Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hợp tác quốc tế trong vấn đề biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.91 KB, 82 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





Hoàng Thúy Quỳnh





HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG VẤN ĐỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU






LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG KHẮC NAM







HÀ NỘI-2010


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề môi trƣờng nghiêm trọng
nhất. Do sự đe dọa của vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng cao và ngày càng đe
dọa trực tiếp đời sống kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới nên nó
đã đƣợc coi là một vấn đề an ninh phi truyền thống. Bởi môi trƣờng là chung
nhất nên nhân loại bắt buộc phải hợp tác quốc tế để cùng tìm ra giải pháp chung
nhằm đối phó. Bên cạnh đó, sự gia tăng của vấn đề biến đổi khí hậu cũng đang
tạo ra những tác động đối với QHQT, dẫn đến sự tƣơng tác qua lại giữa vấn đề
này với hợp tác quốc tế.
Xuất phát từ tầm ảnh hƣởng ngày càng tăng của vấn đề biến đổi khí hậu
đối với hợp tác trong QHQT cũng nhƣ vai trò ngày càng quan trọng của hợp tác
quốc tế đối với việc giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã chọn đề tài “Hợp tác
quốc tế trước vấn đề biến đổi khí hậu” cho luận văn của mình. Mục đích của
việc chọn đề tài này là nhằm làm rõ về biến đổi khí hậu, tác động của nó đến
quan hệ quốc tế và tình hình hợp tác quốc tế ngăn chặn vấn đề này.

Ngoài ra, đề tài còn có ý nghĩa nhƣ một đóng góp về mặt khoa học bằng
những kiến thức mà chúng tôi đã tổng hợp đƣợc. Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ có
những tác động vào đời sống thực tiễn, góp thêm phần cho cuộc chiến chống
biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu với tƣ cách là một vấn đề toàn cầu,
đƣợc đề cập đến rất nhiều cả ở Việt Nam và trên thế giới.
5

Ở nƣớc ngoài, đã có nhiều nghiên cứu về quan hệ qua lại giữa môi trƣờng
với quan hệ quốc tế nhƣng là về vấn đề môi trƣờng nói chung mà trong đó biến
đổi khí hậu chỉ là một khía cạnh. Tuy nhiên, khái niệm biến đổi khí hậu thƣờng
xuyên đƣợc nhắc tới, nhất là trong các tài liệu nghiên cứu về môi trƣờng và phát
triển. Một trong những tài liệu cung cấp rất nhiều thông tin về biến đổi khí hậu
toàn cầu có thể kể đến là “Báo cáo Phát triển con người 2007/2008” của Ngân
hàng thế giới. Bản báo cáo có ý nghĩa nhƣ một sự cảnh báo về nguy cơ khí hậu
toàn cầu và cũng là lời kêu gọi các quốc gia đoàn kết lại cùng chung tay bảo vệ
thế giới khỏi những tổn thƣơng do quá trình tăng nhiệt độ của trái đất.
Ở trong nƣớc, chƣa có các nghiên cứu về quan hệ giữa môi trƣờng và quan
hệ quốc tế. Dù vậy, các đề tài nghiên cứu khoa học, sách tham khảo, báo cáo,
giáo trình… cũng đề cập nhiều tới biến đổi khí hậu. Ví dụ nhƣ Báo cáo của Bộ
tài nguyên và Môi trƣờng năm 2009 “Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam”. Ngoài ra, các tác giả nhƣ Nguyễn Trần Quế với cuốn sách tham
khảo “Những vấn đề toàn cầu ngày nay” và Nguyễn Trọng Chuẩn với “Những
vấn đề toàn cầu trong thập niên đầu của thế kỷ XXI” và một vài tác giả khác
cũng đã đề cập tới vấn đề biến đổi khí hậu nhƣ một phần của vấn đề môi trƣờng
nằm trong các vấn đề toàn cầu của nhân loại.
Các cá nhân và tập thể tác giả của các nghiên cứu trên đã cho thấy rõ
nguyên nhân, thực trạng của biến đổi khí hậu và đã đề xuất nhiều giải pháp góp
phần làm giảm thiểu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, vai trò của hợp

tác quốc tế cũng đƣợc đề cập tới trong các nghiên cứu về vấn đề toàn cầu này.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào về “Hợp tác quốc tế trước
vấn đề biến đổi khí hậu”.


6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tác động của biến đổi khí hậu đến quan hệ quốc tế
và sự hợp tác quốc tế nhằm đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
- Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu đề cập đến tác động của tình trạng vấn đề
biến đổi khí hậu đối với quan hệ quốc tế và hợp tác quốc tế trƣớc vấn đề này
trong thời hiện đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, phân tích và phƣơng pháp nghiên cứu
quan hệ quốc tế đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài luận
văn. Ngoài ra, phƣơng pháp lịch sử và suy luận logic cũng đƣợc áp dụng trong
một số trƣờng hợp. Các giả thuyết khoa học cũng đƣợc đƣa ra trong nội dung
luận văn, ví dụ nhƣ các giả thuyết về mức tăng nhiệt độ của trái đất hay các giả
thuyết về mức độ gây tổn hại bầu khí quyển của con ngƣời.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm
3 chƣơng:
Chương 1: Khái quát về biến đổi khí hậu. Nội dung chƣơng này làm rõ
khái niệm và nguyên nhân của tình trạng vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời nêu
lên thực trạng vấn đề biến đổi khí hậu thế giới.
Chương 2: Tác động chủ yếu của vấn đề biến đổi khí hậu đối với Quan
hệ quốc tế. Chƣơng 2 phân tích những tác động của vấn đề biến đổi khí hậu đối
với xung đột quốc tế cũng nhƣ hợp tác quốc tế.
Chương 3: Thuận lợi, khó khăn và triển vọng trong hợp tác quốc tế

nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Chƣơng này đề cập tới những thuận
lợi, khó khăn trong hợp tác quốc tế giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Qua đó
chúng tôi cũng đƣa ra nhận định về triển vọng hợp tác trong tƣơng lai.
7

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Khái niệm và nguyên nhân của tình trạng vấn đề biến đổi khí hậu
1.1.1. Khái niệm
Sự xuống cấp của môi trƣờng đã từ lâu trở thành vấn đề toàn cầu gây ra
những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nhân loại. Biến đổi khí hậu đang là
hiện tƣợng nguy hiểm nhất nằm trong các vấn đề về môi trƣờng. Chính biến đổi
khí hậu tác động lên các vấn đề khác trong môi trƣờng và làm tăng nhiệt độ trái
đất, đe dọa an ninh con ngƣời trên toàn thế giới. Gần đây, khái niệm biến đổi khí
hậu đƣợc nhắc đến với tần suất lớn trên hầu hết các phƣơng tiện truyền thông đại
chúng và đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức của con ngƣời khắp nơi trên thế
giới.
Nói đến biến đổi khí hậu, không thể không nhắc đến sự gia tăng của vấn
đề biến đổi khí quyển nói chung.
Trong hệ thống khí hậu thì khí quyển đóng vai trò chủ yếu tới việc điều
chỉnh khí hậu thời tiết. Khí quyển đƣợc hiểu một cách phổ biến là không khí và
đó là một hỗn hợp khí, chủ yếu là oxygen và nitrogen, nằm bao quanh Trái đất.
Ngắn gọn hơn, có định nghĩa cho rằng khí quyển là các lớp hay vùng khí nằm
trên bề mặt trái đất [18, tr.20].
Khí quyển có vai trò sống còn đối với sự tồn tại của nhân loại. Trƣớc hết,
khí quyển có chứa oxygen và là nguồn tạo nƣớc ngọt – những yếu tố không thể
thiếu đối với sự sống của muôn loài [18, tr.23]. Khí quyển cũng là yếu tố tác động
trực tiếp tới trạng thái của thời tiết. Khí quyển cho phép ánh sáng và nhiệt lƣợng
của Mặt Trời tới Trái Đất [18, tr.23]. Nhiệt độ của trái đất ấm lên đƣợc là nhờ khả
năng truyền nhiệt và giữ nhiệt của khí quyển. Nhờ đƣợc giữ ấm mà sự sống đƣợc
duy trì ở trái đất. Đây chính là khả năng khác biệt của trái đất so với các hành

