Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam -Singapore những năm đầu thế kỷ XXI tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 90 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








NGUYỄN QUANG HƢỞNG







QUAN HỆ VĂN HÓA, GIÁO DỤC
VIỆT NAM – SINGAPORE
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quốc tế học












Tp. Hồ Chí Minh-2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN QUANG HƢỞNG










QUAN HỆ VĂN HÓA, GIÁO DỤC
VIỆT NAM – SINGAPORE
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số:60.31.40





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Đặng Xuân Kháng






Tp. Hồ Chí Minh-2012
4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM –
SINGAPORE 11

1.1. Khái quát Quan hệ Việt Nam – Singapore trước năm 1976 11
1.2. Quan hệ Việt Nam – Singapore từ 1976 đến những năm cuối thế kỷ XX
18
1.2.1. Bối cảnh lịch sử 18
1.2.2. Quan hệ chính trị ngoại giao 20
1.2.3. Quan hệ kinh tế 27
1.2.4. Quan hệ văn hóa, giáo dục 29
Tiểu kết 32
Chương 2: QUAN HỆ VĂN HÓA GIÁO DỤC VIỆT NAM –
SINGAPORE ĐẦU THẾ KỶ XXI 35
2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 35
2.2. Quan hệ Việt Nam – Singapore đầu thế kỷ XXI 37
2.3. Quan hệ Văn hóa giáo dục Việt Nam – Singapore 47
2.3.1. Các cơ chế hợp tác về văn hóa giáo dục Việt Nam – Singapore 47
2.3.2. Hợp tác về Giáo dục Việt Nam – Singapore 48
2.3.3. Hợp tác về Văn hoá Việt Nam – Singapore 57
2.4. Các lĩnh vực hợp tác khác 64
Tiểu kết 66
Chương 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VĂN HÓA GIÁO DỤC VIỆT
NAM – SINGAPORE 70
3.1. Triển vọng quan hệ Việt Nam – Singapore 70
3.2. Triển vọng quan hệ văn hóa giáo dục Việt Nam – Singapore 73
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 87
5

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử nhân loại, đặc biệt từ thời cận đại đến nay đã chứng minh rằng:

Một đất nước muốn phát triển bền vững thì vấn đề hợp tác phải luôn luôn
được coi trọng. Quan hệ hợp tác không chỉ góp phần quan trọng vào sự phát
triển mà còn góp phần thúc đẩy sự tiến bộ ở mỗi quốc gia. Chính vì vậy, quan
hệ hợp tác với các nước khác luôn được ưu tiên trong kế hoạch phát triển của
bất kỳ quốc gia nào.
Từ ngày lập nước đến nay, Singapore đã có sự phát triển thần kỳ về
mọi mặt, các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa giáo dục đều có
những bước đột phá mạnh mẽ. Bên cạnh đó, xu thế chung của thế giới và khu
vực trong thời gian sắp tới vẫn là xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển. Vì
vậy, đối với Singapore, việc đẩy mạnh hợp tác trong quan hệ quốc tế luôn
luôn được chú trọng.
Với Việt Nam, quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á thì mục đích
hợp tác còn xuất phát từ sự tương đồng về lịch sử văn hóa và quá trình đấu
tranh giành độc lập của hai nước. Sau những biến cố của thời cuộc, quan hệ
Việt Nam - Singapore đã được cải thiện. Từ những năm đầu thập kỷ 90 của
thế kỷ XX trở lại đây, hai nước còn có thêm những cơ hội để tăng cường sự
tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Ngay từ năm 1992 , Vụ hợp tác kỹ thuật thuộc
Bộ Ngoại Giao Singapore đã quản lý chương trình hợp tác Singapore (SCP).
Từ chương trình này, Singapore đã chia sẻ với các nước đang phát triển
những kỹ năng công nghệ và hệ thống mà Singapore có kinh nghiệm rút ra từ
thực tế phát triển của mình. “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện
giữa hai nước trong thế kỷ XXI” được ký kết vào tháng 3 năm 2004, đã góp
6

phần tăng thêm triển vọng của mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam -
Singapore những năm đầu thế kỷ XXI.
Các cột mốc quan trọng:
Ngày 1-8-1973: Việt Nam - Singapore chính thức thiết lập quan hệ ngoại
giao.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chính thức thăm Singapore từ ngày 16 đến

ngày 17-1-1978.
Tháng 12-1991, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và tháng 9-1992, Đại sứ
quán Singapore tại Hà Nội được thành lập.
Sau khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali (tháng 7-1992) và trở thành
thành viên chính thức của ASEAN vào tháng 7-1995, quan hệ hai nước Việt
Nam – Singapore chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất.
Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và Việt Nam
trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại, đầu tư của
Singapore ở Đông Nam Á.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Quan hệ văn
hóa, giáo dục Việt Nam – Singapore những năm đầu thế kỷ XXI” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp lớp thạc sỹ. Trong giới hạn nhận thức chủ quan và khuôn
khổ có hạn của luận văn, chúng tôi chỉ mong rằng việc tìm hiểu bước đầu một
cách có hệ thống, khoa học vấn đề quan hệ hợp tác giữa hai nước những năm
đầu thế kỷ XXI đến nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Việt Nam – Singapore những năm đầu thế kỷ XXI đã trở
thành một trong những mối quan hệ chiến lược trong khu vực ASEAN của
Việt Nam. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như rất nhiều sách,
7

