Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Quan hệ ASEAN - Nhật Bản từ 1997 đến 2006 thực trạng và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 133 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**************

Hoàng Hồng Hạnh






QUAN HỆ ASEAN – NHẬT BẢN
TỪ 1997 ĐẾN 2006:
THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG




Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60.31.40



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU MỸ






HÀ NỘI - 2007


MỤC LỤC

Phần mở đầu ……………………………………………………………………………………1
Chương 1: Những nhân tố tác động tới quan hệ ASEAN – Nhật Bản từ 1997 đến 2006.
1.1. Nhìn lại quan hệ ASEAN- Nhật Bản khi thiết lập đến năm 1997……………………….9
1.1.1. Quá trình hình thành quan hệ ASEAN – Nhật Bản…………………………………… 9
1.1.2 Quan hệ hợp tác ASEAN - Nhật Bản từ 1973- 1997………………………………… 11
1.1.2.1. Quan hệ về chính trị……………………………………………………………… 11
1.1.2.2. Quan hệ về kinh tế……………………………………………………………………… 16
1.1.2.3. Quan hệ trên các lĩnh vực khác………………………………………………………… 22
1.2. Các nhân tố tác động tới quan hệ ASEAN – Nhật Bản………………………………… 23
1.2.1. Cấp độ toàn cầu………………………………………………………………………… 23
1.2.2. Cấp độ khu vực………………………………………………………………………… 28
1.2.2.1 . Môi trường an ninh khu vực……………………………………………………………28
1.2.2.2 . Môi trường kinh tế khu vực………………………………………………………………35
1.2.3. Cấp độ của các chủ thể………………………………………………………………… 38
1.2.3.1. Về phía
ASEAN………………………………………………………………………… 38
1.2.3.2. Về phía Nhật Bản………………………………………………………………………40

Chương 2: Thực trạng quan hệ ASEAN – Nhật Bản từ 1997 đến 2006.
2.1. Thực trạng quan hệ ASEAN - Nhật Bản từ năm 1997 đến năm 2006………………….45
2.1.1. Quan hệ về chính trị……………………………………………………………………….45
2.1.2. Quan hệ về kinh tế……………………………………………………………………… 54

2.1.3. Quan hệ trong các lĩnh vực khác 69
2.2. Đánh giá chung về quan hệ ASEAN – Nhật Bản từ 1997 đến năm 2006……… 74
2.2.1. Về tính chất của quan hệ ASEAN –Nhật Bản giai đoạn 1997 -2006 74
2.2.2. Những hạn chế trong quan hệ ASEAN - Nhật Bản từ 1997 đến 2006 78

Chương 3: Triển vọng quan hệ ASEAN – Nhật Bản.
3.1. Những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển quan hệ hợp tác ASEAN - Nhật Bản
trong những năm tới ……………………………………………………… 81
3.1.1. Những thuận lợi……………………………………………………………………… 81
3.1.1.1. Những thuận lợi khách quan……………………………………………….………… 81
3.1.1.2. Những thuận lợi chủ quan……………………………………………….……… 83
3.1.2. Những khó khăn……………………………………………………………………… 85
3.1.2.1. Những khó khăn khách quan…………………………………………………………….85
3.1.2.2 Những khó khăn chủ quan……………………………………………………………….87
3.2. Triển vọng phát triển quan hệ ASEAN- Nhật Bản trong những năm tới …………90
3.2.1. Các khả năng phát triển quan hệ ASEAN – Nhật Bản trong những năm tới………… 90
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ ASEAN – Nhật Bản và Việt Nam –
Nhật Bản trong những năm tới…………………………………………………………….91
3.2.2.1. Những kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ ASEAN – Nhật Bản……………91
3.2.2.2. Những kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ Việt Nam – Nhật Bản………… 98

Phần kết
luận…………………………………………………………………………………… 106

Phần phụ lục………………………………………………………………………………… 110

Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………………….134






PHẦN MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Quan hệ ASEAN - Nhật Bản là một trong những quan hệ lâu dài nhất trong
màng lưới các quan hệ quốc tế của ASEAN. Hiện nay, mối quan hệ này đang phát
triển mạnh mẽ và trở thành một trong hai cặp quan hệ quốc tế năng động nhất của
ASEAN. Trong gần ba mươi lăm năm qua, hợp tác ASEAN – Nhật Bản đã góp phần
quan trọng vào việc duy trì hoà bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á và đưa lại
lợi ích cho cả hai phía. Với nỗ lực rất lớn, quan hệ ASEAN – Nhật Bản đã phát triển
không ngừng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, góp phần
tích cực vào hoà bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói
chung. Trong "Tuyên bố Tôkyô vì một quan hệ đối tác ASEAN – Nhật Bản năng
động và bền vững trong thiên niên kỷ mới" được đưa ra tại cuộc họp Hội nghị Thượng
đỉnh trong hai ngày 11 và 12 tháng 12 năm 2003 đã quyết định “tiếp tục đẩy mạnh sự
hợp tác chiến lược giữa ASEAN và Nhật Bản lên một mức sâu rộng hơn để đảm bảo
hoà bình, ổn định và phồn thịnh trong khu vực”. Nhật Bản trở thành đối tác hàng đầu
của nhiều nước ASEAN về thương mại, đầu tư và viện trợ phát triển chính thức.
ASEAN cũng trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Nhật Bản, thu hút 100 tỷ USD đầu tư
của Nhật Bản ra nước ngoài (86). Nhật Bản cũng nhận thức được tầm quan trọng của
ASEAN trong các mối quan hệ quốc tế và đặc biệt là quan hệ với các nước láng giềng
Trung Quốc và Hàn Quốc. Vì vậy, Nhật Bản muốn dựa vào Đông Nam Á để có những
tăng cường ảnh hưởng về chính trị và kinh tế tại khu vực này. Trên thực tế, mối quan
hệ ASEAN – Nhật Bản hiện nay đã đạt đến độ chín muồi, tạo tiền đề và cơ sở rất
vững chắc để tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa ASEAN và Nhật Bản
trong thời gian tới.
Hiện nay, ASEAN đang ngày càng thể hiện rõ là một khu vực thống nhất trong
đa dạng với sự mở rộng của tổ chức khu vực ASEAN từ 6 nước thành 10 nước, trong

