ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI THỊ THU LAN
QUAN HỆ ASEAN – TRUNG QUỐC TỪ 1997 ĐẾN
NAY:
TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
Hà Nội - 2007
1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
4
MỞ ĐẦU
5
Chƣơng 1: Nhìn lại quan hệ ASEAN – Trung Quốc từ khi chính thức đƣợc
thiết lập đến năm 1996
10
1.1 Quá trình thiết lập quan hệ ASEAN – Trung Quốc
10
1.1.1 Bối cảnh ra đời quan hệ hợp tác ASEAN – Trung Quốc
10
1.1.1.1 Bối cảnh quốc tế
10
1.1.1.2 Bối cảnh khu vực
11
1.1.2 Những tiền đề cho việc thiết lập quan hệ hợp tác ASEAN –Trung Quốc
13
1.1.2.1 Sự gần gũi về địa lý và sự tương đồng về lịch sử, văn hoá - xã hội
giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
13
1.1.2.2 Sự điều chỉnh chính sách của ASEAN đối với Trung Quốc những
năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX.
15
1.1.2.3 Sự điều chỉnh chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN những
năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX.
18
1.1.3 Các hoạt động nhằm thiết lập quan hệ hợp tác ASEAN-Trung Quốc
21
1.1.4 Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ hợp tác ASEAN – Trung Quốc
22
1.2 Khái quát quan hệ ASEAN- Trung Quốc từ sau khi thiết lập cho đến trước cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (1991-1997)
24
1.2.1 Trên lĩnh vực chính trị
24
1.2.2 Trên lĩnh vực kinh tế
28
1.3 Một số nhận xét về quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong giai đoạn này
31
Chƣơng 2: Quan hệ ASEAN-Trung Quốc từ năm 1997 đến nay
33
2.1 Những nhân tố tác động tới quan hệ ASEAN-Trung Quốc từ năm 1997 đến nay
33
2.1.1 Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 và tác động của nó tới
quan hệ ASEAN-Trung Quóc
33
2.1.2 Tác động của tiến trình hợp tác Đông Á đến quan hệ ASEAN – Trung Quốc
37
2.1.3 Sự trở lại Đông Nam Á về mặt quân sự của Mỹ và tác động của nó tới quan
hệ ASEAN-Trung Quốc.
39
2.2 Những tiến triển trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc từ sau năm 1997
đến nay
43
2
2.2.1 Trên lĩnh vực chính trị – an ninh
43
2.2.2 Trên lĩnh vực kinh tế
50
2.2.2.1 Quan hệ mậu dịch
50
2.2.2.2 Quan hệ hợp tác đầu tư
54
2.2.2.3 Triển khai kế hoạch thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN –
Trung Quốc (ACFTA)
55
2.2.3 Trên các lĩnh vực hợp tác khác
60
2.2.3.1 Trên lĩnh vực hợp tác năng lượng
60
2.2.3.2 Trên lĩnh vực giáo dục, văn hóa-xã hội, nông nghiệp, giao thông vận
tải.
64
2.2.4 Hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong phát triển Tiểu vùng sông Mê Công mở
rộng
65
2.2.5 Các quan hệ song phương giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc
được thúc đẩy mạnh mẽ
69
2.3 Một số nhận xét về quan hệ ASEAN-Trung Quốc từ sau cuộc khủng hoảng tài
chính năm 1997 đến nay
74
2.3.1 Về phạm vi hợp tác và tính chất hợp tác
72
2.3.2 Những kết quả hợp tác ASEAN-Trung Quốc thu được từ sau khi thiết lập
quan hệ cho đến nay
74
Chƣơng 3: Triển vọng quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong những năm sắp tới
79
3.1 Những thuận lợi đối với sự phát triển quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong những
năm sắp tới
79
3.1.1 Nhu cầu hợp tác ASEAN-Trung Quốc ngày càng gia tăng
79
3.1.1.1 Ở cấp độ toàn cầu
79
3.1.1.2 Ở cấp độ khu vực
80
3.1.1.3 Ở cấp độ của các chủ thể
84
3.1.2 Những thành tựu hợp tác trong những năm qua tạo thuận lợi hơn nữa cho sự
phát triển quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong những năm sắp tới
87
3.2 Những thách thức đối với sự phát triển quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong
những năm sắp tới
92
3.2.1 Về chính trị an ninh
92
3.2.1.1 Sự tin cậy lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc tuy có tăng lên
nhưng còn chưa sâu sắc
92
3.2.1.2 Mức độ hợp tác khác nhau giữa các nước Đông Nam Á với Trung
Quốc
94
3.2.2 Sự cạnh tranh về kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc
95
3
3.2.3 Những thách thức khác
98
3.2.3.1 Những tác động có thể của nhân tố Mỹ đối với quan hệ ASEAN-
Trung Quốc
98
3.2.3.2 Cạnh tranh Trung – Nhật ở Đông Nam Ávà tác động của nó tới quan
hệ ASEAN-Trung Quốc
101
3.3 Triển vọng quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong những năm sắp tới
102
3.3.1 Tương lai phát triển của quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong những năm sắp
tới
102
3.3.2 Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc
105
3.3.2.1 Một số biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn sự tin cậy lẫn nhau giữa
ASEAN và Trung Quốc
106
3.3.2.2 Các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc
107
3.4 Việt Nam với quan hệ ASEAN-Trung Quốc
111
KẾT LUẬN
116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
120
PHỤ LỤC
131
Biên niên các hoạt động chính của quan hệ ASEAN – Trung Quốc từ năm 1991 đến
nay
131
Tuyên bố chung của Hội nghị những người đứng đầu Nhà nước/ Chính phủ các
nước thành viên ASEAN và Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về hợp
tác ASEAN – Trung Quốc hướng tới thế kỷ XXI, ngày 16/12/1997, Kuala Lumpur,
Malaysia
136
Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ASEAN-
Trung Quốc “Hướng tới tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung
Quốc”, ngày 30/10/2006, Nam Ninh, Quảng Tây , Trung Quốc.
