Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đa dạng sinh học rừng nhiệt đới và vấn đề biến đổi khí hậu. Liên hệ với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 37 trang )

MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài

Vùng nhiệt đới là khu vực có q trình hình thành và phát triển độc đáo,
phong phú về sinh vật, điển hình cho sự độc đáo đa dạng ấy là rừng. Rừng nhiệt
đới là một tài nguyên vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của nhân loại, bởi những
vai trị vơ cùng lớn mà nó mang lại.
Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh chóng của dân số và sức ép từ nền kinh tế
với nhu cầu con người ngày càng tăng, đã dẫn đến sự khai thác quá mức, không
hợp lý , khiến cho rừng nhiệt đới ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Nhiều
khu rừng bị suy giảm nghiêm trọng sự đa dạng sinh học, thâm chí đã biến thành
vùng đất trống, đồi trọc, gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường và bầu
khí quyển, làm tăng nhanh hiểm họa biến đổi khí hậu cho tồn cầu.
Đứng trước vấn đề cấp bách trên, việc bảo vệ, sử dụng hợp lý rừng nhiệt đới
địi hỏi chúng ta phải có những hiểu biết nhất định về nguồn tài ngun vơ giá
này. Do đó tôi chọn đề tài “Đa dạng sinh học rừng nhiệt đới và vấn đề biến đổi
khí hậu”.
II.

Mục đích, nhiệm vụ

1.

Mục đích

Đề tài tìm hiểu về những đặc trưng, sự đa dạng sinh học và các quá trình
diễn ra tại rừng nhiệt đới, từ đó nêu được mối liên hệ với khí hậu (thể hiện qua
vai trị của rừng) và sự sinh tồn của nhân loại.
2. Nhiệm vụ: Đề tài thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề sau:


- Nghiên cứu các đặc trưng, câu trúcvà sự đa dạng sinh học của rừng nhiệt
đới, liên hệ với thế giới và Việt Nam.
- Tìm hiểu về mối liên hệ của rừng với biến đổi khí hậu.
III.

Giới hạn của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi vùng nhiệt đới và Việt Nam.
IV.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu


- Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: RỪNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA RỪNG
1. Rừng và vai trò của rừng trong cuộc sống
1.1 Khái niệm rừng
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã
sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành
phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt
giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về
rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát
triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hồn thiện thành những học thuyết
về rừng.
Năm 1817, H.Cotta (người Đức) đã xuất bản tác phẩm Những chỉ dẫn về
lâm học, đã trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng. Ơng có cơng xây dựng

học thuyết về rừng có ảnh hưởng đến nước Đức và châu Âu trong thế kỷ 19.
Năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm Học thuyết về rừng. Sự phát
triển hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu về sinh
thái học.
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có
mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi khơng gian nhất định ở mặt đất và
trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của
cảnh quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan
địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi
sinh vật. Trong q trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và
ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.


Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của
tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
1.2 Vai trò của rừng trong cuộc sống
Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng
thái khơ tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ
thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật
và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976).
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai
trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hịa khí hậu, tạo
ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý
hiếm.
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500 kg, 16 tấn
oxy ( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).

Mỗi người một năm cần


4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong
một năm. Nhiệt độ khơng khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 5 °C.
Rừng bảo vệ, chống xói mịn và ngăn chặn gió bão vào sâu trong đất liền.
Lượng đất xói mịn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mịn của
vùng đất khơng có rừng.
Ngồi ra, rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các lồi
động thực vật q hiếm.
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh
môi trường quan trọng ( diện tích đất có rừng đảm bảo an tồn mơi trường của
một quốc gia tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích).
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của rừng
a. Khí hậu


Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu
thông qua các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, nước và ánh sáng.
- Nhiệt độ: mỗi lồi sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Các
loài ưa nhiệt thường phân bố ở các vùng nhiệt đới và Xích đạo. Trái lại, các loài
chịu lạnh chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích
hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm khơng khí: Những nơi có điều kiện nhiệt, nước và ẩm
thuận lợi như vùng Xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt gió mùa, ơn đới ấm… sẽ có
nhiều lồi sinh vật sinh sống. Cịn ở hoang mạc, khí hậu rất khơ nên có ít lồi
sinh vật cư trú tại đó.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa
sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu
bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của những cây khác.
b. Đất
Các đặc tính lí, hố và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân
bố của thực vật.

