Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh ( 1961 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 150 trang )




0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







ĐINH VĂN HÀ







QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN SAU CHIẾN TRANH
LẠNH (1991 - 2010)






LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Xuân Kháng





Hà Nội – 2012





1

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ………………………………………………… 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LỊCH SỬ CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN 9
1.1. Ảnh hƣởng của văn hóa Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á 9
1.2. Từ quá khứ xa xôi 14
1.3. Đến khi ASEAN đƣợc thành lập (1967 - 1991) 17
Tiểu kết chƣơng 25
CHƢƠNG 2. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN GIAI ĐOẠN 1991-2010 28

2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - ASEAN 28
2.1.1. Tình hình thế giới và khu vực 28
2.1.2. Tình hình trong nƣớc 31
2.2. “Chính sách hƣớng Đông” của Ấn Độ 33
2.2.1. Các nguyên nhân hình thành 36
2.2.2. Nội dung cơ bản của “chính sách hƣớng Đông” 41
2.3. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1991-2002 47
2.3.1. Lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh 47
2.3.2. Lĩnh vực kinh tế 54
2.4. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 2002-2010 59
2.4.1. Lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh 59
2.4.2. Lĩnh vực kinh tế 64
2.4.3. Các lĩnh vực hợp tác khác 76
Tiểu kết chƣơng 82
CHƢƠNG 3. TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN 86
3.1. Triển vọng của quan hệ Ấn Độ - ASEAN 86
3.1.1. Nhận xét chung 86
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn 88
3.2. Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam 92
3.2.1. Ấn Độ - Việt Nam: mối quan hệ thuỷ chung 92
3.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Ấn Độ - Việt Nam 102



2


KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1144
PHỤ LỤC ………………………………………………………………… 118





3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACFTA
ASEAN - China free trade Area
Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN -
Trung Quốc
AFTA
ASEAN free trade Area
Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN
IAI
Initiative for ASEAN Intergration
Sáng kiến về hội nhập khu vực ASEAN
AIFTA
ASEAN - India free trade Area
Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN - Ấn
Độ
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN
The Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM

The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
ATM
ASEAN Transport Ministers
Meeting
Cuộc họp giữa các Bộ trƣởng giao thông
các nƣớc ASEAN
BIMSTEC
Bay of Bengal Initiative for
MultiSectoral Technical and
Economic Cooperation
Sáng kiến vùng vịnh Bengal về hợp tác
kinh tế và kỹ thuật
CECA
Comprehensive Economic
Cooperation Agreement
Hợp tác kinh tế toàn diện
EAS
East Asia Summit
Hội nghị cấp cao Đông Á
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
FTA
Free Trade Area
Khu vực thƣơng mại tự do
G20
Group 20
Nhóm 20 nƣớc phát triển trên thế giới
GDP

Gross domestic product
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
MGC
Mekong – Ganda Cooperation
Dự án hợp tác song Mekong – sônbg
Hằng
NAFTA
North American Free Trade
Agreement
Hiệp định thƣơng mại tự do Bắc Mỹ
NICs
Newly Industrialized Countries
Các nƣớc công nghiệp mới
ODA
Official development assistance
Hỗ trợ phát triển
SAARC
South Asian Association for
Regional Cooperation
Hội nghị thƣợng đỉnh của Hiệp hội Hợp
tác khu vực Nam Á
SEATO
Southeast Asia Treaty
Organization
Tổ chức hiệp ƣớc Đông Á
SOM
Senior Officials Meeting

Cuộc họp giữa các quan chức cao cấp
TAC
Treaty of Amity and Cooperation
in Southeast Asia
Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác ở Đông
Nam Á
TIG
ASEAN – India Trade in Good
Agreement
Hiệp định thƣơng mại về hàng hóa giữa
ASEAN và Ấn Độ
UN
United Nations
Liên hiệp quốc
PMC
Post Ministerial Conference
Hội nghị sau bộ trƣởng
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thƣơng mại thế giới
ZOPFAN
Zone of Peace, Freedom and
Neutrality
Khu vực hòa bình, tự do và trung lập




4


TÊN BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nhập khẩu của Ấn Độ từ các nƣớc Đông Nam Á
Bảng 1.2: Xuất khẩu của Ấn Độ sang các nƣớc Đông Nam Á
Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu của Ấn Độ sang các nƣớc ASEAN giai đoạn từ 1997-
1998 đến 2002-2003
Bảng 2.2: Giá trị nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ từ các nƣớc ASEAN giai đoạn từ
1997-1998 đến 2002-2003
Bảng 2.3: Tổng thƣơng mại nội khối các nƣớc ASEAN trong 2 năm 2008 và 2009
Bảng 2.4: Các nƣớc và khu vực dẫn đầu về đầu tƣ vào khu vực ASEAN từ năm
2007 – 2009
Bảng 2.5: Thống kê lƣợng khách du lịch đến ASEAN từ 2005 – 2009
Bảng 2.6: 10 đối tác thƣơng mại hàng hóa lớn nhất của khu vực ASEAN 2009
Bảng 2.7: Thƣơng mại nội và ngoại khối ASEAN năm 2009
Bảng 2.8: Thƣơng mại song phƣơng Ấn Độ - Thái Lan 1991 – 2007
Bảng 3.1: Cán cân thƣơng mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam sang Ấn Độ
năm 2006-2007 và 2007-2008
Bảng 3.3: Một số thị trƣờng lớn Ấn Độ xuất khẩu hàng hóa 2009



5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ấn Độ là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới, đƣợc coi nhƣ
một trong những chiếc cầu nối văn hóa Đông và Tây. Ấn Độ là một quốc gia đa
dạng về sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo, một nƣớc đang phát triển và có tiềm năng để
trở thành một trong những trụ cột của thế giới trong tƣơng lai.
Kể từ ngày giành đƣợc độc lập vào năm 1947, Ấn Độ đã thi hành chính sách

đối ngoại với hai nguyên tắc cơ bản là trung lập, không liên kết nhƣng kiên quyết
ủng hộ phong trào Giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình, hữu nghị và hợp tác
giữa các dân tộc. Cùng cảnh ngộ là các nƣớc thuộc địa, Ấn Độ tích cực ủng hộ sự
nghiệp giải phóng dân tộc của các nƣớc Á, Phi, Mỹ Latinh, cũng nhƣ công cuộc
chống chủ nghĩa thực dân tái xâm lƣợc của các nƣớc trên thế giới. Tháng 3/1947,
Ấn Độ triệu tập hội nghị Liên Á gồm 27 nƣớc nhằm đoàn kết các dân tộc Châu Á
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân vì độc lập dân tộc. Tháng 12/1954,
tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra cuộc gặp giữa thủ tƣớng Trung Quốc Chu Ân
Lai và thủ tƣớng Ấn Độ Nêru. Hai bên đã thống nhất đƣa ra “5 nguyên tắc chung
sống hoà bình”. “5 nguyên tắc chung sống hoà bình” này đã làm cơ sở quan trọng
dẫn đến sự ra đời Hội nghị Băng Đung (tháng 4/1955) ở Indonesia với sự tham gia
của 29 nƣớc Á – Phi. Hội nghị Băng Đung đã đi vào lịch sử nhƣ là tiền thân của
Phong trào Không liên kết.
Tính nhất quán về đƣờng lối đối ngoại của Ấn Độ cũng thể hiện một cách rõ
ràng đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng nhƣ trong việc xây
dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của nhân dân các nƣớc
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, bối cảnh quốc tế và khu vực thay đổi cùng
với những khó khăn nội bộ, Ấn Độ đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại với các
khu vực và các đối tác trên thế giới, trong đó có “chính sách hƣớng Đông”.
Thời điểm bắt đầu thực thi “chính sách hƣớng Đông” cũng chính là lúc thành
quả quan hệ Ấn Độ - ASEAN có những bƣớc khởi sắc. Việc nghiên cứu “chính
sách hƣớng Đông” sẽ không chỉ giúp chúng ta hiểu biết thêm về sự điều chỉnh chiến
lƣợc chính sách đối ngoại Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á mà còn giúp chúng