140
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên tiếng Việt Nam
1
ACJCC
ASEAN-China Joint Cooperation Committee
Uỷ ban hợp tác chung ASEAN –Trung Quốc
2
ACBC
ASEAN-China Business Council
Hội đồng kinh doanh ASEAN-Trung Quốc
3
ACFTA
ASEAN - China Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
4
ARF
AEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
5
ASEAN
Associaton of Southeast Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
6
ASEM
Asia-Europe Meeting
Hội nghị cấp cao Á-Âu
7
ASC
ASEAN Security Community
Cộng đồng an ninh ASEAN
8
AEC
ASEAN Economic Community
Cộng đồng kinh tế ASEAN
9
ASCC
ASEAN Socio-Cultural Community
Cộng đồng xã hội và văn hóa ASEAN
10
CABIS
China – ASEAN Business and Investment Summit
Hội nghị cấp cao Trung Quốc – ASEAN về thương mại và đầu tư
11
EAS
East Asia Summit
Hội nghị cấp cao Đông Á
12
EASG
East Asia Study Group
Nhóm Nghiên cứu Đông Á
13
EAVG
East Asia Vision Group
Nhóm Tầm nhìn Đông Á
14
NAFTA
North America Free Trade Area
Khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ
15
TAC
Treaty of Amity and Cooperation in Southest Asia
Hiệp ước thân hữu và hợp tác ở Đông Nam Á
16
TAR
Trans-Asia Railway
Đường sắt xuyên Á
17
WEC
West-East Economic Corridor
Hành lang kinh tế Đông Tây
18
GMS
Greater Mekong Subregion
Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng
19
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
5
MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Trong những năm gần đây, quan hệ ASEAN - Trung Quốc đã có những bước
phát triển vượt bậc. Từ quan hệ đối tác bình thường ở nửa đầu những năm 90 thế kỷ
XX, quan hệ ASEAN - Trung Quốc đã phát triển thành quan hệ đối tác chiến lược. Từ
hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, ASEAN và Trung Quốc đã mở
rộng hợp tác sang lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Tiến trình hội nhập kinh tế
ASEAN - Trung Quốc cũng đang được triển khai mạnh mẽ với việc thành lập Khu mậu
dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Hai bên đang hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc
thúc đẩy các tiến trình hợp tác khu vực và quốc tế cùng tham gia như ASEM, ASEAN+
3, EAS
Hợp tác ASEAN - Trung Quốc đã góp phần to lớn vào việc duy trì môi trường
hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á. Mối quan hệ ngày càng phát triển này đang cung
cấp một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của cả hai bên.
Do nằm ở vị trí địa-chiến lược, cầu nối đất liền và biển giữa Trung Quốc và các
nước Đông Nam Á, lại có quan hệ gần gũi về lịch sử và văn hóa nên Việt Nam luôn là
đối tượng quan trọng trong chính sách đối ngoại của cả ASEAN lẫn Trung Quốc. Là
một cửa ngõ giao thương giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, Việt Nam đang có
một ưu thế đặc biệt trong không gian kinh tế rộng lớn này. Vì vậy, xử lý quan hệ với
Trung Quốc cần được đặc biệt coi trọng bởi tính phức tạp và sự ảnh hưởng to lớn của
nó đối với sự phát triển ổn định nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam bởi vì Trung
Quốc là nước láng giềng có nền kinh tế qui mô, và có sức mạnh cạnh tranh hơn Việt
Nam.
Việt Nam nhận thức được rằng cần phải hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, cùng
khai thác các cơ hội do liên kết kinh tế khu vực đem lại. Việt Nam là một thành viên
của ASEAN và đang ngày càng có tiếng nói trong tổ chức này. ASEAN là một sân
chơi vừa tầm với Việt Nam hơn. Trong ASEAN, Việt Nam có đủ tiềm năng để đóng
6
vai trò tích cực. ASEAN cũng đáp ứng được nhu cầu chính trị – an ninh và kinh tế
quan trọng của Việt Nam. Vì thế, việc Việt Nam tham gia vào việc thúc đẩy quan hệ
ASEAN –Trung Quốc là tất yếu. Việt Nam cũng nhận thức được rằng sự phát triển
quan hệ hợp tác ASEAN-Trung Quốc cũng sẽ đem đến cho Việt Nam nhiều lợi ích. Về
chính trị, phát triển quan hệ ASEAN- Trung Quốc sẽ giúp tạo dựng bầu không khí hòa
bình, hữu nghị và tin cậy lẫn nhau trong khu vực, góp phần kiềm chế xung đột, đảm
bảo an ninh, và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Qua đó, Việt Nam cũng
có điều kiện thuận lợi để duy trì cân bằng quan hệ song phương với Trung Quốc. Về
kinh tế, với sự thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) tạo
điều kiện thuận lợi giúp lưu thông hàng hóa và đẩy mạnh thương mại trong khu vực và
giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Do những lợi ích mà nó mang lại cho khu vực và cho từng nước thành viên
ASEAN, thúc đẩy quan hệ hợp tác ASEAN - Trung Quốc là nhu cầu phát triển của
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nhận thức được điều đó và được phép của Ban Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học, tôi
đã quyết định chọn đề tài: “Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ 1997 đến nay: Tình hình
và triển vọng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
- Phân tích một cách toàn diện và hệ thống những tiến triển trong quan hệ
ASEAN - Trung Quốc kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 tới nay
(năm 2007)
- Thông qua việc phân tích những thuận lợi và khó khăn mà quan hệ ASEAN-
Trung Quốc đang phải đối diện, đưa ra dự báo về triển vọng phát triển quan hệ ASEAN
- Trung Quốc trong những năm sắp tới.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ ASEAN - Trung Quốc tiến
lên phía trước, và nâng cao vai trò của Việt Nam trong mối quan hệ ASEAN-Trung
Quốc.
7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có các công trình nghiên cứu, sách, các bài báo, các tham luận,
báo cáo về quan hệ ASEAN - Trung Quốc của nhiều học giả nước ngoài và học giả
Việt Nam với những đóng góp khoa học và thực tiễn quan trọng.
Các công trình khoa học đó như: “Quá trình phát triển của quan hệ ASEAN-
Trung Quốc từ 1991–nay” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5/2006), “15 năm
quan hệ ASEAN-Trung Quốc: Nhìn lại và triển vọng” (Tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc số 6/2006) của PGS.TS Nguyễn Thu Mỹ; “Người Hoa trong quan hệ ASEAN -
Trung Quốc”, “Sự tiến triển trong quan hệ ASEAN- Trung Quốc” của TSKH Trần
Khánh; “Tầm quan trọng của quan hệ ASEAN- Trung Quốc thời kỳ sau chiến tranh
Lạnh” của T.S Thái Văn Long; “Khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc và
triển vọng quan hệ hợp tác ASEAN- Trung Quốc” của PGS.TS. Nguyễn Xuân
Thắng… Bên cạnh đó, có các công nghiên cứu khoa học của các học giả nước ngoài có
đề cập tới đề tài này như: “Hợp tác kinh tế và giao thông vận tải ASEAN – Trung
Quốc” của Viện khoa học xã hội Trung Quốc; “Quan hệ ASEAN-Trung Quốc: Thực
trạng và triển vọng” của các nhà nghiên cứu Saw Swee-Hock, Sheng Lijun, Chin Kin
Wah (2005) do Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore xuất bản.
