Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN từ 1995 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI









PHẠM ĐÌNH THẮNG








HỢP TÁC VĂN HOÁ VIỆT NAM - ASEAN TỪ
1995 ĐẾN NAY







LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC










Hà Nội - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI








PHẠM ĐÌNH THẮNG






HỢP TÁC VĂN HOÁ VIỆT NAM - ASEAN TỪ
1995 ĐẾN NAY




Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế
Mã số : 60.31.40



LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Ngô Văn Doanh







Hà Nội - 2008
Các chữ viết tắt

AC
: ASEAN Community
Cộng đồng ASEAN

ACC
: ASEAN Socio-Cultural Community
Cộng đồng Văn hóa Xã hội


ACF
: ASEAN Cultural Fund
Quỹ Văn hóa ASEAN

AEC
: ASEAN Economic Community
Cộng đồng Kinh tế

AFTA
: ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AMCA
: ASEAN Ministers Responsible for Culture and Arts
Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Văn hoá và Nghệ thuật
ASEAN

AMM
: ASEAN Ministerial Meeting
Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN

AMRI
: ASEAN Ministers Responsible for Information
Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN

ARF
: ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

ASC

: ASEAN Standing Committee
Ủy ban Thường trực ASEAN

ASC
: ASEAN Security Community
Cộng đồng An ninh

ASEAN-COCI
: ASEAN Committee on Culture and Information
Ủy ban Văn hóa-Thông tin ASEAN



ASEAN
: Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CEPT
: Agreement On The Common Effective Preferential Tariff
Chương trình thuế quan ưu đãi hiệu lực chung

COC
: Code of Conduct for South China Sea
Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông

IAI
: Initiative for ASEAN Integration
Sáng kiến liên kết ASEAN

SCC

: ASEAN Sub Committee on Culture
Tiểu ban Văn hóa

SCI
: ASEAN Sub Committee on Information
Tiểu ban Thông tin

SOM
: Senior Officials Meeting
Hội nghị Viên chức Cấp cao

SEANWFZ
: Southeast Asia Nuclear Weapon Free Zone
Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân

TAC
: Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước thân thiện và hợp tác

ZOPFAN
: Zone of Peace, Freedom and Neutrality
Khu vực hòa bình tự do trung lập


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Dư kiến đóng góp của đề tài 4
7. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần thuộc 3 chương 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN HOÁ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 6
1. Khái niệm văn hóa 6
2. Văn hóa bản địa Đông Nam Á 9
3. Ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ 13
3.1. Sự có mặt của Ấn Độ giáo 13
3.2. Sự có mặt của Phật giáo Tiểu thừa 15
4. Ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc 19
4.1. Sự ảnh hưởng của Nho giáo 21
4.2. Sự có mặt của Phật giáo Đại thừa 23
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ NGUYÊN TẮC HỢP TÁC VĂN HOÁ VIỆT
NAM-ASEAN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 26
1. Những vấn đề đặt ra cho ASEAN và Việt Nam 26
2. Nguyên tắc chung trong hợp tác văn hóa Việt Nam-ASEAN 30
2.1. Thống nhất trong đa dạng 30
2.2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc
nội bộ 32
3. Quá trình phát triển hợp tác văn hóa ASEAN 33
3.1. Lịch sử phát triển và hợp tác văn hóa-thông tin ASEAN 33
3.2. Một số lĩnh vực hợp tác văn hoá ASEAN tới đây 38
3.2.1. Hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh văn hoá 38
3.2.2. Phát triển doanh nghiệp sản xuất sản phẩm văn hoá có quy mô
vừa và nhỏ 39
3.2.3. Tăng cường, đẩy mạnh hợp tác song phương ASEAN 40
3.2.4. Tăng cường liên kết, hợp tác văn hoá với các nước đối thoại
của ASEAN 41
4. Quá trình phát triển quan hệ văn hoá Việt Nam-ASEAN 42

CHƯƠNG 3. NHỮNG DẤU MỐC VÀ THÀNH TỰU BAN ĐẦU TRONG QUAN HỆ
VĂN HÓA VIỆT NAM-ASEAN 47
1. Những dấu mốc hợp tác văn hoá 47
2. Hợp tác văn hóa-thông tin Việt Nam-ASEAN 54
3. Một số thành tựu ban đầu 58
3.1. Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và nghiên cứu về ASEAN 59
3.2. Hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và trưng bày 61
3.3. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin 62
3.4. Hợp tác song phương với các nước ASEAN 66
KẾT LUẬN 71

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài:
Đông Nam Á trong lịch sử vốn là một khu vực từng bị chia rẽ bởi hệ tư
tưởng, sự nghi kỵ và cả chiến tranh. Đã có lúc khu vực này được ví như
“Thùng thuốc súng” của Châu Á. Ngày nay, 11 quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á đã liên kết thành một hiệp hội ASEAN và hướng tới hình thành cộng
đồng ASEAN với ba “trụ cột” chính vào năm 2015: Cộng đồng Anh ninh-
Chính trị, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá Xã hội (Hội nghị cấp
cao ASEAN lần thứ IX họp tại Bali (Indonesia) tháng 10/2003, những người
đứng đầu chính phủ và quốc gia thuộc ASEAN đã nhất trí thông qua Tuyên
bố hoà hợp Bali II). Hướng đi của ASEAN là trở thành một tập thể hoà hợp
các quốc gia Đông Nam Á gắn bó với nhau thông qua quan hệ đối tác trong
sự phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn
nhau; cam kết gìn giữ sự đa dạng văn hoá và hoà hợp xã hội.
Các nước ASEAN đang được đánh giá là một trong những khu vực
phát triển năng động nhất thế giới. Tính tới ngày 6/3/2008, Việt Nam là thành

viên thứ 5 (sau Singapore, Bruney, Malaysia, Lào, Campuchia) phê chuẩn
Hiến chương ASEAN. Ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN chính thức có
hiệu lực sau khi được Ngoại trưởng các nước thành viên thông qua tại cuộc
họp diễn ra tại trụ sở của Ban Thư ký ASEAN (Thủ đô Jakarta, Indonesia).
Sự ra đời của Hiến chương ASEAN được xem như một bước tiến quan trọng:
Thông qua Hiến chương này, tất cả các nguyên tắc, luật lệ và hành xử của
ASEAN từ trước tới nay được cập nhật và pháp điển hoá một cách có hệ
thống trong một văn kiện pháp lý (Trước khi có Hiến chương, ASEAN hoạt