báo và tạp chí đề cập đến mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, về vấn đề
hợp tác trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục vẫn chưa có một công trình nghiên
cứu chuyên sâu nào.
Quyển “XINGAPO - đặc thù và giải pháp” do Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia ấn hành năm 2007 của PGS.TS. Dương Văn Quảng đã phân tích bối
cảnh, sự ra đời, quá trình phát triển và triển vọng của Singapore. Có thể nói,
đây là một trong những công trình nghiên cứu mang tính toàn diện về sự phát
triển của đảo quốc Sư Tử. Tác giả nhấn mạnh về những nỗ lực phi thường,
những đặc thù riêng của quốc đảo nhỏ bé này. Quyển sách này cũng đề cập

đến chính sách đối ngoại của Singapore với các nước trong đó có Việt Nam.
Tuy vậy, vấn đề quan hệ Việt Nam – Singapore có được tác giả nhắc đến
nhưng chưa tập trung, chỉ được đề cập trong những chương mục nhỏ của cuốn
sách.
“Lịch sử quan hệ Việt Nam – Singapore (1965 – 2005)” là công trình
nghiên cứu của TS. Phạm Thị Ngọc Thu. Cuốn sách đã tái hiện một cách đầy
đủ và hệ thống lịch sử quan hệ giữa hai nước từ năm 1965 đến năm 2005, là
cơ sở lý luận khoa học cho công tác nghiên cứu và dự báo, góp phần đem đến
những thông tin bổ ích xác đáng về quan hệ hai nước. Tuy nhiên, cuốn sách
cũng chưa phân tích và đi sâu vào vấn đề quan hệ Việt Nam – Singapore, chỉ
giới hạn trong giai đoạn (1965 – 2005) chưa làm rõ được vấn đề cần nghiên
cứu của đề tài do đặc thù về tính khái quát cao của công trình này.
Sau đại hội lần thứ VI năm 1986, Đảng CSVN đã đề ra đường lối đối
ngoại đổi mới, chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thu hút đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam. Singapore là quốc gia sớm phát hiện ra sự đổi mới này và nhìn
8

nhận đánh giá đúng tiềm năng của Việt Nam nên đã nhanh chóng liên kết hợp
tác, để rồi tại diễn đàn kinh tế Davos, Thụy Sĩ, năm 1990, hai bên đã bàn về
vấn đề hợp tác đã bị gián đoạn từ năm 1978 do việc đưa quân tình nguyện vào
Campuchia của Việt Nam.
Sau Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết, thủ tướng Võ Văn Kiệt sang
thăm chính thức Singapore tháng 11 năm 1991 đã chính thức mở ra thời kỳ
mới, thời kỳ hợp tác toàn diện. Từ đây đã xuất hiện nhiều bài báo và những
cuốn sách của các tác giả trong và ngoài nước bàn về vấn đề hợp tác này,
nhưng vấn đề quan hệ - hợp tác trong những năm đầu thế kỷ XXI chưa được
đề cập tới sâu và chỉnh thể.
3. Giới hạn đề tài
Chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu mọi vấn đề liên quan đến quan

hệ cũng như sự hợp tác giữa Việt Nam hay Singapore với các nước khác
trong khu vực và trên thế giới. Tên của đề tài chứa đựng vấn đề chúng tôi cần
giải quyết.
Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn trong khoảng thời gian những năm đầu
thế kỷ XXI. Những sự kiện trước đó được coi là phần dẫn nhập của vấn đề.
Về không gian, đề tài giới hạn trong quan hệ văn hóa giáo dục Việt
Nam – Singapore những năm đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên chúng tôi coi quan
hệ Việt Nam – Singapore là chủ thể của vấn đề, do đó các vấn đề khác như
quan hệ với các nước trong khối, khu vực và thế giới… được giới hạn ở một
mức độ nhất định.

9

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong suốt quá trình nghiên cứu, về mặt phương pháp luận, chúng tôi
đứng trên quan điểm của Triết học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để
phân tích và nhìn nhận đánh giá vấn đề.
Phương pháp so sánh và những vấn đề về lý thuyết quan hệ quốc tế,
thêm vào đó là các phương pháp khác như: Phân tích – tổng hợp, hệ thống, dự
báo được sử dụng trong quá trình viết luận văn nhằm bổ trợ cho các phương
pháp trên. Phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại bức tranh sinh động quá
trình hợp tác của Việt Nam – Singapore và sự đóng góp của mối quan hệ hợp
tác trong sự phát triển ấy. Sự phát triển qua các giai đoạn và các thời kỳ khác
nhau thì việc thi hành các chính sách của mỗi nước về vấn đề hợp tác có khác
nhau.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ vấn đề quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam
– Singapore trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Trên cơ sở đó chúng tôi rút ra một số nhận xét về quá trình hợp tác này
và những vấn đề có tính chất lý luận.

Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra một số dự báo, những kịch bản có thể
xảy ra trong quá trình quan hệ và hợp tác ở mỗi quốc gia.
Bên cạnh những đóng góp trên, tư liệu và kết quả nghiên cứu của luận
văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho phần lịch sử quan hệ quốc tế trong
giảng dạy và công tác nghiên cứu, tham khảo.
10

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành 3 chương:
Chương 1 khái quát chung về quan hệ Việt Nam – Singapore trong lịch
sử từ trước khi Việt Nam thống nhất đất nước. Chương này sẽ phân tích khái
quát quan hệ Việt Nam – Singapore dưới góc độ hai nhà nước với hai chế độ
khác nhau.
Chương 2 khái quát chung về quan hệ Việt Nam – Singapore sau khi
Việt Nam thống nhất đất nước, dân tộc Việt Nam quy về một mối. Đồng thời
phân tích quan hệ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Nội dung chính của
phần này là làm nổi bật quan hệ văn hoá giáo dục Việt Nam – Singapore giai
đoạn đầu thế kỷ XXI.
Chương 3 nêu ra triển vọng quan hệ kinh tế, chính trị Việt Nam –
Singapore trong đó nhấn mạnh triển vọng văn hoá giáo dục Việt Nam –
Singapore trong tương lai.


11

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM –
SINGAPORE
1.1. Khái quát Quan hệ Việt Nam – Singapore trước năm 1976
Singapore là một nước phát triển mạnh với nền kinh tế thị trường tự do,

trong đó nhà nước đóng vai trò chính. Môi trường kinh doanh mở và không
có nham nhũng, giá cả ổn định và là một trong những nước thu nhập bình
quân đầu người cao nhất thế giới. Tuy là nước Công nghiệp mới (NIC) có nền
kinh tế phát triển (thuộc nhóm phát triển nhất thế giới), là trung tâm thương
mại và tài chính ở Đông Nam Á nhưng kinh tế gần như phụ thuộc hoàn toàn
vào bên ngoài, nhất là các nền kinh tế Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương
Tây khác.
Với nguồn lợi thu được từ xuất khẩu hàng hóa điện tử, hóa chất và
cung cấp dịch vụ, Singapore nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm thô.
Do đó, Singapore được xem là trung tâm xuất nhập khẩu hoạt động theo
phương thức: mua sản phẩm thô, tinh luyện và xuất khẩu trở lại, chẳng
hạn như nhập khẩu dầu thô và tinh chế lại để xuất đi. Với vị trí cảng biển
chiến lược, Singapore trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa cạnh tranh
hơn so với các nước lân cận. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa
máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận
chuyển quá cảnh hàng đầu Châu Á. Thị trường xuất khẩu và nhập khẩu chính
của Singapore đều là các nước Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan.
Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Singapore và đất nước này
cũng được xem là một thiên đường mua sắm của khách du lịch.
12

Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền
kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ trở thành
một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền
kinh tế toàn cầu và Châu Á và là một nền kinh tế đa dạng, nhạy bén
trong kinh doanh.[49]
Hệ thống giao thông ở Singapore rất phát triển. Chất lượng đường bộ
của đảo quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới. Giao thông tại
Singapore được vận hành theo mô hình của Anh.

Vào năm 2010, tổng dân số Singapore là 5,1 triệu người, trong đó có
3,2 triệu (64%) mang quốc tịch Singapore. Số còn lại (36%) là cư dân định cư
hoặc người làm việc ngước ngoài. 2,9 triệu người (57%) được sinh ra tại
Singapore trong khi số còn lại sinh ra tại nước ngoài.
Tuổi trung bình của người Singapore là 73 và số thành viên trung bình
trong gia đình là 3,5 người. Năm 2010, tỉ lệ sinh nở là 1,1 trẻ em trên một phụ
nữ, thấp thứ ba trên thế giới và dưới tỉ lệ cần thiết 2,1 để giữ vững số dân. Để
giải quết vấn đề này, chính quyền Singapore đang khuyến khích những người
nước ngoài tới định cư tại Singapore. Một lượng lớn dân định cư giữ cho dân
số của Singapore không giảm quá nhanh.
Khoảng 40% dân số là người nước ngoài. Đây là tỉ lệ cao thứ sáu trên
thế giới. Chính quyền Singapore luôn khuyến khích người ngoại quốc đến đây
làm việc mặc dù điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ giữ một vai trò rất quan
trọng trong nền kinh tế quốc gia. Biểu hiện có thể thấy là lao động nước ngoài
chiếm đến 80% trong ngành công nghiệp xây dựng và 50% trong công nghiệp
dịch vụ.
13

Về tôn giáo, Singapore là một quốc gia đa tôn giáo. Theo thống kê,
khoảng 51% dân số Singapore theo Phật giáo và Đạo giáo, 15% dân số (chủ
yếu là người Hoa, người gốc Âu, và người Ân Độ) là tín đồ Đạo Cơ đốc. Hồi
giáo chiếm khoảng 14% dân số, chủ yếu tồn tại trong các cộng đồng
người Mã Lai, người Ấn Độ theo Hồi giáo, và người Hồi (người Hoa theo Hồi
giáo). Có khoảng 15% dân số Singapore tuyên bố họ không có tôn giáo. Các
tôn giáo khác không đáng kể.
Việt Nam và Singapore là hai quốc gia cùng nằm trong khu vực Đông
Nam Á nên giữa hai nước có những nét tương đồng như: cùng chung trong
môi trường địa lí, khí hậu; cả hai đều nằm trong khu vực địa lý rất quan trọng
ở khu vực Châu Á về kinh tế, chính trị.
Về mặt lịch sử, do trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX cả