đó nhiều nước đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. ASEAN cũng trở thành một
tổ chức khu vực tiêu biểu cho sự năng động của các nước đang phát triển theo hướng
chủ nghĩa khu vực mở trong bối cảnh của toàn cầu hoá. Với tư cách là thành viên
ASEAN, Việt Nam đã và đang được hưởng lợi từ sự phát triển của mối quan hệ
ASEAN - Nhật Bản. Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày
càng chặt chẽ, thể hiện rõ nét qua các cuộc trao đổi cấp cao giữa lãnh đạo hai nước.
Trên bình diện kinh tế, Nhật Bản tiếp tục là đối tác thương mại quan trọng nhất của
Việt Nam, đồng thời cũng là nhà tài trợ lớn nhất và là nước có đầu tư đáng kể vào
Việt Nam. ODA của Nhật Bản, góp phần tác động tích cực vào sự phát triển kinh tế
xã hội ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực bao gồm hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các
nhu cầu cơ bản của con người và trong các lĩnh vực xã hội khác. Sự giúp đỡ của Nhật
Bản cho Việt Nam hiệu quả bởi vì Nhật Bản nhận thấy sự ổn định và phát triển của
Việt Nam là cần thiết cho sự ổn định và an ninh của khu vực. Vì thế, thúc đẩy quan hệ
hợp tác ASEAN - Nhật Bản không chỉ là lợi ích của khu vực mà còn là lợi ích của
chính Việt Nam.
Với nhận thức như vậy, được phép của Ban Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học, Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn tôi đã chọn đề tài: “Quan hệ ASEAN- Nhật Bản từ
năm 1997 đến 2006: Thực trạng và Triển vọng” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CÁC NGUỒN TƢ LIỆU THAM
KHẢO:
Nghiên cứu sự thay đổi, điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại của
ASEAN và Nhật Bản từ trước và sau chiến tranh Lạnh được đông đảo các học giả, các
nhà chính trị trong và ngoài nước quan tâm. Để viết công trình này, tác giả luận văn
bước đầu tiếp cận được một số công trình bằng tiếng Anh như: ―ASEAN – Japan
Cooperation A Foundation for East Asian Community” (Hợp tác ASEAN – Nhật
Bản, nền tảng cho Cộng đồng Đông Á) do Trung tâm Nhật Bản về trao đổi quốc tế
xuất bản. Cuốn sách tập hợp các bài viết về quan hệ ASEAN – Nhật Bản nói chung và
những hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh, chính trị, văn hoá do nhiều tác giả
khác nhau viết. Tác giả luận văn đã tham khảo từ nhiều bài, trong đó có bài: ASEAN
– Japan Ties: A basic for Cooperation của tác giả Tanaka Akihiko. Bài viết nêu lên

bối cảnh lịch sử trước và sau khi thành lập ASEAN. Sau khi thất bại trong cuộc chiến
tranh thế giới lần II, Nhật Bản trở thành nước đồng minh với Mỹ trong cuộc chiến
tranh Lạnh. Đông Nam Á từ các nước thuộc địa của Phương Tây trở thành các nước
độc lập. Kể từ năm 1957 đến năm 1960, Nhật Bản đã rất coi trọng quan hệ với các
nước Đông Nam Á được thể hiện bằng việc Thủ Tướng Nhật Kishi Nobusuke đã chọn
các nước Đông Nam Á là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của
ông. Trong giai đoạn ASEAN đuợc thành lập, Đông Nam Á đã trở thành một khu vực
quan trọng với Nhật Bản trong lĩnh vực hợp tác về kinh tế. Tuy nhiên, giai đoạn này
tại Châu Á cũng tồn tại những vấn đề gây cản trở quan hệ giữa Nhật Bản với các nước
Đông Nam Á do ảnh hưởng của cuộc cách mạng Văn hoá Trung Quốc và chiến tranh
ở Việt Nam. Những năm tiếp theo, quan hệ giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á
diễn ra khá phức tạp. Tuy nhiên, sau một loạt sự kiện như Tổng Thống Mỹ Richard
M. Nixon thăm Bắc Kinh vào giữa năm 1970, và Nhật bình thường hoá quan hệ với
Trung Quốc năm 1972, quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam cuối năm 1972 và Việt Nam
thống nhất đất nước vào năm 1975… khu vực Đông Nam Á đã có sự ổn định hơn về
chính trị. Chính vì vậy, Nhật Bản muốn mở rộng quan hệ với ASEAN hơn nữa thông
qua việc ban hành chính sách Phu-cư-đa. Chính sách của Nhật Bản với Đông Nam Á
trong giai đoạn tiếp theo diễn ra khá suôn xẻ và nhịp nhàng với sự thắt chặt về hợp tác
về kinh tế, chính trị, văn hoá và sự thành lập APEC, ARF và sau đó là ASEAN + 3.
Nhật Bản đã đóng góp vai trò quan trọng trong thúc đẩy tiến trình hợp tác Đông Á.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo cuốn: ASEAN-Japan, Main
Achievements & Future Direction (ASEAN - Nhật Bản, các thành tựu và định hướng
tương lai) do Trung tâm Nhật Bản - ASEAN phát hành ngày 31-7-2007. Tài liệu đã
nêu lên những thành tựu trong quá trình hợp tác quan hệ ASEAN - Nhật Bản ở các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá… Ở cuốn sách này, tác giả luận văn quan tâm đến
phần viết về định hướng tương lai quan hệ ASEAN trong việc quá trình toàn cầu hoá
bao gồm những thách thức từ phía ASEAN như vấn đề hội nhập thế giới, khoảng cách
giàu nghèo giữa các nước… Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ ASEAN – Nhật
Bản lên một tầm cao mới như hướng tới sự tự do hoá thương mại và đầu tư và đề ra
các biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển nguồn nhân lực, phát

triển du lịch, giao thông và bảo vệ môi trường. Việc tăng cường hợp tác song phương
như vậy sẽ giúp quan hệ hợp tác ASEAN và Nhật Bản trở nên gần gũi hơn trong
tương lai.
Bài viết “Từ mô hình “đàn nhạn bay” đến mô hình “hai đầu tầu”: Đông Á
cần hợp tác phát triển‖ của GS. TS. Cổ Tiểu Tùng, Viện khoa học xã hội Quảng Tây,
Trung Quốc đăng trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 2 , tháng 4
năm 2004 là một bài tổng quan vai trò của Nhật Bản và Trung Quốc trong tiến trình
hợp tác Đông Á. Nhật Bản là một cường quốc kinh tế hàng đầu ở Châu Á, có vai trò
quan trọng trong việc hỗ trợ và hợp tác về kinh tế với các nước ASEAN. Trong khi
đó, Trung Quốc đang phát triển nhanh và trở thành đầu tầu thứ hai của Châu Á. Cả
Trung Quốc và Nhật Bản cùng hợp tác với ASEAN trong nhiều lĩnh vực. Bài viết nêu
lên những khó khăn của Nhật Bản và ASEAN trong quá trình hợp tác và đưa ra những
kiến nghị nhằm giúp cho hợp tác giữa Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN phát triển
sâu hơn nữa.
Một cuốn sách khác được tác giả tìm đọc là cuốn ―Quan hệ ASEAN – Nhật
Bản: Tình hình và triển vọng‖ do Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện Châu Á
và Thái Bình Dương xuất bản năm 1989. Cuốn sách bao gồm các bài viết của học giả
nước ngoài viết về quan hệ ASEAN – Nhật Bản từ trước khi Chiến tranh Lạnh kết
thúc, tác giả luận văn đã tham khảo các bài trong đó có bài viết ―Ảnh hưởng kinh tế
Nhật Bản đối với các nước ASEAN‖ của tác giả Ruperto P. Alonzo viết khái quát quan
hệ mậu dịch ASEAN - Nhật Bản, những xu hướng trong sự phụ thuộc về kinh tế
cũng như sự tăng trưởng và viện trợ của Nhật Bản đối với ASEAN.
Ở Việt Nam đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm tới mối quan hệ này nhưng
chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu quan hệ ASEAN – Nhật Bản nói chung và
quan hệ ASEAN – Nhật Bản ở thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2006 nói riêng. Các bài
viết về quan hệ ASEAN – Nhật Bản trước và sau Chiến tranh Lạnh cũng được đăng
trên các tạp chí như bài viết: ―Các xu hướng chủ yếu trong quan hệ hợp tác kinh tế
Nhật Bản – Châu Á những năm đầu thế kỷ XXI” của PGS.TS Nguyễn Xuân Thắng,
Viện Kinh tế thế giới, Những vấn đề kinh tế thế giới và khu vực số 6 năm 2003. Bài
viết này được chia ra thành 3 phần chính. Phần đầu, tác giả đã nêu lên sự thay đổi về