Tuy nhiên, các công trình khoa học đó mới tập trung, nghiên cứu, phân tích về
một khía cạnh nào đó (chính trị, kinh tế) của quan hệ ASEAN - Trung Quốc và trong
một giai đoạn nhất định.
Hiện nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện quan
hệ ASEAN - Trung Quốc trên các mặt an ninh - chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục
trong thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh nói chung và từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ ở châu Á năm 1997 đến nay nói riêng. Bởi vậy, với việc nghiên cứu đề tài này,
người viết hi vọng sẽ có những đóng góp trên hai khía cạnh khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học, luận văn này tổng hợp lại một cách có hệ thống quá trình thiết
lập và phát triển quan hệ ASEAN-Trung Quốc, phân tích những vấn đề cụ thể trong
8
mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Thông qua luận văn này, người viết hi vọng sẽ
đóng góp được một cái nhìn toàn diện hơn về quan hệ ASEAN - Trung Quốc kể từ sau
khi thành lập, nhất là giai đoạn từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á năm
1997 cho đến nay.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hội
nhập khu vực và quốc tế của nước ta và sẽ góp phần cung cấp căn cứ khoa học cho
việc hoạch định chính sách của Việt Nam với đối với quan hệ ASEAN –Trung Quốc,
qua đó cũng tăng cường quan hệ hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc nói
chung, đối với Trung Quốc với tư cách là một trong những đối tác đối thoại của
ASEAN hiện nay, nói riêng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Như tên gọi của đề tài, phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào quá trình phát triển
của quan hệ ASEAN-Trung Quốc từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 đến nay
(năm 2007). Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ ASEAN – Trung Quốc.
Không gian nghiên cứu là khu vực Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Trung
Quốc. Thời gian nghiên cứu là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á năm
1997 đến nay và triển vọng mối quan hệ này trong những năm sắp tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Quan hệ ASEAN –Trung Quốc từ sau chiến tranh Lạnh đến nay mới trải qua
hơn 15 năm. Trong khi đó, mối quan hệ này vẫn đang trong quá trình vận động và phát
triển nên đây là một vấn đề còn khá mới mẻ. Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã
vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với việc sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp.
Những nguồn tài liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
+ Các công trình về lý luận quan hệ quốc tế.
+ Các văn kiện chính thức của ASEAN và Trung Quốc về chính sách đối
ngoại và quan hệ quốc tế giữa các chủ thể này.
9
+ Các bài viết của các học giả trong và ngoài nước về từng khía cạnh cụ
thể trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc.
+ Ngoài ra, còn có nguồn tài liệu tham khảo từ các báo, tạp chí trong và
ngoài nước, mạng Internet.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nhìn lại quan hệ ASEAN-Trung Quốc từ khi chính thức được thiết
lập đến năm 1996.
Chương 2: Quan hệ ASEAN-Trung Quốc từ năm 1997 đến nay.
Chương 3: Triển vọng quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong những năm sắp tới
10
CHƢƠNG 1
NHÌN LẠI QUAN HỆ ASEAN – TRUNG QUỐC
TỪ KHI CHÍNH THỨC ĐƢỢC THIẾT LẬP ĐẾN NĂM 1996
1.1 Quá trình thiết lập quan hệ ASEAN – Trung Quốc
1.1.1 Bối cảnh ra đời quan hệ hợp tác ASEAN – Trung Quốc
1.1.1.1 Bối cảnh quốc tế
Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết – thành trì của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã
đánh dấu sự tan rã của trật tự thế giới hai cực. Lịch sử thế giới chuyển sang một thời kỳ
mới - thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã làm thay đổi căn bản
môi trường chính trị an ninh quốc tế, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mối quan hệ đa
phương và song phương trên quy mô khu vực cũng như thế giới. Các nước đều điều
chỉnh đường lối phát triển của mình. Phát triển kinh tế được nhiều quốc gia xem là lợi
ích dân tộc cao nhất của họ. Tăng cường hợp tác kinh tế, đối thoại về chính trị nhằm
giải quyết các các vấn đề giữa các bên là một xu thế nổi trội. Dưới tác động của quá
trình toàn cầu hoá, xu hướng liên kết kinh tế khu vực phát triển mạnh mẽ với nhiều
hình thức, cấp độ. Toàn cầu hoá dẫn đến sự phụ thuộc ngày một gia tăng giữa các quốc
gia, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
Trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, khuynh hướng hoà dịu trong quan hệ quốc
tế đã xuất hiện và ngày càng được củng cố. Mâu thuẫn Đông - Tây không còn là trở lực
và sự khác biệt về hệ thống chính trị không còn được coi là nguồn gốc chính của xung
đột. Các cố gắng điều chỉnh chính sách, luật chơi trong kinh tế đối ngoại đang diễn ra.
Các quốc gia ngày càng nhận thức rõ hơn sự phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại và phát triển
không phân biệt là giàu hay nghèo. Lợi ích quốc gia, nhất là lợi ích phát triển khiến các
nước ngày càng có sự độc lập tương đối của mình trong các quyết định chính trị, mặc
dù vẫn chịu tác động của các nước lớn trên thế giới. Thêm vào đó, với tầm ảnh hưởng
của Mỹ ngày một mở rộng trong khi Liên bang Nga không còn sức mạnh to lớn như
11
trước, các quốc gia và các nền kinh tế mới nổi càng ngày càng ra sức tìm kiếm quyền
lực thông qua mối liên kết với các đối tác, các chủ thể khác. Trung Quốc cũng như
ASEAN không nằm ngoài xu thế này. Cả hai bên đều nhận thức được rằng hợp tác liên
kết là lợi ích của cả hai bên.
Trong bầu không khí chính trị đã hoà dịu sau Chiến tranh Lạnh, xu hướng hợp
tác và liên kết kinh tế càng phát triển mạnh mẽ. Trên phạm vi toàn cầu, Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) đã được thành lập thay thế cho GATT. Ở phạm vi khu vực,
thị trường châu Âu đơn nhất và Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được tuyên
bố thành lập ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Xu thế liên kết kinh tế khu vực và quốc tế đã góp phần tạo sức ép khiến Trung
Quốc và các nước ASEAN nhận thấy nhu cầu hợp tác với nhau không thể tách khỏi xu
thế tất yếu của nền kinh tế thế giới.
Cũng trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế liên kết khu vực đó, hợp tác Nam -
Nam ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc thúc đẩy các nền kinh tế mới nổi
và giúp các quốc gia đang phát triển phát huy mạnh mẽ các tiềm năng của mình. Với
đặc điểm là các nền kinh tế non trẻ chưa khai thác hết các lợi thế so sánh của mỗi thành
viên, cả Trung Quốc và ASEAN đều chia sẻ quan điểm hợp tác cùng phát triển vì lợi
ích của mỗi quốc gia, vì sự phát triển thịnh vượng chung của mỗi nước thành viên.