Việt Nam và Singapore đều là những nước nghèo và là thuộc địa của các
nước phương Tây (Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Singapore là thuộc địa
của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh). Vì vậy, cả hai nước đều cùng đứng trong
cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa thực dân đế quốc phương Tây để tự
giải phóng.
Giai đoạn 1965 – 1973 quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
Singapore còn mờ nhạt và hầu như không đáng kể. Đất nước Việt Nam bị
chia làm 2 miền Nam – Bắc với hai chế độ chính trị hoàn toàn khác nhau nên
mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước rất phức tạp và ngược lại. Các nước
ngoài khối xã hội chủ nghĩa chủ yếu đặt quan hệ với Việt Nam Cộng hòa.
Trong khi đó, các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa và trung lập lại nghiêng
về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mối quan hệ Việt Nam – Singapore cũng
không phải là ngoại lệ, Singapore tuyên bố đi theo con đường trung lập. Tuy
14

nhiên, hoàn cảnh lịch sử buộc Singapore phải thi hành một chính sách ngoại
giao thực dụng. Mặc khác, Singapore đi theo con đường tư bản, chống Cộng
nên các mối quan hệ về kinh tế chính trị, thương mại đầu tư chủ yếu tập trung
vào Việt Nam Cộng hòa.
Giai đoạn này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng chưa thiết lập quan hệ
ngoại giao với Singapore. Tuy nhiên, sự kiện ghi dấu mối quan hệ của Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa với Singapore nói riêng và với các nước trong cộng
đồng quốc tế nói chung trong giai đoạn này là vào tháng 7/1960, Bộ trưởng
Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi thư cho
chính phủ của 21 nước Á – Phi, trong đó có Singapore và Malaysia, để kêu
gọi Chính phủ các nước này tuân thủ đúng theo tinh thần của hội nghị Băng
Đung ủng hộ nhân dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc đấu tranh đòi
Mỹ - Diệm phải tuân thủ đúng theo Hiệp định Geneva. Đáp lại lời kêu gọi
này, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã trả lời: “Tất cả những người bạn của hòa
bình thế giới đều hy vọng Việt Nam có thể tự do định đoạt lấy tương lai của

mình mà không bị sự can thiệp của nước ngoài”[15]. Thư phúc đáp của Thủ
tướng Lý Quang Diệu hàm ý ngầm mong muốn nhân dân Việt Nam có thể
giành được độc lập bằng chính cuộc cách mạng của mình và thông điệp “hòa
bình” cũng được ông Lý Quang Diệu gửi gắm vào trong đó.
Cùng năm đó, vào ngày 01/5/1960, nhân ngày Quốc tế Lao động tại
Trung Quốc, phái đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gặp gỡ với Đoàn
Đại biểu Cộng hòa Singapore. Hai bên không có bản hợp tác hay ghi nhớ nào
được bàn thảo và ký kết. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ này cũng mở ra những cơ
hội cho quan hệ Việt Nam với Singapore trong tương lai.
15

Ngày 27/11/1971, khu vực hoàn bình, tự do và trung lập Đông Nam Á
(ZOPFAN) được thành lập. Trước đó, năm 1967 đã đánh dấu mốc quan trọng
với sự ra đời của khối ASEAN với 5 nước khởi đầu là Indonesia, Malaysia,
Thailan, Singapore, Philippines. Sau đó, vào năm 1969, Thủ tướng Malaysia
đưa ra khái niệm và lời kêu gọi thành lập một khu vực trung lập tại Đông
Nam Á. Các dữ kiện trên tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ giữa Việt
Nam và Singapore nhưng về cơ bản các nước Đông Nam Á đã có những
đường lối đối ngoại chung: từ chỗ hỗ trợ Mỹ, ủng hộ Mỹ can dự vào khu vực
nay đã giảm dần sự phụ thuộc và giảm dần dính líu tới những rắc rối đang xảy
ra tại Việt Nam.
Mối quan hệ giữa các nước ASEAN bước đầu tiên còn lỏng lẻo và chủ
yếu phụ thuộc vào quan hệ của các nước lớn. Tuy vậy, các nước trong khu
vực ASEAN đã bắt đầu thăm dò khả năng phát triển ngoại giao và tăng cường
hợp tác kinh tế - ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phía Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa cũng hoàn toàn ủng hộ điều đó. Phía Singapore ngày
càng giảm bớt sự dính líu của mình tới chiến tranh Việt Nam nhưng vẫn chưa
nhận được sự hưởng ứng tích cực từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì những
nghi ngại về thái độ của Singapore cũng như thái độ của các nước ASEAN
khác trong hoạt động của họ nhằm hỗ trợ cho sự tồn tại của chính quyền miền

Nam Việt Nam.
Như vậy, quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa –
Singapore trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế do các điều bên ngoài và nội
tại bản thân 2 nước dẫn đến quan hệ ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
và Singapore gần như chưa phát triển được.
16