bối cảnh quốc tế, khu vực từ năm 1990 và những vấn đề tồn tại trong nền kinh tế Nhật
Bản cần giải quyết. Phần hai, tác giả nêu các xu hướng chủ yếu trong quan hệ hợp tác
kinh tế giữa Nhật Bản và Châu Á trong thế kỷ mới như xu hướng tích cực sử dụng các
diễn đàn hợp tác khu vực để đẩy mạnh các quan hệ hợp tác đa phương và thúc đẩy các
nỗ lực hợp tác song phương. Ở phần cuối của bài viết, tác giả điểm qua mối quan hệ
hợp tác Việt Nam – Nhật Bản và từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác
quan hệ giữa hai phía.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo bài viết ―Chính sách của Nhật Bản đối
với Đông Nam Á thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh” của PGS. TS. Nguyễn Thu Mỹ
được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 4 năm 2003. Thông qua các cuộc
Hội nghị, các cuộc đối thoại, bài phát biểu của các nhà lãnh đạo, bài viết đã nêu lên
chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh, đồng thời
cũng điểm ra những hoạt động về kinh tế, chính trị mà Nhật Bản đã hợp tác với
ASEAN.
Mặc dù có khá nhiều bài viết, sách tham khảo liên quan đến đề tài của luận văn,
nhưng hiện tại ở Việt Nam chưa xuất hiện một công trình nghiên cứu mang tính tổng
hợp, tương đối chuyên sâu, phân tích có dự báo về quan hệ ASEAN – Nhật Bản trong
thời gian tới. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng muốn bước đầu tìm hiểu các nhân tố,
mục đích và tiến trình quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản tác động tới khu vực hiện
nay và trong tương lai.
Nguồn tài liệu tham khảo dành cho luận văn cao học này hết sức phong phú.
Ngoài các sách báo đã xuất bản, còn có các công trình khoa học của Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á, Viện nghiên cứu Nhật Bản, Khoa Quốc tế học của ĐHQGHN, tài liệu
của Thông tấn xã Việt Nam v.v. Hơn nữa, có thể tiếp cận các tài liệu các bài phát biểu
các nhà lãnh đạo, tuyên bố chung của ASEAN và Nhật bản thông qua các website
như: website chính thức của ASEAN (www.aseansec.org), website của Bộ ngoại giao
Nhật Bản (www.mofa.go.jp) và các trang web của Trung tâm ASEAN – Nhật Bản
(www.asean.or.jp)

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Mục đích khi nghiên cứu của bản luận văn là:
- Phân tích thực trạng quan hệ ASEAN – Nhật Bản kể từ năm 1997 tới năm
2006.
- Làm rõ những thuận lợi và khó khăn trên con đường phát triển quan hệ ASEAN
– Nhật Bản.
- Dự báo triển vọng phát triển quan hệ ASEAN - Nhật Bản trong những năm sắp
tới.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ ASEAN - Nhật
Bản.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các lĩnh vực hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản
từ năm 1997 đến năm 2006.
- Về không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vi quan hệ giữa ASEAN, với tư
cách là một tổ chức hợp tác khu vực, với Nhật Bản mà không đi sâu vào quan
hệ của từng nước ASEAN với Nhật Bản.

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
Luận văn không đi sâu trình bày toàn bộ mối quan hệ giữa ASEAN và Nhật
Bản từ khi thành lập mà tập trung vào giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2006. Đây là
giai đoạn đánh dấu một bước tiến mới trong mối quan hệ ASEAN – Nhật Bản sau khi
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra tại Châu Á năm 1997. Những vấn đề thuộc
giai đoạn trước được đề cập đến trong bài, nhằm làm rõ hơn mối quan hệ giữa
ASEAN và Nhật Bản sau này.

Ngoài Lời mở đầu, kết luận và phụ lục luận văn gồm có 3 chương:
Chƣơng I: Những nhân tố tác động tới quan hệ ASEAN – Nhật Bản từ năm 1997
đến 2006.
Chương này đề cập đến hai nội dung chính:
- Nhìn lại quan hệ ASEAN- Nhật Bản từ khi thiết lập đến năm 1997 (điểm những

nét chính về bối cảnh ra đời quan hệ ASEAN – Nhật Bản và các thành tựu hợp
tác giữa hai phía từ khi thành lập đến năm 1997)
- Các nhân tố tác động tới quan hệ ASEAN – Nhật Bản (các nhân tố ở cấp
độ toàn cầu, cấp độ khu vực và cấp độ của các chủ thể).

Chƣơng II: Thực trạng quan hệ ASEAN – Nhật Bản từ 1997 đến 2006.
2.1 Thực trạng quan hệ ASEAN - Nhật Bản từ năm 1997 đến năm 2006:
Phân tích các thành tựu và nội dung hợp tác giữa ASEAN và phía
Nhật Bản trong các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục từ
sau năm 1997 đến năm 2006.
2.2 Đánh giá, nhận xét quan hệ ASEAN – Nhật Bản từ năm 1997 đến
năm 2006.

Chƣơng III: Triển vọng quan hệ ASEAN – Nhật Bản.
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển.
quan hệ hợp tác ASEAN - Nhật Bản trong những năm tới.
3.2 Dự báo về sự phát triển quan hệ ASEAN- Nhật Bản trong những năm
sắp tới (đưa ra các khả năng phát triển trong quan hệ giữa ASEAN –
Nhật Bản và những dự báo về cặp quan hệ này trong tương lai.)
Dù đã rất cố gắng nhưng do khó khăn về thời gian dành cho việc nghiên cứu
cũng như hạn chế của tác giả nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân
thành cảm ơn !