tinh khác trong hệ Mặt Trời. Nếu không có bầu khí quyển, thì nhiệt độ của Trái
8

Đất chỉ còn -73
o
C và không có sự sống. Tƣơng tự, nhiệt độ của Sao Kim là
500
o
C vì không có một sự điều chỉnh giống nhƣ bầu khí quyển ở Trái Đất. Nhƣ
vậy, bầu khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh và cũng không quá
nóng, đảm bảo cho sự sống tồn tại trên Trái Đất. Ngoài ra, khí quyển cũng giúp
hạn chế nhiều tác động có hại từ bên ngoài. Là lớp ngăn giữa vũ trụ và Trái Đất,
khí quyển che chắn cho Trái Đất khỏi tác hại của tia cực tím phát ra từ Mặt Trời
[18, tr.23].
Hiện nay, sự biến đổi của khí quyển đang không ngừng gia tăng. Sự suy
giảm tầng ozone chính là một hiện tƣợng liên quan tới biến đổi khí quyển. Sự
suy giảm này thể hiện qua quá trình mỏng dần rồi xuất hiện lỗ thủng. Hiện tƣợng
lỗ thủng tầng ozone đã gây kinh hoàng cho giới khoa học và là dấu hiệu cảnh
báo lớn cho toàn nhân loại về nguy cơ sự sống trên trái đất bị hủy hoại bởi tác
động của các tia cực tím có hại. Chính tầng ozone là tấm lá chắn bảo vệ cho mọi
sinh vật trên trái đất khỏi bị chết hoặc bị thƣơng bởi các tia độc hại từ bức xạ mặt
trời.
Nguyên nhân của hiện tƣợng suy giảm tầng ozone là do việc chế tạo và sử
dụng chất CFC (clo-florua-cacbon) trong công nghiệp. Trong quá trình sản xuất,
CFC đi vào không trung và tạo ra “clo tự do” trực tiếp phá hủy tầng ozone.
Sau khi lỗ thủng tầng ozone lần đầu tiên đƣợc phát hiện ở Nam cực, nhân
loại đã có những hành động nhằm cứu vãn vấn đề. Cuộc đàm phán quốc tế tại
Montréal năm 1987 đã đạt tới hiệp ƣớc quốc tế nhằm giảm bớt sản lƣợng chất
CFC; Thỏa thuận London năm 1990 và Copenhagen năm 1992 về việc tiến tới
hoàn toàn chấm dứt việc sản xuất chất CFC và các chất hủy hoại tầng ôzôn khác;

Từ năm 1995, Liên Hợp Quốc lấy ngày 16-9 hàng năm là ngày quốc tế bảo vệ
tầng ôzôn. Tuy nhiên, trên thực tế thì mức “clo tự do” vẫn tiếp tục tăng cao hơn
9

so với dự tính, do đó việc khôi phục tầng ozone bình lƣu vẫn là một tiến trình lâu
dài đòi hỏi nhiều nỗ lực của các quốc gia trên thế giới.
Sự biến đổi của khí quyển thực sự đã trở thành mối quan tâm hàng đầu khi
khí hậu Trái Đất có những diễn biến bất thƣờng. Ngày nay, sự biến đổi của khí
quyển gia tăng nhanh chóng, trong đó có biến đổi khí hậu.
Vậy biến đổi khí hậu là gì?
Có khái niệm cho rằng biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí
hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng
thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do
các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt
động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác
sử dụng đất [30].
Một khái niệm khác cũng đƣợc sử dụng rất phổ biến, cho rằng biến đổi
khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm cả khí quyển, sinh quyển,
địa quyển, thủy quyển bởi các nguyên nhân tự nhiên (động đất, núi lửa, hoạt
động của các hành tinh, các tia vũ trụ,… ) và nhân tạo (hoạt động sản xuất và
tiêu dùng của con người [15].
Biểu hiện của biến đổi khí hậu chính là sự nóng lên của trái đất hay còn
gọi là hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect). Khí quyển vốn đóng vai trò chủ
yếu trong việc điều chỉnh nhiệt độ của trái đất. Khả năng truyền nhiệt và giữ
nhiệt của bầu khí quyển tƣơng tự nhƣ tấm kính mà ánh sáng xuyên qua nhƣng
nhiệt đƣợc giữ lại [18, tr.53]. Khả năng này tồn tại nhờ vào vai trò của CO2 và hơi
nƣớc có trong khí quyển. Tuy nhiên, lƣợng khí CO2 và một số khí khác ngày một
tăng lên trong khí quyển khiến cho khả năng truyền và giữ nhiệt của khí quyển
cũng tăng theo, kết quả là nhiệt độ trái đất bị nóng lên. Đó chính là hiệu ứng nhà
kính. Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học cho thấy nhiệt độ trung bình của trái

10

đất đang gia tăng không ngừng. Con ngƣời cũng cảm nhận đƣợc hiện tƣợng mùa
hè nắng nóng gay gắt hơn so với trƣớc đây. Nhƣ vậy, khí hậu Trái Đất đang và
sẽ tiếp tục nóng lên. Vấn đề là con ngƣời phải làm gì để giảm thiểu khả năng này
và tìm cách thích ứng với tình hình đang ngày một bi đát.
Bên cạnh sự nóng lên của trái đất, biểu hiện khác của biến đổi khí hậu, đó
là hiện tượng thiên tai nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán,… cũng đang xảy ra trầm trọng
ở nhiều nơi trên thế giới. Khi trái đất nóng lên, băng sẽ tan nhanh chóng khiến
nƣớc biển dâng và đe dọa cuộc sống của con ngƣời cũng nhƣ sự sống của các
sinh vật khác trên thế giới. Đông Nam Á là một trong những khu vực chịu nhiều
tác động xấu từ vấn đề biến đổi khí hậu. Philippines là nƣớc điển hình phải hứng
chịu nhiều trận bão đổ từ Thái Bình Dƣơng với nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Indonesia là quốc gia bị tác động nặng nề từ các đợt sóng thần. Việt Nam những
năm gần đây cũng phải đối mặt với sự thay đổi theo hƣớng ngày càng xấu đi của
khí hậu. Nhiệt độ gia tăng khiến nắng nóng gay gắt kéo dài ở nhiều vùng trong
cả nƣớc, gây hạn hán cho một số khu vực trồng trọt và chăn nuôi. Đặc biệt,
những năm gần đây bão có cƣờng độ mạnh xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam
khiến chính phủ và ngƣời dân gặp nhiều khó khăn trong công tác thích ứng và
đối phó. Ở châu Phi và châu Á, nạn hạn hán cũng xảy ra ngày càng phổ biến,
điển hình là tại Bangladesh và Ấn Độ. Nhiều ngƣời dân ở hai châu lục này bị
thiếu nƣớc trầm trọng để phục vụ cho sinh hoạt cũng nhƣ sản xuất.
Ngoài ra, gần đây các nhà khoa học đã tìm hiểu đƣợc bản chất vật lý của
hiện tượng El Nino cũng có liên quan tới biến đổi khí hậu.
Một trong các biểu hiện chính của El Nino là nhiệt độ mặt nƣớc biển tăng
lên vài độ C so với trung bình trên một vùng biển rộng lớn vùng cận xích đạo
trung tâm Thái Bình Dƣơng kéo theo các thay đổi trên quy mô toàn cầu, và đó là
nguyên nhân của nhiều thiên tai bất thƣờng trên thế giới [2, tr.60]. Từ xa xƣa trong
11