Khác với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng hòa và
Singapore giai đoạn này khá sôi động. Năm 1954, Việt Nam Cộng hòa đặt cơ
quan Lãnh sự tại Singapore, đến 1960 nâng cấp lên Tổng lãnh sự. Năm 1963,
do tình hình thế giới và khu vực phức tạp cộng với việc Liên bang Malaysia
được thành lập, Singapore xin gia nhập vào Liên bang Malaysia. Năm 1965,
Singapore tuyên bố tách ra khỏi Liên bang Malaysia trở thành nước Cộng hoà
độc lập, bắt đầu thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại không phụ thuộc. Việt
Nam Cộng hòa ngay lập tức công nhận Singapore. Tuy nhiên, do Singapore
mới tách ra, là một nước nhỏ và chịu sức ép từ nhiều phía nên Chính phủ
Singapore đã thi hành chính sách đối ngoại thận trọng mang tính linh hoạt và
thực dụng [13]. Singapore giảm rắc rối cho chính mình bằng cách tách biệt
vấn đề kinh tế và chính trị trong quan hệ giữa các nước láng giềng và các
nước trong khu vực. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa là
ví dụ cụ thể cho chính sách đối ngoại này.
Chính thái độ trung lập đã giúp Singapore hầu như không có mối quan
hệ ràng buộc nào với Việt Nam và mặc dù Việt Nam Cộng hòa đã đặt Tổng
lãnh sự tại Singapore từ năm 1960 nhưng phía Singapore vẫn không có động
thái gì về việc đặt cơ quan ngoại giao của mình ở Miền Nam Việt Nam.
Dưới sức ép của Mỹ và tình hình thay đổi tại Miền Nam Việt Nam
những năm 1970 cùng với lợi ích kinh tế từ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ
Singapore ngỏ ý muốn mở cơ quan Đại diện thương mại tại Sài Gòn với “quy
chế ngoại giao”, điều này thể hiện sự khéo léo trong chính sách đối ngoại của
chính phủ Singapore, họ thể hiện đúng chính sách đối ngoại linh hoạt và thực

dụng của mình. Sự thay đổi chính sách này xảy ra sau khi Singapore nhận
thấy sự hoà hoãn giữa Mỹ và Trung Quốc đặc biệt liên quan đến các lợi ích
17

của Singapore tại khu vực này, mặt khác Singapore cũng muốn tranh thủ sự
ủng hộ của Mỹ để phát triển kinh tế của mình.
+ Về quan hệ kinh tế:
Mặc dù giai đoạn này quan hệ chính trị giữa Việt Nam Cộng hòa và
Singapore chưa phát triển, Singapore luôn cố gắng né tránh các về vấn đề
chính trị nhưng quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn liên tục giữ đà ổn định và
tăng trưởng nhanh.
Các mặt hàng chủ yếu trao đổi thương mại trong giai đoạn này là: cà
phê, cao su, đồng vụn phế thải, hàng không, vận tải đường biển…
Bảng 1.1: Trao đổi thương mại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Singapore
1965 – 1973 Đơn vị: Triệu đô la Singapore
Năm
VNDCCH xuất sang
Singapore
VNDCCH nhập từ
Singapore
1965
8,57
4,59
1966
5,69
4,94
1967
3,7
4,43
1968

3,77
4,21
1969
2,77
9,05
1970
2,05
10,15
1971
1,92
7,86
1972
0,96
2,26
1973
6,56
3,67
Nguồn: [13, tr. 89]
18

Khác với Việt Nam Cộng hòa, cán cân thương mại Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa với Singapore không bị chênh lệch quá nhiều. Tuy nhiên, còn quá ít
trao đổi thương mại để đánh giá mức độ ảnh hưởng hay quan tâm đến nhau
giữa hai nhà nước này. Các mặt hàng trao đổi chủ yếu giai đoạn này bao gồm:
lạc, đường, mật ong, cà phê, xi măng, sắt thanh và các dầu thảo mộc khác.
Nhìn chung do tính chất phức tạp của tình hình thế giới và khu vực giai
đoạn này nên quan hệ giữa Singapore và Việt Nam nói chung còn hạn chế.
Việc Việt Nam bị phân chia thành 2 chế độ chính trị khác nhau cũng gây khó
khăn cho Singapore khi muốn tập trung phát triển quan hệ hợp tác ở một khu
vực. Bằng sự khéo léo của mình khi vận dụng chính sách đối ngoại linh hoạt

và thực dụng, Singapore đã có những bước đi đầu tiên đến cả hai khu vực của
Việt Nam. Tuy chưa đạt được mục tiêu như mong muốn nhưng mối quan hệ
hợp tác này cũng đã thể hiện thiện chí và nhu cầu liên kết ngày càng cao của
Singapore nói riêng và xu thế của khu vực và thế giới nói chung.
1.2. Quan hệ Việt Nam – Singapore từ 1976 đến những năm cuối thế kỷ
XX
1.2.1. Bối cảnh lịch sử
Sau hơn hai thập kỷ chạy đua vũ trang đầy tốn kém và nguy hiểm, tình
hình thế giới đã có những thay đổi căn bản khác trước. Thế giới xuất hiện xu
hướng hoà hoãn Đông – Tây với những cuộc thương lượng giữa hai nước
đứng đầu hai cực là Liên Xô và Mỹ.
Đông Đức và Tây Đức bắt đầu có những thoả hiệp về thiết lập mối
quan hệ hợp tác, biến đối đầu căng thẳng thành hoà dịu và hợp tác trên cơ sở
cùng có lợi. Tương tự, Liên Xô và Mỹ cũng có những cuộc thương lượng
nhằm hạn chế vũ khí chiến lược và chạy đua vũ trang. Vào đầu những năm
19

