lựa chọn đề tài này giúp tác giả có
cơ hội học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn đồng thời giúp phục vụ cho
công việc tác giả đang được giao thực hiện, đóng góp vào bảo vệ an toàn
mạng ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có điều kiện áp dụng trong thực tế,
góp phần xây dựng các chiến lược, triển khai các kế hoạch HTQT trong an
toàn mạng tại Bộ TTTT nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động này tại Bộ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan HTQT
trong lĩnh vực an toàn mạng. Các nghiên cứu này phần lớn là của các tác giả
Châu Âu và Hoa Kỳ, như tác giả Gerard De Graaf, Giám đốc Phát thanh,
Truyền hình và Internet, Hội đồng Châu Âu; Troels Oerting, Trợ lý Giám đốc
điều hành của EUROPOL; Chris M. Painter, Điều phối viên các vấn đề mạng
thuộc Văn phòng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; Heli Tiirmaa-Klaar, Tư vấn chính
sách an toàn mạng, Cơ quan đối ngoại Châu Âu.
Các nghiên cứu này đã tập trung tìm hiểu các biện pháp, cơ chế phối
hợp quốc tế nhằm bảo vệ an toàn mạng quốc gia và khu vực; các trở ngại
trong quá trình tăng cường hợp tác đảm bảo an toàn mạng; vai trò của các tổ
chức khu vực và quốc tế; các vướng mắc pháp lý và kế hoạch quốc gia trong
bảo vệ quyền công dân trên mạng
- Tại Việt Nam, đã có 2 đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa internet,
ATTT với quan hệ quốc tế: Luận văn “Vấn đề an ninh thông tin trong quan
hệ quốc tế đương đại” của tác giả Trần Xuân Tiến, Cao học QHQT khóa 10,
Học viện Ngoại giao và Luận văn “Tác động của Internet đến quan hệ quốc

tế” của Hoàng Quốc Việt, Cao học QHQT khóa 11, Học viện Ngoại giao
Tuy nhiên, các đề tài này mới chỉ nghiên cứu vai trò của internet,
ATTT trong quan hệ quốc tế và hiện trạng an toàn mạng trên thế giới. Chưa
11


có đề tài nào nghiên cứu về hiện trạng hoạt động HTQT trong lĩnh vực an
toàn mạng tại Việt Nam nói chung và Bộ TTTT nói riêng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động HTQT trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ TTTT từ
năm 2009 đến nay và các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động đó.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tại nghiên cứu các hoạt động an toàn mạng tại
Việt Nam, các hoạt động HTQT trong khuôn khổ quan hệ giữa Việt Nam và
đối tác các nước mà Bộ TTTT tham gia với tư cách đại diện của Việt Nam.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động HTQT về an toàn mạng từ
năm 2009 đến tháng 4/2014. Lý do lựa chọn thời gian này là như sau:
Từ tháng 12 năm 2008, Bộ TTTT đã trở thành thành viên chính thức
của Hiệp hội các Trung tâm ứng cứu sự cố máy tính Châu Á Thái Bình
Dương – APCERT. Lần đầu tiên Việt Nam có đại diện quốc gia là thành viên
chính thức của một tổ chức về an toàn mạng quốc tế. Từ năm 2009, các hoạt
động hợp tác quốc tế về an toàn mạng tại Bộ TTTT có những bước thay đổi
và phát triển rõ rệt.
Và tháng 4/2014 là thời điểm kết thúc nghiên cứu của luận văn này.
- Về mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ
một số vấn đề sau:
+ Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động hợp tác quốc tế của
Việt Nam trong lĩnh vực an toàn mạng.
+ Thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương về

an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
+ Phân tích, đánh giá các kết quả thu được cũng như mặt được và chưa
được trong hoạt động HTQT về an toàn mạng tại Bộ TTTT.
12


+ Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn
mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Cách tiếp cận:
+ Tiếp cận hệ thống: xem xét thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế về
an toàn mạng và các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động này trong một
hệ thống quốc tế kết nối bằng mạng và hoạt động an toàn mạng trong hệ
thống quốc gia.
+ Tiếp cận lịch sử: xem xét các hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn
mạng theo cách tiếp cận lịch đại (các năm trước 2009 và các năm sau 2009)
và tiếp cận đồng đại, tập trung vào 5 năm gần đây (2009 - 2014).
+ Tiếp cận định tính và định lượng, phân tích và tổng hợp: áp dụng
trong việc thu thập và xử lý các thông tin.
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Nghiên cứu tài liệu: các báo cáo về an toàn mạng của các tổ chức
quốc tế và các cơ quan Việt Nam.
+ Điều tra: Thiết kế các phiếu điều tra bằng bảng hỏi tự ghi, gồm
những câu hỏi đóng và câu hỏi mở, gửi tới 50 đơn vị trong và ngoài Bộ và 40
cán bộ kỹ thuật về an toàn mạng tại Bộ.
+ Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu 07 cán bộ là Lãnh đạo Bộ và
Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ là những cán bộ liên quan trực tiếp tới hợp tác
an toàn mạng tại Bộ về thực trạng hoạt động, nguyên nhân dẫn đến những
hạn chế và các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động HTQT về an toàn mạng tại
Bộ TTTT.

- Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế:
+ Phân tích các chính sách để làm rõ các quan điểm, đường lối, định
hướng đối ngoại và bảo vệ an toàn mạng của Đảng và Nhà nước, vai trò của
các chính sách này đối với hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn mạng tại
Việt Nam.
13


+ Phân tích lợi ích các bên để thấy rõ động cơ, mục đích, các yếu tố tác
động, ảnh hưởng đến việc thực hiện triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế
về an toàn mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông và đối tác các nước.
Ngoài ra là các phương pháp chung khác như phân tích, tổng hợp, so
sánh, sơ đồ hóa, thống kê.
5. Cấu trúc của Luận văn:
Ngoài Mục lục, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu, Luận
văn được trình bày theo các phần:
- Phần mở đầu
- Chương 1. “Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài” gồm 2 phần lớn:
Các khái niệm, loại hình hợp tác quốc tế về an toàn mạng; Hiện trạng an toàn
mạng trên thế giới và Việt Nam, các yêu cầu phải hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực an toàn mạng của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Chương 2. “Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại
Bộ Thông tin và Truyền thông” gồm có 4 phần: Các chủ trương hiện nay của
Chính phủ liên quan HTQT về an toàn mạng và khái quát chức năng, nhiệm
vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan HTQT về an toàn mạng;
Hiện trạng hợp tác song phương và đa phương về an toàn mạng tại Bộ Thông
tin và Truyền thông từ năm 2009 đến nay và Phân tích, đánh giá về kết quả
của hoạt động hợp tác này.
- Chương 3. “Triển vọng và khuyến nghị” trình bày về các triển vọng trong
hợp tác quốc tế về an toàn mạng và khuyến nghị những biện pháp cần thực hiện để

nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng tại Bộ Thông tin và
Truyền thông.
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục

14



Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Các khái niệm
Khái niệm hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế là sự phối hợp hòa bình giữa các chủ thể quan hệ quốc
tế nhằm thực hiện các mục đích chung. Trong đó, chủ thể quan hệ quốc tế là
những thực thể đóng một vai trò có thể nhận thấy được trong quan hệ quốc tế.

Các chủ thể trong mối quan hệ này có mục đích tham gia, có tham gia vào, có
khả năng thực hiện và có ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế [10,tr.24].
Do Bộ Thông tin và Truyền thông được Chính phủ giao nhiệm vụ phụ
trách các hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên toàn lãnh
thổ Việt Nam, nên trong hầu hết các hoạt động hợp tác quốc tế về lĩnh vực
này, Bộ cũng là đại diện quốc gia thực hiện các hoạt động hợp tác đó.
Với các hoạt động hợp tác của một lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật, các
chủ thể hợp tác có thể là cá nhân chuyên gia, nhóm người đại diện cho tổ
chức chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau. Và
tại Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ thể quan hệ quốc tế có thể là các cán
bộ hoặc đơn vị thuộc Bộ được cử đại diện cho Bộ tham gia các quan hệ hợp
tác với nước ngoài. Do Bộ có vai trò đại diện quốc gia trong các hợp tác quốc

tế về thông tin và truyền thông nên các cá nhân, đơn vị thuộc Bộ được cử
tham gia phối hợp quốc tế cũng là đại diện cho Việt Nam trong các hoạt động
hợp tác này.
Vì vậy, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của Bộ Thông tin
và Truyền thông là sự phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức đại diện cho Bộ và
cũng là đại diện cho Việt Nam với các cá nhân, tổ chức nước ngoài để cùng
đạt một mục đích chung trong lĩnh vực và vấn đề liên quan.