PHẦN NỘI DUNG


CHƢƠNG I
Những nhân tố tác động đến quan hệ ASEAN – Nhật

Bản từ năm 1997 đến năm 2006

1.1 Nhìn lại quan hệ ASEAN – Nhật Bản từ khi chính thức thành lập đến
năm 1997.
1.1.1 Quá trình hình thành quan hệ ASEAN – Nhật Bản:
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, các nước ASEAN dần dần giành được độc
lập và đi vào con đường xây dựng và gìn giữ hoà bình, độc lập cho đất nước. Nhật
Bản do là nước bại trận, vừa bị thiệt hại về kinh tế, vừa phải bồi thường chiến tranh
nên cũng tránh can dự trong các vấn đề về chính trị quốc tế. Chủ đề chính của
chính sách đối ngoại Nhật Bản trong thời kỳ sau chiến tranh nhấn mạnh đến việc
tách các vấn đề kinh tế ra khỏi các vấn đề chính trị, tập trung vào phát triển kinh tế.
Việc Nhật Bản thương lượng và ký kết các hiệp định bồi thường với nhiều nước ở
Đông Nam Á bằng cách gửi hàng hoá, thiết bị, phụ tùng… góp phần cải thiện quan
hệ giữa các nước Đông Nam Á và Nhật Bản sau chiến tranh đồng thời tạo cho
nhân dân khu vực này thói quen sử dụng hàng hoá của Nhật Bản, góp phần mở
đường cho các hoạt động kinh doanh của Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á.
Kể từ năm 1957 đến năm 1960, Thủ Tướng Nhật Kishi Nobusuke đã chọn
các nước Đông Nam Á là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của
ông. Vào tháng 5 năm 1957, ông đã đi thăm 5 nước là Mi-an-ma, Ấn Độ, Pa-kít-
xtan, Xri-lan-ka, Thái Lan và Đài Loan. Sau chuyến thăm đến nước Mỹ, ông Kishi
lại đi thăm các nước Đông Dương là Miền Nam Việt Nam, Căm-pu-chia và Lào.
Ông Kishi cũng là người đề xuất việc thành lập Quỹ phát triển Đông Nam Á nhưng
đã không thành công.
Ngày 8 tháng 8 năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
được thành lập với 5 nước thành viên sáng lập là Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-
xi-a, Phi-lip-pin và Xinh-ga-po và sau này là Bru-nây (gia nhập năm 1984) vào lúc
tình hình các nước thành viên lẫn khu vực đều phức tạp. Trong bối cảnh này, sự
xuất hiện của tổ chức ASEAN về phương diện nào đó là sự ứng phó với những khó
khăn bên trong và những diễn biến ở bên ngoài. Việc thành lập tổ chức này được
đánh dấu bằng việc năm nước Đông Nam Á đưa ra Tuyên bố Băng Cốc ngày 8-8-

1967 nêu rõ mục tiêu thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng
công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân
thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Trong giai đoạn ASEAN đuợc thành lập, Nhật Bản đã mở rộng hơn quan hệ
về kinh tế đối với các nước Đông Nam Á về viện trợ ODA và việc thành lập Ngân
hàng phát triển Châu Á vào năm 1967. Lúc này, Nhật Bản đã nhận thức ASEAN là
một khu vực quan trọng với Nhật Bản trong hợp tác về kinh tế và an ninh chính trị.
Tuy nhiên, giai đoạn này tại Châu Á cũng tồn tại những vấn đề gây cản trở quan hệ
giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á do ảnh hưởng của cuộc cách mạng Văn
hoá Trung Quốc và chiến tranh ở Việt Nam. Suốt thời gian hai thập kỷ sau, Nhật
Bản tập trung vào mở rộng ―chính sách ngoại giao kinh tế‖ đối với Đông Nam Á
nhưng Nhật lại quá quan tâm đến lợi nhuận kinh tế cũng như việc kiếm tìm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các ngành công nghiệp của mình. Chính vì vậy,
ở Đông Nam Á bắt đầu nổi lên phong trào tẩy chay hàng hoá của Nhật Bản. Những
hoạt động này có thể coi là một sự phản ứng dân tộc chủ nghĩa đối với sự thống trị
kinh tế rõ rệt của Nhật Bản. Chương trình viện trợ của Nhật Bản cũng bị chỉ trích
mạnh mẽ với lý do phần nhiều viện trợ này chủ yếu được cơ cấu lại để làm lợi cho
các công ty Nhật Bản ở Đông Nam Á. Các phong trào chống Nhật ở Đông Nam Á
đã làm ảnh hưởng quan hệ giữa hai bên. Trước tình hình này, Nhật Bản nhận thức
được yêu cầu phải cải thiện lại hình ảnh của mình cũng như mối quan hệ giữa hai
bên.
Vào cuối năm 1972, trong chuyến thăm đến In-đô-nê-xi-a, Thủ tướng Nhật
Bản Sato Eisaku đã tuyên bố với Tổng thống Xu-hác-tô rằng Nhật Bản sẵn sàng
hợp tác với ASEAN bất chấp những làn sóng phản đối trong chuyến thăm Đông
Nam Á của ông. Tuyên bố này đã đánh dấu sự thành lập chính thức mối quan hệ
giữa ASEAN và Nhật Bản vào năm 1973.
Như vậy, mối quan hệ giữa ASEAN - Nhật Bản đã từng bước được hình
thành và ngày càng được củng cố từ sau Chiến tranh thế giới Thứ II. Năm 1973
được coi là mốc đánh dấu quan hệ giữa hai bên, mở ra một loạt các cuộc viếng
thăm chính thức của Thủ Tướng Nhật đến ASEAN và các chính sách hợp tác giữa

hai bên trên tất cả các lĩnh vực bao gồm: chính trị, thương mại, đầu tư, hợp tác văn
hoá và phát triển…

1.1.2 Quan hệ ASEAN và Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1997
1.1.2.1 Quan hệ hợp tác giữa ASEAN – Nhật Bản về chính trị:
- Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1991:
Quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản đó cú từ lõu đời nhưng hai bên
chỉ chính thức thiết lập quan hệ vào năm 1973. Lúc này, quan hệ với bên ngoài của
ASEAN được tiến hành theo nguyên tắc không gây tổn hại quan hệ song phương,
bổ sung chứ không làm mất đi khả năng sẵn có của ASEAN, tập trung vào các dự
án do ASEAN xây dựng, mang tính khu vực và phải phục vụ lợi ích của tất cả các
nước ASEAN, không có các điều kiện ràng buộc, có thể thực hiện các dự án ở
ngoài khu vực ASEAN khi cần thiết và có sự nhất trí. Quan hệ ASEAN với các
bên đối thoại tiến triển nhanh, phù hợp lợi ích cả hai bên, ngày càng được thúc
đẩy. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, ASEAN và Nhật Bản đó cú những hoạt
động hợp tác trên lĩnh vực chính trị.
Năm 1975, khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, ASEAN nhận thấy nhu cầu
cần hợp tác cấp bách nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế trong khu vực và cùng
tồn tại hoà bình với các nước Đông Dương Cộng sản. Vì vậy, quan hệ với Nhật
Bản - đồng minh thân cận của Mỹ đối với ASEAN lúc này là cần thiết. Tháng 8
năm 1977, Thủ tướng Phu-cư-đa tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ hai tại
Ma-ni-la đã đánh dấu mốc quan hệ giữa hai bên vì đây là cuộc họp đầu tiên được
tổ chức chung giữa một Thủ tướng Nhật Bản và những người đứng đầu chính phủ
ASEAN. Tại cuộc họp này, Thủ tướng Phu-cư-đa đã có bài diễn văn mà sau này
gọi là ―Học thuyết Phu-cư-đa‖ trong đó nói rõ chính sách của Nhật Bản đối với
khu vực ASEAN. “Học thuyết Phu-cư-đa” đã ra đời với ba nguyên tắc cơ bản
sau:
―Thứ nhất: Nhật Bản, một quốc gia tôn trọng hoà bình, không chấp nhận vai
trò của một cường quốc quân sự và trên cơ sở đó quyết tâm đóng góp vào hoà bình
và thịnh vượng của Đông Nam Á và cộng đồng thế giới.