Như vậy, bối cảnh thế giới từ sau Chiến tranh Lạnh đã tạo điều kiện thuận lợi
cho Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN xích lại gần nhau hơn. Hơn nữa,
những xu thế nổi trội của nền chính trị và kinh tế thế giới đã khiến cả Trung Quốc và
ASEAN đặt ra sự cần thiết hợp tác với nhau vì lợi ích song phương cũng như góp phần
duy trì hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung cho khu vực.
1.1.1.2 Bối cảnh khu vực
Chiến tranh Lạnh kết thúc đã tác động mạnh mẽ tới tình hình chính trị - an ninh
và kinh tế ở khu vực Đông Nam Á.
12
Về phương diện chính trị - an ninh, do sự sụp đổ của Liên Xô và vấn đề
Campuchia được giải quyết với việc ký kết Hiệp định Pari vào ngày 23 tháng 10 năm
1991, nên mâu thuẫn giữa các nước lớn tạm thời lắng xuống. Hoà bình được thiết lập
trên toàn lãnh thổ Đông Nam Á và các nước, các dân tộc ở đây đã có thể tập trung các
nguồn lực để phát triển đất nước.
Để phát triển, các nước Đông Nam Á cần duy trì được môi trường hoà bình và
an ninh trong khu vực. Tuy nhiên, môi trường an ninh ở khu vực Đông Nam Á những
năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX còn rất mong manh và dễ bị phá vỡ. Các cường quốc có
lợi ích và ảnh hưởng ở Đông Nam Á tiến hành điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với
khu vực. Năm 1992, Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự ở Clác và Xubích trên lãnh thổ
Philippines. Nga giảm cam kết an ninh với Việt Nam, tiến hành thoả hiệp với Trung
Quốc và Mỹ trong vấn đề Campuchia. Việc các lực lượng quân sự của Mỹ và Nga rút
khỏi Đông Nam Á đã góp phần giảm bớt tình trạng căng thẳng trong khu vực, tạo điều
kiện cho các nước trong khu vực này tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển đất
nước. Tuy nhiên, “khoảng trống quyền lực” do Mỹ và Nga để lại ở khu vực Đông Nam
Á cũng khiến các nước ASEAN lo ngại, nhất là khi một số nước lớn như Trung Quốc,
Nhật Bản đang nỗ lực chạy đua lấp chỗ trống đó để tăng cường sự hiện diện của họ ở
khu vực này.
Ngoài ra, trong chính khu vực Đông Nam Á cũng đang tồn tại các vấn đề do lịch
sử để lại giữa các nước Đông Nam Á với các nước ngoài khu vực, đặc biệt là vấn đề
biển Đông, các vấn đề trong quan hệ song phương giữa các nước Đông Nam Á (chẳng
hạn như quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam, quan hệ giữa Malaysia và Philippines
liên quan tới Xaha…).
Để đảm bảo hoà bình và an ninh của khu vực ASEAN nói chung và từng nước
nói riêng, các nước ASEAN nhận thấy cần thiết phải tăng cường sức đề kháng của khu
vực và của từng quốc gia. Với nhận thức này, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư
vào tháng 1 năm 1992 tại Singapore đã quyết định đưa hợp tác an ninh vào chương
13
trình nghị sự của Hiệp hội và thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong
vòng 15 năm bắt đầu tính từ 1/1/1993, và sẵn sàng để các nước Đông Dương gia nhập
tổ chức ASEAN, chấm dứt tình trạng Đông Nam Á bị phân chia thành hai thực thể đối
lập nhau về chính trị và kinh tế do hậu quả của cuộc chiến tranh Lạnh trong quá khứ.
Cùng với việc thống nhất Đông Nam Á nhằm tăng cường sức đề kháng khu vực,
các nhà lãnh đạo ASEAN còn xúc tiến thành lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)
vào năm 1994 để đối thoại về các vấn đề an ninh khu vực thông qua các biện pháp xây
dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và giải quyết xung đột. Đáng lưu ý là diễn đàn
này đã thu hút được sự tham gia của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, có ảnh hưởng và lợi ích lớn ở Đông Nam Á như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật
Bản, Ấn Độ, Liên minh châu Âu…Việc tham gia của những nước này vào Diễn đàn
ARF không chỉ nhằm tạo điều kiện để các nước lớn có cơ hội đóng vai trò xây dựng
trong các vấn đề liên quan tới an ninh khu vực mà còn kiềm chế các hoạt động không
có lợi của họ đối với khu vực Đông Nam Á.Theo các nhà lãnh đạo ASEAN, nếu tất cả
các nước lớn đều có mặt Đông Nam Á, an ninh khu vực sẽ được đảm bảo hơn, bởi vì
các nước lớn sẽ phải tự đấu tranh với nhau để duy trì lợi ích và ảnh hưởng của họ ở
Đông Nam Á. Chính vì vậy, ASEAN đã cố gắng duy trì sự có mặt nào đó của Mỹ ở
khu vực này và hoan nghênh Chính sách châu Á mới của Liên Minh châu Âu được đề
ra vào năm 1994. Mục tiêu của Chính sách châu Á mới này là nâng cao vị thế chính trị
và kinh tế của EU ở châu Á. Bên cạnh đó, ASEAN tăng cường quan hệ kinh tế, chính
trị với Trung Quốc, Nhật Bản và cải thiện quan hệ với Ấn Độ.
Về phương diện kinh tế, sau một thời gian kinh tế tăng trưởng cao, bước vào kỷ
nguyên hậu chiến tranh Lạnh, kinh tế ASEAN phải đối diện với những thách thức lớn:
sự cạnh tranh ngày càng tăng của Trung Quốc, sự xuất hiện các khối mậu dịch lớn ở
Tây Âu và Bắc Mỹ đã làm giảm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực các nước
ASEAN.
14
Như vậy, trong bối cảnh quốc tế và khu vực như vậy, sự gia tăng quan hệ
ASEAN – Trung Quốc hàm chứa tính cấp thiết và tầm quan trọng của mối quan hệ
giữa tổ chức khu vực với một quốc gia lớn trước xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá
đang tăng nhanh. Mối quan tâm của ASEAN trong việc thúc đẩy quan hệ với Trung
Quốc không chỉ do sự gần gũi về địa lý, lịch sử, văn hoá mà chủ yếu là do Trung Quốc
là cường quốc mới nổi ở châu Á, có lợi ích trực tiếp ở Đông Nam Á về chính trị, an
ninh, kinh tế và văn hoá. Giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN có tồn tại nhiều
vấn đề do lịch sử đề lại như vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở biển Đông. Tất cả
những vấn đề nêu trên, nếu không được xử lý tốt có thể đẩy ASEAN và Trung Quốc
vào tình trạng quan hệ căng thẳng, xung đột, đe dọa hoà bình và an ninh khu vực.