Đất đỏ vàng ở khu vực nhiệt đới ẩm và Xích đạo thường có tầng dày, độ ẩm
và tính chất vật lí tốt nên có rất nhiều loại thực vật sinh trưởng và phát triển.
Đất ngập mặn ở các bãi triều ven biển nhiệt đới có các loại cây ưa mặn như
sú, vẹt, đước, bần, mắm, trang… Vì thế, rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố
ở các bãi ngập triều ven biển.
c. Địa hình
Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của
sinh vật ở vùng núi: nhiệt độ, độ ẩm khơng khí thay đổi theo độ cao của địa hình,
dẫn đến việc hình thành các vành đai sinh vật khác nhau. Các hướng sườn khác
nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó


ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.
d. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của
động vật.
Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Nhiều loài
động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các lồi động vật
ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái
nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động
vật: nơi nào có thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
e. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ
nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố trên nhiều loại cây trồng và vật
ni. Ví dụ: Con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, đậu Hà Lan…
từ châu Á, châu Âu sang trồng ở Trung Mĩ, Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại các
loài như: khoai tây , cao su, thuốc lá… được đưa từ châu Mĩ sang trồng ở châu
Á và châu Phi.
Ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới, việc trồng rừng trong
nhiều năm qua cũng đã làm tăng đáng kể tỉ lệ che phủ của rừng trống trên thế

giới. Song song với những tác động tích cực đó, con người đã và đang thu hẹp
diện tích rừng tự nhiên trên Trái Đất bằng các việc khai thác và sử dụng không
hợp lý tài nguyên rừng.
Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu
(chủ yếu là chế độ nhiệt, ẩm); chế độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao,
do đó các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình. Đất chịu tác


động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật nên sự phân bố đất trên lục địa cũng tuân
theo các quy luật này.
3. Đặc điểm của rừng
Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể
trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng
với hồn cảnh trong tổng hợp đó.
Rừng ln ln có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hịa và tự phục
hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số
lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa
lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng.
Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Rừng có sự cân bằng đặc biệt
về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại q trình tuần hồn sinh
vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất
và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác. Sự vận động của
các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền
vững của hệ sinh thái rừng. Ngồi ra, rừng có phân bố địa lý.
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo
nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian.
Cấu trúc tổ thành: Tổ thành là nhân tố diễn tả số loài thamg gia và số cá thể
của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Hiểu một cách khác,tổ thành cho
biết sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài cây khác nhau trên cùng đơn vị
thể tích. Trong một khu rừng nếu một lồi cây nào đó chiếm trên 95% thì rừng đó

được coi là rừng thuần lồi, cịn rừng có từ 2 lồi cây trở lên với tỷ lệ sấp xỉ nhau
thì là rừng hỗn lồi. Tổ thành của các khu rừng nhiệt đới thường phong phú về
các loài hơn là tổ thành các loài cây của rừng ôn đới.
Cấu trúc tầng thứ: Sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều
thẳng đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài


tham gia tổ thành. Cấu trúc tầng thứ của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới thước
nhiều tầng thứ hơn các hệ sinh thái rừng ôn đới. Một số cách phân chia tầng tán:
- Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, khơng có tính liên tục.
- Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính,có tính
liên tục.
- Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng.
- Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi.
- Thực vật ngoại tầng: Chủ yếu là các loài thân dây leo.
Rừng có cấu trúc tuổi: Cấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các
loài cây tham gia hệ sinh thái rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ với
cấu trúc về mặt không gian. Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng người ta
thường phân tuổi lâm phần thành các cấp tuổi. Thường thì mỗi cấp tuổi có thời
gian là 5 năm, nhiều khi là các mức 10, 15, hoặc 20 năm tùy theo đổi tượng và
mục đích.
Cấu trúc mật độ của rừng phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích. Phản
ảnh mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu
hoàn cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của rừng thì
mật độ ln thay đổi. Đây chính là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh trong kinh doanh rừng.
CHƯƠNG 2: RỪNG VÙNG NHIỆT ĐỚI
1. Phạm vi vùng nhiệt đới và phân bố rừng nhiệt đới
1.1 Phạm vi vùng nhiệt đới
Khu vực nhiệt đới là khu vực địa lý trên Trái Đất nằm trong khoảng có

đường ranh giới là hai đường chí tuyến: hạ chí tuyến ở Bắc bán cầu và đơng chí
tuyến ở Nam bán cầu, bao gồm đường xích đạo.