Thứ hai, Nhật Bản là một người bạn thật sự của các nước Đông Nam Á, sẽ
làm hết sức mình để củng cố mối quan hệ cùng tin cậy lẫn nhau, dựa trên sự hiểu
biết với các nước này, trong nhiều lĩnh vực rộng lớn bao gồm không chỉ là chính trị
và kinh tế mà cả xã hội và văn hoá.
Thứ ba, Nhật Bản sẽ là một bạn hàng bình đẳng của ASEAN và các nước
thành viên, và sự hợp tác tích cực với những nước này nhằm tăng cường tình đoàn
kết và sự phát triển đồng thời thúc đẩy mối quan hệ dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau
với các quốc gia Đông Dương. Và do vậy sẽ đóng góp vào việc xây dựng hoà bình
và thịnh vượng trên toàn khu vực Đông Nam Á‖.
Ngoài ra, theo tuyên bố của Thủ tướng Phu-cư-đa, Nhật Bản cũng cung cấp
một khoản vay bằng đồng yên trị giá 1 tỷ đô la Mỹ cho các nước thành viên
ASEAN để dùng vào các đề án công nghiệp lớn. Với việc tuyên bố Học thuyết
Phu-cư-đa, Nhật Bản đã thể hiện chính sách của họ đối với Đông Nam Á rõ ràng
hơn.
Như vậy, theo học thuyết Phu-cư-đa, trong thập niên 1970 và 1980, phát
triển quan hệ về kinh tế đối với ASEAN của Nhật Bản đóng vai trò chính trong
mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á. Quan hệ về chính trị chỉ là một phần hợp
tác nhỏ giữa hai bên. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng muốn đóng góp vai trò chính trị
trong việc nối liền quan hệ ASEAN với các nước cộng sản Đông Dương bằng việc
thiết lập quan hệ ngoại giao cũng như ký hiệp định viện trợ cho ba nước này.
Chính sách Đông Nam Á của nội các Phu-cư-đa về cơ bản vẫn được các nội
các kế nhiệm của Nhật Bản tiếp tục. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1980, do
những biến đổi trong môi trường chiến lược ở Châu Á sau việc quân đội Liên Xô
vào Áp-ghan-nít-xtan và sự xuất hiện của nước Cộng hoà nhân dân Căm-pu-chia
(7-1-1979) Nhật Bản đã điều chỉnh lại chính sách Đông Nam Á của họ đặc biệt là
chính sách đối với Việt Nam. Cũng như Mỹ và các nước ASEAN, Nhật Bản không
công nhận chính phủ Cộng hoà nhân dân Căm-pu-chia do ông Heng Xom rin đứng
đầu và cắt các khoản viện trợ chợ cho Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách trên đã
khiến Nhật bị thiệt hại về cả kinh tế và chính trị. Các công ty của Nhật đã không có
cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên phong phú và thị trường đầy tiềm năng của các

nước Đông Dương. Ảnh hưởng mà Nhật vừa cố gắng gây dựng được ở phía Đông
bán đảo này đã bị gạt bỏ. Chính từ nhận thức đó, cùng với sự biến đổi trong quan
hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trong việc tiến hành đối thoại
về vấn đề Căm-pu-chia. Nhật Bản đã nhanh chóng điều chỉnh chính sách Đông
Dương của họ theo chiều hướng tích cực hơn.

- Giai đoạn từ năm 1991- 1997:
Cuối năm 1991, với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu,
thế giới đã bước vào thời kỳ mới, thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh. Trật tự thế giới
hai cực tan vỡ, Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sức
mạnh của Mỹ không phải là tuyệt đối. Cuộc suy thoái kinh tế kéo dài và cái giá
phải trả cho vị trí siêu cường duy nhất đã buộc Mỹ xác định lại các ưu tiên của họ.
Đông Nam Á không còn nằm trong ưu tiên chiến lược của Oa-sinh-tơn như những
năm 60 nữa. Vào năm 1992, Hoa Kỳ quyết định đóng các căn cứ quân sự của họ
trên lãnh thổ Phi-líp-pin. Trước quyết định của Mỹ, nước Nga, kế tục Liên bang
Xô Viết cũng rút bỏ sự có mặt về quân sự ở vùng Đông Nam Á. Điều này đã tạo
nên một ―khoảng trống quyền lực trong khu vực". Thực tế này đã giúp các nước
Đông Nam Á trong vùng nhận ra rằng những ―khoảng trống‖ như vậy khó có thể
tồn tại được lâu. Các nước lớn sẽ nhanh chóng nhảy vào để lấp chỗ trống. Chính vì
vậy, để ngăn chặn khả năng Đông Nam Á một lần nữa biến thành nơi đọ sức của
các nước lớn và nhằm đảm bảo an ninh, hoà bình ổn định trong khu vực, Đông
Nam Á nhận thấy họ cần chấm dứt tình trạng phân chia trong khu vực. Tháng 7
năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước TAC và trở thành quan sát viên
của ASEAN, mở đầu cho tiến trình hội nhập khu vực. Việc Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của ASEAN ngày 28-7-1995 đã đánh dấu sự mở đầu của quá
trình tiến tới một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á. Tháng 7 năm 1997,
Lào và Mi-an-ma chính thức gia nhập ASEAN. Và đến năm 1999, Căm-pu-chia
gia nhập ASEAN tạo ra một ASEAN 10 thống nhất và có quan hệ hợp tác chặt chẽ
và mở rộng. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử của Đông Nam Á và là đóng
góp quan trọng to lớn cho hoà bình, ổn định lâu dài cho hợp tác phát triển ở Đông