6

ta biết thêm về những tác động cũng nhƣ thành quả của “chính sách hƣớng Đông”

mang lại trong mối liên hệ Ấn Độ với các nƣớc ASEAN trong đó có Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau
chiến tranh lạnh (1991-2010)” làm đề tài cho luận văn của mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Việc nghiên cứu Ấn Độ nói chung và chính sách đối ngoại Ấn Độ nói riêng đã
hình thành từ khá lâu. Nhiều quốc gia đã có các cơ quan hay viện nghiên cứu
chuyên sâu về Ấn Độ.
Tại Ấn Độ, việc nghiên cứu về lĩnh vực đối ngoại của nƣớc này tập trung ở
một số trung tâm lớn nhƣ Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Trung tâm
nghiên cứu chính sách (ở New Delhli), Viện Nghiên cứu và Phân tích quốc phòng
(IDSA), Viện Nghiên cứu xung đột và hòa bình (IPCS)… Một số các tác phẩm tiêu
biểu viết về chính sách cũng nhƣ quan hệ với khu vực ASEAN bao gồm: “India and
ASEAN – the politics of India’s look East Policy” của Amitabh Mattoo, “India and
Southeast Asia – Chanllenges and Opportunities” của Baladas Ghoshal, “India –
ASEAN Relations” của Mohit Anand…
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về Ấn Độ cũng đã có từ khá lâu, các nghiên
cứu tập trung vào chính sách đối ngoại Ấn Độ, sự thay đổi trong chính sách đối
ngoại hay “chính sách hƣớng Đông” Một số tác giả ở Việt Nam nhƣ: Đỗ Đức
Định - “50 năm kinh tế Ấn Độ”, Trần Thị Lý – “Sự điều chỉnh chính sách của cộng
hòa Ấn Độ”, Đinh Trung Kiên – “Ấn Độ hôm qua và hôm nay”… , một số luận văn
thạc sỹ đã từng nghiên cứu về Ấn Độ nhƣ Nguyễn Trƣờng Sơn - “chính sách hƣớng
Đông” của Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ - ASEAN”, Nguyễn Thanh
Tâm – “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sau chiến tranh lạnh”. Việc nghiên cứu một
cách tổng thể về mối quan hệ giữa Ấn Độ - ASEAN trong những năm gần đây xuất
hiện ngày càng nhiều và tập trung hơn, xuất hiện trên nhiều lĩnh vực nhƣ hợp tác an
ninh, hợp tác kinh tế. Các bài nghiên cứu gần đây nhƣ bài viết của tác giả Mai Ngọc
Chừ - “Một số nhận xét về quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN”, Võ Xuân Vinh –
“Quan hệ an ninh Ấn Độ - ASEAN trong bối cảnh “chính sách hƣớng Đông” của
Ấn Độ”, Nguyễn Cảnh Huệ - “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN thời kỳ sau chiến tranh




7

lạnh”… Trong bối cảnh đó, luận văn có thể coi nhƣ là một sự đóng góp thêm vào
hƣớng nghiên cứu này.
3. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với đề tài “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh (1991 - 2010)”,
mục tiêu của luận văn này là làm rõ mối quan hệ trên các mặt chính trị, ngoại giao,
kinh tế, quân sự giữa Ấn Độ và ASEAN sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Phân tích
những thay đổi, tác động, ảnh hƣởng cũng nhƣ kết quả của quá trình quan hệ hợp
tác sau gần 20 năm.
Về phạm vi, luận văn tập trung đi sâu vào “chính sách hƣớng Đông” của Ấn
Độ, từ đó phân tích những biến động về mặt chính trị ngoại giao, kinh tế, quân sự từ
khi Ấn Độ thực hiện “chính sách hƣớng Đông” cho tới 2010.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận của luận văn là phƣơng pháp luận khoa học Mác – Lênin về
chính trị đối ngoại và những vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế cùng với phƣơng
pháp lịch sử, phƣơng pháp logic và phƣơng pháp so sánh, các phƣơng pháp khác
nhƣ: phân tích - tổng hợp, hệ thống, lịch sử - cụ thể, dự báo, đánh giá sẽ bổ trợ
cho các phƣơng pháp trên. Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa kết quả các công trình
khoa học đã từng nghiên cứu trƣớc đây và sử dụng một số phƣơng pháp phân tích,
đánh giá cũng nhƣ nhận định của bản thân trên cơ sở những luận điểm đó.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích rõ sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ - ASEAN sau
khi chiến lạnh kết thúc.
Phân tích tác động của sự thay đổi chính sách đối ngoại của Ấn Độ - ASEAN
tới Ấn Độ cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực ASEAN
Đánh giá về triển vọng, xu hƣớng phát triển quan hệ Ấn Độ - ASEAN và đánh

giá mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam.
Đóng góp của đề tài:
Luận văn tập trung nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - ASEAN thời kỳ sau chiến
tranh lạnh. Tác giả mong rằng sau khi hoàn thành, đề tài sẽ giúp cho ngƣời đọc có



8

cái nhìn rõ nét hơn về mối quan hệ giữa Ấn Độ - ASEAN đặc biệt trong giai đoạn
gần đây. Đây cũng là tài liệu mà các bạn sinh viên quan tâm về “chính sách hƣớng
Đông” của Ấn Độ cũng nhƣ quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh có thể
tìm hiểu thêm tại thƣ viện sau khi luận văn đƣợc bảo vệ thành công.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận văn sử dụng các sách báo tạp chí nghiên cứu chuyên ngành ở trong nƣớc
và ngoài nƣớc. Luận văn cũng kế thừa các công trình đã đƣợc nghiên cứu và công
bố tại các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các
bài viết trong những hội thảo đƣợc tổ chức giữa các trƣờng đại học, các viện nghiên
cứu trong nƣớc với các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu nƣớc ngoài.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm ba chƣơng:
Chƣơng 1. Những cơ sở lịch sử của quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Chƣơng này đề cập về yếu tố địa lý và những ảnh hƣởng về văn hóa, tƣ tƣởng
Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á. Đồng thời trình bày quan hệ Ấn Độ - ASEAN
về mặt kinh tế chính trị ngoại giao từ khi ASEAN thành lập tới 1991.
Chƣơng 2. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1991 – 2010
Đây là chƣơng chính trong đề tài “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh
lạnh (1991 - 2010)”. Chƣơng này sẽ tập trung nghiên cứu về “chính sách hƣớng
Đông” của Ấn Độ, lấy “chính sách hƣớng Đông” làm cơ sở để phân tích và đánh giá
quan hệ Ấn Độ - ASEAN sau chiến tranh lạnh.

Chƣơng 3. Triển vọng của quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN ở Chƣơng 2, Chƣơng 3 sẽ
tập trung vào phần đánh giá triển vọng quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Đồng thời điểm
qua quan hệ Ấn Độ - Việt Nam sau chiến tranh lạnh, qua đó đánh giá về triển vọng
hợp tác Ấn Độ - Việt Nam trong tƣơng lai.