Khu vực này nằm giữa khoảng 23°26'21" vĩ Bắc đến 23°26'21" vĩ Nam, và
bao gồm toàn bộ các phần của Trái Đất mà Mặt Trời có thể lên tới thiên đỉnh ít
nhất một lần trong năm dương lịch. (Trong các khu vực ơn đới nằm về phía bắc
của hạ chí tuyến và về phía nam của đơng chí tuyến thì Mặt Trời không bao giờ
lên tới cao độ 90°, hay ngay ở trên đỉnh đầu).
Về điều kiện tự nhiên: Vùng nhiệt đới là nơi có nhiệt độ cao, Tín phong
Đơng Bắc & Tín phong Đơng Nam thổi quanh năm từ hai dải cao áp chí tuyến về
phía Xích đạo, chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất.
Mơi trường nhiệt đới có 4 kiểu mơi trường: mơi trường xích đạo ẩm, mơi
trường nhiệt đới, mơi trường nhiệt đới gió mùa, mơi trường hoang mạc.
Trong sơ đồ phân loại khí hậu của Wladimir Kưppen, khí hậu nhiệt
đới được định nghĩa như là khí hậu phi khơ cằn trong đó tất cả 12 tháng của năm
có nhiệt độ trung bình trên 18 °C (64,4 °F).
1.2 Phạm vi phân bố của rừng nhiệt đới

Bản đồ phân bố rừng nhiệt đới
Rừng nhiệt đới hay rừng mưa nhiệt đới là những quần hệ phụ của rừng mưa
phân bố ở vùng chí tuyến nóng ẩm, là khu vực rừng có diện tích lớn nhất hiện
nay và có tác dụng lớn nhất trong duy trì mơi trường sinh tồn của lồi người.


Phân bố: chủ yếu ở các khu vực châu Á, châu Úc, châu Phi, Nam Mỹ, Trung
Mỹ và các quần đảo trên Thái Bình Dương thuộc khu vực chí tuyến.
Bảng 1: Diện tích rừng nhiệt đới lớn nhất của các nước
(Nguồn: Ota, 1984; Mittermeier và Oates,1985)


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Nước
Brazil
Indonesia
Cộng hịa Cơng Gơ
Peru
Ấn Độ
Clombia
Mexico
Bolivia

Papua New Guinea
Myanma
Venezuela
Congo
Malaysia
Gabon
Guyana
Cameroon
Surinam
Ecuador
Madagascar

Diện tích rừng (ha)
357.480.000
113.895.000
105.750.000
69.680.000
51.841.000
46.400.000
46.250.000
44.010.000
3.230.000
31.941.000
31.870.000
21.340.000
20.995.000
20.500.000
18.475.000
17.920.000
14.830.000

14.250.000
10.300.000

2. Đặc điểm khái quát và cấu trúc của rừng nhiệt đới
2.1 Đặc điểm
Rừng mưa nhiệt đới điển hình đa dạng sinh học, nó là mái nhà chung của
hơn nửa tổng số loài sinh vật trên hành tinh. Là nơi phát sinh loài người, cũng là
nơi cung cấp lượng lớn nhu cầu cuộc sống của con người: Dưỡng khí, lương
thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu…Rừng nhiệt đới (rừng mưa nhiệt đới) có
những đặc điểm sau:
Rừng mưa là nơi sinh sống của nhiều loài hơn tất cả quần xã sinh vật khác
cộng lại. Khoảng 80% đa dạng sinh học được biết đến có thể tìm thấy ở rừng mưa


nhiệt đới. Phần tán lá rậm ở đỉnh của những cây cao, rộng từ 50- 80 mét phía trên
tầng đáy rừng.
Vật chất hữu cơ rơi xuống tầng đáy nhanh chóng phân hủy và nguồn dinh
dưỡng được tái sử dụng, tạo thành chu trình sinh địa hóa hồn chỉnh.
Tình trạng mục rữa nhanh chóng do vi khuẩn ngăn cản việc tích lũy đất
mùn.
Sự tập trung oxit sắt và oxit đòng gây ra bởi q trình đá ong hóa, tạo nên
màu đỏ tươi cho đất và đơi khi tạo ra những khống thể (như bôxit…)
Trên những lớp nền trẻ hơn, đặc biệt là nền đất hình thành từ núi lửa, đất
nhiệt đới có thể khá màu mỡ, như đất ở những khu rừng có lũ lụt theo mùa, được
cung cấp thêm phù sa mỗi năm.
2.2 Cấu trúc rừng nhiệt đới
Những hệ sinh thái rừng thuộc kiểu thảm thực vật này có nhiều tầng, cao từ
25 -30 mét, tán kín rậm bởi những loài cây gỗ lớn lá rộng tường xanh.
Cấu trúc tầng: Rừng mưa nhiệt đới được chia làm 5 tầng khác nhau với hệ
động thực vật khác nhau, thích ứng với sự sống trong từng khu vực riêng biệt.