15


Khái niệm an toàn mạng
“An toàn mạng” là thuật ngữ mới ra đời tại Việt Nam sau sự xuất hiện
của Internet tại Việt Nam, là một thuật ngữ được dịch từ gốc từ tiếng Anh, do
đó, để hiểu và có thể nghiên cứu đầy đủ về vấn đề an toàn mạng, cần phải
hiểu từ gốc tiếng Anh của thuật ngữ này. Đó là từ “network security”.
“An toàn” (security) là “tình trạng được bảo vệ hoặc hoạt động bảo
vệ”. Tuy nhiên trong lĩnh vực CNTT và truyền thông từ “security” còn có thể
được dịch sang tiếng Việt là “an ninh” hay “bảo mật”. Vì vậy, trong nhiều
trường hợp, các từ: “an toàn”, “an ninh”, “bảo mật” mặc dù có phần khác
nhau về nghĩa tiếng Việt, nhưng trong lĩnh vực công nghệ các khái niệm này
được dùng để chỉ cùng một khái niệm.
“Mạng” (network) là “một loạt các máy tính và thiết bị khác kết nối với
nhau để qua đó có thể chia sẻ thông tin và chia sẻ việc sử dụng các thiết bị
máy móc đó”. Mạng được phân loại theo quy mô và cách thức kết nối gồm
có LAN (local area network) là mạng kết nối nội bộ trong một hệ thống;
WAN (wide area network) là mạng kết nối nhiều hệ thống mạng và Internet
(international computer network) là mạng kết nối các máy tính quốc tế mà
ngày nay mạng này đã mở rộng trên toàn thế giới.
Ngoài ra, “an toàn mạng” trong tiếng Việt còn có thể được dịch từ thuật

ngữ “cyber-security” của tiếng Anh. Do tiếp đầu ngữ “cyber-” có ý nghĩa gần
giống với từ “network” là “được kết nối với các hệ thống truyền thông điện
tử, đặc biệt là mạng Internet”. Một số thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến an
toàn mạng trong nghiên cứu này là: tội phạm mạng (cybercrime); không gian
mạng (cyberspace); chiến tranh mạng (cyberwar) [23].

Thông tin truyền trên mạng thường ở dạng tín hiệu số hóa (digital) và
bảo vệ mạng cũng là để bảo vệ các thông tin được truyền trên đó, nên các
thuật ngữ “an toàn thông tin”, “bảo mật thông tin”, “an toàn thông tin số”,
16


“an ninh thông tin”, “an ninh mạng”, “an toàn an ninh mạng” được dùng
phổ biến tại Việt Nam để chỉ cùng một khái niệm như “an toàn mạng”.
Như vậy, “an toàn mạng” là tình trạng được bảo vệ hoặc hoạt động bảo
vệ các máy tính và thiết bị được kết nối, bảo vệ việc truyền nhận thông tin
thông qua các kết nối đó.
Xét chi tiết về khía cạnh kỹ thuật, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU)
định nghĩa khái niệm an toàn mạng như sau:
An toàn mạng là tập hợp các công cụ, chính sách, khái niệm về an toàn,
bảo vệ an ninh, các hướng dẫn, các tiếp cận quản lý rủi ro, các hành động,
hoạt động đào tạo, thực tiễn, bảo hành và công nghệ mà có thể sử dụng để
bảo vệ môi trường mạng và tài sản của tổ chức, cá nhân người sử dụng. Tài
sản của tổ chức, cá nhân người sử dụng gồm các thiết bị máy tính được kết
nối, nhân sự, cơ sở hạ tầng, các ứng dụng, các dịch vụ, các hệ thống viễn
thông và toàn bộ những thông tin được lưu trữ hoặc/và truyền phát trong môi
trường mạng. An toàn mạng nhằm đảm bảo có được và duy trì việc sở hữu an
toàn các tài sản của tổ chức, cá nhân người dùng trước các rủi ro an toàn
trong môi trường mạng. Mục đích an toàn nói chung gồm: tính sẵn sàng; tính
toàn vẹn, mà có thể gồm cả tính xác thực và tính liên tục; tính bảo mật [35].