9

CHƢƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ LỊCH SỬ CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN
1.1. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á
“Trong văn học – văn hóa truyền thống khu vực Đông Nam Á, văn hóa Ấn
Độ đã phủ một lớp khá dày lên văn hóa bản địa, tạo thành một dấu ấn nổi bật không
bao giờ bị phai mờ. Những dấu tích ảnh hƣởng của văn hóa Ấn Độ đến ngày nay
vẫn còn hằn nổi trên các công trình kiến trúc điêu khắc và các loại hình khác nhau
của khu vực Đông Nam Á” [5 tr 9]. Thật vậy, cùng với những ảnh hƣởng về văn
hóa dân gian thì ảnh hƣởng về tôn giáo và kiến trúc của Ấn Độ tới khu vực ASEAN
vẫn còn ghi dấu cho đến tận ngày nay.
Ảnh hưởng về văn học dân gian: chúng ta biết rằng, Ấn Độ đƣợc coi là xứ sở
của truyện kể mà nhiều câu truyện còn đƣợc lƣu truyền cho tới ngày nay. Jatakar và
Pantachanra là hai trong số kho tàng truyện của Ấn Độ, với nội dung sâu sắc, giàu
tính nhân đạo – nhân văn đã trở nên gần gũi và đƣợc phổ biến rộng rãi tại nhiều
quốc gia từ Á sang Âu [26 tr 48].
Tập truyện Jataka ra đời vào khoảng thế kỷ 2 – 3, do nhu cầu truyền bá, củng
cố và nâng cao vị thế của Phật Giáo có ảnh hƣởng to lớn đến kho tàng truyện dân
gian cổ của các nƣớc Đông Nam Á. Nhiều nƣớc Đông Nam Á đã mƣợn cốt truyện
của Jataka để dựng lên những hình ảnh đặc trƣng riêng phù hợp với hoàn cảnh và

văn hoá nƣớc mình nhƣ: Myanma có truyện “Cô gái hiếu thảo” lấy nội dung từ
truyện “Tiền thân Kakura” (Jataka 22) trong Jataka; truyện “Sếu và bầy cá” của
Indonesia lấy cốt truyện từ “Cò và Cua” (Jataka 547) trong Jataka.
Tập truyện ngụ ngôn Pantachanra ra đời vào thế kỷ thứ 2 với nội dung giáo
huấn và những bài học luân lý rất gần với nếp nghĩ của cƣ dân nông nghiệp vùng
Đông Nam Á nên nhanh chóng có ảnh hƣởng sâu rộng, cải biến thành một số các
truyện nhƣ “Tantri” (Indonesia), “Nangtantai” (Thái Lan), “Mulantantai” (Lào).
Sử thi Ramayana, kiệt tác của Ấn Độ ra đời khoảng thế kỷ 6 - 5 trƣớc công
nguyên, với nội dung phù hợp với tâm tƣ, tình cảm và quan niệm đạo đức của phần
đông cƣ dân Đông Nam Á nên tác phẩm không ngừng đƣợc tái sinh ở những vùng



10

đất mới nhƣ “Seri Rama” (Indonesia), “Riêmke” (Campuchia), “Ramankien” (Thái
Lan)…
Ảnh hưởng tôn giáo: Ấn Độ giáo và Phật giáo cùng đến Đông Nam Á khoảng
những năm đầu Công nguyên nhƣng Ấn Độ giáo đã nhanh chóng chiếm vị trí chủ
đạo trong một số vƣơng quốc nhƣ Chăm Pa, Phù Nam, Indonesia và một số vùng
của vƣơng quốc Môn. Ấn Độ giáo đã trở thành tôn giáo cung đình trong nhiều thế
kỷ ở các vƣơng quốc này. Nó chỉ chịu dừng lại khoảng sau thế kỷ thứ X, khi Phật
giáo Tiểu thừa lên ngôi ở một số vùng trong khu vực Đông Nam Á hải đảo và một
số vùng ven biển của Đông Nam Á lục địa.
Tại vƣơng quốc Chàm (miền Trung Việt Nam ngày nay), theo sử sách thì
kinh đô Trà Kiệu của ngƣời Chàm ra đời khoảng thế kỷ III và cƣ dân ở đây đã theo
Ấn Độ giáo. Cách không xa kinh đô Trà Kiệu là thánh địa Mỹ Sơn, nơi thờ phụng
thần Silva và Visnu, nơi mà ngƣời Chàm thực hành các nghi lễ Ấn Độ giáo. Cũng
cách không xa Mỹ Sơn là kinh đô Đồng Dƣơng của ngƣời Chàm vào thế kỷ thứ IX,
cũng là nơi thờ thần Silva và Visnu. Ấn Độ giáo đƣợc coi là quốc giáo của ngƣời

Chàm và tồn tại đến khi vƣơng quốc bị diệt vong vào thế kỷ XVII. Vô số những
tháp Chăm hiện còn trên khắp dải đất miền trung Việt Nam nhƣ nhắc nhở về nhiều
thế kỷ tồn tại của Ấn Độ giáo, một nền văn minh chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của văn
minh Ấn Độ.
Với sự thống trị của Ấn Độ giáo, nhân dân vùng Nam Lào trong nhiều thế kỷ
đã sống trong bầu không khí khắc nghiệt và tôn nghiêm của Ấn Độ giáo.
Miền Trung nƣớc Lào, Ấn Độ giáo cũng từng thịnh hành ở Viêng Chăn. Chỉ
đến thế kỷ XVI, với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo, Ấn Độ giáo mới dần bị
mai một và các nơi thờ cúng của Ấn Độ giáo dần bị thay thế bằng Phật giáo. Tuy
nhiên những vật thiêng của Ấn Độ giáo vẫn còn tồn tại ngay trong các nơi thờ cúng
Phật.
Một vƣơng quốc khác cũng chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của Ấn Độ giáo đó là
vƣơng quốc Phù Nam. Theo truyền thuyết, vị vua đầu tiên của Phù Nam là một
ngƣời Bà La Môn đến từ nơi xa xôi. Ông đã kết hôn cùng nữ chúa của vƣơng quốc
còn trong tình trạng mông muội này và dạy cho ngƣời Phù Nam biết mặc quần áo
và đem thể chế Ấn Độ giáo áp dặt cho vƣơng quốc. Triều đại này đã trị vì hơn 100



11

năm, đã có sứ giả đƣợc cử tới Ấn Độ và sau đó cũng có sứ giả đƣợc cử tới Trung
Quốc.
Sau khi vƣơng quốc Phù Nam sụp đổ, Chân Lạp là vƣơng quốc mà Ấn Độ
giáo thịnh hành nhất. Ngƣời ta đã phát hiện ở Campuchia vào thời kỳ này nhiều văn
bia nhất bằng Phạn ngữ. Theo các văn bia thì ngƣời mở đầu triều đại Chân Lạp cũng
là một giáo sĩ Bà La Môn đã kết hôn với một nữ thần do thần Silva ban tặng cho
ông ta. Văn bia đó có niên đại thế kỷ thứ X. Tuy nhiên những bia ký có niên đại
sớm hơn đã kể rằng từ triều đại vua Jayavarman I ở thế kỷ VII, Ấn Độ giáo đã phát
triển mạnh mẽ và chiếm ƣu thế ở triều đình Khơ Me. Việc thờ cúng Linga đã rất

phổ biến ở vƣơng quốc Chân Lạp.
Cuối thế kỷ VII, Chân Lạp bị Java xâm lƣợc và ngƣời giành lại nền độc lập
cho vƣơng quốc, mở đầu thời kỳ Ăng Co huy hoàng chính là Jayavarman II. Sự
kiện này đƣợc mô tả trong một tấm bia có niên đại đầu thế kỷ IX. Bấy giờ thủ đô
đặt ở Indrapura thuộc tỉnh Kông Pông Chàm ở hạ lƣu sông Mekong. Sau khi lên
ngôi, nhà vua đã dùng một giáo sĩ Bà La Môn làm vị tu sĩ đầu tiên của triều đình và
dùng tôn giáo của thần làm tôn giáo chính thống của vƣơng quốc. Và Ấn Độ giáo đã
tồn tại ở Khơ Me trong nhiều thế kỷ. Nhƣng ông vua này không phải là ngƣời đầu
tiên lập thủ đô ở Angco.
Đến thế kỷ XI, Campuchia xuất hiện một vị vua mới đã định đô ở Ăng Co và
xây dựng Ăng Co thành một thành phố huy hoàng với các kiến trúc của Ấn Độ giáo,
đó là vua Suriavarman I (1002 - 1050). Nhƣng Ăng Co không chỉ là thành phố của
Ấn Độ giáo mà sau này Phật giáo thịnh hành, nhiều công trình Phật giáo đã đƣợc
xây dựng khiến cho thành phố trở thành nơi kết hợp tài tình của hai tôn giáo là Ấn
Độ giáo và Phật giáo.
Việc thờ Ấn Độ giáo cũng thấy có ở miền Trung và Nam Thái Lan. Ngày nay
những đền thờ Ấn Độ giáo không còn nhƣng những vật thiêng của Ấn Độ giáo còn
thấy ở trong một số ngôi chùa, kể cả một số ngôi chùa lớn của thủ đô Băng Cốc.
Tại Myanma, tại Srikshetra, thủ đô của vƣơng quốc Pyu, một vƣơng quốc bị
diệt vong vào thế kỷ XI, tại vƣơng quốc Môn ở Nam Miến và ngay tại Pa Gan, nơi
đƣợc coi là đạo Phật thịnh hành khá sớm, thì đều tìm thấy những vật thiêng chứng