lịch sử, hiện tƣợng El Nino đã xảy ra nhiều lần, nhƣng con ngƣời chƣa nhận biết
đƣợc bản chất của nó. Cho đến những năm gần đây, khi nghiên cứu về sự biến
đổi của khí hậu, ngƣời ta mới phát hiện ra, một phần tác nhân của El Nino là do
sự nóng lên của nhiệt độ trái đất.
Nhƣ vậy, khi đề cập tới biến đổi khí hậu, vấn đề đáng lo ngại nhất hiện
nay là hiện tƣợng nóng lên của Trái Đất và các tác hại kéo theo sau đó. Nhiệt độ
của Trái Đất đang ngày một nóng dần lên có liên quan trực tiếp tới sự biến đổi
của bầu khí quyển. Khi bầu khí quyển bị tác động và thay đổi, các hiện tƣợng
cực đoan lần lƣợt bộc lộ, nhƣ lỗ thủng tầng ozone hay hiện tƣợng El Nino.
Không chỉ vậy, khí hậu thay đổi còn làm xuất hiện hiện tƣợng tan nhanh băng ở
Bắc và Nam cực cũng nhƣ các sông băng trên thế giới. Hiện tƣợng này làm cho
mực nƣớc biển dâng khiến mƣa, bão lụt, hán hán và hàng loạt các thiên tai với
hậu quả vô cùng nghiêm trọng khác liên tiếp xảy ra. Tiếp theo đó, các đảo quốc
và các nƣớc có bờ biển thấp nhƣ Tuvalu, Bangladesh sẽ bị nhấn chìm dƣới đáy
biển, trong khi một số nơi khác lại chịu cảnh hạn hán. Tình trạng này sẽ gây ra
những ảnh hƣởng nghiêm trọng tới an ninh con ngƣời, đặc biệt là an ninh lƣơng
thực, do môi trƣờng sinh thái bị đảo lộn, canh tác nông nghiệp bị giảm sút.
Biến đổi khí hậu thực sự đã trở thành mối đe dọa lớn đối với nhân loại.
Với những biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu, loài ngƣời không thể phủ
nhận đƣợc thực tế là vấn đề này đang tồn tại nhƣ một vấn đề toàn cầu vô cùng
nan giải.
Một trong những đặc điểm quan trọng của biến đổi khí hậu chính là quy
mô toàn cầu của vấn đề. Bầu khí quyển của trái đất không phân biệt nguồn phát
thải khí nhà kính theo quốc gia hay khu vực. Một tấn khí nhà kính đƣợc phát thải
ra ở một nƣớc châu Phi hay ở một nƣớc châu Mỹ thì cũng giống nhau về khối
lƣợng cũng nhƣ tầm ảnh hƣởng. Việc phát thải ở một nƣớc hoàn toàn có thể gây
12

ảnh hƣởng ở một nƣớc khác. Nếu nƣớc này nỗ lực làm sạch bầu khí quyển
nhƣng nƣớc khác lại thải chất độc hại một cách thiếu kiểm soát, thì mọi cố gắng

cứu vãn vấn đề cũng trở nên vô ích. Điều đó nói lên rằng không một quốc gia
nào có thể đơn phƣơng chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu. Việc phối hợp hành
động là bắt buộc. Con ngƣời đang phải đối mặt với một thực tế khó khăn: Hoặc
là hợp sức lại, hoặc là bị tách rời và tự tiêu diệt.
Biến đổi khí hậu diễn ra trên quy mô toàn cầu và đe dọa lợi ích cơ bản
của hầu hết các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Nếu không hành động kịp thời,
biến đổi khí hậu có thể chặn đứng và đẩy lùi quá trình phát triển của con ngƣời.
Lợi ích cơ bản của các quốc gia, dân tộc bị đe dọa thông qua các tác động
của biến đổi khí hậu đối với an ninh lƣơng thực, các vấn đề về nƣớc, nguy cơ
thiên tai, các vấn đề sức khỏe, …và các hệ lụy gián tiếp khác. Khí hậu biến đổi
khiến việc sản xuất nông nghiệp bị tác động tiêu cực và sản lƣợng suy giảm ở
nhiều khu vực trên thế giới. Ở các nƣớc nghèo, hạn hán và lụt lội làm tăng tỉ lệ
nghèo đói ở các vùng nông thôn. Các nƣớc giàu phải chịu hậu quả gián tiếp khi
buộc phải cắt giảm số lƣợng lƣơng thực dự trữ. Tình trạng bất an ninh về nƣớc
cũng khiến cho ngƣời dân ở nhiều nơi trên thế giới phải khốn đốn. Nhiều ngƣời
dân ở vùng Sừng của châu Phi phải mất hàng tiếng đồng hồ để mang đƣợc nƣớc
sinh hoạt về cho gia đình. Vấn đề sức khỏe cũng nghiêm trọng không kém khi
các căn bệnh gây tử vong xuất hiện ngày càng nhiều do tác động của biến đổi khí
hậu, ví dụ nhƣ bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và các loại bệnh mới khác. Chính phủ
nhiều nƣớc đang chuẩn bị xây dựng hệ thống y tế công cộng để đối phó với các
biến động khí hậu trong tƣơng lai, ví dụ nhƣ đợt nóng ở châu Âu vào năm 2003
và thời tiết cực đoan vào mùa hè và mùa đông [19, tr.10].
Lợi ích cơ bản của các quốc gia vẫn đang tiếp tục bị đe dọa khi biến đổi
khí hậu khiến cho cuộc sống của con ngƣời ngày càng trở nên khắc nghiệt và tất
13

yếu dẫn tới những tranh chấp, xung đột. Ngay đất và nƣớc là những nguồn tài
nguyên thiên nhiên tƣởng chừng nhƣ vô tận nhƣng nay cũng trở thành khan
hiếm. Những quốc đảo vô cùng xinh đẹp đang chìm dần xuống lòng biển sâu.
Rồi những ngƣời dân vốn sinh sống ở đó sẽ đi đâu về đâu? Biến đổi khí hậu chắc