1980, Tổng thống Mỹ Reagan và các thế lực phản động quốc tế lại tăng
cường chính sách chạy đua vũ trang mạnh mẽ. Tuy nhiên, vào cuối những
năm 1980 đầu 1990 xu thế hoà hoãn lại được lặp lại. Tháng 12/1989, tại cuộc
gặp gỡ không chính thức ở Manta, Mỹ và Liên Xô đã cùng tuyên bố chấm dứt
tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thập kỷ.
Tại khu vực ASEAN, việc Mỹ rút quân khỏi ba nước Đông Dương đã
làm cho các nước ASEAN phải thay đổi chính sách đối ngoại sao cho phù
hợp với tình hình mới. Trước thắng lợi của ba nước Đông Dương, nhóm các
nước ASEAN có xu thế co cụm lại với nhau và tìm cách đối phó với Đảng
Cộng sản.
Vấn đề Campuchia trở thành tâm điểm rắc rối, gây chia rẽ Việt Nam
với các nước trong khối ASEAN. Tình trạng này kéo dài 10 năm. Đến năm
1989, khi Việt Nam tích cực đưa ra giải pháp giải quyết ổn thỏa vấn đề

Campuchia thì lúc này mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN mới
thực sự được bình thường hoá. Sự cải thiện trong mối quan hệ giữaASEAN
và các nước Đông Dương là nhân tố chính chi phối tình hình của khu vực nói
chung và quan hệ Việt Nam – Singapore nói riêng trong giai đoạn này.
Giai đoạn này, Việt Nam vừa giành lại được độc lập, chính thức đi theo
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, Singapore cũng đã thay
đổi chính sánh đối ngoại của mình để tìm cách tăng cường, củng cố mối quan
hệ với Việt Nam và các nước khác. Tình thế khiến cả Việt Nam và Singapore
cùng tập trung xây dựng đất nước dẫn đến những thay đổi đáng chú ý về thời
cuộc.
20

1.2.2. Quan hệ chính trị ngoại giao
Ngày 1/8/1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao với Singapore. Đây là bước ngoặt lịch sử trong quan hệ giữa hai
nước kể từ khi thành lập. Từ hai nước khác nhau về chế độ chính trị, chính
sách đối ngoại và chưa thiết lập quan hệ ngoại giao thì kể từ đây quan hệ hai
nước bắt đầu bước sang một trang mới. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1973-1975 do
Việt Nam vẫn còn duy trì hai chính quyền và sự can thiệp của Mỹ vào Miền
Nam Việt Nam nên mối quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
Singapore vẫn chưa thực sự diễn ra mạnh mẽ.
Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 là đấu mốc không thể quên đối với dân
tộc Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn độc lập và giải phóng. Dân tộc Việt Nam
quy về một mối. Tuy nhiên, Việt Nam lại phải đối mặt với rất nhiều khó khăn,
thử thách vì các nước tư bản phương Tây lúc này ra sức thực hiện chính sách
thù địch, bao vây, cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Mặt khác, các nước xã
hội chủ nghĩa anh em bắt đầu cắt dần viện trợ cho Việt Nam. Đây thực sự là
một thử thách không nhỏ và đứng trước thử thách này, Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IV của Đảng đã đề ra nhiệm vụ đối ngoại của Chính phủ Việt
Nam là “ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng

hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn
hoá, khoa học kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng thời tiếp tục kề vai sát cánh với
các nước xã hội chủ nghĩa anh em và tất cả các dân tộc trên thế giới đấu tranh
vì hoà bình, độc lập và chủ nghĩa xã hội”.
Tháng 7/1976 Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền đã có các cuộc tiếp xúc
với các nhà lãnh đạo Singapore, khẳng định những nguyên tắc cơ bản của
21

chính sách đối ngoại với khu vực của Việt Nam như: tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau; cùng tồn tại hoà bình; không để lãnh thổ
cho nước ngoài sử dụng; giải quyết các tranh chấp thông qua giả pháp thương
lượng hòa bình; phát triển hợp tác khu vực… Những nguyên tắc này là cơ sở
cho việc hiểu biết lẫn nhau, thức đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển.
Từ tháng 1/1978 – 10/1978 lần lượt diễn ra các chuyến thăm ngoại giao
của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh và Thủ tường Phạm Văn Đồng.
Sau các chuyến thăm này, hai bên đã ra tuyên bố chung về các nguyên tắc chỉ
đạo quan hệ hợp tác cùng chung sống hoà bình giữa hai nước. Ngoài ra, Việt
Nam còn cử một số phái đoàn để triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể và
đón các đoàn doanh nghiệp Singapore đến Việt Nam. Những cuộc tiếp xúc
này đã mở ra giai đoạn mới trong quá trình phát triển quan hệ hợp tác giữa hai
nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam với các
nước ASEAN nói chung và với Singapore nói riêng, tạo điều kiện cho các bên
hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.
Về phía chính quyền Singapore, họ vẫn đặt dấu hỏi lớn cho nhà nước
Việt Nam mới độc lập vì nhiều lý do. Thứ nhất: việc Việt Nam đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa và với lực lượng quân đội hùng mạnh bậc nhất Đông
Nam Á lúc bấy giờ thì đó thực sự là mối đe doạ và quan tâm lớn đối với
Singapore. Đặc biệt, khi Việt Nam ký Hiệp ước thân thiện cùng hợp tác với
Liên Xô 10/1978 đã làm dấy lên lo ngại rằng sự phát triển quan hệ Việt Nam