12

tỏ sự thờ cúng Ấn Độ giáo. Nhƣng có lẽ ở vƣơng quốc này, Ấn Độ giáo chƣa bao
giờ giành đƣợc vị trí quốc giáo.
Ấn Độ giáo cũng sớm có mặt ở Đông Nam Á hải đảo. Nếu theo sử ký của
Trung Quốc, Phật giáo đã thống trị miền Trung đảo Java vào thế kỷ thứ VII thì bia

ký đã cho biết cùng thời gian đó, Ấn Độ giáo đã thống trị Bali và Sumatra. Dòng họ
Sanjaya ở đây đã xây dựng những Chanđi với biểu tƣợng của thần Silva và những
vị vua của dòng họ này cũng đƣợc đồng nhất với thần Silva. Những Chanđi này khi
nhà vua chết đƣợc dùng làm hầm mộ của vua. Đến thế kỷ IX, ở miền trung Java, khi
sự thống trị của dòng họ theo Phật giáo suy yếu thì Ấn Độ giáo đã phát triển mạnh
mẽ. Nhƣng cũng chỉ đến đây, Ấn Độ giáo dần suy tàn vì sau đó thủ đô vƣơng quốc
đã đƣợc chuyển về miền Đông Java.
Nhƣng Ấn Độ giáo cũng chỉ tồn tại cho đến thế kỷ XIV ở vùng đảo. Bởi vì từ
thế kỷ XIV, Thiên chúa giáo và Hồi giáo đã đến vùng đảo theo chân những lái
thƣơng lái phƣơng Tây vào Trung cận Đông và hai tôn giáo này đã ngự trị vùng đảo
cho đến tận ngày nay.
Ngoài ra đạo Phật cũng có những ảnh hƣởng nhất định đối với Đông Nam Á
những năm đầu công nguyên. Đối với hầu hết các quốc gia Đông Nam Á lục địa
những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã luôn song hành cùng Ấn Độ giáo. Ngày
nay ngƣời ta đã tìm thấy nhiều phù điêu tạc đức Phật và nhiều pho tƣợng Phật ở các
vƣơng quốc đó. Nhƣng có thể nói đó là thời kỳ vai trò của đạo Phật khá mờ nhạt.
Chỉ ở vùng đảo Java, Phật giáo Đại thừa đã đƣợc dòng họ thống trị miền trung Java
là Sailendra tôn thờ. Họ đã cho xây dựng ở miền trung Java một công trình Phật
giáo đồ sộ của Borobuadua. Mặc dù là công trình Phật giáo, nhƣng Borobuadua là
thể hiện sự kết hợp tài tình giữa nghệ thuật Phật giáo và tín ngƣỡng bản địa của
ngƣời Indonesia. Phật giáo đã tồn tại ở vƣơng quốc này tới 4 thế kỷ (thế kỷ VIII đến
XII). Sau đó đạo Phật đã lan truyền tới Bắc bán đảo Malaysia, Campuchia, Nam và
Bắc Thái Lan và đảo Xumatơra. Tới thế kỷ XII, với sự thắng thế của các thế lực ở
miền đông Java trên toàn vƣơng quốc, Ấn Độ giáo lại thắng thế luôn ở miền Trung
Java.
Thế kỷ XIII – XIV là thế kỷ đánh dấu sự suy tàn của Ấn Độ giáo hầu nhƣ trên
toàn cõi Đông Nam Á lục địa và mở ra một thời kỳ mới – thời kỳ Phật giáo tiểu




13

thừa lên ngôi. Từ đây, ở hầu hết các nƣớc Đông Nam Á lục địa nhƣ Thái Lan,
Myanma, Campuchia và Lào, đạo phật đã giữ đƣợc vị trí quốc giáo. Với vai trò
quốc giáo, Phật giáo đã có những ảnh hƣởng mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực trong đời
sống văn hóa và chính trị của các quốc gia trên.
Cùng với sự du nhập của Ấn Độ giáo và Phật giáo vào khu vực Đông Nam Á
thì ngôn ngữ và văn tự cũng đi theo những tôn giáo này. Một nền văn học phong
phú mang ảnh hƣởng rõ nét của Ấn Độ giáo và Phật giáo cũng xuất hiện. Ngoài ra
sự du nhập của nền nghệ thuật Ấn Độ giáo và Phật giáo cũng phát triển mạnh mẽ và
nhiều công trình kiến trúc còn tồn tại cho đến ngày nay.
Nhƣ vậy ta có thể thấy tôn giáo Ấn Độ đã du nhập vào Đông Nam Á ngay từ
đầu công nguyên mà đại biểu là hai tôn giáo lớn Ấn Độ Giáo và Phật Giáo. Dù có
qui chế nghiêm ngặt nhƣ Ấn Độ giáo hay khoan hòa nhƣ đạo phật thì cả hai tôn giáo
đều xâm nhập một cách hòa bình vào Đông Nam Á, đã đƣợc cƣ dân Đông Nam Á
đón nhận và chính cƣ dân Đông Nam Á đã góp phần đƣa hai tôn giáo này phát triển
đến đỉnh cao.
Trong quá trình phát triển của lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, văn hóa Ấn
Độ đã có những đóng góp nhất định đối với sự ra đời của một số vƣơng quốc. Nó
cũng giữ vai trò quan trọng đối với sự hƣng thịnh của một số quốc gia. Những dấu
ấn và đặc trƣng quan trọng của hai tôn giáo này đã để lại rõ nét trong nghệ thuật
kiến trúc, điêu khắc, hội họa của cƣ dân Đông Nam Á. Nó cũng ảnh hƣởng mạnh
mẽ tới sự ra đời của ngôn ngữ - văn tự của nền văn học Đông Nam Á.
Khi đã ăn sâu bám rễ vào mảnh đất Đông Nam Á, Ấn Độ giáo và Phật giáo đã
đƣợc bản địa hóa khiến cho ở nhiều nơi nó đã trở thành gần nhƣ một phong tục tập
quán của nhân dân. Và cũng chính tại ngay ở những nơi mà nó đã du nhập đến, hai
tôn giáo này đã phát triển đôi khi còn mạnh hơn cả ở Ấn Độ, nơi quê hƣơng đã khai
sinh ra các tôn giáo này. Đó là đặc biệt nhất mà văn minh Ấn Độ đã đem đến cho cƣ
dân trong khu vực Đông Nam Á.
Ảnh hưởng về nghệ thuật kiến trúc: “nghệ thuật Ấn Độ đã có một ảnh hưởng

vô cùng sâu sắc đối với nền nghệ thuật của các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ trung
đại. Ảnh hưởng này sâu sắc tới mức mà có lúc người ta đã xem nghệ thuật của các
quốc gia này như là một nền nghệ thuật phái sinh của nghệ thuật Ấn Độ” [7 tr 188].