chắn sẽ làm tăng lƣợng ngƣời di cƣ do suy thoái môi trƣờng và do điều kiện kinh
tế. Theo số liệu của Liên hợp quốc năm 1996, sự di cƣ vì sinh thái đã lên tới 26
triệu ngƣời và 173 triệu ngƣời đang bị đe dọa phải rời bỏ nơi “chôn rau cắt
rốn”[24, tr.161]. Mà di cƣ đã từ lâu bị coi là một trong những mầm mống của bất
ổn xã hội. Đó là vấn đề lớn mà các quốc gia sẽ phải đối mặt.
Lợi ích kinh tế không chỉ bị ảnh hƣởng rõ rệt ở các nƣớc nghèo, mà ngay
cả các nƣớc giàu cũng phải chi những khoản tiền không nhỏ cho việc đối phó với
biến đổi khí hậu. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dự định đầu tƣ 80 tỷ đô la
cho các chƣơng trình sản xuất năng lƣợng tái tạo nhằm cứu vãn nền kinh tế vốn
phụ thuộc nặng nề vào carbon của Mỹ [4, tr.18]. Ở Trung Quốc, ô nhiễm do đốt
than đang ngày càng trầm trọng. Là nƣớc sản xuất và tiêu thụ than đá lớn nhất
thế giới, Trung Quốc phải chi khoảng 95 tỷ đô la Mỹ mỗi năm để giải quyết các
vấn đề về môi trƣờng [24, tr.152]. Nhiều nƣớc hiện đang đầu tƣ đáng kể vào việc
thiết lập cơ sở hạ tầng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Nƣớc Anh đang chi
1,2 tỷ đô la mỗi năm cho công tác phòng chống lũ lụt. Hà Lan đang xây dựng
nhà ở có thể nổi trên mặt nƣớc khi lũ lụt kéo đến. Ở Thụy Sĩ, ngƣời ta đang thiết
kế và chế tạo máy phun tuyết nhân tạo cho ngành trƣợt tuyết trên núi [19, tr.14].
Trên thực tế, cái giá phải trả cho việc phát triển nền kinh tế toàn cầu là quá
đắt khi hiện nay hàng triệu ngƣời nghèo bị cƣớp đi miếng ăn, chỗ ở và thế hệ
tƣơng lai thì đang tiến tới một hành tinh suy kiệt vì biến đổi khí hậu.
Các vấn đề an ninh con ngƣời luôn có mối quan hệ tƣơng tác chặt chẽ với
nhau. Khi một vấn đề nảy sinh và không đƣợc giải quyết thì tất yếu những vấn
14

đề khác sẽ kéo theo hàng loạt. Biến đổi khí hậu làm nảy sinh các vấn đề an ninh
khác nhau và ngƣợc lại, các vấn đề toàn cầu khác lại gây khó khăn cho việc khắc
phục biến đổi khí hậu. Lợi ích quốc gia và quốc tế vì thế bị chi phối bởi một
vòng luẩn quẩn, trong đó biến đổi khí hậu vẫn đang là thách thức an ninh phi
truyền thống đáng lƣu tâm bậc nhất hiện nay.
Để ổn định khí hậu toàn cầu, không còn cách nào khác ngoài hợp tác quốc

tế đối phó với vấn đề.
Thực tế cho thấy, những nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất từ biến đổi khí
hậu lại là những nƣớc đóng góp lƣợng phát thải khí độc hại ít hơn so với những
nƣớc khác. Nƣớc Mỹ, dù chỉ chiếm khoảng 5% dân số thế giới nhƣng đã đóng
góp tới hơn một phần tƣ lƣợng khí hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Trong khi đó,
20% số dân từ những nƣớc có lƣợng phát thải thấp nhất chỉ đóng góp 2% lƣợng
phát thải toàn cầu. Nhƣ vậy, bầu khí quyển rõ ràng không thể bị giới hạn mức ô
nhiễm theo đƣờng biên giới. Tƣơng tự, làm sạch bầu khí quyển cũng không phân
biệt quốc gia hay khu vực. Khi một nƣớc góp phần ngăn chặn ô nhiễm khí quyển
thì cả thế giới sẽ có bầu khí quyển trong lành hơn. Khi cả hành tinh cùng bắt tay
nhau làm việc đó, thì nhiệt độ trái đất chắc chắn sẽ giảm. Ngƣợc lại, chỉ cần một
quốc gia không chịu chung tay góp sức, thì nỗ lực của hầu hết toàn nhân loại
cũng có thể không đạt mục tiêu.
Khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của mỗi quốc gia là khác nhau,
nếu không có sự hợp tác, tƣơng trợ lẫn nhau thì các nƣớc nghèo sẽ không đủ
tiềm lực để chống chọi lại tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi ở các nƣớc
phát triển, ngƣời ta chỉ cần bật điều hòa khi trời nóng và xây dựng hệ thống
phòng chống lụt công phu khi phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt, thì ở các nƣớc
nghèo, bão lũ, thiên tai vẫn cƣớp đi hàng nghìn sinh mạng, xóa sạch hàng trăm
ngôi nhà và chôn vùi tất cả mùa màng trong biển nƣớc. Các nƣớc giàu đã hỗ trợ
15

hàng tỷ đô la Mỹ để giúp các nƣớc nghèo chống lại tác động của biến đổi khí
hậu, nhƣng dƣờng nhƣ mọi sự trợ giúp vẫn chƣa đủ khi ảnh hƣởng của biến đổi
khí hậu vẫn đang ngày càng gia tăng.
Con ngƣời trên toàn bộ hành tinh này vốn có mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau về sinh thái. Cùng chung sống dƣới một bầu khí quyển, loài ngƣời là một
cộng đồng không thể tách rời trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Ngày
nay, thế giới bị phân cách thành nhiều thế giới khác nhau, ở đó có thế giới của
ngƣời giàu, thế giới của ngƣời nghèo, thế giới của những ngƣời yêu hòa bình và

cả thế giới của những kẻ hiếu chiến. Trong những thế giới ấy, hố sâu ngăn cách
đã đƣợc tạo ra một cách vô hình nhƣng mãnh liệt, nó làm cho con ngƣời quên
mất rằng họ chung sống trên một hành tinh và có mối liên hệ không thể tách rời.
Họ quên mất là họ có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về sinh thái. Khi một
ngƣời Mỹ lái ô tô trên đƣờng, họ quên rằng họ đang góp phần khiến cho tình
hình thiên tai ở châu Phi hay châu Á thêm trầm trọng.
Nếu nhƣ vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, vấn đề vẫn còn bị coi nhẹ
trong tƣ duy về sự phát triển, thì ngày nay, nó là vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu
trong các chƣơng trình nghị sự. Biến đổi khí hậu thực sự đã trở thành vấn đề toàn
cầu cấp bách hơn bao giờ hết.
1.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của biến đổi khí hậu xuất phát từ một số yếu tố khác nhau,
nhƣng yếu tố lớn nhất và chắc chắn nhất chính là con ngƣời, cụ thể là con ngƣời
với các hoạt động công nghiệp, giao thông, tiêu dùng,… nằm trong sự phát triển
kinh tế xã hội. Bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, con ngƣời với sự kém nhận
thức, quản lý thiếu hiệu quả và tính ích kỷ cũng khiến tình hình càng trở nên
trầm trọng.
16

Liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp là yếu tố mạnh mẽ
nhất góp phần làm biến đổi bầu khí quyển.
Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, lƣợng carbon đƣợc thải vào bầu khí
quyển đã tăng gấp đôi so với trƣớc đó. Carbon đƣợc sản sinh ra thông qua quá
trình đốt các nhiên liệu nhƣ gỗ, than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên. Mà hầu hết các
ngành công nghiệp đều sử dụng các loại nhiên liệu này nhƣng chƣa từng có một
cơ chế pháp lý nào nào đủ mạnh mẽ để ngăn chặn quá trình gây ô nhiễm do hoạt
động công nghiệp gây ra. Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi
khí hậu toàn cầu IPCC thì kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 1750 trở về trƣớc,
tức là thời kỳ tiền công nghiệp, hàm lƣợng CO2 đo đƣợc là 280ppm [25]. Với
hàm lƣợng CO2 nhƣ vậy, nhiệt độ trung bình của trái đất đƣợc giữ ở mức ổn

định. Hàm lƣợng đó đƣợc coi là hàm lƣợng cân bằng - cứ 1 phân tử CO2 trộn với
1 triệu phân tử khí quyển trong đơn vị hàm lƣợng 1ppm. Đến năm 2005, hàm
lƣợng CO2 đo đƣợc là 379 ppm [25]. Theo cách tính toán nhƣ vậy thì lƣợng CO2
trong bầu khí quyển đã tăng rất nhanh và trái đất nóng lên rất nhiều so với thời
kỳ tiền công nghiệp. Chỉ tính từ năm 1906 đến năm 2005, nhiệt độ trung bình
toàn cầu đã tăng 0,74
o
C. Một ƣớc tính khác với kết quả gây kinh hoàng cho
những ai quan tâm tới vấn đề, cho rằng trong khoảng thời gian từ 1945 đến 1975,
các nhà máy năng lƣợng, các công xƣởng và ô tô đã bơm vào không khí khoảng
186 tỉ tấn carbon, nhiều gấp ba lần so với tất cả các thời gian trƣớc đó [18, tr.54].
Cho dù có giả thuyết cho rằng khí carbon đƣợc thải vào bầu khí quyển sẽ quay
lại biển và nhập vào các chất hữu cơ có trong lòng đất, thì giả thuyết này cũng
không nhiều tính thuyết phục vì nó không phủ nhận đƣợc thực tế là lƣợng carbon
trong khí quyển vẫn đang ngày càng gia tăng. Rõ ràng khả năng tự cân bằng của
bầu khí quyển không thể vƣợt qua đƣợc sức phá hủy của con ngƣời.
17

Bên cạnh hoạt động công nghiệp, hoạt động giao thông cũng đang là một
trong các nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Phƣơng tiện giao thông cá
nhân là đối tƣợng tiêu thụ dầu lửa lớn nhất thế giới và cũng là nguồn phát thải
khí CO2 gia tăng nhanh nhất. Năm 2004, ngành giao thông thải ra 6,3 tỷ tấn
CO2 [19, tr.141]. Một tính toán cho thấy ngành ô tô đóng góp khoảng 30% lƣợng
khí phát thải ở các nƣớc phát triển – và tỷ lệ này vẫn đang tăng lên [19, tr.12]. Ở
Mỹ, một số lƣợng xe ô tô hùng hậu hàng trăm triệu chiếc lƣu thông trên đƣờng
suốt ngày đêm đã góp phần làm cho quốc gia này trở thành “cƣờng quốc về khí
thải”. Ở châu Âu, riêng Liên minh châu Âu đã giảm đƣợc 1% tổng lƣợng phát
thải khí nhà kính, tuy nhiên phát thải từ giao thông đƣờng bộ lại tăng 26% tính từ
năm 1996. Còn ở một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, tính đến năm 2010, cả
nƣớc có khoảng 24 triệu chiếc xe mô tô và xe gắn máy theo số liệu của Cục

Đăng kiểm Việt Nam. Số lƣợng xe ô tô cũng tăng lên nhanh chóng trong những
năm gần đây. Tuy nhiên, vì công nghệ còn lạc hậu nên ở Việt Nam hầu hết các
phƣơng tiện giao thông chƣa đƣợc cải tiến về động cơ để tiết kiệm nhiên liệu.
Hơn nữa, các phƣơng tiện đã cũ với lƣợng phát thải quá khủng khiếp vẫn không
ngừng lƣu thông trên đƣờng phố. Nhƣ vậy, giao thông dù ở đâu trên thế giới vẫn
luôn là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm và thải khí CO2 vào
bầu khí quyển. Do đó, các chính phủ đang tích cực khuyến khích ngƣời dân sử
dụng các phƣơng tiện giao thông ít gây ô nhiễm môi trƣờng. Các hệ thống giao
thông công cộng đƣợc mở rộng, các loại xe ô tô đốt nhiều nhiên liệu dần dần bị
loại bỏ ở các thành phố lớn trên thế giới. Tuy vậy, các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm giao thông vẫn chƣa đạt kết quả khả quan.
Sự phát triển kinh tế xã hội cũng làm tăng nhanh các hoạt động tiêu dùng
và gây ô nhiễm bầu khí quyển. Quá trình đô thị hóa gia tăng, lƣợng cƣ dân tập
trung đông đúc ở các thành phố đã đóng góp tới 75% lƣợng CO2 toàn cầu [18,
18

tr.54]. Ở các nƣớc thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, khoảng 1/3
lƣợng điện sản xuất đƣợc là sử dụng vào hệ thống sƣởi ấm và làm mát, tủ lạnh
gia đình, lò nƣớng, đèn điện và các thiết bị gia đình khác [19, tr.139]. Nhƣ vậy, nhu
cầu tiêu dùng càng lớn thì lƣợng phát thải vào bầu khí quyển càng tăng cao.
Ngoài công nghiệp, giao thông, tiêu dùng còn có các hoạt động khác của
con ngƣời trong mục tiêu phát triển kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình hình vốn
bi quan của bầu khí quyển. Tiêu biểu cho các hoạt động đó là việc chuyển đổi sử
dụng đất. Trong việc sử dụng đất thì nạn chặt phá rừng là nguồn phát thải carbon
lớn nhất. Hiện tƣợng đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi đã làm thoát lƣợng carbon
lớn lƣu giữ trong lòng đất vào bầu khí quyển và làm giảm khả năng lƣợng CO2
đƣợc hấp thụ. Theo IPCC, lƣợng CO2 bắt nguồn từ chặt phá rừng chiếm từ 11%
đến 28% tổng lƣợng phát thải [19,tr.44].
Rõ ràng cái giá phải trả cho phát triển kinh tế toàn cầu là quá đắt. Con
ngƣời đã đặt lợi ích kinh tế lên trên hết, và cái vốn cho nền kinh tế đều đƣợc lấy