Chúng bao gồm: tầng cỏ và quyết, tầng cây bụi, tầng dưới tán, tầng tán, tầng trội.
Tầng trội là tầng duy nhất chỉ có ở rừng nhiệt đới trong khi các tầng cịn lại tồn
tại ở rừng ôn đới.
Tầng vượt tán A1
Bao gồm một số lượng nhỏ các cây rất lớn phát triển cao hơn chiều cao
chung của tầng tán, hình thành bởi những loài cây gỗ đạt độ cao 45-55 mét, phần
lớn thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae), họ dâu tằm (Moraceae), họ đậu
(Leguminosae)… Trong một số trường hợp, một vài mảnh rừng trội có thể đạt tới
chiều cao 70-80 mét. Những mảnh rừng này cần có khả năng chống chụi với


nhiệt độ cao mà gió mạnh. (Đại bàng, buớm, dơi và một số loài khỉ sống ở tầng
này).
- Phần lớn là lồi cây thường xanh nhưng cũng có lồi cây rụng lá trong mùa
khô rét. Tầng này thường không liên tục, tán cây xịe rộng hình ơ, hình tán.
Tầng ưu thể sinh thái A2
Đây cò gọi là tầng lập quần , bao gồm cây gỗ cao trung bình từ 20-30m,
thân thẳng tán lá tròn và hẹp.
Tầng tán liên tục:
Phần lớn là những loài cây thường xanh thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Re
(Lauraceae), họ vang (Caesalpiniaceae), họ trinh nữ (Mimosaceae), họ Bồ Hòn
(Sapindaceae), họ xoan (Meliaceae), họ mộc lan (Magnoliaceae), họ trám
(Burseraceae)….
Tầng này là tầng chính cho một lượng lớn các loài động vật sinh sống như
ếch rừng, khỉ, chim, đười ươi và côn trùng. Tầng tán là tầng gồm những cây sống
ngay dưới tầng trội.
Tầng dưới tán A3
Cao từ 8-15 m, mọc rải rác dưới tán rừng, tán hình nón hoặc hình tháp
ngược. Tổ thành lồi cây thuộc các họ Bứa, họ Du, họ Máu Chó, họ Na, họ Mùng
Qn…

Ngồi ra cịn có cây con, cây nhỡ của các lồi cây ở tầng A1 và tầng A2 có
khả năng chịu bóng.
Tầng cây bụi B
Cao từ 2-8m. Tổ thành lồi cây thuộc các họ Cà Phê, họ Trúc Đào, họ Cam
quýt, họ Na, họ Mua, họ Nhân Sâm, họ Thầu Dầu … Ngồi ra cịn có những “cây
gỗ giả” thuộc họ Dừa, họ phụ tre nứa, họ Sẹ….


Trong tầng này cịn có những lồi quyết thân gỗ, chịu được bóng rợp, tham
gia tầng này cịn có những cây con, cây nhỡ của những loài cây gỗ lớn ở tầng A1,
A2, A3.
Tầng cỏ quyết C
Cao không quá 2m. Tổ thành lồi cây thuộc các họ Ơ rơ, họ Gai, họ Môn
Ráy, họ Gừng, họ Hành tỏi và những lồi dương xỉ….Tham gia tầng này cịn có
những cây tái sinh của những loài cây gỗ lớn ở tầng A1, A2, A3.
Ngồi 5 tầng trên, cịn có nhiều thực vật ngoại tầng, chúng tham gia vào tất
cả các tầng trong hệ sinh thái rừng như dây leo, thực vật phụ sinh, thực vật kí
sinh. Thực vật ngoại tầng đa dạng phong phú là một đặc điểm điển hình của rừng
mưa nhiệt đới.
Dây leo có thể là thân gỗ hoặc thân cỏ thuộc các họ Đậu, họ Na, họ Trúc
Đào, họ Gắm….Ngồi ra cịn có những lồi dây leo điển hình của rừng nhiệt đới
thuộc họ cọ dừa dài hàng trăm mét thuộc các chi Calamus, Daemonorops đặc hữu
của vùng Đông Nam Á.
Thực vật phụ sinh (Loài thực vật sống nhờ vào những loài cây khác) gồm
những loài cây thuộc họ phong lan, họ Mơn Ráy, những lồi quyết thuộc các chi
Asplenium, Drynaria, Platycerium.
Đặc biệt là những loài cây sống nhờ cây kí chủ như lồi đa, chân chim và
một lồi Fragraea obovata trong họ Loganiaceae.
Thực vật kí sinh bao gồm những loài cây thuộc chi Loranthus trong họ tầm
gửi (Loranthaceae), chi Balanophora trong họ Cu chó (Balanophoraceae) sống