– Xô Viết chính là sự chạy đua của các thế lực lớn trong khu vực. Thứ hai:
Mối quan hệ giữa Việt Nam – Singapore còn bị tác động mạnh bởi vấn đề
Campuchia khi Việt Nam đáp ứng lời kêu gọi của nhân dân anh em
Campuchia đem quân vào giải phóng Campuchia, lật đổ chế độ diệt chúng
Pôn Pốt năm 1979.
22

Sự kiện Campuchia làm các nước ASEAN lo ngại, Việt Nam trở thành
mối lo đối với các nước trong khu vực. Thêm vào đó, các lời buộc tội và xúi
giục của các nước phương Tây càng làm cho Việt Nam bị cô lập. Mỹ và
Trung Quốc cũng nhân sự kiện này gây sức ép lên Liên Hợp Quốc yêu cầu
lên án hành động “xâm lược” của Việt Nam vào Campuchia nhằm biến vấn
đề Campuchia thành vấn đề quốc tế, làm nảy sinh những xung đột tại Đông
Nam Á, từ đó họ có thể dễ dàng thực hiện can thiệp và khống chế các nước
này.
Sự kiện này cũng làm cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Singapore trở
nên phức tạp và căng thẳng. Như đã đề cập bên trên, Singapore là nước thực
hiện đường lối đối ngoại linh hoạt và thực dụng. Là một quốc đảo nhỏ,
Singapore ý thức được việc bảo vệ độc lập chủ quyền của nước mình, đồng
thời trước sức ép từ các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Singapore cũng cùng
cộng đồng quốc tế tố cáo Việt Nam trước sự kiện này. Phía Singapore lập
luận rằng, Việt Nam đã đi ngược lại với chủ trương “không can thiệp lẫn
nhau” của Singapore và các nước ASEAN. Thực tế là các nước ASEAN đang
lo sợ rằng một nước cộng sản đang không ngừng lớn mạnh về mặt quân sự
như Việt Nam sẽ đe doạ tới an ninh khu vực ASEAN nói chung và tới độc lập
chủ quyền của mỗi quốc gia trong khu vực ASEAN nói riêng.
Trước tình hình bất lợi, Việt Nam đã thay đổi chiến lược để phù hợp với
điều kiện trong và ngoài nước lúc này. Tháng 9/1982, Việt Nam bắt đầu từng
bước thực hiện việc rút quân đội khỏi Campuchia. Tháng 9/1989, việc này
được hoàn thành giải quyết dứt điểm vấn đề Campuchia. Việc này đã góp

phần quan trọng khai thông mọi bế tắc trong quan hệ song phương và đa
phương giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, trong đó có quan hệ Việt
Nam – Singapore.
23

Tháng 2/1990 tại diễn đàn kinh tế quốc tế ở Thuỵ Sỹ, phó Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã có cuộc gặp với Thủ tưởng
Singapore Lý Quang Diệu. Tại đây, hai bên đã trao đổi, thảo luận về mối
quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam – Singapore và đi đến thỏa
thuận nâng cấp quan hệ song phương giữa hai nước khi vấn đề Campuchia
được giải quyết.
Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình về Campuchia được ký kết tại
Paris. Ngay trong tháng 10/1991, Chính phủ Singapore đã tháo bỏ lệnh cấm
vận kinh tế đối với Việt Nam. Sự kiện này khép lại quá trình đối đầu căng
thẳng giữa Việt Nam – Singapore trong gần 2 thập kỷ.
Tháng 11/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt sang thăm
chính thức Singapore đánh dấu bước phát triển của mối quan hệ giữa Việt
Nam với các nước trong khu vực nói chung trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi,
cùng tồn tại và mong muốn hoà bình. Tháng 12/1991, Đại sứ quán Việt Nam
tại Singapore được thiết lập. Tháng 9/1992, Singapore cũng thiết lập Đại sứ
quán tại Việt Nam.
Ngay sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp cao nhất, hàng
loạt sự kiện ngoại giao đã diễn ra ngay sau đó:
Tháng 1/1993, Bộ trưởng bộ Tài chính Hồ Tế sang thăm và làm việc tại
Singapore. Trong dịp này, Việt Nam và Singapore đã ký kết Hiệp định hợp
tác trong quản lý và bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Lim Boon Heng, Bộ
trưởng Bộ Môi trường Ahmnah Mattar thăm và làm việc tại Việt Nam
(5/1993).
24