từ thiên nhiên, thậm chí hành động đó đƣợc gọi là vay mƣợn của thế hệ tƣơng
lai. Phải chăng con ngƣời đã tiêu lạm vào vốn quá nhiều để rồi phải trả giá. Nếu
cứ tiếp tục theo đuổi mục tiêu kinh tế mà bỏ qua mục tiêu phát triển bền vững,
thì chắc chắn những nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới sẽ kéo lùi sự phát
triển của nhân loại thông qua việc hủy hoại môi trƣờng nói chung và bầu khí
quyển nói riêng.
Chỉ đổ lỗi cho riêng sự phát triển kinh tế xã hội thôi thì chƣa đủ, mà còn
phải kể đến một số nguyên nhân khác nhƣ sự nhận thức, quản lý kém hay tính
ích kỷ của con ngƣời.
Đầu tiên là sự nhận thức còn chủ quan, chƣa rõ ràng hoặc lệch lạc. Con
ngƣời nói chung đã nhận thức sai lầm trong một thời gian dài về thế giới tự nhiên
và mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên. Họ đã từng hiểu rằng tài nguyên
19

thiên nhiên là vô tận, tài nguyên có khả năng tự phục hồi, hay con ngƣời đủ khả
năng chế ngự thiên nhiên bằng khoa học tiên tiến và hiện đại. Nhƣng đến nay,
thực tế đã chứng minh điều ngƣợc lại khi tài nguyên cứ cạn kiệt dần, công nghệ
xử lý rác không theo kịp tốc độ sản sinh rác và sự tiến bộ của khoa học công
nghệ đang bất lực trƣớc sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Theo dự báo của Cơ
quan phát triển Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ là một trong bốn
quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Thế nhƣng hầu hết
ngƣời dân Việt Nam ở những vùng chịu ảnh hƣởng nhiều nhất lại không biết gì
về biến đổi khí hậu. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngƣời nông dân không biết
hiệu ứng nhà kính hay lỗ thủng tầng ozone là gì, nhƣng nỗi lo đã hằn rõ trên
gƣơng mặt họ về những cánh đồng lúa vốn khô nƣớc lại bị ngập mặn. Họ chỉ
nhìn thấy một thực tế duy nhất là thiên nhiên đang ngày càng khắc nghiệt hơn.
Còn ở một số nơi thuộc châu Phi, ngƣời dân chỉ biết hạn hán là hiện tƣợng do
trời đất, không thuộc trách nhiệm của con ngƣời. Họ không hiểu gì về tính hệ
thống của tự nhiên.
Vấn đề gia tăng dân số cũng thuộc về sự kém nhận thức của con ngƣời.

Ngƣời dân ở nhiều nơi trên thế giới không nhận thức đƣợc mối quan hệ giữa gia
tăng dân số và mức độ suy giảm của chất lƣợng bầu khí quyển. Dân số tăng gấp
bốn lần trong một thế kỷ khiến chính con ngƣời phải giật mình. Một thống kê
cho thấy, trƣớc năm 1800, bình quân dân số tăng 0,38 triệu ngƣời/năm thì đến
thời hiện đại, tốc độ này là 70-80 triệu ngƣời/năm [18, tr.68]. Tăng dân số là một
trong những nguyên nhân chính của mất cân bằng sinh thái do nhu cầu tiêu thụ
tăng, rác thải tăng và việc khai thác tài nguyên tăng để phục vụ cho yêu cầu phát
triển công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra việc dân số ngày càng đông đảo khiến
việc quản lý tốt môi trƣờng cũng khó khăn hơn.
20

Bên cạnh sự mù mờ trong nhận thức thì nhận thức chủ quan của con ngƣời
cũng là nguyên nhân tất yếu của biến đổi khí hậu. Điều này xuất phát từ những
lý do chủ quan. Vì những lý do này mà mặc dù nhận thấy sự xuống cấp của chất
lƣợng bầu khí quyển, nhƣng con ngƣời vẫn mặc nhiên tác động xấu lên nó. Với
những mong muốn phát triển thái quá, những tắc trách trong sử dụng công nghệ,
con ngƣời đã đƣa vào bầu khí quyển biết bao khí thải độc hại. Hẳn nhiều ngƣời
đã biết đến và chƣa quên vụ cháy lò phản ứng ở Chernobyl (Ucraina) năm 1986.
Chỉ vì mong muốn đuổi kịp các nƣớc phƣơng Tây của Liên Xô mà nƣớc này cho
xây dựng những nhà máy điện nguyên tử giá rẻ nhƣng lại thiếu an toàn, kết quả
là vụ cháy nổ vô cùng bi thảm. Hay nhƣ vụ kiện “chất độc màu da cam” mà dƣ
luận vẫn đang quan tâm, không chỉ gây công phẫn vì những di chứng đau lòng
cho nhiều thế hệ ngƣời Việt Nam, mà còn bởi những hậu quả xấu đối với môi
trƣờng nói chung và bầu khí quyển nói riêng. Việc sản xuất và sử dụng chất diệt
cỏ trong trƣờng hợp này có thể đƣợc coi là tắc trách trong sử dụng công nghệ.
Ngoài ra, những bất cẩn trong hoạt động của con ngƣời và sự coi nhẹ vấn đề biến
đổi khí hậu của những ngƣời có trách nhiệm cũng là những nguyên nhân gây
phiền toái. Thảm họa Bohpal xảy ra năm 1984 tại Ấn Độ là một ví dụ điển hình
cho sự bất cẩn. Nhà máy này đã để rò rỉ khí Methyl Isocyanate (MIC) và các khí
độc khác, làm 4.000 ngƣời chết và 600.000 ngƣời phơi nhiễm chỉ trong vài ngày.

Các nhà lãnh đạo cũng chỉ hay chú trọng đến các thành tích phát triển kinh tế mà
không tính đến những thiệt hại về khí hậu. Các báo cáo kinh tế hay các tiêu chí
đánh giá sự phát triển đều không nhắc tới lƣợng khí độc hại mà các thành tích
đạt đƣợc đã phải đánh đổi.
Nhận thức chủ quan dẫn tới sự thiếu quan tâm tới việc cứu vãn vấn đề. Ở
Hoa Kỳ, hiện tƣợng biến đổi khí hậu vẫn đƣợc số đông coi là một nguy cơ không
21

mấy nguy hiểm, còn lâu mới xảy ra, và khi xảy ra thì sẽ ảnh hƣởng trƣớc hết đến
những con ngƣời ở những nơi rất xa cả về thời gian lẫn không gian [19, tr.72]. Còn
tại Anh, Pháp, Đức, công chúng lại thể hiện thái độ hết sức bi quan khi tỉ lệ
ngƣời đồng ý với nhận định rằng con ngƣời sẽ ngăn chặn đƣợc sự biến đổi khí
hậu chỉ dao động từ 5% đến 10%. Ở riêng tại Đức, cứ 4 trong số 10 ngƣời đƣợc
hỏi cho rằng dù chúng ta có cố gắng cũng vô ích và tình hình là không thể cải
thiện đƣợc.
Từ năm 1972, con ngƣời đã nhận thức về biến đổi khí hậu toàn cầu, nhƣng
phải đến sau khi lần đầu tiên phát hiện lỗ thủng tầng ozone ở phía trên Nam cực
và chiến tranh Lạnh chấm dứt thì vấn đề mới thực sự nóng bỏng. Quá trình nhận
thức đó cũng không hẳn là quá muộn, nhƣng cho đến nay, việc giải quyết vấn đề
dƣờng nhƣ còn chậm chạp. Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng còn nhiều
bất cập, nhất là ở các nƣớc đang phát triển. Nếu tình trạng kém nhận thức về vấn
đề còn kéo dài thì biến đổi khí hậu sẽ khó đƣợc ngăn chặn.
Ngoài nguyên nhân về nhận thức thì việc quản lý kém hiệu quả và sự ích
kỷ cũng làm cho vấn đề khó giải quyết hơn.
Xét trên cấp độ toàn cầu, thế giới vẫn chƣa có cơ chế quản lý chung trong
vấn đề biến đổi khí hậu. Các thỏa thuận chƣa mang tính ràng buộc mà chủ yếu
dựa vào sự tự nguyện. Xét trên cấp độ quốc gia, hầu hết các quốc gia còn thiếu
quy hoạch trong khai thác, ý thức bảo vệ môi trƣờng chƣa phổ biến rộng rãi, luật
pháp môi trƣờng chƣa đầy đủ và chƣa đƣợc chấp hành nghiêm,…dẫn tới ảnh
hƣởng càng ngày càng trầm trọng bới biến đổi khí hậu. Ví dụ ở Việt Nam, hiện