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

2
động trên cơ sở văn kiện chính trị nền là Tuyên bố Băng Cốc ra đời ngày
8/8/1967). Đây là một dấu mốc thể hiện quyết tâm của các nước thành viên
ASEAN để hình thành cộng đồng ASEAN với ba trụ cột.
Trong 3 trụ cột, cộng đồng văn hoá xã hội được đánh giá đóng vai trò
quan trọng hàng đầu bởi đặc tính liên kết sâu sắc. Đặc điểm của văn hoá
Đông Nam Á là tương đồng trong đa dạng. Do nằm ở vị trí giữa hai nền văn
minh lớn-đồng thời là hai trung tâm kinh tế lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, nên
Đông Nam Á đã sớm hình thành điểm đến và hình thành trung tâm truyền tải
các giá trị văn hoá của thế giới Phương Đông. Việt Nam là quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á nên cũng mang những nét đặc trưng của khu vực. Có thể
khẳng định rằng, sự hợp tác trong lĩnh vực văn hoá giữa Việt Nam
và ASEAN tạo đà phát triển cho các lĩnh vực hợp tác khác, cũng như góp
phần không nhỏ trong việc hình thành cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, tác giả đã lựa chọn để tài này nhằm đánh giá
những thành tựu đạt được trong quan hệ hợp tác về văn hoá giữa Việt Nam và
ASEAN trong 10 năm trở lại đây. Từ những nghiên cứu đánh giá này, tác giả
đề xuất một số định hướng hợp tác về văn hoá nói riêng và các lĩnh vực khác
như kinh tế; an ninh, chính trị.

2, Tình hình nghiên cứu:
Đây là vấn đề mới và đang diễn ra, nên hầu như trong nước và quốc tế
chưa có một công trình nào tổng hợp hoặc nghiên cứu một cách hoàn chỉnh;
ngoài những bài viết nhỏ trên các báo, tạp chí nghiên cứu chuyên ngành hoặc
lồng ghép vào các vấn đề khác trong những nghiên cứu về ASEAN. Trong
khi đó, Việt Nam là nước đề xuất ý tưởng hình thành cộng đồng văn hoá-xã
hội-một trong ba trụ cột chính hình thành Cộng đồng ASEAN.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

3
Đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào cơ sở hình thành văn hoá Đông
Nam Á; hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và ASEAN từ sau khi Việt nam gia
nhập ASEAN; tác giả có xu hướng nghiên cứu vai trò quan trọng của hợp tác
văn hoá như một mối quan hệ nền tảng tạo đà thúc đẩy các mối quan hệ hợp
tác khác. Đặc biệt, tác giả hướng đề tài gắn với việc hình thành một trong 3
cộng đồng chính để hình thành cộng đồng ASEAN: Đó là Cộng đồng Văn
hoá. Đánh giá sự hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và ASEAN như bước chuẩn
bị đóng góp cho việc hình thành cộng đồng này vào năm 2015. Với lý do đó,
đề tài này vừa có ý nghĩa khoa học, vừa mang ý nghĩa thực tiễn phù hợp với
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.
3, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là tìm hiểu phân tích, sau hơn 10 năm quan hệ văn
hóa Việt Nam-ASEAN đạt được những thành tựu và gặp trở ngại gì. Mối
quan hệ này chính thức và bình đẳng, tự chủ từ năm 1995 nhưng do lịch sử để
lại, Việt Nam vốn thuộc cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nên mang nhiều giá trị
văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng mang nhiều
giá trị của cơ tầng văn hóa Đông Á. Từ những giá trị này, tác giả tìm hiểu và
đánh giá quá trình quan hệ Việt Nam-ASEAN từ năm 1995 đến nay có đóng
góp như thế nào cho đất nước nói riêng và ASEAN nói chung. Từ đây đưa ra

một số đề xuất, dự báo cho mối quan hệ này phát triển trong thời gian tới.
4, Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cở sở hình thành nét đặc trưng văn
hoá Đông Nam Á, một số hoạt động hợp tác văn hoá song phương và đa
phương giữa Việt Nam và ASEAN.


Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

4

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn từ khi Việt Nam gia nhập
ASEAN (1995) tới nay. Bởi vì, trước thời điểm này, quan hệ hợp tác Việt
Nam-ASEAN hình thành dưới góc độ tự nhiên như bị ảnh hưởng qua quá
trình giao thương hoặc bị cưỡng bức văn hóa. Từ sau khi Việt Nam gia nhập
ASEAN, mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN chủ động và bình đẳng, tiến
tới mục đích hòa hợp và thịnh vượng chung cho khu vực.
5, Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu dựa trên Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, đồng thời
dựa trên những quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước ta.
- Sử dụng phương pháp phân tích chọn lọc, so sánh, đối chiếu và tổng
hợp vấn đề.
- Kết hợp phương pháp lịch sử lô-gích, cụ thể và khái quát.
6, Dự kiến đóng góp của đề tài:
ASEAN được ví như “sân chơi” nhỏ để Việt Nam tạo lập các mối quan
hệ ra với thế giới. Bản thân các nước ở khu vực Đông Nam Á đã chứa đựng
nhiều điểm khác biệt về văn hóa, chính trị, kinh tế… Sự “cọ xát” ở một “sân
chơi” mang tính khu vực sẽ giúp cho Việt Nam có thêm nhiều quan hệ, hơn
nữa, ASEAN là một tổ chức mở khi có ASEAN cộng (+) nên từ đây vị thế
của Việt Nam được nâng lên. Đề tài này chỉ nghiên cứu mối quan hệ văn hóa

Việt Nam-ASEAN giai đoạn từ 1995 đến này (hơn 10 năm). Giai đoạn này
ngắn nhưng là bước đầu Việt Nam tự chủ trong hợp tác văn hóa với ASEAN,
với các nước thành viên ASEAN. Đây có thể xem như đánh giá một giai đoạn
quan hệ văn hóa ở thời kỳ đương đại. Sự đánh giá, phân tích này sẽ gợi mở