bám trên cành lá và rễ cây.
3. Đa dạng sinh học rừng nhiệt đới


Rừng nhiệt đới ẩm ướt là một quần xã sinh vật phong phú nhất về loài, và
các rừng mưa nhiệt đới tại châu Mỹ thì phong phú về lồi hơn các rừng đất ẩm
ướt ở châu Phi và châu Á.
Như là một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất tại châu Mỹ, rừng mưa Amazon
có sự đa dạng sinh học khơng thể so sánh. Khoảng 10% số lượng lồi đã biết trên
thế giới sống tại rừng mưa Amazon. Nó hợp thành tập hợp lớn nhất các lồi động
thực vật cịn sinh tồn trên thế giới.
Khu vực này là quê hương của khoảng 2,5 triệu cơn trùng, hàng chục nghìn
lồi thực vật và khoảng 2000 lồi chim cùng thú.
Tới nay, ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật, 3000 loài cá, 1.294 loài chim,
427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư và 378 lồi bị sát đã được phân loại
khoa học ở khu vực này.
Các loài trong rừng nhiệt đới:
- Các rừng rậm nhiệt đới có hơn một nửa số lồi của thế giới, mặc dù chỉ
chiếm 7% bề mặt của Trái Đất.
- Độ phong phú loài tương đối của quần xã sinh vật rừng nhiệt đới thay đổi
nhóm lồi, và các kiến thức khoa học về độ phong phú loài của một số bậc phân
loại vẫn còn giới hạn.
- Thực vật:
+ Thơng tin đầy đủ nhất hiện có về rừng nhiệt đới là các thơng tin về các
lồi thực vật.
+ Vùng tân nhiệt đới (Trung và Nam mỹ) ước tính có khoảng 86.000 lồi
thực vật có mạch.


+ Vùng nhiệt đới và nửa khô hạn châu Phi có 30.000 lồi, Vùng Madagascar

có 8200 lồi, vùng nhiệt đới châu Á bao gồm cả New Guinea và vùng nhiệt đới
Austraylia có khoảng 45.000 lồi.
Xét chung, vùng nhiệt đới chiếm 2/3 con số ước tính 250.000 lồi thực vật
có mặt của thế giới. Theo số liệu của Alwyn Gentry, Norman Myers ước tính
rằng 2/3 số lồi thực vật nhiệt đới được tìm thấy ở các rừng nhiệt đới ẩm (các
rừng rậm rụng lá và thường xanh)
Như vậy, khoảng 45% các lồi thực vật mạch gỗ của thế giới được tìm thấy
trong các rừng rậm nhiệt đới.
- Động vật có xương sống
+ Tỉ lệ số lồi động vật có xương sống ở cạn tìm thấy trong các rừng nhiệt
đới có thể so sánh với con số này của thực vật.
+ Số lồi chim của rừng nhiệt đới ước tính là 2600, trong đó 1300 lồi tìm
thấy ở vùng tân nhiệt đới, 400 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi, 900 loài ở vùng
nhiệt đới chấu Á. Con số này xấp xỉ 30% tổng số lồi tồn cầu.
- Động vật khơng xương sống: Độ phong phú tương đối của các loài động
vật không xương sống trong rừng nhiệt đới hầu hết vẫn chưa được biết chắc chắn.
Cho tới gần đây, tính đa dạng tương đối của nhóm động vật chân khớp của
vùng nhiệt đới so với vùng ôn đới vẫn được coi là tương tự đối với những nhóm
sinh vật đã biết như thực vật có mạch hoặc chim.
Tuy nhiên khám phá của Terry Erwin về độ phong phú rất lớn của các loài
bọ cánh cứng trong tán rừng của một rừng nhiệt đới ẩm đã cho thấy độ phong phú
tương đối của động vật chân khớp trong vùng nhiệt đới là lớn hơn rất nhiều.
Khoảng 30 triệu loài động vật chân khớp, chiếm 96% tổng số lồi trên Trái
Đất, có thể tồn tại trong các rừng nhiệt đới.