14

Kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ phát triển rực rỡ vào thời Asoka, dƣới vƣơng triều
Maurya. Thời kỳ này nghệ thuật kiến trúc phật giáo thƣờng gồm 3 phần: tháp phật,
tịnh xá và những tăng viện. Các công trình nghệ thuật Đông Nam Á sau này chủ
yếu dựa vào nghệ thuật của các tháp Phật nhƣ đền tháp Borobudur của Indonesia,
Thạt Luổng của Lào, đền Angkor Vat của Campuchia, An Nam tứ đại khí, tƣợng
phật Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh của Việt
Nam…
Nhƣ vậy, ảnh hƣởng to lớn của văn hoá Ấn Độ đối với các quốc gia khu vực
Đông Nam Á là không phải bàn cãi. Điều này chứng tỏ sự giàu có của cái nôi văn
hoá phƣơng Đông cũng nhƣ sự gần gũi giữa Ấn Độ và Đông Nam Á trong lịch sử
phát triển.
1.2. Từ quá khứ xa xôi
Thời gian chính xác mà ngƣời Ấn Độ đặt chân đến Đông Nam Á cho đến
nay vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, dựa vào những cứ liệu khoa học, các sử
gia đã đƣa ra những giả thiết về những chuyến đi đầu tiên của ngƣời Ấn Độ tới khu
vực này. Sử gia Nicholas Tarling đã viết “các sử gia không biết chính xác là vào lúc
nào những con thuyền Ấn Độ đầu tiên tới Đông Nam Á, nhƣng nhiều ngƣời đã tin
là vào khoảng thế kỷ thứ hai trƣớc công nguyên”. Ngƣời ta cho rằng vào thời kỳ
Maurya, nguồn cung cấp vàng chính của Ấn Độ đến từ Siberi và từ vùng bắc Trung
Á. Nhƣng sau khi vƣơng triều Maurya sụp đổ, các cƣ dân thảo nguyên đã cắt đứt
nguồn cung này và buộc ngƣời Ấn Độ phải tìm vàng ở các nơi khác. Sau đó các
thƣơng gia Ấn Độ bắt đầu tới Đông Nam Á theo đƣờng thủy để tìm các đảo vàng.

[48 pg 186-187]
Niên đại mà Nicholas Tarling đƣa ra xem ra đƣợc ủng hộ bởi minh chứng
trƣớc đó của Coedès: các vƣơng quốc mang phong cách Ấn Độ đầu tiên bao gồm
Phù Nam (từ thế kỷ I sau công nguyên), những nhà nƣớc bán đảo Malay (những thế
kỷ đầu công nguyên), Champa (từ thế kỷ II sau công nguyên).
Ở Miến Điện, ngoài đoàn truyền giáo của các nhà sƣ Phật giáo Sona và
Uttara do vua Asoka thế kỷ 3 trƣớc công nguyên gửi tới vùng đất vàng, không còn
dấu tích nào khác về quá trình xâm nhập của ngƣời Ấn Độ cho tới năm 500 sau



15

công nguyên, niên đại mà những tác phẩm dở dang của kinh sách bằng tiếng Pali
đƣợc tìm thấy ở Moza và Maungun trên di chỉ cổ Prome.
Ở lƣu vực sông Chao Phraya (Thái Lan), di chỉ Phra Pathom và xa hơn nữa
về phía tây, di chỉ Phong Tuk trên sông Kanburi đã có nền móng của các dinh thự
và các tác phẩm điêu khắc Phật giáo thuộc các phong cách Gupta và hậu Gupta.
Một tƣợng Phật bằng đồng nhỏ lần đầu tiên đƣợc cho là thuộc trƣờng phái
Amaravati và do vậy ngƣời ta xác định niên đại là thế kỷ 3 và 4 sau công nguyên
nhƣng về sau ngƣời ta mới thực sự công nhận niên đại này.
Ở phía nam Việt Nam, ngƣời Trung Quốc coi sự thiết lập vƣơng quốc Phù
Nam là do Brahma Kaundinya ở thế kỷ I sau công nguyên. Trung Quốc có quan hệ
với Phù Nam ở thế kỷ 3 sau công nguyên, và bản cổ nhất trong số những bản khắc
bằng chữ Sanskrit mà chúng ta có đƣợc có niên đại vào thời gian này. Tƣợng
Poseidon bằng đồng đƣợc tìm thấy ở Trà Vinh, vốn đƣợc lấy cảm hứng từ một bức
tƣợng nổi tiếng của Lysippus ở Óc Eo thuộc Tây Nam Bộ. Trong số các hiện vật cổ
nhất là một huy hiệu (medallion) bằng vàng giống nhƣ của Antonius Piusm có niên
đại là năm 152 SCN ko tạo nên những chứng cứ về sự Ấn Độ hóa. Tuy nhiên, huy
hiệu Roma này từ Óc Eo đƣợc tìm thấy gần các hiện vật khác chính xác là của

ngƣời Ấn Độ, nổi bật là những hiện vật chạm chìm và những con dấu đƣợc khắc
bằng ký tự Sanskrit có niên đại cùng thời và những thế kỷ sau đó.
Ngƣời Trung Quốc bắt đầu nói đến vƣơng quốc Champa, nằm trên bờ biển
Việt Nam ngày nay vào năm 190 - 193 SCN. Hiện vật khảo cổ cổ nhất có niên đại
trên lãnh thổ Chăm là tƣợng Phật Đồng Dƣơng (Quảng Nam). Đƣợc cho là một
trong những hiện vật đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo. Tƣợng Phật này đƣợc cho
là giống với phong cách Amaravati, nhƣng trên thực tế nó chịu ảnh hƣởng của thời
Gupta và có niên đại là thế kỷ 4 SCN.
Trên bán đảo Malay, ngƣời Trung Quốc nói đến những nhà nƣớc mang phong
cách Ấn Độ nhỏ đến từ thế kỷ 2 SCN. Những bản khắc Sanskrit đã không có niên
đại sớm hơn thế kỷ thứ 4.
Ở hải đảo, những bản khắc Sanskrit về Mulavarman ở khu vực Kutei, Borneo
có niên đại là đầu thế kỷ 5 SCN và những bản khắc Sanskrit về Purnavarman ở Tây
Java có niên đại là giữa thế kỷ 5 SCN. Nhƣng những bức tƣợng Phật thực sự lại có



16

niên đại sớm hơn; nổi bật nhất trong số này là một bức tƣợng đƣợc phát hiện ở
Celebes. Đây là bức tƣợng cổ nhất và phù hợp với truyền thống Amaravati và
Ceylon (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 5). Một bức tƣợng đƣợc tìm thấy ở phía Nam tỉnh
Jember (Đông Java), cho chúng ta thấy sự ảnh hƣởng của Singhalese (thế kỷ 4-5),
và bức tƣợng Phật ở đồi Seguntang thuộc Palembang (Sumatra). [48 pg 17-18]
Về thể chế và tín ngƣỡng tôn giáo. Các vƣơng quốc mang phong cách Ấn Độ
đƣợc hình thành tập hợp nhiều nhóm địa phƣơng – mỗi nhóm có thần bảo vệ hay
chúa đất của riêng mình. Dƣới sự cai quản của một ngƣời Ấn Độ hay một thủ lĩnh
địa phƣơng đƣợc Ấn Độ hóa. Thƣờng thƣờng, các đơn vị tổ chức này đƣợc thiết lập
trên một ngọn núi tự nhiên hay nhân tạo của một hệ thống thờ cúng một vị thần Ấn
Độ gắn liền với một cá nhân hoàng gia và biểu tƣợng cho sự thống nhất của vƣơng