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

5
một hướng hợp tác hoàn thiện hơn cho Việt Nam với ASEAN trong bối cảnh
toàn cầu hóa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Hơn nữa, nghiên cứu này
đóng góp phần nào cho những nhà quản lý văn hóa cập nhật thêm thông tin
tình hình hiện tại để có phương sách kịp thời khi tiến hành các hoạt động hợp
tác văn hóa-thông tin với ASEAN.
7, Cấu trúc của đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần thuộc 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Cở sở hình thành văn hoá khu vực Đông Nam Á
Chƣơng 2: Một số vấn đề và nguyên tắc hợp tác văn hoá Việt Nam-
ASEAN những năm đầu thế kỷ 21
Chƣơng 3: Hợp tác văn hoá Việt Nam-ASEAN từ 1995 đến nay

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN HOÁ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
1, Khái niệm văn hóa
Trong tiếng Việt, văn hoá là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá
phong phú và phức tạp. Người ta có thể hiểu văn hoá như một hoạt động sáng
tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hoá như là lối sống, thái độ
ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hoá như trình độ học vấn.

Ở phương Tây, từ văn hoá xuất hiện khá sớm trong đời sống ngôn ngữ.
Nhà ngôn ngữ học người Đức W. Wundt cho rằng, Văn hoá là một từ có
nguồn gốcLatinh: Colere, sau thành Cultura, nghĩa là cày cấy, gieo trồng. Từ
nghĩa này, sau đó phát triển rộng hơn là sự hoàn thiện, vun trồng tinh thần, trí
tuệ. Ở Trung Quốc, từ văn hoá được cho là xuất hiện từ thời Tây Hán (206
trước công nguyên - 25 năm sau công nguyên). Theo đó, sách Thuyết Uyển
bài Chỉ Vũ có viết: “Thánh nhân cai trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau
mới dùng vũ lực. Phàm dùng vũ lực là để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng văn
hoá không thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt”. Theo cách hiểu này thì văn
hoá là một cách giáo hoá đối lập với vũ lực.
Mặc dù có mặt sớm trong đời sống ngôn ngữ phương Tây cũng như
phương Đông nhưng phải đến thế kỷ XVIII, từ văn hoá mới được sử dụng
như thuật ngữ khoa học. Năm 1774, từ này mới được xuất hiện trong thư tịch
và năm 1783 từ điển ở Đức ghi có từ này. Nhiều giả thiết cho rằng, người đầu
tiên sử dụng từ văn hoá trong khoa học là Pufendorf (Đức). Ông cho rằng, văn
hoá là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội, đối lập với trạng thái
tự nhiên. Sau này, nhà triết học Herder (1744 - 1803), cho rằng: Văn hoá là sự
hình thành lần thứ hai của con người. Theo ông, lần thứ nhất, con người xuất
hiện với tư cách là một thực thể sinh vật tự nhiên; lần thứ hai hình thành như
một thực thể xã hội, tức là một nhân cách văn hoá.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

7
Đến năm 1855, học giả Klemm công bố công trình Khoa học chung về
văn hoá, người ta mới coi khoa học về văn hoá hình thành và thực sự phát
triển. Năm 1871, E.B.Tylor công bố công trình Văn hoá nguyên thuỷ ở Lôn
Đôn (Anh). Từ sự kiện này, ngành khoa học về văn hoá mới chính thức được
khẳng định bởi E.B.Tylor đã xác lập được đối tượng nghiên cứu của ngành
văn hoá học. Ông đã đưa ra định nghĩa văn hóa. Theo ông, văn hóa là một

phức thể bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập
quán và mọi khả năng, thói quen mà con người với tư cách là thành viên xã
hội, đạt được. Từ đây, khái niệm văn hoá được nhiều người đề cập. Năm
1952, trong công trình Văn hoá: Tổng luận phê phán các quan niệm và định
nghĩa (Culture: A critical review of Concepts and definitions), hai nhà khoa
học Mỹ là A.L.Kroeber và A.C.Kluckhohn đã thống kê và phân tích tới 164
định nghĩa về văn hoá, trong đó có 7 định nghĩa ra đời từ năm 1919 đến 1952.
Năm 1967, nhà văn hoá học người Pháp Abraham Moles lại đưa ra 250
định nghĩa. Tại Hội nghị thế giới về chính sách văn hoá vì sự phát triển (ở
Mehico) đã thông qua Tuyên bố ngày 6/8/1982 về chính sách văn hoá: Theo
nghĩa rộng, ngày nay văn hoá có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt
về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một
nhóm xã hội. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối
sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị, truyền thống và
tín ngưỡng.
Việc có quá nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa là do cách tiếp cận
các nhà khoa học. Căn cứ vào cách tiếp cận, GS.TS Hoàng Vinh đã quy về 12
nhóm định nghĩa về văn hoá
.
. PGS, TSKH Trần Ngọc Thêm chia ra hai loại:
Định nghĩa miêu tả và định nghĩa nêu đặc trưng. Trong loại định nghĩa nêu
đặc trưng, ông lại chia ra 3 khuynh hướng: khuynh hướng coi văn hoá là kết
quả (sản phẩm) nhất định; văn hoá như những quá trình; văn hoá như những
quan hệ, những cấu trúc
.
. Nhìn chung, mọi định nghĩa đều thống nhất văn hoá
có các đặc điểm sau:

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng


8
- Văn hoá là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì
không do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hoá. Từ đó, văn
hoá là đặc trưng căn bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là
tiêu chí căn bản phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hoá
xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của con người với
tự nhiên, nên văn hoá cũng là kết quả của sự thích nghi ấy.
- Sự thích nghi này là có ý thức và chủ động nên có sáng tạo, phù hợp
với giá trị chân - thiện - mỹ.
- Văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần.
- Văn hoá không chỉ có nghĩa là văn học nghệ thuật như thông thường.
Theo đó, văn học nghệ thuật là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hoá.
Đông Nam Á là một khu vực có yếu tố địa lý đặc biệt. Khu vực này
vừa có hải đảo, vừa có lục địa, nằm rải một vòng nhưng lọt giữa hai trung tâm
văn hóa lớn là Ấn Độ và Trung Quốc. Trước khi có sự tiếp biến văn hóa với
Ấn Độ và Trung Quốc, khu vực này đã có nền văn hóa riêng, đậm nét bản địa.
Những yếu tố địa lý quan trọng ở Đông Nam Á: Ở Đông Nam Á có
những yếu tố địa lý quan trọng là đất, sông, biển, gió mùa, khí hậu nhiệt đới.
Năm yếu tố này tạo nên đặc điểm chung của văn hoá vùng.
Đất đai ở Đông Nam Á do có nhiều mưa, nắng nên thích hợp với nông
nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vùng đất ở khu vực này không có đồng cỏ
nên chỉ có chăn nuôi nhỏ, ngoài ra chủ yếu là đất đai để trồng trọt.
Sông nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của cư dân
Đông Nam Á. Con nguời thường sinh sống gần sông suối vì đây là nơi có thể
trồng trọt, canh tác. Hai bên các con sông lớn thường phát hiện thấy các di chỉ
của người xưa. Sông cũng là đường giao thông quan trọng ở Đông Nam Á và
thuyền là phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân. Lịch sử cho thấy, các cư dân
Đông Nam Á không biết tạo ra bánh xe [4, tr.33].

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng


9
Biển ở Đông Nam Á rộng nên các cư dân ven biển đều thạo nghề đi
biển. Cư dân Đông Nam Á vùng biển có diện phân bố rộng lớn, và sớm có
điều kiện tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế trên biển giữa Đông-
Tây. Ở Đông Nam Á chỉ duy nhất có nước Lào là không có biển.
Gió mùa là loại thổi theo hai chiều ngược nhau. Gió này cũng tạo thành
mùa mưa tập trung, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Điều quan trọng nữa
là, gió mùa tạo nên sức đẩy cho thuyền buồm đi lại theo mùa trên biển và tạo
thành hai mùa mưa, nắng rõ rệt ở Đông Nam Á. Điều nổi bật nhất của gió
mùa là một trong những yếu tố tạo nên sự tiếp biến văn hóa trong khu vực.
Điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều và gió mùa là hằng số tự nhiên của văn
hóa Đông Nam Á và chính nó đã góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa khu vực
này-Nền văn minh thực vật hay nền văn minh lúa nước.
2, Văn hóa bản địa Đông Nam Á
Văn hóa bản địa là văn hóa có nguồn gốc tại chỗ, do cư dân tại chỗ
sáng tạo ra. Văn hóa Đông Nam Á tiếp xúc sớm nhất với văn hóa Ấn Độ và
Trung Hoa vào thời kỳ đầu Công nguyên. Phần lớn các nước Đông Nam Á
chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, riêng Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn
hóa Trung Hoa. Căn cứ vào thời điểm lịch sử, nhiều học giả đã xem văn hóa
bản địa Đông Nam Á là văn hóa trước Ấn trước Hoa. Trong xu hướng toàn
cầu hóa, sự giao thoa văn hóa rộng rãi đã có lúc, những người trẻ khó nhận ra
những nét đặc trưng của văn hóa bản địa Đông Nam Á. Các nhà khoa học
thường dựa vào khảo cổ, văn bản và tư liệu cổ, những tàn tích và di sản để
lại để nhận biết văn hóa bản địa:
Khảo cổ: Qua khai quật những di sản trong lòng đất, các nhà khoa học
có thể biết được văn hóa cổ xưa của Đông Nam Á trước Ấn, trước Hoa. Ở
Việt Nam, các hiện vật đồ đồng của nền văn hóa Đông Sơn, những mộ chum
của nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam, hay những hiện vật của


Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

10
nền văn hóa Đồng Nai. Ở Thái Lan, từ khảo cổ, các nhà khoa học đã xác thực
được nền văn hóa trồng trọt trước lúa ở Hang Thẩm Phi, và nền văn hóa lúa
nước ở Non Nốc Tha (Đồi Gà Gô). Ở Campuchia, khảo cổ phát hiện di chỉ
Samrong Sen có nhiều khối vỏ ốc, nhiều vật dụng làm bằng tay, mảnh chén,
đĩa. Những phát hiện khảo cổ gần đây, cho thấy: Niên đại sớm của đồ gốm từ
13.000-6.800 năm trước Công nguyên; trồng lúa là: 3.500 năm trước Công
nguyên; luyện đồng là 2.700 năm trước Công nguyên; luyện sắt là 1.300 năm
trước Công nguyên [4, tr.201].
Tư liệu cổ: Trung Quốc là nước có nhiều tài liệu cổ viết về Đông Nam
Á. Theo tài liệu của Trung Quốc để lại, trong sớ của Tiết Tôn ở đời Tam
Quốc (Tam Quốc chí, quyển 53) có ghi về một tập tục của người Việt cổ: Khi
mới thuộc Hán, người Giao Chỉ ở huyện Mê Linh, Cửu Chân và Đô Lung nếu
anh chết thì em lấy chị dâu [4, tr.202]. Tài liệu của một số học giả Châu Âu
cũng nhắc tới việc, dân Văn Lang trước thế kỷ thứ II và thứ III còn sống trong
chế độ gia đình mẫu hệ
Các tập tục: Người Việt vẫn giữ tục kết chạ giữa các làng. Những làng
kết chạ không được lấy nhau. Người Miến Điện tuy thờ Phật theo Ấn Độ
nhưng vẫn giữ tục thờ Nát là những vị thần bản địa có từ trước. Người Thái
Lan, Lào tuy thờ Phật nhưng vẫn tiếp tục thờ Phi (ma nhà) [4, tr.203].
Học giả người phương Tây G.Coedès, chuyên nghiên cứu về Đông
Nam Á đã nêu những đặc trưng văn hóa bản địa khu vực này. Về văn hóa vật
chất, gồm có: Trồng lúa nước; thuần hóa gia cầm, gia súc (đặc biệt là trâu để
cày, cấy); sử dụng thô sơ về kim khí; hiểu biết đi biển. Hệ thống xã hội coi
trọng vai trò của phụ nữ (thông qua chế độ mẫu hệ); tổ chức xã hội do yêu cầu
của nền nông nghiệp tưới nước. Tôn giáo gồm: Tín ngưỡng vạn vật hữu linh;
thờ cúng tổ tiên, thổ thần, thổ địa; xây dựng nơi thờ cũng ở chỗ cao; chôn
người chết trong chum và mộ cự thạch. Về thần thoại: Một vũ trụ quan nhị


Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

11
nguyên trong đó có sự đối lập giữa núi và biển, loài có cánh và loài ở nước,
người ở trên đất cao và người ở ven biển. Ngôn ngữ: Sử dụng tiếng nói đơn
lập với nhiều khả năng chuyển hóa các tiền tố, vị tố và trung tố.
Một trong những nét đặc trưng của văn hóa bản địa Đông Nam Á là tín
ngưỡng. Vạn vật hữu linh là tín ngưỡng đặc trưng đầu tiên, bởi vì các cư dân
Đông Nam Á cho rằng vạn vật đều có linh hồn. Từ cây cối, con vật, đất
đá đều có linh hồn. Ví dụ người Thái Lan, người Lào vốn gọi hồn là Khuẩn;
Miến Điện gọi là là Leip Bya; Campuchia gọi là Pralung; Malaysia gọi là
Semangat; người Việt gọi là hồn, vía [4, tr.221].
Thờ thổ thần là một tín ngưỡng vẫn phổ biến cho tới ngày nay. Cư dân
Đông Nam Á thờ cúng thần đất. Hiện nay, dù ở Thái Lan, Lào hay Việt
Nam người dân vẫn có tập tục làm bàn thờ thiên ngoài trời, trên sân thượng
để thờ thổ thần, thổ địa.
Người dân Đông Nam Á còn có tín ngưỡng vật tổ. Cư dân khu vực này
tin rằng, mình do một vật tổ sinh ra. Điển hình như người Việt Nam tin rằng,
mình là con rồng cháu tiên, được sinh ra trong cái bọc có 100 trứng; hoặc, căn
cứ vào trống đồng, các nhà khoa học còn cho rằng người Việt xem chim là vật
tổ của mình. Người Campuchia tin rằng, mình là con của thần rắn. Người
Lào, người Thái Lan có truyền thuyết cho rằng con người sinh ra từ quả bầu
[4, tr.225].
Do cây lúa gắn bó trong đời sống nên người dân tin rằng có hồn lúa.
Cây lúa được tôn thờ như một tôn giáo. Người Tagbanuwa ở Philippines cho
rằng, lúa là cây thiêng, một tặng vật của thần linh, và là lương thực đích thực
của con người và các thần linh. Ở Java, cây lúa nước gắn với nghi lễ phồn
thực và thuộc về nữ tính, là hiện thân của nữ thần Devi Sri. Do vậy nên có
nhiều cấm kỵ đối với đàn ông trong sự tiếp xúc với cây lúa. Đàn ông không

được gần nữ thần lúa. Họ chỉ làm các công việc cày bừa, chuẩn bị đất…, còn
các công việc gieo hạt, nhổ mạ, cấy lúa, chăm bón chỉ phụ nữ mới được làm.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

12
Người Malaysia, theo truyền thống; xem cây, đá, sông, lúa đều có hồn như
một sức mạnh bảo hộ hoặc xem hồn như là sự sống đích thực của chính sự vật
đó. Người Khơ-me xem mẹ lúa là một người đàn bà cưỡi trên mình cá, tay
cầm bông lúa. Nhiều dân tộc thiểu số miền núi ở Việt Nam có tập quán thờ
ông bà lúa. Dân tộc Katu ở Trường Sơn (Thừa Thiên-Huế) dành chỗ đẹp nhất
trong bếp và làm rọ đựng lúa để thờ; người Dao quan niệm rằng mỗi một
bông lúa và mỗi hạt thóc đều là sự sống và đều có hồn [4, tr.227].
Đời sống của cư dân bản địa gắn liền với việc cày cấy nên trông chờ
vào thời tiết. Từ đây, các nghi lễ nông nghiệp là điều không thể thiếu trong
đời sống. Người Chăm trước đây, từ khi mở luống cày đầu tiên cho đến khi
gánh lúa về nhà phải làm nhiều nghi lễ: Lễ Padang Paday Tuan (Lễ dựng chòi
cày); lễ Êu Po Bhum (Lễ cúng thần ruộng lúc lúa phát triển); lễ Dôk Tian (Lễ
cúng lúa trổ đòng); lễ Trun Yuak (Lễ xuống gặt); lễ Tagok Di Lan (Lễ cúng
sân); lễ Khoa Paday Da-a (Lễ mừng lúa về nhà); lễ mừng Cơm mới [4,
tr.230]… Ở Indonesia, nghi lễ về nữ thần lúa được tiến hành trên cánh đồng
vào thời gian đập lúa. Người Malaysia hình dung hồn lúa như một con người
bé nhỏ, thanh mảnh, hay giận dỗi và dễ bị tổn thương. Cây lúa được gọi âu
yếm, trìu mến khi vào vụ gặt đầu tiên: “Cậu bé chín tháng”, “công chúa mặt
trời”, hoặc “công chúa pha lê” [4, tr.230] Từ quan niệm về hồn lúa như vậy,
người Malaysia có những nghi lễ phức tạp diễn ra trong chu trình trồng lúa. Ở
Thái Lan, khi lúa ngậm đòng, nông dân ở tỉnh Ayutthay tổ chức lễ cầu chúc
cho Nữ thần lúa Cư dân nông nghiệp cũng mong muốn cho cấy trồng, vật
nuôi và bản thân con người sinh sôi nảy nở nhanh chóng đông đúc nên đã
hình những nghi lễ phồn thực để thúc đẩy sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.

Trong nhiều tài liệu cho thấy, ở Việt Nam từng có nghi lễ trong đó cho phép
những nam thanh nữ tú dùng hành vi giao hợp, hay tạp giao để cây cối bắt
chước sinh sôi, nảy nở. Đương nhiên, các cư dân Đông Nam Á quá quen
thuộc với các nghi lễ cầu mưa vào những mùa hạn hán. Ở Việt Nam còn có tục
thờ các thần Mây, Mưa, Sấm, Sét (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi).