1.1.2 Những tiền đề cho việc thiết lập quan hệ hợp tác ASEAN – Trung Quốc
Sự thiết lập các mối quan hệ hợp tác thường dựa trên những tiền đề nhất định.
Các tiền đề này là những yếu tố góp phần thúc đẩy quan hệ song phương giữa các quốc
gia và giúp xây dựng hợp tác đa phương trong khu vực. Tiền đề cho việc thiết lập quan
hệ ASEAN – Trung Quốc là những yếu tố chính làm nên sự hình thành của mối quan
hệ này. Đó có thể là nguyên nhân và động lực, có thể là điều kiện và tác động đến quá
trình thiết lập quan hệ. Để đóng được vai trò tiền đề, các yếu tố này phải có được quy
mô không gian xuyên quốc gia, có tính bền vững tương đối và có lực đủ mạnh thể thúc
đẩy quan hệ hợp tác này. Những tiền đề chính yếu của quan hệ ASEAN – Trung Quốc
thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh là các yếu tố về địa lý, lịch sử, văn hoá-xã hội, an ninh-
chính trị, kinh tế.
1.1.2.1 Sự gần gũi về địa lý và sự tƣơng đồng về lịch sử, văn hoá - xã hội giữa các
nƣớc ASEAN và Trung Quốc.
Mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc mang tính đặc thù riêng và bị chi phối sâu
sắc bởi di sản lịch sử, yếu tố địa chính trị, kinh tế và mậu dịch. Trước hết, các nước
ASEAN và Trung Quốc có quan hệ truyền thống lâu đời. Trung Quốc và các nước
Đông Nam Á có sự gần gũi về mặt địa lý, có quan hệ mật thiết về mặt dân tộc, có sự
15
tương đồng về văn hoá. Sự gần gũi về mặt địa lý được coi là một tiền đề cho việc thiết
lập quan hệ ASEAN – Trung Quốc bởi vì nó góp phần tạo nên mối quan hệ địa lý -
nhân văn giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc và sự tương tác
chặt chẽ về địa chính trị, khi nước này chính là môi trường an ninh trực tiếp của nước
kia. Sự gần gũi về mặt địa lý cũng đặt cơ sở địa – kinh tế cho sự hình thành các liên kết
kinh tế giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, lịch sử
và văn hoá cũng là yếu tố quan trọng làm nên những đặc thù riêng, những quan niệm
riêng và cách hành xử riêng trong quan hệ quốc tế.
Vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, Trung Quốc và các nước Đông
Nam Á đã sự giao lưu với nhau về mặt kinh tế văn hoá, đã xuất hiện hai “con đường tơ
lụa” trên bộ và trên biển. Từ ven biển Đông Nam Trung Quốc đi qua các nước Đông
Nam Á đến Nam Á và Tây Á, người ta gọi con đường này là con đường tơ lụa trên
biển. Nhiều thành phố và cảng ven biển của các nước ASEAN ngày nay như
Philippines, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan đều nằm trên trục chính của
con đường tơ lụa đó. Đồng thời, còn mở ra con đường tơ lụa trên bộ ở phương Nam,
xuất phát từ Tứ Xuyên qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đến Myanmar ở Đông Nam
Á và Ấn Độ ở Nam Á. Ngoài hai con đương tơ lụa này, Trung Quốc và các nước Đông
Nam Á còn thông qua nhiều con đường giao lưu dân gian và thăm viếng lẫn nhau của
các quan chức hai bên, nên tiến trình giao lưu văn hoá và kinh tế không bị gián đoạn.
Ngoài ra, với sự hiện diện đông đảo của cộng đồng người Hoa với khoảng hơn
30 triệu người ở Đông Nam Á với khả năng kinh tế hùng hậu, và có quan hệ mật thiết
với các thực thể Trung Hoa như: Hongkong, Macao, Đài Loan và ngày càng tiếp xúc
chặt chẽ hơn với Trung Quốc lục địa, đã làm tăng tính sinh động của quan hệ ASEAN
– Trung Quốc.
1.1.2.2 Sự điều chỉnh chính sách của ASEAN đối với Trung Quốc những năm đầu
thập kỷ 90 thế kỷ XX
16
Sự kết thúc của cuộc chiến tranh Lạnh đã làm thay đổi cả cơ sở lợi ích và tính
chất cơ cấu của các mối quan hệ quốc tế. Trong lịch sử, quan hệ giữa các nước được
duy trì và phát triển dựa trên lợi ích thực tế mà mỗi nước thu được từ mối quan hệ ấy.
Quan hệ ASEAN – Trung Quốc cũng không nằm ngoài nguyên tắc này. Cùng với tiến
trình đa cực hoá chính trị và toàn cầu hoá kinh tế, các nước ASEAN và Trung Quốc
đều lần lượt tiến hành điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình.
Kể từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào
ngày 8/8/1967 với 5 nước thành viên sáng lập là Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Philippines và Singapore, cho đến cuối thập niên 70 thế kỷ XX thì ASEAN luôn thi
hành chính sách đối đầu với Trung Quốc. Điều này là do Trung Quốc luôn xem
ASEAN là tổ chức quân sự trá hình, được thành lập để thay thế khối quân sự SEATO
do Mỹ dựng lên từ năm 1954 đã suy yếu nhằm chống lại Trung Quốc. Qua những trải
nghiệm của từng nước ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc (như việc Trung Quốc
ủng hộ các Đảng Cộng sản ở Đông Nam Á chống lại các chính phủ thân Mỹ, sử dụng
cộng đồng Hoa kiều để gây ảnh hưởng cho Trung Quốc ở các nước trong khu vực) đã
khiến các nước ASEAN đều xem Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia
và an ninh Hiệp hội ASEAN. Do vậy, các nước ASEAN đã thiết lập quan hệ an ninh
trực tiếp hoặc gián tiếp với Mỹ, sử dụng sức mạnh quân sự Mỹ làm lá chắn an ninh cho
mình.
Những biến động mang tính khủng hoảng chính trị ở Đông Dương liên quan đến
vấn đề Campuchia ở cuối những năm 1970 đã khiến cho quan hệ ASEAN – Trung
Quốc được cải thiện nhanh. Nếu như trước năm 1978, các nước ASEAN coi Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa là mối đe doạ nguy hiểm nhất đối với hoà bình và ổn định của
ASEAN, thì từ năm 1978 họ coi Việt Nam là mối đe dọa nhiều hơn, trực tiếp hơn [25,
tr.30]. Trong giai đoạn này, các nước ASEAN đã công khai ủng hộ lập trường của
Trung Quốc chống lại Việt Nam trên mọi phương diện.