Khái niệm hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng
Từ những phân tích trên, Luận văn này định nghĩa khái niệm hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng là:
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng (international cooperation
on cyber-security) là việc cá nhân, tổ chức của hai hay nhiều nước cùng phối
hợp để bảo vệ các máy tính và thiết bị được kết nối, bảo vệ việc truyền - nhận
thông tin thông qua các kết nối đó của cá nhân, tổ chức, một hay nhiều quốc
gia, trước các hoạt động truy cập, sử dụng, từ chối dịch vụ hay sửa đổi bất
hợp pháp nhằm đảm bảo sự toàn vẹn, bảo mật, tính sẵn sàng, xác thực và
thông suốt của các thông tin được truyền - nhận.
17


1.1.2. Các loại hình hợp tác quốc tế về an toàn mạng
1.1.2.1. Phân loại theo số lƣợng chủ thể
Hợp tác song phương
Là hợp tác giữa hai chủ thể quan hệ quốc tế. Các chủ thể có thể là hai
quốc gia, các cá nhân, tổ chức của hai quốc gia phối hợp với nhau trong bất
cứ hoạt động nào liên quan lĩnh vực an toàn mạng [10,tr.24].
Hợp tác quốc tế song phương trong lĩnh vực an toàn mạng tại Việt Nam
nói chung và Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng thường ở ba hình thức
sau: Việt Nam và nước ngoài cộng tác chia sẻ thông tin, phối hợp hành động;
Nước ngoài hỗ trợ cho phía Việt Nam; Việt Nam hỗ trợ nước bạn anh em.
Luận văn mô hình hóa phân loại HTQT theo số lượng chủ thể như sau:

Hình 1.1: Phân loại HTQT theo số lượng chủ thể tham gia
Hợp tác đa phương
Là quan hệ hợp tác giữa 3 chủ thể quan hệ quốc tế trở lên. Các chủ thể
là quốc gia, cá nhân hay tổ chức [10,tr.24].

Quan hệ hợp tác này thường là các quan hệ hợp tác trong các hiệp hội,
diễn đàn, tổ chức quốc tế phạm vi khu vực hoặc thế giới, vì mục đích xây
dựng một môi trường mạng khu vực và trên thế giới an toàn hơn.
Việt Nam
(Bộ TTTT)
Tổ chức
quốc tế
(cá nhân, tổ
chức nhiều
nước)
Quốc
gia khác
(cá nhân, tổ
chức một
nước)
Song phương
Đa phương
18


Các quan hệ hợp tác song phương và đa phương về an toàn mạng tại
Việt Nam nói chung và của Bộ Thông tin và Truyền thông nói riêng thường
đan xen nhau do mỗi nước trong khu vực đều tham gia vào nhiều nhóm, hiệp
hội khác nhau. Hoạt động hợp tác song phương do vậy cũng có thể nằm trong
chương trình hành động của các hợp tác đa phương.
Hợp tác đa phương và song phương có mối quan hệ qua lại với nhau.
Hợp tác đa phương góp phần tạo tiền đề cho hợp tác song phương và hợp tác
song phương tạo nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động đa phương.
1.1.2.2. Phân loại theo nội dung hoạt động
Hợp tác tư vấn xây dựng chính sách là các hợp tác thuộc các dự án tư

vấn xây dựng chính sách an toàn mạng giữa các nước và Việt Nam mà đơn vị
chủ trì thực hiện dự án là các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước,
các bộ, ngành chức năng của chính phủ các nước hoặc các tổ chức quốc tế.
Hợp tác trong tư vấn, xây dựng chính sách về an toàn mạng là hoạt
động nổi bật trong các hợp tác giữa Việt Nam và các nước phát triển về
CNTT trên thế giới hiện nay. Việt Nam đã nhận được các báo cáo nghiên cứu
và tư vấn xây dựng chính sách về an toàn mạng từ các chuyên gia, tổ chức
hàng đầu trên thế giới. Các báo cáo này đã giúp Việt Nam tham khảo để đưa
ra các định hướng và quyết sách kịp thời trong xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch về an toàn mạng thời gian qua.
Hợp tác kỹ thuật là các hợp tác liên quan đến các nghiệp vụ kỹ thuật về
an toàn mạng giữa các kỹ thuật viên của các nước, các đơn vị xây dựng và
quản lý hệ thống kỹ thuật mạng của các nước.
Các hoạt động kỹ thuật là yếu tố quyết định đối với việc đảm bảo hệ
thống mạng an toàn. Máy tính, các thiết bị mạng, việc kết nối mạng, các phần
mềm cài đặt cũng như các nghiệp vụ để vận hành cho các hệ thống này hoạt
động là đối tượng nghiên cứu và phát triển số một trong lĩnh vực an toàn
mạng tại các quốc gia cũng như Việt Nam.
19