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

13
3, Ảnh hƣởng văn hoá Ấn Độ
Khu vực Đông Nam Á, gồm cả lục địa và hải đảo, nằm trên đường biển
thông thương giữa phương Đông và phương Tây, giữa hai nền văn mình lớn:
Trung Quốc và Ấn Độ. Ngay từ những năm đầu Công nguyên, hai nền văn
hoá này đã phát huy sự ảnh hưởng tới khu vực Đông Nam Á. Nhiều học giả
cho rằng, văn hoá Trung Quốc ảnh hưởng bằng cách áp đặt, văn hoá Ấn Độ
ảnh hưởng tới nơi này một cách hoà hiếu. Ngoài yếu tố địa lý, nông nghiệp,
thì thương nghiệp là nền tảng hình thành nên văn hoá Đông Nam Á. Thương
nghiệp chủ yếu bằng đường biển. Các lái buôn Ấn Độ đã hành hải theo gió
mùa. Gió mùa thổi định kỳ qua những vĩ độ nhất định ở phía Nam Châu Á và
trên Ấn Độ Dương. Gió mùa thổi hai chiều ngược nhau trong vòng một năm.
Đây là một đặc trưng và là một tác nhân để văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng tới
Đông Nam Á.
Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, đại diện là hai tôn giáo lớn: Ấn Độ
giáo và Phật giáo đến Đông Nam Á có sức lan toả mạnh mẽ nhất. Những tôn
giáo này theo các thương nhân Ấn Độ đến các điểm dừng ở Đông Nam Á. Từ
đầu Công nguyên trở đi, hai tôn giáo này thay nhau chiếm vị trí chủ đạo trong
từng giai đoạn lịch sử khác nhau ở khu vực này. Từ hai tôn giáo này, đã dẫn
tới sự ra đời của của kiến trúc, hội hoạ, ngôn ngữ, văn tự hay nền văn học
mang những sắc thái đặc trưng.
3.1. Sự có mặt của Ấn Độ giáo

Theo nghiên cứu của các học giả Phương Tây, sự có mặt của Ấn Độ
giáo ở Đông Nam Á là từ những năm đầu Công nguyên. Vào giai đoạn này,
các nước trong khu vực đã có các vị thần riêng. Trong dân gian, tục thờ cúng
tổ tiên cũng đã rất phổ biến.
Thương nghiệp trên biển đã mang theo các thầy tu Bà La Môn để cúng
tế, cầu an cho những chuyến vượt biển. Sự có mặt của các thầy tu dần dần đã
trở nên quen thuộc với các cư dân nơi các thương thuyền cập bến. Từ quen

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

14
thuộc, những cư dân trong khu vực Đông Nam Á bắt đầu tiếp nhận bằng cách
nhờ các thầy tu thực hiện các nghi lễ tôn giáo để cầu an hoặc chữa bệnh.
Trong quá trình thông thương, các cuộc hôn nhân giữa những người Bà La
Môn với người có địa vị trong xã hội, dân thường bản địa tạo điều kiện cho
tôn giáo này “cắm rễ” [13, tr.54]. Uy tín của tôn giáo này ngày một lan toả
khi giới quý tộc của nơi thương thuyền tới buôn bán sùng bái. Hơn nữa, Ấn
Độ giáo không mâu thuẫn với tín ngưỡng bản địa. Điều này được chứng minh
về sự tồn tại của nó trong nhiều giai đoạn lịch sử. Nhiều nhà nước cổ đại ở
Đông Nam Á, như Phù Nam, Chămpa, Chân Lạp đã thực sự chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của Ấn Độ giáo.
Sự hiện diện của các vị thần Shiva, Vishnu và Brahma có ở hầu hết các
đền thờ của cư dân ở Đông Nam Á. Thần Shiva là hiện thân của sức mạnh tàn
phá và là đấng sáng tạo thế giới. Thần Shiva thể hiện ở hai hình tượng: Người
đàn ông tóc xoăn được búi lên cao, có con mắt thứ ba trên trán và một trong
bốn cánh tay cầm đinh ba, cưỡi trên lưng bò Nan Đin (Bên cạnh thần Shiva
thường có người vợ là nữ thần Parvati). Thần Shiva cũng được thờ phụng
dưới biểu tượng Linga-Sinh thực khí nam luôn đi kèm với Yoni-sinh thực khí
nữ). Các cư dân Đông Nam Á thờ phụng Linga và Yoni để cầu mong phồn
thịnh và sự sinh sôi nảy nở như quyền năng của vị thần ban cho. Các nhà

nghiên cứu ghi nhận rằng, chỉ tới khi Ấn Độ giáo vào, việc thờ phụng này
mới trở nên phổ biến.
Vishnu là chúa tể của thế giới, thể hiện bằng hình tượng một người đàn
ông đội trên đầu chiếc mũ hình trụ, có bốn cánh tay, mỗi cánh tay cầm nắm
các vật dụng khác nhau (chiếc tù bằng vỏ ốc, cái đĩa, cây gậy và hoa sen).
Thần Vishnu giữ vị trí chủ đạo trong việc sai khiến rắn thần Vasuki trong
cuộc khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh bất tử. Thần cưỡi trên con chim
thần Garuda. Vợ thần là nữ thần may mắn Lakshmi. Hiện thần của thần