17
Hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong vấn đề Campuchia đã giúp ASEAN hiểu rõ
hơn về Trung Quốc cũng như về thực chất quan hệ Trung – Việt mà họ vẫn lo ngại
trước đây. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến ASEAN quyết
định thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc ngay trước khi chiến tranh Lạnh kết
thúc.
Ngoài ra sự thay đổi trong cách tiếp cận với Trung Quốc của ASEAN còn do
nhận thức mới của Hiệp hội này về vai trò của Trung Quốc ở Đông Nam Á thời kỳ hậu
chiến tranh Lạnh. Từ góc nhìn của ASEAN, Trung Quốc là một trong những cường
quốc đang lên và sẽ ngày càng có vị trí quan trọng không chỉ ở châu Á mà còn ở trên
trên thế giới. Do vậy, ASEAN sẽ có lợi khi thiết lập quan hệ chính thức với Trung
Quốc. Một quan hệ hữu nghị và hợp tác với Bắc Kinh sẽ giúp ASEAN kiềm chế bớt
tham vọng của Trung Quốc đối với khu vực. Vì những lợi ích trong quan hệ với
ASEAN, Trung Quốc sẽ giảm bớt, thậm chí, chấm dứt sự ủng hộ các đảng cộng sản
theo đường lối Mao-ít trong khu vực. Chính sách đối với người Hoa ở Đông Nam Á sẽ
được điều chỉnh để không làm phương hại tới quan hệ ASEAN – Trung Quốc.
Mặt khác, giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN hiện vẫn còn tồn tại mâu
thuẫn, tranh chấp về lãnh hải. Bên cạnh đó, các vấn đề cục bộ nổi lên như an ninh eo
biển Malacca cùng các nguy cơ xung đột mới trong nội bộ các quốc gia như vấn đề dân
tộc, tôn giáo, tội phạm xuyên quốc gia là mối đe dọa môi trường an ninh khu vực. Do
đó, thông qua hợp tác kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc
gia, Trung Quốc sẽ trở thành đối tác có trách nhiệm. Điều này có lợi cho an ninh khu
vực.
Các nước ASEAN đều thống nhất quan điểm này. Tăng cường hợp tác với
Trung Quốc là điều mà tất cả các quốc gia Đông Nam Á mong muốn và coi trọng. Họ
đều cho rằng trong quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu, việc chủ động mở rộng
quan hệ hợp tác với Trung Quốc sẽ giúp ASEAN tạo nên sự cân bằng trong quan hệ
18
với các nước lớn tại khu vực, đồng thời, cũng mở đầu tiến trình đi vào một thị trường
láng giềng có tiềm năng to lớn.
Như vậy, nguyên nhân thúc đẩy ASEAN điều chỉnh chính sách ngoại giao đối
với Trung Quốc trước hết là do sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ giảm cam kết an
ninh ở Đông Nam Á, ASEAN phải tự tìm kiếm phương cách đảm bảo an ninh cho
mình, trong đó, chung sống hoà bình với Trung Quốc là một trong những phương cách
để duy trì hoà bình và an ninh khu vực. Sự điều chỉnh chính sách của ASEAN đối với
Trung Quốc là nhằm đưa Trung Quốc vào một khuôn khổ khu vực, quan hệ với các
nước lớn khác để kiềm chế Trung Quốc. Về kinh tế, quan hệ với Trung Quốc giúp
ASEAN kiềm chế bớt sự cạnh tranh kinh tế gay gắt của Trung Quốc đối với khu vực
này và góp phần khai thác cơ hội từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Xem xét tầm
quan trọng của vấn đề địa chính trị, địa kinh tế, các nước ASEAN nhận thấy rằng nhu
cầu phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, cùng nhau phát triển với Trung Quốc không
chỉ là rất cần thiết mà còn là lợi ích của ASEAN ở thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh.
1.1.2.3 Sự điều chỉnh chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN những năm đầu
thập kỷ 90 thế kỷ XX
Trong bối cảnh thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đang thi hành chính
sách hội nhập mạnh mẽ vào đời sống chính trị và kinh tế thế giới. Để thực hiện công
cuộc hiện đại hóa đất nước, Trung Quốc hướng tới việc thiết lập môi trường, hòa bình
với bên ngoài. Trung Quốc phát triển quan hệ hợp tác với các nước láng giềng trên
nguyên tắc: hòa bình, kiên trì phương châm láng giềng thân thiện, hữu hảo, hợp tác
cùng có lợi, cùng nhau phát triển. Mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng
không những sẽ tạo cho Trung Quốc môi trường quốc tế xung quanh hòa bình, ổn định,
thúc đẩy hợp tác kinh tế với các đối tác quan trọng và tạo chỗ dựa tin cậy trong việc
tiếp tục kinh tế trong nước, mà còn là tiền đề để Trung Quốc phát triển ra bên ngoài.
Nằm trong khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN có vị thế quan trọng đối với
Trung Quốc.
19
Từ sau sự kiện Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và Tổng thống Mỹ Nixon
gặp nhau tại Thượng Hải vào năm 1972, Trung Quốc bắt đầu nhìn nhận khác đi về vai
trò và mục tiêu của ASEAN và từ đó tỏ thái độ hưởng ứng các sáng kiến mà tổ chức
này đề ra, đặc biệt là trong các vấn đề an ninh của khu vực và quốc tế. Biểu hiện rõ nét
của sự bắt đầu thay đổi chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với ASEAN là Trung
Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Malaysia vào năm 1974, với Thái Lan
và Philippines vào năm 1975. Năm 1978, Trung Quốc đã đề ra chính sách mở cửa cải
cách kinh tế, nên khu vực Đông Nam Á được xem là hướng mở cửa quan trọng của
Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời, ASEAN cũng có động
thái mới trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc. Động thái đó của ASEAN đã
nhận được phản ứng tích cực từ Bắc Kinh, bởi vì nó phù hợp với chính sách xích lại
gần Đông Nam Á, trong đó có các nước ASEAN của Trung Quốc.
Khi cuộc chiến tranh Lạnh kết thúc, Trung Quốc thi hành chính sách hội nhập
mạnh mẽ vào đời sống chính trị và kinh tế thế giới, vị thế chiến lược của Đông Nam Á
ngày càng giữ vai trò quan trọng.
Trong quan điểm của Trung Quốc, xét về địa chính trị, Đông Nam Á nằm cận
kề khu vực phát triển kinh tế quan trọng phía nam của Trung Quốc, tuy khu vực này
chỉ có những nước vừa và nhỏ không đủ thế và lực đe dọa lợi ích của Trung Quốc,
nhưng tính chất dễ bị lệ thuộc vào bên ngoài và vị trí chiến lược của khu vực sẽ khiến
các thế lực khác dễ dàng gia tăng ảnh hưởng, từ đó gián tiếp tác động đến Trung Quốc.