Các nội dung kỹ thuật trong hoạt động hợp tác này bao gồm:
- Bảo vệ hạ tầng thông tin trọng yếu là bảo vệ các hệ thống thông tin
đảm bảo sự vận hành của các hoạt động quan trọng trong xã hội như: hệ
thống thanh toán ngân hàng, hệ thống điều hành bay tại các sân bay, hệ thống
quản lý xuất nhập cảnh, hệ thống quản lý hàng hóa hải quan, hệ thống điều
hành tàu điện ngầm, điều hành đóng mở mạng lưới điện, nước….
- Đảm bảo an toàn cho các ứng dụng CNTT là bảo vệ an toàn cho các
sản phẩm, dịch vụ được phát triển nhờ CNTT được sử dụng, cài đặt trên
mạng nhằm phục vụ các hoạt động xã hội của con người. Vì vậy đảm bảo an

toàn cho các ứng dụng này chính là nội dung của đảm bảo an toàn mạng.
- Hợp tác ứng cứu sự cố máy tính là hợp tác phòng chống các loại sự cố
máy tính gồm: lừa đảo ngân hàng (phishing site), nhiễm phần mềm độc hại
(malware), ăn cắp dữ liệu (key logger, scan), tắt hệ thống (request to shut
down), máy chủ phát tán phần mềm độc hại (malware hosting site), đe dọa
tấn công (attack warning), nhiễm độc SQL (SQL Injection), tấn công có chủ
đích (targeted attacks), bẫy mạng (bot/botnet/C&C), tấn công từ chối dịch vụ
(DoS/DdoS), thư giả mạo (fraud e-mails), tạo địa chỉ giả (fake sites), lừa đảo
đăng ký tên miền (domain registration fraud Hợp tác nhiều nhất hiện nay
của Việt Nam về an toàn mạng là hợp tác trong ứng cứu sự cố máy tính
[11,tr.25].
Trong hoạt động hợp tác này còn có nội dung hợp tác chuyển giao kỹ
thuật là các hoạt động thử nghiệm phần mềm của các tổ chức nước ngoài
cung cấp; tiếp nhận các quy trình, tài liệu, giải pháp vận hành các hệ thống kỹ
thuật do nước ngoài cung cấp.
Hợp tác đào tạo nhân lực là việc tổ chức hoặc tham dự các khóa đào
tạo có yếu tố nước ngoài như mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy tại Việt
Nam, đào tạo cho học viên người nước ngoài. Kinh phí tổ chức do quốc tế tài
trợ hoặc tự cử người đi học.
20


An toàn
mạng
Chính
sách
Nhân
lực
Kỹ
thuật

Ngoài ra, hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng cũng nhằm nâng cao
trình độ nguồn nhân lực nên cũng thuộc loại hợp tác này. Đó là các hợp tác
đồng tổ chức hoặc tham dự các hội thảo, diễn đàn quốc tế; tham gia các sáng
kiến trong khu vực về tuyên truyền ý thức bảo mật thông tin cho cộng đồng
như thiết kế tờ rơi, pa-nô, áp-phích, video clip, các tài liệu hướng dẫn sử
dụng mạng an toàn; hưởng ứng ngày ATTT khu vực (ASEAN) bằng việc tổ
chức các sự kiện về an toàn mạng tại quốc gia mình.
Hiện nay các hoạt động liên quốc gia về đào tạo, tuyên truyền, phổ biến
và nâng cao ý thức đảm bảo an toàn mạng luôn được thực hiện thường xuyên.
Hình dưới đây thể hiện khái quát việc phân loại hoạt động HTQT về an
toàn mạng theo nội dung hợp tác.






Hình 1.2: Phân loại HTQT về an toàn mạng theo nội dung hợp tác
1.1.2.3. Phân loại theo mục đích hoạt động
Bảo vệ an ninh quốc gia
An ninh là tình trạng được bảo vệ khỏi sự nguy hiểm và mất mát. An
ninh là trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự
tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, tổ chức, của từng lĩnh vực
trong hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội [9,tr.23].