Nam Á.
Những biến đổi trong mối quan hệ giữa các nước ở Đông Nam Á đã tạo cơ
hội vô cùng thuận lợi cho Nhật tăng cường ảnh hưởng của họ ở khu vực này.
Chính sách đối với Đông Nam Á ở thời kỳ Hậu chiến tranh Lạnh được Nhật Bản
nhằm vào hai mục đích lớn:
+ Tích cực duy trì và tăng cường lợi ích kinh tế, ảnh hưởng chính trị của
Nhật trong khu vực
+ Tiếp tục sử dụng Đông Nam Á thành nơi thể nghiệm vai trò cường quốc
chính trị mà Nhật Bản đang mong muốn vươn tới.
Sự điều chỉnh chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản tương đối toàn diện
trong Học Thuyết Miyazawa được công bố nhân chuyến thăm các nước ASEAN
tháng 1/1993. Xét về thực chất, đây là sự tiếp nối chính sách ba trụ cột ở Đông
Nam Á của học thuyết Phu-cư-đa trong bối cảnh quốc tế mới ở khu vực. Học
thuyết Miyazawa bao gồm hai nội dung then chốt:
Thứ nhất, trên cơ sở một tầm nhìn lâu dài về an ninh Đông Nam Á, Nhật
Bản chủ trương cùng các nước khu vực tập trung hợp tác ổn định tình hình khu
vực, thiết lập trật tự và hoà bình ở khu vực.
Thứ hai, Nhật Bản kêu gọi hợp tác, phối hợp chặt chẽ với ASEAN để tái
thiết Đông Dương, xác lập ―Diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương‖.
Bên cạnh đó, trong bài phát biểu tại Hội nghị giữa ASEAN và các đối tác
đối thoại (PMC) ngày 26-7-1995, Ngoại trưởng Nhật Bản Yohei Kono: ―Nhật Bản
có ý định tăng cường quan hệ với các nước ASEAN hơn bao giờ hết, Những phát
triển của Đông Dương là quan trọng không chỉ đối với chính các nước Đông
Dương mà còn đối với cả cộng đồng quốc tế và là một nhiệm vụ mà các bạn nên
toàn tâm toàn ý trong việc hợp tác với nhau. Nhật Bản có ý định đóng góp vào sự
phát triển của các nước Đông Dương, trong sự cộng tác toàn diện với ASEAN, các
nước khác và các tổ chức quốc tế.‖ (32. tr. 25)
Sau khi trở thành cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới và siêu cường tài
chính, Nhật Bản muốn trở thành một cực với đầy đủ quyền lực về kinh tế và chính
trị, tham gia giải quyết các vấn đề lớn của khu vực và thế giới. Vì Nhật Bản hiểu rõ

rằng có thế lực chính trị là điều kiện để bảo vệ những lợi ích kinh tế của mình trên
thế giới và khu vực. Để tiến tới địa vị của một cường quốc thực sự, Tokyo cần phải
chứng tỏ được vai trò chính trị của mình trên thế giới mà trước hết ở một khu vực
nào đó. Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á là nơi thích hợp để Nhật Bản thể nghiệm
vai trò chính trị trên. Vì vậy, Nhật Bản vẫn coi quan hệ Nhật - Mỹ là nền tảng, lấy
Châu Á làm trọng điểm trong đó ưu tiên số một là Đông Nam Á, phát huy vai trò
chính trị trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Trong chiến lược đối ngoại đó Nhật
Bản rất muốn tạo một khu vực ổn định hòa bình an ninh để phát triển kinh tế.
1.1.2.2 - Hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản trong lĩnh vực kinh tế:
Giai đoạn từ năm 1973 đến 1991:
Hợp tác giao thương giữa Nhật Bản và ASEAN đã có từ lâu đời, tuy nhiên,
chỉ sau khi hai bên thiết lập quan hệ, mối quan hệ này mới được nâng tầm và có
nhiều hoạt động thương mại, đầu tư diễn ra. Với góc nhìn của Nhật Bản, ASEAN
là khu vực có tiềm năng và lợi thế phát triển tự nhiên không nhỏ. Khu vực này có
các nguồn lực cơ bản dồi dào bao gồm dầu mỏ, gỗ, cây công nghiệp, cây lương
thực và thuỷ sản Các nước thành viên ASEAN cũng có nguồn dầu và khí đốt dồi
dào. In-đô-nê-xi-a và Bru-nây nằm trong số năm nước sản xuất dẫn đầu thế giới về
khí đốt hoá lỏng. Tính tổng cộng, ASEAN kiểm soát 40% tổng nguồn cung dầu lửa
và khí đốt trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Riêng hai loại sản phầm này
hàng năm mang lại cho khu vực 45 – 50 tỷ đô la.
Vị trí địa lý cũng là một lợi thế tự nhiên lớn của ASEAN. Nó tạo cho khu
vực này một thế - địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt. Gắn với Thái Bình Dương và
nối sang Ấn Độ Dương, ASEAN là khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng
do nằm trong giao lộ vận tải hàng hải và hàng không lớn, có sức tăng trưởng nhanh
bậc nhất thế giới. Đây là yếu tố đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển của ASEAN,
tạo sức hấp dẫn đầu tư và thương mại lớn, làm tăng vị thế của ASEAN trên trường
quốc tế.
Trong khi đó, Nhật Bản nằm ở Đông Bắc Á thuộc Châu Á, có 3/ 4 đất đai là
vùng đồi núi không thích hợp với việc trồng cây lương thực. Nhật Bản là nước đặt
biệt nghèo tài nguyên thiên nhiên. Khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên

khác hầu như không có gì ngoài đá vôi và khí sunfua. Đối với các nguyên, nhiên
liệu cơ bản, Nhật Bản phải phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu từ bên ngoài. Đến
giữa những năm 70, để bộ máy công nghiệp hoạt động bình thường, Nhật Bản phải
nhập tới 82% đồng, 60% chì, 57 % kẽm, 100% nhôm, 100% kền, 91% quặng sắt,
92% than cốc, 100% dầu lửa, 100% uranium, 78% khí tự nhiên (15, tr. 37). Trong
tổng số giá trị nhập khẩu nguyên nhiên liệu, nông sản, thực phẩm của mình, Nhật
Bản nhập từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 25% dầu mỏ, 60% khí đốt
nhiên liệu, 96% đay, 82% quặng sắt, 100% thiếc, 92% than đá, 77% nhôm, 88%
gỗ, 69% bông, 65% đường, 88% thịt, 92% dầu mỡ, 95% len, 100% lúa mì, đỗ
tương, cá, các loại hải sản sống khác (87). Điều này cho thấy khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương nhất là Đông Nam Á rất cần thiết đối với Nhật Bản cần thị
trường cung cấp nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm cho cuộc sống và cho sự
phát triển.
Giai đoạn trước Chiến tranh Lạnh, quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản phát
triển chủ yếu theo hướng kinh tế, thương mại và đầu tư. Trong thập niên 1970 và
1980, phát triển kinh tế của Nhật Bản đóng vai trò con chim đầu đàn ở Đông Á. Là
nước đứng đầu về kinh tế trong khu vực và hỗ trợ, hợp tác tích cực cho các nước
ASEAN, là bạn hàng bình đẳng của ASEAN và các nước thành viên ASEAN. Trên
cơ sở các nguồn lực kinh tế tự nhiên, bắt đầu từ cao su và các hiện thực địa chiến
lược, sự hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ trong các
lĩnh vực thương mại, đầu tư và trợ giúp phát triển. Nhật Bản chuyển các ngành sản
xuất cần nhiều lao động sang các nước Xinh-ga-po, Hồng Công, Đài Loan, rồi sau
đó là Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin… Mô hình đàn nhạn bay đã góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Đông Á một cách đáng kể, tạo ra điều kỳ diệu
của sự tăng trưởng kinh tế nhanh và cũng dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
lớn hơn giữa ASEAN và Nhật Bản.
Đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á diễn ra từ
đầu những năm 1950 nhưng với quy mô nhỏ. Đến những năm 1960, nguồn vốn
đầu tư này bắt đầu tăng dần lên, đáp ứng các nhu cầu của công nghiệp hoá thay thế
nhập khẩu của khu vực. Hướng đầu tư này cũng tiếp tục phát triển vào những năm