tƣợng chặt phá rừng bừa bãi vẫn còn phổ biến và chƣa có biện pháp kiểm soát đủ
chặt chẽ. Nhiều nơi rừng bị phá mà chính quyền không hề biết. Hoạt động buôn
lậu gỗ quý hiếm vẫn tồn tại dai dẳng. Nhìn chung, tổ chức cơ quan quản lý nhà
nƣớc và địa phƣơng đều chƣa đáp ứng yêu cầu cấp bách của vấn đề.
22

Vấn đề quản lý vốn đầu tƣ vào ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn còn bất
cập. Hầu hết các quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu lại là
những quốc gia nghèo nhất và cần đến sự trợ giúp quốc tế để ứng phó với vấn
đề. Nhiều chuyên gia lo ngại nạn tham nhũng và việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả
ở các quốc gia này. Vì vậy, việc quản lý vốn chặt chẽ và thông minh hơn sẽ giúp
làm giảm nguy cơ bị ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu. Ngƣợc lại, việc quản lý
vốn thiếu hiệu quả càng gây khó khăn cho việc ứng phó và ngăn chặn vấn đề.
Những toan tính ích kỷ cá nhân cũng không kém phần nguy hiểm. Ví dụ
nhƣ việc chuyển giao công nghệ cũ có hại cho bầu khí quyển từ các nƣớc giàu
sang các nƣớc nghèo. Nhằm thu lợi nhuận và trút đƣợc sự độc hại sang các nƣớc
khác, nhiều quốc gia giàu có đã lợi dụng luồng đầu tƣ ồ ạt trong thị trƣờng mở
cửa để chuyển giao công nghệ lạc hậu. Ngoài ra, việc đe dọa, trả thù nhau giữa
các quốc gia cũng góp một lƣợng không nhỏ CO2 vào khí quyển. Ví dụ việc đua
nhau phát triển vũ khí hạt nhân và thử tên lửa hạt nhân để thị uy của một số quốc
gia hay vụ Iraq đốt hơn 600 giếng dầu của Kuwait để trả thù sau chiến tranh
vùng Vịnh là những điển hình cho sự ích kỷ của con ngƣời gây tổn thƣơng cho
bầu khí quyển.
Tóm lại, sự phát triển kinh tế xã hội bao gồm sự phát triển các ngành công
nghiệp, giao thông, tiêu dùng, … và một số yếu tố khác nhƣ sự nhận thức, quản
lý kém, tính ích kỷ, … là những nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Tất cả những
yếu tố đó đều nằm trong các hoạt động của con ngƣời. Ngày nay, khoa học đã
chứng minh, biến đổi khí hậu chủ yếu là do con ngƣời gây ra và hậu quả mà
chúng ta đang thấy hiện nay chính là những gì mà thiên nhiên đang đáp trả.




23

1.2. Thực trạng vấn đề biến đổi khí hậu thế giới
1.2.1. Thực trạng
Trái đất đang nóng dần lên và những hậu quả tàn khốc của hiện tƣợng này
đang là một thực trạng mà con ngƣời buộc phải đối mặt. Thực trạng này vẫn
ngày một trở nên tồi tệ khi nhiệt độ của trái đất cứ tăng lên không ngừng và các
hiện tƣợng thời tiết cực đoan cũng ngày càng nhiều hơn và ảnh hƣởng nặng nề
hơn.
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học Mỹ và Anh nhận
định rằng, kể từ những thập kỷ 1860-1880 tới nay, thì thập kỷ 1990 là thập kỷ
nóng nhất của thiên niên kỷ vừa qua, trong đó năm 1998 là năm nóng kỷ lục
[2,tr.56]. Nhiều nhà khoa học cho biết nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng
0,74
o
C trong thế kỷ XX và sẽ tiếp tục tăng từ 1,8 đến 4
o
C trong thế kỷ XXI
[21,tr.9]. Một ƣớc tính khác còn bi quan hơn nhiều khi cho rằng đến giữa thế kỷ
XXI, nhiệt độ sẽ tăng lên khoảng 5
o
C [18, tr.53]. Hiện nay nhiều nơi trên trái đất
đã có hiện tƣợng mùa hè nóng kỷ lục. Ví dụ ở Việt Nam, càng những năm gần
đây nắng nóng càng gay gắt hơn. Ở các tỉnh, thành phía Bắc và Bắc Trung Bộ,
nhiệt độ trong những ngày nóng nhất lên tới hơn 40
o
C, có nơi hơn 42
o

C khiến
đời sống và sản xuất của ngƣời dân bị ảnh hƣởng không nhỏ. Nếu nhiệt độ cứ
tiếp tục tăng với đà nhƣ hiện nay thì nhiều vùng ở Việt Nam sẽ phải đối mặt với
nhiệt độ xấp xỉ 45
o
C với rất nhiều hệ lụy kéo theo sau đó.
Theo trung tâm Dữ liệu Khí hậu quốc gia Mỹ, nửa đầu năm 2006 là giai
đoạn khí hậu trung bình trái đất ấm nhất kể từ khi cơ quan này đi vào hoạt động
năm 1895 [16]. Xu hƣớng gia tăng nhiệt độ toàn cầu vẫn tiếp tục trong vài năm
trở lại đây. Tại California (Mỹ) nhiệt độ ở Thung lũng chết đã lên tới 56,5
o
C.
Nhiều thành phố duyên hải phía Tây nƣớc Mỹ, nhiệt độ đã vƣợt ngƣỡng 40
o
C. Ở
24