quốc. Phong tục này, cùng với sự hình thành một vƣơng quốc hay một hoàng triều,
đƣợc thể hiện rõ ở nhiều vƣơng quốc Ấn Độ ở bán đảo Đông Dƣơng. Nó điều hòa
các hệ thống thờ cúng của niềm tin bản địa lên ngang tầm với ý niệm của ngƣời Ấn
Độ về hoàng tộc, và mang lại cho cƣ dân ở đây một hình ảnh về vị thần quốc gia có
gắn bó mật thiết với nền quân chủ. [48 pg 27-28]
Các địa danh của Đông Nam Á xƣa kia cũng nhƣ hiện nay đã cho chúng ta
thấy đƣợc ảnh hƣởng của nền văn minh Ấn Độ tới khu vực Đông Nam Á. Dọc theo
miền Trung và miền Nam Việt Nam, các địa danh nhƣ Champa hay Amaravati (Đà
Nẵng), Kauthara (Nha Trang), Panduranga (Phan Rang) đều đƣợc du nhập từ các
địa danh của Ấn Độ. Ở Thái Lan, địa danh Ayutthaya cũng đƣợc lấy tên từ đất nƣớc
Nam Á này.
Ngoại thƣơng đƣợc Coede’s cho là nhân tố đƣa đến sự mở rộng của ngƣời Ấn
Độ tới khu vực Đông Nam Á [48 pg 19]. Ban đầu có thể thấy các thầy tu, những
ngƣời dựng lên các nơi thờ tự Phật giáo và Bà la môn giáo, những học giả, những
ngƣời sáng tạo ra những ký tự Sanscrit đầu tiên đƣợc các thủy thủ - các thƣơng gia
và những ngƣời di cƣ đƣa đến vùng Viễn Đông.
Vậy những mặt hàng trao đổi chính giữa Đông Nam Á và Ấn Độ thời đó là
gì? Thứ nhất, theo nhƣ cách gọi của ngƣời Ấn Độ về vùng đất Đông Nam Á (vùng
đất vàng) thì vàng chính là một mặt hàng mà ngƣời Ấn Độ săn tìm ở Đông Nam Á.
Sau vàng, gia vị, các loại gỗ thơm, các loại nhựa thơm thuộc các sản phẩm của các



17

nƣớc và các hòn đảo phía bên kia sông Hằng. Những cái tên nhƣ Takkola (chợ bạch
đậu khấu), Karpuradvipa (đảo long não), Narikeladvipa (đảo dừa) và những địa
danh mang tên Sanscrit khác đã cho chúng ta thấy sự quan tâm của ngƣời Ấn Độ tới
khu vực này cũng nhƣ các mặt hàng mà Ấn Độ mua từ Đông Nam Á. [48 pg 19]
Các mặt hàng ngƣời Ấn Độ mang tới trao đổi ở Đông Nam Á cũng nhƣ những

mặt hàng mà thƣơng nhân Đông Nam Á tới Ấn Độ mua là trang sức bằng vàng, bạc
và hàng dệt. Những tặng phẩm của các vua Trung Java (570-927) là một ví dụ:
“những mặt hàng quý và hiếm nhƣ vàng, bạc và hàng hệt, đặc biệt là hàng cotton
Ấn Độ đƣợc các vua ban tặng lại cho các đồng minh của mình với các nghi thức
lớn”. [52 pg 207]
Bƣớc sang giai đoạn ngƣời phƣơng Tây xâm nhập Ấn Độ và Đông Nam Á,
một lƣợng lớn ngƣời Ấn Độ đã di cƣ sang Đông Nam Á. Trong số các nƣớc Đông
Nam Á, Miến Điện, Malaysia và Singapore chiếm phần đông ngƣời Ấn. Những
cuộc di cƣ lớn của ngƣời Ấn bắt đầu diễn ra từ đầu thế kỷ XIX. Các cƣờng quốc
thực dân đòi hỏi nhiều lao động để đáp ứng việc khai thác các nguồn tài nguyên
thiên nhiên mà Đông Nam Á có thể cung cấp. Các đồn điền khổng lồ đƣợc hình
thành với các loại cây trồng nhƣ cao su, chè, dừa, thuốc lá, cà phê, mía và gia vị.
Các đồn điền là những tài sản lớn nhất của chủ nghĩa thực dân. Những đồn điền, đặc
biệt là những đồn điền ở những thuộc địa của Anh đã thu hút đƣợc các lao động Ấn
Độ rẻ mạt. Cƣ dân bản địa có cách nhìn khác đối với công việc trong các đồn điền
nên phần lớn trong số họ vẫn làm việc trên những thửa ruộng truyền thống. Với sự
xuất hiện của ngƣời Ấn Độ, các xã hội Đông Nam Á trở thành những ví dụ cho các
xã hội đa nguyên.
1.3. Đến khi ASEAN được thành lập (1967 - 1991)
Tình hình thế giới và khu vực
Phong trào giải phóng ở các nƣớc thuộc địa diễn ra mạnh mẽ và thu đƣợc
những thành quả to lớn, đánh dấu sự ra đời của nhiều nhà nƣớc trong thời kỳ này.
Thế giới đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của trật tự hai cực Ianta, chủ nghĩa xã
hội dần dần lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng dẫn tới sự sụp đổ của
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, một số nƣớc thuộc thế giới thứ ba



18


cũng lâm vào khủng hoảng kinh tế và chính trị, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật
phát triển sang giai đoạn mới với nội dung cách mạng khoa học khoa học và công
nghệ, trong đó công nghệ đƣợc nâng lên vị trí hàng đâu, và một trật tự mới đang
dần dần hình thành.
Sau nhiều năm lâm vào những cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị, các nƣớc
tƣ bản nhờ cải cách cơ cấu kinh tế, đi sâu vào cách mạng khoa học và công nghệ,
thích nghi về chính trị và xã hội, đã đạt đƣợc những bƣớc phát triển mới về kinh tế,
ổn định về chính trị và mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao. Trƣớc mắt chủ
nghĩa tƣ bản đạt đƣợc những thành tựu to lớn và chiếm ƣu thế về nhiều mặt so với
chủ nghĩa xã hội.
Cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài trên 40 năm đã chấm dứt và trong quan hệ
quốc tế, từ xu thế “đối đầu” đã dần dần chuyển sang xu thế “đối thoại” hợp tác trên
cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hòa bình, tình hình
thế giới trở nên hòa dịu hơn, tuy thế vẫn bùng nổ những tranh chấp, xung đột mang
tính chất khu vực.
Nội bộ Ấn Độ và ASEAN
Cho tới những năm 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã cố gắng thực hiện một số
biện pháp điều chỉnh quan trọng để vực dậy nền kinh tế nhƣng do rào cảm từ bộ
máy quan liêu, những nỗ lực trên chƣa mang lại những kết quả mong muốn. Mục
tiêu đƣa tốc độ tăng trƣởng GDP lên mức 7%/năm không những không đạt đƣợc mà
nền kinh tế còn suy giảm chƣa từng thấy. Đến đầu năm 1990, với những tác động
tiêu cực ghê gớm từ bên ngoài nhƣ sự sụp đổ của Liên Xô và khối Đông Âu cũ vốn
là những bạn hàng lớn và lâu năm của Ấn Độ cùng với cuộc khủng hoảng sau cuộc
chiến tranh vùng Vịnh khiến Ấn Độ mất đi thị trƣờng Trung Đông, nền kinh tế yếu
kém và trì trệ của Ấn Độ đã hoàn toàn rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Kéo theo khủng hoảng kinh tế là những rối loạn nghiêm trọng về mặt xã hội.
Những mâu thuẫn giữa các tôn giáo, đẳng cấp sắc tộc, cộng đồng trong một đất
nƣớc đa dạng, phức tạp nhƣ Ấn Độ đến lúc này càng có điều kiện phát triển, đồng
thời sự suy thoái cũng dẫn đến sự mất lòng tin của dân chúng đối với chính phủ. Kết
quả là Đảng Quốc đại, đảng lâu đời nhất ở Ấn Độ và là chính đảng đã góp nhiều