Tháng 8/1993 Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore Lee Yock Suan thăm
và làm việc với Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam, mở ra thời kỳ mới trong
quan hệ hợp tác về giáo dục – đào tạo giữa hai nước.
Đặc biệt, chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ
Mười (10/1993) là sự kiện nổi bật trong quan hệ giữa hai nước sau 20 năm
chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tại buổi gặp mặt, hai bên đã trao đổi
những quan điểm về các vấn đề quốc tế, vấn đề khu vực mà hai bên cùng
quan tâm và về quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Singapore.
Về vấn đề Việt Nam chuẩn bị gia nhập ASEAN, Thủ tướng Goh Chok Tong
nói: “Singapore thực sự vui mừng khi Việt Nam tham gia vào cộng đồng các
nước Đông Nam Á”.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Thủ tưởng Singapore
Goh Chok Tong tháng 3/1994 và chuyến thăm chính thức Singapore của Thủ
tướng Võ Văn Kiệt tháng 5/1994 là những sự kiện đáng nhớ, đánh dấu bước
phát triển không ngừng trong quan hệ giữa hai nước. Hai bên cùng bàn thảo
về các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và khai thác. Đó là việc thành lập các
khu công nghệ Việt Nam – Singapore, việc xây dựng các kế hoạch hợp tác về
du lịch. Phía Singapore cũng khẳng định sự ủng hộ của Singapore đối với
việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Cùng thời gian này, nhiều văn
bản và Hiệp định giữa hai bên đã được ký kết như: Hiệp định hàng hải thương
mại (16/4/1992), Hiệp định thương mại (24/9/1992), Hiệp định về khuyến
khích bảo hộ và đầu tư (29/10/1992), Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực
quản lý và bảo vệ môi trường (14/5/1993), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
(2/3/1994), Hiệp định về hợp tác du lịch (26/8/1994).
25

Tháng 2/1995, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã có chuyến
thăm và làm việc với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Singapore. Trong dịp này, hai
bên đã khẳng định việc tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực

chính trị, kinh tế, thương mại. Phía Singapore khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn
đối với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của
ASEAN. Từ chỗ từng là đối thủ của các nước trong khu vực, Việt Nam nay
đã chính thức trở thành một thành viên của cộng đồng ASEAN, trở thành một
nhân tố tích cực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ hoà bình, hợp tác và phát
triển trong khu vực Đông Nam Á. Đây là kết quả thu được từ quá trình thực
hiện đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Kể từ khi Việt Nam gia nhập ngôi nhà chung ASEAN, hợp tác giữa hai
nhà nước Việt Nam – Singapore ngày càng được đẩy mạnh hơn thông qua các
hoạt động của Chính phủ, các bộ, ngành chuyên môn của cả hai quốc gia như:
Chuyến thăm của Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore
Tony Tan (11/1996); chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Luật pháp
Singapore Jayakumar (8/1996); cuộc gặp gỡ không chính thức tại Jakarta giữa
Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong
bên lề Hội nghị cấp cao không chính thức các nước ASEAN; Tháng 8/1997,
Đoàn đại biểu Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam do đồng
chí Phan Thế Hùng – Uỷ viên Trung ương Đảng đã có chuyến thăm, học hỏi
và nghiên cứu kinh nghiệm của Đảng Hành động Nhân dân Singapore trong
lĩnh vực chống tham nhũng.
Tháng 11/1997, Bộ trưởng cấp cao Lý Quang Diệu sang thăm và làm
việc tại Việt Nam. Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng đã trao đổi với các nhà
26

lãnh đạo Việt Nam về những kinh nghiệm của Singapore trong công cuộc
phát triển kinh tế và tăng cường hơn nữa việc hợp tác với Việt Nam trong lĩnh
vực kinh tế, thương mại.
Trong bối cảnh khủng hoảng khu vực, tháng 3/1998, Chủ tịch nước Trần
Đức Lương thăm chính thức Singapore. Chuyến thăm nhằm tăng cường sự
hợp tác giữa hai nước để cùng chia sẻ những kinh nghiệm vượt qua các cơn

khủng hoảng. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Trần Đức Lương
sang Singapore. Tháng 11/1998, Bộ trưởng cấp cao Lý Quang Diệu đã có
chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam để trao đổi về tình hình khủng hoảng
kinh tế tài chính khu vực và tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa hai
nước.
Ngày 17/4/2000, nhận lời mời của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn
Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Lý Hiển Long đã đến Hà Nội bắt đầu chuyến thăm
chính thức Việt Nam. Hai bên cùng trao đổi và nhất trí rằng hai bên cần tăng
cường trao đổi các đoàn cấp cao, các bộ, ngành, tiếp xúc giữa các doanh
nghiệp hai nước cũng như duy trì cơ chế hợp tác hiện hành và triển khai
nhanh, có hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, góp phần thiết thực vào việc củng
cố quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa hai nước, đồng thời tìm hiểu nhiều lĩnh
vực mới để mở rộng sự hợp tác hai nước vào đầu thế kỷ XXI.
Tháng 9/2000, Tổng thống Cộng hoà Singapore Sellapan Rama Nathan
đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh nhân dịp Chủ tịch sang dự kỳ họp
thứ 21 Đại hội đồng AIPO tổ chức tại Singapore. Tổng thống Sellapan Rama
Nathan đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước trong thời gian
vừa qua và cho rằng hai nước cần có hỗ trợ hợp tác với nhau hơn nữa trong

×