Ấn Độ, mùa hè năm 2010 đƣợc coi là nóng nhất kể từ những năm 1800 khiến
hàng trăm ngƣời chết khi nhiệt độ ngoài trời một số nơi lên tới gần 50
0
C [11].
Ở nhiều nƣớc châu Âu, hiện tƣợng nhiệt độ tăng cao hơn so với bình
thƣờng khoảng 7 đến 9
o
C đã xuất hiện. Nghiêm trọng nhất là vào thời điểm mùa
hè 2003, nhiệt độ tăng kỷ lục từ kể năm 1950 khiến cho khoảng 300 nghìn ngƣời
đã thiệt mạng. Ở Nga mùa hè năm 2010 đã có hiện tƣợng nắng nóng kéo dài bất
thƣờng với nhiệt độ 40
o
C. Sự bất thƣờng của đợt nắng nóng này biểu hiện ở chỗ

nó kéo dài hơn một tháng liền không suy giảm. Đây đƣợc coi là một hiện tƣợng
chƣa từng có trong lịch sử mà ngƣời ta ghi nhận đƣợc ở Nga.
Có thể nói, nhiệt độ trái đất đã tăng và ảnh hƣởng không loại trừ quốc gia
lớn hay nhỏ. Thực trạng vấn đề không chỉ biểu hiện ở sự tăng nhiệt độ trái đất
mà còn biểu hiện rõ rệt ở hiện tƣợng nƣớc biển dâng, nguy cơ thời tiết cực đoan
và những hệ lụy kéo theo sau đó.
Biến đổi khí hậu chính là nguồn gốc của hiện tƣợng nước biển dâng và
các nguy cơ thời tiết cực đoan. Nguyên nhân nƣớc biển dâng cao là do sự tăng
nhiệt độ của đại dƣơng và băng tan ở hai cực của trái đất. Tác động của hiện
tƣợng này đã đƣợc nhìn thấy rõ rệt. Ví dụ nhƣ sự kiện các đảo trên thế giới đang
bị nhấn chìm. Cuộc họp nội các dƣới nƣớc ở Maldives là tiếng chuông cảnh báo
điển hình về thảm họa nƣớc biển dâng. Maldives là quốc gia “thấp nhất” thế giới
với 80% diện tích đất cao hơn mực nƣớc biển chƣa tới 1m, khu vực cao nhất
hiện nay chỉ còn cao hơn so với mặt nƣớc biển 2m. Cùng chung hoàn cảnh với
Maldives, các quốc đảo Tuvalu, Kiribati cũng đang có nguy cơ bị nhấn chìm khi
nƣớc biển đã xâm lấn một phần của đảo. Việt Nam và Bangladesh cũng đƣợc các
nhà khoa học quốc tế cảnh báo là hai trong số các nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề
nhất bởi nƣớc biển dâng. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3000km, lại có thềm lục
25

địa thấp. Nếu mực nƣớc biển dâng cao 1m thì có thể Việt Nam sẽ mất đi 16%
diện tích lãnh thổ do bị chìm ngập trong nƣớc biển [33, tr.13].

Quốc đảo Maldives (Theo tin 247.com)
Biến đổi khí hậu đã khiến các nguy cơ thời tiết cực đoan gia tăng nhanh
chóng cả về số lƣợng và mức độ ảnh hƣởng. Nhiều quốc gia ở Nam Á, Mỹ
Latinh và đặc biệt là châu Phi cận Sahara đang phải đối mặt với hạn hán nghiêm
trọng. Syria là một trong những quốc gia chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi
hạn hán trong nhiều thập kỷ nay. Gần đây hạn hán càng gây hậu quả nặng nề hơn
trên đất nƣớc này, khiến nạn đói diễn ra triền miên, đặc biệt là ở khu vực Đông

Bắc Syria. Ở Argentina, hạn hán kéo dài trong suốt năm 2008 đã khiến gần một
triệu gia súc bị chết, đặc biệt là bò, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống nông
dân đất nƣớc này. Nhiều nƣớc khác cũng chịu cảnh hạn hán tƣơng tự, nhƣ Kenya
với những ruộng ngô khô cháy, Mỹ và Úc với những dòng sông đang cạn kiệt
nƣớc. Khu vực Đông Nam Á, vào thời điểm đầu năm 2010, tàu thuyền đã không
thể lƣu thông trên sông Mê- Kông đoạn qua Thái Lan do mực nƣớc sông giảm
mạnh. Ở Việt Nam, giai đoạn hạn hán năm 2010 đã có biểu hiện kéo dài hơn và
nặng nề hơn so với nhiều năm trƣớc. Hiện tƣợng cháy rừng vì thế cũng gia tăng
26

cả về mức độ và số lƣợng. Mực nƣớc các sông giảm mạnh khiến hoạt động canh
tác nông nghiệp chịu tác động không nhỏ. Sông Hồng, con sông lớn nhất Việt
Nam, vào thời điểm đầu năm 2010 đã có mực nƣớc giảm xuống tới mức thấp
nhất kể từ năm 1902 theo ghi nhận của Cơ quan khí tƣợng và môi trƣờng Việt
Nam. Tình trạng khô hạn nhƣ vậy đã và đang tác động tiêu cực tới sinh kế và đe
dọa triển vọng phát triển con ngƣời nhiều nơi trên thế giới.

Đầm lầy thành nơi khô hạn, nứt nẻ tại Iraq (Ảnh AFP)

Trong khi cảnh hạn hán xảy ra ở nhiều khu vực, thì những nơi khác trên
thế giới lại bị lũ lụt tàn phá nặng nề. Nguyên nhân của sự bất hợp lý này là do sự
thay đổi bất thƣờng của khí hậu khiến mùa khô kéo dài hơn còn mùa mƣa thì lại
mƣa nhiều hơn. Chính vì vậy mà hạn hán và lũ lụt đều có chiều hƣớng tăng lên.
Chỉ riêng năm 2010 đã có nhiều trận lũ lụt lớn đƣợc ghi lại. Điển hình là trận lụt
xảy ra tại Pakistan khiến khoảng 14 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng. Hàng triệu ngƣời
bị kẹt lại khu vực lũ quét qua. Nhà cửa, cầu cống, đƣờng sá đều bị lũ cuốn trôi.
Lƣơng thực, thực phẩm thiếu trầm trọng và các loại bệnh dịch xuất hiện liền
ngay sau đó đã đe dọa sức khỏe và tính mạng của những ngƣời còn sống sót. Tổ
27


chức Liên Hợp Quốc ƣớc tính số ngƣời chịu thiệt hại bởi trận lũ lụt này vƣợt quá
tổng số ngƣời bị ảnh hƣởng của ba thiên tai cộng lại là trận sóng thần năm 2004,
trận động đất ở Pakistan năm 2005 và trận động đất ở Haiti hồi đầu năm 2010
[33]. Không chỉ Pakistan, các quốc gia nhƣ Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc
gia khác cũng chịu ảnh hƣởng của lũ lụt. Các đợt lũ quét tại lƣu vực các con
sông lớn chảy qua đã khiến những quốc gia này chịu thiệt hại nghiêm trọng
không chỉ về tài sản mà cả tính mạng. Trong những năm gần đây, hoạt động cứu
trợ nạn nhân các vùng bão lũ ở Việt Nam đã gia tăng, tuy nhiên ngƣời dân vẫn
không khắc phục đƣợc hết những hậu quả do các trận thiên tai này mang lại.


Lũ lụt ở Việt Nam (Ảnh: Vnexpress.net)
Ngoài lũ lụt, hạn hán, con ngƣời gần đây còn phải chống chọi nhiều hơn
với những cơn bão nhiệt đới. Nguyên nhân bão nhiệt đới gia tăng là bởi nhiệt độ
trái đất ấm lên khiến biển cũng ấm lên làm cho bão mạnh hơn và xuất hiện
thƣờng xuyên hơn. Bão đặc biệt ảnh hƣởng nặng nề ở những quốc gia thiếu khả
năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Những khu nhà ổ chuột, tạm bợ, những khu

×