Do vậy, với bất kỳ nhà lãnh đạo nào, Đông Nam Á vẫn sẽ có vị trí quan trọng trong ưu
tiến chiến lược đối ngoại của Trung Quốc, vì Đông Nam Á không chỉ là nơi Trung
Quốc có lợi ích an ninh trực tiếp mà còn là thị trường rộng lớn, nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, là cửa ngõ mở rộng ảnh hưởng đi xuống phía Nam và đi sang phía
Tây thuận lợi nhất của Trung Quốc.
Để cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đã nỗ lực thực
hiện phương châm ngoại giao mới “cận thân viễn giao”. Trong hai năm 1990-1991,
20
Trung Quốc đã tiến hành bình thường hoá và khôi phục quan hệ ngoại giao với các
nước trong khu vực: tháng 1/ 1990 thiết lập quan hệ với Singapore, tháng 8/ 1990 bình
thường hoá quan hệ với Indonesia, tháng 2/ 1991, thiết lập quan hệ với Brunei và tháng
11/ 1991, quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Việt Nam đã được khôi phục trở lại.
Cùng với việc cải thiện quan hệ với các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Trung
Quốc đặc biệt coi trọng thiết lập quan hệ chính thức với ASEAN. Trên thực tế, các
nước lớn đều chú trọng và phát huy vai trò chỗ dựa chiến lược của các nước láng
giềng, họ luôn coi đây là điểm khởi đầu trong chính sách nước lớn của mình. Mỹ đã
thành công khi lấy Mehico làm chỗ dựa chiến lược, coi Mỹ Latinh là sân sau để tăng
cường địa vị chiến lược. Đây chính là bài học cho Trung Quốc trong quá trình thực
hiện chính sách ngoại giao nước lớn nhằm tăng cường ảnh hưởng trên thế giới. Vì vậy,
ASEAN – một tổ chức gồm nhiều quốc gia gần kề Trung Quốc trở nên quan trọng hơn
đối với Trung Quốc và Trung Quốc cần có chính sách đối xử thích đáng.
Văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1992 nhấn
mạnh chính sách phát triển ngoại giao của Trung Quốc không lấy hình thái ý thức hệ
làm chính và chuyển sang ngoại giao lấy phục vụ lợi ích kinh tế làm xuất phát điểm,
tăng cường công tác ngoại giao với các nước láng giềng, tích cực xây dựng mối quan
hệ đối tác gần gũi với các nước ASEAN [7, tr.40]. Chính sách ngoại giao của Trung
Quốc đối với các nước ASEAN ở thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh là không kết thành
đồng minh, không lấy ý thức hệ làm tiêu chuẩn xác định đối tượng hợp tác, nhấn mạnh
chung sống hoà bình, láng giềng thân thiện, tăng cường hợp tác, cùng nhau phát triển.
Kể từ khi thay đổi chính sách ngoại giao với ASEAN, Trung Quốc thường xuyên trao
đổi các chuyến đi cấp cao với các nước ASEAN, không ngừng mở rộng quan hệ chính
trị, mậu dịch, kinh tế và văn hoá với các nước ASEAN.
Như vậy, chiến tranh Lạnh kết thúc, các nước ASEAN và Trung Quốc đều có
nguyện vọng góp phần vào sự ổn định, phồn vinh của khu vực Đông Nam Á nói riêng
và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung để có điều kiện hoà bình, ổn định, xây
21
dựng đất nước, lấy việc phát triển kinh tế làm nhiệm vụ hàng đầu. Do đó, các nước
ASEAN và Trung Quốc điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình với các nước láng
giềng, khu vực theo hướng tăng thêm những điểm đồng và dần giải quyết những điểm
khác biệt trong quan hệ giữa hai bên. Hơn nữa, Trung Quốc và các nước ASEAN gần
gũi nhau về mặt địa lý, có quan hệ mật thiết về dân tộc, có sự tương đồng về mặt văn
hoá, đông thời có sự bổ sung cho nhau về mặt kinh tế. Cả Trung Quốc và ASEAN đều
là những thị trường có tiềm năng lớn, lại ở gần nhau, cùng với mạng lưới doanh nghiệp
người gốc Hoa ở khu vực này nên việc bổ sung cho nhau giữa các nền kinh tế là rất
thuận lợi. Do đó, quan hệ hợp tác ASEAN – Trung Quốc sẽ giúp tạo tiền đề phát triển
nhanh về kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học – công nghệ cho cả ASEAN và Trung
Quốc thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh.
1.1.3 Các hoạt động nhằm thiết lập quan hệ hợp tác ASEAN - Trung Quốc
Trong hai năm 1990-1991, các nước ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành bình
thường hoá quan hệ. Cùng với việc cải thiện quan hệ giữa các nước Đông Nam Á và
Trung Quốc, các bên đều chú ý đến việc thiết lập quan hệ chính thức giữa Trung Quốc
và Hiệp hội ASEAN. Ngày 19/ 7/ 1991, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ
Tham đã nhận lời mời tham dự lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 24 tại
Kuala Lampur (Malaysia) với tư cách là khách mời của chính phủ Malaysia. Tại Hội
nghị này, Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham đã bày tỏ sự quan tâm của Trung Quốc trong
việc tăng cường hợp tác với ASEAN vì lợi ích chung và đề xuất thành lập Uỷ ban
chung về kinh tế và thương mại, Uỷ ban chung về khoa học và công nghệ và Trung
tâm dịch vụ phát triển công nghệ.
Nhằm tạo không khí thuận lợi cho quá trình thiết lập quan hệ với ASEAN,
Trung Quốc đã lấy năm 1991 là “ Năm đối thoại ASEAN”, năm 1993 là “Năm
ASEAN”. Trong thời gian trên, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành
các chuyến thăm lẫn nhau.
22
Ý định phát triển các quan hệ hợp tác Trung Quốc được ASEAN hoan nghênh.
Ngày 11/9/1993, Tổng thư ký ASEAN lúc đó là ông Ajit Singh dẫn đầu phái đoàn tới
thăm Bắc Kinh. Tại cuộc gặp gỡ, hai bên đã thảo luận về những đề nghị do Trung
Quốc đưa ra tại Hội nghị ngoại trưởng lần thứ 24 và nhất trí thông qua việc thành lập
hai Uỷ ban trên.