21


HTQT trong an toàn mạng là phối hợp với các cơ quan an ninh quốc tế
hoặc của quốc gia khác nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, phòng, chống khủng

bố; ngăn ngừa hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước; chống xâm nhập
phá hoại hệ thống mạng quốc phòng; truy tìm tội phạm có âm mưu lật đổ
chính quyền. Trong đó, phòng chống chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin
là quan trọng nhất.
Trong đó, chiến tranh thông tin là việc áp dụng CNTT ở mức độ cao
trong các hoạt động chỉ huy - quản lý, tình báo, điều khiển, chiến tranh điện
tử, kinh tế, tâm lý, xã hội, ; là một loại hình tác chiến mới trong chiến tranh
hiện đại; Mục tiêu tấn công của chiến tranh thông tin là các cơ sở hạ tầng
thông tin (quân sự, tài chính, ngân hàng, mạng máy tính quốc gia, ) [6,tr.20].
Cũng có thể gọi chiến tranh thông tin là chiến tranh mạng. Viện nghiên
cứu Pháp lý và Tội phạm quốc tế của Liên Hợp quốc (UNICRI) định nghĩa:
“Chiến tranh mạng là bất cứ hành động nào của một quốc gia xâm nhập vào
hệ thống máy tính của quốc gia khác nhằm mục đích phá hoại”.
Có quan niệm cho rằng chiến tranh mạng là loại chiến tranh thứ 5 bổ
sung vào danh sách 4 loại đã có: chiến tranh mặt đất, trên biển, trên không và
trong vũ trụ. Chiến tranh truyền thống là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức
giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể. Do vậy, chiến
tranh mạng là chiến tranh phi truyền thống nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào
và có sức tàn phá không kém gì chiến tranh thông thường [43].
Phòng chống tội phạm mạng
Hợp tác quốc tế trong an toàn mạng nhằm phòng chống tội phạm mạng
là nói đến sự phối hợp quốc tế trong việc ngăn chặn và truy tìm tin tặc có
hành động ăn cắp tiền của cá nhân, tổ chức bằng các kỹ thuật máy tính; ngăn
chặn và truy tìm tội phạm sử dụng máy tính kết nối là công cụ gây ra nguy
hiểm cho tính mạng, tài sản, thể xác, tinh thần của những người dùng khác,
như hạ thấp uy tín tổ chức, lạm dụng trẻ em, buôn bán người, phá hoại hệ
22


thống mạng của người khác… Hoạt động HTQT trong lĩnh vực này thường

được thực hiện giữa bộ công an của các nước với sự phối hợp chặt chẽ của
Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (INTERPOL) [16].
Do phần lớn tội phạm mạng từ quốc gia này tấn công vào hệ thống
mạng của quốc gia khác, vì vậy việc phối hợp quốc tế trong truy tìm thủ
phạm các tấn công mạng đã được đưa vào các thỏa thuận, cam kết quốc tế cả
song phương và đa phương.
Đảm bảo an toàn mạng máy tính trong các hoạt động dân sự
Ngoài các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực an ninh, chống tội phạm
nói trên thì tất cả các hoạt động còn lại thuộc lĩnh vực HTQT về an toàn
mạng dân sự. An toàn mạng dân sự là đảm bảo an toàn cho mọi hệ thống
mạng máy tính phục vụ việc sử dụng các ứng dụng và dịch vụ mạng cho mỗi
người dân, mỗi cá nhân, tổ chức. Hoạt động này là công tác thường xuyên
nhất trong lĩnh vực an toàn mạng tại Việt Nam.
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý
nhà nước trong lĩnh vực ATTT phục vụ các hoạt động của các cơ quan Đảng,
Chính phủ, các hệ thống mạng công cộng phục vụ người dân là đại diện quốc
gia trong các hoạt động HTQT của lĩnh vực này.
Mô hình hóa các loại hình hợp tác này như sau:

Hình 1.3: Phân loại HTQT về an toàn mạng theo mục đích hợp tác
An
toàn
mạng
An ninh
quốc
gia
An toàn
mạng
dân sự
Chống

tội
phạm
mạng
23


1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Hiện trạng an toàn mạng trên thế giới và của Việt Nam
1.2.1.1. Hiện trạng sử dụng mạng và mất an toàn mạng trên thế giới
Thế giới hiện nay là một thế giới của toàn cầu hóa với các ứng dụng
mạng phát triển vượt bậc và mặt trái là các rủi ro tổn thất mạng cao kỷ lục.
Thứ nhất, đó là thế giới của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Loài
người đã trải qua quá trình tiến hóa và có những bước phát triển vĩ đại trong
lịch sử. Từ khi Columbus giương buồm ra khơi vào năm 1492 và tìm ra Châu
Mỹ cho đến nay, thế giới đã trải qua 3 thời kỳ: quá trình thế giới hóa
(Mondialisation), quốc tế hóa (Internationalisation) và hôm nay, Internet và
thương mại điện tử đã thực sự làm thế giới bước vào một kỷ nguyên hoàn
toàn mới: Toàn cầu hóa (Globalisation) [8,tr.22].
Ba quá trình trên, theo như Thomas L. Friedman, nhà báo tờ The New
York Time, chính là ba mức phát triển của toàn cầu hóa: toàn cầu hóa 1.0 với
chủ thể là quốc gia; toàn cầu hóa 2.0 với chủ thể là các công ty và toàn cầu
hóa 3.0 là khi các cá nhân cộng tác và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Với quá trình này, thế giới dường như đang phẳng ra mà nền tảng cốt
lõi thúc đẩy điều đó chính là các kết nối vào một mạng lưới Internet chung
trên toàn cầu. Do vậy an toàn mạng là phần không thể tách rời của toàn cầu
hóa hiện nay giữa các quốc gia, tổ chức và cá nhân trên thế giới [3,tr.50].
Thứ hai, đó là thế giới của kết nối mạng. Thế kỷ 21 toàn cầu hóa mang
đến của sự bùng nổ trong việc sử dụng mạng và phát triển các ứng dụng
CNTT. Các thiết bị thông minh với việc tích hợp của nhiều tiện ích ra đời
giúp con người có thể “di chuyển” cả thế giới bên mình. Giám đốc điều hành

các tập đoàn đa quốc gia chỉ ngồi một chỗ cũng có thể điều hành hoạt động
của cả hệ thống.
Mọi hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa tinh thần, quân sự
ngày nay có những bước đột phá lớn, đạt được hiệu quả vượt bậc trong quá
24


trình thực hiện, nhờ các thao tác xử lý tự động trên hệ thống kết nối mạng
máy tính với tốc độ tính theo đơn vị một phần nhiều triệu giây.
Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ sử dụng internet trên thế giới năm 2012.
Bảng 1.1: Phân bố sử dụng Internet trên thế giới
Các khu
vực
Dân số
Người dùng
Internet
năm 2000
Người dùng
Internet năm
2012
Tỷ lệ
khu
vực
Mức tăng
2000-2012
Tỷ lệ
thế
giới
Châu Phi
1,073,380,925

4,514,400
167,335,676
15.6 %
3,606.7 %
7.0 %
Châu Á
3,922,066,987
114,304,000
1,076,681,059
27.5 %
841.9 %
44.8 %
Châu Âu
820,918,446
105,096,093
518,512,109
63.2 %
393.4 %
21.5 %
Trung Á
223,608,203
3,284,800
90,000,455
40.2 %
2,639.9 %
3.7 %
Bắc Mỹ
348,280,154
108,096,800
273,785,413

78.6 %
153.3 %
11.4 %
Mỹ La
tinh
593,688,638
18,068,919
254,915,745
42.9 %
1,310.8 %
10.6 %
Châu Úc
35,903,569
7,620,480
24,287,919
67.6 %
218.7 %
1.0 %
Toàn thế
giới
7,017,846,922
360,985,492
2,405,518,376
34.3 %
566.4 %
34.3 %
(Nguồn: www.internetworldstats.com/stats)
Thứ ba, đó là thế giới của những rủi ro mất an toàn mạng ngày một gia
tăng. Có rất nhiều con số thống kê về thiệt hại do mất an toàn mạng gây ra
trên toàn cầu. Đó là những con số rất lớn. Theo báo cáo của Symantec thì

thiệt hại này ước tính hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Ở Hoa Kỳ, tai nạn xe hơi gây thiệt hại từ 99 tỉ USD đến 168 tỉ USD
mỗi năm, tương đương từ 0,7 % đến 1,2 % GDP. Trong khi đó, tấn công
mạng khiến Hoa Kỳ mất khoảng 24 tỉ USD đến 120 tỉ USD mỗi năm, hay
0,2% đến 0,8% GDP. Báo cáo của Symantec cũng đưa ra con số thất nghiệp
do các tấn công mạng là 508.000 người [22].

×