1980, theo đó, tính từ năm 1951 đến 1984, đầu tư FDI của các công ty Nhật Bản ở
các khu vực Đông Nam Á đạt 12,6 tỷ đô la, chiếm 17,7% tổng đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Nhật (25, tr. 67). Nhưng đến năm 1990, do sự sụp đổ nền kinh tế
bong bóng, cơ cấu kinh tế của Nhật Bản đã trở nên không ổn định và trì trệ trong
một thời gian, tác động dây chuyền đến nền kinh tế Đông Nam Á và vai trò con
chim đầu đàn của Nhật Bản bị mờ nhạt. Vì thế, sau khủng hoảng, Nhật Bản càng
tích cực hơn tham gia vào hợp tác với các nước ASEAN để nhằm phát triển kinh tế
của mình cũng như cải thiện lại vị trí đầu tầu tại Đông Nam Á. Sự tham gia của
Nhật Bản vào tiến trình ASEAN + 3 là công cụ hữu hiệu giúp Nhật Bản thể hiện rõ
vai trò của mình trong khu vực này thông qua các hình thức hợp tác kinh tế, chính
trị, an ninh…
Một chính sách quan trọng đã được đưa ra sau những chỉ trích của Nhật Bản
đối với Mỹ và có tác động lâu dài tới Đông Nam Á là Hiệp định Plaza năm 1985.
Bản hiệp định Nhóm G5 9/1985 đã thay đổi tỷ giá đồng Yên, khiến cho số lượng
các công ty Nhật Bản vào thị trường Đông Nam Á tăng lên nhanh chóng dưới hình
thức FDI—là một trong những nhân tố góp phần làm nên sự ―thần kỳ‖ ở Đông Á.
Từ năm 1986 đến 1989, đầu tư của Nhật Bản đã tăng từ 15 tỷ USD lên tới 25
tỷ USD (26, tr. 137). Vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Thủ tướng Ma-lai-xi-a
Mahathia Mohamet đã đề xướng chính sách ―Nhìn về Phương Đông‖ và kêu gọi
thành lập Nhóm kinh tế Đông Á (EAEG) do Nhật lãnh đạo. Mục đích mà các nhà
lãnh đạo ASEAN theo đuổi khi đưa ra sáng kiến EAEG không chỉ nhằm tăng
cường hợp tác giữa các nước Đông Á mà còn nhằm sử dụng EAEC như một đối
trọng với Thị trường chung duy nhất ở Châu Âu (ESM) và Thoả thuận mậu dịch tự
do Bắc Mỹ (NAFTA). Mặc dù Nhật Bản không chấp nhận sáng kiến EAEC của
ASEAN, nhưng điều này đã thể hiện mong muốn của ASEAN được mở rộng hợp
tác về kinh tế với Nhật Bản hơn trong thời gian tới.
Về hợp tác phát triển giữa ASEAN và Nhật Bản, vào năm 1975, tổng số
ODA Nhật Bản dành cho 4 nước thành viên ban đầu của ASEAN là In-đô-nê-xi-a,
Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin lên tới 35,8% tổng ODA của Nhật. Các con số
tương ứng vào năm 1980, 1985 và 1990 là 35,2%, 34,9% và 32,2%. (32, tr. 20)

Bên cạnh viện trợ phát triển, Nhật Bản cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
hàng hoá của ASEAN thâm nhập vào thị trường của họ. Bắt đầu từ ngày 1/4/1978,
các nước ASEAN đã được Nhật Bản cho hưởng những ưu đãi trong Hệ thống
Nhóm nguồn (Group Origin System). Một Hội nghị chuyên đề về mậu dịch của
ASEAN đã được tổ chức tại Tôkyô vào tháng 3 năm 1978 với sự tham gia của 13
quan chức thương mại ASEAN. Nhờ đó, quan hệ buôn bán giữa ASEAN và Nhật
Bản ngày càng phát triển. Vào năm 1986, kim ngạch nhập khẩu của Nhật từ
ASEAN lên tới 16,500 tỷ đô la, 60% tổng số mặt hàng là dầu lửa và cao su thiên
nhiên. Buôn bán với Nhật chiếm 22% tổng buôn bán quốc tế của ASEAN (52, tr.
11).
Giai đoạn từ 1991- 1997:
Do sự phát triển kinh tế, các nước ASEAN ngày càng trở thành thị trường
quan trọng của Nhật Bản và trên thực tế, thương mại ASEAN – Nhật Bản liên tục
tăng. Đầu những năm 1990, tỉ trọng hàng xuất khẩu của Nhật Bản vào các nước
ASEAN đạt 11,49% tổng giá trị xuất khẩu của Nhật Bản, tương đương 33,66% trị
giá xuất khẩu của Nhật Bản vào Châu Á. Năm 1993, đạt 13,71% tương đương
33,51% tổng xuất khẩu của Nhật Bản vào Châu Á. Năm 1994 đạt 15,26% tương
đương 35,97%). Xuất khẩu của Nhật Bản tới các nước ASEAN (bao gồm Bru-nây,
In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan) chiếm trung bình 30% trong
giai đoạn 1990-1997, trong đó các sản phẩm hàng hoá chế tạo các thiết bị máy móc
vận tải… chiếm ưu thế (khoảng 96% tổng xuất khẩu của Nhật tới các nước
ASEAN). Trong khi đó, phần của các nước ASEAN trong tổng thương mại của
Nhật Bản chỉ chiếm 13% năm 1993. Đến năm 1995, các nước ASEAN chiếm tới
trên 16,1% thương mại của Nhật Bản (17,5% xuất khẩu và 14,3 nhập khẩu) Ngược
lại, Nhật Bản chiếm 18,6% thương mại toàn bộ khu vực ASEAN (15,2% xuất khẩu
và 21,4% nhập khẩu). Từ năm 1990 đến năm 1993, thương mại 2 chiều giữa Nhật
Bản và ASEAN tăng trung bình 13,6%, mặc dù cán cân thương mại vẫn nghiên về
phía Nhật Bản (25, tr. 138). Đặc biệt trong thập kỷ 90, các nước ASEAN thúc đẩy
mạnh chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu đã làm gia tăng nhu cầu
các sản phẩm trung gian và hàng hoá tư bản cần thiết cho ngàng công nghiệp chế

tạo, vì vậy, nhập khẩu tăng lên mạnh.
Năm
Inđônêxia
Philippin
Malaixia
Thái Lan
Xinhgapo
Việt Nam
1990
1.105
258
725
1.154
840