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

15
Vishnu còn là Rama và Krisna (Hai nhân vật nổi tiếng trong trường ca
Ramayana và Mahabharata).
Brahma vị thần sáng tạo có bốn mặt và cưỡi trên con ngỗng Hamsa.
Đây là vị thần thứ ba của Ấn Độ giáo.
Đây là ba vị thần đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của
cư dân ĐNA trong nhiều giai đoạn lịch sử sau này.
3.2. Sự có mặt của Phật giáo
Phật giáo do hoàng tử Siddhartha Gautama (khoảng năm 566-480 trước
CN) sáng lập ra. Hoàng tử là con vua Suddhodana nước Kapilavastu ở chân
núi Hymalaya, hiệu là Thích Ca Mâu Ni [13, tr.15].
Phật giáo đã được truyền bá vào Đông Nam Á ngay từ những thế kỷ
đầu Công nguyên. Nhưng trong thời kỳ đầu, Hinđu giáo có phần thịnh hành
hơn. Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nước
Đông Nam Á. Đền tháp cũ bị bỏ vắng, các chùa mới mọc lên. Văn học Phật
giáo gồm các tích truyện, được gắn với sự tích lịch sử Phật giáo, phát triển
mạnh. Trong nhiều thế kỷ sau đó, Phật giáo đã có vai trò quan trọng trong đời
sống chính trị, xã hội và văn hoá của các cư dân Đông Nam Á. Vì thế, các tổ
chức sư tăng cũng như nhà nước rất chú ý tới việc phổ biến tư tưởng Phật

giáo trong dân chúng, đặc biệt là qua hệ thống giáo dục. Ngôi chùa không chỉ
là nơi thờ cúng mà còn là một trung tâm văn hoá, là hình tượng về chân -
thiện – mỹ đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ và phổ biến văn hoá,
tri thức cho dân chúng.
Đông Nam Á cơ bản tiếp nhận Phật giáo Tiểu thừa và căn cứ vào địa
bàn ảnh hưởng người ta thường gọi Phật giáo Đông Nam Á là Phật giáo Nam
Tông. Còn các nước Bắc Á như Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc, Nhật
Bản (cả Việt Nam) tiếp thu Phật giáo Đại thừa, nên thường được gọi là Phật
giáo Bắc tông.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

16
Phật giáo sở dĩ vào Đông Nam Á “cắm rễ” sâu chắc trong xã hội, lại có
ảnh hưởng to lớn vào đời sống tinh thần của người dân trong vùng bởi nó đã
phải bản địa hoá, đã biết hoà đồng với các tín ngưỡng dân gian bản địa, dung
nạp các yếu tố của các tôn giáo ngoại lai khác. Nói cách khác, Phật giáo vào
từng nước Đông Nam Á đã bị khúc xạ bởi các ý thức hệ ở các quốc gia đó.
Phật giáo vào Đông Nam Á đã được dân gian hoá, bản địa hoá sâu sắc.
Có thể nói, những học thuyết có tính chất tư biện, các tín điều khô khan, các
suy tư huyền bí đã phần nào bị biến đổi, giản lược đi để hoà quyện vào các tín
ngưỡng dân gian bản địa chất phác và đơn giản. Một trong những đặc điểm
nổi bật của Phật giáo ở Đông Nam Á là tính chất đơn giản tượng trưng của
nghi lễ. Khác với nghi lễ trong chùa chiền Bắc tông thường linh thiêng, ồn ào,
trọng tâm của người xuất gia đến chùa chiền ở Nam tông là sự hoà quyện giữa
Đạo và Đời, sự nỗ lực của con người không phải là lễ bái mà là toạ thiền, suy
tư về nguyên lý của Phật.
Đến thế kỷ XIV, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo Đại
thừa. Thái Lan hiện là nước xem Phật giáo là quốc đạo, đồng thời được xem
như quốc gia Phật giáo lớn nhất khu vực, Phật giáo Tiểu thừa có mặt quãng thế

kỷ I sau công nguyên. Phật giáo có mặt ở Campuchia khoảng thế kỷ V và Lào
khoảng thế kỷ VII và chính thức có ảnh sự hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV.
Phật giáo được truyền bá vào khu vực Đông Nam Á cũng chủ yếu bằng
đường truyền giáo hoặc thông thương qua đường biển. Lúc đầu, Phật giáo từ
Ấn Độ trực tiếp thâm nhập vào các nước vùng ven bờ biển phía Tây của Đông
Nam Á. Sau đó một số nước tiếp nhận Phật giáo gián tiếp qua một nước trung
gian khác. Đây cũng là một nét đặc biệt của Phật giáo ở Đông Nam Á. Ví dụ
như nước Lào tiếp nhận tôn giáo này không trực tiếp từ Ấn Độ, mà qua
Campuchia và Thái Lan-những nước có sự ảnh hưởng lớn của Phật giáo.
Trong nhiều con đường tiếp thụ Phật giáo của Thái Lan và Miến Điện, có một

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

17
con đường qua Srilanca. Thời kỳ đầu, Phật giáo qua các thương thuyền Ấn
Độ vào Việt Nam. Nhưng đến thế kỷ IV – V, Phật giáo lại du nhập từ phương
Bắc. Phật giáo ở Philippin được truyền bá từ Indonesia hoặc Malayssia tới.
Phật giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và được
nhiều quốc gia xem như quốc đạo ở một số nước Đông Nam Á. Nói đến tôn
giáo là nói đến hệ tư tưởng được biểu hiện trong giáo lý. Một tôn giáo muốn
tồn tại và phát triển phải hội tụ 3 yếu tố: Người sáng lập, giáo lý và tăng lữ tín
đồ. Giáo lý là một phương tiện, một công cụ rất quan trọng để truyền bá tư
tưởng tôn giáo. Sở dĩ Phật giáo phát triển mạnh ở Đông Nam Á và có sự ảnh
hưởng to lớn vào đời sống tinh thần của người dân vì nó đã tự bản địa hoá,
tương thích với các tín ngưỡng dân gian bản địa, biết dung nạp các yếu tố của
các tôn giáo ngoại lai khác. Phật giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời
sống tinh thần của người dân Đông Nam Á. Ở một số nước như Lào, Thái
Lan, Miến Điện người ta đều khẳng định Phật giáo đã có những đóng góp
nhất định vào việc xây dựng một nền văn hoá thống nhất, nền văn hoá dân tộc
đều mang màu sắc Phật giáo và chính Phật giáo đã gắn kết Tổ quốc và Dân tộc.