- Phần trăm các loài trên thế giới:
Tỷ lệ các loài của rừng nhiệt đới trên tổng số các loài của thế giới khơng thể
ước lượng được chính xác bởi lẽ tổng số loài của một số đơn vị phân loại và
nhóm sinh thái lớn có nhiều tiềm năng: Bao gồm cơn trùng, giun trịn và động vật

khơng xương sống đáy biển, vẫn chưa được biết rõ.
Tuy vậy, một nửa số lồi động vật có xương sống và thực vật có mạch là tồn
tại trong rừng nhiệt đới.
Nếu độ phong phú rất lớn về lồi của nhóm động vật chân khớp trong quần
xã sinh vật này là một chỉ số thì ít nhất 50%, thậm chí đến 90% tổng số lồi của
thế giới là được tìm thấy trong các rừng kín nhiệt đới.
Nhiều lồi mới phát hiện ở rừng nhiệt đới HÌnh ảnh
Tương tác giữa các quần thể sinh vật trong hệ sinh thái về nguyên tắc là tổ
hợp tương tác của các cặp quần thể. Xét tương tác giữa hai quần thể trên một ma
trận tương tác, có thể đưa ra những loại quan hệ tương tác.
Tác động của

0

+

Trung lập

Lợi

_

quần thể 1 đến quần
Tác
thể 2của
động
quần thể 2
đến quần
thể 1


0
+
-

Lợi

một

bên

một

bên

Thú
Cộng sinh

Hạn chế

hạn chế

Ký sinh

- Chú giải:
0: Khơng có dấu hiệu tác động tới sự tăng trưởng

dữ-con

mồi
Cạnh tranh



+: Tác động tích cực tới sự tăng trưởng
-: Tác động tiêu cực tới sự tăng trưởng
+ Quan hệ trung lập: Xác lập mối quan hệ của các loài sinh vật sống bên
cạnh nhau, nhưng lồi này khơng làm lợi hoặc gây hại cho sự phát triển số lượng
loài kia.
+ Quan hệ kí sinh: Quan hệ của lồi sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh vật
chủ với vật chủ,có thể gây hại và giết chết vật chủ như giun, sán trong cơ thể
động vật và người.
+ Quan hệ thú dữ con mồi: Quan hệ giữa một loài là thú ăn thịt và lồi kia là
con mồi của nó, như giữa sư tử , hổ và các loài động vật ăn cỏ sống trên đồng cỏ.
+ Quan hệ cộng sinh: quan hệ của hai loài sinh vật sống dựa vào nhau, lồi
này đem lại lợi ích cho lồi kia và ngược lại. Ví dụ tảo và địa y,...
+ Quan hệ cạnh tranh: Quan hệ giữa hai hay nhiều loài sinh vật, cạnh tranh
với nhau về nguồn thức ăn và không gian sống. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của
chúng có thể dẫn tới việc loài này tiêu diệt loài kia.
+ Quan hệ hạn chế: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, lồi thứ nhất đem lại lợi
ích cho lồi kia và loài thứ hai khi phát triển lại hạn chế sự phát triển của loài thứ
nhất.
4. Đa dạng sinh học rừng Việt Nam
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông nam Á giàu
về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần
Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên
sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học
cao. Một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú đã
được hình thành ở các độ cao khác nhau như các rừng thông chiếm ưu thế ở