1991
1.193
203
880
807
613

1992
1.676
160
704
657
670

1993

813
207
800
578
644

1994
1.759
668
742
719
1.054
176
1995
1.596
718
573
1.224
1.152

1996
2.720
630
644
1.581
1.256
359
1997
3.085
642

971
2.291
2.238
381

Bảng 1.2 - Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN (Đơn vị: Triệu USD)
Nguồn: Báo cáo về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Bộ tài chính, 1995 và Tổ
chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO.
Như vậy, trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, ASEAN vẫn là khu vực nhận
được nguồn đầu tư to lớn của Nhật Bản mặc dù nguồn này có bị suy giảm do nền
kinh tế Nhật Bản bị trì trệ. Dù vậy, ASEAN không chỉ biết nhận đầu tư của Nhậ
Bản để phát triển nhà máy sản xuất, mua săm trang thiết bị, chuyển giao khoa học,
công nghệ nâng cấp cơ sở hạ tầng, các nước ASEAN còn chủ động mở rộng đầu
tư. của mình sang Nhật Bản.

1.1.2.3 Quan hệ giữa ASEAN – Nhật Bản trong các lĩnh vực về văn hoá, giáo
dục, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác.
Song song với việc thúc đẩy hợp tác phát triển trong các lĩnh vực về chính
trị, kinh tế, Nhật Bản cũng đẩy mạnh hợp tác về văn hoá, giáo dục với các nước
thành viên ASEAN. Từ khi thành lập, mối quan hệ với ASEAN, Nhật Bản đã mở
ra các Chương trình đào tạo, trao đổi văn hoá thông qua con đường giáo dục như
các Chương trình học bổng ASEAN cho thanh niên; Chương trình nghiên cứu khu
vực ASEAN Các hoạt động về văn hoá diễn ra giữa hai phía như: Con tầu Thanh
niên Nhật Bản – ASEAN, Quỹ Văn hoá ASEAN, Chương trình tài trợ cho văn hoá
và giáo dục…
Trong khi đẩy mạnh quan hệ đa phương với các nước Đông Nam Á thông
qua ASEAN, Nhật Bản cũng chú trọng tới phát triển các quan hệ hợp tác song
phương với các nước thành viên của Hiệp hội này, Tháng 4-1978, Bộ trưởng công
nghiệp và thương mại Nhật Bản Kaoamôtô đã tới thăm một số nước ASEAN.
Trong chuyến đi thăm, Nhật Bản đã đề nghị viện trợ kỹ thuật cho công ty dầu lửa

quốc doanh Pertamina của In-đô-nê-xi-a và Công ty Petronas của Ma-lai-xi-a.
Nhật Bản cũng có những chính sách giúp các nước chậm phát triển hơn trong
ASEAN khôi phục và phát triển kinh tế.
Có thể nói, thời kỳ trước Chiến tranh Lạnh kết thúc, các quan hệ kinh tế giữa
ASEAN và Nhật Bản diễn ra về cơ bản để hướng tới mục tiêu thuần tuý kinh tế đôi
bên cùng có lợi hay có thể hiểu là tính kinh tế trội hơn hẳn so với tính chính trị.
Nhật Bản thông qua các quan hệ với ASEAN để đạt được mục tiêu chính là tìm
được các lợi ích kinh tế từ các nguồn nguyên liệu, năng lượng giá rẻ và thị trường
tiêu thụ hàng xuất khẩu của Nhật, còn tính chính trị khi đó chủ yếu là thông qua
các quan hệ kinh tế, đặc biệt là quan hệ viện trợ phát triển đã bắt đầu được chú
trọng thực hiện từ thập niên 80 trở đi, để thiết lập được sự ủng hộ chính trị ngoại
giao và cũng là bảo đảm được tính ổn định an ninh chính trị khu vực trong đó có
lợi ích thiết thực của chính Nhật Bản trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều
cẳng thẳng. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, Nhật Bản muốn trở thành 1 cực với
đầy đủ quyền lực về kinh tế và chính trị nên đã thường tham gia giải quyết các vấn
đề lớn của khu vực và thế giới. Vì vậy, Nhật Bản vẫn coi quan hệ Nhật - Mỹ là nền
tảng, lấy Châu Á làm trọng điểm trong đó ưu tiên số một là Đông Nam Á, phát huy
vai trò chính trị trong giải quyết các vấn đề quốc tế.
Vì vậy, Nhật Bản đã tăng cường viện trợ mọi mặt dưới nhiều hình thức: đầu
tư, tài trợ, cho vay cho khu vực Châu Á, đặc biệt Đông Nam Á để làm bàn đạp
kinh tế cho Nhật Bản, nâng cấp trình độ kinh tế, mức sống, điều kiện sống ở khu
vực này nhằm biến khu vực Đông Nam Á thành nơi chuyển giao công nghệ cao,
thị trường tiêu thụ hàng hóa và là nơi đầu tư mọi mặt cho Nhật Bản. Bảo đảm và đa
dạng hóa nguồn cung cấp nguyên liệu cho nền kinh tế dễ bị tổn thương và lệ thuộc
nặng nề vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Do tính lệ thuộc này mà trong tương
lai khi mà nền kinh tế thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu,
Nhật phải chuẩn bị kế hoạch chiến lược đối ngoại với Khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương nhất là Đông Nam Á

1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ ASEAN– NHẬT BẢN

1.2.1. Cấp độ toàn cầu
Bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biến đổi sâu
sắc. Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào năm
1991 báo hiệu Chiến tranh Lạnh đã tạm thời kết thúc. Cục diện thế giới cũng thay
đổi. Thế giới không còn phân chia rõ rệt thành hai cực đối đầu như trước đây nữa
mà bước vào thời kỳ quá độ sang một trật tự thế giới mới. Tuy nhiên, trong lòng
thế giới vẫn tồn tại những tranh chấp, xung đột quốc gia và khu vực.
Trong vài thập niên gần đây, toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế
phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác
giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Những tiến
bộ khoa học – công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đã đưa các
quốc gia gắn kết lại với nhau.
Sự phát triển của toàn cầu hoá thể hiện ở các lĩnh vực thương mại, dịch vụ,
tài chính. Đồng thời cũng hình thành và phát triển các thể chế kinh tế toàn cầu, các
khối kinh tế mậu dịch khu vực. Ngoài việc kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng
nhanh, ngày càng nhiều nước tham gia vào thương mại quốc tế với mức độ sâu
hơn, mở rộng tính chất toàn cầu của hoạt động thương mại. Điều này thể hiện quan
hệ kinh tế giữa các nước mở rộng nhanh chóng và các nước cũng có sự phụ thuộc
lẫn nhau nhiều hơn về kinh tế. Số lượng các thành viên tham gia vào các tổ chức
kinh tế tăng lên, đặc biệt ở WTO tăng lên đáng kể. Tự do hoá thương mại cũng
diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi sự phát triển của hệ thống phân công lao động quốc tế.

×