Ở những quốc gia xem Phật giáo là quốc giáo, mỗi người dân từ nhỏ
cho đến lớn, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, niềm tin tâm linh được gửi ở các
ngôi chùa. Mới sinh ra vào chùa đặt tên, đến tuổi trưởng thành vào chùa tu
một thời gian, khi lập gia đình vào chùa làm lễ buộc chỉ cổ tay và đến khi về
cõi Niết bàn, hoả táng rước linh hồn vào chùa. Phật giáo còn tác động tới đời
sống các giai tầng trong xã hội. Chính vì thế ở Việt Nam, nhà vua khi từ bỏ
quyền lực thì khoác áo tu hành hoặc thái tử vào chùa học chữ để làm vua. Về
mặt tổ chức, Phật giáo ở Đông Nam Á (với những nước xem là quốc giáo), hệ
thống chùa chiền và tổ chức sư sãi có từ thôn xóm đến cấp trung ương tương
ứng với các cấp chính quyền của triều đình. Các nhà sư Thái Lan, Campuchia,
Lào, Miến Điện là người có vai trò đặc biệt lớn lao trong đời sống xã hội. Nhà

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

18
sư trở thành tấm gương đạo đức, nhân vật trung tâm, chỗ dựa tinh thần, là
người bảo vệ những giá trị truyền thống của đạo Phật. Ở Thái Lan, nhiều triều
đại phong kiến đã dựa vào uy tín và sức mạnh của Phật giáo để củng cố địa vị
của mình. Ở Lào, trải qua nhiều triều đại, vua - sư gắn bó mật thiết với nhau
trong việc giải quyết nhiều vấn đề triều chính.
Một điều kỳ thú là, hoạt động tôn giáo hầu như quanh năm suốt tháng
từ cộng đồng nhỏ bé ở cấp làng bản đến cộng đồng rộng lớn của cả nước luôn
bị cuốn hút vào các lễ hội vừa mang tính tôn giáo của đạo Phật, vừa có tính
thế tục đậm đà của phong tục xứ sở các nước Đông Nam Á. Ngôi chùa với
các cư dân Đông Nam Á còn như một nơi tụ họp để cố kết cộng đồng. Các
Phật tử có thể đến đó để thoả mãn nhu cầu đời sống tình cảm tâm linh, hướng
về đức Phật từ bi. Đây cũng là nơi được ví như trung tâm văn hoá xã hội.
Chùa đồng thời là trường học dạy chữ, đạo nghĩa cho người dân; các nhà sư
có giai đoạn còn là người sáng tác văn chương. Ở Lào, Campuchia một số nhà
thơ lớn trưởng thành từ trong chùa như Xôm xỉ Đê xa (Lào), Bôtum Mătthê

Xôm (Campuchia); ở Việt Nam có Không Lộ Thiền sư, Mãn Giác Thiền Sư,
Từ Đạo Hạnh Ngôi chùa là nơi lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật, là thư viện,
bệnh viện, nhà trọ, nơi hội hợp quyết định những vấn đề quan trọng của làng,
bản và đất nước. Người dân được mùa, tổ chức hội hè ở chùa. Do đó, có thể
khẳng định rằng, ngôi chùa ở Đông Nam Á trước đây chính là nơi cung cấp tri
thức văn hoá nói chung cho người dân.
Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn học nghệ thuật Đông Nam Á khá
toàn diện và sâu sắc. Trong quá trình tiếp nhận các giáo lý (kinh kệ), cư dân
bản địa đã tiếp nhận chữ Ấn Độ; qua đó, tiếp nhận cả các đề tài, cốt truyện,
tác phẩm văn học đặc trưng Ấn Độ. Các nước Lào, Thái Lan, Miến Điện, văn
học có nhiều xu hướng, nhiều tính chất nhưng tính chất Phật giáo khá rõ nét;
số lượng tác phẩm chiếm đáng kể. Giáo lý đạo Phật đã trở thành tư tưởng chủ

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

19
đạo trong nhiều áng văn chương. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá, chính vì
sự ảnh hưởng này nên tính mâu thuẫn, sự xung đột, đấu tranh giai cấp trong
văn học Lào, Thái Lan và Miến Điện thường không mạnh mẽ bằng các nền
văn học ở các quốc gia Đông Nam Á khác.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa chiền ở khắp các nước Đông
Nam Á thể hiện rõ nét nhất về vị trí của đạo Phật trong đời sống tinh thần
người dân. Những ngôi chùa nổi tiếng là công trình kiến trúc đồ sộ như
Borobudur (Indonesia) và Thạt luổng (Lào) hay rất nhiều chùa chiền ở
Campuchia, Thái Lan, Miến Điện đã trở thành niềm tự hào và là biểu tượng
thịnh vượng của đạo Phật Tiểu thừa trong khu vực [3, tr.25].
Tóm lại, sự có mặt của Phật giáo ở Đông Nam Á nằm trong một phức
hợp văn hoá tôn giáo vừa đa dạng, vừa hoà hợp. Trong đó, những tín ngưỡng
dân gian chất phác được thẩm thấu vào trong kinh kệ, nó thiêng liêng đến
mức có thể che lấp hoặc giảm nhẹ tính chất tư biện, cao siêu của giáo lý.

Ngược lại, Phật giáo cũng không bảo thủ, cứng nhắc bởi nó ảnh hưởng những
yếu tố của tín ngưỡng bản địa- tàn dư văn hoá của các tôn giáo vào trước nó.
Sự đan xen hoà hợp giữa yếu tố văn hoá và tôn giáo trên đây đã tạo nên một
nét đặc thù cho Phật giáo ở Đông Nam Á. Từ đây, Phật giáo tồn tại và phát
triển, trở thành tôn giáo chính và đóng vai trò hết sức to lớn trong đời sống
văn hoá, xã hội ở khu vực Đông Nam Á.
4, Ảnh hƣởng văn hoá Trung Quốc
Cùng với sự ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ vào phía Nam khu vực, văn
hóa Trung Quốc cũng có sự “đổ bộ” vào Đông Nam Á từ phía Bắc, bằng sự
giao thoa tự nhiên, lẫn cưỡng bức (thông qua các cuộc chiến tranh).
Việt Nam, Singapore là hai quốc gia có mức độ ảnh hưởng văn hóa
Trung Quốc hơn các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Nhiều học giả đánh giá
rằng, Việt Nam là một quốc gia vừa mang những thuộc tính của Đông Nam Á
nhưng cũng có thuộc tính Đông Á (mà điển hình là văn hóa Trung Quốc).

×