vùng ôn đới và cận nhiệt đới, rừng hỗn loại lá kim và lá rộng, rừng khô cây họ

Dầu ở các tỉnh vùng cao, rừng họ Dầu địa hình thấp rừng ngập mặn cây Đước
chiếm ưu thế ở ven biển châu thô sông Cửu Long và sông Hồng rừng Tràm ở
đồng bằng Nam bộ và rừng hỗn loại tre nứa ở nhiều nơi.
Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ
kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng
loại. Cho đến nay đã thống kê được 10.484 lồi thực vật bậc cao có mạch,
khoảng 800 lồi rêu và 600 lồi nấm.
Theo dự đốn của các nhà thực vật học, số loài thực vật bậc cao có mạch ít
nhất sẽ lên đến 12.000 lồi, trong đó có khoảng 2.300 lồi đã được nhân dân
dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc,
lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác. Chắc chắn rằng hệ thực vật Việt
Nam còn nhiều lồi mà chúng ta chưa biệt cơng dụng của chúng. Cũng có thể có
rất nhiều lồi có tiềm năng như một nguồn cung cấp dược liệu hết sức quan
trọng.
Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Tuy rằng hệ thực vật Việt
Nam khơng có các họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3% số chi là đặc hữu (như các
chi Ducampopinus, Colobogyne) nhưng số loài đặc hữu chiếm khoảng 33% số
loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam và hơn 40% tổng số loài thực vật toàn quốc
(Thái Văn Trừng, 1970).
Phần lớn số loài đặc hữu này tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi
cao Hồng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao
nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở phần Bắc Trung Bộ.
Nhiều loài là đặc hữu địa phương chỉ gặp trong một vùng rất hẹp với số cá thể
rất thấp. Các lồi này thường rất hiếm vì các khu rừng ở đây thường bị chia cắt
thành những mảnh nhỏ hay bị khai thác một các mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, do đặc điểm cấu trúc, các kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường
không có lồi chiếm ưu thế rõ rệt nên số lượng cá thể của từng loài thường hạn
chế và một khi đã bị khai thác, nhất là khai thác không hợp lý thì chúng chóng
bị kiệt quệ. Đó là tình trạng hiện nay của một số loài cây gỗ quý như Gõ đỏ



(Afzelia xylocarpa) Gụ mật (Sindora siamensis) nhiều loài cây làm thuốc như
Hồng liên chân gà (Coptis chinensis), Ba kích (Morinda officinalis)... thậm chí
có nhiều lồi đã trở nên hiếm hay có nguy cơ bị tiêu diệt như Thơng nước
(Glyptostrobus

pensilis),

Hồng

đàn

(Cupressus

torulosa),

Bách

xanh (Calocedrus macrolepis), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariaensis), Pơmu
(Fokiena hodginsii)...
Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 275
loài thú, 828 loài chim, 180 loài bị sát, 80 lồi ếch nhái, 472 lồi cá nước ngọt,
khoảng 2.000 lồi cá biển và thêm vào đó có hàng chục ngàn lồi động vật
khơng xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt (Đào Văn Tiến, 1985; Võ Quý,
1997; Đặng Huy Huỳnh, 1978).
Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần lồi mà cịn có
nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông nam á. Cũng như thực vật giới động
vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78
lồi và phân lồi thú là đặc hữu. Có rất nhiều lồi dộng vật có giá trị thực tiễn
cao và nhiều lồi có ý nghĩa lớn về bảo vệ như: Voi, Tê giác Giava, Bị rừng, Bị

tót, Trâu rừng, Bị xám, Nai cà tơng, Hổ, Báo, Cu ly, Vượn, Voọc vá, Voọc
xám, Voọc mũi hếch, Sếu cổ trụi, Cò quắm cánh xanh, Cị quắm lớn, Ngan cánh
trắng, nhiều lồi trĩ, cá sấu, trăn, rắn và rùa biển...
Theo tài liệu (Review of the Protected Areas System in the Indo - Malayan
Realm, MacKinnon, MacKinnon, 1986) thì Việt Nam khá giàu về thành phần
lồi và có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng phụ Đông
Dương. Trong số 21 lồi khỉ có trong vùng phụ này thì ở Việt Nam có 15 lồi,
trong đó có 7 lồi đặc hữu của vùng phụ (Eudeyl 1987). Có 49 lồi chim đặc
hữu trong vùng phụ, ở Việt Nam có 33 lồi trong đó có 10 lồi đặc hữu của Việt
Nam, so với Miến Điện, Thái Lan, Malaixia, Hải Nam, mỗi nơi chỉ có 2 lồi,
Lào một lồi và Campuchia khơng có lồi đặc hữu nào cả.
Khi xem xét về sự phân bố của các lồi ở trong vùng phụ Đơng Dương nói
chung, số lồi thú và chim và các hệ sinh thái có ngụy cơ bị tiêu diệt nói riêng
và sự phân bố của chúng. Chúng ta có thể nhận rõ rằng Việt Nam là một trong