19

công lao nhất cho đất nƣớc Ấn Độ trong hơn 100 năm qua đã bị mất quyền lãnh đạo
trong cuộc bầu cử 1989 và sau đó Thủ tƣớng Rajiv Gandhi bị ám sát.
Về phía các nƣớc ASEAN, những năm đầu phát triển, ASEAN phải đối mặt
với 2 mâu thuẫn lớn đó là sự tranh chấp giữa Philippin và Malaysia về vấn đề chủ
quyền Sabah. Cuối năm 1968, quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc bị ngƣng trệ. Sau
nhiều nỗ lực hòa giải của Thái Lan và Indonesia, Malayssia và Philippin mới nhất
trí gác lại vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với Sabah để duy trì sự tồn tại của Hiệp
hội và tìm cơ hội hợp tác.
Mâu thuẫn song phƣơng khác cũng khiến mối quan hệ nội khối ASEAN căng
thẳng đó là mâu thuẫn giữa Indonesa và Singapore sau khi tòa án tối cao Singapore
quyết định hành hình 2 lính thủy đánh bộ Indonesia vị bị kết tội phá hoại và ám sát.
Tuy nhiên, quan hệ 2 nƣớc đã bình thƣờng trở lại sau chuyến thăm của Thủ tƣớng
Singapore Lý Quang Diệu tới Indonesia 1973.
Thời gian này Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Đông Dƣơng. Khu vực hòa bình, tự
do và trung lập ở Đông Nam Á (ZOPFAN) đƣợc thành lập. Ngoài ra vấn đề
Campuchia cũng là vấn đề nóng mà bản thân các nƣớc ASEAN cũng ít nhiều bị ảnh
hƣởng và lôi kéo vào vấn đề này.
Quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1967-1991
Xét trên mọi khía cạnh từ lịch sử, văn hóa, tôn giáo, các phong tục tập quán
đến quan hệ buôn bán giao thƣơng thì Đông Nam Á có mối liên hệ khá chặt chẽ với
Ấn Độ. Các điều kiện tự nhiên về địa lý cũng nhƣ sự gần gũi về văn hóa đã tạo nên
một Đông Nam Á mang trong mình âm hƣởng của Ấn Độ.
Bƣớc sang thời kỳ hiện đại, đặc biệt từ khi các quốc gia Đông Nam Á gắn kết
với nhau bằng việc thành lập ASEAN (1967), quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và
ASEAN không ngừng đƣợc đẩy mạnh. Đồng thời cũng bắt đầu xuất hiện những khó

khăn, bất đồng, những nghi kỵ lẫn nhau giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.
Năm 1967, ASEAN đƣợc thành lập với năm thành viên là Indonesia,
Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan. Ấn Độ là nƣớc cảm thấy không thoải
mái với sự ra đời của Hiệp hội này nguyên nhân bắt nguồn từ sự hiện diện của hai
thành viên SEATO là Philipines và Thái Lan trong ASEAN. Điều này đã làm cho
các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ thực sự dè dặt đối với ASEAN vì tổ chức này



20

đã bị giảm uy tín trong con mắt của phong trào Không Liên Kết và do New Delhi
cảm thấy Pakixtan có thể gây ảnh hƣởng đối với ASEAN bằng cách gây tổn hại cho
các lợi ích của Ấn Độ thông qua hai thành viên của SEATO trong tổ chức này [58
pg 11-12]. New Delhi lo ngại rằng khối SEATO do Mỹ cầm đầu sẽ đe dọa lợi ích
của các dân tộc vừa thoát khỏi ách thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, phát động
chiến tranh chống lại lợi ích của các nƣớc vừa giành lại độc lập. Sự tồn tại của
SEATO với hai nƣớc thực dân cũ đồng thời là thành viên của khối này (Anh, Pháp)
cùng với tham vọng bành trƣớng bá quyền của đế quốc Mỹ có nguy cơ đe dọa tới
độc lập chủ quyền của New Delhi, gây mất ổn định khu vực Đông Nam Á và Nam
Á, chống lại lợi ích của Ấn Độ ở khu vực này (mặc dù thời gian đó Ấn Độ vẫn thực
thi chính sách “trung lập và không liên kết”). Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn 1967
đến 1973, Ấn Độ đã không hề có chỉ trích chính thức nào đối với ASEAN. Đến
những năm 1970 khi tuyên bố Kuala Lumpua về ZOPFAN ra đời và SEATO tan rã,
Ấn Độ mới chính thức chấp nhận ASEAN. Theo New Delhi, với hai sự kiện này,
cách tiếp cận về chính sách ngoại giao của các nƣớc ASEAN đã tiến gần hơn đến
quan điểm không liên kết truyền thống của Ấn Độ đối với các vấn đề quốc tế.
Trên khía cạnh kinh tế, năm 1938 – 1939, các nƣớc Đông Nam Á chiếm
khoảng 9% tổng xuất khẩu của Ấn Độ. Các năm đầu sau thế chiến thứ hai, thị phần
của các nƣớc này trong tổng xuất khẩu của Ấn Độ lần lƣợt là 1946 – 1947: 6%,

1947 – 1948: 6%, 1948 – 1949: 5%, 1949 – 1950: 8%, 1950 – 1951: 12%, 1951 –
1952: 7% [67 pg 72]. Tuy nhiên, từ đầu những năm 1950 đến đầu những năm 1970,
thƣơng mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á giảm do nhiều nguyên nhân: Việc đa dạng
các mặt hàng thƣơng mại của cả hai phía, việc Ấn Độ tự chủ đƣợc nguồn lƣơng
thực do thành công của cuộc “cách mạng Xanh”, các chiến lƣợc công nghiệp hóa ở
các nƣớc. Nếu nhƣ niên khóa 1957 – 1958, Ấn Độ chiếm 2,2% tổng nhập khẩu của
ASEAN thì đến niên khóa 1972 – 1973 con số này giảm xuống chỉ còn 0,5% [68 pg
215].
Cùng với Đông Nam Á, thƣơng mại giữa Ấn Độ với 5 quốc gia thành viên
ASEAN từ niên khóa 1973 – 1974 đƣợc khôi phục và tăng lên một cách nhanh
chóng. Từ 1971 – 1972 đến 1979 – 1980, giá trị xuất khẩu của Ấn Độ sang các
nƣớc ASEAN tăng 814,2%, mỗi năm tăng khoảng 28%, con số cao hơn rất nhiều so



21

với tăng trƣởng xuất khẩu của Ấn Độ ra toàn thế giới (bình quân mỗi năm tăng
16,7%) [47 pg 270]. Nhập khẩu của Ấn Độ từ ASEAN thậm chí còn tăng mạnh
hơn, đạt tới con số 5687,3% giai đoạn 1971 – 1972 đến – 1979 – 1980. Nhƣ vậy,
bình quân mỗi năm nhập khẩu của Ấn Độ từ ASEAN tăng 50%, cao hơn nhiều so
với mức tăng nhập khẩu của Ấn Độ từ toàn thế giới (19,2%) [47 pg 270].
Mức tăng về trao đổi thƣơng mại giữa Ấn Độ và các nƣớc ASEAN còn đƣợc
thể hiện trong giá trị thƣơng mại của ASEAN đối với tổng thƣơng mại của Ấn Độ.
Niên khóa 1971 – 1972, ASEAN chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu và 0,39% giá trị
nhập khẩu của Ấn Độ. Giá trị nhập khẩu của ASEAN lên con số 4,2% tổng giá trị
xuất khẩu của Ấn Độ niên khóa 1978 – 1979 (nhƣng giảm xuống chỉ còn 3,5% niên
khóa 1979 - 1980). Giá trị xuất khẩu của ASEAN cũng tăng lên con số 5,2% tổng
nhập khẩu của Ấn Độ niên khóa 1978 – 1979 (giảm xuống chỉ còn 4,5% niên khóa
1979 - 1980). Ấn Độ đã có mức thƣơng mại thặng dƣ với ASEAN từ 1967 đến niên