Mục đích của việc thành lập Uỷ ban chung về hợp tác kinh tế và mậu dịch
ASEAN - Trung Quốc và Uỷ ban chung về hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai
bên là “phát triển hơn nữa hợp tác và trao đổi giữa các bên trong lĩnh vực kinh tế, mậu
dịch, khoa học và công nghệ” [48, tr.15], thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hơn nữa giữa
ASEAN và Trung Quốc. Các uỷ ban trên sẽ có chức năng như sau: một là, nhìn lại tình
trạng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ giữa ASEAN và Trung Quốc;
hai là, xem xét và đề xuất phương cách để mở rộng hơn nữa hợp tác kinh tế, thương
mại, khoa học và công nghệ hiện đại giữa hai bên; ba là thảo luận các vấn đề kinh tế
khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai Uỷ ban trên sẽ họp thường kỳ luân phiên giữa
Trung Quốc và ASEAN.
Ngoài ra, trong các cuộc hội đàm, hai bên còn thảo luận về cơ chế hoạt động của
hai Uỷ ban trên. Khi thảo luận về hoạt động của Uỷ ban chung về hợp tác kinh tế và
thương mại, hai bên đã nhất trí về cấp đại diện, hình thức tham khảo và các tổ chức của
Trung Quốc và ASEAN có thể giúp việc cho Uỷ ban chung.
Về hoạt động của Uỷ ban chung về hợp tác khoa học và công nghệ, hai bên nhất
trí thành lập Nhóm công tác lâm thời để vạch ra khuôn khổ tham khảo, thành phần và
cơ chế của Uỷ ban trên.
Như vậy, với cuộc hội đàm của Tổng thư ký ASEAN và Phó Thủ tướng Trung
Quốc kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Tiền Kỳ Tham, quan hệ hợp tác giữa ASEAN và
Trung Quốc đã chính thức được thiết lập. Mối quan hệ này được đặt trên cơ sở bình
đẳng, cùng có lợi và cùng phát triển không làm tổn hại đến quan hệ của Trung Quốc
với các nhà nước thành viên ASEAN. Việc thiết lập quan hệ hợp tác giữa ASEAN và
23
Trung Quốc đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ giữa khu vực Đông Nam Á và
Trung Quốc và là đóng góp quan trọng vào việc duy trì và củng cố môi trường hoà
bình trong khu vực.
1.1.4 Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ hợp tác ASEAN – Trung Quốc
Sự thiết lập mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc hàm chứa tính cấp thiết và tầm
quan trọng của mối quan hệ giữa một tổ chức khu vực với một nước lớn trong bối cảnh
thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh, đồng thời, cũng tác động không nhỏ đến mỗi bên và tới
đời sống quan hệ quốc tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hợp tác ASEAN –
Trung Quốc góp phần tạo nên động lực mới cho sự phát triển chung của khu vực và thế
giới. Tuy nhiên, để có thể thực sự hiểu được nhau và có được mối quan hệ đối thoại,
các nước ASEAN và Trung Quốc phải trải qua những bước thăng trầm kéo dài từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai. Vì thế, khi chiến tranh Lạnh kết thúc, các nước ASEAN và
Trung Quốc đều mong muốn cải thiện và phát triển quan hệ một cách tích cực và chủ
động chứ không phải chỉ là kế sách tạm thời. Do đó, việc thiết lập quan hệ hợp tác
ASEAN – Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai bên ASEAN, Trung Quốc
và đối với quốc tế xét trên các phương diện an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội.
Về mặt an ninh – chính trị, sự thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị và ổn định
giữa ASEAN và Trung Quốc tác động tích cực đến việc đảm bảo hoà bình và an ninh
tại Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chứa đựng nhiều bất ổn tiềm tàng về mặt an
ninh, những mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các cường quốc và giữa các cường quốc với
các nước nhỏ. Sự thiếu niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau là một nguyên nhân dẫn đến chạy
đua vũ trang và làm cho quan hệ quốc tế trong khu vực phức tạp, khó dự báo. Chính vì
vậy, sự thiết lập quan hệ ASEAN – Trung Quốc ngoài những mục tiêu kinh tế, nó còn
có ý nghĩa lớn về mặt an ninh, chính trị, tạo dựng mối quan hệ hợp tác hiểu biết và tin
cậy lẫn nhau, góp phần giải quyết một số vấn đề an ninh chung giữa hai bên.
24
Đối với Đông Nam Á, hoà bình, ổn định và an ninh luôn bị phụ thuộc rất nhiều
vào các nhân tố bên ngoài, nhất là nhân tố các nước lớn. Đông Nam Á là một thị
trường mới trỗi dậy, có tốc độ tăng trưởng cao, là một trong những đầu mối giao thông
quan trọng của châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, các quan hệ kinh tế thương mại
giữa ASEAN và các cường quốc ngày càng tăng lên. Để có được môi trường hoà bình,
ổn định, các quốc gia Đông Nam Á phải điều chỉnh sao cho cân bằng quyền lực giữa
các nước lớn trong khu vực. Vì vậy, việc thiết lập quan hệ hợp tác ASEAN với nước
láng giềng lớn Trung Quốc là một khâu cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo hoà bình, an
ninh khu vực lâu dài. Vị thế của Trung Quốc không ngừng tăng lên ở khu vực cũng
như trên thế giới kể từ sau chiến tranh Lạnh. Việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc
cũng chính là tạo thế cân bằng quyền lực với các nước lớn tại khu vực. Xây dựng quan
hệ láng giềng hữu nghị là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của các nước ASEAN
cũng như của Trung Quốc.
Về mặt kinh tế, xác lập quan hệ hợp tác ASEAN – Trung Quốc là một nhân tố
thúc đẩy hơn nữa làn sóng liên kết kinh tế và tự do hoá thương mại trong khu vực. Sự
giống nhau tương đối về trình độ phát triển, chính sách kinh tế, về cơ cấu ngành, hàng,
đối tác xuất nhập khẩu và đầu tư, về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, cũng
tác động đáng kể đến quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc. Cả hai thực thể này đều
có nguồn lao động dồi dào, rẻ và nguồn tài nguyên tương đối phong phú, đều hướng
sản phẩm của mình sang các thị trường lớn như Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn
Quốc và luôn tìm cách thu hút nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoài. Điều này làm tăng
tính cạnh tranh giữa Trung Quốc và ASEAN. Tuy vậy, việc thiết lập quan hệ hợp tác
ASEAN – Trung Quốc này tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hoá, bổ sung, khai thác
các cơ hội làm ăn do nhu cầu trao đổi hàng hoá, đầu tư và du lịch ngày càng tăng.
Cùng với sự phát triển về mặt kinh tế, chính trị, giao lưu - trao đổi văn hoá,
thông tin, du lịch giữa các nước ASEAN và Trung Quốc cũng được tăng lên. Điều này
chẳng những phù hợp với lợi ích của nhân dân các nước ASEAN và Trung Quốc mà