những vùng xứng đáng có ưu tiên cao về vấn đề bảo vệ. Không những thế, hiện
nay ở Việt Nam vẫn cịn có những phát hiện mới rất lý thú. Chỉ trong hai năm
1992 và 1994 đã phát hiện được ba lồi thú lớn, trong đó có hai lồi thuộc vùng
rừng Hà Tĩnh là loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và lồi Mang lơn hay cịn
gọi là Mang bầm (Megamuntiacus vuquangensis), nơi mà trước đây khơng lâu
đã phát hiện lồi trĩ cuối cùng trên thế giới, lồi Gà lam đi trắng hay còn gọi
là Gà lừng (Lophura hatinhensis).
Ngày 21 tháng 10 năm 1994 một loai thú lớn mới thứ ba là lồi
(Pseudonovibos spiralis) ở Tây Ngun, tạm gọi là lồi Bị sừng xoắn được
cơng bố và năm 1997 một lồi thú lớn mới nữa cho khoa học được mơ tả đó là
lồi Mang Trường Sơn (Megamuntiacus truongsonensis) tìm thấy lân đầu tiên ở
vùng Hiên, thuộc tỉnh Quảng Nam. ở khu vực Vũ Quang trong những năm gần
đây phát hiện được thêm một loài cá mới cho khoa học: Opsarichthys
vuquangensis. Chúng ta tin rằng ở Việt Nam chắc chắn còn rất nhiều loài động,

thực vật chưa được các nhà khoa học biết đến.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có về sinh giới này, có thể đáp ứng
những nhu cầu hiện tại và tương lai của nhân dân Việt Nam trong quá trình phát
triển, cũng như đã đáp ứng những nhu cầu ấy trong quá khứ. Nguồn tài nguyên
thiên nhiên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của nhân dân
Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua mà còn là cơ sở cho sự phát triển của dân
tộc Việt Nam trong những năm sắp tới. Tuy nhiên thay vì bảo tồn nguồn tài
nguyên này, nhân dân Việt Nam dưới danh nghĩa phát triển kinh tế đang khai
thác quá mức và phí phạm nguồn tài nguyên quý giá này. Nhiều loài hiện đã trở
nên hiếm một số loài đang có nguy cơ bị diệt vong. Nếu biết sử dụng đúng mức
và quản lý tốt nguồn tài nguyên sinh học của Việt nam có thể trở thành nguồn
tài nguyên tái tạo rất có giá trị thế nhưng nguồn tài nguyên này đang suy thối
nhanh chóng.
CHƯƠNG 3: RỪNG NHIỆT ĐỚI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Hiện trạng suy giảm rừng nhiệt đới


Rừng mưa nhiệt đới là hệ sinh thái vô cùng phong phú và đóng một vai trị
cơ bản trong các hoạt động cơ bản của hành tinh. Tuy nhiên, hệ sinh thái quý
giá này đang bị đe dọa lớn nhất trên hành tinh. Và khi các khu rừng bị tàn phá,
nhiều carbon hơn được bổ sung vào bầu khí quyển làm cho điều kiện khí hậu
tiếp tục thay đổi.
Rừng mưa nhiệt đới là ngơi nhà của hơn 50% các lồi trên thế giới và là kho
dự trữ các nguồn tài nguyên sinh học và di truyền. Ngoài ra, rừng nhiệt đới giúp
duy trì khí hậu bằng cách điều hịa khí quyển và ổn định lượng mưa, bảo vệ
chống lại sự sa mạc hóa, và cung cấp nhiều chức năng sinh thái khác.
Tuy nhiên, hệ sinh thái quý giá này đang bị đe dọa và diện tích rừng cũng
như độ đa đạng sinh học ngày càng giảm. Mặc dù diện tích chính xác vẫn chưa
được xác định cụ thể,nhưng ước tính mỗi ngày ít nhất 80.000 mẫu Anh (tương
đương với 32.300 ha) rừng biến mất khỏi Trái đất và ít nhất 32.300 ha rừng khác

bị suy thoái.
Cùng với sự biến mất các rừng mưa nhiệt đới, hàng trăm loài đã và đang có
nguy cơ tuyệt chủng. Khơng những thế, khi các khu rừng bị tàn phá, nhiều carbon
hơn được bổ sung vào bầu khí quyển làm cho điều kiện khí hậu tiếp tục thay đổi.

Tốc độ phá rừng trung bình hàng năm tại một số nước
giai đoạn 2000 - 2005. ( Nguồn: FAO/Mongabay)



×