khóa 1976 – 1977, nhƣng từ niên khóa 1977 – 1978, Ấn Độ là nƣớc chịu thâm hụt
thƣơng mại trong buôn bán với ASEAN [47, pg 273].
Đầu tƣ của Ấn Độ dƣới hình thức các liên doanh với các nƣớc ASEAN (bắt
đầu từ những năm 1960) cũng tăng lên đáng kể. Đến cuối 1981, các liên doanh do
chính phủ Ấn Độ đầu tƣ ở khu vực này chiếm gần 40% các liên doanh mà New
Delhi đầu tƣ ra nƣớc ngoài. [62pg 214].
Năm 1972, Ấn Độ trở thành đối tác đối thoại khu vực của ASEAN, tiến một
bƣớc dài tới tiến trình hội nhập khu vực. Bƣớc sang những năm 80, quan hệ giữa
Ấn Độ và ASEAN bị tác động do vấn đề Campuchia. Ấn Độ ủng hộ việc Việt Nam
đƣa quân đội sang Campuchia, giúp nƣớc này tiêu diệt tập đoàn diệt chủng Khơme
Đỏ. New Delhi cũng phản đối một số thế lực bên ngoài trong đó có Trung Quốc vu
khống Việt Nam xâm lƣợc Campuchia. Điều này đƣợc lý giải bởi Ấn Độ có mối
quan hệ chính trị rất thân cận với Liên Xô và Việt Nam. Trong khi đó Ấn Độ lại có
quan hệ không mấy tốt đẹp đối với Trung Quốc vì hai nƣớc đã xảy ra xung đột biên
giới 1962 và vấn đề Đạt Lai Lạt Ma cũng nhƣ quy chế Tây Tạng. Cả Ấn Độ, Việt
Nam, Liên Xô đều có mâu thuẫn với Trung quốc trong khi Trung Quốc là đồng
minh của Khơme Đỏ. ASEAN lúc này tỏ ra lo sợ ảnh hƣởng của Việt Nam và cùng



22

Mỹ, Phƣơng Tây, Trung Quốc chống lại Việt Nam và các nƣớc Đông Dƣơng. Vì
vậy quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN đầu những năm 80 tỏ ra khá căng thẳng.
Tuy nhiên, đến giữa thập niên 1980 với các chuyến thăm của cả hai bên, quan
hệ giữa Ấn Độ và ASEAN đƣợc cải thiện. Năm 1985, Bộ trƣởng Ngoại giao Thái
Lan thăm Ấn Độ. Năm 1986, Bộ trƣởng Ngoại giao Ấn Độ thăm Indonesia và Thái
Lan. Đặc biệt, chuyến thăm của Ngoại trƣởng Ấn Độ Natwar Singh tới Việt Nam
năm 1987 với những thỏa thuận đạt đƣợc về vấn đề Campuchia đã làm cho các
nƣớc ASEAN có cách nhìn tích cực hơn đối với Ấn Độ.

Với không khí mới trong quan hệ chính trị giữa Ấn Độ và các nƣớc ASEAN,
quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và các nƣớc ASEAN vẫn đƣợc duy trì và phát triển.



23

Bảng 1.1: Nhập khẩu của Ấn Độ từ các nƣớc Đông Nam Á
Đơn vị: triệu USD

1980
1985
1990
1991
1992
Indonesia
0,137
0,229
0,948
0,086
0,247
Malaysia
3,314
2,883
2,612
1,610
1,801
Philippines
0,103
0,215

0,069
0,358
0,542
Singapore
3,106
1,555
1,386
2,854
1,066
Thái Lan
0,462
1,047
0,377
0,339
0,343
ASEAN 5
(Trung
bình)
1.553
1,301
1,469
1,472
0,895
Campuchia
-
-
-
-
-
Lào

-
-
-
-
-
Myanma
2,427
5,747
31,830
13,823
13,882
Việt Nam
0,151
1,941
6,190
6,245
2,878
Nguồn: Charan D. Wadhva, “India – Southeast Asia Economic Partnership in the 1990s:
Role of Government Politics” in Baladas Ghoshal, India and Southeast Asia: Challenges and
Opportunities, Deihi: Konark Punishers PVT LTD, 1996, p69
Bảng 1.2: Xuất khẩu của Ấn Độ sang các nƣớc Đông Nam Á
Đơn vị: triệu USD

1980
1985
1990
1991
1992
Indonesia
1,053

0,242
0,800
0,127
1,070
Malaysia
1,428
1,105
0,826
1,213
1,490
Philippines
0,244
0,196
0,307
0,950
0,812
Thái Lan
1,145
0,538
1,145
2,542
1,377
Singapore
1,200
0,885
0,966
1,016
1,030
ASEAN 5
(Trung

bình)
1,069
0,706
0,819
1,022
1,176
Campuchia
-
-
-
-
-



24

Lào
-
-
-
-
-
Myanma
1,443
0,701
0,288
0,161
0,686
Việt Nam

206,37
4,836
1,469
1.821
0,769
Nguồn: Charan D. Wadhva, “India – Southeast Asia Economic Partnership in the 1990s:
Role of Government Politics” in Baladas Ghoshal, India and Southeast Asia: Challenges and
Opportunities, Deihi: Konark Punishers PVT LTD, 1996, p70
Ta có thể thấy quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN giai đoạn này khá tốt đẹp.
Tuy nhiên, mối quan hệ này phải chịu tác động của những yếu tố chính trị quốc tế
và khu vực và thể hiện rõ bằng những con số trƣớc những tác động đó. Nếu những
năm 1970, thƣơng mại của Ấn Độ chủ yếu với các nƣớc ASEAN cũ thì ở những
năm 1980, mối quan hệ đặc biệt giữa Ấn Độ với Myanma và Việt Nam đã làm cho
quan hệ kinh tế với hai quốc gia này trở nên nổi bật hơn.
Quan hệ Ấn Độ - ASEAN còn đƣợc đánh dấu bởi cuộc gặp cấp cao giữa
ASEAN và Ấn Độ vào giữa những năm 1980 tại Kuala Lumpur. Hội nghị đã bàn
đến các vấn đề thƣơng mại, hợp tác kinh tế quốc tế, hợp tác trong lĩnh vực công
nghiệp và trong khoa học công nghệ. Trong đó hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng
trong việc hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp. Hội nghị cũng đƣa ra bốn định
hƣớng cần tiếp tục đẩy mạnh và phát huy giữa Ấn Độ và ASEAN trong tƣơng lai đó
là: Phát triển hài hòa giữa hai khu vực, kết hợp trao đổi khoa học công nghệ; bổ
sung lẫn nhau các kỹ năng, các nguồn lực và các tiềm lực kinh tế giữa ASEAN và
Ấn Độ; hỗ trợ về cố vấn và phần mềm công nghệ cho các dự án phát triển công
nghiệp và hỗ trợ đào tạo nhân lực công nghệ; đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các
ngành, các vùng trọng điểm mà hai bên đã lựa chọn ƣu tiên phát triển. Cùng với bốn
định hƣớng về hợp tác công nghiệp thì trong lĩnh vực khoa học công nghệ hai bên
cũng nhất trí đƣa ra năm phƣơng hƣớng: Hợp tác về các nguồn lực công nghệ và
quản lý; trao đổi khoa học công nghệ; cử các chuyên gia ASEAN sang Ấn Độ để
nghiên cứu về các ngành các lĩnh vực mà hai bên có thể hợp tác; thƣờng xuyên tổ
chức các cuộc hội đàm về khoa học công nghệ; trao đổi thông tin về vấn đề năng

lƣợng phục vụ cho phát triển.
Quan hệ giữa ASEAN và Ấn Độ đã bắt đầu sôi động hơn vào những năm đầu
thập niên 80 khi cả hai bên nhận biết đƣợc tầm quan trọng của xu thế hòa bình và

×